Cơ sở văn hóa Việt Nam

Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều nguồn gốc tạo ra văn hóa Việt Nam. Đó là quá trình: - Dung hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai bộc lộ tính chủ động và khả năng chi phối, tác dộng trở lại của văn hóa bản địa trong quá trình tiếp nhận - Sự dung hợp của các hiện tượng văn hóa ngoại lai với nhau + Sự tồn tại của Tam giáo (Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo) tổng hợp các tôn giáo –xuất hiện đạo Cao Đài + Sự dung hợp VH Đông –Tây cao hơn là sự tích hợp văn hóa Đông –Tây với học thuyết Mác Chính sự dung hòa, hiếu hòa, linh hoạt đã làm các yếu tố VH ngoại lai sau khi được tiếp nhận không hề xung đột.

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Giảng viên: Trần Mai Phương Nhóm 4 1. Phùng Thị Mai 2. Võ Thị Ngọc Tú 3. Nguyễn Thị Ngọc Trâm 4. Hoàng Thị Huệ 5. Nguyễn Thị Hoàn 6. Hoàng Thị Nga Chương VI: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội I. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (Văn hóa Chăm) II. Phật Giáo và Văn hóa Việt Nam III. Nho Giáo và Văn hóa Việt Nam IV. Đạo Giáo và Văn hóa Việt Nam V. Phương Tây với Văn hóa Việt Nam VI. Kết luận I. Giao lưu với Ấn Độ (Văn hóa Chăm) 1. Vài yếu tố địa lí – văn hóa – lịch sử của người Chăm a. Về lịch sử: - Những năm đầu CN, vùng đất người Chăm sống cũng như một số lãnh thổ khác ĐNA là thuộc địa của TQ - Từ thế kỉ 2 người Chăm lập quốc – Quốc hiệu đầu tiên là Lâm Ấp  thoát khỏi ách đô hộ của TQ - Chăm là rút gọn của từ Chăm Pa – tên nhà nước Chăm hùng mạnh vào thời Chế Bồng Nga TK 14 (Âm Việt hóa Chăm, Hán việt là Chiêm Thành) - Cuối TK 15 – đầu TK 16 Vương quốc ChămPa tàn lụi, chấm dứt sự tồn tại với tư cách quốc gia b.Do điều kiện của môi trường sống: Con người Chăm phải: - Vật lộn với thiên nhiên - Giành giật với các nước láng giềng → Tạo tính cách người Chăm: Cứng rắn, cương nghị, thượng võ và có phần hiếu chiến 2. Vài nét về văn hóa Ấn Độ và con đường tiếp cận văn hóa bản địa Chăm: - Ấn Độ là một quốc gia Nam Á đa sắc tộc, đa văn hóa. - Nói đến Ấn Độ là nói đến nôi khơi thủy phát sinh ra đạo Phật, Balamon, đạo Hồi, Hinđu - Từ những năm đầu CN các thương nhân người Ấn, đội quân truyền giáo cùng VH Ấn đã đến Việt Nam – Nhất là khi người Chăm lập quốc - VH Ấn đến bằng đường biển, đến bằng con đường hòa bình, có nhiều yếu tố phù hợp → Nên được người Chăm chấp nhận 3. Đặc trưng của văn hóa Chăm: § Văn hóa Chăm là sản phẩm của sự dung hòa nhiều nguồn Văn hóa a. Văn hóa bản địa: Môi trường sống của người Chăm là môi trường nông nghiệp nên từ triết lý âm dương trong nhận thức, đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thịnh… → Rất đặc trưng, điển hình và chi phối b. Văn hóa khu vực: Sự giao thoa, tiếp xúc với các nước láng giềng c. Văn hóa Ấn Độ: - Hấp thụ đạo Balamon (Quốc đạo của Ấn Độ khi Phật giáo lụi tàn) - Đạo Balamon thờ chúa tể các loại thần → Nguồn gốc của vũ trụ, hiện ở 3 ngôi, 3 vị thần: * Thần sáng tạo: Brahma * Thần bảo tồn: Visnu * Thần hủy diệt (Sức mạnh) Siva § Văn hóa Chăm là sản phẩm của sự dung nạp có chọn lọc với sự bảo tồn và phản ánh văn hóa bản địa, khu vực rõ nét thể hiện tính Chăm hóa: a. Qua cấu trúc Chăm: - Giai đoạn 1 tiếp nhận nguyên gốc: Kiến trúc tháp theo bộ 3, song song thờ 3 thần → Coi trọng thần sáng tạo - Giai đoạn 2 kiến trúc tháp theo bộ 3, song song thờ 3 thần → Coi trọng 3 thần như nhau. - Giai đoạn 3: Quần thể kiến trúc có tháp Trung tâm thờ thần Siva và các tháp phụ vây quanh. - Thần Siva là thần sức mạnh phù hợp với chất dương tính của người Chăm – Thiên về sức mạnh. - Tính cách bản địa được bộc lộ, chi phối. → Người Chăm đã biến Balamon giáo thành Siva giáo. b. Thể hiện qua hình dáng: - Tháp Chăm đều có hình dáng ngọn núi → biểu trưng cho thiên nhiên Miền Trung → phản ánh chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm – Núi dương. - Có những cụm tháp, những tháp phụ có mái cong hình thuyền → Ảnh hưởng văn hóa khu vực. c. Thể hiện qua chức năng của tháp: - Chức năng đạo gốc là thờ thần. - Chức năng sau khi tiếp nhận: Là vừa thờ thần, vừa có tính chất lăng mộ (Tháp tiếng Chăm: ka lăn – lăng). d. Thể hiện qua điêu khắc: - Trong tháp Siva được cọi trọng và thờ nhiều nhất - Vật được thờ nhiều nhất là Linga – sinh khí thực nam. → Thần, vật được thờ có cùng bản chất dương tính - Sinh khí thực nữ cũng được phản ánh: Những bầu vú, dãy vú, tượng mẫu thần, tháp thờ Quốc mẫu (Tháp Bà – Nha Trang) → Tín ngưỡng phồn thực và tính trọng phụ nữ của văn hóa nông nghiệp được phản ánh. • Kết luận: - Người Chăm tiếp thu văn hóa Ấn Độ theo cách của mình để rồi có một nền văn hóa Chăm độc đáo như ngày nay: + Biến đạo Balamon thành đạo Bà Chăm + Biến đạo Hồi (du nhập sau này) thành đạo Bà Ni. - Điều này khẳng định sức mạnh của văn hóa bản địa và phương thức tiếp thu, dung nạp của người Chăm cũng như người Việt sẽ trình bày ở những phần sau. II. Phật giáo và văn hóa Việt Nam: 1. Sự hình thành và nội dung cơ bản của Phật giáo: a. Phật giáo hình thành ở Ấn Độ vào TK thứ V trước CN. - Theo các nhà sư vào Việt Nam trực tiếp từ đầu công nguyên. Sau tiếp tục được truyền từ Trung Hoa. b. Thực chất của đạo phật: Đâu là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. - Bản chất nỗi khổ → Nguyện vọng không được thỏa mãn. - Nguyên nhân: Do dụng vọng ham muốn. - Cảnh giới về nguyên nhân từ bỏ dục vọng - Con đường diệt khổ: Giải thoát, giác ngộ, rèn luyện đạo đức. 2. Đặc điểm phật giáo Việt Nam: a. Phật giáo Việt Nam mang tính tổng hợp: - Phật giáo tiếp xúc với các tín ngưỡng truyền thống dân tộc  Hệ thống chùa thực chất là những đền miếu dân gian: Vừa thờ Phật. Thờ các vị thần, thánh, người có công với cộng đồng, kể cả cho những linh hồn, vong hồn đã mất. - Phật giáo VN là tổng hợp các tông phái. - Phật giáo VN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời: Như tham gia vào xây dựng và bảo vệ đất nước… b. Phật giáo Việt Nam có xu hướng hài hòa âm dương và thiên về nữ tính: - Các vị Phật Ấn đều là đàn ông sang VN có cả phật bà, Phật giáo VN cải biến Quan thế âm bồ tát thành bà Quan âm nghìn tay, nghìn mắt – Vị thần hộ mệnh của cư dân vùng sông nước. - Người Việt còn tạo ra Phật mẫu, phật tổ riêng. - VN có nhiều chùa mang tên các Bà. - Đây chính là dấu ấn của văn hóa nông nghiệp tác động, chi phối (trọng phụ nữ) c. Phật giáo Việt Nam hiện thân của sự linh hoạt: - Tạo ra một lịch sử phật giáo riêng, có ngày phật đản 8/4 – Ngày sinh phật tổ Việt Nam. - Người Việt coi trọng việc sống phúc đức, trung thực  cho phép tu tại gia. - Coi thờ gia tiên ông bà cao hơn thờ phật. - Phật được đồng nhất với các vị thần. - Tượng phật mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi dân gian gần gũi. - Ngôi chùa được thiết kế như ngôi nhà người Việt  tạo cảm giác gần gũi, còn là nơi giúp người cơ nhỡ III. Nho giáo và Văn hóa Việt Nam 1. Nho giáo? Là hệ thống giáo lý của các nhà thờ (những người có học trong xã hội) nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả do Khổng Tử (sinh năm 551 tr CN sáng lập) 2. Nội dung cơ bản của Nho giáo - Về giáo dục: mục đích của giáo dục Nho giáo là đạt tứ giáo: văn (thi, thư, lễ, nhạc), hành (hành động), trung, tín (hai phẩm chất của con người) - Về đạo đức: lấy nhân làm gốc. - Về chính trị: lấy chính danh làm nên tảng chính trị - Về tu nhân: tránh các thói hư, đặc biệt là tự cao và tự ti. - Về luân lí: lấy tam cương, ngũ thương làm nền tảng - Về triết lí: chú trọng thực tiễn => lí thuyết triết học không được phát triển hoàn chỉnh. - Về tu nhân: tránh các thói hư, đặc biệt là tự cao và tự ti. - Về luân lí: lấy tam cương, ngũ thương làm nền tảng - Về triết lí: chú trọng thực tiễn => lí thuyết triết học không được phát triển hoàn chỉnh. • Một số nhược điểm của Nho giáo: - Nặng đức, nhẹ hình (hình pháp kém) - Trọng đức, khinh tài - Trọng vương, khinh bá - Trọng văn hóa tinh thần hơn văn hóa vật chất 3. Đặc điểm của Nho giáo Việt Nam - Trong 1000 năm Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng ở Việt Nam - Dưới thời Lý Thái Tổ (1070) Nho giáo được tiếp nhận - ứng với nhà Tống bên Trung Quốc - VN tiếp thu nhu giáo là tiếp thu từng yếu tố riêng lẻ và Việt hóa theo cách của mình. Chủ yếu là khai thác những yếu tố của nho giáo. Cụ thể: + Nhìn nho giáo như một công cụ văn hóa + Học tập cách tổ chức triều đình và hệ thống luật Pháp + Hệ thống thi cử, cải tiến chữ Nho thành chữ Nôm + Coi trọng tình người, truyền thống dân chủ + Tư tưởng trung quân ở VN là tinh thần yêu nước… IV. Đạo giáo và Văn hóa Việt Nam • Hình thành vào thế kỉ thứ 2 sau CN do Lão Tử và Trang Tử sáng lập • Trên cơ sở thuyết vô vi với triết lý tôn trọng tự nhiên, thấm nhuần tinh thần biện chứng âm dương, không làm gì thái quá mà phải hòa nhập với tự nhiên để điều chỉnh • Người Việt sẵn mang trong mình tư tưởng phản kháng giai cấp thống trị, sử dụng Đạo giáo (Phù thủy – nhưng hiện tượng không giải thích được trong tự nhiên) làm vũ khí chống lại kẻ thù. V. Phương Tây với Văn hóa Việt Nam 1. Kitô giáo với văn hóa Việt Nam - Người Phương Tây đến Việt Nam vào những năm đầu công nguyên; Sau thời trung cổ giao lưu bị gián đoạn - Năm 1533 xuất hiện nhà truyền đạo đầu tiên, sau đó các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… xuất hiện ngày càng đông truyền đạo Kitô - Kitô giáo tên gọi chung của các tông phái cùng thờ chúa Jesus – tôn giáo của những người bị đàn áp. - Đây là thời điểm chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng khoảng trầm trọng, phật giáo suy đồi, nho giáo bế tắc. - Tuy vào VN nhưng Kitô giáo không có chỗ đứng vững chắc và rộng khắp, vì: + Những giáo sĩ phương Tây dính lứu và thỏa hiệp với bọn xâm lược + Kitô giáo mang đậm tính cứng rắn của văn hóa phương Tây  khó hòa đồng được với văn hóa Việt Nam - Sau đó các nhà truyền giáo cũng có điều chỉnh thành lập hàng giáo sĩ bản xứ, tôn trọng những khác biệt và các sắc thái VH địa phương 2. Ảnh hưởng của phương Tây đến văn hóa Việt Nam - Lĩnh vực vật chất: + XD đô thị + Các ngành công nghiệp + Kiến trúc + Giao thông… - Lĩnh vực tinh thần: + Chữ viết + Báo chí + Nghệ thuật hội họa… VI. Kết luận Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều nguồn gốc  tạo ra văn hóa Việt Nam. Đó là quá trình: - Dung hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai  bộc lộ tính chủ động và khả năng chi phối, tác dộng trở lại của văn hóa bản địa trong quá trình tiếp nhận - Sự dung hợp của các hiện tượng văn hóa ngoại lai với nhau + Sự tồn tại của Tam giáo (Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo)  tổng hợp các tôn giáo – xuất hiện đạo Cao Đài + Sự dung hợp VH Đông – Tây  cao hơn là sự tích hợp văn hóa Đông – Tây với học thuyết Mác Chính sự dung hòa, hiếu hòa, linh hoạt đã làm các yếu tố VH ngoại lai sau khi được tiếp nhận không hề xung đột.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcsvh_3134.pdf
Luận văn liên quan