Số 1: Yuqing Xing: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và buôn bán nội bộ ngành song phương của Trung
Quốc với Nhật và Mỹ
Số 2: A.A Peresetsky, A.M Karminsky và S.V.Golovant: lãi suất ti ền gửi ti ết kiệm cá nhân của ngân
hàng Nga và quy tắc thị trường
Số 3: Barry Harrison và Yulia Vymyatnina: Sự thay thế ngoại tệ trong nền kinh tế chống đôla hóa:
Trường hợp của Nga
Số 4: Jesus Crespo Cuaresma và Tomas Slacik: “Tất cả quá trễ” cảnh báo cơ chế của các cuộc
khủng hoảng tiền tệ
Số 5: Andrei V.Vemikov: Sụ chuyển đổi khu vực ngân hàng của Nga. Đến đâu?
Số 6: Alicia Garcia-Herrero và Tuuli Koivu: Có thể giảm tình trạng thặng dư mậu dị ch của trung
quốc bởi chính sách t ỷ giá hối đoái không?
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Có thể cắt giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc bằng chính sách tỷ giá?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nghiên cứu hiện có.
Phần 3 mô tả cách thiếp lập mô hình và sử dụng dữ liệu. Phần 4 giải thích phương pháp nghiên cứu.
Phần 5 thể hiện các kết quả thực nghiệm từ các hàm số xuất khẩu và nhập khẩu cũng như là kết quả
từ phương trình thương mại hai chiều. Chương 6 là phần kết luận.
2. Sơ lược các nghiên cứu
Những nghiên cứu hiện có về tác động của việc tăng giá đồng Nhân dân tệ lên cán cân thương mại
của Trung Quốc có thể chia thành hai nhóm dựa theo các ngụ ý về chính sách. Nhóm đầu cũng là
nhóm lớn hơn chỉ ra bằng chứng rằng việc nâng tỷ giá thực làm giảm cán cân thương mại, cho dù
thông qua xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc cả hai. Nhóm thứ hai không tìm thấy sự tác động đáng kể nào
đến tài khoản thương mại hoặc thậm chí cho rằng có tác động cùng chiều.
Trong nhóm thứ nhất Cerra and Dayal-Gulati (1999) sử dụng một mô hình hiệu chỉnh sai số để ước
lượng hệ số co giãn theo giá của hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1983
- 1997 và nhận thấy độ co giãn theo giá của xuất khẩu có ý nghĩa thống kê và là số âm (-0.3) và độ
co giãn theo giá của nhập khẩu là có ý nghĩa thống kê và là số dương (0.7). Thêm vào đó họ còn chỉ
ra cả hai hệ số co giãn đều tăng theo thời gian. Bảng 1 tóm tắt các nghiên cứu hiện có cũng như các
phương pháp luận đựơc sử dụng.
Dees (2001) cải thiện phân tích trước đó bằng cách tách hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu của
Trung Quốc thành hai nhóm, nhóm hàng gia công và nhóm hàng còn lại. Ông ta nhận thấy rằng,
trong dài hạn, việc nâng tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu. Ông còn tuyên bố rằng xuất khẩu hàng
thông thường nhạy cảm với giá hơn là xuất khẩu hàng gia công. Tuy nhiên xét trong thời ngắn hạn
thì chỉ có nhu cầu thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu.
6
Cùng suy nghĩ, Yue and Hua (2002) sử dụng dữ liệu hàng năm của các tỉnh và chỉ ra sự giảm trong
xuất khẩu cùng với việc nâng tỷ giá hối đoái thực. Cũng như Cerra và Dayal-Gulati, nhưng dùng
nhiều dữ liệu gần đây hơn, Yue and Hua đã chỉ ra rằng xuất khẩu Trung Quốc đang trở nên nhạy
cảm với giá hơn.
Bénassy-Quéré và Lahrèche-Révil (2003) cho thấy tác động của việc giảm 10% giá trị thực đồng
Nhân dân tệ và phát biểu về một gia tăng trong việc xuất khẩu của Trung Quốc tới các nước OECD,
và sự sụt giảm nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á mới nổi, trong điều kiện các tỷ giá
hối đoái khác trong khu vực giữ nguyên không đổi.
Eckaus (2004) sử dụng dữ liệu tổng hợp hàng năm từ 1985 - 2002 chỉ ra rằng việc tăng giá đồng
Nhân dân tệ làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ và tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
trong tổng số hàng nhập khẩu vào Mỹ. Vế sau cho thấy hiệu ứng thay thế từ các nhà xuất khẩu khác
đến Mỹ, nhưng kết quả phải đuợc xem xét cẩn thận vì số lượng quan sát nhỏ và việc sử dụng giá trị
xuất khẩu và nhập khẩu thay vì dùng số lượng.
Lau, Mo và Li (2004) ước lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào các nước G3 (Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản – người dịch) và nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước G3. Trong dài hạn, một sự nâng tỷ giá
hối đoái hiệu dụng thực được cho là quan trọng đối với việc giảm bớt xuất khẩu. Ngược lại, cả nhập
khẩu hàng hóa thông thường và nhập khẩu hàng gia công có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi REER.
Dù sao đi nữa, rất khó khăn để giải thích kết quả bởi vì việc giảm bớt xuất nhập và nhập khẩu như
thế nào thì không rõ ràng, và số lượng quan sát là rất ít (dữ liệu theo quý từ năm 1995 đến 2003).
Thorbecke (2006) sử dụng mô hình hấp dẫn (gravity model: nghiên cứu dòng chảy thương mại giữa
2 nước dựa trên quy mô nền kinh tế mỗi nước và khoảng cách địa lý giữa 2 nước – người dịch) để
nghiên cứu sức tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái đối với hoạt động thương mại của 3 loại hàng
hóa khác nhau ở Châu Á, với sự phân tách xuất khẩu thành xuất khẩu hàng bán thành phẩm, vốn và
hàng hóa cuối cùng. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng đồng Nhân dân tệ tăng giá 10% làm
giảm xuất khẩu sản phẩm cuối cùng gần 13%. Tuy nhiên việc tăng giá sẽ không có tác động đáng kể
đến nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ.
Voon, Guangzhong và Ran (2006), sử dụng dữ liệu theo lĩnh vực trong giai đoạn từ 1978 đến 1998
và kết hợp chặt chẽ với mức độ định giá cao của đồng Nhân dân tệ khi ước lượng hàm xuất khẩu
của Trung Quốc; họ đã cho rằng một sự giảm sút xuất khẩu đến Mỹ như là kết quả của sự nâng tỷ
giá hối đoái thực.
Cuối cùng Shu và Yip (2006) ước lượng tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái lên tổng thể nền
kinh tế Trung Quốc và nhận ra rằng việc nâng giá đồng tiền có thể làm giảm xuất khẩu do bởi một
hiệu ứng chuyển đổi chi tiêu, dẫn đến một sự giảm vừa phải trong tổng cầu.
Ngạc nhiên là, những tài liệu khác lại đưa ra quan điểm khác về việc chính sách tỷ giá hối đoái có
thể ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng thặng dư mậu dịch của Trung Quốc. Đặc biệt là, Kamada
7
và Takagawa (2005) sử dụng một mô hình mô phỏng để ước lượng ảnh hưởng của việc điều chỉnh
tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và chỉ ra một sự nâng giá 10% sẽ thúc đẩy nhập khẩu của Trung
Quốc ở một mức độ không đáng kể, và ảnh hưởng lên xuất khẩu sẽ là rất nhỏ. Tuy nhiên khi họ sử
dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) đối với hàm nhập khẩu của Trung Quốc
thì cho thấy rằng tỷ giá hối đoái thực không có ảnh hưởng đáng kể đến số lượng nhập khẩu. Thật
không may, là họ đã không ước lượng hàm xuất khẩu Trung Quốc. Theo kết quả của họ xuất khẩu
thúc đẩy nhập khẩu, điều này có thể chỉ ra rằng có một ảnh hưởng gián tiếp của tỷ giá hối đoái đối
với nhập khẩu thông qua xuất khẩu.
Jin (2003) ước lượng mối liên hệ giữa lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thanh toán của
Trung Quốc, và rút ra kết luận rằng tăng tỷ giá thực có xu hướng làm tăng thặng dư cán cân thanh
toán.
Cuối cùng Cerra và Saxena (2003) sử dụng dữ liệu theo lĩnh vực để nghiên cứu hành vi của nhà
xuất khẩu Trung Quốc và nhận ra rằng việc nâng giá đồng Nhân dân tệ đã thực sự thúc đẩy xuất
khẩu, đặc biệt là trong những năm gần đây. Trong bất cứ trường hợp nào, kết quả của họ - cũng như
những nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo lĩnh vực - nên được xem xét cẩn thận, vì chỉ ½ lượng xuất
khẩu của Trung Quốc được báo cáo theo lĩnh vực và không có dữ liệu giá trên đơn vị đã được điều
chỉnh theo chất lượng hàng hóa.
Nỗ lực gần đây nhất để ước lượng hàm số xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đó là của
Marquez và Schindler (2006). Thay vì xem xét về số lượng xuất khẩu và nhập khẩu, họ ước lượng
sự tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái thực đối với tỷ phần của Trung Quốc trong tổng mậu dịch
thế giới. Điều này để tránh việc phải sử dụng các chỉ số đại diện thay thế cho các chỉ số giá nhập
khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc. Giống như Dees (2001) và Lau Mo và Li (2004), họ phân chia
xuất khẩu và nhập khẩu thành hai nhóm: thương mại hàng thông thường và thương mại phục vụ gia
công. Một lần nữa, việc nâng giá thực của đồng Nhân dân tệ dường như làm giảm xuất khẩu và cả
nhập khẩu nữa, ít nhất là đối với hàng thông thường. Điều đáng quan tâm là, kết quả là không rõ
ràng đối với các phần khác, đặc biệt là đối với nhập khẩu các xuất khẩu hàng gia công. Có hai vấn
đề khác trong việc sử dụng bản phân tích của họ trong việc tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề của
chúng ta. Đầu tiên, các tác động được ước lượng đối với thị phần xuất khẩu và nhập khẩu, vì vậy
không có kết luận nào có thể được rút ra về tài khoản thương mại. Thứ hai là, phương pháp đồng
liên kết không được sử dụng, vì vậy chỉ có thể ước lượng hệ số co giãn trong ngắn hạn.
Nói chung, các kết quả nghiên cứu hiện có hoặc là đã cũ, khuyết điểm có liên quan về mặt dữ liệu
và phương pháp luận thuộc toán kinh tế và/hoặc khó có thể được sử dụng để gợi ý các kết luận
chính sách liên quan đến tác động của việc điều chỉnh đồng Nhân dân tệ đối cán cân thương mại của
Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng những dữ liệu gần đây hơn và cải tiến những
phương pháp thực nghiệm để đánh giá tốt hơn vấn đề liệu sự nâng giá thực của đồng Nhân dân tệ có
thể giảm thặng dư mậu dịch của Trung Quốc hay không. Thêm vào đó chúng tôi củng cố các phân
8
tích của mình bằng cách ước lượng các hàm xuất khẩu và nhập khẩu song phương. Điều này giúp
chúng tôi kiểm tra chéo kết quả của mình và cũng như tìm ra đối tác thương mại nào sẽ có lợi và sẽ
bất lợi từ việc tăng giá đồng Nhân dân tệ. Như chúng tôi sẽ dẫn ra dưới đây, việc làm như vậy là đặc
biệt phù hợp trong trường hợp của Trung Quốc, với cơ cấu thương mại đặc biệt của họ.
3. Thiết lập mô hình và sử dụng dữ liệu
Để xác định độ nhạy của xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đối với sự thay đổi tỷ giá hối đoái
thực của đồng Nhân dân tệ, chúng tôi ước lượng hệ số co giãn theo giá của lượng nhập khẩu và xuất
khẩu.
Khung thực nghiệm tổng quát cho loại phân tích này là cặp phương trình sau:
Trong đó, Xt là khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc, Mt là khối lượng nhập khẩu vào Trung
Quốc, REERt là tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực của đồng NDT,
*
tY là nhu cầu của nước ngoài và Yt
là nhu cầu nội địa của Trung Quốc. Do đó, α1 là độ co giãn theo giá của xuất khẩu, α2 là độ co giãn
theo thu nhập của xuất khẩu; β1 là độ co giãn theo giá của nhập khẩu, β2 là độ co giãn theo thu nhập
của nhập khẩu.
Với tầm quan trọng của hoạt động thương mại phục vụ gia công / chế biến trong hoạt động thương
mại của Trung Quốc, chúng tôi phân biệt thành hoạt động nhập khẩu để dùng cho gia công để tái
xuất và nhập khẩu thông thường. Tương tự, chúng tôi phân biệt xuất khẩu hàng gia công và xuất
khẩu thông thường. Hoạt động thương mại phục vụ gia công bao gồm nhập khẩu các bộ phận để lắp
ráp hàng xuất khẩu, xuất khẩu các bộ phận để lắp ráp bên ngoài Trung Quốc và xuất khẩu hàng hóa
được rắp láp có sử dụng những bộ phận nhập khẩu. Còn thương mại thông thường liên quan đến
những hàng hóa không có liên quan đến hoạt động gia công nói trên và không được lắp ráp từ các
bộ phận nhập khẩu. Hoạt động thương mại phục vụ gia công chiếm khoảng một nửa thương mại của
Trung Quốc. Đồ thị 1 và 2 trong phần Phụ lục thể hiện xu thế của hoạt động xuất nhập khẩu thông
thường và xuất nhập khẩu phục vụ gia công: cả hai đều tăng trưởng nhanh hơn kể từ năm 2001,
cùng với sự gia nhập WTO của Trung Quốc.
9
Một khó khăn quan trọng khi xử lý dữ liệu thương mại Trung Quốc là giá trị và khối lượng của xuất
khẩu hoặc nhập khẩu bị rối rắm, bởi vì không có chỉ số giá của xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Do vậy
chúng tôi cần phải sử dụng các chỉ số thay thế. Đối với giá nhập khẩu, chúng tôi tính chỉ số giá xuất
khẩu của 25 đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc và điều chỉnh giảm nhập khẩu của
Trung Quốc theo chỉ số này (nguồn dữ liệu ở Bảng 1 của Phụ lục). Còn chỉ số thay thế cho giá xuất
khẩu, chúng tôi sử dụng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc (CPI). Lý do mà chúng tôi chọn một
thước đo giá tổng quát như vậy là vì không có chỉ số giá sản xuất lẫn chỉ số giá về doanh số bán
hàng tồn tại để đưa vào mẫu của chúng tôi. Trong bất kỳ trường hợp nào, như là một kiểm định tốt,
giá xuất khẩu của Hong Kong vào Trung Quốc được sử dụng như là đại diện của giá xuất khẩu của
Trung Quốc và kết quả nghiên cứu vẫn không đổi.5
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực (REER) được rút ra từ các thống kê tài chính quốc tế của IMF. Nó
được tính như sau:
Trong đó N là số loại tiền tệ trong chỉ số, wi là tỷ trọng của loại tiền tệ thứ i và reri là tỷ giá hối đoái
thực song phương giữa đồng tiền của đối tác thương mại thứ i của Trung Quốc với đồng tiền Trung
Quốc6. Như thể hiện trong Đồ thị 3 của Phụ lục, REER đã trải qua một sự tăng giá dốc đứng từ
1994 đến 1997 và sau đó có xu hướng giảm cho đến gần đây. Vấn đề là sự gia tăng nhanh chóng
của xuất khẩu có thể được giải thích bởi sự sụt giảm tỷ giá thực hay không – và sự tác động theo
hướng nào.
Từ những tài liệu lý thuyết, chúng tôi kỳ vọng rằng độ co giãn theo giá của xuất khẩu là số âm, bởi
vì sản phẩm của Trung Quốc cạnh tranh trên thị trường toàn thế giới. Dấu của hệ số co giãn theo giá
của nhập khẩu ít rõ ràng hơn, ít nhất là trong trường hợp của Trung Quốc. Một sự tăng tỷ giá hối
đoái thực sẽ thúc đẩy nhập khẩu nếu sức mua tăng thêm của đồng tiền mạnh hơn sự sụt giảm nhu
cầu do bởi sự suy giảm chung trong xuất khẩu. Tác động nào mạnh hơn thì còn phụ thuộc nhiều vào
cơ cấu nhập khẩu. Thực tế, nếu hàng nhập khẩu là hàng thay thế sản phẩm Trung Quốc, thì độ co
giãn theo giá mang dấu dương (nghĩa là một sự tăng giá đồng tiền sẽ làm gia tăng nhập khẩu). Còn
nếu là nhập khẩu bộ phận, linh kiện phục vụ ngành công nghiệp xuất khẩu thì sự tăng giá đồng
NDT tác động ngược chiều đến nhập khẩu nếu sự tăng giá đó dẫn đến giảm xuất khẩu.
5 Một giả định quan trọng là hầu hết xuất khẩu của Hong Kong là hàng hóa của Trung Quốc và phần lợi nhuận của
Hong Kong từ những hàng hóa đó là tương đối ổn định, không đổi
6 Để biết thêm chi tiết, xem Bayoumi et al. (2005).
10
Nhu cầu bên ngoài được đo lường bởi nhập khẩu của thế giới và được điểu chỉnh giảm theo chỉ số
giá nhập khẩu toàn cầu. Đối với nhu cầu nội địa của Trung Quốc, chúng tôi sử dụng biến sản xuất
công nghiệp, điều chỉnh giảm theo CPI. Biến số sản xuất công nghiệp sử dụng tốt hơn so với GDP
bởi vì nó được thống kê thường xuyên hàng tháng. Chúng tôi kỳ vọng dấu của độ co giãn theo thu
nhập của cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu là dấu dương.
Chúng tôi chọn thêm một ít biến kiểm soát nữa mà chúng rất phù hợp đối với trường hợp Trung
Quốc. Trước tiên, thuế giá trị gia tăng giảm cho các doanh nghiệp xuất khẩu được bao gồm trong
phương trình xuất khẩu bởi vì nó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Với suy luận tương tự, thuế nhập
khẩu là một biến thoái bộ (tương quan nghịch – người dịch) trong hàm nhập khẩu. Những khoản
thuế này giảm rất nhanh kể từ khi gia nhập WTO, cùng với đó là sự tăng nhanh chóng của nhập
khẩu.
Thứ hai, về phía cung, chúng tôi giới thiệu một biến thứ 3 trong hàm xuất khẩu: một thước đo về
mức độ sử dụng năng lực sản xuất. Điều này giúp tính đến những hạn chế của phía cung mà có thể
cản trở tăng trưởng xuất khẩu. Mức độ sử dụng năng lực sản xuất được xác định là sự chênh lệch
giữa sản xuất công nghiệp và xu hướng của chính nó, xu hướng này được tính toán bằng cách sử
dụng kỹ thuật Hodrick – Prescott filter (một kỹ thuật phẳng hóa dữ liệu được sử dụng phổ biến để
loại bỏ những dao động ngắn hạn do bởi chu kỳ kinh doanh, để tìm xu thế dài hạn – người dịch).
Thứ ba, khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã điều chỉnh giảm theo CPI, được đưa
vào cả hàm xuất khẩu và hàm nhập khẩu. Về nguyên tắc, sự gia tăng của FDI sẽ làm gia tăng xuất
khẩu của Trung Quốc cho đến khi nào FDI vẫn còn được hướng vào ngành công nghiệp xuất khẩu.
Chúng tôi cũng kỳ vọng một hệ số tương quan dương của nhập khẩu đối với FDI, bởi vì các công ty
nước ngoài hầu như sử dụng máy móc, bộ phận, thiết bị nhập khẩu trong quá trình sản xuất của họ
nhiều hơn so với các công ty Trung Quốc. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng dữ liệu FDI chỉ sẵn có từ
năm 1997 trở về sau, điều này gây nên những khó khăn trong việc tìm kiếm vector đồng liên kết bởi
vì nó làm thu ngắn lại mẫu của chúng tôi. Đây là lý do tại sao FDI cuối cùng sẽ chỉ xuất hiện trong
một trong những hàm ước lượng, cụ thể đó là hàm về nhập khẩu hàng thông thường.
Cuối cùng, biến xu thế tất định được bao gồm trong cả phương trình xuất khẩu và nhập khẩu vì nó
có ý nghĩa thống kê. Biến xu thế sẽ giúp nắm bắt được sự cải thiện hiệu quả sản xuất và quá trình
cải cách nền kinh tế Trung Quốc, những thứ mà chúng ta sẽ không dễ dàng đo lường được nếu
không bao gồm biến xu thế.
Chúng tôi sử dụng dữ liệu hàng tháng đã loại bỏ tính mùa vụ trong giai đoạn 1994 – 2005. Chúng
tôi ý thức rằng thời kỳ mà chúng tôi nghiên cứu khá ngắn, tuy nhiên, việc nghiên cứu sẽ có ít ý
nghĩa nếu nó được bắt đầu trước 1994, bởi vì Trung Quốc trong thời gian đó (trước 1994) về cơ bản
11
vẫn là nền kinh tế kế hoạch hóa.7 Thực tế là, năm 1994 là năm có năng suất cao liên quan đến
những cải cách theo định hướng nền kinh tế thị trường nhiều hơn. Đặc biệt một vài trong số đó có
liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đặt ra cho chính mình. Chẳng hạn, hai hệ thống tỷ giá được hợp
nhất, kế hoạch nhập khẩu bắt buộc được loại bỏ và yêu cầu về giấy phép và hạn ngạch được giảm
bớt. Ngoài ra, đồng NDT bắt đầu có thể chuyển đổi trong tài khoản vãng lai, trong khi đó sự phát
triển của khu vực tư nhân được hưởng lợi từ luật công ty mới.
Việc tiếp tục theo đuổi định hướng kinh tế thị trường cho phép Trung Quốc gia nhập WTO vào
tháng 12/2001. Do có nhiều năm chuẩn bị cho sự gia nhập và giai đoạn chuyển đổi sau khi là thành
viên, chúng ta rất khó ước lượng được cái vị thế thành viên WTO đã ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
của Trung Quốc khi nào, và bao nhiêu? Tuy nhiên, chúng tôi kiểm định có phải thương mại với bên
ngoài của Trung Quốc trở nên nhạy cảm với giá hơn hay không, bằng cách chia mẫu của chúng tôi
thành 2 thời kỳ: từ 1994 đến cuối 1999 và từ đầu 2000 (khi vị thế thành viên WTO về cơ bản là hiển
nhiên) đến cuối 2005. Thêm vào đó, chúng tôi tìm kiếm cơ cấu xuất nhập khẩu trong năm 20008 để
hỗ trợ cho định hướng của chúng tôi.
4. Phương pháp
Chúng tôi dùng kỹ thuật đồng liên kết để ước lượng độ co giãn theo giá của xuất khẩu và nhập khẩu
ở Trung Quốc. Điều này là vì một số biến quan trọng, mà đặc biệt là số lượng xuất nhập khẩu, là
các biến không dừng. Hơn nữa phương pháp này cho phép chúng ta phân biệt giữa hệ số co giãn
ngắn hạn và dài hạn. Rõ ràng chúng ta cảm thấy quan tâm hơn các hệ số co giãn dài hạn, bởi vì
chúng ta muốn xác định về lâu dài sự tăng giá của đồng nhân dân tệ ảnh hưởng như thế nào đến tài
khoản thương mại.
Chúng tôi dùng thể rút gọn của phương trình xuất và nhập khẩu cho cả hàng gia công và hàng thông
thường. Phương trình theo thể rút gọn được ưa thích hơn để tránh độ lệch do phương trình đồng thời
sẽ được tạo ra từ ước lượng các hàm cung và cầu. Tuy nhiên để tránh những vấn đề tìm ẩn với
những biến bị rút gọn, chúng tôi bao gồm cả yếu tố quan trọng của cung và cầu trong phương trình
thu gọn.
Trước tiên chúng tôi kiểm tra bậc của liên kết giữa các biến trong bảng phân tích. Chúng tôi sử
dụng Augmented Dickey Fuller (ADF) (một phép kểm định hiện tượng nghiệm đơn vị trong chuỗi
dữ liệu thời gian; kết quả kiểm định là một số âm, con số càng âm thì càng có cơ sở loại bỏ giả thiết
có hiện tượng nghiệm đơn vị - người dịch) kiểm định có sự tồn tại của hiện tượng “nghiệm đơn vị”
7 Theo Khảo sát kinh tế của OECD (2005), tỷ trọng các giao dịch theo giá thị trường giữa các nhà sản xuất hàng hóa
tăng từ 46% đến 78% trong giai đoạn 1991 – 1995. Trong cùng thời kỳ tỷ trọng giao dịch theo giá cố định được xác
định bởi Nhà nước giảm từ 36% - 16%.
8 Xuất khẩu hàng thông thường là ngoại lệ, bởi vì cấu trúc của nó đã được khám phá vào năm 1998. Tuy nhiên năm đó
được chọn để phân chia thành 2 thời kỳ nhằm mục đích tạo sự đồng nhất
12
(khi có hiện tượng nghiệm đơn vị tức là chuỗi dữ liệu là không dừng – người dịch) (Bảng 3 Phụ
lục). Hầu hết các biến là không dừng ở mọi mức ý nghĩa nhưng là biến dừng ở sai phân bậc nhất (ký
hiệu là I(1) – người dịch). Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ: mức độ sử dụng năng lực sản
xuất có I(0), và nhu cầu nội địa và FDI vào Trung Quốc, là dữ liệu không dừng ngay cả ở sai phân
bậc nhất. Tuy nhiên, kết quả trên có thể do vấn đề độ trễ của số lớn được đề cập trong bảng tiêu
chuẩn thông tin Akaike. Nếu như chúng ta chỉ có một độ trễ, theo như tiêu chí Schwarz, chúng ta có
thể loại bỏ hiện tượng “nghiệm đơn vị” trong cả 2 trường hợp ở ngay cả ở mức ý nghĩa 1%.
Bước thứ 2 chúng tôi kiểm tra sự tồn tại của các vector đồng liên kết bằng cách sử dụng quy trình
Johansen. Chúng tôi đã tìm được một vector đồng liên kết cho tất cả các nhóm biến được kiểm định
(Bảng 4 Phụ lục)9. Việc tìm ra một vector đồng liên kết cho mỗi loại xuất nhập khẩu cho phép
chúng tôi ước lượng hàm hồi quy của các yếu tố xác định độ trễ và sai phân của chúng bằng phương
pháp bình phương bé nhất phi tuyến tính, như đề nghị của Phillips and Loretan (1991)10. Phương
pháp đó sẽ giúp có được ước lượng không chệch và phù hợp đối với các thông số cần ước lượng.
5. KẾT QUẢ
Chúng tôi chạy hồi quy các phương trình xuất và nhập khẩu sử dụng mẫu đầy đủ từ năm 1994 đến
2005, và cho một mẫu ngắn hơn từ năm 2000 trở đi11 . Trong cả hai trường hợp, chúng tôi phân biệt
giữa hoạt động thương mại cho mục đích gia công tái xuất và hoạt động thương mại thông thường.
Kết quả của phương trình xuất khẩu được thể hiện trong bảng 2. Độ co giãn theo giá của xuất khẩu
Trung Quốc trong dài hạn – cho hoạt động thương mại gia công và thông thường – mang dấu âm và
có ý nghĩa thống kê trong mẫu đầy đủ và cả mẫu cho giai đoạn từ khi gia nhập WTO (2000-2005).
Khi có sự biến đổi phù hợp (xem Bảng 4) độ co giãn trong dài hạn là -1.3 cho xuất khẩu hàng gia
công và -1.8 cho xuất khẩu thông thường đối với mẫu đầy đủ và độ co giãn cho những mẫu có thời
gian ngắn chỉ hơi thấp hơn một chút (tương ứng là -1.6 và -1.2). Kết quả của chúng tôi rất gần với
những ước lượng trước đây cho Trung Quốc trong dài hạn (-1.5 cho tổng hoạt động xuất khẩu theo
Lau, Mo và Li năm 2004 và -1.3 theo Shu và Yip năm 2006). Những kết quả đó cũng gần tương tự
như độ co giãn theo giá của xuất khẩu được ước lượng cho các quốc gia công nghiệp lớn (tương
ứng là -1.5 và -1.6 cho Mỹ và Anh, theo Hooper et al năm 1998). Ngoài ra, độ co giãn trong ngắn
hạn được tìm thấy là có ý nghĩa đối với các biến chậm.
9 Khi bao gồm FDI thì có 2 hay nhiều hơn 2 vector đồng liên kết được tìm thấy, ngoại trừ trường hợp nhập khẩu hàng
thông thường. Khi FDI được xem xét như là một yếu tố quan trọng ngắn hạn đối với nhập khẩu và xuất khẩu thì nó
không có ý nghĩa.
10 Phương pháp này giải quyết được vấn đề tính đồng thời bằng cách bao gồm các giá trị trễ của độ lệch dừng từ các mối
liên hệ đồng liên kết.
11 Như là bước chuẩn bị, chúng tôi sử dụng những kiểm định Chow để đánh giá có hay không một sự gián đoạn cấu trúc
trong chuỗi thời gian của chúng tôi. Chúng tôi phát hiện một sự gián đoạn trong năm 2000 cho cả xuất khẩu và nhập
khẩu.
13
Bảng 2: Hàm số xuất khẩu của Trung Quốc
(Độ sai lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn. * chỉ mức ý nghĩa 10%, **: 5%, ***: 1%)
14
Ảnh hưởng tích cực trong dài hạn đối với xuất khẩu của Trung Quốc do sự tăng lên trong nhu cầu
thế giới là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê trong mẫu đầy đủ của chúng tôi, nhưng nó lại có ý
nghĩa lớn trong giai đoạn sau khi trở thành thành viên của WTO cho cả xuất khẩu hàng gia công lẫn
hàng thông thường. Kết quả này phù hợp với ý kiến cho rằng Trung Quốc đã đối mặt với những rào
cản lớn trong việc hưởng lợi từ sự tăng trưởng của các quốc gia khác trong giai đoạn trước khi gia
nhập WTO. Khi sử dụng mẫu gần đây nhất, hệ số co giãn theo thu nhập của xuất khẩu của Trung
Quốc rất gần 1, như ta mong đợi (0.8 cho xuất khẩu thông thường và 1 cho xuất khẩu hàng gia
công)12 .
Đối với các biến kiểm soát, mức độ sử dụng năng lực sản xuất được tìm thấy là có ý nghĩa và đây là
mang dấu hiệu như mong đợi. Cụ thể là mức độ sử dụng cao – tức là lượng cung hàng hóa lớn – làm
tăng xuất khẩu. Điều này thật sự đúng trong cả hai thời kỳ của mẫu và nhất là đối với xuất khẩu
thông thường.
Những kết quả cho nhập khẩu được biểu hiện trong bảng 3. Thật thú vị khi độ co giãn theo giá của
nhập khẩu mang dấu âm và nhìn chung là có ý nghĩa. Nói cách khác, việc tăng giá thực đồng nhân
dân tệ dẫn đến xu hướng làm nhập khẩu giảm hơn là tăng. Đây là trường hợp nhập khẩu hàng gia
công (ít nhất là đối với mẫu gần đây nhất) và nhập khẩu thông thường và giống với kết quả nghiên
cứu của Marquez and Schindler (2006). Độ co giãn theo giá của nhập khẩu mang dấu âm ngụ ý rằng
nhập khẩu nhạy cảm hơn với sự sụt giảm nhu cầu bên ngoài gây ra do tăng giá thực nhân dân tệ hơn
là việc tăng lên trong sức mua của đồng tiền. Kết quả này hầu như phản ánh sự kết hợp theo chiều
dọc vốn là mối liên kết thương mại đặc trưng trong khu vực Đông Nam Á và vai trò then chốt của
Trung Quốc trong đó.
Độ co giãn theo thu nhập trong dài hạn được tìm thấy là có ý nghĩa chỉ trong trường hợp nhập khẩu
hàng gia công với giá trị tương đối thấp 0.513. Hay nói cách khác nhu cầu nội địa của Trung quốc
dường như không phù hợp để giải thích cho xu hướng tăng nhập khẩu của Trung Quốc. Một lần nữa
điều này giống với quan điểm cho rằng nhu cầu bên ngoài là nhân tố chủ yếu quyết định lượng nhập
khẩu của Trung Quốc.
Nguồn vốn FDI có tác động cùng chiều với nhập khẩu thông thường trong dài hạn. Việc thiếu một
vector đồng liên kết đơn với xuất khẩu hàng gia công hay bất kỳ hình thức nhập khẩu nào khác
không cho phép chúng tôi có những kết luận làm thế nào mà chúng bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn
FDI như vậy.
12 Lưu ý rằng kết quả này có liên quan chặt chẽ với biến xu hướng trong mô hình hồi quy. Nếu chúng tôi loại trừ xu
hướng khỏi hồi quy xuất khẩu thì một sự tăng lên trong nhu cầu thế giới làm gia tăng đáng kể xuất khẩu Trung Quốc.
Việc giới thiệu xu hướng này là hợp lý vì ý nghĩa thống kê của nó và những kết quả từ kiểm định thông số sai lệch
13 Trong trường hợp nhập khẩu thông thường, độ co giãn theo thu nhập trở nên dương và có ý nghĩa từ 1994 – 2005 nếu
chúng tôi bỏ sót biến xu hướng khỏi mô hình hồi quy
15
Cuối cùng với mẫu đầy đủ, chúng tôi cũng tìm thấy những tác động đáng kể của thuế nhập khẩu
trong dài hạn. Đối với nhập khẩu hàng gia công, hệ số tương quan là âm, như là mong đợi, nhưng
đối với nhập khẩu thông thường thì hệ số tương quan là dương14.
14 Thuế nhập khẩu không được bao gồm như là biến trong ngắn hạn do chúng tôi chỉ có dữ liệu hàng năm về biểu thuế
và vì vậy sự thay đổi ít xảy ra trong toàn bộ mẫu
Bảng 3: Các hàm nhập khẩu của Trung Quốc
(Độ sai lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn với * mức ý nghĩa 10%, ** 5%, *** 1%)
16
Bảng 4: Hệ số co giãn theo giá và thu nhập trong dài hạn
(Giá trị trong dấu ngoặc đơn không có ý nghĩa thống kê)
Để có hình dung sơ bộ về việc công cụ tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng như thế nào ở Trung Quốc,
chúng tôi giả định có sự tăng giá trị thực đồng nhân dân tệ là 10% và sử dụng hệ số co giãn theo giá
được ước lượng cho xuất khẩu và nhập khẩu từ khi gia nhập WTO như đã biết. Dựa trên cơ sở này –
rõ ràng đây chỉ là một bài tập đơn giản – xuất khẩu rớt xuống 14% và nhập khẩu giảm 12% trong
năm 2005, việc này làm thặng dư thương mại sẽ bị giảm xuống 26% do đồng nhân dân tệ tăng giá
thực 10%.
Để hiểu rõ hơn về kết quả này, đặc biệt là những lý do làm giảm nhập khẩu sau khi nhân dân tệ tăng
giá trị, chúng tôi tập trung vào mối quan hệ thương mại song phương. Nếu nhân dân tệ tăng giá trị
là nguyên nhân giảm nhập khẩu từ tất cả đối tác thương mại chủ yếu của Trung quốc, chúng tôi cho
rằng việc tăng giá đồng nhân dân tệ làm giảm cầu ở Trung Quốc do bởi sự suy giảm trong tổng xuất
khẩu. Tuy nhiên chúng tôi đã nhận thấy rằng tình hình xuất khẩu của các quốc gia vào Trung Quốc
phản ứng lại với việc tăng giá với nhiều cách khác nhau, nó chỉ ra rằng có những ảnh hưởng khác
nhau của việc tăng giá nhân dân tệ đến các quốc gia, phụ thuộc vào thành phần xuất khẩu của họ
vào Trung quốc.
Lý do tại sao chúng tôi hy vọng phát biểu trên là đúng trong trường hợp này là vì Trung Quốc đóng
vai trò chủ chốt trong dây chuyền sản xuất của Châu Á, cùng với sự tăng lên trong nhập khẩu các
thành phần từ các quốc gia Đông Nam Á khác, và được chế biến và tái xuất khẩu sang các nước
khác trên thế giới. Sự kết hợp dọc này ngụ ý rằng xuất khẩu từ các nước Đông Nam Á mang tính là
hàng bổ sung hơn là hàng thay thế vì vậy chúng có thể bị tác động tiêu cực khi có sự sụt giảm nhu
cầu bên ngoài đối với sản phẩm của họ, đặc biệt nếu đó là sự sụt giảm nhu cầu đối với nhà xuất
khẩu cuối cùng, như trong trường hợp này là Trung Quốc.
Sự khác nhau lớn trong cán cân thương mại song phương giữa Trung quốc với từng quốc gia phản
ánh tính chất cá biệt của thương mại của Trung Quốc: trong khi Trung quốc đang trong tình trạng
thâm hụt hay gần cân bằng với hầu hết các quốc gia Châu Á, nhưng lại có thặng dư rất lớn với hầu
hết các quốc gia Châu âu và thậm chí là đối với cả Mỹ (đồ thị 2).
17
Để ước tính độ co giãn theo giá của xuất nhập khẩu song phương, chúng tôi tính toán tỷ giá thực
song phương giữa đồng nhân dân tệ và mỗi loại ngoại tệ của từng nước trong mười đối tác xuất
nhập khẩu lớn nhất với Trung Quốc15. Trong phần trước, CPI được sử dụng như là hệ số điều chỉnh
giảm phát. Nhập khẩu từ các nước khác vào Trung Quốc được chuyển đổi sang khối lượng bằng
cách sử dụng chỉ số giá xuất khẩu của họ. Ngược lại đối với xuất khẩu song phương của Trung
Quốc thì CPI là hệ số điều chỉnh tốt nhất. Nhu cầu đối với xuất khẩu của Trung quốc được đại diện
bởi tăng trưởng GDP ở từng đối tác mà Trung Quốc xuất khẩu. Chúng tôi cũng giới thiệu nguồn
vốn song phương FDI như là biến kiểm soát.
Thực hiện theo quy trình tương tự như phương trình xuất và nhập khẩu tổng hợp, chúng tôi tiến
hành các kiểm định hiện tượng “nghiệm đơn vị” cho tất cả các biến song phương. Phần lớn chúng là
I(1). Ngoài ra, một vector đồng liên kết được tìm thấy trong mỗi phương trình xuất nhập khẩu song
phương. Một lần nữa, chúng tôi ước tính khối lượng xuất nhập khẩu song phương trong mô hình hồi
quy với biến chậm và sai phân của chúng16.
15 Xây dựng các phương trình song phương, chúng tôi không sử dụng dữ liệu thương mại của Trung Quốc, nhưng sử dụng dữ liệu
thống kê của các đối tác thương mại của TQ để làm giảm bớt các tài khoản không chính xác của thương mại của Trung Quốc với
Hồng Kông. Theo thống kê của TQ cho thấy một số lượng lớn xuất khẩu sang Hồng Kông, mà trên thực tế chỉ quá cảnh qua Hồng
Kông đến các nước khác. Trong bất kỳ trường hợp, dữ liệu chúng tôi sử dụng có sự cảnh báo trước. Ví dụ, vì lý do thuế và các cảng
lớn của nó, Hà Lan thường được ký kết như là một điểm đến cuối cùng mặc dù các hàng hóa có thể tiếp tục sang các nước châu Âu
khác. Điều này giải thích tầm quan trọng của Hà Lan như là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc và thâm hụt
thương mại của nó với Trung Quốc cũng lớn. Trong thực tế, các phương trình song phương về thương mại giữa Trung Quốc và Hà
Lan phản ánh sự năng động của thương mại giữa Trung Quốc và Châu Âu nói chung.
16 Tất cả phương trình được đề cập đều thông qua các kiểm định sự tự tương quan và phân phối chuẩn của số dư.
Đồ thị 2: cán cân thương mại song phương của Trung
Quốc với một số quốc gia, tỷ USD
18
Các kết quả cho các quốc gia xuất khẩu lớn nhất tương tự như giữa từng quốc gia với Trung Quốc
và cũng tương tự như ước lượng của hàm tổng thể của chúng tôi17. Sự tăng tỷ giá thực đồng nhân
dân tệ so với đồng tiền của từng đối tác lớn của Trung quốc làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc.
Các hệ số tương quan dài hạn có ý nghĩa đối với tất cả các nước, ngoại trừ Hồng Kông, điều này
không đáng ngạc nhiên trong điều kiện khó làm sáng tỏ dữ liệu thương mại giữa Trung Quốc và
Hồng Kông. Sau khi chuyển đổi (xem Bảng 7), hệ số co giãn theo giá của xuất khẩu cao nhất là xuất
khẩu sang Mỹ - gần bằng 5.
Chúng tôi cũng thấy rằng các hoạt động kinh tế tại các đối tác của Trung Quốc làm tăng xuất khẩu
của Trung Quốc, cũng là một sự mong đợi. Độ co giãn theo thu nhập của các hàm song phương là
có ý nghĩa cho tất cả các nước trừ Nhật Bản. Hơn nữa, chúng rất cao đối với một số nước, đặc biệt
là Mỹ. Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố phía cầu trong việc giải thích sự gia tăng sự
mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung quốc.
Trong nhiều trường hợp, thước đo của chúng tôi về sự gia tăng năng suất, biến xu hướng mang dấu
dương và có ý nghĩa. Khi có thể, chúng tôi bao gồm dòng FDI vào Trung Quốc từ từng quốc qua
trong số các quốc gia đó. FDI vào Trung Quốc từ Mỹ dường như thúc đẩy xuất khẩu của Trung
Quốc vào Mỹ. Điều ngược lại thì đúng cho Hồng Kông và Anh.
Kết quả cho các phương trình nhập khẩu song phương là ít đồng nhất, như được thể hiện trong bảng
618. Trước tiên, hệ số co giãn theo giá trong dài hạn được ước lượng cho thấy sự tăng giá thực đồng
nhân dân tệ làm giảm xuất khẩu của các quốc gia Châu Á vào Trung quốc (ngoại trừ Malaysia). Hệ
số tương quan là có ý nghĩa trong trường hợp Hàn Quốc và Thái Lan, mặc dù nó không lớn lắm
(Bảng 7). Còn hệ số co giãn theo giá trong dài hạn của xuất khẩu của Đức vào Trung Quốc là dương
và có ý nghĩa. Cuối cùng, trong số các nước thì chỉ hệ số co giãn theo giá trong dài hạn với Mỹ là
không có ý nghĩa19.
Đối với các hệ số co giãn theo thu nhập, thì mang dấu dương và có ý nghĩa đối với xuất khẩu Mỹ
sang Trung Quốc, xuất khẩu từ Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng không đối với các nước mới
nổi khu vực châu Á, như Malaysia, Đài Loan hay Thái Lan, hoặc thậm chí cả Úc. Kết quả của
chúng tôi hỗ trợ quan điểm cho rằng nhu cầu trong nước của Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến nhập
khẩu từ các nước công nghiệp lớn, và nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc ảnh hưởng
lớn đến nhập khẩu từ các nuớc mới nổi khu vực Châu Á.
17 Chúng tôi không trình bày lại phương trình xuất khẩu Trung Quốc vào Italy và Đài Loan bởi vì chúng đạt được kiểm định chuẩn
được đề cập đến trong phần ghi chú 9
18 Trong số 10 nguồn nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc, chúng tôi bỏ qua Singapore do những vấn đề về kinh tế của nó và
Nga do giá xuất khẩu của nó thiếu tin cậy.
19 Khi chúng tôi ước lượng phương trình nhập khẩu song phương của Trung Quốc với khu vực Châu Âu ngoại trừ Đức, hệ số co giãn
theo giá mang dấu dương và có ý nghĩa nhưng khi hồi quy thì có vấn đề trong kiểm định LM đối với sự tương quan của chuỗi số dư
19
Bảng 5: Những phương trình xuất khẩu song phương của Trung Quốc
Độ sai lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn. * chỉ mức ý nghĩa 10%, **: 5%, ***: 1%
Biến giả: Mỹ 10/02, Đức 12/01, Hàn Quốc 8/96, Anh 4/99
20
Bảng 6: Phương trình nhập khẩu song phương
Độ sai lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn.* chỉ mức ý nghĩa 10%, **: 5%, ***: 1%
Biến giả: Hàn Quốc 1/03, Mỹ 8/01, Đài Loan 1/98, Đức 11/98, Úc 9/95
21
Bảng 7 trình bày các hệ số co giãn theo giá và thu nhập dài hạn đã được hiệu chỉnh của các hàm
xuất nhập khẩu song phương của Trung Quốc. Cả hệ số co giãn theo giá và theo thu nhập của xuất
khẩu đều cao hơn so với hệ số của nhập khẩu của Trung Quốc, điều này giải thích sự tăng lên trong
thặng dư thương mại. Đối với hầu hết các quốc gia, hệ số co giãn theo giá gần bằng các hệ số ước
lượng cho các hàm tổng xuất khẩu, tổng nhập khẩu của Trung Quốc. Ở một số quốc gia, hệ số co
giãn của cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc rất cao, rất phù hợp với các kết quả của các
nghiên cứu trước đây, như là của Lau, Mo và Li, 2004.
Để hiểu rõ hơn những kết quả có tính khác biệt của nhập khẩu của Trung Quốc, chúng tôi xem xét
cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc từ mỗi nước trong số các đối tác thương mại lớn của nó (bảng 8).
Úc về cơ bản xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu thô đến Trung Quốc, điều này giải thích cho
mức ý nghĩa thấp của hệ số co giãn theo giá và thu nhập. Đức chủ yếu xuất khẩu máy móc, đồ điện
tử và xe hơi sang Trung Quốc. Đây là những hàng hóa đạt được sức mạnh cạnh tranh - thông qua sự
tăng giá đồng nhân dân tệ - làm cán cân nghiêng về phía có lợi cho họ. Mặc dù cơ cấu xuất khẩu
của Nhật vào Trung Quốc giống Đức, xuất khẩu của Nhật không nhạy cảm với sự thay đổi trong tỷ
giá thực của đồng NDT - Yên, mà chỉ nhạy cảm đối với nhu cầu nội địa của Trung Quốc. Độ nhạy
cảm theo giá thấp có thể được giải thích bởi khả năng thay thế giữa dòng FDI khá lớn của Nhật vào
Trung Quốc với xuất khẩu của Nhật vào Trung Quốc. Xuất khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc, có hệ số
co giãn không có ý nghĩa, bao gồm chủ yếu máy bay, máy móc và chất bán dẫn. Đây là những mặt
Bảng 7: hệ số co giãn theo giá và thu nhập trong dài hạn của thương mại song phương
Giá trị trong dấu ngoặc không có ý nghĩa thống kê
22
hàng mà không có hàng thay thế ở Trung Quốc và trong một số trường hợp, không có ở bất kỳ nơi
nào khác. Cuối cùng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á chủ yếu là đồ điện tử, những mặt hàng sẽ
được tái xuất khẩu từ Trung Quốc. Do đó loại xuất khẩu này phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài của
Trung Quốc.
6. Kết luận
Trong những năm qua, ngày càng nhiều thảo luận ở các diễn đàn bên trong và bên ngoài Trung
Quốc về yêu cầu nâng cao giá trị thực của đồng nhân dân tệ. Nhiều trong số đó cho rằng chính sách
tỷ giá sẽ không giúp đạt được mục đích giảm bớt sự gia tăng thặng dư thương mại quá lớn của
Trung Quốc. Bài nghiên cứu này bằng thực nghiệm cho thấy cán cân thương mại Trung Quốc nhạy
cảm với những biến động trong tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực. Thực sự, bằng cách ước lượng mức
độ co giãn dài hạn của xuất nhập khẩu Trung Quốc đối với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái hiệu
dụng thực của đồng nhân dân tệ trong khoảng thời gian từ 1994 – 2005, chúng tôi tìm thấy bằng
chứng thuyết phục rằng sự định giá cao làm giảm xuất khẩu trong dài hạn một cách đáng kể. Điều
này đúng cho cả xuất khẩu hàng gia công (tức là những hàng hóa chế biến và tái xuất) và xuất khẩu
hàng thông thường. Tuy nhiên, việc nâng cao tỷ giá thực làm giảm nhập khẩu, đặc biệt là từ năm
2000, khi việc gia nhập WTO của Trung Quốc là hiển nhiên. Điều này giải thích tại sao tác động về
tổng thể của chính sách tỷ giá hối đoái đối với cán cân thương mại là tương đối nhỏ, với một ước
lượng sơ bộ là thặng dư thương mại giảm 26% khi giá trị thực của đồng NDT tăng 10%. Trong khi
điều chỉnh lại thặng dư thương mại được mong đợi, kết quả này về cơ bản hàm ý rằng chỉ riêng
chính sách tỷ giá hối không thể giải quyết sự bất cân bằng ngày càng lớn trong nền kinh tế Trung
Quốc, cụ thể là thặng dư thương mại khổng lồ của nó. Vì vậy những chính sách đi kèm là cần thiết.
Với hiện thực là tác động hạn chế của chính sách tỷ giá hối đoái do bởi phản ứng không bình
thường của nhập khẩu đối với sự nâng giá của đồng NDT, chúng tôi nghiên cứu vấn đề sâu hơn
Bảng 8: Tỷ trọng trong nhập khẩu của Trung Quốc từ một số nước - năm 2005
23
bằng cách ước lượng các hàm nhập khẩu song phương. Hệ số co giãn theo giá của nhập khẩu của
Trung Quốc từ các quốc gia Đông Nam Á là mang dấu âm và có ý nghĩa (đặc biệt là Thái Lan và
Hàn Quốc). Kết quả này được giải thích bởi vai trò chủ chốt của Trung Quốc trong hệ thống sản
xuất Châu Á. Một mạng lưới dựa trên sự hội nhập theo chiều dọc như vậy làm cho sản phẩm từ các
quốc gia Châu Á khác mang tính hàng bổ sung hơn là hàng thay thế đến mức mà một sự sụt giảm
cầu bên ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc do bởi sự định giá cao đồng nhân dân tệ cũng sẽ giảm
xuất khẩu của các nước vào Trung Quốc. Hệ số co giãn theo giá dương và có ý nghĩa của xuất khẩu
của Đức vào Trung Quốc cho thấy rằng một sự định giá cao đồng nhân dân tệ có thể có tác động rất
khác đối với những đối tác thương mại của Trung Quốc, phụ thuộc vào cơ cấu xuất khẩu của các
nước này đến Trung Quốc.
Những phát hiện này dấy lên mối quan tâm về những phản ứng có thể của Châu Á đối với sự tăng
giá đột ngột của đồng nhân dân tệ. Thực tế, tác động ngược chiều mà chúng tôi tìm thấy đối với các
nền kinh tế Đông Nam Á, về nguyên tắc sẽ lớn hơn nếu đồng tiền của các nước Châu Á đi theo xu
hướng tăng giá của đồng nhân dân tệ.
Mặc dù bài nghiên cứu này chỉ tập trung trên khía cạnh thặng dư thương mại – vì vậy những kết
luận không thể toàn diện – nhưng nó nêu lên sự lưu ý về tầm quan trọng của việc nghiên cứu sâu
hơn về những tác động lan tỏa tiềm năng của sự tăng giá của đồng nhân dân tệ và những kết hợp
khác nhau trong chính sách tỷ giá ở Châu Á.
NHÌN LẠI VIỆT NAM
Từ những nội dung bài nghiên cứu của các tác giả, nhóm thực hiện bài dịch có sự liên tưởng về hiện
trạng ở Việt Nam. Về phương diện cán cân mậu dịch và định giá đồng nội tệ, Việt Nam và Trung
Quốc là hai hình ảnh trái ngược nhau. Trung Quốc có thặng dư mậu dịch lớn và giá trị đồng Nhân
dân tệ đang được cho là bị định giá thấp; còn với nước ta cán cân mậu dịch bị thâm hụt và giá trị
Việt Nam đồng, theo một số chuyên gia, được xem là đang bị định giá cao.
Theo những nội dung của bài phân tích nêu trên, chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi rằng tại sao Việt Nam
không để đồng tiền tiếp tục giảm giá về đúng giá trị thực như là một công cụ để giảm thâm hụt
thương mại?
Đồng Việt Nam có bị định giá cao?
Hiện nay, tỷ giá VNĐ – USD vẫn là tỷ giá chủ yếu trên thị trường tiền tệ nước ta. Hơn nữa, trong đa
số các hợp đồng ngoại thương thì đồng tiền thanh toán vẫn là đồng USD. Do vậy, chúng ta có thể sử
dụng tỷ giá VNĐ/USD như là một đại diện để xem xét biến động giá trị của đồng nội tệ.
24
Để xem xét sự biến động của tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực giữa VND/USD, chúng ta phân tích
bằng giá cả tổng quát trong nền kinh tế. Sự thay đổi của giá cả tổng quát này đó chính là lạm phát ở
Mỹ và Việt Nam.
Chúng tôi lấy năm 2001 - là năm mà lạm phát Việt Nam bắt đầu đổi chiều từ giảm phát sang lạm
phát và kéo dài đến nay - là năm làm gốc. Dưới đây là bảng chỉ số giá ở Việt Nam và Mỹ từ năm
2001 đến 2009 (chỉ số giá năm 2001 ở hai nước là 100):
Chỉ số giá ở Việt Nam và Mỹ giai đoạn 2001 – 2009 (%)*
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Việt Nam 100 100 103.1 111.2 120.4 128.3 139.3 171.3 183.1
Mỹ 100 102.4 104.3 107.8 111.5 114.2 118.9 119.0 122.3
(*): Tính toán theo số liệu CPI ở Việt Nam và Mỹ
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và U.S. Department Of Labor
Nếu quan sát trên tỷ giá danh nghĩa thì đồng Việt Nam đã mất giá 15,4% từ mức 14.725 VND/USD
năm 2001 so với mức 18.465 VND/USD năm 2009. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001 – 2009, giá cả
ở Việt Nam tăng 183,1%, trong khi đó ở Mỹ chỉ là 122,3%. Như vậy tỷ giá phải là:
14.725*183,1/122,3 = 22.053 VND/USD. Rõ ràng, giá trị đồng Việt Nam đang bị định giá cao hơn
giá trị thực, gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Chúng ta quay lại câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra: tại sao Việt Nam không để đồng nội tệ mất giá hơn
nữa để hỗ trợ xuất khẩu, và có thể là sẽ cải thiện được cán cân thương mại? Theo nhóm thì lời giải
thích có thể là như sau:
Vấn đề tâm lý:
Như trên đã nêu, giá cả ở Việt Nam bắt đầu tăng từ năm 2001 và kéo dài đến nay, đặc biệt trong vài
năm gần đây, tốc độ tăng CPI rất cao (năm 2008 là 22,97%), làm cho niềm tin của công chúng vào
giá trị đồng nội tệ ngày càng xói mòn. Trong tình huống như vậy, một sự điều chỉnh giảm mạnh giá
trị tiền đồng sẽ gởi một thông điệp nhầm lẫn đến công chúng rằng Chính phủ phá giá đồng tiền. Tác
hại sẽ là khôn lường bởi vì tình trạng đô la hóa ở nước ta hiện còn rất cao. Những điều đã xảy ra
trong năm 2008 – 2009 (người dân đổ xô mua USD, doanh nghiệp găm giữ USD) là lời cảnh báo
rằng Chính phủ nên ổn định tâm lý người dân trước khi tính đến chuyện giảm giá đồng nội tệ.
Giảm giá VND có thể cải thiện được cán cân thương mại Việt Nam:
Chúng tôi thử trả lời cho câu hỏi này bằng cách sử dụng ý tưởng của các nhà nghiên cứu đã phân
tích trong bài, đó là xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam.
25
Những mặt hàng có giá trị xuất lớn của chúng ta hiện nay vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô (dầu); các
mặt hằng nông sản (lúa gạo, café, hạt tiêu, …); các mặt hàng gia công như may mặc, giày da (mà
nguyên liệu chủ yếu lại phải nhập khẩu bên ngoài, giá trị gia tăng không cao).
Còn các mặt hàng nhập khẩu lại là máy móc, công nghệ, nguyên vật liệu cần thiết phục vụ quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giảm giá đồng nội tệ, tức là các mặt hàng này sẽ đắt hơn
nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu để phục vụ phát triển đất nước.
Một sự giảm giá trị đồng nội tệ có thể làm tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, với các mặt hàng xuất khẩu là
hàng nông nghiệp thì liệu rằng chúng ta có thể gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tăng thêm của
thế giới hay không? Còn với các mặt hàng gia công xuất khẩu, thì lượng xuất tăng đồng nghĩa phải
nhập khẩu nhiều hơn nguyên vật liệu từ bên ngoài.
Hơn nữa, sự tăng trưởng ở Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào đầu tư, trong đó đầu tư từ nguồn vốn FDI
là chiếm tỷ trọng lớn. Như bài phân tích đã nêu, luồng FDI đi kèm với nhu cầu nhập khẩu máy móc,
công nghệ, nguyên vật liệu bên ngoài.
Tóm lại, tác động ròng của việc định giá thấp đồng nội tế đến xuất khẩu ròng ở Việt Nam là vấn đề
lớn cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu hơn để tìm được câu trả lời thuyết phục.
26
Phụ lục
Bảng 1: Nguồn dữ liệu
Biến số Giải thích Tần số Nguồn Phương pháp
Xuất khẩu
hàng gia công
Số lượng xuất
khẩu hàng gia
công
Tháng CEIC Dữ liệu gốc là triệu USD. Chuyển đổi sang
đồng Nhân dân tệ và điều chỉnh giảm theo
CPI. Đã hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ
Xuất khẩu
hàng thông
thường
Số lượng xuất
khẩu hàng
thông thường
Tháng CEIC Dữ liệu gốc là triệu USD. Chuyển đổi sang
đồng Nhân dân tệ và điều chỉnh giảm theo
CPI. Đã hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ
Nhập khẩu
hàng gia công
Số lượng nhập
khẩu hàng gia
công
Tháng CEIC Dữ liệu gốc là triệu USD. Chuyển đổi sang
đồng Nhân dân tệ và điều chỉnh giảm theo
chỉ số giá nhập khẩu của Trung Quốc. Đã
hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ
Nhập khầu
hàng thông
thường
Số lượng nhập
khẩu hàng
thông thường
Tháng CEIC Dữ liệu gốc là triệu USD. Chuyển đổi sang
đồng Nhân dân tệ và điều chỉnh giảm theo
chỉ số giá nhập khẩu của Trung Quốc. Đã
hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ
Xuất khẩu
song phương
của Trung
Quốc
Số lượng hàng
xuất khẩu song
phương của
Trung Quốc
Tháng Direction of
trade, CEIC
Dữ liệu từ các đối tác thương mại của Trung
Quốc. Dữ liệu gốc là USD được chuyển đổi
thành đồng Nhân dân tệ và điểu chỉnh giảm
theo CPI của Trung Quốc. Đã hiệu chỉnh yếu
tố mùa vụ
Nhập khẩu
song phương
của Trung
Quốc
Số lượng hàng
nhập khẩu song
phương của
Trung Quốc
Tháng Direction of
trade, CEIC
Dữ liệu từ các đối tác thương mại của Trung
Quốc. Dữ liệu gốc là USD được chuyển đổi
thành đồng Nhân dân tệ và điểu chỉnh giảm
theo chỉ số giá xuất khẩu của từng đối tác
thương mại. Đã hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ
Nhập khẩu thế
giới
Tổng số lượng
nhập khẩu của
thế giới (trừ
Trung Quốc)
Tháng IFS Bằng USD, điều chỉnh giảm theo chỉ số giá
nhập khẩu thế giới. Đã hiệu chỉnh yếu tố
mùa vụ.
27
Nhu cầu trong
các phương
trình xuất
khẩu song
GDP thực Quý Bloomberg Dữ liệu GDP thực hàng quý của các quốc gia
xuất khẩu chính của Trung Quốc được biến
đổi thành dữ liệu hàng tháng.
Nhu cầu nội
địa của Trung
Quốc
Chúng tôi sử
dụng sản xuất
công nghiệp
như là một đại
diện cho nhu
cầu nội địa
Tháng CEIC Điều chỉnh giảm theo CPI, hiệu chỉnh yếu tố
mùa vụ
REER Tỷ giá hối đoái
hiệu lực thực
Tháng IFS Đo lường dựa trên CPI
RER song
phương
Tỷ giá hối đoái
thực song
phương
Tháng IFS Đo lường dựa trên CPI
Mức độ sử
dụng năng lực
sản xuất
Đánh giá chênh
lệch đầu ra
Tháng Chu kỳ kinh doanh ước lượng bằng việc sử
dụng công cụ lọc Hodrick-Prescott trên dữ
liệu sản phẩm công nghiệp
Thuế nhập
khẩu
Trung bình có
trọng số các
loại thuế nhập
khẩu
Hàng
năm
IMF
Ocasional
Paper, WTO
Tác giả tính toán trung bình có trọng số cho
giai đoạn từ 2001-2005 với sự giúp đỡ của
dữ liệu thuế WTO. Dữ liệu từ 1999-2000
được nội suy, vì nó không sẵn có
Giảm thuế giá
trị gia tăng
Thuế giá trị gia
tăng giảm trên
hàng xuất khẩu
Hàng
năm
WTO Tổng số thuế giá trị gia tăng được trả lại cho
nhà xuất khẩu
FDI Sự tích lũy vốn
đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào
Trung Quốc
Tháng CEIC Dữ liệu gốc là triệu USD. Chuyển đổi sang
đồng Nhân dân tệ và điều chỉnh giảm theo
CPI. Đã hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ
FDI song
phương
Sự tích lũy của
vốn đầu tư trực
tiếp song
Tháng CEIC
28
phương vào
Trung Quốc
Giá nhập khẩu
của Trung Quốc
Tháng IFS, sự tự
tính toán
Chỉ số được tính toán bằng việc lấy trọng số
của 25 đối tác thương mại quan trọng nhất
của Trung Quốc và chỉ số giá cả xuất khẩu
của họ. 2.000 = 100
Bảng 2: Ma trận sự tương quan
Xuất khẩu hàng
thông thường
Nhập khẩu thế
giới
REER
(tỷ giá hối đoái hiệu
dụng thực)
Xuất khẩu hàng thông
thường
1
Nhập khẩu thế giới 0.89 1
REER 0.04 0.44 1
Xuất khẩu hàng gia
công
Nhập khẩu thế
giới
REER
Xuất khẩu hàng gia công 1
Nhập khẩu thế giới 0.96 1
REER 0.23 0.44 1
Nhập khẩu hàng
thông thường
Nhu cầu nội địa REER Thuế nhập khẩu
Nhập khẩu hàng thông
thường
1
29
Nhập khẩu hàng
thông thường
Nhu cầu nội địa REER Thuế nhập khẩu
Nhập khẩu thế giới 0.94 1
REER 0.07 -0.13 1
Thuế nhập khẩu -0.9 -0.86 -0.31 1
Nhập khẩu hàng
gia công
Nhu cầu nội địa REER Thuế nhập khẩu
Nhập khẩu hàng gia công 1
Nhập khẩu thế giới 0.96 1
REER 0.1 -0.13 1
Thuế nhập khẩu -0.95 -0.86 -0.31 1
30
Bảng 3: Kiểm định hiện tượng nghiệm đơn vị bằng Augmented Dickey - Fuller
31
Bảng 4: Kết quả kiểm định xếp hạng đồng liên kết không giới hạn (kiểm định Trace)
32
Biểu đồ 1: Xuất khẩu hàng thông thường và hàng gia công, tỷ USD (nguồn CEIC)
Biểu đồ 2: Nhập khẩu hàng thông thường và hàng gia công, tỷ USD (Nguồn CEIC)
33
Biểu đồ 3: Tỷ giá hối đoái thực của Trung Quốc (nguồn IFS)
2007
Số 1: Yuqing Xing: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và buôn bán nội bộ ngành song phương của Trung
Quốc với Nhật và Mỹ
Số 2: A.A Peresetsky, A.M Karminsky và S.V.Golovant: lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân của ngân
hàng Nga và quy tắc thị trường
Số 3: Barry Harrison và Yulia Vymyatnina: Sự thay thế ngoại tệ trong nền kinh tế chống đôla hóa:
Trường hợp của Nga
Số 4: Jesus Crespo Cuaresma và Tomas Slacik: “Tất cả quá trễ” cảnh báo cơ chế của các cuộc
khủng hoảng tiền tệ
Số 5: Andrei V.Vemikov: Sụ chuyển đổi khu vực ngân hàng của Nga. Đến đâu?
Số 6: Alicia Garcia-Herrero và Tuuli Koivu: Có thể giảm tình trạng thặng dư mậu dịch của trung
quốc bởi chính sách tỷ giá hối đoái không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3a_1_china_trade_surplus_rev_6_4_10_2988.pdf