Pháp luật về trưng cầu dân ý - Kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.Qua đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại của pháp luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. Phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứupháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trưng cầu dân ý;Trưng cầu dân ý ở một số nước điển hình có giá trị tham khảo cho Việt Nam: một số nước phát triển (Thụy Sỹ, Pháp, Nga); một số nước Châu Á (Nhật Bản, các nước Đông Nam Á); Phương hướng giải pháp nhằm xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, luật học so sánh và khảo sát thực tế để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu của luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam cũng như nước ngoài, qua đó có cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng trưng cầu dân ý ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và xây dựng Luật Trưng cầu dân ý trong thời gian tới.

pdf7 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý - Kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam Đinh Nhã Phương THE REFERENDUMS LAW THE WORLD’S EXPERIENCE AND SOME SUGGESTIONS FOR VIETNAM Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn: TS. Đặng Minh Tuấn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật Hiến pháp; Quyền công dân; Trưng cầu dân ý. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trưng cầu ý dân/phúc quyết (referendum) là quá trình mà người dân bỏ phiếu quyết định (đồng ý hay không đồng ý) về những vấn đề của Nhà nước, thường là các vấn đề liên quan đến chính trị quan trọng của quốc gia như sửa đổi Hiến pháp, tham gia liên minh, quyết định các vấn đề lớn liên quan đến quyền làm chủ của người dân Trong xã hội hiện đại, trưng cầu ý dân là một chế định pháp luật tồn tại trong nhiều hệ thống chính trị khác nhau ở các châu lục.Cho đến nay đã có 101 nước trên tổng số 190 nước có quy định về trưng cầu ý dân. Theo Hiến pháp hiện hành, “Nhân dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý” (Điều 53). Để thực hiện quyền hiến định quan trọng này, Hiến pháp tiếp tục quy định: “Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý” (Khoản 14 Điều 84). Những quy định trên của Hiến pháp hiện hành có cơ sở từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, trong đó khẳng định việc sửa đổi Hiến pháp phải được quyết định bằng trưng cầu dân ý: “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Việc tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý là một quyền dân chủ trực tiếp được Hiến pháp quy định, phản ánh bản chất của nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Mặc dù được tuyên bố trong Hiến pháp, nhưng thực tiễn cho thấy nhân dân chưa bao giờ thực hiện quyền biểu quyết trong các cuộc trưng cầu dân ý. Thực tiễn này xuất phát từ nhiều lý do, mà trước hết phải kể đến bối cảnh khó khăn của những giai đoạn giành và giữ chủ quyền trong hai cuộc chống giặc Mỹ và Pháp. Bước sang giai đoạn độc lập hoàn toàn, trong thời kỳ đầu của giai đoạn tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, nhà nước quản lý xã hội theo phương thưc tập trung, bao cấp, các quyền tự do dân chủ trực tiếp còn chưa được thực sự được chú trọng. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới mở rộng dân chủ, đặc biệt là dân chủ trực tiếp, trưng cầu dân ý trở thành một vấn đề quan trọng được quan tâm từ cả phía học giả lẫn chính trị. Tuy vậy, việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vẫn chưa diễn ra, có nguyên nhân chính xuất phát từ các hạn chế của quy định Hiến pháp hiện hành về trưng cầu dân ý, theo đó Hiến pháp không quy định rõ về nội dung, quy trình trưng cầu dân ý, mà lại trao cho Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý. Quyền hiến định này của người dân không được thực thi khi Quốc hội không tổ chức trưng cầu dân ý cho người dân biểu quyết. Ngoài những vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự vô hiệu quy định này như quyền dân chủ trực tiếp vẫn chưa thực sự được đề cao, Quốc hội thiếu thực quyền, thì sự thiếu vắng một đạo luật quy định về trưng cầu dân ý cũng được nêu như là một trong những rào cản về mặt pháp lý cho việc thực thi trưng cầu dân ý trên thực tế. Rõ ràng, việc tuyên bố trong Hiến pháp quyền tham gia trưng cầu dân ý đặt ra trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ bảo đảm thực hiện quyền đó. Trước hết, Quốc hội phải ban hành luật trưng cầu dân ý quy định các quy tắc quy định quy trình, thủ tục để các cơ quan nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý và người dân thực hiện quyền tham gia biểu quyết. Trong các thảo luận sửa đổi Hiến pháp gần đây, nhiều người quan tâm đến quy định Hiến pháp về trưng cầu dân ý. Nhiều đề xuất đề nghị quy định rõ các vấn đề trưng cần dân ý thay vì trao quyền cho Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý. Các tranh luận tập trung xoay quanh vấn đề trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp, bởi quyền lập hiến là quyền thuộc về nhân dân, nên việc sửa đổi Hiến pháp phải do nhân dân quyết định. Từ những phân tích ở trên, việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về trưng cầu dân ý Kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam” là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay ở Việt Nam, hầu như chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về trưng cầu dân ý. Vấn đề này chỉ mới bắt đầu được đặt ra khi chúng ta có chủ trương xây dựng Luật Trưng cầu dân ý trong thời gian gần đây. Một số ít công trình nghiên cứu gần đây như: 2.1. Sách, báo, tạp chí - Sách “Trưng cầu ý dân- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Trương Thị Hồng Hà, NXB Chính trị- Hành chính, 2011. - “Sổ tay IDEA Quốc tếDân chủ trực tiếp”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2014. - Bàn về chế định trưng cầu dân ý, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 59, tháng 9 năm 2005. - Đánh giá kết quả trưng cầu dân ý ở Australia, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 67, tháng 1 năm 2006. - Trưng cầu dân ý và dự thảo Luật về trưng cầu dân ý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Hiến kế lập pháp, số 68, tháng 2 năm 2006. - Thủ tục trưng cầu dân ý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 69, tháng 2 năm 2006. - Một số ý kiến về dân chủ trực tiếp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 128, tháng 12 năm 1998. - Trưng cầu ý dân ở Liên Xô và Liên bang Nga, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 59, tháng 9 năm 2005 2.2. Hội thảo khoa học -Hội thảo Trưng cầu dân ý- Những vấn đề lý luận và thực tiễn do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04/6/2013 - Hội thảo quốc tế về Luật Trưng cầu ý dân của một số nước và kinh nghiệm cho Việt Namdo Hội Luật gia Việt Nam phối hợp Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP tổ chức tại Hà Nội ngày 17-18/11/2014 Nhìn chung, mỗi công trình trên thường đi sâu nghiên cứu một mặt hoặc một vấn đề cụ thể nào đó của trưng cầu dân ý như: khái niệm trưng cầu dân ý; bản chất, nội dung và yêu cầu cơ bản của trưng cầu dân ý; Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về trưng cầu dân ý; các hình thức trưng cầu dân ýCho đến nay một số công trình nghiên cứu đã cung cấp cho khoa học nhiều tư liệu quý về trưng cầu dân ý, song chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu tổng quát những vấn đề cơ bản về pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý trên thế giới và ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật trưng cầu dân ý ở nước ngoài và Việt Nam, đưa ra những đóng góp, đề xuất để hoàn thiện pháp luật trưng cầu dân ý. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ những vấn đề cơ bản về trưng cầu dân ý; - Đánh giá pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý ở một số nước điển hình trên thế giới; - Đánh giá pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý ở Việt Nam, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về trưng cầu dân ý, đặc biệt trong việc xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.Qua đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại của pháp luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. Phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứupháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trưng cầu dân ý;Trưng cầu dân ý ở một số nước điển hình có giá trị tham khảo cho Việt Nam: một số nước phát triển (Thụy Sỹ, Pháp, Nga); một số nước Châu Á (Nhật Bản, các nước Đông Nam Á); Phương hướng giải pháp nhằm xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, luật học so sánh và khảo sát thực tế để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu của luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam cũng như nước ngoài, qua đó có cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng trưng cầu dân ý ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và xây dựng Luật Trưng cầu dân ý trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Về kết cấu của luận văn, ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương;9 tiết. Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trưng cầu dân ý. Chương 2: Thực tiễn trưng cầu dân ý ở một số nước trên thế giới. Chương 3: Pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý ở Việt Nam. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Nguồn tài liệu tham khảo từ sách, báo, tạp trí, bài nghiên cứu. 1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán-Việt, NXB Trường- Thi, Sài Gòn, 1957. 2. Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, “Một số vấn đề cơ bản Hiến pháp các nước trên thế giới”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013. 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thông tư 203NV/VP ngày 25/5/1946. 4. Phạm Văn Các, Từ điển Hán- Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn, 2000. 5. Chính phủ, Chỉ thị 30/CT-TW ngày 18-2-1998 về Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. 6. Chính phủ, Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 11-5-1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở các cơ sở xã, phường, thị trấn. 7. Chính phủ, Nghị định 71/NĐ-CP ngày 8-9-1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở các cơ sở xã, phường, thị trấn. 8. Chính phủ, Nghị định số 79/2003/NĐ- CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở các cơ sở xã, phường, thị trấn. 9. Chính phủ, Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ cơ sở. 10. Chính phủ, Nghị định số 79/2003/ NĐ- CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 07/7/2003. 11. Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008. 12. Nguyễn Hồng Chuyên, Thực Hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã phục vụ xây dựng nông thôn mới, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2013. 13. Trương Thị Hồng Hà, Trưng cầu dân ý Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị- Hành chính Hà Nội, Hà Nội, 2011. 14. Tô Văn Hoà, Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN; NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013. 15. Trần Minh Hương, “Luật Trưng cầu dân ý ở các nước Bắc Âu”, Kỷ yếu Hội thảo Trưng cầu dân ý, do Hội luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04/6/2013. 16. Hội đồng Chính phủ, Nghị định 165/ CP ngày 31/8/1970. 17. Hội đồng Chính phủ, Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1977. 18. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI ngày 4/3/2011. 19. Tào Thị Quyên, “Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trực tiếp và trưng cầu dân ý”, Kỷ yếu Hội thảo Trưng cầu dân ý, do Hội luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04/6/2013. 20.Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010. 21. Nguyễn Duy Lẫm, Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Đại Học Quốc gia, Hà Nội, 2010. 22. Lê Thị Kim Thanh, “So sánh tổng quan về Luật Trưng cầu dân ý một số nước trên thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo Trưng cầu dân ý, do Hội luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04/6/2013. 23. Trần Minh Hương, “Luật Trưng cầu dân ý ở các nước Bắc Âu”, Kỷ yếu Hội thảo Trưng cầu dân ý, do Hội luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04/6/2013. 24. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết 55 ngày 30-7-1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. 25. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2007. 26. Quốc hội,Nghị quyết số 26/2004/NQ-QH11 về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2004, Hà Nội. 27. Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, “ Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 số: 287/BC-UBDTSDHP ngày 17/5/2013”, Hà Nội, 2013. 28. Ngô Trung Thành, “Nhu cầu, quan điểm và giải pháp xây dựng Luật trưng cầu ý dân”, Kỷ yếu Hội thảo Trưng cầu dân ý, do Hội luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04/6/2013. 29. Đinh Ngọc Vượng, “Lịch sử và kinh nghiệm trong vế giới hiện đại về trưng cầu dân ý” Kỷ yếu Hội thảo Trưng cầu dân ý, do Hội luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04/6/2013. 30. Sổ tay IDEA Quốc tế- Dân chủ trực tiếp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2014. 31. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Viết tái bản lần thứ 13, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2013. II. Nguồn tài liệu tham khảo từ Internet 32. Trương Thị Hồng Hà, Bài viết “Thủ tục trưng cầu dân ý ở một số nước” nguồn: 33.Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, Bài viết “Việc lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bảo đảm nghiêm túc, công khai, dân chủ”, nguồn: l%E1%BA%A5y-%C3%BD-ki%E1%BA%BFn-v%E1%BB%81-d%E1%BB%B1- th%E1%BA%A3o-s%E1%BB%ADa-%C4%91%E1%BB%95i-hi%E1%BA%BFn- ph%C3%A1p-n%C4%83m-1992-b%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BA%A3m- nghi%C3%AAm-t%C3%BAc,-c%C3%B4ng-khai,-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7.html 34. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bài viết “Hội nghị toàn quốc triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”,nguồn: tail.aspx?ItemID=5292

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004383_303.pdf
Luận văn liên quan