Công nghệ nhiệt trong xử lý chất thải rắn

LỜI MỞ ĐẦU Chất thải rắn nếu không được quản lý tốt sẽ làm mất vệ sinh môi trường đô thị, gây ô nhiễm và chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hại đối với sức khỏe con người cũng như các hệ sinh thái. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới đã chứng tỏ quy trình công nghệ quản lý chất thải rắn phải bắt đầu được phân loại từ nguồn. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau nhằm đảm bảo tận dụng được các loại rác có thể tái chế, tái sử dụng, đồng thời xử lý triệt để các chất thải nguy hại. Rất nhiều nước đang tìm kiếm công nghệ mới trong xử lý rác thải do thiếu các khu chôn lấp như tăng cường các quy chế của quốc gia, đạt được mục tiêu giảm thiểu khí thải gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, tăng cường nghĩa vụ của người phát thải. Xử lý rác thải bao hàm động cơ mang tính môi trường, kinh tế và chính trị, xã hội. Xử lý rác thải hiện nay đang sử dụng làm giảm đáng kể những hạn chế của thiếu khu chôn lấp và giảm chi phí xử lý đốt rác nhờ lò đốt, nhưng lại có hạn chế là gánh nặng về rất nhiều chi phí để tái xử lý rác thải như các chất có hại và tro phát sinh trong quá trình đốt. Ứng dụng công nghệ đốt để xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta công nghệ đốt vẫn còn khá mới mẻ. Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị đã chế tạo lò đốt để xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại nhưng do thiếu cơ sở khoa học khi tính toán nên hiệu quả đốt chưa cao, còn gây ô nhiễm thứ cấp. Vì vậy, đề tài đã tập trung nghiên cứu công nghệ đốt để xử lý một số chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại phổ biến hiện nay. Kết quả là xây dựng được các công thức thực nghiệm để tính toán, thiết kế lò đốt đạt hiệu quả đốt cao đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - môi trường. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN NỘI DUNG 5 1. LÝ THUYẾT CHÁY: 5 2. XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT 6 2.1. Định nghĩa xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt: 6 2.2. Phân loại hệ thống xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt: 6 2.3. Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xử lý CTR bằng nhiệt. 7 3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ NHIỆT ĐỂ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN. 8 3.1. CÔNG NGHỆ ĐỐT CTR: 8 3.1.1.Các nguyên tắc cơ bản của quá trình cháy 9 3.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy 11 3.1.3. Một số công nghệ đốt chất thải điển hình 20 3.2. CÔNG NGHỆ PLASMA: 32 3.3. CÔNG NGHỆ KHÍ HOÁ 34 3.3.1.Khí hoá là gì? 34 3.3.2. Hệ thống khí hóa 35 3.3.3. Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình khí hoá: 39 3.3.4. Một số ứng dụng của công nghệ khí hóa 40 3.4. CÔNG NGHỆ NHIỆT PHÂN 40 3.4.1. Các giai đoạn cơ bản của quá trình đốt chất thải trong lò nhiệt phân 41 3.4.2. Kiểm soát các quá trình đốt 44 3.4.3. Một số ưu điểm và nhược điểm của hệ thống nhiệt phân 45 4. CÁC HỆ THỐNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT. 46 4.1. Kiểm soát ô nhiễm không khí 46 4.2. Thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí: 49 4.3. Hệ thống kiểm soát dioxin/furan 50 4.4. Hệ thống kiểm soát CTR còn lại 50 PHẦN KẾT LUẬN 52 TÀILIỆUTHAMKHẢO .53

doc49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14794 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ nhiệt trong xử lý chất thải rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN NỘI DUNG 5 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ NHIỆT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 5 1. LÝ THUYẾT CHÁY: 5 2. XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT 6 2.1. Định nghĩa xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt: 6 2.2. Phân loại hệ thống xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt: 6 2.3. Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xử lý CTR bằng nhiệt. 7 3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ NHIỆT ĐỂ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN. 8 3.1. CÔNG NGHỆ ĐỐT CTR: 8 3.1.1.Các nguyên tắc cơ bản của quá trình cháy 9 3.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy 11 3.1.3. Một số công nghệ đốt chất thải điển hình 20 3.2. CÔNG NGHỆ PLASMA: 32 3.3. CÔNG NGHỆ KHÍ HOÁ 34 3.3.1.Khí hoá là gì? 34 3.3.2. Hệ thống khí hóa 35 3.3.3. Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình khí hoá: 39 3.3.4. Một số ứng dụng của công nghệ khí hóa 40 3.4. CÔNG NGHỆ NHIỆT PHÂN 40 3.4.1. Các giai đoạn cơ bản của quá trình đốt chất thải trong lò nhiệt phân 41 3.4.2. Kiểm soát các quá trình đốt 44 3.4.3. Một số ưu điểm và nhược điểm của hệ thống nhiệt phân 45 4. CÁC HỆ THỐNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT. 46 4.1. Kiểm soát ô nhiễm không khí 46 4.2. Thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí: 49 4.3. Hệ thống kiểm soát dioxin/furan 50 4.4. Hệ thống kiểm soát CTR còn lại 50 PHẦN KẾT LUẬN 52 TÀILIỆUTHAMKHẢO…………………………………………………….53 LỜI MỞ ĐẦU Chất thải rắn nếu không được quản lý tốt sẽ làm mất vệ sinh môi trường đô thị, gây ô nhiễm và chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hại đối với sức khỏe con người cũng như các hệ sinh thái. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới đã chứng tỏ quy trình công nghệ quản lý chất thải rắn phải bắt đầu được phân loại từ nguồn. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau nhằm đảm bảo tận dụng được các loại rác có thể tái chế, tái sử dụng, đồng thời xử lý triệt để các chất thải nguy hại. Rất nhiều nước đang tìm kiếm công nghệ mới trong xử lý rác thải do thiếu các khu chôn lấp như tăng cường các quy chế của quốc gia, đạt được mục tiêu giảm thiểu khí thải gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, tăng cường nghĩa vụ của người phát thải. Xử lý rác thải bao hàm động cơ mang tính môi trường, kinh tế và chính trị, xã hội. Xử lý rác thải hiện nay đang sử dụng làm giảm đáng kể những hạn chế của thiếu khu chôn lấp và giảm chi phí xử lý đốt rác nhờ lò đốt, nhưng lại có hạn chế là gánh nặng về rất nhiều chi phí để tái xử lý rác thải như các chất có hại và tro phát sinh trong quá trình đốt. Ứng dụng công nghệ đốt để xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta công nghệ đốt vẫn còn khá mới mẻ. Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị đã chế tạo lò đốt để xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại nhưng do thiếu cơ sở khoa học khi tính toán nên hiệu quả đốt chưa cao, còn gây ô nhiễm thứ cấp. Vì vậy, đề tài đã tập trung nghiên cứu công nghệ đốt để xử lý một số chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại phổ biến hiện nay. Kết quả là xây dựng được các công thức thực nghiệm để tính toán, thiết kế lò đốt đạt hiệu quả đốt cao đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - môi trường. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 8: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ NHIỆT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 1. LÝ THUYẾT CHÁY: Quá trình cháy là một tổ hợp các quá trình vật lý và hóa học, trong đó có thể chia làm hai loại là cháy động học và cháy khuếch tán. Trong trường hợp thứ nhất quá trình cháy bị giới hạn bởi vận tốc phản ứng hóa học, còn trong trường hợp thứ hai bởi quá trình vật lý đảm bảo sự tiếp xúc của các thành phần nhiên liệu và oxy. Người ta phân biệt hai phương pháp đốt nhiên liệu khác nhau về nguyên lý: Đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu – không khí pha trộn trước ( cháy động học) Đốt cháy trong quá trình hỗn hợp nhiên liệu không khí ( cháy khuếch tán) Bản chất của sự cháy: Sự cháy là quá trình lý hóa phức tạp mà cơ sở của nó là phản ứng oxy hóa xảy ra một cách nhanh chóng có kèm theo sự tỏa nhiệt và phát ra tia sáng. Trong điều kiện bình thường, sự cháy xuất hiện và tiếp diễn trong tổ hợp gồm có chất cháy, không khí và lửa. trong đó chất cháy và không khí tiếp xúc với lửa tạo thành hệ thống cháy, còn nguồn gây lửa là xung lương gây ra hệ thống phản ứng cháy. Hệ thống chỉ có thể cháy được với một tỷ lệ nhất định giữa chát cháy và không khí Quá trình hóa học của sự cháy có kèm theo quá trình biến đổi lý học như chất rắn cháy thành chất lỏng, chất lỏng cháy bị bay hơi. Diễn biến quá trình cháy: Quá trình cháy của vật rắn, lỏng , khí đều gồm các giai đoạn sau:Oxy hóa, Tự bốc cháy, Cháy Điều kiện để phát sinh ra cháy: là phải có chất cháy, có oxy, có nhiệt độ cần thiết. 2. XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT 2.1. Định nghĩa xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt: Xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển hóa chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro... đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. 2.2. Phân loại hệ thống xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt: Các hệ thống xử lý CTR bằng nhiệt được phân loại dựa trên nhu cầu sử dụng không khí bao gồm: Quá trình đốt được thực hiện với một lượng oxy không khí cần thiết vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn CTR gọi là quá trình đốt hoá học. Quá trình đốt được thực hiện với dư lượng không khí cần thiết được gọi là quá trình đốt dư khí. Quá trình đốt không hoàn toàn CTR dưới điều kiện thiếu không khí và tạo ra các khí cháy như cacbon monooxide (CO), hydrogen (H2) và các khí hydrocacbon gọi là quá trình khí hoá. Quá trình xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt trong điều kiện hoàn toàn không có oxy gọi là quá trình nhiệt phân.  Như vậy, xử lý CTR và CTRNH (chất thải y tế, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nhiễm dầu) bằng phương pháp đốt là một phương pháp hiệu quả và hiện nay được sử dụng khá phổ biến. 2.3. Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xử lý CTR bằng nhiệt. Phương pháp xử lý CTR bằng nhiệt có những ưu điểm: Thể tích và khối lượng CTR giảm tới mức nhỏ nhất so với ban đầu, CTR được xử lý khá triệt để (giảm 80-90% trọng lượng thành phần hữu cơ trong CTR). Thu hồi năng lượng nhiệt của quá trình có thể tận dụng vào nhiều mục đích như chạy máy phát điện, sản xuất nước nóng. Là thành phần quan trọng trong chương trình quản lý tổng hợp CTR. CTR có thể được xử lý tại chỗ mà không cần phải vận chuyển đi xa, tránh được các rủi ro và chi phí vận chuyển. Hiệu quả xử lý cao đối với các loại chất thải hữu cơ chứa vi trùng lây nhiễm (chất thải y tế), cũng như các loại chất thải nguy hại khác (thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ, chất thải nhiễm dầu...). Tuy nhiên, phương pháp nhiệt không phải đã giải quyết được tất cả các vấn đề của CTR, phương pháp này vẫn còn một số bất lợi sau đây: Không phải tất cả các CTR đều có thể đốt được thuận lợi, ví dụ như chất thải có hàm lượng ẩm quá cao hay các thành phần không cháy cao (chất thải vô cơ). Vốn đầu tư ban đầu cao hơn so với các phương pháp xử lý khác bao gồm chi phí đầu tư xây dựng lò, chi phí vận hành và xử lý khí thải lớn. Việc thiết kế, vận hành lò đốt phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao, chế độ tập huấn tốt. Yêu cầu nhiên liệu đốt bổ sung nhằm duy trì nhiệt độ trong buồng đốt. Những tiềm năng tác động đến con người và môi trường có thể xảy ra, nếu các biện pháp kiểm soát quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo. Việc kiểm soát các vấn đề ô nhiễm do kim loại nặng từ quá trình đốt có thể gặp khó khăn đối với chất thải có chứa kim loại như Pb, Cr, Cd, Hg, Ni, As.... Lò hoạt động sau một thời gian phải ngừng để bảo dưỡng, làm gián đoạn quá trình xử lý. 3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ NHIỆT ĐỂ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN. Như ta được biết, hiện nay xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt đang rất được ưu chuộng, nhất là xử lý CTNH. Tuy nhiên, với rất nhiều công nghệ hiện hành khác nhau như hiện nay, việc lựa chọn một công nghệ xử lý hiệu quả đòi hỏi phải có sự xem xét , cân nhắc để quyết định một cách chính xác. Dưới đây là một số công nghệ xử lý bằng nhiệt phổ biến được đề cập đến như sau: 3.1. CÔNG NGHỆ ĐỐT CTR: Công nghệ đốt là một quá trình xử lý khá phức tạp. Trong quá trình cháy, các chất hữu cơ dạng rắn hoặc lỏng sẽ bị chuyển đổi sang pha khí. Các khí này qua các lưới đốt sẽ tiếp tục bị làm nóng lên, đến một nhiệt độ nào đó các hợp chất hữu cơ của chúng sẽ bị phân hủy thành các nguyên tử thành phần. Các nguyên tử này kết hợp với oxy và tạo nên các khí bền vững, các khí này sau khi qua các thiết bị kiểm soát ô nhiễm sẽ được thải vào bầu khí quyển. Quá trình đốt CTR là quá trình oxy hoá khử CTR bằng oxy không khí ở nhiệt độ cao. Lượng oxy sử dụng theo lý thuyết được xác định theo phương trình cháy: Chất thải rắn + O2( Sản phẩm cháy + Q (nhiệt) Với công nghệ này, ta có thể giảm thể tích của CTR đến 80 – 90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 8000C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt bao gồm: bụi, NOx, CO, CO2, SOx, THC, HCl, HF, Dioxin / Furan, hơi nước và tro. Năng lượng có thể được thu hồi nhờ quá trình trao đổi nhiệt từ khí sinh ra có nhiệt độ cao. 3.1.1.Các nguyên tắc cơ bản của quá trình cháy Để đạt được hiệu quả cao, quá trình cháy phải tuân thủ theo nguyên tắc 3T: nhiệt độ (Temperature) – độ xáo trộn (Turbulence) - thời gian lưu cháy (Time) Nhiệt độ (Temperature): phải bảo đảm đủ cao để phản ứng xảy ra nhanh và hoàn toàn, không tạo dioxin, đạt hiệu quả xử lý tối đa (nhiệt độ đốt đối với CTNH là trên 11000C, CTR sinh hoạt > 9000C). Nếu nhiệt độ quá cao, lưu lượng khí sinh ra quá lớn, ảnh hưởng đến thời gian lưu khí trong buồng thứ cấp có nghĩa là làm giảm sự tiếp xúc giữa không khí và khí gas, khói thải đen, nồng độ các chất ô nhiễm như CO, THC trong khí thải cao. Nếu nhiệt độ không đủ cao, phản ứng sẽ xảy ra không hoàn toàn và sản phẩm khí thải cũng có khói đen. Vì vậy, nếu nhiệt độ quá cao cũng như quá thấp thì sẽ làm giảm hiệu quả cháy. Độ xáo trộn (Turbulence): để tăng cường hiệu quả tiếp xúc giữa CTR cần đốt và chất oxy hoá, có thể đặt các tấm chắn trong buồng đốt hoặc tạo góc nghiêng thích hợp giữa dòng khí với béc phun để tăng khả năng xáo trộn. Độ xáo trộn có thể đánh giá thông qua yếu tố xáo trộn. F = 100%*[lượng không khí thực tế]/[lượng không khí lý thuyết] Trong đó: F là yếu tố xáo trộn. F càng lớn, hiệu quả xử lý càng cao. Thời gian (Time): thời gian lưu cháy đủ lâu để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn. Thời gian lưu cần thiết bảo đảm đốt cháy hoàn toàn của mỗi chất phụ thuộc vào bản chất của chất bị đốt và nhiệt độ đốt. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian khi hiệu quả phân huỷ đạt 99,99% các chất hữu cơ: Chất hữu cơ  Nhiệt độ phân huỷ (0C)    0,5 giây  1,0 giây  2,0 giây   Acetic anhydride  429  411  392   Aniline  782  761  741   Benzene  883  837  794   Butene  931  901  871   Carbon tetrachloride  1086  994  915   Chloroform  683  658  634   Dichlorobenzene  909  837  818   Ethane  872  845  819   Hexachlorobenzene  983  932  886   Hexachloroethane  781  731  685   Methane  994  950  908   Monochlorobenzene  1109  1003  913   Nitrobenzene  735  713  693   Pentachlorobiphenyl  762  742  722   Tetrachlorobenzene  1035  961  894   Toluene  748 – 1128  723 – 1218  700 – 1180   Trichlorobenzene  901  853  808   Vinyl chloride  768  745  724   Khi đốt CTNH, để hạn chế quá trình sinh ra Dioxin / Furan, thì nhiệt độ buồng đốt thứ cấp cần cao trên 11000C và thời gian lưu cháy tối thiểu là 2 giây. Các nguyên tắc trên liên hệ khắng khít với nhau, khi nhiệt độ phản ứng cao, xáo trộn tốt thì thời gian phản ứng giảm vẫn đảm bảo hiệu quả cháy cao. Ví dụ như xử lý những chất thải có thành phần xenllulô cao như giấy… khi đốt chỉ cần duy trì ở nhiệt độ 7600C, thời gian cháy tối thiểu là 0,5 giây. 3.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cháy, căn cứ trên phương trình cháy phân hủy: Các phản ứng tiếp theo để đốt cháy hoàn toàn sản phẩm cháy là: C + O2 ( CO2 + nhiệt CH4 + O2( CO2 + H2O + nhiệt. CO + ½ O2 ( CO2 + nhiệt. H2 + O2 ( H2O + nhiệt. Một cách tổng quát, phản ứng đốt cháy CTR diễn ra như sau: Từ phương trình phản ứng cho thấy nếu phản ứng đốt cháy chất hữu cơ xảy ra hoàn toàn thì sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Ngoài ra sự có mặt của các tạp chất như N, S sẽ phát sinh ra các khí axít như NOx, SOx. Ngoài các yếu tố nhiệt độ, thời gian lưu cháy, độ xáo trộn quyết định hiệu quả cháy, còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quá trình cháy như sau: a.Thành phần và tính chất của chất thải Thành phần hoá học của một số chất thải được cho trong bảng sau: Thành phần  Thành phần hoá học (% khối lượng)    Cacbon  Hydro  Oxy  Nitơ  Lưu huỳnh  Khác   Bệnh phẩm  50,8  9,35  39,85  Vết  -    Giấy  45,4  6,1  44,0  0,3  0,12  -   Cacton  44,0  5,9  44,6  0,3  0,2  5,0   Nhựa  59,8  8,3  19,0  1,0  0,3  6,0   Vải  55,0  6,6  31,2  4,6  0,15  -   Cao su  78,0  10,0  -  2,0  -  10,0   Thực phẩm  41,7  5,8  27,6  2,8  0,25    Rác vườn  49,2  6,5  36,1  2,9  0,35  -   Chú thích: Bệnh phẩm khô, không tính tro Thành phần cơ bản của chất thải là: C + H + O + N + S + A + W = 100% Trong đó C, H, O, N, S, A, W là phần trăm theo trọng lượng của các nguyên tố cacbon, hydro, oxy, nitơ, lưu huỳnh , tro và độ ẩm trong chất thải. Thành phần hoá học của chất thải có ảnh hưởng tới quá trình nhiệt phân và đốt cháy. Dựa vào thành phần hoá học của chất thải để tính được nhiệt trị của chất thải và tính toán lượng oxy cần thiết để đốt cháy hoàn toàn chất thải cũng như lượng khí thải hình thành, yếu tố này liên quan tới việc tính toán thời gian lưu cháy hoặc thể tích lò khi đốt chất thải. Cacbon (C) là thành phần cháy chủ yếu trong chất thải. Nhiệt trị của cacbon là 8000 kcal/kg. Nhiên liệu rắn chứa nhiều cacbon hơn nhiên liệu lỏng và khí, nhưng thành phần chất trợ cháy ít hơn. Chất thải có thành phần cacbon càng cao thì sản phẩm cháy CO2 càng nhiều. Hydro (H) là thành phần thứ hai của chất thải. Nhiệt trị thấp của Hydro lớn gấp bốn lần than. Hàm lượng hydro càng nhiều chất thải càng dễ bắt lửa. Chất thải dạng lỏng và khí có nhiều hydro hơn chất thải rắn. Lưu huỳnh (S) cũng là thành phần cháy nhưng toả nhiệt ít. Sản phẩm cháy của lưu huỳnh tạo thành khí SOx, gặp hơi nước có khả năng tạo thành axít gây ăn mòn các thiết bị. Khí SOx là dạng khí độc, lưu huỳnh là nguyên tố không mong muốn trong quá trình đốt. Oxy và nitơ là chất vô ích. Nó làm giảm thành phần cháy của chất thải. Độ tro (A) là yếu tố tiêu cực cho đốt chất thải. Độ tro càng cao, thành phần chất cháy càng giảm, gây đông kết ở trung tâm buồng đốt và đáy lò. Tro dễ phủ lên bề mặt tiếp nhiệt của buồng đốt làm giảm hiệu quả đốt. Độ ẩm (W) thể hiện mức độ chứa nước trong chất thải. Độ ẩm lớn, thành phần chất cháy giảm, làm nhiệt trị của chất thải giảm. Khi đốt, nhiệt trị bị hao phí một phần để làm bay hơi nước. Một chất thải có độ ẩm trên 95% hoặc một loại bùn thải có ít hơn 15% thành phần rắn sẽ được xem là không có khả năng đốt. Muối vô cơ: trong một hệ thống đốt thông thường, nếu chất thải giàu muối vô cơ, muối kiềm sẽ gây khó khăn cho quá trình đốt. Từng lượng nhỏ muối sẽ thăng hoa, sau đó tập trung trên bề mặt lò tạo nên một lớp xỉ hoặc đóng bánh làm giảm khả năng đốt của lò. b. Ảnh hưởng của hệ số cấp khí Hệ số cấp khí () là tỉ số giữa lượng không khí thực tế và lượng không khí lý thuyết, hay còn gọi là hệ số dư không khí, ảnh hưởng đến hiệu quả cháy. Hệ số dư không khí là một thông số quan trọng trong quá trình đốt chất thải, đặc biệt là trong công nghệ nhiệt phân, đây là yếu tố quan trọng để kiểm soát chế độ phân huỷ chất thải rắn. Hệ số cấp khí được biểu hiện bằng công thức sau:  Trong đó: Vtt là lượng không khí (oxy) được cấp vào buồng đốt. Vlt là lượng không khí lý thuyết (oxy) để oxy hoá hoàn toàn chất thải. Sự ảnh hưởng của không khí dư tới nhiệt độ của buồng đốt được biểu diễn như đồ thị sau:  Biểu đồ mối quan hệ giữa hệ số cấp khí và nhiệt độ buồng đốt  Ảnh hưởng của không khí dư tới nhiệt độ buồng đốt Giá trị  tăng hay giảm có liên quan tới sự tăng hay giảm nhiệt độ của lò đốt. Khi hệ số cấp khí tăng (trong vùng<1, thiếu khí), sự có mặt của oxy đã gây ra phản ứng cháy, toả nhiệt và làm tăng nhiệt độ. Để đảm bảo đốt triệt để chất thải rắn thì cần cấp dư khí, vì oxy cấp vào cho sự cháy là oxy không khí, trong đó có lẫn thành phần nitơ, khi ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng giữa oxy và nitơ. Do đó, thường tiến hành đốt ở chế độ cấp dư khí, nhưng nếu đưa không khí lạnh vào trong lò nhiều sẽ làm nguội lò, nhiệt độ giảm, gây tổn thất nhiệt. Các lò đốt hiện nay thường cấp dư khí trong khoảng 1,05(21,1. Từ biểu đồ cho thấy: khi đốt thiếu khí, nhiệt độ đốt cao nhưng quá trình cháy diễn ra không hoàn toàn, còn khi đốt dư khí thì quá trình đốt diễn ra hoàn toàn nhưng nhiệt độ buồng đốt thấp. Dựa vào đặc tính này nên công nghệ đốt nhiệt phân áp dụng đốt thiếu khí cho buồng sơ cấp và đốt dư khí cho buồng thứ cấp. Mỗi loại chất thải đem đốt có nhiệt trị khác nhau và lượng không khí lý thuyết cung cấp cho quá trình cháy cũng khác nhau. Hệ số dư không khí cho phép tính thể tích sản phẩm cháy và thể tích buồng đốt. Trong quá trình đốt, không phải lúc nào cũng có thể tính toán được lượng không khí cần cung cấp cho quá trình cháy vì thành phần của chất thải đầu vào luôn biến động, do đó cần phải kiểm soát quá trình đốt thông qua một số thông số khác để quá trình vận hành dễ dàng hơn như: nhiệt độ, hệ số dư không khí, nồng độ CO, CO2, Oxi, bụi Nhu cầu cấp khí của một số chất thải Chất thải  Lượng không khí lý thuyết (m3 không khí / kg chất thải)   Polyetylen  12,3   PET  4,2   Photoresist  5,7   Polystyren  10,0   Polyuretan  3,9   PVC  6,2   Giấy  3,1   Bệnh phẩm  3,1   Cacton  2,3   Nhựa  5,9   Vải  4,1   Cao su  9,2   Thực phẩm  3,6   Rác vườn  3,3   (Nguồn: Standard Handbook of Hazadous Waste Treatment and Disposal,Mc Graw-Hill) Trong các trường hợp cụ thể của quá trình đốt, ta có thể tính toán lượng không khí cần thiết cho quá trình đốt như sau: Đốt vừa đủ khí Lượng không khí cần thiết cho quá trình đốt CTR được tính toán dựa trên các phương trình phản ứng giữa thành phần cacbon, hydro và lưu huỳnh trong phần hữu cơ của CTR đô thị với oxy không khí như sau: Đốt dư khí Vì tính chất không đồng nhất của CTR nên khó đốt hoàn toàn CTR với một lượng vừa đủ không khí tính theo lý thuyết. Trong một số hệ thống đốt CTR, chế độ cấp dư khí được sử dụng nhằm đảm bảo sự xáo trộn tốt và mọi thành phần trong CTR tiếp xúc tốt với không khí. Lượng dư không khí cho quá trình đốt ảnh hưởng đến nhiệt độ và thành phần của khí đốt sinh ra. Khi phần trăm dư lượng không khí tăng, oxy trong khí lò tăng, nhiệt độ lò giảm. Do đó, điều chỉnh lượng không khí dư cung cấp là một phương pháp để kiểm soát nhiệt độ lò đốt. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các khí gây mùi trong thành phần của khói lò. Khi t0lò 9820C (18000F ) thì sự phát sinh các khí gây mùi như dioxin, furan, các chất hữu cơ bay hơi (VOC) và các chất độc tiềm tàng khác là thấp nhất. c. Nhiệt trị Nhiệt trị của chất thải rắn là lượng nhiệt sinh ra khi đốt hoàn toàn một đơn vị khối lượng CTR (kcal/kg). Nhiệt trị của CTR cần được quan tâm khi ứng dụng công nghệ đốt chất thải nhằm tận dụng năng lượng hoặc đốt kèm với nhiên liệu trong các công nghệ khác như đốt nồi hơi, nung clinker… Nhiệt trị có liên quan đến quá trình sinh nhiệt khi cháy. Nhiệt trị thấp của nhiên liệu rắn, lỏng tính theo công thức của Mendeleep: Q (kcal/kg) = 81C + 300H – 26 (O- S) – 6(9A + W) (Vì thành phần của clo, flo và nitơ thấp nên được bỏ qua trong tính toán nhiệt trị) Trong đó: C, H, O, S, A, A, W là phần trăm trọng lượng của các nguyên tố cacbon, hydro, oxy, lưu huỳnh, tro, ẩm trong chất thải. Nếu CTR có nhiệt trị không đáng kể thì đốt không phải là giải pháp xử lý thích hợp. Nói chung, nếu CTR có nhiệt trị thấp hơn 556 kcal/kg thì không có khả năng đốt. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ. Nhiệt trị một số thành phần của CTR được cho trong bảng sau: Thành phần  Nhiệt trị trung bình (kcal/kg)   Thực phẩm  1112   Rác làm vườn  1558   CTR sinh hoat  2501   Gỗ  4448   Giấy  4004   Carton  3894   Nhựa dẻo  7788   Cao su  5563   Vải  4194   Da  4194   (Nguồn: Standard Handbook of Hazadous Waste Treatment and Disposal, Mc Graw-Hill) Với công nghệ đốt nhiệt phân, thì nhiệt trị của CTR không phải là yếu tố quan trọng mà nhiệt hoá học có vai trò quan trọng hơn. Khi nhiệt phân chất thải, sinh ra khí gas, khí gas cháy sinh ra nhiệt. d. Năng lượng Năng lượng sinh ra từ quá trình đốt dưới 2 dạng bao gồm nhiệt năng của khí lò và một dạng nhiệt năng khác được chuyển hoá thành nhiệt của thành lò, nhiên liệu thêm vào, tro nhờ quá trình đối lưu, nhiệt, bức xạ... Việc tính toán để dự đoán nhiệt năng của quá trình đốt là rất cần thiết. Vì nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đốt có thể được thu hồi nhờ quá trình trao đổi nhiệt từ khí sinh ra có nhiệt độ cao. Nhiệt lượng thu hồi này có thể tận dụng cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt: lò hơi, lò luyện kim, lò nung, lò thủy tinh, máy phát điện... 3.1.3. Một số công nghệ đốt chất thải điển hình a. Các hệ thống lò đốt Các hệ thống lò đốt có thể được thiết kể để vận hành với 2 loại CTR: CTR chưa phân loại và CTR đã phân loại (phần còn lại sau khi đã tách phần có khả năng tái sinh được đem đi đốt). Hệ thống lò đốt CTR chưa phân loại Trong hệ thống này, CTR phải được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào phễu lò đốt. Trước khi chuyển CTR vào phễu lò đốt, người điều khiển cần trục phải loại bỏ bằng phương pháp thủ công - những vật không thích hợp với lò đốt. Tuy nhiên, giả định rằng toàn bộ CTR đều có thể cho vào hệ thống bao gồm chất không cháy có kích thước lớn (như tủ lạnh...) và thậm chí là những chất nguy hại tiềm tàng. Do đó, hệ thống lò đốt phải được thiết kế sao cho có thể vận hành với những chất thải như thế mà không làm hỏng thiết bị hay làm bị thương người vận hành. Giá trị nhiệt trị tạo ra bởi CTR chưa phân loại này thay đổi rất lớn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa trong năm, và nguồn gốc phát sinh. Mặc dù còn nhiều điểm hạn chế, hệ thống này vẫn được ưu tiên sử dụng và phổ biến. Một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống lò đốt này là hệ thống ghi lò. Nó gồm nhiều chức năng: vận chuyển CTR trong lò, trộn đều CTR, phân phối không khí vào lò. Có nhiều loại ghi lò khác nhau phụ thuộc vào kiểu chuyển động, kiểu rung và quay. Hệ thống lò đốt CTR đã phân loại (RDF) Hệ thống lò đốt đã phân loại tại nguồn là cải tiến của hệ thống lò đốt chưa phân loại tại nguồn. Trong lò đốt, RDF được đốt trên một ghi lò di động. Hệ thống lò đốt phải được thiết kế đặc biệt cho RDF, đôi khi lò hơi sử dụng than đá cũng có trang bị thêm bộ phận đốt RDF hay phối trộn than đá và RDF, hiệu quả cao.  Đặc điểm củahệ thống lò đốt RDF có hiệu quả cao về năng lượng, độ ẩm và tro. RDF có thể ở dạng sợi nhỏ, viên tròn hay hình khối. Chi phí lò cao nhưng thuận lợi trong việc vận chuyển và lưu trữ. Các dạng RDF đều có thể đốt cháy riêng hay trộn với than đá. So với CTR chưa phân loại tại nguồn, RDF có nhiệt trị cao, hệ thống lò đốt RDF nhỏ gọn và hiệu quả hơn nhiều lần do bởi tính đồng nhất của RDF nên hệ thống được kiểm soát tốt hơn và thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí cũng hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hệ thống ngoại vi được thiết kế thích hợp nên có thể xử lý tốt kim loại, nhựa và những thành phần tạo khí nguy hại khác. b.Đốt hở thủ công Đây là kỹ thuật đốt chất thải đã có từ rất lâu. CTR được đổ hoặc vun thành đống trên mặt đất rồi đốt, không có thiết bị hỗ trợ. Với phương pháp này, quá trình đốt không triệt để, không có hệ thống kiểm soát khí thải nên gây ô nhiễm môi trường không khí và vì cháy hở nên dễ gây sự cố nguy hiểm.Phương pháp đốt hở thủ công tiện lợi để đốt các chất nổ như thuốc nổ TNT, Dynamite. Để đốt các loại chất thải có khả năng cháy nổ cao người ta đốt trong các lò hở, nhưng lò được xây hoặc đào sâu xuống đất, hoặc lò có thêm các thiết bị phụ trợ để quá trình đốt được an toàn. c. Đốt bằng các thiết bị chuyên dụng Với các tác hại nghiêm trọng về mặt môi trường khi đốt hở thủ công, các hệ thống đốt CTR đã ra đời với rất nhiều mẫu thiết kế khác nhau và ngày càng được cải tiến nhằm làm tăng tính hiệu quả cho quá trình đốt. Cấu tạo của các thiết bị đốt chuyên dụng đốt chất thải thường có những thành phần sau: Bộ phận nhận chất thải và bảo quản chất thải. Bộ phận nghiền và phối trộn chất thải. Bộ phận cấp chất thải Buồng đốt sơ cấp. Buồng đốt thứ cấp. Thiết bị làm nguội khí hay nồi hơi chạy bằng nhiệt dư để giảm nhiệt độ. Hệ thống rửa khí. Quạt hút để hút không khí vào lò khi duy trì áp suất âm. Ống khói Tuy nhiên, một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống lò đốt là hệ thống ghi lò. Nó gồm nhiều chức năng: vận chuyển CTR trong lò, trộn đều CTR, bơm không khí vào lò. Có nhiều loại ghi lò khác nhau phụ thuộc vào kiểu chuyển động, kiểu rung và quay. Những lò đốt khác nhau thì chủ yếu khác nhau về buồng đốt sơ cấp. Dưới đây là một số hệ thống đốt CTR với các ưu nhược điểm riêng thích hợp cho từng loại chất thải cũng như thành phần chất thải và điều kiện kinh tế của đơn vị đầu tư. Lò đốt một cấp Là một trong những kỹ thuật đốt ra đời sớm, sử dụng trước những năm 1960, chưa đạt tiêu chuẩn qui định đối với khí thải sinh ra do đốt. Cấu tạo của lò tương đối đơn giản, chủ yếu gồm buồng đốt để đốt hỗn hợp CTR và vật liệu cháy. Buồng đốt được chia làm 2 ngăn nhờ ghi lò: ngăn trên chứa CTR cần thiêu huỷ, ngăn dưới để đốt vật liệu nhằm cung cấp nhiệt và duy trì nhiệt độ đốt. Trong buồng đốt, CTR được đốt trên ghi lò (không có béc đốt hoặc có bộ phận đốt hỗ trợ với béc đốt). Vật liệu lò thường là gạch đất nung nên tuổi thọ không cao. Nguồn nguyên liệu cung cấp nhiệt cho lò chủ yếu là củi gỗ, mùn cưa ... Mặc dù lò một cấp cũng là một thiết bị đốt chuyên dụng nhưng nếu xét toàn bộ quá trình thì cũng có thể xem đây là quy trình thủ công hở bởi nhiệt độ, bụi, khí thải không được kiểm soát mà đưa trực tiếp vào không khí. Các công việc như đưa CTR vào lò, cung cấp nguyên liệu cháy, điều khiển quá trình cháy, thu hồi tro thải đều do công nhân lò đốt thực hiện theo phương thức thủ công.  Sơ đồ cấu tạo của lò một cấp Một số ưu điểm và nhược điểm của lò đốt một cấp là: Nhược điểm Không giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải Năng suất thấp. Phụ thuộc nhiều vào thời tiết Cần nhiều công nhân cho một ca làm việc, điều kiện làm việc của công nhân rất nặng nhọc, độc hại, dễ bị các bệnh nghề nghiệp. Lò vận hành không liên tục, thời gian nghỉ giữa hai mẻ đốt lớn. Hiệu quả đốt của lò thấp. Ưu điểm: Thiết kế và xây dựng lò khá đơn giản, Chi phí xây dựng lò thấp. Sử dụng lò đốt thủ công để xử lý CTR không cần diện tích đất và thời gian nhiều như các phương pháp phân huỷ CTR nhờ chôn lấp. Lò đốt nhiều cấp Là loại lò đốt chất thải dạng bùn đặc từ các nhà máy xử lý nước thải, có thể đốt triệt để chất thải, khí thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn quy định. Cấu tạo của lò đốt nhiều cấp được thể hiện như sau:  Lò đốt nhiều cấp được thiết kế gồm những đơn nguyên liên tiếp vòng quanh, cái này ở trên cái kia. Thường có từ 5 - 9 đơn nguyên cho một kiểu lò điển hình. Với một trục thẳng đứng ở trung tâm của hệ thống, mỗi đơn nguyên có một cánh khuấy được gắn vào trục trung tâm, tạo ra các khoang rỗng hình vanh khuyênh ở bên trong lò đốt. CTR sau khi đưa vào lò sẽ được lưu trữ lại các khoang rỗng này. Răng của các cánh khuấy sẽ cào bùn vào trong các lỗ hình vành khuyên và hướng về phía tâm của buồng lò, nơi bùn sẽ rơi xuống các cạnh của lớp chịu nhiệt và đi xuống đơn nguyên tiếp theo. Hệ thống cấp khí được thiết kế ở phía dưới của hệ thống. Nhiệt độ tối thiểu của lò 7600F và thời gian lưu ít nhất là 0,5 s để có thể phân huỷ phần lớn các hợp chất hữu cơ. Lò đốt chất lỏng Lò đốt chất lỏng gồm một thùng sắt chịu nhiệt hình trụ, một lớp vật liệu nền như cát sillic, đá vôi và các vật liệu gốm…, một đĩa đỡ dạng lưới sắt và một miệng cấp khí. Lớp vật liệu nền sẽ được "lỏng hoá" nhờ khí nén ở áp suất cao. CTR đô thị, than,… được đưa vào lò đốt ở vị trí trên mặt hoặc dưới đáy lớp vật liệu nền đã được lỏng hoá ở nhiệt độ cao. Chất thải nguy hại lỏng được đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay vùng cháy của lò phụ thuộc vào nhiệt trị của CTR. Chất lỏng sôi trong lò có nhiệm vụ xáo trộn đều và truyền nhiệt cho CTR, có thể bổ sung thêm gas hoặc dầu nhằm tăng nhiệt độ của chất lỏng trong lò. Lò được duy trì ở nhiệt độ khoảng 10000C. Thời gian lưu của chất thải lỏng trong lò từ vài phần giây đến 2,5 giây. Sau khi nhiệt độ đã tăng đến nhiệt độ yêu cầu thì không cần bổ sung thêm gas / dầu vì lớp chất lỏng có khả năng duy trì nhiệt độ đến 24 giờ. Loại, hình dáng, kích cỡ của lò đốt chất lỏng phụ thuộc vào tính chất của CTR, thiết kế béc phun, tường lò và điều kiện cấp khí. Lò đốt chất lỏng được ứng dụng để xử lý nhiều loại chất thải khác nhau như: CTR đô thị, bùn, than và nhiều loại hoá chất khác, kể cả hoá chất nguy hại. Khi sử dụng lò đốt chất lỏng với vật liệu nền là đá vôi cho phép xử lý CTR có hàm lượng lưu huỳnh cao với sự phát sinh khí SO2 là ít nhất. Ưu điểm Đốt được chất thải lỏng nguy hại. Không yêu cầu lấy tro thường xuyên. Thay đổi nhiệt độ nhanh chóng theo tốc độ nhập liệu. Chi phí bảo trì thấp. Nhược điểm Chỉ áp dụng được đối với các chất lỏng có thể nguyên tử hoá. Cần cung cấp khí, nhiên liệu phụ như gas/dầu để quá trình cháy triệt để hơn, tránh ngọn lửa tác động lên gạch chịu lửa. Dễ bị nghẹt béc phun khi chất thải lỏng có cặn. Lò đốt thùng quay Đây là loại lò đốt chất thải có nhiều ưu điểm bởi quá trình xáo trộn CTR tốt, đạt hiệu quả cao và hiện nay, được sử dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến. Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy hại dạng rắn, bùn, cặn và cả dạng lỏng. Ở Mỹ, lò đốt thùng quay chiếm tới 75% số lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt tầng sôi chiếm 10%, còn lại 15% là các loại lò khác. Thùng quay hoạt động ở nhiệt độ khoảng 11000C, sử dụng chất thải nguy hại làm nguyên liệu. Đây là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với nhiên liệu thông thường khác để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt như: nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò nấu thủy tinh, lò nung xi măng... Lượng chất thải bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 12 - 25% tổng lượng nhiên liệu.  Mô hình lò đốt thùng quay Lò đốt thùng quay là lò đốt hai cấp gồm: buồng sơ cấp và buồng thứ cấp Lò sơ cấp: Lò sơ cấp là một trống quay hình trụ chịu nhiệt, quay với tốc độ điều chỉnh được (0,5 - 1 vòng/phút), có nhiệm vụ đảo trộn CTR trong quá trình cháy. Lò đốt được đặt hơi dốc với độ nghiêng 1 - 5 %, nhằm tăng thời gian cháy của chất thải và vận chuyển tự động tro ra khỏi lò đốt. CTR được nạp vào từ phía trên của lò dưới dạng nén hay thuỷ lực tuỳ thuộc vào tính chất lý học của chất thải. Khi đốt CTR, lò sơ cấp quay giúp cho cho quá trình xử lý được triệt để. Thời gian lưu của CTR trong lò là 0,5 - 1,5 giờ, lượng chất thải nạp vào chiếm 20% thể tích lò. Phần đầu của lò đốt có lắp một bec phun dầu hoặc gas kèm quạt cung cấp cho quá trình đốt nhiên liệu nhằm đốt nóng hệ thống lò đốt. Tốc độ phun gas vào lò khoảng 3,1 m/s nhằm hạn chế tối đa sự thất thoát. Khi nhiệt độ lò đạt 8000C thì CTR mới được đưa vào để đốt. Trong buồng đốt sơ cấp, nhiệt độ lò quay được khống chế từ 800 - 9000C, nếu chất thải cháy tạo đủ năng lượng giữ được nhiệt độ này thì bộ đốt phun dầu/gas tự động ngắt. Khi nhiệt độ hạ thấp hơn 8000C thì bộ đốt tự động làm việc trở lại. Sản phẩm khí sinh ra trong quá trình đốt ở lò sơ cấp được đốt tiếp tục ở buồng thứ cấp. Buồng đốt thứ cấp (buồng đốt phụ) Đây là buồng đốt tĩnh, nhằm để đốt các sản phẩm bay hơi, chưa cháy hết bay lên từ buồng sơ cấp. Nhiệt độ ở đây thường từ 950 – 11000C. Thời gian lưu của khí cháy ở buồng thứ cấp từ 1,5 - 2 giây. Hàm lượng oxy dư tối thiểu cho quá trình cháy là 6%. Buồng thứ cấp có các tấm hướng dòng để khí thải vừa được thổi qua vùng lửa cháy của bộ phận đốt dầu phun vừa được xáo trộn mãnh liệt để cháy triệt để. Khí thải sau đó được làm nguội và qua hệ thống xử lý trước khi qua ống khỏi thải ra môi trường. Kích thước cơ bản: Đường kính:1,5-3,6m, chiều dài: 3-9m Sao cho: đường kính/chiều dài = 4/1 Ưu điểm Áp dụng cho cả chất thải rắn và lỏng Có thể đốt riêng chất lỏng và chất rắn hoặc đốt kết hợp. Không bị nghẹt gi lò (vỉ lò) do quá trình nấu chảy. Có thể nạp chất thải ở dạng thùng hoặc khối. Linh động trong cơ cấu nạp liệu. Cung cấp khả năng xáo trộn chất thải và không khí cao. Lấy tro liên tục mà không ảnh hưởng đến quá trình cháy. Kiểm soát được thời gian lưu của chất thải lỏng trong thiết bị. Có thể nạp chất thải trực tiếp mà không cần phải xử lý sơ bộ gia nhiệt chất thải. Có thể vận hành ở nhiệt độ trên 14000C. Nhược điểm Lôi cuốn các hạt, phân tử vào trong dòng khí gas, thành phần tro trong khí thải cao. Gia công lò khó. Chi phí đầu tư cao. Vận hành phức tạp. Yêu cầu lượng khí dư lớn do thất thoát qua các khớp nối. Tổn thất nhiệt đáng kể trong tro thải. Chất thải vô cơ có thể kết xỉ gây khó khăn cho công tác bảo trì, bảo dưỡng thùng quay. Lò đốt tầng sôi  Quy trình hệ thống đốt tầng sôi Thuộc loại lò đốt tĩnh, có lót một lớp gạch chịu lửa bên trong để làm việc với nhiệt độ cao. Đặc điểm của lò là luôn chứa một lớp cát dày 40 – 50 cm với vai trò nhận nhiệt và giữ nhiệt cho lò đốt, bổ sung nhiệt cho CTR ướt. Lớp cát được gió thổi xáo động làm CTR bị tơi ra, xáo trộn theo nên cháy dễ dàng. Chất thải lỏng khi bơm vào lò sẽ bám dính lên bề mặt các hạt cát nóng đang xáo động, nhờ vậy sẽ bị đốt cháy còn thành phần nước sẽ bay hơi hoàn toàn. Gió thổi mạnh vào dưới lớp vỉ đỡ có lỗ nên gió sẽ phân bố đều dưới đáy lò làm lớp đệm cát cùng các phế liệu rắn, nhão đều được thổi tơi, tạo điều kiện cháy triệt để. Khoang phía dưới lò (trên lớp vỉ phân bố gió), là khu vực cháy sơ cấp có nhiệt độ buồng đốt từ 850 – 9200C, còn khoang phía trên phình to hơn là khu vực cháy thứ cấp có nhiệt độ cháy cao hơn (990 – 11000C) để đốt cháy hoàn toàn CTR. Trong lò đốt tầng sôi cần duy trì một lượng cát nhất định nhằm tạo một lớp đệm giữ nhiệt ổn định và hỗ trợ cho quá trình sôi của lớp chất thải đưa vào lò đốt. Khí thải sau đó được làm nguội và qua hệ thống xử lý trước khi qua ống khói thải ra môi trường. Không khí cấp vào lò với lượng dư 25 – 150% so với lý thuyết. Ưu điểm Có thể xử lý cả ba dạng chất thải rắn, lỏng và khí. Thiết kế đơn giản và hiệu quả nhiệt cao. Nhiệt độ khí thải thấp và lượng khí dư yêu cầu nhỏ. Hiệu quả đốt cao do bề mặt tiếp xúc lớn. Lượng nhập liệu không cần cố định. Nhược điểm Khó tách phần không cháy được. Lớp dịch chuyển phải được tu sửa và bảo trì. Lớp đệm có khả năng bị phá vỡ. Cần khống chế nhiệt độ đốt vì nếu cao hơn 8500C có khả năng phá vỡ lớp đệm. Chưa được sử dụng nhiều trong xử lý chất thải nguy hại. 3.2. CÔNG NGHỆ PLASMA: Công nghệ Plasma (PGM) là gì? Công nghệ Plasma PGM là công nghệ hoạt động theo mô hình khép kín. Chất thải được đưa vào buồng phản ứng trục đứng, sau đó qua ba giai đoạn xử lý: Ngọn lửa plasma phun vào chất thải (nhiệt độ plasma 70.000 0C có thể nung chảy chất vô cơ của rác thải ở đáy lò phản ứng). Giai đoạn khí hoá (chủ yếu sinh ra khí CO và H2, các dòng khí nóng sẽ bốc lên theo hướng ngược chiều với khối chất thải) và giai đoạn nhiệt phân, nơi chất hữu cơ bị phân hủy chuyển đổi và kết hợp cùng các khí hóa khác tạo thành khí tổng hợp (như khí nhiên liệu - fuel gas), gọi tắt là syngas. Dòng khí này được dẫn ra khỏi lò phản ứng và trở thành nguyên liệu trong các công đoạn tạo thành năng lượng. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG PLASMA PGM  Ưu điểm của Plasma PGM Không cần xử lý hoặc phân loại rác trước như các phương pháp, công nghệ khác. Phạm vi xử lý rộng và sử dụng nhiệt độ rất cao giúp công nghệ này có thể xử lý tất cả các loại chất thải y tế và chất thải nguy hại (kể cả các loại bệnh phẩm và chất thải dạng lỏng…). Đây cũng là cơ sở có thể mang lại sự tiết kiệm dài hạn. Có khả năng sản sinh ra năng lượng sạch, hoặc các nguyên tố…mà có thể sử dụng hoặc tái sử dụng ở những nơi khác. Công nghệ này cũng có thể giúp chúng ta giảm đi sự phụ thuộc của con người vào nguồn nhiên liệu tự nhiên, giảm lượng khí thải gây ô nhiễm và thu nhỏ diện tích của bãi rác. Ngoài ra Plasma PGM - công nghệ thân thiện môi trường. Vì sản phẩm sau khi xử lý bằng phương pháp Plasma PGM có tính trơ (xỉ thải chứa từ 2- 4% thủy tinh hóa lành tính), thỏa mãn hầu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường thế giới. Sau khi đốt một tấn rác thải, chúng ta sẽ thu được khoảng 1.200 m3 syngas trong khi lượng khí thải rất thấp, chỉ khoảng 120m3 CO2 so với 6000m3 khi đốt bằng lò thường. Các loại nhiên liệu khí tổng hợp này có thể tạo ra năng lượng dùng cho nhà máy hoặc các nhu cầu công nghiệp khác. Đặc biệt, công nghệ Plasma PGM không gây ảnh hưởng xấu đến nước ngầm, nước mặt hoặc đất đai. Bên cạnh đó, ở mức độ triển khai quy mô lớn, công nghệ Plasma PGM cho phép ba quá trình riêng biệt được thực hiện đồng thời trong một lò phản ứng. Chi phí đầu tư cho một lò đốt công nghệ Plasma PGM ngang bằng một lò đốt thông thường, nhưng công nghệ này đã bao gồm công đoạn thủy tinh hóa dư lượng chất rắn, tiết kiệm khâu xử lý tro. 3.3. CÔNG NGHỆ KHÍ HOÁ 3.3.1.Khí hoá là gì? Khí hóa có thể được định nghĩa phổ biến như là sự chuyển đổi nhiệt hóa của cacbon rắn hoặc lỏng trong sản phẩm khí dễ cháy bằng việc cung cấp một tác nhân khí hóa (sự kết hợp các khí khác). Quá trình khí hóa là quá trình đốt các loại vật liệu trong điều kiện thiếu oxy. Gồm có quá trình khí hóa trực tiếp và khí hóa gián tiếp. Quá trình khí hóa trực tiếp xảy ra khi chất xúc tác oxi hóa được sử dụng làm oxihóa từng phần các chất tham gia. Phản ứng oxi hóa cung cấp năng lượng để giữ cho nhiệt độ của quá trình tăng lên. Nếu quá trình không xảy ra với chất oxi hóa, nó được gọi là quá trình khí hóa gián tiếp và cần phải có nguồn năng lượng bên ngoài. Hơi nước được sử dụng phổ biến nhất như là tác nhân của quá trình khí hóa gián tiếp bởi vì nó dễ dàng được tạo ra và gia tăng hàm lượng hydro của khí gay cháy. Sự nhiệt phân là một quá trình khí hóa gián tiếp với khí gas trơ giống như chất xúc tác. Kết quả từ quá trình khí hóa và thay đổi với nhiệt độ tại tiến trình được thực thi, ba phần lớn đầu ra là: Khí dễ cháy Phần chất rắn (hắc ín và dầu) Cacbon nguyên chất và những vật liệu trơ ban đầu. 3.3.2. Hệ thống khí hóa Một hệ thống khí hóa tiêu biểu được tạo bởi ba yếu tố chính: Lò khí hóa dùng cho tạo ra khí đốt, hệ thống làm sạch khí gas được dùng để loại bỏ những những thành phần hỗn hợp từ khí gas bị đốt cháy, và hệ thống phục hồi năng lượng. Hệ thống kết hợp với hệ thống con phù hợp để điều khiển những tác động của môi trường (ô nhiễm không khí, những sản phẩm rác thải cứng, ô nhiễm nước…). a. Lò khí hoá: Một lò khí hoá gồm có 3 phần sau: Lò khí hóa là một lò phản ứng trong đó quá trình chuyển đổi của một quá trình khí hóa trực tiếp với oxi nguyên chất có những thuận lợi giống như quá trình khí hóa gián tiếp. Tuy nhiên, giá thành của oxi được ước lượng là lớn hơn 20% tổng toàn bộ giá thành về điện. Buồng cố định (Fixed bed) Buồng cố định của lò phản ứng đứng được dùng nhiều nhất trong quá trình khí hóa của máy khí hóa và được chia ra làm 2 phần: phần khí hóa trên và phần khí hóa dưới. Dòng khí hóa trên là phần khí hóa dòng ngược, ở đây phế thải được đưa vào từ đỉnh trong khi không khí được đưa vào từ đáy của lò phản ứng. Bên trong lò phản ứng, các phế thải rắn chuyển thành khí có thể cháy trong suốt quá trình di chuyển xuống dưới lò. Phế thải được xử lý từ bắt đầu từ lúc phế thải ở đỉnh lò gồm: Làm khô, nhiệt phân, nén và đốt. Ở vùng đốt, nhiệt độ cao nhất của lò phản ứng cao hơn 12000 C. Cũng như cấu hình của phần khí hóa trên, hắc ín lấy từ vùng nhiệt phân được mang ra theo chiều lên trên do dòng chảy của khí gas nóng: kết quả là những sản phẩm của gas chứa lượng lớn hắc ín. Tiêu biểu, hơi nóng của gas được chuyển đổi lại bằng sự trao đổi nhiệt trực tiếp với những phế thải đầu vào. Trong phần khí hóa dưới, xuôi dòng, vật liệu than được đưa vào từ đỉnh, không khí được được đưa vào từ phía trên sườn lò trong khi khí gas cháy được lấy ra ở phía dưới sườn lò, hơi nhiệt phân cho phép ảnh hưởng đến sự bẻ gãy về nhiệt cửa hắc ín. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ bên trong không hiệu quả bằng phần trao đổi khí phía trên Buồng hóa lỏng (Fluidisedd bed): Sự hóa lỏng là một thuật ngữ ứng dụng cho tiến trình mà nhờ đó buồng cố định hoạt động tốt, điển hình là cát silic, được biến đổi thành trạng thái lỏng bằng cách tiếp xúc với luồng gas hướng lên (chất xúc tác quá trình khí hóa). Quá trình khí hóa ở vùng hóa lỏng ban đầu phát triển để giải quyết những vấn đề hoạt động của buồng hóa lỏng liên quan đến những phế thải với lượng lớn tro, nhưng chủ yếu làm tăng hiệu suất. Hiệu suất của buồng hóa lỏng bằng khoảng 5 lần ở phần buồng cố định, với giá trị khoảng 2000 kg/(m2h). Buồng hóa lỏng lò phản ứng là những loại khí hóa với các vùng phản ứng khác nhau. Chúng hoạt động ở buồng cách ly về nhiệt tại nhiệt độ thường vào khoảng 700-9000C, thấp hơn nhiệt độ tối đa tại buồng cố định. b. Hệ thống làm sạch khí (tiền xử lý gas): Quá trình tiền xử lý gas được sử dụng để trành ô nhiễm môi trường và các thành phần nguy hiểm, cho hệ thống phục hồi năng lượng hoặc để tăng giá trị nhiệt độ và dung lượng hydrogen. Sự thiết kế hệ thống tiền xử lý phụ thuộc nguyên tắc những công nghệ phục hồi năng lượng trong sử dụng. Quá trình bẻ gãy bằng nhiệt Những rác lấy ra từ nhựa đường có liên kết rất bền vững và rất cứng để bẻ gãy bằng phương pháp nhiệt. Nhiệt độ đòi hỏi vào khoảng 1000-13000C. Hai phương pháp cạnh tranh được sử dụng trong bình không đổi để đạt được nhiệt độ bẻ gãy: sử dụng nhiệt độ của vùng lò đốt và/hoặc gia tăng của quá trình thời gian. Vài ứng dụng hiện đại để chỉnh sửa phần lò phía dưới với chu trình bên trong của gas, đề ra ứng dụng mô hình khí hóa tự động, có thể đạt được hắc in ở mức thập hơn 50 mg/Nm3. Bẻ gãy xúc tác Tiến trình bẻ gãy xúc tác cho sự chuyển đổi nhựa đường cần phản ứng ở nhiệt độ 800 – 900 0C. Quá trình có thể được thực thực thi ở cả buồng hóa lỏng với việc thêm vào chất xúc tác hoặc một lò phàn ứng đặc biệt bên dưới bình khí hóa. Phương pháp đầu tiên sử dụng nhiệt độ của lò phản ứng nhưng tuổi thọ của chất xúc tác không được lâu. Với lò phản ứng thứ hai, chất xúc tác được bạo vệ bởi bộ phận thụ động nhưng đòi hỏi phải thêm vào oxy để oxi hóa khí và gia tăng nghiệt độ. c. Hệ thống phục hồi năng lượng (ERS). Chu kỳ hơi Chu kỳ hơi là sự lựa chọn đơn giản nhất cho việc phục hồi năng lượng. Nó không cần quá trìnhtiền xử lý gas, bởi vì khí thải được đốt trong bộ đốt và không thể phá hủy nồi hơi. Hiệu suất mạng điện tối đa của nhà máy chu kỳ khí hơi khoảng 23%, có thể so sánh với một lò đốt rác hoạt động tốt. Giới hạn của một lò đốt rác cổ điển và nồi hơi chu kỳ hơi khí hóa là nhiệt độ kim loại của ống quá nhiệt, giới hạn thông thường nhỏ hơn 450C để tránh sự ăn mòn quá nhiều bằng HCl có thể có mặt trong ống hơi. Những kết quả giới hạn này ở nhiệt độ dòng hơi thấp hơn so với nhiệt độ turbin và thật vậy toàn bộ hiệu suất điện của nhà máy thấp. Trong nhà máy chu kỳ khí hơi, giới hạn này có thể khắc phục được bằng phương pháp tiền xử lý ga hoặc tích hợp với nhà máy nhiệt điện. Việc tiền xử lý gas có thể loại bỏ được HCl trước khi nó đi vào bình đốt, thật vậy ngọn lựa của gas sạch trong các bếp lò hiện đại cho phép dòng nhiệt độ 5200C, với hiệu suất điện được cải thiện 6%. Sự tích hợp với những nhà máy năng lượng thông thường được gọi “co-firing”: nó cho phép gia tăng sự biểu diễn thuận lợi của chu kỳ dòng hiệu suất cao của nhà máy nhiệt điện. Thông thường, một hệ thống đốt chung được thể hiện trong hai cấu hình tiêu biểu như: đặt bộ đốt gas trong bếp gas riêng biệt chỉ cho giai đoạn bay hơi nước hay là bình đốt gas giống như bếp đốt chất đốt nguyên thủy Động cơ Động cơ đốt tia lửa, thường sử dụng với xăng hoặc dầu lửa, có thể vận hành bằng riêng gas. Động cơ diesel có thể được chuyển đổi thành hoạt động bằng gas sử dụng tỷ lệ áp suất thấp và quá trình cài đặt hệ thống đánh lửa. Bởi vì giá trị nhiệt thấp hơn, động cơ chuyển thành gas với hiệu suất thấp hơn lúc không chuyển; tuy nhiên một động cơ hiện đại có thể được chỉnh sửa để có thể đạt được trên 25% lưới điện đầu ra. Những động cơ có thuận lợi được mạnh mẽ và có dung sai lớn hơn gây ra ô nhiễm lớn hơn turbin gas. Trái lại nếu nếu khí gas bị ép vào trong bình chứa giống điều kiện như turbin gas sẽ dẫn đến kết quả. Khuyết điểm của động cơ là gia tăng châm hiệu suất sử dụng mẫu chu kỳ tổng hợp và tỷ lệ nghèo về kinh tế. Turbine khí Nhà máy điện dựa trên chu kỳ kết hợp tiên tiến, turbin khí có thể cho phép hiệu suất khoảng 60%. Hiệu suất điện đầu ra thấp hơn 40% bởi vì sự tiêu tốn gas ở quá trình tiền xử lý. Chu trình phục hồi hóa học là một sự lựa chọn mới và rất thu hút. Trong trường hợp này, năng lượng trong turbin xả khí ra được sử dụng để nuôi tiến trình tiền xử lý gas, như là một tiến trình xúc tác hoặc tiến trình chuyển đổi hơi. Một turbin khí điển hình phải phù hợp với LHV thấp: cho sự khởi động pha trên, sự đốt cho phép sự hoạt động nhiên liệu lưỡng đôi và buồng đốt lâu hơn cần thiết để cải thiện sử điều khiển của sự phát ra CO. 3.3.3. Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình khí hoá: Trong một nồi hơi, vật liệu trải qua quá trình cacbon khác nhau:  Nhiệt phân các nhiên liệu cacbon Khí hoá của than Nhiệt phân (hoặc devolatilization) quá trình xảy ra làm cho hạt carbonaceous nóng lên. Chất dễ bay hơi được giải phóng và than được sản xuất. Quá trình này phụ thuộc vào tính chất của vật liệu cacbon, cấu trúc và thành phần của các tro than, sau đó sẽ trải qua các phản ứng khí hóa. Đốt quá trình tạo ra sản phẩm dễ bay hơi và than phản ứng với oxy để tạo thành carbon dioxide và khí carbon monoxide , cung cấp nhiệt cho các phản ứng khí hoá sau này. Phản ứng cơ bản ở đây là  Quá trình khí hóa xảy : than phản ứng với điôxít cacbon và hơi nước để sản xuất khí carbon monoxide và hydro, thông qua phản ứng  Ngoài ra, đảo ngược khí giai đoạn nước phản ứng thay đổi khí đạt đến trạng thái cân bằng rất nhanh ở nhiệt độ trong nồi hơi. Điều này cân bằng nồng độ của khí carbon monoxide, hơi nước, carbon dioxide và hydrogen. Về bản chất, oxy hoặc không khí được đưa vào lò phản ứng đốt chát chất hữu cơ để sản xuất khí carbon monoxide và năng lượng , trong phản ứng thứ hai có thể chuyển hóa chất hữu cơ thành hydro và carbon dioxide . 3.3.4. Một số ứng dụng của công nghệ khí hóa Công nghệ khí hóa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: khí hóa than, khí hoá trấu dùng trong lò đốt gạch, khí hóa lỏng… Tuy nhiên ta chỉ quan tâm đến côngnghệ khí hóa trong chất thải rắn. Đầu vào của quá trình khí hoá chất thải rắn:để có một tiến trình khí hóa đúng và hiệu quả, thì đòi hỏi đầy đủ vậy liệu carbon đồng nhất. Do đó có rất nhiều loại rác không thể được xử lý trong tiến trình khí hóa và tất nhiên một quá trình tiền xử lý được đòi hỏi. Thay vì có rất nhiều loại rác mà phù hợp trực tiếp cho tiến trình như là: rác giấy ở nhà máy, nhựa tổng hợp, rác thải công nghiệp chế biến gỗ, những rác thải ở vùng đồng quê… 3.4. CÔNG NGHỆ NHIỆT PHÂN Nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học CTR ở nhiệt độ cao trong điều kiện thiếu oxy. Phản ứng quan trọng nhất trong quá trình nhiệt phân là bẻ gãy mạch liên kết C – C, không có xúc tác, chúng tạo thành những gốc tự do và có đặc tính chuỗi, nhiệt độ càng tăng thì sự cắt mạch càng sâu. Sản phẩm của quá trình nhiệt phân CTR thu được gồm các chất ở dạng khí, lỏng và rắn. Ở nhiệt độ cao, các sản phẩm dạng lỏng một mặt bị hoá hơi và mặt khác tiếp tục bị nhiệt phân cắt mạch tạo thành các sản phẩm đơn giản hơn. Chất rắn hay sản phẩm cốc hoá thu được là do sự phân hoá hydrocacbon đến cacbon tự do. Sản phẩm cuối cùng của quá trình nhiệt phân biến đổi CTR là các chất rắn, lỏng, và khí bao gồm H2, CO, khí axit, tro.... Tóm lại, quá trình nhiệt phân là quá trình thu nhiệt và tốc độ nhiệt phân phụ thuộc vào nhiệt độ, thành phần, cấu trúc chất thải và chế độ cấp khí. Với công nghệ đốt nhiệt phân, nhiệt trị của CTR không phải là yếu tố quan trọng mà nhiệt hoá học có vai trò quan trọng hơn. Khi nhiệt phân, chất thải sinh ra khí gas mà khí gas này sẽ cháy sinh ra nhiệt. Phản ứng nhiệt phân chất thải rắn được mô tả một cách tổng quát như sau: Chất thải ( Các chất bay hơi hay khí gas + cặn Trong đó: khí gas bao gồm CxHy, H2, COx, NOx, SOx và hơi nước. Cặn rắn: cacbon cố định và tro. Quá trình nhiệt phân thuần tuý (hoàn toàn không có oxy) đòi hỏi phải có sự cấp nhiệt cho hệ phản ứng. Nhiệt độ bắt đầu quá trình nhiệt phân của một số chất: than non từ 300 ( 4000C, gỗ từ 225 ( 3250C, lignin từ 300 ( 5000C. nhiệt độ bắt đầu cháy khí gas từ 400 ( 6000C.Khi V (lượng không khí cấp tức thời) < V0 (lượng không khí đủ) – vùng thiếu khí, thì nhiệt độ tăng khi lưu lượng không khí tăng. Khi V > V0 (vùng dư khí) thì nhiệt độ sẽ giảm khi lưu lượng không khí cấp vào lò tăng. 3.4.1. Các giai đoạn cơ bản của quá trình đốt chất thải trong lò nhiệt phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông nghệ nhiệt trong xử lý chất thải rắn.doc
Luận văn liên quan