Công nghệ sinh thái trong nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng ở đồng bằng sông Cửu Long

Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất ngập nước điển hình với trên 90% diện tích ngập nước theo mùa mưa lũ và sự chi phối ngập mặn do thủy triều ở các vùng ven biển. Với lợi thế tiềm năng đất ngập nước, những năm gần đây nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phát triển rất nhanh chóng. Kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình là môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hóa đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ, các vi sinh trong nước, độ đục, Amoni trong nước . Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt trong nước tăng cao do quá trình phèn hóa mạnh. Hằng năm việc nuôi trồng thuỷ sản đã thải ra 456,6 triệu m3/ bùn thải (phù sa lắng đọng trong chất thải) và chất thải nuôi trồng thủy sản mà trong đó riêng chất thải nuôi cá tra, cá ba sa là hơn hai triệu tấn/ năm. Nguồn chất thải độc hại này hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để, mà vẫn tiếp tục thải vào sông rạch trong khu vực. Việc tiếp cận sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL là một vấn đề hết sức quan trọng để phát triển bền vững hệ canh tác nuôi trồng thủy sản. Mô hình nuôi trồng sinh thái để bảo vệ môi rường cũng đã được triển khai thực hiện ở ĐB Sông Cửu Long. Các mô hình này vừa đảm bảo thu nhập cho người dân, vừa phát triển bền vững vừa đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Việt Nam đã thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa (được thử nghiệm ở tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu ) và mô hình nuôi tôm rừng (được nuôi thử ở Lâm Ngư Trường 184 ở tỉnh Cà Mau). Trong bối cảnh vùng, tiếp tục phát triển thủy sản nhanh trên cơ sở đảm bảo tính bền vững trong chính hoạt động sản xuất thủy sản và của toàn vùng ĐBSCL. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản suất, kinh doanh, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản, với bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo đảm cân bằng lợi ích giữa ba mảng phúc lợi: kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường trong quá trình phát triển thủy sản – đảm bảo phát triển bền vững. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần phải quan tâm đến chính sách hỗ trợ cho người dân để mở rộng hơn nữa mô hình nuôi trồng sinh thái cũng như áp dụng các biện pháp sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản trên phạm vi cả nước chứ không phải chỉ riêng ở đồng bằng Sông Cửu Long.

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ sinh thái trong nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (((((((((((((((((((((((((((((((((((( TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN Lớp: ĐHMT3B SVTH: Lê Thị Thanh Thảo MSSV: 07710421 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 07/2009 ……(((((…… (((((((((((((((((((((((((((((((((((( TÓM TẮT NỘI DUNG ((((( Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất ngập nước điển hình với trên 90% diện tích ngập nước theo mùa mưa lũ và sự chi phối ngập mặn do thủy triều ở các vùng ven biển. Với lợi thế tiềm năng đất ngập nước, những năm gần đây nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phát triển rất nhanh chóng. Kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình là môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hóa đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ, các vi sinh trong nước, độ đục, Amoni trong nước... Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt trong nước tăng cao do quá trình phèn hóa mạnh. Hằng năm việc nuôi trồng thuỷ sản đã thải ra 456,6 triệu m3/ bùn thải (phù sa lắng đọng trong chất thải) và chất thải nuôi trồng thủy sản mà trong đó riêng chất thải nuôi cá tra, cá ba sa là hơn hai triệu tấn/ năm. Nguồn chất thải độc hại này hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để, mà vẫn tiếp tục thải vào sông rạch trong khu vực. Việc tiếp cận sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL là một vấn đề hết sức quan trọng để phát triển bền vững hệ canh tác nuôi trồng thủy sản. Mô hình nuôi trồng sinh thái để bảo vệ môi rường cũng đã được triển khai thực hiện ở ĐB Sông Cửu Long. Các mô hình này vừa đảm bảo thu nhập cho người dân, vừa phát triển bền vững vừa đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Việt Nam đã thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa (được thử nghiệm ở tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu ) và mô hình nuôi tôm rừng (được nuôi thử ở Lâm Ngư Trường 184 ở tỉnh Cà Mau). Trong bối cảnh vùng, tiếp tục phát triển thủy sản nhanh trên cơ sở đảm bảo tính bền vững trong chính hoạt động sản xuất thủy sản và của toàn vùng ĐBSCL. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản suất, kinh doanh, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản, với bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo đảm cân bằng lợi ích giữa ba mảng phúc lợi: kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường trong quá trình phát triển thủy sản – đảm bảo phát triển bền vững. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần phải quan tâm đến chính sách hỗ trợ cho người dân để mở rộng hơn nữa mô hình nuôi trồng sinh thái cũng như áp dụng các biện pháp sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản trên phạm vi cả nước chứ không phải chỉ riêng ở đồng bằng Sông Cửu Long. KHÁI QUÁT CHUNG: Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ có 12 tỉnh và 1 thành phố: An Giang Bến Tre Bạc Liêu Cà Mau Thành phố Cần Thơ Đồng Tháp Hậu Giang Kiên Giang Long An Sóc Trăng Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long Với diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước.- Diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước - Hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Mekong đổ ra hai mặt biển Đông và Vịnh Thái Lan với tổng diện tích gần 4 triệu ha đất tự nhiên. Hằng năm, vùng đồng bằng thấp và phẳng này nhận hơn 450 tỷ m3 nước từ sông Mekông đổ về, lượng mưa cao xấp xỉ 2000 mm/năm, lượng nước ngầm phong phú và một hệ thống sông rạch chằng chịt chịu đồng thời các tác động thủy triều của hơn 600 km bờ biển. Đặc điểm này đã tạo vùng ĐBSCL mang tính chất một vùng đất ngập nước rộng lớn và thường xuyêtrn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiêp và thủy sản. Với lợi thế tiềm năng đất ngập nước, những năm gần đây nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phát triển rất nhanh chóng – tăng nhanh về diện tích nuôi trồng cũng như sản lượng. Năm 2000, diện tích nuôi trồng thủy sản đã đạt 445.300 ha với tổng sản lượng 365.141 tấn. Năm 2002, diện tích nuôi thủy sản tăng lên 570.300 ha với sản lượng 518.743 tấn. Đến nay, diện tích nuôi thủy sản đã trên 685.800 ha, đạt sản lượng khoảng 983.384 tấn, chiếm trên 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Dưới đây là bảng thống kê về diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2006:  Các mô hình nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL chuyển hóa rất nhanh, từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi phân tán mật độ thấp... sang nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp tập trung mật độ cao. Những hoạt động nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL đó hàng năm đã thải ra môi trường 456,6 triệu m3/ bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản. Hậu quả là thủy sản bị dịch bệnh, ô nhiễm môi trường chết hàng loạt đã diễn ra nhiều năm. Nhiều hộ nông dân, trang trại nuôi trồng thủy sản, một số doanh nghiệp quy mô lớn... đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần. Một số nơi diện tích nuôi thủy sản phải bỏ hoang do bị ô nhiễm môi trường . Hiện nay, vấn đề quản lý và xử lý nguồn bùn thải, chất thải nuôi trồng thủy sản hạn chế, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, đây là vấn đề hết sức bức xúc trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực ÐBSCL. Điều đó đã làm mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản thể hiện rõ nét ở dịch bệnh phát sinh trên diện rộng do ô nhiễm môi trường từ các mô hình nuôi thâm canh cá tra, cá ba sa... Điển hình là môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hóa đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ, các vi sinh trong nước, độ đục, Amoni trong nước... ảnh hưởng chất lượng môi trường nước. Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt trong nước tăng cao do quá trình phèn hóa mạnh, độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp nạo vét ao nuôi tôm phát sinh. Quá trình chuyển dịch nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển chưa kiểm soát được chặt chẽ, tác động các hệ sinh thái nước ngọt trong khu vực. Vì vậy, việc tiếp cận sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL là một vấn đề hết sức quan trọng để phát triển bền vững hệ canh tác nuôi trồng thủy sản. Trong đó, vấn đề cơ bản là tạo ra hệ thống cân bằng giữa chất lượng nước đầu vào, quản lý nguồn nước nuôi trồng và chất lượng nước đầu ra của cả hệ thống. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CÂN BẰNG SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN: Đứng trước những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, công nghệ sinh thái trong nuôi trồng thuỷ sản đã ra đời để khắc phục và giải quyết hậu quả từ việc phát triển mạnh mẽ của nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL. Công nghệ sinh thái là ứng dụng những mô hình nuôi trồng sinh thái vào trong nuôi trồng thuỷ sản hay sử dụng các biện pháp sinh thái để xử lý nước thải phát sinh từ việc nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL đã phát triển rất nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên ô nhiễm môi trường nguồn nước do nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL đã trở thành vấn đề bức xúc tác động đến phát triển bền vững nghề nuôi trồng nàải và môi trường sinh thái. Và công nghệ sinh thái đã bắt tay vào hoạt động. Các mô hình nuôi trồng sinh thái đã được ứng dụng ở ĐBSCL: 3.1.1. Nuôi tôm sinh thái: Mô hình nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa được thực hiện ở những địa điểm sau: - Tỉnh Bạc Liêu: điều kiện môi trường nước có độ mặn không cao vào mùa khô và hoàn toàn ngọt trong mùa mưa. - Tỉnh Cà Mau: điều kiện môi trường nước có độ mặn cao vào mùa khô và ngọt trong mùa mưa. - Sau thời gian 3,5 tháng, ở các điểm tôm được thu hoạch tỉa (cỡ từ 30 - 35 con/kg). Năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 200kg/ha. Mô hình nuôi tôm sinh thái trong đầm nuôi quảng canh: đất rừng hay đất chuyển đổi từ nông nghiệp. - Tỉnh Bạc Liêu: vùng đất sinh thái chuyển đổi từ nông nghiệp có độ mặn cao trong mùa khô và rất thấp trong mùa mưa. - Tỉnh Cà Mau đất có nguồn gốc rừng. Ðộ mặn cao trong mùa khô và lợ trong mùa mưa. - Sau 3,5 tháng, thu hoạch bằng cách thu tỉa tôm cỡ từ 30 - 35con/kg đối với đất chuyển đổi từ nông nghiệpvà bằng cách tháo nước qua cống và thu tôm lớn đối với đất rừng. Năng suất thu hoạch bình quân khoảng 150-200kg/ha/vụ. Nuôi tôm sinh thái chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên nên không thể thả tôm nuôi với mật độ dày. Nuôi tôm sinh thái sử dụng thức ăn tự nhiên và sử dụng ít phân hữu cơ gây màu hạn chế làm ô nhiễm môi trường. Do đó, không cần xử lý nước thải ra. Thực vật phù du trong ruộng và đầm nuôi không phong phú về thành phần loài và sinh khối. Nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa cho năng suất ổn định và cao hơn so với đầm quảng canh do quản lý môi trường nước dễ dàng hơn. Nuôi cá sinh thái: 3.1.2.1. Mô hình nuôi cá ven sông: Mô hình nuôi cá ven sông là mô hình nuôi cá sạch hoàn toàn. Hiện nay mô hình này được thực hiện tại xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. An Giang là tỉnh luôn đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra, cá basa nuôi ở lồng bè và ao hầm. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc áp dụng một số quy định cấm nhập cá có nhiễm chất Malachite Green và dư lượng cùng danh mục 16 chất kháng sinh đối với cá tra cá basa xuất khẩu của Việt Nam đã gây nhiều tác động tiêu cực trong lĩnh vực xuất khẩu cá. Trước nhu cầu tiêu thụ cá sạch trên thị trường thế giới ngày càng tăng thì mô hình "cá tra nuôi sinh thái" (Organic Pangasius) ra đời. Đây là một mô hình nuôi cá hoàn toàn mới ở An Giang - một nơi được xem là "cái nôi" của nghề nuôi cá tra,basa truyền thống. Quy trình nuôi cá sinh thái khâu quan trọng nhất là vị trí và địa điểm nuôi. Vị trí đặt quầng nuôi ven sông phải cách xa vùng nuôi cá truyền thống để tránh mầm bệnh từ các quầng nuôi truyền thống có thể lây sang. Khoảng cách giữa hai quầng từ 100 – 200m, chung quanh khu vực nuôi cá sinh thái không được gần nơi tập trung nuôi cá truyền thống. Mô hình nuôi cá sinh thái đang phù hợp với nhu cầu tiêu thụ cá sạch trên thị trường thế giới. Trong tương lai mô hình này sẽ phát triển mạnh. 3.1.2.2. Mô hình cá lúa: Mô hình cá lúa có hiệu quả ở vùng nhiễm phèn (Sóc Trăng) Trong các mô hình nuôi cá lúa, thời gian lúa mới gieo sạ thì cho thả cá ở ao ương cạnh bên, với thức ăn công nghiệp. Khoảng một tháng tuổi thì thả vào ruộng đang bắt đầu đẻ nhánh, từ đó chúng sinh trưởng bằng thức ăn tự nhiên. Qua hơn bốn tháng nuôi, từ 120 kg cá giống gồm 3 loại: cá phi, cá chép và cá mè trắng, có thể thu hoạch được trên một tấn cá, trừ chi phí bán còn lãi gần 20 triệu đồng. Mô hình đã cho hiệu quả cao, nên bây giờ mô hình cá lúa đã thật sự cuốn hút người nông dân này. Ngoài lợi nhuận thu từ cá, trên những ruộng lúa này cây lúa cũng phát triển tốt, đặc biệt ít bị sâu bệnh, năng suất không thua gì diện tích chuyên lúa, cái lợi lớn nhất mà bà con thấy được là mô hình mang tính bền vững cao. Ưu – nhược điểm của mô hình nuôi trồng sinh thái: 3.2.1. Mô hình nuôi trồng sinh thái này có nhiều ưu điểm: Hạn chế mật độ nuôi. Không sử dụng hoá chất kháng sinh. Sử dụng giống địa phương. Tiết kiệm năng lượng (hệ thống sục khí). Sử dụng phân bón hữu cơ tác động môi trường tự nhiên trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Không cần đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải Chi phí đầu tư thấp – Gía bán cao 3.2.2. Một số tồn tại về mặt xã hội: Sự quan tâm của Nhà nước và các ngành, các cấp chưa cao. Người dân chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề bảo vệ và khôi phục vốn rừng, nhằm đáp ứng các tiêu chí nuôi tôm sinh thái Người sản xuất chưa tuân thủ các quy trình sản xuất, đồng thời các nhà thu mua, chế biến cũng không có nguyên tắc chặt chẽ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như giá trị xuất khẩu của thuỷ sản sinh thái Việt Nam trên thương trường quốc tế. 3.3. Các biện pháp sinh thái để xử lý nước thải: 3.3.1. Bằng các chế phẩm sinh học: Việc nghiên cứu các chế phẩm sinh học trong việc xử lí môi trường được các trung tâm nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Trên thị trường và trong ứng dụng sản xuất, được sử dụng phổ biến nhất là chế phẩm EM. Tác dụng của EM về bản chất là một oxy hoá mạnh, tạo ra khả năng cộng hưởng sống do các vi sinh vật hoạt động.Đối với các loại sản phẩm thuỷ sản có thể làm giảm tỉ lệ bệnh tật của các loài tôm cá và các vật nuôi thuỷ sản khác. Có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô nhiễm môi trường nứơc thải trong ao nuôi thủy sản. Tiêu biểu là việc sử dụng hệ sinh vật để phân huỷ hoặc hấp thụ các chất ônhiễm hữu cơ, vô cơ từ nước thải bằng cách sử sụng các loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong nước thải từ NTTS và sau đó trở thành thức ăn của thủy sản nuôi trong ao nuôi. Hay là sử dụng hệ động thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Trên thị trường hiện nay cũng có các loại chế phẩm được ứng dụng để xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn, trong các ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản xử lí nước thải trong ao nuôi thủy sản như: Sản phẩm P.M-6   ( Công ty Cổ phần Sinh học Môi trường Biển Cờ có trụ sở tại 58/74 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) được chế biến từ dịch chiết các loại cây thảo dược bằng phương pháp lên men với các loại vi sinh có ích và nấm men được dùng trong xử lý làm sạch môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản và Xử lý làm sạch nước thải. Chế phẩm ESH6 dạng bột đóng gói 200g , EMS dạng nước đóng chai 1 lít. Hai sản phẩm này chuyên dùng để cải thiện và nâng cao chất lượng nước và đáy ao trong nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Chế phẩm EM3 dạng nước chuyên dùng trong xử lý môi trường; các bái rác tập trung, chuồng trai chăn nuôi, xử lý nước trong nuôi trồng thuỷ sản… Công nghệ của UTI chỉ bao gồm toàn các vi khuẩn và enzyme tự nhiên. Sản phẩm của UTI là một kếp hợp giữa vi khuẩn và enzyme, được gọi là BZT Aquaculture và BZT Waste Digester sẽ loại bỏ lớp bùn ô nhiễm, và làm cho môi trường nước sạch sẽ. 3.3.2. Bằng đất ngập nước kiến tạo (constructed wetland – cánh đồng lọc: Xử lý nước thải bằng đất ngập nước kiến tạo hay còn được gọi là cánh đồng lọc đã được áp dụng khoảng 100 năm nay ở Mỹ và Châu Âu và gần đây nhất là ở các nước Châu Á và Châu Úc. Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành các khảo sát khả năng xử lý nước thải từ các ao cá nuôi nước ngọt bằng biện pháp đất ngập nước kiến tạo kiểu chảy ngầm nằm ngang từ năm 2003 đến nay. Các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành trong khuôn viên trường và thực địa với sự hợp tác của nông dân ở Cần Thơ. Kết quả cho thấy, đây là một triển vọng khả thi cho việc xử lý nước thải ở vùng ĐBSCL. Nhiều loại cây trồng cho vùng đất ngập nước kiến tạo được lựa chọn để tham gia vào quá trình hấp thu các chất ô nhiễm trong nước thải, nhiều nhất là các loại cây sậy, năn, lác, cỏ Vetiver (cho loại chảy ngầm) hoặc lục bình, hoa súng, bèo các loại…. Có 2 kiểu phân loại đất ngập nước kiến tạo cơ bản theo hình thức chảy: loại chảy tự do trên mặt đất (free surface flow) và loại chảy ngầm trong đất (subsurface flow). Loại chảy tự do thì ít tốn kém và tạo sự điều hòa nhiệt độ khu vực cao hơn loại chảy ngầm nhưng hiệu quả xử lý thì kém hơn, tốn diện tích đất nhiều hơn và có thể phải giải quyết thêm vấn đề muỗi và côn trùng phát triển. Đất ngập nước kiến tạo kiểu chảy ngầm lại phân ra hai kiểu chảy: chảy ngang (horizontal flow) và chảy thẳng đứng (vertical flow). Việc chọn lựa kiểu hình tùy thuộc vào địa hình và năng lượng máy bơm. Đôi khi người ta phối hợp cả hai hình thức xử lý này.  Hình 1: Sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều ngang (vẽ lại theo Vymazal, 1997).  Hình 2: Sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều đứng (vẽ lại theo Cooper, 1996) Đất ngập nước kiến tạo đã được thử nghiệm ở một số nơi Tp Cần Thơ như: huyện Ô Môn, huyện Phong Điền và huyện Châu Thành. Kết quả các nơi khảo nghiệm cho thấy, về mặt kỹ thuật, khả năng sử dụng đất ngập nước kiến tạo cho kết quả khá tốt, vận hành đơn giản, nông dân dễ thực hiện và quản lý. 3.3.3. Một số khó khăn cần lưu ý: Ở ĐBSCL, việc quy hoạch bố trí hệ thống kênh mương từ trước đến nay thường cho mục đích sản xuất nông nghiệp, sự phân tách độc lập kênh tưới và kênh tiêu chưa nhiều. Việc sử dụng các kênh thủy nông cho mục đích thủy sản sẽ bất cập khi nguồn nước lấy vào và xả ra cùng trong một hệ thống. Việc ứng dụng xử lý nước phải làm đồng bộ. Một người thực hiện nhưng các cá nhân khác không xử lý nước thì ô nhiễm và nguy cơ dịch bệnh vẫn ở mức cao. Nhiều nông dân đã bị phá sản do dịch bệnh cá xảy ra liên tiếp. Do giá đất ở ven đô và nông thôn những năm gần đây tăng nhanh khiến việc áp dụng biện pháp xử lý nước qua đất bị hạn chế. Các điểm nghiên cứu, dù bước đầu có kết quả khích lệ nhưng các hộ nông dân nơi khảo nghiệm vẫn chưa muốn áp dụng vì họ muốn tận dụng tối đa nguồn đất cho nuôi cá, cho dù qua phỏng vấn họ vẫn thấy nguy cơ cao đối với nguồn nuớc chưa xử lý tốt. KẾT LUẬN Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất ngập nước điển hình của quốc gia với chế độ ngập lũ, ngập mặn và hệ thống sông rạch chằng chịt, có các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm và các hệ sinh thái nông nghiệp rất phát triển…Nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng nhưng lại bị ô nhiễm trầm trọng. Đa số các hộ nuôi trồng thủy sản sử dụng nguồn nước mặt từ các sông, rạch và thải nguồn nước bị ô nhiễm trong mô hình nuôi ra lại nguồn nước đang sử dụng dẫn đến kết quả là làm nguồn nước nuôi trồng thủy sản ngày càng bị ô nhiễm, gây nên tình trạng cá, tôm chết hàng lọat. Ngoài ra, ở các hộ nuôi trồng thủy sản, người dân ít quan tâm đến việc bố trí ao lắng riêng biệt hoặc không xử lí nước thải đúng cách trước khi đưa ra môi trường. Từ đó dẫn đến tình trạng nước thải ở đầu nguồn cũng chính là nguồn nước cấp vào của các mô hình nuôi trồng thủy sản tiếp theo. Vì vậy, việc đưa ra biện pháp thích hợp để góp phần hạn chế và cải thiện nguồn nước ô nhiễm cần được quan tâm và có hướng giải quyết thích hợp. Với các biện pháp sinh thái để xử lý nước thải trong nuôi trồng thuỷ sản và ứng dụng những mô hình nuôi trồng sinh thái đã phần nào cải thiện được tình trạng trên. Việc phát triển kinh tế cũng cần phải gắn liền với bảo vệ môi trường bền vững lâu dài. KIẾN NGHỊ Do đó, để ngành nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ sinh thái ở ĐB Sông Cửu Long đảm bảo phát triển bền vững cần phải: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản thích nghi với các kiểu sinh thái đặc trưng: vùng đất nhiễm mặn và sinh thái nhiễm mặn, vùng đất phèn và sinh thái đất phèn, vùng ngập lũ theo mùa và sinh thái ngập nước theo mùa. Bảo tồn rừng ngập mặn và các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng khác trong vùng ĐBSCL. Tổ chức lại, nâng cao khả năng nghiên cứu và sản xuất của hệ thống giống các cấp; khả năng bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của tôm, cá và lưu giữ các nguồn gen qúy hiếm; đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời giống tốt với giá hợp lý cho nuôi trồng thuỷ sản, kể cả nhập khẩu giống và công nghệ sản xuất giống cần thiết. Phát triển ổn định một hệ thống thuỷ lợi phục vụ NTTS (thuỷ ngư) ở vùng ĐBSCL. Giảm thiểu tác động của các hoạt động sản xuất thủy sản đến nguồn nước ngầm và môi trường xung quanh, đặc biệt ở bán đảo Cà Mau. Bảo vệ và phục hồi vốn rừng ngập mặn, các khu vực rừng tràm, đồng thời chú trọng phát triển nuôi sinh thái: xen vụ lúa - tôm, con tôm ôm cây lúa… để duy trì độ che phủ cho đất đai. Chú trọng phát triển nghề cá cộng đồng để tận dụng các diện tích nhỏ lẻ, phân tán và sinh thái mùa nước nổi đặc thù ở ĐBSCL. Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi thủy sản về kĩ thuật xử lí nước thải đúng cách trong nuôi trồng thủy sản để phát triển bền vững và ổn định hơn. Tiến hành qui họach vùng nuôi trồng thủy sản để đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản bền vững, từ đó có biện pháp xử lí nước thải đúng cách. Các hộ nuôi cần quan tâm đến các biện pháp kĩ thuật như: lấy nước, thóat nước, xử lí nước, liều lượng thức ăn của ao nuôi, kĩ thuật chăm sóc, …. để đảm bảo tốt nguồn nước cho ao nuôi. Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, trước hết tập trung vào khâu sản xuất giống để cho đẻ nhân tạo được các giống nuôi chủ yếu, tiến tới cho đẻ nhân tạo được một số giống đặc sản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi nước ngọt, lợ và nuôi biển đối với các đối tượng nuôi chủ yếu; các biện pháp về phòng trừ dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Đầu tư nghiên cứu các kĩ thuật nuôi sinh thái mới trong sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản, hạn chế sử dụng các chất hoá học trong phòng trừ bệnh thuỷ sản. Việc xây dựng các công trình công, nông nghiệp, thuỷ sản hay thuỷ lợi trên ĐBSCL cần phải được đánh giá tác động môi trường thông qua việc sử dụng nguồn nước nhằm làm giảm hay khắc phục được sự cố ô nhiễm môi trường trong tương lai bảo đảm cho các vùng nuôi ở ĐBSCL phát triển một cách bền vững. Xây dựng một chương trình bảo vệ chất lượng nước mặt tạo sự cân bằng ổn địnhvà giám sát nguồn nước mặt. Tăng cường về năng lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các viện nghiên cứu, trường thuộc ngành thuỷ sản, phối hợp với các viện nghiên cứu, trường của các ngành khác để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và kỹ thuật về công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn, bảo quản sau thu hoạch; đồng thời bằng nhiều hình thức để đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật nuôi, phòng dịch bệnh cho nông dân, ngư dân. Phát triển thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng của nhân dân; đồng thời phát triển mạnh thị trường xuất khẩu, bao gồm cả việc giữ vững và mở rộng thị trường hiện có và tích cực tìm kiếm thị trường mới. Việc phát triển thị trường phải gắn với đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản, nâng cao sức cạnh tranh bền vững của hàng thuỷ sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông nghệ sinh thái trong nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng ở đồng bằng sông cửu long.doc
Luận văn liên quan