Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh

Báo cáo QHSDĐ đến năm 2010, định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2006-2010) của huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. - Báo cáo tình hình quản lý, cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi giai đoạn 2006-2007 và 6 tháng đầu năm 2008 của phòng TNMT huyện Củ Chi. - Báo cáo từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2008 về quản lý, cập nhật chỉnh lý biến động tại huyện Củ Chi của phòng TNMT huyện Củ Chi. - Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi trong năm 2007 của phòng Thống Kê của huyện Củ Chi và UBND ThỊ TRấn Củ Chi. - Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai, tháng 9/2006 của thầy Ngô Minh Thụy, trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. - Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai, tháng 9/2006 của thầy Lê Mộng Triết, trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10557 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khu vực dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và môi trường làm việc thuận lợi. Các trường hợp sau khi nhận chuyển nhượng mà không đưa vào sử dụng theo đúng mục đích còn ở Thị Trấn rất nhiều, ngoài những nguyên nhân khách quan còn do nạn đầu cơ đất trong đợt “ sốt giá ’’ cuối năm 2007. Cho đến nay, Thị Trấn đã tiến hành xử phạt rất nhiều trường hợp. Gần đây, tình hình thị trường bất động sản và chuyển nhượng QSDĐ tiếp tục có những diễn biến mới, hồ sơ tiếp tục tăng lên. Trước tình hình này, UBND huyện đã có công văn chỉ đạo chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ trong việc xem xét các điều kiện trong việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật. * Tình hình chuyển mục đích năm 2007 tăng hơn so năm 2006 nguyên nhân do trên địa bàn Thị Trấn chủ trương khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mới nhằm mang lại thu nhập cao hơn và dân số Thị Trấn tăng nhanh dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao nên chuyển sang xây dựng nhà tăng mạnh. Kết quả thể hiện trong bảng sau: Bảng 7: Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất tại Thị Trấn Củ Chi giai đoạn 2006-2007 Năm Ao Thổ cư Vườn Các loại khác Tổng cộng DT (m2) Số TH DT (m2) Số TH DT (m2) Số TH DT (m2) Số TH DT (m2) Số TH 2006 6.734,9 5 9.901,1 23 2.319,8 5 5.912,7 16 24.868,5 49 2007 7.624,9 10 15.341,1 41 5.615,3 11 11.450,6 20 40.031,9 82 (Nguồn: phòng TN-MT huyện Củ Chi) III.6 Biến động sử dụng đất trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi Trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng đất luôn có sự biến động do sự tác động khách quan, cũng như các hoạt động chủ quan của con người. Qua tổng hợp số liệu thống kê đất đai các năm trong giai đoạn 2000-2007 cho thấy xu thế biến động đất đai của Thị Trấn Củ Chi như sau: III.6.1 Biến động diện tích tự nhiên Trong giai đoạn 2000-2005 diện tích tự nhiên của Thị Trấn tăng 2,29 ha (0,6%). Nguyên nhân do bản đồ địa chính được đo đạc với công nghệ chính xác hơn và chuẩn hoá lại diện tích của Thị Trấn qua đợt kiểm kê đất đai năm 2005. Tuy nhiên theo số liệu thống kê hàng năm của phòng TNMT giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 thì tổng diện tích đất tự nhiên không biến động vẫn giữ nguyên như đợt kiểm kê đất đai năm 2005. Bảng 8: Tình hình sử dụng và biến động đất đai giai đoạn 2000-2007 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007 so với năm 2000 (+, -) 1. Đất Nông Nghiệp 198,44 179,55 177,45 175,74 -22,7 -11,44 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 158,14 102,76 98,45 96,74 -61,4 -38,83 1.2 Đất lâm nghiệp 3,11 4,45 4,97 5,22 +2,11 +67,85 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 25 37,23 38,92 38,67 +13,67 +54,68 1.4 Đất nông nghiệp khác 12,19 35,11 35,11 35,11 +22,92 +188,02 2. Đất Phi Nông Nghiệp 179,86 201,39 203,89 205,70 +25,84 +14,37 2.1 Đất ở 95,22 101,39 103,55 104,55 +9,33 +9,80 2.2 Đất chuyên dùng 84,64 100 100,34 101,15 +16,51 +19,51 3.Đất Chưa Sử Dụng 1,1 0,75 0,35 0,25 -0,85 -77,27 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 379,40 381,69 381,69 381,69 2,29 0,6 (Nguồn: PhòngTN-MT huyện Củ Chi) III.6.2 Biến động sử dụng các loại đất chính a) Biến động đất nông nghiệp Trong giai đoạn 2000-2007, diện tích đất nông nghiệp giảm 22,7 ha, giảm 11,44% diện tích năm 2000. Nguyên nhân chính là do diện tích đất nông nghiệp bị mất đi cho các mục đích khác và chuẩn hoá lại số liệu trong đợt kiểm kê đất đai năm 2005 và thống kê đất đai qua từng năm. Biến động đất sản xuất nông nghiệp Từ năm 2000-2007 diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 61,4 ha, bình quân mỗi năm diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 8,77 ha; trong đó diện tích đất lúa giảm mạnh do chuyển sang mục đích khác. Những năm qua do thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp phù hợp, nên nội bộ đất nông nghiệp chu chuyển một phần cho nhau, một số diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả đã chuyển sang trồng cây rau an toàn, màu, … ngoài ra, Thị Trấn còn đưa diện tích đất vườn tạp được cải tạo để vào trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung diện tích đất sản xuất nông nghiệp mất đi, chủ yếu là cho các mục đích khác như xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, đất ở… Mặc dù, trong mấy năm qua Thị trấn đã khai thác được một phần diện tích đất chưa sử dụng. Nhưng dự báo cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới vẫn có xu hướng giảm, tập trung ở các khu đô thị, các khu công nghiệp tập trung, thuỷ lợi, giao thông. Ngoài ra diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm là do chuẩn hoá lại số liệu theo đợt thống kê định kỳ hàng năm (Xem bảng 8/mục III.6.1). Biến động đất lâm nghiệp Đất lâm nghiệp trên địa bàn Thị Trấn tăng 2,11 ha (chủ yếu là rừng trồng) so với diện tích năm 2000 vì theo chủ trương chung của huyện là để tạo cảnh quan cho bộ mặt thị trấn và góp phần tạo thông gian trong lành cho các khu dân cư, đồng thời rà soát lại kết quả thống kê năm 2007 (Xem bảng 8/mục III.6.1). Biến động đất nuôi trồng thủy sản Đất nuôi trồng thủy sản tăng 13,67 ha so với diện tích năm 2000. Nguyên nhân chính là do khai thác đất chưa sử dụng ở những vùng bưng trũng và chuyển một phần từ đất lúa vùng bưng trũng kém hiệu quả sang (Xem bảng 8/mục III.6.1). Biến động đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp khác giai đoạn 2000-2005 tăng 22,92 ha. Nguyên nhân chính là do rà soát lại diện tích và chuẩn hoá lại số liệu. Trong các năm tiếp theo vẫn ổn định không có biến động (Xem bảng 8/mục III.6.1). b) Biến động đất phi nông nghiệp Trong giai đoạn 2000-2007 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 25,84 ha (14,37%), bình quân mỗi năm tăng 3,69 ha, diện tích đất phi nông nghiệp liên tục tăng qua các năm do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh trên địa bàn huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng (Xem bảng 8/mục III.6.1). Biến động đất ở Đất ở trong năm 2007 tại Thị Trấn tăng 9,33 ha so với năm 2000. Nguyên nhân diện tích đất đô thị tăng là do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh trên địa bàn thị trấn, một bộ phận dân cư chuyển từ các vùng nông thôn và các nơi khác đến khu vực đô thị sinh sống, kéo theo diện tích đất ở tăng nhanh. Đồng thời rà soát và chuẩn hóa lại số liệu thống kê năm 2007 (Xem bảng 8/mục III.6.1). Biến động đất chuyên dùng Đất chuyên dùng giai đoạn 2000-2007 tăng 16,51 ha . Nguyên nhân chính do thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất mặt khác do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh trên địa bàn huyện nói chung và thị trấn nói riêng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… c) Biến động đất chưa sử dụng Quỹ đất chưa sử dụng hiện nay có 0,25 ha, chiếm 0,065%, giảm 0,85 ha (77,27%) so diện tích năm 2000, bình quân diện tích đất chưa sử dụng mỗi năm đưa vào sử dụng là 0,12 ha. Như vậy, chỉ vài năm nữa quỹ đất chưa sử dụng của Thị Trấn Củ Chi hầu như sẽ được khai thác hết, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của các ngành, địa phương trong quá trình phát triển thì giải pháp tối ưu là sử dụng đất tiết kiệm, khoa học, hiệu quả phát huy tối đa tiềm năng đất đai hiện có. Nguyên nhân chính của sự tăng, giảm diện tích đất chưa sử dụng là do chuyển một phần diện tích sang sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất phi nông nghiệp, đồng thời do chuẩn hoá lại số liệu trong đợt kiểm kê đất đai năm 2005 và theo kết quả thống kê định kỳ hàng năm (Xem bảng 8/mục III.6.1). III.6.3 Biến động do thực hiện các quyền Những năm gần đây, tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thị Trấn có xu hướng biến động mạnh do nhu cầu đời sống nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội làm phát sinh rất nhiều hình thức thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký biến động như: chuyển nhượng QSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất, tặng cho, thừa kế, thế chấp... Tình hình biến động do thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong các năm qua được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 9: Biến động do thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi giai đoạn 2006- 2007 Năm Chuyển nhượng QSDĐ Tặng cho QSDĐ Thừa kế QSDĐ Thế chấp bằng QSDĐ Chuyển mục đích QSDĐ Hợp thức hóa QSDĐ Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) 2006 535 102.508,5 37 5.543,9 4 2.975,1 7 3.523,7 49 24.868,5 55 17.312,9 2007 263 78.191,8 73 13.782,2 10 3.973,0 2 1.254,0 82 40.031,9 87 20.769,0 Tổng 638 160.700,3 110 19.326,1 14 6.948,1 9 4.777,7 131 64.900,4 142 38.081,9 (Nguồn: Phòng TN-MT huyện Củ Chi) * Riêng trong 6 tháng đầu năm 2008, tình hình biến động tại Thị Trấn diễn biến với chiều hướng tăng, điều này cho có thể đến cuối năm 2008 sẽ tăng hơn 2 năm 2006-2007. Nguyên nhân là năm 2008 tiếp tục cải cách hành chính, áp dụng cơ chế “một cửa liên thông’’ trên lĩnh vực đất đai nhằm phát huy kết quả đạt được năm 2007 giúp người dân ít phải đi lại tốn kém, hạn chế tối đa các loại hình dịch vụ, cò mồi trong thủ tục nhà đất. Và năm 2008 là năm bắt buộc các trường hợp thế chấp, bảo lãnh, biến động…phải được thực hiện trên giấy chứng nhận theo mẫu luật đất đai 2003. Bảng 10: Biến động do thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại Thị Trấn trong 6 tháng đầu năm 2008 Tháng Chuyển QSDĐ Tặng cho QSDĐ Đổi GCNQSDĐ Thế chấp bằng QSDĐ Chuyển mục đích QSDĐ Hợp thức hóa QSDĐ Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) Hồ sơ DT (m2) 1 66 24.690,2 0 0 1 270,0 1 125,7 2 153,7 10 11.954,9 2 37 4.122,6 0 0 2 352,2 0 0 0 0 2 2.057,1 3 55 18.603,1 1 698 1 457,0 0 0 5 442,9 12 9.039,9 4 99 7.951,1 0 0 1 270,4 0 0 0 0 9 2.189,3 5 63 17.375,9 8 7.949,6 7 5.356,0 0 0 6 4.983,0 14 7.949,1 6 71 15.732,9 0 0 0 0 1 1.141,8 1 123,0 5 1.371,4 Tổng 391 88.475,8 9 8.647,6 12 6.705,6 2 1.267,5 14 5.702,6 52 34.561,7 (Nguồn: Phòng TN-MT huyện Củ Chi) Huyện Củ Chi là một huyện nông nghiệp ngoại thành, thời gian qua kinh tế huyện đã phát triển rất nhanh, kèm theo đó là quá trình đô thị hóa, các Khu, Cụm công nghiệp, các dự án đầu tư lớn từng bước đã hình thành qua đó thu hút nhanh chóng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bà con nhân dân giàu có trong thành phố đầu tư mua đất để bán kiếm lời làm cho giá đất trên địa bàn Huyện tăng đột biến. Tình hình sử dụng đất đã gây nên xáo trộn, nhiều công ty, xí nghiệp đã hình thành một cách tự phát xen kẽ trong khu dân cư trước đây gây nên ô nhiễm môi trường, việc tranh chấp đất đai trong nội bộ nông dân cũng như trong thân tộc cũng phát sinh thường xuyên. Để thấy rõ hơn xu hướng biến động của Thị Trấn Củ Chi hiện nay, chúng ta hãy so sánh tình hình biến động do thực hiện các quyền tại Thị Trấn so với 20 xã trong huyện Củ Chi, chúng ta xem bảng kết quả sau: Bảng 11: So sánh biến động do thực hiện một số quyền giữa Thị Trấn Củ Chi với 20 xã của huyện Củ Chi trong 6 tháng năm 2008 Đơn vị tính: m2 Tên xã, thị trấn Biến động do thực hiện các quyền Phó bản Đổi giấy Chuyển quyền Hợp thức hóa Đại trà HS DT HS DT HS DT HS DT HS DT An Nhơn Tây 1 2.961 30 95.735,4 281 132.551 5 2.981 194 111.088,5 An Phú 4 1.160 17 33.034,7 251 154.376,7 33 31.292,2 246 236.074 Bình Mỹ 1 1.760,9 54 67.149,2 713 1.559.731,1 44 82.005,3 226 147.831,2 Hòa Phú 0 0 16 37.034,9 537 1.394.117,9 34 45.839 153 134.929,3 Nhuận Đức 1 679,9 10 25.414,1 221 278.553,7 29 32.975,1 199 381.006,7 Phạm Văn Cội 1 670,4 30 30/22.369,4 147 65.122,9 17 17.846,7 5 1.948,3 Phú Hòa Đông 3 4.743,7 38 94090,6 288 115.823 51 96.341,6 604 796.672 Phú Mỹ Hưng 0 0 35 65.133,3 263 73.862,1 12 23.986 253 466.995,2 Phước Hiệp 1 312,8 26 52.745,8 243 85.159,6 33 37.991,5 156 224.691,4 Phước Thạnh 1 1.234 38 61.456,3 485 217.321 45 64.912 721 661.355 Phước Vĩnh An 1 7.549 23 60.836,2 504 411.368,5 51 83.518,5 91 57.902,9 Tân An Hội 2 7.378,5 67 583.232,6 570 501.669 60 98.119,9 1131 2.096.497,9 Tân Phú Trung 1 315,3 33 63.228,7 844 2.761.321.9 72 111.327,8 747 1.105.805,2 Tân Thạnh Đông 1 671,9 46 76.893,8 866 3.2.991.743 87 156.564,9 1027 5.339.252,5 Tân Thạnh Tây 0 0 17 21.547 527 561.429,1 21 29.615,6 75 9.206.699,3 Tân Thông Hội 4 5.912,2 55 65.981,2 597 479.452,8 66 91.745,3 207 142.201,9 Thái Mỹ 1 1.433,7 11 45.218 443 297.112 7 15.927,4 166 411.250,7 Thị Trấn Củ Chi 0 0 12 6.705,6 391 88.475,8 52 34.561,7 174 75.145,2 Trung An 1 1.525,7 20 35.11,7 445 331.573 35 53.639,1 147 140.568,9 Trung Lập Hạ 1 135,4 34 43.987 312 295.164,7 33 45.001,6 408 693.060,4 Trung Lập Thượng 1 6.000 27 44.175,6 511 302.961,5 41 72.331,1 752 1.127.129 (Nguồn: Phòng TN-MT huyện Củ Chi) Từ bảng trên, chúng ta thấy tình hình biến động do thực hiện các quyền trên địa bàn huyện Củ Chi có sự chênh lệch giữa các xã, thị trấn. Thị Trấn Củ Chi đứng thứ 7 xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong các xã, tỷ lệ hồ sơ có nhu cầu chuyển đổi sử dụng đất chiếm tỷ lệ tương đối cao, biến động nhiều nhất là Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Trung Lập Thượng, Tân An Hội…, ít nhất là các xã An Nhơn Tây, An Phú, Phước Hiệp, Phạm Văn Cội… Với tốc độ này thì đến cuối năm 2008 tình hình biến động ở Củ Chi sẽ tăng hơn so cùng kỳ năm 2007. Riêng đối với hồ sơ đại trà ( Xem phụ lục 1 và phụ lục 2). III.6.4 Biến động do sai sót chuyên môn - Biến động do bản đồ vẽ sai như ranh giới, hình thể, diện tích cụ thể như sau: Có 3 trường hợp do chủ sử dụng đất phát hiện, 9 trường hợp do cán bộ địa chính Thị Trấn phát hiện khi làm thủ tục chuyển quyền đã tiến hành làm hồ sơ chỉnh sửa. Một số trường hợp cụ thể: + Bà: Nguyễn Tiến Phong ngụ tổ 4, khu phố 6, thị trấn Củ Chi phát hiện hình thể thửa đất trên GCN không giống ngoài thực địa . + Ông: Hồ Văn Dân ngụ tổ 1, khu phố 2, thị trấn Củ Chi phát hiện diện tích trên GCNQSDĐ là 24,3 m2 trong khi đó diện tích thực là 243 m2. + Ông (Bà): Nguyễn Văn Trực-Lê Thị Se ngụ tổ 10, khu phố 8 ranh thửa đất bị vẽ hụt 1,3 m2 … - Những trường hợp sai sót ở giấy chứng nhận đã phát hiện điều chỉnh như sai họ và tên, số chứng minh nhân dân, năm sinh, loại đất, số thửa, ... từ năm 2006 đến nay là 52 trường hợp và đã tiến hành chỉnh sửa sai sót đã được liệt kê (Xem bảng 7/Mục III.5.2). III.6.5 Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất - Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên vẫn phải chuyển một số diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu dân cư mới. - Việc chỉnh trang, xây dựng các khu dân cư còn thiếu quy hoạch hợp lý cả về kinh tế; kỹ thuật. Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự phù hợp và khả thi vì thế gây khó khăn cho việc quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; điện nước; ... - Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế,... chưa được bố trí thoả đáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác. - Việc chuyển đổi đất đai giữa các mục đích sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Song trên địa bàn cụ thể khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác phải cân nhắc thận trọng, đặc biệt ở khu vực đất lúa có điều kiện thâm canh cao. - Trong quá trình sử dụng đất luôn nẩy sinh những bất hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do vậy, việc điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi đưa nền kinh tế huyện Củ Chi phát triển theo đúng hướng. Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai còn tồn tại nhiều yếu kém, những tồn tại này do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là các nguyên nhân sau: - Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai được quan tâm đổi mới liên tục nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thiếu khung pháp lý đồng bộ để giải quyết những vấn đề thực tiễn xẩy ra. - Chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý; thiếu đồng bộ; thực hiện thiếu thống nhất nên gây nhiều khó khăn khi nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. - Công tác quản lý quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế, để xảy ra tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép. - Vấn đề tập quán khai thác sử dụng đất: Do tập quán của vùng miền, đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác sử dụng qũy đất. Đất nhiều nhưng chưa được khai thác triệt để, hiệu quả kinh tế từ đất đem lại còn thấp. Người dân thường dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên, chưa chủ động trong khai thác và sử dụng đất. Dân cư thường sống rải rác dọc theo các tuyến đường, tuyến kênh và sông rạch lớn, không sống quần tụ thành những khu, cụm tập trung vì thế khó khăn trong việc bố trí các công trình công cộng. III.7 Chỉnh lý biến động đất đai trong hệ thống hồ sơ địa chính III.7.1 Quy trình chỉnh lý biến động đất đai hiện nay Hiện nay, trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi quy trình chỉnh lý biến động đất đai được thực hiện theo thông tư 1990, gồm 11 bước như sau: - Bước 1: Người sử dụng đất lập hồ sơ, nộp tại UBND xã cùng cấp. - Bước 2: UBND xã kiểm tra hồ sơ, đo đạc thực tế ghi nhận số liệu cắm cột mốc (nếu có) và xác nhận hồ sơ. - Bước 3: UBND xã trả lại hồ sơ, người sử dụng đất trực tiếp đến nộp tại phòng Nông nghiệp-Địa chính (nay là phòng Tài Nguyên - Môi Trường). - Bước 4: Phòng Tài Nguyên-Môi trường huyện xem xét, nếu hợp lệ thì có ý kiến trong hồ sơ và chuyển hồ sơ đến UBND huyện. UBND huyện ra quyết định cho phép. - Bước 5: Phòng Tài Nguyên-Môi trường nhận hồ sơ từ UBND huyện giao cho người sử dụng đất nhận lại hồ sơ và đi nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Bước 6: UBND xã nhận giấy CNQSDĐ từ Phòng Tài Nguyên-Môi trường huyện về vào sổ cấp giấy tại thị trấn, giao cho người sử dụng đất. - Bước 7: Nếu thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh thì Phòng Tài Nguyên-Môi trường giao cho người sử dụng đất nhận lại hồ sơ, đến nộp tại Sở Tài Nguyên-Môi Trường, Sở Tài Nguyên-Môi Trường xem xét hồ sơ trình UBND tỉnh. - Bước 8: UBND tỉnh ra quyết định và chuyển hồ sơ về Sở Tài Nguyên-Môi Trường. - Bước 9: Người sử dụng đất nhận lại hồ sơ từ Sở Tài Nguyên-Môi Trường và nộp thuế theo quy định của pháp luật, nhận giấy CNQSDĐ tại Sở Tài Nguyên-Môi Trường. - Bước 10: Sở Tài Nguyên-Môi Trường gởi thông báo cho phòng Tài Nguyên-Môi Trường để cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính. - Bước 11: Sở Tài Nguyên-Môi Trường chuyển hồ sơ cho trung tâm lưu trữ, lưu trữ hồ sơ. STT Các bước Đo đạc Chủ sử dụng UBND xã Phòng TN MT Huyện Sở TNMT TT lưu trữ Tỉnh Ghi chú 1 Nộp hồ sơ 2 Đo đạc 3 Chuyển phòng 4 Trình huyện 5 Nộp thuế 6 Nhận giấy chứng nhận 7 Chuyển phòng TNMT 8 Trình tỉnh 9 Nộp thuế giao giấy chứng nhận 10 Gửi thông báo 11 Chuyển hồ sơ Sơ đồ 1: Đường đi của sơ đồ biến động (Theo hướng dẫn của thông tư 1990) III.7.2 Nguyên tắc chỉnh lý khi có biến động Biểu tổng hợp tình hình biến động đất đai GCNQSDĐ Sổ cấp giấy CNQSDĐ Thu hồi Chỉnh lý Cấp mới Biểu 01/02 TK Sổ theo dõi biến động Sổ địa chính Sổ mục kê Chỉnh lý bản đồ Quản lý hồ sơ địa chính ban đầu - Sổ mục kê - Sổ địa chính - Sổ cấp GCNQSDĐ - Bản đồ địa chính Quản lý hồ sơ địa chính thường xuyên Biến động đất đai Hồ sơ biến động Sơ đồ2: Quy trình thực hiện chỉnh lý hồ sơ biến động * Các bước thực hiện - Chỉnh lý bản đồ địa chính. - Chỉnh lý trên sổ theo dõi biến động. - Chỉnh lý trên sổ mục kê. - Chỉnh lý sổ địa chính. - Chỉnh lý trên giấy chứng nhận: cấp mới, thu hồi giấy chứng nhận hoặc chỉnh lý một phần. - Chỉnh lý sổ cấp GCNQSDĐ. - Biểu thống kê biến động: Biểu 01 TK, 02 TK . a) Chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính - Nếu BĐĐC thị trấn và bản đồ khu đo cùng tỷ lệ thì ta chỉ thực hiện chồng ghép can phần đo vẽ ngoại nghiệp lên BĐĐC của thị trấn. - Nếu BĐĐC thị trấn khác tỷ lệ với BĐĐC khu đo thì ta đưa về cùng tỉ lệ với BĐĐC rồi mới chồng ghép can. - Khi thực hiện xong khâu chuyển vẽ trên BĐĐC phải kiểm tra lại đạt yêu cầu, thì cập nhật ngay số liệu vào sổ theo dõi biến động và biểu kê trên BĐĐC. - Việc chỉnh lý trên bản đồ phải bằng mực đỏ. Hình 1: Trường hợp xử lý tách thửa, thửa mới là 145 tách từ thửa 92 92 93 145 94 95 96 Hình 2: Thửa chưa chỉnh lý trong trường hợp nhập thửa 257 259 258 260 Hình 3: Thửa đã chỉnh lý trong trường hợp nhập thửa (nhập thửa 257, 258, 259 thành thửa 257) 257 260 Hình 4: Biến động theo tuyến thẳng chưa chỉnh lý 459 460 461 Hình 5: Biến động theo tuyến thẳng đã được chỉnh lý (một phần thửa của thửa số 459, 460, 461 đã nhập vào đường) 459 460 461 Hình 6: Biến động theo khu tập trung chưa chỉnh lý 22 23 24 25 26 Hình 7: Biến động theo khu tập trung đã chỉnh lý 80 23 24 25 22 82 81 83 84 26 85 b) Chỉnh lý sổ theo dõi biến động Việc chỉnh lý sổ theo dõi biến động đất đai được thực hiện khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Công tác tiến hành ghi vào sổ ngày nhận thông báo hay quyết định ghi số thứ tự, nội dung biến động. - Trường hợp chia tách (chuyển nhượng, chuyển đổi) tên người nhận chuyển quyền, diện tích chuyển quyền, loại đất thay đổi. - Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất thì ghi mục đích sử dụng đất thay đổi và ghi diện tích đất thay đổi . - Trường hợp giao đất, thuê đất thì ghi tên người được giao đất, cho thuê đất và diện tích được được giao mục đích sử dụng. - Trường hợp cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ phải ghi đổi giấy chứng nhận số. Một số trường hợp cụ thể: Bảng 12: Một số trường hợp chỉnh lý trên sổ theo dõi biến động STT Họ tên người chuyển quyền Họ tên người nhận chuyển quyền Nội dung biến động Diện tích ( m2 ) Tờ bản đồ / Số thửa 1 Vũ Văn Lâm Trần Thị Xuân Chuyển nhượng 39,1 05/507 2 Văn Phú Hoàng Linh Đoàn Đức Trân Chuyển nhượng 159 44/524 3 Phan Nụ Phạm Thị Nhung Chuyển nhượng 381,4 39/502 4 Trần Văn Tráo Trần Văn Nhứt Tặng cho 156,2 68/504 5 Phạm Văn Đức Phạm Văn Nghĩa Tặng cho 70,6 60/510 6 Lê Thị Đức Lê Mạnh Hùng Lê Thị Thu Hiền Tặng cho 384,3 291 11/34 11/35 7 Nguyễn Thị Liễm Nguyễn Thị Liễm Hợp thức hóa 1.923,5 43/39 8 Nguyễn Đức Tiến Nguyễn Đức Tiến Hợp thức hóa 145,7 03/27 9 Võ Thị Liên Võ Thị Liên Hợp thức hóa 65,8 59/71 10 Trần Văn Cơn Trần Hồng Điệp Trần Thị Kim Linh Trần Ngọc Thụy Nhận thừa kế 471,4 815,5 471,7 20/532 11 Trần Ngọc Bảo Trần Ngọc Bảo Đổi giấy 954,5 24/61 12 Đặng Thị Nhuận Đặng Thị Nhuận Đổi giấy 192,4 23/518 13 Nguyễn Thị Bích Nguyễn Thị Bích Chuyển mục đích 1.307 56/105 (Nguồn: Phòng TN-MT huyện Củ Chi) c) Chỉnh lý biến động trên sổ mục kê Việc chỉnh lý trên sổ mục kê cho những trường hợp biến động đã được cấp GCNQSDĐ hoặc chứng nhận lên GCNQSDĐ đã cấp, việc chỉnh lý được quy định. - Các nội dung thay đổi phải được gạch bằng mực đỏ. - Khi thay đổi loại đất phải gạch bỏ diện tích ở cột ghi loại đất cũ và ghi vào cột loại đất mới trên cùng cùng một dòng thửa đã ghi. - Khi thay đổi tên chủ sử dụng đất phải gạch bỏ tên chủ sử dụng đất cũ bằng mực đỏ, rồi ghi vào cột ghi chú đã chuyển sang trang số mấy. - Trường hợp tăng, giảm diện tích của thửa đất thì chỉnh lý bằng cách gạch bỏ dòng thửa thay đổi, ghi lại thửa đất theo số liệu mới xuống các trang cuối dành cho mỗi tờ bản đồ và ghi “ xem thửa số…” vào dòng thửa đã thay đổi ở cột ghi chú. d) Chỉnh lý biến động trên sổ địa chính Việc cập nhật, chỉnh lý sổ địa chính chỉ được thực hiện trên những trường hợp biến động đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ hoặc chứng nhận biến động lên GCNQSDĐ đã cấp và được thực hiện như sau: - Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất được đăng ký tiếp vào các dòng còn trống ở phần “ đăng ký sử dụng đất’’ thuộc trang đăng ký của người đó, nếu chưa có tên trong sổ địa chính thì lập trang mới theo quy định. - Người sử dụng đất bị thu hồi đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất một phần diện tích đã đăng ký cho người khác thì gạch bằng mực đỏ thửa đất biến động, nội dung biến động (loại hình, diện tích biến động và tên người nhận quyền sử dụng đất) căn cứ pháp lý có liên quan đến biến động (số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký…) vào phần những thay đổi trong quá trình sử dụng phần diện tích chuyển quyền được ghi như ở phần trên. - Người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất toàn bộ phần diện tích đã đăng ký cho người khác thì nhận quyền sử dụng đất được đăng ký trên trang sổ đã đăng ký của chủ cũ bằng cách gạch tên chủ cũ bằng mực đỏ, ghi tên chủ mới căn cứ pháp lý chuyển quyền (số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký…) vào phần thay đổi trong quá trình sử dụng. - Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức hoặc giữa các hộ gia đình ở các khu dân cư khác nhau thì gạch chéo góc trang thay đổi bằng mực đỏ và đăng ký cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất vào quyền khác theo đúng nguyên tắc lập sổ. - Khi có sự thay đổi về hình thể thửa đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất đã đăng ký thì gạch ngang bằng mực đỏ thửa thay đổi, ghi lại xuống dòng dưới cùng của trang chủ sử dụng đã đăng ký, ghi chú số hiệu thửa, căn cứ pháp lý làm biến động (số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký…) vào phần những thay đổi trong quá trình sử dụng. e) Chỉnh lý biến động trên GCNQSDĐ - Đối với những sai sót trên GCNQSDĐ do cơ quan Nhà nước ghi như: Số thửa, trùng thửa, viết sai họ tên, năm sinh, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…, khi chủ sử dụng đất đề nghị thì tiến hành lập hồ sơ đăng ký biến động ngay, làm cơ sở chỉnh lý trên GCNQSDĐ. - Đối với những sai sót do sử dụng đất kê khai không đúng hết diện tích thì cũng phải lập hồ sơ như phần trên, toàn bộ kinh phí chủ sử dụng phải chi trả. - Sau khi nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai, phải tiến hành đối chiếu, kiểm tra, lập viên bản đo đạc, trường hợp phức tạp, UBND thị trấn phải lập tờ trình đến phòng TNMT, UBND huyện xem xét. - Phòng TNMT chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ , nếu đủ điều kiện thì thực hiện tách thửa, xác định ranh giới thửa đất cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, trình UBND huyện ra quyết định chỉnh lý biến động trên GCNQSDĐ, nếu thuộc thẩm quyền của cấp Thành phố thì tham mưu cấp huyện lập tờ trình chuyển hồ sơ đến Sở TNMT. f) Chỉnh lý biến động trên sổ cấp GCNQSDĐ - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trong quá trình đăng ký biến động đất đai được ghi vào sổ tiếp theo số thứ tự GCNQSDĐ cuối cùng của đơn vị hành chính lập sổ. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất: - Nếu giấy chứng nhận chuyển nhượng cho chủ mới, thì ghi tên chủ mới và nơi cư trú vào cột ghi chú. - Nếu một phần diện tích của GCNQSDĐ đã cấp được tách ra cấp theo GCNQSDĐ mới thì ghi số hiệu thửa đất tách ra và số thứ tự của GCNQSDĐ vào một cột ghi chú. III.7.3 Kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động từ năm 2006 đến nay (tháng 6/2008) trên địa bàn thị trấn Củ Chi Tính đến nay (tháng 6/2008) trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi đã thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai theo Thông tư 1990, Luật Đất Đai 2003 và các văn bản dưới luật khác với tổng trường hợp biến động là 1624 hồ sơ, trong đó: - Biến động do chuyển nhượng QSDĐ:1029 hồ sơ với diện tích 249.176,1 m2. - Biến động do tặng cho QSDĐ: 119 hồ sơ với diện tích 27.973,7 m2. - Biến động do thừa kế QSDĐ :14 hồ sơ với diện tích 6.948,1 m2. - Biến động do sai sót trong chuyên môn: 52 trường hợp. - Biến động do chuyển mục đích: 145 hồ sơ với diện tích 70.603,0 m2 . - Biến động do thế chấp QSDĐ:11 hồ sơ với diện tích 6.045,2 m2. - Biến động do hợp thức hóa quyền sử dụng đất:194 hồ sơ với diện tích 72.643,6 m2. - Biến động do đổi giấy CNQSDĐ: 60 hồ sơ với diện tích 18.873,6 m2. Sau khi kiểm tra làm thủ tục đăng ký biến động kết quả của công tác này đến nay đạt chỉnh lý trên 2 BĐĐC, 1 sổ mục kê, 5 sổ địa chính, 3 sổ theo dõi biến động, 3 sổ cấp GCNQSDĐ. Trong đó: - 02/03 tờ bản đồ địa chính. - 01 quyển mục kê, trong đó chỉnh lý: + Thay đổi loại đất từ đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, cây hàng năm khác và nuôi trồng thuỷ sản sang đất ở là 137 thửa. + Tăng, giảm diện tích sau khi đo đạc lại hay một phần diện tích đất nằm trong quy hoạch là 28 thửa. + Thay đổi họ tên chủ sử dụng đất là 454 thửa. - 03 quyển sổ theo dõi biến động: Với tổng thửa biến động là 1.475 thửa gồm 1182 thửa thay đổi chủ sử dụng đất mới và 293 vẫn tên chủ sử dụng đất cũ. + - 03 quyển cấp GCNQSDĐ trong đó đã cấp 1.475 giấy với tổng diện tích . - 05 quyển địa chính. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết hồ sơ số lượng trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy ban đầu sau khi xem xét , kiểm tra thực địa, trao đổi với từng chủ sử dụng đất và xin ý kiến của cơ quan cấp trên thì số lượng được cấp tăng lên. Do đó, số lượng giấy CNQSDĐ đủ điều kiện cũng tăng theo dẫn đến sự chênh lệch giữa hồ sơ quản lý và hồ sơ báo cáo của huyện và thị trấn làm cho công tác cập nhật chỉnh lý chưa được chính xác. Bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều hồ sơ không giải quyết được dẫn đến kết quả giải quyết hồ sơ chưa dứt điểm gây khó khăn cho người dân lẫn cán bộ địa chính. III.8 Đánh giá tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi Trong những năm qua, kinh tế của huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng phát triển theo xu thế chung của Thành phố, đặc biệt trong các ngành sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trong thời gian tới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, điều này liên quan trực tiếp đến việc chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng đất nói riêng, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất của huyện và thị trấn nói chung. Mặt khác, do nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất dẫn đến biến động đất đai ngày càng nhiều. Nhằm lập lại trật tự quản lý đất đai, hạn chế sử dụng đất bất hợp pháp, sai mục đích sử dụng, đồng thời sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả giúp Nhà nước tăng cường quản lý quỹ đất hiệu quả hơn và hoàn thiện hồ sơ địa chính thì việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai càng trở nên cấp thiết cần đẩy nhanh trong thời gian tới. Trong thời gian qua, ở Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng tình hình biến động đất đai rất nhiều nhưng công tác cập nhật, theo dõi chỉnh lý biến động còn chậm và tồn tại nhiều hạn chế. - Chỉnh lý không đồng bộ hệ thống hồ sơ địa chính, cách chỉnh chưa tuân thủ theo quy định của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường. - Việc cập nhật không được thường xuyên, liên tục của từng loại hình biến động đất đai trên địa bàn. Các thông tin biến động để cập nhật hồ sơ giữa 3 cấp: thị trấn, huyện, thành phố không thường xuyên. - Số liệu báo cáo giữa Thị Trấn và Huyện còn chênh lệch gây khó khăn cho việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính. Vì vậy, hồ sơ địa chính chưa được hoàn chỉnh, công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, chưa thể hiện hết thông tin về thửa đất giữa hiện trạng sử dụng với hồ sơ địa chính ban đầu dẫn đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Từ đó, yêu cầu cấp bách hiện nay ở Thị Trấn Củ Chi là tập trung thực hiện công tác cập nhật, theo dõi biến động hồ sơ địa chính dựa trên tài liệu hồ sơ địa chính đã có, phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng đất, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất. III.9 Một số vấn đề rút ra từ công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai III.9.1 Những tồn tại Hiện nay công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi còn nhiều tồn tại và vướng mắc. Nhưng cơ bản vẫn là: - Cán bộ địa chính thiếu trang thiết bị cần thiết và chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, do đó việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chỉ sơ sài không đúng quy định của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường. - Việc thông báo những thông tin đất đai giữa thị trấn - huyện chưa kịp thời, mặc dù có quy định trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cấp thực hiện nhưng thực tế cập nhật không đồng bộ trên hệ thống hồ sơ địa chính. - Thiếu sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của cơ quan địa chính cấp trên. - Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai được quan tâm đổi mới liên tục nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thiếu khung pháp lý đồng bộ để giải quyết những vấn đề thực tiễn xảy ra trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai. - Ý thức của người dân vẫn chưa cao, không chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về chuyển đổi sử dụng đất. Một bộ phận người dân không chịu khai báo với chính quyền, tìm mọi cách đối phó nhằm tránh các thủ tục khi có nhu cầu chuyển đổi, xin chứng nhận QSDĐ dẫn đến nhiều trường hợp chuyển đổi trái phép trong dân, từ đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn. III.9.2 Các giải pháp khắc phục a) Giải pháp quản lý - Hồ sơ đăng ký biến động cần được lưu trữ cẩn thận và sắp xếp theo từng năm, phân loại theo từng dạng biến động nhằm tránh những sai sót trong quá trình cập nhật vào hồ sơ địa chính và tránh mất thời gian khi cập nhật, chỉnh lý biến động. - Tăng cường quản lý, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sử dụng đất, giám sát các loại hình biến động bất hợp lý, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. - Thường xuyên cập nhật các thông tin, tư liệu, số liệu, số liệu bản đồ một cách chính xác, kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng đất tại địa phương một cách chặt chẽ, sử dụng đất đúng mục đích và đạt hiệu quả. - Tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở, kết hợp với các ban ngành ở địa phương quản lý, xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình sử dụng đất, hạn chế tình hình sử dụng đất bất hợp pháp. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật về đất đai nhất là quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất rên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hạn chế các biến động bất hợp pháp trên địa bàn. b) Giải pháp kỹ thuật - Tổ chức công tác tập huấn, từng bước nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý đất đai từ xã, thị trấn đến huyện. - Tăng cường các trang thiết bị và đầu tư ứng dụng tin học, nối mạng giữa các cấp nhằm phục vụ công tác quản lý tại cơ sở. c) Giải pháp tổ chức - Hạn chế luân chuyển cán bộ địa chính cấp cơ sở; hiện nay chúng ta đang thực hiện cải cách hành chính nên tăng cường trách nhiệm cho cấp cơ sở, nếu có thể được bổ sung thêm cán bộ địa chính cấp cơ sở. - Bảo quản các tài liệu, số liệu qua các năm để làm cơ sở cho việc tham khảo hoặc kế thừa cho các năm tiếp theo. - Các thông tin biến động đất đai phải thông báo đồng bộ và thường xuyên liên tục. - Tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục ý thức để người sử dụng đất phát huy quyền và nghĩa vụ của mình. - Tổ chức công tác thực hiện đúng quy trình, quy phạm hướng dẫn đăng ký biến động đất đai. - Đối với trường hợp tranh chấp đề nghị UBND xã tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân, đồng thời cũng cố lực lượng hoà giải ở cơ sở tiến hành hoà giải những trường hợp tranh chấp để công tác cấp GCNQSDĐ đạt kết quả tốt. - Đối với trường hợp chưa chia, chưa tương phân tuyên truyền vận động nhân dân tiến hành phân chia cấm ranh, mốc và phối hợp với các đơn vị đo đạc tiến hành đo đạc và xét cấp GCNQSDĐ. - Đối với những trường hợp vướng mắc pháp lý (thị trấn và các xã) đề nghị xem xét và cấp GCNQSHNƠ theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 và Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 30/03/2007 của UBND Thành phố. - Trường hợp đăng ký sót vận động nhân dân đăng ký và xét đủ điều kiện thì cấp GCNQSDĐ. - Đối với trường hợp đất xâm canh thông báo cho những chủ sử dụng trên đài truyền thanh xét thấy đủ điều kiện thì cấp GCNQSDĐ. - Đối với những trường hợp chuyển nhượng trái phép; Đề nghị UBND các xã, thị trấn xét thấy đủ điều kiện tại Điều 50 Luật đất đai thì xét cấp giấy. PHẦN IV : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ IV.1 Kết luận Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động là một trong những nhiệm vụ có tính thường xuyên lâu dài của ngành Địa chính và quan trọng với một số ngành liên quan. Việc chỉnh lý biến động đất đai phải được thực hiện thường xuyên, cập nhật liên tục những thông tin mới nhất về việc sử dụng đất trên địa bàn, giúp UBND huyện nắm được những thay đổi để phân bổ lại quỹ đất một cách hợp lý làm cơ sở để thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất. Với vị thế là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của cả huyện và có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời, dân cư đông đúc vì thế giá trị nhà - đất trên địa bàn Thị Trấn luôn nhiều hơn cầu. Trong thời gian gần đây, do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh làm phát sinh các nhu cầu về đất ở và nhà ở, làm cho đất đai trở thành điểm nóng tạo nên cơn sốt về giá cả đất đai trên địa bàn Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng. Trong đó việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất…, và nhiều vấn đề khác liên quan đến đất đai trở nên phức tạp, khó khăn; đi đôi với nó là kéo theo tình hình biến động về đất đai ngày một gia tăng. Qua kết quả phân tích cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng. Trong thời gian qua trên địa bàn Thị Trấn đã thực hiện theo quy trình các văn bản pháp lý quy định, các hồ sơ biến động đều được cập nhật, chỉnh lý kịp thời nhưng tốc độ còn chậm và còn nhiều sai sót trong quá cập nhật, chỉnh lý. Bên cạnh đó, việc ghi nhận tài sản gắn liền với đất trên GCNQSDĐ còn một số vấn đề bất cập như: không thể hiện đúng hiện trạng thực tế của căn nhà, các trường hợp nhà vi phạm xây dựng vẫn được ghi nhận trên GCNQSDĐ và vẫn được chuyển nhượng dẫn đến tranh chấp sau này. Mặc khác, các văn bản quản lý Nhà nước về chuyên môn còn nhiều bất cập chưa thống nhất và đồng bộ, thay đổi liên tục ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương; việc thông báo những thông tin đất đai giữa thị trấn - huyện chưa kịp thời cũng ảnh hưởng đến việc cập nhật, chỉnh lý biến động . IV.2. Kiến nghị Từ thực trạng công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai của địa phương còn nhiều hạn chế, qua quá trình tìm hiểu và chứng kiến thực tế tại địa phương, chúng tôi có những kiến nghị sau: - Cần xây dựng lại hệ thống hồ sơ, tài liệu, bản đồ để phản ánh đúng thực trạng tình hình đất đai của địa phương mình. - Cần phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách địa chính. - Thường xuyên cập nhật đầy đủ những thông tin biến động của thửa đất và có sự kiểm tra thường xuyên của các cấp lãnh đạo để có hướng điều chỉnh phù hợp. - Sở TNMT nên số hóa nền bản đồ 02/CT-UB đồng tỷ lệ với bản đồ địa chính số để quản lý tốt công tác cấp giấy, chỉnh lý biến động sau này, để quản lý trên mạng vi tính chặt chẽ và khoa học hơn. - Thành lập cơ chế theo dõi thời gian giải quyết hồ sơ tại UBND các xã, thị trấn, qua đó có cơ sở đánh giá toàn diện thời gian giải quyết hồ sơ và nâng cao hiệu quả cho công tác cập nhật chỉnh lý biến động. - Cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa phòng TNMT với các ban ngành liên quan khác nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. - Cần có phương hướng sắp xếp kiện toàn đội ngũ cán bộ của ngành từ huyện đến xã, thị trấn, có kế hoạch đào tạo cán bộ lưu trữ hồ sơ để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả quản lý qua từng cán bộ công nhân viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Các văn bản pháp luật - Hướng dẫn 7575/HD-QLĐĐ ngày 04/07/2000 của Sở TNMT về việc đăng ký cập nhật các biến động nhà, đất vào bản đồ và sổ bộ. Hướng dẫn này khắc phục những tồn đọng trước đây. - Thông tư 1990/2001/NĐ-TCĐC ngày 30/11/ 2001 của TCĐC về việc hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004. - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai. * Các tài liệu báo cáo - bài giảng - Báo cáo QHSDĐ đến năm 2010, định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2006-2010) của huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. - Báo cáo tình hình quản lý, cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi giai đoạn 2006-2007 và 6 tháng đầu năm 2008 của phòng TNMT huyện Củ Chi. - Báo cáo từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2008 về quản lý, cập nhật chỉnh lý biến động tại huyện Củ Chi của phòng TNMT huyện Củ Chi. - Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi trong năm 2007 của phòng Thống Kê của huyện Củ Chi và UBND ThỊ TRấn Củ Chi. - Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai, tháng 9/2006 của thầy Ngô Minh Thụy, trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. - Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai, tháng 9/2006 của thầy Lê Mộng Triết, trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. * Tài liệu khác - Các luận văn liên quan đến công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai của các khóa trước. - Truy cập thêm tài liệu trên Internet như: hppt://www.monre.gov/monreNet/Modules/Deed_Detail.aspx?deedid=525 hppt://www.huyencuchi.com.vn DANH SÁCH PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tổng hợp danh sách cấp GCNQSDĐ đại trà trên địa bàn huyện Củ Chi. Phụ lục 2: Tổng hợp danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ đại trà trên địa bàn huyện Củ Chi. Phụ lục 3: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 tại huyện Củ Chi. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tổng hợp danh sách cấp GCNQSDĐ đại trà trên địa bàn huyện Củ Chi STT Tên xã Kế hoạch đăng ký đủ điều kiện Diện tích Đủ điều kiện chưa cấp giấy Diện tích Đã cấp Kế hoạch Diện tích GCNQSDĐ Diện tích đăng ký chưa đủ ĐK 1 An Nhơn Tây 194 111.088,5 17 43.981 177 67.107,5 20 82.536 2 An Phú 246 236.074 33 32.267 213 203.807 17 41.869,6 3 Bình Mỹ 266 147.83,.2 22 9.689,6 244 138.141,6 37 40.019,75 4 Hòa Phú 153 134.929,3 20 13.014 133 121.915,3 24 54.141,2 5 Nhuận Đức 199 381.006,7 144 198.999 55 182.007,7 13 149.303,8 6 Phạm Văn Cội 5 1.948,3 1 528 4 1.420,3 35 6.213,9 7 Phú Hòa Đông 604 769.672 189 323.133 415 446.539 148 367.246 8 Phú Mỹ Hưng 253 466.995,3 55 81.777 198 385.218,3 36 123.579,8 9 Phước Hiệp 156 224.691,4 30 58.667 126 166.024,4 23 16.362 10 Phước Thạnh 721 661.355 214 221.417 507 439.938 30 51.326 11 Phước Vĩnh An 91 57.902,9 0 0 91 57.902,9 37 45.974,3 12 Tân An Hội 1131 2.096.497,9 101 36.986 1030 2.059.511,9 71 276.809,9 13 Tân Phú Trung 747 1.105.805,2 132 205.666 615 900.139,2 24 125.797,7 14 Tân Thạnh Đông 1027 533.025,25 16 43.522 1011 489.503,25 594 328424.3 15 Tân Thạnh Tây 75 9.206.699,3 0 0 75 9.206.699,3 48 127.790,1 16 Tân Thông Hội 207 142.201,9 0 0 207 142.201,9 40 4.502 17 Thái Mỹ 166 41.125,7 3 2.977,3 163 408.273,4 16 121.900 18 Thị Trấn Củ Chi 174 75.145,2 0 0 317 58.505,2 427 207.961,1 19 Trung An 147 140.568,9 47 63.179 100 77.389,9 10 149.285,5 20 Trung Lập Hạ 408 693.060,4 15 65.777 393 627.283,4 32 103.302,3 21 Trung Lập Thượng 752 1.127.129 245 399.198 507 727.931 31 86.105,8 Toàn huyện 7865 18708238 1284 1800778 6581 16907460 1713 2376094 (Nguồn: Phòng TN-MT huyện Củ Chi) Phụ lục 2: Tổng hợp danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ đại trà Theo danh sách điều tra của các xã, thị trấn gởi về hiện tại có 1.713 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 20 xã, thị trấn và được phân tích ra như sau: - Tranh chấp: 344 trường hợp. * Tân Thạnh Đông: 111 * An Phú: 17 * Nhuận Đức: 13 * Phú Hoà Đông: 22 * Phú Mỹ Hưng: 11 * Phước Hiệp: 9 * Phước Thạnh: 20 * Phước Vĩnh An: 2 * Tân An Hội: 25 * Tân Phú Trung: 16 * Trung Lập Hạ: 12 * Thị trấn: 30 * An Nhơn Tây: 13 * Bình Mỹ: 6 * Hòa Phú: 4 * Trung An: 2 * Tân Thạnh Tây: 31 - Chưa chia, chưa tương phân: 576 trường hợp. * Tân Thạnh Đông: 359 * Phước Thạnh: 8 * Tân Thông Hội: 40 * Phước Vĩnh An: 18 * An Nhơn Tây: 7 * Bình Mỹ: 14 - Đo bao: 82 trường hợp. * Phú Mỹ hưng: 16 * Tân Thạnh Tây: 14 * Thái Mỹ: 1 * Tân Thạnh Đông: 21 * Trung Lập Hạ: 20 * Mình Mỹ: 10 * Phú Hoà Đông: 4 * Phước vĩnh An: 11 - Vướng mắc pháp lý: 394 trường hợp (do chưa chưa đo đạc và xác định được cấp GCNQSHNƠ hay GCNQSDĐ) * Thị Trấn: 363 * Trung Lập Thượng: 31 - Đất nông trường: 1 trường hợp. * Hòa Phú: 1 - Đất đình: 1 trường hợp. * Hòa Phú: 1 - Cấn ranh đồng dù: 6 trường hợp. * Phước Vĩnh An: 6 - Đất nghĩa địa: 27 trường hợp. * Hòa phú: 18 * Phú Hòa Đông: 1 * Tân Phú Trung: 2 * Thị trấn củ chi: 6 - Trùng thửa: 9 trường hợp. * Phú Hòa Đông: 5 * Tân Phú Trung: 4 - Đất thân tộc: 2 trường hợp. * Phước thạnh: 2 - Đất Mương: 3 trường hợp. * Tân Phú Trung: 2 * Trung An: 1 - Nằm trong khu đô thị Tây Bắc: 14 trường hợp. * Phước Hiệp: 14 - Đất Cao Su: 20 trường hợp. * Tân An Hội: 20 - Đất tập đoàn: 26 trường hợp. * Tân An Hội: 26 - Dính đất Ban xóa đói giảm nghèo Thành phố: 16 trường hợp. * Thái Mỹ: 16 - Chuyển nhượng trái phép: 1 trường hợp. * Bình Mỹ: 1 - Hộ Khẩu KT3: 23 trường hợp. * Thị trấn Củ Chi: 23 - Lấn rạch: 9 trường hợp. * Phú Mỹ Hưng: 9 - Đã chết chưa có người thừa kế: 5 trường hợp. * Thị trấn: 5 - 153 trường hợp chưa xác định được nguồn gốc. Phụ lục 3: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 tại huyện Củ Chi Bảng chỉ tiêu sử dụng đất từng năm theo kế hoạch Thứ tự CHỈ TIÊU Mã Diện tích (ha) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 43.496,59 43.496,59 43.496,59 43.496,59 43.496,59 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 32.164,02 30.709,70 29.940,59 29.825,99 28.868,37 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 31.115,66 29.394,93 28.389,20 28.131,98 27.007,53 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 16.943,63 15.411,84 14.453,49 14.171,98 13.380,33 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 12.357,69 9.694,76 7.174,92 6.892,23 5.849,03 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 12.357,69 9.694,76 7.174,92 6.892,23 5.849,03 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 4.585,93 5.717,08 7.278,57 7.279,74 7.531,29 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 14.172,03 13.983,09 13.935,71 13.960,00 13.627,20 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 281,23 483,28 680,55 789,96 868,81 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 217,79 455,84 636,31 734,52 807,77 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 48,66 48,66 48,66 48,66 48,66 1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM 169,13 407,18 587,65 685,86 759,11 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 63,44 27,44 44,24 55,44 61,04 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 0,48 0,48 0,48 0,48 0,48 1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 62,96 26,96 43,76 54,96 60,56 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 454,11 518,47 557,82 591,03 609,01 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 313,02 313,02 313,02 313,02 383,02 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 10.869,81 12.566,11 13.456,20 13.631,29 14.628,22 2.1 Đất ở OTC 1.835,37 1.895,60 2.103,40 2.210,65 2.246,61 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.610,54 1.647,84 1.809,78 1.893,64 1.749,40 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 224,83 247,76 293,62 317,01 497,21 2.2 Đất chuyên dùng CDG 7.204,03 8.723,96 9.403,77 9.470,68 10.426,80 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 57,89 61,13 62,72 62,59 77,74 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 677,82 777,82 777,82 777,82 777,82 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 1.787,14 2.883,82 2.937,88 2.939,50 3.624,77 2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 842,79 1.620,96 1.620,96 1.620,96 1.785,96 2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 869,50 1.160,86 1.214,92 1.216,54 1.736,81 2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 0,13 0,13 0,13 0,13 2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 74,72 101,87 101,87 101,87 101,87 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 4.681,18 5.001,19 5.625,35 5.690,77 5.946,47 2.2.4.1 Đất giao thông DGT 2.262,84 2.265,39 2.296,95 2.300,45 2.493,16 2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 837,92 830,62 830,62 830,62 833,48 2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, TT DNT 8,83 8,83 8,83 8,83 8,83 2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 621,59 780,06 795,47 833,62 862,00 2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 111,72 113,97 116,03 118,75 118,73 2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 197,83 312,55 367,35 381,64 390,24 2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 282,24 282,09 282,36 289,31 301,13 2.2.4.8 Đất chợ DCH 8,27 12,68 12,95 12,76 15,46 2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 91,83 91,83 91,62 91,62 91,62 2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 258,11 303,17 823,17 823,17 831,82 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 33,89 33,87 33,80 33,80 33,74 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 319,68 436,59 439,90 441,59 449,04 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 1.459,93 1.459,17 1.458,41 1.457,65 1.455,12 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 16,92 16,92 16,92 16,92 16,92 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 462,75 220,79 99,80 39,31 - 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 462,75 220,79 99,80 39,31 - (Nguồn: Phòng TN-MT huyện Củ Chi)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh.doc
Luận văn liên quan