Công tác cứu sinh trên biển

Trên tàu , Sỹ quan và thuyền viên đều có trách nhiệm trong công tác cứu sinh . Thuyền trưởng và phó 3 phụtrách vấn đề cứu sinh của tàu làm việc theo đúng quyền hạn , chức trách của mình mà không có thái độ qua loa , phù phiếm trong công việc . Mọi trang thiết bị hư hỏng , hết hạn đều được phó 3 kịp thời cập nhật và yêu cầu Công Ty cấp mới hay sửa chữa ngay khi tàu đến cảng . Toàn bộ thuyền viên trên tàu đều nắm được nội dung của công tác cứu sinh .

pdf118 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6261 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác cứu sinh trên biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đèn đỏ trên đỉnh cột chính . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 74 iii. Khi tầm nhìn xa kém thì ngoài những tín hiệu trên phải bổ sung bằng tín hiệu âm thanh theo Bảng mã tín hiệu quốc tế . iv. GU (--…--) nghĩa là “không an toàn cho việc sử dụng súng bắn dây” . SỬ DỤNG : Súng bắn dây được thiết kế theo kiểu rất dễ thao tác . Tất cả những hình ảnh sử dụng đều được in lên hai mặt của thiết bị , có thể đọc được cả bên phải lẫn bên trái . HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG : < Tháo nắp phía trước của súng và đặt súng theo hướng mũi tên tay tránh xa cò súng . < Buộc chặt đầu dây vào dây ném và buộc vào tàu . < Tháo chốt an toàn và giữ súng tư thế bắn . < Chĩa súng vào mục tiêu và bóp cò . < Nếu súng không nổ thì giữ súng 1 phút và ném qua mạn tàu . Lưu ý : không chĩa súng vào người . 6. Trang thiết bị vô tuyến Trên mỗi tàu được trang bị các thiết bị vô tuyến điện sử dụng trong cứu nạn hàng hải khác nhau . Mỗi sỹ quan an toàn – Đại phó trên tàu phải dịch bản hướng dẫn sử dụng các thiết bị đó và đính vào quyển Sổ tay huấn luyện an toàn của tàu minh làm tài liệu huấn luyện . < Tựu trung lại có các thiết bị sau : i. Inmarsat Mini-M : Sử dụng tín hiệu vệ tinh . ii. Inmarsat – C : Sử dụng tín hiệu vệ tinh . iii. MF – HF gọi chọn số DSC . Sử dụng sóng mặt đất . iv. VHF gọi chọn số DSC . Sử dụng sóng mặt đất . v. Phao chỉ báo vị trí sự cố EPIRB . Sử dụng cách gửi tín hiệu đến vệ tinh . vi. Bộ phản xạ tín hiệu Radar SART . < Phải phát được tín hiệu cấp cứu ở các tần số bình thường qui định . < Với các chức năng của máy , ngoài nấc sử dụng bình thường còn có nấc auto để tự động phát tín hiệu cấp cứu . < Tầm hoạt động với anten cố định thì thu được ở 25 lý . < Có thể thu được các tín hiệu cấp cứu khác . < Năng lượng của pin đủ để máy hoạt động liên tục trong vòng 24 giờ , phải có bộ nạp lớn hơn tải nạp được . < Có thêm 1 thiết bị , 1 cái diều hoặc bong bóng bay để đưa anten lên cao . Phương pháp sử dụng trang thiết bị vô tuyến cứu sinh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 75 Trong phần này , mô tả phương pháp sử dụng và thao tác của thiết bị vô tuyens cứu sinh xách tay , phát tín hiệu cấp cứu tự động và phao phát tín hiệu radio báo bị trí sự cố ( EPIRB ) . Thiết bị phát sóng phản xạ Radar ( SART ) a. Thiết bị vô tuyến điện thoại hai chiều VHF < Được dùng phục vụ liên lạc , mỗi tàu được trang bị 3 bộ : i. Ở chỗ tập trung khi tất cả chuẩn bị rời tàu , giữa các chức danh có nhiệm vụ . ii. Giữa các ca nô , các phao bè với nhau và giữa ca nô , phao bè với tàu . iii. Ở trạm xuồng cứu hộ , giữa xuồng cứu hộ với tàu , giữa các nhiệm vụ trên tàu . Lưu ý : phải đảm bảo có đủ pin dự trữ và còn hạn sử dụng . b. Tiêu vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố EPIRB < Máy được đặt trên giá đỡ hoặc bên ngoài có túi đựng và được treo ở trên giá hoặc treo ở vách . < Máy phải kín nước , có khả năng nổi được và không bị hư hỏng khi vứt từ độ cao 20 m xuống nước . < Có kết cấu nhẹ , dễ cầm , gọn , có đèn chỉ báo sáng khi máy hoạt động có màu sắc dễ nhận . < Pin đủ hoạt động trong vòng 24 giờ . < Hoạt động ở tần số 121,5 Mhz và 406 Mhz . < Khi hoạt động ta lấy máy khỏi giá , rút anten ra ngoài , rút chốt khóa thì máy sẽ tự động phát đi tín hiệu cấp cứu và hô hiệu của tàu ( đã được mã hóa ) . Các trạm vô tuyến bờ khi nhận tín hiệu này sẽ tự động phân tích và xác định vị trí bị nạn . < Khi làm việc , máy có thể đặt ở bất cứ nơi đâu . < Thiết bị báo động trong đó vị trí được phát ra bằng tín hiệu sóng vô tuyến điện , tạo điều kiện cho các trạm cứu hộ tìm kiếm dễ dàng . Được mang lên xuồng cứu sinh để sử dụng ; được trang bị 1 chiếc cho mỗi tàu. i. Hoạt động tự động : EPIRB được đặt trên giá đỡ gắn với bộ nhã thủy tĩnh và được đặt trên nóc buồng lái . Nếu trường hợp sự cố khẩn cấp xảy ra mà phao được đặt bị nhấn chìm dưới nước thì EPIRB sẽ tự động được nhả ra khỏi giá đỡ của nó . Khi đó giá đỡ phía dưới sẽ bật ra do tác động của áp lực nước ở độ sâu 2 – 3 m phao sẽ nổi lên trên mặt nước và bắt đầu tự động phát tín hiệu trên tần số cấp cứu 406 MHz . ii. Hoạt động bằng tay : Chú ý : Qui trình thao tác dưới đây chỉ sử dụng trong tình trạng khẩn cấp . Để thao tác bằng tay , tháo đai và lấy EPIRB ra – bật công tắc sang vị trí ON . Khi đó phao sẽ phát tín hiệu và có thể nhìn thấy đèn chỉ báo chớp sáng lên . iii. Qui trình thử :Trước khi thử các thiết bị phải nghiên cứu sách hướng dẫn cẩn thận . Công việc thử phát cấp cứu cần phải thực hiện ở phòng được che chắn , tốt hơn là dưới boong sắt để tránh rủi ro của việc phát sóng ngoài ý muốn . Việc thử phải thực LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 76 hiện trong thời gian ngắn nhất , chỉ đủ để kiểm tra hoạt động của thiết bị có chính xác không . Sau khi thử nó phải được kiểm tra cẩn thận rằng công tắc đã đặt ở vị trí OFF . iv. Thử hoạt động : Xoay công tắc điều khiển đến vị trí TEST khi đó việc phát thực hiện ở tải giả , như vậy tránh được việc phát sóng ra ngoài . Đèn chỉ báo công suất RF được mô tả trong sách hướng dẫn đèn chớp sáng là được . c. Tiêu phát đáp tìm cứu Radar ( SART ) < Tiêu phát đáp tìm cứu radar khi hoạt động sẽ phát sóng tần số 9 GHz và các trạm radar cứu hộ dễ dàng phát hiện . < Mỗi tàu được trang bị 2 bộ , được mang lên xuồng cứu sinh hoặc sử dụng trên tàu khi cần thiết . HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SART < Lấy SART ra khỏi giá đỡ . < Ấn xoay công tắc sang vị trí ON , kiểm tra xem đèn LED sáng không . < Gắn SART vào xuồng cùng với dây nổi . Ngoài các thiết bị trên tàu , còn có phao báo vị trí hay phao đánh dấu người bị nạn , phao nối với tàu chìm ( ở vùng cạn ) với 1 sợi dây dài 814 m , trên đầu phao có đèn chớp từ 50 – 60 chớp / phút ; phao nối với người bị nạn hay xuồng có dây dài 15 m và chúng cũng có thể hoạt động phát tín hiệu ở tần số 121,5 Mhz hoặc 406 Mhz . VI. Thực tập hạ bè cứu sinh , xuồng cứu sinh Ngày nay xuồng cứu sinh ngày càng hoàn thiện hơn và được trang bị kết hợp rất nhiều trang thiết bị an toàn . Phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn hạ xuồng / phao bè của nhà sản xuất , nếu không sẽ xảy ra nguy cơ tai nạn hay hư hỏng trang bị . Mục tiêu của công việc này làm cho mọi người có thể tự chủ khi hạ phao bè/ xuồng cứu sinh , hiểu được trách nhiệm của mình và biết các hành động cần làm ngay khi bỏ tàu để có thể tồn tại trên biển. 1. Thực tập hạ xuồng cứu sinh < Phải thực hiện ít nhất mỗi tháng một lần nếu trên tàu có trang bị xuồng cứu sinh < Có thể hạ xuồng khi tàu trong cảng . < Chỉ tổ chức khi có ít nhất 50% thuyền viên tham gia luyện tập . < Nếu trên tàu có nhiều xuồng cứu sinh thì phải được tổ chức sao cho mỗi xuồng phải được hạ xuống ít nhất ba tháng một lần. < Khi trên tàu không mang xuồng cứu sinh mà lại có xuồng cứu hộ thì việc thực tập thả xuồng cứu hộ có thể thay thế một cách phù hợp. Tín hiệu : 7 ngắn 1 dài bằng còi tàu và chuông điện. < Toàn bộ thuyền viên tập trung tại vị trí qui định . < Xuồng sẵn sàng để hạ . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 77 < Hạ xuồng xuống vị trí boong nhận người . Chú ý tuỳ từng loại xuồng, nếu cần thiết dùng 2 block để giữ xuồng vào sát mạn . < Nếu thời tiết cho phép ở trong cảng, cho thuyền viên vào xuồng và hạ xuồng xuống nước . < Luyện tập cho thủy thủ tháo dây , khởi động máy và điều khiển xuồng . < Kiểm tra hoạt động của tất cả trang bị trên xuồng và kiểm tra đồ dự trữ . < Khi tàu không có bố trí xuồng cứu sinh mà chỉ có xuồng cứu hộ thì cũng tiến hành tương tự và nhấn mạnh đến qui trình cứu người. 2. Thực tập hạ phao bè < Phải có ít nhất 50% thuyền viên có mặt . Khi đó Sỹ quan an toàn hay thuyền trưởng sẽ hướng dẫn : i. Cấu tạo của giá phao . ii. Qui trình hạ phao bè . iii. Hoạt động của bộ nhả thủy tĩnh . iv. Hành động thiết yếu khi vào trong bè . v. Cách chống mất nhiệt . vi. Sách “Cứu sinh trên biển” vii. Điểm mấu chốt cần chú ý . Tín hiệu : 7 ngắn 1 dài bằng còi tàu và chuông điện. < Toàn bộ thuyền viên tập trung tại vị trí qui định . < Kiểm tra việc mặc phao áo của thuyền viên . < Ít nhất 1 phao bè tự thổi được ném xuống nước, nếu phao bè có giá hạ thì hạ phao bè bằng cách rút chốt giữ . Kéo dây painter để làm phồng phao bè . < Thuyền viên lần lượt xuống phao bè . < Thực tập sử dụng neo nổi và mái chèo . Sử dụng các trang bị trên bè cũng như phương pháp lật lại phao bè bị lật úp. Qui trình hạ phao bè cứu sinh < Khi phao bè đặt trên giá cố định trên boong tàu : i. Cố định dây neo painter vào vị trí chắc chắn . ii. Tháo móc hoạt tính, đưa phao bè ra khỏi giá . iii. Ném phao bè xuống nước . iv. Kéo phao bè tới vị trí thuận lợi cho việc xuống phao bè . v. Xuống phao bè bằng thang dây hoặc nhảy xuống nước và trèo vào bè . < Trong trường hợp con tàu bị chìm : phao bè sẽ chìm theo tàu tới khoảng cách 2 m đến 4 m dưới mặt nước thì bộ nhả thủy tĩnh sẽ hoạt động cắt dây chằng giải phóng phao bè. Khi đó dây painter được kéo ra do phao nổi lên mặt nước và làm mở phao bè. Dây buộc nhỏ màu đỏ sẽ đứt dưới sức kéo của phao bè đã được mở tránh cho bè chìm cùng con tàu . Có thể lên phao bè bằng thang dây, nhảy vào bè hay nhảy xuống nước sau đó bơi về phía bè . Công tác đánh giá công việc huấn luyện < Biết rõ các tín hiệu khẩn cấp . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 78 < Dán qui trình thả phao bè ở những chỗ thích hợp trên tàu . < Đọc các chỉ dẫn và thực tập về cứu sinh trên biển . < Hiểu được các bước phải làm ngay khi ở trên phao bè . < Giải thích mục đích và cách sử dụng của neo nổi . < Giải thích được tư thế H.E.L.P và việc giữ ấm khi bị nạn trên biển . 3. Thực tập hạ xuồng cấp cứu < Phải tổ chức và chỉ đạo giống như thực tập trên xuồng cứu sinh khi sử dụng xuồng cứu sinh để cứu hộ . < Trong trường hợp bỏ tàu, xuồng cứu hộ được thả xuống để thu gom và kéo các bè cứu sinh . < Xuồng cứu hộ có lẽ là phương tiện an toàn hay được sử dụng nhất trên tàu. Bởi vậy điều quan trọng là phải luôn kiểm tra để chắc chắn rằng chúng luôn ở trạng thái tốt và sẵn sàng hoạt động . < Mỗi người trên tàu đều phải được huấn luyện kỹ năng điều khiển xuồng cứu hộ và có thể hoàn thành danh mục yêu cầu ở phần cuối của phần này . a. Thực tập Tín hiệu : 7 ngắn 1 dài bằng còi tàu và chuông điện. < Tập trung thuyền viên và diễn giải hoạt động cứu hộ . < Chỉ định thuyền viên trên xuồng cứu hộ . < Chỉ định thuyền viên thả xuồng . < Chuẩn bị hạ xuồng . < Tháo dây chằng xuồng . < Khởi động thử máy xuồng . < Thiết lập kênh liên lạc với buồng lái . < Quay tàu về vị trí giữ xuồng ở phía dưới gió . < Đưa xuồng ra vi trí sẵn sàng nhận người (nếu xuồng được thiết kế như vậy). < Thuyền viên mặc áo phao và lên xuồng . < Hạ xuồng xuống nước và tháo dây neo . < Tàu mẹ sẽ chạy theo xuồng cứu hộ để : i. Tạo điều kiện để thu xuồng nhanh chóng . ii. Cảnh giới cho xuồng . iii. Tạo ra vùng sóng yên cho xuồng . < Luyện tập cho thuyền viên điều khiển xuồng và thực hành việc cứu hộ . b. Công tác đánh giá < Điều khiển cần cẩu/giá davit nâng hạ xuồng . < Khởi động máy xuồng . < Thả xuồng bằng móc thả cơ khí . < Sử dụng thiết bị radio trên xuồng . < Thao diễn điều khiển xuồng một cách an toàn. < Vớt người bị nạn (hoặc hình nộm) dưới nước . < Diễn giải được hành động khi xuồng bị lật . < Móc xuồng vào móc cơ khí . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 79 < Hiểu được vị trí và cách sử dụng thiết bị an toàn trên xuồng. 4. Đánh giá thực tập Yêu cầu tất cả thuyền viên phải biết rõ tín hiệu bỏ tàu và những công việc phải làm theo danh sách sau. Việc này có thể kiểm tra trong các lần thực tập bỏ tàu . < Kết thúc phần này, thuyền viên trên tàu phải trả lời được: i. Tín hiệu bỏ tàu, hiệu lệnh bỏ tàu. ii. Danh sách các công việc cần ưu tiên khi bỏ tàu khẩn cấp. iii. Danh sách các vật dụng cần mang thêm lên phao bè nếu thời gian cho phép. iv. Phương pháp an toàn khi mang áo phao nhảy xuống nước. IV. Qui trình thực tập hạ xuồng cứu sinh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 80 < Khi có tín hiệu báo động rời tàu, tất cả thuyền viên tập trung ở vị trí quy định, có tên là EMERGENCY STATION để điểm danh. Mỗi người đều có nhiệm vụ riêng đã được quy định trong MUSTER LIST - Quy trình ứng phó sự cố . < Thường thì vị trí của EMERGENCY STATION nằm ngay boong xuồng cứu sinh . < Sau khi điểm danh và nhắc lại nhiệm vụ, mọi người bắt đầu tiến hành nhiệm vụ của mình . < Xuồng bắt đầu được hạ bằng cách tháo hết các móc hãm và nhả dần phanh. Quả nặng màu đỏ chính là tay phanh . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 81 < Trong lúc hạ xuồng thì nhân tiện vệ sinh luôn dây cáp và trống tời . < Để giữ cho xuồng không bị lắc lư, va đập trong khi hạ, phía lái xuồng được cô chặt bằng 1 sợi dây . < Sợi dây này do 1 thủy thủ điều khiển . < Tương tự, phía mũi cũng được cô chặt bằng một sợi dây . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 82 < Và cũng được 1 thủy thủ điều khiển . < Xuồng đã được hạ đến gần mặt nước, thang dây cũng đã được thả xuống . < Bắt đầu xuống xuồng . Một Sỹ quan xuống đầu tiên . < Sau đó đến những người khác. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 83 < Người xuống trước trợ giúp người xuống sau. Sau khi xuống xuồng thì ai làm việc nấy . Mở các van nhiên liệu , đóng công tắc điện , đóng nút lỗ lù dưới đáy xuồng , người khởi động máy … < Và sỹ quan chịu trách nhiệm cao nhất xuống sau cùng . < Bắt đầu tháo dây lái . < Dây lái đã được tháo ra . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 84 < Giật chốt tháo móc treo, móc treo nhả ra và xuồng hạ hẳn xuống nước . < Tháo nốt dây mũi, xuồng đã hoàn toàn tách ra khỏi tàu mẹ . < Xuồng chạy dọc theo thân tàu một đoạn . < Rồi tách hẳn ra, lượn một vòng . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 85 < Xuồng bắt đầu quay về tàu mẹ. < Chuẩn bị cho việc kéo xuồng trở lại tàu. < Thủy thủ đằng trước dùng câu liêm để bắt dây . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 86 < Và dây mũi đã được bắt vào xuồng . < Tương tự, dây lái cũng được bắt vào xuồng . < Trên dưới phối hợp nhịp nhàng . < Sau khi bắt xong dây mũi lái , dưới xuồng chuẩn bị bắt móc treo xuồng . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 87 < Bắt móc treo phía sau . < Và móc treo phía trước . < Chuẩn bị kéo xuồng lên . < Sau khi xuồng hơi nhấc lên khỏi mặt nước , bắt đầu trở lại tàu . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 88 < Bắt đầu kéo xuồng lên . Mũi lái cô dây . < Xuồng đã lên ngang mặt boong, kiểm tra xem có xước tí sơn nào không . < Hết đoạn kéo dây rồi, bây giờ nâng cần nào. Cho xuồng về vị trí cũ ! < Sau khi xuồng đã về vị trí cũ thì đóng các dây móc, các chốt khóa lại kẻo tàu lắc lư . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 89 VII. Tín hiệu liên lạc trong quá trình trôi dạt 1. Các tín hiệu cấp cứu do người bị nạn phát đi : < Khi gặp sự cố , những tín hiệu được sử dụng là : i. 1 tiếng súng hoặc tín hiệu phát nổ khác được bắn ra , khoảng thời gian giữa 2 lần bắn là 1 phút . ii. Phát tín hiệu sa mù bởi tất cả dụng cụ phát tín hiệu sa mù ( còi , chuông , cồng ) iii. Cách khoảng thời gian ngắn , bắn 1 pháo hiệu , pháo dù hay đạn lửa màu đỏ . iv. Phát tín hiệu vô tuyến điện báo SOS ( … --- … ) . v. Máy vô tuyến điện thoại cầm tay phát Mayday . vi. Treo cờ chữ NC . vii. Treo 1 quả cầu trên hoặc dưới 1 cờ hình vuông . viii. Đốt lửa trên tàu . ix. Dùng pháo cầm tay phát tín hiệu màu đỏ , da cam . x. Tín hiệu tự động báo sự cố bằng thiết bị vô tuyến . xi. Quả khỏi màu da cam nổi trên mặt nước . xii. Hai tay giơ cao và nâng lên hạ xuống nhiều lần . xiii. Tín hiệu của tiêu vô tuyến EPIRB . 2. Tín hiệu trả lời từ các trạm cấp cứu : < Ban ngày phát tín hiệu âm thanh , hoặc đèn màu xanh , hai tay đưa lên xuống thì vào bờ được . < Tín hiệu … , hai tay giăng ngang , đèn màu đỏ thì không cập bờ được . < Đốt , khói màu da cam , hoặc bắn pháo hiệu màu trắng phát riêng lẻ cách nhau trong 1 phút . Ý nghĩa : chúng tôi đã nhìn thấy và sẽ đến cứu giúp càng sớm càng tốt . < Muốn thông báo theo nghĩa : “lên bè ở đây rất nguy hiểm , bạn có thể theo hướng đã chỉ” , thì : i. Chuyển động hai tay hoặc 2 lá cờ theo chiều ngang tiếp theo cắm 1 lá cờ xuống đất và mang 1 lá cờ khác theo hướng sẽ được chỉ ra để lên bờ . ii. Hoặc bắn 1 tín hiệu màu đỏ theo chiều thẳng đứng và bắn 1 tín hiệu màu trắng về phía lên được . iii. Hoặc tín hiệu chữ S , tiếp theo là tín hiệu R về bên phải hoặc là L nếu về bên trái . < Ban đểm thay cờ tay bằng đèn cầm tay , các tín hiệu khác tương tự . < Tín hiệu từ máy bay trực thăng hay máy bay tìm kiếm : i. Máy bay bay lượn 1 vòng tròn ở độ cao thấy được ở phía trên phương tiện bị nạn và tăng – giảm tiếng rú của động cơ . Nếu có thể được thì máy bay bắn tín hiệu đơn màu xanh nhiều lần trong thời gian đó . ii. Tiếp theo là máy bay cắt hướng của tàu thuyền bị nạn ở phía trước , ở độ cao thấp và sau đó bay theo hướng tàu mà thuyền bị nạn sẽ đi theo . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 90 iii. Nếu máy bay lượn hoặc cắt hướng sau lái của tàu bị nạn ở độ cao thấp và tăng – giảm tốc độ thì có nghĩa là công việc cấp cứu không cần thiết nữa. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 91 PHẦN 4 : ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG I. Nội dung đăng kiểm thường kiểm tra 1. Lifeboats- Xuồng cứu sinh và các trang bị trên xuồng. < Tình trạng bên ngoài vỏ xuồng. Tên tàu, tên cảng đăng kí, số thuyền viên định biên ghi rõ trên vỏ xuồng. Băng phản quang dán trên vỏ xuồng . < Tình trạng giá đỡ xuồng. Các cơ cấu truyền động có được bảo quản, bôi mỡ, trơn tru; dây treo xuồng có được đổi đầu hay thay mới đúng kì hạn . < Thử hạ và kéo xuồng lên xuống dễ dàng . < Tình trạng và số lượng các trang bị bên trong xuồng có phù hợp và đầy đủ như luật qui định. Những vật dụng có hạn sử dụng như lương khô, pháo hiệu, đèn pin, thuốc cấp cứu có còn hạn sử dụng hay không . < Thử hoạt động thiết bị thông tin liên lạc xách tay . < Thử hoạt động máy xuồng. Thử cơ cấu điều động tới-lùi xem có hoạt động tốt . < Tình trạng cầu thang hay dây để giúp người xuống xuồng . < Ánh sáng sự cố chiếu sáng khu vực xuồng cứu sinh có hoạt động tốt . < Có gắn bản hướng dẫn nâng, hạ xuồng ở gần khu vực xuồng . < Xuồng có được tổng kiểm tra và thử phanh tời hàng năm . < Xuồng có được thử 1.1 tải định kì năm năm một lần . < Xuồng có được thuyền viên bảo dưỡng, bảo quản, thử hoạt động hàng tuần, hàng tháng, hàng quí…Và có sổ theo dõi bảo quản kèm theo . 2. Life raft- Phao bè < Phao bè và cơ cấu nhả phao tự động có được kiểm tra và bảo dưỡng định kì bởi các trạm bảo dưỡng trên bờ hàng năm . < Phao bè có được lắp trên giá đúng qui định . < Vỏ phao có ghi rõ tên tàu, cảng đăng kí, số định biên và ngày kiểm tra tiếp theo gần nhất . < Có hướng dẫn cách thả và xuống phao gần khu vực phao . < Có các giấy chứng nhận về bảo dưỡng phao gần nhất trên tàu . 3. Lifebuoys- Phao tròn < Có đủ số lượng phao tròn và các phao có được gắn đúng nơi qui định như trong sơ đồ trang bị cứu sinh trên tàu . < Phao có ở tình trạng tốt, được sơn màu da cam, có dán băng phản quang, có dây bám xung quanh, có tên tàu và tên cảng đăng kí . < Có đủ số lượng phao có dây, phao có đèn, phao có khói như luật định . 4. Lifejackets- Phao áo cá nhân < Mỗi cá nhân có được trang bị một phao hợp qui cách . < Phao cá nhân có ghi rõ tên tàu, cảng đăng kí . < Phao cá nhân có gắn băng phản quang, còi và đèn. Ác qui dùng cho phao có còn hạn sử dụng . < Nơi để phao có dễ lấy, dễ thấy và có dấu hiệu cảnh báo . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 92 < Buồng máy, buồng lái và nơi trực ca neo(cách buồng lái trên 100m) có các phao cá nhân bổ sung không . 5. Immersion suits- Áo chống thấm < Số lượng phù hợp theo qui định của chính quyền . < Tình trạng tốt và để ở nơi dễ lấy dễ thấy và có dấu hiệu cảnh báo 6. Rocket Parachute flares- Pháo hiệu cấp cứu < Số lượng pháo dù, đuốc và pháo khói có trang bị phù hợp với qui định . < Nơi xếp pháo hiệu dễ lấy, dễ thấy, có dấu hiệu cảnh báo . < Hạn các pháo hiệu . < Có hướng dẫn sử dụng bằng ngôn ngữ làm việc trên tàu . < Có dấu hiệu cảnh báo nơi để pháo hiệu . 7. Line Thowing Appliance- Súng bắn dây < Có trang bị súng và dây phù hợp với qui định . < Đạn còn hạn sử dụng . < Có hướng dẫn sử dụng bằng ngôn ngữ làm việc . < Để nơi dễ lấy, dễ thấy và có dấu hiệu cảnh báo nơi để . 8. Two-way radio- Thiết bị thông tin liên lạc xách tay 2 chiều < Có trang bị đủ số lượng phù hợp với qui định trên tàu . < Các thiết bị đang hoạt động tốt . < Có pin dự phòng còn hạn sử dụng kèm theo . 9. Radar Transponder- Thiết bị phát đáp ra-da < Có trang bị đủ số lượng phù hợp với qui định . < Pin có còn hạn sử dụng . < Có hướng dẫn sử dụng bằng ngôn ngữ làm việc . 10. EPIRB- Thiết bị báo vị trí tàu khẩn cấp < Có trang bị đủ số lượng trên tàu phù hợp với qui định . < Pin có còn hạn sử dụng . < Có hướng dẫn sử dụng bằng ngôn ngữ làm việc . < Có biên bản kiểm tra hàng năm bởi trạm bảo dưỡng trên bờ . 11. Communication & Navgation equipments-Hệ thống thông tin, liên lạc và máy móc hàng hải < Hệ thống còi và đèn hành trình . < Các đèn hiệu, dấu hiệu mất chủ động, đèn tín hiệu cố định và xách tay . < Điện thoại liên lạc Mũi-Lái, Buồng lái-Buồng máy, Buồng lái-Buồng máy lái . < Hệ thống loa công cộng . < Thiết bị nhận dạng tự động(AIS), thiết bị nhận thông báo an toàn hàng hải(NAVTEX), thiết bị báo vị trí tàu bằng vệ tinh(GPS), thiết bị thông tin liên lạc bên ngoài(INMARSAT) . < Máy móc hàng hải: radar , la bàn, máy lái, máy đo sâu, tốc độ kế…được trang bị phù hợp và hoạt động tốt . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 93 < Các thiết bị liên quan đều có sổ theo dõi bảo dưỡng và đều được bảo trì hàng năm II. Nội dung PSC thường kiểm tra Hạng mục Các khiếm khuyết phổ biến Các mục kiểm tra Tình trạng Hành động khắc phục Xuồng cứu sinh Động cơ xuồng không hoạt động Động cơ xuồng hoạt động bình thường Hư hại/rỗ thân xuồng Không có hư hại thân xuồng và trang bị Cơ cấu nhả có tải không hoạt động Cơ cấu nhả có tải hoạt động bình thường Trang bị của xuồng cứu sinh Thiết bị thiếu/quá hạn Các thiết bị của xuồng có đầy đủ và không bị quá hạn? Trang bị đưa người lên phương tiện cứu sinh Hư hại thang đưa người lên xuồng Thang đưa người lên xuồng không bị hư Hư hỏng đền chiếu sáng Đèn và cáp không bị hư hỏng Trang bị hạ phương tiện cứu sinh Hư hỏng/rỗ cần hạ Không có ăn mòn, hư hỏng cần hạ Hư hỏng các ròng rọc Không có ăn mòn, hư hỏng các ròng rọc hoặc móc Phao bè Quá hạn bảo dưỡng Bảo dưỡng có đúng hạn, biên bản có lưu trên tàu ? Cất giữ không đúng quy cách Phao được cất giữ đúng cách? Phao tròn Hư hại các thiết bị đi kèm Phao và thiết bị đi kèm ở trạng thái tốt Quá hạn sử dụng tín hiệu khói/đèn Thời hạn sử dụng tín hiệu khói/đèn không có bị quá hạn? III. Bộ câu hỏi Vetting tàu khi vào cảng nhận hàng LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 94 Trước khi được chấp nhận – trả hàng tại cảng dầu thuộc công ty TNHH 1 TV lọc hóa dầu BÌNH SƠN (BSR) . Xác định tàu có tuân thủ các các công ước quốc tế cũng như các hướng dẫn an toàn của hiệp hội OCIMF và Kho cảng hay không ? Từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá chấp nhận hoặc từ chối tàu. PVN trở thành thành viên chính thức và đầy đủ của OCIMF kể từ ngày 18/11/2009 . OCIMF được thành lập 8/4/1970 tại LonDon và giữ vai trò tư vấn cho IMO năm 1971 cho đến nay . OCIMF được hợp nhất tại Bermuda vào năm 1977 , cho đến nay có 86 thành viên . OCIMF ban hành SIRE năm 1993 và TMSA có ý nghĩa rất quan trọng . VIQ – Bộ câu hỏi kiểm tra tàu do BSR dựa trên hệ thống SIRE và đã qua 2 lần sửa đổi vào các năm 2009 và 2011 . Áp dụng cho : tàu chạy tuyến quốc tế thuộc các loại tàu Dầu ( bao gồm tàu dầu thô và dầu sản phẩm : Oil Tankers ) – Tàu chở kết hợp ( Combination Carriers ) – Tàu chở hóa chất ( Chemical Carriers ) – Tàu chở gas ( Gas Carriers ) . Kết quả kiểm tra tàu là “chấp nhận” , thời hạn hiệu lực được đưa ra cho các tàu như sau : tuổi tàu nhỏ hơn 10 thì thời hạn hiệu lực là 9 tháng và 6 tháng nếu lớn hơn . 1. Thực tập, huấn luyện và làm quen Lưu ý: Phù hợp với tóm tắt các yêu cầu của HT QLAT , các cuộc thực tập liên quan đến thuyền viên phải được thực hiện theo tần suất thường xuyên có xem xét đến loại tàu, việc thay đổi thuyền viên và các tình huống liên quan khác. Mỗi cuộc thực tập cần phải càng giống như thật càng tốt nếu hoàn cảnh cho phép và phải tổ chức rà soát lại sau khi kết thúc thực tập. Mọi hành động cần thiết để nâng cao hiệu quả phải được ghi lại và thực thi. Việc sử dụng các thiết bị huấn luyện tương tác điện tử sẽ rất có lợi miễn là hoạt động của chúng được cấu trúc hóa và tiến triển của mỗi cá nhân phải được theo dõi. Câu hỏi Qui định bắt buộc Lưu ý Có qui trình làm quen cho thuyền viên mới hay không? SOLAS III/19.4.1 Các cuộc thực tập về các qui trình ứng phó tình huống khẩn cấp có được thực hiện hay không ? Tối thiểu phải bao gồm đâm va , mắc cạn , nước vào tàu , hư hỏng do thời tiết xấu , hư hỏng cấu trúc , cháy ( trên boong và trong các hầm/két , buồng máy , buồng bơm , nổ , rò rỉ khí hoặc thiết yếu , cứu người LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 95 khỏi khu vực kín , thương tích nghiêm trọng , thiết bị lai sự cố và tác nghiệp trực thăng . Các cuộc thực tập xuồng cứu sinh có được tiến hành thường xuyên hay không ? SOLAS III/19.3.2 SOLAS III/19.3.3.3 SOLAS III/19.3.3.4 Việc huấn luyện thường xuyên về sử dụng trang thiết bị cứu sinh có được tiến hành hay không ? SOLAS III/19.4.1 SOLAS III/19.4.2 SOLAS III/19.3.3.6 SOLAS III/19.4.3 2. Trang thiết bị cứu sinh Câu hỏi Qui định bắt buộc Lưu ý Có sẵn các sổ tay huấn luyện về các trang thiết bị cứu sinh cụ thể của tàu hay không? SOLAS III/35.2 SOLAS III/35.3 SOLAS III/35.3 Có hướng dẫn bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh cụ thể của tàu và việc kiểm tra hàng tuần và hàng tháng có được thực hiện hay không? SOLAS III/20.6 SOLAS III/20.7.1 SOLAS III/20.7.2 SOLAS III/20.7 và III/36.1 SOLAS III/36 Các Bảng phân công và hướng dẫn cách mặc áo phao cứu sinh có được niêm yết hay không? SOLAS III/8.3 SOLAS III/37.3 SOLAS III/37.4 SOLAS III/37.5 SOLAS III/37.7 Có chương trình bảo dưỡng và thử cơ cấu nhả có tải xuồng cứu sinh hay không? SOLAS III/20.11.2 Điểm đặc biệt quan trọng trong việc kiểm tra xuồng cứu sinh là hệ thống nhả có tải lắp đặt cho xuồng cứu sinh kín và bảo dưỡng hàng ngày của chúng. Các xuồng cứu sinh, kể cả trang thiết bị và cơ cấu hạ của chúng có trong tình trạng tốt hay không? SOLAS III/13.1.3 SOLAS III/19.3.3.3 SOLAS III/19.3.3.4 SOLAS III/19.3.3.9 SOLAS III/20.4.1 Bộ luật LSA IV/4.7.6.4 Bộ luật LSA IV/4.4.9 Điều quan trọng là phải kiểm tra các móc xuồng và các cấu trúc gắn liền với chúng, đặc biệt là các cơ cấu liên kết với ki xuồng. đôi khi người ta vẫn phát hiện tình trạng rỉ mòn nghiêm trọng ở đó. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 96 Các bổ sung sửa đổi đối với SOLAS III/19 (huấn luyện và thực tập tình huống khẩn cấp) và 20 (Bảo dưỡng sẵn sàng hoạt động và kiểm tra) có hiệu lực vào ngày 01/07/2006 . Các hướng dẫn vận hành xuồng và phao bè cứu sinh có được niêm yết hay không? SOLAS III/9.2 Xuồng cứu nạn bao gồm cả các thiết bị và cơ cấu hạ xuồng có trong tình trạng tốt hay không? SOLAS III/31.2 SOLAS III/14.1 Thiết bị trên xuồng cứu nạn được nêu chi tiết trong Bộ luật LSA V/5.1.2.2, 3 và 4. Các phao bè cứu sinh có trong tình trạng tốt không? SOLAS III/31.1.2 SOLAS III/31.1.2.2 Bộ luật LSA VI/6.1.5 Các cơ cấu nhả thủy tĩnh, nếu lắp đặt, có được kết nối đúng và trong tình trạng tốt hay không ? SOLAS III/13.4.1 SOLAS III/13.4.2 SOLAS III/13.4.3 Khi hơn một phao bè được nối chung một cơ cấu nhả thủy tĩnh, thì mỗi phao bè phải được trang bị một weak link riêng. Phao bè được đặt ở phía mũi tàu không cần cơ cấu nhả thủy tĩnh. Các máy VHF cầm tay và SART trang bị cho phương tiện cứu sinh có trong tình trạng tốt và được nạp điện đầy đủ hay không? SOLAS III/6.2.1.1 Máy VHF 2 chiều phải có khả năng hoạt động trên tần số 158,800 Mhz (Kênh 16 VHF) và trên tối thiểu một kênh phụ trợ. (Res.A.890/3.1) Nguồn điện phải được kết hợp trong thiết bị và có thể thay thế được bởi người sử dụng. Ngoài ra, có thể bố trí để cho thiết bị có thể hoạt động với nguồn điện bên ngoài. (Res. A.890/12.1) Thiết bị mà nguồn năng lượng có thể được người sử dụng thay thế phải được trang bị một ắc quy chính để sử dụng trong tình Các yêu cầu đối với các máy VHF 2 chiều được nêu trong Nghị quyết A.809(19) của IMO. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 97 huống cấp cứu. Ắc qui này phải được gắn một niêm phong không thể thay thế để bảo đảm rằng nó chưa từng được sử dụng. (Res. A.890/12.2) Thiết bị mà nguồn năng lượng dự kiến không có thể được thay đổi phải được trang bị một ắc qui chính. Thiết bị VTĐ 2 chiều cầm tay phải được gắn một niêm phong không thể thay thế để chỉ ra rằng nó chưa từng được sử dụng. (Res. A.890/12.3) SOLAS III/6.2.2 Các phao tròn cứu sinh, đèn, dây nổi, cơ cấu nhả nhanh và các phao khói tự kích hoạt có trong tình trạng tốt hay không? SOLAS III/32.1.1 SOLAS III/7.1.1 SOLAS III/7.1.2 SOLAS III/7.1.3 Bộ luật LSA II/2.1.1.7 Các phao áo cứu sinh có trong tình trạng tốt hay không? SOLAS III/7.2.1 SOLAS III/7.2.3 SOLAS III/7.2.4 Các loại pháo hiệu, bao gồm cả thiết bị phóng dây có còn hạn sử dụng và trong tình trạng tốt hay không? SOLAS III/6.3 SOLAS III/18 SOLAS V/29 Các vị trí để các trang thiết bị cứu sinh có được dán các ký hiệu của IMO hay không? SOLAS III/20.10 IV. Danh mục đánh giá nội bộ trên tàu STT Nội dung Có / Không 1 Các biên bản huấn luyện được duy trì ? 2 Một phao tròn có dây được đặt gần cầu thang mạn hoặc ở cửa ra vào khu sinh hoạt ? 3 Sổ tay huấn luyện theo SOLAs được cập nhật và cấp phát đúng? 4 Qui định của ngành hàng hải về việc kiểm tra an toàn hàng tuần , thực tập và huấn luyện hàng tháng cũng như việc hạ xuồng cứu sinh xuống nước 3 tháng 1 lần được tuân thủ ? LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 98 5 Kiểm tra và thực tập theo qui định của SOLAs và Quốc gia tàu treo cờ được thực hiện và ghi chép lại ? 6 Ngày thực tập bỏ tàu gần nhất ? 7 Ngày hạ xuồng cấp cứu xuống nước gần nhất ? 8 Ngày thực tập người rơi xuống biển gần nhất ? 9 Chu kỳ kiểm tra và bảo dưỡng được thiết lập và tuân thủ ? 10 Sổ bảo dưỡng thiết bị cứu sinh được ghi chép đầy đủ ? 11 Khi kiểm tra tình trạng chung trên tàu , các thiết bị sau được kiểm tra tận mắt và ở trong tình trạng tốt :  Xuồng cứu sinh và cơ cấu hạ xuồng  Bè cứu sinh và thiết bị nhả thủy tĩnh  Các phao tròn và đèn hoặc tín hiệu khói  Có dán các hướng dẫn sử dụng bè và xuồng cứu sinh V. Văn bản Đăng kiểm VR và OCIMF áp dụng cho tàu 1. Văn bản 007KT_2006 về Thu và bảo dưỡng EPIRB Tại khoá họp lần thứ 78 (tháng 05/2004), Uỷ ban An toàn Hàng hải (MSC) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua Nghị quyết MSC.152(78) về việc sửa đổi, bổ sung Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74). Sửa đổi, bổ sung nói trên sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Khoản 9, Quy định IV/15 của Sửa đổi, bổ sung yêu cầu việc thử và bảo dưỡng thiết bị chỉ báo vị trí tai nạn qua vệ tinh (S.EPIRB) như sau: < Đối với tàu hàng, trong thời gian 3 tháng trước ngày hết hạn,hoặc trong thời gian 3 tháng trước hoặc sau ngày ấn định kiểm tra, của Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng. Như vậy, từ ngày 01/07/2006, trên tàu phải có hai biên bản thử và bảo dưỡng S.EPIRB như sau: < Biên bản thử hàng năm . < Biên bản bảo dưỡng do cơ sở bảo dưỡng trên bờ được công nhận . 2. Thông báo kỹ thuật dành cho hạ xuồng cứu sinh a. Văn bản 010KT_2009 (hạ xuồng cứu sinh) Kết quả phân tích các báo cáo kiểm tra của Chính quyền cảng thực hiện đối với đội tàu Việt Nam trong những năm vừa qua cho thấy các khiếm khuyết phổ biến liên quan đến bố trí hạ xuồng cứu sinh bao gồm: < Trang thiết bị hạ xuồng bị hao mòn, đứt, gãy, thủng. < Cơ cấu ngắt cuối cần hạ bị hỏng. < Dây cáp hạ xuồng không được thay mới hoặc đảo đầu theo đúng thời hạn quy định. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 99 < Thiết bị hạ và cơ cấu nhả khi có tải không được kiểm tra kỹ lưỡng và thử theo đúng thời hạn quy định (kiểm tra, thử hàng năm và 5 năm). < Không có hướng dẫn hạ xuồng niêm yết tại gần nơi bố trí xuồng. < Nơi niêm yết hướng dẫn hạ xuồng không có đèn chiếu sáng sự cố. < Khu vực hạ xuồng xuống nước không được chiếu sáng bằng đèn chiếu sáng sự cố. < Không thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên bố trí hạ xuồng. < Không có giấy chứng nhận và báo cáo liên quan đến việc kiểm tra và thử bố trí hạ xuồng. < Thuyền viên không thành thạo với thao tác hạ xuồng cứu sinh b. Văn bản 011KT_2009 (Bố trí hạ phương tiện cứu sinh) Qui định Nội dung qui định Ghi chú Qui định 9 Hướng dẫn vận hành SOLAS III/9 Phương tiện cứu sinh bao gồm : xuồng cứu sinh và phao bè Theo nghị quyết A.760(18) của IMO đã được sửa đổi , bổ sung bởi nghị quyết MSC.82(70) Qui định 19 Huấn luyện và thực tập sự cố SOLAS III/19.3.3.3 SOLAS III/19.3.3.4 SOLAS III/19.3.3.5 Tham khảo thông tư MSC.1/Circ.1206 ở thông báo kỹ thuật số 015KT/06TB ngày 09/06/2006 Qui định 20 Sẵn sàng hoạt động , bảo dưỡng và kiểm tra SOLAS III/20.4 SOLAS III/20.6.1 SOLAS III/20.6.3 SOLAS III/20.7.1 SOLAS III/20.11.1.1 , SOLAS III/20.11.1.2 và SOLAS III/20.11.1.3 SOLAS III/20.11.2.1 , SOLAS III/20.11.2.2 và SOLAS III/20.11.2.3 Tham khảo thông tư MSC.1/Circ.1206 ở thông báo kỹ thuật số 015KT/06TB ngày 09/06/2006 Xem thông báo kỹ thuật số 019KT/07TB ngày 11/07/2007 phải được lưu giữ trên tàu và trình cho thanh tra viên của Chính quyền cảng khi có yêu cầu. Báo cáo kiểm tra thử phải được lưu giữ trên tàu và trình cho thanh tra viên của chính quyền cảng khi có yêu cầu . Qui định 36 Hướng dẫn bảo dưỡng trên tàu SOLAS III/36.1 , SOLAS III/36.2 , SOLAS III/36.3 , SOLAS III/36.4 , SOLAS III/36.5 , SOLAS III/36.6 và Trên tàu phải có hướng dẫn bảo dưỡng tất cả các trang thiết bị cứu sinh của tàu , LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 100 SOLAS III/36.7 bao gồm cả thiết bị hạ phương tiện cứu sinh 3. Qui định mới của SOLAS 74 , Bộ luật LSA áp dụng từ 1/7/2008 Qui định của SOLAS/LSA Nghị quyết của IMO liên quan đến qui định Tóm tắt qui định Hướng dẫn của VR SOLAS Qđ III/6.4.3 MSC.216(82) Hệ thống báo động của tàu phải có thể được nghe thấy trong toàn bộ khu vực sinh hoạt và khu vực làm việc thông thường của thuyền viên Tại đợt kiểm tra an toàn trang thiết bị đầu tiên vào hoặc sau ngày 1/7/2008 . Đăng kiểm viên phải kiểm tra xác nhận là hệ thống báo động chung của tàu thỏa mãn . SOLAS Qđ III/20.4 MSC.216(82) Dây cáp hạ phương tiện cứu sinh phải được kiểm tra theo chu kỳ với lưu ý đặc biệt đối với các phần của dây cáp đi qua puli và dây cáp hạ phải được thay mới nếu xét thấy cần thiết do bị suy giảm chất lượng hoặc trong khoảng thời gian không quá 5 năm , lấy thời gian nào sớm hơn . Xem thông tư MSC.1/Circ.1206 về các biện pháp phòng ngừa tai nạn liên quan đến xuồng cứu sinh được nêu trong Thông báo kỹ thuật số 015KT/06TB ngày 9/6/2006 . Không còn qui định về đảo đầu dây cáp hạ . SOLAS Qđ III/20.11.1.3 MSC.216(82) Thử phanh tời ở tốc độ lớn nhất . Trong khoảng 5 năm thì thử 1,1 lần khối lượng toàn bộ và ngược lại thử bằng khối lượng phương tiện cứu sinh hoặc xuồng cấp cứu . Xem hướng dẫn về việc bảo dưỡng và thử thiết bị hạ phương tiện cứu sinh trong Thông báo kỹ thuật số 019KT/07TB ngày 11/7/2007 . SOLAS Qđ III/21.2.3 và 31.2 MSC.216(82) Một xuồng cứu sinh có thể được chấp nhận là xuồng cấp cứu với điều Tại đợt kiểm tra an toàn trang thiết bị vào hoặc sau ngày 1/7/2008 . Đăng LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 101 kiện là xuồng và bố trí hạ/thu hồi xuống cũng thỏa mãn các yêu cầu đối với xuồng cấp cứu kiểm viên phải kiểm tra xác nhận là tàu đã thực hiện qui định này . SOLAS Qđ III/35 MSC.216(82) Sổ tay huấn luyện phải được viết bằng ngôn ngữ làm việc trên tàu . Tại đợt kiểm tra an toàn trang thiết bị vào hoặc sau ngày 1/7/2008 . Đăng kiểm viên phải kiểm tra xác nhận là tàu đã thực hiện qui định này . 4. Văn bản 028KT_2009 về việc kiểm tra bố trí hạ xuồng cứu sinh Ngày 3/8/2009 , TOKYO MOU đã công bố Bảng câu hỏi sử dụng trong Chiến dịch kiểm tra tập trung đối với bố trí hạ xuồng cứu sinh . Nhằm tránh việc tàu bị lưu giữ trong Chiến dịch kiểm tra tập trung được đề cập ở trên , đề nghị các chủ tàu , Công ty quản lý Tàu thực hiện ngay việc rà soát : < Trạng thái kỹ thuật của xuồng cứu sinh và bố trí hạ xuồng ; < Các sổ tay , hướng dẫn qui trình vận hành ; nhật ký , báo cáo , danh mục , giấy chứng nhận kiểm tra và bảo dưỡng xuồng cứu sinh và bố trí hạ xuồng ; < Sự hiểu biết và khả năng vận hành xuồng cứu sinh và bố trí hạ xuồng của Sỹ quan và thuyền viên tàu . Để có hành động khắc phục và phòng ngừa cần thiết đối với các khiếm khuyết được nhận biết . 5. Văn bản 035KT_2009 về bảo dưỡng phao bè tự bơm hơi Qua thực tế kiểm tra đột xuất việc bảo dưỡng và kết quả đánh giá hàng năm các cơ sở bảo dưỡng do các đơn vị đăng kiểm thực hiện có rất nhiều vấn đề không phù hợp đã làm ảnh hưởng đến đặc tính sử dụng và an toàn của phao bè tự bơm hơi . Để khắc phục đề nghị các Chủ tàu và Công ty quản lý tàu : < Căn cứ vào loại phao bè trang bị cho tàu , đưa phao bè tự bơm hơi của tàu đến bảo dưỡng tại các cơ sở bảo dưỡng được Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận . Dach sách cơ sở cung cấp dịch vụ cùng với phạm vi dịch vụ bảo dưỡng được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam và được cập nhật hàng tháng . < Bố trí đại diện giám sát việc thay thế phụ tùng vật tư của phao bè . < Thông báo cho Cục Đăng kiểm Việt Nam mọi sự vi phạm liên quan đến việc bảo dưỡng phao bè để có những biện pháp xử lý thích hợp . 6. VP Fortune theo Sire – OCIMF : LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 102 VI. Lưu ý với tàu VP Fortune 1. Các lỗi trang thiết bị cứu sinh trên tàu có thể mắc phải a. Xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu < Thân xuồng bị nứt, vỡ ; bánh lái bị hỏng ; chân vịt không có vành bảo vệ ; động cơ xuồng không được bố trí trong hộp bảo vệ ; ống xả động cơ không được bọc cách nhiệt; dây bám xung quanh xuồng bị đứt, xuồng không ghi tên tàu, sức chở và các kích thước (L x B x H) ; không khởi động được động cơ xuồng; hộp số làm việc không tin cậy ; không có hướng dẫn nâng hạ xuồng (hướng dẫn phải được chiếu sáng bằng cả nguồn điện chính và sự cố) ; không đánh dấu vị trí người ngồi bên trong xuồng cứu sinh ; thiếu dây đai an toàn tại các vị trí người ngồi trong xuồng ; không hạ xuồng xuống nước và chạy thử theo đúng thời hạn quy định ; xuồng cấp cứu không đúng tiêu chuẩn (không có vật liệu nổi dự trữ, không có boong ở phần mũi xuồng, không có dây LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 103 bám xung quanh thân xuồng...) ; không có băng phản quang hoặc bố trí băng phản quang sai quy định . < Danh mục các trang thiết bị của xuồng: không có danh mục; thiếu các trang thiết bị; trang thiết bị hết hạn . < Trang bị nâng hạ xuồng : bị hao mòn, đứt, gãy ; cơ cấu ngắt cuối cần hạ bị hỏng ; dây cáp hạ xuồng không được thay mới hoặc đảo đầu theo đúng thời hạn quy định ; thiết bị hạ không được kiểm tra kỹ lưỡng và thử theo đúng thời hạn quy định ; cần cẩu hạ xuồng không đúng quy định (không có khả năng nâng hạ xuồng bằng tay, một người không thể tự thao tác nâng hạ xuồng từ một vị trí bên trong xuồng) . b. Phao bè tự bơm hơi < Số lượng phao bè không đủ (đặc biệt là đối với các tàu chỉ trang bị xuồng cấp cứu) ; liên kết cơ cấu nhả thủy tĩnh và khâu yếu không đúng ; không có khâu yếu ; dùng các dây cáp hoặc xích để chằng giữ phao bè ; vỏ phao bị nứt, vỡ ; không có hướng dẫn hạ phao (hướng dẫn chiếu sáng bằng cả nguồn điện chính và sự cố) . c. Pháo hiệu cấp cứu < Không đủ số lượng ; hết hạn ; không được cất giữ trong các hộp kín . d. Phao tròn < Phao không đủ khối lượng, bị bạc màu, không có băng phản quang ; dây bám của phao bị đứt, mục ; phao không được ghi tên tàu và cảng đăng ký ; bố trí các phao tròn có khả năng nhả nhanh từ boong lầu lái không đúng ; đèn tự sáng hoặc tín hiệu khói nổi của phao bị hỏng/hết hạn ; các phao tròn không được bố trí đúng vị trí quy định ; các thiết bị đính kèm phao (dây ném, đèn tự sáng, tín hiệu khói nổi) không được kết nối với phao đúng quy định . e. Phao áo < Phao không có đèn, còi, băng phản quang, không ghi tên tàu và cảng đăng ký ; không có phao cho người trực ca trong buồng máy và buồng lái ; không đủ các phao cất giữ ở mũi tàu (đối với tàu có khoảng cách từ mút mũi tàu đến xuồng hoặc phao bè đầu tiên lớn hơn 100m) ; phao áo không được cất giữ đúng vị trí quy định. f. Bộ quần áo bơi chống mất nhiệt < Không trang bị đủ (đặc biệt là trên các tàu chỉ có xuồng cấp cứu) ; không ghi tên tàu và cảng đăng ký ; không có băng phản quang hoặc bố trí băng phản quang sai quy định; dụng cụ chống mất nhiệt: không trang bị đủ . g. VHF hai chiều < Dùng cho mục đích cứu sinh bị hỏng; không có pin dự trữ hoặc pin dự trữ hết hạn, không có hạn sử dụng; không cất giữ đúng vị trí quy định . h. EPIRB LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 104 < Cơ cấu nhả thủy tĩnh hết hạn ; cất giữ EPIRB trong buồng ; không có biên bản thử hàng năm và bảo dưỡng định kỳ 5 năm ; pin hết hạn ; cơ cấu nhả thủy tĩnh hoặc pin không có hạn sử dụng . i. Radar Transponder < Bị hỏng ; pin hết hạn hoặc không có hạn sử dụng ; hệ thống báo động chung bị hỏng ; hệ thống truyền thanh công cộng bị hỏng . j. Bố trí (thang dây) để đưa người xuống xuồng, bè cứu sinh < Không có thang ; thang không đúng tiêu chuẩn ; thang bị mục, đứt ; không có tay vịn để trèo xuống thang ; không có mắt khuyên cố định để liên kết thang dây với boong cứu sinh . k. Chiếu sáng ở khu vực hạ xuồng, bè cứu sinh < Không có đèn pha chiếu sáng (phải trang bị đèn pha chiếu sáng bằng cả nguồn điện chính và sự cố) ; đèn chiếu sáng bị hỏng . l. Thiết bị phóng dây < Không trang bị đủ ; đầu phóng bị hết hạn . m. Các tài liệu hướng dẫn và huấn luyện cứu sinh < Không có Sổ tay hướng dẫn cứu sinh ; không có ký hiệu IMO tại nơi bố trí các trang bị cứu sinh ; không có hướng dẫn hạ xuồng, phao bè ; không có bảng tín hiệu cứu sinh ; không có ký hiệu của IMO tại nơi tập trung người để xuống phương tiện cứu sinh . n. Danh mục kiểm tra và bảo dưỡng các trang thiết bị cứu sinh < Không có hoặc danh mục không bao gồm đầy đủ các trang thiết bị cứu sinh . o. Ghi nhật ký < Không ghi chép đầy đủ các đợt thực tập cứu sinh ; các đợt kiểm tra, bảo dưỡng và thử các trang thiết bị cứu sinh . p. Các báo cáo/biên bản thử, bảo dưỡng trang bị cứu sinh < Không có đầy đủ . 2. Giấy chứng nhận sắp hết hạn , dụng cụ cần thay thế Phao tròn có đèn Exp : 5/2011 Phao tròn dùng cho người rơi xuống biển ở 2 bên cánh gà Exp : 7/2011 Pháo dù Exp : 6/2011 Đạn của súng bắn dây Exp : 6/2011 Giấy chứng nhận kiểm tra xuồng cứu sinh / cấp cứu Exp : 3/2/2011 Cẩu Davit Exp : 3/2/2011 Bè cứu sinh Exp : 4/2011 Nước ngọt trong xuồng Exp : 6/2011 Lương khô Exp : 6/2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 105 Pháo hiệu dù trong xuồng Exp : 6/2011 Đuốc cầm tay trong xuồng Exp : 5/2011 Tín hiệu khói nổi trong xuồng Exp : 5/2011 Thuốc chống say sóng Exp : 2/2011 Bình chữa cháy trong xuồng Exp : 2/2011 EPIRB Exp : 5/2013 EEBD Exp : 2/2011 Giấy chứng nhận bảo dưỡng phao bè Exp : 14/4/2011 Giấy chứng nhận tự nhả xuồng cứu sinh khi có tải Exp : 3/2/2011 Giấy chứng nhận thử tải cần hạ xuồng cứu sinh Exp : 3/2/2011 Ngày đảo cáp Exp : 2/2011 Ngày thay mới cáp Exp : 8/2013 Dây cứu sinh cho phao tròn Đã cũ 3. Nhận xét công tác bảo dưỡng , huấn luyện của tàu Vấn đề cứu sinh trên tàu VP FORTUNE được thực hiện rất tốt từ công ty cho đến tàu . Bố trí , bảo quản , kiểm tra và bảo dưỡng cũng như việc huấn luyện , thực tập được thực hiện nghiêm túc theo một qui trình chuẩn được đề ra từ trước theo các tiêu chuẩn của IMO . Trên tàu , Sỹ quan và thuyền viên đều có trách nhiệm trong công tác cứu sinh . Thuyền trưởng và phó 3 phụ trách vấn đề cứu sinh của tàu làm việc theo đúng quyền hạn , chức trách của mình mà không có thái độ qua loa , phù phiếm trong công việc . Mọi trang thiết bị hư hỏng , hết hạn đều được phó 3 kịp thời cập nhật và yêu cầu Công Ty cấp mới hay sửa chữa ngay khi tàu đến cảng . Toàn bộ thuyền viên trên tàu đều nắm được nội dung của công tác cứu sinh . Ban quản lý tàu thường xuyên xuống tàu kiểm tra tình hình , giấy tờ về công tác cứu sinh trên tàu mỗi khi tàu về cảng . Và việc cung cấp trang thiết bị thay thế khi trang thiết bị cứu sinh hết hạn , hay hư hỏng được thực hiện ngay khi tàu về đến cảng . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.Tr Ths ĐẶNG THANH NAM SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 106 LỜI KẾT 1. Những điều cần ghi nhớ Chúng ta có thể kết luận một số điều ghi nhớ quan trọng mà đối với mạng sống của chúng ta : < Khi lên tàu phải lập cho mình kế hoạch hành động trong tình huống khẩn cấp . Đường thoát hiểm ra boong gần nhất của mình ở đâu ? Các trạm phao bè , xuồng cứu sinh , áo phao , quần áo chống thấm gần nhất ở đâu ? Làm sao có thể nhanh chóng tiếp cận được nó nếu cần . Các tín hiệu cấp cứu thế nào ? < Phải hiểu biết việc thao tác trang thiết bị cứu sinh của mình như thế nào ? Khi cứu nạn không phải là lúc để học mà phải hành động nhanh thành thạo . < Ngay cả khi ở trong vùng nhiệt đới , phải mặc nhiều lớp quần áo để chống lạnh , mặc quần áo chống thấm nếu có . < Phải đeo áo phao ngay tức khắc khi có tình huống khẩn cấp . < Khi bỏ tàu , nếu có thể được vào phao bè hoặc xuồng cứu sinh bằng phương pháp trực tiếp ( không nhảy xuống nước ) . < Để giữ mạng sống bắt buộc phải có ý chí quyết tâm . 2. Lời cảm ơn Trong quá trình thực tập tốt nghiệp , làm việc trên tàu để viết luận văn này em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn Giảng viên Đặng Thanh Nam cũng như toàn bộ thuyền viên trên tàu VP FORTUNE . Bên cạnh đó xin cảm ơn Ban quản lý tàu đã tạo điều kiện cho e được xuống tàu làm việc . Trong suốt 5 năm học tập dưới mái trường Đại Học Giao Thông Vận Tải , chúng em đã luôn nhận được sự quan tâm, tận tình truyền đạt kiến thức từ quí thầy cô, những kiến thức này sẽ là hành trang vững chắc giúp ích cho em rất nhiều cho tương lai, vì vậy em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả thầy cô. Em cũng xin cảm ơn công ty cp thương mại vận tải biển Đông Á ; các anh , các chú trên tàu VP Fortune đã tạo điều kiện thuận lợi cho e trong thời gian thực tập mà qua đó e đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích cho bài luận văn này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Thanh Nam ; thuyền trưởng , giảng viên khoa Hàng Hải ; người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu đề tài và hoàn thiện luận văn . Em sẽ không hoàn thành tốt được nếu không có những lời chỉ dẫn, những tài liệu, những lời động viên, khích lệ từ phía thầy. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với kiến thức còn hạn hẹp của bản thân, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót . Em mong nhận được cảm thông và sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của quí thầy cô . Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô, chúc thầy Đặng Thanh Nam sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp vinh quang và cao quí của mình, chúc mái trường gtvt sẽ luôn là cái nôi đào tạo thuyền viên có ích cho quê hương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài công tác cứu sinh trên biển.pdf
Luận văn liên quan