Công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường thì bộ mặt nước ta đã có nhiều thay đổi. Từ một nước nhập siêu trên tất cả các lĩnh vực thì nay đã có nhiều lĩnh vực có mặt hàng xuất khẩu. Đời sống nhân dân ngày càng no ấm, sản xuất ngày càng phát triển. Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chính vì vậy BHXH là một trong những chính sách được quan tâm hàng đầu. BHXH thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới người lao động, đảm bảo cho người lao động yên tâm hơn trong qua trình lao động sản xuất và việc tiếp cận với chính sách BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan của mọi NLĐ. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc tăng cường sự hoạt động của công tác BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Các chế độ BHXH đã góp phần ổn định đời sống của NLĐ và gia đình họ trong qua trình làm việc, khi hết tuổi lao động hay khi gặp các rủi ro trong cuộc sống mà không mà không giải quyết được hậu quả của rủi ro đó. Tuy nhiên, ở nước việc thực hiện chính sách BHXH còn nhiều hạn chế, nhất là trong công tác thu BHXH, tình trạng nợ đọng, trốn tránh trách nhiệm nhiệm đóng BHXH của NSDLD đối với NLĐ còn xảy ra khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân lý giải tình trang trên, nguyên nhân chính là do các bên tham gia chưa đầy đủ, cơ chế chính sách và chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe các đối tưọng. Vì vậy, rất cần các biện pháp tích cực của Chính Phủ cũng như các cơ quan chức năng có liên quan để làm cho hoạt động BHXH hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực tế trên, qua một thời gian thực tập tại BHXH tỉnh Phú Thọ em đã lựa chọn đề tài: “Công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp”. Mục đích của chuyên đề nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách BHXH, nhất là trong công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. Qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách BHXH, nâng cao hiệu quả thu BHXH và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2 MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 6 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH TỈNH PHÚ THỌ 8 1.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Phú Thọ. 8 1.1.1.Đặc điểm tình hình BHXH tỉnh Phú Thọ. 8 1.1.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ. 8 1.1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Phú Thọ. 8 1.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Phú Thọ. 9 1.1.1.4. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Phú Thọ. 10 1.1.1.5. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị. 16 1.1.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH tỉnh Phú Thọ. 17 1.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn của BHXH tỉnh Phú Thọ. 17 1.1.2.1.Những thuận lợi cơ bản. 17 1.1.2.2. Những khó khăn, vướng mắc. 19 1.2. Tình hình thực hiện BHXH ở cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ. 20 1.2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, chế độ pháp luật BHXH. 20 1.2.2.Tình hình tham gia BHXH bắt buộc. 20 1.2.3. Công tác cấp sổ BHXH, xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ chính sách cho NLĐ. 21 1.2.4. Tình hình thu, nộp BHXH. 23 1.2.4.1. Công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc. 23 1.2.4.2. Công tác thu BHYT tự nguyện. 23 1.2.5. Một số công tác khác. 27 1.2.5.1. Công tác quản lý tài chính quỹ BHXH. 27 1.2.5.2. Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ. 27 1.2.5.3. Công tác thanh tra và xử lý vi phạm. 28 1.2.5.4. Giải quyết khiếu nại và tố cáo về BHXH. 28 1.2.5.5. Công tác Đảng, đoàn thể. 29 1.3. Nhận xét và khuyến nghị. 29 1.3.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ. 29 1.3.1.1. Những kết quả đã đạt được. 29 1.3.1.2. Những mặt còn tồn tại. 30 1.3.2. Một số khuyến nghị và giải pháp. 31 1.4. Phương hướng, nhiệm vụ 2010. 32 PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ: “CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”. 33 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI. 33 1.1. BHXH và vai trò của BHXH 33 1.1.1. Sự ra đời của BHXH 33 1.1.2. Khái niệm BHXH 34 1.1.3. Chức năng của BHXH 34 1.2. Một số vấn đề cơ bản về thu BHXH 35 1.2.1. Khái niệm – Vai trò của quản lý thu. 35 1.2.1.1. Khái niệm thu BHXH 35 1.2.1.2.Vai trò của quản lý thu. 36 1.3. Nội dung thu BHXH bắt buộc. 40 1.3.1. Nội dung chính của công tác thu BHXH bắt buộc. 40 1.3.2. Các hình thức thu BHXH 41 1.3.3. Tổ chức thực hiện công tác thu BHXH. 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI 45 TỈNH PHÚ THỌ 45 2.1. Quy trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Phú Thọ. 45 2.1.1. Đối với NSDLĐ tham gia BHXH lần đầu. 45 2.1.2. Đối với NSDLĐ đang tham gia BHXH 46 Sơ đồ : Quy trình thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. 47 2.2. Tổ chức và quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. 48 2.3. Thực trạng thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. 49 2.3.1. Thực trạng thu BHXH chung của toàn tỉnh. 49 2.3.2.Thực trạng thu riêng của từng khối đơn vị sử dụng lao động. 50 2.3.2.1 Thực trạng thu BHXH tại khối DNNQD. 50 2.3.2.2.Thực trạng thu BHXH tại khối DN Nhà nước. 52 2.3.2.3. Thực trạng thu BHXH bắt buộc tại khối HCSN, Đảng, Đoàn thể. 52 2.3.2.4. Thực trạng thu BHXH khối NCL. 53 2.3.2.5. thực trạng thu BHXH khối hợp tác xã. 54 2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện thu. 55 2.4. Đánh giá công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. 56 2.4.1. Những kết quả đã đạt được. 56 2.4.2. Những mặt tồn tại và hạn chế. 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH 59 TỈNH PHÚ THỌ 59 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động BHXH tỉnh Phú Thọ. 59 3.1.1. Những chỉ tiêu chính cần thực hiện trong thời gian tới: 59 3.1.2. Những nhiệm vụ chủ yếu: 59 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ. 60 3.2.1. Một số giải pháp. 60 3.2.1.1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH. 60 3.2.1.2. Về công tác tuyên truyền: 61 3.2.1.4. Về chế tài xử phạt: 62 3.2.1.5. Về việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan: 63 3.2.2. Một số giải pháp khác. 64 3.3. Một số kiến nghị, khuyến nghị 65 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 65 3.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam. 65 3.3.3. Kiến nghị với BHXH tỉnh Phú Thọ. 67 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

doc69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3952 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Kho bạc Nhà nước. Đây là hình thức thu của BHXH Việt Nam. - Thu bằng tiền mặt: Là hình thức thu tiền BHXH trực tiếp bằng tiền mặt tại các cơ quan BHXH. Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với thu BHYT tự nguyện và BHXH tự nguyện. Nhưng dù thu qua tài khoản hay thu bằng tiền mặt thì tất cả mọi nguồn thu đều được tập trung vào tài khoản thu của BHXH Việt Nam. Các địa phương không được lấy tiền thu BHXH của địa phương mình để trang trải bất kỳ một khoản chi phí nào. 1.3.3. Tổ chức thực hiện công tác thu BHXH. ♦ Phân cấp quản lý: * BHXH Việt Nam chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Ban cơ yếu chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh. * BHXH tỉnh: - Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. - Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc”(Mẫu số 12- TBH). - BHXH huyện: Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý. - BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công An và Ban cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam. ♦ Lập và giao kế hoạch thu hàng năm: * BHXH huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rông NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, lập 02 bản “ Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau(Mẫu số 13-TBH) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm. * BHXH tỉnh: - Lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với NSDLĐ do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh lập 02 bản “ Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau(Mẫu số 13-TĐH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm - Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 20/01 hàng năm. * BHXH thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu chính phủ: Lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm. * BHXH Việt Nam: Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An và Ban cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm. ♦ Quản lý tiền thu: - BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản). - Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế Hoạch- Tài Chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị giữ lại, xác định số tiền chênh lệch, thừa, thiếu; đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền NSDLĐD - Chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau; - BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 06 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An và Ban Cơ yếu Chính phủ; ♦ Thông tin báo cáo: - BHXH tỉnh, BHXH huyện mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc( Mẫu số 07-TBH), thực hiện ghi số theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu. - BHXH tỉnh, huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc(Mẫu số 09,10,11- TBH) định kỳ tháng, quý, năm: BHXH như sau: + BHXH huyện: Báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 25 tháng 01 năm sau. + BHXH tỉnh: Báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau. - BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: - Thựchiện báo cáo thu BHXH 06 tháng đầu năm, trước ngày 30/07 và báo cáo năm trươc ngày 15/02 năm sau. ♦ Quản lý hồ sơ và tài liệu: - BHXH tỉnh, huyện cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý. - BHXH tỉnh xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ. - BHXH các cấp tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác; sử dụng. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Quy trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Phú Thọ. BHXH tỉnh Phú Thọ tiến hành thu BHXH đúng theo quy trình thu quy định tại số 722/QĐ- BHXH- ngày 26/05/2003 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH và BHYT bắt buộc. 2.1.1. Đối với NSDLĐ tham gia BHXH lần đầu. - NLĐ căn cứ hồ sơ gốc của mình( quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động…)kê khai 03 bản “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 01-TBH) nộp cho NSDLĐ; trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH. - NSDLĐ: + Kiểm tra, đối chiếu tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng NLĐ, ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên tờ khai của NLĐ. + Lập 02 bản “Danh sách tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a-TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì nộp bản hợp đồng lao động. + Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, NSDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã nêu ở trên và sổ BHXH của NLĐ(nếu có) cho cơ quan BHXH. - Cơ quan BHXH tỉnh: + Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của NLĐ; ghi mã số quản lý đơn vị và từng NLĐ trên danh sách và trên tờ khai tham gia BHXH bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện. + Ký, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc”(Mẫu số 02-TBH); trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHXH tỉnh lưu 01 bản danh sách, riêng 03 tờ khai( Mẫu số 01-TBH) của NLĐ sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 tờ khai cùng với sổ BHXH. 2.1.2. Đối với NSDLĐ đang tham gia BHXH - Tăng giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong tháng. + NSDLĐ: Lập 02 bản “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc(Mẫu số 03-TBH) kèm theo hồ sơ như: Tờ khai quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương, thẻ BHYT; các tờ khai( nếu có), nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và lập vào đầu tháng kế tiếp. + Cơ quan BHXH tỉnh: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, ký, đóng dấu vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT; các tờ khai( nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT; cấp thẻ BHYT kịp thời cho NLĐ. Khi NSDLĐ di chuyển từ địa bàn tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác, phải xuất trình hồ sơ kèm theo “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc”( Mẫu số 03-TBH); đóng bù BHXH, BHYT cho NLĐ đến thời điểm di chuyển; cơ quan BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho NLĐ; NSDLĐ đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH tỉnh nơi chuyển đến theo thủ tục tham gia BHXH, BHYT lần đầu. NSDLĐ thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu, sáp nhập hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH tỉnh xác nhận sổ BHXH cho NLĐ theo nguyên tắc đóng đến thời điểm nào thì xác định đến thời điểm đó. Sơ đồ : Quy trình thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. Các đơn vị tham gia BHXH lần đầu. Tiến hành thu và đôn đốc thu Hàng tháng các đơn vị đã lập danh sách điều chỉnh BHXH tỉnh tiếp nhận BHXH tỉnh điều chỉnh Đối chiếu số liệu BHXH hàng quý BHXH tỉnh tiếp nhận Thẩm định Tính toán số tiền phải nộp Thông báo kết quả, mức đóng với các đơn vị Tiến hành ký kết về BHXH Đối chiếu số liệu nộp với BHXH tỉnh từng quý Nộp tiền thu cho BHXH Việt Nam Các đơn vị nộp danh sách và quỹ tiền lương của năm kế tiếp BHXH tỉnh tiếp nhận Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ 2.2. Tổ chức và quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. Thu BHXH bắt buộc là một trong những công tác quan trọng nhất của ngành nhằm bảo tồn và tăng trưởng quỹ, là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu trong hệ thống BHXH nói chung và BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng. Số tiền thu BHXH bắt buộc là số tiền lớn được huy động từ nhièu nguồn, trong đó chủ yếu là tiền thu BHXH của NLĐ và NSDLĐ. Từ đó thực hiện chi trả các chế độc cho NLĐ, đảm bảo quyền lợi cho họ. Bởi vậy, đảm bảo tổ chức và quản lý thu theo đúng quy định không để xảy ra tình trạng thâm hụt quỹ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Theo phân cấp quản lý, BHXH tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với NSDLĐ và NLĐ theo đúng quy định. BHXH tỉnh ngay từ đầu năm phải tổng hợp danh sách đăng ký đóng BHXH bắt buộc của đơn vị SDLĐ trên địa và xây dựng kế hoạch thu từng tháng, từng quý. Bên cạnh đó, đơn vị phải phân công cán bộ theo dõi, tăng cường đôn đốc thu, áp dụng hình thức tính lãi chậm nộp theo quy định của Luật BHXH, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và chính xác. Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, đơn vị sử dụng lao động phải nộp tiền cho BHXH tỉnh thông qua tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh tại Kho Bạc Nhà nước. Đơn vị SDLĐ cũng có thể nộp tiền cho cả quý ngay đầu mỗi quý. Số tiền đóng BHXH gồm sự tham gia đóng góp của NLĐ là 16% và NLĐ 6% mức tiền lương, tiền công hàng tháng. Hàng tháng đơn vị SDLĐ phải kê khai đầy đủ và chính xác số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong đơn vị mình, tổng quỹ lương trong tháng. Sau đó BHXH huyện phải tính toán số tiền phải thu, số còn lại phải thu kỳ trước, điều chỉnh tăng giảm… Hàng quý các đơn vị SDLĐ phải tới BHXH tỉnh để đối chiếu, thông báo tăng, giảm tổng quỹ lương và số lao động để đảm bảo việc tính toán số thu BHXH là chính xác. Bắt đầu từ 01/2009 BHXH tỉnh Phú Thọ để cho các đơn vị SDLĐ giữ lại 2% số tiền nộp BHXH để chi trả kịp thời cho các chế độ ốm đau, thai sản. Nếu số tiền đó đủ chi trong tháng, cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ bù vào tháng sau. Nếu số tiền đó không chi trả hết trong tháng, cơ quan BHXH rỉnh sẽ quyết toán và các đơn vị SDLĐ phải chuyển về cho BHXH tỉnh vào tháng đầu của quý sau. Sau khi BHXH tỉnh thu tiền BHXH của các đơn vị SDLĐ trên địa bàn sẽ nộp lên BHXH Việt Nam qua tài khoản chuyên thu tại Kho Bạc Nhà nước theo đúng quy định. Trong thời gian gần đây, việc thu tiền BHXH thông qua hệ thống tài khoản tại Kho Bạc Nhà nước, không thu bằng tiền mặt như những năm trước đảm bảo cho việc quản lý được dễ dàng, số tiền thu được an toàn, hiệu quả, đặc biệt là hạn chế tới mức tối đa việc lạm dụng quỹ BHXH. 2.3. Thực trạng thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ 2.3.1. Thực trạng thu BHXH chung của toàn tỉnh. Theo thống kê của BHXH tỉnh Phú Thọ, từ khi thành lập mặc dù số người tham gia và số tiền thu BHXH liên tục tăng song con số đó vẫn chưa phản ánh được chính xác số lao động đang làm việc tại địa bàn tỉnh thuộc diện được tham gia BHXH bắt buộc. Có một số đơn vị sử dụng lao động trốn đóng BHXH bằng cách kê khai số lao động và tổng quỹ lương thấp hơn nhiều so với thực tế. Một thực tế là ngay cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước cũng khai không đúng số tiền lương thực hưởng của NLĐ để làm căn cứ đóng bảo hiểm. Tình trạng nợ đọng BHXH của các đơn vị SDLĐ đang là một vấn đề nhức nhối đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thu nộp BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. Tháng nào, quý nào cũng có đơn vị nợ tiền BHXH cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn cơ quan Nhà nước mặc dù đã áp dụng hình thức tính lãi chậm nộp BHXH tuy nhiên mức lãi này lại rất thấp khoảng hơn 8% thấp hơn mức lãi suất ngân hàng nên hiệu quả thu nộp không cao. Năm 2007, toàn tỉnh có 3.254 đơn vị tham gia với 190.231 lao động tham gia đóng BHXH, số tiền thu được là 378.846 triệu đồng, trong đó số tiền lãi thu được do nợ chậm đóng BHXH là 455 triệu đồng, số tiền còn nợ đọng chuyển sang kỳ sau là 1.175 triệu đồng. Sang năm 2008, toàn tỉnh có 4.016 đơn vị tham gia đóng BHXH cho 205.450 lao động, số tiền thu được là 432.914 triệu đồng, số tiền lãi thu nợ do chậm nộp BHXH là 881 triệu đồng, số tiền còn nợ đọng chuyển sang kỳ sau là 1.555 triệu đồng. Năm 2009, toàn tỉnh có 6.055 đơn vị với 375.420 lao động tham gia đóng BHXH, BHYT với tổng số thu là 580.000 triệu đồng, số tiền lãi chậm đóng thu được là 575 triệu đồng, số tiền nợ chuyển sang kỳ sau là 1.023 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy rõ ràng từ năm 2007 trở lại đây, số tiền nợ đọng BHXH tại Phú Thọ đã có chiều hướng giảm dần. Đây là tín hiệu đáng mừng của BHXH Phú Thọ. Sở dĩ có được kết quả này là do BHXH đã tăng cường đôn đốc việc thu tới từng đơn vị và người lao động. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân sâu sa hơn đó là từ khi Luật BHXH ra đời, áp dụng hình thức tính lãi chậm nộp BHXH, mặc dù mức lãi suất chưa cao nhưng cũng có tác động tới việc thu nộp BHXH của các đơn vị SDLĐ. Sau đây là bảng số liệu cụ thể về tình hình thu nộp BHXH chung của toàn tỉnh Phú Thọ trong 3 năm vừa qua: Bảng 2: Tình hình thu nộp BHXH toàn tỉnh phú Thọ (2007-2009) STT Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009 01 Số đơn vị tham gia BHXH Đơn vị 3254 4016 6055 02 Số lao động tham gia BHXH Người 190.231 205.450 375.420 03 Số tiền phải thu Triệu đồng 433.983 657.000 570.000 04 Số tiền BHXH đã thu Triệu đồng 378.846 432.914 580.000 05 Số tiền thu từ lãi chậm đóng Triệu đồng 455 881 575 06 Số tiền nợ đọng Triệu đồng 975 1.555 (Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ) 2.3.2.Thực trạng thu riêng của từng khối đơn vị sử dụng lao động. 2.3.2.1 Thực trạng thu BHXH tại khối DNNQD. Bảng 3: Tổng hợp thu BHXH các DNNN tại BHXH tỉnh Phú Thọ (2007-2009). Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009 Số Đơn vị Đ Đơn vị 514 643 654 Số lao động Người 17586 20352 34526 Tổng quỹ lương Triệu đồng 425521 512570 711243 Số phải đóng trong kỳ Triệu đồng 35988 62917 81260 Số đã đóng trong kỳ Triệu đồng 29562 57109 79125 Lãi chậm đóng Triệu đồng 615 417 325 Số nợ Triệu đồng 175 150 127 (Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ) Qua bảng số liệu trên, ta thấy từ năm 2007 – 2009 số đơn vị tham gia BHXH tăng lên, từ 514 đơn vị (năm 2007) lên 643 đơn vị(năm 2008). Năm 2009 số đơn vị này lại tiếp tục tăng thêm 11 đơn vị, nâng tổng số đơn vị tham gia BHXH là 654 đơn vị. Điều này thể hiện rõ sự mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn tỉnh, do được đầu tư nhiều và mở rộng sản xuất. Số lao động tham gia làm việc tại các DN này cũng biến động tăng từ 17.586 người (năm 2007) tăng lên 20.352 người (năm 2008) và tăng thêm 14.174 lao động vào năm 2009, trung bình mỗi năm các DNNQD lại thu hút thêm 1,5 lần so với số lao động của năm trước. Điều này đã giải quyết được tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, thu hút các lao động ra vùng trung tâm thành phố, thị xã làm việc. Tổng quỹ lương của khu vực này cũng tăng lên khá đều đặn qua 3 năm. Năm 2007 tổng quỹ lương của khu vực này tham gia đóng BHXH là 425.521(triệu đồng), tới năm 2009 số này đã tăng lên 711.243 triệu đồng. Số liệu này chứng tỏ số tiền đóng BHXH của các đơn vị cũng tăng theo, năm 2007 số tiền phải đóng là 35.988 triệu đồng, tăng lên 62.917 triệu đồng năm 2008, sang năm 2009 số tiền phải trích đóng BHXH của các DNNQD tăng lên 81.260 triệu đồng. Số tiền đã đóng của các đơn vị tăng lên đáng kể, số nợ đọng giảm đi theo chiều hướng tích cực, số tiền thu từ lãi chậm đóng giảm kéo theo số nợ đọng cũng giảm đáng kể. Năm 2007 số tiền thu được do lãi chậm đóng của các đơn vị giảm dần. Năm 2007 thu được 615 triệu đồng, năm 2008 giảm xuống còn 417 triệu đồng, cho tới năm 2009 số tiền thu được chỉ ở con số 325 triệu đồng. Số nợ đọng của các DN giảm từ 175 triệu đồng (năm 2007) xuống còn 127 triệu đồng (năm 2009). Số liệu này chứng tỏ công tác thu BHXH ngày càng có hiệu quả, có được kết quả này là do sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên phòng thu nói riêng và cả cơ quan nói chung, sự quan tâm, giúp đỡ của các Ban, ngành có liên quan. 2.3.2.2.Thực trạng thu BHXH tại khối DN Nhà nước. Bảng 4: Tổng hợp thu BHXH các DNNN tại BHXH tỉnh Phú Thọ (2007-2009). Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009 Số Đơn vị Đơn vị 312 233 214 Số lao động Người 15421 13641 12563 Tổng quỹ lương Triệu đồng 659236 613418 656326 Số phải đóng trong kỳ Triệu đồng 75412 83995 81384 Số đã đóng trong kỳ Triệu đồng 70213 80654 79213 Lãi chậm đóng Triệu đồng 115 100 95 Số nợ Triệu đồng 47 38 42 (Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ) Trong ba năm qua, tại BHXH tỉnh Phú Thọ số đơn vị DNNN có xu hướng giảm đi, năm 2007 toàn tỉnh có 312 đơn vị, tuy nhiên chỉ sau 2 năm số đơn vị này đã giảm chỉ còn 214 đơn vị (giảm hơn 30%). Do đó, số lao động làm việc trong khu vực này cũng đồng thời giảm đi năm 2007 số lao động là 15.421 người, tới năm 2009 lại tiếp tục giảm chỉ còn 12.563 người. Tuy nhiên, tổng quỹ lương của khối giảm cũng không đáng kể sau 2 năm. Mặc dù là DNNN nhưng cũng không thể tránh khỏi tình trạng nợ đọng tiền BHXH, điều này ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới quyền lợi của NLĐ trong khu vực Nhà nước, số tiền nợ BHXH của các doanh nghiệp này không được giải quyết triệt để, nợ cũ chưa thanh toán hết, nợ mới lại tiếp diễn. Điều này có thể lý giải bởi một vài năm trở lại đây, hoạt động của các DNNn kém hiệu quả, thay vào đó là sự mọc lên của các DN tư nhân, lao động làm việc cũng bị cắt giảm và dịch chuyển sang khu vực khác. 2.3.2.3. Thực trạng thu BHXH bắt buộc tại khối HCSN, Đảng, Đoàn thể. Bảng 5: Tổng hợp thu BHXH bắt buộc khối HCSN, Đảng, Đoàn thể tại BHXH tỉnh Phú Thọ (2007-2009). Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009 Số Đơn vị Đơn vị 1423 1359 1175 Số lao động Người 27896 23537 24526 Tổng quỹ lương Triệu đồng 1102360 1337736 1242588 Số phải đóng trong kỳ Triệu đồng 102001 143745 112154 Số đã đóng trong kỳ Triệu đồng 87523 102884 102256 Lãi chậm đóng Triệu đồng 51 50 35 (Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ) Qua bảng số liệu trên, ta thấy cũng giống như tình hình của DNNN lao động làm việc tại khối HCSN Đảng, Đoàn thể cũng biến động giảm. Năm 2007 có 1423 đơn vị trên toàn tỉnh tham gia BHXH, hai năm sau số đơn vị này cũng có chiều hướng giảm, năm 2009 chỉ còn 1175 đơn vị. Số lao động làm việc trong khối này cũng giảm đáng kể, năm 2007 có tới27896 lao động, năm 2008 tiếp tục giảm còn 23537 người, sang tiếp năm 2009 chỉ còn có 24526 lao động. Tổng quỹ lương tham gia BHXH của khu vực này cũng chiếm tỷ lệ nhỏ so với các khối khác trên toàn tỉnh, tuy hàng năm có sự điều chỉnh lương cho NLĐ nhưng sự tăng này cũng không đáng kể trong khi số lao động của khu vực này giảm, năm 2007 tổng quỹ lương của khối này có 1102360 triệu đồng, năm 2009 với sự điều chỉnh lương mới nhưng cũng không làm tăng lên nhiều chỉ có 1242588 triệu đồng. 2.3.2.4. Thực trạng thu BHXH khối NCL. Bảng 6: tổng hợp thu BHXH khối NCL tại BHXH tỉnh Phú Thọ (2007-2009). Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009 Số Đơn vị Đơn vị 251 392 412 Số lao động Người 1852 2859 3025 Tổng quỹ lương Triệu đồng 55263 67635 95154 Số phải đóng trong kỳ Triệu đồng 5102 7899 9587 Số đã đóng trong kỳ Triệu đồng 5002 7883 9496 Lãi chậm đóng Triệu đồng 11 5 4 Số nợ Triệu đồng 67 51 43 (Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ) Qua bảng số liệu số 6 về tình hình thu nộp BHXH khối NCL trên địa bàn tỉnh ta thấy số đơn vị của khu vực này tăng nhanh đáng kể. Năm 2007 có 252 đơn vị, năm 2008 tăng thêm 59 đơn vị, năm 2009 số đơn vị NCL tăng thêm 20 đơn vị nâng tổng số đơn vị của toàn khối là 412 đơn vị. Đồng thời với sự tăng lên này là sự biến động của số lao động và tổng quỹ lương. Năm 2007 khối NCL chỉ có 1852 lao động, chỉ 2 năm sau đã tăng thêm 1173 lao động (với tổng số là 3025 lao động). Tổng quỹ lương của khu vực này tăng lên khá nhanh, năm 2007 chỉ có 55263 triệu đồng, sang năm 2008 đã lên tới 67635 triệu đồng, không dừng lại ở đó năm 2009 tổng quỹ lương của khối tăng khá mạnh với 95154 triệu đồng. Một điều đáng mừng là trong 3 năm trở lại đây, số lãi chậm đóng và số nợ của khối NCL có chiều hướng giảm đáng kể, năm 2007 nợ của toàn khối là 67 triệu đồng, năm 2009 số nợ đọng này đã giảm 35%, chỉ còn 43 triệu đồng. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy ý thức trách nhiệm của chủ SDLĐ khu vực NCL, góp phần đóng góp vào quỹ chung của BHXH tỉnh. 2.3.2.5. thực trạng thu BHXH khối hợp tác xã. Bảng 7: Tổng hợp thu BHXH khối hợp tác xã tại BHXH tỉnh Phú Thọ (2007- 2009). Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009 Số Đơn vị Đơn vị 201 225 231 Số lao động Người 1552 1799 2120 Tổng quỹ lương Triệu đồng 20936 24663 32125 Số phải đóng trong kỳ Triệu đồng 2121 2969 3682 Số đã đóng trong kỳ Triệu đồng 2011 2775 3565 Lãi chậm đóng Triệu đồng 9 5 3 Số nợ Triệu đồng 16 15 7 (Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ) Qua bảng số liệu trên ta thấy, số đơn vị của khối này tăng lên năm 2007 có 201 đơn vị, năm 2009 tăng thêm 30 đơn vị. Số lao động của khối này cũng tăng lên từ 1552 người năm 2007, sang năm 2008 số lao động này cũng tăng lên 1799 người, chỉ sau 1 năm số lao động ở khối này tăng thêm 321 người, nâng tổng số lao động của khối này là 2120 người. Trong khi đó tổng quỹ lương là 20936 triệu đồng (năm 2007) cũng tăng lên 32125 triệu đồng.Tuy nhiên, số tiền lãi chậm đóng và số nợ cũng giảm đáng kể từ 16 triệu đồng (năm 2007) xuống chỉ còn 7 triệu (năm 2009). Như vấy, số nợ đọng của đơn vị giảm cho thấy một điều đáng mừng trong công tác thu BHXH nói riêng và của toàn ngành nói chung. 2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện thu Qua số liệu đã phân tích ở trên, tình hình thu nộp BHXH vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng nợ đọng BHXH vẫn còn xảy ra thường xuyên. Có rất nhiều đơn vị SDLĐ nhất là DNNQD đã kê khai không đúng số lao động và tổng quỹ lương để làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. Tình hình trên dẫn đến hệ quả là quyền lợi của NLĐ không được thực hiện theo Luật định, mục tiêu chính sách BHXH của Nhà nước không được thực hiện như mong muốn. Để khắc phục tình trạng đơn vị SDLĐ không tuân thủ các quy định của Nhà nước về thu BHXH đòi hỏi cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ mà trước hết là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu nộp BHXH một cách chặt chẽ. BHXH tỉnh Phú Thọ cũng phân công cán bộ thực hiện theo dõi đôn đốc thu BHXH tại các đơn vị SDLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào công tác thanh tra cũng được BHXH tỉnh chú trọng đúng mức. Cũng phải kể đến nguyên nhân cán bộ thu của BHXH tỉnh Phú Thọ trình độ chưa đồng đều, còn yếu về chuyên môn nên việc thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng tháng tại các đơn vị SDLĐ được triển khai không thường xuyên nên hiệu quả thu nộp không cao. Việc kiểm tra đột xuất các đơn vị SDLĐ hầu như chưa được quan tâm. Mà trên thực tế thanh tra đột xuất có hiệu quả rất cao giúp cơ quan BHXH phát hiện kịp thời những sai sót như số lao động, tổng quỹ lương…các căn cứ đóng BHXH tại các đơn vị SDLĐ. BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải cử cán bộ theo dõi và đôn đốc thu BHXH định kỳ hàng tháng tại các huyện và các đơn vị SDLĐ trực thuộc, tăng cường thanh tra đột xuất nhất là các đơn vị DNNQD để hiệu quả thu nộp BHXH đạt mức cao nhất. 2.4. Đánh giá công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ. 2.4.1. Những kết quả đã đạt được. BHXH tỉnh Phú Thọ nhận được sự quan tâm của HĐND, UBND tỉnh cùng phối hợp với Sở Lao Động thương binh Xã Hội tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị SDLĐ về việc thu BHXH nên trong những năm qua công BHXH tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Theo phân cấp quản lý của mình, BHXH tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH theo đúng quy định. Ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã tổng hợp danh sách số đơn vị và số lao động tham gia BHXH, phân công cán bộ theo dõi, phụ trách thu BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu lịp thời và chính xác. Trong 3 năm qua, cùng với sự gia tăng của số đơn vị và số lao động tham gia, số tiền thu BHXH cũng tăng lên và số tiền nợ đọng có chiều hướng giảm dần ở tất cả các khối đơn vị SDLĐ. Hàng quý, các đơn vị SDLĐ thực hiện đối chiếu, thông báo tăng giảm tổng quỹ lương và số lao động một cách đầy đủ nên việc kiểm soát, theo dõi của BHXH được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, việc thu tiền BHXH thông qua hệ thống tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh tại Kho bạc Nhà nước, không thu bằng tiền mặt như trước đây đã đảm bảo cho việc quản lý được dễ dàng, số thu được an toàn, hiệu quả và đặc biệt hạn chế đến mức tối đa việc lạm dụng quỹ BHXH. Đội ngũ lao động làm công tác thu là những lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao, năng động nhiệt tình trong công việc nên có thể xuống các đơn vị SDLĐ đôn đốc việc thu nộp BHXH, bên cạnh đó còn phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến công tác thu BHXH đến NLĐ và NSDLĐ. Trình độ hiểu biết của NLĐ về BHXH ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia, tăng số thu BHXH. NLĐ đã biết đòi quyền lợi hợp pháp được đóng BHXH nhất là trong các DNNQD nên công tác thu cũng trở nên dễ dàng hơn. 2.4.2. Những mặt tồn tại và hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ không thể tránh khỏi những mặt tồn tại và hạn chế: Măc dù số lao động tham gia vá số thu BHXH tăng qua các năm, số tiền nợ đọng có chiều hướng giảm dần nhưng con số này vẫn là rất lớn. Ở tất các khối đơn vị SDLĐ đều có tình trạng nợ động kể cả khối HCSN. Nhiều đơn vị SDLĐ nhất là khối DNNQD và khối ngoài công lập đã cố tình kê khai sai số lao động, tổng quỹ lương để trốn đóng BHXH cho NLĐ. Công tác tuyên truyền các chính sách BHXH chưa được chú trọng đúng mức. Có rất ít các chương trình truyền thanh của tỉnh phổ biến về chính sách, pháp luật BHXH trong khi khả năng tiếp cận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như báo chí hay internet của NLĐ và nhân dân địa phương lại rất hạn chế, hơn thế nữa BHXH lại là một chính sách mới của Đảng và Nhà nước nên trình độ hiểu biết của người dân về BHXH chưa cao. Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe các đơn vị SDLĐ. Thực tế là tháng nào, quý nào cũng có nhiều đơn vị nợ tiền BHXH ở tất cả các khối đơn vị SDLĐ mặc dù đã áp dụng hình thức tính lãi chậm nộp nhưng mức lãi này lại rất thấp (khoảng hơn 8%) nên hiệu quả không cao, không đủ sức răn đe nhất là các đơn vị SDLĐ vi phạm, đóng BHXH chậm hoặc không đóng BHXH cho NLĐ, kê khai sai tổng quỹ lương và số lao động…hầu như chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, mức phạt lại rất thấp nên chưa mang lại hiệu quả cao. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện tổ chức thu của BHXH tỉnh chưa được quan tâm nhiều. Việc thanh tra định kỳ không được thực hiện thường xuyên, thanh tra đột xuất hầu như chưa được tổ chức thực hiện nên nhiều đơn vị SDLĐ còn vi phạm, chậm nộp BHXH nguyên nhân một phần là do lực lượng lao động làm công tác thu BHXH còn mỏng nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn quá chậm, các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tập trung chủ yếu ở trung tâm tỉnh nên việc giải quyết việc làm cho các địa phương còn hạn chế cho nên việc mở rộng đối tượng tham gia cũng bị ảnh hưởng nhiều. Khu vực ngoài công lập còn nhiều nhà trẻ mầm non tư thục không ký kết hợp đồng lao động với NLĐ do vậy việc quản lý, theo dõi, yêu cầu NSDLĐ thực hiện chính sách BHXH ở các đơn vị này là vấn đề không dễ đảm bảo. Ảnh hưởng của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ còn hạn chế. Trên thực tế, công đoàn hoạt động hầu như không có hiệu quả nhất là các DNNQD nơi mà quyền lợi của NLĐ bị vi phạm nhiều nhất, công đoàn không đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ nên quyền được đóng BHXH của NLĐ còn chưa được thực hiện triệt để. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động BHXH tỉnh Phú Thọ. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của toàn ngành năm 2009 BHXH tỉnh Phú Thọ tiếp tục nỗ lực phấn đấu về mọi mặt trên tất cả các hoạt động của ngành nhằm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2010. 3.1.1. Những chỉ tiêu chính cần thực hiện trong thời gian tới: - Mở rộng, khai thác, phát triển tăng thêm đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc tăng từ 4% trở lên so với năm 2009. - Thực hiện đầy đủ việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Thu BHXH, BHYT, BHYT 902 tỷ đồng, đạt và vượt mức thu BHXH Việt Nam giao cho. - Chi trả đầy đủ lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, các chế độ ngắn hạn, chi KCB BHYT kịp thời, an toàn đến tay đối tượng (1600 tỷ đồng). 3.1.2. Những nhiệm vụ chủ yếu: - Tổ chức triển khai thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, các Nghi định và các Thông tư hướng dẫn; Giải quyết tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo Luật BHXH. Thực hiện chi trả đầy đủ, an toàn, kịp thời cho đối tượng thụ hưởng BHXH và NLĐ. - Tập trung mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện. Tăng cường thực hiện thu số nợ tồ đọng hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH Việt Nam giao. Đẩy nhanh tiến độ cấp sổ BHXH theo quy trình mới. Triển khai BYT cho đối tượng cận nghèo. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, phục vụ tốt nhất các đối tượng tham gia BHXH, BHYT. - Tiếp tục ứng dụng thành thạo các chương trình Công nghệ thông tin trong quản lý các nghiệp vụ của Nganh, khai thác sử dụng các chương trình CNTT hiện có để nâng cao hiệu quả và phục vụ công tác, đặc biệt là chương trình quản lý thu, chi, tài chính và giám định y tế. - Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, cơ chế tài chính của ngành về thực hiện chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Phấn đấu tiết kiệm 10% kinh phí chi bộ máy tại Văn phòng BHXH tỉnh và các đơn vị dự toán cấp 3. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ. 3.2.1. Một số giải pháp. 3.2.1.1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của ngành BHXH Việt Nam nói chung và của BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng. Trong điều kiện chưa thể tăng mức đóng BHXH như hiện nay, mở rộng đối tượng tham gia BHXH là nhân tố cơ bản, quyết định tăng thu BHXH. Tăng số người tham gia BHXH là phải mở rộng đối tượng, mở rộng điều kiện để NLĐ được tham gia BHXH. Mở rộng đối tượng là hết sức cần thiết nhưng cần phải có điều kiện, có cơ sở pháp lý để thực hiện, đó là các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định đối tượng và điều kiện để NLĐ được tham gia BHXH và để cơ quan BHXH thực hiện các chế độ BHXH, BHYT cho NLĐ trên hai lĩnh vực: Thứ nhất: Về BHXH, tỉnh Phú Thọ từng bước thực hiện các giải pháp để liên tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều lệ có quy định loại hình BHXH bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng từ ba tháng trở lên, quy định rõ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và bổ sung quyền lợi được hưởng cho đối tượng tham gia BHXH. Thứ hai: Về BHYT, với ý nghĩa tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” và để đảm bảo cho người ốm đau, bệnh tật có điều kiện được tiếp cận với đầy đủ các dịch vụ y tế, BHXH tỉnh cần quy định rõ đối tượng tham gia BHYT, quyền lợi và mức đóng BHYT. Để tăng cường cơ sở pháp lý cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhằm tiến tới BHYT toàn dân theo định hướng của Đảng và Chính phủ, mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, mở rộng điều kiện tham gia BHYT tự nguyện, mở rộng quyền lợi được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh BHYT cho đối tượng tham gia BHYT. Để đạt được mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến tất cả những lao động trong toàn quận, BHXH cần tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp sau: Một là, tăng cường công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung vào đối tượng là NLĐ trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, xã viên HTX, các cơ sở dân lập, tư thục thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục và các ngành sự nghiệp khác, để phát triển đối tượng tham gia BHXH. Hai là, định hướng phát triển và kích cầu kinh tế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Ba là, thực hiện quản lý đối tượng bằng công nghệ thông tin (CNTT). Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, công tác quản lý cũng phải hiện đại hóa là một tất yết khách quan. “Dự án phát triển công nghệ thông tin BHXH Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” với mục tiêu là thực hiện tin học hóa các nghiệp vụ quản lý BHXH như: quản lý thu BHXH, quản lý chi BHXH, quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH… từ cấp huyện đến cấp trung ương. Vì thế phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án CNTT để hỗ trợ khai thác và quản lý đối tượng thu BHXH, BHYT. Khi đó được nối mạng toàn hệ thống, việc khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý sẽ thuận tiện, có điều kiện quản lý được chặt chẽ và hạn chế thất thoát nguồn thu BHXH. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, việc quản lý đối tượng phải dần tiến tới quản lý bằng thẻ điện tử. Bốn là, xây dựng cơ chế khuyến khích NLĐ tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình theo quy định pháp luật để hình thành ý thức trách nhiệm thực hiện ASXH của doanh nghiêp. Năm là, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ, như tính tuổi nghỉ hưu phù hợp với điều kiện và khả năng làm việc của NLĐ, giữa NLĐ trực tiếp với người làm việc ở khu vực hành chính, sự nghiệp... 3.2.1.2. Về công tác tuyên truyền: Tăng cường các biện pháp tuyên truyền như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh ở trung ương và địa phương, các sách báo, tạp chí …nhằm giúp người dân tiếp cận với chính sách BHXH bằng nhiều hướng khác nhau. Tăng cường mở rộng về phạm vi, hình thức và thông tin tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân tập trung tại các đơn vị SDLĐ, tập trung vào các đối tượng là NLĐ trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, NLĐ, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng tại các hợp tác xã, các cơ sở bán công, tư thục… Cán bộ BHXH cần phải đến các đơn vị SDLĐ tuyên truyền về chính sách BHXH đến NLĐ. Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp với từng đối tượng. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cũng cần bổ sung cán bộ thu để thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thu BHXH cũng như tuyên truyền chính sách BHXH đến NLĐ. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách BHXH dưới nhiều hình thức trong nhân dân để nâng cao hiểu biết về BHXH. 3.2.1.3. Về công tác thanh tra và xử lý vi phạm: Công tác thanh tra, kiển tra là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong công tác thu BHXH và cũng là nhân tố quan trọng đảm bảo tăng thu và an toàn quỹ BHXH, qua thực hiện tốt công tác kiểm tra sẽ đảm bảo cho quyền lợi của NLĐ theo Luật quy định, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về BHXH của NLĐ và NSDLĐ, đảm bảo thu đúng, thu đủ về quỹ BHXH. Chính vì tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra như vậy nên khi lập dự toán hàng năm, khoản kinh phí chi hỗ trợ công tác kiểm tra đã được bố trí thành một mục riêng trong kinh phí quản lý bộ máy. Nội dung chính trong thanh tra kiểm tra quản lý thu BHXH: Công tác kiểm tra là biện pháp nhằm tăng cường pháp chế trong hoạt động thu BHXH, đảm bảo mọi NLĐ đều được tham gia BHXH theo đúng quy định hiện hành. Qua công tác kiểm tra để phát hiện những vi phạm trong thực hiện chính sách BHXH, nộp chậm hoặc không nộp BHXH cho NLĐ của chủ SDLĐ. Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần phải phối hợp đồng bộ với cơ quan BHXH tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị SDLĐ, kiểm tra số lao động, tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH để tránh tình trạng trốn đóng của một số chủ SDLĐ. Thực hiện thường xuyên và đúng quy định các cuộc thanh tra định kỳ trên. Bên cạnh đó cần có các cuộc thanh tra đột xuất tại các đơn vị SDLĐ nhất là các DNNQD – nơi mà quyền lợi của NLĐ hay bị vi phạm nhiều nhất, kịp thời phát hiện những sai phạm, điều chỉnh và xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. 3.2.1.4. Về chế tài xử phạt: Mặc dù BHXH Việt Nam và các cơ quan chức năng khác đã quy định các biện pháp xử phạt với những trường hợp vi phạm tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT và những vi phạm khác của NSDLĐ vẫn tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐ cũng như kế hoạch thu, chi của huyện, tỉnh. Để hạn chế tình trạng vi phạm BHXH nói chung và thực trạng nợ đọng BHXH nói riêng, em xin đưa ra một và giải pháp sau: Trước hết, để hạn chế dần tình trạng nợ đọng BHXH đòi hỏi Nhà nước phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh và quyết liệt hơn nữa. Theo quy định của Nghi định số 135/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt cho những trường hợp trốn tránh BHXH đối với chủ SDLĐ là 20 triệu đồng, mức xử phạt này còn quá thấp nên rất nhiều đơn vị SDLĐ sẵn sàng chịu phạt để nợ tiền BHXH. Nhận thấy rõ ràng việc không đóng hay chậm đóng BHXH là một hình thức chiếm dụng vốn của Nhà nước. Bởi vậy, cần có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc xử phạt các trường hợp vi phạm. Mức lãi suất để tính lãi trong trường hợp này phải cao hơn mức lãi Ngân hàng thương mại, đồng thời cần phải tính lãi ngay sau khi hết thời hạn đóng mà không phải chờ đến 30 ngày như hiện nay. Đối với những trường hợp trốn đóng, đóng BHXH quá lớn không những chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà còn phải xủa phạt vi phạm hình sự có như vậy mới đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. 3.2.1.5. Về việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan: Đội ngũ cán bộ của ngành BHXH hiện nay được chuyển từ Liên Đoàn Lao động và Phòng Lao Đông-Thương Binh và Xã hội sang. Đại đa số cán bộ chưa qua đào tạo đại học, thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa được đào tạo chuyên sâu về BHXH. Một số cán bộ cấp tỉnh, huyện trong quá trình làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, tiếp cận với các văn bản nhà nước một cách thụ động, thiếu sáng tạo, phong cách làm việc còn mang đạm tính chất quan liêu. Vì vậy, việc đổi mới xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngành BHXH là một vấn đề mang tính cấp thiết khách quan.gần đây ở một số địa phương đã giải quyết cho các cán bộ vừa làm vừa học tại chức để họ nâng cao trình độ nghiệp vụ,quản lý. Song đó chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế nên khó tránh khỏi tình trạng “chắp, vá” về cả số lượng và chất lượng. Do vậy, chúng ta phải xây dựng một định hướng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của toàn nghành BHXH. Hình thành trung tâm đào tạo về đại học tại chức, nghiệp vụ tài chính kế toán, quản lý kinh tế, tin học riêng cho ngành BHXH ở cấp tỉnh. Có chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng được cả nhu cầu hiện tại và tương lai. Ngoài ra thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ BHXH huyện. Đối với việc tuyển dụng cán bộ ngành BHXH không chỉ chú ý đến số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng cán bộ, đặc biệt đối với chức danh giám đốc và kế toán trưởng. Cần lựa chọn các cá nhân tiêu biểu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm lập trường đúng đắn, có tình yêu thương đồng chí, đồng nghiệp, gắn bó với người lao động. Coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ. Một phương án hữu hiệu đang được nhiều ngành mũi nhọn áp dụng đó là lực lượng sinh viên. Để thu hút nhân tài nên đi thẳng vào các trường đại học có chuyên ngành bảo hiểm, hỗ trợ tiền cho các sinh viên xuất sắc theo hợp đồng thoả thuận khi họ tốt nghiệp sẽ về công tác cho cơ quan BHXH (chính sách :trải thảm đỏ). Hiện nay, khoá sinh viên được đào tạo chuyên sâu đầu tiên về chuyên ngành BHXH đã chuẩn bị tốt nghiệp trường đại học Lao Động Xã Hội. Đây chính là lớp cán bộ trẻ cần thiết cho ngành BHXH của Việt Nam. Nhìn chung, với tình hình đội ngũ cán bộ như hiện nay thì BHXH tỉnh Phú Thọ cần mở những lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ứng dụng tin học công nghệ cho cán bộ nhân viên trong cơ quan. Phổ biến kịp thời các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ không những nhiệt tình năng động mà phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. 3.2.2. Một số giải pháp khác. Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ trong đó có quyền lợi được đóng BHXH bắt buộc. Bởi công đoàn chính là tổ chức của NLĐ, thành lập và hoạt động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu. Cần đẩy mạnh và nâng cấp các phần mềm về quản lý thu trong tổ chức BHXH để công tác thu được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Làm như vậy không những giải quyết được công ăn việc làm cho NLĐ tại địa phương mà còn mở rộng các đối tượng tham gia tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu BHXH bắt buộc. 3.3. Một số kiến nghị, khuyến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp quy định về BHXH. Một thực tế là các văn bản pháp luật quy định về BHXH hiện nay có rất nhiều thay đổi trong một thời gian ngắn, chưa kịp thích nghi với văn bản này thì văn bản mới đã ra đời một cách chồng chéo. Bởi vậy, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các quy định về chính sách BHXH, quản lý thu để công tác thu được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý và chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn nữa như nâng cao mức lãi suất với các trường hợp chậm đóng BHXH để hạn chế được tình trạng nợ đọng diễn ra phổ biến hiện nay. Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước về chính sách BHXH cần có sự phân cấp rõ ràng và cùng phối kết hợp để nâng cao hiệu quả thu BHXH: Hiện nay, do sự phân cấp trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa rõ ràng, vẫn còn sự chồng chéo nên cơ quan hay đùn đẩy trách nhiệm cho nhau bởi vậy, Nhà nước cần có những quy định cụ thể để phân cấp chức năng giữa các cấp, ngành rõ ràng để công tác thu BHXH được thực hiện hiệu quả đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Bên cạnh đó, các cơ quan, các cấp phải thường xuyên phối hợp với nhau thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách BHXH, thực hiện công tác thu tại các đơn vị SDLĐ. Thứ ba, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Hiện nay, tỷ lệ người lao động thất nghiệp ở nước ta còn rất lớn, các thành phần kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ, điều đó gây khó khăn cho khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Bởi vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế để không những mang lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà cong giúp mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao số thu BHXH. 3.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam. Thứ nhất, nghiên cứu tình hình thực tế về thu BHXH qua các năm từ đó đề ra kế hoạch thu cụ thể trong năm tới Đối tượng tham gia BHXH qua một số năm gần đây có nhiều biến động nhất là ở khối DNNQD. Do đó BHXH Việt Nam cần nghiên cứu tình hình thu BHXH qua các năm cùng với những biến động về kinh tế xã hội của đất nước, dự báo được số lao động tham gia BHXH để từ đó đề ra kế hoạch cụ thể một cách phù hợp tránh gây áp lực cho các đơn vị cấp dưới. Thứ hai, BHXH Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH. Hiện nay tình hình vi phạm công tác thu BHXH vẫn còn là một vấn đề nhức nhối. Bởi vậy BHXH Việt Nam có thể phối hợp Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Phú Thọ, Kho Bạc Nhà nước, phòng Lao Động thương binh xã hội các huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc tình hình thu tại các đơn vị SDLĐ để tránh những vi phạm trong công tác thu BHXH. Thứ ba, thực hiện các biện pháp tuyên truyền chính sách BHXH Là một chính sách mới của Nhà nước hơn nữa lại được thường xuyên thay đổi nên việc tuyên truyền về chính sách BHXH đến với mọi người dân là rất cần thiết. BHXH Việt Nam có thể thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như trang web, sách, báo, tạp chí BHXH hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật BHXH trên sóng truyền hình hoặc phát thanh. Bên cạnh đó BHXH Việt Nam còn có thể tổ chức hội nghị, hội thảo để phổ biến chính sách pháp luật BHXH. Thứ tư, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn cho các cơ quan BHXH cấp dưới. Hiện nay, việc ứng dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật vào công việc như máy in, máy fax, máy photocopy…đã tạo thuận lợi cho công tác thu BHXH nói riêng và hỗ trợ cho tất cả các nghiệp vụ khác của BHXH nói chung. Vì vậy BHXH Việt Nam cần nâng cấp các phần mềm ứng dụng như phần mềm quản lý thu, chi…để công tác thu được nhanh chóng và chính xác. Với khối lượng công việc ngày càng lớn, trình độ chuyên môn của một số cán bộ còn hạn chế nên gây khó khăn trong thực hiện công tác. Vì vậy BHXH tỉnh Phú Thọ phải được bố trí thêm cán bộ, nhân viên để giúp BHXH tỉnh Phú Thọ hoàn thành tốt nhiệm vụ của BHXH Việt Nam giaocho. Đồng thời cần mở các lớp đào tạo chuyên ngành cho một số cán bộ, nhân viên ở cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng và BHXH các nơi khác trong cả nước nói chung. Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. BHXH Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu nộp. Theo dõi chặt chẽ số thu, chi của BHXH tỉnh Phú Thọ để tránh tình trạng trục lợi BHXH. 3.3.3. Kiến nghị với BHXH tỉnh Phú Thọ. Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH tại các đơn vị SDLĐ và đông đảo quần chúng nhân dân. Nhiều NLĐ cũng như NSDLĐ chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH, nhất là BHXH tự nguyện. Vì thế BHXH tỉnh cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện đến toàn thể nhân dân. Có như vậy, đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện mới được cải thiện. Thứ hai, có chính sách khen thưởng và xử phạt phù hợp. BHXH tỉnh cần đưa ra những chính sách khen thưởng phù hợp để khuyến khích cán bộ thu của toàn ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó cần có những biện pháp xử phạt như xử phạt hành chính, giảm thành tích thi đua đối với những cán bộ vi phạm để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ thu. Hàng năm, BHXH tỉnh cần tổ chức cuộc thi giữa cán bộ và nhân viên trong ngành BHXH để tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên trong ngành có mối quan hệ với nhau tốt hơn. ♦ Nhận thấy rõ những hạn chế trong công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ nêu trên, với tư cách diện là một sinh viên chuyên ngành BHXH và trong một thời gian ngắn nữa lại trở thành một trong số những cán bộ trẻ của ngành Bảo hiểm nước nhà, em xin phép được đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ như sau: + Các cơ quan BHXH cần chú trọng triển khai thực hiện Luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp; triển khai Luật BHYT. + Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc thực hiện tốt các chính sách BHXH cho người lao động theo đúng quy định, tăng cường hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, nhân viên của ngành để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về những quyền lợi người lao động có được khi tham gia BHXH. KẾT LUẬN Qua hơn mười năm xây dựng và trưởng thành, BHXH tỉnh Phú Thọ đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống của mỗi người lao động và thực sự là sự tương trợ cộng đồng thông qua việc người khỏe chia sẻ, giúp đỡ người ốm yếu, người trẻ chia sẻ cho người già, người có thu nhập giúp người bị mất thu nhập, nhằm giảm bớt những bất bình đẳng trong xã hội, đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội và hướng tới mục tiêu cao nhất là vì cuộc sống tốt đẹp của cả cộng đồng. Sau nhiều năm tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, bên cạnh những mặt được, công tác thu BHXH tỉnh Phú Thọ cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, .Vì vậy, trong thời gian tới cần có giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, với đà phát triển như hiện nay thì BHXH tỉnh Phú Thọ sẽ nhanh chóng đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác thu BHXH nói riêng và trong mọi hoạt động liên quan đến BHXH nói chung, phù hợp với tiến trính hội nhâp kinh tế quốc tế trong cả nước, góp phần nào đó vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo nền an sinh vững mạnh của quốc gia. Trong thời gian tới, BHXH tỉnh Phú Thọ cần xác định mục tiêu, nhiệm vụ: tiếp tục chủ động phối hợp với các ngành, các địa phương, đơn vị cải tiến phương thức, nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trong tỉnh về BHXH, BHYT, thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT cho người tham gia, góp phần thắng lợi vào chủ đề năm “đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, an sinh xã hội”, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững như những gì Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đề ra. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí bảo hiểm xã hội, số 08/2009 – NXB tạp chí bảo hiểm xã hội, Hà Nội 2009. 2. Lê Đức Cường: Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành/ NXB Tài chính Hà Nội, 2006. 3. Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế thực hiện/ NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. 4. Bộ môn kinh tế bảo hiểm - Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình bảo hiểm/NXB Thống kê, Hà Nội, 2005. 5. Giáo trình Quản trị bảo hiểm xã hội, chủ biên: TS.Dương Xuân Triệu và chủ nhiệm Nguyễn Văn Gia/NXB Lao Động/ Năm 2008. 6. Giáo trình Chuyên đề chuyên sâu quản lý thu BHXH ở Việt Nam, chủ biên: TS.Phạm Đỗ Nhật Tân/ NXB Lao Động Xã Hội/ Năm 2008. 7. Luật BHXH/ Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia/ năm 2008. 8. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ năm 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp.doc
Luận văn liên quan