“Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm, chăm sóc và nâng đỡ của gia đình, những người thân xung quanh cũng như của cộng đồng và toàn xã hội. Ngày nay, khi xã hội đang trên đà phát triển thì việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ em ngày càng được quan tâm đúng mức và càng được nâng cao. Đó là việc chăm sóc về sức khỏe, thể chất, tạo điều kiện cho sự phát triển tốt về thể chất, việc đáp ứng đầy đủ của các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe trẻ em khi cần thiết, việc tiếp xúc với các phương tiện cũng như khu vui chơi giải trí và các nguồn văn hóa, thông tin cũng khá đầy đủ.
Hồ Chí Minh cũng đã từng nói : “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Trẻ em là những mầm sống, những búp non tương lai đang lớn lên từng ngày, từng giờ trong sự chăm sóc, dạy dỗ của gia đình, nhà trường, và chúng là niềm vui, niềm hạnh phúc và hi vọng của biết bao gia đình. Các em hầu hết được đáp ứng khá đầy đủ về các nhu cầu vật chất và tinh thần, được yêu thương chăm sóc, được thừa hưởng các quyền lợi của mình, được đảm bảo các phúc lợi xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn có những trẻ em chưa được sự quan tâm, chăm sóc đúng mức của gia đình, chưa được hưởng các dịch vụ, phúc lợi xã hội đã lao vào con đường nghiện nghập, chích hút. Con số trẻ em nghiện ma túy hiện nay vẫn là vấn đề đáng báo động trong xã hội, là thảm họa lớn đối với bản thân những đứa trẻ này, đối với gia đình và toàn xã hội. Các em liệu có thể là những chủ nhân tương lai của đất nước nữa không? Có thể đóng góp công sức cho đất nước nữa không khi mà chỉ mải mê, vùi đầu vào những cảm giác sảng khoái của khói thuốc ma túy, và những cơn thèm khát đến điên cuồng khi thiếu thuốc rồi mang trong mình căn bệnh thế kỉ? Vì vậy, việc quan tâm, giáo dục, giúp đỡ trẻ bị nghiện ma túy cai nghiện và đưa chúng tái hòa nhập cộng đồng và không tái nghiện là mong muốn và trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ, của toàn xã hội.
Hiện nay, tình trạng trẻ nghiện ma túy không chỉ diễn ra ở những nơi tập trung dân cư đông đúc với nhiều tầng lớp xã hội, trẻ lang thang kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chúng còn sống tập trung trong cùng một xóm thường là nơi hẻo lánh, xa khu đô thị hay sống trong gầm cầu, vỉa hè Môi trường này không đảm bảo cho sự an toàn của trẻ cũng như nhân cách của trẻ. Không chỉ những đứa trẻ lang thang kiếm sống thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường mà ngay cả những đứa trẻ sống trong môi trường hoàn toàn thuận lợi: được đi học đầy đủ, có sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nhưng lại sa vào con đường nghiện ngập. Điều này có vẻ như một nghịch lý nhưng trên thực tế lại là sự thật và xảy ra rất nhiều. Các em vì tò mò, vì thiếu hiểu biết, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo trong một vài lần thử đã dẫn đến nghiện ma túy.
Trước những vấn đề như vậy, để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách của trẻ, để trẻ em thoát khỏi con đường nghiện hút và hòa nhập với cộng đồng, để các em có một cuộc sống lành mạnh và thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đóng góp tích cực cho đất nước, chúng ta – những nhân viên công tác xã hội cần có những hành động kịp thời để giúp đỡ những đứa trẻ đã lầm đường này quay trở về cuộc sống bình thường, lành mạnh, có ý chí, nghị lực và nhân cách tốt.
MỤC LỤC
I. Về lý luận 4
1. Các khái niệm công cụ 5
1.1. Trẻ em
1.2. Ma túy
1.3. Nghiện ma túy
1.4. Trẻ em nghiện ma túy
2. Tác hại của ma túy 7
2.1. Tác hại đối với cơ thể
2.2. Ảnh hưởng đến bản thân
2.3. Ảnh hưởng đến gia đình
2.4. Ảnh hưởng đến xã hội
3. Nguyên nhân 14
3.1. Nguyên nhân từ phía gia đình
3.2. Nguyên nhân từ xã hội hay hoàn cảnh xung quanh
tác động
3.3. Nguyên nhân từ phía bạn bè cùng lứa tuổi
3.4. Nguyên nhân từ chính những đối tượng nghiện
4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nghiện 15
4.1. Về thể chất
4.2. Về tinh thần
4.3. Về đặc điểm tâm sinh lý
5. Phản ứng của xã hội 17
5.1. Phản ứng của Nhà Nước
5.2. Phản ứng của chính quyền địa phương và cộng đồng
5.3. Phản ứng của phía gia đình
6. Các lý thuyết áp dụng 23
6.1. Lý thuyết hệ thống
6.2. Lý thuyết hành vi – nhận thức
6.3. Lý thuyết phát triển của Erikson
6.4. Lý thuyết vai trò
6.5. Lý thuyết học hỏi – tập nhiễm
7. Phân loại trẻ nghiện ma túy 27
7.1. Trẻ sống trong gia đình
7.2. Trẻ lang thang
7.3. Trẻ sống trong các trung tâm giáo dưỡng
8. Mục đích của CTXH 27
9. Vai trò của nhân viên CTXH 28
9.1. Với trẻ sống trong gia đình
9.2. Với trẻ lang thang
9.3. Với trẻ sống trong các trung tâm giáo dưỡng
II. Phần ứng dụng
1. Tổng quan vấn đề 31
2. Trường hợp cụ thể 33
3. Nhu cầu của thân chủ 33
4. Nguồn lực của thân chủ 34
5. Tiến trình CTXH cá nhân 35
5.1. Tiếp cận thân chủ
5.2. Xác định vấn đề
5.3. Thu thập dữ liệu
5.4. Chẩn đoán
5.5. Kế hoạch trị liệu
5.6. Trị liệu
5.7. Lượng giá
III. Kết luận 40
Báo cáo gồm 42 trang
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội với trẻ bị nghiện ma túy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tình của con cái họ.
Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.
Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
2.3. Ảnh hưởng đến gia đình :
- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
- Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện)
- Gây tổn thất về tình cảm - buồn khổ vì trong nhà có người nghiện. Công việc làm ăn của gia đình bị ảnh hưởng vì khách hàng thiếu tín nhiệm.(thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)
- Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra.
- Mất mát tài sản, ảnh hưởng về mặt tài chánh vì người nghiện phung phí tiền bạc, của cải để mua ma túy.
- Tai tiếng, xấu hổ với hàng xóm láng giềng và bà con thân tộc vì trong nhà có người nghiện.
- Tốn tiền bồi thường cho nạn nhân của người nghiện do quậy phá, ẩu đả, đua xe lạng lách gây tai nạn giao thông…
- Tốn thời gian thăm nuôi khi người nghiện phải vào tù vì phạm pháp. Bồi thường tiền của cho gia đình nạn nhân.
2.4. Ảnh hưởng đến xã hội :
- Nghiện ngập là đầu mối dẫn đến những tệ nạn xã hội. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để kiếm tiền. Những hành vi phạm pháp như :trộm cắp, móc túi, giật đồ…Thậm chí giết người họ cũng dám làm.
- Do tác hại ảo giác của một số loại ma túy người nghiện có thể có hành vi hung hãn, gây hấn, quậy phá gây mất trật tự an ninh xã hội hoặc có khi nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe lạng lách gây tai nạn giao thông. Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm..
- Xã hội mất tiền do người nghiện sử dụng để mua ma túy, nếu mỗi người nghiện sử dụng từ 10.000 đến 30.000 đồng mua ma túy mỗi ngày thì người nghiện nước ta (khoảng 200.000 người) tiêu tốn từ 2 tỷ đến 6 tỷ đồng mỗi ngày.
- Tốn kém do phải xây dựng lực lượng phòng và khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại.
- Xã hội cũng phải mất tiền của để giáo dục, điều trị cho người nghiện, tốn đến hàng tỉ đồng mỗi năm
- Ma túy làm hư hỏng thế hệ trẻ, những người sa chân vào con đường nghiện ngập. Như vậy, ma túy cũng gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý - Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
3. Nguyên nhân :
3.1. Nguyên nhân về phía gia đình
Gia đình là nơi đứa trẻ sinh ra và lớn lên, vì vậy môi trường cuộc sống gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lý cũng như nhân cách của trẻ. Không khí gia đình rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình tiếp cận và trở thành đối tượng nghiện của thanh thiếu niên. Những đứa trẻ mà cha mẹ có mối qua hệ phúc tạp như: ly thân, ly hôn... có xu hướng nghiện cao hơn. Những gia đình điều kiện kinh tế khá giả mà nuông chiều thái quá để cho con em mình có điều kiện giao du, chơi bời quá trớn cũng rất dễ bị mắc nghiện. Sự buông lỏng quản lý , ít quan tâm đến con cái hay nuông chiều thái quá và không khí gia đình không bình thường 1à một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đứa trẻ tiếp cận với ma tuý và trở thành kẻ nghiện ma tuý.
3.2. Nguyên nhân từ xã hội hay hoàn cảnh xã hội xung quanh tác động
Trong gia đình bố mẹ không quan tâm đến con cái hoặc nuông chiều thái quá dẫn đến sự quản lý con cái bị buông lỏng thì với sự nhạy cảm của thanh thiếu niên những tật xấu rất dễ xâm nhập. Đầu tiên là mải chơi, đua đòi, lười học, học kém, bỏ học dẫn đến bị lôi kéo nghiện ma tuý. Đa số đối tượng thanh thiếu niên nghiện đều thất học, hoặc có trình độ học vấn thấp, phần lớn trong số họ mới có trình độ tiểu học, số ít đang học dở trung học cơ sở, hoặc đang học đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đa số họ không được đào tạo về nghề nghiệp, bởi vậy cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển xã hội là rất nhỏ. Không nghề nghiệp, hoặc nghề nghiệp không ổn định, có địa vị thấp trong xã hội, thu nhập thấp và không ổn định, không kiếm đủ tiền cho cuộc sống độc lập của mình, vì thế họ có cảm giác thua thiệt về tâm lý, dễ sinh chán chường, bất mãn và sinh ra nghiện ngập.
Với lớp trẻ đang học phổ thông cơ sở rất dễ bị lôi kéo vào con đường nghiện ma tuý. Lý do là các em không có ''sân chơi'' lành mạnh, nếu muốn giải trí các em phải tìm đến các địa điểm tự do mà ở đó vì lợi nhuận, hay đã có sẵn những kẻ xấu và một số kẻ không từ một thủ đoạn nào để lôi kéo các em sa ngã đi vào con đường nghiện ma tuý. . .
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại hậu quả của ma túy nhằm tạo phong trào quần chúng rộng khắp trong phòng ngừa, lên án, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy chưa thường xuyên và đủ mạnh, chưa sâu, chưa đến được nhiều với từng gia đình, từng cộng đồng thôn xóm, làng, xã khu phố và đến tới từng công dân. Tuyên truyền nặng về hình thức mà chưa gắn với hoạt động thực tế. Do vậy, vẫn còn không ít người chưa nhận thức và hiểu biết được tác hại của ma túy.
Công tác cai nghiện cũng đã được đẩy mạnh trong thời gian qua (cả nước có hơn 30 trung tâm cai nghiện) nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn cao (80%) chứng tỏ các trung tâm chưa thực sự có hiệu quả trong công tác cai nghiện. Thực tế này xuất phát từ nhiều vấn đề về kỹ thuật, phương tiện, cách chữa trị cũng như kinh phí... nhưng không thể không kể đến những tiêu cực ở các trung tâm. Công tác cai nghiện chưa có hình thức và phương pháp phù hợp với nhận thức, tâm lý cũng như mục đích cai nghiện. Nhận thức của các ngành, các địa phương về công tác cai nghiện và tái hòa nhập xã hội cho người nghiện còn chưa thống nhất. Vì vậy chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa có các biện pháp giải quyết thích hợp ngay trên từng địa bàn. Công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu nắm đối tượng nghiện ma tuý của lực lương Công an nhiều lúc, nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa phát hiện kịp thời những đối tượng tội phạm có liên quan đến ma tuý để ngăn chặn.
3.3. Nguyên nhân từ phía bạn bè cùng lứa tuổi:
Ngoài gia đình với sự chăm sóc, kèm cặp sát sao của cha mẹ, nhà trường với sự quản lý chặt chẽ của thầy cô giáo thì thanh thiếu niên còn chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bạn bè. Bản chất của mối quan hệ này là dựa trên sự tương hợp về sở thích và hứng thú. Điều này luôn có tác đông hai mặt, nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn tốt sẽ có thể học theo bạn những cử chỉ hành vi đẹp, biết giúp đỡ quan tâm đến mọi người. Ngược lại, nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn xấu, sẽ học từ bạn bè những hành vi không tốt, như thói vô trách nhiệm, đòi hỏi quá đáng và không chịu nghe lời. Kết quả điều tra cho thấy 100% số người nghiện có nhóm bạn cũng là người nghiện, hoặc có tiền án, tiền sự khác.
3.4. Nguyên nhân từ chính những đối tượng nghiện:
Một số cha mẹ của thanh thiếu niên nghiện ma tuý cho rằng, con cái của họ có thể đã bị bạn bè hay kẻ buôn bán ma tuý ép dùng ma tuý. Tuy nhiên, bọn trẻ lại nói rằng chúng sử dụng ma tuý vì chúng muốn giải sầu, muốn có cảm giác dễ chịu, muốn quên đi những rắc rối của mình và thư giãn. Chúng muốn vui vẻ, thoả mãn trí tò mò, thích mạo hiểm, làm dịu bớt nỗi đau, cảm thấy mình là người lớn, tỏ ra độc lập, muốn thuộc về một nhóm nào đó, hay trông ''hay hay'' thì tham gia thử... Khi đã thử một vài lần sẽ mắc nghiện. Từ những ý tưởng ở bên trong cùng những tác động bên ngoài sẽ là nguyên nhân dẫn đến thanh thiếu niên nghiện ma tuý.
4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nghiện.
4.1. Về thể chất:
- Các loại ma túy có thể gây táo bón, tiểu khó nên các em vào phòng vệ sinh lâu hơn bình thường.
- Mắt thường xuyên đỏ; miệng; gáy, tóc, cổ áo có mùi khét khó ngửi (bồ đà).
- Đồng tử (con ngươi) mắt giãn, mặt rịn mồ hôi, da mặt ửng đỏ.
- Lệ thuộc ma túy về mặt thể chất: người nghiện phải tiếp tục dùng ma túy bằng bất cứ giá nào, bởi vì nếu ngưng ma túy sẽ đưa đến những cơn vật vã do thiếu ma túy, có khi rất trầm trọng.Trong lệ thuộc ma túy về mặt thể chất người ta thường thấy có hiện tượng tăng liều là hiện tượng người dùng ma túy phải tăng liều sử dụng mới có cảm giác sảng khoái giống như lúc đầu.
Thí dụ:heroin gây lệ thuộc thể chất và người
4.2. Về tinh thần:
- Lệ thuộc ma túy về mặt tâm lý:có sự thôi thúc tâm lý mạnh mẽ phải sử dụng thuốc để đạt được những cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại. Đây mới chính là sự lệ thuộc nguy hiểm vì cho dù đã được điều trị không còn vật vã người nghiện vẫn dùng ma túy trở lại. Một số ma túy ít gây những cơn vật vã nhưng người dùng vẫn nghiện không bỏ được vì sự lệ thuộc tâm lý này. Ví dụ: cần sa, amphetamine.
- Các em thay đổi giờ giấc sinh hoạt một cách thất thường, hay vắng vì những lý do không chính đáng.
- Thường hay trốn học để rời khỏi trường đi đâu không rõ.
- Các em kết thân với những bạn bè khả nghi có dùng ma túy (gia đình phải nhanh chóng giúp con em thoát khỏi sự dụ dỗ của người đó).
- Tụ tập với bạn thành từng băng nhóm để đua xe lạng lách, chơi bời hư hỏng.
- Bắt đầu tập những hành vi xấu như tập hút thuốc, uống rượu…là những hành vi có thể dẫn đến tập hút, hít thử ma túy.
- Thường xin tiền nhiều nhưng không sử dụng vào lý do chính đáng.
- Sự học hành bê trễ, sa sút, không còn sự linh hoạt tinh khôn.
- Dễ nóng nảy cáu gắt nhất là lúc đang phê.
- Lơ đãng, ngủ gật trong lớp.
- Thức khuya hơn không phải do bận học hay công việc, ngủ dậy muộn hơn.
4.3. Về đặc điểm tâm sinh lý:
- Giờ giấc thất thường, hay rời nhà vào những giờ cố định hoặc tranh cãi, thuyết phục người trong gia đình để được tự do hơn trong giờ giấc sinh hoạt, bước ra khỏi sự quản lý của gia đình.
- Tính tình thay đổi, có những lúc các em hưng phấn, cười nói vô cớ, nói nhiều nhưng câu chuyện cứ lặp đi lặp lại, có lúc lại ủ rũ, uể oải, hay ngáp vắt, ít chịu tiếp xúc với người thân trong gia đình, ít quan tâm đến vệ sinh cá nhân.
- Không giao tiếp với người nhà, trốn vào một góc riêng biệt để lơ mơ, lim dim, tận hưởng cơn ”phê” ma túy.
- Nói nhiều, vui vẻ, hoạt bát, thích âm thanh mạnh. Sau đó trốn vào góc riêng nằm nhắm mắt lim dim, cáu gắt nếu bị quấy rầy.
- Dấu hiệu hủy hoại thân thể : dùng dao, vật bén rạch hoặc dùng đầu thuốc lá đốt cổ tay, khủy tay để lại dấu thẹo.
- Khi thiếu ma túy có thể có dấu hiệu ngáp vặt, chảy nước mắt nước mũi, đau nhức vật vã, bồn chồn sợ hãi, tìm đủ mọi cách để có ma tuý.
5. Phản ứng xã hội:
Trẻ em nghiện ma túy là hành vi lệch chuẩn luôn bị xã hội luôn quan tâm và lên án mạnh mẽ. Lẽ ra ở lứa tuổi này trẻ học tập và vui chơi thì lại lâm vào tệ nạn xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này là do hoàn cảnh xã hội, gia đình và ngay trong bản thân trẻ em chưa có định hường đúng đắn.
Phản ứng xã hội đối với trẻ nghiện ma túy rất khác nhau ở từng môi trường. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách và nhiều văn bản pháp quy làm quy tắc chung để điều hành xã hội. Ở mỗi cấp xã hội luôn đưa ra nhừng chính sách, những quy định để quản lý tình trạng này. Trong mỗi gia đình cũng đã quan tâm đến trẻ em nhiều hơn. Nhưng chính sách và sự quan tâm đó chưa thực sự động bộ nên dẫn đến tình trạng nghiện ma túy ở trẻ em vẫn ngày càng tăng.
Phản ứng của Nhà nước:
- Đảng và nhà nước ta luôn coi ma túy là một tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Việc đấu tranh phòng chống tội phạm luôn được chú trong phòng ngừa. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, có những chương trình hành động chung. Đối với trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước thì việc phòng chống ma túy càng được chú trọng hơn.
- Bộ luật phòng, chống ma túy đã được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 06 năm 2001.
* Tích cực
-Trong Bộ luật phòng chống ma tuy đã có những quy định rất cụ thể đồi với trẻ nghiện ma túy. Tại điều 29 quy định:
+Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi dến 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường,thị trấn mà vấn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được vào cơ sở cai nghiện bắt buộc riệng cho họ.
+Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.
- Phòng chống ma túy đã được phân công cho các ban ngành, các cấp lánh đạo. Có sự phân công công việc cụ thể cho từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương. Có sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của Nhà nước.
- Nhà nước có sự quan tân nhiều hơn trong chiến dịch phòng chống ma túy bằng những chiến dịch hành động cụ thể như: tuyên truyền, mở các trung tâm giáo dục, trung tâm giáo dưỡng...
* Tiêu cực
- Bộ luật phòng chống ma túy đã được bàn hành nhưng những quy định của nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, chưa có sự phối hợp hợp lý giữa các cấp các ngành. Do vậy mà hiệu quả phòng chống chưa cao. Việc sản xuất và tàng trữ chất ma túy vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Trẻ em dễ tiếp xúc với ma túy.
- Công tác cai nghiện đã được đẩy mạnh trong thời gian qua (cả nước có hơn 30 trung tâm cai nghiện) nhưng tỉ lệ tái nghiện vấn còn cao (80%) chứng tỏ trung tâm chưa thực sự hiệu quả trong công tác cai nghiện. Thực tế này xuất phát từ nhiều vấn đề về kỹ thuật, phương tiện, cách chữa trị..nhưng không thể không kể đến những tiêu cực ở các trung tâm. Công tác cai nghiện chưa có hình thức và phương pháp phù hợp với nhận thức, tâm lý cũng như mục đích cai nghiện. Nhận thức của các nghành địa phương về công tác cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện vẫn chưa thống nhất. Vì vậy chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa có biện pháp giái quyết thích hợp trên từng địa bàn
Phản ứng của chính quyền địa phương và cộng đồng:
- Trong xã hội hiện đại có nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra để phát huy vai trò của cộng đồng trong việc giúp trẻ nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng. Mọi người có cách nhìn nhận đúng hơn về tệ nạn ma túy nhưng sự kỳ thị và xã lánh vấn tồn tại. Chính thái độ này đã ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng hay tái hòa nhập cộng đồng của trẻ.
- Tại điều 26. Bộ luật phòng chống ma túy quy định:” Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trang nghiện ma túy và đăng ký hình thức cai nghiện.”
*Tích cực
- Chính quyền địa phương và cộng đồng đã có sự nhận thức mức độ nghiêp trọng của vấn đề nghiện ma túy, nhất là khi nhóm người ngày càng có xu hướng trẻ hóa.Từ đó họ đưa ra cho mình những chương trình hành động của riêng mình. Khu vực nào có sự tuyên truyền và giáo dục tốt đã giảm tỉ lệ nghiện ma túy. Cộng đồng cùng chung tay giảm thiểu tác hại của nó gây ra.
- Nhận thức của người dân đã được nâng cao. Người dân có sự hiểu biết về ma túy để tự bảo vệ mình và người thân, tham gia vào hoạt động xã hội tích cực. Những phương tiện thông tin đại chúng luôn tích cực tuyên truyền, vận động và cung cấp những kiến thức về tệ nạn ma túy. Trong mỗi cộng đồng, địa phương luôn đưa ra chương trình hoạt động phòng chống ma túy của riêng mình.
*Tiêu cực
- Môi trường xã hội không lành mạnh vẫn còn tồn tại. Chính quyền địa phương, nhà trường và cộng đồng chưa phát huy hết được vai trò của mình. Vấn còn sự quản lý lỏng lẻo, sự thiếu quantaam đúng mức dến thế hệ tương lai.
- Chưa tạo được mối quan hệ đồng bộ giữa nhà trường và gia đình để có cách giáo dục trẻ tốt hơn. Có sự giám sát và phát hiện kịp thời khi trẻ có xu hướng không tốt. Đưa ra phương thức giáo dục hợp lý hướng trẻ vào những hoạt động xã hội lành mạnh.
- Khi có trẻ nghiện ma túy tai cộng đồng vẫn còn sự kỳ thị nhất định.Những dư luận xã hôi và Quan niệm của họ đã làm cho sự khó hòa nhập xã hội của trẻ khi quay vê địa phượng.
- Xã hôi nước ta vẫn chưa có những sân chơi lành mạnh cho trẻ. Trẻ thiếu những sân chơi thể thao, những câu lạc bộ vui chơi. Trẻ em dành thời gian vao chơi game, chát, rượu chè…
- Theo lý thuyết xã hội hóa, vai trò của nhóm bạn đồng trang lưa đong s vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách của tre. Bản chất của mối quan hệ này dựa trên sự tương hợp về sở thích và hứng thú. Điều nay luôn tác đọng hai mặt, nếu trẻ tiếp xúc với nhóm bạn tốt sẽ tiếp thu những cử chỉ, hành vi đẹp, còn tiếp xúc với nhóm bạn xấu sẽ tiếp thu những hành vi xấu.
Phản ứng của gia đình:
Điều 26, luật phòng chống ma túy quy định: Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a, Khai báo với ủy ban cấp xã về người nghiên ma túy trong gia đình
mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đo.
b, Động viên giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy tại gia đình, cai
nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và
cán bộ cấp xã.
c, Theo dõi, giám sát, ngăn chặn người nghiện ma túy sử dụng chất ma
túy hoặc có hành vi gây mất trật tự và an toàn xã hội.
d, Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện
và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.
- Ở Việt Nam, tệ nam ma túy đã và đang làm đau đầu các bậc phụ huynh trong các gia đình. Mạng lưới phân bổ ma túy đã đi vào từng ngõ hẻm, trường học, công viên, các nơi vui chơi giải trí…ở thành thị và lan dần đến vùng nông thôn.
- Gia đình là nơi trẻ sinh ra và lớn lên, vì vậy môi trường cuộc sống gia đình đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lý cũng như nhân cách của trẻ. Những đứa trẻ có mối quan hệ phức tạp như ly hôn, ly thân…có xu hường nghiện cao hơn. Những gia đình có điều kiện khác giả mà nuông chiều thái quá để cho con em mình có diều kiện giao du và chơi bời quá chớn rất dễ bị nghiện. Sự buông lỏng quản lý, sự nuông chiều thái quá hay sự không quan tâm là những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ tiếp cận với ma túy và trở thành kẻ nghiện ma túy.
- Đối với trẻ nghiện ma túy thì phản ứng của gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Gia đình sẽ làm nền tảng giáo dục cho trẻ quay về với cuộc sống, hòa nhập xã hội và phát huy vai trò của mình. Nhưng đây cũng chính là nới đẩy trẻ quay về con đường cũ. Xã hội hiện nay đang có những phản ứng tích cực và tiêu cưc.
*Tích cực
- Gia đình chính là nơi giáo dục và bảo vệ trẻ em tốt nhất. Theo tâm lý học phát triển, giai đoạn này gia đình đóng vai trò quan trọng. Gia đình không chỉ cung cấp cho trẻ về vật chất mà còn là chỗ dựa tinh thần.Cha mẹ là tấm gương sáng cho con học tập. Ngay từ khi còn nhỏ, các bậc phụ huynh đã có những cách định hướng cho trẻ.
- Biện pháp cai nghiện cho trẻ bị nghiện ma túy sẽ được đưa vào những trung tâm riệng biêt. Vai trò và sự hỗ trợ từ gia đình lúc này là vô cùng quan trọng. Trẻ em được sự quan tâm chăm sóc và giúp trẻ cai nghiện sẽ dễ dàng hơn. Khi gia đình trở thành môi trường giáo dục bằng tình thương yêu sẽ hiệu quả nhất.
- Sự nhận thức về tệ nạn ma túy của gia đình đã được nâng cao. Những kiến thức về ma túy và cách phòng chống đã được phổ biến hiện nay. Gia đình có trẻ nghiện ma túy cũng dễ dàng có được những kiến thức để cai nghiện cho trẻ và hôc trợ tâm lý cho trẻ.
- Gia đình cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ môi trường bên ngoài để chăm sóc và giáo dục trẻ nghiện ma túy. Chính quyền địa phương luôn có chính sách hỗ trợ gia đình và tạo khả năng tiếp cận với các nguồn lực từ bên ngoài để hỗ trợ cho trẻ. Môi trường bạn bè người thân cũng đồng tình cùng chia sẻ. đây là điều kiện thuạn lợi cho trẻ trở lại hòa nhập xã hội sau khi cai nghiện.
*Tiêu cực
- Trong xã hội hiện đại gia đình dần mất chức năng của mình. Trước đây trẻ chủ yếu học tập và sống trong nội bộ gia đình thì trong cuộc sống hiện đại thì đã dẩy trẻ em ra ngoài xã hội rất sớm. Đy là nguyên nhân quan trọng dẫn trẻ lâm vào nghiện ma túy.
- Nhiều gia đình coi nhẹ việc quản lý, giáo dục con cái. Khi con em sa ngã họ phó mặc cho xã hội thậm chí là ruồng bỏ, né tránh trách nhiệm.mạt khác do quá nuông chiều con, nhiều gia đình khi phát hiện con em mình bị nghiện lại bao che, dung túng, giấu diễm. thậm chí có gia đình khi dến thăm con em đang cai nghiện tại trung tâm giáo dục 5-6, trong những quả cam, quả xoài mang theo…còn kèm vài tép heroin cho con đỡ nhớ.
- Gia đình có trẻ nghiện ma túy luôn lâm vào cảnh hoang mang và chịu nghiều áp lực từ bên ngoài xã hội. khi biết con mình bị nghiện thường la máng con cái, trách than cho số phận của mình. Khi định kiến xã hội cón qua nặng nề với người nghiện ma túy thì áp lực của cha mẹ ngày càng nặng nề “ ra đường không dám nhìn ai”
Tóm lại: Phản ứng của xã hội đối với trẻ nghiện ma túy rất khác nhau. Trong xã hôi hiên nay đây là vấn đề đã được Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, cộng đồng và gia đình quan tâm. Đã đưa ra nhiều biện pháp phòng chống tệ nạn này và khắc phục hậu quả. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều bất cập cần quan tâm hơn nữa dến trẻ em nghiện ma túy dể giẩm bớt tình trạng này và tái hòa nhập cho trẻ.
Các lý thuyết áp dụng:
Các lý thuyết là hệ thống các công cụ để nhân viên công tác xã hội áp dụng vào việc giải quyết vấn đề cho thân chủ một cách khoa học và có hiệu quả. ở phần này chúng tôi áp dụng lý thuyết hệ thống, lý thuyết phát triển, lý thuyết nhận thức- hành vi. Ngoài ra còn có lý thuyết vai trò, lý thuyết học hỏi, tập nhiễm xã hội.
Lý thuyết hệ thống:
Lý thuyết này nói lên mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm và ngược lại bởi vì các cá nhân không tồn tại một mình riêng lẻ mà phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ như môi trường gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, cơ sở y tế… vì vậy công tác xã hội chú ý tới những hệ thống như vậy để giúp đỡ các cá nhân, nhóm có vấn đề.
Sử dụng lý thuyết hệ thống nhằm:
Hiểu được thân chủ tốt hơn, biết được những gì tác động vào thân chủ.
Giúp thân chủ tiếp cận và sử dụng các hệ thống mà họ đang có.
Tạo dựng mối liên hệ giữa cá nhân với nhóm có vấn đề với các hệ thống hỗ trợ.
Giúp thân chủ xác định được nhiệm vụ cuộc sống, xóa bỏ rào cản của cuộc sống và có cuộc sống hạnh phúc (tạo ra sự an sinh xã hội).
Lý thuyết nhận thức – hành vi:
Lý thuyết này quan tâm đến sự thay đổi nhận thức, giúp thân chủ biết được mình đang nhận thức sai vấn đề, cùng với nhận thức thay đổi thông qua đó thay đổi hành vi sai lệch của mình.
Lý thuyết này nhằm giảm những nhận thức và những hành vi không mong muốn, tăng nhận thức, hành vi mong muốn bằng các hình thức thưởng phạt.
Lý thuyết phát triển của Erikson:
Lý thuyết này xem xét ảnh hưởng của văn hóa xã hội tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Tìm hiểu tâm, sinh lý lứa tuổi từ đó nhận biết được những gì dẫn đến vấn đề của trẻ và đưa ra những biện pháp giúp đỡ phù hợp.
Lý thuyết vai trò:
Vai trò thể hiện sự mong đợi của mọi người vào bản thân, vào địa vị của mình. Áp dụng lý thuyết này nhằm giúp thân chủ thấy được vai trò của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội, qua đó mà thân chủ cố gắng thực hiện tốt vai trò của mình.
Thuyết học hỏi – tập nhiễm:
Giúp thân chủ biết được hành vi của mình là do ảnh hưởng của lối sống, văn hóa hoặc do dụ dỗ, lôi kéo dẫn đến thói quen hoặc hành vi đó.
Phân loại trẻ nghiện:
Trẻ sống trong gia đình.
Trẻ được sống cùng với bố mẹ nhưng lại không nhận được sự quan tâm đúng mức của cha mẹ. Họ mải mê với chuyện làm kinh tế, không quan tâm đến nhu cầu đời sống của các em, lơ là, buông lỏng các mối quan hệ bạn bè và hành vi ứng xử. Hoặc có gia đình lại giáo dục con cái quá nghiêm khắc, gây áp lực tâm lí khiến các em tìm đến ma túy để giải tỏa. Sự mâu thuẫn xung đột của cha mẹ khiến tâm lí các em chán nản, không có cơ chế phòng vệ những cám dỗ .
Trẻ sống trong gia đình thường được phát hiện hành vi nghiện sớm và nhận được sự can thiệp các dịch vụ hỗ trợ từ cả gia đình và xã hội. Đồng thời đặc điểm của đối tượng này giúp nhân viên CTXH dễ tiếp cận và giải quyết.
Trẻ lang thang.
Đây là đối tượng rất phức tạp về hoàn cảnh. Trẻ do nhu cầu cuộc sống hoặc thiết chế gia đình tan vỡ khiến các em phải lang thang kiếm sống. Trẻ sống trong môi trường phức tạp, tệ nạn xã hội và những nguy hiểm luôn rình rập các em. Do độ tuổi còn nhỏ nên các em thường dễ bị kẻ xấu lợi dụng làm các hành vi phạm pháp như đi đưa hàng, ăn trộm căn cắp…
Trẻ sống trong trung tâm giáo dưỡng.
Các em được đưa vào trung tâm hầu hết là do gia đình hoặc xã hội phát hiện hành vi nghiên ngập hoặc phạm pháp của trẻ. Khi được đưa vào trung tâm giáo dưỡng các em được tiến hành cai nghiện, phục hồi nhân phẩm, trở về với cộng đồng.
Mục đích của CTXH:
- Nhằm giúp trẻs nâng cao năng lực, khả năng ứng phó, khả năng giải quyết các vấn đề của bản thân.
- Giúp trẻ hiểu biết tác hại nguy hiểm của ma túy đối với thể chất, tinh thần của trẻ cũng như tác động đến gia đình và xã hội.
- Giúp trẻ tiếp cận được với các nguồn lực hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống. Như các chính sách hỗ trợ cuộc sống cho người cai nghiện, hay các công ước về quyền trẻ em.
- Bên cạnh đó cũng là sự nâng cao kiến thức cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái để chúng nhận thức được những tác hại của các chất gây nghiện và tránh xa chúng. Làm cho phụ huynh hiểu cách giáo dục như thế nào là tốt và phù hợp cho con cái của mình.
- CTXH với trẻ em nghiện ma túy còn huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội trong việc hỗ trợ trẻ hoà nhập với xã hội, với những trò vui chơi giải trí lành mạnh, để trẻ phát triển nhân cách hoàn thiện nhất. Thay đổi dần cách nhìn nhân và định kiến về trẻ nghiện của cộng đồng. Xem các em là nạn nhân chứ không phải tội phạm.
Vai trò của nhân viên CTXH:
Trẻ sống trong gia đình.
Hoàn cảnh của các em thường là sống trong gia đình có cha hoặc mẹ thậm chí là có cả cha lẫn mẹ nhưng không nhận được sự quan tâm chăm sóc nên đã dẫn đến hành vi nghiện ma túy. Hoặc do cha mẹ quá nuông chiều, không quản lí chặt chẽ con cái, tạo thói quen tiêu tiền hoang phí, đồng thời lại bị bạn bè, kẻ xấu lợi dung lôi kéo. Hậu quả là dẫn đến bị nghiện.
Nhân viên CTXH cần tìm hiểu, nhận diện vấn đề mà cá nhân đó đang gặp phải. Họ sẽ cung cấp thông tin cho cá nhân đó chứ không đặt vấn đề là trẻ phải thay đổi vì trong giai đoạn này bản thân trẻ nghiện có thể có thái độ phản đối hoặc lảng tránh. Đặc biệt hầu hết tâm lí của các em ở độ tuổi này thường có sự xung đột rất lớn, thích thể hiện cái tôi và cá tính, không thích làm theo sự dạy bảo của người khác. Nên sự khéo léo của nhân viên Công tác xã hội là phải hướng cho trẻ mục đích mà mình muốn.
Tìm ra những ưu điểm và thế mạnh của trẻ kết hợp với việc động viên, khuyến khích trẻ nói về những lợi ích khi thay đổi hành vi lạm dụng chất gây nghiện.
Người nhân viên cần cung cấp cho trẻ biết những tác hại của chất gây nghiện và hậu quả của nó. Giảm bớt áp lực tâm lý và tạo cảm giác thoải mái cho các em. Vì khi bị xem là người nghiện các em có tâm lí rất tự ti, ngại tiếp xúc với xung quanh, điều đó sẽ gây trở ngại cho người thực hành công tác xã hội. Điều quan trọng là phải gây dựng được lòng tin ở trẻ để việc trị liệu được hiệu quả.
Kết hợp với gia đình, bạn bè, nhà trường và các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe để đưa ra những biện pháp giúp đỡ trẻ cai nghiện và tránh tái nghiện. Trẻ sống trong gia đình có 1 nguồn lực rất quan trọng đó là gia đình và nhà trường. Không thể khẳng định hoàn toàn rằng các em nghiện do bố mẹ, thầy cô gây nên. Nhưng họ cũng cần chịu 1 phần trách nhiệm để trong việc cai nghiện và tránh tái nghiện cho các em. Cần nhìn nhận lại cách giáo dục trong gia đình và nhà trường cho thật hợp lí. Đó không phải là 1 nền giáo dục lơ là hay là quá cưỡng ép.
Trẻ em lang thang
Đây là nhóm đối tượng khó tiếp cận và trị liệu đối với nhân viện công tác xã hội, vì hoàn cảnh phức tạp khó phát hiện vấn đề và thu thập thông tin. Chỗ ở không cố định rất khó trong việc trị liệu Hoàn cảnh của nhóm trẻ em lang thang chủ yếu là không nơi nương tựa. Các em phải tự mình kiếm sống và thường tụ tập thành những nhóm nhỏ để nương tựa vào nhau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi lạm dụng chất gây nghiện song chủ yếu là do bị lợi dụng hay không có sự quan tâm của người thân. Các em sống trong môi trường này thường có nguy cơ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp, thường bị lợi dụng hoặc nguy hiểm hơn là liên quan đến tính mạng.
Trước hết nhân viên Công tác xã hội cần tìm hiểu về tình trạng hiện có của nhóm trẻ. Những em sống lang thang có hoàn cảnh phức tạp, nên việc tìm hiểu vấn đề các của đối tượng là hết sức khó khăn. Hơn nữa trẻ lang thang sống trong môi trường có nhiều yếu tố xấu cản trở việc giúp đỡ của nhân viên CTXH do vậy người làm công tác xã hội cần xác định đâu là động lực và đâu là trở lực cho việc cai nghiện của thân chủ.
Trẻ lang thang chủ yếu không được sự quan tâm chăm sóc của gia đình và nhà trường, các em thiệt thòi rất nhiều trong việc đáp ứng nhu cầu của mình nên chúng ta động viên các em trong nhóm nói lên những suy nghĩ của bản thân. Những ước muốn và khả năng của mình để phát huy tiềm năng từ chính thân chủ.
Thuyết phục động viên trẻ tham gia vào các nhóm đồng đẳng, các trung tâm cai nghiện. Thông qua nhóm đồng đẳng các em có thể hiểu được hoàn cảnh của nhau để từ đó có thể giúp nhau trong việc cai nghiện. Đó cũng là biện pháp
Liên hệ với các trung tâm cai nghiện, các tổ chức giúp đỡ trẻ có môi trường sống an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cai nghiện.
Như vậy, vai trò của nhân viên CTXH đối với cá nhân,nhóm trẻ lang thang không chỉ là việc tìm hiểu vấn đề trẻ gặp phải mà còn biết động viên khuyến khích trẻ thay đổi. Đồng thời người nhân viên phải thường xuyên đánh giá quá trình giúp đỡ để thấy được sự chuyển biến của các em từ đó có thể đưa ra những biện pháp giúp đỡ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Trẻ sống trong trung tâm giáo dưỡng.
Trẻ em sống trong trung tâm có thuận lợi hơn các nhóm trẻ khác vì được sự quan tâm của gia đình và đội ngũ y bác sĩ, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề các em gặp trở ngại khi vào đây, tổn thương về tâm lí, tinh thần...
Trò chuyện, bằng những dẫn chứng cụ thể làm cho các em nhận biết rõ tác hại của ma túy và những hiểm họa về ma túy trong xã hội hiện nay. Từ đó việc tham gia cai nghiện của các em trở nên tích cực hơn.
Chúng ta cần nhận thấy nguồn lực quan trọng cần tận dụng khi trị liệu cho trẻ nghiện sống trong trung tâm là gia đình và cán bộ trung tâm. Cần phối hợp cùng gia đình giúp đỡ các em vượt qua gia đoạn khó khăn này. Gia đình sẽ là chỗ dựa rất quan trọng trong việc cai nghiện và chống tái nghiện. Cán bộ trung tâm là những người được đào tạo bài bản và khoa học, lại hay tiếp xúc trực tiếp với các em trong quá trình cai nghiện nên chúng ta cần phối hợp với họ để hiểu rõ vấn đề của thân chủ và những chuyển biến trogn quá trình cai nghiện để có những phương pháp giúp đỡ phù hợp đối với từng giai đoạn.
Còn một vấn đề quan trọng trong quá trình cai nghiện cho trẻ em dó là làm sao để các em được hòa nhập với công đồng khi trở về. Bởi vì cái nhìn của nhiều người trong chúng ta về người nghiện ma túy còn mang định kiến nặng nề. Bị cộng đồng xa lánh là 1 trong những điều khủng khiếp nhất đặc biệt người nghiện đã mang sẵn tâm lí tự ti mặc cảm. Chúng ta phải coi trẻ nghiện là nạn nhân chứ không phải tội phạm.
Gia đình không quan tâm, hoặc quá khắt khe với con cái, người lớn không biết cách làm cha mẹ là yếu tố dẫn tới những hành vi sai trái của tuổi trẻ. Một em đã kết thúc giai đoạn cai nghiện, trở về với gia đình, nhưng bị người cha mắng chửi, rất dễ tái nghiện.
Nếu cộng đồng coi người nghiện ma túy là tội phạm, thì rất dễ khiến họ dấn sâu vào con đường này. Hãy coi họ là nạn nhân, còn người bán ma túy là tội phạm. Cộng đồng rất dễ lạnh nhạt với người cai nghiện trở về. Đây cũng là tác nhân dẫn tới tái nghiện.
Người nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản là người giúp các em xây dựng nội lực tâm lý, tác động vào cộng đồng, gia đình để tạo cách nhìn, cách hành xử đúng với các em. Ở cộng đồng, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ các cá nhân và gia đình có vấn đề, tổ chức vui chơi giải trí lành mạnh để giáo dục trẻ em và phòng ngừa tệ nạn xã hội; tổ chức tập huấn, vận động người dân trong cộng đồng để họ được trang bị kiến thức và kỹ năng.
Đối với trường hợp cụ thể người tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện, nhân viên công tác xã hội với các hoạt động trên, là cầu nối giữa họ và cộng đồng, tạo điều kiện để họ hòa mình với cộng đồng, gia đình, tạo trạng thái tâm lý bình thường, xây dựng nội lực tâm lý để kháng cự ma túy.
Một vấn đề cần quan tâm hiện nay là việc tập trung người nghiện trong đó có trẻ em nghiện cần phải khoa học, tập trung mà không giải quyết một cách khoa học thì chỉ giống như chỉ gom laị 1chỗ cho rảnh mắt đảm bảo mỹ quan đô thị. Việc gom người nghiện ma túy vào 1 chỗ như hiện nay mà không có chuyên gia tâm lí thì họ chỉ thay đổi bề ngoài, nhân thức vầ ma túy đối với họ vẫn chưa chuyển biến.
Dù cai nghiện tập trung hay tại gia đình, yếu tố tâm lý xã hội vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Đối với trường hợp nghiện quá nặng, quậy phá, các nước cũng áp dụng biện pháp tập trung, nhưng tập trung thành nhóm nhỏ, có chuyên gia tâm lý sống cùng như một gia đình, chứ không tập trung số đông, nhiều đối tượng sống lẫn nhau, chỉ có giám thị quản lý.
Phần ứng dụng:
Tổng quan vấn đề:
Trẻ nghiện ma túy được điều tra hầu hết không được đến trường hoặc bỏ học sớm, phần đông thất nghiệp hoặc làm nghề tự do. Việc trẻ em nghiện ma túy dẫn đến những hành vi lệch lạc không kiểm soát được bản thân không chỉ là vấn đề của riêng Việt nam mà còn đang gây khủng hoảng trên toàn thế giới. Tệ nạn này đang còn phát triển theo một xu hướng rất xấu trong giới trẻ tạo nên sụ lo lắng cho toàn xã hội.
Theo điều tra của Liên Hợp Quốc cuối năm 2000, điều tra trên 20000 học sinh đang học trên 100 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề ở một số thành phố, thị xã đại diện cho các vùng đô thị trong cả nước, điều tra cho kết quả đáng lo ngại: Khoảng 2/3 số học sinh được hỏi biết ít nhất một loại ma túy nào đó đặc biệt là thuốc phiện và heroin, gàn 10% học sinh biết đến amphetamine – thứ hồng phiến gây nghiện và đang trở nên phổ biến ở các nước trong khu vực.
Theo thống kê của ban chỉ đạo dân số - AIDS và các vấn đề xã hội (2005), ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây đã có khoảng 10 vạn người nghiện ma túy, trong hồ sơ quản lý trên 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, 5% tổng số người sử dụng ma túy ở tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi), đặc biệt trong đó có khoảng 50% tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi). Tại Hà Nội, số người nghiện ma túy phát triển nhanh chóng. Năm 2001 có 10.002 người đến tháng 6 năm 2005 lên tới 15.000 người. Năm 2004 chỉ có 600 em, giảm 61% so với năm 2000, đến năm 2005, số học sinh nghiện ma túy lên tới 1234 em. Các tỉnh có nhiều học sinh, sinh viên nghiện ma túy là Sơn La (333em), Nghệ An (104 em), Đà Nẵng (58 em)… trong số 8000 điểm, tụ điểm phức tạp về môi trường được thống kê trong năm 2005 thì tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, Thái Nguyên, Yên bái, Lạng Sơn, Nghệ An, Cần Thơ…
Thống kê của cục phòng chống tệ nạn xã hội đưa ra tại Hội nghị này cho biết đến năm 2007 cả nước có gần 200.000 người nghiện ma túy, tăng 11% so với năm 2006. Đáng lo ngại là người nghiện ma túy ở độ tuổi 18-30 chiếm đến 65,9%, tỉ lệ tái nghiện sau cai là 70-95%, nguy hiểm hơn, số học sinh Trung học cơ sở nghiện ma túy tăng từ 28% (1995) lên 40,5% (2007), và học sinh trung học phổ thông tăng từ 7,1% (1995) lên 34,9% (2007).
Đối với trẻ em, ma túy để lại những hậu quả không thể lường hết được. Kết quả nghiên cứu cho thấy các em nghiện ma túy thể chất phát triển không bình thường, chậm lớn, gầy còm, trí nhớ kém, trí thông minh giảm, lười biếng, ngủ nhiều, thích nằm, không thích lao động, khả năng hoạt động kém…
Ma túy còn là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm hình sự. Ở trẻ em, các hành vi chưa mang tính chất nghiêm trọng nhưng cũng xuất hiện những mầm mống của tội phạm như trộm cắp, cướp giật, lùa đảo…
Thực trạng này rất đáng lo ngại, vấn đề trẻ em nghiện ma túy là vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Những nhà công tác xã hội bằng những kĩ năng nghề nghiệp, phương pháp cùng những hiểu biết của mình phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình hành động vì trẻ em tạo môi trường thuận lợi để trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội trong đó có việc nghiện ma túy. “chúng ta muốn có một tương lai thế giới trong sáng thì phải biết giáo dục trẻ em tránh xa với những hiểm họa hủy diệt như ma túy”.
Trường hợp cụ thể:
H là một học sinh lớp 8 ,ngoan và học giỏi ,sinh ra trong một gia đình giàu có,cả bố và mẹ H đều là người làm ăn buôn bán. Do quá bận bịu với công việc,mải mê kiếm tiền nên đã không có thời gian quan tâm chăm sóc cho H. Bố của H thường xuyên mang đối tác về nhà để bàn công việc ,trong số đó có một người phụ nữ 30 tuổi thường xuyên qua lại,cô ta chưa có gia đình. Cô ấy thường xuyên gần gũi ,chăm sóc tâm sự cùng H. Mối quan hệ giữa H và cô ấy cũng khá thân thiết. Một lần cô ấy nhờ H đưa giúp một món đồ cho một người quen biết ,H đã đồng ý. Lợi dụng sự ngây thơ và tốt bụng của em người phụ nữ đó đã nhờ H đưa hàng một số lần sau đó. Một lần vô tình H đã thấy bố lén lút ở trong phòng sử dụng chất gì đó ,em tò mò muốn biết. Sau đó ,một lần em đã mở thử gói đồ mà người cô thường xuyên nhờ đưa giúp thì thấy đó là một thứ bột trắng, em học theo những gì đã nhìn thấy từ bố và sau một vài lần như vậy em đã bị nghiện và lạm dụng thứ bột trắng đó Người mẹ bận bịu với công việc nhưng vô tình đã phát hiện ra con mình bị nghiện. Đau lòng và tuyệt vọng bà đã tìm đến nhân viên CTXH.
Nhu cầu của thân chủ:
Được sự quan tâm chăm sóc của gia đình, không chỉ về vật chất mà còn là sự thể hiện tình yêu thương.
Cai nghiện và trở lại môi trường sống trước kia.
Được tái hòa nhập cộng đồng
Vô tư vui chơi cùng bạn bè mà không có sự kì thị, phân biệt đối xử của những người xung quanh.
Nguồn lực của thân chủ: là những điều kiện mà thân chủ đã có hoặc chưa có được.
*Ở trường hợp này thân chủ H đã có được:
Nguồn lực từ xã hội:
Đã có các trung tâm bảo trợ xã hội giành cho trẻ nghiện ma túy.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em nhằm đảm bảo và mang lại quyền lợi cho các em.
Chính sách quyền trẻ em đã được hoạch định ở Việt Nam. Đó là một công cụ chính sách quan trọng để nhà nước đảm bảo hỗ trợ và bảo vệ trẻ em ở mức độ cao.
Môi trường vật chất ở các trung tâm cai nghiện, các trại giáo dưỡng được quan tâm đầu tư tương đối tốt để những trẻ nghiện ma túy được cai nghiện và phát triển.
H có những người bạn tốt, có được sự yêu quý của thầy cô, bạn bè… mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ em.
Nguồn lực từ thân chủ và gia đình:
H là một học sinh ngoan, học giỏi
Thực sự bố mẹ vẫn rất yêu thương em, lo lắng cho em
*Những nguồn lực thân chủ H chưa có được là:
Nguồn lực từ xã hội:
Hiện nay việc tập trung các trẻ em nghiện ma túy thường có hàm ý về việc phân biệt, đối xử. Đây là nhóm trẻ thường bị kì thị trong cộng đồng, nhiều người muốn nhóm trẻ này phải được cách ly khỏi xã hội theo cách nghĩ đây là nhóm trẻ có liên quan đến một “ tệ nạn xã hội”. Vì thế H hoàn toàn có thể sẽ không được đến trường vì bị từ chối, các cơ sở y tế không nhận, bị các bạn khác bắt nạt, bị người lớn và cộng đồng xa lánh.
Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em còn chưa cụ thể và chưa thực sự đủ mạnh để cộng đồng có thể nhìn nhận một cách toàn diện về nghĩa vụ và trách nhiệm phải chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được phát triển.
Tại một số trung tâm bảo trợ xã hội cuả nhà nước thể hiện cách tiếp cận theo kiểu từ thiện truyền thống, bao cấp, hỗ trợ xã hội từ trên xuống.
Hệ thống an sinh xã hội còn dựa nhiều vào sự tự nguyện, tự giác của cộng đồng ( đôi khi có sự từ thiện 1 cách toan tính).
Nguồn lực từ thân chủ và gia đình:
Bố mẹ H mải lo kiếm tiền, không quan tâm em được chu đáo.
Sự hiểu biết của em về xã hội còn nhiều hạn chế.
Chưa có kiến thức trong việc phòng chống mà túy.
Phải tiếp xúc với những người liên quan đến ma túy thường xuyên như bố và cô bạn hàng của ông ấy.
Tiến trình CTXH cá nhân:
Với trường hợp này chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp Công tác xã hội với cá nhân.
CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp (của CTXH) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của CTXH cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường về chức năng xã hội của cá nhân và gia đình. NVXH thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết. Về nội tâm, về quan hệ giữa người và người, và kinh tế xã hội. Phương pháp này tập trung vào các mối liên hệ về tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình diễn ra và bị tác động.
CTXHCN là phương pháp giúp đỡ cá nhân có vấn đề về chức năng tâm lý xã hội. Nó đi sâu vào tiến trình giải quyết vấn đề gồm 7 bước. Đó là tiếp cận thân chủ, xác định vấn đề, thu thập dữ liệu, thẩm định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, trị liệu và cuối cùng là lượng giá..
Tiếp cận thân chủ:
Với trường hợp này người mẹ của H đã tìm đến nhân viên xã hội để tìm sự trợ giúp, vì vậy nhân viên CTXH tiếp cận thân chủ thông qua sự giúp đỡ của mẹ H, sự khuyên bảo của mẹ, bởi lúc đầu H không chịu tiếp xúc với ai; cậu bé chán nản, đập phá, phải nghỉ học để ở nhà cai nghiện, tâm thần đang bị hoảng loạn.
Xác định vấn đề:
Việc tạo dựng được niềm tin với thân chủ để khai thác thông tin, xác định vấn đề, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của em nhằm xác định đúng vấn đề và giúp em sớm thoát khỏi tình trạng hiện tại là rất quan trọng.
Sau khi tiếp cận với H, có sự trò truyện, tâm sự và chia sẻ, chúng tôi xác định vấn đề của H đang gặp phải đó là việc em đang bị nghiện, đang phải nghỉ học, em có ý thức cai nghiện, mong muốn nhận được sự giúp đỡ giúp em cai nghiện.
Thu thập dữ liệu:
Để thu thập dữ liệu đầy đủ và xác thực các thông tin, nhân viên CTXH cần sử dụng những kĩ năng cũng như các lý thuyết CTXH để tiến hành thu thập, các lý thuyết được sử dụng trong bước này là lý thuyết hệ thống, lý thuyết phát triển của ERIKSON.
NVCTXH có thể thu thập thông tin:
+ Từ chính thân chủ H: Tiến hành thu thập thông tin từ chính H thông qua lời kể của em, nguyên nhân nào dẫn em đến việc sử dụng ma tuý và lạm dụng nó, em có ý thức được tác hại của ma tuý không? Vì sao bố mẹ lại không biết? Người cô đó nhờ em đưa hàng cho ai? … Ở đây nhân viên xã hội đặt ra những câu hỏi thích hợp, để H có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em một cách chân thật, thẳng thắn mà không động chạm đến lòng tự ái của em.
+ Nguồn thông tin từ gia đình, thầy cô và bạn bè của H: Sử dụng lý thuyết hệ thống nhằm sự trợ giúp của những người xung quanh H giúp nhân viên CTXH thu thập thông tin. Hỏi những người có quan hệ như các thành viên trong gia đình, giáo viên, bạn bè của H... để xác nhận lại những lời H nói và có biện pháp tác động phù hợp.
+ Bên cạnh đó, sử dụng lý thuyết phát triển của ERIKSON, chúng tôi cho H làm một trắc nghiệm nhỏ nói lên suy nghĩ của em về bố mẹ, về người cô đã nhờ H đi đưa hàng, về tác hại của ma tuý. Kết quả cho thấy, H không được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên của bố mẹ, em bị người cô lợi dụng, em không hề có kiến thức về ma tuý và tác hại của chúng, do tò mò của tuổi hiếu kì, do ảnh hưởng của hành động của bố mà em đã mắc phải và lạm dụng chúng, chứ không phải do em tự nguyện.
Mục đích của cuộc thu thập dữ liệu này là để giúp NVXH thử làm một chẩn đoán về cá nhân trong tình huống và trên cơ sở đó lên một kế hoạch trị liệu cho H.
Chẩn đoán:
Sau khi thu thập thông tin, dựa trên những thông tin đó, chúng tôi xác định và đánh giá tình trạng của H:
+ Mặt mạnh của H là: Em là học sinh ngoan, học giỏi, có mong muốn và ý chí cai nghiện.
+ Mặt yếu là: rất ít được sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, nhỏ tuổi, chưa hiểu biết về tác hại của ma tuý, hiện đang bi quan, chán nản, tâm thần bị hoảng loạn.
-Nguồn lực có sẵn trong thân chủ là trình độ học vấn, tay nghề… và nguồn lực có thể giúp đỡ cho H là gia đình, nhà trường và bạn bè, các trung tâm cai nghiện. Em vẫn có ý định muốn đi học tiếp.
- Xem xét dự định của em sẽ là như thế nào sau khi em cai nghiện xong, em có tự tin dũng cảm để có thể chịu đựng được một số bàn tán về em không? Để làm được điều đó em cần sự ủng hộ rất lớn từ phía gia đình, bạn bè và trường lớp... để có thể giải quyết được vấn đề và nhân viên CTXH sẽ chẩn đoán những vấn đề phát sinh trong quá trình trị liệu. Từ đó ta lập kế hoạch trị liệu phù hợp với H.
- Vấn đề của H trước hết là cần giúp em có quyết tâm cai nghiện, tiếp sau đó là đưa em tái hoà nh ập cộng đồng, giúp em quay về trường tiếp tục học và không sợ sự kì thị của mọi người.
Kế hoạch trị liệu:
Sau khi chẩn đoán về vấn đề của H, chúng tôi đưa ra kế hoạch trị liệu gồm 3 bước:
+ Bước thứ nhất: chúng tôi tiến hành tiếp cận với H,thu thập các dữ liệu liên quan đến H từ H, gia đình ,thầy cô, bạn bè…và những người thân của H.
+ Bước thứ hai: lên kế hoạch đưa ra các biện pháp trị liệu, với ca này chúng tôi áp dụng lý thuyết trị liệu nhận thức - h ành vi, thuyết vai trò, thuyết tập nhiễm xã hội, cùng với việc sử dụng các kỹ năng : quan sát , phỏng vấn, lắng nghe và thấu cảm.
Dự kiến trị liệu cho H trong thời gian càng sớm càng tốt, sớm giúp em có thể cai nghiện, quay trở lại học tập và lao động như trước, tái hoà nhập xã hội.
Với trường hợp của H chúng tôi để em tự do bộc lộ suy nghĩ,cảm xúc của mình, chúng tôi lắng nghe em nói quan sát hành vi thái độ của em chia sẻ và đồng cảm cùng em. Đưa ra những lời khuyên tạm thời, lên kế hoạch trị liệu.
+ Bước thứ ba: chúng tôi lượng giá lại toàn bộ tiến trình để thấy được sự tiến bộ của H, những thay đổi sau khi được trị liệu. Lên kế hoạch cho tương lai và có thể kết thúc ca khi thấy H có khả năng hoà nhập tốt.
Trị liệu:
Sau khi tiếp cận thân chủ và thu thập các thông tin, nhân viên CTXH thực hiện các bước trị liệu cho thân chủ theo kế hoạch đã đề ra.
+ Trước hết giúp thân chủ có ý chí và quyết tâm cai nghiện. H sẽ tạm thời nghỉ học để cai nghiện. Áp dụng lý thuyết hệ thống, chúng tôi sử dụng sự trợ giúp từ phía gia đình, đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ phía cha mẹ, sự động viên, khíc lệ và giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn của H để em có thêm nghị lực cai nghiện và không tự ti, xấu hổ.
+ Bố mẹ nên dành thời gian cho H hơn, quan tâm và lắng nghe suy nghĩ của em trong thời gian cai nghiện, vẫn cho em được gặp gỡ với những người bạn thân ở lớp, gặp gỡ thầy cô để họ động viên, giúp đỡ em về tinh thần, củng cố về tình cảm.
Áp dụng lý thuyết nhận thức, chúng tôi cung cấp cho H những hiểu biết cơ bản về các chất gây nghiện nói chung và ma tuý nói riêng, giúp em thấy được tác hại của ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội. Qua trị liệu nhận thức giúp em có kiến thức để thay đổi suy nghĩ và hành vi để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Với lý thuyết vai trò chúng tôi sử dụng trong trị liệu nhằm giúp em nhận ra mình là một học sinh ngoan, học giỏi em vẫn còn có cha mẹ yêu thương, lo lắng cho em, có những người bạn tốt và sự yêu quý của thầy cô… mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ em. Từ đó cho em nhận biết được vai trò trong tương lai của em, là một người con ngoan, trò giỏi, là một công dân tốt và đóng góp tích cực cho xã hội.
Lý thuyết học hỏi - tập nhiễm xã hội chỉ ra cho em thấy việc em nghiện ma tuý là do hoàn cảnh môi trường tạo dựng, em bị dụ dỗ rồi tò mò mà dùng thử, bản thân không hề biết tác hại của tuý, việc em học hỏi và tập nhiễm xã hội (hành vi của bố) là do bản năng của mỗi người.
Những lý thuyết này nhằm giúpH thay đổi thái độ, hành vi trong hoàn cảnh trước mặt: Nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan hơn. Cung cấp một dịch vụ, trung tâm cai nghiện cụ thể cho H. Tham vấn điều trị tâm lý cho H.
Với những biện pháp,kĩ năng cùng với một trái tim nhân hậu, ấm áp chúng tôi hy vọng có thể đưa H sớm thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy ,cai nghiện hoàn toàn và giúp em sớm quay trở lại môi trường học tập, lao động như trước- một môi trường tốt để em được phát triển toàn diện.
Lượng giá:
Thường xuyên đánh giá quá trình giúp đỡ thân chủ H để thấy được sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ có hiệu quả hơn.
Kết luận:
Giúp đỡ cá nhân và gia đình không chỉ đơn thuần là hỗ trợ vật chất hay tài nguyên xã hội nhưng quan trọng hơn đó là giúp họ tự mình giải quyết vấn đề. Nhằm mục đích này NVXH phải thực hiện một loạt công việc đòi hỏi kiến thức khoa học về con người và môi trường xã hội trong đó họ sống và các phương pháp can thiệp của CTXH.
Tài liệu tham khảo:
Số 12/2008/QH12 ngay 3/6/2008. Quốc hội khóa 7 kì họp thứ 2
Bacthanglong.edu.vn
Diễn đàn sinh viên đại học công nghiệp
Baigiang.violet.vn
Catholic.org
Vietbao.vn
Khóa luận tốt nghiệp k46 – khoa XHH – Đại học KHXH và NV
VnExpress.net
Báo nhịp sống trẻ thứ 5 ngày 29/5/2008
Giáo trình Nhập môn CTXH – Th.s Lê Văn Phú
Giáo trình Lý thuyết CTXH – Th.s Trần Văn Kham
Vnsocialwork.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xã hội với trẻ bị nghiện ma túy.doc