Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn

Hôn nhân gia đình và trẻ em gắn bó với nhau, luôn luôn đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển của các quốc gia. Khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, báo hiệu thêm một con người trên trái đất, thêm một vị trí trên bản đồ xã hội, báo hiệu một quan hệ thiêng liêng nhất trong một giáo dục: quan hệ “mẫu tử”. Đó cũng là kết quả ban đầu của hôn nhân, hình thành một gia đình đầy đủ. Lúc này, “chồng - vợ và con”, là những thành viên cốt lõi của một gia đình hai thế hệ - nói như P.H. Chambart de Lauwe rất đúng rằng: Chồng - vợ và con - đó là ba người, ba diễn viên, phân tích trong đó cuộc sống riêng có cả cuộc sống của toàn xã hội(1). Đứa trẻ sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ trong gia đình, hưởng thụ, kế thừa và sau đó tham gia vào quá trình sáng tạo không ngừng. Quá trình trưởng thành này cũng chính là quá trình xã hội hoá cá nhân con người, quá trình hình thành nhân cách, tạo lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp, ổn định, lâu bền theo các loại hình gia đình truyền thống hoặc gia đình hiện đại trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau của sự phát triển xã hội. Quá trình này cũng tạo lập nên nhiều mô hình, nhiều khuôn mẫu gia đình, từ mô hình hôn nhân đến mô hình nuôi dạy con cái. Nhiều câu hỏi được đặt ra trong các cuộc sống gia đình, từ gia đình nghèo khó đến gia đình giàu sang, từ gia đình viên chức đến gia đình buôn bán, từ gia đình đầy đủ đến gia đình có khuyết tật. Gia đình đã trở thành một biểu tượng văn hoá, chính trị trong nhiều quốc gia. Năm 1992, gia đình chính thức được công nhận như một trong các thang giá trị của xã hội Mỹ, trong đó vấn đề “thiên chức” của người mẹ đã được đề cao. Gia đình gắn bó với xã hội thông qua nhiều mối quan hệ, hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày của xã hội, từ việc tái sản sinh ra giống nòi đến việc nuôi dưỡng, duy trì lực lượng lao động và các công việc cơ bản khác mà xã hội và cộng đồng giao phó. Vì vậy, nếu nảy sinh những bối cảnh khủng hoảng, ly hôn, khuôn mẫu gia đình ổn định bị suy tàn sẽ tạo nên biết bao những vấn đề phức tạp trong cuộc sống của mỗi con người. Ngày nay, cùng với sự đa dạng về chính trị, kinh tế, văn hoá trên thế giới, nhiều quan niệm khác nhau về hôn nhân, gia đình và nuôi dạy con cái cũng đã xuất hiện. Tính bền vững của gia đình ngày càng giảm, ly hôn ngày càng tăng, tạo nên nhiều cái giá phải trả về mặt xã hội, về cá nhân và cộng đồng. Ly hôn không phải là tạo nên sự tự do đơn giản của hai vợ chồng mà là tạo nên sự nghèo khổ vật chất và tinh thần, và con cái lang thang không nơi nương tựa, làm tan vỡ nhiều mối quan hệ xã hội. Nhiều nước đã ban hành đạo luật về ly hôn. Bất cứ nước nào, đạo luật ly hôn thông thoáng hơn cũng sẽ làm cho tỷ lệ ly hôn cao. Trong những năm gần đây, ở nước ta hàng năm các toà án phải xử lý trên 20.000 vụ ly hôn. Trong tổng số 35.000 vụ đã thụ lý hồ sơ, gần đây có đến 21.013 vụ do mâu thuẫn gia đình, người vợ bị đánh đập, ngược đãi (An ninh Thủ đô số 379, 28/11/1999). Theo thống kê của Toà án Hà Nội từ 1978 đến 1994 có 23.738 vụ kiện ly hôn(2); còn ở thành phố Hồ Chí Minh từ 1985 đến 1990 có 21.814 vụ ly hôn. Theo Toà án Nhân dân tối cao, từ 1996 đến 2001, hàng năm có tới hàng nghìn vụ ly hôn trong cả nước và những vụ ly hôn này đã tạo nên biết bao khó khăn cho các gia đình, cộng đồng và xã hội. Mọi người đều khẳng định rằng, ly hôn gây tác hại trước hết cho con cái, làm căng thẳng các mối quan hệ bố mẹ - con cái, nó định hình lại các mối quan hệ họ hàng, gia tộc, xóm làng. Một số nghiên cứu đã được công bố, cho rằng ly hôn đã làm thất vọng mọi người, đã làm xấu đi thực sự các điều kiện sinh hoạt kinh tế và văn hoá và đời sống tinh thần, làm tan vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Chính R. Arons đã cho rằng “ly hôn là cuộc khủng hoảng của sự biến đổi gia đình gây ra những thay đổi trong hệ thống gia đình”(3). Trong hoàn cảnh của xã hội Việt Nam, cùng với sự tăng lên của các gia đình ly hôn, nhất là ở các đô thị, số lượng trẻ em trong các gia đình ly hôn cũng tăng lên và rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong số tỷ lệ 65%-70% gia đình ly hôn, có tới hàng nghìn trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành đã sống trong hoàn cảnh không có cha, hoặc không có mẹ, hoặc không có cả cha lẫn mẹ, phải sống với ông, bà, chú, bác nội ngoại, dì ghẻ hoặc bố dượng. Nhiều em rơi vào hoàn cảnh lang thang đường phố để kiếm sống, lao động sớm, hoặc rơi vào tình trạng nghiện hút, bị lạm dụng tình dục, mất mát những quan hệ thiêng liêng như mẹ con, quan hệ huyết thống trong một gia đình truyền thống. Vì vậy, ngày nay, hơn bao giờ hết, mặc dù trước mắt chúng ta, những phát minh mới về khoa học và công nghệ đã mở rộng tầm hiểu biết và kỹ năng của chúng ta, đã tạo nên những xã hội tri thức, nhưng xã hội cũng dường như ngày một phức tạp thêm. Với những chiếc đài và vô tuyến nhỏ xíu cung cấp thông tin suốt 24 giờ hàng ngày, thu nhỏ thế giới thành một cộng đồng nhỏ, Camera tự động, vi mạch điện tử máy tính, Internet đang hàng ngày biến đổi to lớn về tri thức, về giáo dục và giải trí. Nhưng cũng trước mắt chúng ta, trên toàn cầu, không có nơi nào chưa bị tấn công, nhiều nơi đã bị khủng bố gây tang thương, vũ khí hạt nhân sẵn sàng nổ khi có tín hiệu. Hàng ngàn, hàng vạn gia đình tan vỡ. Các bà mẹ độc thân nuôi con trong những ngôi nhà không có ông bố bên cạnh để cùng chăm sóc giáo dục. Cảnh bạo lực trên truyền hình đang gia tăng, nhất là ở Mỹ. Trung bình một đứa trẻ xem truyền hình 4 tiếng một ngày thì khi 16 tuổi nó đã xem trên 200.000 cảnh bạo lực, trong đó có 50.000 là cảnh giết người. Ngày càng có nhiều vụ tự tử của trẻ vị thành niên. Vì vậy “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” đang trở thành chủ đề có ý nghĩa chiến lược trên toàn cầu. Công ước về quyền trẻ em đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Năm 1924, tuyên bố Giơnevơ về quyền trẻ em đã ghi rõ: tất cả đàn ông và phụ nữ của mọi dân tộc có trách nhiệm tạo cho trẻ em điều tốt đẹp nhất, tuyên bố và chấp nhận đó là nhiệm vụ của mình, vượt lên trên mọi sự quan tâm về chủng tộc, quốc tịch và nòi giống; phải tạo cho trẻ em những phương tiện tiên quyết để phát triển một cách bình thường cả thể chất và tinh thần. Đến năm 1959, tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em đã quy định: “Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ điều tốt đẹp nhất”, “vì sự phát triển đầy đủ và đồng bộ về nhân cách, trẻ cần có sự yêu thương và hiểu biết. ở bất cứ đâu có thể, trẻ sẽ lớn lên trong sự chăm sóc và với trách nhiệm của cha mẹ, và trong bất cứ trường hợp nào phải được chăm sóc trong bầu không khí yêu thương và an toàn về mặt vật chất và tinh thần: trẻ trong thời kỳ được chăm sóc sẽ không được tách khỏi mẹ của trẻ (nguyên tắc 1, 6 - Tuyên bố Liên hợp quốc về Quyền trẻ em 1959). Người mẹ và người con trong gia đình ngày càng được xã hội và luật pháp quan tâm. Đứa trẻ không mẹ, không gia đình sẽ báo hiệu biết bao sự cố nảy sinh trong cuộc sống xã hội? Chính vì vậy “để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình trong bầu không khí hạnh phúc,yêu thương và thông cảm”(4). Việt Nam, kế tục truyền thống dân tộc “Con hơn cha là nhà có phúc”, Đảng và nhà nước Việt Nam, ngay từ khi mới giành được độc lập, đã khẳng định “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà” và “dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”, “Trước hết, các gia đình (tức là ông, bà, cha mẹ, anh chị) phải làm thật tốt công việc ấy”(5). Năm 1960 đã có phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, thiếu niên, nhi đồng” và từ 1979 bắt đầu thực hiện “Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở châu á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (1990). Trong chương trình hành động nhằm thực hiện tuyên bố Thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em vào những năm 90, đã nêu rõ “Gia đình có trách nhiệm hàng đầu đối với việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em từ lúc tuổi thơ cho tới lúc trưởng thành”(6) “Phụ nữ với những chức năng khác nhau của họ đóng một vai trò chủ yếu đối với hạnh phúc của trẻ em”(7). Rõ ràng là, gia đình và trẻ em đã không chỉ được in đậm nét trên các văn bản pháp quy trong nước và quốc tế, và là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, mà còn trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa học. Gia đình và trẻ em đã trở thành chủ đề trung tâm trong các nghiên cứu của xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, nhân chủng học. Đặc biệt, gia đình còn là “trường hợp” trong công tác xã hội. Các nhà công tác xã hội thế giới đã khẳng định: “mặc dù gia đình hiện đại đang thay đổi và nhiều mô hình mới về đời sống gia đình và hôn nhân xuất hiện, gia đình vẫn là hình thức cơ bản nhất của tổ chức trong xã hội và là một yếu tố trọng tâm của công tác xã hội”(8). Những người làm công tác xã hội luôn luôn tìm hiểu các nguyên tắc làm cơ sở nền tảng cho sự tương tác gia đình, với tư cách là một đơn vị cơ sở, nâng cao chức năng xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội xuất hiện trong các gia đình không cân bằng hoặc có sự khủng hoảng làm cho gia đình bị rạn nứt, tan vỡ. Gia đình và trẻ em là đối tượng thường trực của Công tác xã hội. Công tác xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong việc uốn nắn những lệch chuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Gia đình là cơ sở để khôi phục những mất mát các chức năng xã hội của trẻ, nhất là trẻ trong các gia đình ly hôn. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về gia đình và trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình ly hôn đến trẻ em đã được công bố trên thế giới, mặc dù còn nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau.ở Việt Nam, những nghiên cứu trong vấn đề này chưa được chú ý. Đồng thời vận dụng các phương pháp và kỹ năng của công tác xã hội trong lĩnh vực này còn bỏ ngỏ. Vì vậy, dựa trên thực tiễn xã hội, đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn” sẽ góp phần nhỏ bé trong việc mô tả thực trạng cuộc sống của trẻ em trong các gia đình rơi vào hoàn cảnh ly hôn và vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực này. Mục lục Trang Phần I: Mở đầu 1 I. Tính cấp thiết của đề tài 1 II. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6 II.1. ý nghĩa khoa học 6 II.2. ý nghĩa thực tiễn 6 III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 III.1. Mục đích nghiên cứu III.2. Nhiệm vụ của chuyên đề 6 IV. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu và trị liệu 7 IV.1. Đối tượng nghiên cứu 7 IV.2. Khách thể nghiên cứu 7 IV.3. Phạm vi nghiên cứu 7 V. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7 V.1. Cơ sở phương pháp luận 7 V.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 8 VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 11 VI.1. Giả thuyết nghiên cứu 11 VI.2. Khung lý thuyết 11 Phần II: Nội dung nghiên cứu 12 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 12 I.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và trị liệu 12 I.2. Một số lý thuyết và khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài 14 I.2.1. Lý thuyết cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài 14 I.2.2. Khái niệm - một trong những công cụ để nghiên cứu đề tài 24 I.2.3. Một số quan điểm của Đảng và nhà nước về gia đình, hôn nhân, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em 28 Chương II: Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 31 II.1. Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội từ khi đổi mới đến nay 31 II.2. Đặc điểm tình hình ly hôn trong những năm gần đây - vai trò của công tác xã hội 32 II.2.1. Ly hôn ngày càng tăng 32 II.2.2. Vì sao hiện tượng ly hôn tăng nhanh 35 II.3. Thực trạng của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 41 II.3.1. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ngày càng tăng 42 II.3.2. Một số biểu hiện của đời sống các em trong các gia đình sau ly hôn 45 II.3.3. Cộng đồng và tổ chức xã hội đối với các em trong các gia đình sau ly hôn 73 Phần III: Kết luận, khuyến nghị và giải pháp 80 III.1. Kết luận 80 III.1.1. Sự tồn tại và phát triển gia đình tuỳ thuộc vào nghiên cứu điều kiện kinh tế xã hội, những quá trình lịch sử nhất định 81 III.1.2. Ly hôn tăng lên nhanh 82 III.1.3. Trẻ em trong các gia đình này cũng tăng lên và trở thành vấn đề nhức nhối của cộng đồng và xã hội 82 III.2. Sự vận dụng một số chức năng và phương pháp công tác xã hội cho phù hợp 83 III.2.1. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 83 III.2.2. Phương pháp công tác xã hội với trường học 83 III.2.3. Nhân viên công tác xã hội thực hiện 83

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5795 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn no Tần suất 7 14 8 32 61 % theo dòng 11.50% 23.00% 13.10% 52.50% 100.00% % theo cột 87.50% 51.90% 57.10% 78.00% 67.80% Phải nhường nhịn trong bữa ăn Tần suất 6 3 6 15 % theo dòng 40.00% 20.00% 40.00% 100.00% % theo cột 22.20% 21.40% 14.60% 16.70% Có bữa no, bữa đói Tần suất 1 3 2 3 9 % theo dòng 11.10% 33.30% 22.20% 3.30% 100.00% % theo cột 12.50% 11.10% 14.30% 7.30% 10.00% Thường xuyên phải nhịn đói Tần suất 4 1 5 % theo dòng 80.00% 20.00% 100.00% % theo cột 14.80% 7.10% 5.60% Tổng Tần suất 8 27 14 41 90 % theo dòng 8.90% 30.00% 15.60% 45.60% 100.00% % theo cột 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Dù bất cứ tuổi nào các em cũng không lý thú trong các bữa ăn khi bố mẹ đã ly hôn. Bởi vì đời sống tinh thần bị khủng hoảng đã chi phối các em, kể cả thời gian bố mẹ ly hôn đã 3 năm, các em vẫn chưa nguôi. Đã 3 năm nhưng giữa các em và các thành viên mới trong gia đình còn có khoảng cách và có nhiều mặc cảm còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống các em, cả tinh thần lẫn vật chất. Từ kết quả xử lý tương quan (bảng 21) ta thấy cho dù khoảng thời gian bố mẹ chúng ly hôn đã trên 3 năm nhưng vẫn còn có những em phải nhường nhịn trong bữa ăn hoặc đôi khi phải nhịn đói (14.6% số em vẫn phải nhường nhịn trong bữa ăn, và vẫn còn tới 7.3% số em đôi khi phải nhịn đói). Trong xã hội hiện nay, nhiều nơi, nhiều gia đình vẫn còn phân biệt “con chung”, “con riêng” nên có nhiều ảnh hưởng đến các cháu thuộc các gia đình sau ly hôn. Em Nguyễn Thị Hiền, xã Đa Tốn, sau khi bố mẹ ly hôn, em ở với mẹ. Lúc đầu, hai mẹ con yêu thương nhau, ăn uống no đủ thoải mái. Nhưng khi mẹ đi bước nữa - lấy chồng, em ăn uống thiếu thốn, người chồng này (bố dượng) phải nuôi hai đứa con riêng, sức khoẻ lại không tốt, đi làm hôm làm, hôm nghỉ. Mọi việc do mẹ em lo tất. Ngày vẫn đủ hai bữa ăn, nhưng không bữa nào em được ăn no, sức khoẻ của em sút đi nhiều. Mẹ em rất thương em nhưng phải đối phó với quá nhiều khó khăn của gia đình mới. Khác với hoàn cảnh ở với mẹ của em Hiền, em Bùi Văn Hưng, cùng thôn, ở với bố mẹ ly hôn. Em Hưng có hai anh em, Hưng là anh, còn em gái ở với mẹ. Sống với bố nhưng vẫn nhớ và thương mẹ. Trong những năm đầu, muốn ăn gì, cần gì, bố đều chiều và đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Những tháng làm được nhiều tiền, bố cho tiền, cho may quần áo. Nhưng ít lâu sau, bố có bạn gái, bố bỏ đi suốt ngày, không quan tâm đến con nữa. Sau đó bố lấy vợ kế, thế là em ở cùng với bố và mẹ kế. Ăn uống lúc đầu thì chu đáo, đầy đủ, nhưng dần dần cũng không được như trước, bữa ăn, bữa không, thức ăn thiếu thốn. Mẹ kế đối xử bình thường, không có tình cảm gì, chỉ quan tâm đến bố thôi. Bố cũng không quan tâm đến con trai như trước. Rõ ràng, dù ở với bố hay với mẹ, đứa trẻ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời trẻ em. Em Lê Văn Hưng 15 tuổi thuộc gia đình ly hôn Trong gia đình, ăn uống gắn liền với dinh dưỡng và sức khoẻ. Sức khoẻ của các em đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, nuôi dưỡng đủ chất, tiêm phòng chu đáo. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của mọi người và đây cũng thuộc về quyền của các em. Theo báo cáo của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em cũng như đối chiếu với khảo sát, sức khoẻ của trẻ em thuộc các gia đình sau ly hôn vẫn được đảm bảo tốt. Qua nghiên cứu tại Hà Nội cho ta thấy: Bảng 22: Trẻ em khoẻ mạnh, ốm đau 1999 2000 2001 2002 Số trẻ em khoẻ mạnh Tỷ lệ % Số trẻ em khoẻ mạnh Tỷ lệ % Số trẻ em khoẻ mạnh Tỷ lệ % Số trẻ em khoẻ mạnh Tỷ lệ % 209 92% 240 96,8% 314 97% 314 96,6% Trẻ em ốm đau 18 8% 8 3,2% 94 3% 11 3,4% Nguồn: Trích báo cáo của Uỷ ban Dân số - Gia đình và trẻ em năm 2002. Qua số liệu thống kê của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, trong 4 năm (từ 1999 đến 2002) sức khoẻ trẻ em của các gia đình sau ly hôn tại Hà Nội đều khoẻ mạnh. Số trẻ em ốm đau phổ biến trên 3%, chỉ có năm 1999 là 85. Sức khoẻ trẻ em được bảo vệ, duy trì và phát triển trong môi trường gia đình, với sự tham gia của các thành viên với mức độ khác nhau. Hành vi chăm sóc sức khoẻ trẻ em đòi hỏi nhiều mặt: Sức khoẻ trẻ em luôn luôn phụ thuộc vào các loại gia đình và cấu trúc gia đình vì nó tác động đến hành vi chăm sóc trẻ em. Trước hết là của người mẹ “cha sinh không bằng mẹ dưỡng”. Người mẹ không chỉ mang nặng đẻ đau mà còn là công sức nuôi dưỡng con trẻ. Trong vai trò này, người mẹ chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế - xã hội của gia đình. Gia đình ly hôn không thể nào có đủ điều kiện để đảm bảo được sự chăm sóc sức khoẻ con cái toàn diện, dù gia đình mẹ kế hay bố dượng có điều kiện kinh tế cao bao nhiêu đi nữa. Gia đình - Cha, mẹ - Các thành viên - Chăm sóc thai sản - Dinh dưỡng - Bồi bổ thể lực - Phòng chống bệnh dịch - Điều trị bệnh tật Sức khoẻ trẻ em Cộng đồng Đối chiếu với gia đình ly hôn Gia đình mẹ kế - Dinh dưỡng - Phòng chống bệnh dịch - Điều trị bệnh tật - Bồi bổ thể lực Gia đình bố dượng Gia đình người thân Cộng đồng Sức khoẻ trẻ em Theo kết quả điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ của Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình, trong “Cấu trúc hộ gia đình và sức khoẻ trẻ em” (tr.20) đã cho rằng “các cuộc điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ trên thế giới đều tiến hành đo chiều cao và trọng lượng của trẻ. Đây là hai chỉ số định lượng phản ánh trung thực và chính xác nhất tình trạng sức khoẻ, cho phép đánh giá được sự phát triển bình thường hay bất thường ở trẻ”(28) Cấu trúc hộ gia đình và sức khoẻ trẻ em Hà Nội, 2000, tr.20. . II.3.2.3. Học hành của các em vừa là nhu cầu và là quyền lợi của các em. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã xác định rằng: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành” (Điều 38) và Luật Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em cũng đã nêu ra: Trẻ em có quyền được học tập và bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập(29) Khoản 1, Điều 10, Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam. , “Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập”. Gia đình và cha mẹ đều mong muốn cho con em được học hành đến nơi đến chốn. Dù nghèo khó đến đâu cũng chắt chiu, thắt lưng buộc bụng để cho con đi học. Hà Nội lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho các em đi học. Do đó, số trẻ trong các gia đình sau ly hôn đa số vẫn được tiếp tục đi học (85,6%). Qua toạ đàm nhóm các ông bố, bà mẹ ly hôn và cán bộ xã ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc học tập của con cháu. Bảng 23: Việc học tập của các em trong các gia đình sau ly hôn STT Thực trạng Tần suất Tỷ lệ % 1 Đang đi học 77 85.6 2 Chưa bao giờ được đi học 1 1.1 3 Đã bỏ học 8 8.9 4 Chưa đến tuổi đi học 4 4.4 Tổng 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Biểu đồ 3: Học tập của các em trong gia đình sau ly hôn Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Bảng 24: Đánh giá kết quả học tập của các em trong các gia đình sau ly hôn Phân loại kết quả học tập Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % thực % tích luỹ Loại giỏi 7 7.7 9.1 9.1 Loại khá 27 30.0 35.1 44.2 Loại trung bình 41 45.6 53.2 97.4 Loại yếu kém 2 2.2 2.6 100 Tổng thực 77 85.6 100 Không trả lời 13 14.4 Tổng 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài dán ảnh Thảo luận nhóm: chính quyền địa phương Bảng 25: Tương quan giữa người mà trẻ em hiện đang sống cùng với việc đánh giá kết quả học tập của các em Các em sống cùng ai Total Bố Mẹ Mẹ kế hoặc bố dượng Ông bà (nội, ngoại) ở nơi cấp dưỡng tập trung Loại giỏi Tần suất 4 3 7 % theo dòng 57.10% 42.90% 100.00% % theo cột 13.30% 11.50% 9.10% Loại khá Tần suất 1 15 1 2 8 27 % theo dòng 3.70% 55.60% 3.70% 7.40% 29.60% 100.00% % theo cột 16.70% 50.00% 14.30% 25.00% 30.80% 35.10% Loại trung bình Tần suất 5 11 4 6 15 41 % theo dòng 12.20% 26.80% 9.80% 14.60% 36.60% 100.00% % theo cột 83.30% 36.70% 57.10% 75.00% 57.70% 53.20% Loại yếu kém Tần suất 2 2 % theo dòng 100.00% 100.00% % theo cột 28.60% 2.60% Tổng Tần suất 6 30 7 8 26 77 % theo dòng 7.80% 39.00% 9.10% 10.40% 33.80% 100.00% % theo cột 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Nếu xét tương quan kết quả học tập của các em đối với người mà các em đang sống như mẹ, bố, bố dượng, mẹ kế… thì các em ở với mẹ sau khi bố mẹ ly hôn học giỏi hơn cả, chiếm 57,10%, còn các em ở với bố lại không có em nào học giỏi cả. Còn những em ở với bố dượng, mẹ kế đều thuộc loại yếu kém (chiếm 100%). Việc học tập của các em luôn luôn gắn liền giữa học văn hoá và rèn luyện phẩm chất, đạo đức. Theo sự phân loại đánh giá về hạnh kiểm của các em trong các gia đình sau ly hôn thì loại yếu chỉ có 2,6%, còn loại tốt và khá chiếm 58,4% (bảng 26). Bảng 26: Kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các em trong các gia đình sau ly hôn Tần suất Tỉ lệ % % thực % tích luỹ Loại tốt 31 34.4 40.3 40.3 Loại khá 14 15.6 18.2 58.4 Loại trung bình 30 33.3 39.0 97.4 Loại yếu 2 2.2 2.6 100 Tổng 77 85.6 100 System 13 14.4 Tổng chung 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Bảng 27: Tương quan giữa người mà trẻ em hiện đang sống cùng với việc đánh giá hạnh kiểm Các em sống cùng ai Total Bố Mẹ Mẹ kế hoặc bố dượng Ông bà (nội, ngoại) ở nơi cấp dưỡng tập trung Loại tốt Tần suất 14 2 15 31 % theo dòng 45.20% 6.50% 48.40% 100.00% % theo cột 46.70% 25.00% 57.70% 40.30% Loại khá Tần suất 2 7 1 2 2 14 % theo dòng 14.30% 50.00% 7.10% 14.30% 14.30% 100.00% % theo cột 33.30% 23.30% 14.30% 25.00% 7.70% 18.20% Loại trung bình Tần suất 4 9 4 4 9 30 % theo dòng 13.30% 30.00% 13.30% 13.30% 30.00% 100.00% % theo cột 66.70% 30.00% 57.10% 50.00% 34.60% 39.00% Loại yếu Tần suất 2 2 % theo dòng 100.00% 100.00% % theo cột 28.60% 2.60% Tổng Tần suất 6 30 7 8 26 77 % theo dòng 7.80% 39.00% 9.10% 10.40% 33.80% 100.00% % theo cột 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Bảng 26 và 27 cũng chỉ ra rằng các em thuộc các gia đình sau ly hôn học giỏi và hạnh kiểm tốt chiếm tỷ lệ cao. Điều đó phản ánh đa số cha mẹ đẻ hoặc bố dượng, mẹ kế cũng có quan tâm đến việc giáo dục và giúp đỡ các em học tập, nhất là người mẹ đẻ em Lê Văn Hưng, 15 tuổi, ở xã Đa Tốn, học lớp 8. Sau khi bố mẹ bỏ nhau, em ở với mẹ tiếp tục đi học, mặc dù có nhiều khó khăn về kinh tế và tình cảm, nhưng em là đứa trẻ có trí, có nghị lực. Với tuổi 15, em giàu tình cảm và yêu thương mẹ và gia đình, em khắc phục mọi khó khăn để tập trung vào học tập, vừa giúp việc gia đình cho mẹ. Em suy nghĩ nhiều về cuộc đời sau này để tự mình lập cho chính cuộc đời sau này để mình tự lập cho chính cuộc đời và tương lai của mình. Chính vì vậy em chăm chỉ học tập và rèn luyện, trở thành học sinh giỏi liên tục khi bố mẹ ly hôn. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng tỷ lệ các em được các gia đình sau ly hôn bỏ học không lớn (có 8,9%) nhưng cũng trở thành vấn đề cần phải quan tâm, vì những em này nếu không tìm cách để các em tiếp tục được học tập, để trở thành những trẻ em chơi bời lêu lổng, đua đòi và sớm, chiều sẽ mắc vào tệ nạn nghiện hút… Do đó, vấn đề đặt ra là vì sao các em bỏ học, vì khó khăn kinh tế, vì bố, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế không quan tâm hay vì các em chán nản trước cảnh gia đình chia ly? Các bậc cha mẹ, các tổ chức chính quyền, đoàn thể nên để tâm đến các em này để em thực hiện được những quyền cơ bản của một con người. II.3.2.4. Trạng thái tinh thần và quan hệ xã hội của các em từ khi bố mẹ ly hôn đến nay. Cuộc đời người lớn cũng như trẻ thơ, không ai mà không đau khổ và sầu bi trước cuộc sống chia ly. Chia tay ra chiến trường hạc tiễn nhau đi du học còn nhiều tia hy vọng và lý tưởng của cuộc đời. Còn chia ly giữa bố mẹ, giữa đôi vợ chồng trẻ không phải là chấm dứt quan hệ hôn nhân, mà là phá vỡ một mái ấm, làm mất mát những chức năng cơ bản của trẻ thơ, những quan hệ thiêng liêng, quan hệ mẹ con và quan hệ cha con, quan hệ cùng dòng máu khó bù đắp được. Có nhiều em bi quan thất vọng và cảm thấy bơ vơ trước cảnh ngộ ly hôn của bố mẹ. Bảng 28: Tâm trạng của các em khi bố mẹ ly hôn Tâm trạng của các em Tần suất Tỉ lệ % Cảm thấy bình thường 17 18.9 Cảm thấy rất buồn 58 64.4 Cảm thấy thất vọng 15 16.7 Total 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Bảng 28 của kết quả khảo sát cho thấy đa số các em rất buồn và cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước cảnh bố mẹ ly hôn (81,10%). Qua phỏng vấn sâu 100% các em có bố mẹ ly hôn ở xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội đều rất bi quan trước cảnh bố mẹ ly hôn và mơ ước ngày đoàn tụ của bố mẹ với con cái. Em bé Nguyễn Trọng Đạt, mới có 9 tuổi, học lớp 3 trường làng. Em đi cùng mẹ xem bói. Thầy bói bảo mẹ phải bỏ bố, không sống với bố được. Từ đó, mẹ em chia tay bố. Đạt ở lại với bố và cùng ông bà nội. Em rất thương bố và mẹ, ông bà nội. Em nhiều lần gặp mẹ và mong muốn mẹ về với bố. Mỗi lần mẹ đến thăm, mua quà cho Đạt, em đều khóc và đòi mẹ về với bố Nghĩa để bố Nghĩa và ông bà khỏi buồn. Cháu luôn luôn mơ ước bố mẹ về với gia đình truyền thống ấm áp. Trong số các em buồn chán trước cảnh bố mẹ chia tay thì phần lớn thuộc các gia đình nông dân, nhất là ở Hà Nam và ngoại thành Hà Nội. Các em cảm thấy bình thường (18,9%) phần lớn lại thuộc các gia đình đô thị, nhất là nội thành Hà Nội. Tỷ lệ 18,9% cảm thấy việc ly hôn của bố mẹ là bình thường nhưng đi vào thực tế có nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình khảo sát. Đôi khi một số em còn đơn giản, ngây thơ chưa nhận thức được hiện tượng ly hôn do bố mẹ gây ra. Nhưng mặt khác, một số em tỏ ra hiểu biết, không nặng nề lắm về mặt tình cảm, thường cho rằng bố mẹ không hợp nhau, sống với nhau có nhiều xung đột thì chia tay nhau cũng bình thường. Dần dần qua thời gian trôi đi, một năm, hai năm, ba năm, những em có tâm trạng buồn chán, bơ vơ cùng nhạt dần đi, do đó số lượng trẻ em cảm thấy bình thường cũng tăng lên. II.3.2.4.1. Nhìn lại những người bạn cũ. Trong đời sống tinh thần của các em, quan hệ bạn bè và quan hệ xã hội thân thương là yếu tố rất quan trọng trong cuộc đời của các em. Khi các em cất tiếng khóc chào đời, mở đầu quan hệ thiêng liêng nhất của con người, quan hệ mẫu - tử. Từ đó đến khi lớn lên, biết bao quan hệ thân thương, bạn bè đến với các em. Nhưng quan hệ này dần dần thêu dệt nên cuộc đời của các em. Nay bố mẹ chia tay nhau, các em cảm thấy bơ vơ khi nhìn lại các quan hệ bạn bè của mình. Một câu hỏi đặt trong tâm trí của các em: Bạn bè nghĩ gì về ta? Có khinh ta không? Có thương và thông cảm với ta không? Ta đến với bạn bè thế nào? Tự trọng ? tự ti? xấu hổ? ngượng ngùng?… Bảng 29: Các em đến với bạn bè ra sao? Tần suất Tỉ lệ % % thực % tích luỹ Bình thường 20 22.2 22.2 22.2 Không thoải mái 42 46.7 46.7 68.9 Thường xuyên trốn tránh bạn bè 28 31.1 31.1 100 Tổng số 90 100 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Phân tích bảng 29 đã chứng tỏ trong quan hệ bạn bè, các em còn nhiều mặc cảm, và bản thân không thoải mái khi đến với bạn bè (46,7%) không những thế, nhiều em còn thường xuyên trốn tránh bạn bè 31,1%. Như vậy, có tới 77,8% các em còn ngại ngùng, xấu hổ, không muốn gần gũi thân mật với bạn bè như trước. Nhiều em, thời gian bố mẹ ly hôn đã 2, 3 năm mà vẫn còn xa lánh bạn bè. Tình hình này, càng kéo dài càng làm cho tâm trạng buồn bã, cô đơn, lẻ loi của các em kéo dài thêm, hạn chế các em trong sự phát triển. Trong bối cảnh ấy, nếu các em được bạn bè quan tâm, thông cảm với các em thì đời sống tinh thần của các em phong phú hơn, giảm dần “bầu không khí căng thẳng” trong cuộc sống hàng ngày của các em. Bảng 30: Đối xử của bạn bè đối với các em trong các gia đình sau ly hôn Tần suất Tỉ lệ % % thực % tích luỹ Đối xử tốt và được thông cảm 17 18.9 18.9 18.9 Đối xử bình thường 67 74.4 74.4 93.3 Tỏ ra khinh bỉ 6 6.7 6.7 100 Total 90 100 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Rõ ràng là trong thực tế cuộc sống, đa số bạn bè đối xử với các em vẫn bình thường (93,30%), trong đó 18,9% bạn bè thông cảm và đối xử tốt với các em. Đây là yếu tố thuận lợi và tạo điều kiện cho các em chóng chan hoà với bạn bè, dần dần khắc phục những khó khăn trong đời sống tinh thần, khôi phục dần những mất mát do bố mẹ ly hôn để lại. II.3.2.4.2. Những quan hệ mới trong gia đình các em đang sống sau khi bố mẹ ly hôn. Ly hôn báo hiệu sự tan vỡ quan hệ gia đình cũ và mở đầu cho những quan hệ mới trong gia đình: quan hệ bố dượng, mẹ kế, người nuôi dưỡng các em. Những quan hệ mới này chi phối nhiều mặt trong cuộc sống của các em. ở với mẹ, dần dần mẹ đi bước nữa; ở với bố, trước sau bố cũng lấy vợ kế. Biết bao mối quan hệ “con chung” “con riêng”, quan hệ họ tộc, gia đình, cộng đồng đặt trước mắt các em. Những băn khoăn liên tiếp đến với các em. Nếu mẹ đi lấy chồng, ta sống với bố dượng ra sao? Nếu bố lấy vợ kế, dì ghẻ có ghét bỏ ta không? Tình cảm yêu thương, chăm sóc, học hành và tương lai cuộc đời sẽ ra sao?. Bảng 31: Thực trạng gia đình mới đối xử với các em sau khi bố mẹ ly hôn Mức độ được đối xử Tần suất Tỉ lệ % % thực % tích luỹ 1. Được đối xử tốt hơn so với trẻ em khác trong gia đình 11 12.2 12.2 12.2 2. Được đối xử như các trẻ em khác trong gia đình 52 57.8 57.8 70.0 3. Thỉnh thoảng bị đối xử không tốt 14 15.6 15.6 85.6 4. Thường xuyên bị đánh đập 13 14.4 14.4 100 Tổng 90 100 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Biểu đồ 4: Gia đình nơi ở đối xử với các em sau khi bố mẹ ly hôn Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Qua bảng 31 và biểu đồ 4, sau khi bố mẹ ly hôn, các em ở với mẹ kế hoặc bố dượng, người thân đều được đối xử bình thường như các em khác trong gia đình (57,8%), không những thế, còn có một số em được chiều chuộng, chăm sóc tốt (12,2%). Điều đó phản ánh lối sống có văn hoá ngày càng được nâng cao trong nhân dân, nhất là ở Hà Nội. Dù mẹ kế hay bố dượng, người thân đều nhận thức được trách nhiệm chăm sóc các em, yêu thương các em. Tuy nhiên cũng còn một số gia đình nuôi dưỡng, đối xử với các em không tốt (chiếm tới 15,6%), thậm chí còn đánh đập các em (14,4%). Bảng 32. Tương quan giữa người nuôi dưỡng các em đối xử với các em sau khi bố mẹ ly hôn Người trẻ em hiện sống cùng Total Bố Mẹ Mẹ kế hoặc bố dượng Ông bà (nội, ngoại) ở nơi cấp dưỡng tập trung Sống lang thang Được chiều hơn so với TE khác trong GĐ Tần suất 7 4 11 % theo dòng 63.60% 36.40% 100.00% % theo cột 18.40% 14.80% 12.20% Được đối xử như các trẻ em khác trong GĐ Tần suất 5 24 3 6 14 52 % theo dòng 9.60% 46.20% 5.80% 11.50% 26.90% 100.00% % theo cột 83.30% 63.20% 42.90% 60.00% 51.90% 57.80% Thỉnh thoảng bị đối xử không tốt Tần suất 1 4 3 2 3 1 14 % theo dòng 7.10% 28.60% 21.40% 14.30% 21.40% 7.10% 100.00% % theo cột 16.70% 10.50% 42.90% 20.00% 11.10% 50.00% 15.60% Thường xuyên bị đánh đập Tần suất 3 1 2 6 1 13 % theo dòng 23.10% 7.70% 15.40% 46.20% 7.70% 100.00% % theo cột 7.90% 14.30% 20.00% 22.20% 50.00% 14.40% Tổng Tần suất 6 38 7 10 27 2 90 % theo dòng 6.70% 42.20% 7.80% 11.10% 30.00% 2.20% 100.00% % theo cột 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Dù con chung hay con riêng, dù con đẻ hay con nuôi, các em đều là đứa trẻ trong trắng, cần được bình đẳng như mọi trẻ em trong xã hội. Các em sinh ra đều mong ước được sống như mọi người, như mọi trẻ em khác trong các gia đình. Các em đều là những con người với giá trị đầy đủ của mình. Quyền của các em được thế giới và nhà nước ta công nhận. Ngược đãi, đánh đập các em không những là hành vi phi văn hoá mà còn vi phạm luật nhân quyền và “quyền trẻ em”. Tổ chức và cộng đồng, các bậc cha mẹ cần quan tâm, giúp đỡ các em để các em thoát ra khỏi cảnh ngộ như trên, tạo cơ sở để các em trở thành con người có ích cho xã hội và gia đình. Như Công ước về quyền trẻ em đã xác định “Nhà nước phải bảo vệ trẻ em chống lại tất cả các hình thức ngược đãi của cha mẹ hay của những người khác chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ” (Công ước về quyền trẻ em, Điều 19). II.3.2.4.3. Vui chơi giải trí của các em từ ngày bố mẹ ly hôn. Vui chơi, giải trí, một trong những nhu cầu cơ bản và cũng là quyền lợi của các em. Vui chơi, giải trí vừa làm cho các em năng động, giảm bớt những lo âu sầu cảm. Trong vui chơi, giải trí, các em được rèn luyện lối sống và hành vi có văn hoá. Bác Hồ đã chỉ ra rằng: “Học gắn liền với vui chơi, vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thiếu nhi… Trong vui chơi cũng có giáo dục”(30) Chủ tịch Hồ Chí Minh - Thư gửi Hội nghị cán bộ phụ nữ nhi đồng tháng 11/1949. . Đối với các em thuộc các gia đình sau ly hôn, vui chơi giải trí có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của các em. Bảng 33: Thực trạng vui chơi văn nghệ của các em trong gia đình sau ly hôn Tần suất Tỷ lệ % Thường xuyên 4 4,6 Thỉnh thoảng 17 19,5 Không bao giờ 66 75,9 Không trả lời 3 3,3 Tổng 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Bảng 34: Các em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, nhà văn hoá Tần suất Tỷ lệ % Thường xuyên 2 2,3 Thỉnh thoảng 9 10,3 Không bao giờ 76 87,4 Không trả lời 3 3,3 Tổng 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Bảng 35: Các em đi xem phim, ca nhạc trong gia đình sau ly hôn Tần suất Tỷ lệ % Thường xuyên 4 4,6 Thỉnh thoảng 34 39,1 Không bao giờ 49 56,3 Không trả lời 3 3,3 Tổng 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Bảng 36: Thực trạng vui chơi, giải trí của các em trong các gia đình sau ly hôn Chơi thể thao Vui chơi văn nghệ Sinh hoạt CLB Xem phim, ca nhạc Cắm trại hè, trung thu Thường xuyên Tần suất 8 4 2 4 7 Tỉ lệ % 9,2 4,6 2,3 4,6 8 Thỉnh thoảng Tần suất 23 17 9 34 35 Tỉ lệ % 26,4 19,5 10,3 39,1 40,2 Không bao giờ Tần suất 56 66 76 49 45 Tỉ lệ % 64,4 75,9 87,4 56,3 51,7 Tổng Tần suất 87 87 87 87 87 Tỉ lệ % 100 100 100 100 100 Không trả lời 3 3 3 3 3 Tổng 90 90 90 90 90 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Căn cứ vào kết quả nghiên cứu được thể hiện trong các bảng trên: 33, 34, 35 và 36 đề cập đến vui chơi, giải trí của các em, tác giả thấy rằng, đối với các em trong các gia đình ổn định thì vui chơi giải trí là điều các em thích nhất. Nhưng đối với các em trong các gia đình sau ly hôn, các em không hứng thú lắm. Từ vui chơi văn nghệ, đến sinh hoạt câu lạc bộ, đi xem phim, ca nhạc cũng như thể thao, đá bóng, các em thỉnh thoảng mới tham gia, có 4,6% tham gia văn nghệ thường xuyên, và có tới 75,9% không bao giờ tham gia. Bóng đá, thể thao, đáng lẽ là điều hứng thú đối với tuổi thiếu niên nhi đồng, nhưng đối với các em này có 9,2% tham gia và 56% không bao giờ tham gia cả. Điều đó nói lên khủng hoảng trong đời sống tinh thần của các em rất nặng nề. Bố mẹ ly hôn đã làm cho các em không còn hứng thú gì đối với cuộc sống văn hoá hàng ngày của mình. Nhìn vào cuộc sống của những trẻ em có gia đình ly hôn ở Hà Nội cũng như ở một vài tỉnh, từ đời sống vật chất đến đời sống văn hoá tinh thần, từ ăn, ở học hành đến vui chơi giải trí, từ gia đình đến học đường, đa số các em đều được quan tâm, nhất là ăn uống và học hành, sức khoẻ cũng được bảo đảm (gần 70% được ăn no, hơn 90% sức khoẻ tốt và hơn 80% tiếp tục đi học. Đó cũng là do tác động của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và nền giáo dục đã thấm vào trong nhân dân, trong các tầng lớp xã hội, mặt khác phản ánh sự quan tâm của các ông bố, bà mẹ và cộng đồng, phản ánh bản lĩnh tiềm tàng và ý chí vươn lên của tuổi trẻ, mặc dù còn non nớt, ngây thơ. Đa số các em có nhiều tâm trạng bi quan, thất vọng nhưng không làm các em lùi bước. Mới 12, 13 tuổi, sống trong một cái làng nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, nhưng các em đã biết nghĩ về lâu dài cho cuộc đời của mình, tạo nên động lực trong học tập và rèn luyện. Nhưng mặt khác các em lại không hứng thú hoạt động văn hoá, vui chơi, thể thao? không thích giao tiếp bạn bè, xã hội. Trong tâm trạng của các em đang in dấu nhiều trạng thái mâu thuẫn xen kẽ nhau. II.3.2.4.4. Ngoài ăn ở, học hành và vui chơi, các em làm gì trong các nơi ở hiện nay. Trong các gia đình Việt Nam, ngoài việc học hành, nghỉ ngơi, hầu hết trẻ em còn giúp đỡ công việc gia đình. Tham gia công việc gia đình, giúp đỡ bố mẹ, ông bà là truyền thống của trẻ em Việt Nam. Lao động, giúp việc trong gia đình vừa với sức khoẻ và tuổi của các em sẽ tạo điều kiện cho quá trình xã hội hoá cá nhân, vì qua đó, các em dần dần lĩnh hội được kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực và hình thành nhân cách để trở thành thành viên của xã hội. Căn cứ vào lý thuyết cấu trúc chức năng, lao động của trẻ em được xếp vào loại lao động đơn giản. Có những công việc trẻ em làm tốt hơn người lớn như đánh giày, thu gom… Như vậy lao động của trẻ em cũng có chức năng nhất định góp vào sự vận hành của xã hội. Nhưng, khi bố mẹ ly hôn các em bước vào các gia đình nuôi dưỡng thì lao động trong gia đình lại có nhiều đặc trưng khác, tuỳ theo các mối quan hệ xã hội và gia đình lúc này. Tuỳ theo lứa tuổi của mỗi em, có thể các em tham gia các công việc gia đình như: quét nhà, chăn nuôi gà vịt, chăn trâu bò, bế em, cơm nước, nhặt củi, đánh giầy, bán vé số… qua nghiên cứu cho thấy: Bảng 37: Công việc trẻ em trong các gia đình sau ly hôn Công việc trẻ em phải làm Tần suất Tỷ lệ % (tính theo 90 trường hợp) Tỷ lệ % (tính theo số lần làm việc 196 lần) 1. Bế em 16 17.8 8.2 2. Chăn trâu, bò, vịt 36 40.0 18.4 3. Nấu ăn 43 47.8 21.9 4. Quét dọn nhà cửa 55 61.1 28.1 5. Làm ruộng 6 6.7 3.1 6. Đi bán hàng dong 6 6.7 3.1 7. Nhặt củi, phế liệu 11 12.2 5.6 8. Đánh giầy, làm thuê 3 3.3 1.5 9. Làm việc khác 8 8.9 4.1 10. Không phải làm gì 12 13.3 6.1 Tổng 196 100.0 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Kết quả khảo sát trên đây đã thể hiện rõ, công việc chủ yếu của các em là giúp việc gia đình: quét dọn nhà cửa, nấu ăn (khoảng > 60%), chăn trâu bò (vất vả hơn) gần 40%. Một số em có tham gia một số công việc để kiếm tiền như đánh giầy, làm thuê > 3%, nhặt phế liệu 12,2%. Trên bình diện lao động giản đơn tuỳ theo mỗi em một cảnh, không có gì phức tạp. Nhưng thông qua lao động nảy sinh nhiều mối quan hệ xã hội làm các em suy nghĩ và có nhiều băn khoăn, đó là quan hệ giữa các em với gia chủ (gia đình mẹ kế, gia đình bộ dượng), quan hệ giữa các em với mọi thành viên trong gia đình mà các em đang được nuôi dưỡng, quan hệ giữa các em với hàng xóm, bạn bè. Các em Gia chủ, nơi các em đang sống Bạn bè, hàng xóm Các thành viên nơi đang ở Qua phỏng vấn sâu, các em rất chăm chỉ, cần cù lao động, không phân biệt việc lớn, nhỏ nhưng các em phải ứng xử và đụng chạm đến nhiều mối quan hệ. Có những em sống trong gia đình bố lấy vợ kế mang theo người con riêng đến cùng ở. Mẹ kế lại chiều con riêng của mình, không bắt làm gì cả. Mọi việc đều do em phải làm tốt. Từ đó nảy sinh “con yêu, con ghét” và nhiều mâu thuẫn làm cho các em có nhiều khó khăn trong các quan hệ gia đình và xóm làng. Công việc gia đình và lao động đơn giản như các em đã làm, tuy không nặng nhọc nhưng là một chuỗi những công việc, có những công việc có tên và những việc “không tên”, có những công việc vừa làm vừa chơi, có những công việc đòi hỏi mất nhiều thời gian và sức lực. Tất cả những việc đó diễn ra cả ngày, không ổn định, không biết bao giờ xong. Từ đó làm các em cũng mệt mỏi, nhiều khi không có ngày nghỉ và cũng không có giờ vui chơi giải trí. Tuỳ theo cách nhìn mới thông cảm hết với các em. Nếu phân biệt đối xử “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, “con anh, con tôi thì lao động đơn giản trong gia đình cũng tạo nên những yếu tố phức tạp trong đời sống của các em. Với tấm lòng yêu thương và quý trọng trẻ em, với cách nhìn bình đẳng thì công việc gia đình sẽ rất có ích cho cuộc sống các em, thông qua đó sẽ tạo nên nhiều mối quan hệ hài hoà, yêu thương, giúp các em có nhiều niềm vui trong cuộc sống đời thường của tuổi trẻ. Cuộc sống thực tế của các em trong các gia đình sau ly hôn đang làm cho các em phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Vậy các em suy nghĩ gì trong bối cảnh này? Bảng 38: Nguyện vọng của trẻ em trong các gia đình ly hôn TT Nguyện vọng Tần suất Tỷ lệ % 1 Được học tập 57 63,3 2 Được ở cùng với cả bố và mẹ 68 75,6 3 Được mọi người giúp đỡ 50 55,6 4 Được mọi người trong gia đình yêu thương 63 70,0 5 Được ăn no 24 26,7 6 Được mặc đầy đủ 17 18,9 7 Được bảo vệ an toàn 18 20,0 8 Được vui chơi giải trí 43 47,8 9 Được tham gia ý kiến với người lớn 6 6,7 10 Được người lớn tôn trọng 3 3,3 11 Mong muốn khác 10 11,1 Tổng 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Làm thế nào để hiểu được “Thế giới bên trong của các em? Mỗi em một cảnh ngộ, mỗi tuổi một tâm tư. Các em suy nghĩ nhiều nhưng khó nói ra. Qua nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chủ yếu là phỏng vấn sâu và trao đổi nhóm kết hợp nghiên cứu, quan sát môi trường mà các em đang sống. Nhiều tâm tư, nguyện vọng, khó mà nêu ra được hết. Bảng kết quả trên đây chỉ đề cập đến một số nét cơ bản thuộc nguyện vọng, suy nghĩ của các em. Nguyện vọng sâu xa hơn cả là mong muốn bố mẹ được đoàn tụ (75,6%) để được cùng với bố mẹ như trước đây. Em Nguyễn Trọng Đạt con anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Lục (Đội 16, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) vừa buồn vừa trình bày tâm trọng của mình: “Cháu mơ ước bố mẹ cháu về ở với nhau”. Hầu như tất cả các em thuộc các gia đình ly hôn ở xã Đa Tốn đều có nguyện vọng như vậy. Không riêng xã Đa Tốn mà hầu hết các em thuộc gia đình ly hôn ở Hà Nội đều mong muốn như vậy (gần 93%). Trong những lúc toạ đàm với bà mẹ, ông bố ly hôn, cũng đều nhắc đến tâm trạng đó của con cái. Anh Nguyễn Văn Tặng - Đội 7 và chị Chu Thị Lớn - xã Kiêu Kị do nghi ngờ nhau về bạn trai của mẹ và bạn gái của bố dẫn đến ly hôn, nhưng điều băn khoăn suy nghĩ về mong ước của con cái: muốn bố mẹ đoàn tụ! Mong ước của con cái về sự đoàn tụ của bố mẹ đã có ý nghĩa ít nhiều trong quá trình hoà giải đối với những gia đình tan vỡ như gia đình anh Lê Ngọc Hùng và chị Vũ Thị Loan ở xã Đa Tốn. Bố mẹ đoàn tụ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cho các em. Cùng với mong ước được bố mẹ đoàn tụ, các em lúc nào cũng muốn mọi người trong gia đình yêu thương mình (gần 70%). Mong ước này thể hiện sự thiếu thốn tình cảm gia đình. Vắng cha, vắng mẹ, vắng người thân thương, các em vừa bơ vơ, vừa cảm thấy không nơi nương tựa, nhưng với lòng tự trọng, các em ngại nói ra, để ấp ủ trong lòng, không biết bộc bạch cùng ai! Lúc này là lúc các em cảm nhận về chính bản thân mình và tự phán xét về mình. Chắc chắn là, nhiều em có lòng tự tin và cũng tự thấy mình đáng yêu và cũng chỉ có một nhu cầu cơ bản là cần “tồn tại” để xây dựng cuộc đời cho mình và cho người khác. Chính vì thế, giờ phút thân thương, xa cách cha mẹ các em càng thấy giá trị của tình yêu thương của cha mẹ, càng nhớ nhung và mong chóng được đoàn tụ. Và cũng chính vì thế, lúc này hơn lúc nào hết, các em tự nghĩ rằng, học tập là nguyện vọng cơ bản không thể thiếu được trong cuộc hành trình của tuổi trẻ. Điều rất vui mừng cho các bậc cha mẹ, cho gia đình và xã hội là đa số các em đều mong muốn được học hành đến nơi đến chốn, coi đó là lẽ sống của mình (gần 70%). Tâm sự cùng các em trong các gia đình sau ly hôn ở xã Đa Tốn II.3.3. Cộng đồng và tổ chức xã hội đối với các em trong các gia đình sau ly hôn. Trẻ em - gia đình - cộng đồng và tổ chức xã hội là một hệ thống, một cấu trúc gắn kết với nhau. Cấu trúc này đã in sâu trong truyền thống của xã hội Việt Nam. Trong cấu trúc này, gia đình dù là “một tế bào xã hội”, “một thiết chế xã hội”, “một nhóm xã hội”… thì bao giờ gia đình cũng là cơ sở cơ bản nhất của con người và có đầy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về tâm sinh lý của trẻ em, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc đời xứng đáng với vai trò và vị trí xã hội của mình. Nhưng nay, bố mẹ chia tay nhau, gia đình “ấm cúng, yêu thương và hạnh phúc” của các em không còn nữa, các em phải sống trong mô hình mới - mẹ kế, bố dượng… trung tâm nuôi dưỡng - một mô hình mà đa số các em không mong muốn. Các em bắt đầu nếm những “cay đắng” của cuộc đời trẻ thơ, đối mặt với nhiều cách thức của môi trường xã hội. Những mơ ước, nhu cầu và quyền lợi cơ bản của các em dần dần bị bỏ quên. Trước bối cảnh mới của cuộc sống, các em đã bộc lộ mong muốn được mọi người giúp đỡ (56,6%) và được bảo vệ an toàn (20%). Trước đây các em ít nghĩ đến cộng đồng và các tổ chức xã hội, nhưng nay các thiết chế này lại có vai trò rất thân thiết đối với các em, trở thành chỗ dựa của các em. Nhiều tổ chức và cộng đồng đã quan tâm, chăm sóc các em, nhất là xã, phường. Trao đổi cùng chính quyền địa phương xã Đa Tốn Xã Đa Tốn, một làng người thành, một trong những xã điển hình của Thủ đô Hà Nội, với một chính quyền vững mạnh, một cộng đồng tiêu biểu, nơi gửi gắm của nhiều gia đình, phụ nữ và trẻ em, nhất là những gia đình ly hôn, phụ nữ cô đơn và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Với sự quan tâm của xã, các em trong các gia đình ly hôn đều được tiếp tục đi học và nhiều em học giỏi (40%), tiêu biểu như em Lê Văn Hưng (lớp 8) và em Nguyễn Trọng Đạt (lớp 3). Không những trong làng xã, mà trong cả trường học, nhiều thầy, cô giáo cũng thông cảm và chăm sóc các em có hoàn cảnh tương tự. Cô Quế, một giáo viên chủ nhiệm một lớp cấp II tại trường T.V. đã tâm huyết, quan tâm các em có hoàn cảnh gia đình bị khủng hoảng, phổ biến là gia đình ly hôn. Cô đã yêu thương các em và thông cảm với bố mẹ các em, chăm chút các em học hành, rèn luyện tốt. Lớp do cô chủ nhiệm gần như là nơi “đất mát cò đậu” là tổ ầm của đa số các em thuộc các gia đình ly hôn. Hà Nội có điều kiện thuận lợi trong việc giúp đỡ và chăm sóc các em hơn các tỉnh. Do đó, đa số các em thuộc các gia đình ly hôn trong toàn thành phố đều được đi học và nhiều em được trợ cấp xã hội để học tập. Đối với những em cần tiêm chủng phòng bệnh thì đa số đều được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu toạ đàm, nhiều cơ sở cộng đồng, nhiều tổ chức xã hội vẫn còn bàng quan, thờ ơ trước sự mong đợi của các em, của các bà mẹ cô đơn nuôi con một mình. Ngay tổ chức gần gũi nhất với các bà mẹ, với các em, đó là Hội phụ nữ cũng chỉ có 14,4% thường xuyên quan tâm và 74,4% chưa bao giờ quan tâm. Cùng với Hội phụ nữ, Uỷ ban Dân số - Gia đình và trẻ em là một trong những cơ quan của nhà nước, có trách nhiệm trực tiếp quan tâm tới các gia đình, tới các thương mại thì việc quan tâm thường xuyên cũng chiếm 14,4% và tỷ lệ chưa bao giờ quan tâm cũng khá cao (52,2%). Bảng 39: Sự quan tâm của Hội phụ nữ Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % Thường xuyên quan tâm 13 14.4 14.6 Thỉnh thoảng quan tâm 9 10.0 10.1 Chưa bao giờ quan tâm 67 74.4 75.3 Tổng 89 98.9 100 Không trả lời 1 1.1 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Bảng 40: Sự quan tâm của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % Thường xuyên quan tâm 13 14.4 14.6 Thỉnh thoảng quan tâm 29 32.2 32.6 Chưa bao giờ quan tâm 47 52.2 52.8 Tổng 89 98.9 100 Không trả lời 1 1.1 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Còn các bộ máy chính quyền địa phương là những cơ quan quyền lực có đầy đủ điều kiện thuận lợi nhất, cũng chỉ có 14,4% cơ sở quan tâm thường xuyên và 72,2% chưa bao giờ quan tâm. Bảng 41 sau đây đã nói rõ: Bảng 41: Sự quan tâm của chính quyền địa phương Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % Thường xuyên quan tâm 13 14.4 14.6 Thỉnh thoảng quan tâm 11 12.2 12.4 Chưa bao giờ quan tâm 65 72.2 73.0 Tổng 89 98.9 100 Không trả lời 1 1.1 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Trong hệ thống tổ chức, qua quan sát và nghiên cứu, nhà trường lại là cơ quan quan tâm nhiều hơn cả. Có tới 21,1% là quan tâm thường xuyên và 23,3% thỉnh thoảng có quan tâm. Bảng 42: Sự quan tâm của chính quyền địa phương Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % Thường xuyên quan tâm 19 21.1 21.3 Thỉnh thoảng quan tâm 21 23.3 23.6 Chưa bao giờ quan tâm 49 54.4 55.1 Tổng 89 98.9 100 Không trả lời 1 1.1 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Ngoài ra, các tổ chức khác trong làng, xã, phường, quận, huyện của thành phố hầu như không quan tâm đến. Qua bảng 43 sau đây, ta thấy: Bảng 43: Sự quan tâm của các tổ chức khác Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % Thường xuyên quan tâm 1 1.1 1.1 Thỉnh thoảng quan tâm 1 1.1 1.1 Chưa bao giờ quan tâm 87 96.7 97.8 Tổng 89 98.9 100 Không trả lời 1 1.1 90 100 Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài Nhìn lại hệ thống tổ chức xã hội, từ tổ chức đoàn thể đến hệ thống chính quyền, qua tâm tư của các em, của các bà mẹ, qua ý kiến của cán bộ địa phương, càng thấy rõ các cơ quan quyền lực, các tổ chức xã hội còn bànờ ơ đối với các gia đình và trẻ em trong các gia đình ly hôn. Điều này, không những không đáp ứng được sự mong đợi của các em mà còn không tạo điều kiện cho các em thực hiện được những nhu cầu và quyền lợi cơ bản của mình. Các em đã bi quan càng bi quan hơn, nhiều rủi ro dễ đến với các em. Một số em do có nhiều mặc cảm, do thiếu sự chăm sóc giáo dục của gia đình và cộng đồng, đã rơi vào tình trạng nghiện hút, chơi bời thiếu văn hoá, có em đã vi phạm pháp luật. Ngay giữa thủ đô Hà Nội, các em trong các gia đình ly hôn làm trái pháp luật ngày càng tăng. Qua bảng thống kê của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em có 565/DSGDTE ngày 26/12/2002) cho thấy: Bảng 44: Trẻ em trong các gia đình ly hôn làm trái pháp luật Lứa tuổi làm trái pháp luật 2000 2001 2002 Dưới 9 tuổi 6 Từ 10-12 tuổi 1 6 4 Từ 12-14 tuổi 4 2 3 Từ 14-16 tuổi 6 10 3 Từ 16-18 tuổi 11 9 8 Tổng số 28 27 18 Nguồn: Báo cáo thống kê của Uỷ ban DSGĐTE 2002 Ngoài thành phố Hà Nội, một số tỉnh nông nghiệp như tỉnh Hà Nam hoặc tỉnh miền núi như tỉnh Sơn La, số trẻ em trong các gia đình ly hôn làm trái pháp luật tuy không lớn nhưng đang trở thành vấn đề xã hội cần được quan tâm. Bảng 45: Trẻ em trong các gia đình ly hôn làm trái pháp luật ở 3 tỉnh: Hà Nội, Sơn La, Hà Nam 2000 2001 2002 Hà Nội 28 27 18 Hà Nam 6 9 8 Sơn La 4 6 8 Nguồn: Báo cáo thống kê của Uỷ ban DSGĐTE 2002 (Hà Nội, Hà Nam và Sơn La) Sự tăng, giảm số trẻ em làm trái pháp luật thuộc các gia đình sau ly hôn ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Hà Nam và Sơn La tuy không đáng kể nhưng tính chất vi phạm thì rất phức tạp như hiện tượng sử dụng ma tuý, vận chuyển ma tuý, gây rối trật tự nơi công cộng chiếm tỷ lệ cao (gần 30%). Đây là hậu quả của sự thiếu phối, kết hợp trong giáo dục và quản lý của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội đối với các em. Các em đang phải đối mặt với bao khủng hoảng trong cuộc đời của tuổi thơ và bơ vơ trước ngã ba đường? Mong ngày đoàn tụ của bố mẹ! Không biết đến bao giờ? Kiên trì chịu đựng trước cảnh bố mẹ kế, bố dượng? Tiếp cận với cảnh “màn trời chiếu đất” nơi lang thang? ngóng chờ sự đùm bọc của các tổ chức chính quyền, cộng đồng xã hội thì không thấy đâu? các em cũng đành phải “thả mình” theo “bóng” của bạn bè, vừa đi vừa đếm từng bước đi trên đường làng, ngõ xóm, dần dần gia nhập vào cuộc sống của những đứa trẻ “bụi đời”. Những chức năng cơ bản và giá trị thiêng liêng của tuổi thơ dần dần mờ đi rồi bị cướp mất! Tiếng gọi kêu cứu của các em, của những đứa trẻ, đáng lẽ có đầy đủ giá trị của một con người như mọi con người khác trên trái đất này, đang gõ cửa các cấp chính quyền, các cô, bác trong các tổ chức xã hội, các anh chị trong Đoàn thanh niên, phụ trách thiếu niên và nhi đồng, các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội, hãy đến với các em, dựng các em dạy, chăm chút và hướng dẫn các em đường đi, nước bước để được sống và bình đẳng với mọi người trong xã hội. Phần III - kết luận, khuyến nghị và giải pháp III.1. Kết luận. Trẻ em thuộc các gia đình sau ly hôn cũng như mọi trẻ em khác, đều sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ trong gia đình, được thừa hưởng một kiểu loại mô hình văn hoá và gia đình nhất định. Đó chính là kết quả của hôn nhân, kết quả của việc thực hiện các chức năng của gia đình, kết quả của sự tương tác giữa gia đình và xã hội. Dù tồn tại khách quan trong từng nền văn hoá và môi trường xã hội khác nhau, nhưng bao giờ, gia đình cũng là một trong những thiết chế nền tảng của xã hội. Gia đình ổn định, hạnh phúc hay khủng hoảng, tan vỡ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các mối quan hệ giữa hôn nhân - gia đình và con cái đang trở thành vấn đề của toàn cầu, của từng quốc gia và đang tác động trực tiếp không chỉ đến cuộc sống của mỗi con người mà còn đến cả sự phát triển của xã hội tương lai. Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây đã cho thấy, chưa bao giờ gia đình lại phải trải qua những cơn khủng hoảng kéo dài như hiện nay. Những vấn đề như ly thân, ly hôn, ly dị, ngoại tình, bạo lực, con rơi, con vãi, con lang thang đang trở thành vấn đề quan trọng, được mọi người và xã hội quan tâm lo lắng. Tất cả hiện tượng này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình. Ly hôn tất yếu tạo nên sự biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình, tạo nên biết bao sự phức tạp trong đời sống của con trẻ. Xã hội học, Công tác xã hội và An sinh xã hội đang đặc biệt quan tâm đến vần đề này. Đó cũng là một trong những vấn đề đòi hỏi khoá luận này cần giải thích. Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong chuyên đề này, đối chiếu với hai giả thuyết đã nêu ra, xin đưa ra một số kết luận sau đây: III.1.1. Sự tồn tại và phát triển gia đình tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế xã hội, những quá trình lịch sử nhất định. Mỗi vận động của gia đình đều chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh cụ thể về kinh tế - văn hoá - chính trị - xã hội, đều trải nghiệm những niềm vui và thử thách khắc nghiệt. Trong quá trình đó, vợ chồng - con cái và những thành viên trong gia đình có thể hoà hợp và cùng nhau tạo nên hạnh phúc gia đình, nhưng có thể xuất hiện những mâu thuẫn, những xung đột. Xung đột là một hiện tượng khó tránh khỏi trong quá trình phát triển của gia đình. Xung đột là nguồn gốc dẫn đến sự thay đổi cấu trúc gia đình. Một gia đình muốn ổn định và phát triển bền vững phải là một gia đình không có mâu thuẫn, không có xung đột, hoặc nếu có thì phải biết điều chỉnh những mâu thuẫn và xử lý xung đột một cách khéo léo. Qua các số liệu điều tra được trình bày ở những phần trên chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, nhiều gia đình ở nước ta đã có nhiều xung đột. Những xung đột này kéo dài không được giải quyết và dẫn đến tan vỡ, vợ chồng ly hôn, con cái phân tán. Dù gia đình mở rộng hay gia đình hạt nhân, những vụ ly hôn đó đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu gia đình, thay đổi các quan hệ gia đình. Một loạt những gia đình đầy đủ trở thành những gia đình không đầy đủ, gia đình khiếm khuyết. Từ cơ cấu kinh tế đến cơ cấu văn hoá, giáo dục đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Ly hôn cũng làm thay đổi các khuôn mẫu và chuẩn mực, giá trị xã hội, làm thay đổi môi trường sống của nhiều thế hệ. Qua số liệu thống kê của một số địa phương như Hà Nội, Sơn La và Hà Nam kết hợp với kết quả quan sát và thực nghiệm, hiện tượng ly hôn đã tăng lên nhanh chưa từng có trong lịch sử gia đình. Nếu trước đây, vợ chồng hoà thuận “tát bể Đông cũng cạn”, vợ chồng và con cái cùng nhau thực hiện chức năng thích hợp với lứa tuổi, với sức khoẻ, với giới, với vị trí xã hội của mình, thì nay, cơ cấu gia đình bị phá vỡ, chồng lấy vợ kế, vợ đi bước nữa. Người mẹ cô đơn ngày càng đông, con cái rời bỏ mái ấm tình thương của mình, không còn có những cơ may như trước để phát triển và trưởng thành, không có những điều kiện để sống một cuộc sống bình đẳng của tuổi trẻ. III.1.2. Ly hôn tăng lên nhanh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do những yếu tố về, nhận thức, tâm lý, tình cảm văn hoá, xã hội. Ly hôn cũng có thể do quá trình yêu đương dẫn đến hôn nhân chưa thật sâu sắc, có thể do xung đột tâm lý, do xử lý quan hệ kinh tế gia đình, nhưng phổ biến hơn cả vẫn là do ngoại tình, do sự tính toán về địa vị, danh vọng, do bạo lực… Nét nổi bật trong các vụ ly hôn trong những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ là người đứng đơn ly hôn cao nhất. Trong năm qua, theo thông báo của Toà án Nhân dân tối cao có tới 70% vụ ly hôn ở Hà Nội do phụ nữ đứng đơn. Điều đó do nhiều yếu tố, trước hết do trình độ nhận thức của phụ nữ ngày càng cao, họ hiểu rõ vị trí, vai trò của họ trong gia đình và xã hội, không thể phụ thuộc mãi vào người chồng như trước. Mặt khác, trước cảnh “bạo lực” của người chồng và trước các áp lực khác nhau đối với họ, họ không thể sống như trước được nữa mà mạnh dạn đề đơn xin ly hôn mặc dù họ rất đau khổ trước cuộc sống của con trẻ. Đây cũng chính là sự phản ánh những tiến bộ nhất định của phụ nữ trước sự phát triển của nền dân chủ, đây cũng là sự báo hiệu “chế độ gia trưởng” và cảnh “bạo lực” của các đức ông chồng cần được xoá bỏ để hoà nhập với nền văn minh nhân loại. III.1.3. Cùng với sự tăng lên nhanh chóng của gia đình ly hôn, trẻ em trong các gia đình này cũng tăng lên và trở thành vấn đề nhức nhối của cộng đồng và xã hội. Trẻ em trong các gia đình ly hôn tăng lên không hoàn toàn giống như các em trong hoàn cảnh khó khăn được nhà nước và xã hội quan tâm. Nhiều người cho rằng, các em này không phải là vấn đề chung của xã hội mà là vấn đề của từng gia đình. Thực ra không phải như vậy. Các em này cũng là một trong những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhưng trong nhiều trường hợp không hoàn toàn chỉ là do khó khăn kinh tế, do đời sống vật chất. Nét nổi bật ở đây là các em đột ngột rơi vào cuộc khủng hoảng của gia đình, do bố mẹ đẻ của mình gây ra. Các em bị mất mát, bị tổn thất lớn về đời sống tinh thần. Sự mất mát này là một bi kịch trong cuộc đời của tuổi thơ. Do đó, qua khảo sát và nghiên cứu, từ đời sống vật chất (ăn, ở…) đến đời sống văn hoá tinh thần, từ học tập đến lao động, vui chơi giải trí đều bị ảnh hưởng sâu sắc. Tuổi thơ của các em (tuổi của học đường, tuổi đến trường) bị tổn thất nặng nề. Dù muốn hay không, quá trình trưởng thành của các em cũng phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Do đó, hệ thống gia đình, học đường, cộng đồng và chính quyền cần có sự thống nhất, hỗ trợ các em. III.2. Sự vận dụng một số chức năng và phương pháp công tác xã hội cho phù hợp. III.2.1. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn là một trong những đối tượng cần được công tác xã hội quan tâm. Công tác xã hội làm thế nào tháo gỡ cho các em để các em có thể khôi phục lại những mất mát của tuổi thơ, khôi phục lại những quyền mà Công ước quyền trẻ em đã công bố? Làm thế nào để các em trở về với “gia đình”, với “học đường”, được vui chơi, học hành và bình đẳng như mọi trẻ em khác: Vấn đề không phải chỉ vận dụng phương pháp công tác xã hội với các em? cá nhân các em? nhóm? mà phải vận dụng: - Phương pháp công tác xã hội với cá nhân các em. - Phương pháp công tác xã hội với cha, mẹ đẻ, mẹ kế, cha dượng hoặc người đỡ đầu. - Phương pháp công tác xã hội với cộng đồng, chính quyền địa phương. III.2.2. Phương pháp công tác xã hội với trường học. Nhân viên công tác xã hội có tình yêu thương các em, trở thành người tư vấn, môi giới, bắc cầu để các em được hưởng các dịch vụ xã hội, để chính quyền, cộng đồng quan tâm chăm sóc các em trưởng thành. III.2.3. Nhân viên công tác xã hội thực hiện được các chức năng của mình, cần trang bị một số kiến thức và kỹ năng về sự phát triển, cụ thể là: + Kiến thức về tâm lý trẻ: các giai đoạn phát triển của trẻ. + Kiến thức về sức khoẻ tâm thần và chăm sóc sức khoẻ tâm thần vì hầu hết các em đều có biểu hiện trầm cảm, khủng hoảng tinh thần. + Năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của các em. + Kiến thức về nguồn lực thích hợp, về các dịch vụ trong cộng đồng, đưa vào kế hoạch chăm sóc (case plan)./. Mục lục Trang Phần I: Mở đầu 1 I. Tính cấp thiết của đề tài 1 II. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6 II.1. ý nghĩa khoa học 6 II.2. ý nghĩa thực tiễn 6 III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 III.1. Mục đích nghiên cứu III.2. Nhiệm vụ của chuyên đề 6 IV. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu và trị liệu 7 IV.1. Đối tượng nghiên cứu 7 IV.2. Khách thể nghiên cứu 7 IV.3. Phạm vi nghiên cứu 7 V. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7 V.1. Cơ sở phương pháp luận 7 V.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 8 VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 11 VI.1. Giả thuyết nghiên cứu 11 VI.2. Khung lý thuyết 11 Phần II: Nội dung nghiên cứu 12 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 12 I.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và trị liệu 12 I.2. Một số lý thuyết và khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài 14 I.2.1. Lý thuyết cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài 14 I.2.2. Khái niệm - một trong những công cụ để nghiên cứu đề tài 24 I.2.3. Một số quan điểm của Đảng và nhà nước về gia đình, hôn nhân, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em 28 Chương II: Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 31 II.1. Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội từ khi đổi mới đến nay 31 II.2. Đặc điểm tình hình ly hôn trong những năm gần đây - vai trò của công tác xã hội 32 II.2.1. Ly hôn ngày càng tăng 32 II.2.2. Vì sao hiện tượng ly hôn tăng nhanh 35 II.3. Thực trạng của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 41 II.3.1. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ngày càng tăng 42 II.3.2. Một số biểu hiện của đời sống các em trong các gia đình sau ly hôn 45 II.3.3. Cộng đồng và tổ chức xã hội đối với các em trong các gia đình sau ly hôn 73 Phần III: Kết luận, khuyến nghị và giải pháp 80 III.1. Kết luận 80 III.1.1. Sự tồn tại và phát triển gia đình tuỳ thuộc vào nghiên cứu điều kiện kinh tế xã hội, những quá trình lịch sử nhất định 81 III.1.2. Ly hôn tăng lên nhanh 82 III.1.3. Trẻ em trong các gia đình này cũng tăng lên và trở thành vấn đề nhức nhối của cộng đồng và xã hội 82 III.2. Sự vận dụng một số chức năng và phương pháp công tác xã hội cho phù hợp 83 III.2.1. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 83 III.2.2. Phương pháp công tác xã hội với trường học 83 III.2.3. Nhân viên công tác xã hội thực hiện 83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn.doc
Luận văn liên quan