Ngoài việc tuân thủ các Quy định, quy phạm, tiêu chuẩn xây dựng của Nhà nước, đơn vị thi công chấp thuận toàn bộ các điều kiện kỹ thuật đã nêu ra trong hồ sơ thiết kế.
Với độ ngũ cán bộ kỹ sư giàu kinh nghiệm, lực lượng lao động có tay nghề chuyên ngành có tính kỷ luật cao. Đơn vị thi công chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, sự an toàn và vệ sinh môi trường.
84 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN HQL ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tục từ 5 – 8 cm với 5kg XM/1m3 nước. Cứ 2 h thì khuấy 1 lần, ngâm cho hết thấm (nếu có) song không ít hơn 7 ngày. Sau đó rửa sạch, tháo hết nước chờ bê tông khô mặt (hoặc bê tông ít nhất đạt cường độ 14 ngày) mới tiến hành láng chống thấm tạo dốc và thi công các công việc tiếp theo.
Sau đó tiến hành quét phụ gia chống thấm lên bề mặt. Trước khi quét phải vệ sinh sạch sẽ sau đó dùng rulô hay chổi cọ quét đều lên bề mặt sau đó để khô ít nhất 24 tiếng, sau đó cho tiến hành quét lớp thứ nhất. Để khô 7 ngày tránh tiếp xúc với nước, sự va đạp, cọ sát có thể hỏng lớp bề mặt chống thấm sau đó tiến hành phủ vữa xi măng lên bề mặt nhằm tránh sự va đạp và sự mài mòn cơ học.
Tại các vị trí đặt ống chờ được trít trát bằng vữa mác cao có phụ gia trương nở.
Vật liệu chống thấm khác được sử dụng trong công trình theo đúng yêu cầu của Thiết kế. Nhà thầu tuyệt đối tuân thủ qui trình chống thấm để đảm bảo chất lượng công trình.
Các tiêu chuẩn quy phạm dùng trong công tác hoàn thiện:
- TCVN 4459: 1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng.
- TCVN 5674: 1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.
- TCXD 65 : 1989 Quy định hợp lý xi măng trong xây dựng.
CÔNG TÁC GIA CÔNG, LẮP DỰNG CỬA VÀ VÁCH NHÔM KÍNH:
Việc gia công lắp dựng hoàn chỉnh một mảng vách và cửa được chia thành 3 giai đoạn do một kỹ sư phụ trách và chỉ thi công sau khi đã nghiệm thu hoàn chỉnh lớp trát tường.
* Giai đoạn 1: Khảo sát, đo đạc, tính toán theo thiết kế, sản xuất và gia công.
Toàn bộ công việc này được tiến hành tại hiện trường, lấy số đo thực tế đối chiếu với số đo trên bản vẽ thiết kế để gia công cho phù hợp tại xưởng.
* Giai đoạn 2: Chia giai đoạn lắp dựng khung xương chịu lực:
Được chia thành 2 phần: Phần gia công lắp ráp và phần lắp dựng khung xương liên kết với sàn, dầm.
Phần lắp dựng khung xương liên kết vào sàn, dầm: Dùng vít nở thép liên kết chặt giữa khung nhôm vào bêtông. Ngoài ra còn hàn các gông sắt góc, sau đó hàn chết cố định vào các lõi thép trong bê tông của dầm từng tầng, tạo cho khung ổn định và có độ vững chắc chống được gió bão.
* Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thiện – vệ sinh.
Được tiến hành trình tự từ trên cao xuống dước cho từng tầng, trong giai đoạn này được chia thành 2 công đoạn:
Công đoạn khoan lắp nẹp sập kính: Là bắt liên kết nẹp để giữ kính bằng liên kết vít 4 x 10 với khung chịu lực, được khoan cách 20cm/vít. Sau đó dùng keo silicon bơm đều vào các khe, tiếp giáp giữa khớp nối khung nhôm và các khi hở nẹp để giữ kính với thân hộp nhôm và chống nước thấm qua. Dùng dầu thông pha với tường, dầm. Sau đó bơm silicon mỏng để chống nước thấm qua.
Khâu cuối cùng là công đoạn lắp kính – bơm keo – nhồi gioăng cao su và vệ sinh:
Dùng keo bơm đều vào các nẹp đế, đưa kính vào, dán kính vào nẹp, nhồi gioăng cao su vào nẹp đế và nẹp sập, sau đó bơm keo phủ trên khe tiếp giáp giữa cao su và kính để chống nước và bảo vệ gioăng cao su khỏi bị rơi. Kết hợp lắp kính xong đến đâu thì vệ sinh sạch sẽ kính, khung nhôm đến đó bằng giẻ, bông sạch và nước xịt rửa kính tạo cho tổng thể bề mặt vách kính sạch, đẹp, bảo đảm mỹ thuật.
*/ Những điều lưu ý chung:
- Thường xuyên dùng phấn hoặc bút dạ để đánh dấu lỗ khoan bắt vít (căng dây hoặc cữ sẵn) để lắp bu lông chính xác. Như vậy mặt ngoài hoàn thiện sẽ đẹp hơn và tránh sự rò rỉ do khoan hỏng.
- Cuối mỗi buổi làm việc phải dọn vệ sinh công trường, lau sạch máy bằng bàn chải mềm, quét sạch các phôi sắt do khoan. Các chất thải này sẽ làm hỏng cấu kiện nếu không dọn đi.
*/ Công tác kiểm tra lần cuối:
Sau khi hoàn thành công việc cần thực hiện kiểm tra lần cuối toàn bộ các bộ phận và phụ kiện công trình.
- Kiểm tra độ chính xác của các đinh vít.
- Kiểm tra sự vận hành của các cửa đi, cửa sổ..
- Sửa lại các phần sàn bị hỏng, phần gạch bị bong rộp.
- Dọn sạch hiện trường.
*/ Công tác an toàn lao động trong thi công lắp dựng:
- Mọi cán bộ, công nhân tham gia thi công trên công trường đều được học nội quy an toàn lao động, được trang bị bảo hộ lao động.
- Trong giờ làm việc không được uống rượu, bia hay các chất kích thích khác.
- Làm việc trên cao phải được đeo dây an toàn, dây an toàn phải được neo vào kết cấu ổn định.
- Không làm việc dưới tầm hoạt động của cần trục khi mang tải.
- Thang neo, dây giằng giữ v.v... phải an toàn và ổn định.
- Cấu kiện lắp đặt phải đảm bảo ổn định mới được tháo móc cẩu.
- Khi đi trên mái, không đi, đứng trên các gờ cao, chỉ nên đi ở gờ thấp tại các vị trí có xà gồ.
- Không nên đi các tầm lấy sáng, đánh dấu các tầm bao che dọc theo chiều dài để xác định ở phần gối chờm nhau giữa các tấm để tránh bị hụt hẫng.
- Ngừng thi công trên cao khi trời có mưa bão, kiểm tra an toàn sau khi mưa bão mới được tiến hành các công việc tiếp theo.
- Thi công đồng thời hệ thống chống sét để đảm bảo an toàn cho người và công trình.
THI CÔNG PHẦN TẤM TRẦN VÀ CÁC TRẦN VỆ SINH.
a. Chủng loại và lắp đặt:
Hệ khung xương nhôm được chung cấp bởi nhà sản xuất theo Modun chuẩn đảm bảo quy cách và đảm bảo đúng thiết kế kèm theo chứng chỉ về chất lượng của nhà sản xuất.
+ Quy trình lắp đặt như sau:
- Lấy mốc chuẩn đặc biệt là cao độ chuẩn viền theo chu vi và đường thẳng mép đèn phản quang trần nội thất.
- Lắp đặt theo trình tự sau:
+ Phân ô chia mảng - đánh dấu.
+ Lắp vít nở thanh treo.
+ Lắp đặt hoàn chỉnh phần khung xương.
+ Căn chỉnh lấy mặt phẳng theo yêu cầu thiết kế.
+ Lắp đặt tấm trần.
+ Gắn keo các khớp nối.
+ Sơn theo yêu cầu thiết kế.
Thi công các chi tiết phào chỉ thạch cao để đảm bảo kỹ thuật – chất lượng
Các chi tiết phào chỉ được thi công như sau:
- Trên cơ sở bản vẽ thiết kế tiến hành làm khuôn mẫu và đúc thử.
- Thông qua thiết kế và Chủ đầu tư.
- Sản xuất mẫu và lắp đặt theo đúng thiết kế.
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
Các yêu cầu chung:
Công tác thi công lắp đặt hệ thống điện cho công trình bao gồm các công việc chính như sau:
Thi công lắp đặt hệ thống cáp nguồn.
Lắp đặt hệ thống dây dẫn từ cáp nguồn vào các thiết bị dùng điện.
Lắp đặt hệ thống thiết bị bảo vệ, thiết bị đóng cắt và dụng cụ tiêu thụ điện.
Hệ thống điện trong công trình được bố trí như sau:
Tuyến cáp cấp điện
Tuyến cáp cấp điện đến các tầng và các phòng.
Phương thức đi dây: Tuỳ vị trí theo thiết kế, các ống luồn dây, dây sẽ đi ngầm hoặc đặt trên giá hay hộp kỹ thuật.
Các thiết bị đóng cắt và điều khiển:
+ Công tắc, ổ cắm
+ áptômát các loại
+ Tủ điện, đồng hồ
+ Các vật liệu khác theo chỉ dẫn của thiết kế.
Vị trí các thiết bị được bố trí tại vị trí và độ cao theo thiết kế. Các vị trí không chỉ dẫn sẽ tuân thủ theo nguyên tắc thiết kế chung.
Trình tự công tác thi công:
Thi công hệ thống điện và lắp đặt thiết bị tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 027 – 91.
Công tác lắp đặt được chi thành 2 phân đoạn:
+ Tuyến cáp nguồn: được thi công trong giai đoạn hoàn thiện bên ngoài.
+ Hệ thống điện trong nhà: được thi công ngay trong quá trình thi công bêtông và sau công tác xây tường bao che.
Trình tự lắp đặt hệ thống trong nhà:
Đi dây theo thiết kế.
Đấu hộp nối, tủ bảng điện, các thiết bị bảo vệ.
Kiểm tra thử tải cho từng phân đoạn, từng tầng và toàn bộ hệ thống.
Lắp hoàn chỉnh các thiết bị tiêu thụ điện.
Sau khi công tác xây thô xong, đợi khối xây thô thì cho thi công lắp đặt hệ thống dây dẫn điện, tránh sau hoàn thiện phải đục đẽo.
Hệ thống đường dẫn điện được độc lập về cơ, điện đối với hệ thống khác và đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.
Các mạch điện dự phòng cũng như các mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố không được đặt chung trong cùng một ống, một hộp hay một tháng.
Đặt ống luồn dây dẫn hoặc cáp điện đảm bảo ống có đủ độ dốc để nước chảy về phía thấp nhất và thoát ra bên ngoài, không để nước thấm vào hoặc đọng lại trong ống.
Tất cả các mối nối và rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện được thực hiện trong hộp nối dây và hộp rẽ nhánh.
Khi đặt ống luồn dây dẫn, cáp điện trong các kết cấu xây dựng đúc sẵn hoặc các kết cấu bêtông liền khối, nối ống bằng cách ren răng hoặc hàn thật chắc chắn.
Cấm đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới lớp trát tường, trần nhà ở những chỗ có thể bị đóng đinh hoặc đục lỗ.
Cấm đặt đường dẫn điện ngầm trong tường chịu lực khi chiều sâu của rãnh chôn > 1/3 bề dày tường.
Cấm đặt ngầm trực tiếp trong hoặc dưới lớp vữa trát, các loại dây dẫn cáp điện mà vỏ cách điện cũng như lớp bảo vệ vỏ bị tác hại do lớp vữa dày.
Khi thi công lắp đặt hệ thống điện cũng phải tiến hành công tác thử tải và thí nghiệm theo đúng tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành. Nhà thầu sẽ lập quy trình kiểm tra và thử tải hệ thống điện để trình Chủ đầu tư trước khi bắt đầu thi công.
Quy trình kiểm tra và thử tải phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Sau khi lắp đặt xong từng phòng hay từng tầng phải kiểm tra ngay sự làm việc của hệ thống dây.
- Sau khi lắp đặt xong cả công trình sẽ lắp đặt các thiết bị bảo vệ để kiểm tra riêng rẽ và tiến hành kiểm tra chung sự làm việc của toàn bộ hệ thống.
- Tiến hành lắp đặt các thiết bị nếu công tác kiểm tra cho thấy hệ thống đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Kiểm tra lại sự làm việc đồng bộ của hệ thống.
Khi thi công lắp đặt hệ thống điện phải chú ý các vấn đề an toàn sau:
- Công nhân lắp đặt hệ thống điện phải là công nhân chuyên ngành có đủ khả năng thực hiện công việc.
- Khi thi công có đủ các trang bị an toàn cá nhân cần thiết.
- Có đủ các thiết bị kiểm tra, các thiết bị đóng ngắt...
GIA CÔNG VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
Các yêu cầu kỹ thuật chung:
Hệ thống thu lôi chống sét của công trình được thiết kế hàn thành mạch kín, gồm:
Các cọc tiếp đất bằng sắt L 63 x 63 x 4 dài 2 m, chôn sâu dưới mặt đất tự nhiên.
Dây tiếp địa bằng sắt dẹt hoặc sắt tròn.
Kim thu sét dùng kim nhọn đầu có tráng bạc.
Trình tự và yêu cầu thi công:
- Thi công hệ thống chống sét tuân thủ tiêu chuẩn TCVN – 027 - 91
- Các chi tiết của hệ thống chống sét được gia công tại xưởng và vận chuyển lắp đặt tại công trường.
- Thi công lắp đặt hệ thống chống sét được làm đồng thời và ngay sau khi hoàn thiện công tác lớp mái. Kim thu sét sẽ được hàn chặt vào kết cấu chịu lực của mái. Sau khi hàn, các mối hàn sẽ được vệ sinh sạch sẽ và sơn bảo vệ.
- Đào rãnh sâu 0,7m rộng 0,5 m để rải dây dẫn. Đóng cọc sắt mạ đồng sau đó hàn các dây dẫn vào các cọc tiếp đất. Các dây nối được hàn cố định vào cọc.
- Quá trình thi công phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Cụm dây tiếp địa và cọc tiếp địa phải đủ độ sâu thiết kế, khoảng cách các cọc với nhau, khoảng cách dây tiếp đất với móng nhà phải đảm bảo theo thiết kế.
+ Dây dẫn sét dùng cáp chuyên dùng.
+ Các chỗ tiếp đất phải đo điện trở trước khi hoàn thành mạng.
+ Công trình làm xong phải do cơ quan chuyên môn kiểm tra nghiệm thu xác nhận và cấp chứng chỉ cho phép vận hành.
HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VỆ SINH.
Yêu cầu kỹ thuật chung:
Hệ thống cấp thoát nước công trình được thiết kế đồng bộ, bố trí chi tiết đến từng phòng vệ sinh.
Đường ống cấp nước được thiết kế, các phụ kiện ống đi kèm.
Có bố trí bể nước trên mái. Nước lấy từ trạm bơm, dùng bơm tự động.
Trình tự thi công:
Quá trình thi công tuân thủ theo TCVN 4523 – 1998 và TCVN 4474 – 1987, TCVN 4519 – 88.
Phương thức lắp đặt: Hệ thống cấp thoát nước được đi ngầm trong hộp kỹ thuật.
1. Đường ống cấp nước:
- Đường ống chính, các đoạn ống nhánh và ống nối đến các thiết bị đặt độ dốc theo thiết kế. Các vị trí không chỉ dẫn sẽ lấy từ 0,002 đến 0,005 để có thể xả được nước. Độ dốc ống hướng về phía ống đứng hoặc các vị trí tháo lắp được. Những vị trí thấp của mạng lưới đặt van xả hoặc các phụ tùng có nắp đậy để có thể mở ra khi cần thiết.
- Không được đặt đường ống cấp nước trong các rãnh thoát nước hoặc ống thông hơi trong nhà.
- Sau khi lắp đặt xong hệ thống đường ống tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống rồi mới tiến hành công việc kiểm tra thử áp lực. Nhà thầu sẽ lập quy trình thử áp lực chi tiết và trình Chủ đầu tư phê duyệt. Quy trình thử áp lực tiến hành như sau:
+ Kiểm tra toàn bộ hệ thống xem đã lắp đặt đầy đủ hay chưa.
+ Dùng các đầu bịt bằng thép để bị các cửa ống chờ lắp đặt các thiết bị đo thiết bị vệ sinh.
+ Lắp đặt 1 đồng hồ đo áp lực có trị số phù hợp với trị số đo tại một đầu bịt của van phao trên bể nước mái.
+ Dùng bơm nước nạp đầy nước vào đường ống.
+ Dùng bơm nén có gắn đồng hồ đo áp lực để nén và kiểm tra áp lực của toàn bộ hệ thống.
+ Quá trình thử áp lực sẽ có sự chứng kiến giám sát của Chủ đầu tư.
Nhà thầu sẽ lập biên bản thử áp và các tài liệu theo quy định.
Sau khi kiểm tra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật mới tiến hành lắp đặt các thiết bị vệ sinh.
2. Đường ống thoát nước:
- Miệng lọc của ống và phụ tùng đặt theo hướng ngược chiều dòng nước chảy.
- Độ dốc của đường ống thoát nước bẩn và nước mưa theo thiết kế.
- Không được nối các thiết bị vệ sinh vào các đoạn nằm ngang của ống đứng
- Để làm sạch mạng lưới thoát nước sinh hoạt và thoát nước sản xuất bên trong nhà đặt các bộ phận xả rửa ở các vị trí:
Trên các ống đứng, khi không khúc khuỷu, các ống thăm được bố trí ở tầng 1 và tầng trên cùng. Còn khi khúc khuỷu thì lỗ thăm được bố trí ở tất cả các tầng.
Trên đoạn đầu của đường ống thoát nước bẩn khi số chậu 3 mà không có lỗ thăm thì bố trí lỗ xả rửa.
3. Lắp đặt các thiết bị vệ sinh:
+ Mỗi thiết bị vệ sinh được nối với mạng lưới thoát nước qua xi phông.
+ Trước khi thử các hệ thống đã lắp đặt, để đề phòng rác bẩn đóng lại trong xi phông đặt dưới các thiết bị vệ sinh, thì tháo nút dưới của xi phông ra.
+ Tại chỗ nối thiết bị vệ sinh vào ống xi phông được tăng độ chặt bởi sợi gai tẩm bitum có quét sơn.
Công tác lắp đặt thiết bị vệ sinh chỉ được bắt đầu sau khi thử áp hệ thống cấp nước, thử độ kín và khả năng thoát nước của hệ thống thải.
Nếu các KQ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì mới lắp đặt cố định. Sau khi lắp đặt xong các thiết bị vệ sinh, các dụng cụ tiêu thụ phải kiểm tra sự vận hành riêng biệt của từng thiết bị và tổng thể cả hệ thống đã lắp.
LỰC LƯỢNG THI CÔNG TRỰC TIẾP:
Xây thô:
Bố trí 4 tổ độ, mỗi tổ 25 – 30 công nhân bậc 3/7 trở lên.
Hoàn thiện mặt trong:
Gồm các công tác trát, ốp, lát dựng khuôn cửa. Bố trí 6 tổ đội mỗi tổ đội gồm 25 – 30 công nhân lành nghề.
Hoàn thiện mặt ngoài:
Bố trí 4 tổ đội thực hiện các công việc trát ngoài, sơn, bả, lắp dựng khuôn cửa. Mỗi tổ đội từ 15 – 20 người.
Lắp đặt trần:
Gồm 3 tổ, mỗi tổ từ 10 – 15 người.
Phần điện:
Gồm các thợ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Bố trí 2 tổ, mỗi tổ 10 – 15 người.
Phần nước:
Thi công các đường ống cấp nước, thoát nước toàn nhà. Gồm 2 tổ đội, mỗi tổ 10 – 15 người.
Hạ tầng ngoài nhà:
Bố trí 1 tổ đội gồm 25 người.
HOÀN CÔNG, BÀN GIAO VÀ BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH.
Hoàn công, bàn giao:
Kết thúc từng hạng mục, từng phần và toàn bộ công trình Nhà thầu cho tiến hành lập hồ sơ hoàn công để làm căn cứ cho công tác nghiệm thu kỹ thuật theo từng giai đoạn thi công trên. Hồ sơ hoàn công phản ánh đúng thực trạng thi công và được lưu giữ trong Hồ sơ bàn giao công trình.
Nhà thầu thu dọn toàn bộ hệ thống kho bãi công trình, tổng vệ sinh các hạng mục, tổ chức nghiệm thu sơ bộ trước khi nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng.
Công tác bảo hành, theo dõi ảnh hưởng tới các công trình xung quanh.
1. Bảo hành công trình:
Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành công trình 12 tháng theo đúng quy định hiện hành.
Trong thời gian bảo hành Nhà thầu sẽ thành lập 1 tổ bảo hành bao gồm 1 kỹ sư XD, 2 công nhân nề, 1 công nhân kỹ thuật điện, 1 công nhân kỹ thuật nước hàng tuần kiểm tra, theo dõi chất lượng công trình, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng theo đúng quy trình, quy phạm.
Nhà thầu sẽ gửi cho Chủ đầu tư 2 số điện thoại của Trưởng ban chỉ huy công trường và Tổ trưởng tổ bảo hành để Chủ đầu tư kịp thời thông tin cho Nhà thầu khi có sự cố xảy ra.
2. Theo dõi sự ảnh hưởng đối với các công trình xung quanh:
Trong quá trình thi công Nhà thầu đặt máy trắc đạc để theo dõi độ lún của công trình và ảnh hưởng của công trình tới các công trình xung quanh.
Chúng tôi sẽ tổ chức một tổ để tiếp nhận ý kiến của cán bộ công nhân viên, của nhân dân và các cơ quan xung quanh để lắng nghe ý kiến và khắc phục đến mức thấp nhất để không làm ảnh hưởng đến xung quanh.
Khi thi công chúng tôi sẽ dùng các loại lưới chắn bụi để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong khu vực.
Với thiết kế kết cấu công trình và biện pháp thi công như đã trình bày ở trên. Chúng tôi tin chắc rằng công trình đạt chất lượng cao và sẽ không có một sự cố đáng tiếc nào xảy ra.
BIỆN PHÁP KẾT HỢP VỚI CÁC NHÀ THẦU PHỤ:
Căn cứ vào tờ trình số 428/TT-TY(KS1) ngày 12/07/2005, đã được Tổng giám đốc và các phòng ban phê duyệt. Giao cho Xí nghiệp xây dung số 4 quản lý toàn bộ mặt bằng công trình, nguồn điện, nguồn nước thi công, có biện pháp phối hợp, hỗ trợ nhà thầu khác tham gia thi công tại công trình đảm bảo tiến độ, hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình đạt chất lượng tốt. Giám sát các nhà thầu thực hiện nghiêm túc nội quy thi công tại công trường đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp và an ninh trật tự. Để đảm bảo hoàn thành tốt các yêu cầu đề ra Xí nghiệp xây dung số 4 chúng tôi nêu ra một số nguyên tắc thực hiện đối với các nhà thầu phụ, ngoài ra để đảm bảo cho việc phối kết hợp với các nhà thầu phụ được tốt chúng tôi tổ chức họp giao ban vào 14 giờ ngày thứ 4 hàng tuần gồm chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các nhà thầu phụ:
Một số nguyên tắc đối với các nhà thầu phụ:
Trước khi vào thi công các phần việc mà các nhà thầu phụ được giao, Nhà thầu phụ phải tiến hành các thủ tục như: Đưa ra sơ đồ tổ chức, tiến độ thi công chung, danh sách cán bộ kỹ thuật và công nhân, và máy móc dự kiến đưa vào trong công trường.
Tất cả các vật tư đưa vào công trường đều phải có văn bản đệ trình tên của các nhà cung cấp vật liệu, mẫu mã theo quy định của hồ sơ thầu, và phải có chứng chỉ, thí nghiệm đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam và được sự chấp thuận của chủ đầu tư.
Các nhà thầu phụ phảI đưa ra tiến độ thi công hàng tuần theo yêu cầu tiến độ và chịu hoàn toàn trách nhiệm mà phần việc được giao.
Công nhân trước lúc vào thi công tại công trường đều phảI được huấn luyện an toàn lao động, phải ký cam kết thực hiện các biện pháp riêng (dễ nhận biết) và đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động.
Việc ăn ở và sinh hoạt của công nhân trong và ngoài công trường phải đảm bảo vệ sinh môi trường chung, phải tuân thủ nội quy quy định của công trường đã được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Việc sử dụng các thiết bị máy móc của công trường thì phải đăng ký trước ít nhất là 2 tiếng (như cẩu tháp, vận thăng.) để ban chỉ huy còn bố trí.
Hết giờ làm việc công nhân không được phép vào trong công trường (trừ trường hợp đặc biệt làm thêm giờ và phải có cán bộ kỹ thuật phụ trách hạng mục trực tiếp chỉ đạo).
Ngoài các nguyên tắc trên Xí nghiệp xây dựng số 4 chúng tôi cam kết tạo mọi điều kiện phối hợp và hỗ trợ các nhà thầu phụ khác để công việc được tiến triển tôt đẹp. Và chúng tôi sẽ định mức thu phí để đảm bảo các công tác phục vụ thi công như: Công tác bảo vệ, điện, nước,rác thải, vệ sinh môi trường.theo sự thỏa thuận giữa Xí nghiệp xây dựng số 4 và các nhà thầu khác.
TIẾN ĐỘ THI CÔNG KHẢ THI PHẦN XÂY VÀ PHẦN HOÀN THIỆN:
-Tại công trường nhà ở căn hộ 17 tầng Khu đô thị mới Trung Yên chúng tôi sử dụng 02 vận thăng lồng của Hòa Phát cung cấp, tải trọng cho phép mỗi lồng là 1000 kg hoặc 12 người.
-Đối với công trình nhà cao tầng tiến độ thi công đòi hỏi liên tục, vừa tổ chức thi công ở các tầng trên, vừa phải tiến hành xây, hoàn thiện ở các tầng dưới đã tháo cốp pha là một yêu cầu cần thiết. Công trình nhà ở căn hộ 17 tầng KS1 Trung Yên với diện tích tầng điển hình hơn 1.400 m2.
-Để thuận tiện và thống nhất cho công tác hoàn thiện chúng tôi sẽ khẩn trương cho hoàn thiện 01 tầng hoàn chỉnh để làm mẫu, sau khi được sự đồng ý của chủ đầu tư và tư vấn giám sát chúng tôi mới tiến hành hoàn thiện đồng loạt.
Với khối lượng phần xây thô và phần hoàn thiện tầng điển hình là:
TT
Nội dung
Đơn vị
Khối lượng
Định mức N.công
Tổng số công
1
Xây tường 220
m3
200
1,920
384 Công
2
Xây tường 110
m3
100
2,410
241 Công
3
Trát tường
m2
3600
0,137
493 Công
4
Lát gạch nền 30x30
m2
1200
0,450
540 Công
5
Lát gạch nhà vệ sinh
m2
100
0,180
18 Công
20x20 chống trơn
6
Sơn, bả
m2
3600
0.072
259 Công
Theo tiến độ thi công đã lập: (Có bản vẽ tiến độ thi công kèm theo).
- Phần xây thô: 270 ngày
- Phần hoàn thiện: 420 ngày
*Phần xây thô:
- Năng suất lao động trung bình 1 công nhân xây 1m3 tường 220 là: 1,92 c/m3.
- Năng suất lao động trung bình 1 công nhân xây 1m3 tường 110 là: 2,41 c/m3.
- Bố trí 3 tổ thợ mỗi tổi 20 người. Tổng 60 người.
- Thời gian hoàn thành công tác xây là:
(384+241)/60= 10,5 ngày.
* Phần hoàn thiện:
+Trát:
- Năng suất lao động trung bình 1 công nhân trát 1m2 tường làL 0,137 c/m2.
- Bố trí 4 tổ thợ mỗi tổ 20 người. Tổng 80 người.
- Thời gian hoàn thành công tác trát là:
493/80 = 6,2 ngày.
+ Lát gạch:
- Năng suất lao động trung bình 1 công nhân lát 1m2 gạch 300x300 là: 0,45 c/m2.
- Năng suất lao động trung bình 1 công nhân lát 1m2 gạch 200x200 là: 0,18 c/m2.
- Bố trí 4 tổ thợ mỗi tổ 20 người. Tổng 80 người.
- Thời gian hoàn thành công tác lát gạch là:
(540+18)/80= 7 ngày.
+ Gia công lắp đặt cửa:
- Theo tiến độ đã lập phần gia công lắp đặt cửa là: 165 ngày.
- Dự kiến thời gian lắp dựng là: 11 ngày/1tầng.
- Thời gian còn lại là gia công
+ Lắp đặt hệ thống điện:
- Theo tiến độ đã lập phần lắp đặt hệ thống điện là: 615 ngày.
- Dự kiến thời gian lắp đặt là: 14 ngày/1tầng.
+ Gia công lắp đặt tủ bếp:
- Theo tiến độ đãlập phần gia công lắp đặt tủ bếp là: 165 ngày.
-Dự kiến thời gian lắp đặt là: 11 ngày/1tầng.
Tính toán khối lượng vận chuyển bằng vận thăng:
- Khối lượng gạch xây phải vận chuyển cho một tầng điển hình là: 151.000 viên.
- Khối lượng vữa xây, trát phải vận chuyển cho một tầng điển hình khoảng: 11.500 viên.
- Khối lượng vữa xây, trát phải vận chuyển cho một tầng điển hình khoảng: 200 m3.
Mỗi xe cải tiến chở được 200 viên gạch Vigalacera. Thì số chuyến phải chở cho một tầng điển hình là:58 chuyến.
Tổng số chuyến chở cho một tầng điển hình là: 2497 chuyến.
Nếu xây và hoàn thiện cả 5 tầng liên tục thì số chuyến phải vận chuyển là: 12.485 chuyến.
Để đưa vật liệu lên tầng 3 thì phải mất là: 32s.
Để đưa vật liệu lên tầng 10 thì phải mất là: 57s.
Để đưa vật liệu lên tầng 15 thì phải mất là: 82s.
Để đưa vật liệu lên tầng 17 thì phải mất là: 97s.
Thời gian đóng, mở cửa vận thăng và đưa ra khỏi vận thăng là: 30s. Chưa kể các thời gian dừng, đưa đón xe vào vận thăng và đẩy tới vị trí xây, trát trong tầng.
Ngoài ra vận thăng còn phải dừng ở nhiều vị trí đưa, đón công nhân làm việc tại các tầng và vận thăng còn phải phục vụ các B’ thi công như: Điện thoại, điều hòa, ga,.
Vì vậy chúng tôi sử dụng một vận thăng lồng cho công tác xây, hoàn thiện và một vận thăng lồng phục vụ cho công tác khác.
Trong thực tế sự ùn tắc của các xe cải tiến vận chuyển gạch, vữa lên các tầng thường xẩy ra đầu giờ làm việc. Vì vậy chúng tôi sẽ tổ chức một nhóm thợ vận chuyển gạch, vữa chuyên nghiệp nhằm trách sự lộn xộn tranh nhau vữa ở trạm trộn và giảm đáng kể phần kinh phí do phải đầu tư nhiều xe cải tiến. Tổ chức vận chuyển vật liệu theo các ca làm việc, gạch xây vận chuyển sẵn hoặc xem vào các giờ trống, vữa được trộn khô và vận chuyển trước ca sáng 2 đến 3 giờ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng. Mặt khác để tận dụng sức chở của xe chúng tôi sẽ cơi cao thành thêm 20 cm để cải tiến xong không gây quá tải với vận thăng ngay cả khi chở 2 người và 2 xe cải tiến.
DIỄN GIẢI THỜI GIAN THI CÔNG TRONG 18 THÁNG:
- Thời gian thi công phần thô là 14 ngày/01 tầng (Các tầng điển hình từ 10-:-12 ngày):
+Gia công, lắp dựng cốt thép cột, vách: 2ngày.
+Lắp dựng cốp pha cột vách: 2 ngày.
+Đổ bê tông cột, vách: 1 ngày.
+Lắp dựng cốp pha dầm, sàn, cầu thang. 3 ngày.
+Gia công và lắp dựng cốt thép dầm, sàn, cầu thang: 3 ngày.
+Đổ bê tông dầm, sàn cầu thang: 1 ngày.
+Tháo dỡ cốp pha: 2 ngày.
*Tổng thời gian thi công phần thô là: 8 tháng.
-Thời gian phần xây thô:
Dự kiến phần thô thi công đến tầng 7 là bắt đầu xây phần thô từ tầng 1.
Như vậy sau 3,5 tháng bắt đầu phần xây thô.
+Thời gian xây thô một tầng là: 10,5 ngày.
*Tổng thời gian thi công phần xây thô là: 7 tháng.
-Thời gian phần hoàn thiện:
+Thời gian trát một tầng là: 6,5 tầng.
*Tổng thời gian phần trát: 4 tháng.
-Thời gian công tác lát gạch:
+Thời gian lát gạch một tầng là: 7 ngày
*Tổng thời gian lát gạch là: 4,5 tháng.
-Thời gian lắp đặt cửa:
+Thời gian lắp đặt cửa một tầng là: 11 ngày.
*Tổng thời gian lắp đặt cửa là: 6,5 tháng.
-Thời gian gia công và lắp đặt tủ bếp:
+Thời gian lắp đặt tủ bếp 1 tầng là: 11 ngày.
*Tổng thời gian lắp đặt tủ bếp là: 5,5 tháng.
-Lắp đặt hệ thống điện:
+Thời gian lắp đặt hệ thống điện một tầng là: 14 ngày.
*Tổng thời gian lắp đặt hệ thống điện là: 8 tháng.
-Lắp đặt cầu thang máy:
+Thời gian chuẩn bị thiết bị và lắp đặt cầu thang máy là: 15 tháng.
-Lắp đặt hệ thống ga:
+Thời gian lắp đặt hệ thống ga cho một tầng là: 16 ngày.
*Tổng thời gian lắp đặt hệ thống ga là: 8 tháng.
-Thi công phần thu rác:
*Tổng thời gian thi công phần thu rác là: 5 tháng.
*Do tính chất của công việc có hạng mục làm xong mới bắt đầu được hạng mục tiếp theo và có những hạng mục phải phối hợp với nhau, làm đồng thời với nhau.
Quỹ thời gian hoàn thành các hạng mục:
Hạng mục
Thời gian (Tháng)
Thi công phần thô
9 tháng
Thi công xây thô
7 tháng
Thi công phần trát
4 tháng
Thi công phần ốp lát gạch
4,5 tháng
Thi công lắp đặt cửa
2,5 tháng
Lắp đặt tủ bếp
3 tháng
Lắp đặt hệ thống điện
7 tháng
Thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
3 tháng
Lắp đặt hệ thống ga
5 tháng
Thi công phần thu rác
5 tháng
Vận hành thử và bàn giao1
1,5 tháng
Tổng thời gian thi công 18 tháng.
*Với như thời gian thi công trên chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu phụ như: Thầu phụ thi công cấp ga, thi công cầu thang máy, thi công cửa, ..
-Vật tư, vật liệu luôn luôn cung ứng đủ để thi công không được gián đoạn.
-Các trang thiết bị công luôn luôn sẵn sàng: Cốp tháp, vận thăng, hệ thống giàn giáo cốp pha cung cấp đủ cho 2,5 tầng
CHƯƠNG IV
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.
DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG.
TT
Loại công tác
Số lượng
1
Dụng cụ trắc địa kiểm tra
- Máy kinh vĩ điện tử
01
- Máy thuỷ bình
01
2
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Bộ khuôn mẫu thử cường độ bê tông
Do nhà cung cấp bê tông cấp
- Bộ thử độ sụt bê tông (côn Abraham ...)
- Súng bắn kiểm tra cường độ bê tông
Được thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm có chức năng
- Thử cường độ thép
- Thử cường độ các vật liệu rời: Gạch, cát, đá
- Thiết kế cấp phối
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI CÔNG
- Chất lượng công trình quản lý theo Nghị định 209 về quản lý chất lượng xây dựng công trình và theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 về quy trình thi công xây lắp.
- Vật liệu đưa vào xây dựng công trình được thực hiện theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế.
- Biện pháp tổ chức thi công cụ thể và yêu cầu kỹ thuật chủ yếu được trình bày ở thiết kế biện pháp thi công và thuyết minh biện pháp thi công.
- Ngoài các yếu tố trên, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất đó là: Bộ máy điều hành, quản lý giỏi, lực lượng cán bộ kỹ thuật có chuyên môn tốt, việc kiểm tra chất lượng công trình được tiến hành thường xuyên, chu đáo đúng với quy trình và tiêu chuẩn, quy phạm Việt Nam. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có kỷ luật lao động tốt và được tuyển chọn.
BIỆN PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC VẬT LIỆU, VẬT TƯ CHÍNH:
- Lập một bộ phận QLCL chuyên kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư chính trước khi đưa vào thi công.
- Chúng tôi sẽ có văn bản danh mục tất cả những nhà cung cấp vật liệu, vật tư dự kiến đủ để Tư vấn giám sát hoặc Chủ đầu tư phê duyệt.
- Vật tư cung cấp cho công trình đều phải có đủ chứng chỉ, thí nghiệm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế, theo TCVN, được Chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát chấp nhận mới được đưa ra sử dụng.
- Tất cả những vật liệu, vật tư đúng tiêu chuẩn thiết kế do nhà thầu đệ trình sau khi được phê duyệt sẽ lưu lại tại công trường làm chuẩn so sánh với các đợt cung cấp về sau trong quá trình thi công. Bất cứ vật tư, vật liệu nào không được nghiệm thu sẽ phải chuyển khỏi công trình,
SỬA CHỮA HƯ HỎNG VÀ BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH.
- Tổ kiểm tra chất lượng của chúng tôi sẽ thường xuyên giám sát quá trình thi công công trình, lập biên bản nghiệm thu cho từng phần việc. Sửa chữa những khiếm khuyết trong quá trình thi công. Chúng tôi đảm bảo thi công công trình đúng thiết kế với chất lượng cao nhất.
ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THỤẬT VÀO THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Trong quá trình phát triển việc áp dụng tiến bộ KHKT là điều kiện cấp thiết, quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhận biết rõ điều này chúng tôi luôn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác điều hành, quản lý và thi công công trình.
- Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành phù hợp với điều kiện riêng của từng công trình và điều kiện kinh tế thị trường của giai đoạn thi công.
- Chúng tôi áp dụng khoa học thống kê và công nghệ thông tin trong quản lý dự án như: phần mềm tính thép, phần mềm lập tiến độ Project, sử dụng hệ thống vi tính nối mạng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều vận, điều hành thi công, quản lý kinh tế kỹ thuật của dự án.
- Những công nghệ tiên tiến được áp dụng cho kỹ thuật thi công:
+ Sử dụng các máy móc đo đạc và kiểm tra thế hệ mới: Máy được dùng là máy chiếu đỉnh SOKIA, máy kinh vĩ điện tử, máy thuỷ bình có độ chính xác cao, có thể tự cân bằng trong phạm vi nhỏ.
+ Sử dụng các thiết bị thi công hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình: Máy bơm bê tông, máy cắt uốn thép, máy đầm bê tông và hệ thống cốp pha, giàn giáo có thể tháo lắp và vận chuyển dễ dàng.
+ Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc nội bộ như: bộ đàm, Camera giám sát, loa phát thanh.
CHƯƠNG V
CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN NINH, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
NỘI QUY SẢN XUẤT CHUNG (ĐỐI VỚI CBCNV TRONG CÔNG TRƯỜNG)
- Thời gian làm việc theo yêu cầu sản xuất thực tế của công trường và khi có lệnh của Chủ nhiệm công trình.
- CBVN vào làm việc tại công trường phải đầy đủ, có trang bị phòng hộ lao động khi vào khu vực đang thi công.
- Không tự do ra vào công trường trong giờ làm việc.
- Cán bộ công nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ những nội quy an toàn lao động của công trường và CBKT có trách nhiệm hướng dẫn công nhân lao động thực hiện an toàn lao động trong công trường.
- Có nơi tập kết phương tiện đi lại.
- Không tự ý sử dụng điện thoại, điện sản xuất, vận hành máy móc khi không có lệnh của chỉ huy công trường.
- Không tự ý mang vật tư ra ngoài công trường hoặc cấp phát cho các đội, tổ sản xuất khi không có lệnh xuất vật tư của ban chỉ huy công trường.
- Không uống bia rượu, đùa nghịch trong giờ làm việc.
- Không tiếp bạn bè, người nhà trong công trường.
Bảo đảm vệ sinh môi trường và có ý thức nhắc nhở công nhân trong công trường cùng thực hiện.
CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG:
Phải chú ý vấn đề an toàn lao động cho công nhân, cán bộ làm việc trên công trường, thực hiện theo đúng quy phạm TCVN 5308 - 91.
Khi thi công công trình để đảm bảo đúng tiến độ và an toàn cho người và các phương tiện cơ giới ta cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Phổ biến quy tắc an toàn lao động đến mọi người tham gia trong công trường xây dựng.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thi công cho máy móc và công nhân trong công trường nhất là cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động cho người công nhân.
- Trong tất cả các giai đoạn thi công cần phải theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các BPTC, BP an toàn vệ sinh lao động.
- Bố trí đèn, biển báo tại các cửa ra vào và các khu vực nguy hiểm.
Đối với thiết bị:
Trong công tác thi công cơ giới: Các loại máy móc thi công đều được kiểm tra an toàn. Trong quá trình thi công các máy móc thiết bị được bảo dưỡng và kiểm tra an toàn thường xuyên.
Tại các vị trí sử dụng máy đều có bảng nội quy sử dụng máy.
Các thiết bị, máy móc chuyên dùng đều do công nhân kỹ thuật được đào tạo chuyên ngành và có kinh nghiệm thi công vận hành, nghiêm cấm công nhân không có trách nhiệm sử dụng máy. Cụ thể như sau:
Đối với cẩu tháp:
Trước khi bắt đầu thi công kiểm tra chứng chỉ kiểm định máy.
Bắt đầu làm việc phải thường xuyên kiểm tra dây cáp và dây cẩu đem dùng. Không được cẩu quá sức nâng của cần trục, khi cẩu những vật liệu và trang thiết bị có tải trọng gần giới hạn sức nâng cần trục cần phải qua hai động tác: đầu tiên treo cao 20 – 30 cm kiểm tra móc treo ở vị trí đó và sự ổn định của cần trục sau đó mới nâng lên vị trí cần thiết. Tất cả thiết bị phải được kiểm tra, kiểm định trước khi sử dụng. Phải đóng nhãn hiệu có chỉ dẫn các sức cẩu cho phép. Khi lắp dựng cẩu tháp phải có đèn báo hiệu màu đỏ đặt trên đỉnh cao nhất của cẩu tháp.
+ Lắp đặt cầu công tác từ tầng sàn sang cabin cẩu để giảm chiều cao ttrèo của thợ vận hành cẩu tháp.
+ Các công việc sản xuất khác chỉ được cho phép làm việc ở những khu vực không nằm trong vùng nguy hiểm của cần trục. Những vùng làm việc của cần trục phải có rào ngăn, đặt những biển chỉ dẫn những nơi nguy hiểm cho người và xe cộ đi lại. Những tổ đội công nhân lắp ráp không được đứng dưới vật cẩu và trong tầm bán kính quay tay cần của cần trục.
* Đối với máy hàn: Trước khi bắt đầu công tác hàn phải kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị hàn điện, thiết bị tiếp địa và kết cấu cũng như độ bền chắc cách điện. Kiểm tra dây nối từ máy đến bảng phân phối điện và tới vị trí hàn. Và khi không sử dụng máy hàn phải tắt cầu dao điện.
+ Bố trí thợ điện chuyên trách tại công trường. Có nội quy quy định nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ tự ý sử dụng nguồn điện và thiết bị điện.
* Đối với vận thăng: Sau khi lắp dựng vận thăng xong, trước khi đưa vào sử dụng phải qua kiểm định.
Đối với công nhân:
Tất cả công nhân làm việc trong công trình đều được học quy định an toàn lao động và khám sức khoẻ, trang bị bảo hộ lao động cho từng loại thợ theo qui định của Nhà nước trước khi vào thi công.
Người lái cần trục khi cẩu hàng bắt bược phải báo trước cho công nhân đang làm việc ở dưới thông qua bộ đàm. Tất cả tín hiệu cho thợ lái cần trục đều phải do tổ trưởng phát ra. Khi cẩu các cấu kiện có kích thước lớn chủ nhiệm công trình phải trực tiếp chỉ đạo công việc, các tín hiệu được truyền đi cho người lái cẩu phải bằng bộ đàm, các dấu hiệu quy ước bằng tay, bằng cờ. Giữa các tầng sẽ bố trí bộ đàm để liên lạc thông tin với nhau, đảm bảo an toàn lao động.
Phải tạo điều kiện làm việc an toàn cho người thợ hàn ở bất kỳ vị trí nào. Thợ hàn trong thời gian làm việc phải mang mặt nạ có kính mầu bảo hiểm. Để đề phòng tia hàn bắn vào trong quá trình làm việc cần phải mang găng tay bảo hiểm, làm việc ở những nơi ẩm ướt phải đi ủng cao su cách điện.
Tất cả các vị trí nguy hiểm đều có lan can, rào chắn, biển báo theo đúng qui định.
Sử dụng người lao động đúng với tay nghề và loại hình nghề đã được đào tạo.
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn điện và sử dụng các thiết bị cầm tay
+ Khi di chuyển thiết bị điện phải tắt cầu giao.
+ Khi bật, tắt công tắc, cần phải lên tín hiệu, xác định rõ và tiến hành một cách cẩn thận.
+ Nếu phát hiện thấy điều gì không bình thường, phải lập tức báo hiệu ngay cho người phụ trách để sử lý.
+ Khi làm việc trên cao phải đứng trên giàn giáo hoặc thang ghế chuyên dụng.
+ Khi làm việc trên cao ³ 2,5 m phải có sàn thao tác và đeo dây an toàn.
Đối với công trường:
- Trên công trình có nội qui, khẩu hiệu an toàn lao động.
- Tất cả các nơi nguy hiểm đều có lan can rào chắn, biển báo theo các quy định quy phạm. Bao quanh công trình là hệ thống giáo hoàn thiện kết hợp căng bên ngoài là hệ thống lưới an toàn và chống bụi để đảm bảo cho các công việc thi công.
- Không mang chất nổ, chất dễ cháy vào khu vực công trình.
- Hệ thống chiếu sáng đầy đủ để phục vụ thi công vào ban đêm.
Biện pháp an toàn thi công cốp pha, giáo.
- Giáo an toàn sử dụng giáo Minh Khai còn mới, chắc chắn đầy đủ giằng. Trước khi lắp đặt giáo phải kiểm tra kỹ để loại bỏ những khung giáo có hiện tượng rạn nứt mối hàn hoặc không đầy đủ then chốt.
- Chân giáo phải được kê trên nề đất chắc chắn thông qua hệ thống chuyển tải bằng thép U100 kết hợp xà gỗ 80120.
- Lắp đặt giáo ngoài tuần tự dưới lên trên, lắp đến đâu phải neo giáo chắc chắn bằng ống D50 kết hợp với khoá giáo.
- Tháo giáo theo trình tự ngược lại. Khi tháo giáo phải tháo từng tầng giáo theo chiều ngang và giữ nguyên neo, giằng giáo của các tầng giáo phía dưới.
- Thành lập các tổ công nhân chuyên lắp đặt và tháo giáo, đã được cán bộ an toàn của công trường huấn luyện kỹ càng và sử dụng trang thiết bị phòng hộ nhưng dây lưng an toàn, mũ phòng hộ. Hệ thống dây an toàn phải được cán bộ kỹ thuật, an toàn viên công trường kiểm tra, nghiệm thu. Tất cả hệ thống giàn giáo phải được cán bộ có trách nhiệm nghiệm thu, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.
- Khu vực lắp đặt tháo dỡ giáo phải có người cảnh giới, biển báo an toàn trong quá trình đang thi công.
- Giáo Pal và cốp pha được vận chuyển từ mặt đất lên các tầng và tầng này lên tầng khác hay ngược lại chuyển từ trên xuống bằng cần trục tháp.
- Cốp pha, đà giáo khi tháo dỡ phải tập trung thành khu vực gần sàn công tác, gọn gàng và phải tính tới khả năng chịu tải của sàn bên trong nơi tập kết cốp pha. Tuyệt đối không được tập kết cốp pha đà giáo dọc theo các các mép ngoài của sàn bê tông các lỗ chống kỹ thuật cũng như không được gác đặt lên giáo để làm sàn công tác. Khi tháo dỡ các sàn tầng cao nếu chưa vận chuyển kịp phải có biện pháp gia cố neo giữ đề phòng gió bão.
- Các giáo làm sàn công tác phục vụ đổ bê tông lắp đặt thép, lắp đặt cốp pha đều phải neo chắc chắn vào sàn bê tông bằng tăng đơ, có sạp sắt đầy đủ.
Các biện pháp an toàn gia công cốt thép.
- Thép được tập kết, gia công tại khu vực riêng biệt trong công trường.
- Thép đã gia công được vận chuyển lên các tầng cao bằng cần cầu tháp sau khi đã được bó gọn, neo chắc chắn bằng thép phi 8 theo đúng chủng loại và được tập kết gần các vị trí cần lắp đặt.
- Các thiết bị gia công thép phải do thợ điện lắp đặt và được nghiệm thu trước khi được giao cho tổ gia công thép.
- Khu vực gia công thép phải riêng biệt xung quanh phải có rào chắn và biển báo, có cầu dao tổng, aptomat và phải được quản lý của thợ điện chuyên trách.
- Các thiết bị gia công thép dùng điện phải được kiểm tra trước khi sử dụng và phải có hệ thống mát, nối đất.
- Khi lắp dựng thép ở trên cao hơn 2m phải có giáo, sàn công tác chắc chắn và công nhân phải đeo dây an toàn.
Công tác an toàn trong thi công bê tông:
- Công nhân phải đựơc phổ biến BPTC, BPAT, học an toàn lao động, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động trước khi đổ bê tông. Khu vực đổ bê tông ở phía dưới phải có rào chắn và biển cấm qua lại.
Khi thi công bê tông ở tầng cao, cán bộ an toàn công trường phải kiểm tra hệ thống lan can an toàn xung quanh khu vực mép sàn, lỗ trống cầu thang, giếng trời và phải căng lưới an toàn ở những vị tri đó.
- Các máy đầm dùi, đầm bàn phải được kiểm tra hệ thống dây dẫn điện, vỏ máy phải được nối tiếp đất.
- Thợ vận hành các thiết bị phải có chứng chỉ nghề, được hướng dẫn sử dụng, vận hành an toàn có phòng hộ lao động đầy đủ theo đúng công việc.
Biện pháp an toàn trong công tác xây trát:
- Trước quá trình xây trát cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra kỹ tình trạng hệ thống dàn giáo, cột chống, sàn công tác
- Xây tường một đợt liên tục cao không quá 1.5m, xây trát ở độ cao>1.5m phải làm giáo an toàn. Lượng vật liệu tập kết trên dàn giáo hợp lý, thợ xây trát không được đứng trực tiếp lên đường hoặc tựa ra tường mới xây.
- Trước khi vào công tác trát, sơn , bả, thì toàn bộ mạch điện của phần hoàn thiện ( đi ngầm trong tường ) phải được ngắt để đảm bảo không xảy ra sự cố đứt dây, hở dây ở các đầu dây chờ lắp đặt thiết bị.
CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:
Biện pháp vệ sinh môi trường:
- Xây dựng khu vệ sinh bên ngoài công trường(có 05 cái cách công trường 30m).
- Bố trí bằng vệ sinh lưu động tại các tầng thi công và thường xuyên có 02 công nhân thu dọn vệ sinh hàng ngày.
- Trong mặt bằng thi công bố trí hệ thống thu nước thải không cho chảy tràn nước bẩn xuống các khu vực xung quanh.
- Sử dụng 01 lỗ thang làm ống xả vật liệu thừa (Thang 3), các cửa còn lại (Thang 1, Thang 2, Thang 4) của các tầng đều gia cố kín, chắc đảm bảo an toàn, vệ sinh trong quá trình thi công. Mặt khác sử dụng 1 đội chuyên trách thu gom, vận chuyển vật liệu thải xuống bằng vận thăng lồng (ngoài giờ làm việc). Đồng thời có biện pháp an toàn trong công tác: đổ phế thải qua cửa đổ.
- Khi thi công, phải luôn duy trì các biện pháp tránh gây bụi, gây ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của khu vực xung quanh, cụ thể : che chắn bằng lưới xác rắn, tưới ẩm để chống bụi. Thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp sau mỗi ngày làm việc. Khi cần, phải tiến hành tưới nước chống bụi, vệ sinh bãi, bê tông rơi vãi ở xung quanh công trình.
- Xe vận chuyển vật liệu, phế thải đều được đựng trong thùng kín.
-Trong trường hợp đất thải, phế liệu bị rơi vãi ra đường thì bố trí công nhân vệ sinh, quét dọn để đảm bảo vệ sinh chung của khu vực.
- Các xe chở vật liệu vào công trình khi quay ra phải đi cầu rửa xe để hạn chế phế thải hay bụi bẩn ra ngoài đường, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
- Đối với những công việc gây ra tiếng ồn lớn, chúng tôi sẽ có biện pháp tổ chức thi công thích hợp để giảm thiểu đến mức tối đa ảnh hưởng tới sinh hoạt chung của khu vực.
- Sau khi hoàn thành công việc, toàn bộ lều lán không cần thiết, các vật liệu thừa, rác rưởi và phế thải sẽ được chuyển ra khỏi công trường.
CÔNG TÁC AN NINH KHU VỰC:
- Bố trí bảo vệ 24 giờ/ngày cho công trường.
- Tại các vị trí xung yếu vào ban đêm đều có bố trí hệ thống đèn pha để bảo vệ Công trường. Cấm tất cả những người không có phận sự vào khu vực thi công để đảm bảo và an toàn lao động và an ninh khu vực.
- Tất cả cán bộ, công nhân viên tham gia thi công tại công trình đều có khai báo với chính quyền sở tại, có thái độ nghiêm túc và tuân thủ tốt nội quy công trường nói riêng và nội qui của khu vực, của địa phương nói chung. Công nhân được bố trí ở ngoài công trường. Với sự quản lý chặt chẽ hồ sơ nhân sự của mình, chúng tôi đảm bảo rằng sẽ không để xảy ra sự cố đáng tiếc nào về an ninh khu vực trong suốt quá trình thi công.
- Thực hiện đăng ký tạm trú cho số công nhân, bảo vệ phải ở lại công trường.
- Liên hệ với chính quyền địa phương, kết hợp với cơ quan Công an sở tại và Bảo vệ khu vực để phối hợp làm tốt công tác an ninh trong thời gian thi công.
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ:
a. Công tác phòng cháy, nổ.
- Không vận chuyển, tàng trữ những chất dễ cháy, nổ vào khu vực công trường.
- Không đun nấu trong phạm vi công trình.
- Đối với những loại vật tư dễ bắt lửa, dễ gây cháy như xăng, dầu, gỗ được đặt xa nơi thi công, có kho bãi riêng để lưu giữ và bảo quản trong suốt quá trình trước khi sử dụng.
- Bố trí 20 bình bọt chữa cháy, các bể dự trữ nước cứu hoả, các thùng cát khô được bảo quản che chắn ở xung quanh công trường, các thiết bị sinh khí phải được kiểm định của cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng phải tuân theo qui trình đã được niêm yết và thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Đảm bảo chống sét, tiếp địa cho máy móc, thiết bị trong suốt quá trình thi công được thực hiện thông qua hệ thống thu lôi tạm thời của công trình đặt tại các góc bãi và được kiểm định lại đạt yêu cầu chống sét. Hệ thống tạm này sẽ được dỡ bỏ và thay thế.
- Các cán bộ công nhân viên được học tập, huấn luyện công tác phòng cháy, chữa cháy tại công trương.
b. Công tác chữa cháy
- Khi không may có hiện tựơng cháy, nổ xảy ra trong khu vực công trường, bộ phận bảo vệ phải cùng cán bộ công nhân viên có mặt tại công trường triển khai ngay công tác chữa cháy.
- Báo ngay cho cán bộ phụ trách để kịp thời tìm hướng giải quyết.
- Phối hợp với các đơn vị phòng chữa cháy trong khu vực để hạn chế tới mức tối đa những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra trong khi thi công.
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG:
Trong suốt quá trình thi công, cần phải đặc biệt quan tâm lưu ý.
- Tại các lối vào khu vực thi công ( cổng ra vào công trường, vị trí thi công, vận chuyển vật liệu) được bố trí các biển báo. Nội dung biển báo phải được viết rõ ràng. Biển báo được đặt ở vị trí dễ quan sát, có đèn chiếu sáng ban đêm, được cố định chắc chắn đảm bảo cho người qua lại có thể nhìn thấy rõ ràng từ xa để phòng tránh tai nạn xảy ra.
- Trong quá trình phương tiện máy móc ra, vào khu vực thi công, luôn bố trí người hướng dẫn, quan sát để đảm bảo tối đa sự an toàn trong khu vực.
CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG.
- Sau khi có đầy đủ bản vẽ hồ sơ điều chỉnh thiết kế kỹ thuật công công trình Nhà ở căn hộ 17 tầng (KS1) – Khu đô thị mới Trung Yên.
Chúng tôi khẩn trương tiến hành một số công tác chuẩn bị như:
- Tập hợp lực lượng thi công: Tổ thợ sắt, tổ thợ cốppha,.
- Tiến hành phổ biến nội quy công trường, ATLĐ cho toàn thể cán bộ, công nhân và ký cam kết an toàn lao động.
- Triển khai khám sức khoẻ cộng đồng bộ cho tất cả cán bộ, công nhân hoạt động trong công trường.
- Do dẹp và chuẩn bị mặt bằng thi công, Kiểm tra lại các mục, tim, cốt, Kiểm tra và lựa chọn lại tất cả các thiết bị thi công để đảm bảo ATLĐ trong khi thi công, những thiết bị nào không sử dụng được thì tập trung lại một điểm để sửa chữa hoặc loại bỏ ra khỏi công trường.
- Tiến hành đánh rỉ các thanh thép chờ, thép đai cột, thép vách, vệ sinh bề mặt bê tông cột, vách đã đổ.
- Chuẩn bị và lắp đặt các biển báo, nội quy tại công trường, lắp đặt những nơi người đi lại nhiều và dễ nhìn thấy. Có nội quy riêng cho cẩu tháp và vận thăng.
Thời gian chuẩn bị là 7 ngày.
*Để đảm bảo về tiến độ và chất lượng công trình yêu cầu Tư vấn sát luôn luôn sẵn sàng nghiệm thu từng hạng mục.
DỰ TOÁN KINH PHÍ PHỤC VỤ THI CÔNG.
Để phục vụ cho công tác an toàn, tiến độ, hiệu quả thi công công trình: Nhà ở căn hộ 17 tầng Trung Yên – KS1. Xí nghiệp xây dựng số 4 xin tạm ứng của Tổng công ty những vật tư sau: Giáo hoàn thiện, Giáo PAL, Cốp pha thép, Lưới chống bụi, lưới chống vật rơi, hệ thống điện, nước dùng trong thi công .
STT
Tên vật tư
Đ.vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (VNĐ)
1
Giáo hoàn thiện
Bộ
50
12.000.000
60.000.000
2
Giáo PAL
Bộ
08
70.000.000
560.000.000
3
Cốp pha thép
m2
1.500
380.000
570.000.000
4
Hàng rào bảo vệ xung quanh công trường
md
410x2.5
136.585
140.000.000
5
Cáp điện 3x25+1x16
m
300
22.500.000
6
Dây điện 3x10+1x16
m
500
17.500.000
7
Hộp cầu dao 100 A
Cái
10
4.500.000
8
Hộp cầu dao 50 A
Cái
30
4.500.000
9
Dây điện 2x4
m
1.000
8.000.000
10
Dây điện 2x2,5
m
1.000
6.000.000
11
Lán trại công nhân và bảo vệ
250.000.000
12
Bơm nước thi công
Cái
3
15.000.000
13
Hệ thống thu lôi chống sét tạm
10.000.000
14
Dụng cụ thi công điện và ổ cắm, bóng đèn..
50.000.000
15
Các dụng cụ khác
100.000.000
Tổng
1.818.000.000
Tổng cộng: 1.818.000.000
Bằng chữ: (Một tỷ tám trăm mười tám đồng chẵn)
DỰ TOÁN KINH PHÍ BIỆN PHÁP THI CÔNG.
Biện pháp thi công các hạng mục công trình chính được đơn vị thi công sẽ áp dụng vào công trình với mục đích đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng được tiến độ đã đề ra, đảm bảo công tác ATLĐ xuyên suốt trong quá trình thi công công trình, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Để thực hiện được nhiệm vụ được giao cũng như để đảm bảo an toàn – chất lượng – tiến độ – vệ sinh môi trường, chúng tôi lập dự toán cho biện pháp thi công như sau:
STT
Tên vật tư
Đ.vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (VNĐ)
Thép hình [ 140
m
900
115.000
103.500.000
Thép hình [ 100
m
588
80.000
47.040.000
Ống tuýp F 48 (6m)
Cây
1.000
150.000
150.000.000
Khoá giáo
Cái
3.000
25.000
75.000.000
Móng cẩu tháp, vận thăng
159.700.000
Lưới chống bụi
m2
9.800
11.000
107.800.000
Lưới chống vật rơi
md
980
30.000
29.400.000
Ca bin vệ sinh tạm các tầng
Cái
08
5.000.000
40.000.000
Hệ thống Camera giám sát
96.000.000
Hệ thống thông tin liên lạc (bộ đàm, loa phát thanh)
20.000.000
Đánh rỉ thép
m2
415
131.162
54.372.000
Tổng
882.812.000
Tổng cộng: 882.810.000 đ
Bằng chữ: (Tám trăm tám mươi hai triệu, tám trăm mười nghìn đồng chẵn).
Thời gian và kế hoạch ứng vốn phục vụ thi công tại công trường:
- Thời gian thi công phần thô là : 9 tháng.
+ Đối với khối lượng thi công cho một tầng điển hình đã tính ở phần trước thì chi phí thi công phần thô một tầng điển hình là: 2.500.000.000 đ/tháng.
+ Thời gian thi công 01 tầng là 14 ngày.
Chi phí thi công phần thô trong 1 tháng là: 5.360.000.000 đ/tháng
- Thời gian thi công phần hoàn thiện là: 10 tháng.
+ Tổng số tiền phần hoàn thiện là: 25.000.000.000 đ
+ Chi phí thi công phần hoàn thiện một tháng là: 2.500.000.000 đ/tháng.
Như vậy:
- Kế hoạch ứng vốn cho 3 tháng đầu là: 5.360.000.000 đ/tháng.
- Tháng thứ 4 đến tháng thứ 10 là : 7.860.000.000 đ/tháng.
- Tháng thứ 11 đến tháng thứ 18 là: 2.500.000.000 đ/tháng.
KẾT LUẬN:
Trên đây là toàn bộ biện pháp thi công các hạng mục công trình chính được đơn vị thi công sẽ áp dụng vào công trình với mục đích đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng được tiến độ đã đề ra, đảm bảo công tác ATLĐ xuyên suốt trong quá trình thi công công trình. Trong suốt quá trình tổ chức thi công trước khi thực hiện 1 công việc chúng tôi lập biện pháp kỹ thuật và an toàn chi tiết (Theo chức vụ được phân công) có phê duyệt của cán bộ có trách nhiệm, được giao và hướng dẫn cho người thực hiện(có ký nhận) Trong suốt quá trình thi công được đôn đốc kiểm tra việc thực hiện theo các biện pháp đac được lập.
Ngoài việc tuân thủ các Quy định, quy phạm, tiêu chuẩn xây dựng của Nhà nước, đơn vị thi công chấp thuận toàn bộ các điều kiện kỹ thuật đã nêu ra trong hồ sơ thiết kế.
Với độ ngũ cán bộ kỹ sư giàu kinh nghiệm, lực lượng lao động có tay nghề chuyên ngành có tính kỷ luật cao. Đơn vị thi công chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, sự an toàn và vệ sinh môi trường.
========= * * * ==========
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_minh_10_8_2006_5114.doc