KHÓA LUẬN
BỘ MÔN: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
Sau Chiến tranh Lạnh, hệ thống quan hệ quốc tế bước vào một thời kỳ lịch sử quá độ mới. Thế giới văn minh đang ở thế kỷ XXI, nhưng chưa có ngày nào im tiếng súng. Sau khi trật tự hai cực đổ vỡ, thế giới diễn ra những quá trình hợp tác - đấu tranh - xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau vô cùng phức tạp để thiết lập một trật tự thế giới mới - trật tự theo hướng đa cực. Xuất phát từ lợi ích chiến lược cơ bản, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược đối ngoại nhằm giành được vị trí có lợi, hoặc ít ra là không bất lợi nhất trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Một xu hướng nổi bật hiện nay là các nước vừa hợp tác vừa đấu tranh, thậm chí xung đột với nhau trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương. Sự tương đồng và khác biệt về lợi ích, quan điểm ý thức hệ, lịch sử, văn hoá . giữa các quốc gia luôn là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối vấn đề hợp tác và xung đột.
Bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình, mở rộng hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, khi nói về xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, không thể không phân tích và dự báo những tác động, ảnh hưởng của các cuộc xung đột quốc tế cũng như khả năng xảy ra các cuộc xung đột mới trong tương lai.
Trong khi đó, thế giới còn bị chấn động thêm bởi hàng loạt cuộc xung đột khu vực, xung đột nội bộ. Từ năm 1945 đến nay mặc dù không có cuộc chiến tranh thế giới nào xảy ra, nhưng lại có hơn 60 cuộc chiến tranh vừa và nhỏ bằng vũ khí thông thường và cả vũ khí tinh khôn" - vũ khí công nghệ cao đã làm hàng triệu người bị thiệt mạng. Dường như chiến tranh lạnh vẫn lấp ló đâu đó chưa chịu rời hẳn thế giới này.
Các cuộc chiến tranh vừa và nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau mỗi nơi một vẻ, nhưng tựu lại, có thể chia thành 7 loại: Chiến tranh khu vực, các cuộc nổi dậy, các hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh từ những mâu thuẫn quyền lợi kinh tế giữa các quốc gia dân tộc có chủ quyền, chiến tranh do những tham vọng chính trị và các cuộc nội chiến. Các cuộc chiến tranh này đã thay nhau ngự trị khắp nơi. Hầu hết các cuộc chiến tranh nói trên đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc hoặc có liên quan đến vấn đề dân tộc. Nhiều cuộc chiến tranh có nguy cơ bị kéo dài trong khi nhiều nguy cơ xung đột mới đang đe dọa hàng triệu dân lành.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI XUNG ĐỘT. 3
1. Khái niệm về xung đột và sự khác nhau giữa xung đột và chiến tranh. 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Sự khác nhau trong xung đột và chiến tranh. 3
2. Các nguyên nhân dẫn đến xung đột khu vực. 4
2.1 Nguyên nhân bên ngoài. 4
2.2: Nguyên nhân bên trong. 5
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI. 7
1. Xung đột về lãnh thổ. 7
2. Xung đột về chính trị 8
3. Xung đột về kinh tế. 9
4. Xung đột về xắc tộc, tôn giáo. 10
5. Xung đột về tài nguyên. 12
6. Xung đột vũ trang. 13
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA XUNG ĐỘT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI 17
1. Tác động đến an ninh khu vực. 17
2. Tác động đến quan hệ giữa các quốc gia. 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm của các cuộc xung đột khu vực trong quan hệ quốc tế hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------&-------
KHÓA LUẬN
BỘ MÔN: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Minh
Lớp : CT35G
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NATO : Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
BRICS : Nhóm các nước Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
EU : Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu
UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
LHQ : Liên hợp quốc
LTTE :Những con hổ giải phóng Tamil
FARC : Lực lượng vũ trang cách mạng Columbia
LỜI MỞ ĐẦU
Sau Chiến tranh Lạnh, hệ thống quan hệ quốc tế bước vào một thời kỳ lịch sử quá độ mới. Thế giới văn minh đang ở thế kỷ XXI, nhưng chưa có ngày nào im tiếng súng. Sau khi trật tự hai cực đổ vỡ, thế giới diễn ra những quá trình hợp tác - đấu tranh - xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau vô cùng phức tạp để thiết lập một trật tự thế giới mới - trật tự theo hướng đa cực. Xuất phát từ lợi ích chiến lược cơ bản, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược đối ngoại nhằm giành được vị trí có lợi, hoặc ít ra là không bất lợi nhất trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Một xu hướng nổi bật hiện nay là các nước vừa hợp tác vừa đấu tranh, thậm chí xung đột với nhau trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương. Sự tương đồng và khác biệt về lợi ích, quan điểm ý thức hệ, lịch sử, văn hoá... giữa các quốc gia luôn là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối vấn đề hợp tác và xung đột.
Bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình, mở rộng hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, khi nói về xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, không thể không phân tích và dự báo những tác động, ảnh hưởng của các cuộc xung đột quốc tế cũng như khả năng xảy ra các cuộc xung đột mới trong tương lai.
Trong khi đó, thế giới còn bị chấn động thêm bởi hàng loạt cuộc xung đột khu vực, xung đột nội bộ. Từ năm 1945 đến nay mặc dù không có cuộc chiến tranh thế giới nào xảy ra, nhưng lại có hơn 60 cuộc chiến tranh vừa và nhỏ bằng vũ khí thông thường và cả vũ khí tinh khôn" - vũ khí công nghệ cao đã làm hàng triệu người bị thiệt mạng. Dường như chiến tranh lạnh vẫn lấp ló đâu đó chưa chịu rời hẳn thế giới này.
Các cuộc chiến tranh vừa và nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau mỗi nơi một vẻ, nhưng tựu lại, có thể chia thành 7 loại: Chiến tranh khu vực, các cuộc nổi dậy, các hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh từ những mâu thuẫn quyền lợi kinh tế giữa các quốc gia dân tộc có chủ quyền, chiến tranh do những tham vọng chính trị và các cuộc nội chiến. Các cuộc chiến tranh này đã thay nhau ngự trị khắp nơi. Hầu hết các cuộc chiến tranh nói trên đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc hoặc có liên quan đến vấn đề dân tộc. Nhiều cuộc chiến tranh có nguy cơ bị kéo dài trong khi nhiều nguy cơ xung đột mới đang đe dọa hàng triệu dân lành.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI XUNG ĐỘT.
1. Khái niệm về xung đột và sự khác nhau giữa xung đột và chiến tranh.
1.1. Khái niệm
Trong các khái niệm về xung đột, thường không có sự khác nhau nhiều về mặt nội dung. Trong quan hệ quốc tế có hai khái niệm tương đối phổ biến:
Khái niệm thứ nhất: xung đột là sự khác nhau về kết quả mong muốn trong một tình huống mặc cả nào đó. Quan hệ quốc tê: những khia cạnh lý thuyết và vấn đề. Tr 199. NXB chinh trị quốc gia.
Khái niệm thứ hai: xung đột là một tình trạng xã hội nảy sinh khi hai hay nhiều chủ thể cùng theo đuổi những mục đích riêng biệt hoặc trái ngược nhau. Quan hệ quốc tê: những khia cạnh lý thuyết và vấn đề. Tr 199. NXB chinh trị quốc gia.
Xung đột quốc tế là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa các quốc gia, các cộng đồng đối kháng với nhau. Đó là quá trình các bên xung đột tìm cách làm tổn hại, gián đoạn hoạt động hoặc tiêu diệt lẫn nhau. Xung đột quốc tế mang tính rất đa dạng, được biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể là chiến tranh thế giới, chiến tranh khu vực, chiến tranh giữa hai quốc gia hoặc trong lòng một quốc gia có sự can thiệp, hậu thuẫn của các lực lượng bên ngoài, hoặc cũng có thể là những cuộc bạo động, chính biến, những cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao, quân sự, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, những bất đồng quan điểm, các cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng.
1.2. Sự khác nhau trong xung đột và chiến tranh.
Xug đột và chiến tranh khác nhau trong tính chất và nức độ mâu thuấn.
Chiến tranh là sự liên quan đến bạo lực, xung đột chỉ có thể đẫn đến việc sử dụng bạo lực quân sự hoặc là không.
Chiến tranh thường sử dụng dụng bạo lực quân sự trên quy mô lớn, gây hậu quả lớn cho xã hội. xung đột quân sự được sử dụng để chỉ những đụng độ nhỏ, không gây sự tàn phá hay tổn thất lớn về tính mạng.
Sự khác nhau về tính chất và lực lượng của chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia xung đột có thể là các cá nhân, các nhóm, quốc gia… Với những màu sắc từ kinh tế, văn hóa, chính tri-xã hội. Chủ thể tham gia chiến tranh chủ yếu là giữa các đơn vị chính trị có thể là quốc gia, vùng lãnh thổ hay đảng phái, phe nhóm chính trị trong một nước.
Giữa xung đột và chiến tranh có điểm giống nhau: cả hai đều xuất phát từ mâu thuẫn trong mục đích, nhận thức hay hành vi giữa các bên liên quan.
2. Các nguyên nhân dẫn đến xung đột khu vực.
Nguyên nhân để xảy ra xung đột rất đa dạng, nó có thể vô tình, cũng có thể là cố tình, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là biểu hiện bên ngoài của một khối bom đã tích tụ đủ lâu cho thời điểm bùng nổ.
Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo. Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho các quốc gia hợp tác, quan hệ với nhau ngày càng được tăng cường, mở rộng và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, đó cũng là tiền đề để các mâu thuẫn, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển.
Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến xung đột quốc tế chủ yếu xuất phát từ hai yếu tố chính, đó là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong
2.1 Nguyên nhân bên ngoài.
Giữa các quốc gia, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo. Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho các quốc gia hợp tác, quan hệ với nhau ngày càng được tăng cường, mở rộng và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, đó cũng là tiền đề để các mâu thuẫn, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển.
Nguyên nhân của xung đột quốc tế trước hết gắn liền với đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực. Đa số các cuộc xung đột quốc tế hiện nay đều liên quan đến sự thay đổi trật tự thế giới, sự phân bố lực lượng và các trung tâm quyền lực trên thế giới. Năm 1991, với sự tan rã của Liên Xô, trật tự thế giới hai cực chấm dứt.
Thế giới bước vào giai đoạn mới - giai đoạn hình thành trật tự thế giới mới. Tham vọng của Mỹ muốn thiết lập một trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các nước, nhất là các nước có mong muốn thiết lập trật tự thế giới đa cực, một thế giới bình đẳng và dân chủ. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới luôn đi kèm với quá trình chia tách và tập hợp lực lượng. Nhiều liên kết bị tan rã hoặc thay đổi hình thức hoạt động, đồng thời nhiều liên kết mới được hình thành. Điều này thể hiện rõ qua các quá trình chính trị thế giới sau Chiến tranh lạnh: sự tan rã của Liên Xô, của Liên bang Nam Tư, sự thành lập các quốc gia mới, sự mở rộng Liên minh châu Âu, mở rộng phạm vi hoạt động của NATO, sự ra đời của liên minh an ninh, phòng thủ tập thể của các nước trong không gian Liên Xô cũ, của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Nhóm BRIC, Nhóm các nước phát triển và mới nổi G20, sự củng cố của ASEAN với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN... Tuy nhiên, các quá trình này cũng luôn đi kèm với những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và trong nhiều trường hợp kết thúc bằng các cuộc xung đột.
Bên cạnh đó, quá trình hình thành trật tự thế giới mới cũng là dịp để các quốc gia nhìn nhận, xem xét, đánh giá lại vị trí, vai trò của mình trong hệ thống thế giới và trong khu vực. Việc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Mỹ, việc nhóm các nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Bra-xin vận động thay đổi cơ cấu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc... thể hiện mong muốn thay đổi vị trí của mình trên thế giới và khu vực. Các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đã chứng minh rằng, khi có sự mất cân bằng các chuẩn mực để xem xét vị trí của một quốc gia trong hệ thống chính trị thế giới, khi một quốc gia có thể có vị trí cao trong hệ thống chuẩn mực này, nhưng lại có vị trí yếu hơn hoặc thấp hơn trong hệ thống chuẩn mực khác cũng là lúc xung đột quốc tế có thể xảy ra. Nguyên nhân của xung đột quốc tế thường xuất phát từ sự mất cân bằng cấu trúc trong hệ thống chính trị thế giới, do sự xuất hiện của các "quốc gia muốn thay đổi”. Sức mạnh của các quốc gia này lớn mạnh đến mức gần bằng các cường quốc có vai trò chủ đạo trên thế giới, tuy nhiên ảnh hưởng chính trị của họ lại bị hạn chế. Do vậy, họ có xu hướng vận động để làm thay đổi tình huống đó.
Ngoài ra, các quốc gia vừa và nhỏ cũng dễ bị lôi cuốn vào các tình huống xung đột, khi trật tự thế giới thay đổi, hoặc có sự biến đổi lớn trong tương quan lực lượng quốc tế. Trong trường hợp đó, các quốc gia này bị mất sự định vị rõ ràng về vị trí của mình trong cấu trúc quan hệ quốc tế, trong việc xác định các định hướng quan hệ, tập hợp lực lượng quốc tế và có xu hướng vận động để kết thúc tình trạng đó. Đây là ngòi nổ cho các cuộc xung đột quốc tế. Tiêu biểu là những xung đột ở khu vực Đông Âu, vùng Cáp-ca-dơ, Trung Á và Trung Đông hiện nay.
Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo. Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho các quốc gia hợp tác, quan hệ với nhau ngày càng được tăng cường, mở rộng và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, đó cũng là tiền đề để các mâu thuẫn, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển..
2.2: Nguyên nhân bên trong.
Xung đột quốc tế còn có các nguyên nhân và điều kiện phát triển từ ngay trong mỗi quốc gia. Bắt đầu từ những nguyên nhân bên trong, nhưng sớm hay muộn các cuộc xung đột này đều bị quốc tế hóa với sự tham gia, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố quốc tế.
Ở một số nước, những lực lượng chống đối chính quyền bên trong còn nhận được sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài. Trong số các nguyên nhân bên trong dẫn đến xung đột, đặc biệt cần chú ý đến các yếu tố:
Sự tồn tại trong mỗi quốc gia những nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính tương đối rõ ràng. Điều này thường xảy ra ở các nước theo thể chế liên bang, ở các nước có các vùng dân tộc tự trị hoặc ở các nước có việc phân chia biên giới hành chính dựa vào các nguyên tắc lãnh thổ dân tộc hoặc ngôn ngữ, tín ngưỡng. Đó là các trường hợp như nước cộng hòa Trê-xni-a (Liên bang Nga), Cô-xô-vô (Xéc-bi-a), vùng Kê-bếch (Ca-na-đa), vùng Tân Cương (Trung Quốc)...
Sự phát triển chênh lệch giữa các địa phương kết hợp với sự tập trung cao độ ở trung ương. Trong một quốc gia có những vùng khác nhau về tín ngưỡng, văn hóa, dân tộc, sự phát triển quá chênh lệch giữa các vùng... dễ dẫn đến hậu quả dân chúng ở vùng đó mất đi cảm giác “quốc gia thuần nhất”, mà chỉ còn cảm giác dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ thuần nhất. Đây là điều kiện “lý tưởng” cho sự xuất hiện và phát triển các tư tưởng, các tổ chức chia rẽ, ly khai.
Trong đất nước có sự thay đổi chính trị, kinh tế lớn, dẫn đến sự ra đời của các thế lực chính trị, kinh tế mới.Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của các thế lực này dẫn đến những bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế các nước do xu hướng muốn bảo vệ quyền lợi hoặc muốn tạo ra sự thay đổi có lợi cho mình. Sự bất ổn về chính trị, kinh tế càng làm cho các mâu thuẫn trở nên sâu sắc và phát triển thành các xung đột lớn.
Sự yếu kém của bộ máy chính quyền, sự kém phát triển của văn hóa hòa giải trong xã hội, của cơ cấu dân chủ có vai trò bảo đảm sự điều phối và giải quyết các tình huống mâu thuẫn, xung đột, nhất là sự yếu kém của hệ thống luật pháp, của cơ cấu trung gian, hòa giải không giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột khi nó mới xuất hiện.
Những khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, những hạn chế các quyền cơ bản của con người về tự do, dân chủ, tín ngưỡng... không được giải quyết một cách cơ bản, kịp thời sẽ dẫn đến những cuộc bạo loạn, xung đột. Những cuộc xung đột xảy ra ở các quốc gia Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi hiện nay đều bắt đầu từ những nguyên nhân bên trong đó và đang trở nên ngày càng gay gắt, khó giải quyết.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI.
1. Xung đột về lãnh thổ.
Tranh chấp lãnh thổ là nguyên nhân phổ biến và khó giải quyết nhất trong quan hệ giữa các quốc gia. Lãnh thổ, biên giới quốc gia liên quan đến không gian sinh tồn và phát triển của đất nước là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi quốc gia. Vấn đề biên giới, lãnh thổ cũng thường gắn với quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp trong quan hệ giữa các nước, các cộng đồng dân tộc.
Biểu hiện qua các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; các cuộc xâm chiếm lãnh thổ.
Tranh chấp lãnh thổ cũng là nguồn gốc của xung đột khu vực Châu Á - Thái Binh Dương, là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực này. Paul Huth, nhà nghiên cứu cấp cao của viện nghiên cứu các vấn đề xã hội thuộc đại học Michigan, cũng là một trong những học giả Mỹ nghiên cứu lĩnh vực tranh chấp lãnh thổ quốc tế nói rằng: "khi nghiên cứu nền chính trị quốc tế, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng, tự cổ chí kim, tranh chấp lãnh thổ luôn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mọi cuộc xung đột.
Mặc dù người ta vẫn bàn đến độc lập dân tộc của một quốc gia nào đó đang bị suy giảm, chủ quyền đang đến hồi kết; thế nhưng, nếu bạn biết những ranh giới lãnh thổ nào đang xảy ra tranh chấp thì bạn sẽ biết được cái cốt lõi của điểm nóng ấy ở đâu".
Tranh chấp Biển Đông được gọi là "cuộc tranh chấp lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu". Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, các nước liên quan đều lên tiếng yêu cầu chủ quyền đối với Biển Đông, một số nước còn xây dựng chiến lược quốc phòng mới, đẩy mạnh thiết lập lực lượng hải quân và không quân, thiết chặt kiểm soát quân sự, tăng cường khai thác tài nguyên... Hiện trạng này dẫn đến sự căng thẳng leo thang trong khu vực Biển Đông. Những thập niên 70 và 80, Trung Quốc và Việt Nam đã từng xảy ra hai cuộc xung đột vũ trang đẫm máu trên vùng Biển Đông
. Tình hình căng thẳng trên Biển Đông khiến cho toàn khu vực, thậm chí các nước trên thế giới đều tỏ thái độ lo sợ và quan tâm đặc biệt tới an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Biển Đông trở thành "vùng biển nguy hiểm" và là "quả bom công kích lớn" toàn khu vực này.
Ngoài tranh chấp Biển Đông thì tranh chấp chủ quyền đảo Điêu Ngư Trung - Nhật, hay vấn đề về chủ quyền "Bốn đảo phía bắc" Nhật - Nga, tranh chấp quần đảo Dokdo Nhật - Hàn cũng đều là vấn đề quan tâm hàng đầu của dư luận thế giới. Mặc dù khu vực tranh chấp chỉ là những "nốt chấm nhỏ" hiển thị trên bản đồ, nhưng đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại có ý nghĩa vô cùng lớn, nó liên quan đến mối quan hệ chính trị giữa các nước mà mỗi vấn đề đều có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào. Xung đột đảo Điêu Ngư xảy ra triền miên giữa Trung Quốc và Nhật luôn là điểm nóng của toàn thế giới, hay trong cuộc đối kháng và tranh luận ngoại giao kịch liệt giữa Hàn và Nhật về quần đảo Dokdo năm 1996, Hàn Quốc thậm chí đã khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn khi tổ chức thực hiện cuộc tập trận hải - không quân quy mô tương đối lớn.
Đặc điểm tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á ngay từ khi bắt đầu hay trong quá trình diễn ra đều bị chi phối bởi nhân tố chính trị. Khi chính trị giữa các nước liên quan rơi vào tình trạng căng thẳng thì biểu hiện đầu tiên cũng là cốt lõi của mọi cuộc xung đột luôn là tranh chấp lãnh thổ.
Nếu không có biện pháp giải quyết hợp lý thì điều này chính là mầm mống gây nên tình trạng căng thẳng giữa các nước, thậm chí là xung đột vũ trang. Ngoài ra còn có nhiều đặc điểm tương đồng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là phương hướng nhìn nhận vấn đề hay biện pháp giải quyết một cuộc tranh chấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giải quyết cho cuộc tranh chấp liên tiếp sau nó, dẫn đến hiện trạng gọi là "phản ứng dây chuyền". Ngoài ra còn có các cuộc xung đột khác như : cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở I-rắc, cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, Ấn Độ và Pa-ki-xtan (vùng Ca-sơ-mia), Nhật Bản và Hàn Quốc (đảo Đốc Đô), Nhật Bản và Nga (đảo Cu-rin), tranh chấp chủ quyền các đảo ở Biển Đông, Thái Lan và Cam-pu-chia (Đền Prết Vi-hia)...
2. Xung đột về chính trị
Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kì chiến tranh lạnh, khi thế giới bị chia làm hai phe do hai siêu cường khống chế, lợi ích dân tộc nhiều khi bị đặt xuống dưới, thậm chí bị hi sinh để bảo vệ “lợi ích quốc tế” của mỗi phe. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu. Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để thể hiện quan điểm, thái độ riêng đối với các vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy, điều đó được thể hiện trong thái độ của các nước đối với các vấn đề quốc tế lớn hiện nay như: vấn đề chống khủng bố quốc tế, cuộc chiến tranh ápganixtan, chiến tranh Irắc, vai trò của Liên Hợp Quốc, vấn đề môi trường, vấn đề hạt nhân, nhân quyền… và hàng loạt những vấn đề khác.
Sự tập hợp lực lượng trở nên cơ động, linh hoạt, tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm trong quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau,
trên cơ sở đảm bảo tốt nhất cho lợi ích dân tộc.
Các cuộc xung đột liên quan đến sự khác biệt về hệ tư tưởng; qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc nội bộ của nước khác; sự phá hoại, xuyên tạc tình hình của các nước khác; sự ủng hộ, giúp đỡ các nhóm đối lập; tiến hành lật đổ chính quyền, xây dựng các chính phủ bù nhìn... Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa, các cuộc “cách mạng sắc màu”, các cuộc bạo loạn, đảo chính chính trị đã và đang diễn ra ở khu vực Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi hiện nay là những dẫn chứng tiêu biểu cho các xung đột có nguyên nhân chính trị. Đã hơn 10 năm trôi qua sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Liên Xô tan rã, nhưng mâu thuẫn về ý thức hệ không vì thế mà mất đi. Trên bình diện quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ vẫn chưa từ bỏ ý đồ thực hiện “diễn biến hoà bình” với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên… Biên giới của thời kỳ chiến tranh lạnh vẫn còn ở bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan. Để chống các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản không chỉ dùng diễn biến hoà bình mà còn dùng biện pháp bao vây, cấm vận, sự trừng phạt về kinh tế, đe doạ về quân sự, sử dụng chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền…Tuy nhiên, sự tồn tại của mâu thuẫn về ý thức hệ không thể cản trở quá trình hợp tác kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay giữa các nước có hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau. Trong tình hình đó, mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác vẫn là đối kháng về ý thức hệ song sự đối kháng đó không phải là nhân tố chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế như trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Mâu thuẫn về ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được thể hiện chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” và “chống diễn biến hoà bình”.Cuộc đấu tranh này diễn ra trên nhiều phương diện và là một quá trình đấu tranh lâu dài.
3. Xung đột về kinh tế.
kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và trở thành động lực chính của xu thế khu vực hoà và toàn cầu hoá. Trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, các quốc gia đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu là phải ra sức tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế. Cách đặt vấn đề về an ninh, quốc phòng và kinh tế về cơ bản đã khác so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia không còn tuỳ thuộc vào sức mạnh quân sự, chính trị mà sức mạnh kinh tế nổi lên hàng đầu và trở thành trọng điểm. Đồng thời, làn sóng tập hợp các quốc gia trong các tổ chức khu vực địa lý, từ tiểu khu vực đến đại khu vực thành những khu vực mậu dịch tự do đang diễn ra dồn dập ở hầu khắp các châu lục, thậm chí liên châu lục.
Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển (mâu thuẫn Bắc - Nam) tiếp tục diễn ra gay gắt.
Khoảng cách giữa các nước giầu với các nước nghèo ngày càng lớn. Theo báo cáo của UNDP, tổng thu nhập kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, vào khoảng 25.000 tỉ đôla Mĩ, trong đó các nước phát triển Mĩ, EU và Nhật chiếm tới 88%. Phần còn lại là của trên 100 nước đang phát triển.
Sự cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn đã, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, an ninh và sự thịnh vượng chung của thế giới. Tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo bùng lên đã khiến cho quy mô của chủ nghĩa khủng bố lan tràn trên khắp các lục địa, với những hình thức hết sức đa dạng. Mâu thuẫn về khoảng cách giàu nghèo còn diễn ra trong nội bộ từng nước, đặc biệt là trong các nước tư bản phát triển. Cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nâng cao chất lượng cuộc sống, chống thất nghiệp, tệ nạn xã hội… ở các nước tư bản diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
sự bao vây, cấm vận thương mại; phong tỏa hàng hóa; thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hóa; độc quyền sản xuất, phương pháp bán hàng... Đó là sự bao vây, cấm vận của Mỹ đối với Cu-ba, Triều Tiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Li-bi, I-ran... Các cuộc xung đột này cũng thường xuyên xảy ra giữa các trung tâm kinh tế, thương mại thế giới như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, thương mại đang diễn ra mạnh mẽ, những cuộc xung đột kinh tế sẽ còn tiếp diễn với mức độ và quy mô lớn hơn.
4. Xung đột về xắc tộc, tôn giáo.
Đây là mâu thuẫn đã từng tồn tại từ lâu đời trong lịch sử nhân loại. Trên thế giới, nhiều quốc gia buộc phải dùng đến biện pháp “cực chẳng đã” để giải quyết những xung đột tôn giáo, sắc tộc. Trong nhiều trường hợp, người ta đã không lường trước được mức độ nguy hiểm của âm mưu tạo cớ gây xung đột tôn giáo, sắc tộc của các thế lực thù địch thông qua các vụ việc cụ thể. Khi tình hình đã khó kiểm soát, hiệu quả của các “biện pháp mạnh” rất dễ gây phương hại không đáng có trong các mối quan hệ đa phương quốc tế, ảnh hưởng đến tiến trình bảo vệ và phát triển của một quốc gia.
Thế giới từng chứng kiến những xung đột giữa Ấn Độ giáo, Ki-tô giáo và Phật giáo với Hồi giáo tại Ấn Độ; giữa Ki-tô giáo và Hồi giáo tại Ni-giê-ri-a và In-đô-nê-xi-a; giữa các tín đồ Tin lành (một nhánh của Ki-tô giáo) với chính Ki-tô giáo ở Bắc Ai-len (Ireland); giữa những kẻ nổi loạn người Hồi giáo với cảnh sát chính quyền ở miền Nam Thái Lan; xung đột giữa sắc tộc Lou Nuer và Murle ở miền Nam Xu-đăng… Riêng ở Trung Quốc, xung đột tôn giáo, sắc tộc cũng đã từng xảy ra, phá hoại sự thống nhất và ổn định phát triển đất nước. Nổi bật nhất là xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng (phương Tây gọi là Lạt-ma giáo), giữa Hồi giáo Tân Cương… với chính quyền địa phương và Trung ương.
Xung đột sắc tộc, tôn giáo vốn được biết đến như những hậu quả của chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân, đồng thời còn bắt nguồn từ sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, việc tranh giành ảnh hưởng quyền lực giữa các nhóm sắc tộc, sự xúi giục, kích động của một số thế lực bên ngoài… Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong xu thế dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng quyết liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có điều kiện tăng cường hoạt động và trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện nay. Xu hướng chính của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là chống Mỹ và các nước phương Tây thân Mĩ, nhưng lấy thủ đoạn khủng bố làm vũ khí. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính quyền Mĩ đã khiến cho Mĩ trở thành đối tượng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khủng bố quốc tế có tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế, gây bất ổn định trong nội bộ quốc gia, đồng thời tác động đến hoà bình, an ninh khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt phức tạp khi khủng bố và chống khủng bố trở thành công cụ của nhà nước này chống lại nhà nước khác, làm căng thẳng quan hệ quốc tế, thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo; sự va chạm giữa các giá trị tôn giáo; theo dõi vì tín ngưỡng; phân biệt, ngược đãi tôn giáo, tín ngưỡng. Tiêu biểu là xung đột giữa các nhóm đạo Hồi ở I-rắc, giữa các nước A-rập (Hồi giáo) và I-xra-en (Do Thái giáo), xung đột ở miền Nam Thái Lan (Hồi giáo - Phật giáo), Phi-lip-pin (Hồi giáo - Thiên Chúa giáo), xung đột quốc tế liên quan đến việc đăng tải các bức biếm họa Đấng tiên tri Mô-ha-mét trên báo chí một số nước ở châu Âu... Ngoài ra, nhiều tổ chức vũ trang, khủng bố hiện nay đang có xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, lợi dụng các vấn đề tôn giáo để thực hiện các hoạt động chính trị của mình. Sự kiện tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế hiện nay do Mỹ phát động, các vụ tấn công khủng bố ở Nga, Anh, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Pa-ki-xtan... đã cho thấy tính chất phức tạp, khó lường của hình thức xung đột này.Các cuộc xung đột tôn giáo cũng rất phức tạp và khó giải quyết, do liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch sử lâu dài và thường liên quan đến nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
5. Xung đột về tài nguyên.
Trong những năm gần đây, căng thẳng trên thế giới phần lớn chính là do sự tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là kết luận của Viện quốc tế nghiên cứu vì hòa bình Stockholm trong bản báo cáo được công bố ngày 7/6/2011.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng cao và những biến đổi khí hậu đã gây nên tình trạng khan hiếm ở nhiều nơi. Cho nên, cuộc tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng gay gắt và đó chính là nguyên nhân chính gây căng thẳng ở nhiều nơi trên thế giới. Nói cách khác, các nguồn tài nguyên nay là yếu tố chính của các cuộc xung đột.
Cho nên, các cuộc tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng gay gắt và đó chính là nguyên nhân chính gây căng thẳng ở nhiều nơi trên thế giới. Nói cách khác, các nguồn tài nguyên nay là yếu tố chính của các cuộc xung đột Trong những năm gần đây, các nguồn tài nguyên nay là yếu tố chính của các cuộc xung đột.
Hiện tại, nhu cầu năng lượng của các nước phát triển và các nước đang phát triển không ngừng tăng cao, đã khiến các nước cạnh tranh khốc liệt hòng giành được nguồn năng lượng khu vực Trung Á, từ đó từng bước đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu năng lượng khu vực này. Trước mắt, Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu EU và Trung Quốc được coi là những khách hàng quan trọng của nguồn năng lượng Trung Á. Ngoài ra, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng có nhu cầu khá lớn đối với năng lượng Trung Á.
Nhu cầu tiêu thụ tăng vọt trên thế giới, đặc biệt là của hai nước khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc, đã khiến cuộc tranh đua tìm các nguồn tài nguyên thêm sôi động, kể cả ở vùng Bắc Cực, đồng thời khiến cho giá cả tăng cao, đặc biệt là thực phẩm. Ông Melvin tiên đoán là từ đây đến năm 2020, giá lương thực có thể tăng gấp đôi. Nên nhớ rằng các vụ bạo động tại các nước như Tunisia hay Ai Cập, dẫn đến phong trào Mùa Xuân Ả Rập phần lớn là biểu tình phản đối giá lương thực tăng cao, khiến dân nghèo càng thêm đói rách.
Còn tại Libya, sở dĩ Trung Quốc và Nga đang tiếp xúc với phe nổi dậy chính là vì hai nước này đang muốn giữ phần tại quốc gia xuất khẩu dầu hỏa đứng hàng thứ 9 thế giới, bởi vì Bắc Kinh và Matxcơva thấy rằng đại tá Kadhafi sẽ không còn bám trụ được lâu nữa, trước áp lực về ngoại giao và quân sự của quốc tế.
biểu hiện qua việc tranh chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn lợi hải sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt thềm lục địa; gây ô nhiễm nguồn nước, xây dựng cầu cống, đập thủy lợi, thủy điện trên các dòng sông; gây ô nhiễm không khí, nạn khói mù; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu.
Cũng chính do cơn khát nhiên liệu mà Trung Quốc nay tỏ ra ngang ngược hơn trên Biển Đông và vụ đụng độ với tàu Bình Minh 02 ngày 26/5 là chuyện tất yếu, bởi lẽ Bắc Kinh gần như muốn độc quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng Biển Đông, kể cả trong thểm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Sự vận động của các quan hệ quốc tế hiện nay dưới tác động của toàn cầu hóa đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các chủ thể quan hệ chính trị quốc tế mới, không truyền thống, chủ thể “ngoài chủ quyền”, “ngoài quốc gia”. Đó là các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tài chính, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn
truyền thông, các cộng đồng dân tộc, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức không chính thức, bất hợp pháp (kể cả các tổ chức tội phạm, maphia, khủng bố...), các lãnh tụ, cá nhân. Với sự tham gia của nhiều chủ thể mới, nhiều mối quan hệ mới đã nảy sinh và phát triển, xung đột quốc tế do vậy cũng xuất hiện nhiều hơn, khó giải quyết hơn.
6. Xung đột vũ trang.
Trên quy mô toàn cầu, trước hết phải kể tới cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế do Mỹ và các đồng minh tiến hành bắt đầu từ sau vụ tấn công của những kẻ khủng bố vào New York và Washington ngày 11/9/2001. Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia khác cũng tích cực tham gia cuộc chiến này.
Theo những dự đoán bi quan, phương Tây rất khó giành được chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến này vì những mô hình dân chủ mà họ đưa ra rất khó bắt rễ vào những nền văn minh với những truyền thống khác.Trên lãnh thổ châu Âu cho tới nay vẫn nổi lên cuộc xung đột giữa Moskva với Tbilisi, nảy sinh vì những vấn đề bóc tách thành những nước cộng hòa độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia (nền độc lập này đã được Nga và Nicaragua công nhận). Trong năm 2008, cuộc xung đột này đã bước vào giai đoạn "nóng bỏng" mà đỉnh cao là những đụng độ vũ trang vào cuối tháng 8 năm ngoái. Hiện nay, quan hệ ngoại giao giữa Moskva với Tbilisi vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Bản thân Tổng thống Gruzia, Mikhail Saakashvili, vốn luôn kỳ vọng vào phương Tây, đặc biệt là vào Washington, cũng không có thiện chí làm lành với Moskva và điều này luôn ẩn chứa những bùng nổ tiêu cực trong tương lai.
Tại Iraq liên tục tiếp diễn những đụng độ quân sự giữa chính phủ nước này với lực lượng nổi dậy địa phương và tàn dư Al-Qaeda. Chiến sự ở đây đã bắt đầu từ năm 2003, sau khi liên quân quốc tế do Washington đứng đầu tràn vào lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein và chiếm đóng lãnh thổ Iraq. Can dự trực tiếp hoặc gián tiếp tới xung đột vũ trang ở Iraq có hàng chục quốc gia trên thế giới.
Cũng trong năm 2008, Israel đã có nhiều hoạt động quân sự chống lại các tổ chức mà người Do Thái cho là khủng bố như HAMAZ và Hezbollah… Xung đột giữa Israel với những phần tử khủng bố kiên quyết không chịu công nhận sự tồn tại chính đáng của quốc gia Do Thái đã kéo dài từ năm 1975 và bắt nguồn chủ yếu từ những lý do lãnh thổ và tôn giáo. Bị lôi kéo can dự vào cuộc xung đột này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp có cả Liên Hợp Quốc, Syria, Lebanon, Ai Cập, Iran, Jordan, Mỹ, Liên minh châu Âu và Nga.
Cuộc xung đột vũ trang lớn tiếp theo diễn ra ở Afghanistan, bắt đầu từ năm 1978 tới nay và càng ngày càng có dấu hiệu trở nên căng thẳng hơn. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột này, chủ yếu mang tính chất sắc tộc, tôn giáo và lãnh thổ.
Sau khi chế độ Taliban bị lật đổ và chính quyền của Tổng thống Hamid Kazai, những kẻ thù chính yếu trong cuộc chiến này là tàn quân của Taliban và Al-Qaeda. Liên quan tới cuộc xung đột này có LHQ, NATO, Mỹ, Iran, Nga, Pakistan, Tadjikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan. Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã phải quyết định tăng thêm 17 nghìn quân cho chiến trường Afghanistan. Theo lời tướng David McKiernan, chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ và NATO ở Afghanistan, nói một ngày sau khi Tổng thống Obama loan báo tăng thêm 17 nghìn quân, dù đã được tăng viện như vậy nhưng tình hình năm nay vẫn là rất khó khăn đối với liên quân quốc tế ở đây.
Tại châu Á, xung đột quân sự lớn là việc Ấn Độ chống lại những phần tử li khai ở Kashmir. Nguyên nhân của cuộc xung đột này là những cố gắng trở thành một quốc gia độc lập của một số thế lực tại Kashmir. Chiến sự diễn ra từ năm 1986. Bị lôi cuốn vào cuộc xung đột này ở những mức độ khác nhau có LHQ, Pakistan và một loạt những quốc gia khác. Nhìn chung, cho tới hôm nay vẫn không le lói một giải pháp chính trị nào cho cuộc xung đột này.
Một quốc gia Nam Á khác là Sri Lanca cũng đang phải tiến hành các hoạt động quân sự ác liệt chống lại tổ chức Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE). Nhiều nước trên thế giới coi tổ chức này là một lực lượng khủng bố, chính tổ chức này đã "đầu têu" ra việc sử dụng đánh bom liều chết. Xung đột vũ trang tiếp diễn từ năm 1978.
Đầu năm 2009, quân đội của chính phủ Sri Lanca đã giành được một loạt những thắng lợi quan trọng và gần như đã giành được quyền kiểm soát trên vùng lãnh thổ mà trước đây LTTE vẫn làm chủ. LTTE đã bị đẩy lùi vào khu vực rừng rậm phương Bắc đang ngày càng bị thu hẹp dần.
Thế nhưng, trong những ngày gần đây, LTTE vẫn gượng lại được và tiến hành các đợt ném bom ngay trên bầu trời thủ đô Colombo, làm ít nhất là 2 người chết và 45 người bị thương. Nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột này là ở khía cạnh sắc tộc và tôn giáo - về mặt danh nghĩa, tổ chức Những con hổ giải phóng Tamil chiến đấu vì nền độc lập của quốc gia Tamil Ilam.
Bị lôi kéo can dự vào cuộc xung đột này có Ấn Độ và ở mức độ thấp hơn, cả LHQ. Đã có khoảng 75 nghìn người bị thiệt mạng ở Sri Lanca vì những đụng độ vũ trang như thế trong gần 30 năm qua.
Tại châu Mỹ La tinh, căng thẳng nhất là những đụng độ quân sự giữa chính phủ Columbia với các lực lượng vũ trang đối lập khác nhau, trước hết là với lực lượng vũ trang cách mạng Columbia (FARC). Từ năm 1964, FARC đã đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang vì lý tưởng của mình. Giai đoạn gay cấn nhất của cuộc đấu tranh này là bắt đầu từ năm 1978.
Những nguyên nhân chính dẫn tới xung đột vũ trang là các yếu tố tư tưởng, xã hội và cả hình sự (liên quan tới buôn bán ma tuý). FARC kiếm tiền bằng hai phương thức bắt cóc các con tin để đòi tiền chuộc và bảo trợ cho các ông trùm cocain. FARC hoạt động trên lãnh thổ Columbia, Venezuela, Panama và Ecuador. Washington đứng về phía chính phủ Columbia.
Một xung đột vũ trang khác ở Columbia là giữa chính phủ nước này với Quân đội Giải phóng Dân tộc. Nguyên nhân chủ yếu của cuộc xung đột này là các vấn đề tư tưởng và hình sự (liên quan tới buôn bán cocain).
Lục địa đói nghèo nhất hành tinh là châu Phi cũng là nơi diễn ra nhiều đụng độ quân sự đẫm máu và dai dẳng nhất. Xung đột vũ trang gay gắt nhất ở "lục địa Đen" là giữa chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo với các tổ chức vũ trang của các bộ lạc cũng như với các nhóm lính đánh thuê người nước ngoài.
Chính quyền trung ương ở đây rất cố gắng kiểm soát những khu vực hẻo lánh của đất nước nhưng không mấy thành công. Những nguyên nhân chính của cuộc xung đột này là các yếu tố sắc tộc và kinh tế xã hội. Bị lôi cuốn vào cuộc xung đột tiếp diễn từ năm 1997 này có các quốc gia châu Phi khác, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi và Pháp.
Cũng ở "lục địa Đen" còn có cuộc xung đột vũ trang dai dẳng ở Nigeria, bắt đầu từ năm 1970. Những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc xung đột này có yếu tố sắc tộc, tôn giáo và kinh tế. Tại các tỉnh miền Bắc Nigeria, đại đa số dân chúng là các tín đồ Hồi giáo, đòi hỏi áp dụng phổ cập giáo lý Sharia. Thường xuyên tại Nigeria bột phát những vụ đụng độ giữa các tín đồ cực đoan Hồi giáo và Thiên chúa giáo, các vụ hỗn loạn và khủng bố. Ngoài ra, các nhóm vũ trang bộ lạc khác nhau cũng rất nóng máu trong các hoạt động nhằm giành quyền kiểm soát lớn hơn đối với kinh doanh dầu mỏ.
Tại Somali tập trung những vụ đụng độ vũ trang giữa các phe phái chính trị khác nhau. Nguyên nhân của cuộc xung đột bắt đầu từ năm 1978 này là các yếu tố sắc tộc và hình sự. Tại Somali, nơi không có một chính quyền trung ương đủ mạnh, có nhiều nhóm bộ lạc và mafia muốn độc chiếm quyền lực. Can dự vào việc vãn hồi trật tự ở Somali có LHQ, Mỹ, Rthiopia và Sudan…
Sudan là một trong những quốc gia liên đới tới khá nhiều cuộc xung đột vũ trang ở "lục địa Đen". Tại Sudan hiện cũng đang diễn ra cuộc chiến chống lại Quân đội Giải phóng Sudan và Phong trào vì bình đẳng và công bằng. Thực chất đây là cuộc chiến giữa miền Bắc theo Hồi giáo với miền Nam theo Thiên chúa giáo (thủ phủ Darfur) đang muốn li khai bằng mọi giá. Cuộc xung đột có những nguyên nhân mang tính sắc tộc và tôn giáo.
Trên thế giới vẫn đang đỏ lửa hàng chục các cuộc xung đột vũ trang khác mà theo nhiều nguyên nhân, mức độ căng thẳng của chúng đã suy giảm nhưng trong một điều kiện nào đó, hoàn toàn có thể lại "nổi lửa lên em" một cách gay gắt nhất.
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA XUNG ĐỘT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
1. Tác động đến an ninh khu vực.
Xung đột khu vực ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh khu vực hiện nay,
Ta có thể xem xét ảnh hương của xung đột đến khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Việc chọn lựa phương hướng phát triển và biện pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa các nước và nền hòa bình phát triển của toàn khu vực. Phạm vi ảnh hưởng rộng và số lượng lớn các nước có liên quan trong tranh chấp lãnh thổ Châu Á - Thái Bình Dương là đặc điểm khác biệt so với các khu vực khác. Trong phạm vi khu vực có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN, giữa các nước ASEAN; hay phạm vi ngoài khu vực giữa Nga và Nhật, Mỹ và toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng đều tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi các nước, không chỉ ảnh hưởng tới các nước tham gia mà còn tác động sâu rộng đến hòa bình và an ninh của toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tranh chấp đảo Điêu Ngư là vấn đề nổi cộm trong quan hệ Trung - Nhật, gây căng thẳng trong mối quan hệ hai nước. Tranh chấp Biển Đông là thước đo mức độ căng thẳng hay ôn hòa trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Tranh chấp lãnh thổ cũng chính là nguyên nhân cơ bản mà Nhật và Nga đến nay vẫn chưa có bất kỳ tiếng nói chung hay một văn bản ký kết liên quan nào, và "Bốn đảo phía bắc" biến thành vật cản kìm hãm sự phát triển quan hệ Nhật - Nga. Cũng như vậy, tranh chấp Nhật - Hàn đã đẩy quan hệ hai nước xuống chiều sâu của sự trì trệ.
Các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, v.v... đều là những thành viên trọng yếu của khu vực này, do đó mối quan hệ giữa các nước có ảnh hưởng quan trọng, quyết định tới sự tồn tại, hòa bình và ổn định của toàn khu vực. Trung Quốc là quốc gia đang trỗi dậy, có tác động ngày càng lớn trong vấn đề của khu vực cũng như của thế giới. Nhật là cường quốc kinh tế đang đầu tư đẩy mạnh sang lĩnh vực chính trị và quân sự. Các nước ASEAN không ngừng phát triển sau chiến tranh lạnh, hoạt động tích cực và phát huy hiệu quả trong nền chính trị, kinh tế, an ninh toàn khu vực. Nếu quan hệ hai nước Trung - Nhật xấu đi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cục diện an ninh khu vực; chất lượng quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực. Do vậy, nếu các nước đã nêu trên vì mục đích tranh chấp lãnh thổ gây ra mâu thuẫn hoặc xung đột vũ trang sẽ không chỉ phá hoại mối quan hệ phát triển bình thường hóa vốn có, mà còn khiến cho an ninh khu vực rơi vào tình trạng bất ổn định, tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và phát triển của toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
2. Tác động đến quan hệ giữa các quốc gia.
Xung đột khu vực làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia không chỉ riêng trong khu vực mà nó còn ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong xung đột của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã làm nổi bật lên tầm ảnh hưởng của xung đột khu vực đối với các cường quốc trên thế giới Như chúng ta đã biết khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là cái nôi của sự giao thoa về lợi ích và sức mạnh của các nước lớn. Bốn nước Trung, Mỹ, Nhật và Nga đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết vấn đề chung của toàn khu vực. Quan hệ giữa các nước này quyết định đến cục diện chính trị của toàn khu vực. Đồng thời, diễn biến tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện quan hệ bốn nước này, thậm chí đến nền an ninh của toàn thế giới.
Thứ nhất, một số tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát sinh từ mối quan hệ giữa nước lớn và nước lớn. Ví dụ như tranh chấp đảo Điêu Ngư Trung - Nhật hay tranh chấp "Bốn đảo phía bắc" Nhật - Nga, phương hướng phát triển và biện pháp giải quyết ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển quan hệ song phương của các nước này. Hay ví dụ như, tranh chấp "Bốn đảo phía bắc" giữa Nhật và Nga trước nay luôn như "cái gậy đặt trong cổ họng" cản trở sự phát triển lâu dài quan hệ Nhật - Nga, nếu không giải quyết được vấn đề này thì việc thiết lập quan hệ song phương mật thiết Nhật - Nga là điều không thể có. Tranh chấp đảo Điêu Ngư Trung - Nhật cũng là cái bóng kìm hãm quan hệ hai nước phát triển. Do đó cần xuất phát từ lợi ích tổng thể trong quan hệ song phương tốt đẹp, từ đó cùng suy ngẫm và tìm ra biện pháp giải quyết.
Thứ hai, một số nước lớn mặc dù không phải là nước có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương song lại có lợi ích thiết yếu trong khu vực tranh chấp này. Diễn biến tranh chấp lãnh thổ toàn khu vực từ đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến quan hệ nước đó và những nước có tranh chấp.
Ngay chính một số vùng tranh chấp trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và chiến lược phát triển, là đối tượng quan tâm đặc biệt của các nước lớn. Ví dụ như đảo Điêu Ngư có giá trị kinh tế lớn và chiến lược phát triển quan trọng đối với hai nước Trung - Nhật, Biển Đông được gọi là "trái tim của khu vực Đông Nam Á", là "Địa Trung Hải khu vực Châu Á", v.v trong đó nguồn thủy sản và nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, có đường hàng hải thuận tiện và lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm tấp nập, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh và phát triển của các nước xung quanh Biển Đông mà còn là mối quan tâm đặc biệt về lợi ích của các nước lớn, đặc biệt là các siêu cường quốc.
Mỹ có lợi ích chiến lược chính trị, kinh tế, an ninh, v.v...quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng là khu vực hoạt động của hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Các nước Mỹ, Nhật, Philippines đã ký kết hiệp ước liên minh quân sự, xây dựng căn cứ quân sự tại Okinawa Nhật, đồng thời còn hợp tác quân sự và quốc phòng dưới nhiều hình thức với các nước xung quanh khu vực Biển Đông khác. Nếu tranh chấp Biển Đông leo thang hoặc phát sinh xung đột mới trong tranh chấp Trung - Nhật, thì vấn đề không còn thuộc phạm vi giải quyết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN hay giữa Trung Quốc và Nhật nữa. Khi đó, Mỹ cũng có khả năng tham gia và quan hệ Trung - Mỹ không thể không bị ảnh hưởng.
Tiếp nữa, các mối quan hệ song phương như quan hệ Trung - Mỹ, quan hệ Trung - Nhật, quan hệ Nhật - Mỹ, quan hệ Trung - Nga, hay quan hệ Nhật - Nga, v.v... sẽ nắm vai trò quyết định cục diện chính trị và an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Diễn biến trong tranh chấp lãnh thổ khu vực dù ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bất kỳ mối quan hệ song phương nào cũng đều kéo theo "phản ứng dây chuyền" cho những mối quan hệ khác, từ đó ảnh hưởng đến diễn biến cục diện chính trị và an ninh của toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, các nước này cũng là lực lượng thống trị chủ đạo trên quy mô toàn thế giới nên sự ảnh hưởng không chỉ giới hạn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến cục diện thế giới cũng như hòa bình và an ninh thế giới.
KẾT LUẬN
Ở nhiều khu vực trên thế giới, xung đột cục bộ và tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, những xung đột này khó có khả năng lan rộng, lôi cuốn sự đối đầu trực tiếp của các nước lớn, chủ yếu là do các nước lớn hiện nay đều có lợi ích lâu dài và cơ bản trong việc duy trì hoà bình để phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành mối đe doạ tiềm tàng đối với an ninh chung của thế giới. Những biến đổi của tình hình quốc tế như đã nêu ở trên làm cho xu thế đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế trở thành xu thế phổ biến của các quốc gia.
Do đời sống kinh tế quốc gia đã và đang được quốc tế hoá cao độ, do nhu cầu phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải năng động, linh hoạt thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia một cách hiệu quả nhất.
Những xu thế trên tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên những động lực cộng hưởng làm thay đổi sâu sắc nền kinh tế và diện mạo của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. Tình hình đó đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới phải có cách nhận thức đúng và kịp thời để hoạch định một chính sách đối ngoại phù hợp với trào lưu chung của thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Trên thực tế, các mối quan hệ này mới chỉ có ý nghĩa ở cấp khu vực, chưa có phạm vi và ảnh hưởng toàn cầu. Đương nhiên trong xu thế chung của thế giới, các mối quan hệ này cũng mang đặc trưng: vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa phối hợp vừa mâu thuẫn... Trong từng thời điểm cụ thể, có thể mặt này hay mặt kia nổi lên chiếm ưu thế, nhưng xét đến cùng thì hợp tác vẫn là cơ bản, cạnh tranh mâu thuẫn có thể gay gắt nhưng khó dẫn tới xung đột hay chiến tranh. Như vậy, hợp tác và xung đột là phạm trù có tính quy luật của đời sống quan hệ quốc tế hiện đại, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia-dân tộc. Vừa hợp tác, vừa xung đột giữa các nước lớn có thể coi là một phương thức quan hệ nhằm đảm bảo cho những lợi ích mà các nước này đã, đang và mong muốn có được. Trong hợp tác đã hàm chứa sự cạnh tranh, xung đột và trái lại trạng thái xung đột, cạnh tranh trong những hình thức phù hợp có vai trò thúc đẩy quá trình hợp tác lên một cấp độ mới. Vì lẽ đó, xung đột và hợp tác trong quan hệ quốc tế, trong quan hệ giữa các cường quốc sẽ luôn vận động và phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với xu thế toàn cầu hóa đa bình diện, đầy nghịch lý và rất sôi động hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. QUAN HỆ QUỐC TẾ: Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề. NXB Chính trị quốc gia.
2. An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa. NXB Chính trị quốc gia.
3. Cuộc xung đột Israel và Ả Rập. NXB thông tấn.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm của các cuộc xung đột khu vực trong quan hệ quốc tế hiện đại.doc