Đặc điểm của đầu tư phát triển, sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lý đầu tư

.Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển 1.1 Đầu tư và đầu tư phát triển Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu về, đem lại lợi ích cho chủ đầu tư trong tương lai. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, thiết bị, tài nguyên. Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tưọng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích, đối tượng đầu tư được chia thành hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình. Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tê xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó. Kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển cần được xem xét trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sang tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Ở góc độ vĩ mô, đó là thúc đẩy tăng trưỏng kinh tế, góp phần giảI quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Ở góc độ vi mô, đó là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực 1.2, Phân loại đầu tư Theo mục đích và tính chất của hoạt động đầu tư có thể chia đầu tư thành: Đầu tư tài chính: người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để được hưởng lãi suất định trước như gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc hoặc lãi suất tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không làm gia tăng thêm tài sản cho nền kinh tế, nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này, nó chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho một cá nhân, tổ chức. Đầu tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán. Hoạt động đầu tư này là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế và là một trong những loại hình đầu tư lựa chọn để tối đa hoá lợi ích, giảm thiểu rủi ro cho các chủ đầu tư. Đầu tư thương mại :người có tiền mua hàng hóa và bán với giá cao hơn để hưởng chênh lệch giá khi mua và khi bán. Nếu không xét đến quan hệ ngoại thương thì loại đầu tư này không tạo ra hay làm tăng thêm tài sản cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng thêm tài sản tài chỉnh cho chủ đầu tư. Mặc dù vậy đầu tư thương mại lại giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa do đầu tư phát triển tạo ra diễn ra một cách linh hoạt và dễ dàng hơn. Qua đó, nó lại làm cho đầu tư phát triển, tăng tích lũy vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ của các đơn vị cũng như cả nền kinh tế Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư quan trọng nhất trong nền kinh tế, nó là tiển đề, cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư khác không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển. Theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư, đầu tư được chia thành đầu tư gián tíêp và đầu tư trực tiếp: Đầu tư gián tiếp :người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư:mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng lợI ích vật chất ( như cổ tích, tiền lãi trái phiếu), lợì ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mãi) nhưng không được tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp: người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản. Như vậy theo cách tiếp cận này, đầu tư phát triển là một hình thức đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. 2. Đặc điểm của đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm chủ yếu sau: Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát trỉển khác. Trên phạm vi nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác.Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quan trọng nhất. Đó là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hay là khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế. Quy mô các dự án đầu tư có lớn hay không thể hiện ở nguồn vốn đầu tư. Mặt khác, các dự án đầu tư cũng cần một số lượng lao động rất lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia. Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Do quy mô các dự án đầu tư thường rất lớn nên thời gian hoàn thành các dự án thường tốn rất nhiều thời gian, có khi tới hàng chục năm như các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường . Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn chậm.Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro cũng như chi phí đầu tư lại càng lớn, hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch vốn đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế thấp nhất những mặt tiêu cực có thể xảy ra trong thời kỳ đầu tư.

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển, sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lý đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản phẩm đầu tư trong tương lai, quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa thành quả đầu tư đưa vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình, chú ý đến cả độ trễ thời gian trong đầu tư. Đây là đặc điểm có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư. Đặc điểm thứ tư là các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Các điều kiện tự nhiên của vùng như khí hậu, đất đai... có tác động rất lớn trong việc thi công, khai thác và vận hành các kết quả đầu tư. Đối với các công trình xây dựng, điều kiện về địa chất ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong thi công mà cả trong giai đoạn đưa công trình vào sử dụng, nếu nó không ổn định sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như chất lượng công trình. Tình hình phát triển kinh tế của vùng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định và quy mô vốn đầu tư. Ngoài ra môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các dự án đầu tư như phong tục tập quán, trình độ văn hóa... Một đặc điểm dễ nhận thấy là hoạt động đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài...nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường rất cao, nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến buộc các nhà quản lý và chủ đầu tư cần phải có khả năng nhận diện rủi ro cũng như biện pháp khắc phục kịp thời. Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả trươc hết cần nhận diện rủi ro. Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động đầu tư,các rủi ro về thời tiết ví dụ như trong quá trình đâu tư gặp phải mưa bão, lũ lụt... làm cho các hoạt động thi công công trình đều phải dừng lại ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả đầu tư. Các rủi ro về thị trường như giá cả, cung cầu các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra thay đổi, ví dụ như do thông tin trong sữa Trung Quốc có chất gây bệnh sỏi thận mà cầu về sữa giảm sút nghiêm trọng, hoạt động đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất chế biến sữa của một số doanh nghiệp vì thế cũng bị ngưng trệ...Ngoài ra quá trình đầu tư còn thể gặp rủi ro do điều kiện chính trị xã hội không ổn định. Khi đã nhận diện được các rủi ro nhà đầu tư cần xây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro phù hợp với từng loại rủi ro nhằm hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của nó đến hoạt động đầu tư. Sự ảnh hưởng của các đặc điểm đầu tư phát triển đến công tác đầu tư. 1.Trong công tác quản lý vĩ mô và vi mô 1.1 Cấp vĩ mô Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư một cách chặt chẽ và có hệ thống cũng như các văn bản liên quan như luật đất đai, luật đấu thầu...Các văn bản này có tác dụng khuyến khích đầu tư, hướng các hoạt động đầu tư theo định hưóng của Nhà nước, khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các lĩnh vực đầu tư phát triển. Nhà nước cần có các chính sách để huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Các nguồn vốn có thể huy động được bao gồm nguồn vốn ngân sách, vốn từ dân cư, vốn ODA, FDI, vốn vay thương mại quốc tế. Nhà nước cần có các quy định chặt chẽ về phân bổ vốn đầu tư hợp lý theo tiến độ, đầu tư chiều sâu để mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, nhà nước cũng cần có các quy định về quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch treo gây thất thoát lãng phí nguồn tài nguyên. Cùng với đó là đào tạo nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn lực con người trong hoạt động đâu tư. Ngoài ra, Hệ thống cơ quan chuyên trách về quản lý dự án đầu tư và cán bộ có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu thực tế cũng cần được nhà nước chú trọng xây dựng. 1.2 Ở cấp vi mô Khi nhà nước đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư cũng cần có các biện pháp để quản lý hoạt động đầu tư ở tầm vi mô một cách có hiệu quả. Trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư, chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ các điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ở địa phương. Nó giúp cho chủ đầu tư có thể khai thác tối đa lợi thế vùng và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược đầu tư rõ ràng, khoa học để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải. Cần rõ ràng trong chuẩn bị về vốn đầu tư, tiến trình đầu tư...Một điều cũng rất quan trọng đó là cần xác định chính xác sự thay đổi của cung cầu trên thị trường về đầu vào và đẩu ra của dự án, đưa ra được dự báo chính xác trong tương lai để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. 2. Trong công tác chuẩn bị, thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư 2.1Công tác chuẩn bị đầu tư Giai đoạn chuẩn bị đầu tư quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Ở giai đoạn này, vấn đề chất lượng, chính xác kết của kết quả nghiên cứu. Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị chiếm từ 0,5- 15% vốn đầu tư chảy vào dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt phần vốn còn lại, tạo cơ sở cho quá trình hành động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, nhanh chóng phát huy hết nguồn lực phục vụ dự kiến. Quá trình chuẩn bị đầu tư gồm 4 bước: nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và thẩm định dự án. Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác chuẩn bị đầu tư được thể hiện qua các mặt như: Với đặc điểm vốn, vật tư lao động cho dự án đầu tư lớn: Thứ nhất là có giải pháp huy tạo vốn và huy động vốn hợp lý. Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho các dựa án đầu tư phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn. Trong điều kiện mà nhu cầu vốn đầu tư rất lớn như hiện nay việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn, hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn là vô cùng cần thiết. Các nguồn huy động vốn cho đầu tư phát triển có thể qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước... Các chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực hiện, phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và lĩnh vực ưu tiên. Thứ hai là thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, gây thất thoát lãng phí nguồn lực. Với các dự án trọng điểm cần tập trung thực hiện dứt điểm, kiên quyết cắt giảm các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Đồng thời có các biện pháp bố trí vốn theo tiến độ của dự án, kế hoạch bố trí vốn phải bám sát những định hướng, chủ trương của chính phủ, các bộ ngành có liên quan. Thứ ba, cần có các giải pháp về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ lao động một cách hợp lý, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nhân lực theo tiến độ đầu tư. Hiện nay vẫn xảy ra tình trạng nhân lực cho các dự án rất dồi dào nhưng số lượng đáp ứng được các yêu cầu của dự án lại rất thấp, phần lớn lao động không được đào tạo bài bản, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của dự án. Nhiều dự án mặc dù đã chính thức đầu tư và khởi công nhưng lại không thực hiện được đúng tiến độ do bài toán về lao động. Để tránh tình trạng trên, các dự án khi chuẩn bị đầu tư cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng , phương án đào tạo lao động kịp thời, để việc đào tạo lao động sát với nhu cầu thực tế. -Với đặc điểm thời kỳ đầu tư kéo dài:Yêu cầu đặt ra là cần tiến hành quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, lập tiến độ thi công xây dựng cụ thể trong từng giai đoạn, đảm bảo tiến độ ngay từ khâu giải phóng mặt bằng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Một trong các yếu tố làm cho thời kỳ đầu tư thực tế thường kéo dài hơn nhiều so với dự kiến đó là tình trạng thiếu vốn. Chính vì vậy cần có các giải pháp về bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, bố trí xen kẽ các công việc cần thực hiện nhằm đảm bảo đúng thời gian hoàn thành dự án. - Về đặc điểm đầu tư phát triển phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội vùng. Trước hết cần nghiên cứu tiềm năng thế mạnh của từng vùng, địa phương, các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư. Chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp nếu không chủ đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về nhiều mặt cả về tự nhiên lẫn kinh tế xã hội. Do đó, khi lựa chon địa điểm đầu tư cần dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào hệ thống các chỉ tiêu về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội...nhằm khai thác tối đa lợi thế của vùng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. - Với đặc điểm đầu tư phát triển có độ rủi ro cao: Cần có biện pháp tổng thể quản lý rủi ro bao gồm từ việc nhận diện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và xây dựng biện pháp phòng và chống rủi ro, điều này rất quan trọng. Xác định đúng nguyên nhân rủi ro là khâu quan trọng đầu tiên để tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục. Mặt khác, việc đánh giá xếp thứ tự ưu tiên rủi ro sẽ đưa ra được biện pháp tối ưu xử lý rủi ro, hạn chế thấp nhất được các thiệt hại có thể có do rủi ro gây ra trong suốt vòng đời của dự án. Quá trình thực hiện đầu tư Giai đoạn thực hiện đầu tư: Vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, 85-95.5% vốn đầu tư được chia ra và huy động trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời, thời hạn thực hiện đầu tư cũng kéo dai, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào công tác chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trình việc thưc hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư. Quá trình thực hiện đầu tư gồm: hoàn tất thủ tục đầu tư, thiết kế lập tổng dự toán, xây dựng mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng đào tạo lao động, nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao kết quả. Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển ở giai đoạn hai này được thể hiện ở chỗ: Thứ nhất cần quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Do ở giai đoạn này vốn nằm khê đọng trong thời gian dài nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ hoạt động đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nhất là trong xây dựng cơ bản. Do yếu kém trong quản lý mà nhiều chủ đầu tư đã làm thất thoát nguồn vốn, khiến cho vốn đầu tư thực tế cao hơn rất nhiều so với dự toán ban đầu..Cần có chính sạch đào tạo nguồn nhân lực, đãi ngộ công nhân và chuyên gia. Điều này càng đảm bảo hơn cho sự thành công của giai đoạn thực hiện đầu tư. Mặt khác, cần rút ngắn thời gian đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình. Thời gian hoàn thành dự án càng ngắn thì chi phí và rủi ro càng ít. Hoạt động đầu tư luôn luôn gắn liền với yếu tố rủi ro, điều quan trọng là nhận biết và khắc phục được chúng trong quá trình thực hiện đầu tư. Kéo dài thời gian thực hiện là kéo thêm một khoản chi phí, tăng thêm những rủi ro, những bất trắc, mất đi cơ hội cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả đầu tư vì thế cũng giảm sút.Bên cạnh đó cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu, tránh lãng phí, nâng cao hiệu suất sử dụng. Bên cạnh đó, cũng cần có sự đầu tư về mặt công nghệ, lắp đặt các dây chuyền thiết bị hiện đại, phù hợp với trình độ quản lý và sử dụng giúp cho chủ đầu tư nâng cao được chất lưọng sản phẩm, mặt khác lại tiết kiệm được đáng kể chi phí về vận hành, về nhân công, nguyên vật liệu và năng lường, góp phần nâng cao hiệu quả trong thực hiện đầu tư. Quá trình vận hành kết quả đầu tư Giai đoạn vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm đạt được các giai mục tiêu của dự án, nếu các két quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, tồn tại thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ tại thời điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động. Làm tốt công tác của giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Thời gian phát huy tác động của các kết quả đầu tư chính là đời của dự án nó gắn với đời sống của sản phẩm trên thị trưòng. Đây là giai đoạn thu hồi vốn, dự án có đạt mục tiêu hay không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của giai đoạn này. Giai đoạn vận hành khai thác là giai đoạn mà hiệu quả khai thác nguồn lực được thể hiện rõ nét phụ thuộc vào năng lực tổ chức quản lý điều hành. Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác vận hành kết quả đầu tư bỉểu hiện ở các mặt: Thứ nhất, xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học nhằm có những bước đi phù hợp trong mỗi giai đoạn cụ thể cả ở cấp vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năng cung ứng từng năm và toàn bộ vòng đời của dự án. Từ đó nắm bắt được thời cơ để tạo ra những bứơc nhảy vọt trong đời của dự án. Thứ hai, quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh các hao mòn vô hình. Đồng thời cần tuân thủ chiến lược về công suất. Vòng đời sản phẩm của dự án càng dài thì lợi nhuận thu được càng lớn, do đó hiệu quả đầu tư càng cao. Ngoài ra, cần chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưỏng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư. CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. I,Thực trạng đầu tư phát triển ở Việt Nam 1,Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thực tiễn Việt Nam từ khi thực hiện chính sách đổi mới mở cửa ,bên cạnh việc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Việt Nam còn đạt đựoc thành tích tăng trưởng kinh tế cao liên tục(bình quân GDP hàng năm trong giai đoạn 1991_2005 đạt 7.5%có những giai đoạn cá biệt 2 năm tăng liên tục trên 9% mỗi năm). Điều đó làm cho khả năng huy động ,khai thác và sử dụng các nguồn vốn đầu tư được mở rộng hơn.Tốc độ gia tăng quy mô đầu tư gia tăng đáng kể trung bình tăng hơn 20%/năm).Tỷ trọngvốn đầu tư phát triển gia tăng mạnh mẽ (năm 1991 chỉ khoảng 17.6% GDP thì đến năm 2005 đã đạt xấp xỉ 38.7%GDP).Trong đó cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài đều có sự chuyển biến về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Trong nguồn vốn đầu tư của nước ta nguồn vốn trong nước chiếm 70% tổng sổ vốn đầu tư và 30% tổng vốn đầu tư là huy động từ nước ngoài. Trong nguồn vốn trong nứoc thì vốn tư ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước là chủ yếu,chiếm khoảng 53.7%.Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nứơc chiếm khoảng 22.5%trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước chiếm tỷ 15,7%, vốn đầu tư của những doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17.1%.Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư chiếm 25,3%,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 17,8%,các nguồn vốn huy động khác chiếm khoảng 4,7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hôi tăng đáng kể năm 2005 số vốn đầu tư toàn xã hội là 3.301,780 tỷ đồng; năm 2006 tổng số vốn đầu tư tòan xã hội là 4.027,166 tỷ đồng; và năm 2007 con số đó là 4.851,917 tỷ đồng(tính theo giá trị hiệ hành). Như vậy trong vòng 3 năm 2005-2007 tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng khoảng 46,95%. Vốn nhà nước tăng liên tục qua các năm;năm 2005 là 1.198,814 tỷ đồng, năm 2006 là 1.244,303 tỷ đồng, năm 2007 là 1138,762 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư phát triển và vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 70% vốn nhà nước.Trong ngân sách nhà nước thì nguồn thu chủ yếu là từ thuế và phí (chiếm tới 90%),tăng trung bình 17%/năm.Trong đó ngân sách trung ương chiếm khoảng 10%(năm 2007 vốn ngan sách trung ương là 74,911 tỷ đồng trong tổng ngân sách nhà nước là 778,46 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,624%);ngân sách địa phương đóng góp khoảng 90%(năm 2007 vốn ngân sách đia phương là 703,549 tỷ đồng, chiếm khoảng 90,376%) .GDP đóng góp vào ngân sách nhà nứơc khoảng 23.5%.Tỷ lệ đầu tư phát triển chiếm 29.7% trong tổng vốn ngân sách nhà nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư cũng cố những chuyển biến tiến bộ, tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn vốn đầu tư tín dụng Nhà nước xu hướng giảm dần do nhà nước có chủ trương thu hẹp đối tương cho vay ,hạn chế cho vay theo dự án và đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ lãi suất đầu tư.Năm 2005 số vốn tín dụng nhà nước là 159,816 tỷ đồng, năm 2006 là 117,554 tỷ đồng,, và năm 2007 là 91,877 tỷ đồng; giảm khoảng 42,5% trong vòng 3 năm. Nguồn vốn tín dụng từ các nguồn khác tăng lên rất nhanh;năm 2005 là 122,317 tỷ đồng, năm 2006 là 288,165 tỷ đồng;năm 2007 là 221,608 tỷ đồng; mức tăng khoảng 81,17%. Vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh trong những năm gần đây được chú trọng, tăng khoảng 78,5%trong vòng 3năm 2005-2007 (năm 2005 là 2024,563 tỷ đồng và năm 2007 là 3613,629 tỷ đồng).Theo điều tra thực tế năm 2007 thì số vốn của các hộ gia dình là 1283,919 tỷ đồng và vốn của các tổ chức doanh nghiệp là 2329,71 tỷ đồng. Để tăng vốn cho đầu tư phát triển, chính phủ thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ từ năm 2003.Năm 2003 là 8.1 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 6.5 nghìn tỷ đồng và năm 2006 khoảng 13.1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chúng ta luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật và cơ chế chính sách với mục đích khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài mang vốn,công nghệ quản lý hiện đại vào Việt Nam.Cùng với đó là tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài,giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô ổn định,giảm chi phí đầu tư,giải quyết những vướng mắc cụ thể cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Đặc biệt từ khi Việt Nam là thành viên của tổ chúc thương mại thế giới WTO vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đáng kể.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005 là 78,400 tỷ đồng, năm 2006 là 97,175 tỷ đồng, năm 2007 99,525 là tỷ đồng.Vốn đầu tư nước chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế.Ngoài các nguòn vốn chủ yếu là ODA và FDI,vào Việt Nam còn có lượng vốn mà doanh nghiệp tự đi vay nước ngoài hoặc vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ ra nước ngoài.Tuy nhiên chúng ta cũng chỉ mới phát hành tráiphiếu chính phủ ra nước ngoài nên nguồn vốn này chưa đáng kể. Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đạt thành tựu quan trọng.tổng mức ODA các nhà tài trợ cam kết cho nước ta trong giai đoạn 2000-2006 ước tính đạt 31 tỷ USD,trong đó các khoản viện trợ không hoàn lại chiếm 15-20%.Nguồn vốn ODA đã được giải ngan khoảng 15.5 tỷ USD ,chiếm khoảng 50% giá trị ODA cam kết tài trợ,trong đó 80% nguồn vốn đầu tư cho đầu tư phát triển còn lại là chi cho sự nghiệp,tốc độ giải ngân là 11.3%.Hiện nay có 25 nhà tài trợ song phương,14 tổ chức tài trợ đa phương và trên 350 NGO hoạt động tại Việt Nam. Thu hút vốn FDI cũng đạt kết quả tích cực khoảng 298,4 nghìn tỷ đồng,tương ứng khoảng 19.5% nguồng vốn đầu tư phát triển của toàn nền kinh tế.Trong số 64 nước đầu tư tại Việt Nam ,các nước châu Á chiếm trên 76% số dự án và trên 70% số vốn đăng kí,trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ,Hồng Kông chiếm trên 605 số dự án và đăng kí còn các nước EU chiếm khoảng 16% vê số dự án và 24% số vốn đăng kí,Hoa Kì chiếm khoảng 19.55 số dự án va 2.7%sô vốn đăng kí. Bên cạnh ODA và FDI thì một lượng vốn không nhỏ được chuyển vào nước ta là kiêu hối chuyển về hang năm .Lượng kiều hố năm 2006 dạt 4.5 tỷ USDvà năm 2007 lên tới 10 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay.So với tổng mức ngoại tệ Việt kiều gửi về nước năm 2006, lượng kiều hối năm 2007 tăng gần 50%. Nguyên nhân là do chính phủ Việt Nam áp dụng các quy chế mới đối với Việt kiều trong các lĩnh vực đầu tư, bất động sản và miễn thị thực nhập cảnh. Đặc biệt gần đây quốc hội thông qua điều luật cho Việt kiều mua nhà tại Việt Nam. Ngoài các nguồn vốn trên thì còn một lượng vốn vay của nước ngoài .Tuy nhiên, lượng vốn này không đáng kể, chỉ đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Lượng trái phiếu chính phủ phát hành ra nước ngoài bằng ngoại tệ khoảng 5.5 nghìn tỷ đồng. II. Tình hình quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác đầu tư ở Việt Nam hiện nay. 1,Tình hình quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay. 1.1,Công tác quản lý đầu tư ở cấp độ vĩ mô. Dựa trên việc nắm bắt các đặc điểm của đầu tư phát triển, ở mức độ vĩ mô chính phủ đã có những cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển có nhiều đổi mới, góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư.Do nguồn vốn đầu tư phát triển rất lớn, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao đòi hỏi ở cấp độ vĩ mô phải xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch dầu tư đúng đắn, quản lý chặt chễ tổng vổng vốn đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm.Cùng với đó phải đưa ra các phương pháp dự báo nhận diện rủi ro cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chính phủ đã ban hành các chính sách phù hợp huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư phát triển ngày càng được đa dạng hoá, cơ chế bao cấp trong dầu tư dần được xoá bỏ. Cùng với đó đã nâng cao hiệu quả sử dụng và nỗ lực cải thiện môi trường kinh tế chính trị cho đầu tư, củng cố lòng tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển đã có nhiều thay đổi. Các văn bản pháp quy trong lĩnh vực đầu tư phát triển luôn được cập nhật, đổi mới, phù hợp theo hướng phân cấp mạnh hơn trong quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều nghị định mới, văn bản luật mới được ban hành thay thế cho những nghị định không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và xu hướng toàn cầu hoá như (luật đất đai, luật tài nguyên, luật đầu tư, luật đấu thầu…). Cùng với đó, Nhà nước cũng thực hiện đổi mới trong công tác quy hoạch, thực hiện tốt vai trò định hướng đầu tư và là công cụ quản lý của nhà nước.Chất lưọng của công tác quy hoạch đã được chú ý,gắn kết với thực tế, bám sát với nhu cầu thị trường, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Kiện toàn và tăng cường năng lực các bộ quản lý dự án đầu tư phát triển. Đa dạng hoá các hình thức và mở rộng các lĩnh vực cho đầu tư nước ngoài là một hướng đi mới mà Bộ kế hoạch và đ ầu tư đang nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư đang được triển khai mạnh mẽ. Đối với vốn ODA, những khó khăn sẽ được tập trung tháo gỡ là giải phóng mặt băng, bảo đảm đối ứng trong các dự án, đấu thầu và sử dụng tư vấn, kiện toàn và tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án, cải thiện thủ tục hành chính và haì hoà hoá các thủ tuch đối với các nhà tài trợ.Các giải pháp thu hút vốn FDI được chú trọng đẩy mạnh là khâu quy hoạch, nhất là gắn quy hoạch ngành, sản phẩm với quy hoạch vùng, nâng cao chất lượng và tính khả thi của danh mục ưu tiên gọi vốn FDI.Liên quan đến giải pháp về cơ chế chính sách vĩ mô, Chính phủ yêu cầu các ngành chức năng khi soạn thảo, bổ sung, sữa đổi chính sách, luật phấp phải tính đến tác động của chúng tới FDI, bảo đảm tính nhất quán, thông thoáng hơn và áp sát hơn với cac quy định của tổ chức WTO. Các cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, đất sẽ đặc biệt quan tâm đến các nhà đầu tư đã có dự án đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời cũng có nhưng quy chế riêng đói với các công ty xuyên quóc . Tuy nhiên trong quản lý công tác đầu tư ở cấp vĩ mô cũng còn một số hạn chê.Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam thì chưa cao. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “ Việt Nam, tồn tại một nghịch lý là nước nghèo nhưng không biết tiêu tinền hợp lý,gây lãng phí”.Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA. Đầu tư trong nướ là một nguồn lực tốt ,thậm chí năm 2006, đầu tư trong nước còn lớn hơn FDI. Hầu hết đầu tư trong nước là các DN tư nhân,các cá nhân, do đó, họ có lợi ích thực, thúc đẩy hiệu quả càng cao càng tốt.Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn còn hạn chế do tác động chung của cac nguôn lực khác: Cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho DN nhà nước. Đáng ra, tư nhân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều.Tất nhiên không phủ nhận sự yếu kém của DN tư nhân trong nước, nhưng yếu tố quan trọng chính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn, do chính nhà nước tạo ra.Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư nhưng bản thânViệt Nam lai chưa tạo điều kiện đầy đủ.Hình thức BOT đã được luật hoá nhưng chưa có hướng dẫn thực sự để DN nước ngoài tham gia.Cách đây chưa lâu, Phần Lan đã mất 5-7 năm để đàm phán để tham gia xây dựng hạ tầng, để đạt được kí kết.Họ phải mất them 2 năm đàm phán về giá cung cấp điện nhưng không có kết quả.Cuối cùng nước này đã rút dự án ra khỏi Vệt Nam. Chúng ta càn rút ra kinh nghiệm để tránh những sai lầm trong công tác quản lý đầu tư. 1.2, Tình hình quản lý đầu tư phát triển ở cấp độ vi mô. Cùng với cải thiện đáng kể của công tác quản lý đầu tư ở cấp độ vĩ mô thì ở các cấp độ doanh nghiệp công tác quản lý đầu tư ngày càng được chú trọng. Năm 2007 số lượng các công ty tư vấn giám tăng khoảng 10% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ các nhà quản lý đã chú trọng rất nhiều đến chất lượng công trình và tiến độ công trình.Công tác lập dự án cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đầu.Trong nhiều dự án có quy mô lớn và trình độ kỹ thuật phức tạp các công ty còn thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn lâp và thẩm định khả thi của dự án đầu tư.Các công ty cũng sẵn sang bỏ một số chi phí không nhỏ để thuê các tổ tư vân để lập ra các dự án có tính khả thi cao. Bên cạnh đó có một bộ phận doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa làm tốt quá trình đầu tư.Trong đó công tác đấu thầu là bất cập nhất.Nghiên cứu cho thấy :trong tổng số 400 hợp đồng thuộc 6 khoản tín dụng đã được phân tích, có sự tham gia của 1000 công ty,1500 người, 50 ngân hang và hơn 250 giao dịch.Dựa trên kết quả phân tích ban đầu này, 110 hợp đồng đã được chọn lựa để phân tích sâu không phát hiện thấy dấu hiệu bất thường trong công tác quản lý tài chính và giải ngân.Ngoài ra chất lượng của các công trình xây dựng chấp nhận được ở phần lớn trong số 40 công trình đã được kiểm tra.Tuy nhiên phân tích sâu hơn cho thấy có dấu hiệu liên kết giữa các nhà thầu trong hầu hết các cuộc đấu thầu đã thẩm tra. Đặc biệt nghiên cứu còn cho thâý hầu hết giá bỏ thầu đều nằm trong khoảng rất hệp . Điều đó có thể ký giải được trên cơ sở việc nhiêu nhà thầu thường căn cứ vào các định mức về giá đựơc quy định chính thức vì phần lớn là các DNNN. Nhiêu chủ đầu tư ở Việt Nam do chưa có các giải pháp, nhận dạng và phòng ngừa rủi ro thích hợp, nên khi đứng trước những biến động của thị trường lạm phát cao, giá nguyên vật liệu, lãi suất tăng cao ( kể từ cuối năm 2007) gần như đứng trước nguy cơ phá sản, nhiều công trình thi công bị bỏ dở dang do chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn.Qua đó cồn thể hiện sự non kém trong năng lực quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp. 2.Những mặt được và hạn chế trong việc quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển ở Việt Nam. 2.1,Những mặt được của công tác đầu tư phát triển. Thư nhất là, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển trong những năm qua tăng khá .Hàng năm vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khoảng 18%, nhờ đó, tỷ lệ vốn đầu tư so với GPD không ngừng gia tăng…Nguồn thu từ ngân sách nhà nước đã có tác động thu hút các nguồn vốn khác.Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, chính phủ dẫn thực thi nhiều cơ chế để tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài, huy động nguồn vốn công trái , trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình.. góp phần tăng nhanh tổng nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Thứ hai là ,cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch, tập trung vào các mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế -xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do các nguồn lực được huy động tốt hơn và tập trung đầu tư vào các công trình chủ yếu, quan trọng trong các ngành, lĩnh vực và địa phương, đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và phát huy được lợi thế của từng vùnh, từng ngành, từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh tế nông thôn; đầu tư theo chiều sâu, bổ sung các thiết bị công tiên tiến trong các ngành công nghiệp, xây dựng và chuẩn bị xây dựng một số cơ sở công nghiệp,kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, viễn thông, thuỷ lợi, công nghịêp điện),hạ tầng cơ sở nông thôn, du lịch, bảo vệ môi trường,giảm nhẹ thiên tai.Vốn đầu tư tập trung cho phátt triển nguồn nhân lực,giáo dục khoa học công nghệ,môi trường, y tế xã hội,các công trình quốc gia ,xoá đói giảm nghèo và ưu tiên đầu tư thực hiện phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Tây Nguyên,Miền núi phía Băc, Đồng bằng sông cửu long ,các tỉnh còn khó khăn,các vùng thường bị thiên tai bão lụt. Thứ ba là,có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng ,trong chỉ đạo điều hành của chính phủ.Cơ chế quản lý đầu tư đựơc cải tiến một bước quan trọng theo hướng giảm đáng kể sự can thiệp trực tiếp của nhà nước đôí với hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ đầu tư trong công việc quyết địmh tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả của các công trình đầu tư, đồng thời thực hiện phân cấp triệt để cho các bộ, ngành và các địa phương về thẩm định, quyết định, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư theo Nghị định số 07/CP của Chính Phủ. Trong hoạt động đầu tư, Nhà nước quản lý chặt chẽ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và tao khung pháp lý cùng các hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư mà không trực tiếp quyết định đầu tư. Đồng thời Nhà nước thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá, để thực hiện hiệu quả dự án đầu tư,giảm bớt sai sót, vi phạm thất thoát. Trong quản lý đầu tư, đã được tăng cường vai trò của hội đồng nhân dân, coi trọng sự tham gia giám sát của cộng đòng và các tổ chức xã hội. Thứ tư là, chúng ta đã khai thac tốt các nguồn đầu tư nứơc ngoài.Trong giai đoạn 2000-2007 huy động vốn nước ngoài gia tăng đáng kể, góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn vốn trong nước, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong nước, tạo thế và lực mới cho nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh còn tạo điều kiện tốt cho việc mở rộng thị trường trong nước, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với thị trường thế giới. Chính phủ tiêp tục nỗ lực để tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn hơn, cởi mở minh bạch và thông thoáng hơn. Các bộ,ngành, địa phương đang thực hiện các biện pháp chỉ đạo hữu hiệu của thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững bằng nhiều biện pháp như bộ Kê hoạch và đầu tư đã triển khai công tác địa phương thực hiện việc điều hành đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát và các đoàn công tác thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn FDI. 2.2,Những mặt chưa đựợc của công tác quản lý đầu tư phát triển của Việt Nam. Một là, chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Nhiều bộ, ngành địa phương chưa chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác tham gia vào đầu tư, đặc biệt là khu vực thư nhân còn hạn chế rất lớn về quy mô, nhất là đầu tư những công trình cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những hạn chế ,chưa phục hồi được tốc độ huy động cao như những năm trước đây .Hầu hết các dự án dược cấp giấy phép gần đây đều có quy mô nhỏ; môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện nhiều,nhưng mức độ cạnh tranh so với các nước trong khu vực chưa cao và vẫn còn nhièu bất cập như: một số chính sách hay thay đổi và khó dự báo trước,có tình trạnh cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương. Khối lượng giải ngân nguồn vốn ODA đật thấp so với kế hoạch, hàng năm chỉ đạt khoảng 80-90% mức đề ra. Sau 10 năm kêu gọi nguồn vốn ODA, đến nay mới giải ngân dược khoảng 13,5 tỷ USD trên tổng số 25 tỷ USD cam kết; tỷ lệ giải ngân giảm dần qua các năm, khối lượng giải ngân thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan như chậm giải phóng mặt bằng, các bộ ngành địa phương bố trí không đủ vốn đối ứng,năng lực của các ban ngành quản lý dự án ODA còn thấp, thủ tục chưa hài hoà trong và ngoài nước… Hai là, cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, các nguồn sử dụng vốn đầu tư chưa thật hiệu quả.Trong nông nghiệp: chủ yếu vẫn tập trung đầu tư vào thuỷ lợi (chiếm khoảng 705 vốn đầu tư vào ngành ), mà chưa chú ý đến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp như đầu tư phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, đầu tư cho hệ thống giống, cây trồng, vật nuôi,chế biến sản,mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp. Chưa quan tâm đúng múc đến công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn do chưa đầu tư tương xứng để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển trang trại, làng nghề truyền thống nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Ngành thuỷ sản có mức tăng trưởng cao, nhưng đầu tư vào lĩnh vực này còn khiêm tốn.Trong công nghiệp: cơ cấu đầu tư cho công nghiệp chiếm 43% trong tổng số đầu tư toàn xã hội là thấp chưa đủ để phát triển cơ cấu lại ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ câu sản phẩm công nghiêp để có thể hôi nhập, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt, hiện tượng đầu tư theo phong trào, theo lợi nhuận trước mắt vẫn còn tồn tại, lãng phí vốn, tài nguyên làm giảm hiệu quả đầu tư.Chưa chú trọng đến công tác phát triển ngành cơ khí, đầu tư công nghiệp đóng tàu, chế biến máy công cụ, máy phục vụ nông nghiệp, chế nông sản.. Đầu tư chưa gắn chặt với chuyển giao công nghệ cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực công nghiệp chế biến. Về giao thông vận tải: chủ yếu tập trung vào các ngành giao thông đường bộ (chiếm khoảng 70% vốn đầu tư của ngành). Trong đó lại tập trung chủ yếu hệ thống đường quốc lộ , hệ thống đường giao thông nông thôn, vùng kinh tế khó khăn chưa được đầu tư thoả đáng để phát huy hiệu quả chung; đầu tư phát triển phưong tiện vận tải còn thấp. Đầu tư cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực còn thấp ,chưa gắn chặt với chiến lược phát triển các ngành kinh tế, các vùng kih tế. Cơ cấu vùng:mặc dù những năm qua đã có cố gắng điều chỉnh cơ cấu đầu tư giữa các vùng, nhưng tỷ lệ đầu tư cho vùng núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, vùng tây nguyên vẫn còn khiêm tốn (chỉ ở mức 8-12% tổng mức đầu tư toàn xã hội) vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) các vùng Đông Nam bộ (27%). Đầu tư cho các liên vùng liên tỉnh còn kém, bị chia cắt bởi giới hành chính địa phương. Các công trình, dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giải ngân chậm,thời gian thực hiện dự án kéo dài, nợ quá hạn chưa trả được có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn; chất lượng công tác thẩm định các dự án vay vốn tại hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển còn nhiều bất cập so với yêu cầu, đặc biệt là sự dự báo sự biên động của thị trường, ảnh hưởng đến việc xác định hiệu quả của dự án. Ba là, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chất lượng các dự án quy họach phát triển kinh tê -xã hội còn nhiêù hạn chế, các dự án quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có đủ căn cứ vững chắc, nhất là các thông tin về dự báo, dự báo cá tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp.. Quản lý nhà nước về quy hoạch còn nhiều yếu kém mà biểu hiện rõ nhất là phân công, phân cấp không rõ ràng thiếu một khung pháp lý cho viêc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về cả vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trong phạm vi cả nước, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Nhiều cơ quan nhà nước, nhiều cá nhân có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức và chưa nhận thức đúng đắn về công tác quy hoạch, trách nhiệm đối với công tác quy hoạch chưa đủ tầm.Quy hoạch hoá nền kinh tế quốc dân chưa được thể chế hoá, phương pháp lập quy hoạch chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch ngành ,nên xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa các quy hoach ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; thiếu quy chế phê duyệt thống nhất. Nhận thức về quy hoạch trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế còn nhiều điểm chưa thống nhất; việc phân định nội dung cũng như phạm vi giữa các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội các vùng lãnh thổ,quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng còn nhiều điển chưa rõ. Các quy hoạch ngành, tuy chưa xác định rõ hơn những ngành thuộc loại quyhoach, nhưng ngay đối với các ngành sản phẩm chủ lực cần được lập quy hoạch cũng như chưa xác định ở cấp nhà nước. Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều nhưng trước hết phải kể đến công tác điều tra cơ bản chưa đủ, thông tin phục vụ nghiên cứu quy hoạch thiếu, lực lượng nghiên cứư quy hoạch còn hạn chế,công tác dự báo và xử lý liên ngành, liên vùng yếu, công tác chỉ đạo quy hoạch chưa đúng mức. Quy hoạch ngành và quy hoạch ngành quy hoạch vùng, quy hoạch của từng tỉnh ít gắn kết với nhau. Quy hoạch phát triển ngành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của các tỉnh, thành phố. Mặt khác trong khi có một số quy hoạch thể hiện trên lãnh thổ nhưng quy hoạch tỉnh, thành phố chưa căn cứ vào quy hoạch ngành bố trí trên lãnh thổ của mình.Trong quá trình thực hiện quy hoạch , một số ngành, một số địa phương còn tuỳ tiện thay đổi mục tiêu của quy hoach sau khi đã được Thủ tướng chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyên phê duyệt đã không kịp triển khai các quy hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết để tiến hành đầu tư, dẫn tới tình trạng quy hoạch “treo”. Việc thẩm định, kiểm tra, giám sát quy hoạch còn yếu, có trường hợp quy hoạch có chất lượng vẫn được thông qua. Bốn là, bố trí đầu tư còn dàn trải. Nhìn chung , bố trí đầu tư còn rất dàn trải, phân tán thể hiện ở tất cả các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước. Những năm gần đây đã có những tiến bộ bước đầu ( tập trung choc ac dự án thuộc nhóm A); tuy nhiên nhiều bộ, ngành và nhiều địa phương vẫn cồn tình trạng bố trí vốn chua tập trungchủ yếu là đối các công trình, dự án nhóm B và C. Số công trình dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sau nhiều năm trước. Năm 2001 khoảng 7000 dự án; năm 2002 tăng lên trên 8000 dự án ,năm 2003 tăng lên 10500 dự án (tăng khoảng 2500 dự án so với năm 2002). Nguyên nhân của tình trạng trên là; Về phía trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương: nhu cầu đầu tư còn có khoảng cách rất lớn so với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, khi bố trí cụ thể bị căng kéo bởi quá nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, khi xem xét để quyết định dự án đầu tư mới chưa chấp hành đúng các quy định trong việc xết duyệt một dự án đầu tư. Nhiều dự án chưa được xem xét kỹ hiệu quả, tính khả thi thấp.Trên thực tế, số lượng dự án các Bộ, ngành và địa phương phê duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Ngoài ra việc bố trí phân bổ đầu tư cho các dự án không loại trừ có trương hợp do nể nang , do quan niệm vốn ngân sách phải chia đều giữa các huyện, xã dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý; còn buông lỏng trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng cho các bộ, ngành và địa phươngđã thực hiện tương đối mạnh. Tuy nhiên, cơ chế quản đầu tư và xây dựng còn thiếu các chế tài,những quy định cụ thể (kể cả nhưng biện pháp hành chính )nhằm kiểm soát và hạn chế được việc phê duyệt các dự án đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, một mặt do đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn bị chu đáo, cán bộ nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, chưa có hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Mặt khác, lãnh đạo ở một số bộ, ngành và địa phương cũng chưa nhận thức đầy đủ được vai trò của công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong quản lý đầu tư nói chung. Năm là, lãng phí, thất thoát trong đầu tư còn còn lớn. Lãng phí, thất thoát trong đầu tư và xây dựng vẫn còn là ữân đề nổi cộm hiện nay. Còn có những biểu hiện tiêu cực trong quản lý đầu tư và thi công công trình. Chất lượng ở một số công trình còn thấp, gây lãng phí và kém hiệu trong đâu tư .Theo kết quả kiểm tra năm 2002 của 995 dự án voi tổng số vốn đầu tư 20.736 tỷ đồng, đã phát hiện sai phạm về tài chính và sử dụng sai về vốn đầu tư là 1151 tỷ đồng, bằng khoảng 5,5%tổng vốn đầu tư các công trình được kiểm tra. Riêng 17 công trình do thanh tra Nhà nước thực hiện kiểm, phát hiện sai phạm về tài chính chiếm khoảng 13%. Đó là chưa kể tới các lãng phí do chậm triển khai công trìnhvà nhất là sai sót trong chủ trương đâu tư mà hiện chưa có đánh giá thống nhất. Năm 2003 thanh tra nhà nứơc đã phối hợp với các bộ,ngành tiến hành nhiều hoạt động trong việcchấp hành các quy định đầu tư, đơn giá, khối lượng ,chủng loại, vật tư,thết bị…Trong số các dự án được thanh tra nhà nước thanh tra với số vốn là 8235 tỷ đồngthì tổng số sai phạm về tài chính là 1235 tỷ đồng chiếm trên 14% tổng số vốn. Nguyên nhân của tình trạng lãng phí thất thoát trong đầu tư có nhiều, thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý đất đai chưa đồng bộ; chưa xác định rõ vai trò đại diện chủ sở hữu của nhà nước; phân công, phân cấp chưa rõ rang. Ngay từ khâu tính toán, xác định tổng mức vốn đâu tư cho dự án chưa quan tâm sâu sát tới việc tiết kiệm vốn đầu tư; nhiều dự án thiết kế phô trương hình thức không phù hợp với thực tế sử dụng. Nhiều dự án không tuân theo quy hoạch, đièu tra khảo thị trường không kĩ, chưa quan tâm sâu sát tới đầu ra của sản phẩm,dự án hoàn thành nhưng không phát huy được hiệu quả. Ngoaì ra trình độ năng lực quản lý, điều hành của các chủ đầu tư, của ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cồn yếu kém cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Sáu là, tình hình nợ đọng trong đầu tư và xây dựng còn là vấn đề bức xúc. Nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề bức xúc hiện nay, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, chưa được xử lý dứt điểm.Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình thực hiện vượt kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ, ngành và địa phương vẫn tiếp diễn và có hướng tăng (sau khi rà soát lại, số nợ vẫn còn trên 5 nghìn tỷ đồng, trug ương khoảng 2 nghìn tỷ đồng, địa phương khoảng 3 nghìn tỷ đồng) Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng: Khả năng cân đối nguồn vốnn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 40-50% nhu cầu; do sự cấp bách phải thực hiện một số mục tiêu quan trọng của các địa phương, một số công trình, dự án thuộc các ngành thuỷ lợi, giao thông phải khẩn trương thi công trước mùa mưa lũ, phải vay mượn hoặc ứng trước vốn để thi công.Do đặc thù của các công trình, dự án thuộc hạ tầng giao thông vận, thuỷ lợi bên A,cơ quan cấp phát vốn,cơ quan kiểm toán khó kiểm tra, kiểm soát về khối lượng thi công, đơn giá và định mức trong dự toán được duyệt, nên nhiều nhà thầu tích cực ứng trước vay vốn để thi công. Các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố còn buông lỏng trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành còn thiếu những chế tài, biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát và hạn chế việc phê duyệt các dự án đầu tư tràn lan như hiện nay. Nhiều bộ, ngành và địa phương còn có tư tưởng nể nang, dễ dàng đối với các chủ đầu tư trong việc vay mượn vốn, cho phép các nhà thầu ứng trước vốn để thi công các công trình, dự án. Trong quá trình điều hành kế hoạch, phát hiện thực hiện vượt vốn, các cơ quan quản lý chưa kịp thời can thiệp để có biện pháp xử lý. Bảy là, các cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển còn chậm được sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế của công tác quản lý hiện nay.Công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn thiếu xót, buông lỏng. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện phân cấp mạnh cho cấp bộ, ngành tỉnh và thành phố theo quy tại nghị định 07/CP; tuy nhiên, công tác giám sát đầu tư, giám sát thi công chưa chặt chẽ, thiếu chế tài cụ thể để quy rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể. Cơ chế tín dụng đầu tư ưu đãi còn nhiều bất cập: đối tượng cho vay dàn trải, mở rọng quá mức,kéo dài thời gian trả nợ,dung ngân sách để trả nợ vay. Hiện tồn tại nhiều mức lãi suất trong tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, gây phức tạp trong quản lý, đồng thời dễ phát sinh tiêu cực. Về hình thức tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay theo dự án, hình thức hỗ lĩa suất đầu tư mới được áp dụng. Tám là, trong công tác đấu thầu vẫn còn nhiều tồn tại.Việc nhận thức công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế cả về nội dung đấu thầu, quy trình, trình tự và các quy tắc khác. Một số cán bộ thuộc đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế trong triển khai công tác đấu thầu. Nhiều chủ dự án chưa chủ động, chỉ dựa vào ý kiến của tư vấn, không xem xét kỹ kết quả trước khi trình duyệt, dẫn đến những sai sót không đáng có trong quá trong quá trình thực hiện.Cấp có thẩm quyền chưa dược chỉ đạo sát sao, quản lý công tác đấu thầu chưa chặt chẽ. Nhiều trường hợp không thực hiện đúng quy chế đấu thầu như mở thầu chậm, chỉ dịnh thầu vượt mức cho phép, tổ chức đấu thầu mang tính hình thức, đặc biệt là hình thức đấu thầu hạn chế…Chất lượng của công tác phục vụ đấu thầu(trực tiếp hoặc gián tiếp)như chất lượng của bao cáo nghiên cứu khả thi, thiêt kế kỹ thuật, tổng dự toán còn thấp. Một số trường hợp xây dựng dự toán quá thấp gây khó khăn trong quá trìng xét kết quả trúng thầu, phải chào lại giá, phải điều chỉnh dự toán làm kéo dài thời gian. Nhiều trường hợp thiết kế ban đầu không chuẩn xác, trong quá trình thực hiện phải thay đổi bổ sung dẫn đến làm gia tăng giá trị hợp đồng, kéo dài thời gian thực hiện. Đây cũng là yếu tố dãn tới lãng phí thất thoát trong đầu tư xây. Trong một số trường hợp chỉ định thầu thì dự toán cao là cỏ sở kí hợp đồng sẽ có thể dẫn tới thất thoát. Hiện nay còn thiếu nhiều các quy định về chế tài, trách nhiệ lập và duyệt đối với bao cao nghiên cưu khả thi, thiết kế kỹ thuật, dự toán. Các quy định trong một số hợp đồng thầu quá đơn giản,chưa đủ chặt chễ, chưa gắn trách nhiệm giữa chủ đầu tư và nhà thầu, dồn ép vào một phía, thiếu các điều kiện chi tiết gây khó khăn cho việc thực hiện. Chín là, tồn tại trong giám sát và đánh giá đầu tư. Công tác giám sát và đánh giá đầu tư chưa được tất cả các bộ, ngành và địa phương quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc theo quy định; chỉ có khoảng 30% các đơn vị Bộ, ngành; 40% các tỉnh, thành phố có báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư. Đối với việc đánh giá và giám sát đầu tư của các chủ đầu tủ còn rất hạn chế, chỉ khoảng 30% các chủ dự án sử dụng vốn ngân sách có báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư.Chất lưọng báo cáo về đánh giá đầu tư còn sơ sài, chưa đủ thông tin cần thiết để tổng hợp báo cáo.Công tác giám sát còn chưa thường xuyên ,bị động và chủ yếu tổng hợp từ các báo cáo theo quy định, chưa cố tác dụng phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm. Công tác giám sát cộng đồng chưa được chú trọng. Mười là; thanh, quyết toán công trình còn chậm do thủ tục phức tạp. Việc giải ngân, thanh toán khối lượng vốn đầu tư hoàn thành còn chậm, chủ yếu do các thủ tục thanh toán phức tạp, công tác nghiệm thu của các chủ đầu tư và các ban quản lý công trình còn chậm. Chất lượng công tác tư vấn thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu, nên trong qua trình triển khai thi công đã phát sinh nhiều khối lượng không được chủ đầu tư bổ sung kịp thời , ảnh hưởng tới công tác thanh toán. Các chủ đầu tư, nhất là chủ đầu tư, các ban quản lý dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nứơc chưa khẩn trương cùng các nhà thầu hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong nhiều năm nhưng không quyết toán công trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm của đầu tư phát triểnSự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lý đầu tư.doc
Luận văn liên quan