ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
CHARACTERISTICS OF HO BIEU CHANH’S NOVELS
SVTH: TỐNG VĂN CHÍNH
Lớp 04CVH2, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: PGS-TS. NGUYỄN PHONG NAM
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận
máu thịt của văn học dân tộc. Nếu như Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy
Toản là những người mở đường thì Hồ Biểu Chánh là người đã góp phần bổ sung, phát triển.
Hồ Biểu Chánh thuộc số ít nhà văn Việt Nam sử dụng những từ ngữ bình dân một cách tự
nhiên; phản ánh chính xác hiện thực xã hội, tình cảm và tâm lý con người miền Nam thời
thuộc địa. Những cảnh, những tình, những người cùng với bao sự việc trong tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh rất gần gũi, quen thuộc với quần chúng. Khi nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về hiện
thực xã hội Nam bộ đầu thế kỷ XX, thấy được những nét truyền thống và cách tân trong nghệ
thuật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
SUMMARY
Novels written in Vietnamese national script in the South of Viet Nam from the end of the 19th
last century to the beginning of 20th
century play a very important role in the national literature.
Nguyen Trong Quan, Tran Chanh Chieu and Truong Duy Toan were considered to be the
pioneers in writing this new genre which Ho Bieu Chanh continued contributing and
developing. Ho Bieu Chanh was one of the minority of (VietNamese) writters who could use
the popular words naturally; and through his novels, the social reality in the colony period, the
sentiment and feelings of the people in Southern Vietnam were truly relected. The scenery, the
emotion as well as the characters and the facts described in his novels were very close and
familiar to people is this period. Therefore, my research on Characteristic of Ho Bieu
Chanh’s novels attempts to provide the readers with an overview of the society in Southern
Vietnam the beginning of 20th
century and help the readers realize the combination of the
traditional and new writing styles shown in Ho Bieu Chanh’s novels.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930 có sự tồn tại song song của hai nền văn học
cũ và mới với hai lực lượng sáng tác; hai công chúng với hai quan niệm văn học khác nhau.
Nền văn học cũ đang suy yếu dần, từng bước cách tân. Nền văn học mới vừa phát huy những
nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Hồ Biểu Chánh là một nhà
văn lớn của Nam bộ. Người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong
buổi bình minh của văn xuôi Quốc ngữ đầu thế kỷ XX, khi mà cả người sáng tác và người tiếp
nhận văn chương đều còn bỡ ngỡ với các tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ. Hồ Biểu
Chánh đã ra sức tạo dựng và bồi đắp cho nền tiểu thuyết mới, đưa nó đến gần với độc giả.
Người đương thời và các thế hệ độc giả về sau đã đón nhận những sáng tác của ông một cách
nồng nhiệt, trân trọng: “Càng lâu về sau, ông càng trở thành nhà văn cổ điển của nền văn học
Việt Nam” (Trần Bạch Đằng).
Nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh để thấy được những đóng góp của
nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại; phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập sau này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh.
Trong suốt 50 năm sáng tác liên tục, Hồ Biểu Chánh đã để lại cho đời 64 tiểu thuyết.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số tiểu thuyết tiêu biểu được xem là những tác
phẩm mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sẽ cung cấp cho chúng ta
những kiến thức về con người Hồ Biểu Chánh; về hình ảnh xã hội Nam bộ những năm đầu thế
kỷ XX; chỉ ra những nét truyền thống và cách tân trong nghệ thuật. Từ đó cho phép chúng ta
hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về tác giả cũng như những sáng tác giá trị của ông.
3.2. Đề tài được thực hiện nhằm khẳng định những đóng góp quan trọng của Hồ Biểu
Chánh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Qua việc nghiên cứu sự nghiệp văn học của một
nhà văn sáng tác bằng chữ Quốc ngữ ở giai đoạn đầu, số lượng tác phẩm nhiều nhất, sẽ giúp
chúng ta thấy được quá trình vận động và phát triển của văn xuôi Việt Nam trong hơn một thế
kỷ nay.
3.3. Nghiên cứu đề tài này, bản thân người viết sẽ có điều kiện sưu tầm, tìm hiểu sâu sắc
hơn những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh; đồng thời người viết cũng hy vọng sẽ góp thêm tài
liệu bổ ích cho các bạn sinh viên trong quá trình nghiên cứu tác giả, tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh.
5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, những tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nói riêng là một phần quan
trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, nhiều vấn đề nghiên cứu vẫn còn bị
bỏ ngỏ. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được các nhà nghiên cứu chú ý từ lâu, nhưng chưa
được nghiên cứu một cách hệ thống mà mới chỉ dừng lại ở những đánh giá, nhận xét mang
tính khái quát trong một số giáo trình như Giáo trình văn học Việt Nam, tập 4B của Lê Trí
Viễn, Nguyễn Đình Chú; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm thế Ngũ; Tiểu
thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do Nguyễn Kim Anh chủ biên; Văn học Việt
Nam nơi miền đất mới, tập 1, của Nguyễn Q. Thắng; Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, của
Phan Cự Đệ. Ngoài công trình Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê đã được công bố
từ rất sớm (1962), tới nay, vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu vĩ mô tương xứng với
sự nghiệp tiểu thuyết lớn lao mà Hồ Biểu Chánh đã để lại cho đời. Từ thực tế đó, khi nghiên
cứu đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều hiểu
biết về tác giả, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh nói riêng và các tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc
ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung.
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài của chúng tôi được chia thành ba phần: 50 trang. Ngoài phần mở đầu (06 trang) và phần
kết luận (02 trang), nội dung chính được chia thành ba chương (42 trang):
Chương 1: Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Chương 2: Hình ảnh Nam bộ đầu thế kỷ XX qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Cuối cùng là phần phụ lục, tài liệu tham khảo và nguồn ngữ liệu.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
159
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
CHARACTERISTICS OF HO BIEU CHANH’S NOVELS
SVTH: TỐNG VĂN CHÍNH
Lớp 04CVH2, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: PGS-TS. NGUYỄN PHONG NAM
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận
máu thịt của văn học dân tộc. Nếu như Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy
Toản là những người mở đường thì Hồ Biểu Chánh là người đã góp phần bổ sung, phát triển.
Hồ Biểu Chánh thuộc số ít nhà văn Việt Nam sử dụng những từ ngữ bình dân một cách tự
nhiên; phản ánh chính xác hiện thực xã hội, tình cảm và tâm lý con người miền Nam thời
thuộc địa. Những cảnh, những tình, những người cùng với bao sự việc trong tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh rất gần gũi, quen thuộc với quần chúng. Khi nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về hiện
thực xã hội Nam bộ đầu thế kỷ XX, thấy được những nét truyền thống và cách tân trong nghệ
thuật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
SUMMARY
Novels written in Vietnamese national script in the South of Viet Nam from the end of the 19
th
last century to the beginning of 20
th
century play a very important role in the national literature.
Nguyen Trong Quan, Tran Chanh Chieu and Truong Duy Toan were considered to be the
pioneers in writing this new genre which Ho Bieu Chanh continued contributing and
developing. Ho Bieu Chanh was one of the minority of (VietNamese) writters who could use
the popular words naturally; and through his novels, the social reality in the colony period, the
sentiment and feelings of the people in Southern Vietnam were truly relected. The scenery, the
emotion as well as the characters and the facts described in his novels were very close and
familiar to people is this period. Therefore, my research on Characteristic of Ho Bieu
Chanh’s novels attempts to provide the readers with an overview of the society in Southern
Vietnam the beginning of 20
th
century and help the readers realize the combination of the
traditional and new writing styles shown in Ho Bieu Chanh’s novels.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930 có sự tồn tại song song của hai nền văn học
cũ và mới với hai lực lượng sáng tác; hai công chúng với hai quan niệm văn học khác nhau.
Nền văn học cũ đang suy yếu dần, từng bước cách tân. Nền văn học mới vừa phát huy những
nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Hồ Biểu Chánh là một nhà
văn lớn của Nam bộ. Người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong
buổi bình minh của văn xuôi Quốc ngữ đầu thế kỷ XX, khi mà cả người sáng tác và người tiếp
nhận văn chương đều còn bỡ ngỡ với các tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ. Hồ Biểu
Chánh đã ra sức tạo dựng và bồi đắp cho nền tiểu thuyết mới, đưa nó đến gần với độc giả.
Người đương thời và các thế hệ độc giả về sau đã đón nhận những sáng tác của ông một cách
nồng nhiệt, trân trọng: “Càng lâu về sau, ông càng trở thành nhà văn cổ điển của nền văn học
Việt Nam” (Trần Bạch Đằng).
Nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh để thấy được những đóng góp của
nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại; phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập sau này.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
160
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh.
Trong suốt 50 năm sáng tác liên tục, Hồ Biểu Chánh đã để lại cho đời 64 tiểu thuyết.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số tiểu thuyết tiêu biểu được xem là những tác
phẩm mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sẽ cung cấp cho chúng ta
những kiến thức về con người Hồ Biểu Chánh; về hình ảnh xã hội Nam bộ những năm đầu thế
kỷ XX; chỉ ra những nét truyền thống và cách tân trong nghệ thuật. Từ đó cho phép chúng ta
hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về tác giả cũng như những sáng tác giá trị của ông.
3.2. Đề tài được thực hiện nhằm khẳng định những đóng góp quan trọng của Hồ Biểu
Chánh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Qua việc nghiên cứu sự nghiệp văn học của một
nhà văn sáng tác bằng chữ Quốc ngữ ở giai đoạn đầu, số lượng tác phẩm nhiều nhất, sẽ giúp
chúng ta thấy được quá trình vận động và phát triển của văn xuôi Việt Nam trong hơn một thế
kỷ nay.
3.3. Nghiên cứu đề tài này, bản thân người viết sẽ có điều kiện sưu tầm, tìm hiểu sâu sắc
hơn những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh; đồng thời người viết cũng hy vọng sẽ góp thêm tài
liệu bổ ích cho các bạn sinh viên trong quá trình nghiên cứu tác giả, tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh.
5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, những tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nói riêng là một phần quan
trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, nhiều vấn đề nghiên cứu vẫn còn bị
bỏ ngỏ. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được các nhà nghiên cứu chú ý từ lâu, nhưng chưa
được nghiên cứu một cách hệ thống mà mới chỉ dừng lại ở những đánh giá, nhận xét mang
tính khái quát trong một số giáo trình như Giáo trình văn học Việt Nam, tập 4B của Lê Trí
Viễn, Nguyễn Đình Chú; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm thế Ngũ; Tiểu
thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do Nguyễn Kim Anh chủ biên; Văn học Việt
Nam nơi miền đất mới, tập 1, của Nguyễn Q. Thắng; Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, của
Phan Cự Đệ. Ngoài công trình Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê đã được công bố
từ rất sớm (1962), tới nay, vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu vĩ mô tương xứng với
sự nghiệp tiểu thuyết lớn lao mà Hồ Biểu Chánh đã để lại cho đời. Từ thực tế đó, khi nghiên
cứu đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều hiểu
biết về tác giả, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh nói riêng và các tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc
ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung.
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài của chúng tôi được chia thành ba phần: 50 trang. Ngoài phần mở đầu (06 trang) và phần
kết luận (02 trang), nội dung chính được chia thành ba chương (42 trang):
Chương 1: Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Chương 2: Hình ảnh Nam bộ đầu thế kỷ XX qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Cuối cùng là phần phụ lục, tài liệu tham khảo và nguồn ngữ liệu.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
161
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Chương này có tính chất định hướng lý luận cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu đề tài ở chương 2 và chương 3. Nội dung được chia thành 4 mục:
1.1. Khái niệm “tiểu thuyết”
1.2. Vài nét tiểu sử Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh (1884 - 1958), tên thật là Hồ Văn Trung, hiệu Thứ Tiên, tự Biểu
Chánh. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở Tiền Giang. Năm 1905 ông thi đỗ bậc
Thành Chung. Từ năm 1906 – 1946, ông làm việc cho chính phủ Nam kỳ tự trị. Cuối năm
1946, Hồ Biểu Chánh giã từ chính trường, về quê ở ẩn và dành trọn quãng đời còn lại cho việc
sáng tác văn học.
1.3. Sự nghiệp văn học của Hồ Biểu Chánh
Với 50 năm sáng tác, bên cạnh sự nghiệp chính trị, Hồ Biểu Chánh đã để lại cho đời
một sự nghiệp văn học gồm nhiều thể loại như tiểu thuyết, hồi ký, biên khảo, dịch thuật, phê
bình văn học, tuỳ bút, thơ, truyện thơ, truyện ngắn… Trong đó, tiểu thuyết là lĩnh vực mà nhà
văn thành công hơn cả. Từ khi tiểu thuyết đầu tay ra đời Ai làm được (viết năm 1912, nhà Tín
Đức tư xã xuất bản năm 1922) cho đến tác phẩm cuối cùng Hy sinh (1958) đang còn dang dở,
Hồ Biểu Chánh đã lần lượt giới thiệu tới độc giả 64 tiểu thuyết. Trong đó, 18 tác phẩm ra đời
trong thời kỳ 1912 – 1932 được các nhà nghiên cứu đánh giá: “có đóng góp quan trọng trong
việc hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”.
1.4. Vai trò, vị trí của Hồ Biểu Chánh trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Toàn bộ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được xem như một bộ “từ điển bách khoa” về
đời sống xã hội và con người Nam bộ đầu thế kỷ XX. Qua việc xây dựng cốt truyện; miêu tả
tính cách, phân tích tâm lý nhân vật; lời thuật truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, Hồ Biểu Chánh đã
góp phần chuyển tiểu thuyết Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học
hiện đại.
Chương 2: Hình ảnh Nam bộ đầu thế kỷ XX qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã phản ánh hiện thực xã hội đương thời một cách chân
thực, sống động, vừa đa dạng nhưng cũng rất cụ thể. Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chúng ta
như đang được trở về với những gì đã hiện hữu ở Nam bộ thời bấy giờ, để chứng kiến cuộc
sống cực khổ của nhân dân ta, để ngậm ngùi đau xót trước những vết thương lở loét của xã hội
miền Nam một thời thuộc địa.
2.1. Tình hình kinh tế
Kinh tế nông nghiệp lạc hậu được duy trì; kinh tế tư bản được nhen nhóm ở thành thị.
Hoa màu do nông dân canh tác đều rơi vào tay địa chủ phong kiến. Tiền do xã hội làm ra đều
chui vào túi các nhà tư bản Pháp. Nền kinh tế nước ta bị phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế
Pháp. Cuộc sống của nhân dân ngày càng cực khổ, nghèo đói xảy ra triền miên.
2.2. Văn hoá xã hội
Phong tục trong hôn nhân; văn hoá ăn mặc; văn hoá giao tiếp, ứng xử.
2.3. Mâu thuẫn giai cấp
Xung đột giàu – nghèo; xung đột chính - tà, mâu thuẫn nông dân - địa chủ.
2.4. Thế lực đồng tiền
Tiền là phương tiện để mua danh bán tước; tiền là quyền lực trong vấn đề hôn nhân;
tiền là ma lực phá hoại nhân phẩm, đạo đức con người.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa truyền thống
và cách tân. Tính cổ điển thể hiện ở quan niệm đạo đức, quan điểm thẩm mĩ mang tính dân
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
162
chủ và nhân văn của văn học trung đại. Tính hiện đại thể hiện qua việc tiếp thu những thành
tựu nghệ thuật của tiểu thuyết phương Tây như ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết
cấu.
3.1. Ngôn ngữ
Dùng nhiều phương ngữ Nam bộ; vận dụng linh hoạt các thành ngữ; câu văn như lời
nói thường ngày.
3.2. Nhân vật
Con người đạo lý; con người tham tiền hám lợi; con người tự khẳng định.
3.3. Kết cấu
Kết cấu theo trình tự thời gian; kết cấu truyền thống (chia theo hai tuyến nhân vật); mô
hình gặp gỡ - lưu lạc – đoàn viên.
3.4. Kế thừa, phóng tác các tác phẩm văn học nước ngoài
Tuy Hồ Biểu Chánh giữ nguyên cốt truyện hay một phần cốt truyện của các tác phẩm
văn học nước ngoài, nhưng câu chuyện, hoàn cảnh, tính cách, tâm lý, hành động của nhân vật,
lời kể chuyện đều mang đậm sắc thái Nam bộ; phù hợp với đạo đức, văn hoá, phong tục tập
quán vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
PHẦN KẾT LUẬN
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ đã xuất
hiện và phát triển ở Nam bộ. Hồ Biểu Chánh được xem là một trong số ít nhà văn có những
đóng góp to lớn cho việc mở đầu và phát triển nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh là sự kế thừa các giá trị của văn học truyền thống, kết hợp với các yếu tố mới
dựa trên sự phóng tác các tiểu thuyết cổ điển phương Tây để cách tân tiểu thuyết của mình.
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh phản ánh một cách chân xác hiện thực xã hội Nam bộ vào
những năm đầu thế kỷ XX. Qua tiểu thuyết của ông chúng ta tìm được những dấu tích của một
nền nông nghiệp lạc hậu; một nền văn hoá đan xen cũ mới trong buổi giao thời. Những mâu
thuẫn ngày càng gay gắt giữa nhân dân lao động lương thiện, chất phác với những tên địa chủ
phong kiến bù nhìn, tàn ác, dâm ô. Ở đó, có cả những hạng người mới do xã hội thuộc địa đẻ
ra như thầy thông ngôn, thầy kí, đốc phủ sứ … cấu kết với địa chủ, trà đạp, áp bức nhân dân.
Trong bối cảnh đó, sức hút của đồng tiền lại có dịp trỗi dậy và phát huy tác dụng, nó len lỏi
vào những ngõ ngách sâu kín nhất của con người, chi phối đến cách nghĩ và hành động của
một bộ phận nhân dân đương thời.
Bên cạnh việc phản ánh hiện thực một cách tinh tế, Hồ Biểu Chánh còn rất thành công
trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh được xem là bức tranh
truyền thần bằng chữ hết sức sống động và chính xác về cuộc sống và phong tục của người
dân Nam bộ đầu thế kỷ XX. Từ việc sử dụng ngôn ngữ, đến cách xây dựng kết cấu, lời thuật
truyện, nghệ thuật miêu tả tính cách, phân tích tâm lý nhân vật đều rất Nam bộ. Dù là các tác
phẩm phóng tác từ văn học nước ngoài nhưng ông đã sáng tạo để nó phù hợp với đời sống sinh
hoạt, phong tục tập quán của địa phương, dân tộc.
Tuy nhiên, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng có một số hạn chế nhất định. Đó là việc
dùng nhiều từ địa phương Nam bộ trong một câu, một đoạn văn dẫn đến những hạn chế của sự
phổ biến các tác phẩm của ông trong cả nước. Tư tưởng của nhà văn khi giải quyết các mối
xung đột còn ở dạng ôn hoà, chủ yếu là lấy đạo lý làm phương tiện giáo dục con người, cải tạo
văn hoá. Số phận nhân vật thay đổi đôi khi quá đột ngột theo chủ ý của nhà văn. Tác giả cũng
chưa đi sâu phân tích được tâm lý nhân vật mà chủ yếu miêu tả tiểu sử và chân dung nhân vật.
Lối kết thúc truyện còn mang đậm màu sắc dân gian theo thuyết nhân quả: “ở hiền gặp lành”.
Thế nhưng, đây là những tiểu thuyết ra đời từ thời trứng nước, các tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh xuất hiện trong bối cảnh nền tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ vừa mới hình thành,
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
163
lối viết tiểu thuyết theo kiểu phương Tây còn quá mới mẻ cho nên tiểu thuyết của ông cũng
như của các nhà văn đương thời khó tránh khỏi những hạn chế đó. Dẫu sao, đây cũng là những
bước khởi đầu, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử văn học Việt Nam. Thể loại tiểu thuyết
chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại. Để từ những bước chập
chững này, những nhà văn kế sau có dịp tiếp thu, đổi mới và đưa tiểu thuyết Việt Nam phát
triển, nở rộ vào những năm 1932 – 1945 của thế kỷ XX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Ái (chủ biên) (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Kim Anh (chủ biên) (2004), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
Nxb Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, HN.
[4] Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb ĐH & THCN, HN.
[5] Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.
[6] Hà Minh Đức (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H.
[7] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb
GD.
[8] Dương Quảng Hàm (2001), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hội nhà văn.
[9] Nguyễn Khuê (1998), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
[10] Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
[11] Nguyễn Phong Nam (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Đại học Sư phạm,
Đà Nẵng.
[12] Phạm Thế Ngũ (1998), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Nxb Đồng Tháp.
[13] Nhiều tác giả (2006), Hồ Biểu Chánh người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,
Nxb Văn Nghệ.
[14] Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb KHXH.
[15] Cù Đình Tú (1999), “Một vài suy nghĩ về ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, in trong
Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, tr.308 - 313.
[16] Nguyễn Q. Thắng (2007), Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, tập 1, Nxb Văn học.
[17] Lê Trí Viễn - Nguyễn Đình Chú (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 4B, Nxb Giáo
dục.
NGUỒN NGỮ LIỆU
[18] Website, http:// www.hobieuchanh.com ngày 25/12/2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh.pdf