Một trong những đặc điểm nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Thạch
Lam là kiểu truyện không có truyện. Những sự kiện, biến cố, hành động chỉ là
giá đỡ, là cái cớ để nhà văn nắm bắt và làm dấy lên những cảm xúc, cảm giác,
trạng thái tâm lí bên trong. Yếu tố nghệ thuật này đem lại cho truyện ngắn
Thạch Lam một lợi thế giống như thơ trong việc biểu đạt thế giới cảm xúc,
cảm giác. Nhà văn thường đặt nhân vật vào một tình thế, một bi kịch nhân
sinh nào đó để bắt kịp nét tâm lí, khoảnh khắc tâm trạng hay những biến thái
tinh thần. Nhờ vậy, nhà văn đã nói được bằng nghệ thuật những suy ngẫm sâu
sắc về con người một cách hiệu quả nhất.
110 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 26748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông phải bằng các chi tiết ngoại hình, cá tính mạnh mẽ,
gân guốc, góc cạnh, mà bằng những diễn biến tâm lí của nhân vật trong các
trạng thái sống. Người đọc cũng không thể tìm thấy trong truyện ngắn Thạch
Lam những tính cách nhân vật mang tính điển hình xã hội như chị Dậu trong
Tắt đèn của Ngô Tất Tố hay Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam
Cao. Bởi vì, nhân vật của Thạch Lam là nhân vật bản ngã với những biểu hiện
của phẩm chất người. Đó là những nhân vật có đời sống nội tâm sâu sắc, dễ
rung động trước biến thái tinh vi của tạo vật của lòng người và luôn khát khao
vươn tới sự hoàn thiện. Cách thức xây dựng nhân vật như thế đã thể hiện một
khuynh hướng tìm tòi, sáng tạo trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm của Thạch
Lam.
Do sử dụng lối kết cấu tâm lí nên Thạch Lam cũng rất chú ý đến nghệ
thuật dẫn dắt câu chuyện. Một cơn giận được mở ra từ một triết lí nhân sinh
giản dị mà sâu sắc: “Sự giận dữ có thể sai khiến người ta làm những việc nhỏ
nhen không ai ngờ”. Từ đó, cái kỉ niệm đau lòng của nhân vật tôi hiện dần,
hiện dần qua hồi ức của Thanh như một vết thương lúc nào cũng ngoác miệng
trong sự ăn năn hối lỗi, để nhắc nhở mỗi người hãy đấu tranh tự vượt qua
78
chính con người mình bởi chiến thắng chính mình là chiến thắng lớn nhất. Có
khi bằng một câu văn giản dị, tự nhiên: “Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột
nhiên đến, không báo cho biết trước” (Gió lạnh đầu mùa), Thạch Lam bắt
nhịp một cách tự nhiên vào câu chuyện của những con người bình dị với ứng
xử cao đẹp, đầy tình người. Đó là chuyện bé Sơn và Lan mang áo cho bạn khi
thấy bạn rét, chuyện mẹ Hiên mang trả lại áo và chuyện mẹ Sơn cho hàng
xóm vay tiền để mua áo cho con... Tất cả diễn ra thật tự nhiên, giản dị. Đọc
Thạch Lam, ta thấy từng mảnh sống, mảnh đời thanh thanh, đạm đạm cứ phát
lộ lặng lẽ trước mắt. Song đằng sau những điều tưởng như nhỏ bé, đơn sơ,
bình dị ấy là cảnh, là tình, là quá khứ vọng về hiện tại, là niềm tha thiết với
bản sắc dân tộc, là biết bao ưu tư suy ngẫm về đất nước và con người... Đền
đài có thể sụp đổ, tranh tượng có thể tiêu tan song những gì đi vào trang văn
Thạch Lam vẫn giữ được vẹn nguyên sức sống, cái sâu lắng của tình cảm, vẻ
đẹp của truyền thống văn hóa được xây đắp tự bao đời. Và đó là lí do khiến
truyện ngắn Thạch Lam giăng mắc trong lòng người biết bao nhớ thương,
quyến luyến.
Ở trên đã nói do hướng ngòi bút vào việc miêu tả thế giới bên trong nên
truyện ngắn Thạch Lam không quan tâm tới việc xây dựng các biến cố, sự
kiện, tình tiết li kì gay cấn trong diễn biến logic của cuộc sống đời thường mà
đi sâu vào việc khám phá logic của cảm xúc, của tâm trạng. Điều này lí giải vì
sao truyện ngắn của Thạch Lam thường bắt đầu đầu từ những gì đang diễn ra
trong thực tại rồi sau đó chuyển dần vào thế giới của hồi ức của kỉ niệm.
Trong truyện ngắn Thạch Lam, cái nền hiện tại thường xuất hiện trong ý
nghĩa gợi mở tâm tình, cảm xúc của nhân vật. Những ngày mới được bắt đầu
bằng cảnh Tân mải miết gặt lúa trên cánh đồng cùng những người thợ hái.
Điều đáng nói ở đây là những gì đang diễn ra trong hiện tại lại khơi nguồn
cho nỗi nhớ của Tân về một thời niên thiếu đã qua ở tỉnh thành Hà Nội. Đến
79
cuối thiên truyện, dòng tâm tưởng lại đưa Tân trở về thời hiện tại trong nỗi
“sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê”. Có thể
nói sự việc Tân gặt lúa cùng bọn thợ hái chỉ là cái cớ để nhân vật phô diễn thế
giới bên trong của mình. Cũng như vậy, từ khung cảnh Diên (Trong bóng tối
buổi chiều) đón đợi người yêu lúc tan tầm vào một buổi trưa mùa đông mờ
sạm, mạch truyện đi dần vào trạng thái tâm hồn của nhân vật Diên qua những
kí ức ngọt ngào, những năm tháng tuổi thơ trong ngần và những rung động
đầu đời dịu dàng, tinh khôi của Diên với Mai “một cô gái tinh nghịch và lanh
lợi, hay cười nói luôn miệng” và cả nỗi đau đớn nghẹn ngào trong hiện tại khi
nhận ra Mai đã không còn là cô gái của ngày xưa. Ở các truyện: Hai đứa trẻ,
Trở về, Một cơn giận, Dưới bóng hoàng lan, Người bạn trẻ, Cái chân què,
Người lính cũ... nhà văn cũng dẫn người đọc đi từ hiện tại để đến với thế giới
hồi ức của nhân vật. Quá khứ được giăng mắc vào hiện tại qua tâm thức của
nhân vật trữ tình đã phát động những rung cảm sâu xa trong người đọc, gợi
cho họ rất nhiều suy tư, nghiền ngẫm.
Cũng nhờ lối kết cấu tâm lí mà một số tác phẩm như Tối ba mươi, Cô
hàng xén, Tình xưa, Sợi tóc có thể được xếp vào hạng "những đoản thiên tiểu
thuyết đáng kể là hay nhất trong văn chương Việt Nam” [52]. Kiểu kết cấu
này còn góp phần quan trọng trong việc tạo nên những trang viết thấm đẫm
chất thơ của truyện ngắn Thạch Lam.
3.2 Giọng điệu
Giọng điệu là thước đo quan trọng đánh giá tài năng, phong cách và cá
tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Giọng điệu là “Thái độ, tình cảm, lập trường,
tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong
lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm
thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” [24;
91].
80
Chúng ta đều biết sáng tạo nghệ thuật đến với người đọc, gợi ra những
xúc cảm, suy tư trong tâm hồn người đọc là nhờ vào giọng điệu. Người viết
văn chỉ thực sự là nhà văn khi tìm được một chất giọng cho riêng mình, một
tiếng nói độc đáo, mang đậm bản sắc, dấu ấn của cá tính sáng tạo. Hay nói
như Tsêkhốp: “Nếu tác giả nào đó không có lối nói riêng của mình thì người
đó không bao giờ là nhà văn cả”. Do đặc trưng của phương thức phản ánh mà
Thạch Lam đã lựa chọn, để phù hợp với đối tượng phản ánh, nhà văn đã tìm
được một giọng điệu riêng, một lối nói riêng không thể tìm thấy “trong cổ
họng của bất kỳ ai khác”.
Nếu giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan là bông phèng, trào
lộng nhằm phơi bày những lố bịch, giả dối của xã hội thực dân phong kiến,
giọng điệu nghệ thuật của Nam Cao là triết lí, đắng cay trước những bi kịch
“Sống mòn”, “chết mòn” của con người; giọng điệu nghệ thuật của Nguyên
Hồng là trữ tình thống thiết trước sự thống khổ của những con người cùng
khổ thì giọng điệu nghệ thuật của Thạch Lam là giọng trữ tình sâu lắng. Đây
chính là giọng điệu chủ đạo, cũng là một trong những phương diện tạo nên
yếu tố trữ tình đậm đặc trong truyện ngắn Thạch Lam.
Đỗ Đức Hiểu trong bài Phố huyện của Thạch Lam đã có một nhận xét
khá tinh tế: “Hai đứa trẻ là một bản nhạc dịu dàng, gồm những nhịp khe khẽ
hát ca”. Sở dĩ như thế là vì truyện ngắn này được kể bằng một giọng điệu trữ
tình sâu lắng. Chất giọng ấy được cất lên một cách giản dị tự nhiên ngay từ
những dòng đầu tiên của tác phẩm như một lời ca dịu ngọt lan thấm, dẫn
truyền vào lòng người. Từ âm thanh của tiếng trống thu không đến sự chuyển
hình, chuyển sắc của ngày tàn, cảm giác mơ hồ của Liên và cảnh đời nơi phố
huyện; từ những hồi ức đẹp đẽ của Liên về một Hà Nội xa mờ, về khung cảnh
đẹp như mơ của đêm trên phố huyện: “qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn
lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp
81
nháy rồi hoa rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một”...; và
cả trong cách biểu hiện tâm thế đợi tàu của hai chị em Liên, trong những
ngóng vọng của Liên khi đoàn tàu vụt qua như một ánh sao băng: “Những
cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh
mình mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao sự xa xôi không biết
như chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên
không nghĩ được lâu; mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên
tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịnh mịch và đầy bóng tối”. Ẩn sâu
trong từng câu chữ, từng lời kể và cách thức miêu tả cảnh vật cũng như con
người là âm hưởng trữ tình sâu lắng, chan chứa yêu thương.
Những ai đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan đều nhận thấy giọng
điệu chủ âm của thiên truyện là trữ tình sâu lắng. Giọng điệu ấy được toát lên
từ “cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày
chàng đi xưa”, đến hình ảnh người bà “tóc vẫn bạc phơ và hiền từ”, từ hình
ảnh “cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ
nhỏ” đến khung cảnh “giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga.
Những búp hoa lý non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá”, và đặc biệt
là những rung động nhẹ nhàng và tinh tế của Thanh trước hình ảnh, sắc màu,
hương vị của quê hương: “lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy bình
yên và thong thả như thế. Căn nhà với thửa vườn này như một nơi mát mẻ và
hiền lành, ở đấy bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng...”
cùng ký ức về một thời thơ ấu. “Câu chuyện không có mở đầu và kết thúc,
không có cốt truyện, các nhân vật không có chân dung, không có tính cách để
lưu lại một nét cụ thể. Nhưng lưu lại được chính là cái hồn của truyện” [2;
97]. Cái hồn ấy được kết dệt bởi nhiều yếu tố nhưng trước hết là ở lối kể
chuyện bằng chất giọng trữ tình nhẹ nhàng sâu lắng. Bằng cách đó, thiên
truyện đã thực sự khơi dậy những rung động tâm hồn, khắc sâu vào lòng
82
người vẻ đẹp bình dị, thân thương của tạo vật, con người. Đó là những vẻ đẹp
mang cái hồn, cái thần thái của quê hương xứ sở với những gì rất Việt Nam.
Có thể nói, chất trữ tình sâu lắng trong giọng văn Thạch Lam được bộc lộ ở
đủ mọi cung bậc sắc thái. Niềm tin yêu, trân trọng con người và tình cảm thiết
tha đối với quê hương xứ sở đã quy chiếu giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của
Thạch Lam đem đến cho những truyện ngắn của ông phong vị trữ tình sâu
lắng.
Cũng có khi giọng điệu trữ tình sâu lắng được thể hiện ở những câu văn
tâm tình, chia sẻ, cảm thông. Đó là những dòng chia sẻ, cảm thông với xúc
cảm của Liên khi nghĩ về cảnh ngộ của mình trong Tối ba mươi: “Nàng bỗng
nấc lên, rung động cả vai rồi gục xuống ghế tay ấp mặt. Những giọt nước mắt
nóng chảy tràn mi mắt, nàng không giữ được; Liên cảm thấy một nỗi tủi cực
mênh mang tràn ngập cả người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể
nàng lướt hiện qua trước mắt với những ước mong tuổi trẻ, những thất vọng
chán chường”. Đó còn là những lời chia sẻ, cảm thông với những tâm tư
khuất lấp rất mực đời thường của Cô hàng xén khi “Tâm buồn rầu nhìn thấu
cả cuộc đời nàng cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc
và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô”. Đó còn là sự chia sẻ với
những cảm xúc của nhân vật tôi khi nhận thấy “lòng nao nao vừa bực vừa
buồn, như thấy một sự gì êm đẹp đang mất đi mà không còn can đảm giữ lại
được nữa” (Tình xưa). Chính giọng điệu tâm tình chia sẻ với những bộc bạch
tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhân vật một cách chân thành, sâu sắc đã tạo
nên hiệu quả nghệ thuật tự thân cho trang văn Thạch Lam, đem lại cho người
đọc những rung cảm đầy thi vị.
Giọng điệu trữ tình sâu lắng chính là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo
làm nên điệu tâm hồn riêng, dấu ấn riêng trên từng trang viết của Thạch Lam,
83
khiến truyện ngắn của ông có sức mạnh vượt qua được sự thử thách của thời
gian và sự kén chọn của người đọc.
3.3 Ngôn ngữ trần thuật
Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học. Bởi vì chính
ngôn ngữ chứ không phải là cái gì khác đã khiến cho “tác phẩm văn học có
phương thức tồn tại riêng như là ký hiệu thẩm mỹ” (Trương Đăng Dung).
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên trong quá trình sáng tác, cũng là yếu tố đầu tiên
bắc nhịp cầu giao cảm giữa người đọc với tác phẩm. Chính trong ý nghĩa đó,
M.Gorki khẳng định: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Các tác giả
Từ điển thuật ngữ cũng cho rằng: “ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản
của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ”, ngôn
ngữ là “một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong
cách, tài năng của nhà văn” [24; 149].
Do đặc trưng của phương thức phản ánh mà Thạch Lam đã lựa chọn,
để phù hợp với đối tượng phản ánh, nhà văn đã tìm được một thứ ngôn ngữ
mang dấu ấn sáng tạo riêng, đó là ngôn ngữ của cảm giác, của tâm trạng, là
lối viết mềm mại, tự nhiên, uyển chuyển với những câu văn giàu hình ảnh,
nhịp điệu. Đây chính là yếu tố tạo nên năng lượng đặc biệt cho văn phẩm
Thạch Lam.
3.3.1 Ngôn ngữ của cảm giác
Nếu Nguyên Hồng lựa chọn “cái ngữ vựng mưng mủ mà mỗi từ là một
đốt ô uế của con quái vật trong bùn đen và bóng tối” [30; 368] để phô diễn
xúc cảm cao độ trước nỗi thống khổ của con người thì Thạch Lam xuất phát
từ cảm quan hiện thực tâm lí, hiện thực trữ tình lại rất tài hoa trong sử dụng
ngôn ngữ của tâm trạng, của cảm giác. Vì thế, trên từng trang văn của ông
người ta không thấy ngôn ngữ cầu kì, góc cạnh như trong Vang bóng một thời
của Nguyễn Tuân hay lớp sóng ngôn từ “rất hiện đại và rất đô thị” như trong
84
Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Hệ thống ngôn ngữ được Thạch
Lam sử dụng để tự biểu hiện cảm xúc, cảm giác trước những cảnh, những
người thường rất dung dị, mang hơi thở nồng nàn, ấm áp của cuộc đời.
Đi vào thế giới nghệ thuật của Thạch Lam người đọc thấy ngôn ngữ
của cảm giác, của tâm trạng cứ bàng bạc ở các thiên truyện với những biểu
hiện phong phú trong “vẻ đẹp tự thân” của nó.
Nhưng vì sao Thạch Lam lại đi sâu khai thác ngôn ngữ của cảm giác,
của tâm trạng?
Thứ nhất, Thạch Lam là nhà văn của nội tâm của cảm giác. Những sáng
tác của ông chủ yếu dựa trên cảm quan hiện thực tâm lí, hiện thực trữ tình.
Thứ hai, Thạch Lam là nhà văn có tấm lòng gắn bó thiết tha với những
con người bình dị. Đó là lí do quan trọng khiến ông tìm đến hệ thống từ ngữ
diễn tả thấu đáo vẻ đẹp thế giới bên trong của người bình dân.
Thứ ba, Thạch Lam luôn quan niệm công việc của nghệ sĩ phải là diễn
tả đúng và thấu đáo “cái tâm hồn, bản ngã thật” của con người. Quan niệm ấy
cũng chi phối cách lựa chọn từ ngữ miêu tả cảm giác, tâm trạng của nhà văn.
Khảo sát hệ thống từ ngữ của Thạch Lam trong 27 truyện ngắn (Tuyển
tập Thạch Lam 2007), chúng tôi thấy hai chữ cảm giác xuất hiện ở 12/27 tác
phẩm, cụ thể như sau: Dưới bóng hoàng lan (1 lần), Nhà mẹ Lê (2 lần), Trở về
(1 lần), Một cơn giận (2 lần), Đói (2 lần), Hai lần chết (1 lần), Bắt đầu (3
lần), Hai đứa trẻ (2 lần), Cuốn sách bỏ quên (3 lần), Tối ba mươi (1 lần), Sợi
tóc (2 lần).
Theo Từ điển tiếng Việt, cảm giác có nghĩa là: “sự hay biết do một
trong năm giác quan vì cọ xát với sự vật bên ngoài; linh tính, nhạy cảm do trí
tưởng tượng”. Thạch Lam đã sử dụng từ cảm giác theo cả hai nét nghĩa đó
nhưng nhà văn nghiêng nhiều về nét nghĩa thứ hai. Chẳng hạn như câu văn
trong Dưới bóng hoàng lan: “Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà
85
chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ”. Ở đây, chữ cảm giác được sử
dụng để miêu tả sự cảm nhận của Thanh khi được trở về với ngôi nhà quen
thuộc. Sự thay đổi của thời gian và hoàn cảnh sống không hề làm phai nhạt
những tình cảm gắn bó yêu thương với tạo vật và con người quê hương ở
Thanh. Hai chữ cảm giác trong câu văn đã nói với ta điều đó. Đến truyện Một
cơn giận, nhà văn lại dùng chữ cảm giác để gia tăng sự giận dữ vô cớ của
nhân vật: “Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm
và rét mướt càng khiến cho cái cảm giác ấy rõ rệt hơn”. Ngoại cảnh và tâm
cảnh soi chiếu, cộng hưởng có tác dụng tô đậm những gì đang diễn ra trong
tâm hồn nhân vật. Cũng có khi nhà văn dùng chữ cảm giác để khắc họa niềm
hạnh phúc thành thực của người con gái đang yêu: “Lần thứ hai ngực nàng
căng nở dưới vải mịn mỏng manh; một cảm giác thấm thía đê mê dâng lên
ngập cả người nàng vào trong đó như lúc tắm bể” (Bắt đầu). Không phải ngẫu
nhiên, hai chữ cảm giác cứ trở đi trở lại trên trang văn Thạch Lam. Đó là một
tín hiệu thẩm mỹ đặc thù dẫn dắt người đọc đến với những gì thuộc về bên
trong, những gì diễn ra trong đời sống tình cảm của con người.
Với Nguyên Hồng “tiếng lóng trở thành cầu nối đưa nhà văn đến với
những con người khốn khổ” [47; 35], còn Thạch Lam lại sử dụng những từ
ngữ miêu tả trạng thái cảm nhận chủ quan, hoạt động tâm lý thực chứng với
mật độ dày đặc để “truyền đạt chính xác cái cảm xúc của mình - những cảm
xúc dấy lên từ những cảm giác trước mọi biểu hiện phong phú và tinh tế của
đời sống tinh thần của con người” [3; 174]. Xuất hiện nhiều hơn cả là các từ:
vui, buồn, sung sướng, đau khổ, yêu, ghét, thấy, tưởng, nhớ, nghĩ... Sau đây là
kết quả khảo sát một số truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam:
- Trở về: thấy (15 lần), nhớ (5 lần), nghĩ (9 lần), tưởng (3 lần), sung
sướng, cảm động, buồn, ghét, khó chịu, vui mừng...
86
- Đứa con đầu lòng: thấy (24 lần), tưởng (2 lần), chờ đợi (2 lần), khó
chịu (3 lần), buồn rầu (2 lần), giận (2 lần), nhớ, nghĩ, sung sướng, ngạc nhiên,
cảm động, ngượng nghịu...
- Một cơn giận: thấy (8 lần), giận (4 lần), ghét (4 lần), gắt (4 lần), chán
(2 lần), khó chịu (2 lần), luống cuống, sợ hãi...
- Hai lần chết: nghĩ (9 lần), thấy (18 lần), nhìn (2 lần), nhớ (2 lần),
tưởng, trầm ngâm, ghét, vui vẻ, bỡ ngỡ, lạ lùng, sợ hãi, uất ức, giận, lịm,
ngậm ngùi, chán nản, lạnh lẽo...
- Những ngày mới: thấy (19 lần), vui (7 lần), nghĩ (7 lần), sung sướng
(5 lần), nhìn (6 lần), rung động (3 lần), thích (2 lần), chán nản (2 lần), ngượng
nghịu, buồn rầu, tưởng, say sưa...
Từ kết quả khảo sát trên ta thấy Thạch Lam sử dụng ở mức độ tối đa
các từ chỉ trạng thái tâm lí, cảm giác của nhân vật ở nhiều thái cực khác nhau,
thậm chí đối lập nhau (yêu - ghét, nhớ - quên, buồn - vui...) như một phương
tiện nghệ thuật đích thực để phô diễn những trạng huống tinh vi, phức tạp,
phong phú trong thế giới bí ẩn của con người. Đây là một phương tiện nghệ
thuật đắc địa góp phần biểu đạt thành công những khoảng sáng tối trong thế
giới nội tâm sâu kín của con người.
Hãy xem Thạch Lam miêu tả nỗi tưởng nhớ của bác Lê (Nhà mẹ Lê)
trong cơn mê sảng: “Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh
bông lúa sắc xát vào da thịt. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những
buổi chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay. Bác mơ màng thấy vàng
son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác và tinh nghịch của cậu
Phúc, con chó Tây nhe nanh chồm lên...”. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng
rất nhiều từ ngữ miêu tả trạng thái cảm nhận chủ quan của nhân vật: thấy (3
lần), nhớ lại, cảm giác, vui mừng, mơ màng. Những từ ngữ miêu tả cảm giác
xuất hiện dày đặc đã biểu đạt thành công một trạng thái sống của nhân vật.
87
Theo đó, niềm vui và nỗi buồn, nhẹ nhàng và dữ dội, rõ ràng và mơ hồ, quá
khứ và hiện tại đồng hiện không chỉ cho thấy vẻ đẹp đích thực của nhân vật
mà còn gợi ra bao suy nghĩ về sự hữu hạn của kiếp người.
Còn đây là đoạn văn miêu tả nội tâm của Tâm khi về đến đầu làng
trong truyện ngắn Trở về: “Một cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm
ngẩng đầu lên nhìn; chàng vừa đi vào dưới vòm tre xanh trong ngõ. Mấy đứa
trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy
chàng đi qua, chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn và chùi tay
giây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn
thỉu như những đứa trẻ này, Tâm thấy tự phụ vì mình đã vượt hẳn được cái
nghèo ấy”. Cái cảm giác của Tâm khi bước chân trên con đường làng là nỗi
niềm rưng rưng cảm động khi nhận ra hình sắc quen thuộc một thời. Chỉ có
điều những gì thuộc về quá khứ đã đẩy lùi nỗi cảm động thực tại tạo nên một
sự đồng hiện trong tâm trí nhân vật. Vào giây phút ấy, Tâm “thấy tự phụ vì
mình đã vượt hẳn được cái nghèo". Qua việc sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động
tâm lí Thạch Lam vừa miêu tả những gì đang diễn ra trong nội tâm vừa hé mở
ngõ ngách sâu khuất, u tối ở thế giới tinh thần của nhân vật. Người đọc có thể
bắt gặp cách thức miêu tả này ở hầu hết các truyện ngắn của Thạch Lam. Đó
là phương tiện hữu hiệu giúp nhà văn tạo nên một thế giới nội tâm với những
cung bậc phong phú phức tạp, đa diện, đa chiều.
Thạch Lam còn sử dụng từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí mơ hồ để chuyên
chở những điều sâu kín trong thế giới của cái tôi. Đó là những từ ngữ như:
hình như, dường như, tựa như, thoáng thấy, thoáng qua, thoáng trông, mơ
màng, lờ mờ, không rõ rệt, không hiểu sao, không biết tại sao... Những từ ngữ
ấy được sử dụng đậm đặc trong văn Thạch Lam để diễn tả những khoảnh
khắc ngẫu nhiên, bất chợt mà nhân vật không kịp nhận biết cụ thể, rõ ràng,
thậm chí không lý giải nổi. Sợi tóc là một truyện ngắn như vậy. Trong thiên
88
truyện, nhà văn đã ghi lại trạng thái mong manh trong tâm hồn Thành. Nó
mong manh đến nỗi nếu không kịp thời nắm bắt tất cả sẽ trôi qua rất nhanh
chỉ trong chớp mắt. Để diễn tả trạng thái ấy, nhà văn đã sử dụng hàng loạt từ
ngữ chỉ trạng thái mơ hồ, hư ảo: thoáng nhìn qua, thoáng nghe thấy, sự gì,
không biết rõ, không biết, hình như. . . Từ đây, những trạng thái cảm xúc, nét
tâm lí hư ảo, mong manh của con người được hiện lên thật ấn tượng và ám
ảnh. Nếu không có một tâm hồn tinh tế, sâu sắc, nếu không thành thực với
“bản ngã” Thạch Lam khó có thể miêu tả những cảm giác thoáng qua, khó lí
giải một cách tài tình đến thế.
Có thể nói, bằng việc lựa chọn và sử dụng tài tình ngôn ngữ của cảm
giác, của tâm trạng, Thạch Lam đã tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng: thế
giới của cảm giác, của tâm trạng mà ở đó “cái cảm giác đã tạo nên một chất
men đặc biệt trong văn Thạch Lam: say mà tỉnh, ảo mà thực, liên tục mà đứt
đoạn, rõ ràng mà mơ hồ...” [3; 175].
3.3.2 Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu
* Ngôn ngữ giàu hình ảnh
Trong sáng tác văn học, các nhà văn thường sử dụng hình ảnh để biểu
thị những thông điệp mình muốn trao gửi cho người đọc. Bằng cách đó, họ
vừa mang đến cho người đọc hiểu biết về hiện thực được nói đến trong tác
phẩm, vừa làm giàu có, phong phú thêm cho ngôn ngữ văn học. Xét ở phương
diện này, Thạch Lam đã ghi được nét đặc sắc riêng không dễ lẫn.
Đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình
ảnh so sánh. Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học, so sánh là “phương
thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai
hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc
tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [24;
190]. Chính vì thế, trong so sánh bao giờ cũng có hai vế: hiện tượng so sánh
89
và hiện tượng được dùng để so sánh. Hai vế đó được nối liền với nhau bởi các
từ so sánh “như”, “tựa như”, hoặc các từ “bằng”, “hơn”, kém”. Hiệu quả thẩm
mĩ của so sánh phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tạo lập so sánh của nhà văn.
Xét ở phương diện này, Thạch Lam đã đạt được những thành công đáng kể.
Nhà văn đã phát huy thế mạnh của so sánh trong việc thể hiện chính
xác cảm giác của nhân vật. Miêu tả cảm giác bình yên, trong trẻo của Thanh
(Dưới bóng hoàng lan) khi trở về với ngôi nhà xưa cũ, Thạch Lam viết:
“Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như tắm ở dưới suối”. Cũng nhờ lối
liên tưởng tự nhiên và hấp dẫn, sự sám hối của nhân vật tôi (Một cơn giận)
được hiện hình sắc nét: “Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, tôi
lại thấy đau đớn trong lòng như có một vết thương chưa khỏi". Đặc điểm nổi
bật của những so sánh này là ở chỗ nhà văn đã lấy những cảm giác vật lí để
diễn tả những cảm giác tâm lí. Đây là kiểu so sánh thường thấy trong các
truyện của Thạch Lam. Cách thức so sánh ấy vừa giúp người đọc cảm nhận
được chính xác cảm giác của nhân vật, vừa đem đến tính biểu cảm đậm nét
cho ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam.
So sánh trong văn phẩm Thạch Lam không chỉ mở rộng khả năng phản
ánh hiện thực của lời văn mà còn mở rộng hiểu biết cho người đọc. Qua
những hình ảnh so sánh, Thạch Lam đã giúp người đọc cảm nhận đến tận
cùng và chia sẻ được với những tầng bậc cao thấp, đa diện, đa chiều trong thế
giới nội tâm đầy bí ẩn của con người. Đó là “cái mộng cuộc đời sung sướng
với Tâm, Liên buồn rầu cho như là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày trong
tủ kính các cửa hàng, những vật quí giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể
về nàng được” (Một đời người). Hình ảnh so sánh trong câu văn phản ánh tâm
trạng đau khổ, thất vọng dai dẳng, triền miên của nhân vật khi nhận ra hạnh
phúc đã tuột khỏi tay mình. Cũng qua hình ảnh so sánh, tác giả nắm bắt và ghi
nhận cảm giác của một chàng trai trẻ lần đầu tiên được làm cha “ Và Tâm
90
thấy lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ
chàng chưa từng thấy” (Đứa con đầu lòng). Có khi chỉ một hình ảnh so sánh
cũng đủ để thâu tóm những biến đổi vi diệu ở thế giới tinh thần của Tâm khi
có đứa con đầu lòng. So sánh còn giúp Thạch Lam soi rọi những khoảng sáng
tối trong nội tâm nhân vật, nắm bắt đúng sự thức tỉnh của con người: “Tâm trí
tôi giãn ra như một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường” (Sợi
tóc). Những hình ảnh được dùng để so sánh ở đây đều thân thuộc, gần gũi,
dung dị mà gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Dường như cái hữu hình và
cái vô hình, ngoại cảnh và tâm cảnh, sự vật hiện hữu bên ngoài và nội tâm sâu
kín bên trong đã gắn kết và thăng hoa trong những so sánh của Thạch Lam,
đem lại sức hấp dẫn mới cho truyện ngắn của ông.
Sẽ là không quá nếu nói rằng so sánh là một phương tiện ngôn ngữ đắc
địa giúp Thạch Lam phản ánh logic bên trong, logic tâm trạng. Bằng hình ảnh
so sánh, nhà văn đem đến cho độc giả sự hiểu biết sâu sắc về thế giới bên
trong của con người nói chung, của chính mình nói riêng. Với so sánh, ngòi
bút Thạch Lam thoải mái đi sâu vào trạng thái tâm hồn nhân vật, ghi lại được
các biến thái tinh vi, phức tạp nhất. Thông qua hình ảnh so sánh, người đọc
còn cảm nhận được tình cảm yêu thương sâu sắc, thấm thía và tấm lòng trân
trọng trước sự sống, con người của nhà văn..
Cùng với so sánh, ẩn dụ cũng là một phương tiện nghệ thuật thể hiện
tài năng tổ chức lời văn nghệ thuật của Thạch Lam. Ẩn dụ là “phương thức tu
từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái
kia, mà bản thân cái được nói tới thì giấu kín đi một cách kín đáo” [24; 9].
Trong truyện ngắn Thạch Lam, ẩn dụ thường được tổ chức theo nguyên tắc cá
thể hoá và cụ thể hóa có tính định hướng đối tượng miêu tả theo các hình thức
khác nhau.
91
Tiêu biểu hơn cả là ẩn dụ được hình thành trên kinh nghiệm sử dụng
ngôn ngữ hoặc vốn văn hóa của tập thể. Hình ảnh xuất hiện nhiều trong văn
Thạch Lam là bóng tối. Đa số các truyện ngắn của Thạch Lam được đặt trong
không gian bóng tối. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ sử dụng hình
ảnh bóng tối trong 27 truyện ngắn của Thạch Lam (Tuyển tập Thạch Lam
2007). Trong số hai bảy truyện có hai truyện nhà văn lấy chữ tối để đặt tên
cho tác phẩm: Trong bóng tối buổi chiều, Tối ba mươi. Những chữ đêm, tối,
bóng tối xuất hiện dày đặc (17/27 truyện ngắn của Thạch Lam có xuất hiện
hình ảnh đêm tối).
Trong Hai đứa trẻ, chữ bóng tối xuất hiện 6 lần để biểu hiện một không
gian xám xịt và cảm nhận mơ hồ, bâng khuâng, tâm trạng buồn khổ trước
cảnh sống tẻ nhạt, đơn điệu cùng khao khát, chờ mong, hi vọng rất đỗi mong
manh của nhân vật: “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần...”; “Hai chị em đứng
sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối"; “Đường phố và các ngõ con dần dần
chứa đầy bóng tối”; “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi
sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”; “Tiếng vang động của xe hoả
đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối”; “Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh,
cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối". Hai chữ bóng
tối ở đây xuất hiện trong ý nghĩa biểu tượng cho kiếp sống tàn lụi, quẩn
quanh, bế tắc của con người trong xã hội đương thời.
Bên cạnh những ẩn dụ ngôn ngữ, nhà văn còn sử dụng những ẩn dụ
mang tính chủ quan bất ngờ, giàu triết lí. Không phải ngẫu nhiên hình ảnh
“chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” cứ trở đi trở lại
trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Đó chính là hình ảnh biểu
tượng cho những kiếp sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cũng như vậy, chuyến tàu mà chị em Liên
mỏi mắt trông chờ hằng đêm chính là biểu tượng của một thế giới giàu sang,
92
náo nhiệt, đầy ánh sáng, khác hẳn với thế giới ảm đạm nơi phố huyện nghèo.
Chuyến tàu ấy không chỉ gợi nhớ kỉ niệm của ngày xưa mà còn thức dậy
những khao khát ước mơ, những đợi chờ khắc khoải của nhân vật. Hơn thế,
nó còn giúp cho con người sống cân bằng hơn. Lại có khi, Thạch Lam sáng
tạo được hình ảnh ẩn dụ đầy bất ngờ để gửi gắm suy ngẫm sâu sắc về nhân
sinh. Một sợi tóc nhỏ bé, bình dị qua bàn tay của người "phu chữ" Thạch Lam
nói với ta rất nhiều về tâm tư khuất lấp rất mực đời thường của nhân vật. Có
thể coi đó là bối cảnh nội tâm để con người kiểm chứng và tự khẳng định sự
thấp hèn hay cao cả, trong sạch hay u tối, cám dỗ, vụ lợi, bản năng hay nhân
tính, lương thiện. Bản lĩnh sống và sự hướng thiện là yếu tố quan trọng giúp
con người được là chính mình. Triết lí nhân sinh sâu sắc ấy không phải ai
cũng nói được một cách nhẹ nhàng, giản dị qua ngôn ngữ ẩn dụ, biểu tượng
như Thạch Lam.
Cùng với so sánh, việc sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ, biểu tượng khiến cho
truyện ngắn Thạch Lam trở nên đa dạng, phong phú hơn khi thể hiện cuộc
sống bên trong của con người. Đây thực sự là một hiện tượng thẩm mĩ đa
nghĩa góp phần thể hiện đắc địa thế giới bên trong của nhân vật, đồng thời
cho thấy sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Thạch Lam.
*Ngôn ngữ giàu nhạc điệu
Nhà văn Nguyễn Tuân khi nhận xét về ngôn ngữ truyện ngắn Thạch
Lam đã viết: “Bằng sáng tác văn học, Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt
Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra và tươi đậm hơn” [45; 267]. Tuy
không trực tiếp nhưng lời nhận xét đó đã đề cập đến nhạc điệu trong truyện
ngắn Thạch Lam. Đây là một yếu tố tạo nên cái “ma lực” của ngôn ngữ trong
truyện ngắn của ông. Nhạc điệu trong văn Thạch Lam được cất lên từ những
câu văn có âm điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, thể hiện đậm nét “cái nhạc tính
trong tâm hồn nhà văn” [19; 333]. Đoạn văn diễn tả tâm trạng của Liên (Hai
93
đứa trẻ) trước giờ khắc ngày tàn được vang lên như một khúc nhạc buồn:
“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt
đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen đôi mắt chị bóng
tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây
thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước
cái giờ khắc của ngày tàn”. Những âm tiết mang thanh bằng được sử dụng
đậm đặc trong đoạn văn (48/ 87 âm tiết mang thanh bằng). Trừ câu văn mở
đầu, câu nào cũng có một từ láy: văng vẳng, vo ve, thấm thía, man mác.
Những từ láy đó làm cho âm điệu của lời văn cứ du dương một giai điệu buồn
thương day dứt. Ở đây, Thạch Lam không hướng đến việc kể lại hoạt động
của phố huyện lúc chiều tà mà nhằm biểu hiện cảm xúc của nhân vật về nó.
Xét trong ý nghĩa đó, có thể thấy, đoạn văn giống như một bài thơ trữ tình
man mác những cảm xúc buồn thương. Các thanh bằng và từ láy xuất hiện với
mật độ dày đặc không chỉ tạo được nhạc điệu du dương, trầm bổng cho lời
văn mà còn diễn tả sâu sắc, thấm thía điệu tâm hồn của nhân vật. Đây chính là
phương tiện nghệ thuật quan trọng để Thạch Lam khơi mở thế giới cảm giác
mong manh, thầm kín của con người và tạo nên nhịp điệu cho lời văn.
Nếu Nguyễn Công Hoan và Nam Cao thành công trong những câu văn
linh hoạt, gọn ghẽ, gân guốc, Nguyên Hồng thành công trong những câu văn
dài chồng chất điệp từ, điệp ngữ và các yếu tố liệt kê thì Thạch Lam lại ghi
được dấu ấn riêng trong những câu văn có nhịp đều, vừa phải. Đây là đoạn
văn tả tâm trạng của Thanh trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan: “Rồi
chàng bước đi ra nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một
nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh
biết rằng Nga vẫn sẽ đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi
mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”. Những
94
cảm xúc đẹp như mơ được phơi trải theo nhịp điệu đều đều của lời văn. Ấy là
khúc nhạc lòng trong trẻo, du dương đang ngân rung trong một tâm hồn rất
trẻ. Chính nhịp điệu đều đều của lời văn đã tham gia tích cực vào việc thể
hiện tối đa đối tượng phản ánh của đoạn văn. Nhạc điệu lời văn và nhạc điệu
tâm hồn con người như hòa lẫn, thăng hoa trong những câu chữ khẽ khàng, thi
vị. Song hiệu quả nổi bật nhất mà nhịp điệu vừa phải mang lại cho lời văn
Thạch Lam là biểu hiện các trạng thái cảm xúc, tâm lí. Nó góp phần quan
trọng trong việc chuyên chở những niềm vui, nỗi buồn, những cảm giác vừa
rõ ràng cụ thể, vừa hư ảo, mơ hồ, mong manh... trong truyện ngắn Thạch
Lam.
Dù diễn tả tâm trạng vui hay buồn, cảm xúc mong manh, mơ hồ hay
động thái tâm lí rõ ràng, cụ thể..., lúc nào ta cũng bắt gặp trong văn phẩm
Thạch Lam những câu văn du dương, cái nhịp văn khoan thai, êm ả. Đó là
một yếu tố nghệ thuật mang tính thẩm mĩ cao, góp phần cơ bản làm nên
gương mặt riêng của Thạch Lam, khiến người đọc dễ dàng nhận ra ông trong
rất nhiều nhà văn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
95
KẾT LUẬN
1. Đặc trưng phản ánh nghê thuật là một trong những vấn đề cơ bản của
mĩ học và lí luận văn học được nói đến như là bản chất của mối quan hệ giữa
văn học và hiện thực, giữa mô hình phản ánh và đối tượng phản ánh. Trải qua
một chặng đường dài phát triển, tư duy mĩ học về đặc trưng phản ánh nghệ
thuật đã có những thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với tư duy
nghệ thuật. Với sự xuất hiện của mĩ học và lí luận văn học mác xít, những
quan điểm của G.Lukacs và Ch.Caudwell đã nói nhiều đến đối tượng của
phản ánh nghệ thuật với nhiều điểm tương đồng và khác biệt.
Luận văn nhấn mạnh đến quan điểm của Ch.Caudwell về đối tượng
của phản ánh nghệ thuật, theo đó văn học nghệ thuật phản ánh cái thế giới bên
trong của con người, tức là văn học không trực tiếp phản ánh hiện thực bên
ngoài mà là hiện thực bên trong, là ảo ảnh của hiện thực, với tinh thần “thơ
trữ tình bóp méo và phủ nhận cấu trúc hiện thực để giữ lại cấu trúc của cái
tôi”. Chính quan điểm này sẽ soi sáng thế giới nghệ thuật của Thạch Lam, là
chỗ dựa lí luận để luận văn nghiên cứu đặc trưng phản ánh nghệ thuật của
truyện ngắn Thạch Lam.
2. Trong dòng văn học 1930-1945, Thạch Lam nổi lên như một nhà văn
có cốt cách trí thức, lịch lãm và sâu sắc trong những cảm nhận về thế giới nội
tâm của con người. Lấy chính thế giới cái tôi để làm đối tượng phản ánh nghệ
thuật, kiểu tư duy nghệ thuật của Thạch Lam đã minh chứng sinh động nhất
cho quan điểm của Ch.Caudwell về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật. Đối
tượng phản ánh nghệ thuật của Thạch Lam là thế giới cái đẹp được toát lên từ
tâm hồn sâu kín và phong phú của con người bình dân. Hướng ngòi bút vào
việc khám phá thế giới bên trong, Thạch Lam đã phơi trải những rung động
thuần khiết, tinh khôi của tâm hồn trẻ thơ, những cung bậc cảm xúc đa dạng,
đa chiều trong thế giới nội tâm của người dân nghèo với bao cảm nhận, suy
96
ngẫm sâu sa về thân phận, về kiếp người, những cảm giác chân thực cùng
những trạng thái tâm lí rất đặc trưng của người trí thức tiểu tư sản. Từ đó, vẻ
đẹp trong thế giới nội tâm chìm khuất của người bình dân cứ phát lộ lặng lẽ
trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam. Lựa chọn thế giới bên trong làm đối
tượng phản ánh cùng nỗ lực khám phá vẻ đẹp và diễn tả các dạng tiềm tàng ẩn
giấu trong thế giới nội tâm sâu khuất của con người chính là một phương thức
tư duy nghệ thuật độc đáo góp phần thể hiện đặc trưng phản ánh nghệ thuật
của truyện ngắn Thạch Lam.
Đi sâu vào việc miêu tả thế giới tâm hồn vô biên của con người, Thạch
Lam đã “bắt mạch” những khoảnh khắc sống chất chứa bao cảm xúc riêng tư.
Nhà văn đã lắng nghe dòng cảm giác trôi chảy trong thế giới bí ẩn của tâm
linh, khám phá được những khoảng sáng tối riêng trong nội tâm, đó chính là
những trạng thái sống mơ hồ của con người. Các trạng thái tâm lí phong phú,
phức tạp, thậm chí ngẫu nhiên, đầy bất trắc đã gắn kết, thăng hoa, trở thành
điểm sáng thẩm mĩ mang lại giá trị độc đáo cho truyện ngắn Thạch Lam.
Cách thức phản ánh này làm nên một dấu ấn Thạch Lam, đồng thời thể hiện
vẻ đẹp tâm hồn, vốn sống phong phú, tấm lòng tha thiết với cuộc đời và tài
năng sáng tạo của nhà văn.
Là một nghệ sĩ luôn có ý thức kiếm tìm và lưu giữ cái đẹp nhiều khi
tiềm tàng, khuất lấp, mơ hồ ở thế giới bên trong của con người, Thạch Lam
còn mở ra một chân trời kí ức về thời thơ ấu. Thế giới dĩ vãng, kỉ niệm ấy kết
tinh tất cả những gì đẹp đẽ của một thời xa vắng liên quan đến những giá trị
tinh thần đã đựơc gạn lọc, phát triển qua nhiều nghìn năm của dân tộc. Không
gian nghệ thuât, thời gian nghệ thuật mang nét văn hoá đặc trưng, ngỡ như đã
xa mà lại hiện hữu, chi phối nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người được sử
dụng như một phương thức nghệ thuật đặc sắc để thể hiện ý đồ sáng tạo. Qua
các chất liệu hiện thực trên, nhà văn đã biểu đạt thành công những bức xúc
97
của bản thân đời sống và những gì thuộc về bản ngã, cá nhân. Thời gian nghệ
thuật cũng là một phương tiện hữu hiệu chuyên chở trạng thái tâm hồn con
người. Đặc biệt, sự tương ứng giữa không gian tâm tưởng, riêng tư, được giới
hạn và có màu xám xịt với thời gian đặc trưng mờ ảo, ảm đạm đã tạo nên một
thế giới nghệ thuật thơ mộng, thấm đẫm chất men cảm giác trong truyện ngắn
Thạch Lam.
3. Để tương ứng với đối tượng của phản ánh nghệ thuật đã lựa chọn,
Thạch Lam sử dụng nhiều thủ pháp phản ánh nghệ thuật phù hợp thể hiện qua
cốt truyện và kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật.
Một trong những đặc điểm nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Thạch
Lam là kiểu truyện không có truyện. Những sự kiện, biến cố, hành động chỉ là
giá đỡ, là cái cớ để nhà văn nắm bắt và làm dấy lên những cảm xúc, cảm giác,
trạng thái tâm lí bên trong. Yếu tố nghệ thuật này đem lại cho truyện ngắn
Thạch Lam một lợi thế giống như thơ trong việc biểu đạt thế giới cảm xúc,
cảm giác. Nhà văn thường đặt nhân vật vào một tình thế, một bi kịch nhân
sinh nào đó để bắt kịp nét tâm lí, khoảnh khắc tâm trạng hay những biến thái
tinh thần. Nhờ vậy, nhà văn đã nói được bằng nghệ thuật những suy ngẫm sâu
sắc về con người một cách hiệu quả nhất.
Với nỗ lực tìm tòi và sáng tạo, Thạch Lam đã đem đến cho truyện ngắn
của mình một kiểu kết cấu phù hợp và uyển chuyển. Kết cấu của truyện ngắn
Thạch Lam không tuân theo những yếu tố ta thường thấy trong truyện ngắn
hiện thực phê phán mà tuân theo những diễn biến tâm trạng nhân vật trong
nhiều khoảnh khắc sống của đời thường. Lối kết cấu này đem lại cho truyện
ngắn Thạch Lam nhiều trang viết hết sức tự nhiên, thành thực về đời sống bên
trong của người bình dân.
Giọng điệu của truyện ngắn Thạch Lam cũng mang dấu ấn riêng tương
ứng với cái tôi trữ tình như là đối tượng phản ánh. Đó là giọng điệu trữ tình
98
sâu lắng. Nhà văn dùng giọng điệu này để tạo ra những khoảng lặng nghệ
thuật qua trang viết. Đây cũng là một phương diện tạo nên yếu tố trữ tình đậm
đặc trong truyện ngắn Thạch Lam. Dù ẩn sâu vào từng câu chữ hay toát lên
qua âm hưởng chung của cảnh vật, con người được mô tả, dù yêu thương ấm
áp hay tâm tình chia sẻ, cảm thông, giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam
đều đóng vai trò như một thủ pháp nghệ thuật đắc địa trong việc thể hiện chân
thành những nỗi niềm riêng tư của nhân vật.
Cũng như vậy, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam đã
phát huy hết khả năng của nó để đáp ứng cho những mục đích nghệ thuật của
nhà văn. Lớp từ miêu tả trạng thái cảm nhận chủ quan, hoạt động tâm lí thực
chứng và những từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí mơ hồ xuất hiện trong văn Thạch
Lam trong ý nghĩa một phương tiện nghệ thuật độc đáo góp phần đắc lực cho
việc thể hiện thế giới nội tâm sâu kín của con người. Sử dụng ngôn ngữ giàu
hình ảnh, nhạc điệu và khả năng biểu hiện, nhà văn không chỉ đi sâu miêu tả,
phản ánh “hiện thực bên trong” mà còn thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm và tấm
lòng tin yêu con người, trân trọng sự sống và hiệu quả nhất là làm lộ diện
những mạch cảm giác sâu kín, vi diệu. Niềm say mê sáng tạo không chỉ đem
đến cho trang văn Thạch Lam một “ma lực” hấp dẫn, lôi cuốn, mà còn khẳng
định đóng góp tích cực của ông vào sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi hiện
đại.
4. Xét đến cùng, sự phát triển của văn học chính là sự phát triển của
phương thức khái quát hiện thực, của đặc trưng phản ánh nghệ thuật. Dù ở bất
cứ thời đại nào, bất cứ nền văn học nào thì người nghệ sĩ đích thực luôn
hướng đến cách thức chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực mới mẻ, độc đáo. Đó
là nỗ lực tìm tòi, sáng tạo không ngừng để đem đến bước ngoặt mới trong sự
phát triển của lịch sử văn học nhân loại. Với ý nghĩa ấy, vấn đề Đặc trƣng
phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam là một minh chứng sinh
99
động cho mối quan hệ giữa tư duy lí luận và thực tiễn sáng tạo. Trong mối
quan hệ này, có thể khẳng định Thạch Lam là nhà văn xuất sắc bởi ông đã có
những đóng góp không nhỏ cho công cuộc hiện đại hoá nền văn học dân tộc
nửa đầu thế kỉ XX.
100
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. (2008), “Những trạng thái sống mơ hồ- một đối tượng của
phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam”, Tạp chí Giáo dục, số
196, kì 2- 8/2008, Bộ Giáo dục và đào tạo, tr.29-31; 24.
2. (2008), “Truyện ngắn Thạch Lam, từ một góc nhìn”, Tạp
chí Văn hoá nghệ thuật, số 291, 9/2008, Bộ văn hoá, thể thao và du lịch, tr.
95-99.
101
Danh môc Tµi liÖu tham kh¶o
1. Hoài Anh (2001), “Thạch Lam những trang văn xanh màu cốm non”,
Thạch Lam về tác gia và tác phẩm , NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Vũ Tuấn Anh (1994) , “Nỗi buồn Thạch Lam - một tâm thế xã hội và nhân
văn”, Thạch Lam văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn , Hà Nội.
3. Vũ Tuấn Anh- Lê Dục Tú (2001), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXb
Giáo dục , Hà Nội.
4. Lại Nguyên Ân (1994), “Giải pháp điều hoà xã hội trong văn Thạch Lam”,
Thạch Lam văn chương và cái đẹp , NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội.
6. Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bái
dịch (1964) Arixtôt- Nghệ thuật thơ ca, NXB Nghệ thuật, Hà Nội, Văn học
nước ngoài , số 1,1997.
7. Lê Bảo (1999), Thạch Lam - Hồ Dzếnh, NXb Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lý luận tác giả và tác phẩm, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
9. Ch. Caudwell (1960), Ảo ảnh và hiện thực (Trương Đăng Dung dịch), Tạp
chí văn học nước ngoài, số 5, 2000.
10. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, NXB khoa học xã hội,
Hà Nội.
11. Tân Chi (1999), Thạch Lam văn và đời, NXB Hà Nội.
12. Lê Tâm Chính (2001), “Thế giới trẻ thơ qua đôi mắt Thạch Lam”, Thạch
Lam về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Dân (1997), Góp phần tìm hiểu thuật ngữ mĩ học catharsis
của Aristote, Văn học nước ngoài, số 3.
102
14. Trần Ngọc Dung (1994), “Phong cách truyện ngắn Thạch Lam”, Thạch
Lam- văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
15. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB
KHXH.
16. Trương Đăng Dung (1999), Nghệ thuật và chân lý khách quan, Tạp chí
văn học nước ngoài số 6.
17. Trương Đăng Dung (2004), Văn bản văn học và sự bất ổn của nghĩa,
Nghiên cứu văn học, số 3.
18. Trương Đăng Dung (2005), Trên đường đến với tư duy lý luận văn học
hiện đại, Văn học nước ngoài, số 1.
19. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn- Con người và văn chương, NXB
Văn học, Hà Nội.
20. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê
Trí Dũng, Hà Văn Đức (2003), Văn học Việt Nam 1900-1945, NXB Giáo
dục, TP Hồ Chí Minh.
21. Hà Văn Đức (1997), “Thạch Lam”, Văn học Việt Nam 1930-1945, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
22. Văn Giá (1994), “Theo dòng - một ghi chú nghệ thuật, những tín niệm văn
chương”, Thạch Lam- văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
23. Lukacs Gyorgy (1965), Đặc trưng mĩ học, Tập I (Trương Đăng Dung
dịch), Tạp chí văn học nước ngoài, số 5, 1998.
24. Lê Bá Hán (Chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Lê Thị Đức Hạnh (1994), “Màu sắc dân tộc trong sáng tác của Thạch
Lam”, Thạch Lam- văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
26. Hêghen (1999), Mĩ học, Tập I, NXB Văn học, Hà Nội.
27. Hêghen (1999), Mĩ học, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội.
103
28. Đỗ Đức Hiểu (1994), “Phố huyện của Thạch Lam”, Thạch Lam -
văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
29. Đoàn Trọng Huy (2007), Hình tượng không gian đa dạng trong văn xuôi
nghệ thuật Nguyễn Tuân, Nghiên cứu văn học, số 6.
30. V. Huygô (1997), Những người khốn khổ, Tập III, NXB Văn học, Hà Nội.
31. Khái Hưng (2001), “Một quan niệm về văn chương” (Tựa Gió đầu mùa),
Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
32. Phạm Thị Thu Hương (1994), “Sự kiếm tìm cái đẹp bị đánh mất”, Thạch
Lam- văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
33. Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy (1985), Mĩ học Mac- Lê Nin, NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
34. Nguyễn Hoành Khung (1989), Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam,
Tập I, NXB KHXH, Hà Nội.
35. Nguyễn Hoành Khung (2001), “Thạch Lam một khuynh hướng truyện
ngắn”, Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
36. Thạch Lam (1937), Gió đầu mùa, Tập truyện ngắn, NXB Đời nay, Hà Nội.
37. Thạch Lam (1938), Nắng trong vườn, Tập truyện ngắn, NXB Đời nay, Hà Nội.
38. Thạch Lam (1939), Ngày mới, Tiểu thuyết, NXB Đời nay, Hà Nội.
39. Thạch Lam (1941), Theo dòng, Tiểu luận, NXB Đời nay, Hà Nội.
40. Thạch Lam (1942), Sợi tóc, Tập truyện ngắn, NXB Đời nay, Hà Nội.
41. Thạch Lam (1943), Hà Nội băm sáu phố phường, Bút ký, NXB Đời nay,
Hà Nội.
42. Phong Lê (1994), “Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn”, Thạch Lam văn
chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
43. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, những chân dung tiêu biểu,
NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
104
44. Thế Lữ (2001), “Tính cách tạo tác của Thạch Lam”, Thạch Lam về tác gia
và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
45. Tôn Thảo Miên (2002), Truyện ngắn Thạch Lam tác phẩm và dư luận,
NXB Văn học, Hà Nội.
46. Lê Hồng My (2005), Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, Luận án tiến sĩ.
47. Phan Hoài Nam (2002), Thử bàn về tiếng lóng tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà
văn Nguyên Hồng, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 7.
48. Phạm Thế Ngũ (2002), “Thạch Lam”, Truyện ngắn Thạch Lam tác phẩm
và dư luận, NXB Văn học, Hà Nội.
49. Vương Trí Nhàn (1994), “Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác”, Thạch
Lam văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
50. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
51. Nhiều tác giả (2002), Lý luận văn học, Tập I, NXB Đại học sư phạm, Hà
Nội.
52. Vũ Ngọc Phan (1951), Thạch Lam, nhà văn hiện đại, Quyển tư, Tập hạ,
NXB Vĩnh Thịnh.
53. Vũ Ngọc Phan (2001), “Thạch Lam” (Nguyễn Tường Lân), Thạch Lam về
tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
54. Phạm Phú Phong (1994), “Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam”, Thạch
Lam- văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
55. Đào Trường Phúc (2001), “Thạch Lam những lời thủ thỉ của truyện
ngắn”, Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
56. Phan Diễm Phương (1994), “Biểu hiện tâm lý: Quan niệm và cách thức”,
Thạch Lam- văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
57. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,
NXB Văn học, Hà Nội.
58. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
105
59. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
thể loại, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
60. Bùi Việt Thắng (2001), “Người chắt chiu cái đẹp”,Thạch Lam về tác gia
và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
61. Bùi Việt Thắng (2003), Lời giới thiệu Tuyển tập truyện ngắn lãng mạn
1930- 1945, NXB Văn học, Hà Nội.
62. Nguyễn Công Thắng(2001), “Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa”, Thạch
Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
63. Nguyễn Ngọc Thiện (chủ biên), Nguyễn Phúc, Nguyễn Đăng Điệp (1996),
Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935- 1939, NXB KHXH, Hà Nội.
64. Nguyễn Ngọc Thiện (2001), “Một quan niệm viết truyện của Thạch Lam”,
Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
65. Bích Thu (1994), “Thạch Lam và kiểu nhân vật “tự thức tỉnh”, Thạch Lam
văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
66. Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2003), Tuyển tập truyện ngắn lãng mạn 1930-
1945, NXB Văn học, Hà Nội.
67. Đỗ Lai Thuý (2005), Phong cách học và phê bình văn học, Văn học nước
ngoài, số 1.
68. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (1999), Văn chương Tự Lực văn đoàn,
NXB Giáo dục Hà Nội.
69. Lê Dục Tú (2001), “Quan niệm con người trong sáng tác của Thạch
Lam”, Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
70. Nguyễn Tuân (2004), “Thạch Lam”, Thạch Lam về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
71. Tuyển tập Thạch Lam (2001), NXB Văn học, Hà Nội.
72. Tuyển tập Thạch Lam (2007), NXB Lao động, Hà Nội.
106
73. Lê Ngọc Trà (chủ biên), Lâm Vinh, Huỳnh Như Phương (1994), Mĩ học
đại cương, NXB Văn hoá thông tin.
74. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh.
75. Hải Triều (1969), Về văn học nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội.
76. Lê Minh Truyên (2003),Thạch Lam với Tự lực văn đoàn, Luận án tiến sĩ.
77. Uỷ ban KHXH Việt Nam, Mấy vấn đề lý luận văn học (1970), NXB
KHXH, Hà Nội.
78. Lê Kim Vinh (1990), Thạch Lam, Nghiên cứu văn học, số 3.
79. Quang Viễn (2001), “Tiếng vang của tập truyện ngắn đầu tay” ( Các báo
phê bình Gió đầu mùa); Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
80. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (1964), Nguyên lí mĩ học Mác - Lê nin,
NXB Sự thật, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_trung_phan_anh_nghe_thuat_cua_truyen_ngan_thach_lam_1494.pdf