Đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thanh Hóa thực trạng và giải pháp
- Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình
hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa kể từ năm 2008 đến năm
2011 và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế trên địa b àn tỉnh
Thanh Hóa.
- Thông qua cơ sở lý luận, luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng của
Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa dưới góc độ vi mô trong mối liên hệ với
quá trình thực thi các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước trong việc
phát triển nền kinh tế hiện nay.
- Thông qua cơ sở dữ liệu thu thập, nội dung luận văn nghiên cứu tình
hình huy động vốn, tình hình cho vay và đánh giá hiệu quả của hoạt động tín
dụng của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa trên địa b àn nhằm góp phần bảo
đảm an toàn trong hoạt động tín dụng.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thanh Hóa thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
ĐẢM BẢO AN TOÀN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH
HÓA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN THUẦN PHONG
ĐẢM BẢO AN TOÀN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH
HÓA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ tµi chÝnh – Ng©n hµng
M· sè : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngêi híng dÉn khoa häc: TS Đinh Ngọc Thạch
Thanh Hóa - 2012
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
kết quả trong luận văn là trung thực, chính xác xuất phát từ tình hình thực tế
tại chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thuần Phong
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận văn .........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................3
5. Kết cấu luận văn..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..........................5
1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM...............................................................................5
1.1.1. Khái niệm hoạt động tín dụng Ngân hàng...........................................................5
1.1.2. Phân loại tín dụng của NHTM .............................................................................7
1.1.3. Đặc trưng cơ bản và vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng ........................9
1.1.4. Rủi ro tín dụng, các loại rui ro tín dụng của NHTM .........................................12
1.2. Bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM.......................................14
1.2.1. Quan niệm bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM.................14
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá an toàn tín dụng của NHTM...........................................16
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn tín dụng của NHTM ...................18
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bảo đảm an toàn tín dụng và bài
học cho Việt Nam .........................................................................................................24
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bảo đảm an toàn tín dụng24
1.3.2. Bài học đối với Việt Nam ....................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN THANH HÓA..................................................................................................30
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá ......30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Thanh Hoá ..................................................................................................30
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Thanh Hoá giai đoạn 2008 – 2011...................................... 34
2.2. Thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá.................................................................41
2.2.1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Thanh Hoá ..................................................................................................42
2.2.2. Đảm bảo an toàn trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá.............................................................................46
2.2.3. Bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Thanh Hoá..........................................................................................51
2.3. Đánh giá chung ......................................................................................................53
2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................................53
2.3.2. Hạn chế yếu kém.................................................................................................57
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế...................................................................................59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH
HÓA ..............................................................................................................................64
3.1. Định hướng về đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá.............................................................................64
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và mục tiêu hoạt động của
ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................................64
3.1.2. Phương hướng nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Thanh Hoá trong những năm tới ..................................................................................66
3.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng và đảm bảo an toàn tín dụng của Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa.............................................................................67
3.2. Giải pháp bảo đảm an toàn tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Thanh Hoá ..................................................................................................68
3.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ tín dụng ....................................................68
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ........................................................73
3.2.3. Tăng cường công tác đánh giá và phân loại khách hàng...................................74
3.2.4. Tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra sau cho vay..................................75
3.2.5. Thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại nợ quá hạn và trích lập dự
phòng rủi ro ...................................................................................................................77
3.2.6. Thay đổi cơ cấu khối tín dụng để tăng cường quản lý rủi ro.............................78
3.2.7. Bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn và an toàn nguồn vốn....................................79
3.2.8. Tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ...81
3.2.9. Tăng cường đổi mới công nghệ thông tin..........................................................84
3.2.10. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thông tin kinh tế một cách độc lập...................84
3.2.11. Thực hiện chiến lược Marketing thu hút khách hàng......................................85
3.3. Kiến nghị............................................................................................... 88
3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành TW ............................................. 88
3.3.2. Đối với tỉnh Thanh Hóa ...................................................................... 89
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .. 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................91
KẾT LUẬN..................................................................................................................92
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
NHTM
No&PTNT
TCTD
TSĐB
NHNN
DNNN
HTX
SXKD
ĐTN
PGD
TCKT-XH
NHNo
NV
Agribank
HH
XH
TD
Ngân hàng thương mại
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tổ chức tín dụng
Tài sản đảm bảo
Ngân hàng Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước
Hợp tác xã
Sản xuất kinh doanh
Đoàn thanh niên
Phòng giao dịch
Tổ chức kinh tế xã hội
Ngân hàng nông nghiệp
Nguồn vốn
Ngân hàng nông nghiệp
Hàng hóa
Xã hội
Tín dụng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước thì sự tồn tại và phát triển vững chắc của hệ thống ngân hàng là một
trong những tiền đề quan trọng. Mặt khác, hoạt động ngân hàng hết sức mẫn
cảm với các biến động của nền kinh tế, sự yếu kém của một ngân hàng có thể
gây tác động dây chuyền ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng và tác động
xấu đến sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia.
Hệ thống luật và các văn bản dưới luật được Quốc hội và Chính phủ
ban hành cùng với các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước ngày
càng đi sâu đi sát hơn với thực tiễn phát triển của hệ thống các tổ chức tín
dụng đã tạo ra hệ thống pháp lý vững chắc để quản lý hệ thống ngân hàng
bền vững ổn định và an toàn hơn. Bên cạnh đó trong tiến trình thực hiện
Hiệp định thương mại với các quốc gia khác và sau khi Việt Nam gia
nhập WTO thì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải có
những chính sách cởi mở và thông thoáng hơn trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng. Trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các
NHTM để góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng là yếu tố
quan trọng sống còn trong nền kinh tế hiện nay.
Qua hơn 22 năm hoạt động, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của
tỉnh, song bên cạnh đó đã bộc lộ những yếu kém cần phải khắc phục về công
nghệ, sản phẩm, nguồn nhân lực…. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế
của Đảng và Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam,
Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa có nhiều cơ hội để tăng trưởng, đồng thời
phải đối mặt với môi trường mới kinh doanh phức tạp và đầy rủi ro.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thanh Hóa - Thực trạng và giải
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2
pháp” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và bảo đảm an
toàn trong hoạt động tín dụng là một nhu cầu cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đạt các mục đích sau:
- Góp phần làm rõ thêm khái niệm và lý luận về NHTM về hiệu quả hoạt
động tín dụng cũng như các yêu cầu bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Thah Hóa.
- Thông qua cơ sở lý luận và số liệu thực tế về tình hình hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa trong thời gian qua để phản ánh
và đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng qua đó cho thấy rõ hơn về
thành quả đạt được cũng như những tồn tại yếu kém.
- Trên cơ sở những dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế trong
khu vực và trên thế giới cũng như dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế Thanh
Hóa trong thời gian tới đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng để từ đó đề ra các
giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm an toàn tín dụng
của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh
tế của tỉnh Thanh Hóa và đất nước.
- Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng tại
một số NHTM trên thế giới từ đó luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm
để có thể áp dụng tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa.
- Từ kết quả của các bài học kinh nghiệm, và các giải pháp đưa ra, luận
văn cũng đề xuất những kiến nghị đối với Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa,
các cơ quan liên quan để thực hiện hệ thống giải pháp trên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đối tượng nghiên cứu được giới
hạn trong phạm vi sau:
- Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình
hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa kể từ năm 2008 đến năm
2011 và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
- Thông qua cơ sở lý luận, luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng của
Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa dưới góc độ vi mô trong mối liên hệ với
quá trình thực thi các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước trong việc
phát triển nền kinh tế hiện nay.
- Thông qua cơ sở dữ liệu thu thập, nội dung luận văn nghiên cứu tình
hình huy động vốn, tình hình cho vay và đánh giá hiệu quả của hoạt động tín
dụng của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa trên địa bàn nhằm góp phần bảo
đảm an toàn trong hoạt động tín dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của học
thuyết Mác – Lênin về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng cũng như quán triệt tư
tưởng đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế và phát
triền hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế
đang trên đường hội nhập với kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và
Thanh Hóa nói riêng.
Để luận văn mang tính khoa học và thực tiễn cao tác giả cũng sử dụng
phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để gắn liền các phương
pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để làm cơ sở lý luận. Về dữ liệu, luận văn
tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho việc phân tích
các báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
No&PTNT Thanh Hóa, các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, các tài liệu từ sách báo, tạp chí các văn bản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
4
pháp luật. Về phương pháp phân tích, luận văn sẽ áp dụng phương pháp so
sánh và phân tích các chỉ tiêu kinh tế để đo lường kết quả kinh doanh của
Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa.
Luận văn nghiên cứu các sự kiện trong một phạm vi nhất định, đặt các sự
kiện vào trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với các
hiện tượng kinh tế khác xuất phát từ thực tế khách quan của nền kinh tế.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục bảng viết tắt, lời cam đoan, kết cấu chính của luận văn bao gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Hoạt động tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín
dụng của NHTM
Chương 2: Thực trạng đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- merge_1654.pdf