Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp cho nuôi cá tra giống (pangasius hypophthalmus)

Protein trong cơ thể cá sau thí nghiệm tăng theo mức tăng của hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein. Hàm lượng protein trong cơ thể cá cao nhất ở nghiệm thức IV là 18,0% và thấp nhất ở nghiệmthứcV l6,3%. Hàm lượng lipid dao động từ 13,7-17,2%, cá có hàm lượng protein thấp thì hàm lượng lipid sẽ cao.

pdf41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp cho nuôi cá tra giống (pangasius hypophthalmus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng thức ăn trong nuôi cá tra và basa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thì thức ăn tự chế được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên người nuôi vẫn sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong 1-1,5 tháng đầu khi cá còn nhỏ. Ngoài ra, một số hộ còn sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong khoảng thời gian 1 tháng cuối vụ nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ người dân áp dụng phương thức phối hợp cho ăn này khá cao, đặc biệt là những hộ nuôi cá bè ở Châu Đốc và Long Xuyên. Hơn nữa, đối với hình thức nuôi cá bè thì thức ăn tự chế được sử dụng rộng rãi còn nuôi trong ao thì thức ăn công nghiệp là loại thức ăn chính (Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006). Ưu điểm của thức ăn viên khô là có thể bảo quản lâu, chi phí bảo quản và vận chuyển đơn giản và thấp hơn so với thức ăn ẩm, ít bị biến động bởi mùa vụ, số lượng cũng như chất lượng, giảm thiểu rủi ro, ít bị nhiễm vi sinh vật gây hại, dễ dàng sử dụng với máy cho ăn tự động và đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn cao do chậm tan trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi. Trở ngại trong sử dụng thức ăn viên do giá thành sản xuất cao, một số loài không thích sử dụng thức ăn viên do tính ngon miệng và tạp tính ăn của loài. Ngoài ra, chất lượng thức ăn viên rất biến động theo từng nhà máy sản xuất (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004b). Theo kết quả điều tra về tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá tra nuôi ao và bè ở An Giang có 66,7% hộ nuôi bè ở vùng nuôi truyền thống và 93,3% hộ nuôi bè ở vùng nuôi mới; 55,5% hộ nuôi ao ở vùng nuôi truyền thống và 66,7% hộ nuôi ao ở vùng nuôi mới có bổ sung thức ăn công nghiệp trong khoảng 3-4 tuần đầu. Vì những hộ sử dụng thức ăn viên cho rằng giai đoạn 3-4 tuần đầu cá mới thả còn yếu, khả năng bắt mồi chậm nếu sử dụng thức ăn tự chế thì dễ làm rớt mồi, ô nhiễm môi trường nước và hao phí thức ăn. Hầu hết các hộ nuôi hiện nay Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 11 đều cho rằng thức ăn viên giá quá cao nếu sử dụng nhiều thì nuôi cá không có lãi (Huỳnh Thị Tú và ctv, 2006). Giá cả của các loại thức ăn viên hiện nay có sự biến động lớn từ 4.500 – 7.500 đồng/kg. Giá cả khác nhau tuỳ theo loại thức ăn và thành phần dưỡng chất trong thức ăn. Nhìn chung, giá thức ăn công nghiệp được tính trên hàm lượng đạm có trong thức ăn (đồng/độ đạm), giá trung bình là 200 – 250 đồng/độ đạm. 2.4 Tiêu chuẩn ngành về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và Ba sa Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188:2004 (trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a) quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi cá tra và basa thương phẩm. Tiêu chuẩn này được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho cá tra và cá basa. Thức ăn viên cho cá tra và cá basa gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của cá với các số hiệu từ số 1 đến số 6. Thức ăn viên cho cá tra và cá basa khi sản xuất phải có dạng hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định. Màu sắc và mùi vị đặc trưng của nguyên liệu phối chế, thức ăn có màu nâu vàng đến nâu, không có mùi men mốc và mùi lạ khác. Bên cạnh đó, đường kính viên thức ăn không lớn hơn 12mm, chiều dài so với đường kính nằm trong khoảng 1,0-1,5 lần. Khi chế biến thức ăn tỷ lệ vụn nát không lớn hơn 2% khối lượng, đồng thời độ bền không nhỏ hơn 30 phút. Hơn nữa, năng lượng thô không nhỏ hơn 1500-3300 kcal cho 1 kg thức ăn, độ ẩm không lớn hơn 11%, hàm lượng protein thô không nhỏ hơn 18-40%, hàm lượng lipid thô không nhỏ hơn 3-8%, hàm lượng xơ thô không lớn hơn 6-8% và hàm lượng tro không lớn hơn 10-16% khối lượng tuỳ theo số hiệu của từng loại thức ăn quy định. Ngoài ra, cát sạn (tro không hoà tan trong HCl 10%) không lớn hơn 2%, hàm lượng phospho không nhỏ hơn 1%, natri clorua không lớn hơn 2,5%, hàm lượng lyzin không nhỏ hơn 0,9-2,0%, methionin không nhỏ hơn 0,4-0,9% khối lượng tuỳ theo số hiệu của từng loại thức ăn quy định. Cùng với các quy định trên, các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của viên thức ăn cho cá tra và basa không cho phép có côn trùng sống, vi khuẩn gây bệnh (Salmonella), nấm mốc độc (Aspergillus flavus), chất độc hại (Aflatoxin), các Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 12 loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ- BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thủy Sản. Thêm vào đó bao đựng thức ăn phải bền , kín, không rách, đã được tẩy trùng. Nhãn phải được ghi theo đúng quy định gồm tên hàng, tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, khối lượng tịnh, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng…), ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ của hàng hóa. Thức ăn phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại. Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho đến khi sử dụng không quá 90 ngày. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 13 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian nghiên cứu Tháng 03 năm 2006 – tháng 05 năm 2006. 3.2 Địa điểm nghiên cứu Thí nghiêm được bố trí trong giai đặt trong ao tại Quận Ninh Kiều Tp Cần Thơ. 3.3 Vật liệu thí nghiệm - 20 giai 1m3 - Máy đo pH, nhiệt kế… 3.4 Nguồn cá thí nghiệm - Từ nguồn giống sản xuất nhân tạo. - Cá được chọn đồng cỡ, không nhiễm bệnh, không dị tật, không xây xát, có kích cỡ trung bình từ 45- 55 gam/con. - Cá được giữ trong giai từ 7-10 ngày trước khi bắt đầu thí nghiệm. 3.5 Hệ thống thí nghiệm - Hệ thống thí nghiệm gồm 20 giai (1m3) bằng lưới đặt trong ao sâu 2m, diện tích 1000m2. - Nguồn nước thí nghiệm lấy từ một nhánh sông nhỏ của sông Hậu. Hình 3.1: Hệ thống giai thí nghiệm Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 14 3.6 Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lập lại cho mỗi nghiệm thức. - Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức với 5 loại thức ăn khác nhau. Nguồn thức ăn là những loại thức ăn công nghiệp dùng cho giai đoạn giống của các công ty ngoài nước và trong nước được bán phổ biến trên thị trường. - Mật độ cá thí nghiệm 30 con/ giai. Cỡ cá: 45-55 g/con. - Thời gian thí nghiệm 2 tháng. 3.7 Chăm sóc và quản lý - Cá được cho ăn theo nhu cầu , mỗi ngày cho ăn 2 lần, vào lúc 8 giờ và 17 giờ. - Nước trong giai thông với nước ao và ao được thay nước theo triều cường. - Cá được theo dõi hàng ngày. 3.8 Phương pháp thu mẫu Các yếu tố môi trường: Được thu 2 tuần / 1 lần. - Nhiệt độ, pH, Oxy đo sáng, chiều. + Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế + pH đo bằng máy + Oxy thu mẫu và phân tích bằng phương pháp Winkler - Tổng đạm (TAN) và NO2- được xác định bằng cách thu mẫu vào bình 1 lít, bảo quản mẫu lạnh cho đến khi phân tích mẫu xong. - Mẫu cá trước và sau khi thí nghiệm (2 tháng) được cân khối lượng. Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn và mẫu cá thí nghiệm. Mẫu cá thí nghiệm trước khi bố trí thí nghiệm và sau khi thu hoạch được giữ đông (-200C) cho đến khi phân tích. Phân tích thành phần hóa học theo phương pháp O.A.O.C (2000) gồm các chỉ tiêu: Protein thô, lipid thô, năng lượng thô, tro và ẩm độ. Các chỉ số tính bằng khối lượng khô. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 15 Lượng thức ăn cho cá ăn (g) FCR = Khối lượng cá gia tăng (g) - Độ ẩm: sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C trong khoảng 4 giờ (đến khi trọng lượng không đổi). - Tro: mẫu sau khi làm ẩm độ được đem nung ở nhiệt độ 5600C trong khoảng 4 giờ (khi mẫu có màu trắng hoàn toàn). - Protein thô: phương pháp Kjenldal. - Lipid thô: thủy phân trong Chloroform bằng hệ thống Soxlet. - Năng lượng thô: được đo bằng máy Parr 6100 Calorimeter. 3.9 Các chỉ tiêu thu thập tính toán và xử lý số liệu 3.9.1 Các chỉ tiêu Tăng trưởng - Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific growth rate, SGR) wc: Khối lượng cuối (gam) wđ: Khối lượng đầu (gam) T: Thời gian nuôi - Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) Lượng thức ăn tiêu tốn được ghi nhận hằng ngày và tính hiệu quả sử dụng thức ăn, sử dụng protein. - Hệ số thức ăn (Feed conversion ratio, FCR) wc – wđ DWG (g/ngày) = T Ln (wc) – Ln (wđ) SGR (%/ngày) = x 100 T Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 16 - Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) FCE = FCR 1 - Hiệu quả sử dụng protein (PER) - Tỉ lệ sống của cá (Survival rate, SR%) - Chỉ số protein tích luỹ (NPU) -Chi phí thức ăn/kg cá tăng trọng. Chi phí (đồng/kg cá) = Đơn giá x FCR 3.9.2 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo chương trình excell version 5.0 và statistica. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa p < 0,05. Số cá thu hoạch SR(%) = x100 Số cá thả Wc – Wđ PER = Protein ăn vào Protein cá cuối thí nghiệm - Protein cá đầu thí nghiệm NPU (%) = x 100 Protein ăn vào Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện môi trường Môi trường nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thuỷ sinh vật. Vì thế, các yếu tố môi trường trong ao nuôi được xem xét thường xuyên thông qua các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy, pH, NO2-, TAN. Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm. Chỉ tiêu Tuần đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần Sáng 29 30 29 30 31 Nhiệt độ (0C) Chiều 31 32 30 32 33 Sáng 3,7 3,1 2,7 3,3 2,2 Oxy (mg/L) Chiều 5,9 7,0 3,9 6,0 3,3 Sáng 8,2 7,8 8,1 7,7 8,1 pH Chiều 8,0 8,0 8,0 8,0 7,9 NO2- (mg/L) 0,01 0,03 0,03 0,04 0,04 TAN (mg/L) 0,55 0,60 0,54 0,45 0,84 Nhiệt độ là một nhân tố môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sống như sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư của thủy sinh vật, đặc biệt là đối với cá vì cá là một loài động vật biến nhiệt (Trương Quốc Phú, 2000). Trong suốt thời gian thí nghiệm nhiệt độ dao động từ 29-330C. Nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng 290C và cao nhất vào buổi chiều 330C, trong cùng ngày nhiệt độ không chênh lệch nhiều. Theo Nguyễn Văn Bé (1987) nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi từ 20-300C nhưng giới hạn cho phép từ 10-400C. Do đó, cá tra có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thí nghiệm này. Oxy dao động từ 2,2-7,0 ppm. Theo Nguyễn Văn Bé (1987) thì nồng độ oxy hòa tan thích hợp trong các ao nuôi cá từ 6-8 ppm. Nồng độ oxy từ 1,0-5,0 ppm thì cá sống nhưng phát triển chậm. Tuy vậy, trong thí nghiệm này hàm lượng oxy hòa tan đôi lúc giảm xuống 2,2 ppm vào buổi sáng mà cá vẫn cá thể sinh trưởng và phát triển bình thường là do cá tra có cơ quan hô hấp phụ, chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường nuôi. Bên cạnh đó, theo Dương Nhựt Long (2003) cá tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao. Vì vậy, có thể Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 18 thấy rằng điều kiện môi trường khảo sát được trong thí nghiệm này là phù hợp cho cá tra sinh trưởng và phát triển bình thường. pH thích hợp cho các loài tôm cá nuôi từ 6,5-9,0 (Trương Quốc Phú, 2000). Trong thí nghiệm này pH dao động từ 7,7-8,2, thích hợp cho cá tra sinh trưởng và phát triển tốt. NO2- trong ao dao động từ 0,01-0,04 ppm trong suốt quá trình thí nghiệm. Ở hàm lượng NO2- này rất thích hợp đối với cá nuôi vì nó nằm trong khoảng thích hợp nhất 0,01-0,1 ppm (Nguyễn Văn Bé, 1987). Tổng đạm (TAN) dao động từ 0,45-0,84 ppm. Hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi cá tra thâm canh là <4 ppm (Dương Nhựt Long, 2003). Vậy hàm lượng TAN vẫn nằm trong giới hạn cho phép để cá sinh trưởng và phát triển tốt. 4.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn Thức ăn đóng một vai trò quan trọng đối với cá. Cá thông qua việc sử dụng thức ăn để biến đổi các thành phần của thức ăn thành những chất đặc trưng của cơ thể như: protein, chất béo, acid amin,…từ đó cá tăng lên về kích thước và khối lượng. Vì vậy, chất lượng thức ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của cá. Đặc biệt cá được nuôi trong ao nhỏ (nơi mà không có hay thiếu thức ăn tự nhiên của loài) thì thành phần dinh dưỡng của thức ăn nhân tạo đóng vai trò hết sức quan trọng. Bảng 4.2: Thành phần hoá học của các loại thức ăn thí nghiệm (tính theo khối lượng tươi) Nghiệm thức Thành phần I II III IV V Protein (%) 28.5 29.6 27.5 28.8 30.3 Ẩm độ (%) 8,51 8,19 9,06 7,65 5,12 Lipid (%) 10.7 7.7 8.1 10.0 7.4 Tro (%) 10.3 12.6 9.1 11.7 9.5 Xơ (%) 5.0 5.5 2.1 4.1 3.0 NFE (%) 45.6 44.7 53.2 45.4 49.8 Năng lượng (kcal/kg) 3942 3847 3627 3958 3969 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Th @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 19 Protein phân tích trong thức ăn dao động từ 27,5-30,3%. Chỉ có protein trong thức ăn I và V lần lượt là 28,5% và 30,3% đạt yêu cầu so với hàm lượng protein ghi trên bao bì tối thiểu là 28% và 30%, còn 3 loại thức ăn còn lại bị thấp hơn so với hàm lượng ghi trên bao bì nhưng không đáng kể từ 0,4-1,2%. Tuy nhiên, hàm lượng protein thô theo tiêu chuẩn ngành dùng cho kích cỡ cá trong thí nghiệm này là 26%. Do đó, với mức protein như vậy trong thức ăn đã đáp ứng yêu cầu hàm lượng đạm trong thức ăn cho cá thí nghiệm. Ẩm độ của thức ăn phân tích trong khoảng 5,52-9,06%. Ở mức ẩm độ này chúng đã thoả mãn với hàm lượng ghi trên bao bì và theo tiêu chuẩn ngành là 11%. Tương tự như hàm lượng đạm thì hàm lượng lipid trong thức ăn dao động từ 7,4- 10,7%, cao nhất trong thức ăn I (10,7%) và thấp nhất trong thức ăn V (7,4%). Với hàm lượng này chúng đã đạt yêu cầu so với hàm lượng ghi trên bao bì của từng loại thức ăn và theo quy định của tiêu chuẩn ngành về thức ăn dạng viên dành cho cá tra, basa giai đoạn 20-200 g là không nhỏ hơn 5% khối lượng. Hàm lượng tro trong thức ăn hầu như không được các nhà sản xuất quan tâm nhiều do trên bao bì chỉ có thức ăn loại III qui định là 14% nhưng theo tiêu chuẩn ngành thì hàm lượng tro không được vượt quá 10%. Tuy nhiên, theo phân tích chỉ có thức ăn loại III và V có hàm lượng tro đạt yêu cầu là 9,1% và 9,5%. Theo kết quả phân tích hàm lượng tro trong thức ăn dao động từ 9,98-13,67%. Hàm lượng xơ trong thức ăn được quy định cho cá tra, basa giai đoạn 20-200 g thấp hơn 7% (theo tiêu chuẩn ngành 2004) vì nếu hàm lượng xơ trong thức ăn cao sẽ làm giảm độ tiêu hoá thức ăn, động vật thuỷ sản sinh trưởng chậm (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a). Hàm lượng xơ trong thức ăn phân tích từ 2,1-5,5% đạt yêu cầu so với quy định về hàm lượng xơ cho loại thức ăn này. Chiết chất không đạm NFE phần lớn là tinh bột và đường, chúng dễ tiêu hoá và hấp thu trong đường tiêu hoá của tôm cá. Khi phân tích trong thức ăn hàm lượng NFE thấp nhất trong thức ăn II 44,7% và cao nhất trong thức ăn III 53,2%. Năng lượng trong thức ăn phân tích đạt 3.627 – 3.969 kcal/kg đạt yêu cầu so với nhu cầu năng lượng của một số loài cá trơn là khoảng 2.750- 3100 kcal/kg (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a). Trong khi năng lượng ghi trên bao bì là năng lượng trao đổi thì thấp hơn rất nhiều so với năng lượng thô phân tích được và năng lượng phân tích đạt yêu cầu so với năng lượng thô do tiêu chuẩn ngành quy định là không nhỏ hơn 2.100 kcal/kg. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 20 4.3 Tỷ lệ sống Bảng 4.3 cho thấy ở các nghiệm thức tỷ lệ sống của cá đạt khá cao từ 96,7%- 99,2%. Trong đó, tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức II, III, IV và thấp nhất ở nghiệm thức V. Tuy nhiên, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này đã nói lên rằng 5 loại thức ăn công nghiệp thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá tra. Nguyên nhân làm cho cá chết ở một số nghiệm thức trong thí nghiệm là do cá bị ký sinh. Bảng 4.3: Tỷ lệ sống của cá tra qua 2 tháng thí nghiệm Nghiệm thức SR (%) I 98,3 ± 1,92a II 99,2 ± 1,67a III 99,2 ± 1,67a IV 99,2 ± 1,67a V 96,7 ± 2,72a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý ngh ĩa p>0,05. Kết quả về tỷ lệ sống trong thí nghiệm này cũng tương tự như tỷ lệ sống của cá tra trong thí nghiệm về khả năng sử dụng cám ly trích làm thức ăn nuôi cá tra là từ 96,7- 100% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2006a). Theo nghiên cứu của Trương Văn Bền (2005) trên cá tra giống với khối lượng trung bình ban đầu là 60-88 g/con được bố trí trong hệ thống bể (500 L/bể) có nước chảy tràn và sục khí cho tỷ lệ sống khá cao 95,5-100%. Cá tra với đặc điểm lớn nhanh ở giai đoạn nuôi cá thịt nhưng lại chậm lớn ở giai đoạn nhỏ và đặc biệt là có tỷ lệ sống rất thấp khi ương từ bột lên giống (Dương Thuý Yên và Nguyễn Anh Tuấn, 2006). Mặc dù vậy, tỷ lệ sống trong thí nghiệm này cao hơn rất nhiều so với điều tra về tỷ lệ sống của cá tra nuôi bè ở An Giang là 88,6% ở vùng nuôi truyền thống và 90,5% ở vùng nuôi mới (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2006b). Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả tỷ lệ sống của cá lớn thường cao hơn cá nhỏ nhưng trong thí nghiệm này tỷ lệ sống của cá thí nghiệm (cá giống) đạt khá cao. Điều Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 21 này chứng tỏ các loại thức ăn thí nghiệm đạt chất lượng tốt, không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá thí nghiệm. 4.4 Tăng trưởng Tăng trưởng của cá là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng của thức ăn. Tăng trưởng của cá được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tương đối và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày. Bảng 4.4: Khối lượng đầu, khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng tương đối, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối. Nghiệm thức Wđ (g/con) Wc (g/con) SGR (%/ngày) DWG (g/ngày) I 47,1 ± 3,7 238,1 ± 7,2 2,70 ± 0,08ab 3,18 ± 0,06ab II 48,8 ± 1,6 272,3 ± 28,6 2,86 ± 0,20b 3,73 ± 0,49b III 50,8 ± 1,7 256,8 ± 8,5 2,70 ± 0,09ab 3,43 ± 0,15b IV 50,0 ± 3,0 276,2 ± 26,9 2,84 ± 0,10b 3,77 ± 0,41b V 49,2 ± 2,9 212,6 ± 32,7 2,43 ± 0,34a 2,72 ± 0,59a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý ngh ĩa p>0,05. Khối lượng cá cuối thí nghiệm dao động từ 212,6-276,2 g. Cao nhất ở nghiệm thức IV (276,2 g) và thấp nhất ở nghiệm thức V (212,6 g). Sự tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức còn thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của cá (DWG), mỗi ngày cá tăng trọng từ 2,72-3,77 g/ngày. Trong đó, cá tăng trưởng thấp nhất ở nghiệm thức V (2,72 g/ngày) và không có sự khác biệt (p>0,05) với nghiệm thức I (3,18%). Tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức IV (3,77 g/ngày) và không có sự khác biệt (p>0,05) với nghiệm thức I, II và III. Như vậy, thức ăn I, II, III và IV giúp cá sinh trưởng tốt hơn thức ăn V. Điều này cũng được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ở nghiệm thức V là thấp nhất 2,43 %/ngày. Mặc dù hàm lượng protein trong thức ăn của cả 5 loại tương đương nhau nhưng tốc độ tăng trưởng của cá lại khác nhau, vì vậy có thể giải thích rằng có thể do chất lượng protein trong thức ăn (chúng được phối chế từ những nguồn protein khác nhau) nên chúng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (1998) về việc sử dụng protein thực vật (bột đậu nành) thay thế protein động vật (bột cá và bột huyết) trong thức ăn nuôi cá basa giống cho rằng không thể thay thế hơn 25% bột cá Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 22 bằng bột đậu nành trong thức ăn của cá basa giống. Khối lượng cuối và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) giảm theo mức tăng của bột đậu nành trong thức ăn. Tuy nhiên, cả khối lượng cuối và SGR của cá ăn thức ăn có thay thế 25% bột đậu nành (2,0%/ngày) thì không khác biệt có ý nghĩa so với cá ăn thức ăn không có thay thế bột đậu nành (2,13%/ngày)và cá ăn thức ăn có thay thế 43% bột đậu nành (1,75%/ngày). Hơn nữa, Lâm Đăng Khoa (2005) nghiên cứu về khả năng sử dụng bột đậu nành trong công thức thức ăn của cá rô đồng (Anabas testudineus) giai đoạn giống cho rằng với mức protein và mức lipid tương đương nhau trong thức ăn nhưng tăng trưởng của cá tăng dần ở mức bột đậu nành từ 0%-30% và đạt cao nhất ở nghiệm thức 30% bột đậu nành (5,30 g). Khi mức đậu nành vượt qua 40% trong thức ăn thì tăng trưởng của cá có xu hướng giảm. Khối lượng cá thấp nhất là ở nghiệm thức 60% bột đậu nành (4,36 g). Hàm lượng bột đậu nành có thể sử dụng tối đa trong thức ăn cho cá rô đồng là 40%. Tóm lại, khi cho cá ăn thức ăn với mức protein tương đương nhau nhưng khác nhau về nguồn protein khi phối trộn vào thức sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Vì thế, có thể nói rằng thức ăn loại IV được phối chế từ những nguồn nguyên liệu thích hợp cho cá tra hơn các loại thức ăn còn lại nên giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 238.1 256.8 276.2 212.6 272.3 0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 Nghiệm thức K hố i l ượ ng (g ) Hình 4.1: Khối lượng cá cuối thí nghiệm Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và n hiên cứu 23 4.5 Hệ số thức ăn Hệ số thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng dùng để tính giá thành sản phẩm khi sản xuất. Bảng 4.5: Hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn Nghiệm thức FCR FCE I 1,85 ± 0,05bc 0,54 ± 0,01ab II 1,71 ± 0,12ab 0,59 ± 0,04abc III 1,57 ± 0,05a 0,64 ± 0,02c IV 1,66 ± 0,13ab 0,60 ± 0,04bc V 1,95 ± 0,28c 0,52 ± 0,08a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý ngh ĩa p>0,05. Theo kết quả ở Bảng 4.5 cho thấy hệ số thức ăn dao động từ 1,57-1,95. Cao nhất ở nghiệm thức V (1,95) và thấp nhất ở nghiệm thức III (1,57). FCR khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa nghiệm thức II, III và IV. Từ kết quả này cho thấy ở nghiệm thức III cá chỉ cần 1,57 kg thức ăn để tăng lên 1 kg khối lượng. Điều này chứng tỏ rằng cá ở nghiệm thức III sử dụng thức ăn một cách tốt nhất, kế đến là nghiệm thức IV và cá sử dụng thức ăn kém nhất là nghiệm thức V. Cá ở nghiệm thức V cần một lượng lớn thức ăn hơn so với các nghiệm thức khác để tăng lên một đơn vị khối lượng. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy hàm lượng protein trong thức ăn càng giảm thì hệ số thức ăn càng tăng. Điển hình như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (1997) trên 2 cỡ cá basa giống thì hệ số thức ăn tăng từ 1,61- 2,11 đối với cá giống nhỏ (16,4-16,9g) và tăng từ 2,1-3,27 đối với cá giống lớn (75,4-81,3g) khi cho ăn thức ăn có hàm lượng protein giảm từ 40% xuống còn 14%. Ngoài ra, khi nghiên cứu trên cá rô đồng giống cũng cho kết quả tương tự, hàm lượng protein trong thức ăn tăng từ 23%; 26% đến 32% thì FCR lần lượt giảm từ 6,20; 4,55 và 3,36 (Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền, 2006). Vì vậy có thể nói rằng, hệ số thức ăn trong thí nghiệm này không phụ thuộc vào hàm lượng protein trong thức ăn mà phụ thuộc vào chất lượng của nguồn protein khi phối trộn thức ăn. Do có nhiều nguồn protein để bổ sung vào thức ăn cho cá Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 24 như protein từ bột cá, bột thịt, bột huyết, bột đậu nành, bột phụ phẩm gia cầm, bột lông vũ,…mà trong số này chỉ có một số nguồn cung cấp protein với mức thích hợp giúp cá tiêu hoá và hấp thu tốt. Ngoài ra, sinh trưởng của cá còn phụ thuộc vào hàm lượng và chất lượng của các thành phần khác, đặc biệt là lipid. Hệ số thức ăn càng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng thấp. Kết quả cho thấy, hiệu quả sử dụng thức ăn của nghiệm thức III là tốt nhất (0,64). Điều này cho biết khi cá ăn 1 kg thức ăn chúng sẽ tăng trọng được 0,64 kg. Ngược lại, cá ở nghiệm thức V sử dụng thức ăn kém hiệu quả nhất (chúng tăng trọng 0,52 kg khi sử dụng 1 kg thức ăn). Ngoài ra, cả nghiệm thức V và nghiêm thức I, II khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05). 4.6 Hiệu quả sử dụng protein Chỉ số này là lượng tăng trọng trên mỗi đơn vị trọng lượng protein ăn vào, thay đổi theo lượng và loại protein ăn vào (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a). Bảng 4.6: Hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, chỉ số protein tích luỹ của cá tra Nghiệm thức FCR PER NPU (%) I 1,85 ± 0,05bc 1,74 ± 0,05ab 32,2 ± 2,12b II 1,71 ± 0,12ab 1,82 ± 0,13abc 32,7 ± 1,93bc III 1,57 ± 0,05a 2,11 ± 0,07d 38,0 ± 2,56d IV 1,66 ± 0,13ab 1,94 ± 0,14bcd 36,0 ± 1,93cd V 1,95 ± 0,28c 1,65 ± 0,25a 27,3 ± 2,70a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý ngh ĩa p>0,05. Qua Bảng 4.6 thể hiện rõ hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn của cá ở nghiệm thức III cao nhất với PER là 2,11 (FCR thấp nhất 1,57) và khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05) với nghiệm thức IV. Ngược lại, cá ở nghiệm thức V sử dụng protein trong thức ăn kém hiệu quả nhất 1,65 (FCR là 1,95) và không có sự khác biệt (p>0,05) với nghiệm thức I, II. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn của cá tra tương đối cao. Theo kết quả nghiên cứu của Akand và ctv (1991) trên cá trơn Heteropneustes fossilis PER đạt 1,95 ở nghiệm thức chứa 35% carbohydrate – 5% lipid, chênh lệch không lớn so với nghiệm thức chứa 35% carbohydrate – 10% lipid PER 1,7 (trích bởi Trần Lê Cẩm Tú, 2004). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 25 Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan (2002) trên cá hú giai đoạn giống với mức protein 35% và mức carbohydrate 35% cho hiệu quả sử dụng protein cao 0,25. Nghiên cứu của Trần Lê Cẩm Tú trên cá rô đồng giống khoảng 2,1-2,3 g/con với 32% protein và mức lipid 3%, 6%, 9% thì PER lần lượt là 0,77; 0,49 và 0,88. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (1998) trên cá basa giống thì PER thể hiện rõ mối quan hệ với hàm lượng protein trong thức ăn, PER giảm khi hàm lượng protein trong thức ăn tăng lên. Nhưng trong thí nghiệm này PER không thể hiện rõ mối quan hệ với hàm lượng protein trong thức ăn do thành phần các amino acid có trong protein quyết định đến chất lượng của protein khi phối trộn vào thức ăn. Chỉ số protein tích luỹ trong tổng số protein ăn vào từ 27,3 – 38,0%. Khả năng tích luỹ protein của cá ở nghiệm thức III là cao nhất (38,0%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với nghiệm thức IV. Ngược lại, cá ở nghiệm thức V khả năng tích luỹ protein là thấp nhất (27,3%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. NPU tăng theo mức tăng của hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và ngược lại giảm khi hệ số thức ăn tăng lên. 32.2 32.7 38 36 27.3 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 Nghiệm thức C hỉ số p ro te in tí ch lu ỹ Hình 4.2: Chỉ số protein tích luỹ 4.7 Thành phần hoá học của cá tra trước và sau thí nghiệm Thành phần hoá học của cơ thể cá là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt của chúng mà chất lượng thịt phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của thức ăn (Shearer, 1994; trích bởi Dương Thuý Yên, 2003). Vì vậy, mẫu cá trước và sau thí nghiệm được phân tích thành phần hoá học để bước đầu đánh giá chất lượng thịt của cá với các loại thức ăn khác nhau. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 26 Bảng 4.7: Thành phần hoá học cơ thể cá tra trước và sau thí nghiệm (tính theo % khối lượng tươi) Nghiệm thức Ẩm độ (%) Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Năng lượng (kcal/kg) * 78,5 ± 0,71 15,1 ± 0,53 4,95 ± 0,63 4,94 ± 0,01 1091 ± 9,55 I 66,2 ± 0,54c 17,8 ± 1,03b 14,9 ± 1,32ab 3,20 ± 0,17a 2271 ± 134a II 66,4 ± 1,05c 17,5 ± 0,47b 13,7 ± 0,89a 3,46 ± 0,29a 2251 ± 211a III 65,1 ± 0,67ab 17,4 ± 0,65b 16,3 ± 0,89bc 3,27 ± 0,11a 2477 ± 75,2b IV 66,0 ± 0,25bc 18,0 ± 0,85b 14,8 ± 0,64a 3,31 ± 0,17a 2301 ± 857ab V 64,6 ± 0,23a 16,3 ± 0,69a 17,2 ± 0,83c 3,38 ± 0,37a 2454 ± 528ab * Cá trước thí nghiệm Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý ngh ĩa p>0,05. Ẩm độ của cá sau thí nghiệm dao động từ 64,6-66,4% thấp hơn so với cá trước thí nghiệm 78,5%. Do hàm lượng nước trong cá nhỏ bao giờ cũng cao hơn trong cá lớn. Protein có xu hướng gia tăng theo mức tăng của hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn nhưng không thể hiện mối tương quan rõ ràng. Hàm lượng protein trong cơ thể cá sau thí nghiệm dao động từ 16,3 - 18,0%. Hàm lượng protein thấp nhất ở nghiệm thức V (16,3%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Hàm lượng protein cao nhất ở nghiệm thức IV (18,0%) và không có sự khác biệt (p>0,05) với nghiệm thức I và II . Theo kết quả nghiên cứu của Khan và ctv (1992) trên cá lăng (M. nemurus), của Shiau và Huang (1989) nghiên cứu trên cá rô phi lai Oreochromis niloticus x O.aureus và của Juancey (1982) trên cá rô phi Sarotherodon mossambicus (trích bởi Nguyễn Thanh Phương, 1998) thì hàm lượng protein trong cơ thể cá có xu hướng tăng theo mức tăng của protein trong thức ăn và ngược lại mỡ sẽ giảm. Mặc dù vậy, trong trường hợp này hàm lượng protein trong thức ăn tương đương nhau nhưng hàm lượng protein trong cơ thể cá khác nhau. Điều này nói lên rằng số lượng protein trong thức ăn tuy bằng nhau nhưng chất lượng của chúng lại khác nhau. Do đó khi nói đến protein người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amim tham gia cấu tạo nên protein đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a). Hàm lượng lipid trong cá sau thí nghiệm cao hơn rất nhiều so với cá trước thí nghiệm (4,95%) vì cá lớn hàm lượng mỡ dự trữ thường cao hơn cá nhỏ. Tỷ lệ mỡ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 27 trong cơ thể cá sau thí nghiệm có xu hướng tỷ lệ nghịch với hàm lượng protein trong cơ thể cá nhưng không thể hiện mối tương quan rõ ràng. Hàm lượng mỡ trong cá sau thí nghiệm dao động từ 13,7-17,2%. Hàm lượng lipid cao nhất ở nghiệm thức V (17,2%) và không có sự khác biệt (p>0,05)với nghiệm thức III; lipid thấp nhất ở nghiệm thức II (13,7%) và cũng không có sự khác biệt ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức I và IV. Theo nghiên cứu của Lâm Đăng Khoa (2005) hàm lượng lipid của cá thí nghiệm ở nghiệm thức 60% bột đậu nành (ở mức bột đậu nành cao nhất) tích luỹ mỡ cao nhất (27,07%). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (1998) về khả năng sử dụng protein thực vật (bột đậu nành) thay thế protein động vật (bột cá và bột huyết) cho thấy lipid trong cơ thể cá thí nghiệm tăng theo mức tăng của bột đậu nành trong thức ăn. Điều này cho thấy, hàm lượng protein trong thức ăn từ thực vật (bột đậu nành) làm cho cá tích luỹ mỡ nhiều hơn protein từ động vật (bột cá và bột huyết). Theo kết quả Bảng 4.7 hàm lượng tro của cá sau thí nghiệm dao động không lớn từ 3,20-3,46%, không có sự khác biệt (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Hàm lượng tro trong cơ thể cá không chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004b). Tuy nhiên, hàm lượng tro trong cá trước thí nghiệm (4,94%) cao hơn trong cá sau thí nghiệm. Ngược lại với hàm lượng tro, năng lượng trong cơ thể cá trước thí nghiệm (1.091 kcal/kg) thấp hơn nhiều so với cá sau thí nghiệm. Năng lượng trong cơ thể cá sau thí nghiệm dao động từ 2.251 – 2.477 kcal/kg, thấp nhất ở nghiệm thức II (2.251 kcal/kg) và cao nhất ở nghiệm thức III (2.477 kcal/kg). Năng lượng không có sự khác biệt (p>0,05) giữa nghiệm thức III, IV và V. Với mức năng lượng đo được trong thí nghiệm này thấp hơn rất nhiều so với năng lượng trong cơ thể cá theo tính toán dựa vào hàm lượng protein và lipid khi phân tích được trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (1998) về việc sử dụng protein thực vật (bột đậu nành) để thay thế protein động vật (bột cá và bột huyết) dao động từ 4.665- 5.616 kcal/kg. 4.8 Năng suất và chi phí thức ăn Chi phí thức ăn là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại thức ăn do chúng chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí sản xuất. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 28 Bảng 4.8: Đơn giá thức ăn, chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng, năng suất cá thu được trong một lồng. Thức ăn Đơn giá (đồng/kg) Chi phí (đồng/kg cá) Khối lượng cá thu hoạch (kg/lồng) I 7.000 12.950 7,03 ± 0,29ab II 6.400 10.944 8,10 ± 0,87c III 6.200 9.734 7,64 ± 0,19bc IV 7.000 11.620 8,21 ± 0,76c V 5.800 11.310 6,15 ± 0,79a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý ngh ĩa p>0,05. Trong thí nghiệm này chi phí thức ăn dao động từ 9.734-12.950 đồng/kg cá. Chi phí cho thức ăn loại III thấp nhất 9.734 đồng để cá tăng trọng 1 kg và cao nhất là thức ăn I 12.950 đồng. Tuy nhiên, khi sử dụng thức ăn loại IV lại cho năng suất cao nhất 8,21 kg/lồng và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với năng suất cá trong lồng ở thức ăn II và III. Mặc dù thức ăn II và IV có năng suất cao 8,10 kg/lồng và 8,21 kg/lồng nhưng do giá thức ăn đắt 6.400 và 7.000 đồng/kg nên chi phí cho 1 kg cá tăng trọng cao 10.944 đồng/kg và 11.620 đồng/kg làm tăng giá thành sản phẩm. Ngược lại, thức ăn III năng suất thấp hơn (7,64 kg/lồng) nhưng giá thức ăn rẻ hơn (6.200 đồng/kg) nên chi phí cho 1 kg cá tăng trọng là thấp nhất (9.734 đồng/kg cá). Điều này không đồng nghĩa với việc loại thức ăn nào có giá thấp là cho hiệu quả kinh tế cao, thực tế cho thấy giá của thức ăn V là thấp nhất (5.800 đồng/kg) nhưng năng suất cá cũng đạt thấp nhất (6,15 kg/lồng) nên chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng khá cao (11.310 đồng/kg cá). Tóm lại, khi xem xét sự tương ứng giữa năng suất và chi phí thức ăn cho thấy rằng hiệu quả kinh tế của thức ăn loại III cao nhất, kế đến là loại II, rồi loại V, loại IV và loại I. Theo Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy (2006) khi phân tích chi phí sản xuất trong nghiên cứu về tình hình sử dụng thức ăn nuôi cá tra và basa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng chi phí nuôi cá bè 84,5% khi sử dụng thức ăn viên. Điều này chứng tỏ chi phí thức ăn là yếu tố quyết định cho hiệu quả nuôi của mô hình. Giá thành sản xuất 1 kg cá nuôi bè khi sử dụng thức ăn viên là 10.204 – 10.396 đồng/kg cá. Trong hình thức nuôi ao, thức ăn cũng là chi phí cao nhất trong tổng chi phí, chiếm 90% cho thức ăn viên. Giá thành sản xuất cho 1 kg cá nuôi trong ao biến động lớn khi sử dụng thức ăn viên, giá thành thấp nhất là 8.000 đồng/kg cá và cao Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 29 nhất lên đến 11.000 đồng/kg cá. Như vậy, chi phí thức ăn trong thí nghiệm này cao hơn chi phí thức ăn trong thực tế sản xuất của người dân do thời gian nuôi mới 2 tháng và cá còn nhỏ. Hơn nữa, chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng ở giai đoạn nhỏ cao hơn ở giai đoạn lớn nên chi phí thức ăn cho cá ở giai đoạn này cao hơn so với cả chu kỳ nuôi cá thương phẩm của người dân. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 30 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Sau 2 tháng thí nghiệm tỷ lệ sống của cá cao nhất (99,2%) và thấp nhất (96,7%). Tăng trưởng của cá đạt khá cao với DWG dao động từ 2,72-3,77 g/ngày và SGR từ 2,43-2,86 %/ngày. Trong 5 loại thức ăn thí nghiệm có 4 loại cho tăng trưởng cao và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), loại còn lại cho tăng trưởng thấp nhất. Hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất ở nghiệm thức III là 0,64 và thấp nhất ở nghiệm thức V là 0,52. Protein trong cơ thể cá sau thí nghiệm tăng theo mức tăng của hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein. Hàm lượng protein trong cơ thể cá cao nhất ở nghiệm thức IV là 18,0% và thấp nhất ở nghiệm thức V l6,3%. Hàm lượng lipid dao động từ 13,7-17,2%, cá có hàm lượng protein thấp thì hàm lượng lipid sẽ cao. Chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng của 5 loại thức ăn từ 9.734-12.950 đồng/kg, cao nhất là thức ăn loại I và thấp nhất là thức ăn loại III. Thức ăn có giá cả cao thì cho tăng trưởng cao làm chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng cao, còn thức ăn có giá cả thấp lại cho năng suất khá cao nên chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng thấp. Khi chọn mua thức ăn cho cá nuôi không nên chọn loại có giá cao cho năng cao mà phải chọn loại thức ăn mang lại hiệu quả nhất, chi phí thức ăn thấp nhất. 5.2 Đề xuất Cần tiến hành nuôi thực nghiệm cá tra ở giai đoạn cá thịt với các loại thức ăn công nghiệp của các công ty này để đánh giá hiệu quả kinh tế của thức ăn mang lại. Nghiên cứu xác định khả năng tiêu hoá của các loại thức ăn công nghiệp để đánh giá được giá trị thực tế của các chất dinh dưỡng trong thức ăn, khả năng tiêu hoá và hấp thụ loại thức ăn đó của cá tra. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AOAC (2000). Official Methods of Analysis. Association of Official Analytical Chemists. Arlington. VA. 2. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình Kỹ thuật nuôi thuỷ sản nước ngọt. Khoa Thuỷ Sản, trường Đại học Cần Thơ. 3. Dương Thúy Yên, 2000. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá trơn. Báo cáo chuyên đề. 4. Dương Thuý Yên, 2002. Khảo sát một số tính trạng hình thái , sinh trưởng và sinh lý của cá basa (Pangasius bocourti ), cá tra (Pangasius hypophthalmus) và con lai của chúng. Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thuỷ sản. Đại Học Cần Thơ. 5. Dương Thuý Yên và Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Sinh trưởng và tỷ lệ phi lê của con lai giữa cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocourti ). Tạp chí khoa học 2006: 262 – 267. 6. Huỳnh Văn Hiền, 2003. Nghiên cứu nhu cầu protein và carbohydrate của cá tra (Pangasius hypophthalmus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp. 7. Huỳnh Thị Tú, Trần Văn Nhì, Trần Văn Bùi, Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Thanh Phương, 2006. Tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi ao và bè ở An Giang. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:152-157. 8. Le Thanh Hung, Pham Thanh Liem và Huynh Thi Tu, 2000. Comparing growth and protein requirement of three Asian catfishes of the MeKong river (Pangasius bocourti, P. hypophthalmus, P. conchophilus). Paper presented at the Final meeting of the “Catfish Asia” project, 15-20 May 2000, Indonesia. 9. Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006. Tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra và basa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:144-151. 10. Lê Như Xuân, Dương Nhựt Long, Từ Thanh Dung, Nguyễn Văn Kiểm, Phạm Minh Thành và Bùi Minh Tâm, 2000. Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt. Trường Đại học Cần Thơ và Sở khoa học và công nghệ môi trường An Giang xuất bản, 182 tr. 11. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 351tr. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 32 12. Mai Viết Thi, 1998. Ảnh hưởng của mức và loại năng lượng lên sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hoá cơ thể cá basa giống (Pangasius bocourti). Luận văn tốt nghiệp. 13. Nguyễn Bạch Loan, 1998. Đặc điểm phân loại và sinh học của một số loài cá họ cá tra Pangasidae ở hạ lưu sông Mê Kông, Việt Nam. Luận án thạc sĩ, Đại học Thủy Sản Nha Trang. 14. Nguyen Thanh Phương, 1998. Pangasius catfish cage aquaculture in the MeKong Delta,Vietnam. Current situation analysis and studies for feeding improvement. PhD Thesis. 15. Nguyen Thanh Phuong, Tran Thi Thanh Hien , Mai Viet Thi and Bui Thi Bich Hang, 1998. The use of plant protein (soybean meal) as a replacement of animal protein (fish meal and blood meal) in practical diets for fingerling of Pangasius bocourti. Fish Physiology and Nutrition Section, Institute for Marine Aquaculture, College of Agriculture, Can Tho University, Vietnam. 16. Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền và Trần Thị Tuyết Hoa, 1997. Xác định nhu cầu chất đạm của ai cỡ cá basa giống (Pangasius bocourti). Tuyển tập công trình khoa học công nghệ ĐHCT, 1993-1997. 17. Nguyễn Văn Bé, 1987. Bài giảng môn thuỷ hoá. Khoa thuỷ sản, trường Đại học Cần Thơ. 18. Phạm Minh Thành, 2001. Bài giảng dinh dưỡng và thức ăn cá. Trường Đại học Cần Thơ. 19. Roberts, T. R and C. Vidthayanon, 1991. Systematic revision of the Asian catfish family Pangasidae with biological observations and descriptions of three new species. Proceeding of the Academy of Natural Sciences of Philadelpia 143:97-144. 20. Robinson E. H, 1989. Channel catfish nutrition. Review in Aquatic Sciences 1:365-391. 21. Smith, R. R, 1989. Nutritional energetics. In fish nutrition. Edited by J. E. Halver:2-32. 22. Trần Bình Tuyên, 2000. Ảnh hưởng của các phương thức và tần số cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá tra bần. Luận văn tốt nghiệp. 23. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Huỳnh Thị Tú, 2004a. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ. 24. Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thuý Yên và Nguyễn Thanh Phương, 2004b. Nghiên cứu nhu cầu chất đạm, chất bột đường và phát triển thức ăn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 33 cho 3 loài cá trơn nuôi phổ biến cá basa (Pangasius bocourti), cá hú (P. conchophilus) và cá tra (P. hypophthalmus) giai đoạn giống. Đề tài cấp bộ. 25. Trần Thị Thanh Hiền, Trần Văn Nhì, Trần Lê Cẩm Tú, Nguyễn Thanh Phương, 2006a. Đánh giá việc sử dụng các nguồn nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong bè ở An Giang. Tạp chí Nghiên cứu khoa học 2006:158 – 168. 26. Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thuý Yên, Trần Lê Cẩm Tú, Lê Bảo Ngọc, Hải Đăng Phương và Lee Swee Heng, 2006b. Đánh giá khả năng sử dụng cám gạo ly trích dầu làm thức ăn cho cá. Tạp chí Nghiên cứu khoa học 2006: 175 – 183. 27. Trần Lê Cẩm Tú, 2004. Nghiên cứu xác định nhu cầu carbohydrate và lipid của cá rô đồng (Anabas testudineus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp. 28. Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền, 2006. Đánh giá khả năng chia sẻ năng lượng của lipid cho protein trong thức ăn của cá rô đồng (Anabas testudineus) ở giai đoạn giống. Tạp chí Nghiên cứu khoa học 2006: 169 – 174. 29. Trần Thanh Xuân, 1994. Cá Tra (Pangasius micronemus Bleeker), một số đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo. Tạp chí thủy sản, tháng 2/1994. 30. Trần Thị Phương Lan, 2002. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ sinh trưởng và nhu cầu carbohydrate của cá hú (Pangasius conchophilus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp. 31. Trần Văn Nhì, 2005. Đánh giá việc sử dụng các nguồn nguyên liệu địa phương làm thức ăn nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage,1978) trong bè ở An Giang. Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Chuyên Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. 32. Trương Quốc Phú, 2000. Bài giảng phân tích chất lượng nước và quản lý môi trường nước ao. Khoa Thuỷ Sản. Đại học Cần Thơ. 33. Trương Văn Bền, 2005. Nghiên cứu sử dụng cám ly trích dầu và cám gạo sấy làm thức ăn nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp. 34. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ. 35. Wilson, R. P và Y. Moreau, 1996. Nutrient requirements of catfish. In Aquatic living resources, Vol.9. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 34 36. Wing, K. N, 2000. The potential use of palm oil in aquafeeds for tropical catfishes. Proceedings of the mid-term workshop of the “Catfish Asia” Project. May 15-20, 2000, Indonesia. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 35 PHỤ LỤC Phụ lục a: Yếu tố môi trường trong ao nuôi cá tra thí nghiệm Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5Chỉ tiêu Điểm Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng 1 8,2 8,0 7,8 8,0 8,0 8,0 7,7 8,0 8,0 2 8,2 8,0 7,9 8,0 8,1 8,1 7,9 7,9 8,1 pH 3 8,2 8,0 7,8 8,0 8,2 8,0 7,6 8,2 8,3 1 29 31 29 32 29 30 30 33 31 2 29 31 30 32 29 30 30 32 31 Nhiệt độ (0C) 3 28 31 30 32 29 30 31 32 31 1 3,7 5,9 4,0 6,7 2,6 4,2 3,2 6,4 1,9 2 4,0 6,1 2,7 7,7 2,4 4,0 2,6 5,6 2,1 Oxy (mg/L) 3 3,4 5,8 2,7 6,6 3,0 3,5 4,2 5,9 2,6 1 0,01 0,02 0,03 0,04 0,03 2 0,01 0,03 0,03 0,04 0,04 NO2- (mg/L) 3 0,02 0,03 0,03 0,04 0,04 1 0,57 0,64 0,55 0,49 0,87 2 0,47 0,58 0,55 0,43 0,83 TAN (mg/L) 3 0,61 0,58 0,55 0,43 0,81 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 36 Phụ lục b: Khối lượng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm. Số thứ tự lồng Mã số Tổng W đầu (g) Trung bình W đầu (g/con) Số cá thu (con) TLS (%) W sau 2 tháng (g) Wtb sau 2 tháng (g/con) 12 I.1 1300 43.3 29 96.7 6700 231.0 10 I.2 1450 48.3 29 96.7 7000 241.4 5 I.3 1350 45.0 30 100.0 7000 233.3 18 I.4 1550 51.7 30 100.0 7400 246.7 17 II.1 1400 46.7 30 100.0 9200 306.7 20 II.2 1500 50.0 29 96.7 7900 272.4 14 II.3 1450 48.3 30 100.0 7100 236.7 3 II.4 1500 50.0 30 100.0 8200 273.3 19 III.1 1600 53.3 30 100.0 7600 253.3 4 III.2 1500 50.0 29 96.7 7700 265.5 1 III.3 1500 50.0 30 100.0 7400 246.7 7 III.4 1500 50.0 30 100.0 7850 261.7 8 IV.1 1450 48.3 30 100.0 8450 281.7 16 IV.2 1550 51.7 29 96.7 8500 293.1 13 IV.3 1400 46.7 30 100.0 7100 236.7 9 IV.4 1600 53.3 30 100.0 8800 293.3 11 V.1 1550 51.7 29 96.7 5400 186.2 6 V.2 1400 46.7 29 96.7 6300 217.2 2 V.3 1400 46.7 28 93.3 7200 257.1 15 V.4 1550 51.7 30 100.0 5700 190.0 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 37 Phụ lục c: Thức ăn sử dụng, tốc độ tăng trưởng đặc biệt, tốc độ tăng trưởng theo ngày, hệ số thức ăn,hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng đạm, chỉ số protein tích luỹ. Mã số Thức ăn sử dụng (g) SGR (%/ngày) DWG (g/ngày) FCR FCE PER NPU (%) I.1 9882 2.79 3.13 1.83 0.55 1.77 35.2 I.2 10187 2.68 3.22 1.84 0.54 1.77 30.3 I.3 10294 2.74 3.14 1.82 0.55 1.76 31.2 I.4 11228 2.61 3.25 1.92 0.52 1.68 32.2 II.1 12207 3.14 4.33 1.57 0.64 1.98 35.1 II.2 11103 2.83 3.71 1.73 0.58 1.80 31.2 II.3 10520 2.65 3.14 1.86 0.54 1.67 31.1 II.4 11376 2.83 3.72 1.70 0.59 1.83 33.6 III.1 9753 2.60 3.33 1.63 0.62 2.04 36.7 III.2 9646 2.78 3.59 1.56 0.64 2.15 36.8 III.3 9442 2.66 3.28 1.60 0.62 2.07 36.5 III.4 9581 2.76 3.53 1.51 0.66 2.19 41.8 IV.1 11179 2.94 3.89 1.60 0.63 2.01 38.1 IV.2 11411 2.89 4.02 1.64 0.61 1.97 34.2 IV.3 10553 2.71 3.17 1.85 0.54 1.73 34.5 IV.4 11241 2.84 4.00 1.56 0.64 2.05 37.2 V.1 8602 2.14 2.24 2.23 0.45 1.42 25.3 V.2 9122 2.56 2.84 1.86 0.54 1.70 27.0 V.3 9331 2.84 3.51 1.61 0.62 1.98 31.1 V.4 8764 2.17 2.31 2.11 0.47 1.48 25.5 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 38 Phụ lục d: Thành phần hoá học cá trước thí nghiệm (tính theo khối lượng khô) Lần Ẩm độ PT (%) Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Năng lượng (kcal/kg) 1 9.42 61.9 23.9 20.85 4577 2 9.05 62.8 19.6 20.84 4634 3 9.66 66.1 19.1 20.89 Trung bình 9.38 63.6 20.9 20.9 4606 STDEV 0.31 2.22 2.66 0.03 40.3 Phụ lục e: Thành phần hoá học cá trước thí nghiệm (tính theo khối lượng tươi) Lần Nước (%) Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Năng lượng (kcal/kg) 1 78.6 14.7 5.7 4.94 1084 2 79.2 14.9 4.6 4.94 1098 3 77.8 15.7 4.5 4.95 Trung bình 78.5 15.06 4.95 4.94 1091 STDEV 0.71 0.53 0.63 0.01 9.55 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 39 Phụ lục f: Thành phần hoá học cá sau thí nghiệm (tính theo khối lượng khô) Mã số Protein (%) Ẩm độ PT (%) Lipid (%) Tro (%) Năng lượng (kcal/kg) I.1 52.9 5.04 40.3 9.5 6519 I.2 48.0 4.31 41.0 8.6 6245 I.3 48.5 5.73 39.9 9.0 6055 I.4 50.4 5.36 46.4 8.8 6666 II.1 49.0 5.36 41.2 8.8 6253 II.2 50.0 4.52 37.9 10.5 5847 II.3 50.3 4.16 37.0 10.6 6661 II.4 48.9 4.60 39.8 9.3 6754 III.1 47.0 6.34 43.7 9.0 6540 III.2 46.2 5.77 43.1 8.5 6712 III.3 47.2 4.54 43.7 9.1 6774 III.4 47.9 6.29 46.1 8.7 6770 IV.1 51.8 4.98 39.2 9.1 6640 IV.2 47.5 4.51 42.7 8.8 6686 IV.3 52.5 5.51 40.8 9.3 6254 IV.4 49.3 4.59 42.6 9.9 6189 V.1 45.5 4.79 44.2 9.9 6583 V.2 42.0 5.25 47.1 8.1 6432 V.3 41.8 5.77 48.6 8.2 6756 V.4 44.4 6.01 43.8 9.9 6450 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 40 Phụ lục g: Thành phần hoá học cá tra sau thí nghiệm (theo khối lượng tươi) Mã số Nước (%) Đạm (%) Lipid (%) Tro (%) Năng lượng (kcal/kg) I.1 66.0 19.0 14.4 3.41 2337 I.2 66.6 16.7 14.3 3.01 2177 I.3 66.7 17.2 14.1 3.19 2142 I.4 65.6 18.3 16.9 3.20 2426 II.1 65.9 17.3 14.5 3.10 2206 II.2 67.8 16.9 12.8 3.55 1974 II.3 65.9 17.9 13.2 3.79 2372 II.4 65.4 17.8 14.5 3.38 2453 III.1 65.3 17.4 16.2 3.32 2421 III.2 65.8 16.8 15.7 3.10 2439 III.3 65.3 17.1 15.9 3.31 2461 III.4 64.2 18.3 17.6 3.33 2587 IV.1 66.4 18.3 13.9 3.23 2349 IV.2 65.8 17.0 15.3 3.14 2393 IV.3 65.9 19.0 14.7 3.35 2257 IV.4 66.0 17.6 15.2 3.52 2204 V.1 64.3 17.0 16.6 3.71 2467 V.2 64.6 15.7 17.6 3.04 2406 V.3 64.8 15.6 18.2 3.08 2522 V.4 64.8 16.6 16.4 3.70 2419 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_nhy_nhi_086.pdf