Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoan 2000 -2010

ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó mhững vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 và bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã có những quy định đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhưng sau khi luật đất đai năm 2003 ban hành đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, ý thức pháp và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội. Đối với huyện Kim Bôi, là một huyện miền núi gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội , yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu đó đã và đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bôi quyết tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Kim bôi. Để có thể đạt được mục tiêu mà huyện Kim Bôi đề ra cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan. Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 - 2010” làm chuyên đề tốt nghiệp. 1. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của việc quản lý đất đai. - Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 – 2010. - Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý đất đai của huyện. Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước đề đất đai của huyện ngày càng tốt hơn. 2. Yêu cầu thực hiện đề tài. - Nắm vũng cơ sở lý luận, những căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Năm vững 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. - Các số liệu điều tra, thu thập phản ánh trung thực khách quan. - Đưa ra những ý kiến đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của địa phương và qui định của nhà nước về quản lý đất đai.

pdf66 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11699 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoan 2000 -2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n huyện có 32 cây cầu (trong đó có 26 cây cầu là bê tông cốt thép kiên cố), có 6 ngầm kiên cố và 20 cống lớn nhỏ. Song chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng đối với nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hoá và đi lại của nhân dân. Trong những năm qua, giao thông vận tải Kim Bôi đã có những bước phát triển đáng kể góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, phần nào đảm bảo cho Kim Bôi giao lưu thuận lợi với bên ngoài. Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, còn yếu kém và được thể hiện ở một số mặt sau: - Chất lượng đường còn rất thấp, nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, vẫn còn tình trạng đường chưa thông xe được cả 4 mùa ở một số khu vực. - Hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hạn chế khả năng vận tải của các phương tiện giao thông. - Nhiều cầu, cống, tuyến đường được xây dựng từ những năm trước đây có khẩu độ, cao độ không còn phù hợp với chế độ thuỷ văn hiện nay. - Chất lượng giao thông đô thị chưa đảm bảo (vẫn còn một số tuyến là đường cấp phối), giao thông nông thôn còn nhiều bất cập (một số xã ô tô không vào được trung tâm xã trong mùa mưa). Trong tương lai để phát triển kinh tế - xã hội thì việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông là điều kiện tiên quyết. Có như vậy mới phát huy được vai trò của hệ thống giao thông vận tải trong việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và mở rộng quan hệ ngoại tỉnh. Điều này không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh. Bảng 3: Các loại đường giao thông chính 35 Loại đường Tổng số (km) Kết cấu mặt đường (km) BT,XM Nhựa Đá dặm Cấp phối Đất Tỉnh lộ, ATK 145,3 140,0 5,3 Đường huyện, liên xã 34,2 24,2 10,0 Liên thôn, xóm 618,87 106,67 32,3 7,1 82,6 390,2 Chuyên dùng 12,3 5,8 4,0 2,5 b) Thủy lợi Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, huyện Kim Bôi đã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng. Toàn huyện hiện đã xây dựng được 44 hồ chứa lớn nhỏ (trong đó hồ Nam Thượng có sức chứa 3 triệu m3, hồ Sáng 1 triệu m3, hồ Rộc Trung 0,5 triệu m3), 49 bai xây, 600 bai tạm, 15 trạm thủy nông và 145 km kênh mương đảm. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới chủ động cho hơn 5.000 ha lúa ruộng và hoa màu. (Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Kim Bôi) Nhìn chung công tác thuỷ lợi ở Kim Bôi đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên việc phát triển thuỷ lợi trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều tồn tại: - Xét về mặt tổng thể, các công trình thuỷ lợi đã xây dựng chưa theo một quy hoạch thống nhất, thiếu phương án khai thác nguồn nước hoàn chỉnh. - Số lượng công trình khá lớn nhưng đa phần là công trình nhỏ, việc khai thác nguồn nước bằng đập dâng chiếm đa số là chưa hợp lý, đặc biệt trong điều kiện khí hậu 6 tháng mùa khô có lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm. 36 - Việc xây dựng công trình thuỷ lợi chưa kết hợp đồng bộ với khai hoang xây dựng đồng ruộng đã hạn chế khả năng phát huy hiệu quả tưới của công trình. - Thiếu sự chú trọng trong công tác khảo sát khi thiết kế nên nhiều công trình xây dựng xong có diện tích tưới thấp hơn so với thiết kế. - Việc giám sát thi công, quản lý hồ sơ kỹ thuật còn lỏng lẻo, dẫn đến chất lượng công trình thấp, khó khăn cho công tác tu bổ, sửa chữa khi cần thiết. - Công tác nạo vét tu bổ công trình, kiểm tra bảo vệ trong mùa mưa lũ còn chưa được quan tâm thường xuyên. c) Năng lượng – bưu chính viễn thông Việc phát triển hệ thống tải điện rộng khắp Kim Bôi đã tạo điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt, nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho nhân dân. Hệ thống điện trên địa bàn huyện bao gồm: tuyến đường dây tải điện 35KV liên huyện (Hoà Bình – Kim Bôi - Lạc Thuỷ), đoạn qua huyện dài 40km; một trạm biến áp trung gian công suất 1.800KVA đặt tại xã Hạ Bì, đường dây trung thế dài 19,58km, 97 trạm biến áp với tổng công suất là 12.567KVA. Năm 2010, toàn huyện có 28/28 số xã, thị trấn trong huyện có lưới điện Quốc gia, tỷ lệ bình quân người dân được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 99,38%, cao hơn tỷ lệ chung của tỉnh (khoảng 80%). (Nguồn:Phòng Công thượng huyện Kim Bôi) Bên cạnh đó, mạng lưới viễn thông cũng từng bước được phát triển, mở rộng đến các xã. Đến nay toàn huyện có 100% số xã có điện thoại, 28/28 số xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Năm 2010 toàn huyện có 7.146 máy điện thoại (tăng 3022 máy so với năm 2005) với tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 5,49 máy/100 dân, thấp hơn mức trung bình của tỉnh (9,25 máy/100 dân). 37 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010) Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể song thực trạng phát triển bưu chính viễn thông của huyện vẫn còn nhiều tồn tại: - Việc phát triển hệ thống bưu chính mới chủ yếu đầu tư cho xây dựng cơ bản, trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu. - Tỷ lệ sử dụng điện thoại còn thấp và mới chỉ tập trung ở khu vực đô thị, các xã vùng trung tâm, hạn chế trong việc khai thác thông tin phục vụ sản xuất, đời sống của người dân. Để giải quyết các tồn tại trên thì việc tiếp tục phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông là vấn đề cần được quan tâm trong sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của huyện. d) Nước sinh hoạt Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, huyện Kim Bôi đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình nước sạch nông thôn đã và đang góp phần quan trong trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân. Tuy nhiên, về mùa khô nước sinh hoạt thiếu nghiêm trọng do các công trình trên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân. Vì vậy việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân là việc làm cần thiết trong thời gian tới. 3.1.3.4.2. Hạ tầng xã hội a. Giáo dục Thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trong những năm qua công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực lâu dài cho Kim Bôi đã được chú trọng, quan tâm đầu tư. Do xuất phát điểm của hệ thống giáo dục Kim Bôi ở mức thấp nên nhiều chính sách ưu đãi cho sự nghiệp “trồng người” đã được áp dụng 38 trên địa bàn huyện, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trường lớp. Toàn huyện hiện có 100% số xã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, 4 trường trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được quan tâm và đạt kết quả khá tốt. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, thị trấn được công nhận xóa mù chữ. - Giáo dục mầm non: Năm học 2010, toàn huyện có 28 trường mầm non với 255 nhóm lớp, 7081 học sinh, song trừ một số khu vực như thị trấn, các xã vùng trung tâm có cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học khá, còn lại rất sơ sài, thiếu thốn, chất lượng giáo viên còn nhiều hạn chế. Hiện nay, toàn huyện có 8 trường mần non đạt chuẩn quốc gia. - Giáo dục phổ thông: + Đào tạo bậc tiểu học: toàn huyện hiện có 28 trường tiểu học với 397 lớp, 8.057 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98%; 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. + Đào tào bậc trung học cơ sở: hiện có 28 trường trung học cơ sở với 235 lớp, 7.200 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 95%. + Đào tạo bậc trung học phổ thông: hiện có 4 trường trung học phổ thông với 110 lớp học, 3.300 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 90%. - Ngoài ra, tại thị trấn huyện lỵ còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên đạt chuẩn Quốc gia (Nguồn: Phòng Giáo dục huyện Kim Bôi, Niêm giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010) 39 Mặc dù sự nghiệp giáo dục ở Kim Bôi đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư..., song nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, trang thiết bị dạy và học còn thiếu và yếu, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở các những nơi giao thông đi lại khó khăn. Trong những năm tới, để phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện, ngoài việc quan tâm đến vấn đề chất lượng dạy và học, cần chú trọng tăng cường củng cố hệ thống trường lớp, đặc biệt là ở vùng cao; tập trung xây dựng các trường trọng điểm, có chất lượng cao, đạt chuẩn Quốc gia. Điều này sẽ có những tác động nhất định đến vấn đề sử dụng đất trên địa bàn huyện. Bảng 4: Một số chỉ tiêu tổng hợp về giáo dục STT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 1 Số học sinh có mặt đầu năm - Mẫu giáo 103hs 3,8 4,3 4,8 - Tiểu học 103hs 6,1 7,5 8,0 - Trung học cơ sở 103hs 5,8 6,1 6,9 - Phổ thông trung học 103hs 2,1 2,7 3,2 2 Tốc độ tăng trưởng - Mẫu giáo % 2,5 2,22 2,63 - Tiểu học % 4,22 1,3 3,06 - Trung học cơ sở % 1,01 2,5 1,95 - Phổ thông trung học % 5,15 3,46 4,79 b. Y tế Trong những năm qua, ngành y tế huyện Kim Bôi đã đạt được những thành quả đáng kể với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân 40 dân, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế cơ sở... - Về chất lượng khám chữa bệnh: Năm 2010, tổng số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế đạt gần 130.000 lần; tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú khoảng 7.500 lượt bệnh nhân. - Về đội ngũ cán bộ y tế: năm 2010, toàn huyện hiện có 314 cán bộ y tế (trong đó bao gồm 35 bác sỹ, 104 y sỹ và 175 cán bộ y tế xã) - Về cơ sở vật chất trang thiết bị y tế: năm 2010 28/28 số xã, thị trấn đã có trạm y tế (trong đó 13 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế); toàn huyện có 106 giường bệnh, trong đó bệnh viện huyện 50 giường và trạm y tế xã, thị trấn là 56 giường. Về cơ bản, hệ thống y tế trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặt biệt đồng bào ở những nơi giao thông đi lại khó khăn ít có điều kiện để đến chữa bệnh trong các cơ sở y tế. (Nguồn: Phòng Y tế huyện Kim Bôi) Vì vậy, để tạo điều kiện cho ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa cả về trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất cho công tác này. Việc xây dựng thêm và mở rộng các công trình y tế, mặc dù diện tích chiếm đất không lớn, song ít nhiều cũng gây áp lực đối với đất đai của huyện. c) Văn hóa Đặc điểm văn hoá truyền thống của Kim Bôi nói riêng và Hòa Bình nói chung là văn hoá mang tính cộng đồng, chất bản địa, sinh hoạt lễ thức và truyền miệng của đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Bắc. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: hình thức sinh hoạt, kiến trúc nhà cửa, trang phục... Tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một nền văn hoá đặc trưng đậm đà bản sắc Tây Bắc. 41 Để phát triển văn hoá, trong những năm qua cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá thông tin đã được đầu tư và đạt được những thành quả đáng kể. Tính đến cuối năm 2009, toàn huyện có 101 nhà văn hóa thôn bản, 147 thôn bản, 120 cơ quan, đơn vị, trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn thôn bản, trường học, cơ quan văn hóa cấp huyện và tỉnh; khoảng 16.000 gia đình văn hóa; Công tác phát thanh truyền hình được phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể từ đài huyện đến trạm thu phát sóng các trung tâm xã... tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình đạt 98%, phủ sóng phát thanh đạt 100%. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, để không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho lĩnh vực này, nhất là đối với các thôn bản vùng cao. d) Thể dục – thể thao Phong trào thể dục thể thao của huyện được phát triển rộng dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các địa bàn dân cư, cơ quan ban ngành, các trường học và lực lượng vũ trang, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ cho người dân. Số người thường xưyên luyện tập tăng nhanh theo kế hoạch năm 2010 gấp 2 lần năm 2005. Trong những năm qua, nhiều hoạt động thi đấu thể thao mang tính dân tộc như thi đấu bắn nỏ, bắn súng kíp, thi kéo co... được tổ chức thông qua các đại hội thể thao cấp xã, cấp huyện. Trên địa bàn huyện hiện có 1 cơ sở thể dục - thể thao là sân vận động, nhà tập, nhà thi đấu, sân điền kinh và bể bơi và 15 sân vận động tại các xã. Cơ sở thể dục - thể thao bước đầu được tăng cường về trang thiết bị; các cán bộ, đội ngũ chuyên trách được quan tâm phát triển về chất lượng và số lượng. Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đã được coi trọng, nhiều trường thực hiện khá tốt công tác tập luyện thể dục thể thao nội khóa và ngoại khoá có chất lượng. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đang từng bước được 42 nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên thực trạng các cơ sở, sân bãi, trang thiết bị còn rất thiếu thốn và lạc hậu do nguồn kinh phí hạn hẹp đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành. e. Quốc phòng – An ninh Công tác Quốc phòng – An ninh của huyện trong thời gian qua được quan tâm đúng mức, đạt được mục tiêu đã đề ra. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, lực lượng quân đội, công an, cộng với tinh thần cảnh giác cao của nhân dân nên tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được đảm bảo. - Công tác quốc phòng: Hàng năm cấp Uỷ đều có chỉ thị về lãnh đạo công tác quốc phòng quân sự địa phương, đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08/NQ – CP của Chính phủ về chiến lược bảo quốc phòng trong tình hình mới. Thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Huyện đã mở 54 lớp và hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho 3.927 đồng chí. Làm tốt công tác tuyển quân gắn với tạo nguồn cán bộ cơ sở, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm, 100% các đơn vị hoàn thành nội dung chương trình huấn luyện, diễn tập theo kế hoạch. - Công tác an ninh: Hàng năm, Huyện uỷ có chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an ninh trật tự. Tiếp tục thực hiện có hiểu quả Nghị quyết số 08 – NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, Nghị quyết 09/NQ – CP của Chính phủ và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Chỉ đạo phòng chức năng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, kiềm chế tai nạn giao thông. Trong 5 năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được ổn định, có tác động tích cực phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 3.2. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kim Bôi 43 3.2.1. Thuận lợi - Với lợi thế vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hòa Bình tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Kim Bối có những chuyển biến tích cực trong những năm tới. Lưu thông hàng hoá, giao lưu kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hơn. - Đất đai các khu vực tương đối tốt, màu mỡ, các thung lũng tương đối rộng phân bố rộng khắp toàn huyện. Khí hậu của huyện mang đặc trưng vùng Tây Bắc đó là nhiệt đới gió mùa và không có biến đổi lớn ở giữa các khu vực. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa. - Cơ sở hạ tầng tương đối tốt, kết nối giao thông bên ngoài thuận lợi là nền tảng ban đầu cho sự phát triển mai sau. 3.2.2. Khó khăn - Điểm xuất phát của nền kinh tế còn ở mức thấp, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông - lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Sản xuất hàng hóa khối lượng còn nhỏ và phân tán. Các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, quy mô nhỏ, chủ yếu là các hộ cá thể phát triển theo hướng tự phát. - Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại. - Nhu cầu đầu tư lớn song nguồn vốn có hạn. - Là một huyện miền núi nên quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề khó khăn đối với huyện. 3.3. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005-2010. 3.3.1. Đánh giá việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 44 Phòng TN-MT huyện đã áp dụng và thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. Ngoài ra còn tuyên truyền phổ biến nội dung các văn bản pháp luật về đất đai đến cán bộ địa chính cấp xã cũng như người sử dụng đất nắm được và thực hiện theo. Việc cập nhật các văn bản mới thường xuyên được thực hiện và áp dụng kịp thời. Nên công tác quản lý về đất đai ngày càng chặt chẽ và phù hợp với thực tế hơn. Trong giai đoạn 2005-2010 do quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về đất đai đa dạng. Số lượng các văn bản pháp luật về đất đai lớn, và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi nên công tác quản lý nhà nước về đât đai trên địa bàn huyện gặp không ít những khó khăn. 3.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành chính. Thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg của Chính phủ, Nghị quyết số 31/2009/NQ-CP ngày 14/07/2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành hoạch định ranh giới hành chính, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn. Hiện tại, hệ thống hồ sơ địa giới hành chính cơ bản được thống nhất rõ ràng không xảy ra tranh chấp. 3.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Tính đến thời điểm hiện nay, tất cả các xã, thị trấn đã xây dựng được bản đồ địa chính cơ sở 1/5.000, 1/10.000 (xây dựng từ ảnh hàng không). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000, 1/10.000; bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 tỷ lệ 1/25.000 đối với cấp huyện đã được thành lập; bản 45 đồ địa chính chính quy được thành lập trên địa bàn thị trấn Bo với quy tỷ lệ đo vẽ 1/1000, các xã còn lại chưa được đo vẽ. 3.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hàng năm UBND các xã đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt, UBNN thị trấn và UBND huyện xây dựng kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt. Năm 2005 UBND huyện đã tiến hành lập phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện cơ bản đã theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng đối tư ợng, đúng quy trình và quy định của pháp luật đất đai; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất. 3.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Tính đến ngày 01/01/2010 toàn huyện đã cấp được 9.923 GCNQSDĐ với tổng diện tích 14.689,74 ha cho hộ gia đình cá nhân và 1GCNQSDĐ với diện tích 45,30 ha cho tổ chức sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; 17.054 GCNQSDĐ với diện tích là 4.390,59 ha cho hộ gia đình cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; 93 GCNQSDĐ cho các tổ chức hiện đang quản lý và sử dụng 600,85 ha đất chuyên dùng trên địa bàn; 724 GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân với diện tích 1.514,18 ha sử dụng vào mục đích đất ở. - Ngoài ra phòng Tài nguyên và Môi trường cùng với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tham mưu cho UBND huyện xử lý để cấp giấy cho các trường hợp tồn đọng chưa được cấp GCNQSD đất, các hộ kinh tế trang trại và nuôi trồng thủy sản; cấp đổi GCN sau chuyển đổi ruộng đất... 46 - Do hầu hết các xã trên địa bàn huyện chưa được đo vẽ bản đồ địa chính chính quy nên hồ sơ địa chính mới lập được cho một số loại đất. Tuy nhiên, do không được chính lý biến động thường xuyên nên đã gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn. 3.3.7. Thống kê, kiểm kê đất. Thực hiện Luật đất đai, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm chỉnh công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai định kỳ (5 năm một lần) và đạt kết quả tốt. Tính đến thời điểm điều tra, công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 trên địa bàn huyện Kim Bôi đang được cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu theo quy định. 3.3.8. Quản lý tài chính về đất đai. Công tác quản lý tài chính về đất đai góp phần làm tăng thu ngân sách cho Nhà nước. Bên cạnh đó còn thể hiện tính công bằng trong việc quản lý và sử dụng đất. Tại khoảng 3 điều 5 luật đất đai 2003 có nêu: Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua chính sách tài chính về đất đai như sau: Thu thuế tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, điều tiết phần giá trị tăng thêm mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Trong giai đoạn 2005-2009 trên địa bàn huyện Kim Bôi công tác này được thực hiện khá tốt. Vì vậy các khoản thu trong lĩnh vực đất đai đã đem lại nguồn tài chính bổ sung vào ngân sách của huyện. 3.3.9. Quản lý và phát triển thị trường bất động sản. Từ khi luật đất đai năm 1993 ra đời công nhận đất đai là hàng hoá thì thị trường bất động sản trên địa bàn xã đã có những bước phát triển đáng kể và trong những năm gần đây, huyện đã cho đấu giá quyền sử dụng đất tại một số vị trí trong huyện. Bên cạnh đó các hoạt động mua bán chuyển nhượng, cầm cố, 47 thế chấp quyền sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ. Những hoạt động này góp phần làm cho thị trường bất động sản ngày càng phát triển hơn. 3.3.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Trong những năm qua, công tác này trên địa bàn huyện Kim Bôi được thực hiện ngày một chặt chẽ hơn. Luôn tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc quản lý của cán bộ địa chính cũng như công tác sử dụng đất của người dân để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. 3.3.11. Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về pháp luật đất đai. Công tác thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng đất luôn được UBND huyện quan tâm; đồng thời thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất, qua đó đã phát hiện những yếu kém, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất ở một số xã và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu kiện về đất được tiến hành thường xuyên và xử lý kịp thời nên không có khiếu kiện nghiêm trọng xảy ra. 3.3.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất. Những năm gần đây, thị trường bất động sản trên địa bàn xã đang từng bước phát triển. Đất đai ngày càng có giá. Ranh giới đất không rõ ràng, đất do các thế hệ trước để lại. Bên cạnh đó sự chênh lệch về diện tích trên bản đồ với diện tích thực tế nên việc tranh chấp đất đai xảy ra tương đối nhiều. 3.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 48 Đây là nội dung nhằm: - Ngăn ngừa lợi dụng kiếm lời của những người kém hiểu biết hoặc hiểu biết ít về đất đai. - Xoá được nhiều tổ chức môi giới công ty ma quỷ. - Hạn chế được các xáo trộn và phát hiện được một số cán bộ thoái hoá biến chất hoặc một số lợi dụng quyền hạn bao che gây thiệt hại tài nguyên đất. - Tránh đưa đẩy giá gây thiệt hại đến tài nguyên đất. Trên địa bàn huyện Kim Bôi thì hoạt động này chưa phát triển và chưa bộc lộ rõ nên cần theo dõi, đánh giá để có những biện pháp tác động kịp thời. 3.4. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 - 2010 3.4.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010. 3.4.1.1. Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp của huyện 42255,51 ha chiếm 76,90% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp ngày càng được khai thác đầy đủ, hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của huyện được sử dụng như sau: - Đất trồng lúa nước 3859,04 ha, chiếm 9,13% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất trồng cây lâu năm 898,60 ha, chiếm 2,13% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất rừng sản xuất 19815,59 ha, chiếm 46,89% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất rừng phòng hộ 10789,16 ha, chiếm 25,53% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất rừng đặc dụng 4882,39 ha, chiếm 11,55% tổng diện tích đất nông nghiệp. 49 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 50,92 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất nông nghiệp còn lại bao gồm đất trồng cỏ, đất trồng cây hàng năm khác và đất nông nghiệp khác với diện tích 1959,81 ha, chiếm 4,64% tổng diện tích nông nghiệp. Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 42255,51 100,00 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa nước DLN 3859,04 9,13 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 898,60 2,13 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 10789,16 25,53 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 4882,39 11,55 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 19815,59 46,89 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 50,92 0,12 1.7 Đất nông nghiệp còn lại NCL 1959,81 4,64 (Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện) 3.4.1.2. Đất phi nông nghiệp Năm 2010 tổng diện tích phi nông nghiệp toàn huyện là 5068,62 ha, chiếm 9,22% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp bao gồm: - Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích 26,80 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Đất chủ yếu để xây dựng các 50 công trình, trụ sở làm việc của các cấp, ban ngành phục vụ nhu cầu của địa phương và sử dụng cho các mục đích quốc gia. - Đất quốc phòng: Diện tích 733,09 ha, chiếm 14,46% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của toàn huyện. Đất dùng để xây dựng ban chỉ huy quân sự huyện, doanh trại bộ đội, trường bắn. - Đất an ninh: Diện tích 0,46 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện. Đất được dùng để xây dựng cho mục đích an ninh như trụ sở công an huyện, trạm cải tạo phạm nhân, trại giam. - Đất cơ sơ sản xuất kinh doanh với diện tích 271,08 ha, chiếm 5,35% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Diện tích 24,03 ha, chiếm 0,47% tồng diện tích đất phi nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất này là các mỏ khai thác đá xây dựng, các bãi khai thác cát, sỏi ven sông… - Đất cho hoạt động khoáng sản: Diện tích 81,23 ha, chiếm 1,60% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích đất cho hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu nằm ở các mỏ khai thác than ở xã Cuối Hạ, khai thác quặng vàng ở xã Kim Sơn, Hợp Kim, Nam Thượng, khai thác đá vôi ở xã Kim Bình, Bắc Sơn … - Đất di tích danh thắng có diện tích 2,00 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Chủ yếu nằm ở khu di tích khảo cổ Đồng Thếch thuộc xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng. - Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa 352,08 ha, chiếm 6,95% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện. Đến nay hầu hết các xã trên địa bàn huyện đã xây dựng các hệ thống nghĩa địa cơ bản đã được sử dụng theo đúng quy hoạch. Tuy nhiên rải rác ở một số xã vẫn còn bố trí manh mún, bừa bãi dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. 51 - Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1089,15 ha, chiếm 21,49% tổng đất phi nông nghiệp toàn huyện. - Đất phát triển cơ sở hạ tầng diện tích 828,74 ha, chiếm 16,35% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Bao gồm đất xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hoá, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở thể dục - thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ. - Đất phi nông nghiệp khác diện tích 1659,96 ha, chiếm 32,75% tổng diện tích phi nông nghiệp. Bảng 06: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5068,62 100,00 Trong đó: 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 26,80 0,53 2.2 Đất quốc phòng CQP 733,09 14,46 2.3 Đất an ninh CAN 0,46 0,01 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 271,08 5,35 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 24,03 0,47 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 81,23 1,60 52 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 2,00 0,04 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRH 0,50 0,01 2.1 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 352,08 6,95 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 1089,15 21,49 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 828,74 16,35 1.14 Đất phi nông nghiệp còn lại PNK 1659.96 32.75 (Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện) 3.4.1.3. Đất chưa sử dụng Hiện toàn huyện diện tích đất chưa sử dụng còn lại 7.626,51 ha, chiếm 13,88% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng: 59,84 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng: 2463,83 ha - Núi đá không có rừng cây: 5102,64 ha Mặc dù diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn nhưng do địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá không có rừng cây rất khó khai thác để đưa vào sử dụng. 3.4.2. Đánh giá tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005-2010 Năm 2005 tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện 68077,65 ha, so với số liệu kiểm kê năm 2010 là 54950,64 ha giảm 13127,01 ha. Nguyên nhân là do điều chỉnh lại địa giới hành chính của huyện theo nghị quyết số 31/NQ – CP của Chính phủ và phân bổ lại tổng diện tích đất tự nhiên ở kỳ kiểm kê năm 2010 3.4.2.1. Đất nông nghiệp 53 Trong giai đoạn 2005 – 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng 10958,49 ha. Cụ thể như sau: a. Chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp - Đất đất trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp còn lại 3,96 ha, sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 47,98 ha, sang đất phát triển cơ sở hạ tầng 16,89 ha, sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 8,62 ha. - Đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp còn lại 132,86 ha, sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,67 ha, sang đất phát triển cơ sở hạ tầng 3,87 ha. - Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất quốc phòng 219,07 ha, sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 34 ha. - Đất rừng sản xuất sang đất quốc phòng 19,8 ha, sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 164,66 ha, sang đất phát triển cơ sở hạ tầng 19,96 ha. - Đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,3 ha, sang đất phát triển cơ sở hạ tầng 4,22 ha. - Đất nông nghiệp còn lại chuyển sang sang đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,872 ha, sang đất quốc phòng 11,01 ha, sang đất sản xuất kinh doah phi nông nghiệp 19,67 ha, sang đất phát triển cơ sở hạ tầng 17,09 ha, sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5,1 ha. b. Chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp - Đất trồng lúa nước: + Diện tích đất trồng lúa nước tăng do chuyển cải tạo 34,37 ha đất trồng cây hàng năm khác. 54 + Diện tích đất trồng lúa giảm do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 12,00 ha, sang đất nuôi trồng thuỷ sản 4,01 ha. - Đất trồng cây lâu năm + Diện tích tăng: Do chuyển từ đất trồng lúa nước sang 12 ha, chuyển từ đất nông nghiệp còn lại sang 2,91 ha. + Diện tích giảm: Do chuyển sang đất nông nghiệp còn lại 38,23 ha, sang rừng sản xuất 24,64 ha, sang rừng phòng hộ 2 ha, sang đất nuôi trồng thuỷ sản 7,05 ha - Đất rừng phòng hộ + Diện tích tăng: Do chuyển từ đất nông nghiệp còn lại sang 40 ha, đất trông cây lâu năm sang 2 ha, đất rừng sản xuất sang 153,17 ha. + Diện tích giảm: Do chuyển sang rừng sản xuất 1153,38 ha. - Đất rừng sản xuất + Diện tích tăng: Do chuyển từ đất nông nghiệp còn lại 41,07 ha, đất trồng cây lâu năm 24,64 ha, đất rừng phòng hộ 1153,38 ha. + Diện tích giảm: Do chuyển sang đất nông nghiệp còn lại 62,3 ha, sang đất trồng cây lâu năm 12,87 ha, sang đất rừng phòng hộ 153,17 ha. - Đất nuôi trồng thuỷ sản + Diện tích tăng: Do chuyển từ đất trồng lúa 4,01 ha, từ đất trồng cây hàng năm khác 7,05 ha. - Đất nông nghiệp còn lại + Diện tích giảm: Do chuyển sang đất rừng sản xuất 41,07 ha, sang đất rừng phòng hộ 40,00 ha, chuyển sang đất trồng lúa 34,37 ha, sang đất trồng cây lâu năm 2,91 ha. + Diện tích tăng: Do chuyển từ đất trồng cây lâu năm 38,23 ha, từ đất rừng sản xuất 62,3 ha. 55 Bảng 07: Biến động đất nông nghiệp STT Chỉ tiêu Mã Năm 2010 Năm 2005 Tăng(+) giảm(-) 1 Đất nông nghiệp NNP 42255,5 1 31297,0 2 10958,4 9 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa nước DLN 3859,04 5673,68 -1814,64 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 898,60 889,38 9,22 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 10789,1 6 7511,63 3277,53 1.4 Đất rừng đặc dụng RD D 4882,39 4024,90 857,49 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 19815,5 9 11045,7 2 8769,87 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 50,92 159,95 -109,03 1.7 Đất nông nghiệp còn lại NCL 1959,81 1991,76 -31,95 3.4.2.2 Đất phi nông nghiệp Trong giai đoạn 2005 – 2010 tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm 1796,28 ha. Cụ thể như sau: a. Chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp sang đất nông nghịêp Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất phi nông nghiệp, trong giai đoạn 2005 – 2010 trên địa bàn huyện đã chuyển đổi 512,63 ha đất phi nông nghiệp bao gồm: - Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp giảm 2,72 ha do chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản. 56 - Đất phát triển hạ tầng chuyển sang đất nông nghiệp còn lại 0,58 ha, sang đất rừng sản xuất 8,18 ha, sang đất trồng cây lâu năm 455,61 ha. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa chuyển sang đất rừng sản xuất 8,7 ha. - Đất có mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất trồng lúa 8,96 ha, sang đất nuôi trồng thuỷ sản 17,49 ha. - Đất phi nông nghiệp còn lại chuyển sang đất rừng sản xuất 10,29 ha. b. Chuyển đổi trong nội bộ đất phi nông nghiệp - Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm do chuyển sang đất quốc phòng 0,4 ha, sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,66 ha, sang đất phát triển hạ tầng 23,75 ha. - Đất quốc phòng giảm 2,2 ha do chuyển sang đất phát triển hạ tầng. - Đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng: Do chuyển từ đất phi nông nghiệp còn lại sang 3,47 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,66 ha, đất phát triển hạ tầng 0,83 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 75,87 ha. - Đất phát triển hạ tầng + Diện tích tăng: Do chuyển từ đất phi nông nghiệp còn lại 22,42 ha, từ đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 23,75 ha, từ đất quốc phòng 3,26 ha, từ đất sông suôi - mặt nước chuyên dùng 85,65 ha. + Diện tích giảm: Do chuyển sang đất quốc phòng 1,35 ha, sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,84 ha. Bảng 08: Biến động đất phi nông nghiệp STT Chỉ tiêu Mã Năm 2010 Năm 2005 Tăng(+) giảm(-) 57 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5068,62 6864,90 -1796,28 Trong đó: 2.1 Đất XD trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 26,80 79,51 -52,71 2.2 Đất quốc phòng CQP 733,09 592,93 140,16 2.3 Đất an ninh CAN 0,46 0,46 0,00 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0,00 0,00 0,00 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 231,60 25,23 206,37 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 24,03 2,40 21,63 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 120,71 4,37 116,34 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 2,00 2,00 0,00 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRH 0,00 0,00 0,00 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,00 0,00 0,00 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 352,08 419,93 -67,85 2.12 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1089,15 1611,27 -522,12 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 828,74 1083,26 -254,52 2.14 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1659,96 3043,54 -1383,58 3.4.2.3 Đất chưa sử dụng Trong giai đoạn 2005 – 2010 tổng diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện giảm 22289,22 ha. Cụ thể như sau: - Chuyển sang nhóm đất nông nghiệp: + Sang đất lúa nước 25,87 ha + Sang đất trồng cây lâu năm 29,69 ha + Sang đất rừng sản xuất 9504,01 ha + Sang đất rừng phòng hộ 6698,18 ha + Sang đất nuôi trồng thuỷ sản 1,00 ha + Sang đất nông nghiệp còn lại 446,51 ha 58 - Chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp: + Sang đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,00 ha + Sang đất quốc phòng 121,93 ha + Sang đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 70,66 ha + Sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 15,56 ha + Sang đất phát triển cơ sở hạ tầng 38,37 ha + Sang đất nghĩa trang nghĩa địa 8,40 ha + Sang đất có mặt nước chuyên dùng 26,77 ha - Chuyển sang đất khu bảo tồn thiên nhiên 447,10 ha - Đất đô thị giảm 81,0 ha do điều chỉnh trong kỳ kiểm kê năm 2010 - Đất khu dân cư nông thôn giảm 753,30 ha do quyết định tác địa giới hành chính và điều chỉnh trong kỳ kiểm kê năm 2010. 3.4.2.4. Tăng giảm diện tích do nguyên nhân khác Trong giai đoạn 2000 – 2010 diện tích tự nhiên toàn huyện giảm 13127,01 ha nguyên nhân chính là do quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính và điều chỉnh diện tích đất tự nhiên trong kỳ kiểm kê năm 2010. Cụ thể như sau: - Đất trồng lúa giảm 1791,68 ha - Đất trồng cây lâu năm giảm 213,76 ha - Đất rừng sản xuất giảm 1190,91 ha - Đất rừng phòng hộ giảm 2374,64 ha - Đất nuôi trồng thuỷ sản 159,95 ha - Đất nông nghiệp còn lại 400,22 ha - Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 37,88 ha - Đất quốc phòng 225,84 ha - Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 21,5 ha 59 - Đất sản suất vật liệu xây dựng gốm sứ 70,70 ha - Đất xây dựng hạ tầng cơ sở 488,18 ha - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 66,49 ha - Đất mặt nước chuyên dùng 373,24 ha - Đất phi nông nghiệp còn lại 1568,75 ha 3.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hôi, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất 3.4.3.1. Đánh giá hiệu qủa kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất a. Hiệu quả kinh tế Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương huyện Kim Bôi đã nỗ lực thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, công tác quản lý và sử dụng đất đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định. - Diện tích, năng suất, sản lượng cây trông ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung của toàn huyện. Theo số liệu đã tổng hợp tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (GTGT) nông nghiệp giai đoạn: + 2001 – 2005 là 8,3% + 2006 – 2010 là 7,1% + Trung bình thời kỳ 2001 – 2010 là 7,7% Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 là 41,5 vạn tấn; năm 2009 tăng lên 50,9 vạn tấn. Lương thực bình quân đầu người tăng từ 315kg/người năm 2005 lên 487kg/người năm 2009. Giảm thiểu sự đói nghèo và nâng cao mức sống của người nông dân. 60 b. Hiệu quả về mặt xã hội Kim Bôi là một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình lấy nền sản xuất nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo của huyện. Nên vấn đề hiệu quả về mặt xã hội luôn được quan tâm sâu sắc đó là đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người nông dân. c. Hiệu quả về mặt môi trường Trong quá trình sử dụng, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên và việc khai thác, sử dụng đất của con người. Tình hình ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc đất đai bị thoái hoá, chất lượng đất bị suy giảm, môi trường đất bị ô nhiễm, tập trung chủ yếu bởi các nguyên nhân chính sau: - Khai thác rừng, khai thác khoáng sản không tuân thủ theo quy định, không có sự kiểm soát chặt chẽ… dẫn đến đất đai bị rửa trôi, xói mòn, gây lũ quét làm thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân. - Ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là do quá trình sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học… - Ô nhiễm môi trường còn do tập quán sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt của một bộ phận đồng bào dân tộc, của các khu dân cư, các chất thải chưa được thu gom và xử lý… - Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng… 3.4.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất a. Cơ cấu sử dụng đất 61 Đất đai của huyện đã được khai thác đưa vào sử dụng đạt 86,12% diện tích tự nhiên. Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang dần được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng đất dành cho các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như trồng rừng, cây lâu năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp còn chưa hợp lý. Diện tích đất có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện như đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất trụ sở các cơ quan và đất các công trình công cộng mới chỉ chiếm khoảng 3,58% diện tích đất tự nhiên.. Diện tích đất chưa sử dụng còn 13,88%, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây rất khó khai thác để đưa vào sử dụng. b. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Diện tích đất trồng cây lương thực (cây trồng chính là lúa, ngô) tương đối ổn định về quy mô diện tích, địa bàn và đang được đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản lượng lương thực về cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng. - Việc giải quyết quỹ đất cho xây dựng các công trình trong đô thị, các khu dân cư nông thôn đang còn gặp nhiều khó khăn. - Diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn ít chiếm 1,51% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, chưa đáp ứng được yêu cầu, hạn chế khả năng giao lưu, thu hút và hiệu quả đầu tư khai thác các lợi thế về tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản… của huyện; Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, ngoài diện tích đất 62 chưa sử dụng sẽ được khai thác đưa vào sử dụng, còn có nhiều diện tích đất cho nhu cầu phát triển các ngành phi nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ các loại đất nông, lâm nghiệp đang sử dụng. c. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất. Với quan điểm phát triển nông nghiệp hàng hoá, gắn liền với chế biến đảm bảo nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu. Trong những năm qua huyện đã mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản nông nghiệp và bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Tăng năng suất cây trồng, đa dạng nhiều giống cây trồng và vật nuôi, phát huy thế mạnh những giống cây trồng chủ đạo. 3.4.4. Những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện giai đoạn 2005-2010. - Việc khai thác quá tải tài nguyên rừng cũng như nạn chặt phá rừng trong những năm trước đây đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, cần có thời gian dài để khắc phục. Mặc dù diện tích trồng mới rừng không ngừng được tăng lên, công tác quản lý, bảo vệ ngày càng được tăng cường song thực trạng độ che phủ rừng hiện nay vẫn chưa đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái. - Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình, dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chưa được thực hiện, gây lãng phí trong sử dụng đất; hiệu quả sử dụng một số loại đất thấp. - Việc sử dụng đất trong các lĩnh vực lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp, quốc phòng an ninh cũng gặp nhiều vướng mắc do còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch phát triển của các ngành, hạn chế trong việc phát huy lợi thế của từng lĩnh vực. - Việc mất đất sản xuất nông nghiệp cho các mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng khu đô thị là điều tất yếu trong quá 63 trình phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo, song đây lại là vấn đề cần được quan tâm nhiều trong khi trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu đất sản xuất. - Trong quá trình sử dụng đất, việc quản lý chưa chặt chẽ, nhất là cấp cơ sở đã dẫn đến việc sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và sai mục đích. - Chính sách bồi thường đất đai chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, thực hiện thiếu thống nhất cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. 3.4.5. Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất huyện Kim Bôi - Cần quy hoạch ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với tiềm năng đất đai của từng khu vực, thực hiện đầu tư thâm canh theo chiều sâu, sản xuất tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa theo hướng xuất khẩu. Tăng cường có hiệu quả công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, duy trì diện tích thành rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. - Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng cường sức hút đầu tư phát triển kinh tế, đô thị bằng những chính sách hợp lý cũng như ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm. - Xây dựng quy hoạch thống nhất trên địa bàn toàn huyện; quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích… - Cụ thể hóa các văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước vào tình hình thực tế của địa phương, tăng cường năng lực cho đội ngũ quản lý đất đai cấp cơ sở… PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 1. Kết luận Trong giai đoạn 2005-2010 với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và tập thế cán bộ toàn ngành Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi thì công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được quan tâm đúng mức, từng bước phù hợp và bám sát vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hôi trên địa bàn huyện. Qua qua trình nghiên cứu có thể tóm lại về tình hình công tác quản lý nhà nước về đât đai trên địa bàn huyện Kim Bôi như sau: Công tác thống kê, kiểm kê được tiến hành theo định kỳ tuy nhiên tiến độ chậm, còn nhiều vướng mắc cần phải tháo dỡ. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, đặc biệt là có sự giảm diện tích đáng kể của các loại đất trước và sau khi thực hiện tách chuyển địa giới hành chính cấp huyện. Đất đai phần lớn sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn như: sản lượng bình quân trên một đơn vị diện tích còn thấp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết… Diện tích đất chưa sử dụng đang ngày một được đua vào phục vụ sản xuất chứng tỏ nhu cầu về đất đai trong địa bàn huyện ngày một tăng mạnh. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện ngày càng được chú trọng, quan tâm đúng mức, tuy nhiên vần còn gặp không ít khó khăn cần khắc phục và hạn chế để công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn được tốt hơn. 2. Kiến nghị Để công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Bôi ngày càng có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - phòng Tài nguyên cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng bản đồ hiện trạng phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất tốt hơn. 65 - Tăng cường giáo dục, tuyên truyền pháp luật đất đai cho người dân và cán bộ được hiểu hơn. - Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phòng Tài nguyên va Môi trường. - Cần có chính sách ưu đãi, thu hút lực lượng cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt về phục vụ cho phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện. - Tăng cường đầu tư trang bị máy móc và đặc biệt sử dụng tin học và các phần mềm vào công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Nhà nước cần tạo điều kiện về vốn để người dân tăng cường đầu tư phát triển sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật cho nông dân. - Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống thuỷ lợi và hệ thống giao thông nội đồng tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. - Đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương vào sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất. - Để đảm bảo cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nông nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm, vì vậy cần đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Vũ Thị Bình. Quy hoạch phát triển nông thôn, Đại học nông nghiệp I Hà Nội, 1999. 2. Nguyễn Thị Hải. Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Đại học nông lâm Huế, 2006. 3.ThS Hoàng Anh Đức (năm 2007). Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai 4. UBND huyện Kim Bôi - Báo cáo quy hoạch sừ dụng đấtt huyện Kim Bôi giai đoạn 2000 - 2010 5. UBND huyện Kim Bôi - Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 huyện Kim Bôi. 6. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 của phòng TNMT huyệ Kim Bôi 7. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của phòng TNMT huyệ Kim Bôi 7. Luật đất đai 2003. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2003. 8. Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai, Bộ Tài nguyên& Môi trường, 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoan 200 -2010.pdf
Luận văn liên quan