Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế

Điều kiện tự nhiên: Hương Bình là xã thuộc vùng đồi núi của huyện Hương Trà, tổng diện tích đất tự nhiên là: 6.354,61 ha, trong đó chủ yếu là đất xám và đất mới biến đổi. Địa hình có nhiều đồi núi, địa mạo thường bị chia cắt. Trên địa bàn xã không có hệ thống sông ngòi, chỉ có các khe, suối nhỏ. Khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới, tương đối khắc nghiệt với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. * Điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế chủ yếu của xã là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa phát triển, trong nông nghiệp thì trồng trọt là chủ yếu, loại cây trồng phổ biến là: cao su, lúa, sắn, lạc, ngô và cây lâm nghiệp. Dân số của xã tương đối ít, mật độ dân cư thưa thớt và phân bố không đều, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ lao động chưa cao, chủ yếu là lao động ở trình độ phổ thông. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. * Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là: 6.354,61 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 4.485,88 ha, chiếm 70,59 %, diện tích đất phi nông nghiệp là: 1.792,21 ha, chiếm 28,20 %, diện tích đất chưa sử dụng với 76,52 ha, chiếm 1,21 %. Năm 2008, diện tích đất cao su của xã Hương Bình là: 1.228,33 ha chiếm 19,33 % tổng diện tích đất tự nhiên. Như vậy có thể thấy rằng đời sống của người dân nơi đây gắn bó chặt chẽ với cây cao su.

doc83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thống kê diện tích đất nông nghiệp năm 2008, xã Hương Bình có tổng diện tích đất nông nghiệp khá lớn 4.485,88 ha, chiếm đến 70,59 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó phần lớn là đất lâm nghiệp với 3.047,32 ha, nó chiếm 67,93 % tổng diện tích đất nông nghiệp. Bảng 05: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 4.485,88 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.436,37 32,02 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 171,54 11,94 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 43,71 25,48 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 43,71 100 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 127,83 74,52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.264,83 88,06 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.047,32 67,93 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.767,59 58,00 1.2.1.1 Đất có rừng trồng sản xuất RST 1.314,79 74,38 1.2.1.2 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK 110,00 6,23 1.2.1.3 Đất trồng rừng sản xuất RSM 342,80 19,39 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.279,73 42,00 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 1.039,73 81,25 1.2.2.2 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK 240,00 18,75 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2,19 0.05 Nguồn [ 11 ]. 4.2.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp năm 2008 của xã Hương Bình là 1.436,37 ha, chiếm 32,20 % tổng diện tích đất nông nghiệp. Bao gồm: - Đất trồng cây hàng năm: Tổng diện tích 171,54 ha. Đây là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá một năm, gồm : Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. + Đất trồng lúa: Trên địa bàn xã Hương Bình chỉ có đất chuyên trồng lúa nước, với diện tích 43,71 ha, năng suất bình quân hàng năm đạt 45 tạ / ha. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành cùng với sự nổ lực phấn đấu của bà con nông dân đã góp phần đưa năng suất lúa ngày càng tăng. + Đất trồng cây hàng năm khác: Với diện tích 127,83 ha, các loại cây trồng chủ yếu là: lạc, sắn, ngô. Mặc dầu với điều kiện đất đai không được tốt, nhưng nhờ vào kinh nghiệm sản xuất nên năng suất hàng năm vẫn ổn định ở mức khá cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. - Đất trồng cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm là: 1.264,83 ha, chiếm đến 88,06 % tổng số đất sản xuất nông nghiệp. Bao gồm 2 loại, cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày (chủ yếu là cao su). + Cây ăn quả: Hai loại cây trồng chính hiện nay là cam và quý, Tuy nhiên, do điều kiện đất đai không phù hợp và thường hay bị sâu bệnh nên năng suất không cao, nhiều hộ đang phá vườn cây ăn quả để thay vào đó những loại cây trồng có hiệu quả cao hơn như: cao su, sắn… + Cây công nghiệp dài ngày: Hiện nay, cao su là loại cây được trồng nhiều nhất trên địa bàn xã. Bước đầu, loại cây này đang đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân và là cây “xóa đói, giảm nghèo” rất hiệu quả. 4.2.1.2 Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hương Bình, bao gồm 2 loại chính đó là: - Đất rừng sản xuất: Diện tích: 1.767,59 ha, chiếm 58 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Các loại cây trồng chính là: Tràm, keo lai. Hầu hết, diện tích đất rừng đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là điều kiện thuận lợi để người dân an tâm đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình. Hiện nay, ngành trồng rừng đang phát triển mạnh, nó đứng ở vị trí thứ 2, chỉ sau cây cao su. Về thu nhập, 1 ha rừng sản xuất, sau 5 năm trồng có thể bán từ 60 – 70 triệu đồng. - Đất rừng phòng hộ: 1.279,73 ha, chiếm 42 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Được trồng ở những vùng đầu nguồn, vùng đất dốc, trên các đồi núi…nhằm hạn chế lũ lụt, gió bão và xói mòn đất. Công tác Phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng được chú trọng, đã củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy và xây dựng phương án huy động khi có cháy xảy ra, vận động nhân dân tích cực đóng quỹ để phục vụ cho công tác Phòng chữa cháy hàng năm. 4.2.1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản: Năm 2008, diện tích nuôi cá hồ là: 2,19 ha, chỉ chiếm 0.05 % tổng diện tích đất nông nghiệp, với các loại cá nuôi chủ yếu như: cá rô phi, cá trê lai. Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã còn phát triển chậm, chưa đạt chỉ tiêu đề ra, chủng loại nuôi trồng chưa đa dạng hóa, kỹ thuật còn hạn chế, năng suất còn thấp so với các xã khác trên địa bàn huyện. 4.2.2 Đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp 1.792,21 ha, chiếm 28,20 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó phần lớn là đất an ninh. Bảng 06: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp PNN 1.792,21 100 1.1 Đất ở OTC 20,00 1,12 1.1.1 Đất ở nông thôn ONT 20,00 100 1.2 Đất chuyên dùng CDG 1.659,90 92,62 1.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1,07 0,06 1.2.2 Đất quốc phòng CQP 7,85 0,47 1.2.3 Đất an ninh CAN 1.229,30 74,06 1.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 5,76 0,35 1.2.4.1 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,76 13,19 1.2.4.2 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 5,00 86,81 1.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 415,92 25,06 1.2.5.1 Đất giao thông DGT 88,32 21,23 1.2.5.2 Đất thủy lợi DTL 0,22 0,05 1.2.5.3 Đất công trình năng lượng DNL 323,86 77,87 1.2.5.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,05 0,01 1.2.5.5 Đất cơ sở y tế DYT 0,29 0,07 1.2.5.6 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 1,45 0,35 1.2.5.7 Đất cơ sở thể dục – thể thao DTT 0,73 0,18 1.2.5.8 Đất chợ DCH 1,00 0,24 1.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,20 0,01 1.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 7,20 0,40 1.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 104,91 5,85 Nguồn [ 11 ]. 4.2.2.1 Đất ở: Diện tích đất ở 100 % là đất ở nông thôn với 20 ha, chiếm 1,12 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Bình quân đất ở cho mỗi hộ gia đình là: 359,07 m2. Các điểm dân cư sống tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm xã, dọc theo tỉnh lộ 16 và các tuyến đường liên thôn ở đó thuận lợi cho sản xuất và giao thông đi lại. 4.2.2.2 Đất chuyên dùng: Đây là loại đất lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp, có diện tích 1.659,90 ha, nó chiếm đến 92,62 %. Cụ thể như sau: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 1,07 ha, chiếm 0,06 % diện tích đất chuyên dùng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm xã. - Đất quốc phòng: Diện tích 7,85 ha, chiếm 0,47 %. Được phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc. - Đất an ninh: Đây là loại đất nằm trong đơn vị hành chính của xã Hương Bình nhưng thuộc quyền sở hữu của trại Bình Điền và của Kho đạn. Có diện tích 1.229,30 ha, chiếm 74,06 %, phân bố ở phía Nam (giáp với trại Bình Điền) và một phần ở phía Đông (giáp với xã Hương Hồ). - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Gồm hai loại chính là: Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh, diện tích 0,76 ha, chiếm 13,19 % và đất sản xuất vật liệu xây dựng, diện tích 5 ha, chiếm 86,81 %. - Đất có mục đích công cộng: Tổng 415,92 ha, chiếm 25,06 % diện tích đất chuyên dùng. Bao gồm nhiều loại đất khác nhau như: đất giao thông, đất thủy lợi, đất văn hóa, đất y tế… Nhìn chung, các loại đất này được phân bố đều, sắp xếp tương đối hợp lý và sử dụng có hiệu quả. 4.2.2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích 0,20 ha, chiếm 0,01 %. Các công trình phục vụ cho mục đích tôn giáo, tín ngưỡng như: chùa, đình, miếu…trên địa bàn xã là rất ít, tuy vậy đời sống tâm linh của người dân ở đây vẫn rất phong phú và đa dạng. 4.2.2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Hiện nay, ở xã Hương Bình có 1 nghĩa trang ở thôn Hải Tân và 1 nghĩa địa ở thôn Bình Dương. Đối với nghĩa địa, do khu vực quy hoạch có diện tích quá nhỏ, đường đi vào lại khó khăn, nên không thuận tiện cho việc chôn cất khi có người qua đời. Vì vậy, UBND xã đang xây dựng phương án quy hoạch lại nghĩa địa ở vị trí thuận lợi, giúp cho việc mai táng dễ dàng hơn. 4.2.2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Loại đất này có diện tích là: 104,91 ha, chiếm 58,5 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là diện tích từ các khe, suối, ao, hồ chứa nước nhỏ trên địa bàn xã. 4.2.3 Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng của xã còn rất lớn với 76,52 ha, gồm 100 % là đất đồi núi chưa sử dụng. Trong thời gian tới, diện tích này sẽ được đưa vào sử dụng với mục đích trồng rừng và chăn nuôi gia súc dưới tán rừng. Bảng 07: Cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất chưa sử dụng CSD 76,52 100 1.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 76,52 100 Nguồn [ 11 ]. Tóm lại, dựa vào hiện trạng sử dụng đất năm 2008, chúng ta có thể thấy rằng xã Hương Bình có tổng diện tích tự nhiên tương đối rộng lớn. Với đặc điểm là vùng gò đồi, lại có điều kiện đất đai và khí hậu khá phù hợp để phát triển nông – lâm nghiệp, thì điều tất nhiên là ngành nông – lâm nghiệp đang giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của xã Hương Bình. 4.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 4.3.1 Khái quát việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước quyết định trong công tác đánh giá đất, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân hạng thích nghi hiện tại cũng như phân hạng thích nghi tương lai. Bản đồ đơn vị đất đai là sự tổng hợp thông qua quá trình chồng ghép không gian và thuộc tính của các bản đồ chuyên đề như: Bản đồ loại đất, bản đồ tầng dày đất, bản đồ độ dốc, bản đồ độ phì, bản đồ thủy văn…tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và quy mô đánh giá đất mà chúng ta lựa chọn những bản đồ đơn tính một cách hợp lý để chồng ghép. Quá trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Các đơn vị bản đồ đất đai phải đảm bảo tính đồng nhất tối đa hoặc các chỉ tiêu phân cấp phải được thể hiện rõ. - Các đơn vị bản đồ đất đai phải có ý nghĩa thực tế cho các loại hình sử dụng đất sẽ được đề xuất, lựa chọn. - Các đơn vị bản đồ đất đai phải thể hiện được trên bản đồ. - Các đơn vị bản đồ đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh viễn thám. - Đặc tính và tính chất của các đơn vị đất đai phải khá ổn định vì chúng sẽ là nhu cầu sử dụng đất thích nghi cho các loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất. Nguồn [ 2, 6 ]. 4.3.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai từ các bản đồ đơn tính: Căn cứ vào đặc điểm, tính chất đất đai và yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất trồng cao su, tôi tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của xã Hương Bình dựa trên các bản đồ đơn tính đã có. 4.3.2.1 Loại đất: Theo kết quả điều tra của TS. Trương Hồng và cộng sự (Viện khoa học Nông nghiệp Tây Nguyên, năm 2003), xã Hương Bình có 4 nhóm đất chính được ký hiệu và phân cấp như sau: Bảng 08: Diện tích đất phân theo loại đất TT Tên đất Diện tích FAO- UNESCO/WRB Ký hiệu Tên nhóm đất Ký hiệu (ha) Tỷ lệ (%) 1 Acrisols AC Đất xám G1 1.819,34 55,80 2 Cambisols CM Đất mới biến đổi G2 1.400,43 42,95 3 Leptosols LP Đất tầng mỏng (xói mòn) G3 24,29 0,75 4 Ferrasols FR Đất đỏ G4 16,34 0,50 Tổng diện tích điều tra 3.260,40 100 Nguồn [ 4 ]. Đất xám: Là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất. Đất xám chủ yếu phát triển trên đá cát, đá granit, đá mácma axít, chúng được phân bố ở những vùng đồi thấp, vùng lòng chảo, chân đồi và tập trung ở các thôn Hương Quang, Hương Lộc, Tân Phong, Bình Dương, Bình Toàn, Hương Sơn. Đất mới biến đổi: Đây là nhóm đất trẻ đang trong quá trình phong hóa đá để trở thành đất, được phát triển trên các loại đá như: granit, phiến sét, sa phiến thạch và phân bố ở các đỉnh đồi, sườn đồi, tập trung tại các thôn Hương Quang, Hương Lộc, Tân Phong, Hải Tân, Bình Dương, Hương Sơn. Đất tầng mỏng: Nhóm đất được hình thành do quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh ở vùng đồi, diện tích 24,29 ha, phân bố ở thôn Hương Quang. Đất Ferralit: Phát triển chủ yếu trên đá bazan, đá vôi, đá phiến sét với diện tích rất nhỏ 16,34 ha tập trung tại thôn Hương Quang. 4.3.2.2 Độ dày tầng đất: Độ dày tầng đất đóng vai trò rất quan trọng, mỗi loại cây trồng cần có một độ dày tầng đất phù hợp để sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt đối với cây công nghiệp dài ngày như: cao su, có bộ rễ ăn sâu, lan rộng, thân cây cao, to thì đòi hỏi phải có độ dày tầng đất thích hợp mới có thể trồng được. Theo kết quả điều tra của Viện khoa học Nông nghiệp Tây Nguyên, độ dày tầng đất của xã Hương Bình được phân cấp thành các loại sau: Bảng 09: Diện tích đất phân theo độ dày tầng đất TT Độ dày (cm) Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 > 100 D1 1.122,80 34,44 2 70 – 100 D2 1.315,70 40,35 3 50 – 70 D3 623,01 19,11 4 < 50 D4 198,89 6,10 Tổng diện tích điều tra 3.260,40 100 Nguồn [ 4 ]. 4.3.2.3 Thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới đất là sự tổ hợp các tỷ lệ phần trăm của các cấp hạt cơ giới trong đất, vì vậy nó được xem như là bộ xương của đất. Thành phần cơ giới có ảnh hưởng mang tính quyết định đến toàn bộ các tính chất của đất. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bộ rễ của cây và chế độ canh tác. Qua điều tra, khảo sát thì thành phần cơ giới đất của xã Hương Bình được phân cấp như sau: Bảng 10: Diện tích đất phân theo thành phần cơ giới TT Thành phần cơ giới Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Sét T1 936,25 28,72 2 Thịt nặng T2 2.213,24 67,88 3 Thịt nhẹ T3 110,91 3,40 Tổng diện tích điều tra 3.260,40 100 Nguồn [ 4 ]. 4.3.2.4 Cấp độ dốc: Độ dốc là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí cây trồng, đối với cây cao su là cây trồng lâu năm thì yêu cầu này đặc biệt quan trọng. Nếu độ dốc quá lớn, mà chúng ta không có biện pháp canh tác hợp lý thì rất dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi dẫn đến thoái hóa đất, làm đất mất tầng canh tác. Vì vậy, tùy thuộc vào từng cấp độ dốc mà ta chọn loại cây trồng sao cho hợp lý nhất. Độ dốc của xã Hương Bình được phân cấp theo bảng sau: Bảng 11: Diện tích đất phân theo độ dốc TT Cấp độ dốc (độ) Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 < 30 SL1 17,33 0,53 2 30 - 80 SL2 2.421,84 74,28 3 80 - 150 SL3 821,23 25,19 Tổng diện tích điều tra 3.260,40 100 Nguồn [ 4 ]. 4.3.2.5 Độ phì của đất: Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho cây về nước, thức ăn khoáng và các yếu tố cần thiết khác (không khí, nhiệt độ…) để cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường. Độ phì được xác định thông qua hàm lượng các chất hữu cơ trong đất và hàm lượng đạm, lân, kali có trong đất. Dựa vào kết quả điều tra và kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, cho thấy đất đai của xã Hương Bình có độ phì chủ yếu ở mức trung bình và nghèo, được phân cấp cụ thể như sau: Bảng 12: Diện tích đất phân theo độ phì TT Độ phì Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Khá P1 34,24 1,05 2 Trung bình P2 829,16 25,43 3 Nghèo P3 2.397,00 73.,52 Tổng diện tích điều tra 3.260,40 100 Nguồn [ Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm bộ môn KHĐ&MTNN, 4 ]. 4.3.2.6 pH đất(Potential of Hydrogen ions): pH = - lg [ H+ ] là đại lượng biểu thị độ hoạt động của ion H+ trong môi trường đất. Giá trị của pH sẽ biểu thị đất chua, trung tính hay kiềm. Mỗi loại cây trồng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong một khoảng pH nhất định, do đó đây là cơ sở quan trọng để bố trí cây trồng sao cho thích hợp nhất. Theo kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, đất xã Hương Bình có pH được phân cấp như sau: Bảng 13: Diện tích đất phân theo pH TT Độ pH Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 < 4 pH1 3.236,01 99,25 2 4 - 5 pH2 24,39 0,75 Tổng diện tích điều tra 3.260,40 100 Nguồn [ Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm bộ môn KHĐ&MTNN]. 4.3.2.7 Chế độ nước: Đối với sản xuất nông nghiệp thì nước là yếu tố quan trọng nhất, nước không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng mà nó còn quyết định đến năng suất của cây trồng. Hương Bình là một xã miền núi, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh nên việc cung cấp nước cho cây trồng gặp rất nhiều khó khăn, 100 % diện tích đất canh tác trên địa bàn xã thường xuyên bị thiếu nước vào mùa khô hạn. Bảng 14: Diện tích đất phân theo chế độ nước TT Chế độ nước Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Không thuận lợi W1 3.260,40 100 Tổng diện tích điều tra 3.260,40 100 Nguồn [ 4 ]. Bảng 15: Tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu bản đồ đơn vị đất xã Hương Bình TT Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu 1 Loại đất Đất xám G1 Đất mới biến đổi G2 Đất tầng mỏng (xói mòn) G3 Đất đỏ (Ferralit) G4 2 Tầng dày > 100 cm D1 70cm – 100cm D2 50cm – 70cm D3 < 50cm D4 3 Thành phần cơ giới Sét T1 Thịt nặng T2 Thịt nhẹ T3 4 Độ dốc < 30 SL1 30 - 80 SL2 80 - 150 SL3 5 Độ phì Khá P1 Trung bình P2 Nghèo P3 6 pH < 4 pH1 4 - 5 pH2 7 Chế độ nước Không thuận lợi W1 BẢN ĐỒ LOẠI ĐẤT XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỶ LỆ 1 : 10.000 BẢN ĐỒ TẦNG DÀY ĐẤT XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỶ LỆ 1 : 10.000 BẢN ĐỒ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỶ LỆ 1 : 10.000 BẢN ĐỒ ĐỘ DỐC XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỶ LỆ 1 : 10.000 BẢN ĐỒ ĐỘ PHÌ XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỶ LỆ 1 : 10.000 BẢN ĐỒ pH ĐẤT XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỶ LỆ 1 : 10.000 BẢN ĐỒ CHẾ ĐỘ NƯỚC XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỶ LỆ 1 : 10.000 4.3.3 Bản đồ đơn vị đất đai của xã Hương Bình: Dựa vào đặc tính của các chỉ tiêu phân cấp, tôi tiến hành chồng ghép 7 bản đồ đơn tính là: Bản đồ loại đất, bản đồ tầng dày đất, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ dốc, bản đồ độ phì, bản đồ pH và bản đồ chế độ nước. Kết quả đã thành lập được bản đồ đơn vị đất đai xã Hương Bình, gồm 24 đơn vị bản đồ đất đai với các đặc tính được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 16: Mô tả các đặc tính của các đơn vị bản đồ đất đai. Đơn vị đất đai Đặc tính các đơn vị đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) G D T SL P pH W 1 2 3 2 3 2 2 1 228,43 7,01 2 2 3 2 2 3 2 1 88,40 2,71 3 2 1 3 2 3 2 1 25,92 0,79 4 2 1 1 3 2 2 1 93,90 2,88 5 1 2 1 3 2 2 1 201,36 6,18 6 1 2 1 2 3 2 1 30,20 0,93 7 1 4 2 2 3 2 1 75,58 2,32 8 2 1 1 2 3 2 1 73,49 2,25 9 2 4 2 2 3 2 1 99,09 3,04 10 1 3 2 2 3 2 1 112,13 3,44 11 2 1 2 2 3 2 1 406,28 12,46 12 1 3 2 3 3 2 1 167,87 5,15 13 1 1 1 2 3 2 1 64,68 1,98 14 1 1 2 3 2 2 1 34,69 1,06 15 1 1 2 2 3 2 1 321,22 9,85 16 1 2 2 2 3 2 1 684,96 21,01 17 1 3 1 2 3 2 1 23,09 0,71 18 2 3 1 2 3 2 1 3,05 0,09 19 2 2 1 2 3 2 1 135,35 4,15 20 1 1 3 2 3 2 1 86,25 2,65 21 1 2 1 1 1 2 1 17,33 0,53 22 4 1 1 3 1 2 1 16,34 0,50 23 3 4 2 2 3 1 1 24,29 0,75 24 2 2 1 3 2 2 1 246,50 7,56 BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHÚ DẪN TỶ LỆ 1 : 10.000 Bảng 17: Tổng hợp số đơn vị đất đai theo loại đất TT Nhóm đất Ký hiệu Số đơn vị đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất xám G1 12 1.819,34 55,80 2 Đất mới biến đổi G2 10 1.400,43 42,95 3 Đất tầng mỏng G3 1 24,29 0,75 4 Đất Ferralit G4 1 16,34 0,50 Tổng các đơn vị đất đai 24 3.260,40 100 Ä Khái quát tiềm năng đất đai của xã Hương Bình: Tổng diện tích tự nhiên là: 3.260,4 ha, toàn xã có 24 đơn vị bản đồ đất đai, cho thấy đất đai trong xã rất phức tạp và tính đồng nhất không cao. Phần lớn diện tích đất phân bố ở những vùng có địa hình tương đối dốc và rất dốc, địa hình phức tạp, địa mạo chia cắt. Đa số đất đai có hàm lượng mùn nghèo và trung bình, độ chua của các loại đất phổ biến ở mức chua vừa và chua ít nên phải bón vôi để cải tạo độ chua. Một trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp tại địa phương là: hạn chế trong công tác tưới tiêu, người dân không chủ động được nước, nhất là vào mùa khô, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Tóm lại, tiềm năng đất đai của địa phương vẫn còn khá lớn nên vấn đề khai thác, sử dụng hết tiềm năng là rất quan trọng, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các ban ngành phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất sao cho hợp lý nhất, phù hợp với xu hướng phát triển của xã, với lòng dân và với chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để đưa đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. 4.4 Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su trên địa bàn xã. 4.4.1 Khái quát tình hình phát triển cây cao su. Qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu của Ủy ban nhân dân xã, điều tra, khảo sát thực địa cũng như phỏng vấn hộ nông dân, tôi nhận thấy rằng: cơ cấu cây trồng của địa phương chủ yếu là sao su, được trồng từ năm 1993 nhưng mãi đến năm 2001 mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trung bình mỗi ha trồng 550 cây cao su. Diện tích trồng cao su phân bố trên cả 7 thôn, trong đó thôn Bình Dương có diện tích lớn nhất. Trên địa bàn toàn xã có 478 hộ tham gia trồng cao su trong tổng số 557 hộ, chiếm 85,82 %, tổng diện tích trồng cao su được thể hiện cụ thể qua bảng 18. Năm 2008 tổng diện tích đất trồng cao su được cấp GCNQSDD là: 1.099,77 ha (chưa kể 128,56 ha của trại Bình Điền), tuy nhiên diện tích trồng thực sự chỉ là: 990,26 ha, trong đó 290,92 ha đã đưa vào khai thác. Việc trồng và chăm sóc cây cao su thực sự không tốn nhiều công lao động, năm đầu tiên do phải xử lý thực bì, làm đất, trồng…nên tốn khoảng 90 – 100 công / ha. Từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm chỉ phải làm cỏ và bón phân từ 2 – 3 lần, tính ra khoảng 30 công / ha. Năm thứ 7 là năm bắt đầu khai thác mủ cao su, công lao động cho việc lấy mủ hàng năm khoảng 60 công / ha / năm. Hiện nay, do nguồn cung cấp phân hữu cơ khan hiếm nên các hộ dân thường bón phân vô cơ, chủ yếu là phân NPK, cây cao su sẽ cho năng suất và chất lượng mủ cao hơn nếu được bón phân đầy đủ, hợp lý. Sự chênh lệch về năng suất mủ cao su giữa các hộ là không lớn. Thời gian khai thác mủ trong năm là khoảng 9 tháng, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12, 3 tháng còn lại nghỉ do cây cao su rụng lá. Mỗi tháng chỉ lấy mủ 20 ngày (lấy 2 ngày nghỉ 1 ngày). Năng suất trung bình đạt: 37,5 kg / ha / ngày, như vậy mỗi năm thu được 6,75 tấn mủ / ha / năm, giá mủ cao su thường cao vào đầu vụ và giảm dần đến cuối vụ. (Xin xem thêm bảng phụ lục 02). Về thị trường tiêu thụ, hàng ngày đều có “con buôn” đến từng hộ để thu mua mủ, đây là điều kiện thuận lợi cho “đầu ra” của các hộ, tuy nhiên giá cao su thường phụ thuộc vào các con buôn này, người dân không thể nắm bắt giá chính xác trên thị trường, năm 2008 giá bán trung bình là: 7.000 đ / kg mủ. Theo ý kiến của người dân, vào những thời điểm giá mủ cao thì “cung không đủ cầu”. Bảng 18: Tổng hợp diện tích trồng cao su. Thôn Số hộ Năm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tổng diện tích (ha) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Hương Sơn 44 32,36 15,10 8,71 11,46 9,04 6,26 4,2 2,4 89,53 Bình Toàn 68 68,11 16,81 4,88 15,02 22,16 5,8 3,6 0 136,38 Hải Tân 78 61,95 27,53 12,67 41,50 18,36 10.73 4,3 2,85 179,89 64 Bình Dương 85 93,08 38,65 42,93 42,45 20,77 5,56 1.1 0,5 245,04 Tân Phong 65 61,84 32,50 28,62 32,72 19,36 2,4 1,3 1,1 179,84 Hương Lộc 84 63,97 59,65 20,96 14,60 11,49 2,41 1,9 0 174,98 Hương Quang 54 37,13 28,48 16,69 4,85 3,16 3,1 0,7 0 94,11 Tổng cộng 478 418,44 218,72 135,46 162,60 104,34 36,26 17,1 6,85 1.099,77 Nguồn [ 14 ]. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cao su người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn như: lũ lụt, gió bão, thiếu vốn sản xuất, kỹ thuật canh tác còn hạn chế, sâu bệnh phá hoại…làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy những vấn đề này cần được giải quyết tốt trong thời gian tới để phát triển diện tích cây cao su có hiệu quả. 4.4.2 Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán. Việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán là sự tập hợp các giá trị mà các giá trị đó cho biết mức độ thỏa mãn của các yêu cầu sử dụng đất tương xứng với đặc tính đất đai của một loại hình sử dụng đất. Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán là một việc hết sức quan trọng trong công tác đánh giá đất đai. Theo FAO, sự xếp hạng các yếu tố chẩn đoán được biểu thị theo 4 cấp như sau: - S1: Rất thích nghi. - S2: Thích nghi trung bình. - S3: Ít thích nghi. - N: Không thích nghi. Để xếp hạng các yếu tố chẩn đoán có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp yếu tố hạn chế, tức là lấy các yếu tố được đánh giá là ít thích nghi nhất làm yếu tố hạn chế. Mức độ thích nghi tổng quát của một đơn vị bản đồ đất đai với loại hình sử dụng đất là mức thích nghi thấp nhất của các đặc tính đất đai cấu thành nên đơn vị bản đồ đất đai đó. 4.4.3 Phân tích các yêu cầu của loại hình sử dụng đất trồng cao su. Các yếu tố được tôi chọn để phân hạng thích nghi bao gồm: 4.4.3.1 Các yếu tố tự nhiên * Loại đất: Cây cao su có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng nó sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên đất đỏ Bazan. Các loại đất của xã Hương Bình được phân hạng như sau: Bảng 19: Phân hạng loại đất theo mức độ thích nghi Hạng thích nghi Loại đất S1 Đất Ferralit S2 Đất xám S3 Đất mới biến đổi N Đất tầng mỏng * Tầng dày đất: Cao su là cây trồng lâu năm, có bộ rễ lớn, ăn sâu, lan rộng, thân cây cao, to. Vì vậy đòi hỏi phải có tầng đất sâu, để cây có thể đứng vững và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Độ sâu tầng đất thích hợp cho việc trồng cao su lâu dài thường được quy định ít nhất là 2 m. Bảng 20: Phân hạng tầng dày đất Hạng thích nghi Tầng dày đất S1 > 100 cm S2 70 – 100 cm S3 50 – 70 cm N < 50 cm * Thành phần cơ giới đất: Cây cao su rất dễ bị gãy, đổ khi có gió mạnh và cũng không chịu được lâu trong điều kiện ngập úng, do đó thành phần cơ giới quá xốp hay quá chặt đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây cao su. Chính vì vậy, để đảm bảo cho đất, vừa có độ ẩm thích hợp vừa không bị ngập nước và giúp cây đứng vững, thì thành phần cơ giới thịt trung bình là thích hợp nhất. Bảng 21: Phân hạng thành phần cơ giới Hạng thích nghi Thành phần cơ giới S1 S2 Thịt nhẹ S3 Thịt nặng N Sét * Độ dốc: Độ dốc là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình quy hoạch vùng trồng cao su. Địa hình bằng phẳng thì việc trồng trọt, vận chuyển và khai thác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với vùng có độ dốc lớn. Tốt nhất nên trồng cao su ở địa hình dốc nhỏ hơn 80. Độ dốc từ 8 – 160 cũng có thể trồng cao su nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn như: làm ruộng bậc thang, trồng cây theo đường đồng mức hoặc kết hợp trồng thêm cây chống xói mòn. Nếu độ dốc trên 160 thì không nên trồng cao su. Bảng 22: Phân hạng độ dốc Hạng thích nghi Độ dốc S1 < 30 S2 30 - 80 S3 80 - 150 N * Độ phì: Độ phì là đại lượng được tổng hợp từ đạm (N), lân (P), kali (K) và chất hữu cơ. Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cao su rất cần N, P, K , chúng có mặt ở tất cả các bộ phận của cây với thành phần và hàm lượng khác nhau. Lượng N, P và K bị lấy đi theo những mức năng suất khác nhau, vì vậy hàng năm chúng ta cần phải thường xuyên bón phân để cây luôn xanh tươi và cho năng suất cao. Loại đất có độ phì càng cao thì càng thích hợp cho cây cao su. Bảng 23: Phân hạng độ phì Hạng thích nghi Độ phì S1 S2 Khá S3 Trung bình, nghèo N * pH: Cây cao su không có yêu cầu đặc biệt về pH. Nó có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong phạm vi pH từ 3,5 – 7,5. Tuy nhiên thông thường vẫn là từ 4 – 7. Bảng 24: Phân hạng pH Hạng thích nghi pH S1 S2 S3 4 - 5 N < 4 4.4.3.2 Các yếu tố xã hội * Giao thông: Giao thông có ảnh hưởng rất lớn đến việc giao lưu, thông thương, vận chuyển sản phẩm, phân bón, vật tư nông nghiệp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và ngược lại. Khu vực nào có giao thông thuận lợi thì chi phí vận chuyển, thời gian đi lại sẽ giảm đáng kể so với khu vực giao thông không thuận lợi, vì thế chi phí đầu tư sẽ giảm xuống và lợi nhuận sẽ tăng lên. Nhìn chung, giao thông xã Hương Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng về cơ bản nó đã đáp ứng được nhu cầu của bà con. Hiện nay, hệ thống giao thông ngày càng được khắc phục, cải thiện, mở rộng, xây dựng mới, nhằm đáp ứng tốt hơn vấn đề giao thông, đi lại. Theo kết quả khảo sát thực địa và ý kiến chủ quan của tôi, việc phân hạng đơn vị đất đai theo giao thông được thể hiện như sau: Hạng thích nghi Ký hiệu Đơn vị đất đai S1 S2 GT1 1, 7, 8, 9, 13, 14, 15, 17, 18, 19 S3 GT2 2, 3, 4, 5, 6, 10, 11, 12, 16, 20, 21, 22, 23, 24 N Bảng 25: Phân hạng đơn vị đất đai theo giao thông. * Thủy lợi: Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cao su nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Hương Bình vẫn còn quá yếu kém chưa tương xứng với tiềm năng phát triển cao su của vùng. Hiện tượng thiếu nước vào mùa khô vẫn thường xuyên xảy ra. Bảng 26: Phân hạng đơn vị đất đai theo thủy lợi Hạng thích nghi Ký hiệu Đơn vị đất đai S1 S2 TL1 4, 7, 9, 13, 16, 19, 20, 21 S3 TL2 1, 2, 3, 5, 6, 8, 10, 11, 12, 14, 15, 17, 18, 22, 23, 24 N * Kỹ thuật canh tác: Người dân xã Hương Bình đã có kinh nghiệm trồng cây cao su từ lâu, bắt đầu từ năm 1993. Họ đã rút ra nhiều bài học quý báu trong việc trồng, chăm sóc và khai thác cao su. Tuy nhiên, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại vẫn còn yếu kém. Qua điều tra, phỏng vấn hộ nông dân, tôi phân hạng đơn vị đất đai theo kỹ thuật canh tác như sau: Bảng 27: Phân hạng đơn vị đất đai theo kỹ thuật canh tác Hạng thích nghi Ký hiệu Đơn vị đất đai S1 S2 KT1 1, 2, 7, 8, 9, 11, 13, 15, 19, 22 S3 KT2 3, 4, 5, 6, 10, 12, 14, 16, 17, 18, 20, 21, 23, 24 N Bảng 28: Tổng hợp xếp hạng các yếu tố chẩn đoán Yếu tố Ký hiệu Xếp hạng các yếu tố S1 S2 S3 N Loại đất G 4 1 2 3 Tầng dày đất D 1 2 3 4 Thành phần cơ giới T - 3 2 1 Độ dốc SL 1 2 3 - Độ phì P - 1 2, 3 - pH pH - - 2 1 Giao thông GT - 1 2 - Thủy lợi TL - 1 2 - Kỹ thuật canh tác KT - 1 2 - 4.5 Xây dựng bản đồ thích nghi hiện tại 4.5.1 Phân hạng thích nghi hiện tại: Dựa vào bản đồ đơn vị đất đai, yêu cầu của loại hình sử dụng đất trồng cao su, căn cứ vào việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán, tôi tiến hành phân hạng thích nghi hiện tại cho các đơn vị bản đồ đất đai của xã Hương Bình cho loại hình sử dụng đất trồng cao su như sau: Bảng 29: Kết quả phân hạng thích nghi hiện tại Đvt: ha Đơn vị Diện tích Hạng của các yếu tố đánh giá đất Hạng G* D* T* SL* P pH GT TL KT 1 228,43 S3 S3 S3 S3 S3 S3 S2 S3 S2 S3g,d,t,sl,p,pH,tl 2 88,4 S3 S3 S3 S2 S3 S3 S3 S3 S2 S3g,d,t,p,pH,gt,tl 3 25,92 S3 S1 S2 S2 S3 S3 S3 S3 S3 S3g,p,pH,gt,tl,kt 4 93,9 S3 S1 N S3 S3 S3 S3 S2 S3 Nt 5 201,36 S2 S2 N S3 S3 S3 S3 S3 S3 Nt 6 30,2 S2 S2 N S2 S3 S3 S3 S3 S3 Nt 7 75,58 S2 N S3 S2 S3 S3 S2 S2 S2 Nd 8 73,49 S3 S1 N S2 S3 S3 S2 S3 S2 Nt 9 99,09 S3 N S3 S2 S3 S3 S2 S2 S2 Nd 10 112,13 S2 S3 S3 S2 S3 S3 S3 S3 S3 S3d,t,p,pH,gt,tl,kt 11 406,28 S3 S1 S3 S2 S3 S3 S3 S3 S2 S3g,t,p,pH,gt,tl 12 167,87 S2 S3 S3 S3 S3 S3 S3 S3 S3 S3d,t,sl,p,pH,gt,tl,kt 13 64,68 S2 S1 N S2 S3 S3 S2 S2 S2 Nt 14 34,69 S2 S1 S3 S3 S3 S3 S2 S3 S3 S3t,sl,p,pH,tl,kt 15 321,22 S2 S1 S3 S2 S3 S3 S2 S3 S2 S3t,p,pH,tl 16 684,96 S2 S2 S3 S2 S3 S3 S3 S2 S3 S3t,p,pH,gt,kt 17 23,09 S2 S3 N S2 S3 S3 S2 S3 S3 Nt 18 3,05 S3 S3 N S2 S3 S3 S2 S3 S3 Nt 19 135,35 S3 S2 N S2 S3 S3 S2 S2 S2 Nt 20 86,25 S2 S1 S2 S2 S3 S3 S3 S2 S3 S2g,t,sl,tl 21 17,33 S2 S2 N S1 S2 S3 S3 S2 S3 Nt 22 16,34 S1 S1 N S3 S2 S3 S3 S3 S2 Nt 23 24,29 N N S3 S2 S3 N S3 S3 S3 Ng,d,pH 24 246,5 S3 S2 N S3 S3 S3 S3 S3 S3 Nt 4.5.2 Bản đồ thích nghi hiện tại: BẢN ĐỒ THÍCH NGHI HIỆN TẠI XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHÚ DẪN TỶ LỆ 1 : 10.000 Bảng 30: Tổng hợp kết quả thích nghi hiện tại Hạng thích nghi Số đơn vị đất đai Đơn vị đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) S1 0 - S2 1 20 86,25 2,64 S3 9 1,2,3,10,11,12,14,15,16 2.069,9 63,49 N 14 4,5,6,7,8,9,13,17,18,19,21,22,23,24 1.104,25 33,87 Tổng 24 1 - 24 3.260,40 100 Kết quả thu được là: Không có đơn vị đất đai nào rất thích nghi cho trồng cây cao su ở xã Hương Bình, ở mức thích nghi trung bình có 1 đơn vị, ở mức ít thích nghi có 9 đơn vị và có đến 14 đơn vị không thích nghi. Các yếu tố hạn chế thường là: Loại đất, tầng dày đất, thành phần cơ giới, độ dốc. 4.6 Xây dựng bản đồ thích nghi tương lai 4.6.1 Phân hạng thích nghi tương lai 4.6.1.1 Phân tích khả năng tác động lên các yếu tố thành phần và đề xuất các biện pháp cải thiện: Thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng các đơn vị bản đồ đất đai được xây dựng từ các yếu tố cấu thành khác nhau. Các yếu tố đó là: Loại đất, tầng dày đất, thành phần cơ giới, độ dốc, độ phì, pH, ngoài ra còn có sự tham gia hỗ trợ của các yếu tố về mặt xã hội như: Giao thông, thủy lợi, kỹ thuật canh tác. Trong số những yếu tố cấu thành trên, một số yếu tố có thể thông qua quá trình canh tác hay các biện pháp kỹ thuật thì sẽ nâng cao được chất lượng như: độ phì, pH, giao thông, thủy lợi, kỹ thuật. Bên cạnh đó, một số yếu tố chúng ta không thể làm thay đổi được như: loại đất, tầng dày, độ dốc. Đối với yếu tố là thành phần cơ giới, chúng ta có thể thay đổi được, bằng cách hữu hiệu nhất là bón phân hữu cơ, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi một thời gian rất lâu và rất khó khăn. Trên cơ sở đó, tôi đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện từng bước một số yếu tố có thể thay đổi được, để nâng cao hạng thích nghi của các đơn vị bản đồ đất đai. * Độ phì: để nâng cao độ phì trong đất, chúng ta cần tăng cường bón các loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh…đồng thời kết hợp với phân vô cơ, phải bón đúng lúc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật. Mặt khác, cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, tránh làm mất đi lớp đất mặt. * pH: Đa số đất đai xã Hương Bình có tính chua vừa đến chua ít, vì vậy cách hữu hiệu nhất là bón vôi hợp lý, khoa học, tăng cường luân canh để trung hòa độ chua trong đất. * Giao thông: Để nâng cấp hệ thống giao thông, chính quyền địa phương đã có những dự án mở rộng đường, bê tông hóa hoặc rải cấp phối một số tuyến đường chính. Những đoạn đường khó đi sẽ được khắc phục, cải thiện trong thời gian tới. * Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi hiện nay vẫn còn quá yếu kém, để cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nhất là vào mùa khô, thì cần phải xây dựng hệ thống thủy lợi rộng khắp, đồng thời phải kiên cố hóa hệ thống kênh, mương nội đồng. * Kỹ thuật: Muốn nâng cao trình độ canh tác của người dân, thì chính quyền địa phương phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan kỹ thuật và chuyên ngành nông nghiệp, để tuyên truyền, phổ biến và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con. Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ trồng cao su với nhau. * Thành phần cơ giới: Thực tế, rất khó làm thay đổi thành phần cơ giới đất, nhưng thông qua biện pháp làm đất, cày, bừa, phơi ải, bón phân hữu cơ, luân canh cây trồng, thì chúng ta cũng sẽ cải thiện được một phần nào đó. 4.6.1.2 Kết quả phân hạng thích nghi tương lai: Trong tương lai, nếu các yếu tố thành phần mà tôi đã nêu được khắc phục, cải thiện, kết hợp với yêu cầu của loại hình sử dụng đất trồng cao su và đặc tính của các đơn vị bản đồ đất đai. Tôi tiến hành phân hạng thích nghi tương lai cho các đơn vị bản đồ đất đai, với loại hình sử dụng đất trồng cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng 31. Bảng 31: Kết quả phân hạng thích nghi tương lai Đvt: ha Đơn vị Diện tích Hạng của các yếu tố đánh giá đất Hạng G* D* T* SL* P pH GT TL KT 1 228,43 S3 S3 S3 S3 S2 S2 S1 S2 S1 S3g,d,t,sl 2 88,4 S3 S3 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S1 S3g,d,t 3 25,92 S3 S1 S1 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2sl,p,pH,gt,tl,kt 4 93,9 S3 S1 N S3 S2 S2 S2 S1 S2 Nt 5 201,36 S2 S2 N S3 S2 S2 S2 S2 S2 Nt 6 30,2 S2 S2 N S2 S2 S2 S2 S2 S2 Nt 7 75,58 S2 N S3 S2 S2 S3 S1 S1 S1 Nd 8 73,49 S3 S1 N S2 S2 S2 S1 S2 S1 Nt 9 99,09 S3 N S3 S2 S2 S2 S1 S1 S1 Nd 10 112,13 S2 S3 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S3d,t 11 406,28 S3 S1 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S3g,t 12 167,87 S2 S3 S3 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S3d,t,sl 13 64,68 S2 S1 N S2 S2 S2 S1 S1 S1 Nt 14 34,69 S2 S1 S3 S3 S2 S2 S1 S2 S2 S3t,sl 15 321,22 S2 S1 S3 S2 S2 S2 S1 S2 S1 S3t 16 684,96 S2 S2 S3 S2 S2 S2 S2 S1 S2 S3t 17 23,09 S2 S3 N S2 S2 S2 S1 S2 S2 Nt 18 3,05 S3 S3 N S2 S2 S2 S1 S2 S2 Nt 19 135,35 S3 S2 N S2 S2 S2 S1 S1 S1 Nt 20 86,25 S2 S1 S1 S2 S2 S2 S2 S1 S2 S2g,,sl,p,pH,gt,kt 21 17,33 S2 S2 N S1 S1 S2 S2 S2 S2 Nt 22 16,34 S1 S1 N S3 S1 S2 S2 S2 S1 Nt 23 24,29 N N S3 S2 S2 S3 S2 S2 S2 Ng,d 24 246,5 S3 S2 N S3 S2 S2 S2 S2 S2 Nt 4.6.2 Bản đồ thích nghi tương lai: BẢN ĐỒ THÍCH NGHI TƯƠNG LAI XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHÚ DẪN TỶ LỆ 1 : 10.000 Bảng 32: Tổng hợp kết quả thích nghi tương lai Hạng thích nghi Số đơn vị đất đai Đơn vị đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) S1 0 - S2 2 3,20 112,17 3,44 S3 8 1,2,10,11,12,14,15,16 2.043,98 62,69 N 14 4,5,6,7,8,9,13,17,18,19,21,22,23,24 1.104,25 33,87 Tổng 24 1 - 24 3.260,40 100 Như vậy, so với hiện tại thì hạng thích nghi tương lai của các đơn vị đất đai đã có sự thay đổi. Không có đơn vị nào thích nghi ở hạng S1, ở hạng thích nghi S2 có 2 đơn vị (3, 20), hạng S3 giảm xuống còn 8 đơn vị (1, 2, 10, 11, 12, 14, 15, 16), hạng N vẫn giữ nguyên 14 đơn vị, do các yếu tố hạn chế không thể thay đổi được. Bảng 33: So sánh sự thay đổi hạng thích nghi hiện tại và tương lai Hạng Số đơn vị Hiện tại Số đơn vị Tương lai Diện tích hiện tại (ha) Diện tích tương lai (ha) Diện tích tăng (+), giảm (-) S1 0 0 0 0 0 S2 1 2 86,25 112,17 + 25,92 S3 9 8 2.069,9 2.043,98 - 25,92 N 14 14 1.104,25 1.104,25 0 Tổng 24 24 3.260,40 3.260,40 0 4.7 Đánh giá kết quả đạt được và đề xuất những biện pháp nhằm phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn xã 4.7.1 Đánh giá kết quả đạt được: Qua quá trình đánh giá đất thu được 24 đơn vị bản đồ đất đai, trong đó nhóm đất xám có 12 đơn vị, nhóm đất mới biến đổi có 10 đơn vị, nhóm đất tầng mỏng có 1 đơn vị và nhóm đất Ferralit có 1 đơn vị. Trong số 24 đơn vị thì đơn vị số 18 có diện tích nhỏ nhất với 3,05 ha, có diện tích lớn nhất là đơn vị số 16 với 684,96 ha. Năm 2008, diện tích đất ở mức thích nghi trung bình chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là ở mức ít thích nghi với 63,49 % và mức không thích nghi, chiếm 33,87 %. Trong tương lai, nếu các yếu tố thành phần được đầu tư, cải thiện tốt thì diện tích đất ở mức thích nghi trung bình sẽ tăng lên khoảng 25,92 ha và diện tích đất ở hạng ít thích nghi sẽ giảm đi chừng ấy ha. Còn đối với diện tích đất ở hạng không thích nghi, do các yếu tố hạn chế là loại đất, tầng dày đất, độ dốc, thành thành cơ giới không thể thay đổi được nên không có sự biến động giữa hiện tại và tương lai. 4.7.2 Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của loại hình sử dụng đất trồng cao su 4.7.2.1 Hiệu quả về kinh tế: Qua kết quả xử lý phiếu điều tra nông hộ, cho thấy chi phí để trồng cây cao su bao gồm: giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động, dụng cụ khai thác mủ…Chi phí trong 6 năm đầu là: 44.250.000 đ / ha. Cây cao su trồng đến năm thứ 7 thì bắt đầu cho thu hoạch, chu kỳ của cây cao su là 24 năm, tổng chi phí trong 24 năm vào khoảng 254.100.000 đ/ ha. Năng suất mủ trung bình của cây cao su là: 6,75 tấn / ha / năm, giá mủ trung bình trên thị trường năm 2008 là: 7.000 đ / kg. Vào cuối kỳ kinh doanh, gỗ của cao su cũng rất có giá trị, ước tính giá bán vào khoảng: 1.800.000 đ / m3, năng suất gỗ đạt: 246 m3 / ha. Như vậy, tổng thu nhập sau 24 năm là: 1.293.300.000 đ / ha / 24 năm, tổng lợi nhuận thu được khoảng: 1.039.200.000 đ / ha / 24 năm. Theo tính toán, tổng số công lao động trong 24 năm là: 2.070 công / ha / 24 năm. Vậy giá trị ngày công lao động là: 502.029 đ / ngày. (Xin xem thêm phụ lục 02) So sánh với sản xuất lúa, năng suất trung bình đạt 45 tạ / ha, giá bán là 5.000 đ / kg. Tính được giá trị ngày công lao động là: 59.868 đ / ngày, thì còn thua gần 8,4 lần so với trồng cao su. So với trồng sắn công nghiệp, năng suất đạt 250 tạ / ha, giá bán 450 đ / kg, giá trị ngày công lao động là: 41.500 đ / ngày, thấp hơn gần 12,1 lần. Giá trị ngày công lao động đối với trồng lạc là: 45.828 đ / ngày, thấp hơn 10,9 lần và giá trị ngày công lao động đối với trồng ngô là: 49.428 đ / ngày, cũng còn thua đến 10,2 lần. (Xin xem thêm phụ lục 03) Kết luận, sản xuất cây cao su đang đem lại lợi nhuận rất lớn cho người dân trên địa bàn xã Hương Bình. 4.7.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội: Việc sản xuất cây cao su không tốn nhiều công lao động, do đó thời gian nông nhàn của người dân tương đối nhiều, đây là điều kiện thuận lợi để họ làm những công việc khác, góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình. Kết quả điều tra nông hộ cho thấy rằng, tất cả các hộ dân trên địa bàn xã đều có nguyện vọng muốn mở rộng thêm diện tích trồng cao su, bởi vì đây là loại cây cho thu nhập cao, góp phần “xói đói, giảm nghèo” một cách hiệu quả. Tuy nhiên, do diện tích đất có hạn nên ước muốn của các hộ dân khó mà thực hiện được. Khi thu nhập của người dân tăng lên, thì mức sống của họ ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần vì thế cũng ngày một phong phú và đa dạng hơn. Trong những năm gần đây, nhờ hiệu quả từ việc trồng cao su mà bộ mặt xã hội của xã Hương Bình đã thay đổi một cách vượt bậc, nhân dân ngày càng phấn khởi. 4.7.2.3 Hiệu quả về môi trường: Cao su là loại cây trồng lâu năm, có bộ rễ ăn sâu, lan rộng sẽ góp phần làm giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất. Tuy nhiên, do rễ cao su to nên thường phá vỡ kết cấu đất, vì vậy đòi hỏi phải có biện pháp canh tác hợp lý. Là loại cây ưu sáng, có tán lá rộng, dày, vì thế nếu chúng ta trồng ở một mật độ hợp lý, thì nó sẽ hạn chế được sự phát triển của cỏ dại ở bên dưới. Mặc dù, cây cao su hút rất nhiều dinh dưỡng từ đất, nhưng đến mùa rụng lá, nó sẽ trả lại cho đất một lượng hữu cơ rất lớn, làm đất tốt hơn. Chúng ta biết rằng, mủ cao su có mùi rất hôi, vì vậy cần phải có biện pháp khai thác, chế biến, bảo quản hợp lý, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, phổ biến cho bà con về cách sử dụng thuốc BVTV sao cho hợp lý, hiệu quả nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. 4.7.3 Đề xuất các biện pháp phát triển bền vững cây cao su: 4.7.3.1 Biện pháp tín dụng: Vốn để sản xuất đang là nhu cầu cấp thiết của người trồng cao su trên địa bàn xã Hương Bình. Do cao su là cây trồng lâu năm, thời gian từ lúc trồng đến lúc bắt đầu thu hoạch kéo dài đến 7 năm, chính vì vậy trong khoảng thời gian này cần tạo điều kiện cho bà con vay vốn để sản xuất những cây ngắn ngày như: sắn, lạc, ngô nhằm mục đích “lấy ngắn nuôi dài”. Ngoài ra, nông dân cần có vốn để tăng cường đầu tư phân bón, xây dựng hệ thống tưới, phòng trừ sâu bệnh, mua trang thiết bị sản xuất…nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hệ thống tín dụng của địa phương vẫn còn yếu kém, nên chưa đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của người dân, cũng như thủ tục vay, trả còn quá rườm rà. Vì vậy, trong tương lai cần phải mở rộng, nâng cao chất lượng hệ thống tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn một cách nhanh nhất. 4.7.3.2 Biện pháp khuyến nông: Công tác khuyến nông đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất của người nông dân. Nhưng hiện nay, người dân chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của nhân viên khuyến nông trong các dự án và kinh nghiệm sản xuất từ lâu đời. Do đó, đa số bà con vẫn chưa chủ động trong cách phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, chưa mạnh dạng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Để nâng cao hiểu biết và trình độ canh tác của người dân, thì chính quyền địa phương phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan kỹ thuật và chuyên ngành nông nghiệp nhằm tuyên truyền, phổ biến và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con. Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ trồng cao su trong và ngoài xã. 4.7.3.3 Biện pháp thị trường: Thị trường tiêu thụ mủ cao su hiện nay tương đối rộng lớn. Tuy nhiên do không có điểm thu mua tập trung, đường xá xa xôi nên hầu hết mủ cao su được bán cho các tư thương, đây là hình thức bán vội, vì vậy thường bị tư thương ép giá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Hiện nay, xã Hương Bình có diện tích trồng cao su rất lớn. Để ổn định đầu ra cho sản phẩm và tạo điều kiện cho bà con yên tâm sản xuất, thì chính quyền địa phương cần phải liên kết với các công ty, doanh nghiệp nhằm xây dựng những điểm thu mua tập trung, giúp người dân bán được mủ với giá cao hơn, ổn định hơn và bền vững hơn. 4.7.3.4 Chính sách của địa phương: Trước hết, chính quyền địa phương phải thực hiện tốt chính sách giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ dân yên tâm sản xuất. Tích cực huy động nguồn kinh phí từ các dự án, quỹ tín dụng để tăng cường nguồn cung cấp giống, phân bón, thiết bị và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho bà con. Mạnh dạng chuyển diện tích đất từ trồng các loại cây không có hiệu quả sang trồng cây cao su nếu thích hợp. Về lâu dài, cần xây dựng các trại giống, trung tâm thí nghiệm, hợp tác xã cung ứng phân bón, vật tư nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu mở rộng diện tích sản xuất và dần dần hình thành nên vùng chuyên canh trồng cao su. 4.7.3.5 Biện pháp cải tạo đất Đất đai đóng vai trò rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây cao su nói riêng. Xã Hương Bình có tổng diện tích đất tự nhiên lớn, nhưng chất lượng đất không tốt, vì vậy để cây trồng đạt năng suất và chất lượng cao thì người nông dân cần phải thực hiện tốt các biện pháp cải tạo đất như: bón phân, bón vôi, canh tác đúng kỹ thuật, áp dụng các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi trên đất dốc… PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1.1 Tình hình cơ bản của xã Hương Bình * Điều kiện tự nhiên: Hương Bình là xã thuộc vùng đồi núi của huyện Hương Trà, tổng diện tích đất tự nhiên là: 6.354,61 ha, trong đó chủ yếu là đất xám và đất mới biến đổi. Địa hình có nhiều đồi núi, địa mạo thường bị chia cắt. Trên địa bàn xã không có hệ thống sông ngòi, chỉ có các khe, suối nhỏ. Khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới, tương đối khắc nghiệt với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. * Điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế chủ yếu của xã là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa phát triển, trong nông nghiệp thì trồng trọt là chủ yếu, loại cây trồng phổ biến là: cao su, lúa, sắn, lạc, ngô và cây lâm nghiệp. Dân số của xã tương đối ít, mật độ dân cư thưa thớt và phân bố không đều, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ lao động chưa cao, chủ yếu là lao động ở trình độ phổ thông. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. * Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là: 6.354,61 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 4.485,88 ha, chiếm 70,59 %, diện tích đất phi nông nghiệp là: 1.792,21 ha, chiếm 28,20 %, diện tích đất chưa sử dụng với 76,52 ha, chiếm 1,21 %. Năm 2008, diện tích đất cao su của xã Hương Bình là: 1.228,33 ha chiếm 19,33 % tổng diện tích đất tự nhiên. Như vậy có thể thấy rằng đời sống của người dân nơi đây gắn bó chặt chẽ với cây cao su. 5.1.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Tôi đã tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của xã Hương Bình bằng phần mềm Mapinfo 9.0, kết quả cho 24 đơn vị đất đai. Trong đó, nhóm đất xám có 12 đơn vị, nhóm đất mới biến đổi có 10 đơn vị, nhóm đất tầng mỏng có 1 đơn vị và nhóm đất Ferralit có 1 đơn vị. 5.1.3 Xác định mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng đất trồng cây cao su 5.1.3.1 Xác định mức độ thích nghi hiện tại: - Hạng thích nghi trung bình có 1 đơn vị đất đai, số: 20, diện tích 86, 25 ha, chiếm 2,64 %. - Hạng ít thích nghi có 9 đơn vị đất đai, số: 1, 2, 3, 10, 11, 12, 14, 15, 16, diện tích 2.069,9 ha, chiếm 63,49 %. - Hạng không thích nghi có 14 đơn vị đất đai, số: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 13, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24, diện tích 1.104,25 ha chiếm 33,87 %. Như vậy, khả năng mở rộng diện tích trồng cao su ở xã Hương Bình còn: 1.056,38 ha. 5.1.3.2 Xác định mức độ thích nghi tương lai: - Hạng thích nghi trung bình có 2 đơn vị đất đai, số: 3, 20, diện tích 112,17 ha, chiếm 3,44 %. - Hạng ít thích nghi có 8 đơn vị đất đai, số: 1, 2, 10, 11, 12, 14, 15, 16, diện tích 2.043,98 ha, chiếm 62,69 %. - Hạng không thích nghi có 14 đơn vị đất đai, số: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 13, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24, diện tích 1.104,25 ha chiếm 33,87 %. 5.1.4 Đề xuất các biện pháp phát triển bền vững cây cao su Các biện pháp được tôi đưa ra nhằm phát triển bền vững cây cao su, bao gồm: - Biện pháp tín dụng. - Biện pháp khuyến nông. - Biện pháp thị trường. - Chính sách của địa phương. - Biện pháp cải tạo đất. 5.2 Kiến nghị Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và tình hình thực tế của địa phương, tôi đưa ra một số kiến nghị như sau: - Chính quyền địa phương cần phải tiếp tục đầu tư, cải thiện, hoàn chỉnh các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông và thủy lợi. - Cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho bà con. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với hệ thống tín dụng một cách tốt nhất. - Tăng cường luân canh, xen canh để phát huy tối đa hiệu quả của đất đai và tăng thu nhập cho nông dân. - Triệt để áp dụng các biện pháp cải tạo đất, từng bước nâng cao độ phì của đất qua đó sẽ nâng hạng thích nghi của các đơn vị đất đai. - Đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất. - Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế.doc