Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên

Môi trường đang trở thành một vấn đề nan giải mà xã hội quan tâm hiện nay. Để giải quyết những vấn đề đó cần có những công trình nghiên cứu về xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm khi thải ra môi trường góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Dân số đã tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu vực đô thị, các thành phố lớn. Sự gia tăng dân số đã kéo theo việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, lượng rác thải, khói bụi và tiếng ồn ngày càng tăng. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Đây cũng là lý do dể chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên”

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8274 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường đang trở thành một vấn đề nan giải mà xã hội quan tâm hiện nay. Để giải quyết những vấn đề đó cần có những công trình nghiên cứu về xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm khi thải ra môi trường góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Dân số đã tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu vực đô thị, các thành phố lớn. Sự gia tăng dân số đã kéo theo việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, lượng rác thải, khói bụi và tiếng ồn ngày càng tăng. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Thành phố Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua lịch sử 48 năm hình thành và phát triển, bằng những cố gắng nỗ lực của mình cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước Thành phố đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Ngày 1/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1645/QĐ-TTg công nhận thành phố (TP) Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên là nơi đông dân cư và tập trung nhiều trường đại học. Theo điều tra dân số 01/04/2009 dân số Thành phố Thái Nguyên là hơn 290 nghìn người, dân cư phân bố với mật độ khá cao 1.260 người/km². Tốc độ gia tăng hàng năm là 0,7 %/năm. Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt là sự tập trung đông dân cư ở các khu trung tâm gây ra sự quá tải cho môi trường. Những vấn đề vấn đề đang tập trung sự quan tâm chú ý của nhân dân có thể kể tới đó là sự ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, các khu nhà ở, nhà trọ sinh viên, do rác thải từ các hoạt động sinh hoạt và thương mại dịch vụ, tiếng ồn và khói bụi do các hoạt động giao thông, các cơ sở sản xuất….. Phường Thịnh Đán là một trong 26 đơn vị hành chính của Thành Phố Thái Nguyên, có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế do nằm gần Trung tâm Thành Phố. Phường diện tích tự nhiên là 616.18 ha, chiếm 3.48% diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, đây cũng là một khu vực tập trung khá đông dân cư và sinh viên của Trường Cao Đẳng Y tế, Cao Đẳng Sư phạm. Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của phường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Ngoài nguyên nhân khách quan (như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên), nguyên nhân chủ quan là sự gia tăng của các hoạt động kinh tế-xã hội, dân cư, thiếu quy hoạch không gian lãnh thổ và thiếu quan tâm trong công tác quản lý môi trường của các cơ quan quản lý cấp cơ sở. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Đây cũng là lý do dể chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên” 1.2. Mục đích của đề tài - Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường nông thôn tại tổ phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Thông qua nghiên cứu chuyên đề, nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. - Đề xuất biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. + Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu Ý nghĩa thực tiễn: + Đánh giá được chất lượng môi trường trên địa bàn phường Thịnh Đán, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường + Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làm cơ sở lý thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý - Luật BVMT Việt Nam - Ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 - Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y Tế số 08/2005/QĐ – BYT ngày 11/03/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. - Nghị định số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông tư của Bộ Y Tế số 15/2006/TT – BYT ngày 30/11/2006 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống, nhà tiêu và hộ gia đình. - Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5944-1995) Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5502:2003 nước cấp sinh hoạt – yêu cầu chất lượng. 2.2. Cơ sở lý luận Các khái niệm liên quan - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. - Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm. - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác. - Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. - Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. - Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. - Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 2.3.1.1 Ô nhiễm không khí: Nguồn gây ra ô nhiễm bao gồm hai loại chính là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Đối với nguồn nhân tạo, chúng rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải và nông nghiệp…. *Do sản xuất công nghiệp : phát sinh chủ yếu từ các ống khói nhà máy, đặc biệt với các nhà máy chưa có bộ phận xử lý chất thải sau quá trình sản xuất. Tùy từng loại hình công nghiệp có thể thải ra bụi, khí, và hơi. Lượng thải và mức độ độc hại rất khác nhau, tùy thuộc vào quy mô công nghiệp cong nghệ áp dụng, nguyên liệu sử dụng và phương pháp đốt cụ thể. *Do giao thông vận tải Nguồn gây ra ô nhiễm do giao thông vận tải sinh ra gần 2/3 khí CO2 và 1/3 khí CO cùng với khí NO. Đặc điểm nổi bật của các nguồn này là tuy nguồn gây ô nhiễm tính theo đơn vị phương tiện giao thông vận tải có quy mô nhỏ nhưng lại tập trung suốt dọc tuyến đường giao thông nên tác hại rất lớn, nguồn gây ô nhiễm thấp, di động, khả năng khuyếch tán phụ thuộc các chất ô nhiễm phụ thuộc chủ yếu vào địa hình và kiến trúc các phố hai bên đường. Tại Hà Nội, các nhà khoa học cho rằng hoạt động giao thông vận tải là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn. *Do hoạt động sản xuất nông nghiệp: Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu do đốt rừng làm rẫy, làm cho khí CO2 tăng lên, khí CH4 tạo ra do sựu phân hủy chất hưu cơ từ các trang trại chăn nuôi hoặc từ các đống rác xử lý không đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất nông nghiệp còn gây ra bởi các hoạt động phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bình phun, vòi phun, máy bay. Phân gia súc phân hủy, phân bón gây mùi hôi thối tạo điều kiện cho các loại sinh vật truyền bệnh phát triển như ruồi, nhặng… *Ô nhiễm không khí trong nhà : đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nguồn gây ô nhiễm trong sinh hoạt chủ yếu là lò sưởi và bếp đun sử dụng các nhiên liệu như than, củi dầu lửa, khí đốt….Nguồn gây ô nhiễm này tuy nhỏ nhưng thường gây ô nhiễm cục bộ trong một không gian nhỏ nên có thể để lại hậu quả lớn và lâu dài. Bên cạnh đó nguồn gây ô nhiễm trong nhà còn có thể kẻ tới các khí sinh ra từ các nguồn thải sinh hoạt, khói thuốc lá, các hợp chất hữu cơ bay hơi có nguồn gốc từ các loại sơn và các vật liệu xây dựng. Đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, diện tích sinh hoạt nhỏ hẹp mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người lại càng lớn. 2.3.1.2 Ô nhiễm đất: Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất là nông dược và phân hóa học chúng tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ. Thứ hai là việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang gây ô nhiễm đất nghiêm trọng, làm vỡ kết cấu đất, xói mòn đất… Ô nhiễm đất do nông dược và phân hóa học.Ô nhiễm đất sảy ra chủ yếu ở nông thôn. Trước hết là do sự bành trướng của kĩ thuật canh tác hiện đại. Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn trong khi đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số tăng và cũng vì sự phát triển thành phố, kỹ nghệ và những sử dụng phi nông nghiệp. Người ta cần phải thâm canh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp. Phân hóa học chắc chắn đã gia tăng năng suất, nhưng việc sử dụng lặp lại, với liều rất cao gây ra sự ô nhiễm đất do các tạp chất lẫn vào. Hơn nữa, Ntrat và photphat rải một cách dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy cấp. Cũng thế, nông dược và vô cơ hay hưu cơ cũng có thể làm ô nhiễm đất và sinh khối. Thâm canh không ngừng của nông nghiệp, sử dụng ngày càng nhiều các chất nhân tạo như phân hóa học và nông dược… làm cho đất ô nhiễm tuy chậm nhưng chắc, không hoàn lại(irreversible), đất sẽ kém phi nhiêu di. 2.3.1.3Ô nhiễm nước: *Nguồn nước mặt Do nhiều lý do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Trong khi đó, dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt. Quá trình đô thị hoá, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Gần 5 triệu người chết hàng năm ở các nước đang phát triển có liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch. Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra từ chất thải của con người (vi khuẩn và vi rút), kim loại nặng và hoá chất từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Uống nước đã bị ô nhiễm hoặc ăn thức ăn chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá bắt từ nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm bệnh và tích luỹ các chất độc hại như kim loại nặng và các chất hữu cơ bền thông qua quá trình tích luỹ sinh học. Ngoài ra, con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm hoặc do đất bị nhiễm bẩn bởi các dòng sông ô nhiễm dâng lên. *Nước ngầm Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp đất sỏi và trong những tầng địa chất thấm qua được. Nước ngầm là một nguồn rất quan trọng của nước sạch, chiếm 97% lượng nước ngọt trên Trái đất. Khoảng 2 tỉ người, cả ở thành phố và nông thôn đang phụ thuộc vào lượng nước này cho những nhu cầu sống hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau. Ở đô thị, các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chính là các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh. Ngoài ra nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản đều có khả năng bị rò rỉ và ngấm vào tầng chứa nước nước ngầm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón cũng là nguồn đe doạ lớn đối với nguồn nước ngầm. Các quá trình hình thành địa chất tự nhiên là nguồn giải phóng kim loại nặng vào nước ngầm, trong đó phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Một nghiên cứu mới đây cho thấy nguồn nước ngầm của nhiều quốc gia thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á có hàm lượng Asen rất cao. Cao nhất là Băng-la-đét. Hiện có 1/15 dân số nước này đang phải uống nước có hàm lượng Asen cao hơn 5 lần mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nước ngầm rất khó xử lý, do đó việc bảo vệ nguồn nước đó là cực kỳ quan trọng. Một số biện pháp ngăn chặn cơ bản là tăng cường kiểm soát đối với việc xả thải, xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, cho đến nay ở các nước đang phát triển các biện pháp này được tiến hành rất chậm chạp, trong khi hệ thống nước ngầm đang ngày càng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. 2.4. Thực trạng môi trường trên Thế giới và Việt Nam 2. 4.1. Thực trạng môi trường trên Thế giới Viện Blacksmith, một tổ chức nghiên cứu môi trường quốc tế có trụ sở tại New York (Mỹ), vừa công bố danh sách 10 thành phố thuộc 8 nước được coi là ô nhiễm nhất thế giới năm 2006. Tại các thành phố này, hơn 10 triệu người có nguy cơ bị nhiễm trùng, ung thư phổi và giảm tuổi thọ. Trẻ em bị lở loét do ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm môi trường. 10 thành phố này gồm: + Thành phố Dzerzhinsk ở Nga, từng là khu vực sản xuất vũ khí hoá học lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. + Thành phố Lâm Phần, Trung tâm công nghiệp than đá của Trung Quốc. + Thành phố Kabwe ở Zambia, khu vực khai thác mỏ và luyện kim loại, trong đó có cả chì. + Thành phố Haina ở Cộng hoà Dominica, nơi tái chế và nấu chảy pin, người dân nơi đây có nồng độ chì trong cơ thể rất cao. + Thành phố Ranipet ở Ấn Độ, nơi hơn ba triệu người bị ảnh hưởng bởi chất thải từ các xưởng thuộc da. + Thành phố Chernobyl ở Ukraine, một khu vực nổi tiếng bởi thảm hoạ phóng xạ 20 năm trước. + Thành phố Mayluu-Suu ở Kyrgyzstan. + Thành phố La Oroya ở Peru. + Thành phố Norilsk ở Nga. + Thành phố Rudnaya ở Nga. Theo báo cáo của Viện này, các khu vực ô nhiễm nhất thế giới là những khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô và các khu du lịch của các nước. Những nước có các thành phố bị ô nhiễm môi trường, phần lớn là các nước đang phát triển, thiếu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương và sự bất lực của người dân trong việc giải quyết các tình trạng ô nhiễm. Cũng theo báo cáo, đa số ô nhiễm của các khu vực này xuất phát từ chì không được kiểm soát, mỏ than hoặc các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân chưa được lọc sạch. Ô nhiễm môi trường ở những thành phố này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân và gia tăng nạn nghèo đói. Những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trường là nơi con người sinh sống có tuổi thọ thấp nhất, trẻ sơ sinh bị khuyết tật, tỉ lệ hen trẻ em trên 90% và chậm phát triển trí tuệ. Nghiên cứu do các cơ quan của Liên hiệp quốc tiến hành cho thấy khoảng 20% trường hợp chết sớm trên toàn thế giới là do các nhân tố ô nhiễm môi trường gây nên. *Tại Chernobyl, báo cáo ước tính 5,5 triệu người vẫn bị đe doạ bởi vật liệu phóng xạ tiếp tục thấm vào mạch nước ngầm và đất cách đây 20 năm sau thảm hoạ nổ nhà máy điện hạt nhân. *Người dân ở Lâm Phần, trung tâm tỉnh Sơn Tây, nơi chuyên khai thác than của Trung Quốc, thường bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi do chất lượng không khí kém. *Khoảng 300.000 người ở Dzherzhinsk (thuộc Nga), một khu vực sản xuất vũ khí hoá học trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tuổi thọ chỉ bằng một nửa so với dân của các nước giàu nhất. Tuổi thọ của đàn ông ở Dzherzhinsk là 47 và của phụ nữ là 42. Trên thực tế, Viện Blacksmith đã tham gia các chương trình khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường ở 5 trong số 10 thành phố nói trên có môi trường bị ô nhiễm. Trước hết là lắp đặt các nhà máy lọc nước, đồng thời tiến hành giáo dục mọi người, đặc biệt là trẻ em, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm nói trên trong điều kiện có thể. Theo cảnh báo của Viện Blacksmith, ngoài 10 thành phố trên bị coi là ô nhiễm nhất thế giới, còn có 25 thành phố khác trên toàn cầu cần sớm triển khai nhanh các hoạt động bảo vệ môi trường. *Ô nhiễm nước: Các mầm bệnh trong nước ô nhiễm có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong đối với trẻ em và những người có thể trạng nhạy cảm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong số các vấn đề về môi trường. Những chất độc tích luỹ trong cá và các loại thức phẩm khác ít có nguy cơ gây độc cấp tính nhưng lại có thể để lại hậu quả lâu dài. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt hiện đang diễn ra với hầu hết các con sông lớn ở các nước đang phát triển, điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá một cách ồ ạt đã khiến cho nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày của người dân trở nên tồi tệ. Theo dự đoán, trong một vài thập kỷ tới, có tới 2/3 dân số thể giới sẽ phải sống trong cảnh thiếu nước. Trong thời gian qua, các quốc gia cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nước mặt, tuy nhiên kết quả mang lại còn hạn chế. Ấn Độ đã tốn hàng trăm triệu rupi cho kế hoạch Hành động sống Hằng thực hiện từ những 1980 nhằm giảm ô nhiễm trên dòng sông này, nhưng hầu như không mang lại kết quả. Trung Quốc mặc dù đã cải thiện đáng kể chất lượng nước ở sông Hoàng Phố chảy qua thành phố Thượng Hải bằng khoản đầu tư hàng tỉ USD trong 20 năm cùng với việc đóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm nhưng hoạt động công nghiệp và sự phát triển đô thị lại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Dương Tử, con sông lớn nhất quốc gia này. Một thực tế cho thấy, các chương trình phục hồi chất lượng nước mặt là có thể thực hiện được nhưng rất tốn kém. Và điều đó dường như đồng nghĩa với việc những người dân nghèo sống xung quanh các lưu vực bị ô nhiễm vẫn tiếp tục phải ăn uống và sinh hoạt bằng những nguồn nước chết người đó. *Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân chủ yếu của IAP ở các nước đang phát triển là do việc đốt than và các chất đốt sinh học (gỗ, phân động vật và rơm rạ) để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng. Hơn 50% dân số thế giới dùng năng lượng để đun nấu theo cách này, hầu hết họ đều sống ở các nước nghèo. Trong khi đa số người dân ở các nước có thu nhập cao đã chuyển sang dùng các sản phẩm từ dầu mỏ và điện để đun nấu, thì ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Châu Phi cận Sahara, tới 80% các gia đình ở thành phố và hơn 90% các hộ dân ở nông thôn vẫn đun nấu bằng các nguồn nhiên liệu truyền thống này. Nhiên liệu sinh học được đốt chủ yếu bằng các bếp thô sơ, do đó chúng thường không được đốt cháy hoàn toàn. Điều này vừa gây ra sự lãng phí nguyên liệu vừa gây ô nhiễm không khí. Cùng với hệ thống thông gió không đảm bảo đã làm cho hàm lượng bụi và khói độc trong nhà cao, rất có hại cho sức khoẻ con người. Trong đó những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ - những người thường xuyên nấu ăn và trẻ nhỏ thường xuyên được địu trên lưng mẹ. Sự đốt cháy nguyên liệu sinh học tạo thành các hạt. Các hạt với đương kính nhỏ hơn 10 micro (PM10) và đặc biệt nhỏ hơn 2.5 micro (PM2.5) có thể xuyên sâu vào phổi. Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã khuyến cáo rằng hàm lượng trung bình 24giờ của PM10 không nên vượt quá 150 µg/m3. Trong khi đó, nếu đun nấu với nguyên liêu sinh học truyền thống hàm lượng PM10 trong không khí trong nhà có thể đạt từ 300 đến 3000 µg/m3, cao gấp hơn 20 lần lượng cho phép. Thậm chí vào thời điểm đun nấu con số này có thể lên tới 30.000 µg/m3, gấp 200 lần hàm lượng cho phép. IAP gây ra 3 triệu ca tử vong mỗi năm và là nguyên nhân cho 4% căn bệnh trên toàn thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp. Hàng trăm, nhiều chương trình đã được thực hiện trên toàn thế giới để giảm thiểu mối đe doạ bởi IAP. Phần lớn chúng đều tập trung vào việc giới thiệu những loại bếp sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong những năm tới những nỗ lực này cần được bổ sung bằng những cách tiếp cận toàn diện hơn bao gồm cải thiện hệ thống lưu thông gió, thay đổi cách sống và một loạt các giải pháp truyền thông khác. 2.4.2. Hiện trạng môi trường ở Việt Nam Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông. . Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện). Giáo sư Lâm Minh Triết (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) trong buổi hội thảo “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam” đã nhấn mạnh: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như là chất rắn lờ lững, nhu cầu ôxy sinh hoá, nhu cầu ôxy hoá học, nitơrit, nitơrat... gấp từ 2-5 lần, thậm chí tới 10-20 lần trị số tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số E Côli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và chất độ hại như là chì, thuỷ ngân, asen, clor, phenol... * Môi trường nước Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần. Năm 1990 Việt Nam mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng tới 694 đô thị các loại, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trương ương, 20 thành phố trực thuộc tỉnh, 62 thị xã và 563 thị trấn. Dân số đô thị Việt Nam năm 1990 là khoảng 13 triệu người (chiếm tỷ lệ 20%), năm 1995 tỷ lệ dân số đô thị chiếm 20,75%, năm 2000 chiếm 25%, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam chiếm 33%, năm 2020 chiếm 45%. Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân số đô thị gấp áp lực rất lớn đến môi trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công nghiệp một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng Vấn đề đầu tiên phải kể đến về hiện tượng môi trương sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn. Nếu như chúng ta quan niện nước sạch chỉ đơn giản la nước mưa, nước giếng khoan qua sư lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch như đã được xử lý ở các thành phố lớn thì tỉ lệ ngươi dân nông thôn, nhất là khu vực miền núi còn rất thấp. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, kém phát triển gây tử vong nhất ở trẻ em. Có đến 80% trường hơp bị tiêu chảy la do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, nguyên nhân gây ra tinh trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ỏ nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau : Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhu phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn nan mà không có kiêm soát. Nhìn chung lượng phân bón hóa học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1(ha) gieo trồng, bình quan 80-90 kg/ha (cho lúa la 150-180 kg/ha) , so với Ha Lan 758 kg/ha, Nhật 430 kg/ha, Hàn Quốc 467 kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha.tuy nhiên việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; bón phân không cân đối; nặng về sử dụng phân đạm; chất lượng phân không đảm bảo, các loại phân bón N-P-K, hưu cơ vi sinh, hưu cơ khoang do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, dóng gói không đúng khối lượng đang là áp lực chính cho ngươi nông dân và môi trường đất. Ngoài ra, ở miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tâp quán sử dụng phân bác, phân chuồng tươi vao canh tác. Ở ĐBSCL, phân tươi được coi la nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc với mọi sinh vật; Tồn dư lâu dài trong môi trương đất – nước gây ra ô nhiễm; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa gây chết tất cả các sinh vật co hại va có lợi trong môi trường đất, nước. Hiên nay, nước ta chua sản xuất đươc thuốc BVTV ma phải nhập khẩu đê gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước. Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp nhiều khố khăn. Hàng năm khoảng 10% thuốc được nhập lậu theo đường tuyển ngạch. Số này rất đa dạng và chủng loại, chất lượng không đảm bảo ma vẫn lưu hành trên thị trường. thứ 2 la việc sử dụng còn tùy tiện, không tuân thủ các yêu càu kĩ thuật theo nhãn mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc. Thứ ba là do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ, hết lien hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước. Theo trung tâm công nghệ xử lý môi trường, cán bộ tư lệnh hóa học (2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV có nhiều chất nằm trong 12 chất ô nhiễm hưu cơ khố phân hủy. Va cuối cùng la viêc bảo quản thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong chuồng nuôi gia súc. Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rán từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện cả nước có khoảng 1.450 lang nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất là khu vực đồng bằng Sông Hồng, vốn la cái nôi của làng nghề truyền Bình va Bắc Ninh, … trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó, đã và đang nẩy sinh nhiều vấn dề nông thôn, tác động xấu đến lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân làng nghề.kêt quả phan tích chất lượng nước thải của làng nghè dệt nhuộm tại Thái Bình cho thấy, đa số các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt la BOD5 COD đều vượt tiêu chuẩn từ 2-5 lần. Môi trường không khí: Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm ở mức độ trầm trọng. Các nơi bị ô nhiễm nặng nhất là khu dân cư gần nhà máy xi mặng Hải Phòng, nhà máy Vicasa Biên Hoà, KCN Tân Bình, nhà máy tuyển than Hòn Gai... Ở một số khu dân cư gần các KCN nồng độ khí sulffure vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng nồng độ khí sulfure trung bình ngày là 0,407 mg/m3 gấp 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép, cụm công nghiệp Tân Bình nồng độ sulfure trung bình là 0,338 mg/m3 (gấp 1,1 lần tiêu chuẩn cho phép). “Tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra ở các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) từ 0,6 – 0,8 kg/người/ngày, chất thải rắn trong bệnh viện (cơ sở y tế) được thải ra ước tính từ 50-70 tấn/ngày. Chất thải rắn này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị.. Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó, lượng bụi và các khí CO, CO2, SO2 va NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong nhiều làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghè sản xuất gạch đỏ (Khai Thái – Ha Tây); vôi (Xuân Quan – Hưng Yên) hang năm sử dụng khoảng 6.000 tấn than, 100 tấn củi nhốm lò; 250 tấn bùn; 10m3 đá sinh ra nhiều loại bụi , SO2, CO2, CO, NOx, và nhiều loại chất thải nguy hại khác, gây ảnh hưởng tới sức khỏe ngươi dân trong khu vực và làm ảnh hưởng tới hoa mầu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra các vụ xung đột, khiếu kiên như ở Thái Bình, Bác Ninh và Hưng Yên . *Ô nhiễm đất Hiện trạng ô nhiễm đất ở Việt Nam Sản xuất nông nghiệp: áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp cụ thể: tăng cường sử dụng hóa chất như phân vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ:sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch; mơ rộng các hệ tưới tiêu. Sản xuất nông nghiệp: thải ra nhiều chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, các loại dầu mỡ, hóa chất độc hại… Ví dụ: nước thải nhà máy pin Văn Điều chứa Zn, Hg ,Cd gây ô nhiễm đấtvvà trồng rau khu vực xung quanh nhà máy; Làng ung thư ở Nông Thao(Phú Thọ). Ô nhiễm rác thải của các khu vực đô thị: rác thải được thu gom và chon lấp ở vùng ngoại thành, gây ô nhiễm đất đai. Ví dụ: Việc ô nhiễm đất đai khu vực xung quanh bãi chon lấp rác của Hà Nội như:Mễ Trì, Tây Mỗ, Văn Điển. Việc nhập khẩu rác từ nước phát triển : theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 cho thấy: Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và sấp xỉ 80% lượng phân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chưa xủ lý như K2SO4, KCl, superphotphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các kation kiềm và xuất hiện các độc tố trong môi trương đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất – nước, tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả nhưng vi sinh vật co hãi và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiên nay, mạc dù khối lượng thuốc bao vệ thực vật ở Việt Nam còn ít, trung bình từ 0,5- 1,0kg/ha/nam, tuy nhiên, ở nhiêu nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên tronh những năm gần đây. PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng môi trường khu vực phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực Phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: từ ngày 01/11/2010 đến ngày 12/11/2010 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Phường Thịnh Đán TP Thái Nguyên - Đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Hiểu biết và thái độ của nhân dân Phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên về các vấn đề môi trường và hoạt động Bảo vệ môi trường. - Đánh giá chất lượng nước ngầm trên địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp quản lý, tuyên truyền và cách thức giảm thiểu ô nhiễm môi trường của địa phương. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa -Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu. -Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội… trong báo cáo quy hoạch sử dung đất của Địa Phương - Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh, Thành phố. 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại các số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát. *Dựa theo bộ câu hỏi Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét bước đầu chúng tôi tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn, cố gắng tối đa trong việc đưa ra các câu hỏi phù hợp, dễ hiểu phát triển thêm các câu hỏi mới từ bộ câu hỏi có sẵn. Sau khi thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đối với các hộ gia đình tại các tổ dân phố trên địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tận dụng tối đa khả năng giao tiếp và sự giúp đỡ của chính quyề địa phương chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra và phân công các thành viên trong nhóm nghiên cứu hướng dẫn người dân điền thông tin vào phiếu. 3.4.4.Phương pháp lấy mẫu nước phân tích *Lựa chọn vị trí lấy mẫu Tại giếng các hộ gia đình trong số 23 tổ của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. *Cách lấy mẫu + Đối với giếng khoan: lấy mẫu trực tiếp từ vòi bơm vào chai định lượng không lấy qua bể chứa nước. + Đối với giếng đào: dùng gầu múc nước rồi đổ vào chai định lượng. Mẫu nước được lấy ở 3 vị trí khác nhau Tại mỗi tổ của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, lựa chọn mỗi tổ 3 nhà có vị trí cách xa nhau, lấy mẫu nước cho vào 3 bình định mức khác nhau. Sau đó đem tổng số mâu thu được đem chia làm 3 nhóm lớn, được quy định để lấy mẫu đại diện như sau: + Mẫu 1: mẫu nước giếng của tổ 1 đến tổ 8 đem hòa vào nhau + Mẫu 2: mẫu nước giếng của tổ 9 đến tổ 16 đem hòa vào nhau + Mẫu 3: mẫu nước giếng của tổ 17 đến tổ 23 đem hòa vào nhau Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiêm Mẫu nước sau khi lấy về được bảo quản và đem phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu tại Viện Khao Học và Sự Sống – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3.4.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Số liệu sơ cấp: Số liệu trên phiếu điều tra được tổng hợp lại sau đó được tính toán và xử lý thống kê trên Microsoft Excel. - Số liệu thứ cấp : thu thập từ báo cáo kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2010, và báo cáo quy hoạch sử dụng đất của phường Thịnh Đán. PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Thịnh Đán 4.1.1 Điều kiện tự nhiên của phường Thịnh Đán 4.1.1.1 Vị trí địa lí Phường Thịnh Đán có diện tích tự nhiên là 616.18 ha, chiếm 3.48% diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên. Có địa giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp phường Tân Thịnh, xã Quyết Thắng - Phía Nam giáp xã Thịnh Đức - Phía Tây giáp xã Quyết Thắng, xã Thịnh Đức - Phía Đông giáp phường Tân Lập Hình 4.1 Mô phỏng vị trí địa lý Phường Thịnh Đán  4.1.1.2 Địa hình, địa mạo * Địa hình: Phường Thịnh Đán có địa hình dạng đồi bát úp dốc thoải, xen giữa là các khu đất bằng. Địa hình thấp dầntheo hướng Đông Bắc – Tây Nam. * Địa chất công trình: Đất đai của phường được hình thành trên nền địa chất ổn định, kết cấu đất tốt. Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình, nhưng căn cứ vào tài liệu địa chất của những công trình đã được xây dựng, có thể đánh giá địa chất công trình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng. 4.1.1.3 Khí hậu Phường Thịnh Đán có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong 1 năm có bốn mùa rõ rệt: xuân – hạ - thu – đông. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 – 230C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,700C và trung bình tháng thấp nhất 160C. - Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600-1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170-200 giờ) và tháng 2;3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40-50 giờ). - Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất. - Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86-87% thấp nhất vào tháng 3 là 70%. - Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). - Bão: Do nằm xa biển nên phường thường ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tóm lại: Với những phân tích như ở trên cho thấy phường Thịnh Đán nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu. 4.1.1.4 Thủy văn Phường Thịnh Đán có hệ thống song suối và hệ thống các ao, hồ chứa nước phân bố rộng khắp trên địa bàn (với các kênh, hồ lớn như: kênh hồ Núi Cốc, hồ Đầm Rốn, hồ Sen…), lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên sông Cầu và lượng mưa hàng năm. Tuy nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, tiêu thoát nước cũng như tạo cảnh quan, điều hòa môi trường sinh thái trên địa bàn. 4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất: Phường có 616.18 ha diện tích đất tự nhiên. Về mặt thổ nhưỡng đất đai của phường chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Cầu. Bên cạnh đó trên địa bàn phường cũng có diện tịch đất đồi nằm rải trên địa bàn phường. Nhìn chung đất đai của phường thuận lợi cho nhiều loại cây trồng. * Tài nguyên rừng: Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2005, toàn phường có 89.70 ha diện tích đất lâm nghiệp, trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất. Chất lượng rừng trữ lượng gỗ thấp chủ yếu là các loại cây trồng như: bạch đàn, keo, phi lao. Động vật rừng trên địa bàn phường hiện nay không còn nhiều. Trong những năm tới dự báo rừng sẽ bị giảm diện tích chuyển sang các loại đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng. * Tài nguyên nước Nguồn nước mặt phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên. Lượng nước mưa trên được đổ vào các sông suối và hồ ao tạo thành nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. - Nguồn nước ngầm: nước ngầm phân bố khá rộng, chủ yếu ở độ sâu 150-300 m, đây là nguồn nước có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên lượng nước ngầm khi khai thác đưa vào sử dụng phải qua hệ thống lọc, phải được kiểm tra các chỉ số hóa học của ngành. * Tài nguyên nhân văn: Trải qua quá trình xây dựng hình thành và phát triển cùng với thành phố Thái Nguyên, nhân dân phường Thịnh Đán đã viết nên trang sư rạng rỡ, với truyền thống cách mạng, người dân phường cần cù sang tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đã đạt được cùng với đông đảo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, làm tiền đề để phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới. 4.1.1.6 Cảnh quan môi trường Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của phường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Ngoài nguyên nhân khách quan (như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên), nguyên nhân chủ quan là sự gia tăng của các hoạt động kinh tế-xã hội, thiếu quy hoạch không gian lãnh thổ và công nghệ thiết bị cũ, thiếu đồng bộ. Cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm nhiều trong chiến lược sử dụng đất của thành phố nói chung, phường Thịnh Đán nói riêng nhằm phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững. 4.1.1.7 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường * Những thuận lợi, lợi thế: Nhìn chung vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường của phường có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Với vị trí thuộc khu vực nội thành, có hệ thống giao thông phân bố khá dày (tỉ lệ đất giao thông chiếm 10.03% diện tích tự nhiên) tạo ra những thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế-xã hội với các phường trong thành phố và thuận lợi cho nhân dân đi lại. Nhân dân phường cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, đoàn kết, đội ngũ cán bộ quản lí năng động, có trách nhiêm, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội. * Những khó khăn, hạn chế: Vẫn còn có những hộ gia đình chưa ý thức chấp hành tốt những hoạt động văn hóa xã hội trong các khu dân cư, việc lấn chiếm đất công, lòng đường, vỉa hè phục vụ vào kinh doanh-dịch vụ trên đường phố. Sự phát triển kinh tế của các cơ sở sản xuất theo hướng tự phát, hoạt động trong sản xuất trong các khu dân cư nên đề ô nhiễm môi trường nước, tiếng ồn, không khí là những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của phường Thịnh Đán 4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế Phát huy những thành tựu đã đạt được, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, UBND phường Thịnh Đán đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đúng theo định hướng cùng với những lợi thế về tự nhiên, nguồn lực con người, kinh tế của phường đã có những bước phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; thương mại-dịch vụ đều tăng năm sau cao hơn năm trước. 4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn phường có những thay đổi đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ-thương mại. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và hiệu quả cao hơn. Phát triển sản xuất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy, phân công lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng ổn định là vấn đề then chốt, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của phường phat triển, năng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch nội bộ trong cơ cấu các khu vực kinh tế cũng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự phát triển của từng ngành. Trong những năm tới khi quá trình đô thị hóa trên địa bàn phường diễn ra mạnh, cần tiếp tục phát huy lợi thế của các hoạt động dịch vụ - thương mại, tăng nhanh tỉ trọng khu vực này trong cơ cấu kinh tế, đồng thời từng bước giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Có như vậy, kinh tế của phường mới phát triển cân đối, bền vững. 4.1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp được duy trì giữ vững đạt năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, UBND phường Thịnh Đán, theo chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế vườn đồi, tuyên truyền vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất sản lượng cây trồng. - Công nghiệp: Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa, sự ra đời của luật doanh nghiệp cũng như xu hướng đầu tư trực tiếp đã tăng lên trên địa bàn phường, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp. Thực trạng phát triển của ngành trong thời gian này theo hướng nâng cao đầu tư những ngành sử dụng nhiều nguồn lao động có trình độ và ít gây ô nhiễm, bên cạnh đó không phát triển cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. - Thương mại và dịch vụ: Hoạt động thương mại trên địa bàn phường những năm qua không ngừng được củng cố và mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tập thể và tư nhân. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống dân cư. 4.1.2.4 Dân số, lao động và thu nhập a. Dân số Theo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương thì dân số của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên năm 2009 là 14.234 người. Trong đó: nam giới có 5740 người, nữ giới có 8494 người. b. Lao động, việc làm và thu nhập - Lao động, thu nhập: Phường Thịnh Đán có lực lượng lao động tương đối dồi dào với trên 5.700 người, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. - Thu nhập và mức sống: Những năm gần đây, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong phường không ngừng được cải thiện và nâng cao. Số hộ có thu nhập cao tập trung vào các hộ gia định kinh doanh dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên theo kết quả điều tra của chương trình xóa đói giảm nghèo, toàn phường hiện vẫn còn 154 hộ nghèo theo tiêu chí mới trên tổng số 2.075 hộ (chiếm 7.42%). Công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm tới cần được quan tâm hơn nữa, phấn đấu đến sau năm 2015 trên địa bàn phường không còn hộ nghèo. 4.2. Đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên.doc