Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai

 Giá thể lưu động MBBR: Kỹ thuật dạng màng vi sinh chuyển động dựa vào giá thể vi sinh lưu động là bước tiến lớn của kỹ thuật XLNT. Giá thể này có dạng cầu với diện tích tiếp xúc lớn, nhờ vậy sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong giá thể lưu động. Vi sinh được di động khắp nơi trong bể, lượng khí cấp cho quá trình xử lý hiếu khí đủ để giá thể lưu động. Do tế bào vi sinh có nơi để bám dính nên không cần bể lắng sinh học mà chỉ lọc thô rồi khử trùng. Khi cần tăng công suất lên 10-30% chỉ cần thêm giá thể vào bể là được. Nước sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép.

doc93 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, tính toán để trả nước lại dòng sông Ba với lưu lượng tối thiểu bằng lưu lượng mùa kiệt của dòng sông, đảm bảo mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng dùng nước ở hạ lưu sông Ba đã được các Bộ, ngành chấp nhận việc xả nước định kỳ cao hơn 4m3/s và đang lập quy hoạch lưu vực sông Ba. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Nước thải sinh hoạt : Hiện nay, các khu vực đô thị của tỉnh Gia Lai chưa có hệ thống thoát nước thải thích hợp, nước thải được tiêu thoát bởi một mạng lưới cống chung. Mạng lưới này thu gom vận chuyển phần chảy tràn ra từ các hộ gia đình. Nước từ phòng tắm, nước giặt và nước rửa được thoát ra hệ thống cống thành phố, cùng với nước mưa, sau đó xả ra các sông suối. Đến nay tỉnh vẫn chưa có hệ thống XLNT tập trung, các hộ gia đình và các nhà vệ sinh công cộng đều có bể tự hoại dạng tự thấm. Nước thải từ các khu vệ sinh không được phép xả vào hệ thống cống thành phố. Hầu hết các hộ gia đình trong khu vực đô thị đều có bể phốt. Một số hộ gia đình nối cống thoát nước từ sau bể phốt vào tuyến thoát nước. Các bể phốt này chỉ tiếp nhận nước đen trong khi toàn bộ phần nước xám được xả ra các nguồn nước mặt hoặc môi trường xung quanh. Thông thường các bể phốt được nối với cống, hầu hết không được bảo dưỡng phù hợp và hút bùn định kì. Trên địa bàn tỉnh hiện Công ty TNHH MTV Công trình đô thị thành phố Pleiku được trang bị 01 xe chuyên dụng hút chất thải hầm vệ sinh có dung tích chứa 2m3, bên cạnh đó trên địa bàn thành phố còn có 03 xe của các hộ tư nhân đang lưu hành và hành nghề dịch vụ hút hầm cầu (thông tắc bể phốt) nhưng chưa có giấy phép hoạt động. Các huyện, thị xã còn lại chưa có dịch vụ này, phần lớn nếu có nhu cầu đều hợp đồng với các xe của Công ty TNHH MTV Công trình đô thị thành phố Pleiku hoặc các hộ tư nhân của thành phố thực hiện. Nước thải công nghiệp: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã nâng cao trách nhiệm và tự giác hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở đã đầu tư hệ thống XLNT, một số cơ sở đã đầu tư đến hàng chục tỷ đồng như: Khu công nghiệp Trà Đa, Nhà máy mì Ve Yu, một số nhà máy chế biến mủ cao su (Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê, Chư Păh, Công ty 72, 75), ... Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác BVMT, chưa đầu tư XLNT hoặc chậm đổi mới, thay thế các công nghệ sản xuất hiện đại hạn chế ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, nhìn chung các cơ sở đã tích cực đầu tư kinh phí cho công tác xử lý ô nhiễm trong đó có một số cơ sở đã có giải pháp di dời (nhà máy cao su Chư păh đã xây dựng mới cơ sở chế biến tại xã Ia Der, huyện IaGrai, hiện cơ sở cũ tại thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh chỉ chế biến với công suất 800 tấn/năm, giảm xuống 1.700 tấn/năm so với công suất hoạt động trước đây; và đã có kế hoạch di dời, xây dựng mới cơ sở tại xã Ia Phí, huyện Chư Păh năm 2013); đóng cửa (Bãi rác đồi 37 pháo binh –Tp. Pleiku); chuyển đổi ngành nghề sản xuất (Nhà máy chế biến tinh bột sắn Gia Tường); các cơ sở còn lại thực hiện nâng cấp, cải tạo hoặc chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tiến độ khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở vẫn còn chậm so với kế hoạch quy định. Nước thải nông nghiệp : Nước thải nông nghiệp phần lớn chưa được thu gom, xử lý và kiểm soát ô nhiễm. Hoạt động chăn nuôi cũng là một trong những yếu tố góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Phần lớn chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải ra mương, hồ gần khu vực chuồng trại gây ô nhiễm. Có nhiều trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ Biogas vừa xử lý chất thải, vừa tận dụng làm khí đốt phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều hộ gia đình, chủ yếu là người dân tộc thiểu số còn chăn nuôi thả rông gia súc, gia cầm, chất thải chăn nuôi từ các chuồng trại không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường đã làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước mặt. Hiện nay, phần lớn các trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 500 – 1.000 con đều được xây dựng ở khu vực xa khu dân cư và nguồn nước mặt. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nguồn nước ngầm. Hệ thống XLNT và sản xuất năng lượng sinh học đang được các cơ sở chăn nuôi áp dụng. Riêng đối với một số cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, nằm xen kẻ trong khu dân cư đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường, các cơ sở này cần phải sớm được di dời ra khỏi khu vực tập trung dân cư. Nước rỉ rác : Đa số các bãi rác ở tỉnh Gia Lai đều là bãi rác lộ thiên, không có các hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Tại bãi chôn lấp CTR thành phố Pleiku nước rỉ rác được thu gom nhưng không có hệ thống xử lý, bãi chôn lấp CTR tại Tx. Ayunpa là bãi rác lộ thiên, không hợp vệ sinh do đó không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác. Nước thải bệnh viện : Hầu hết nước thải từ bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm y tế và trạm xá chưa được xử lý triệt để đảm bảo vấn đề xả thải theo quy chuẩn cho phép. Nước thải y tế chứa một lượng vi sinh vật gây bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Vì vậy vấn đề ô nhiễm này là đáng kể, nếu không xử lý triệt để. Đến nay toàn tỉnh chỉ có 15 cơ sở y tế được đầu tư hệ thống XLNT trong đó chỉ có 10 cơ sở có hệ thống XLNT hoạt động tốt; 06 cơ sở y tế được đầu tư xây dựng mới hệ thống XLNT, đến nay đang vận hành thử nghiệm hệ thống. (Phụ lục 3) CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT trong đó có tài nguyên nước mặt từ cấp tỉnh đến cấp xã đã được hình thành nhưng còn thiếu về số lượng, làm việc chưa tương xứng với nhiệm vụ. Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh đã có các phòng quản lý tài nguyên nước, nhưng chỉ có từ 1 - 2 người làm công tác này, tại các huyện thường có 1 cán bộ chuyên trách nhưng còn kiêm thêm những công việc khác, nhiều huyện đến nay vẫn chưa phân công cán bộ, trong số những cán bộ đang làm việc, có nhiều cán bộc chuyên trách lại không có chuyên môn. Việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp là rất cần thiết, tuy nhiên hiện nay do thiếu vốn đầu tư, nên phần lớn các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường và chưa di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ ra khỏi khu dân cư. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường chưa sâu rộng, phong phú về hình thức, tỷ lệ cộng đồng được tiếp cận thông tin còn ít, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Nhận thức của một số người dân về công tác BVMT đặc biệt là môi trường nước chưa đầy đủ, chưa chủ động và chưa xác định trách nhiệm của cá nhân trong việc tham gia BVMT dẫn đến việc chưa tự giác thực hiện công tác BVMT ngay xung quanh khu vực sống của mình: nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó khăn (chăn nuôi còn thả rông, không vệ sinh nơi ăn ở, thiếu nhà xí hợp vệ sinh, chưa thu gom rác thải, an táng chưa hợp vệ sinh, phun thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng, xả nước thải chưa qua xử lý và xác động vật bừa bãi, …). Chưa thành lập Trung tâm Quan trắc Môi trường, công tác triển khai kế hoạch quan trắc môi trường còn hạn chế, chậm triển khai do đó thiếu cơ sở để đánh giá, xây dựng bản đồ hiện trạng diễn biến môi trường và dự báo các nguy cơ, sự cố về môi trường cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục. UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường (giai đoạn 2011-2015) thực hiện với 26 điểm quan trắc nước mặt. Song năm 2012, chỉ mới thực hiện được 20 điểm và một số thông số quan trắc chưa được thực hiện như: hóa chất BVTV, hóa chất trừ cỏ, …) do không đủ kinh phí thực hiện. Công tác kiểm tra, hậu kiểm các dự án sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT chưa thường xuyên và chặt chẽ nên các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đúng cam kết đã nêu trong báo cáo ĐTM, Cam kết BVMT (một số dự án chưa được xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành, vi phạm các quy định về xả nước thải chưa đạt quy chuẩn cho phép ra môi trường). Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ chưa cao, chưa tự giác chấp hành các quy định pháp luật về BVMT, còn có hành vi đầu tư công nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất lạc hậu, rẻ tiền; chưa xây dựng hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Các đơn vị công ích còn thiếu tích cực đi đầu trong xử lý chất thải bảo vệ môi trường (bệnh viện, bãi rác, nghĩa trang). Đối với tình hình ô nhiễm môi trường trên dòng Sông Ba: vẫn còn tồn tại, nguyên nhân do: + Hệ thống XLNT của Nhà máy đường An Khê đã được xây dựng, tuy nhiên không tuân thủ theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt, chưa được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các công trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành nhưng đã đưa vào hoạt động chế biến mùa vụ 2012-2013 kể từ ngày 15/11/2012; + Khu dân cư chế biến sắn tươi thuộc tổ 6 phường Ngô Mây thị xã An Khê vẫn xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước sông Ba tại giai đoạn hiện tại (từ tháng 7/2012 đến nay). Ngoài ra còn có nước thải, rác thải sản xuất, chăn nuôi, sinh hoạt của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các hộ dân dọc theo suối Vối, sông Ba trên địa bàn thị xã An Khê cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước sông Ba. Chương 4 ĐỀ XUẤT CẤC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Vấn đề môi trường nước hiện nay đã và đang được tỉnh Gia Lai chú trọng. Với xu hướng nguồn nước đang dần bị khan hiếm và ô nhiễm như hiện nay thì công tác quản lý nguồn tài nguyên nước được coi là cấp bách. Từ thực tế hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước mặt của tỉnh đề tài đưa ra các đề xuất để tăng cường hiệu quả quản lý nước mặt trên địa bàn tỉnh như sau: TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ Về nguồn nhân lực: Hoàn thiện bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ cấp huyện, thị đến cấp xã, BQL các KCN, CCN của tỉnh; các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ; nâng cao năng lực quản lý của lực lượng cảnh sát môi trường tại địa phương. Trong đó trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Gia Lai từng bước kiện toàn đến thành lập. Xây dựng chương trình cụ thể để bổ sung biên chế, tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực và chuyên môn phù hợp vào các phòng tài nguyên huyện, thị xã. Sở TNMT đề xuất Bộ TNMT mở các lớp tập huấn về luật, nghị định mới; các khóa đào tạo về quản lý tài nguyên nước, quản lý các lưu vực sông và thực hiện các đề tài chuyên môn liên quan đến môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh, mở các lớp tập huấn về công tác tuyên truyền. Cán bộ Sở TNMT sẽ triển khai lại cho các cán bộ môi trường cấp huyện và xã. Đối với đội ngũ quản lý môi trường trong các doanh nghiệp: Sự thiếu hụt về lực lượng và hạn chế trình độ chuyên môn về môi trường của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường trong các doanh nghiệp là một trong các nguyên nhân dẫn đến các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm ở các doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao. Do đó, điều kiện cần thiết trước mắt và lâu dài là các doanh nghiệp phải có kế hoạch bổ sung nhân lực có kiến thức về trình độ quản lý và công nghệ môi trường. Tập huấn, đào tạo những người đang và sẽ làm việc về môi trường hiện có của doanh nghiệp. Trong công tác tập huấn cho những người làm môi trường nói chung và công nghệ môi trường (xử lý chất thải) của các doanh nghiệp nói riêng, việc phối hợp với các cơ quan đào tạo, quản lý môi trường là rất cần thiết. Các cơ quan hợp tác có thể là: Phòng Quản lý Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, thị xã, … Lớp tập huấn/đào tạo/bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kỹ thuật và công nghệ môi trường (hệ ngắn ngày) với thời gian 5 - 7 ngày là phù hợp với điều kiện kinh phí của doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà mở thêm 1 hay 2 khoá đào tạo, tập huấn ngắn ngày. Nội dung các khoá đào tạo, tập huấn tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: Đào tạo các kiến thức cơ bản về môi trường; phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường; giới thiệu các hệ thống quản lý môi trường tiên tiến như ISO 14001; đào tạo kiến thức cơ bản về công nghệ xử lý chất thải; phổ biến kiến thức về công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn; giới thiệu một số công nghệ xử lý chất thải phổ biến, tiên tiến và hiện đại; tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp có hệ thống quản lý môi trường, có hệ thống XLNT tiên tiến, v.v… Về nguồn vốn: Nguồn vốn bảo vệ môi trường thường lấy từ kinh phí bảo vệ môi trường của trung ương, của tỉnh, ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh và kinh phí hoạt động từ các ban ngành đoàn thể. Để đa dạng hóa nguồn vốn cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Gia Lai cần Thành lập và tăng cường hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai. Bổ sung vào nguồn vốn của quỹ bảo vệ môi trường của địa phương trên cơ sở gây quỹ tự nguyện của các Khu/CCN, các doanh nghiệp hoặc doanh nhân, của các tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội. Mở rộng việc thực hiện các biện pháp thu phí bảo vệ môi trường áp dụng cho việc xử lý chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn), hoặc thu phí bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường quan trọng trên địa bàn, nhất là các dự án bảo vệ môi trường có giá trị phúc lợi xã hội cao và lâu dài. Khuyến khích các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư kinh phí bảo vệ môi trường địa phương tương xứng với mức tối thiểu là 1% tổng chi ngân sách của tỉnh, đề nghị tăng tỷ lệ chi cho sự nghiệp môi trường theo tỷ lệ tăng GDP. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, TRANG THIẾT BỊ Đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung ưu tiên cho các đô thị tập trung đông dân cư, khu/CCN như thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, Khu CN Tây Peiku, Khu CN cửa khẩu Lệ Thanh, …) và kết nối nguồn thải của các cơ sở sản xuất nhỏ vào hệ thống XLNT tập trung trước khi thải ra ngoài môi trường. Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước đô thị. Xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt đối với các khu dân cư mới, hạn chế khối lượng nước thải cần xử lý, xử lý và tận dụng nước mưa vào những mục đích phù hợp để hạn chế khai thác nước ngầm và nước mặt. Hoàn thiện các bãi chôn lấp, xử lý rác thải hợp vệ sinh, đồng thời đầu tư nhà máy xử lý rác tại các thành phố Pleiku và các thị xã. Đầu tư xây dựng hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước tự động: xây dựng song song hai hệ thống quan trắc như sau: Hệ thống quan trắc chất thải: quan trắc tại các hệ thống XLNT của các KCN, CCN và các cơ sở sản xuất. Quy định các hệ thống XLNT tập trung có công suất lớn hơn 50 m3/ngày phải có thiết bị quan trắc tự động một số thông số cơ bản. Hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt: tại các con sông, các vị trí có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm nước, quan trắc tại các vị trí ngay sau khi tiếp nhận nước thải từ các khu dân cư, KCN, CCN, … Để phục vụ cho chương trình quan trắc cần xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc, các bộ thông số môi trường và tần suất quan trắc. Hiện nay, trên lưu vực sông Ba chỉ mới có 2 trạm quan trắc môi trường nước kết hợp đo thủy văn thuộc quản lý của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đó là trạm An Khê tỉnh Gia Lai và trạm Củng Sơn thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Mạng lưới trạm quan trắc môi trường nước lưu vực sông Ba còn rất thưa, phần trung lưu của khu vực không có trạm quan trắc môi trường nước. Sông Ba hiện đang trong tình trạng báo động, một số yếu tố đã có nguy cơ vượt tiêu chuẩn vì vậy cần phải bố trí thêm một số điểm quan trắc. Ta có thể đặt thêm 2 trạm quan trắc tại khu vực đáng báo động: trạm quan trắc 1 đặt tại cầu Sông Ba – Phú Yên, trạm 2 đặt tại cầu Quý Đức – Gia Lai. Đầu tư đồng bộ trang thiết bị, đồng thời đào tạo được đội ngũ cán bộ làm công tác quan trắc môi trường; Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra, phân tích đo nhanh tại hiện trường, trang thiết bị lấy mẫu,… cho phòng tài nguyên môi trường cấp huyện. VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Thu phí xả thải: Thực hiện thu phí XLNT để tạo nguồn thu cho ngân sách, thu hồi dần vốn đầu tư vào hệ thống xử lý. Để phí BVMT đối với nước thải thực sự phát huy được hết vai trò là một công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý và BVMT cần phải: Kiện toàn bộ máy thu phí từ tỉnh đến các địa phương, đào tạo các cán bộ có chuyên môn về công tác thu phí. Đối với nước thải công nghiệp, các Sở TNMT cần chủ động triển khai thu phí thông qua hoạt động kiểm tra, đôn đốc, vận động các cơ sở công nghiệp kê khai và nộp phí. Các khu/CCN bắt buộc phải có hệ thống XLNT. Thu phí nước thải phải được áp dụng với các hộ dân được cấp nước và các doanh nghiệp xả nước thải theo nguyên tắc người sử dụng và người gây ô nhiễm phải trả tiền. Hiện nay, mức thu phí được áp dụng theo Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 – Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Thanh tra, kiểm tra: Hoàn tất việc đăng kí, cấp phép đối với các công trình, các cơ sở khai thác TNN đã có để đưa vào quản lý theo quy định. Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt mà chưa có giấy phép hoặc chưa đăng kí. Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin. Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước lớn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, gia tăng kiểm soát ô nhiễm đối với các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Thường xuyên kiểm tra định kỳ nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm và tình trạng vận hành các hệ thống XLNT để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Chi cục Bảo vệ Môi trường cần triển khai công tác lấy mẫu nước mặt định kỳ mỗi tháng 1 lần và phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước. Trong trường hợp có sự cố sẽ quan trắc chất lượng nước mặt với thời gian ngắn hơn. Đối với nước thải từ các KCN và cơ sở sản xuất ngoài doanh nghiệp sẽ sử dụng các kết quả phân tích từ báo cáo giám sát môi trường định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần. Trong trường hợp xảy ra sự cố (phát hiện từ các kết quả quan trắc nước mặt hoặc từ phản ánh của người dân) sẽ tiến hành kết hợp với cảnh sát môi trường lấy mẫu đột xuất. Xử lý vi phạm: Tăng cường kiểm tra xử lý triệt để, nghiêm minh những đơn vị có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm; thực hiện những biện pháp chế tài và xử phạt nghiêm đối với những cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, buộc các cơ sở phải có các biện pháp xử lý ô nhiễm. Hiện nay, theo nghị định 117/2009/NQ-CP, ngoài cảnh cáo thì mức phạt nhẹ nhất là 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày đêm. Mức phạt cao nhất là từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng cho các hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật cho phép. Mức thu như vậy đã tăng khá nhiều so với quy định cũ, đã có tính chất răn đe đối với các cơ sở gây ô nhiễm. Ngoài việc xử phạt hành chính, cần phải đưa ra các biện pháp cứng rắn khác để buộc các cơ sở sản xuất phải xử lý hậu quả ô nhiễm như thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh, buộc đóng cửa nếu như không có các biện pháp xử lý ô nhiễm. Truyền thông nâng cao nhận thức: Dùng các phương tiện truyền thông (báo chí, đài phát thanh và truyền hình) trong việc thông tin các chương trình tuyên truyền về môi trường nước): UBND tỉnh chỉ đạo Sở TNMT kết hợp với đài phát thanh truyền hình tỉnh, cơ quan báo chí và các trang web của các sở ban ngành thông tin rộng rãi đến mọi tầng lớp các thông tin về hiện trạng môi trường, về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước mặt cũng như tuyên dương, khen thưởng các cơ sở xử lý tốt nước thải. Lấy truyền thông làm công cụ tác động đến các đối tượng có liên quan. Đối với các doanh nghiệp: UBND tỉnh chỉ đạo Sở TNMT và sở KHCN tổ chức các buổi giới thiệu về công nghệ sản xuất sạch, các công nghệ XLNT, cũng như phổ biến các ưu đãi khác trong việc doanh nghiệp tham gia BVMT. Ngoài ra tổ chức các buổi gặp mặt lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp cũng như phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực thi các luật và chính sách môi trường mới ban hành. Đối với cộng đồng: UBND tỉnh chỉ đạo Sở TNMT và sở KHCN, Sở GD&ĐT tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường nước cũng như tổ chức các cuộc thi về nghệ thuật (hội họa, nhiếp ảnh và điện ảnh) với đề tài là môi trường nước và bảo vệ môi trường nước. Xây dựng các chương trình phổ biến kiến thức trong nhà trường; tổ chức tham quan, ngoại đến các địa điểm ô nhiễm và các địa điểm làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên nước cho các đối tượng khác nhau từ học sinh, sinh viên cho đến các ban ngành đoàn thể. Gắn kết các nội dung môi trường vào các hoạt động Đoàn – Hội tại địa phương: UBND tỉnh chỉ đạo Sở TNMT kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong tỉnh tổ chức các buổi nói chuyện về môi trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn có lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường nước mặt cụ thể: lồng ghép vào các nội dung về tuyên truyền các dịch bệnh, các lớp học khuyến nông, các hoạt động của đoàn thanh niên, hội nông dân và hội cựu chiến binh, ... Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cần nâng cao nhận thức thông qua các hoạt động tuyên truyền miệng, lồng ghép với sinh hoạt văn hóa của làng thông qua già làng, trưởng thôn. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ NGUỒN THẢI Đối với nước thải công nghiệp: Quy hoạch các cơ sở sản xuất riêng lẻ, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào KCN và CCN tập trung với các chính sách ưu đãi như hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ di dời để quản lý tập trung và hạn chế tình trạng xả thải không kiểm soát. Ngoài ra, thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống XLNT tập trung tại các khu/CCN sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng, dễ dàng quản lý việc XLNT phát sinh từ các cơ sơ sản xuất đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Phải có hệ thống quan trắc tự động các thông số ô nhiễm trong hệ thống XLNT tập trung. Triển khai mở rộng việc áp dụng SXSH cho các cơ sở, nhà máy sản xuất vừa và nhỏ: Khi hệ thống thu phí sử dụng nước và phí thải hợp lý sẽ góp phần giúp cho việc áp dụng SXSH gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh các hình thức tự nguyện, việc bắt buộc áp dụng SXSH vào sản xuất cũng nên được thực hiện đối với một số ngành công nghiệp như chế biến cao su, chế biến tinh bột khoai mì, … Khuyến khích các cơ sở sản xuất đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất mới thuộc các ngành nghề mang tính ô nhiễm đặc thù của tỉnh như cao su, mía đường, … từng bước đổi mới máy móc, đưa vào các công nghệ tiên tiến dùng ít nước. Các nhà máy có nghĩa vụ XLNT đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; Bắt buộc các dự án khi trình phê duyệt phải thực hiện xong hạng mục đánh giá tác động của việc phát triển dự án đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng; Các KCN phải được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và bảo đảm 100% các KCN đi vào hoạt động có các công trình XLNT và diện tích cây xanh hợp lý. Các nhà máy (Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Túc, Nhà máy chế biến mủ cao su số 01 – Công ty 72, Nhà máy đường An Khê, …) cần đầu tư cải tiến hệ thống XLNT để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường. Đối với nước thải sinh hoạt: Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước mặt là hạn chế số lượng nước xả thải vào nguồn nước bằng cách sử dụng tiết kiệm nước: tắt các vòi nước khi không dùng; kiểm tra rò rỉ từ bồn vệ sinh và các vòi nước; không nên sử dụng các bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác; lắp đặt các vòi hoa sen trong nhà tắm; nên giặt đồ khi đã đủ tải; không nên rửa xe, sân bằng vòi phun nước; tận dụng nước tối đa khi có thể, … Ưu tiên thực hiện các hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và công trình xử lý sơ bộ. Triển khai các chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ các nhà dân ở vùng sâu, vùng xa xây dựng nhà cầu tiêu hợp vệ sinh. Quy định nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải. Khuyến khích phát triển các dịch vụ thông hút hầm cầu trên các huyện, thị xã (An Khê, Ayun Pa). Đối với nước thải nông nghiệp:  Nâng cao nhận thức của nông dân trong kĩ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng liều lượng), không vứt chai lọ bừa bãi, tràn lan, cần thu gom lại và tiêu hủy. Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân. Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng phương pháp ủ làm phân bón cho cây trồng, xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas); xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình…); xử lý bằng hồ sinh học và chế phẩm sinh học EM; Hạn chế sử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử lý phù hợp. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn để hạn chế việc sử dụng nước. Đối với nước rỉ rác: Nước rỉ rác có nồng độ chất ô nhiễm cao và việc xử lý yêu cầu chi phí lớn. Hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa có hệ thống xử lý nước rỉ rác. Do đó các bãi rác phải xây dựng hệ thống XLNT riêng trước khi đi vào hoạt động, đảm bảo đầu ra của hệ thống XLNT phải đạt quy chuẩn. Tham khảo một số công trình hệ thống xử lý nước rỉ rác đã triển khai xây dựng, vận hành có thể áp dụng để xử lý nước rỉ rác như sau: Hồ chứa nước rỉ rác Bể trộn vôi Bể lắng cặn vôi Bể điều hòa Tháp Stripping Bể khử Canxi Bể kị khí Bể hiếu khí Bể lắng Bể lọc cát Bể khử trùng Bể nén bùn Bãi chôn lấp Nguồn tiếp nhận Hình 4.1: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác Nước rỉ rác được xử lý qua 8 bước (được trình bày ở phụ lục 4) Đối với nước thải bệnh viện: Các cơ sở y tế cần phải xây dựng hệ thống XLNT và xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi thải vào mạng lưới tiêu thoát chung. Hiện nay, hai bệnh viện là bệnh viện đa khoa An Khê và bệnh viện đa khoa Ayun Pa đều đang thực hiện việc lắp đặt hệ thống XLNT. Do đó, nước thải của hai bệnh viện này sẽ được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Tham khảo một số công trình xử lý nước thải theo công nghệ AAO&MBBR (Anaerobic – Anoxic – Oxic & Moving Bed Biological Reactor) đã triển khai xây dựng, vận hành có thể áp dụng để xử lý nước thải y tế như sau. Quy trình xử lý như sau: Hố thu gom Bể kị khí + thiếu khí Bể điều hòa Nước thải Lưới tách rác Khử trùng Bể lọc Môi trường Bể hiếu khí có giá thể lưu động Hình 4.2: Sơ đồ quy trình XLNT bệnh viện (Các quá trình xử lý trong hệ thống được trình bày ở phụ lục 5) Đây là công nghệ XLNT bệnh viện đem lại nhiều lợi ích như: diện tích nhỏ, chi phí vận hành thấp, khả năng xử lý triệt để ô nhiễm, dễ dàng tăng công suất mà không cần xây dựng thêm hệ thống. Chương 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Tỉnh Gia Lai đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Đô thị hóa mạnh mẽ. Cùng với những thành quả về phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường của tỉnh cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân tỉnh Gia Lai đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường nước, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững. Kết quả quan trắc nước mặt của tỉnh Gia Lai năm 2011 – 2012 đã có dấu hiệu ô nhiễm. Hầu hết các điểm quan trắc nước mặt tỉnh Gia Lai đều đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm dinh dưỡng, không đảm bảo cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh (QCVN 08:2008 – A2), hoặc mục đích tưới tiêu thủy lợi (QCVN 08:2008 - B1). Tuy nhiên so với mặt bằng chung của cả nước, mức độ ô nhiễm nước mặt của tỉnh còn thấp, chưa đến mức báo động và chỉ xảy ra cục bộ ở một số nơi nơi tập trung nhiều nhà máy chế biến nông – lâm sản và các cơ sở công nghiệp, bệnh viện như sông Ba, suối Vối, KCN Trà Đa,… Công tác bảo vệ môi trường nước đang được tỉnh chú trọng và quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng ngày càng được nâng cao; công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước đã có những tiến bộ rõ rệt. Công tác thanh, kiểm tra môi trường được tăng cường, các vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường được giải quyết kịp thời và nghiêm túc. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng đã được chú trọng ngày càng rộng và sâu. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý môi trường nước mặt cũng còn gặp một số khó khăn về cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng; Năng lực và nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường còn giới hạn; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất chưa cao, chưa tự giác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; hầu hết các KCN/CCN và các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ vẫn chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường; … Tất cả những vấn đề trên đang là những thách thức đối với môi trường nước mặt mà các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân tỉnh Gia Lai cần giải quyết trong thời gian tới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm nguồn nước mặt, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững. KIẾN NGHỊ Từ những vấn đề trên, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt hướng tới phát triển bền vững: Tỉnh Gia Lai cần thành lập và tăng cường hoạt động của Trung tâm Quan trắc Môi trường, Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành trung ương hỗ trợ cho các cơ sở được vay vốn ưu đãi từ nguồn Quỹ bảo vệ môi trường để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải; Tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên nước theo từng lưu vực kết hợp với ranh giới hành chính để công tác quản lý có hiệu quả hơn. Cần tiến hành khảo sát, quan trắc, phân tích chất lượng nguồn nước mặt với quy mô và tần suất lớn hơn để có số liệu đầy đủ phục vụ cho việc đánh giá chính xác hơn mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt của tỉnh. Thiết lấp một số trạm quan trắc môi trường nước mặt tại các thủy vực lớn trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hình thức tham gia, hỗ trợ trực tiếp của cộng đồng dân cư quanh các thủy vực cho các cơ quan quản lý môi trường trong việc giảm thiểu ô nhiễm và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước mặt. Thực hiện các dự án cải tạo chất lượng nước sông Ba để hạn chế các tác động xấu của ô nhiễm nước đối với con người và sinh vật sống quanh lưu vực sông. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai năm 2011, 2012. Đặng Kim Chi, 1999. Hóa học môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Niên giám thống kê, Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2011. Ths. Vũ Thị Hồng Thủy, 2008. Tài liệu đào tạo “Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp”. Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai. Báo cáo quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Gia Lai đến năm 2020. UBND tỉnh Gia Lai. Báo cáo về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 2012 và một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013. Điều kiện tự nhiên tỉnh Gia Lai: Quản lý nguồn nước mặt: Giới thiệu về tỉnh Gia Lai: PHỤ LỤC MỤC LỤC PHỤ LỤC 1: VỊ TRÍ GIÁM SÁT NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2012 1 PHỤ LỤC 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 2 PHỤ LỤC 3: TÌNH HÌNH XLNT Y TẾ TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 3 PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC 5 PHỤ LỤC 5: CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG HỆ THỐNG XLNT CÔNG NGHỆ AAO&MBBR 6 PHỤ LỤC 6: DANH MỤC CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 7 PHỤ LỤC 7: QCVN 08: 2008/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 8 PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH GIA LAI 10 PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU NƯỚC THẢI CỦA MỘT SỐ CỞ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 13 PHỤ LỤC 1: VỊ TRÍ GIÁM SÁT NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2011 - 2012 STT Kí hiệu Vị trí Địa bàn Tọa độ X Tọa độ Y Thực hiện quan trắc 2011 2012 1 M1 Khu CN Trà Đa Pleiku 450,795 1,549,109 X X 2 M2 Biển Hồ (Mẫu nước tại cầu treo phân cách giữa hồ tự nhiên và hồ nhân tạo) Pleiku 446,358 1,554,485 X X 3 M3 Biển Hồ (mẫu nước tại trạm cung cấp thuộc hồ tự nhiên) Pleiku 445,562 1,552,414 X X 4 M4 Cầu Hội Phú Pleiku 446,829 1,545,538 X X 5 M5 Nước Suối Vối + Sông Ba An Khê 517,779 1,546,150 X X 6 M6 Cầu Sông Ba An Khê 516,137 1,543,254 X X 7 M7 Cầu Bến Mộng Ayunpa 494,718 1,481,477 X X 8 M8 Cầu Lệ Bắc Krông Pa 510,532 1,471,458 X X 9 M9 Bến đò thôn Hường, thượng nguồn Sông Ba Kbang 509,555 1,564,068 X X 10 M10 Cầu Yang Trung Kông Chro 502,222 1,523,500 X 11 M11 Cầu Ayun Mang Yang 483,713 1,552,670 X X 12 M12 Cầu Ca Tung Đăk Pơ 506,190 1,545,471 X 13 M13 Sau đập thủy điện Ayun Hạ Phú Thiện 472,988 1,501,557 X X 14 M14 Thôn Mơ Nang, Xã Kim Tâm Ia Pa 495,521 1,497,440 X 15 M15 Suối cầu số 1, Thôn Thắng Trạch 1, TT Ia Kha Ia Grai 428,145 1,544,771 X 16 M16 Hồ thủy lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm Chư Sê 447,453 1,528,092 X X 17 M17 Cầu Nước Pít, Km 205 + 505, QL19 Đức Cơ 426,601 1,530,836 X X 18 M18 Cầu Ninh Hòa, thị trấn Phú Hòa Chư Păh 443,115 1,558,818 X X 19 M19 Hồ chứa thủy lợi huyện Chư Prông Chư Prông 434,480 1,521,512 X X 20 M20 Nước mặt sau khi tiếp nhận các nguồn thải CN, sinh hoạt tại thị trấn Phú Túc, Krông Pa Krông Pa 516,735 1,458,233 X X (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai, 2012) PHỤ LỤC 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT • Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm: Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tổ chức lập đề án điều tra khảo sát hiện trạng và đánh giá trữ lượng, tình hình quản lý khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch khai thác, phát triển tài nguyên nước trong đó xác định tiềm năng các nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước của các ngành, trước mắt xác định khu vực hạn chế khai thác, thực hiện công tác cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước và vệ sinh môi trường. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước cho nhân dân; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý tài nguyên môi trường ở cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước. Làm việc dưới Sở Tài nguyên Môi trường, thực hiện sự chỉ đạo của sở trong công tác bảo vệ nguồn nước còn có Chi cục Bảo vệ Môi trường và các phòng Tài nguyên nước. • Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan: xây dựng ngay chính sách thu phí khai thác tài nguyên nước, xây dựng cơ chế phí thẩm định, lệ phí cấp phép trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước nhằm tạo nguồn thu đảm bảo duy trì, phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước; Báo cáo UBND Thành phố để kiến nghị với Chính phủ sửa đổi bổ sung những nội dung không còn phù hợp. • Sở Kế hoạch đầu tư trong quá trình thẩm định các Dự án cần lưu ý các nội dung về phương án cấp nước, thoát nước. • Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra định kỳ chất lượng nước khai thác cho mục đích sinh hoạt, đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh nước sạch với lưu lượng lớn; trong trường hợp chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, yêu cầu các chủ thể khai thác khắc phục ngay đồng thời báo cáo, đề xuất với UBND Tỉnh để xử lý. • Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài nguyên nước phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, đồng thời nghiên cứu, đề xuất phương án bổ sung biên chế cho công tác quản lý tài nguyên nước ở các cấp, các ngành. • UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức kiểm tra rà soát ngay các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn; Phân loại các đơn vị hoạt động có giấy phép, không giấy phép, sai giấy phép; Xử lý theo thẩm quyền và tổng hợp báo cáo, đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước. PHỤ LỤC 3: TÌNH HÌNH XLNT Y TẾ TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH STT Tên đơn vị Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày) Lượng nước thải được xử lý (m3/ngày) Có hệ thống XLNT y tế Ghi chú Công nghệ XLNT đang sử dụng Tình trạng hoạt động của hệ thống XLNT Hoạt động tốt Hỏng, xuống cấp Không hoạt động I Bệnh viện tuyến tỉnh 1 Bệnh viện đa khoa tỉnh 250 250 Hợp khối AAO x 2 Bệnh viện đa khoa khu vực TX An Khê 2 Hợp khối AAO Đang vận hành thử nghiệm 3 Bệnh viện đa khoa khu vực TX AyunPa 30 30 Hợp khối AAO Đang vận hành thử nghiệm 4 Bệnh viện YDCT-PHCN 20 20 Nhật x II Đơn vị hệ dự phòng tuyến tỉnh 1 Trung tâm Phòng chống sốt rét 0 0 Kỵ khí và đệm vi sinh lưu động x Đang vận hành thử nghiệm 2 Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS 200 Kỵ khí và đệm vi sinh lưu động x Đang vận hành thử nghiệm III Trung tâm y tế tuyến huyện 1 - Bệnh viện huyện Chư Prông: 10 Vi sinh x 2 - Bệnh viện huyện Kbang: 24 24 Model:N50 x 3 - Bệnh viện huyện Đăk Đoa: 10 1.5 Sinh hoc+ Khử trùng x 4 - Bệnh viện huyện Krông Pa: 5 5 Nhật x 5 - Bệnh viện huyện Kông Chro: 10 10 Zokro x 6 - Bệnh viện Thành phố Pleiku: 35 15 Đài Loan 50CMD-N100FRP x 7 - Bệnh viện huyện IaPa: 30 30 FT2009 (Nhật) x 8 - Bệnh viện huyện Đăk Pơ: 5 1 Kỵ khí và đệm vi sinh lưu động x x Đang vận hành thử nghiệm 9 - Bệnh viện huyện Mang Yang: 50 Kỵ khí và đệm vi sinh lưu động Đang vận hành thử nghiệm (Nguồn: Sở Y tế tỉnh Gia Lai, 2012) PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC Bước 1. Xử lý sơ bộ: Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp chảy về hồ chứa, nước rác có nồng độ hữu cơ cao nền thường được lưu trong hồ chứa với thời gian dài (khoảng vài chục ngày) để các chất hữu cơ tự phân hủy. Sau đó nước thải từ hồ chứa được bơm đến máy tách rác để loại bỏ rác và chảy vào bể trộn vôi có bố trí hệ thống máy khuấy, bể có vai trò khử một số ion kim loại nặng và khử màu cho nước rỉ rác. Nước thải trước khi chảy vào bể điều hòa, sẽ chảy qua bể lắng cặn vôi để tách cặn trước khi vào công đoạn xử lý tiếp theo. Bước 2. Tháp Stripping: Dùng để xử lý N-NH3 trong nước rỉ rác. Tại đây nước rác được bổ sung hóa chất là dung dịch NaOH để duy trì pH = 10 – 11. Bước 3. Bể khử Canxi: Sau khi qua tháp Stripping, nước thải sẽ được đưa qua bể xử lý Canxi nhằm loại bỏ ion Ca2+ trước khi đi vào giai đoạn xử lý sinh học. Bước 4. Bể xử lý kị khí: Tại bể diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải trong điều kiện không có oxy, chuyển hóa các chất khó phân hủy, phức tạp thành những chất đơn giản dễ phân hủy hơn. Hiệu quả khử COD trong bể kị khí khá cao, có thể lên đến 90%. Bước 5. Bể xử lý hiếu khí: Sau bể kị khí, nước rỉ rác chảy qua bể bùn hoạt tính để tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ còn lại nhờ vi sinh vật hiếu khí. Hiệu quả khử COD của bể bùn hoạt tính khoảng 70%. Bước 6. Lắng, lọc nước thải: Hỗn hợp bùn và nước thải từ bể hiếu khí được dẫn qua bể lắng để tách bùn ra khỏi nước thải, xử lý các thành phần cặn lơ lửng trong nước rỉ rác bằng hệ thống bể lọc cát. Bước 7. Khử trùng nước thải: Nước thải sau khi xử lý sinh học còn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, do đó sử dụng hóa chất NaClO để khử trùng trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Bước 8. Xử lý bùn: Bùn dư từ công đoạn xử lý được bơm đến bể chứa và nén bùn. Bùn từ bể chứa sẽ được hút thu gom và vận chuyển vào các ô chôn rác của bãi PHỤ LỤC 5: CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG HỆ THỐNG XLNT CÔNG NGHỆ AAO&MBBR Quá trình xử lý sinh học kị khí (Anaerobic): Trong bể sinh học yếm khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải với sự tham gia của các vi sinh vật yếm khí. Vi sinh vật yếm khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí (khoảng 70-80% là metan, 20-30% là cacbonic). Bọt khí sinh ra bám vào hạt bùn cặn, nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng. Hiệu quả khử BOD và COD có thể đạt 70-90%. Các hệ thống yếm khí ứng dụng khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật trong điều kiện không có oxy. Quá trình xử lý sinh học thiếu khí (Anoxic): Nước thải được trộn đều bằng máy khuấy trộn chìm tạo dòng trong môi trường thiếu khí để nitrate hóa, khử nitrate và phospho. Trong quy trình này, NH3-N bị oxy hóa thành nitrite và sau đó thành nitrate bởi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter trong từng vùng riêng biệt. Nitrate được tuần hoàn trở lại vùng Anoxic và được khử liên tục tối đa. Trong phản ứng này BOD đầu vào được xem như nguồn carbon hay nguồn năng lượng để khử nitrate thành những phân tử nito. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí (Oxic): Tại bể Aeroten diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì nhờ không khí từ máy thổi khí. Tại đây, các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản. Giá thể lưu động MBBR: Kỹ thuật dạng màng vi sinh chuyển động dựa vào giá thể vi sinh lưu động là bước tiến lớn của kỹ thuật XLNT. Giá thể này có dạng cầu với diện tích tiếp xúc lớn, nhờ vậy sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong giá thể lưu động. Vi sinh được di động khắp nơi trong bể, lượng khí cấp cho quá trình xử lý hiếu khí đủ để giá thể lưu động. Do tế bào vi sinh có nơi để bám dính nên không cần bể lắng sinh học mà chỉ lọc thô rồi khử trùng. Khi cần tăng công suất lên 10-30% chỉ cần thêm giá thể vào bể là được. Nước sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép. PHỤ LỤC 6: DANH MỤC CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC STT Các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia 1 QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt 2 QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp 3 QCVN 01:2008/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên 4 QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn 5 QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế 6 QCVN 14:2008/BTNMT – Nước thải sinh hoạt PHỤ LỤC 7: QCVN 08:2008/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (200C) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin + Dieldrin Endrin BHC DDT Endosunfan(Thiodan) Lindan Chlordane Heptachlor µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l 0,002 0,01 0,05 0,001 0,005 0,3 0,01 0,01 0,004 0,012 0,1 0,002 0,01 0,35 0,02 0,02 0,008 0,014 0,13 0,004 0,01 0,38 0,02 0,02 0,01 0,02 0,015 0,005 0,02 0,4 0,03 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ Paration Malation µg/l µg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat µg/l µg/l µg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E.coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000 Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH GIA LAI Hình 1: Bùn lắng từ nhà máy tuyển quặng Kbang chảy ra sông Ba Hình 2: Dòng sông khô dưới đập thủy điện An Khê – Kanak Hình 3: Nước thải đầu ra của Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Túc Hình 4: Các hộ chà mì cá thể tại phường Ngô Mây, thị xã An Khê xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Ba Hình 5: Sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU NƯỚC THẢI CỦA MỘT SỐ CỞ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Bảng PL9.1: Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống XLNT tập trung của nhà máy chế biến cao su Chư Prông STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 01:2008 và QCVN 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 7,51 6-9 2 BOD5 mg/l 1.857 50 3 COD mg/l 3.696 250 4 TSS mg/l 1.300 100 5 Tổng N mg/l 19,1 60 6 Amoni (NH4+, tính theo N) mg/l 6,65 40 7 Cd mg/l <0,0015 0,1 8 Pb mg/l 0,079 0,5 9 As mg/l 0,003 0,1 10 Hg mg/l <0,0005 0,01 ( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai) Bảng PL9.2: Kết quả phân tích nước thải tại đầu ra hệ thống XLNT tập trung của nhà máy chế biến mủ cao su số 01 – Công ty 72 STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 01:2008 và QCVN 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 6,16 6-9 2 BOD5 mg/l 1.682 50 3 COD mg/l 2.976 250 4 TSS mg/l 140 100 5 Tổng N mg/l 216,4 60 6 Amoni (NH4+, tính theo N) mg/l 216,3 40 7 Cd mg/l KPH 0,1 8 Pb mg/l 0,004 0,5 9 As mg/l KPH 0,1 10 Hg mg/l KPH 0,01 ( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai) Bảng PL9.3: Kết quả phân tích nước thải tại đầu ra hệ thống XLNT tập trung của nhà máy chế biến mủ cao su số 03 – Công ty 74 STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 01:2008 và QCVN 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 5,25 6-9 2 BOD5 mg/l 761 50 3 COD mg/l 1.152 250 4 TSS mg/l 105 100 5 Tổng N mg/l 165,2 60 6 Amoni (NH4+, tính theo N) mg/l 165,1 40 7 Cd mg/l KPH 0,1 8 Pb mg/l 0,062 0,5 9 As mg/l KPH 0,1 10 Hg mg/l KPH 0,01 ( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai) Bảng PL9.4: Kết quả phân tích nước thải tại cống xả nước thải ra sông Ba của nhà máy đường An Khê – thị xã An Khê STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 7,16 5,5 - 9 2 BOD5 mg/l 151,3 50 3 COD mg/l 326,4 150 4 TSS mg/l 220 100 5 P - Tổng mg/l 5,96 6 6 Coliform MPN/100ml 210.000 5000 7 Cd mg/l <0,0015 0,1 8 Pb mg/l 0,0038 0,5 9 As mg/l <0,0017 0,1 10 Hg mg/l <0,0005 0,01 11 Sulfua (S2-) mg/l 0,2 0,5 ( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai) Bảng PL9.5: Kết quả phân tích nước thải tại hồ cuối của hệ thống XLNT – Công ty cố phần Lâm nghiệp và xây dựng An Khê STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 6,95 5,5 - 9 2 BOD5 mg/l 3.690 50 3 COD mg/l 6412,8 150 4 TSS mg/l 670 100 5 Phenol mg/l 0,13 0,5 6 Coliform MPN/100ml 4.300.000 5000 ( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai) Bảng PL9.6: Kết quả phân tích nước thải tại đầu ra của hệ thống XLNT – Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Túc – huyện Krông Pa STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 7,84 5,5 - 9 2 BOD5 mg/l 168 50 3 COD mg/l 242 150 4 TSS mg/l 185 100 5 N - Tổng mg/l 16,6 40 6 Amoni (NH4+, tính theo N) mg/l 12,3 10 7 Cd mg/l <0,0015 0,1 8 Pb mg/l 0,052 0,5 9 As mg/l 0,0023 0,1 10 Hg mg/l <0,0005 0,01 11 CN- mg/l 0,02 0,1 12 Clo dư mg/l KPH 2 13 Sunfua (S2-) mg/l 0,2 0,5 14 P – tổng mg/l 61,1 6 15 Coliform MPN/100ml 5.300 5000 ( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai) Bảng PL9.7: Kết quả phân tích nước thải tại Khu chà mỳ - Tổ 6 - Phường Ngô Mây – Thị xã An Khê STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 6,23 5,5 - 9 2 BOD5 mg/l 14.340 50 3 COD mg/l 24.864 150 4 TSS mg/l 825 100 5 N - Tổng mg/l 4,02 40 6 Amoni (NH4+, tính theo N) mg/l 0,0053 10 7 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 28,8 0,5 8 Clo dư mg/l KPH 2 9 Mùi Mùi rất rõ (5) - - 10 P – tổng mg/l 387 6 11 Coliform MPN/100ml 2.300 5000 ( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_hoai_1__4693.doc