Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người. Một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuất công - nông - lâm - ngư nghiệp, từ các công sở, từ các hoạt động giao dịch thương mại, . Chất thải rắn ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính. Hiện nay, mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 7.000 tấn rác. Lượng rác khổng lồ này hầu hết được đem đến các công trương và chôn xuống lòng đất với số ngân sách để chi ra vận chuyển, xử lý khoảng 300 tỉ đồng/năm. Tuy nhiên, phương pháp chôn lấp rác tập trung chưa phải là giải pháp tối ưu, công nghệ xử lý cũng không có gì đặc biệt, nhưng trong điều kiện còn khó khăn, đây được xem là một giải pháp tình thế. Thử hình dung, mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác đổ về các bãi chôn lấp, nếu không được xử lý, tình trạng môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân khu vực xung quanh. Tất cả mọi thứ được gom lại về bãi chôn lấp, bãi chôn lấp rác trở thành nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi một lượng nước rỉ rác khổng lồ, môi trường không khí bị ô nhiễm và vùng đất này trở thành vùng đất chết. Một trong những ví dụ điển hình cho vấn đề này là bãi rác Đông Thạnh đang bị đóng cửa và sắp tới bãi rác Gò Cát và Tam Tân cũng bị đóng cửa. Đối với Quận 2, một Quận vừa mới được xác nhập vào các quận nội thành của Thành Phố (1/4/1997) và dân số chỉ tập trung đông đúc vào những năm gần đây khi Quận 2 bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2000, dân số Quận 2 chỉ là 104.603 người và đến năm 2005, dân số Quận 2 là 128.505 người và tương lai vấn đề dân số sẽ phải được quan tâm. Điều đó đồng nghĩa với việc Quận 2 sẽ phải gánh chịu một khối lượng CTRSH lớn và cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thêm những bãi xử lý mới. Tất cả lại đi vào con đường bế tắt trước đó: các phương án chôn lấp hoặc đốt rác thải sinh hoạt đều là quá trình chuyển từ dạng ô nhiễm này sang dạng ô nhiễm khác độc hại hơn và không khả thi. Vậy tại sao chúng ta lại không có những nghiên cứu chi tiết điều tra hiện trạng quản lý RSH trên địa bàn Quận 2 và từ đó xây dựng lên các chương trình hành động cho Quận 2. Nắm bắt được tình hình trên nên em đã chọn đồ án tốt nghiệp:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 2, Tp.HCM”. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Về quản lý CTRSH, có 2 loại chính: o Quản lý hành chính o Quản lý kỹ thuật Ơ đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào quản lý kỹ thuật hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển CTRSH Quận 2. Đồ án được thực hiện trong khoảng thời gian 12 tuần từ 9/4 đến 30/6 năm 2007. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu hiện có tại Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng trực thuộc Công ty Quản Lý và Phát Triển Nhà Quận 2, các số liệu của Công ty môi trường đô thị, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. Đề tài thực hiện một số mụch tiêu sau: · Đánh giá hiện trạng thu gom, trung chuyển, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 2. · Phân tích lựa chọn các phương án thu gom, vận chuyển CTRSH nhằm cải thiện hệ thống thu gom, trung chuyển, vận chuyển CTRSH hiện hữu trên địa bàn Quận 2. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của đồ án tập trung vào các vấn đề sau: Tổng hợp, biên hội các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường tại Quận 2 cũng như dự báo khối lượng CTRSH phát sinh từ nay tới năm 2015. Điều tra thu thập số liệu về: · Hình thức thu gom CTRSH hộ dân § Tổng số dây và lộ trình của các dây; § Khối lượng rác cho một dây thu gom; § Số lượng tuyến thu thu gom; § Các loại phế liệu được phân loại; § Thiết bị, dụng cụ và nhân lực; § Khối lượng CTR từ hộ gia đình; § Phí người đổ rác phải nộp; · Thu gom chất thải rắn trên đường phố § Số lượng các tuyến quét, thu gom và chiều dài, diện tích các tuyến quét rác trên đường phố; § Khối lượng của từng điểm (số lượng xe, khối lượng một xe); § Thời gian quét, thu gom; § Hình thức quét, cách thức chuyển rác qua xe trung chuyển; · Trung chuyển § Số lượng, vị trí, diện tích và cấu trúc bô rác (trạm trung chuyển); § Hoạt động tại bô rác (số lượng, tải trọng xe, thời gian lấy rác từ các điểm hẹn, ); § Thiết bị, dụng cụ, nhân lực. § Khối lượng chất thải rắn qua từng bô rác (đơn vị đổ vào, nguồn gốc rác); § Chất lượng môi trường tại các bô rác; · Vận chuyển § Tuyến và thời gian, chiều dài tuyến vận chuyển; § Phương tiện vận chuyển; § Khối lượng chất thải rắn đô thị; § Thành phần CTR; § Chất lượng môi trường trên đường vận chuyển; Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển RSH của Quận. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH phù hợp với Quận 2. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó, CTRSH đã và đang xâm nhập mạnh mẽ vào hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, gây tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, nếu không được quản lý và có biện pháp xử lý thích hợp. Quận 2 là Quận có tỷ lệ tăng dân số không lớn (1,32%), nhưng vấn đề rác chưa được chính quyền địa phương quản lý đúng mức. Có sự đan xen giữa lực lượng thu rác dân lập và lực lượng thu rác công lập, chính vì thế mà rác chưa được quản lý tốt, chỉ có 80 - 85% tổng số lượng rác được thu gom và con số còn lại là đốt, chôn lấp hoặc thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 5.2. Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (sách vở, giáo trình, internet v.v .). Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu sau: - Thành phần và tính chất của chất thải rắn. - Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam và trên thế giới. - Điều tra, khảo sát thực địa nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của trên địa bàn Quận 2. - Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 2. - Chọn lọc tài liệu, số liệu chính xác, tiêu biểu, khoa học. Phương pháp khảo sát thực địa: điều tra, phỏng vấn, khảo sát tại hiện trường, quan sát và chụp lại các hình ảnh sẽ cung cấp cho đồ án những hình ảnh sống động và cần thiết. a. Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi: Sử dụng các phiếu khảo sát có chuẩn bị từ trước để hỏi các thông tin cần thiết đối với đối tượng khảo sát như: tên, tuổi, số lượng người theo xe, thời gian bắt đầu tuyến thu gom, chi phí người thải rác phải trả, mỗi ngày thu gom mấy lần, lương, sức khoẻ, thời gian hoàn thành một dây rác, Trò chuyện, trao đổi ý kiến với công nhân tại trạm nhằm hỏi: một ngày có bao nhiêu xe vào đổ, có bao nhiêu xe lấy rác, khối lượng mỗi xe, . Trao đổi với các công nhân lái xe nhằm hỏi: chiều dài mỗi tuyến xe, thời gian chờ bao lâu, Trong quá trình hỏi phải tỏ thái độ thân thiện, tránh sợ sệt từ phía người được hỏi. Phương pháp này cần kết hợp với phương pháp trò chuyện nhưng tránh để mất thời gian. Ghi các số liệu cần thiết vào phiếu điều tra. b. Phương pháp quan sát: theo dõi đối tượng tại các tiền trạm trong suốt quá trình đối tượng làm việc mà không để đối tượng biết nhằm thu thập các số liệu liên quan như: công tác vệ sinh bô rác sau khi thu gom như thế nào, quá trình hoạt động có ảnh hưởng tới người dân xung quanh như thế nào, Phương pháp tổng hợp tài liệu: từ những thông tin, dữ liệu đã lựa chọn tiến hành phân tích, xử lý biên hội lại, từ đó tìm ra các cơ sở khoa học đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn. Phương pháp mô hình hóa: phương pháp mô hình hóa được sử dụng trong đồ án để dự báo dân số Quận 2 từ nay đến năm 2015 thông qua mô hình toán học hàm Euler cải tiến. Công thức như sau: Số liệu được xử lý với phần mềm Microsoft Excel. Phần soạn văn bản được sử dụng phần mềm Microsoft Word. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học: đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH cho Tp.HCM nói chung và Quận 2 nói riêng trong giai đoạn 2007 đến 2015. Ý nghĩa thực tiễn: đồ án đưa ra những giải pháp nhằm: - Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRSH phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại chất thải rắn tại nguồn. - Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cải thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng. - Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao động tại địa bàn Quận 2. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn có bố cục gồm mở đầu, 04 chương nội dung tổng quan và nghiên cứu, cuối cùng là phần kết luận – kiến nghị, trong đó: Mở đầu, nêu lên mục đích của đề tài cũng như phương pháp và nội dung nghiên cứu. Chương một, tổng quan về đối tượng nghiên cứu và ảnh hưởng của đối tượng ngiên cứu đến môi trường. Khái quát tình hình quản lý chất thải rắn tại TPHCM. Chương hai, nêu lên một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Chương ba, đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại Quận 2. Trên cơ sở đó, chương bốn, phân tích lựa chọn phương án thu gom và vận chuyển CTRSH khả thi cho Quận 2. Kết luận và kiến nghị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phu-luc-3.pdf