Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại cần thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải cho Sở TN – MT TP, đồng thời phải có biện pháp lưu trữ chất thải đúng quy cách, ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý CTNH, tránh đổ CTNH chung với rác sinh hoạt hay rác công nghiệp không nguy hại vì như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả môi trường khó lường.
Đối với những DN mới thành lập mà ngành nghề có phát sinh CTNH cần tham gia đầy đủ những buổi tập huấn của Sở TN – MT TP về quản lý CTNH để có kiến thức đầy đủ về CTNH và chấp hành đúng pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
74 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ vận chuyển.
Chương 4 điều 3 quy định trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, cụ thể như sau: Chỉ nhận xử lý, tiêu hủy số lượng, chủng loại CTNH bằng các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng đã ký. Nếu chủ xử lý, tiêu hủy không có khả năng xử lý, tiêu hủy hoàn toàn CTNH (sau quá trình xử lý, tiêu hủy vẫn còn lại các thành phần chất thải cần phải quản lý) thì phải có trách nhiệm ký hợp đồng với chủ xử lý thứ hai để xử lý đến mức độ không còn nguy hại.
d) Nghị định số: 81/2006/NĐ-CP
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 09/08/2006 về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”. Cụ thể điều 14 chương II quy định về mức xử phạt vi phạm các quy đinh về thải chất thải rắn. Điều 15 của chương này thì quy định mức xử phạt nếu vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải trong đó:
Khoản 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Khoản 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại đối với trường hợp phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
Khoản 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường.
Khoản 6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.
Bên cạnh đó, còn có Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này; và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra đề tài đã vận dụng những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Đề tài đã thu thập thông tin thứ cấp từ Sở TN – MT TPHCM và thống kê những thông tin từ biên bản kiểm tra môi trường của Ban Quản lý các KCN & KCX TPHCM. Khóa luận sử dụng phương pháp này nhằm cho thấy hiện trạng phát sinh và công tác quản lý CTNH trên địa bàn TPHCM và thực trạng quản lý CTNH tại các DN trong các KCN & KCX.
Phương pháp tham khảo
Đề tài tham khảo rất nhiều thông tin từ các nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến khóa luận, tham khảo thông từ sách, internet
Phương pháp tham vấn chuyên gia
Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào sự tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết hay có kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi của khóa luận này, phương pháp này được sử dụng để trình bày những khó khăn trong công tác quản lý CTNH tại TPHCM và cơ sở tính toán mức phí.
Để làm rõ hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố và cơ sở tính toán mức phí cơ bản đề tài đã tham khảo ý kiến của các chuyên viên phòng Quản lý Chất thải rắn Sở TN – MT thành phố.
Phương pháp thông kê mô tả
Đây là một phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể. Trong phạm vi của khóa luận này, phương pháp được sử dụng để trình bày về hiện trạng phát sinh CTNH trên địa bàn TPHCM, thực trạng quản lý CTNH tại các đơn vị sản xuất, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử tiêu hủy CTNH.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng phát sinh CTNH trên địa bàn TP HCM
Thành phố hiện có 11 KCN, 3 KCX, 1 Khu công nghệ cao với khoảng 900 DN lớn, nhỏ sản xuất trong hơn 20 ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó có khoảng 33.000 cơ sở sản xuất với quy mô khác nhau ở các cụm công nghiệp tập trung tại các quận huyện trên địa bàn thành phố. Đây là những nguồn thải chất thải rắn công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng lớn nhất của TP.
Bảng 4.1: Tổng Tải Lượng CTRCN và CTNH ở TPHCM
Đơn vị tính: tấn/năm
TT
Nguồn
Tổng lượng
Lượng CTNH
01
Khu công nghiệp và Khu chế xuất
155.000
31.000
02
Các nhà máy lớn nằm riêng lẻ
59.000
11.000
03
Các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ
356.000
72.000
04
Bệnh viện
3.285
3.285
05
CTNH trong rác đô thị
87.600
87.600
06
Dầu nhớt thải
9.898
9.898
07
Tổng cộng
679.783
214.783
Nguồn tin: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Theo báo cáo của Viện Môi trường và Tài nguyên tổng tải lượng CTRCN và CTNH trên địa bàn thành phố năm 2003 là 679.783 tấn/năm tương đương khoảng 1.862 tấn/ngày. Trong đó lượng chất thải nguy hại là 214.783 tấn/năm tương đương 580 tấn/ngày. Lượng CTNH phát sinh từ các loại công nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 33,5% tổng lượng chất thải phát sinh toàn thành phố. Riêng các nhà máy tại các KCN & KCX là 31.000 tấn/năm chiếm 14,4 % tổng lượng CTNH phát sinh trong toàn TP. Các ngành công nghiệp đặc thù phát sinh các loại CTNH khác nhau về trạng thái, về tính độc. Sau đây là những loại chất thải điển hình và phổ biến trong các ngành công nghiệp ở thành phố.
Bảng 4.2. Loại và Khối Lượng CTNH Tạo Ra từ Công Nghiệp ở TPHCM
ĐVT: tấn/năm
Mã số
Loại chất thải
Khối lượng
A1010
Các chất thải kim loại chứa chì
9.681
A1050
Bùn thải kim loại, chất thải chứa kẽm, đồng (cặn thải từ khâu xi mạ)
250
A2010
Chất thải thủy tinh từ các đèn catot và thủy tinh hoạt tính khác
3
A3020
Dầu khoáng thải không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu
3.246
A3030
Nước thải chứa chì
2
A4030
Chất thải từ quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất và hóa chất thải bỏ
837
A4070
Chất thải từ quá trình sản xuất sử dụng mực, sơn, phẩm nhuộm, chất màu
2.498
A4130
Bao bì, thùng đựng hóa chất, vật liệu dính hóa chất, dung môi, dầu nhớt
53.339
Tổng
69.856
Nguồn tin: Trung tâm công nghệ môi trường ENTEC
Bảng 4.2 cho ta thấy các loại CTNH như bao bì, thùng đựng hóa chất, vật liệu dính hóa chất, dung môi, dầu nhớt chiếm khối lượng cao nhất trong các loại CTNH phát sinh do hoạt động công nghiệp với hơn 53.000 tấn/năm.
Thành phố HCM rất đa dạng về các loại hình sản xuất kinh doanh do vậy dạng CTRCN và CTNH rất nhiều. Mỗi ngành công nghiệp đều có những loại chất thải rắn và CTNH đặc thù gây khó khăn trong công tác nhận dạng, phân loại, thu gom và xử lý chúng. Bảng 4.4 trình bày một số loại CTNH đặc thù của mỗi ngành công nghiệp ở TPHCM.
Bảng 4.3. Thành Phần CTNH của Một Số Ngành Công Nghiệp ở TPHCM
TT
Ngành công nghiệp
CTCN nguy hại
1
Công nghiệp hóa chất
Vô cơ cơ bản
Các kim loại nặng (Hg, As,…), bùn đỏ, các chất xúc tác mất tác dụng
Tổng hợp hữu cơ
Các dung môi, các chất xúc tác mất tác dụng
Phân bón
Kim loại nặng
Thuốc BVTV
Các dạng thuốc BVTV
Sơn
Các hợp chất sơn
Cao su
Axit, mủ cao su
Pin - Accu
Axit, kim loại nặng (Pb, Hg)
Bột giặt - chất tẩy rửa tổng hợp
Chất hoạt động bề mặt, hóa chất dư thừa
2
Công nghiệp thực phẩm
Rượu bia, nước giải khát có gas
Phenol, bã lên men
Nước trái cây
Mì ăn liền
Dầu thực vật, bã thải, chất trợ lọc
Đường
Sữa
Thuốc lá
Nicotine
Chế biến Hạt điều
Phenol và các dẫn xuất của chúng
Tinh bột khoai mì
Xianua
3
Công nghiệp giấy, bột giấy và bông băng
Dịch đen chứa lignin và kiềm, các hợp chất hữu cơ đã bị clorine hóa, các chất quang trắng,…
4
Công nghiệp Sợi - dệt - nhuộm
Phần nhuộm và các hóa chất trợ nhuộm, kim loại nặng, axit, kiềm
5
Công nghiệp da và thuộc da
Cặn bùn của trạm xử lí nước thải có chứa crôm
6
Công nghiệp điện tử
Nước thải xi mạ chứa kim loại nặng
7
Công nghiệp in
Phim nhựa tráng hỏng, Xianua, hydroquynol, thuốc ảnh và các dạng thuốc màu khác…
8
Luyện cán thép
9
Công nghiệp dầu khí và các cảng xăng dầu
Cặn dầu khoáng
10
Công nghiệp chế biến gỗ
Hơi dung môi hữu cơ, keo dán gỗ, Formaldehyde…
11
Vật liệu xây dựng
Nguồn tin:Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Mỗi ngành công nghiệp đều phát sinh những loại chất thải khác nhau và trong mỗi loại chất thải đó cũng có những loại chất thải có chứa thành phần nguy hại. Và tỷ lệ thành phần độc hại so với thành phần không độc hại được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tỉ Lệ CTNH Trong Chất Thải Rắn Công Nghiệp ở TP HCM
TT
Ngành công nghiệp
Chất thải nguy hại
Thành phần chất thải nguy hại
Tỉ lệ so với thành phần không độc hại (%)
1
Chế biến thực phẩm
Không đáng kể
-
2
Dệt nhuộm, in vải
Thùng chứa hóa chất, mực in
39.4
3
May mặc
Không đáng kể
0
4
Da và giả da
Thùng chứa hóa chất
10
5
Thủy tinh
-
-
6
Giấy, in giấy
Bảng in hư, mực in
34.3
7
Gỗ, mỹ nghệ
Gòn đánh vecni
0.2
8
Điện tử
Xì hàn chì, bản mạch điện tử
37.9
9
Luyện kim
-
-
10
Gia công cơ khí
Giẻ lau dầu nhớt
23.9
11
Hóa chất và liên quan đến hóa chất
Xỉ kim loại nặng, các loại bao bì chứa hóa chất, hóa chất hư, cặn bùn chứa hóa chất
75.2
12
Cao phân tử
Bao bì, cặn hóa chất
30
13
Trạm xử lý nước thải
Bùn thải của các cơ sở xi mạ, giấy, dệt nhuộm
46.7
Nguồn tin: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Theo bảng 4.4 thì ngành công nghiệp có tỷ lệ CTNH so với thành phần không độc hại cao nhất đó là ngành hóa chất và liên quan đến hóa chất với tỷ lệ 75.2%, ngành thủy tinh, luyện kim không có CTNH và các ngành công nghiệp như may mặc, chế biến thực phẩm thì tỷ lệ CTNH là không đáng kể.
4.2. Đánh giá Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM
4.2.1. Công tác quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất
Việc quản lý CTNH hiện nay được thực hiện theo thông tư Số: 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo thông tư này các đơn vị sản xuất có phát sinh CTNH được gọi là các chủ nguồn thải, trách nhiệm của chủ nguồn thải là phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH với Sở TN - MT thành phố bất kể lượng CTNH đơn vị thải ra nhiều hay ít và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu phát sinh CTNH, đồng thời phải chịu trách nhiệm cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn thông qua việc lựa chọn chủ vận chuyển, xử lý đủ điều kiện cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý, tiêu hủy. Tuy nhiên, hiện nay số lượng đơn vị sản xuất có phát sinh CTNH đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở TN – MT thành phố là rất ít khoảng 460 đơn vị trên tổng số khoảng 17.000 đơn vị tỷ lệ là 2,5%. Nguyên nhân là do các đơn vị sản xuất này không biết chất thải nào là CTNH để phân loại và có biện pháp quản lý riêng, các đơn vị thấy lượng CTNH của mình ít nên không đến Sở TN – MT đăng ký dù việc đăng ký này hoàn toàn không mất phí, nhưng nếu bị phát hiện không đăng ký sổ chủ nguồn thải thì các đơn vị này có thể bị phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng. Chính điều này đã gây khó khăn trong việc thống kê lượng CTNH phát sinh của thành phố để có những chính sách quản lý cụ thể.
Có thể nói với số lượng cơ sở sản xuất nhiều và rải rác khắp địa bàn thành phố như vậy đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp, chỉ có những doanh nghiệp trong các KCN & KCX là được sự phối hợp của Ban quản lý các KCN & KCX thành phố trong công tác quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý CTNH ở các KCN & KCX cũng có rất nhiều vấn đề như:
Sở Tài nguyên và Môi trường TP thường tổ chức các buổi tập huấn định cho các DN trong các KCN & KCX nhằm phổ biến các kiến thức về CTNH, cách phân loại lưu giữ CTNH đúng quy cách, cũng như các quy định của nhà nước về quản lý CTNH để các DN biết và tuân thủ theo đúng pháp luật. Tuy nhiên theo thống kê năm 2007 của Sở TN – MT thì số DN tham gia lớp tập huấn này chỉ đạt khoảng 66,4% nghĩa là còn khoảng 280 DN không tham gia điều này dẫn đến hậu quả là các nhà máy có thể không biết rõ chất thải nào là CTNH để có biện pháp lưu trữ, xử lý đúng quy định dẫn đến những hậu quả môi trường khó lường.
Bảng 4.5. Các DN trong KCN & KCX Tham Gia Tập Huấn Quản Lý CTNH
KCN/KCX
Tổng số
Tham dự tập huấn
Cấp sổ
Tỷ lệ (%)
Tân Bình
133
61
12
0.4586
Lê Minh Xuân
157
56
24
0.3567
Tây Bắc Củ Chi
35
20
1
0.5714
Linh Trung 1-2
73
65
8
0.8904
Tân Tạo
91
90
24
0.989
Hiệp Phước
40
38
8
0.95
Vĩnh Lộc
110
65
21
0.5909
Tân Thới Hiệp
23
18
3
0.7826
Tân Thuận
118
110
19
0.9322
Bình Chiểu
22
17
7
0.7727
Cát Lái
29
12
1
0.4138
Tổng
831
552
128
0.6643
Nguồn tin: Sở TN - MT TPHCM, 2007
Trong tổng số 12 KCN, KCX thì KCN Tân Tạo các doanh nghiệp tham gia tập huấn gần như đầy đủ chỉ có 1 DN không tham gia, tỷ lệ tham gia tập huấn thấp nhất thuộc về KCN Lê Minh Xuân chỉ có 35,7% DN tham gia, KCN này cũng là điểm đen về ô nhiễm môi trường thành phố. Qua kiểm tra môi trường của Ban quản lý các KCX & KCN thành phố phát hiện có một doanh nghiệp đổ CTNH là phế liệu độc hại ra vỉa hè gây chết xanh, và một doanh nghiệp để dầu nhớt rơi vãi theo đường cống xuống hố ga nước mưa theo đường nước sinh hoạt, đây chỉ là một vài điển hình về những vi phạm của các DN trong quản lý CTNH. Công tác quản lý CTNH tại các KCN & KCX được trình bày bởi bảng sau:
Bảng 4.6. Tình Hình Quản Lý CTNH trong Các KCN & KCX
KCN/KCX
(1)
(2)
(3)
KCN Tân Bình
45
34
12
KCN Tân Tạo
77
32
24
KCN Tây Bắc Củ Chi
18
12
3
KCN Tân Thới Hiệp
8
7
3
KCN Bình Chiểu
12
10
7
KCN Vĩnh Lộc
59
40
32
KCN Cát Lái II
5
2
24
KCN Lê Minh Xuân
68
23
13
KCX Linh Trung I
11
6
7
KCX Linh Trung II
16
5
5
KCX Tân Thuận
28
17
19
Ghi chú:(1): số DN có phát sinh chất thải nguy hại; (2): số DN có hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý với đơn vị được cơ quan chức năng cấp phép; (3): số DN có đăng ký sổ chủ nguồn thải.
Nguồn tin: HEPZA
Hiện nay, tỷ lệ các DN trong các KCN, KCX có phát sinh CTNH thực hiện đăng ký Sổ chủ nguồn thải theo đúng là rất ít. Theo biên bản kiểm tra môi trường của HEPZA thì có một số DN cho rằng khối lượng CTNH của DN rất ít nên họ không đến Sở TN – MT thành phố đăng ký sổ chủ nguồn thải điều này gây khó khăn trong việc thống kê số lượng CTNH phát sinh tại các KCN, KCX. Bên cạnh đó, có một số lượng không nhỏ các DN lại thu gom CTNH rồi đổ chung theo đường rác sinh hoạt cụ thể là KCN Bình Chiểu có 1 DN, KCN Vĩnh Lộc có 11 DN, KCN Lê Minh Xuân có 3 DN, KCX Linh Trung II có 2 DN, điều này gây ra hậu quả khá nghiêm trọng vì CTNH không được xử lý được gom chung với rác sinh hoạt sẽ được đổ tại các bãi rác gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí. Tuy hiện nay chưa có một thống kê cụ thể nào về khối lượng CTNH đã được các DN đổ chung với rác sinh hoạt nhưng nếu không kiểm tra giám sát các DN này sẽ dẫn đến những tác động môi trường tiêu cực mà đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là người dân sống xung quanh các bãi rác.
Nhìn chung xuất phát từ những vấn đề trên có thể thấy những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp có phát sinh CTNH hiện nay đó là: không nắm rõ các quy định của nhà nước về quản lý CTNH, không biết chất thải nào là chất thải nguy hại, để phân loại, lưu trữ, xử lý. Thiếu hay không có cán bộ có hiểu biết về CTNH tại doanh nghiệp.
4.2.2. Công tác quản lý CTNH tại các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý
Hiện nay trên toàn thành phố có 31 đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH trong đó có 21 đơn vị là được cấp phép của Cục Bảo vệ Môi trường và 9 đơn vị được Sở TN – MT thành phố cấp phép. Trong đó có 10 đơn vị vừa là người thu gom, vận chuyển vừa là người xử lý, tiêu hủy CTNH.
Bảng 4.7. Các Đơn Vị Vận Chuyển CTNH do Sở TN – MT TP Cấp Phép
TT
NGÀY CẤP
ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
ĐƠN VỊ CHUYỂN GIAO
1
09/07/2007
Công ty Việt Xanh
Q.Gò Vấp
2
17/07/2007
Công ty Kim Danh
Q.Tân Bình
3
20/07/2007
Công ty TM DV Thành Duy
Q.9
4
30/07/2007
Tường Phát
Q.9
5
30/07/2007
Công ty DV Tân Thuận
Q.7
6
16/08/2007
Công ty Ngọc Thu
Q.Thủ Đức
7
04/09/2007
Công ty Việt Anh
Q.5
Công ty Việt Úc
8
06/09/2007
Công ty Việt Thy
Q.12
9
07/09/2007
Công ty Minh Tấn
Q.7
Công ty Minh Tấn
10
14/09/2007
Công ty Thảo Nguyên Sáng
Q.7
11
01/10/2007
Cty Hoa Thư
Q.Tân Phú
12
11/10/2007
Công ty Đại Nhân Hòa
Q.Thủ Đức
Công ty Môi trường Đô Thị
13
18/10/2007
Công ty Toàn Thắng Lợi
Q.9
14
14/11/2007
Cty dich vụ đầu tư Tân Bình
Q.Tân Bình
Công ty Việt Úc
15
23/11/2007
Công ty công trình công cộng Q1
Q.1
16
30/11/2007
Công ty Huỳnh Phúc Đạt
Q.11
17
30/11/2007
Công ty Tương Lai Xanh
Q.11
18
30/11/2007
Công ty Huê Phương
Q.7
19
03/12/2007
Cty Thọ Nam Sang
Q.12
20
11/12/2007
Công ty Ngọc Phú
H. Hóc Môn
21
11/12/2007
Doanh nghiệp Tiến Thi
Q.Tân Phú
22
14/12/2007
Công ty Thúy Hằng
Q.Bình Tân
Nguồn tin: Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM
Ngoài Sở TN – MT thành phố, Cục Bảo vệ môi trường cũng là cơ quan được cấp phép cho các đơn vị tham gia vận chuyển CTNH. Cho đến năm 2008, Cục Bảo vệ Môi trường đã cấp giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH cho 9 đơn vị được trình bày cụ thể ở bảng sau
Bảng 4.8. Các Đơn Vị Vận Chuyển CTNH do Cục Bảo Vệ Môi Trường Cấp Phép
TT
NGÀY CẤP
ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
ĐƠN VỊ CHUYỂN GIAO
1
21/08/2007
Cty Tân Đức Thảo
H.Bình Chánh
Cty Tân Đức Thảo & Cty HOLCIM VN
2
22/08/2007
Công ty Môi Trường Xanh
H.Bình Chánh
Cty Môi Trường Xanh
3
03/12/2007
Công ty vận tải và xếp dỡ MêKông
Q.4
Công ty Việt Úc
4
21/08/2007
Công ty Việt Úc
Q.10
Công ty Việt Úc
5
03/12/2007
Công ty Môi Trường Đô Thị
Q.1
Công ty Môi Trường Đô Thị
6
29/01/2008
Công ty HOLCIM VN
Q.1
Công ty HOLCIM VN
7
12/12/2007
Công ty Quốc Việt
Q.10
Công ty Quốc Việt
8
14/08/2007
Công ty Sao Mai Xanh
Q.Phú Nhuận
Công ty Sao Mai Xanh & Công ty HOLCIM VN
9
12/12/2007
Công ty Thành Lập
Q.Tân Bình
Công ty Thành Lập
Nguồn tin: Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM
Bên cạnh việc cấp giấy phép cho các đơn vị thu gom, vận chuyển các đơn vị vận chuyển các cơ quan chức năng cụ thể là Sở TN – MT thành phố và Cục Bảo vệ Môi trường cũng được xem xét cấp giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy cho các đơn vị đăng ký tham gia.
Bảng 4.9. Các Đơn Vị Xử Lý CTNH do Cục Bảo Vệ Môi Trường Cấp Phép
TT
NGÀY CẤP
ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
1
22/08/2007
Công ty Môi Trường Xanh
H.Bình Chánh
2
21/08/2007
Công ty Việt Úc
H.Bình Chánh
3
21/08/2007
Công ty Tân Đức Thảo
H.Bình Chánh
4
12/03/2008
Công ty Môi Trường Đô Thị
Q.1
5
12/12/2007
Công ty Thành Lập
Q.Tân Bình
6
12/12/2007
Công ty Quốc Việt
Q.10
7
14/08/2007
Công ty Sao Mai Xanh
Q. Phú Nhuận
8
Công ty HOLCIM VN
Nguồn tin: Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM
Bảng 4.10. Các Đơn Vị Xử Lý CTNH do Sở TN – MT Cấp Phép
TT
NGÀY CẤP
ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
1
07/09/2007
Công ty xăng dầu Minh Tấn
Q.7
2
18/10/2007
Công ty Toàn Thắng Lợi
Q.9
3
29/02/2008
Công ty đóng tàu và thương mại Petrolimex
Q.Thủ Đức
Nguồn tin: Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM
Theo quy định mới của thông tư số: 12/2006/TT-BTNMT thì các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH phải đáp ứng đầy đủ theo luật định thì mới được cấp phép. Các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy và cơ quan nhà nước quản lý CTNH theo chứng từ CTNH. Qua thống kê cho thấy có 9 công ty vừa đảm nhận xử lý, tiêu hủy vừa đảm nhận thu gom, vận chuyển CTNH đó là công ty Môi Trường Xanh, Tân Đức Thảo, Thành Lập, Sao Mai Xanh, Môi trường Đô thị, Minh Tấn, Toàn Thắng Lợi, Quốc Việt, Holcim VN, Môi trường Việt Úc. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTNH đối với từng đối tượng cụ thể là:
Khâu thu gom vận chuyển
Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở TPHCM đa phần các đơn vị vừa thu gom - vận chuyển, vừa xử - tiêu hủy CTNH, do đó mọi sổ sách chứng từ về CTNH chỉ có đơn vị đó biết. Bên cạnh đó, các đơn vị thu gom – vận chuyển thường chỉ kí hợp đồng những CTNH nào mà họ có khả năng xử lý, tái sinh/tái chế còn những CTNH khó xử lý họ từ chối thu gom, chính điều này đã khiến cho các chủ nguồn thải gặp khó khăn không biết xử lý sao với lượng CTNH phát sinh và hậu quả là họ đem đổ chung với rác sinh hoạt hoặc rác công nghiệp không nguy hại. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm cho môi trường.
Khâu xử lý – tiêu hủy
Hiện tại, ở TPHCM việc xử lý CTNH chủ yếu là do các công ty tư nhân đảm nhận nhưng năng lực xử lý – tiêu hủy vẫn rất thấp so với nhu cầu hiên nay tại TP. Bên cạnh đó, công nghệ xử lý còn lạc hậu và chủ yếu được chế tạo trong nước nên chất lượng chưa ổn định, có nhiều loại CTNH không được xử lý do không có công nghệ xử lý thích hợp nên các công ty xử lý vận chuyển về và lưu giữ trong kho của mình.
Bảng 4.11. Số Lượng CTNH Các Đơn Vị Xử Lý Tiếp Nhận ở Địa Bàn TPHCM
TT
Tên đơn vị
Năm 2006
1
Công ty Môi Trường Xanh
1.981 tấn
2
Công ty Tân Đức Thảo
372 tấn
3
Công ty Việt Úc
3.253 tấn
4
Công ty Môi trường đô thị
17,8 tấn
5
Công ty TNHH Thành Lập
275,9 tấn
6
Công ty xăng dầu Minh Tấn
554.5 m3
7
Cơ sở tái chế dầu nhớt Toàn Thắng
92.230 lít
Nguồn tin: Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố, 2006
Bảng 4.11. cho thấy số lượng tiếp nhận CTNH tại các đơn vị xử lý năm 2006 còn rất thấp so với lượng phát sinh hiện nay tại thành phố chỉ khoảng 3.000 tấn, điều này có nghĩa là còn một lượng lớn CTNH không được xử lý và không ai biết nó đi đâu về đâu.
Ông Ngô Thành Đức, Phó trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên-Môi trường tại buổi họp về tình hình quản lý chất thải trên địa bàn TPHCM vào sáng 31-1-2007 cho biết hiện tại các cơ sở sản xuất thải ra môi trường một lượng chất thải rắn công nghiệp khoảng 1.200 – 1.500 tấn/ ngày, trong đó CTNH khoảng chiếm 20% tức là khoảng 250 tấn/ngày. Tuy nhiên theo Sở TN – MT TP, hiện các dịch vụ xử lý CTNH mới chỉ xử lý khoảng 20 tấn/ngày. Theo Ông Tống Văn Bảy, Trưởng Phòng Môi trường thuộc Khu Công nghiệp Hiệp Phước, cho biết mới đây đã phát hiện một đơn vị được Sở TN-MT cấp phép đến khu công nghiệp thu gom chất thải nhưng lại không chở về nơi xử lý. Còn theo báo điện tử Dân trí, trong chuyến đi thực tế kiểm tra các DN hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn TP vào tháng 1 năm 2008. Bà Lê Thị Kim Oanh cho biết, công ty Tân Đức Thảo đã có những sai phạm nghiêm trọng, khi thu gom rác thải độc hại được thu gom về nhà máy thì chỉ được rửa qua rồi đem bán phế liệu, điều đáng nói là DN này tháng 12/2007 đã bị xử phạt hành chính do lỗi sai phạm “quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không đúng theo quy định về bảo vệ môi trường”. Trường hợp của công ty Tân Đức Thảo cho thấy cần thiết phải quản lý chặt chẽ việc xử lý CTNH tại các cơ sở xử lý CTNH vì nó giúp kiểm soát lượng CTNH còn độc tính phát tán ra môi trường.
Nhìn chung, hiện nay công tác quản lý CTNH tại các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn cụ thể:
Các đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý thường tự liên hệ với các chủ nguồn thải mà việc này lại phụ thuộc rất lớn vào ý thức của các chủ nguồn thải, các chủ nguồn thải có ý thức chấp hành tốt quy định về quản lý CTNH thì họ mới tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ xử lý, tiêu hủy CTNH cho họ.
Bên cạnh đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng không có cơ chế ràng buộc các chủ nguồn thải khi họ có ký hợp đồng nhưng lại không chuyển giao chất thải hoặc chuyển giao không hết các loại CTNH ký trong hợp đồng cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý vì họ chỉ ký hợp đồng để đối phó với các cơ quan nhà nước.
Khó khăn về thủ tục trong việc vận chuyển CTNH từ các doanh nghiệp trong KCX vì thủ tục khá nghiêm ngặt.
Khó khăn nữa là hiện nay thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH trên địa bàn thành phố hiện nay chưa có sự kiểm soát của nhà nước về giá cả, chất lượng dịch vụ do đó dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng.
Vấn đề nhân lực có trình độ cũng là một khó khăn đáng kể của các doanh nghiệp. Vì theo quy định của thông tư số: 12/2006/TT-BTNMT thì các chủ thu gom, vận chuyển phải có ít nhất một cán bộ có trình độ trung cấp trở lên thuộc ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhận quản lý về chuyên môn, kỹ thuật, còn đối với các đơn vị xử lý, tiêu hủy thì phải có hai cán bộ trình độ cao đẳng trở lên.
4.3. Công tác quản lý hành chính trong quản lý CTNH
Vấn đề quản lý CTNH trên địa bàn TPHCM chỉ bắt đầu thực hiện từ khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 155/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Quản lý Chất thải nguy hại ngày 16/07/1999. Nhưng mãi cho đến năm 2003 phòng Quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường được thành lập thì công tác quản lý CTNH mới được quan tâm đúng mức.. Hiện nay, công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp nói chung và CTNH nói riêng đều do phòng quản lý chất thải rắn trực thuộc sở TN - MT thành phố phụ trách. Nhưng đối với các doanh nghiệp thuộc các KCN, KCX thì do phòng xây dựng môi trường thuộc Ban quản lý các KCN và KCX thành phố (HEPZA) quản lý với sự phối hợp kiểm tra với phòng quản lý chất thải rắn Sở TN – MT. Phòng Quản lý Chất thải rắn và Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố là nơi cấp phép cho các đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH. Nhưng việc cấp sổ chủ nguồn thải và kiểm tra giám sát tình hình quản lý chất thải tại tất cả các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố đều thuộc thẩm quyền của Phòng Quản lý Chất thải rắn.
Hình 4.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp tại TP HCM
Bộ TN - MT
UBND TP HCM
Sở TN - MT
Phòng
quản lý chất thải rắn
HEPZA
Phòng
xây dựng
và
môi trường
Các đơn vị, phòng ban có chức năng quản lý môi trường:
- Phòng QLNMT
- Chi cục BVMT
Các đơn vị Thu gom-Vận chuyển tái sinh tái chế CTRCN không nguy hại
Các công ty hạ tầng KCN -KCX
Tổ TNMT- phòng QLMT các quận, huyện
Các chương trình dự án Nhà nước về quản lý chất thải rắn
Các đơn vị sản xuất trên địa bàn TP
Các đơn vị DV-Thu gom-Vận chuyển-Xử lý –Tiêu hủy CTNH
Các đơn vị sản xuất công nghiệp thuộc KCN-KCX
Chỉ
đạo
Chỉ đạo
Kiểm tra
Giám sát
Phối hợp
Nguồn tin: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Toàn thành phố hiện nay có khoảng 33.776 cơ sở sản xuất (Niên giám thống kê năm 2005). Cộng với số lượng khoảng 900 nhà máy, xí nghiệp thuộc các khu công nghiệp và khu chế xuất với số lượng đơn vị sản xuất lớn như vậy đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý CTNH từ việc quản lý các nguồn thải, các hoạt động thu gom vận chuyển, xử lý, tiêu hủy và thải bỏ cuối cùng CTNH. Cụ thể
Trong công tác quản lý các nguồn thải
Bên cạnh các KCN & KCX, Thành phố HCM hiện nay còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp vừa và nhỏ nằm rải rác khắp thành phố, các cụm công nghiệp tập trung tại các quận huyện do đó lượng phát sinh CTNH là rất lớn đó là chưa kể lượng CTNH từ các tỉnh thành lân cận cũng được vận chuyển vào thành phố để xử lý hay thải bỏ điều này đã khiến chính quyền và người dân thành phố phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm tại các con kênh, rạch, nguồn nước sinh hoạt,…Vì vậy đòi hỏi chính quyền thành phố phải quản lý thật tốt và kiểm soát được nguồn và lượng CTNH phát sinh thế nhưng nguồn nhân lực để quản lý còn thiếu ( Sở TN - MT TP chỉ có 10 cán bộ ở phòng Quản lý chất thải rắn tham gia vào công tác quản lý CTR và CTNH, ở Ban quản lý các KCN& KCX cũng có 4 cán bộ ở phòng xây dựng môi trường phối hợp tham gia) cộng thêm vào đó là ý thức của các chủ nguồn thải CTNH còn chưa cao dù Quy chế Quản lý chất thải số 155/1999/QĐ-TTg đã được ban hành từ năm 1999 nhưng hiện nay các DN vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh cụ thể là không đăng ký sổ chủ nguồn thải, không có biện pháp thu gom, lưu trữ CTNH đúng quy định, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về quản lý CTNH cho cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường.
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý
4.4.1. Đề xuất thu phí phát sinh CTNH
Đây là phí đánh vào các chủ nguồn thải, những người trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đã tạo ra chất thải nguy hại. Phí phát sinh chất thải nguy hại này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Canada,.v.v.
Ở nước ta các công cụ kinh tế cho vấn đề quản lý chất thải nguy hại chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt nếu không đăng ký sổ chủ nguồn thải và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ban hành ngày 27/11/2007. Do vây, đã nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến CTNH cụ thể là các doanh nghiệp không kê khai lượng CTNH phát sinh tại doanh nghiệp của mình điều này gây khó khăn trong công tác thống kê và quản lý lượng CTNH phát sinh, bên cạnh đó các doanh nghiệp không đăng ký sổ chủ nguồn thải, không ký hợp đồng xử lý CTNH đúng quy định của nhà nước hoặc có ký thì cũng là để đối phó với cơ quan chức năng sau đó họ không chịu chuyển giao CTNH cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý. Chính những điều trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng CTNH không được kiểm soát, cũng như không được xử lý gây ra những hậu quả khó lường đối với môi trường sống và sức khỏe của người dân.
Hiện nay chi phí cho công tác quản lý CTNH như việc cấp sổ chủ nguồn thải, các khoản chi phí cho công tác tập huấn, tuyên truyền, tổ chức các buổi hội thảo về quản lý CTNH, giới thiệu các công nghệ xử lý CTNH cho các doanh nghiệp đều được bao cấp bởi ngân sách nhà nước do đó còn nhiều giới hạn về các nguồn lực như nguồn nhân lực quản lý có trình độ có hiểu biết về quản lý CTNH, thiếu vốn cho những dự án hay công trình nghiên cứu về CTNH,.v.v.
Xuất phát từ những vấn đề trên đây, đồng thời cũng học tập kinh nghiệm quản lý chất thải của các nước trên thế giới đề tài đề xuất tính phí phát sinh CTNH nhằm buộc các doanh nghiệp phải trả một khoản phí cho những loại CTNH mà mình tạo ra, đồng thời nguồn phí thu được cũng là một khoản kinh phí đáng kể để phục vụ cho công tác quản lý CTNH trên địa bàn thành phố. Khoản kinh phí này sẽ được dùng vào những mục đích cụ thể sau:
Trước hết, khoản phí thu được sẽ dùng để trang trải chi phí cho công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý CTNH trên địa bàn thành phố
Một khoản dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác quản lý CTNH bao gồm: nhận biết, phân biệt, lựa chọn các thức lưu giữ, bảo quản CTNH đúng quy định
Một khoản dùng để hỗ trợ các dự án, nghiên cứu công nghệ xử lý CTNH phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta.
Bên cạnh đó, nguồn thu phí cũng sẽ cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm làm giảm lượng CTNH phát sinh tại doanh nghiệp.
Đề xuất công thức tính phí
Phí tạo ra chất thải nguy hại = Phí cơ bản (đ/tấn) Mi Ki
Trong đó
- Mi: là lượng phát sinh trong một năm của chất thải nguy hại loại i;
- Ki: là hệ số dựa theo phương pháp xử lý CTNH loại i mà doanh nghiệp áp dụng hoặc căn cứ trên hợp đồng xử lý của doanh nghiệp với đơn vị xử lý.
Phí cơ bản sẽ được tính bằng tổng chi phí trong một năm cho công tác kiểm tra giám sát tình hình quản lý CTNH tại tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý tiêu hủy chia cho tổng số nguồn thải trên địa bàn thành phố. Tổng chi phí này bao gồm
Chi phí trả lương cho cán bộ phụ trách = (mức lương trung bình 2.500.000/người/năm + tiền thưởng + chế độ bảo hiểm) 25 người 12 = 900.000.000 đồng.
Công tác kiểm tra giám sát tình trạng phát sinh, và cách thức quản lý CTNH tại các doanh nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành hóa học , môi trường hoặc tương đương và phải được tập huấn về những vấn đề liên quan đến CTNH, vì vậy mức lương cơ bản mà đề tài đề xuất cũng căn cứ mức độ phức tạp và khó khăn của công việc.
Chi phí hoạt động (chi phí đi kiểm tra, giám sát) = 50.000.000/tháng 12 = 600.000.000 đồng
Chi phí hoạt động này bao gồm những chi phí cho việc đi kiểm tra, giám sát như chi phí xe cộ, chi phí xăng dầu, các chi phí khác có liên quan.
Tổng lượng phát sinh chất thải nguy hại từ các ngành công nghiệp: hiện nay chưa có một con số thống kê chính xác nào về tổng lượng chất thải nguy hại trên toàn thành phố, tất cả đều dựa trên những công thức dự báo và những điều tra ở quy mô nhỏ. Theo ước tính của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố năm 2007 tổng lượng CTNH phát sinh toàn thành phố là 200 tấn/ngày tương đương với khoảng 73.000 tấn/năm trong đó lượng CTNH từ công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 70% tức là khoảng 60.000 tấn.
Mức phí cơ bản = (900.000.000 + 600.000.000)/50.000 = 30.000 đồng/tấn
Hệ số phí
Hệ số phí này sẽ được tính dựa vào phương pháp xử lý mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại CTNH hay dựa vào phương pháp xử lý mà đơn vị lý hợp đồng xử lý CTNH đã ghi trong hợp đồng xử lý CTNH.
Việc đưa hệ số phí này vào nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ xử lý CTNH thân thiện với môi trường và có khả năng tiêu hủy hết hoặc phần lớn độc tính của CTNH. Nếu doanh nghiệp áp dụng các phương pháp xử lý CTNH thân thiện với môi trường sẽ giúp khoản phí đóng của doanh nghiệp được giảm đi đáng kể nhất là với những doanh nghiệp có lượng CTNH lớn. Hệ số phí được đề nghị ở bảng sau
Bảng 4.12. Hệ số K đề nghị
TT
Phương pháp xử lý
Hệ số K đề nghị
1
Không có bằng chứng rõ ràng
3,00
2
Chôn lấp
2,50
3
Xử lý nhiệt (đốt)
2,00
4
Ổn định - Hóa rắn
1,75
5
Xử lý hóa học/hóa lý
1,75
5
Tái sinh/tái chế/tái sử dụng tại doanh nghiệp
1,50
6
Trung hòa axit/bazơ
1,00
Nguồn tin: đề xuất
Cơ sở đề nghị hệ số k
Trong trường hợp CTNH được xử lý ngay tại doanh nghiệp
K = 3: Đây là mức hệ số cao nhất nó cũng đồng thời là một mức phạt cao nhất đối với doanh nghiệp khi không đưa ra được bằng chứng cho việc xử lý CTNH tại doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không ký hợp đồng xử lý CTNH với đơn vị có chức năng xử lý, tiêu hủy CTNH đúng quy định của Nhà nước. Việc không đưa ra được bằng chứng cũng có thể khiến nhà quản lý hiểu rằng doanh nghiệp không xử lý CTNH do mình tạo ra và có thể thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài.
K = 2,5: Về mặt kinh tế việc chôn lấp có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh, nhưng xét về khía cạnh môi trường việc chôn lấp CTNH sẽ gây những tác động khó lường về sau. Chính vì vậy hệ số K đánh vào cũng phải cao.
K = 2,0: Nếu DN sử dụng phương pháp đốt CTNH . Phương pháp đốt CTNH có ưu điểm là phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ, thời gian xử lý nhanh, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là trong quá trình đốt sinh ra các khí CO2, Sox, NOx, Cl2, P2O5, ngoài ra quá trình đốt CTNH là chất hữu cơ chứa còn sinh ra khí rất độc hại như dioxin và furan nếu như lò đốt không đảm bảo về kỹ thuật hay chế độ vận hành không được kiểm soát chặt chẽ. Do vậy mức hệ số này có thể nhẹ hơn hai phương pháp xử lý ở trên nhưng vẫn ở mức cao.
K = 1,75: Trong trường hợp doanh nghiệp xử lý hay ký hợp đồng xử lý sử dụng phương pháp ổn định – hóa rắn. Ổn định – hóa rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm độ độc hại của chất thải. Làm ổn định là quá trình nhằm làm cho chất ô nhiễm bị gắn từng phần hay hoàn toàn bởi các chất kết dính hoặc chất biến đổi khác, quá trình này sẽ làm giảm khả năng phát tán và giảm độ độc hại của chất thải. Hóa rắn là quá trình sử dụng các chất phụ gia thay đổi bản chất vật lý của chất thải. Hai quá trình này chỉ có thể làm giảm chứ không làm mất hoàn toàn độ độc hại của CTNH nó. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý được dùng chủ yếu trong xử lý nước thải có chứa chất độc hại Xét về khả năng làm giảm tính độc thì hai phương pháp này có thể làm giảm tính độc của chất thải nguy hại nhưng chưa hoàn toàn làm mất. Bên cạnh đó, hai phương pháp này đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật đúng cách thì mới giảm được độc tính của CTNH. Tuy nhiên so với ba cách xử lý ở trên thì hai phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn do đó sẽ chịu mức hệ số thấp hơn ba phương pháp trên.
K = 1,5: khi doanh nghiệp tái sinh, tái sử dụng lại CTNH mà không thải ra bên ngoài. Việc tái sinh tái chế này nó vừa giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, vừa làm giảm gánh nặng cho xã hội cho việc xử lý nó. Do đó hệ số k sẽ được giảm xuống để khuyến khích doanh nghiệp tái sử dụng lại CTNH.
K = 1: khi phương pháp xử lý là trung hòa CTNH để nó không còn độc hại nữa. Khi đó CTNH thải ra sẽ không gây nguy hại cho môi trường.
Việc xác định tổng lượng CTNH phát sinh trong một năm và phương pháp xử lý đối với từng loại CTNH được căn cứ vào đơn đăng ký chủ nguồn thải, chứng từ chất thải nguy hại và báo cáo quản lý CTNH của các chủ nguồn thải.
Ví dụ: tính phí phát sinh phải nộp tại DN X.
Theo báo cáo “Quản lý CTNH của chủ nguồn thải” tổng hợp trong một năm của công ty Z có thông tin như sau:
Bảng 4.13. Ví Dụ Tính Phí Phát Sinh CTNH
Tên chất thải
Số lượng (tấn/năm)
Phương pháp
xử lý
Chủ vận chuyển (V1,V2) và chủ xử lý, tiêu hủy (X)
Giẻ lau, bao tay dính dầu
0.7
Đốt
Công ty ABC
Bùn từ hệ thống xử lý nước thải
2.5
Ổn định – hóa rắn
Công ty ABC
Thùng phuy, can nhựa đựng hóa chất
1.2
Tái chế
Công ty ABC
Các loại axit thải
0.5
Trung hòa
Công ty ABC
Chất thải từ quá trình tráng men mài bóng
2
Hóa rắn
Công ty ABC
Nguồn tin: tổng hợp và cho ví dụ
Tính phí phát sinh CTNH phải nộp trong một năm của công ty Z
Phí phải nộp trong năm của công ty Z = 30.0000,72) + (30.0002,51,75) +(30.0001.21,5)+(30.0000.51)+(30.00021,75) = 332.265 đồng.
4.4.2. Quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH
Hiện nay thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH tại TPHCM vận hành theo hai mô hình chính
Hình 4.2. Mô Hình Kết Hợp
Trả phí dịch vụ
Chủ nguồn thảiCTNH
Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH
Cung cấp dịch vụ
Đây là mô hình phổ biến hiện nay ở TPHCM, phần lớn các đơn vị thu gom, vận chuyển đều đảm nhận luôn việc xử lý CTNH. Mô hình này có ưu điểm là khuyến khích các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH làm giảm gánh nặng cho thành phố trong việc giải quyết lượng CTNH khổng lồ phát sinh từ các ngành kinh tế. Tuy nhiên mô hình này lại có một nhược điểm lớn đó là giá cả và chất lượng của dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đều do hai bên thỏa thuận với nhau mà không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Dẫn đến các chủ nguồn thải sẽ lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ nào có giá rẻ để ký hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý CTNH của họ mà không cần quan tâm CTNH sẽ được xử lý ở đâu và xử lý như thế nào. Hậu quả là các nhà cung cấp dịch vụ muốn cạnh tranh được thì phải lựa chọn công nghệ xử lý đơn giản và rẻ tiền nhằm làm giảm giá thành, hoặc họ chỉ thu gom CTNH rồi đem thải bỏ nó ra khỏi thành phố vì chi phí thải bỏ thấp hơn nhiều so với chi phí xử lý.
Nếu không có sự kiểm soát của cơ quan có chức năng của thành phố thì thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH vận hành theo mô hình này sẽ mang đến nhiều hậu quả khó lường trước được bởi vì không ai kiểm soát được lượng CTNH tạo ra sẽ đi đâu, về đâu, được xử lý như thế nào.
Hình 4.3. Mô Hình Độc Lập
Chủ nguồn thảiCTNH
Cơ sở xử lý, tiêu hủy CTNH
Đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH
Trả phí
Trả phí
Dịch vụ
Dịch vụ
Theo mô hình này hoạt động thu gom, vận chuyển CTNH được tách rời khỏi công tác xử lý. Các đơn vị thu gom, vận chuyển là riêng biệt với các đơn vị xử lý, tiêu hủy. Mô hình này có ưu điểm so với mô hình kết hợp đó là nó tạo ra cơ chế giúp các đơn vị có chức năng dề dàng kiểm tra, giám sát quá trình lưu chuyển của CTNH từ nguồn phát sinh, quá trình vận chuyển, và đến nơi xử lý, tiêu hủy cuối cùng. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc vì chạy theo lợi nhuận mà cả hai đơn vị thu gom, vận chuyển và đơn vị xử lý, tiêu hủy đều tìm cách giảm giá thành nhằm cạnh tranh với các đơn vị khác. Các đơn vị thu gom, vận chuyển sẽ chọn phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, còn các đơn vị xử lý thì lựa chọn công nghệ cũ, rẻ tiền không đảm bảo chất lượng CTNH sau khi xử lý, tiêu hủy. Ngoài ra, không loại trừ trường hợp các đơn vị thu gom, vận chuyển và các đơn vị xử lý, tiêu hủy thỏa thuận ngầm với nhau chỉ thu gom, vận chuyển những loại CTNH mà họ có khả năng xử lý, tiêu hủy.
Nhìn chung cả hai mô hình này đều không có vai trò điều tiết quản lý của cơ quan chức năng về giá cả, chất lượng dịch vụ dẫn đến các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy tự thỏa thuận về giá cả với các chủ nguồn thải. Còn chất lượng CTNH sau khi xử lý thì không ai biết được vì các cơ quan chức năng không thể kiểm soát thường xuyên các đơn vị này. Chính từ thực tế hiện nay của thành phố đòi hỏi phải sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong việc điều chỉnh giá cả và chất lượng dịch vụ thu gom, xử lý CTNH để hạn chế việc CTNH thải bỏ ra môi trường mà không được xử lý tốt. Thông qua việc xây dựng các mức phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH áp dụng chung cho toàn thành phố để từ đó điều chỉnh giá cả của các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý tránh trường hợp vì chạy theo lợi nhuận các đơn vị này sẵn sàng điều chỉnh giá cả tăng giảm thất thường gây bị động cho các chủ nguồn thải đồng thời, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Hình 4.4. Mô Hình Với Sự Kiểm Soát của Cơ Quan Chức Năng
Chủ nguồn thảiCTNH
Cơ sở xử lý, tiêu hủy CTNH
Đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH
Trả phí
Trả phí
Dịch vụ
Dịch vụ
Cơ quan chức năng
Chất lượng
Giá
Cả
Giá
Cả
Chất lượng
Theo tài liệu “Hướng dẫn phương pháp tính chi phí xử lý chất thải nguy hại” do Cục Môi trường – Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường ban hành năm 2001. Thì giá thành xử lý CTNH đ ược tính như sau:
Trong đó:
Tổng chi phí bao gồm: chi phí đầu tư ban đầu + chi phí vận hành và bảo trì bảo dưỡng hàng năm. Trong trường hợp chôn lấp chất thải rắn nguy hại còn phải tính đến chi phí đóng cửa bãi chôn lấp và chi phí theo dõi, bảo hành, quan trắc, bãi chôn lấp trong một khoảng thời gian nhất định sau khi đóng cửa bãi chôn lấp.
Các khoản thu hồi bao gồm:
- Thu từ việc bán vật liệu đã được tái chế (dung môi, dầu nhớt, kim loại,.v.v.);
- Thu từ việc bán điện;
- Phí xử lý chất thải do các chủ nguồn thải nộp
Đây là một công thức tính giá thành xử lý CTNH dựa trên việc tính toán và phân bổ các chi phí trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống xử lý. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đúng giá dịch vụ xử lý của mình đồng thời giúp các nhà quản lý dựa vào đó để kiểm soát giá cả, chất lượng dịch vụ của các đơn vị xử lý, tránh để những đơn vị này hạ quá thấp giá thành xử lý để thu hút khách hàng sau đó đem chất thải đổ trực tiếp ra môi trường.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa nhanh chóng nên việc hình thành nhiều khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM đã làm lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Trong khi đó hệ thống quản lý chất thải rắn nguy hại của TP vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nói chung. Chính vì vậy đòi hỏi chính quyền TP phải có những công cụ quản lý hữu hiệu để giảm thiểu các tác động tiêu cực do CTNH gây ra, đồng thời buộc các DN có phát sinh CTNH phải đóng một khoản phí để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường tại TP.
Mục tiêu chính của khóa luận là trình bày hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại cũng như công tác quản lý CTNH trên địa bàn thành phố từ đó cho thấy những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTNH. Từ những vấn đề còn tại đó đề tài đã đề xuất hai giải pháp chính đó là thu phí phát sinh CTNH và quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, tiêu hủy, xử lý CTNH thông qua cơ chế kiểm soát giá cả dịch vụ. Phí phát sinh chất thải nguy hại = Phí cơ bản (đ/tấn) Mi Ki. Việc thu phí phát sinh CTNH sẽ tạo ra một nguồn thu để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý chất thải nguy hại tốt hơn và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất ít tạo ra CTNH. Giải pháp quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chủ yếu tập trung đề xuất cần phải có sự kiểm soát của nhà nước về giá cả, chất lượng dịch vụ để tránh tình trạng các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà không chú trọng đến chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp.
Bên cạnh kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó là khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế nên những số liệu có thể vẫn chưa phản ánh hết thực trạng phát sinh CTNH trên địa bàn thành phố cũng như công tác quản lý CTNH và tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý CTNH tại các DN trong các KCN & KCX. Do không có được số liệu đầy đủ về số nguồn thải và lượng CTNH phát sinh trong tất cả các ngành công nghiệp ở thành phố cũng như do hạn chế về thời gian nên đề tài vẫn chưa tính toán hết được những chi phí cho việc kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, do việc tiếp cận số liệu còn khá hạn chế nên đề tài đưa ra giải pháp quản lý thị trường còn chưa tính toán được giá thành cụ thể để so sánh và đưa ra phương hướng giải quyết.
5.2. Kiến nghị
Thành phố Hồ Chí Minh một thành phố luôn dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, làn sóng đầu tư vào các KCN & KCX của thành phố ngày càng gia tăng. Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển công nghiệp đáng tự hào đó chính quyền và người dân thành phố đã và đang đối mặt với nhiều hậu quả môi trường từ chất thải công nghiệp đặc biệt là CTNH gây ra như ô nhiễm kênh rạch, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm mùi hôi từ các bãi rác đã quá tải,… đang ngày càng nghiêm trọng. Để giảm thiểu những tác động môi trường này đòi hỏi sự phối hợp của cơ quan chức năng của thành phố và các doanh nghiệp trong các KCN & KCX. Trong đó, sự quản lý của các cơ quan chức năng của thành phố cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý các KCN & KCX Thành phố đóng rất vai trò quan trọng trong việc quản lý các vấn đề môi trường phát sinh đặc biệt là kiểm soát chất thải CTNH từ hoạt động sản xuất tại các DN các KCN & KCX.
5.2.1. Với Sở Tài nguyên và Môi trường
Cần tăng cường kiểm tra giám sát tình hình thực hiện việc quản lý chất thải nguy hại tại các DN trong các KCN & KCX như việc đăng ký sổ chủ nguồn thải để thống kê chính xác tổng lượng CTNH phát sinh của toàn TP, kiểm tra xem các DN có những biện pháp lưu trữ, xử lý CTNH, cũng như có ký hợp đồng thu gom xử lý CTNH với các đơn vị có chức năng đã được Sở TN – MT và Chi cục Bảo vệ môi trường cấp phép hay không.
Phòng Quản lý chất thải rắn cần tổ chức các lớp tập huấn cho các DN mới trong KCN & KCX để phổ biến những kiến thức về CTNH để các DN biết chất thải nào là CTNH, cách phân loại, các biện pháp lưu trữ, cách xử lý, cũng như phổ biến các quy định của nhà nước về quản lý CTNH. Tư vấn hỗ trợ các DN các biện pháp sản xuất sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
Chấn chỉnh thị trường cung cấp các dịch vụ xử lý CTNH bởi vì nhu cầu xử lý CTNH hiện nay của các DN là rất lớn nhưng các đơn vị xử lý chỉ chú trọng cạnh tranh ở phân khúc thị trường các nguồn thải có số lượng lớn vì thế họ giảm giá thành thu gom, xử lý để thu hút khách hàng dẫn đến chất lượng xử lý thấp, nhiều chất độc hại vẫn chưa được xử lý hết gây nguy hiểm khi thải ra môi trường.
Đối với những loại sản phẩm có tính độc hại cao như lốp xe, bình ắc quy, thủy ngân, chai thuốc trừ sâu,…Chính quyền nên xây dựng hệ thống ký thác hoàn trả. Khi mua các sản phẩm này người mua phải đóng thêm thêm khoản tiền ký quỹ, sau sử dụng xong đem nộp lại các sản phẩm này sẽ nhận lại khoản tiền đã ký quỹ. Hệ thống này sẽ giúp giảm đáng kể lượng chất thải thải ra môi trường.
5.2.2. Đối với Ban quản lý các KCN và KCX thành phố (HEPZA)
Với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý các DN trong các KCN & KCX trên địa bàn TP, HEPZA cần phối hợp chặt chẽ với Sở TN – MT để kiểm tra tình hình chấp hành các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng.
5.2.3. Đối với các doanh nghiệp hoạt động có phát sinh CTNH
Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại cần thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải cho Sở TN – MT TP, đồng thời phải có biện pháp lưu trữ chất thải đúng quy cách, ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý CTNH, tránh đổ CTNH chung với rác sinh hoạt hay rác công nghiệp không nguy hại vì như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả môi trường khó lường.
Đối với những DN mới thành lập mà ngành nghề có phát sinh CTNH cần tham gia đầy đủ những buổi tập huấn của Sở TN – MT TP về quản lý CTNH để có kiến thức đầy đủ về CTNH và chấp hành đúng pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
5.2.4. Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH
Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về vận chuyển CTNH đúng quy cách, an toàn kỹ thuật tránh làm rò rỉ CTNH gây ảnh hưởng đến môi trường. Chấp hành quy định của Sở TN – MT thành phố về vận chuyển CTNH theo đúng thời gian và tuyến đường để không làm ảnh hưởng đến giao thông và hạn chế những sự cố đáng tiếc trong quá trình vận chuyển CTNH.
5.2.5. Đối với các đơn vị xử lý, tiêu hủy CTNH
Cần đăng ký giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH theo đúng quy định của nhà nước, khi tiếp nhận CTNH từ các chủ nguồn thải cần phân loại, có biện pháp lưu trữ đúng cách và xử lý, tiêu hủy đúng tiêu chuẩn. Tuyệt đối không được thu gom CTNH về rồi xử lý sơ sơ sau đó đem thải bỏ ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Bùi Đường Nghiêu, 2006, Thuế môi trường, Nhà xuất bản Tài Chính, 239 trang.
Hoàng Xuân Cơ, 2005, Giáo trình kinh tế môi trường, Nhà xuất bản Giáo Dục, 247 trang.
Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải, 2006, Giáo trình Quản lý Chất thải nguy hại, Nhà xuất bản Xây Dựng, 283 trang.
Nguyễn Đức Khiển, 2003, Quản lý chất thải nguy hại, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 236 trang.
Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, 2005, Quy hoạch tổng thể Hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại Thành phố Hồ Chí Minh tới 2015 – 2020.
Viện Môi Trường và Tài Nguyên, 2005, Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật Bảo Vệ Môi Trường, Quốc Hội, Số: 52/2005/QH11, 29/11/2005.
Nghị Định về Quản Lý Chất Thải rắn, Chính Phủ, Số: 59/2007/NĐ-CP, 09/04/2007.
Nghị Định về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường, Chính Phủ, Số: 81/2006/NĐ-CP, 09/08/2006.
Thông Tư Hướng Dẫn Điều Kiện Hành Nghề và Thủ Tục Lập Hồ Sơ, Đăng Ký, Cấp Phép, Hành Nghề, Mã số Quản Lý Chất Thải Nguy Hại, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Số: 12/2006/TT-BTNMT, 26/12/2006.
“Lịch sử”, Ủy ban Nhân dân TPHCM, 06/2008, Thư viện Đại Học Nông Lâm TPHCM,.
“Địạ hình”, Ủy ban Nhân dân TPHCM, 06/2008, Thư viện Đại Học Nông Lâm TPHCM,.
“Khí hậu thời tiết”, Ủy ban Nhân dân TPHCM, 06/2008, Thư viện Đại Học Nông Lâm.TPHCM,.
“Địa chất đất đai”, Ủy ban Nhân dân TPHCM, 06/2008, Thư viện Đại Học Nông Lâm.TPHCM,.
“Chỉ tiêu tổng hợp 2001-2006”, Ủy ban Nhân dân TPHCM, 06/2008, Thư viện Đại Học Nông Lâm TPHCM, .
“Gom chất thải để bán phế liệu”, 06/2008, Thư viện Đại Học Nông Lâm TPHCM,.
“TP Hồ Chí Minh: Hàng chục tấn chất thải nguy hại đổ đâu?”,06/2008, Thư viện Đại Học Nông Lâm TPHCM .
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Harry M. Freeman. “Standard Handbook of Hazardous Waste Treatment and Disposal”. Mc Graw Hill. 2nd Edition. 1997.
“Hazardous Waste Generator Fees”, Department of Environmental Quality, State of Oregon, 06/2008, Thư viện Đại Học Nông Lâm TPHCM, .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap_quan_ly_chat_thai_nguy_hai_o_thanh_pho_ho_chi_minh_nguyen_thi_anh_tuyet_2687.doc