Đánh giá hiệu lực của việc ứng dụng biện pháp “FFS” trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam

Đểduy trì được những lợi ích tạo được từFFS, các nhómnông trang cần sựtài trợvềtài chính với những điều kiện thuận lợi vềtín dụng đểhọcó thểmởnhững khoá học sau thu hoạch đểcải thiện việc tiếp cận thịtrường. Quá trình đăng ký thuốc trừdịch hại, những loại thuốc trừdịch hại thích hợp hiện đã được đăng ký cho việc sửdụngtrên câycó múi và những thủtục bắt buộc cần được xemxét một cách hoàn chỉnh. Không có sựkhởi đầu của chínhphủnhưlà giới thiệu và khuyến khích sửdụng các loại thuốc trừdịch hại thế hệmới ít gây tác động xấu đến môi trường, những khích lệvềtài chính đối với các công ty thuốc BVTV cho việc đăng ký những loại thuốc này và khuyến khích các nông dân tuân thủtheosựhướng dẫn, thì việc sửdụng những loại thuốc trừdịch hại thếhệcũsẽ tiếp tục chiếm ưu thế.

pdf36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu lực của việc ứng dụng biện pháp “FFS” trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 – kiến vàng 2 – ong (Vespids) 2 – cá trong mương 1 – nhện ăn thịt 1 – giới thiệu kiến vàng Dong Thap 5 5 2 1 Tra Vinh 5 5 1 – kiến vàng 1 – Nhện 1 Vinh Long 5 1 4 1 – Kiến vàng 1 – Nhện 1 Can Tho 5 1 4 1 – Kiến vàng 1 – ong 1 – bọ rùa 1 – cá trong mương 2 Soc Trang 5 3 3 – cá trong mương Tổng cộng 1353 34 30 6 5 1 1.1.3.3 Phân tích so sánh lợi nhuận thực sự từ việc sản xuất cây có múi và chi phí của FFS 1.1.3.3.1 Lợi nhuận thực của việc sản xuất cây có múi Qua kết quả của việc phỏng vấn giữa kỳ, các nông dân đã ước lượng thu nhập thực của họ. Thực sự rất khó để kiểm tra lại những điều khai báo của họ bởi vì họ đã không giữ lại những sổ sách ghi lại các chi phí của việc đầu tư vào cũng như thu nhập một cách chính xác. Tuy nhiên người thực hiện cuộc phỏng vấn đã kiểm tra lại với mỗi một người nông dân bằng cách thảo luận với họ về thu nhập thực tế của họ chứ không phải là tổng thu nhập. Cũng thật là khó để kiểm tra lại với mỗi nhóm nông dân bởi vì việc đánh giá thu nhập thực tế theo miêu tả sự khác biệt giữa tổng trị giá quả được bán và chi phí đầu vào trực tiếp như phân bón, nông dược, chi phí tưới tiêu, chi phí xăng dầu đã được sử dụng trong sản xúât, chi phí thuê công lao động, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển đi bán. Trong việc tính toán lợi nhuận thực sự, những người nông dân hầu như không tính toán về chi phí sức lao động của chính họ cũng như những công lao động khác trong gia đình của họ, khấu hao thiết bị sử dụng, vườn cây ăn quả, tiền lãi do vay vốn đầu tư. Đánh giá giá trị lợi nhuận thực tế được thể hiện trong bảng 9 đã được tính toán lại dựa trên những kết quả phỏng vấn được từ nông dân và quy đổi ra giá trị trên mỗi ha để so sánh giữa các nông dân. Có một mức độ chuyên biệt về giống cây có múi rất cao ở một vài tỉnh ở Việt Nam như ở Đồng Tháp chỉ có một giống quýt duy nhất (quýt Tiều) và ở Nghệ An cũng chỉ có duy nhất một giống cam (xem phụ lục 1, kết quả điều tra cơ bản đã được trình bày trong báo cáo mốc thời gian số 4 và phụ lục số 6 ở báo cáo mốc thời gian số 6). Bưởi thì được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh và đã gia tăng diện tích trong mười năm qua. Kết quả quá trình khảo sát cho thấy rằng việc trồng những giống cây có múi khác nhau sẽ cho người nông dân sự thu nhập khác nhau. Để kiểm tra giả thuyết lợi nhuận thực tế tuỳ thuộc vào giống cây có múi được trồng, các số liệu lợi nhuận thực tế từ các chủng loại cây có múi khác nhau đã được thu thập qua cuộc khảo sát giữa kỳ để phân tích thống kê. Trong phân tích này thì giống được gọi là “Cam sành” ở Việt Nam thực sự về phân loại thực vật học nó thuộc vào nhóm Quýt. Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong mối quan hệ về vị trí địa lý (F3, 19 =1.091, p=0.356) và chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị thu nhập thực tế của nông dân giữa các chủng loại cây có múi (F2, 28 =5.442, p=0.010). Trắc nghiệm Duncan đã cho thấy rằng trồng bưởi và quýt có lợi nhuận thực tế cao hơn cam. Không có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê về quy mô bình quân của chủng loại cây có múi được trồng (F2, 28 =0.227, p=0.797). Kết quả được trình bày ở bảng 10. Bình quân lợi nhuận thực tế được tính trung bình giữa các chủng loại cây có múi và ở các tỉnh là 78,620,000 đồng VN. Người nông dân trồng quýt trung bình có tiền lãi là 100,000,000 đồng VN tiếp theo là trồng bưởi với lợi nhuận trung bình là 93,330,000 đồng VN. Các nông dân trồng cam có lợi nhuận trung bình chỉ 37,880,000 đồng VN. Không có gì ngạc nhiên với lợi nhuận cao nhất trên 100,000,000 đồng VN đã được ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp bởi vì phần lớn ở đây đều trồng quýt. Lợi nhuận thấp nhất được ghi nhận ở tỉnh Bến Tre. Hầu hết là có sự trùng hợp rất cao giữa lợi nhuận trung bình được khai báo bởi người nông dân và những đánh giá được thực hiện bởi các nhân viên chi cục BVTV tỉnh nhưng chỉ với 2 tỉnh cho thấy rằng lợi nhuận thực tế được ghi nhận qua phỏng vấn thì ngoài tầm những đánh giá của các nhân viên chi cục BVTV tỉnh. Ở tỉnh Bến Tre sự không trùng khớp này là do sự biến động quá lớn giữa thu nhập của các nông dân được phỏng vấn với hệ số biến động là 108% và ở tỉnh Vĩnh Long sự khác biệt là do kích cở mẫu quá nhỏ (chỉ với 2 nông dân) và lợi nhuận thực tế ghi nhận được bởi các nhân viên chi cục BVTV tỉnh là dựa trên lợi nhuận đạt được từ người trồng bưởi chứ không phải dựa trên bình quân của tất cả các nông dân. So 22 sánh với lợi nhuận thực tế từ lúa lãi thu được từ trồng cây có múi là cao hơn 3-6 lần. Số liệu cũng cho thấy rằng lãi của việc trồng lúa thì không có sự biến động giữa các tỉnh lân cận nhiều như là lãi của việc trồng cây có múi. 1.1.3.3.2 Chi phí của FFS trong quản lý dịch hại tổng hợp cây có múi Chi phí của FFS đã được tính toán tổng hợp trong bảng chiết tính a) Chi phí khuyến nông nghĩa là lương và tổng phí khuyến nông đã chi trả bởi Cục BVTV, b) Chi phí mở lớp TOT, c) Trợ cấp và chi phí cho nông dân tham gia. a) Chi phí cơ bản cho mỗi nông dân tham gia FFS được tính bằng đồng VN là 262,500 (tương đương A$ 21.371). Chi phí được tính toán dựa trên mức đã được chấp nhận là các huấn luyện viên được Cục BVTV trả lương trung bình là 1,500,000 đồng VN. Bởi vì họ thừa nhận rằng mỗi ngày hoạt động trong FFS cần phải có một ngày công để chuẩn bị. Để tính toán tất cả chi phí Cục BVTV phải trả lương hằng ngày cho các huấn luyện viện, hệ số 2,5 đã được nhân thêm, đây là hệ số chuẩn đã được áp dụng cho các giảng viên đại học ở Úc. b) Chi phí mở lớp cho mỗi tham dự viên FFS được tính toán là A$ 13.022. Chi phí này gồm cả chi phí cho 2 huấn luyện viên của mỗi FFS. Các chi phí huấn luyện cho cả 2 huấn luyện viên đều bị giảm giá so với FFS đầu tiên mà họ đã quản lý trong suốt dự án. Hầu hết các huấn luyện viên đều quản lý nhiều hơn 1 lớp FFS bởi vì các tỉnh đã tài trợ để mở thêm các FFS khác sau khi làm xong dự án. Điều đó có nghĩa rằng chi phí quản lý các FFS tiếp theo ở các tỉnh nơi mà các nhân viên khuyến nông đã được tập huấn trong phạm vi của dự án sẽ không dự phần trong chi phí mở lớp trong tổng chi phí cho các FFS. c) Chi phí tái diễn cho mỗi tham dự viên FFS được tính là A$ 36.23. Việc đền bù cho sự tham gia của các nông dân được bao gồm trong tổng số này. Chi phí tổng cộng cho mỗi tham dự viên FFS trong cả mùa FFS bao gồm 21 học phần và một mùa vụ để thực nghiệm là A$ 70.62 (tương đương 867,361 đồng VN). Mùa vụ được tính từ đợt ra hoa chính vụ cho đến đợt thu hoạch chính vụ, kéo dài khỏang 8 tháng. 1.1.3.3.3 Sự liên quan giữa lợi nhuận của việc sản xuất và chi phí của FFS Lợi nhuận trung bình được tính cho mỗi ha được đánh giá là 78.620.000 đồng Viêt Nam cho năm (= A$ 6,401.19). Diện tích trung bình của mỗi nông trang là 0.69 ha. Lợi nhuận trung bình thực tế cho mỗi hộ nông dân là 54,247,800 đồng VN. Chi phí FFS cho mỗi tham dự viên là 1.60% lợi nhuận thực tế của họ. Thật là hợp lý để thừa nhận rằng chỉ cần tiết kiệm trong chi phí cho thuốc trừ dịch hại cũng như kết quả của việc giảm số lần phun thuốc thì cao hơn là việc đầu tư mở FFS. Ghi chú 1Suốt trong thời gian tiến hành dự án tỷ giá giữa đồng đô la Úc và đồng Viêt Nam có sự biến động từ 11,372 đồng VN cho A$ 1 đến 13,200 đồng VN cho A$1 do đó giá trị trung bình sẽ là 12,282.09 đồng VN cho A$ 1. Giá trị tỷ giá trung bình sẽ được sử dụng cho tất cả những sự tính toán trình bày trong báo cáo này. 2Các chi phí mở lớp không bao gồm chi phí cho các nhà khoa học Úc tham gia trong dự án . Dự án này là một dự án nghiên cứu mà trong đó FFS là mục tiêu chính của dự án vì thế đầu 23 tư của các nhân viên phía Úc trong chương trình huấn luyện TOT trên thực tế thì không kể đến và không tính toán trong chi phí huấn luyện. Bảng 9: Bình quân lợi nhuận thực của các vườn cây có múi mỗi năm Tỉnh N Diện tích (ha) Lợi nhuận rồng do nông dân khai báo (VND/năm) Lợi nhuận rồng được đánh giá bởi cán bộ tỉnh (VND/năm) Lợi nhuận so với trồng lúa được đánh giá bởi cán bộ tỉnh (VND/năm) Kanh Hoa 3 1.63 1 (0.84)2 38,330,0001 (7,265,000) 2 Nghe An 4 0.85 (0.087) 44,000,000 (5,492,000) 30- 50,000,000 10- 12,000,000 Ben Tre 5 0.54 (0.137) 34,600,000 (16,798,000) 50 - 70,000,000 18,000,000 Tien Giang 6 0.73 (0.193) 134,330,000 (33,200,000) 100- 150,000,000 Dong Thap 4 0.31 (0.072) 115,000,000 (8,660,000) 100- 120,000,000 Tra Vinh 2 0.58 (0.131) 83,250,000 (6,848,000) Vinh Long 2 1.25 (0.250) 85,000,000 (15,000,000) 150,000,000 21,000,000 Can Tho 4 0.30 (0.041) 61,250,000 (13,288,000) 60- 70,000,000 20- 24,000,000 Soc Trang 2 0.43 (0.075) 97,500,000 (52,500,000) 50- 200,000,000 15,000,000 Total 34 0.69 (0.100) 78,620,000 (9,167,000) 30- 200,000,000 10- 24,000,0003 1Số liệu được tính toán trung bình từ lợi nhuận thực tế mà đã được khai báo qua cuộc phổng vấn từng nng dân ở cuộc phỏng vấn giữa kỳ. 2VSố liệu trong dấu ngoặt đơn là trung bình sai lệch chuẩn 3Lợi nhuận thực tế trên lúa cho mỗi ha thu hoạch theo khai báo là từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng VN. Ở ĐBSCL nông dân có thể có 3 vụ thu hoạch mỗi năm và ở duyên hải trung bộ chỉ có 2 vụđó chính là điều làm cho sự khác biệt có ý nghĩa trong thu nhập mỗi năm cho đơn vị ha. 24 Bảng 10: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt lợi nhuận giữa các chủng loại cây có múi Chủng loại cây có múi N Diện tích (ha) F test 4 Lợi nhuận rồng qua phỏng vấn nông dân (VND/năm) Duncan test3 Quýt1 17 0.56 2 (0.085)3 a 100,000,000 (14,660,000) a Bưởi 6 0.68 (0.215) a 93,330,000 (13,824,000) a Cam 8 0.58 (0.114) a 37,880,000 (6,346,000) b Tổng 31 0.59 (0.067) 82,680,000 (9,167,000) 1Cam sành ở VN được tính toán như quýt vì đặc điểm thực vật học của nó gần với quýt hơn 2Giá trị lợi nhuận được tính tóan là số liệu trung bình qua các lần phỏng vấn từng nông dân ở cuộc phỏng vấn giữa kỳ. 3Giá trị trong dấu ngoặt đơn là trung bình độ lệch chẩn. 4Những nghiệm thức với những chữ giống nhau thì không khác biệt một cách có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (p=0.05). 1.1.3.4 Khảo sát của những người được lợi chính Bảy người từ các Viện nghiên cứu, tổ chức khuyến nông, công ty tư nhân và tổ chức phi chính phủ đã hoàn tất cuộc khảo sát. Trả lời với mỗi câu hỏi khảo sát (in nghiêng) được tóm tắt, và số ý kiến trả lời tương tự được trình bày gọp lại. Những tác động chủ yếu của dự án này đối với tổ chức của bạn là gì? (câu số 3) và mức độ lợi ích của dự án này đến tổ chức của bạn (câu số 8) Tất cả câu trả lời đều tin tưởng rằng dự án đã có một tác động tích cực đối với bản thân họ cũng như tổ chức của họ, với một tỷ số 5 cho rằng lợi ích rất cao và 2 cho rằng lợi ích trung bình. Hầu hết những tác động mà đề cập đến là gia tăng mối liên hệ giữa người với người trong các tổ chức, nhân viên khuyến nông và nông dân (4). Mối quan hệ cũng được gia tăng giữa các tổ chức khuyến nông với các lãnh đạo địa phương trong sự nổ lực của họ để tìm kiếm nguồn kinh phí địa phương để mở thêm các khoá FFS khác nữa (1). Những kênh trao đổi thông tin đã được mở ra giữa các tổ chức nghiên cứu và khuyến nông và giữa những tổ chức này với các nông dân cung cấp những chương trình hiệu quả cho dự án này (2) và cũng mở ra cách truyền đạt kiến thức mới hiệu quả hơn về các kỹ thuật canh tác khác hơn là kiến thức IPM cũng như trên các cây trồng khác (2). Những trả lời từ các tổ chức nghiên cứu và khuyến nông cũng như các công ty tư nhân đã đề cập rằng họ cũng đã có thể học tập từ nông dân. Công việc của dự án là cung cấp cơ hội để học về các phương pháp quản lý trang trại đã được sử dụng gần đây (1), những điều cần thiết của nông dân trong quan hệ bảo vệ thực vật (2) và việc thay đổi thái độ của nông dân trong quan hệ sử dụng thuốc trừ dịch hại (1). Các nhân viên khuyến nông cũng như các công ty tư nhân có cơ hội để học hỏi nhiều hơn từ các nhà nghiên cứu (2). Mặc dù các 25 nông dân đã không được trình bày trực tiếp bất kỳ câu trả lời nào nhưng 4 câu trả lời đã đề cặp về nông dân có cơ hội để gia tăng kiến thức của họ, và một câu trả lời cho rằng kiến thức gia tăng này có thể dẫn đến những thực hành mà làm giảm tác động tiêu cực của các loại thuốc trừ dịch hại đến sức khoẻ con người và môi trường. Các nhân viên khuyến nông đã cho rằng họ đã có cơ hội để cải tiến kỹ năng của họ trong quản lý dịch hại trên cây có múi dựa vào các nguyên tắc sinh thái học (2) và họ đã phát huy các kỹ năng của học bằng việc thiết kế và viết một tài liệu về IPM trên cây có múi (1). Giáo trình này đã được thừa nhận làm giáo trình đầu tiên về IPM trên cây có múi. Những tác động chính yếu của dự án này đến nông dân những người tham gia các FFS (Câu 4a) và mức độ của các lợi ích của dự án này đến nông dân những người tham gia FFS là gì (Câu hỏi 9) Tất cả câu trả lời đều tin tưởng rằng dự án đã có một tác động tích cực đến nông dân người tham gia FFS, với 5 cho rằng lợi ích cao và 2 cho rằng lợi ích trung bình. Sự trả lời đã cho thấy rằng những lợi ích quan trọng nhất đối với nông dân là gia tăng kiến thức về dịch hại (3), thiên địch (2), thực hành trang trại (2), hoá chất (3), nông nghiệp bền vững (2), sử dụng thuốc an toàn thời gian sau thu hoạch (3), IPM (2) và tầm quan trọng của việc ghi chép (1). Một tác động về xã hội quan trọng được nói đến là cơ hội để cho các nông dân làm việc cùng với nhau và chia sẽ kinh nghiệm (2) và phát triển mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu với nhân viên khuyến nông (1). Tác động cũng được đề cấp đến là việc cung cấp cơ hội cho các nông dân làm việc cùng với nhau sẽ nâng cao tinh thần tham gia các hoạt động trong tương lai như là thực hành sản xúât theo nguyên tắc GAP (1). Những tác động có lợi khác đối với nông dân mà đã được nói đến đó là gia tăng thu nhập (2) giảm chi phí đầu vào (2) và sự cung cấp cho nông dân một quyển sách hướng dẫn nhận diện các côn trùng gây hại trên cây có múi/ bệnh và thiên địch của chúng (1). Những tác động chính của dự án này đến công đồng trang trại rộng lớn (Câu hỏi 4b) và mức độ của những lợi ích của dự án này đến nông dân trong cộng đồng trang trại rộng lớn là gì (câu hỏi 10) Tất cả câu trả lời đều tin tưởng rằng dự án có một tác động tích cực đến cộng đồng trang trại rộng hơn với 6 cho rằng lợi ích cao và 1 cho rằng lợi ích trung bình. Những tác động chính của dự án đến cộng đồng trang trại đã được liệt kê về sự gia tăng các mối quan hệ giữa các nông dân láng giềng (3), nông dân các tỉnh khác (1) và giữa nông dân với nhân viên nhà nước (2), giúp cho việc chia sẽ kinh nghiệm giữa các nhóm người này được dễ dàng hơn (1). Sức mạnh của các mối quan hệ này thì rất quan trọng cho việc chia sẽ kinh nghiệm (1), Sự chấp nhận của phương pháp IPM với tỷ lệ rộng rãi hơn (1), Sự nhận diện các giống cây có múi mà có thể được sản xúât rộng rãi cho xúât khẩu (2), tổ chức thu hoạch đồng bộ (1) và chủ động cho các hoạt động trong tương lai như là thực hành theo hướng GAP (1). Những tác động về kinh tế được đề cập là gia tăng chất lượng quả (1), cải thiện các cơ hội về thị trường cho quả nội địa và xuất khẩu (1), chi phí đầu vào thấp hơn (1) và gia tăng lợi nhuận (1). Những tác động về môi trường bao gồm các sản phẩm an toàn hơn (1), gia tăng ý thức trong cộng đồng về các hoạt động an toàn cho môi trường (1) và một môi trường khoẻ mạnh hơn (2). Theo quan điểm của bạn sức mạnh chủ yếu của dự án này là gì ? (Câu hỏi 5) Các câu trả lời đã cho thấy rằng một trong các sức mạnh chủ yếu của dự án là cơ hội cung cấp cho nông dân làm việc trong những nhóm (3) để vượt qua những vấn đề có liên quan đến việc sản xúât nhỏ và cá thể của nông dân (diện tích canh tác trung bình chỉ 0.3-0.5 ha). Dự án cũng đã tạo điều kiện cho một nhóm các chuyên gia về tất cả các mặt trong 26 lĩnh vực sản xuất cây có múi làm việc với nhau (2) để xây dựng chương trình huấn luyện (4), in ấn giáo trình về IPM trên cây có múi (2) và xúât bản một quyển sách mà nông dân có thể sử dụng một cách dễ dàng (2). Những mặt mạnh khác được đề cập kỹ năng quản lý dịch hại và bệnh của các nông dân tham gia được gia tăng (3) bao gồm việc phun thuốc sớm để kiểm soát sâu vẽ bùa một cách hiệu quả và rầy chổng cánh vector của bệnh greening (1), giảm phun thuốc trừ dịch hại (1) và cải thiện chất lượng quả (1). Theo bạn những giới hạn chính/điểm yếu của dự án này là gì? (Câu hỏi 6) Phần lớn các câu trả lời xác định giới hạn/đểm yếu của dự án chủ yếu là cần tạo điều kiện để tăng cường huấn luyện thực hành nhiều hơn (4). Cần thiết về thực hành nhiều hơn chủ yếu là cho lớp huấn luyện TOT (1), thiếu một vườn trình diễn mà ở đó các kỹ thuật canh tác thật tốt để làm mẫu cho các nông dân tham quan học hỏi (1) và thiếu phần huấn luyện về sau thu hoạch trong dự án (2). Các câu trả lời cũng xác định rằng cần phải có thời gian nhiều hơn để cho các nông dân có thể thay đổi các tập quán của họ và điều chỉnh theo các điều kiện và kỹ thuật mới (1) và nhiều kinh phí hơn cũng được đòi hỏi để có thể tổ chức nhiều FFS hơn (1). Sự giới hạn trong quan hệ về thị trường quả cũng đã được đề cặp tới bởi 2 ý kiến, trong đó 1 cho rằng thông tin về thị trường quả còn thiếu và một ý kiến khác thì cho rằng không có sự thông thạo hay hiểu biết về khái niệm của sự khác nhau của sản phẩm cây có múi mà được trồng qua việc sử dụng phương pháp IPM để đạt được sự công nhận trên thị trường và vì thế sẽ đạt được lợi thế trên thị trường. Những cải thiện gì mà bạn muốn đề nghị cho dự án mới? (Câu hỏi 7) Những cải thiện được đề xuất bởi các người được phỏng vấn thì có liên quan tới những giới hạn mà họ đã xác định trong dự án. Sự đề nghị chung nhất là tăng cường việc tập huấn cho cả TOT (4) và FFS (5). Các chủ đề được đề nghị đó là tập huấn thêm về GAP (3), sau thu hoạch (1), thị trường (1), những chiến lược giúp cho người sản xuất nhỏ lẽ liên kết với nhau trở thành cộng đồng trang trại lớn hơn (1) và và sự khác biệt của những sản phẩm cây có múi được trồng theo phương pháp IPM (1). 3 ý kiến đề xuất rằng nội dung thực hành trong huấn luyện cần được gia tăng. Những đề nghị đặc biệt như làm như thế nào để có thể làm được một băng video (1), in ấn thêm nhiều tài liệu chuyên môn với nhiều hình ảnh hơn (1) và giảm bớt phần lý thuyết để có nhiều thời gian ở vườn cây hơn (1). Một ý kiến cho rằng cần cải thiện những tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng để thỏa mãn thị trường chất lượng cao nhưng không chắc chắn điều này có thể đạt được, đồng thời bày tỏ rằng “ nhóm làm việc trong dự án phải suy nghĩ ra biện pháp hữu hiệu để giúp các nông dân vượt qua được những yếu điểm”. Sự ràng buộc và quản lý của dự án (Câu hỏi 11 và 12) Các câu trả lời đều tin rằng cả họ lẫn tổ chức của họ đều có mối ràng buộc tương đối tốt với dự án, với 5 ý kiến cho rằng sự ràng buộc ở mức độ cao và 2 ý kiến ở mức độ trung bình. Nhìn chung họ đều cảm thấy cơ cấu và sự quản lý của dự án đều có lợi với 5 ghi nhận rằng nó đã hỗ trợ các mối quan hệ của họ hay tổ chức của họ, 1 ghi nhận cho rằng không ảnh hưởng và 1 ghi nhận cho rằng cơ cấu và sự quản lý của dự án có tác dụng ngược lại với mối quan hệ của họ hay tổ chức của họ. Tổ chức mà cảm thấy rằng sự quản lý của dự án đi ngược lại mối quan hệ của họ là đối tác buôn bán (Công ty thuốc BVTV). Điều này một phần là do nhóm quản lý dự án người Việt Nam rất nhạy cảm về sự chênh chệch trong việc đóng góp thông tin một cách vô tư của dự án đến thị trường sản phẩm. Chính điều này đã làm cho cơ hội đến với thị trường sản phẩm không đầy đủ, đối tác buôn bán đã cảm thấy điều này như là một cản trở. 27 1.1.3.5 Những nhận xét của các quản lý dự án Hồ Van Chiến 1. Ông thấy gì là những thay đổi chính trong thực tiễn sản xuất của nông dân ? Các nông dân học tập được phương pháp quản lý sâu vẽ bùa qua FFS là một điều rất quan trọng bởi vì sâu vẽ bùa là một đối tượng dịch hại được quan tâm chủ yếu ở vùng ĐBSCL. Trước đây nông dân đã không biết thời gian nào là hiệu quả nhất cho việc phun thuốc để kiểm soát sâu bẽ bùa vì thế họ đã họ đã phải phun thuốc rất nhiều lần và dẫn đến sự bộc phát của nhện đỏ. Hiện nay nông dân đã biết khi nào thì phun thuốc để trừ sâu vẽ bùa đạt hiệu quả và họ đã sử dụng confidor cho việc trừ sâu vẽ bùa và dầu khoáng cho việc trừ nhện đỏ hay có thể sử dụng dầu để phun cho sâu vẽ bùa mà cũng để quản lý nhện đỏ ở cùng một lần phun. Điều này đã dẫn đến việc phun thuốc trừ sâu giảm đi. Ở tỉnh Đồng Tháp trước đây họ đã sử dụng khoảng 5 triệu đồng VN cho thuốc trừ sâu nhưng bây giờ thì chỉ tiêu khoảng 2 triệu đồng VN. Ở Tỉnh Tiền Giang hiện nay họ chỉ sử dụng confidor để trừ sâu vẽ bùa và dầu khoáng để trừ nhện đỏ do đó họ có thể nuôi được cá trong các kênh mương trong vườn của họ. 2. Tác động về kinh tế chủ yếu là gi? Bởi vì hiện nay nông dân không còn mất quá nhiều thời gian cho việc phun thuốc trừ sâu nên họ có thể làm được những việc khác, vì thế mà tăng được tổng thu nhập trong gia đình. Về mặt sản xúât cấy có múi nhiều nông dân đạt được năng suất cao hơn và chất lượng quả tốt vì thế họ có thể bán sản phẩm của họ với giá cao hơn. Trước khi tham gia FFS nông dân thiếu kiến thức và hiện nay kiến thức của họ gia tăng. Liên quan đến điều này, ngày nay họ có một hệ thống và biết quản lý vườn cây có múi của họ như thế nào và khi nào thì áp dụng thuốc trừ sâu cũng như áp dụng thuốc ở nơi nào cân thiết. 3. Tác động về xã hội chủ yếu là gì? Khi tham gia ở FFS các nông dân có thể trao đổi thông tin với nhau và học được những kỹ thuật mới. Ở Đồng Tháp họ có một câu lạc bộ người trồng cây có múi và mỗi tháng họ gặp mặt nhau và mời một cán bộ kỹ thuật đến để cung cấp thông tin cho họ. 4. Tác động về môi trường chủ yếu là gì? Ở Đồng Tháp các nông dân có thu nhập rất cao và vẫn còn tiêu khoảng 20 triệu đồng VN tiền thuốc trừ sâu cho mỗi một năm vì thế không thể phóng thích được những thiên địch tự nhiên. Tuy nhiên, ở Hậu Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang họ có thể thả kiến vì thế môi trường rất tốt. 5. Ông thấy những thuận lợi gì về mặt tổ chức của ông? Trước khi có dự án này các nhân viên của Trung tâm BVTV phía Nam đã không biết gì về dịch hại trên cây có múi bởi vì chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên cây lúa. Nhưng ngày nay kiến thức về dịch hại trên cây có múi của chúng tôi đã được cải thiện và có thể hướng dẫn nông dân một cách thuận tiện hơn. 28 Hiện nay các huấn luyện viên thì biết về cây có múi còn chính quyền địa phương thì biết về lợi ích của FFS, họ sẽ tài trợ kinh phí để mở thêm các FFS cho chính họ. Ví dụ như ở Tiền Giang chính quyền địa phương sẽ tài trợ kinh phí để mở thêm 4 FFS nữa trong năm nay. Những quyển sách in ấn cho nông dân thì dễ đọc và dễ hiểu vì thế khi cán bộ kỹ thuật không thể đến nông trại thì nông dân cũng có thể tự thảo luận về những thứ trong vườn cây của họ. 6. Ông có thấy cái gì là sự trở ngại chính đối với FFS để có được một tác động lớn hơn mà ông quan sát được? Tôi không nhận thấy điều gì cả. Ông Robert Spooner-Hart 1. Những thay đổi chính gì trong thực tiễn sản xuất mà tôi đã thấy Thật là rõ ràng ở hầu hết các huyện và tỉnh đã có sự giảm có ý nghĩa trong việc sử dụng thuốc trừ côn trùng, dựa vào kết quả số liệu thu thập được ở trước hay ở giai đoạn đầu của dự án so với lúc kết thúc dự án. Cũng đã có một sự thay đổi về nhận thức từ việc sử dụng những loại thuốc trừ dịch hại có phổ tác dụng rộng như là các thuốc gốc lân và cúc tổng hợp, để sử dụng các loại thuốc an toàn cho môi trường và con người hơn, như là dầu khoáng (PSO) và imidaclorid. Sự chấp nhận của số đông về sử dụng PSO ở nồng độ 0,25%, hơn là sử dụng ở nồng độ cao hơn (≥1%) đã là một điều đáng ngạc nhiên. Sự kết hợp của việc phun dầu khoáng cho mục đích kiểm soát nhiều đối tượng dịch hại gồm cả côn trùng và bệnh cũng đã cho thấy có một sự chín chắn trong suy nghĩ về BVTV của nông dân và cán bộ BVTV. Khả năng nhận diện đầy tự tin của nông dân về các loài dịch hại chính trên cây có múi và những loài có ích, đã được phát triển trong các FFS và được trợ giúp bằng việc in ấn những hình ảnh nhận diện các đối tượng dịch hại và bệnh cho mỗi huyện tham gia, tạo điều kiện cho các nông dân dự tính được mùa vụ của họ và áp dụng các loại thuốc trừ dịch hại khi chúng xuất hiện. Một cái đáng ngạc nhiên nữa là đa số nông dân đã chấp nhận khuyến cáo về việc nuôi kiến vàng trong vườn. Ở đây muốn nói rằng vai trò thực tế của kiến vàng trong phòng trừ sinh học có lẽ ít quan trọng hơn là sự kiện có sự hiện diện của con kiến vàng trong vườn đã chứng tỏ rằng những điều kiện về môi trường trong vườn của người nông dân đã được cải thiện. Đây là một kết quả của thực tiễn đã được thay đổi của người nông dân. Một kết quả bất ngờ đó là mức độ chấp nhận của người nông dân về Trichoderma, phân chuồng, phân hữu cơ sinh học (Risopla) và các loại phân ủ để kiểm soát bệnh thối rễ do Phytophthora và để cải thiện sức khoẻ cây trồng nói chung. Điều này không phải là một trong những mục đích cốt lõi của dự án, nhưng lại là trọng tâm của chương trình quản lý mùa màng tổng hợp (không chỉ là IPM) kết quả từ những khảo sát hiệu quả trên đồng ruộng, một sự kết hợp có chủ ý với dự án 52/04 VIE về quản lý bệnh Phytophthora ở Hội làm vườn Việt Nam, cũng như tác giả Dương Minh, Trường Đại Học Cần Thơ, một trong những người trình bày chính cho các lớp TOT. Một số nông dân đã chấp nhận sử dụng gốc ghép cây có múi sạch bệnh, mặc dù giá của nó cao hơn. Tuy nhiên thực tế con số này còn rất ít. a)Tác động kinh tế 29 Tác động tích cực của dự án về kinh tế đã được thảo luận bởi các nông dân và các huấn luyện viên chẳn hạn như việc giảm chi phí đầu vào, gia tăng năng súât, cải thiện chất lượng quả hay sự kết hợp của tất cả các yếu tố này. Khía cạnh này đã được thảo luận một cách tích cực dưới cả hai dạng không theo nghi thức lẫn theo nghi thức, với số liệu rõ ràng từ các huấn luyện viên cho thấy những lợi nhuận cao hơn từ nghiệm thức “IPM” so với “Thực tế Nông dân”. Nhiều nông dân đã thảo luận như thế, với những lợi nhuận được gia tăng đưa đến từ dự án, họ đã có thể xây được những ngôi nhà mới, mua xe gắn máy mới. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tôi không rõ mức độ liên quan bao nhiêu của việc này với năng suất mùa vụ đã được cải thiện bởi sự thành thục của cây thì kéo dài hơn là khung thời gian thực tế cho phép. b) Tác động xã hội Cơ sở của dự án FFS là đã kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, và dựa vào mỗi xã như là một kiểu hoạt động nghiên cứu. Các nông dân và các huấn luyện viên qua các thông tin phản hồi đều đề nghị cần nhấn mạnh việc thực tập trên đồng. Họ đã đề nghị, sau năm thứ 1, rằng lịch tổ chức FFS cần theo trọn một mùa cây có múi, để thuận lợi hơn trong việc kết hợp giữa lý thuyết với thực hành trong quá trình huấn luyện. Điều đó chứng tỏ rằng kiểu FFS, việc sử dụng đội ngũ cán bộ từ các chi cục BVTV làm những huấn luyện viên theo một kiểu hợp tác, cho phép các nông dân triển khai những thực hành trên chính khu vườn của họ thì chính xác hơn là theo những công thức của “các chuyên gia”. Điều này đã được minh họa rõ ràng cho tôi khi thăm một FFS ở tỉnh Đồng Tháp, các nông dân đã phản ảnh rằng việc sử dụng PSO đã làm cho bề ngoài của quả tốt hơn với vỏ quả dày hơn (gia tăng độ bóng) đối với giống quýt Tiều. Điều này quả thực chúng tôi chưa hề nghĩ đến, chúng tôi đã phải trắc vấn thêm họ. Để trả lời, họ đã tổ chức một cuộc đánh giá trắc nghiệm “theo kiểu người mù”, chọn lọc những quả khác nhau trong vườn, và sử dụng một nhóm người thật thà ngoài cuộc để đánh giá bằng việc khảo sát bề ngoài, độ dày vỏ và trọng lượng quả mà trong số những quả này là những quả đã được xử lý với PSO. Những người này đã chọn chính xác. Thật là thú vị để ghi nhận lại sự thân thiết của các nhóm nông dân tham gia dự án, khi những nông dân đã tụ tập lại với nhau ở từng nhà khác nhau và quan hệ thân thiết với nhau, không chỉ ở FFS mà còn vào những dịp khác. Vào nhiều dịp, chúng tôi còn được nghe kể về các hoạt động của dự án đã được mở rộng bằng những cuộc họp không theo nghi thức và thảo luận cùng với những người ngoài dự án. Có một sự trộn lẫn về độ tuổi của các nông dân tham gia FFS, từ lứa tuổi 20 đến khoảng 60. Thật đáng khích lệ khi thấy số phụ nũ tham gia trong dự án, cả huấn luyện viên lẫn các tham dự viên FFS (mặc dù vẫn còn khiêm tốn). Họ đã cho nhiều câu trả lời về những cải thiện trong tình trạng gia đình nhờ vào việc tham gia của họ, đặc biệt là việc có quyền ra những quyết định cho việc sản xuất cây có múi. c) Tác động môi trường Những thông tin có liên quan đến việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại và việc mở rộng từ qủan lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) được thảo luận ở phần 1 bên trên. Hầu hết nông dân đã có thể thảo luận với vẽ tự hào về những côn trùng có ích và hiện họ có thể nhận diện được sự hiện diện của chúng trong khu vườn của họ, nhờ vào những thay đổi trong thực hành của họ. 30 Một sự kiện thực sự mà tôi đã thấy đó là ở một FFS ở ĐBSCL, người chủ vườn đã cho chúng tôi cá với vẻ tự hào rằng đây là lần đầu tiên trong nhiều năm mà ông đã có thể nuôi được cá trong ao mương của mình, bởi vì việc thay đổi cách sử dụng thuốc trừ dịch hại của ông. Theo ông, thật sự không phải tốn rất nhiều tiền để mua cá, nhưng đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những cải thiện rất tốt trong môi trường của ông. 3. Ông có thấy cái gì là sự trở ngại chính đối với FFS để có được một tác động lớn hơn mà ông quan sát được? Trong khi tất cả các huấn luyện viên từ các chi cục BVTV đều là các huấn luyện viên giỏi và nhiệt tình ở các FFS, và vì thế những kết quả tạo được của họ giữa các tỉnh/huyện khác nhau, thì cũng khác nhau . Về khía cạnh này theo tôi ít nhất một phần cũng do kỹ năng, kinh nghiệm và sự nhiệt tình của mỗi cán bộ chi cục BVTV, mặc dù tất cả họ đều tham dự TOT. Một phần nào từ sự khác nhau của các cán bộ chi cục BVTV ở mỗi huyện và tỉnh về mức độ truyền đạt, kinh nghiệm và thực tế đồng ruộng, cái phổ biến nhất giữa vùng đồng bằng sông Củu Long và Vinh là sự khác biệt về cách phát âm. Một trong những hoạt động hữu hiệu nhất của dự án là những cuộc tham quan của nông dân ĐBSCL tới các tỉnh khác, để gặp gở những nông dân khác và để xem những thực tế sản xuất. Một trở ngại chính cho các nông dân và các huấn luyện viên là, trong khi có những danh sách của các thuốc BVTV được đăng ký ở Việt Nam, nhưng lại không có những danh sách như thế cho riêng cây có múi. Vì thế, các nông dân có thể được giới thiệu và các thuốc BVTV mà không được đăng ký cho việc sử dụng trên cây có múi. Điều này sẽ gây những điều đáng ngại chính cho sự phát triển của GAP trên cây có múi, cũng như trên các cây trồng khác. Như đã thảo luận bên trên, việc sử dụng cây sạch bệnh, đặc biệt là đối với việc trồng mới, thì tương đối thấp với nhiều nông dân sử dụng vật liệu tự sản xuất tại vườn để trồng. Việc sử dụng vật liệu sạch bệnh sẽ trì hoãn tối thiểu sự lan truyền của bệnh Huanglong bing (bệnh Greening), có lẽ vấn đề bảo vệ thực là hạn chế chính đối với kinh tế của sản xuất cây có múi. Tôi thực sự ngạc nhiên rằng những giá mà nhiều nông dân đã thu được từ sản phẩm quả của họ. Các nông dân Úc sẽ rất phấn khởi nếu nhận được những giá bán này/kg. Tôi lo ngại rằng với sự gia nhập WTO của Việt Nam, những giá tăng vọt giả tạo này sẽ sụp đổ với sự nhập khẩu trái cây có múi từ những nơi sản xuất phát triển hơn như Trung Quốc và Thái Lan. Ngoại trừ là bưởi, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, và là sự lựa chọn hợp lý để phát triển GAP trên cây có múi. Vì lý do hợp lý này, chúng tôi đã không sử dụng những người phỏng vấn/người phiên dịch tương tự ở tất cả các nơi. Thật là có lý để cho rằng họ đã mang đến những đánh giá và những sự giải thích theo ý chủ quan của chính họ, mặc dù tính thống nhất của các câu hỏi phỏng vấn. Những lời bình luận của cá nhân tôi Bản thân tôi là người thực hiện dự án này. Tôi đã làm rất nhiều dự án hổ trợ mang tính quốc tế, nhưng đây quả thực là dự án duy nhất mà tôi cảm thấy bản thân mình gần gũi với nông dân và những suy nghĩ của họ nhiều hơn so với các dự án trước đây. Tôi thực sự thích thú những người bạn nông dân và các huấn luyện viên, và tôi nghĩ họ cũng rất thú vị với nhóm tham gia người Úc. 31 Tôi cũng đã làm việc với FFS trước kia nhưng tôi đặc biệt có ấn tượng với hầu hết các nhân viên chi cục BVTV và những gì họ đã đóng góp cho dự án. Tôi tin tưởng rằng các hoạt động sẽ tiếp tục cho đến cuối dự án. Sự chọn lựa ông Hồ Văn Chiến điều hành cho dự án ở phía Việt Nam đã là một sự tình cờ hết sức thuận lợi. Ông ta là một nhân vật tuyệt vời và đã hoàn thành công việc vượt mức mong đợi. Đã có một vài lần khi tôi thoáng lo sợ liệu ông ta có thể điều hành nổi những công việc và báo cáo đúng theo kế họach, nhưng ông đã luôn luôn bắt kịp và hoàn thành tốt tất cả. Có lẽ ông ta đã được ủng hộ bởi Dr. Trần Văn Hai, từ trường Đại học Cần Thơ, người mà tôi cũng cho rằng rất nhiệt tình. Những lần đến thăm dự án phải đi vội vã hết từ nơi này đến nơi khác. Một dự án có nhiều địa điểm như thế đòi hỏi phải có một sự phân chia cho sự đi lại thật là khôn khéo mới có thể liên hệ gần gũi được với các huấn luyện viên và nông dân, và để điều phối dự án một cách hiệu quả. Đây là một nét đặc trưng quan trọng nhất của dự án, mà đặc biệt quan trọng trong đó ông Oleg Nicetic đã đảm bảo được sự giao phó thực sự trên đất Việt Nam từ phía người Úc. Ông Oleg Nicetic 1. Ông thấy gì là những thay đổi chính trong thực tiễn sản xuất của nông dân ? Mặc dù dự án này được lấy tiêu đề là thực hiện IPM, chẳng bao lâu sau khi dự án bắt đầu chúng tôi mới nhận ra rằng cần có sự thay đổi trọng điểm vào ICM và hiện nay dự án đã tiến triễn. Những thay đổi thực tế trong việc quản lý vườn đã mang lại những thay đổi lớn nhất , bởi vì các nông dân rất ít được huấn luyện về ICM, trong khi phần lớn trước đó đã được giới thiệu về IPM. Ở vùng ĐBSCL một thay đổi lớn trong canh tác đó là sử dụng phân ủ mà kết quả rõ ràng là qua việc gia tăng năng suất. Những nông dân đã bắt đầu xem xét, tìm hiểu và suy nghĩ về sự tiến triễn trong vườn của mình và các kỹ thuật quản lý khác nhau. Tuy nhiên họ vẫn còn chưa biết một cách chính xác họ đang làm gì và nhiều lần những gì họ làm không đúng, nhưng đây quả thực là họ đang bắt đầu thí nghiệm, đặt ra các câu hỏi và cố gắng nhiều việc khác nhau. Họ không cải thiện cách áp dụng thuốc trừ dịch hại, tồn trữ và đóng gói thuốc trừ dịch hại và cũng như là việc lưu và giữ lại sổ sách ghi chép của họ. Việc ghi chép chỉ được quan tâm với chi phí đầu vào và việc tính toán chỉ giới hạn trong chi phí phân, thuốc trừ dịch hại mà đã dùng. Cái mà gây chú ý nhất cho tôi là mặc dù tôi có thể nhận ra được nhiều thứ mà họ đang làm sai, và trong các FFS khác nhau họ thực hiện những việc khác nhau, nhưng mọi nơi các bạn có thể thấy sự cải thiện trong quản lý vườn quả và tất cả nông dân đều rất phấn chấn về sự gia tăng năng súât mà họ đã thu được. Thay đổi đột ngột nhất trong canh tác là những vườn mà có mật độ trồng dầy và chưa thực hiện việc tỉa cành (đây chỉ là một tỉ lệ tương đối nhỏ trong tổng số các vườn quả). Sau khi giảm mật độ cây và tỉa cành ở những vườn quả này đã có sự gia tăng đột ngột về năng suất. Trong một vườn đã có sự gia tăng lên đến 150%. Nhìn chung một kết quả đáng kể về sự gia tăng là các nông dân đã nhận biết được các dịch hại và bệnh, trong nhiều trường hợp họ đã giảm được số lần phun thuốc. 2. Tác động chính về kinh tế là gì? Các nông dân tham gia FFS bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về giá trị đầu tư và khả năng mà họ có thể giảm được những chí phí đấu tư nhờ vào gia tăng nhận thức. Họ đã phát hiện ra rằng việc ủ phân tại nhà không tốn kém gì và tạo ra sản phẩm tốt hơn là chỉ dùng phân vô cơ. 32 Cũng qua kiến thực nhận biết và sâu bệnh hại được nâng cao mà họ hiện nay cũng có thể giảm được chi phí đầu tư và họ cảm thấy phấn khởi về điều đó. Hầu như tất cả nông dân tôi đã gặp đều phấn chấn về sự gia tăng năng suất nhờ vào kết quả của FFS. Những kết quả này chủ yếu là nhờ vào tăng việc sử dụng phân ủ và kỹ thuật tỉa cành. Tuy không thấy rõ rệt về sự liên hệ trực tiếp giữa những sự cải thiện này với FFS nhưng nhờ vào thay đổi này mà nông dân bắt đầu hiểu biết nhiều hơn về thị trường và sự cần thiết để phát triển những chiến lược tiếp cận các thị trường. Một trong những chiến lược để hình thành các hợp tác xã. 3. Tác động chính về xã hội là gì? Các tham dự viên FFS trở nên thân thiện và họ hợp tác một cách chân thật với nhau, thay đổi những kinh nghiệm của họ và đang nổ lực làm việc để cải thiện cuộc sống của họ. Đối với tôi đây là điều mà tôi cảm thấy vui mừng nhất bởi vì trong thế giới phát triển mọi người thường cạnh tranh và không ai làm điều gì trước khi họ kiểm tra được chắc chắn về quyền quyết định của chính họ. Cảm giác thực sự về cộng đồng mà tôi nhận thấy đẹp nhất ở Việt Nam đó là tình người. Phần lớn các nơi sau khi FFS là các câu lạc bộ nông dân được thành lập và một ít trong số đó đã trở thành các hợp tác xã. Điều đó chắc chắn rằng tác động của FFS đang tiếp diễn và sẽ được lan rộng trong cộng đồng. Ở nhiều nơi tôi đã quan sát rằng FFS đã thành công trong việc chuyển trách nhiệm từ cha đến con trai thuận tiện hơn nhưng một ít nơi mặc dù đó đã là ý định của gia đình khi họ gửi con cái họ đến FFS, nhưng sự chuyển đổi quyền hạn đó vẫn không đạt được. Điều này cho thấy rằng dường như chỉ dựa vào FFS thì không đủ sức để làm cho sự trao đổi quyền quản lý đó được dễ dàng hơn mà nó còn đòi hỏi sự tận tình từ phía gia đình. Tất cả phụ nữ đã cho rằng sự tham gia FFS đều được sự đồng tình của những ông chồng, đã có sự thay đổi đột ngột về vai trò quản lý vườn của họ trong gia đình họ. Tuy nhiên trong tất cả các gia đình này những người chồng đều có công việc khác bên ngoài. Sự thay đổi các nông hộ từ hoàn toàn có thu nhập từ nông nghiệp đến thu nhập hổn hợp là tiềm năng tạo những cơ hội cho nhiều gia đình gia tăng sự thành thị hoá và tương lai có thể có một tác động tốt hơn bằng sự nhằm tới những gia đình này. Phụ nữ là những học trò tốt nhất bởi vì họ hòan toàn không có những ý tưởng gì trước đó. 4. Tác động chính về môi trường là gì? Thật là khó để quan sát các thay đổi về môi trường nhưng ở nhiều nơi ở ĐBSCL đối với chúng tôi những người phương Tây những cái nhìn về môi trường thì đa dạng hơn là những gì mà chúng tôi thấy tại bản xứ của chúng tôi. Những vườn quả trông giống như là một mớ hổn độn hơn là dạng chuyên canh một loại cây trồng như ở Úc hay là Châu Âu. Sau những kinh nghiệm có được từ Thái Lan, trình độ sử dụng thuốc trừ dịch hại ở Việt Nam vẫn còn thấp, thậm chí những loại thuốc mà sử dụng vẫn còn là những loại thuốc thế hệ cũ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài thiên địch tự nhiên. Cảm nhận thật tốt về FFS là việc sử dụng kíên vàng, một truyền thống sử dụng ở ĐBSCL, nhưng ngày nay kỹ thuật này đang được phục hồi và thực tế cho thấy nó đã được sử dụng rộng rãi hơn trước đây. Tôi tin rằng sau khi hoàn tất FFS, việc sử dụng kiến vàng sẽ được duy trì liên tục. Nó là một kỹ thuật có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ sinh thái của vườn cây, và thực tế cho thấy số dịch hại cũng đã giảm hơn. Điều này trực tiếp chỉ cho người nông dân thấy được độc hại của thuốc trừ dịch hại mà họ đang sử dụng bởi vì nếu họ sử dụng quá nhiều thuốc trừ dịch hại với phổ tác dụng rộng thì điều này sẽ được nhận ra ngay qua mật số kiến vàng trong khu vườn của họ. 33 Đúng là một số nông dân đã bảo với chúng tôi rằng ngày nay học có thể nuôi được cá trong các kênh mương trong vườn, hay cá trong kênh mương của họ bây giờ nhiều hơn trước đây. Nếu như đó là sự thật, điều đó chứng tỏ rằng việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại hay là thay đổi chủng loại thuốc sử dụng đã là giảm tác động đến môi trường thì tác động này sẽ được lan toả rộng rãi đến nhiều khu vườn hơn vì các kênh mương thì nối liền nhau. Tuy nhiên, tôi thực sự tin rằng ý thức về môi trường của các nông dân đã được gia tăng và sẽ chặn đứng ngay được việc sử dụng quá mức các thuốc trừ dịch hại. 5. Ông thấy gì là cản trở chính cho FFS để có thể đạt được tác động lớn hơn mà ông quan sát được. Điều cản trở chính cho việc canh tác canh có múi được lâu bền hơn là các sản phẩm thuốc trừ dịch hại mà có thể sử dụng cho cây có múi thì rất hạn chế ở các cửa hiệu cung cấp thuốc tại địa phương. Các nông dân lệ thuộc vào các cửa hiệu cung cấp sản phẩm thuốc ở địa phương bởi vì họ ít chịu đi đến những trung tâm lớn hơn để chọn lựa được nhiều loại thuốc hơn. Mặt khác là sự đăng ký các loại thuốc sử dụng cho cây có múi. Không có nhiều thuốc đăng ký sử dụng cho cây có múi và cũng không có khái niệm đăng ký chuyên biệt về thuốc cho từng loại cây trồng một cách rõ ràng, thậm chí cả với các khuyến nông viên lẫn các huấn luyện viên, vì thế những sản phẩm nào đã đăng ký cho lúa là có thể sử dụng cho cây có múi và các cây trồng khác. Ví dụ như sản phẩm Dandcy được sử dụng rất rộng rãi để trừ nhện trên cây có múi, nó được thị trường khuyến cáo cho sử dụng trên cây có múi với hình ảnh và nhãn mác mô tả rất đẹp cho quả của cây có múi nhưng thực tế chưa được đăng ký sử dụng cho cây có múi. Để có thể hoàn chỉnh những yêu cầu cho kế hoạch sản xuất có xác nhận như là EUREPGAP, chỉ có những sản phẩm được đăng ký mới có thể sử dụng được. Tuy nhiên, nếu điều này đã được bắt buộc ngay thì nó sẽ gây ra sự thiệt hại về sinh thái, bởi vì mặc dù những sản phẩm mà được đăng ký cho cây có múi hiện nay thì rất hiệu quả cho việc kiểm soát dịch hại trên cây có múi nhưng chúng lại có phổ tác dụng rộng và có độc tính cao đối với thiên địch tự nhiên và con người. Để tiến tới sự sản xúât có chứng nhận cần có những khuyến khích về việc sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại có nguồn gốc sinh học hơn, những loại thuốc này cần được đăng ký và những yêu cầu đăng ký cần được bắt buộc. Để có một sự thay đổi chính yếu như thế không thể không có những báo cáo thuyết minh của các viên chức nhà nước, những người có liên quan đến sự đăng ký thuốc BVTV và các công ty thuốc BVTV. Có lẽ chính phủ cũng cần trợ cấp hoặc làm cho quá trình đăng ký được dễ dàng hơn để tập hợp lại nhiều sản phẩm thích hợp hơn cho nông dân sử dụng một cách hợp pháp. Để tác động được duy trì cần thiết phát triển một vài hình thức hội nông dân. Trong nhiều trường hợp các câu lạc bộ nông dân trồng cây có múi hay các hợp tác xã đã được hình thành là nhờ vào kết quả từ FFS. Một vài trường hợp FFS chính là trường học để thành lập các HTX. Nhưng sự cải thiện sẽ không phát huy hơn được nữa nếu như vấn đề sau thu hoạch và thị trường không được cải thiện. Không có kho chứa hay xử lý sau thu hoạch một cách thuận lợi, và không có đầu tư về tài chính một cách tương xứng cho các nông dân có thể vay tiền để thành lập một cách thuận lợi như thế. Vì vậy để tiến hành chính phủ cần phát triển một vài chính sách tài trợ về kinh tế cho việc thành lập các hợp tác xã để có thể xây dựng các cơ sở này. Nếu không có đầu tư về tài chính cho các hợp tác xã thì sự hăng hái, nhiệt tình làm việc cùng với nhau mà đã tạo được bởi các FFS nhằm cải thiện tình trạng kinh tế của họ sẽ dần dần bị thu hẹp lại. Một vấn đề chưa được đưa ra một cách phù hợp cho các tỉnh miền Trung là một chiến lược thay thế các cây một cách hiệu quả hơn. Việc tiếp tục giữ lại và thu hoạch quả từ các cây mà hết khả năng cho quả tối đa vẫn còn rất phổ biến ở đây. Khi năng suất đã dần dần giảm đi đến một mức độ rất thấp thì những người nông dân nên đốn bỏ tất cả các cây cũ đi và trồng mới 34 trở lại, loại bỏ dần những cây không còn thu nhập cho đến khi những cây mới bắt đầu mang quả. Chiến lược này cần tính toán và có một quá trình thay thế dần dần và điều này nên được kết hợp chặt chẽ vào trong các FFS sau này. 2. Kết luận 1. Các nông dân đã gia tăng kiến thức và kỹ năng của họ trong nhiều mặt của việc canh tác cây có múi bao gồm mật độ trồng, xén tỉa cành, chế độ dinh dưỡng cho cây và quản lý dịch hại tổng hợp. Sự nhận thức của nông dân về việc phun thuốc, ghi chép, sau thu hoạch và thị trường cũng đã gia tăng nhưng cũng cần phải gia tăng hơn nữa trong các lĩnh vực này. Khả năng để đánh giá quá trình sản xuất và những yếu tố sinh thái nông nghiệp của nông dân đã được cải thiện chính là kết quả của FFS. 2. Trong năm mà sau khi FFS mở ra, những thực hành trong canh tác của nông dân đã thay đổi đáng kể đặc biệt là việc giảm dùng thuốc BVTV, thay đồi loại thuốc được sử dụng từ loại thuốc có phổ tác động rộng, có ảnh hưởng xấu đối với môi trường sang việc sử dụng các loại thuốc nhẹ nhàng hơn, quản lý đất canh tác tốt hơn nhờ vào việc gia tăng sử dụng các vật liệu hữu cơ và việc quản lý tán cây được tốt hơn. 3. Đa số nông dân đã phát biểu rằng lợi nhuận của thực tế họ được gia tăng đó chính là nhờ vào những tập quán đã được thay đổi, chủ yếu là những chi phí đầu vào giảm và năng súât và chất lượng quả lại gia tăng. Những lợi ích này không thể tính toán được một cách đầy đủ bởi vì việc ghi chép của nông dân có giới hạn và thời gian trong vòng 1 năm thì quá hạn chế để có thể đánh giá một cách đầy đủ những biến động theo thời gian về năng suất. 4. Sự tham gia vào FFS đã làm tăng các mối quan hệ giữa các tham dự viên FFS cũng như các mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng nông trang được rộng rãi hơn. Mạng lưới vững mạnh giữa các nông dân làm cho thông tin giữa các câu lạch bộ nông dân, hợp tác xã mà trong đó gồm có các tham dự viên FFS và các thành viên trong cộng đồng nông trang rộng lớn được dễ dàng hơn. Trong các mối quan hệ này giữa các nông dân các tham dự viên FFS đóng vai trò lèo lái, hướng dẫn như một người thuyền trưởng. 5. Mặc dù mức độ phụ nữ tham dự vào các FFS đặc biệt là ở phía Nam thì không cao, nhưng nó đã tạo ra trong số những tác động chính về vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Sự tham dự ở các FFS đã giúp cho sự chuyển công việc quản lý trang trại từ những người chồng do họ phải đi làm thuê bên ngoài sang những người vợ của họ được dễ dàng hơn. Cũng chính cơ hội này, những người chồng có thể tìm được những việc làm thêm bên ngoài được nhiều hơn và đòi hỏi người phụ nữ trong gia đình phải nâng cao vai trò điều hành việc sản xuất nông nghiệp trong gia đình của họ. Từ khía cạnh này cho thấy dự án này đã cho thấy rằng huấn luyện FFS có thể giúp cho người phụ nữ thật là hữu hiệu. 6. Cũng có một tỷ lệ nhỏ những người con của một số nông hộ tham dự FFS và mặc dù dường như sự tham dự của của những người con này cũng sẽ tạo ra những cơ hội tương tự về sự chuyển công việc quản lý nông hộ mà đang được điều hành từ những người chồng hay vợ của họ, khả năng này thì được nhận thấy không có hiệu quả. Sự quản lý mang tính di truyền từ đời này qua đời khác như thế thường là chủ đề của việc bất đồng, và dường như FFS đã có thể làm cho thuận lợi hơn bất đồng này khi những người con (trai) được cho 1 phần của trang trại mà chính họ là người quản lý độc lập. 7. Người nông dân đã nhận biết được các côn trùng có lợi và việc sử dụng những loài ăn thịt như kiến vàng đã gia tăng, điều này chỉ cho thấy rằng sức khoẻ của hệ sinh thái nông 35 nghiệp đã được cải thiện. Một số nông dân cũng đã báo cáo rằng ngày nay họ có thể nuôi được cá trong các kênh mương trong vườn và sức khoẻ của chính họ cũng như của cây trồng của họ cũng được cải thiện. Mặc dù những sự cải thiện này thì không thể tính toán được bằng tiền, nhưng những thay đổi này cho thấy một sự cải thiện đáng kể trong chất lượng cuộc sống của người nông dân. 8. Sự quản lý của dự án và những cần thiết về tiền trợ cấp có thể đáp ứng nhanh những nhu cầu cần thiết của người nông dân. Nếu như sự trợ cấp kinh phí phải được sử dụng một cách nghiêm khắc như dự thảo kinh phí lúc ban đầu tức là chỉ dựa vào những dự trù của nhóm nghiên cứu, hay đòi hỏi phải có thời gian cho việc làm thủ tục thay đổi kinh phí cho phép, những cần thiết thực tế của các nông dân mà đã được xác định như là kết quả của việc tiếp cận tham gia, rồi đến nghiên cứu và khuyến nông không thể đạt được trong phạm vi khung thời gian của dự án. 9. Chi phí của FFS cho mỗi tham dự viên được ước tính là A$ 79,62, nó chỉ bằng 1,60% lợi nhuận thực tế trung bình trên mỗi ha. Dựa vào sự ước tính này chi phí của FFS sẽ được đền bù trong chỉ một mùa nhờ vào việc giảm chi phí đầu vào và việc gia tăng năng suất. Chi phí của FFS trên cây có múi thì tương đương hoặc chỉ thấp hơn một ít so với lợi nhuận của việc làm lúa, trong khi thu nhập của việc làm cây có múi thì cao hơn gấp 4-5 lần so với việc làm lúa. Điều này cho thấy chi phí đầu tư thì thấp mà sự thu lợi thì tuyệt hảo trong việc đầu tư vào FFS, việc các nông dân phải đóng góp một phần nhỏ vào chi phí của FFS hay nói cách khác là sự đóng góp của nông dân khi tham gia FFS nên được xem xét trong tương lai, đặc biệt nếu như họ lại là các thành viên của các câu lạc bộ người trồng cây có múi hay là các hợp tác xã. 10. Để duy trì được những lợi ích tạo được từ FFS, các nhóm nông trang cần sự tài trợ về tài chính với những điều kiện thuận lợi về tín dụng để họ có thể mở những khoá học sau thu hoạch để cải thiện việc tiếp cận thị trường. Quá trình đăng ký thuốc trừ dịch hại, những loại thuốc trừ dịch hại thích hợp hiện đã được đăng ký cho việc sử dụng trên cây có múi và những thủ tục bắt buộc cần được xem xét một cách hoàn chỉnh. Không có sự khởi đầu của chính phủ như là giới thiệu và khuyến khích sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại thế hệ mới ít gây tác động xấu đến môi trường, những khích lệ về tài chính đối với các công ty thuốc BVTV cho việc đăng ký những loại thuốc này và khuyến khích các nông dân tuân thủ theo sự hướng dẫn, thì việc sử dụng những loại thuốc trừ dịch hại thế hệ cũ sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_100__2676.pdf