Để chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp trên một tổng chi phí cao thì đòi hỏi chi phí về đầu vào thấp hơn. Đòi hỏi Nhà nước cần đầu tư phát triển các Nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc đủ sức cạnh tranh về chất lượng đối với các công ty liên doanh, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để cung cấp sản phẩm cho sản xuất thức ăn gia súc, có như vậy giá thức ăn sẽ giảm làm chi phí thức ăn không quá cao như hiện nay.
58 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11882 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Từ chăn nuôi khác
Tr.đ
3,5
2,5
3,0
1,4
1,166
0,833
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua bảng 2.7 cho chúng ta thấy, những hộ nông dân có diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư lớn có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi lợn lớn hơn.
Diện tích đất nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn bình quân đạt 1.533,6 m2, của các hộ quy mô vừa là 1.670,4 m2 và của các hộ quy mô nhỏ là 1.651,2 m2. Tuy nhiên diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi lợn thịt của các nhóm hộ lại khác nhau, các hộ chăn nuôi lợn theo quy mô lớn sử dụng diện tích để chăn nuôi lớn hơn nhiều so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, bình quân diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi quy mô lớn là 128,56 m2 gấp 2,069 lần so với các hộ quy mô vừa và 5,243 lần so với các hộ quy mô nhỏ. Tuy nhiên diện tích bình quân của mỗi ô chuồng của các hộ chăn nuôi quy mô lớn lại nhỏ hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ với diện tích bình quân mỗi ô chuồng là 4,52 m2 bằng 0,616 lần so với quy mô vừa và 0,478 lần so với quy mô nhỏ. Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô nhỏ vẫn sử dụng chuồng trại theo kiểu cũ đã không còn phù hợp với điều kiện phát triển của chăn nuôi lợn trong giai đoạn hiện nay.
Diện tích đất canh tác bình quân tương đối cao với 1.332 m2 đối với hộ quy mô lớn, 1.540 m2 đối với hộ quy mô vừa và 1.585 m2 đối với hộ quy mô nhỏ. Các hộ quy mô lớn có xu hướng sản xuất tập trung vào chăn nuôi và nghề phụ nên diện tích đất canh tác bình quân/hộ thấp, trồng trọt chủ yếu nhằm mục đích cung cấp đủ lương thực cho cuộc sống hàng ngày và phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên do sức ép của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn làm cho diện tích đất canh tác hiện nay của xã có xu hướng ngày càng giảm. Bởi vậy các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ có thể mở rộng quy mô chăn nuôi để tận dụng lao động nhàn rỗi và tăng thêm thu nhập cho gia đình.
* Điều kiện về nhân khẩu và lao động.
Số nhân khẩu và lao động phần lớn phụ thuộc vào độ tuổi của chủ hộ. Chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn là những người trẻ tuổi, bình quân có khoảng 4,8 khẩu/hộ, hộ chăn nuôi quy mô vừa là 4,5 khẩu/hộ và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 4,3 khẩu/hộ. Số lao động bình quân trên hộ ở mức trung bình, hộ chăn nuôi quy mô lớn có 2,45 lao động, hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ có lần lượt là 2,43 lao động và 2,73 lao động/hộ và chủ yếu là lao động nông nghiệp. Đối với chăn nuôi lợn, thời gian chăn nuôi không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình tham gia chăn nuôi nên không cần phải thuê thêm lao động. Thực tế lao động sử dụng cho chăn nuôi lợn của hộ nông dân trên địa bàn xã Ngọc Lũ phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi. Với quy mô lớn thường chăn nuôi lợn theo hướng tập trung có đầu tư nên lao động sử dụng bình quân/hộ là 0,79 lao động, còn các hộ quy mô nhỏ chăn nuôi theo hướng tận dụng là chủ yếu thì chỉ cần 1 lao động là đủ.
* Điều kiện về vốn.
Yêu cầu đối với mức vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn thịt tương đối cao. Qua điều tra chúng tôi thấy mức vốn đầu tư bình quân của các hộ chăn nuôi quy mô lớn là 156,7 triệu đồng bằng 2,444 lần so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và 4,15 lần so với các hộ quy mô nhỏ, trong đó có 10,5 triệu đồng là vốn đi vay còn lại là vốn tự có của gia đình. Đối với hộ có quy mô nhỏ do số đầu con/năm thấp nên mức đầu tư thấp do đó chủ yếu là do vốn tự có của gia đình. Mặt khác các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn thì nhu cầu về vốn để đầu tư chăn nuôi là rất lớn trong khi đó thu nhập từ các nguồn khác phần lớn chỉ đủ cho những khoản chi tiêu cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên lượng tiền tích luỹ làm vốn của các hộ nông dân là không nhiều. Vì vậy để mở rộng quy mô chăn nuôi thì nhu cầu về vốn vay của các hộ nông dân là rất lớn. Tuy nhiên do tâm lý sợ rủi ro nên lượng vốn vay và thời hạn vay chưa phù hợp với điều kiện của người nông dân nên vốn vay đầu tư cho sản xuất nói chung và cho chăn nuôi lợn thịt nói riêng còn hạn chế.
* Điều kiện về chuồng trại.
Chuồng trại là một trong những khâu, biện pháp kỹ thuật chăn nuôi ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất chăn nuôi lợn, việc thiết kế, xây dựng chuồng trại phải đảm bảo sức khoẻ và tránh được dịch bệnh cho lợn.
Qua bảng 2.8. cho chúng ta thấy đã có khoảng 80% số hộ chăn nuôi theo quy mô lớn xây dựng chuồng trại theo hướng hiện đại. Đó là kiểu chuồng có nền gạch hoặc xi măng khô ráo có độ dốc hay là các sàn chăn nuôi trên các mặt ao thuận tiện cho việc quét dọn vệ sinh. Trong khi đó các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ chủ yếu sử dụng kiểu chuồng đơn giản, có nơi chứa phân riêng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn còn sử dụng kiểu chuồng cũ trước đây có nơi chứa phân ngay tại chuồng. Đây là kiểu chuồng không hợp lý dễ gây bệnh cho lợn.
Qua điều tra cho thấy 100% hộ quy mô lớn và vừa đều sử dụng máng ăn cố định cho lợn, tuy nhiên mới chỉ có 25% hộ quy mô lớn và 6,67 % hộ quy mô vừa có nắp vòi uống tự động cho lợn, 40% số hộ quy mô lớn, 16,67% số hộ quy mô vừa xây dựng bể chứa Biôga, ngoài ra các hộ sử dụng chuồng có nơi chứa phân riêng để tận dụng phân bón cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho cá. Nhìn chung những hộ quy mô lớn và vừa đã có sự đầu tư về chuồng trại vừa đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho lợn vừa tránh được ô nhiễm môi trường, đồng thời đem lại kết quả và hiệu chăn nuôi cao hơn so với các hộ quy mô nhỏ.
Tóm lại, ở các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị trấn Trần Cao chủ hộ thường là nam giới có khả năng quyết định và tổ chức sản xuất trong gia đình. Ở các hộ quy mô lớn, chủ hộ thường là người trẻ, khả năng nhận thức nhanh, điều kiện sản xuất tốt hơn nên khả năng đem lại thu nhập từ chăn nuôi lợn thịt lớn hơn các nhóm hộ khác. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi chủ hộ phải có trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nhất định, khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, vốn đầu tư cho sản xuất chăn nuôi cao… thì hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình mới được đảm bảo.
2.3. Tình hình đầu tự chi phí trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
Xét theo quy mô chăn nuôi
Để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng chúng ta không thể không quan tâm tới qua trình chăn nuôi của các hộ. Những hộ chăn nuôi với quy mô lớn có sự đầu tư vốn lớn, có yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lượng con giống cũng như yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện về sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh. Vì vậy mà các hộ chăn nuôi với quy mô lớn đạt được mức tăng trọng bình quân/tháng lên tới 30,53 kg/tháng, thời gian nuôi chỉ từ 2,8 đến 3 tháng là có thể xuất bán. Với các hộ chăn nuôi vừa thì khả năng tăng trọng bình quân/tháng là 25,65kg/tháng, thời gian nuôi léo dài hơn 10 ngày so với các hộ nuôi với quy mô lớn. Chăn nuôi quy mô nhỏ mức tăng trọng bình quân/tháng là thấp nhất chỉ đạt 22,37 kg/tháng, thời gian nuôi kéo dài hơn 15 ngày so với quy mô lớn, số lứa bình quân/hộ trong 1 năm chỉ có 2,55 lứa trong khi đó quy mô vừa là 3 lứa/năm, quy mô lớn đạt 3,6 lứa/năm.
Qua bảng 2.9 ta thấy mức độ đầu tư chi phí cho các nhóm hộ khác nhau là rất khác nhau. Trong đó chi phí cho 100kg lợn hơi xuất chuồng của hộ chăn nuôi lợn theo quy mô lớn là lớn nhất với 5012,48 ngàn đồng, sau đó đến quy mô nhỏ và thấp nhất là quy mô vừa với 4671 ngàn đồng.
Trong chăn nuôi lợn thịt đầu tư chi phí thức ăn là chủ yếu Hộ chăn nuôi quy mô lớn là 1237,28 nghìn đồng (chiếm 24,68%), quy mô vừa là 1360,27 nghìn đồng (chiếm 29,12%), quy mô nhỏ là 1875,6 nghìn đồng (chiếm 41,72%).
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do những hộ chăn nuôi quy mô lớn cho lợn ăn cám công nghiệp, lợn nhanh lớn, khả năng tăng trọng cao, do đó rút ngắn thời gian nuôi/lứa so với các cách nuôi khác với cùng một giống lợn
Với các nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ thường nuôi để tận dụng thức ăn thừa của gia đình và sản phẩm phụ của trồng trọt như ngô, khoai, sắn nên không tính đến hiệu quả kinh tế, dẫn đến thời gian nuôi/lứa kéo dài, mức tăng trọng/tháng thấp. Tuy nhiên, hình thức này được nuôi khá phổ biến và ít nhiều có những lợi ích nhất định đặc biệt là tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và lao động nhàn rỗi.
Bên cạnh chi phí về thức ăn thì chi phí về giống cũng là một trong những chi phí cao trong tổng chi phí của chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ. Hộ chăn nuôi quy mô lớn thường mua giống tốt, có trọng lượng lớn nên chi phí
giống nhập bình quân của hộ chăn nuôi với quy mô lớn được tính theo bình quân do đầu con là 42kg/con theo giá bán của mỗi con giống hiện hành 7.000 nghìn đồng thì mức chi phí cho con giống là 2.940.000 nghìn đồng (chiếm 58,6% tổng chi phí quy mô vừa là 35kg/con theo giá bán của mỗi con giống hiện hành 75.000 nghìn đồng thì mức chi phí cho con giống là 2.625.000 nghìn đồng (chiếm 56,1% tổng chi phí và cao nhất là quy mô lớn với trọng lượng 25kg/con con theo giá bán của mỗi con giống hiện hành 80.000 nghìn đồng thì mức chi phí cho con giống là 2.000.000 nghìn đồng (chiếm 44,5% tổng chi phí).
Chi phí cho công tác thú y và tiêm phòng bệnh, phòng bệnh cho chăn nuôi chiếm tỷ lệ phần trăm quá trình chăn nuôi lợn,trong quá trình chăn nuôi không có quá trình công tác thý y cho đàn lợn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của lợn vì vạy trong chăn chúng ta phải nên nghiêm ngặt trong quá về tác phòng bệnh cho đàn lợn để đảm bảo cho quá trình chăn nuôi. chi phí của hộ chăn nuôi quy mô lớn thường có một chế độ tiêm phòng rất nghiêm ngặt, mức đầu tư cho 100kg lợn hơi với quy mô lớn là 525.000 nghìn đồng, quy mô vừa là thấp hơn với 375.000 nghìn đồng và quy mô nhỏ là thấp nhất với 350.000 nghìn đồng.
Đồng thời cần tính đến chi phí lao động gia đình, chi phí lao động cho 100 kg lợn hơi xuất chuồng.Tính theo giá lao động nông thôn là 50000 đồng/công người dân chăn nuôi trên địa bàn xã đại đa số là làm nông nghiệp cho nên trong thời gian nhàn rỗi họ tận dụng súc lao động vốn có của gia đình điều đó đã tận dụng được số tiền thuê lao độn.
Bảng 2.9 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt xét theo quy mô(tính bình quân cho 100kg thịt hơi)
Chỉ tiêu
ĐVT
Quy mô chăn nuôi
BQ
QMN
QMV
QML
I. Chi phí trung gian
1000đ
4495,6
4671
5012,48
4892,74
1.Giống
1000đ
2000
2625
2940
2521,67
2. Thức ăn
1000đ
1875,6
1360,27
1237,28
1491,05
3. Thú y
1000đ
350
375
525
416,7
4. Chi phí công cụ, dụng cụ
1000đ
85
120
135
113,33
5. Lãi vay
1000đ
120
111,72
88,2
113,99
6. Chi phí khác
1000đ
65
79
87
77,66
II. Khấu hao TSCĐ
1000đ
67
75
89
77
III. Chi phí lao động
1000đ
- Lao động công gia đình
công
10,35
9,40
7,55
9,1
Tổng chi phí
1000đ
4562,6
4746
5101,48
4803,36
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân
Ngoài ra hộ chăn nuôi lợn thịt còn phải trả các khoản chi phí khác như điện, nước, lãi vay…
Tóm lại, sự chênh lệch về chi phí chăn nuôi lợn thịt giữa các nhóm hộ thuộc quy mô chăn nuôi khác nhau có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ , các hộ chăn nuôi có quy mô lớn do áp dụng khoa học kĩ thuật khi chăn nuôi ít sảy ra dịch bệnh và cũng có sự rủi do,các hộ chăn nuôi theo quy mô vùa, mô mô nhỏ do ít lắm bắt về khoa học kĩ thuật nên khi chăn nuôi họ hay dính nhiều vấn đề dịch bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình chậm lớn của đàn lợn gây ra hiện tượng tiêu tốn thúc ăn, gặp nhiều sự rủi do trong chăn nuôi có khi bị mất trắng vốn khi đàn lợn sảy ra dịch bệnh .
2.3.1 Xét theo phương thức chăn nuôi
Tình hình đầu tư chi phí theo phương thức chăn nuôi khác nhau cũng có sự khác biệt rất rõ và Cụ thể được thể hiện Qua bảng 2.10 cho thấy
Trước kia cơ cấu chăn nuôi của hộ gia đình chăn nuôi với hệ thống chỉ mang tính chất gia đình là chính, so bây giờ khác với hệ thống chăn nuôi theo hình thức xưa của ông cha ta. Hình thúc đầu tư của cho một mô hình chăn nuôi trước không còn phù hợp so với bây giờ giá cả của mô hinh chăn nuôi cũng khác trước, do cơ cấu thị trường cung cầu mức sống điều kiện của người dân mà giá cả cho mô hình phải có mức chi phi cao cho mô hinh chăn nuôi hiện hành.
Về chi phí giống: Chăn nuôi theo phương thức truyền thống tận dụng thức ăn sẵn có của gia đình, do ít vốn thường mua giống lợn lai trọng lượng bình quân cho đàn lợn 15-20 kg cho mô hình chăn nuôi của hộ gia đình nên chi phí giống thấp hơn so với cá hộ gia đình có vốn lớn.
Chi phí giống BQ cho 100 kg lợn hơi xuất chuồng theo phương thức truyền thống là thấp nhất (1.600.000 nghìn đồng /con ), sau đó đến các hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và theo phương thức công nghiệp là cao nhất với trọng lượng bình quân cho đàn lợn 35-42kg mức giá cho lợn giống hiện hành (2.940.000 nghìn đồng/ con)
Bảng 2.10 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt xét theo phương thức chăn nuôi (tính bình quân cho 100kg thịt hơi)
Chỉ tiêu
ĐVT
Phương thức chăn nuôi
BQ
TT
BCN
CN
I. Chi phí trung gian
1000đ
4493
5238,79
5014,7
4915,49
1.Giống
1000đ
1600
2625
2940
2388,33
2. Thức ăn
1000đ
2383
2026,04
1237,5
1882,18
- Thức ăn ( khô-khoai –sắn )
1000đ
1527
1101,04
325,5
984,51
- Cám dạm- hỗn hợp
1000đ
856
925
912
897,66
3. Thú y
1000đ
275
325
525
375
4. Chi phí công cụ, dụng cụ
1000đ
75
98
137
103,33
5. Lãi vay ( tiền vốn)
1000đ
96
78,75
88,2
87,65
6. Chi phí khác
1000đ
64
85
87
78,66
II. Khấu hao TSCĐ
1000đ
75
89
97
87
III. Chi phí lao động
1000đ
- Lao động công gia đình
công
10,65
9,63
7,55
9,27
Tổng chi phí
1000đ
4568
5326,79
5111,7
5002,16
Nguồn: số liệu điều tra hộ nông dân
Chi phí thức ăn trung bình chung cho tất cả các nhóm hộ cho 100 kg lợn hơi xuất chuồng là 4915,49 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống có chi phí thức ăn cao nhất và công nghiệp là thấp nhất, do các hộ chăn nuôi với phương thức truyền thống có thời gian nuôi lâu, trọng lượng giống lại thấp, chăn nuôi với chế độ dinh dưỡng không khoa học nên tiêu tốn nhiều thức ăn.
Nhìn chung tổng chi phí cho 100 kg lợn hơi chung cho các nhóm hộ nông dân tương đối cao 5002,16 nghìn đồng. Hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống tuy có chi phí thức ăn lớn hơn, nhưng chi phí về giống và các khoản chi phí khác lại thấp hơn nhiều so với hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, và phương thức bán công nghiệp vì vậy tổng chi phí của các hộ này thấp hơn so với hai nhóm hộ kia. Nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp có tổng chi phí cao hơn so với các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là do các hộ này cũng có sự đầu tư cao về vốn cho giống và thức ăn, tuy nhiên vì chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp nên còn tận dụng các phế phẩm, phụ phẩm trong sinh hoạt, sản xuất của gia đình, mức đầu tư về kỹ thuật, trang thiết bị chăn nuôi chỉ ở một mức nhất định nên chưa thực sự đạt được hiệu quả cao, vì vậy mà thời gian nuôi còn kéo dài, dẫn đến thời gian nuôi kéo dài, hao tốn chi phí.
2.3.2. Kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
*Xét theo quy mô chăn nuôi
Qua bảng 2.11, ta thấy: trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn thịt là 5818,14nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi quy mô lớn là cao nhất với 6189,4 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi quy mô vừa và thấp nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ với 5476,68 nghìn đồng. Bên cạnh đó, thu nhập hỗn hợp của hộ quy mô lớn cũng cao nhất với 1074,92 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi theo quy mô vừa và thấp nhất là hộ quy mô nhỏ. Với thời gian nuôi/lứa ngắn hơn nên hộ chăn nuôi quy mô lớn có giá trị công lao động thấp nhất 377,5 nghìn đồng, sau đó là quy mô vừa với 470 nghìn đồng và cao nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ với 517,5 nghìn đồng. Từ đó, hộ chăn nuôi quy mô lớn có lợi nhuận cao nhất 697,42 nghìn đồng và thấp nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ với 391,58 nghìn đồng.
Hộ chăn nuôi quy mô lớn có kết quả cao hơn so với hai quy mô còn lại, là do hộ đã chủ động đầu tư trang thiết bị cũng như vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời đầu tư mua con giống tốt, có trọng lượng cao nên khả năng thích nghi cao, phòng chống dịch bệnh tốt, vì vậy lợn mau lớn, có mức tăng trọng cao, rút ngắn thời gian nuôi, từ đó giảm chi phí trong chăn nuôi và đem lại lợi nhuận cao hơn so với hai quy mô còn lại.
Xét hiệu quả sử dụng lao động, ta thấy: giá trị sản phẩm bình quân chung là 324,64 ngàn đồng, thu nhập hỗn hợp bình quân chung là 123,74 ngàn đồng. Trong đó, thu nhập hỗn hợp trên công lao động ở hộ chăn nuôi quy mô lớn cao nhất là 166,36 ngàn đồng có nghĩa là khi bỏ ra một công lao động sẽ thu về được 166,36 ngàn đồng thu nhập hỗn hợp; hộ chăn nuôi quy mô vừa và thấp nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
Xét hiệu quả của chi phí sản xuất, ta thấy: giá trị sản phẩm tính trên một đồng chi phí bình quân chung là 1,210 lần, có nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí sản xuất sẽ tạo ra 1,210 đồng giá trị sản phẩm. Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian với hộ chăn nuôi quy mô lớn là 1,231lần, có nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất sẽ thu về được 1,231 đồng thu nhập hỗn hợp. Chỉ tiêu này là cao nhất ở hộ quy mô lớn, sau đó đến hộ quy mô vừa và thấp nhất ở hộ quy mô nhỏ
Bảng 2.11 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân cho 100 kg thịt hơi)
Chỉ tiêu
ĐVT
Quy mô chăn nuôi
BQ Chung
Nhỏ
Vừa
Lớn
1. Tổng giá trị sản xuất (GO)
1000đ
5476,68
5793,33
6189,4
5818,14
Giá trị sản phẩm chính
1000đ
4900
5300
5600
5216,7
Giá trị sản phẩm phụ
1000đ
571,68
493,36
589,4
551,48
2. Tổng chi phí(TC)
1000đ
4562,6
4746
5101,48
4803,36
3. Chi phí trung gian (IC)
1000đ
4495,6
4671
5012,48
4892,74
4. Giá trị tăng thêm (VA)
1000đ
966,08
1122,33
1163,92
1084,11
5. Thu nhập hỗn hợp (MI)
1000đ
899,08
1043,33
1074,92
105,77
6. Giá trị công lao động
1000đ
517,5
470
377,5
455
Ngày công
công
10,35
9,40
7,55
9,1
7. Lợi nhuận
1000đ
391,58
573,33
697,42
554,11
8. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí
GO/TC
lần
1,199
1,219
1,213
1,210
MI/TC
lần
0,197
0,219
0,210
0,208
VA/TC
lần
0.212
0,236
0,228
0,225
Pr/TC
lần
0,085
0,120
0,137
0,114
9. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian
GO/IC
lần
1,217
1,2401
1,231
1,229
MI/IC
lần
0,197
2,219
0,213
0,210
Pr/IC
lần
0,085
0,122
0,138
0,115
10.Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ngày công lao động
GO/L
1000đ
10,573
12,326
16,395
13,098
MI/L
1000đ
1,737
2,219
2,847
2,267
VA/L
1000đ
1,866
2,387
3,083
2,445
Pr/L
1000đ
0,756
1,219
1,847
1,274
Nguồn: số liệu điều tra hộ nông dân
2.3.3. Xét theo phương thức chăn nuôi
Bảng 2.12 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi (tính bình quân cho 100 kg thịt hơi)
Chỉ tiêu
ĐVT
Phương thức chăn nuôi
Chung
TT
BCN
CN
1. Tổng giá trị sản xuất (GO)
1000đ
5427,65
6279,5
6367,8
6024,98
Giá trị sản phẩm chính
1000đ
4900
5400
5600
5266,67
Giá trị sản phẩm phụ
1000đ
527,65
879,5
767,8
724,98
2. Tổng chi phí (TC)
1000đ
4568
5326,79
5111,7
5002,16
3. Chi phí trung gian (IC)
1000đ
4493
5238,79
5014,7
4915,49
4. Giá trị tăng thêm (VA)
1000đ
934,65
1040,71
1353,1
1042,17
5. Thu nhập hỗn hợp (MI)
1000đ
859,65
951,71
1256,1
1022,48
6. Giá trị công lao động
1000đ
517,5
470
377,5
455
Ngày công
công
10,65
8,63
7,55
8,81
7. Lợi nhuận (Pr)
1000đ
342,15
481,71
878,6
567,4
8. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí
GO/TC
lần
1,188
1,178
1,245
1,203
MI/TC
lần
1,629
0,178
0,245
0,684
VA/TC
lần
0,204
0,195
0,264
0,221
Pr/TC
lần
0,074
0,090
0,171
0,112
9. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian
GO/IC
lần
1,21
1,198
1,269
1.225
MI/IC
lần
0,191
0,181
0,250
0,207
Pr/IC
lần
0,076
0,091
0,175
0,114
10. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ngày công lao động
GO/L
1000đ
10,48
13,36
16,86
13,56
MI/L
1000đ
0,166
2,024
3,327
1,839
VA/L
1000đ
1,806
2,214
3,584
2,534
Pr/L
1000đ
0,661
1,024
2,327
1,275
Nguồn: số liệu điều tra hộ nông dân
Qua bảng 2.12, ta thấy: trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn thịt là 6024,98 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là cao nhất với 6367,8 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi bán công nghiệp và thấp nhất là hộ chăn nuôi truyền thống với 5427,65 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, thu nhập hỗn hợp của hộ chăn nuôi công nghiệp cũng cao nhất với 1256,1 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi theo bán công nghiệp và thấp nhất là hộ chăn nuôi truyền thống. Với thời gian nuôi/lứa ngắn hơn nên hộ chăn nuôi công nghiệp có giá trị công lao động thấp nhất 377,5 nghìn đồng, sau đó là bán công nghiệp và cao nhất là hộ chăn nuôi truyền thống. Từ đó, hộ chăn nuôi công nghiệp có lợi nhuận cao nhất 878,6 nghìn đồng và thấp nhất là hộ chăn nuôi truyền thống.
Hộ chăn nuôi công nghiệp có kết quả cao hơn so với hai phương thức còn lại, là do hộ có trình độ kỹ thuật cao hơn, chủ độ ng đầu tư trang thiết bị cũng như vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời đầu tư mua con giống tốt, có trọng lượng cao nên khả năng thích nghi cao, phòng chống dịch bệnh tốt, vì vậy lợn mau lớn, có mức tăng trọng cao, rút ngắn thời gian nuôi, từ đó giảm chi phí trong chăn nuôi và đem lại lợi nhuận cao hơn so với hai phương thức kia.
Xét hiệu quả sử dụng lao động, ta thấy: giá trị sản phẩm bình quân chung là 337,9 nghìn đồng, thu nhập hỗn hợp bình quân chung là 128,54 nghìn đồng. Trong đó, thu nhập hỗn hợp trên công lao động ở hộ chăn nuôi công nghiệp là cao nhất là 166,36 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi bán công nghiệp và thấp nhất là hộ chăn nuôi truyền thống.
Xét hiệu quả sử dụng đồng vốn, ta thấy: giá trị sản phẩm tính trên một đồng chi phí trung gian bình quân chung là 1.225 lần. Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian với hộ chăn nuôi công nghiệp là 1,269 lần, có nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất sẽ thu về được 1,269 đồng thu nhập hỗn hợp. Chỉ tiêu này là cao nhất ở hộ chăn nuôi công nghiệp, sau đó đến hộ chăn nuôi bán công nghiệp và thấp nhất ở hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống
*Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức cho ăn.
Mục đích của nghề chăn nuôi lợn thịt là thời gian nuôi ngắn, lớn nhanh, tiêu tốn ít thức ăn trọng lượng lợn xuất chuồng và giá bán cao, chất lượng tốt, chi phí lao động gia đình ít. Điều quan tâm đặc biệt trong chăn nuôi lợn thịt là chỉ số tiêu tốn thức ăn càng ít bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu, vì thức ăn chiếm tới 70 - 80% chi phí cho nuôi lợn. Sự hao phí thức ăn nhiều do các nguyên nhân như thức ăn có phẩm chất kém, tỷ lệ giữa Protein và năng lượng không cân bằng. Hàm lượng xơ quá cao trong thức ăn cũng ảnh hưởng không ít tới khả năng tăng trọng của lợn nuôi thịt. Vì vậy, xây dựng một chế độ ăn và tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt là một nhiệm vụ quan trọng của người chăn nuôi. Do vậy để cho lợn sinh trưởng và phát triển một cách cân đối và nhanh chóng thì người chăn nuôi phải xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho đàn lợn của mình bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn đòi hỏi nhu cầu về thức ăn, đặc biệt là nhu cầu về Protein và năng lượng của lợn thịt là khác nhau. Ở giai đoạn đầu để tạo và phát triển cơ thể, lợn cần nhiều Protein. Càng về sau hàm lượng Protein càng giảm bớt, thức ăn chủ yếu là giàu năng lượng (chất bột đường). Tuy vậy tỷ lệ giữa Protein, năng lượng và các chất khác như canxi, photpho, hàm lượng các vitamin, các nguyên tố vi lượng cũng góp phần quan trọng trong quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng để thành thịt và tăng phẩm chất của thịt lợn.
Muốn nuôi lợn thịt tăng trọng nhanh và tốn ít thức ăn cần phải cho chúng ăn không hạn chế, vì lượng thức ăn lợn ăn vào cơ thể hàng ngày được dùng vào hai mục đích. Trước tiên cho nhu cầu duy trì, phần còn lại cho tăng trọng. Nhu cầu thức ăn duy trì là lượng thức ăn cần thiết để đảm bảo cho con lợn giữ nguyên thể trọng, có nghĩa là không tăng và cũng không giảm thể trọng.
Lợn chỉ tăng trọng khi lượng thức ăn ăn vào lớn hơn nhu cầu duy trì. Lợn sẽ không tăng trọng khi lượng thức ăn ăn vào bằng nhu cầu duy trì không mang lại lợi ích gì cho người chăn nuôi trừ phân và nước tiểu. Theo bảng 2.11 ta thấy, để trọng lượng lợn đạt được 100kg thì nhu cầu về lượng thức ăn là rất lớn và nó còn phụ thuộc vào thời gian nuôi.
Bảng 2.12. Thời gian nuôi và lượng thức ăn cần cho một lợn thịt từ 15 - 100 kg.
Thời gian nuôi đạt
đến 100 kg (tháng)
Lượng thức ăn hỗn hợp
cần có (kg)
Chi phí thức ăn cho
1 kg tăng trọng (kg)
4
5
6
7
8
9
10
297,5
317,5
337,5
357,5
377,5
397,5
417,5
3,5
3,73
3,97
4,20
4,44
4,67
4,91
Nguồn: Số liệu thống kê hộ nông dân
Cụ thể, để lợn nuôi tăng trọng đạt trọng lượng 100kg mất thời gian là 4 tháng thì nhu cầu về thức ăn cần tiêu tốn hết khoảng 297,5 kg lượng thức ăn hỗn hợp, tính bình quân chi phí cho mỗi kg lợn tăng trọng cần 3,5 kg. Còn nếu để lợn nuôi đạt trọng lượng 100kg mất thời gian là 10 tháng thì nhu cầu về thức ăn là rất lớn, trung bình chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng phải mất tới 4,91kg thức ăn và lượng thức ăn hỗn hợp cần cung cấp là 417,5kg.
Như vậy có thể thấy, thời gian nuôi càng dài thì lượng thức ăn cần thiết cung cấp cho lợn tăng trọng để đạt thể trọng tới 100kg càng tăng, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng cũng tăng theo. Các yếu tố trên làm cho giá thành thịt lợn tăng cao. Ngày nay người ta phấn đấu mỗi lợn thịt từ sau khi cai sữa đến khi đạt được 100kg lợn hơi chỉ trong 4 -5 tháng, nhờ đó hiệu quả kinh tế sẽ đạt được mức tối đa.
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN THỊT
2.3.1. Điều kiện thuận lợi
+ Điều kiện đất đa, khí hậu tương đối phù hợp cho phát triển nông nghiệp theo hướng đa cây, đa con, đa ngành, đa nghề.
+ Tình hình chính trị ổn định, an ninh nông thôn luôn được đảm bảo, hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể của xã tương đối đồng bộ.
+ Đội ngũ cán bộ từ xã xuống thôn có tinh thần đoàn kết thống nhất cao, có tinh thần chuyên môn và năng lực lãnh đạo.
+ Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết, cần cù sáng tạo trong lao động.
2.3.2. Những khó khăn và tồn tại
+ Đồng ruộng không bằng phẳng nhự mong muốn , cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh.
+ Tư tưởng nhận thức của môt bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chưa theo kịp với yêu cầu và đòi hỏi của cơ chế thị trường.
+ Người nông dân chưa được tập huấn đầy đủ về kỷ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi cho nên có nhiều bỡ nhỡ trong chăn nuôi hiện nay.
+ Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển sản xuất.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt
* Quy mô cơ cấu đàn lợn thịt nông hộ
Quy mô đàn lợn thịt quyết định thu nhập của hộ hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt. Nếu hộ có quy mô lớn, vừa (từ 100 con/năm trở lên) thì trong chăn nuôi hộ đầu tư vào nhiều hơn, thường thì những hộ nuôi với quy mô lớn, vừa thường là những hộ đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi, họ mở rộng quy mô để thu được kết quả, hiệu quả cao hơn nâng cao thu nhập. Ngược lại những hộ có quy mô nhỏ thường có ít kinh nghiệm trong chăn nuôi, họ chăn nuôi chủ yếu theo hướng tận dụng nên hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy mà thu nhập từ chăn nuôi lợn thịt giữa các nhóm hộ này khác nhau, nhóm hộ có quy mô nhỏ thường có thu nhập thấp nhất. Từ các suy luận trên, qua số liệu thu thập được của quá trình điều tra, chúng tôi dùng phép kiểm định số bình quân nhằm kiểm định sự khác nhau về thu nhập chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình có quy mô chăn nuôi khác nhau.
* Giống
Chất lượng giống ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển chăn nuôi lợn ở Ngọc Lũ , nó không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Giống là điều kiện cơ bản để phát huy hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi. Mỗi giống lợn có đặc điểm sinh lý khác nhau vì vậy cung cấp giống đủ về số lượng và chất lượng là điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển của đàn lợn cững như phát huy thế mạnh của nghành chăn nuôi của xã nhà.
* Kỹ thuật chăm sóc cho chăn nuôi
Nhân tố kỹ thuật:
Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn thịt con giống được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển. Do đó, nó đòi hỏi phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích sản xuất.
Nếu như con giống là điều kiện tiên quyết thì thức ăn là nền tảng cho phát triển chăn nuôi. Tuỳ theo đặc tính sinh lý của mỗi gia súc mà yêu cầu về thức ăn thường khác nhau và cách chuyển hóa sản phẩm cũng khác nhau. Với lợn thịt, thức ăn là yếu tố cơ bản để tăng chất lượng thịt, tăng tỉ lệ thịt nạc trong thịt xẻ, do đó nếu thức ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ảnh hưởng cả đến quá trình sản xuất về sau.
Bên cạnh giống và thức ăn, quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của lợn, từ đó quyết định đến hiệu quả của chăn nuôi lợn.Việc chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt không giống nhau trong suốt thời kỳ, từ vận động cho lợn đến phối hợp các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của lợn.
Công tác thú y rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn. Nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho các hộ yên tâm đầu tư chăn nuôi lợn thịt.
*Thú y phòng bệnh
Ngoài yếu tố giống, thức ăn, công tác thú y phòng bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn và hiệu quả chăn nuôi. Muốn đàn lợn khỏe mạnh, phát triển nhanh cho năng suất cao thì đòi hỏi trong quá trình chăn nuôi, các nông hộ phải chú ý thực hiện tốt công tác thú y phòng bệnh cho đàn lợn.
Qua thực tế điều tra cho thấy. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều thực hiện công tác thú y phòng bệnh cho đàn lợn thịt nhưng vì kỹ thuật chăn nuôi và sự hiểu biết về dịch bệnh chưa tốt nên lợn thường mắc các loại bệnh như ho kha, tiêu chảy,... các hộ chỉ biết phòng bệnh chưa có thuốc điều trị. Các cán bộ thú y của xã cũng đã tiến hành tiêm phòng, kiểm tra định kỳ nhưng do liều lượng còn hạn chế và không kịp thời nên không thu được kết quả cao, đại đa sốcác hộ tự tiêm, phòng dịch bệnh trực tiếp. Vì vậy đòi hỏi xã phải quan tâm hơn nữa trong công tác đào tạo cán bộ thú y để chữa trị kịp thời không ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn của xã.
* Đầu tư vốn cho chăn nuôi
Khó khăn nhất của hộ gia đình nông dân là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nhất là trong chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá thì phải tăng quy mô đàn gia súc, tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi. Do vậy yêu cầu đầu tư vốn lớn. Hiện tại các hộ gia đình chăn nuôi lợn ở Ngọc Lũ , đặc biệt là hộ gia đình ở xóm mới (20 hộ) vẫn còn gặp khó khăn trong khâu vốn. Hiện nay ở cấp tỉnh Hà Nam , huyện Phủ Lý , Bình Lục xã Ngọc Lũ cũng đã có nhiều nguồn vốn vay cho nông dân vay: Quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ giải quyết việc làm; vốn vay theo các chương trình dự án; ở cấp xã thì có quỹ của các đoàn, hội, hình thức tín dụng... nhưng lượng vốn vay còn ít và thời gian ngắn nên việc phát triển đàn lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hoá chưa được phổ biến rộng ra toàn xã.
* Thức ăn cho chăn nuôi
Nguồn thức ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chăn nuôi lợn sẽ mang lại hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi truyền thống tận dụng những phụ phẩm thừa thường cho kết quả và hiệu quả thấp, phương thức chăn nuôi công nghiệp sử dụng thức ăn do các nhà máy đã chế biến sẵn đem lại hiệu quả cao hơn trong điều kiện vốn đầu tư lớn, giống phải đảm bảo, phương thức chăn nuôi bán công nghiệp phù hợp với sản xuất và đời sống của hộ nông dân. Trên địa bàn thị trấn Trần Cao, phương thức chăn nuôi bán công nghiệp được áp dụng rộng rãi. Hướng sử dụng thức ăn hỗn hợp khô hay còn gọi phương thức cho ăn thẳng thường đem lại giá trị sản xuất cao hơn, thời gian nuôi ngắn hơn, chi phí thức ăn cao hơn song mức tăng chi phí lại nhỏ hơn mức tăng giá trị sản xuất do vậy thu nhập lớn hơn, hiệu quả kinh tế đảm bảo hơn.
Thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Trong sản xuất nói chung và nhất là trong sản xuất hàng hoá, khâu tiêu thụ sản phẩm và lưu thông hàng hoá là hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thu hồi vốn và kết thúc chu kỳ sản xuất.
Cơ sở hạ tầng, đường giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thị trường tiêu thụ mục tiêu. Ngoài cung cấp lượng thịt cho tiêu dùng hàng ngày của người dân Xã Ngọc Lũ lợn thịt trong các hộ gia đình còn được bán ra các khu vực khác đặc biệt là những nơi có mức sống của người dân cao hơn như: Nam Định, Hà Nam và các tỉnh, thành phố khác như Hà Nội, Hải Dương… thông qua hệ thống thương lái trong và ngoài địa phương. Đây là những thị trường lớn, nhu cầu tiêu thụ mạnh, giá cả cao hơn đặc biệt là thị trường Hà Nội. Ngoài ra trước xu thế của hội nhập kinh tế thế giới đặc biệt là từ khi nước ta chính thức gia nhập WTO thì nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của thị trường khu vực và thế giới là rất lớn trong đó nhu cầu về thực phẩm cũng nằm trong xu hướng đó và thịt lợn là một mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn của các nước đang phát triển như nước ta.
2.4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI TẠI XÃ NGỌC LŨ
2.4.1. Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã
Căn cứ vào thực trạng phát triển của đàn lợn xã Ngọc lũ , mục tiêu phát triển đàn lợn theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2015 của xã. Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn của cả nước, của tỉnh, của huyện Binh Lục và xã Ngọc lũ và căn cứ vào điều kiện thực tế (khả năng đất đai, lao động, khả năng đầu tư, nhịp độ phát triển nông nghịêp và phát triển chăn nuôi lợn, nhu cầu thị trường và xu thế tiêu dùng trong tương lai).
2.4.2.1. Mục tiêu chung
- Mục tiêu chung là phát triển chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm thịt của thị trường với sản lượng và chất lượng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đưa chăn nuôi lợn của xã lên là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, gắn sản xuất với tập trung lưu thông và chế biến.
- Mở rộng quy mô chăn nuôi với con giống chủ lực là lợn thịt hướng nạc, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình chăn nuôi.
2.4.2.2. Các căn cứ trong phát triển chăn nuôi lợn thịt
Căn cứ theo phương hướng phát triển của ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 -2015: Tiếp tục đầu tư, phát triển ngành chăn nuôi hàng hoá công nghệ tiên tiến chất lượng và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững. Xây dựng các khu chăn nuôi ra xa khu dân cư, gắn với việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và xây dựng hệ thống giết mổ, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng.
* Căn cứ vào yêu cầu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
Qua nghiên cứu, cho thấy để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt cần phát triển phương thức chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn.
* Căn cứ vào sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập
Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh những thuận lợi người chăn nuôi sẽ đối mặt với bao khó khăn thách thức. Chúng ta có thể tiếp cận thị trường thế giới, được lợi từ việc tiếp thu công nghệ nhằm tăng năng suất nhưng cũng đồng nghĩa với những khó khăn như yêu cầu về chất lượng thịt (tỷ lệ nạc, không dịch bệnh, không dư chất độc hại), đồng thời phải hạ giá thành. Với mục đích sớm hạ giá thành thức ăn chăn nuôi, Chính phủ đã có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu ngô, đậu tương để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sẽ đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất hoá dược, khoáng vi lượng, vi sinh, công nghệ sinh học, tạo nguồn nguyên liệu thức ăn bổ sung trong nước.
2.4.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
* Giải pháp về vốn
Hầu hết các hộ nông dân được điều tra đều khẳng định rằng vốn là khâu quan trọng và là tiền đề cho việc quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Thực tế, hiện nay việc cho vay vốn của các ngân hàng không còn khó khăn, các thủ tục vay đơn giản hơn rất nhiều nhưng số tiền ngân hàng cho vay còn rất ít và với thời gian vay ngắn. Cộng thêm khó khăn là các hộ có tài sản thế chấp rất nhỏ so với nhu cầu vay của ngân hàng. Nên hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô lớn đều phải mua chịu giống và thức ăn với lãi suất cao.Vì vậy, để tạo điều kiện tốt cho các hộ mở rộng quy mô chăn nuôi, chúng tôi có đề nghị một số giải pháp sau:
- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho hộ nông dân vay với số lượng phù hợp với phương án kinh doanh của hộ và thời gian vay dài hơn (nhiều hơn 1 năm), tài sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư vào sản xuất.
- Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể như quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân…tại địa phương để góp vốn sản xuất.
- Tổ chức thành lập các hiệp hội chăn nuôi nhằm hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát triển sản xuất.
- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành chăn nuôi như xin ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu chăn nuôi của các công ty thức ăn gia súc hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu (hộ có nhu cầu giết mổ, nhà máy chế biến,…) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo được đầu ra của sản phẩm.
* Giải pháp về giống
Hiện nay, thị trường cung cấp giống rất phong phú với các giống lợn như lợn thịt hướng nạc, lợn lai kinh tế,…có nguồn gốc xuất xứ khác nhau từ các trang trại chăn nuôi trong vùng, do các thương nhân buôn bán trong và ngoài huyện, giống từ công ty giống Trung Ương, từ trung tâm giống của huyện… tuy nhiên việc lựa chọn xác định giống lợn nuôi rất khó khăn với người chăn nuôi. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đề ra một số giải pháp nhằm cung cấp giống chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, theo sơ đồ sau:
Công ty giống, trung tâm giống Trung Ương
Trung tâm giống cơ sở
Trung tâm giống địa phương
Hộ nuôi lợn thịt
Hộ nuôi lợn thịt
Hộ nuôi lợn nái
Sơ đồ 4.2 Nguồn cung cấp giống
- Đối với các trung tâm giống, viện nghiên cứu: cần đưa các giống có chất lượng cao, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện tốt cho việc hỗ trợ mua bán của các tổ chức cá nhân.
- Đối với cấp huyện, xã là nơi trung gian tiếp cận cho cán bộ, tạo điều kiện tốt cho các hộ lựa chọn giống tốt có hiệu quả kinh tế cao.
- Với các hộ nông dân: phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, mua giống tốt rõ nguồn gốc trên thị trường tạo điều kiện khuyến khích chăn nuôi phát triển .
* Giải pháp về thức ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Chi phí thức ăn chiếm khoảng trên 60 % tổng chi phí. Vì vậy, giảm chi phí thức ăn, bình ổn giá thức ăn chăn nuôi là biện pháp chủ yếu nhằm giảm giá thành sản phẩm, làm tăng hiệu quả chăn nuôi. Giải pháp tốt về thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng tốt với giá thành hạ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
* Giải pháp về thú y và phòng dịch bệnh
- Tiêm phòng các loại bệnh thường gặp theo độ tuổi của vật nuôi thông qua sự vận động của cán bộ khuyến nông cơ sở và ý thức của chính hộ chăn nuôi, nhất là các loại bệnh nguy hiểm: lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh…
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho hộ chăn nuôi đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả.
* Giải pháp về thông tin
Để các hộ nông dân phát triển sản xuất, vấn đề thông tin về giá cả đầu vào, đầu ra, khoa học kỹ thuật, vấn đề dịch bệnh nhằm giúp các hộ có thêm thông tin về thị trường và định hướng trong sản xuất.
- Tổ chức thành lập các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi cho đi tham quan, giới thiệu mô hình chăn nuôi tiên tiến để các hộ học hỏi kinh nghiệm và tích luỹ kiến thức phục vụ cho chăn nuôi của gia đình.
* Giải pháp về xây dựng tổ hợp tác trong chăn nuôi
Để chống ép giá giải quyết vấn đề về vốn, kỹ thuật cho chăn nuôi cũng như vấn đề về tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chúng ta có thể xây dựng các tổ hợp tác chăn nuôi như sau:
Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn con cũng như giữa công ty thức ăn với hộ chăn nuôi lợn thịt.
Tổ hợp tác giữa công ty chế biến thực phẩm hoặc các công ty thực hiện xuất khẩu thịt lợn với các hộ nông dân.
Từ các tổ hợp tác này chúng ta có thể hỗ trợ nhau về vốn, giống, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt thông qua các hình thức hợp tác này chúng ta có thể hình thành lên các hình thức tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn hơn và đem lại lợi nhuận cao hơn cho người chăn nuôi.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Qua tìm hiểu thực tế tại xã Ngọc Lũ và cùng với việc phân tích, tổng hợp số liệu điều tra trên địa bàn xã, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Chăn nuôi lợn thịt là loại hình chăn nuôi không thể thiếu trong nền kinh tế xã hội. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, chăn nuôi lợn thịt còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân trong xã hội.
Ngọc Lũ là một xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn thịt như: Tận dụng được lợi thế về khí hậu, thời tiết thích hợp, nguồn lao động dồi dào, người lao động có truyền thống cần cù, chăm chỉ, chịu khó học hỏi, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
Trong những năm vừa qua nghành chăn nuôi có một bước tiến chuyển tốt hơn so voi những năm đổ về trước, người dân trong địa bàn xã đã áp dụng khoa học kĩ thuật kết hợp với sự đầu tư của các hộ cho mô hình chăn nuôi ngày càng phát triển hơn trước đây.
Hiện nay do quá trình chăn nuôi của các hộ gia đình vẫn chua mang tính chất chăn nuôi theo cơ chế công nghiệp, họ vẫn chua áp dụng hết về khoa học kĩ thuật đôi khi có sự rủi di rất lớn đối với các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ .những năm vùa qua do dịch bệnh đã anh hưởng không nhỏ cho đến các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ , có hộ gia đình bị mất trắng không còn vốn đó là sự thiệt thòi cho hộ gia đình cũng như có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát trien GDP của đất nước.
Chăn nuôi là nguồn Thu nhập ở các hộ nông dân trên địa bàn xã , vi thế Quy mô chăn nuôi có xu hướng mở rộng và tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Mô hình chăn nuôi trang trại, VAC được nhân rộng, chăn nuôi lợn thịt theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp và sử dụng giống lợn lai, lợn siêu nạc dần được phổ biến trong các hộ gia đình nông dân. Phương thức chăn nuôi cũng được cải tiến, kỹ thuật khoa học tiến bộ được áp dụng và ngày càng đem lại kết quả cũng như hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì khó khăn cũng không phải là không có:
Thị trường tiêu thụ phong phú, đa dạng song người nông dân chưa tiếp cận được với những thị trường lớn mà phải thông qua mạng lưới giết mổ và buôn bán tư nhân nên sản phẩm thường bị ép giá gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Thủ tục vay vốn đã được cải thiện, đơn giản hoá song mức vốn và thời hạn vay vốn chưa phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như chăn nuôi của người dân.
Phương thức đưa kỹ thuật chăn nuôi tới các hộ nông dân còn hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao. Chất lượng giống lợn còn thấp, chưa có nhiều giống lợn siêu nạc cũng như cơ sở sản xuất và quản lý giống đại trà cung cấp kịp thời và đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi.
Công tác thú y phòng bệnh còn hạn chế, môi trường chăn nuôi vẫn còn bị ô nhiễm là nơi tập trung mầm bệnh, dễ gây rủi ro trong chăn nuôi cũng như làm giảm hiệu quả chăn nuôi của người nông dân.
Thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, thông tin về kỹ thuật chăn nuôi lợn rất cần thiết cung cấp cho các hộ nông dân chăn nuôi còn gặp nhiều hạn chế, thiếu kịp thời, thiếu đồng bộ.
Công tác khuyến nông chưa đạt được hiệu quả, còn nhiều bất cập.
Bên cạnh đó trình độ tiếp thu của một bộ phân nông dân còn hạn chế, khó khăn trong việc truyền đạt cũng như tiếp nhận những kỹ thuật tiến bộ áp dụng cho chăn nuôi cũng như học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của người khác.
Tóm lại, để nâng cao HQKT CNLT cần có các giải pháp tích cực, đồng bộ và hữu hiệu như giải pháp về vốn, giải pháp về con giống, giải pháp về thị trường tiêu thụ…
3.2 Khuyến nghị
Sau khi tiến hành đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Ngoc lũ , chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
* Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ khi họ áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, cho vay với số lượng nhiều, thời hạn dài với lãi suất ưu đãi, đồng thời hỗ trợ mạnh kỹ thuật và thú đẩy thị trường tiêu thụ.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá đầu vào để hộ nông dân có thể đưa vào áp dụng các giống lợn ngoại có chất lượng dinh dưỡng cao hơn nữa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Để chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp trên một tổng chi phí cao thì đòi hỏi chi phí về đầu vào thấp hơn. Đòi hỏi Nhà nước cần đầu tư phát triển các Nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc đủ sức cạnh tranh về chất lượng đối với các công ty liên doanh, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để cung cấp sản phẩm cho sản xuất thức ăn gia súc, có như vậy giá thức ăn sẽ giảm làm chi phí thức ăn không quá cao như hiện nay.
- Nhà nước cần có phân định luồng hàng tiêu thụ rõ ràng để thị trường tiêu thụ lợn ổn định, giá đầu ra ổn định để nông dân yên tâm sản xuất chăn nuôi.
* Đối với Đảng chính quyền xã
Hiện nay chăn nuôi lợn thịt luôn trải qua những cơn sốt giá cũng như giảm giá, chính quyền địa phương nói riêng và nhà nước cần có biện pháp thiết thực nhằm ổn định phần nào giá thịt lợn.
- Cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật mới được chuyển giao, quan tâm và tổ chức tốt hơn mạng lưới khuyến nông để sản xuất chăn nuôi lợn dễ dàng cho hiệu quả cao, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.
Xã cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân được vay vốn phục vụ sản xuất chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là các hộ khá do hiệu quả đạt được cao hơn.
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi thả cá để tận dụng sản phẩm lẫn nhau, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình ứng dụng công nghệ xử lý chất thải bằng Bioga để đảm bảo môi trường trong sạch.
Trong điều kiện hiện nay, cần loại thải những con giống kém chất lượng giữ lại những con giống tốt, có chất lượng thịt cao. Đồng thời phải giảm giá các loại thức ăn đầu vào, giảm chi phí trung gian trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Cần tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thường xuyên cho các hộ gia đình, khuyến khích lực lượng bác sỹ thú y về tuyến xã để có thể đáp ứng kịp thời tình hình phòng và chữa bệnh cho đàn lợn. Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển các đại lý thuốc thú y để tránh được tình trạng độc quyền như hiện nay.
*Đối với các hộ gia đình
- Các hộ cần mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, quan tâm hơn nữa đến công tác thú y, cũng như lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn.
- Các hộ chăn nuôi cần phải tăng cường tiếp cận với thông tin thị trường, tránh tình trạng chăn nuôi chạy theo phong trào dẫn tới bị tư thương ép giá. Theo dõi dự báo được nhu cầu thị trường từ đó có sự điều chỉnh qui mô, cơ cấu chăn nuôi phù hợp.
Cơ sở cần mạnh dạn đầu tư thêm con giống, nên mua con giống đảm bảo, tại các trung tâm giống, tăng cường lượng thức ăn tổng hợp. Phối trộn thức ăn phải tuân thủ tiêu chuẩn khẩu phần ăn. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ điển hình. Đầu tư cơ sở chuồng trại đủ tiêu chuẩn nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi lợn ngoại vì đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tăng trưởng lợn thịt.
sau mỗi vụ thu hoạch, cơ sở chăn nuôi nên tiến hành khử trùng chuồng trại bằng thuốc diệt tạp và vôi bột, sau đó có thời gian để trống chuồng, phơi nắng dụng cụ chăn nuôi để đảm bảo phòng chống dịch bệnh tốt. Các cơ sở chăn nuôi theo loại hình TT phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh phòng bệnh như hố sát trùng, tường rào…
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt, nhận thức đúng đắn khi có dịch bệnh xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
3. Đỗ Kim Chung (2000) “Thị trường đất đai trong nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và các định hướng chính sách” Tạp chí nghiên cứu kinh tế (số 260)
4. Nguyễn Điền (2000), Trang trại gia đình, bước phát triển mới của kinh tế hộ nông dân, NXB nông nghiệp, Hà Nội
5. Đảng Văn Viện (2001), Bài giảng kinh tế nông hộ, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội
6. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp
7. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp
8. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn siêu nạc xuất khẩu, NXB Nông nghiệp
9. Phòng thống kê xã Ngọc Lũ , báo cáo về kết quả kinh tế - xã hội hàng năm từ 2008 – 2010
10. Phòng thống kê xã Ngọc Lũ “Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã Ngọc Lũ giai đoạn 2010 – 2015”
11. Nguyễn Phượng Vĩ (1999), tổng quan về các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, Hội thảo Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội
12. Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền (1997), Nuôi lợn siêu nạc, NXB Đà Nẵng
13. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
14. Nghị quyết số 09/2000/NQ-Cp ngày 15 tháng 6 năm 2000 của chính phủ “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất, bám sát nhu cầu thị trường”
15. Quyết định 125 –CT ngày 18/4/1989 “tái thiết lập, duy trì và cải tiến chất lượng năng suất các giống chăn nuôi”
16. Frank Ellis (1993), Kinh tế hộ nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
17. Tổng cục thống kê (2010), Kết quả tổng điều tra nông thôn,nông nghiệp và thuỷ sản năm 2009
18. Các trang web cung cấp thông tin về chăn nuôi và tình hình chăn nuôi ; www.cucchannuoi.gov.vn
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_duy_quynh_2__7032.doc