Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008

Cần nhanh chóng tạo ra các trục kênh cấp nước (ngọt, lợ, mặn) phục vụ yêu cầu nuôi trồng thủy sản của từng tiểu vùng; xây dựng hệ thống bờ bao khép kín theo từng tiểu vùng, tiểu khu để trữ nước ngọt, tiêu úng và kiểm soát mặn. Tại các tỉnh trong vùng cần xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ các mô hình sản xuất khác nhau như lúa - thủy sản nước ngọt, lúa - thủy sản nước lợ, chuyên thủy sản, cây ăn trái - thủy sản; tập trung hóa các vùng nuôi thủy sản, tránh hiện tượng “da beo” trong sản xuất làm phá vỡ cân bằng sinh thái, môi trường.

pdf118 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3837 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c biệt là khỏang 10 năm trở lại đây - từ khi Nhà Nước có chính sách chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp thì các hộ nuôi tôm ngày càng thêm đông. Nghề nuôi tôm sú khởi đầu bằng hình thức nuôi quảng canh, nghĩa là chỉ cần đắp bờ vùng cho chắc, thả giống với mật độ thấp (1 - 2 con/m2), không cần cho ăn, và chờ đến ngày thu hoạch. Từ nuôi quảng canh, nghề nuôi tôm sú chuyển dần sang nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Bảng 4.22: BẢNG THỐNG KÊ SỐ NĂM KINH NGHIỆM NUÔI TÔM SÚ CỦA NÔNG DÂN Ở BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH Diễn giải Đvt Bạc Liêu Trà Vinh Trung bình Số năm kinh nghiệm năm 7 9 8 Nguồn: Tính từ số liệu điều tra Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền73 Kinh nghiệm nuôi tôm sú trung bình của nông dân ở Bạc Liêu là 7 năm và chỉ tiêu này đối với Trà Vinh là 9 năm. Kinh nghiệm nuôi tôm sú trung bình của hai tỉnh là 8 năm. Khoảng thời gian này tương đối dài đủ để nông dân có thể tích lũy cho mình những kinh nghiệm nuôi tôm cần thiết. 5.1.3 Nắm bắt thông tin về thị trường tốt Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng: hầu hết nông hộ nuôi tôm nắm bắt thông tin thị trường tương đối tốt thông qua các phương tiện truyền thông (tivi, radio,…), thông qua việc liên hệ với những người quen biết cùng nuôi tôm, hay điện thoại trực tiếp đến các đầu mối thu gom,… để tìm hiểu về thông tin thị trường để quyết định thời điểm thu hoạch cũng như nơi tiêu thụ sản phẩm tôm sao cho có lợi nhất. 5.1.4 Nông hộ cần cù, chịu khó Các nông hộ đều là những người nông dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi nhằm tích lũy và trao đổi kinh nghiệm với nhau về kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường. Điều này góp phần giúp cho việc sản xuất tôm đạt kết quả tốt hơn. 5.1.5 Điều kiện tự nhiên thuận lợi Với nhiều vùng sinh thái đa dạng mặn - ngọt - lợ đan xen cho nên đã hình thành, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện với nhiều loại cây con, nhất là nuôi trồng và khai thác thủy sản trở thành thế mạnh ở các tỉnh ÐBSCL nói chung và ở tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu nói riêng. 5.1.6 Thị trường tiêu thụ rộng lớn Tôm thành phẩm được tiêu thụ ở cả thi trường trong và ngoài nước. Thị trường xuất khẩu tôm truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga, Ukraina, Hàn Quốc… 5.1.7 Sự ưu đãi của chính quyền (hỗ trợ kỹ thuật, cho vay vốn…) Về phía các trung tâm khuyến nông, các công ty bảo vệ thực vật: thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho người nuôi tôm. Thông thường thì người nuôi tôm sẽ được mời đi dự hội thảo mỗi 6 tháng/lần. Khi đó, họ sẽ được hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm, về lịch thời vụ, cung cấp tài liệu… sao cho nuôi tôm đạt hiệu quả nhất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền74 Về phía các ngân hàng: tổ chức cho nông dân vay vốn để sản xuất tôm với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất. 5.1.8 Sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ Thực tế cho thấy: tôm sau khi thu hoạch đều được bán cho những người thu gom ở địa phương. Nếu nông dân nuôi tôm với quy mô, sản lượng lớn thì vận chuyển đến các Doanh nghiệp tư nhân (những trạm thu gom và sơ chế tôm để cung cấp cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu) để được bán với giá cao hơn. 5.2 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.2.1 Trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật kém Nguồn nhân lực chủ yếu là nông dân với trình độ học vấn, khả năng tiếp thu KH - KT hạn chế và không đồng đều, lại ngại ghi chép trong khi người dạy chủ yếu dạy lý thuyết. Giá trị của ao tôm rất lớn, là cả một gia tài của người nuôi, nên nếu hiểu biết một cách mơ hồ thì họ không dám áp dụng, còn nếu có áp dụng thì cũng không hoàn toàn đúng cách. Do đó, thất bại trong nuôi tôm (nếu có) cũng là điều dễ hiểu. 5.2.2 Thời gian cách ly giữa các vụ ngắn Do nông dân nuôi tôm chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, suy nghĩ đơn giản, muốn sao cho nuôi được nhiều vụ tôm hơn để thu được lợi nhuận nhiều hơn nên đã không tuân thủ lịch thời vụ, lịch thả tôm của các trung tâm khuyến nông, mà chủ yếu là thả tôm một cách tự phát, đặc biệt là những hộ thua lỗ do tôm chết thì họ lại càng nôn nóng thả tôm lại càng sớm càng tốt để mong sớm thu hồi vốn. Do vậy, thời gian cách ly giữa các vụ không đủ dài tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi tôm. 5.2.3 Vốn sản xuất chủ yếu là vốn vay ngân hàng Chi phí nuôi tôm là rất lớn và nguồn vốn tự có thì rất ít ỏi. Trong những hộ dân được điều tra khảo sát thì có đến 52,94% hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu và 63,04% hộ nuôi tôm sú ở Trà Vinh có vay vốn Ngân hàng. Do vậy, nguồn vốn sản xuất của người nông dân chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng. Thông thường, nông dân vay vốn ngân hàng từ đầu vụ để trang trải các khoản chi phí đầu vào Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền75 như: tôm giống, thức ăn, thuốc… đến cuối vụ nông dân sẽ hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng sau khi thu hoạch và bán tôm xong. Với tình hình nuôi tôm thua lỗ như năm nay thì việc vay vốn càng trở nên khó khăn hơn vì hầu hết các ngân hàng đều ngán ngại do nuôi tôm gặp nhiều rủi ro. Và điều lo ngại này đã xảy ra tại tỉnh Bạc Liêu, do tình hình nuôi tôm sú thua lỗ kéo dài trong nhiều vụ liên tiếp nên có rất nhiều nông hộ dù có tài sản thế chấp nhưng vẫn không vay được vốn với lý do từ phía Ngân hàng là nợ khó đòi còn tồn đọng từ các vụ trước khá nhiều nên tạm thời Ngân hàng không cho nông dân tiếp tục vay vốn để nuôi tôm vì rủi ro không thể thu hồi vốn vay là rất lớn. Điều này làm cho nông dân nuôi tôm sú ở Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, cũng có một số hộ nông dân không vay vốn từ ngân hàng (hoặc không vay được vốn) thì họ mua các yếu tố đầu vào (thức ăn viên, thuốc thủy sản,…) từ các đại lý theo phương pháp gối đầu, tức là mua lúc đầu vụ và sẽ thanh toán tiền vào cuối vụ, và tất nhiên là nông dân phải trả với giá cao hơn so với giá mà nông dân mua bằng tiền mặt. Cho dù trường hợp nào đi chăng nữa thì thu nhập của người nông dân ít nhiều cũng bị mất đi một phần do thiếu vốn sản xuất. Chưa kể đến trường hợp nông dân nuôi tôm bị thua lỗ, vốn vay ngân hàng của vụ trước chưa trả được thì phải lo vốn để sản xuất cho vụ sau, nợ mới chồng lên nợ cũ. Đôi khi vốn vay ngân hàng không đủ để trang trải tất cả các khoản chi phi phát sinh. Nên thường là vào cuối vụ, nông dân phải vay “nóng” để lo thức ăn cho tôm vì sắp đến thời điểm thu hoạch. 5.2.4 Không có hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi Hầu hết các ao nuôi cũng như các cơ sở chế biến thủy hải sản đều không có hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường. Việc tăng trưởng quá nóng về diện tích nuôi tôm đã nảy sinh nhiều bất cập về ô nhiễm, kiểm soát dịch bệnh, chất lượng sản phẩm dẫn đến thiệt hại không nhỏ về kinh tế cũng như môi trường. Việc phát triển nuôi tôm ồ ạt hiện nay cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Thức ăn hiện nay cho tôm được người dân sử dụng không tuân theo nguyên tắc, sử dụng rất nhiều loại kháng sinh, thuốc chống nhiễm Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền76 khuẩn, phân bón, thuốc trừ sâu... nên làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và môi trường nước. 5.2.5 Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tôm giống không đạt chất lượng Vấn đề môi trường bị ô nhiễm do nước không được xử lý trước khi thải ra môi trường ngoài, do sử dụng nhiều thức ăn, dư lượng thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao, nguồn nước bị ô nhiễm là một trong những nguy cơ phát sinh bệnh tật đối với con tôm. Chất lượng con giống trên thị trường không được đảm bảo. Nguồn giống tôm bố mẹ vẫn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên khó kiểm soát được chất lượng cũng như dịch bệnh. Đối với tôm giống được vận chuyển từ các tỉnh Miền Trung thì khả năng thích ứng của con tôm giống với môi trường sẽ kém hơn so với tôm giống được sản xuất tại địa phương, công tác kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh chưa được chặt chẽ. Nhiều cơ sở sản xuất tôm giống tại địa phương chưa thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất tôm giống sạch bệnh, chỉ sản xuất đại trà theo kinh nghiệm là chủ yếu nên chất lượng con giống chưa cao. Ngoài ra, việc ứng dụng quy trình sản xuất tôm giống chất lượng cao chưa được phổ biến. Chưa thực hiện nghiêm công bố chất lượng tôm giống. Trong khi đó, chi phí xét nghiệm tôm giống, mẫu nước nuôi tôm rất cao, tạo gánh nặng cho người nông dân. 5.2.6 Áp lực cạnh tranh bởi con tôm thẻ chân trắng Hiện nay, con tôm sú đang bị tôm thẻ chân trắng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, do tôm thẻ chân trắng dễ nuôi và có năng suất cao gấp hai lần so với tôm sú, nên giá thành sản xuất hạ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì thế con tôm sú, mặc dù có chất lượng ngon, nhưng giá bán cao nên việc tiêu thụ trở nên khó khăn, dần mất thị phần. 5.2.7 Diễn biến phức tạp của thời tiết Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng gay gắt, nguồn nước ngọt ngoài tự nhiên khô cạn và lượng nước mặn xâm nhập vào nội đồng làm cho độ mặn trong nước ao tăng cao. Không có đủ nguồn nước ngọt để giảm độ mặn. Thêm vào đó, Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền77 thời tiết không ổn định, ngày nắng nóng nhưng đêm về lại lạnh, nhiệt độ thay đổi bất thường làm ảnh hưởng rất lớn đến con tôm. Trong khi đó, con tôm không phải là loại dễ nuôi. Nó cần cung cấp đầy đủ ôxi, nhiệt độ, độ mặn thích hợp, nguồn nước sạch, thời tiết ổn định. Ngoài các bệnh dịch ra, nếu ở thời điểm có mưa nhiều quá, mực nước trong ao vuông tôm bị phân tầng (tầng trên là nước ngọt, tầng dưới là nước mặn) lượng ôxi không hòa đều xuống đáy ao, tôm cũng dễ bị ảnh hưởng. 5.2.8 Biến động giá cả trên thị trường Trong năm 2008, con tôm sú không chỉ đối mặt với dịch bệnh mà còn bị tuột giá thê thảm, Tôm nguyên liệu loại 30 con/kg dao động từ 85 - 90 ngàn đồng/kg, loại 40 con/kg từ 60 - 70 ngàn đồng/kg giảm khoảng 30 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhiều mặt hàng như: thức ăn cho tôm đã tăng từ 25 - 45 ngàn đồng/bao (loại 20kg), thuốc thú y thủy sản cũng tăng từ 10 - 15 ngàn đồng/chai (gói) tùy loại, chưa kể những vật tư, thiết bị phục vụ cho việc nuôi tôm cũng tăng. 5.2.9 Thiếu Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật Ðội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp. Song, hiện nay tình trạng thiếu cán bộ KH - KT nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu thiếu và yếu trầm trọng. Tại các huyện có diện tích nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp nhiều, như Hòa Bình, Ðông Hải, thị xã Bạc Liêu..., những cán bộ này chỉ làm được mỗi việc là nắm tình hình sản xuất, như diện tích thả nuôi, diện tích bị thiệt hại... để báo cáo lên trên. Còn việc hướng dẫn kỹ thuật, khuyến cáo người nuôi tôm thực hiện đúng thời vụ, áp dụng đúng kỹ thuật thì làm còn rất ít. Ðiển hình như huyện Ðông Hải, từ nhiều năm nay chỉ có một kỹ sư phụ trách chuyển giao kỹ thuật cho hàng nghìn hộ nông dân với gần 40.000 ha nuôi tôm. Tại các huyện Hòa Bình, Giá Rai, Vĩnh Lợi..., cũng thiếu cán bộ KH - KT nuôi trồng thủy sản. Ở thị xã Bạc Liêu, hiện có 7.000 ha nuôi tôm, trong đó năm nghìn ha nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ có một kỹ sư và bảy cán bộ trung cấp, hầu hết mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, cho nên khi chuyển giao Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền78 KH - KT, kinh nghiệm nuôi tôm, không đủ sức thuyết phục bà con nhiều năm làm nghề nuôi tôm. Theo một số kỹ sư thủy sản, khả năng của một kỹ sư chỉ có thể hướng dẫn, tư vấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi tôm một số hộ với diện tích không quá 50 ha. Trong khi đó, tại Bạc Liêu, hiện có hơn 120 nghìn ha nuôi tôm, nhưng chỉ có 25 kỹ sư nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, những năm qua, tình trạng nhiều hộ không nắm được KH - KT, tôm luôn bị chết hàng loạt kéo dài là chuyện dễ hiểu. Từ năm 2001 đến năm 2003, Sở Thủy sản Bạc Liêu đã chủ động kết hợp Trường Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh đào tạo cấp tốc hai lớp Trung cấp nuôi trồng thủy sản, có hơn 100 học viên được tỉnh cử đi học. Theo tính toán ban đầu của Sở Thủy sản, nếu hai lớp học này hoàn thành thì mỗi xã, thị trấn có một cán bộ kỹ thuật phụ trách. Nhưng thực tế kế hoạch này không thực hiện được, vì hiện hơn 100 học viên đã tốt nghiệp ra trường, thì có 58 người được nhận nhiệm vụ công tác ở địa phương va các trạm khuyến ngư. Ðáng lưu ý, những học viên này phần lớn không có kinh nghiệm, không am hiểu nhiều về quy trình kỹ thuật nuôi tôm. Những người không làm việc cho các cơ quan của tỉnh thì làm tiếp thị cho các công ty, đại lý chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng hóa chất, thức ăn, thuốc thú y thủy. Số còn lại thì ở tại các thành phố lớn, không chịu trở về quê hương để công tác. Việc nuôi tôm sú đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, có như vậy mới sản xuất đạt hiệu quả. Song, cán bộ KH - KT của tỉnh vừa thiếu, vừa yếu về trình độ chuyên môn, không đáp ứng yêu cầu thực tế. Mặt khác, nhiều cán bộ KH - KT nuôi trồng thủy sản hằng tháng lại tập trung quá nhiều thời gian cho việc làm báo cáo, dự họp, hội nghị..., không còn thời gian, công sức để chuyển giao, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cho bà con. Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có gần 100 cán bộ, nhân viên kỹ thuật, trong đó có 25 kỹ sư thủy sản Với lực lượng quá ít lại phải rải mỏng ở các huyện, thị xã, kể cả quản lý các trại sản xuất tôm giống. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều hộ nuôi tôm thất bại, lâm vào cảnh khó khăn. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền79 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ BÁN THÂM CANH 5.3.1 Đối với mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh ở Bạc Liêu Cần xem xét, quy hoạch về hệ thống thủy lợi, tách riêng vùng nuôi tôm sú TC/BTC ra khỏi khu vực nuôi tôm sú theo mô hình QCCT và có biện pháp xử lý các nguồn nước thải của khu vực nuôi tôm TC/BTC. Tạo điều kiện cho nông dân thuộc khu vực mà Nhà nước khuyến khích nuôi tôm sú được tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng và được chuyển giao KH - KT để nông dân nuôi tôm sú đạt hiệu quả cao hơn. Có cơ chế, chính sách đào tạo, ưu đãi để thu hút cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản về phục vụ lâu dài cho tỉnh. Khắc phục tình trạng nông dân có nhu cầu vay vốn nhưng không vay được vốn (mặc dù có tài sản thế chấp). Đối với những hộ do thua lỗ nhiều năm không có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể để từng bước tạo điều kiện cho người nông dân trả nợ cũ và có thể vay vốn mới để tiếp tục nuôi tôm. Cần xây dựng các Hợp tác xã nhằm liên kết các hộ nông dân nuôi tôm lại với nhau để có thể chủ động hơn đối với các yếu tố đầu vào như: tôm giống, thức ăn, thuốc thủy sản, hạn chế việc thông qua các đại lý cấp 2, cấp 3…, đồng thời nông dân có thể chủ động hơn đối với đầu ra cho con tôm sú, chẳng hạn như nông dân có thể ký hợp đồng trực tiếp với các vựa tôm lớn hoặc các nhà máy chế biến, không phải thông qua người thu gom, Hợp tác xã sẽ chủ động hơn trước nhu cầu của thị trường về thời điểm cũng như kích cỡ tôm…do đó, nông dân sẽ thu được khoản lợi nhuận cao hơn. 5.3.2 Đối với mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh ở Trà Vinh Cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ cho khu vực nuôi tôm. Các mô hình nuôi tôm sú nói chung và mô hình bán thâm canh nói riêng đòi hỏi chế độ theo dõi, chăm sóc đặc biệt, nhất là môi trường nước vì vậy nguồn nước phải được quản lý một cách chặt chẽ. Đồng thời, sản lượng tôm thu hoạch vào cuối vụ tương đối lớn (khoảng trên 2 tấn/ha) do đó đòi hỏi hệ thống Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền80 giao thông thích hợp để vận chuyển tôm được dễ dàng, hạn chế hao hụt, tiết kiệm chi phí. Tạo mối liên hệ giữa nông dân với các cơ sở thu gom, khuyến khích người thu gom đến tận ao nuôi để mua tôm sống. Vì như thế sẽ làm tăng giá trị của con tôm sú, cả người nuôi tôm sú và người thu gom đều có lợi. Đối với người nuôi tôm sú sẽ giảm được chi phí. Vì như hiện nay, nếu nông dân chủ động thu hoạch tôm trước rồi sau đó vận chuyển đến vựa của những người thu gom thì khi đó người nuôi tôm vừa mất thêm khoảng chi phí thuê người thu hoạch tôm đồng loạt vừa mất thêm khoảng chi phí ướp lạnh để tôm được tươi lâu hơn vừa mất thêm khoảng tiền vận chuyển. Với nhiều khoảng chi phí như thế, khi vận chuyển tôm đến nơi thì giá tôm sú đã chết đương nhiên sẽ thấp hơn so với tôm sú còn sống được người thu gom đến tận ao để bắt (thổi oxy liên tục để tôm không bị chết). Đồng thời, đối với người thu gom thì cũng được lợi. Khi đến tận ao nuôi để mua tôm sống thì người thu gom sẽ trang bị những dụng cụ cần thiết (ghe để vận chuyển, lưới để bắt tôm, thùng để chứa tôm, thiết bị thổi oxy để giữ cho tôm không bị chết…) do đó có thể thu hoạch tôm nhanh chóng mà không cần thuê nhiều người (chỉ cần khoảng 2 người thay vì nông dân phải thuê 10 đến 20 người cho một vuông tôm). Bên cạnh đó, người thu gom có thể cùng lúc mua tôm của nhiều hộ gần kề trong cùng một chuyến đi nên chi phí vận chuyển sẽ giảm đi rất nhiều so với trường hợp mỗi hộ nuôi tôm tự vận chuyển một cách riêng lẻ. Cần có sự hợp tác giữa bốn nhà là nhà quản lý, nhà khoa học, nhà tiêu thụ và người nuôi tôm để có thể nắm bắt tốt thi trường, tìm đầu ra và ổn định giá cho con tôm sú (tránh tình trạng nông dân thiếu thông tin về thị trường nên bị thương lái hoặc người thu gom ép giá). 5.3.3 Đối với cả hai tỉnh Bạc Liêu và trà Vinh Khắc phục tình trạng thiếu cán bộ KH - KT nuôi trồng thủy sản bằng cách tạo điều kiện thuận lợi, có những chính sách nhằm khuyến khích cán bộ kỹ thuật về địa phương phục vụ. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng nuôi tôm sao cho phù hợp với thực tiễn; tránh tình trạng nuôi tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến những rủi ro, thiệt hại. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền81 Tăng cường đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, đầu tư khoa học công nghệ và khuyến ngư trong lĩnh vực nuôi tôm; tổ chức lại sản xuất trên cơ sở xây dựng các hợp tác xã, tổ đội sản xuất, áp dụng mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản nhằm hỗ trợ, giúp nhau trong sản xuất. Xây dựng thông tin chung giữa người dân và doanh nghiệp; tránh tình trạng thu hoạch tôm đồng loạt vào chính vụ làm giảm giá tôm; định hướng lại phát triển thị trường; sản xuất và chế biến, cung cấp sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Hướng dẫn người nuôi tôm nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, kiểm soát dịch bệnh. Nâng cao ý thức người dân không để lập lại tình trạng chuyển dịch theo kiểu tự phát tràn lan như thời gian qua (nhất là cần thận trọng khi phát triển loại đối tượng nuôi tôm thẻ chân trắng); không phải chỗ nào cũng đưa nước mặn vào sâu nội đồng phá vỡ, ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sinh thái vùng nuôi. Từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cần có chủ trương quy hoạch, xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm vi sinh, nuôi tôm sạch... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và vừa thân thiện với môi trường. Cần nhanh chóng xây dựng hệ thống cập nhật thống kê số liệu sản xuất và thị trường xuất khẩu tôm; dự đoán thị trường thật chính xác để giúp người nuôi tôm giảm bớt rủi ro do giá cả đầu ra không ổn định. 5.3.4 Một số giải pháp về hiệu quả kỹ thuật Theo số liệu điều tra, năm 2008 giá thành của một ký tôm sú nuôi là khá cao (ở Bạc Liêu là 66.000 đồng/kg và ở Trà Vinh là 72.000 đồng/kg). Do vậy, mùa vụ 2009 phải chọn giải pháp tối ưu để hạ giá thành, trước hết là chọn mùa vụ nuôi và qui trình kỹ thuật thích hợp, an toàn, quản lý và thực hiện tốt qui trình chuẩn bị nước cung cấp cho ao nuôi và xử lý nước thải. Mật độ thả giống vừa phải, quản lý chặt chẽ việc cho tôm ăn, tôm thu hoạch phải có chất lượng tốt và cỡ tôm phải thích hợp với nhu cầu của thị trường. Việc chọn mùa vụ rất quan trọng vì con tôm sú lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Số liệu thống kê từ năm 2001 - 2008 cho thấy thời điểm thả giống Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền82 nuôi đạt kết quả cao nhất là từ tháng 3 - 8 (Dương Lịch). Nên sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng bệnh cho tôm và xử lý môi trường ao nuôi. Có thể sử dụng phương pháp xi - phong để hút chất thải lắng đọng dưới đáy ao (nếu có ao chứa chất thải). Chú ý cải tạo thật tốt ao nuôi, dọn sạch mùn bã hữu cơ lắng tụ dưới đáy ao. Kiểm tra kỹ độ pH đáy ao để có kế hoạch bón vôi phù hợp vừa nhằm ổn định độ pH, độ kiềm vừa tiêu diệt được một số mầm bệnh trong ao nuôi; chú ý diệt triệt để cua, còng, cá tạp trong ao (vì những loài này sẽ ăn con tôm sú). Quản lý và thực hiện tốt qui trình chuẩn bị cấp nước, xử lý nước thải. Theo dõi các thông tin về quan trắc môi trường, bệnh đốm trắng. Tốt nhất nên tự quan trắc trước khi lấy nước. Phải lọc nước trước khi lấy nước vào ao. Mật độ thả giống vừa phải, nếu nuôi bán thâm canh nên thả từ 10 - 15 con/m2, nếu nuôi thâm canh thả từ 20 - 30 con/m2. Tôm giống cần được chọn lọc cẩn thận, khi thả chú ý phải thuần hóa các yếu tố nhiệt độ, độ mặn và thời điểm thả. Chọn tôm giống cùng lứa tuổi, có kích cỡ tương đối đồng đều, tránh hao hụt nhiều. Không sử dụng thuốc, hóa chất và nhiệt độ kích thích tôm mau lớn. Cần tuyển chọn loại thức ăn phù hợp. Quản lý chặt việc cho tôm ăn, không để dư thừa thức ăn trong ao (vì vừa lãng phí thức ăn vừa làm ô nhiễm nguồn nước, tôm dễ mắc bệnh). Ngoài thức ăn chỉ bổ sung những chất cần thiết mà thức ăn không cung cấp đủ, không nên quá lạm dụng sẽ làm chi phí tăng nhiều mà tôm cũng không lớn nhanh hơn. Khâu thu hoạch cũng rất quan trọng, quyết định nhiều đến lời lỗ khi nuôi. Cần theo dõi cỡ tôm trong từng thời điểm để có quyết định thu hoạch có lợi nhất. Nếu tôm có sự cố nên ưu tiên cho công việc thu hoạch và bảo quản rồi mới liên hệ mua bán sau. Nếu thu tôm chủ động cần chọn lúc tôm có chất lượng tốt nhất. Các trung tâm khuyến nông phải thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân (vì số lần tham gia tập huấn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả nuôi tôm của nông dân). Cán bộ kỹ thuật nên theo sát, giúp nông dân giải quyết khó khăn trong quá trình nuôi tôm theo phương pháp “cầm tay chỉ vệc” sẽ hiệu quả hơn so với việc chỉ tập huấn lý thuyết vì nông dân sẽ gặp khó Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền83 khăn khi áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, đặc biệt sẽ không khả thi nếu lý thuyết đó trái ngược với tập quán, cách thức nuôi tôm truyền thống của nông dân. Nông dân nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với nông dân nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh. Vì vậy, cần xây dựng các mô hình sản xuất điển hình để từ đó các hộ nông dân nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh cũng như ở các tỉnh khác có thể tham quan, học hỏi và vận dụng vào thực tế ở địa phương. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền84 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Có thể nói cả hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh đều có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm sú. Tuy nhiên, nuôi tôm sú theo mô hình bán thâm canh thì ở Bạc Liêu đạt hiệu quả hơn so với việc nuôi tôm sú ở Trà Vinh. Diện tích nuôi tôm sú bình quân/hộ tính bình quân chung là tương đối lớn: 10.400 m2/hộ. Trong đó, ở Bạc Liêu là 12.120 m2/hộ, ở trà Vinh thấp hơn với 8.670 m2/hộ. Con tôm sú đống vai trò rất quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung và trong nuôi trồng thủy sản nói riêng ở Bạc Liêu và Trà Vinh. Năng suất bình quân của hai tỉnh là 2,30 tấn/ha. Trong đó năng suất tôm của Trà Vinh (2,32 tấn/ha) đạt cao hơn so với năng suất tôm ở Bạc Liêu (2,27 tấn/ha). Sản lượng tôm bình quân ở Bạc Liêu (31,56 tạ/hộ) cao hơn so với sản lượng tôm sú ở Trà Vinh (20,03 tạ/hộ), sản lượng bình quân của hai tỉnh là 25,80 tạ/hộ. Giá bán trung bình tôm sú ở Bạc Liêu (79.700 đồng/kg) có cao hơn so với ở Trà Vinh (76.000 đồng/kg). Nông dân ở tỉnh Bạc Liêu làm ra giá trị sản xuất từ con tôm sú (18.126.500 đồng/1000m2) cao hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh (17.651.700 đồng/1000m2) trong khi chi phí sản xuất của nông dân ở tỉnh Bạc Liêu (15.058.000 đồng/1000m2) lại thấp hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh (16.845.000 đồng/1000m2), do vậy mà nông dân ở tỉnh Bạc Liêu đạt lợi nhuận từ con tôm sú (3.068.670 đồng/1000m2) cao hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh (2.230.010 đồng/1000m2). Mặt khác, nhóm hộ sản xuất theo qui mô lớn ở Bạc Liêu cho kết quả và hiệu quả cao hơn so với nhóm hộ có qui mô nhỏ. Trong khi đó, nhóm hộ sản xuất với qui mô nhỏ ở Trà Vinh cho kết quả và hiệu quả cao hơn so với nhóm hộ có qui mô lớn (tuy nhiên, mức độ chênh lệch là không lớn). Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền85 Các yếu tố như: thức ăn viên, diện tích mặt nước, số lần tập huấn có ảnh hưởng tích cực đến năng suất tôm của nông dân của cả hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh. Bên cạnh đó, lợi nhuận của nông dân nuôi tôm sú ở cả hai tỉnh đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tổng sản lượng tôm, diện tích mặt nước, số lần tập huấn. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với nông dân Nông dân cần bố trí hệ thống sục khí dày để tăng lượng oxy cho con tôm và cần giữ một phần cảnh quan thiên nhiên để chống sốc nắng cho con tôm khi gặp nắng hạn gay gắt. Việc làm này rất có ý nghĩa trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường cho vùng nuôi tôm. Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật từ khâu thiết kế ao nuôi, cải tạo ao, kỹ thuật chăm sóc, quản lý, phòng bệnh,… trong suốt quá trình nuôi; tập trung theo dõi hàng ngày về tình hình hoạt động tôm. Khu nuôi được xây dựng ở vị trí gần sông, rạch để thuận lợi trong quá trình nuôi và chủ động cấp, thoát nước khi cần thiết, khu nuôi phải được xây dựng trong vùng quy hoạch nhằm đảm bảo hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh phục vụ tốt nguồn nước cấp vào ao nuôi. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra mức độ ăn của tôm nuôi để điều chỉnh tăng, giảm cho phù hợp tránh thức ăn dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường ao nuôi. Thực hiện nghiêm túc và thả giống đúng với lịch thời vụ từng vùng đã được ngành chuyên môn khuyến cáo; con giống thả nuôi phải chọn giống tốt, sạch bệnh. Mỗi năm nên chỉ nuôi 1 vụ tôm chính, thời gian còn lại sẽ nuôi đối tượng khác kết hợp với một vụ lúa nhằm góp phần cải thiện môi trường về lâu dài. Theo dõi tình tình diễn biến thời tiết, để khắc phục những thay đổi về nhiệt độ nước, pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong,… hạn chế tình trạng gây sốc làm thiệt hại tôm nuôi. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền86 Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi, chỉ sử dụng khi cần thiết; thực hiện tốt nguyên tắc sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm. Nông dân cần chủ động liên kết với nhà chế biến xuất khẩu để tránh tình trạng thông qua nhiều người thu gom trung gian làm giảm giá tôm sú tại ao nuôi gây thiệt hại cho người nuôi. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương Có cơ chế, chính sách đào tạo, ưu đãi để thu hút cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản về công tác phục vụ lâu dài tại địa phương. Chính quyền địa phương cần nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Nơi nào cho phát triển nuôi tôm thì đầu tư cơ sở hạ tầng cho hoàn chỉnh; nơi nào không phù hợp thì phải cấm một cách triệt để tạo mô hình cho người dân chuyển sang nuôi trồng cây, con khác. Việc quản lý lịch thời vụ, con giống và thức ăn nuôi tôm cần phải được tăng cường hơn nữa. Không để kéo dài tình trạng chưa đến lịch thả giống mà tôm giống vẫn bán tràn lan không kiểm soát được. Cần thực hiện quy định đối với các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống trước khi xuất bán phải qua kiểm dịch của cơ quan chuyên môn một cách nghiêm ngặt. Quản lý chặt chẽ con tôm thẻ chân trắng (vì đây là đối tượng dễ mắc bệnh và lây bệnh cho con tôm sú). Cần kiên quyết trong xử lý tình trạng cung cấp con giống không chất lượng, tiến tới tổ chức mã số hóa các vùng nuôi và công nhận xuất xứ sản phẩm thủy sản nuôi. Có biện pháp kiên quyết với những cá nhân cố tình phát tán bệnh và thải chất thải cũng như hóa chất độc hại cho thủy sản ra môi trường. Từng địa phương chủ động quản lý tốt môi trường vùng nuôi, không xả nước thải ra môi trường chung quanh, bảo đảm vệ sinh môi trường và giúp nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm vào mùa thu hoạch rộ. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền87 6.2.3 Đối với Nhà Nước Ngân hàng cần tăng cường nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu cho người nuôi tôm, để họ không phải vay nóng bên ngoài, đó cũng là một cách giúp người nuôi tôm tăng hiệu quả sản xuất, sớm thoát ra cảnh khốn khó này. Cần củng cố tính pháp lý của Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt là các văn bản dưới luật, kèm theo các biện pháp chế tài mạnh mẽ đối với những vi phạm gây thất thoát và ô nhiễm nguồn nước. Nên có các nghiên cứu khoa học để đánh giá khả năng làm sạch nước tự nhiên của hệ thống sông ở ĐBSCL. Cần nhanh chóng tạo ra các trục kênh cấp nước (ngọt, lợ, mặn) phục vụ yêu cầu nuôi trồng thủy sản của từng tiểu vùng; xây dựng hệ thống bờ bao khép kín theo từng tiểu vùng, tiểu khu để trữ nước ngọt, tiêu úng và kiểm soát mặn. Tại các tỉnh trong vùng cần xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ các mô hình sản xuất khác nhau như lúa - thủy sản nước ngọt, lúa - thủy sản nước lợ, chuyên thủy sản, cây ăn trái - thủy sản; tập trung hóa các vùng nuôi thủy sản, tránh hiện tượng “da beo” trong sản xuất làm phá vỡ cân bằng sinh thái, môi trường. Tăng cường đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm, đầu tư khoa học công nghệ và khuyến ngư trong lĩnh vực nuôi tôm; tổ chức lại sản xuất trên cơ sở xây dựng các hợp tác xã, tổ đội sản xuất, áp dụng mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản nhằm hỗ trợ, giúp nhau trong sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường khâu hỗ trợ vốn để thực hiện đầu tư thủy lợi linh hoạt; triển khai quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học; trại sản xuất con giống đạt chuẩn quốc gia; bảo quản chế biến sản phẩm; tăng cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng bị ép giá khi vào mùa thu hoạch rộ tại khu vực ÐBSCL. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Xuân Sinh (2005), “Giáo trình môn học Kinh Tế Thủy Sản”, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. 2. Từ Thanh Truyền (2005), “Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi tôm sú ở ĐBSCL”, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Hoàng Trọng (2002), “Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS For Windows”, NXB thống kê. 4. Các thông tin từ cổng thông tin điện tử của Bạc Liêu và Trà Vinh. 5. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu (tháng 1 năm 2009), “Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2008, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2009” Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền89 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở TRÀ VINH Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tuổi 46 26 72 43.83 8.391 Học vấn 46 2 12 8.65 2.968 Số nhân khẩu 46 2 10 4.98 1.667 Số ld 46 2 8 3.89 1.779 Valid N (listwise) 46 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation DT mặt nước 46 2200 25000 8667.39 4898.755 Năng suất bq 46 24 1818 320.79 354.354 Tổng SL 46 165 6120 2004.46 1367.666 Valid N (listwise) 46 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation GO (thu nhập) 46 5000000 38545455 18473951.63 9260091.696 VA (giá trị gia tăng) 46 -4653547 17717943 4972515.05 4822464.159 MI (thu nhập hỗn hợp) 46 -6163615 16361512 2951129.14 4529261.232 IC (chi phí trung gian) 46 4572327 30291931 13501436.58 6140768.990 Valid N (listwise) 46 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền90 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Sum Mean Std.Deviation CP dao ao 46 130927 1706397 28737649 624731.50 406708.69 Choi quan ly 46 0 206629 3686324 80137.48 40296.04 May bom nuoc 46 93076 930762 17239264 374766.60 193429.38 May quat nuoc 46 0 853199 13944676 303145.14 220814.55 He thong quat 46 0 251306 5614946 122064.04 74412.45 Trai bat 46 0 0 0 .00 .00 Moter 46 0 132789 622887 13541.02 33217.19 Dung cu theo doi 46 0 53053 668946 14542.31 11158.14 CP khac 46 27923 806660 22469060 488457.83 231550.38 Sang sua ao 46 176272.08 918083.75 19902691.75 432667.21 159251.26 Cho an,quan ly 46 146893 1489155 42597697 926036.88 288628.15 Thu hoach 46 11751 337855 3023580 65730.01 49301.86 Van chuyen 46 0 198306 2461916 53519.92 44207.78 Khac 46 0 367234 4739662 103036.14 79780.18 CP ldgd 46 1525243 5654593 169692944 3688977.04 858692.40 Tom giong 46 108001.26 1170013.65 28050327.25 609789.72 275729.80 Thuc an vien 46 2441988.72 23809389.98 418430950.95 9096325.02 4911139.44 Thuc an tuoi 46 0 1643400 22841600 496556.52 368904.91 Voi 46 27269 229796 5517730 119950.65 40316.64 Thuoc 46 239662.5 3834600.0 46491610.7 1010687.19 827884.55 Xang dau 46 98343 1950461 23245976 505347.30 365094.95 Dien 46 0 249000 2038065 44305.76 56112.15 Khac 46 142418 2015672 47085385 1023595.33 453546.31 Valid N (listwise) 46 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền91 PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở BẠC LIÊU Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tuổi 34 18 61 43,35 10,545 Học vấn 34 2 13 8,00 2,594 Số nhân khẩu 34 2 15 4,74 2,327 Số lao động 34 2 9 3,91 1,583 Valid N (listwise) 34 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Diện tích mặt nước 34 1500 100000 12120,59 17512,61 Năng suất bình quân 34 20 800 227,48 167,70 Tổng sản lượng 34 120 32000 3156,40 5803,34 Tổng thu nhập 34 0 100000000001 4100402941,38 17378048743,50 Valid N (listwise) 34 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation GO (thu nhap) 34 750000 68800000 18126495.10 13267093.055 IC (CP trung gian) 34 1815000 37416667 13879959.14 8181657.489 VA (giá trị gia tăng) 34 -10849412 53243750 4246535.96 11191489.573 MI (thu nhập hỗn hợp) 34 -12265525 52846150 3068669.18 11548363.674 Valid N (listwise) 34 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền92 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation CP dao ao 34 33333 9230760 574353,66 1574158,93 Choi qly 34 3125,00 500000,00 74389,45 108328,01 CP XDCB 34 97166,67 9819183,00 1177866,78 1719346,14 Sang sua ao 34 0 3500000 486495,84 699981,09 Cho an,quan ly 34 0 4500000 894605,18 1306940,63 Thu hoach 34 0 2000000 118169,55 345924,45 Van chuyen 34 0 100000 10941,18 29600,31 Khac 34 0 5000000 435266,79 1141089,39 CP lao dong 34 27778 8137500 1932676,57 1914430,20 So ngay ldgd 34 ,3 87,2 20,707 20,51 Tom giong 34 288000 2340000 846548,19 496723,13 Thuc an vien 34 240000 25000000 8321343,85 5588400,38 Thuc an tuoi 34 0 5000000 195588,24 874068,13 Voi 34 0 8000000 658982,22 1398380,29 Thuoc 34 0 8333333 2331201,27 2720203,00 Q*18*6-Xang dau 34 0 9375000 1208332,63 1760305,95 Q*18*7-Dien 34 0 250000 17147,06 48338,54 Q*18*8-Khac 34 0 700000 38235,29 155728,41 Tong CP cot 18 34 1815000 37416667 13617378,74 8083616,14 Valid N (listwise) 34 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền93 PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔNG THU NHẬP CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH GIỮA TỈNH BẠC LIÊU VÀ TỈNH TRÀ VINH Mann-Whitney Test Ranks TINH N Mean Rank Sum of Ranks TONG THU NHAP 1 34 57.93 1969.50 2 46 27.62 1270.50 Total 80 Test Statistics(a) TONG THU NHAP Mann-Whitney U 189.500 Wilcoxon W 1270.500 Z -5.767 Asymp. Sig. (2-tailed) .000 a Grouping Variable: TINH (1 = Bạc Liêu; 2 = Trà Vinh) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền94 PHỤ LUC 4: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔNG CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH GIỮA TỈNH BẠC LIÊU VÀ TỈNH TRÀ VINH Mann-Whitney Test Ranks TINH N Mean Rank Sum of Ranks TONG CHI PHI 1 34 34.68 1179.00 2 46 44.80 2061.00 Total 80 Test Statistics(a) TONG CHI PHI Mann-Whitney U 584.000 Wilcoxon W 1179.000 Z -1.927 Asymp. Sig. (2-tailed) .054 a Grouping Variable: TINH (1 = Bạc Liêu; 2 = Trà Vinh) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền95 PHỤ LỤC 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM BÁN THÂM CANH Ở BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH Regression Variables Entered/Removed(b) Model Variables Entered Variables Removed Method 1 LNTD, LN THUC AN VIEN, LN SO NGAY LAO DONG, LN TAP HUAN, LN DIEN TICH, LN CP TOM GIONG(a) . Enter a All requested variables entered. b Dependent Variable: LN NANG SUAT Model Summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 ,557(a) ,511 ,254 ,75372 1,368 a Predictors: (Constant), LNTD, LN THUC AN VIEN, LN SO NGAY LAO DONG, LN TAP HUAN, LN DIEN TICH, LN CP TOM GIONG b Dependent Variable: LN NANG SUAT ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 18,681 6 3,113 5,481 ,000(a) Residual 41,471 73 ,568 Total 60,152 79 a Predictors: (Constant), LNTD, LN THUC AN VIEN, LN SO NGAY LAO DONG, LN TAP HUAN, LN DIEN TICH, LN CP TOM GIONG b Dependent Variable: LN NANG SUAT Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền96 Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta B Std. Error 1 (Constant) -1,194 2,777 -,430 ,668 LN CP TOM GIONG ,182 ,175 ,110 1,040 ,302 LN THUC AN VIEN ,458 ,131 ,368 3,494 ,001 LN DIEN TICH -,350 ,132 -,279 -2,652 ,010 LN TAP HUAN ,491 ,262 ,187 1,869 ,066 LN SO NGAY LD -,092 ,089 -,101 -1,025 ,309 LNTD ,128 ,215 ,061 ,595 ,554 a Dependent Variable: LN NANG SUAT Residuals Statistics(a) Minimum Maximum Mean Std. Deviation N Predicted Value 3,4072 6,4070 5,2688 ,48628 80 Residual -1,52346 2,10701 ,00000 ,72453 80 Std. Predicted Value -3,828 2,341 ,000 1,000 80 Std. Residual -2,021 2,795 ,000 ,961 80 a Dependent Variable: LN NANG SUAT Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền97 PHỤ LỤC 6: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH Regression Variables Entered/Removed(b) Model Variables Entered Variables Removed Method 1 Gia ban, trinh đo, CP giong, tinh, tap huan, gioi tính, DT mat nưoc, so ngay ldgd, thuc an vien, Voi, Thuoc TS, Tong SL(a) . Enter a All requested variables entered. b Dependent Variable: Thu nhap Model Summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 ,976(a) ,953 ,945 80846940.918 1,963 a Predictors: (Constant), Gia ban, Hoc lop, CP giong, tinh, Tap huan, gioi tinh, DT mat nuoc, so ngay ldgd, thuc an vien, Voi, Thuoc TS, Tong SL b Dependent Variable: Thu nhap Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền98 ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 890204204035 7420000.000 12 741836836696 451000.000 113,496 ,000(a) Residual 437927266334 065800.000 67 653622785573 2320.000 Total 933996930669 1480000.000 79 a Predictors: (Constant), Gia ban, Hoc lop, CP giong, tinh, Tap huan, gioi tinh, DT mat nuoc, so ngay ldgd, thuc an CN, Vôi, Thuoc TS, Tong SL b Dependent Variable: Thu nhap Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta B Std. Error 1 (Constant) -193269304.44 91014680.15 -2,123 ,037 Tong SL 75878,73 3205,64 ,868 23,670 ,000 so ngay ldgd 503005.94 790878.08 ,020 ,636 ,527 CP giong 21,24 27,82 ,026 ,763 ,448 thuc an CN -1,19 2,07 -,018 -,572 ,569 Voi 1,73 12,24 ,005 ,141 ,888 Thuoc TS -5,50 5,96 -,034 -,924 ,359 DT mat nuoc 2524,22 977,55 ,088 2,582 ,012 Tinh 121116953.12 20478169.65 ,175 5,914 ,000 gioi tinh -40003348.80 63209981.86 -,018 -,633 ,529 Trinh do -1464547.16 3562863.68 -,012 -,411 ,682 Tap huan 36283.60 21047.99 ,051 1,724 ,089 Gia ban 622,97 588,88 ,030 1,058 ,294 a Dependent Variable: Thu nhap Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền99 PHỤ LỤC 7: CÁC NHÓM HỘ NUÔI TÔM SÚ THEO QUY MÔ DIỆN TÍCH TẠI BẠC LIÊU Diễn giải Diện tích Số hộ Quy mô nhỏ < 5.000m2 9 Quy mô vừa 5.000 – 10.000 m2 17 Quy mô lớn > 10.000 m2 8 Tổng 34 PHỤ LỤC 8: CÁC NHÓM HỘ NUÔI TÔM SÚ THEO QUY MÔ DIỆN TÍCH TẠI TRÀ VINH Diễn giải Diện tích Số hộ Quy mô nhỏ < 5.000m2 10 Quy mô vừa 5.000 – 10.000 m2 23 Quy mô lớn > 10.000 m2 13 Tổng 46 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền100 Mẫu số:……ngày … tháng … năm 2009 Người phỏng vấn: .................................................................................................... Người được phỏng vấn:……………........................................................................ I. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH Q1. Họ tên chủ hộ:………………………....., tuổi................................................... Q2. Giới tính: Nam Nữ Q3. Địa chỉ: Ấp……………xã …...……….huyện…....……… tỉnh………........... Q4. Trình độ văn hoá:…………………. Q5. Số nhân khẩu:…..... người. Trong đó: Nam:…….... Từ 16 tuổi trở lên:……. Nữ: ….......…..Từ 16 tuổi trở lên:….. Q6. Ông (bà) có được tập huấn về nuôi tôm không? Có Không Q7. Số khoá được tập huấn:…….. Bao lâu được tập huấn một lần? …… tháng. Đơn vị tập huấn:… ...………... Hình thức tập huấn:…....…...............………. Q8. Mô hình nuôi hiện tại: Thâm canh; Bán thâm canh; QC cải tiến II. THÔNG TIN VỀ AO NUÔI Q1. Tổng diện tích đất hiện nay:………..............…(m2). Q2. Trong đó, diện tích mặt nước nuôi tôm hiện nay:……....…...........( m2). Đất sở hữu:…...…..(m2); Đất thuê:….....(m2); Giá đất thuê:....……( 1.000 đ/m2/năm). Q3. Bắt đầu nuôi tôm khi nào? Năm…..........…. Q4. Diện tích đất nuôi tôm qua các năm: Năm sản xuất 2004 2005 2006 2007 2008 Diện tích(1.000 m2) Q5. Ông ( bà) vui lòng cho biết nguyên nhân tăng (giảm) diện tích nuôi tôm: …………………………………………………………………………………….. Q6. Tại sao lại chọn nuôi tôm? (1) Nhiều LN hơn thủy sản khác (5) Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính (2) Dễ bán sản phẩm (6) Hưởng ứng phong trào (3) Điều kiện tự nhiên phù hợp (7) Sản lượng cao BẢNG CÂU HỎI ĐỐI VỚI NGƯỜI NUÔI TÔM Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền101 (4) Có sẵn kinh nghiệm (8) Khác (chỉ rõ):…………....................... Q7. Số vụ nuôi trong năm:………….vụ. III. CHI PHÍ VÀ THU NHẬP ( cho vụ gần đây nhất năm 2008) Q1. Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị ( Tính cho 1.000 m2). Hạng mục Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1. Đào đấp nâng cấp ao ( Xe cuốc ) m3 2. Chòi quản lý Cái 3. Máy bơm nước ( Máy dầu ) Bộ 4. Máy quạt nước ( Máy dầu ) Bộ 5. Hệ thống quạt Giàn 6. Trải bạt m3 7. Moter Cái 8. Dụng cụ theo dõi môi trường nước Bộ 9. Khác….. Q2. Chi phí lao động ( Tính cho 1.000 m2) Lao động nhà Lao động thuê Công việc Số ngày công Số ngày công Tiền công (đồng/ngày) Thành tiền (đồng) a. Sang sửa đáy ao và bờ ao b. Cho ăn, quản lý ao nuôi c. Thu hoạch d. Vận chuyển e. Khác….. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền102 Q3. Chi phí giống, thức ăn, thuốc thủy sản, vật tư và thu hoạch/ vụ ( Tính cho 1.000 m2). Khoản mục Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) a. Tôm giống b. Thức ăn viên c. Thức ăn tươi (hến) d. Vôi e. Thuốc thủy sản Hàm lượng Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) + + + + f. Vật tư Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1. Xăng, dầu 2. Điện 3. Khác Q4. Thông tin về sản lượng và thu nhập Năng suất bq(kg/ 1.000m2) Tổng sản lượng ( kg ) Thu nhập Thời điểm bán? Số lượng ( kg) Giá bán (đồng/kg) Khách hàng chínha Thu nhập khác (đồng) Ghi chú Lần 1 Lần 2 a: (1) Người thu gom; (2) Thương buôn đường dài; Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền103 (3) Công ty chế biến; (4) Trạm thu mua của nhà nước; (5) Khác: ………………. IV. HOẠT ĐỘNG MARKETING Q1. Thông tin về người mua ( trong mỗi lần giao dịch) 1.1 Địa chỉ người mua Địa chỉ Ngườithu gom Thương buôn đường dài Công ty chế biến Trạm thu mua của NN Khoảng cách (km) Cùng xã Cùng huyện Cùng tỉnh Khác tỉnh: 1.2 Làm thế nào để thông báo cho người mua về việc bán? Người thu gom Thương buôn đường dài Công ty chế biến Trạm thu mua của NN Điện thoại Người mua hỏi thăm Mang đến nơi người mua Khác………………. 1.3 Phương thức thanh toán Người thu gom Thương buôn đường dài Công ty chế biến Trạm thu mua của NN a. Tiền mặt b. Người mua ứng tiền trước c. Trả chậm d. Khác Q2. Phương thức thanh toán đã áp dụng: (1) Trả bằng tiền mặt (2) Người mua ứng tiền trước Tại sao chọn cách này:…………………………………………………............ Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền104 (3) Trả chậm sau 1- 2 tuần Tại sao chọn cách này: ...………………………………………...............…… (4) Khác:............................................................................................................. Q3. Lý do bán cho người mua đã chọn (1) Theo hợp đồng (4) Nhận tiền ứng trước từ người mua (2) Khách hàng thường xuyên/chính (5) Khác: ……………….................. (3) Được chào giá cao Q4. Lý do bán tại thời điểm đã nêu (1) Bán khi cần tiền để mua đầu vào (4) Đợi giá cao (2) Bán khi cần tiền để sinh hoạt gđ (5) Bán ngay sau thu hoạch (3) Bán khi người mua đến hỏi (6) Khác:………....................….. Q5. Ai là người định giá? (1) Người mua (3) Thoả thuận giữa hai bên (2) Người bán (4) Dựa trên giá thị trường Q6. Nguồn thông tin thị trường từ: (1) Báo chí, radio, TV (4) Bà con, xóm giềng, người quen (2) Người thu gom, Thương buôn (5) Khác: ………………............. (3) Cty chế biến, Trạm thu mua V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Q1. Những thuận lợi trong quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm: (1) Điều kiện tự nhiên (4) Thuốc thủy sản (2) Tiến bộ khoa học kỹ thuật (5) Nhiều người mua (3) Nguồn thức ăn dồi dào (6) Khác (ghi rõ):…….................. Q2. Những khó khăn, khi tham gia nuôi tôm sú: (1) Thiếu vốn đầu tư (4) Dịch bệnh (2) Giá cả đầu vào cao (5) Khác (ghi rõ):……...............… (3) Thiếu giống Q3. Những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm: (1) Thiếu thông tin về người mua (4) Giá cả biến động nhiều Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền105 (2) Thiếu thông tin về thị trường (5) Người mua độc quyền (3) Hệ thống GTVT yếu kém (6) Khác ( nêu rõ)……….........… Q4. Trong tương lai, để kiếm được lợi nhuận cao hơn, ông bà đề nghị gì? A. Thị trường: …………………………………………………………….....……………………. ……………………………………………………………………………….....…. B. Thể chế, chính sách: ………………………………………………………….....………………………. ………….................................................................................................................. C. Khác: …………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………….. VI. TÍN DỤNG: Q1. Ông bà có thể tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng không? Có Không Q2. Vui lòng cho biết thông tin về những khoản vay ngân hàng năm qua? Ngân hàng nào? Số tiền ( đồng) Khi nào? Thời hạn vay ( tháng) Lãi suất (%) Mục đích vay a. Lần 1 b. Lần 2 Q3. Ông bà có gặp khó khăn gì khi vay ngân hàng không? Có Không Nếu có, vui lòng nêu rõ: …………………………………………………………………………………….. Q4. Ông bà có đề nghị gì về ngân hàng: ………………………………………………………………………………….…. …………………………………………………………………………………….. Q5. Vui lòng cho biết thông tin về những khoảng vay tư nhân trong năm qua Loại Nguồnnào? Số tiền (đồng) Khi nào? Thời hạn (tháng) Lãi suất (%) Mục đích vay a. Lần 1 b. Lần 2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền106 Q6. Tại sao ông bà vay từ nguồn này? …………………………………………………………………………………….. Q7. Ông bà có gặp khó khăn gì khi vay từ những nguồn này? Có Không Nếu có, chỉ rõ: …………………………………………………………………………..………… Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà)! Người được phỏng vấn Người phỏng vấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_kinh_te_cua_mo_hinh_nuoi_tom_ban_tham_canh_o_tinh_ba_.pdf