Giá cả và marketing trong nông nghiệp

Về phía doanh nghiệp nên hợp tác với nông dân nhằm ổn định nguồn hàng và chất lượng sản phẩm. Nhằm tránh xảy ra tình trạng giá cao thì không có hàng xuất khẩu, khi giá thấp thì người dân lại bán hàng ồ ạt. Cần thiết lập hệ thống thu mua nguyên liệu từ người dân đến tay doanh nghiệp một cách nhanh chóng không để người nông dân bị ép giá và doanh nghiệp bị tổn thất.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giá cả và marketing trong nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chất lượng dịch vụ liên quan làm phong phú da dạng sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau. 2.2.2 Sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm tự nhiên hoặc có nguồn gốc tự nhiên, có những tố chất cần cho sự sống và sức khỏe của con người. Mỗi sản phẩm có mùi, vị, màu sắc đặc trưng. Việc tiêu dùng thường hình thành thói quen của con người. GVGD Bùi Văn Trịnh 8 Nhóm 1.4 Đặc điểm này đòi hỏi Marketing nông nghiệp phải chú ý: - Dù là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp hay sản phẩm qua chế biến phải đảm bảo những yếu tố về dinh dưỡng và độ an toàn cho người sử dụng. - Vì là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên trong quá trình chế biến có thể bổ sung thêm một số đặc điểm khác về mùi, vị, màu sắc nhưng không được làm thay đổi bản chất tự nhiên của sản phẩm. - Để đảm bảo thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với một sản phẩm cụ thể, đòi hỏi các nhà cung ứng phải đảm bảo duy trì các chất lượng đặc trưng của sản phẩm. Đây là vấn đề hết sức khó trong thực tế nhưng lại là bí quyết thành công của nhiều nhà kinh doanh về lương thực thực phẩm. - Sản phẩm lương thực thực phẩm, đa phần thường dễ hư hỏng vì vậy cần phải có hệ thống vận tải chuyên dùng, kho tàng bảo quản và công nghệ chế biến phù hợp và cẩn công khai thời hạn sử dụng để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. 2.2.3 Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ và địa phương khá cao. Đặc điểm này dẫn đến một thực tế cung - cầu sản phẩm nông nghiệp nhiều lúc không gặp nhau gây bất lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, Marketing đòi hỏi: - Các nhà sản xuất phải tìm cách kéo dài mùa vụ bằng cơ cấu giống cây, con hợp lý, bằng sản xuất trái vụ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm khắc phục tính thời vụ. - Các nhà trung gian phải có phương tiện và kế hoạch dự trữ, chế biến và bảo quản sản phẩm. - Các nhà phân phối phải mở rộng thị trường đưa sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu thực hiện tốt việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm có tính địa phương và đặc sản. 2.2.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Đặc điểm này đòi hỏi Marketing nông nghiệp phải có phương án chống rủi ro bằng cách mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng thị trường và đặc biệt gắn kết với hoạt động bảo hiểm, trước hết đối với những mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp. 2.2.5 Một bộ phận của sản phẩm nông nghiệp được sản xuất và tiêu dùng làm giống cây trồng và giống gia súc, làm tư liệu sản xuất cho công nghiệp chế biến. Đặc điểm này đòi hỏi phải có chiến lược riêng và thường được Nhà nước quản lý giám sát chặt chẽ vì đó là những sản phẩm tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp. Bộ phận sản phẩm nông nghiệp làm tư liệu sản xuất cho công nghiệp chế biến phải phù hợp với yêu GVGD Bùi Văn Trịnh 9 Nhóm 1.4 Lượng cung cấp Giá cả cầu kỹ thuật của công nghiệp chế biến và những đòi hỏi khắt khe về số lượng, chất lượng của nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến từng loại sản phẩm. 2.3. Cung trong nông nghiệp 2.3.1 Đặc điểm của cung nông sản: Nông sản hàng hóa được sản xuất từ nông nghiệp do vậy cung nông sản hàng hóa có những đặc điểm khác biệt so với ngành khác là: - Cung nông sản hàng hóa không đáp ứng tức thời (cung chậm hay cung nhanh).Điều này trong thực tiễn thường xảy ra tình trạng khi thị trường có nhu cầu về một nông sản hàng hóa nào đó thì các nhà sản xuất không thể đáp ứng ngay vì cần phải trải qua quá trình sản xuất với chu kì tự nhiên của sinh vật. Ngược lại khi thị trường không có nhu cầu về môt nông sản nào đó thì các nhà sản xuất không thể kết thúc ngay quá trình sản xuất. Điều này thường dẫn đến tình trạng cung cầu nông sản không gặp nhau gây nên tình trạng biến động về giá cả thường xuyên trên thị trường. - Cung nông sản hàng hóa chậm thay đổi về số lượng, chất lượng, mẫu mã. Nông sản hàng hóa trước hết là sản vật tự nhiên phải chịu sự chi phối rất nhiều của các qui luật tự nhiên khách quan. Như con người phải cần thời gian nhiều mới tạo ra giống cây trồng có năng suất và chất lượng mới. - Sự thay đổi về cung đối với một nông sản hàng hóa cụ thể là rất khó xác định chính xác. Điều này là do sản xuất nông sản thường diễn ra trên qui mô rộng lớn lại rất phân tán nhỏ lẻ ở nhiều vùng, khu vực. Hơn nữa kết quả sản xuất sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu, tâm lý, và quyết định của từng nhà sản xuất. Vì vậy, khi quyết định sản xuất sản phẩm nào đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp rất khó dự đoán được lượng cung của sản phẩm đưa ra thị trường. - Cung nông sản hàng hóa có tính thời vụ, ít đàn hồi so với giá, cung của loại sản phẩm này có thể thay thế bằng loại sản phẩm khác. Đặc điểm này là do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, và đặc điểm tiêu dung sản phẩm quyết định. Điều đó cũng gây không ít khó khăn cho hoạt đông Marketing nông nghiệp. 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung trong nông sản - Điều kiện tự nhiên: sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện khí hậu thời GVGD Bùi Văn Trịnh 10 Nhóm 1.4 tiết. Sự khan hiếm các loại nông sản thường xuất hiện lúc cuối vụ. Trái lai, lúc chính vụ sản phẩm lại dư thừa. Những năm thời tiết thuận lợi thì sản phẩm cung cấp nhiều và ngược lại những năm thiên tai lũ lụt, dịch bệnh thì cung bị thu hẹp đáng kể. Chính điều này gây nên những bất cặp cho nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. - Trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, qui mô nguồn lực sản xuất, trình độ chuyên môn hóa, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào các vùng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến cung nông sản hàng hóa. - Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của chính phủ, các cơ sở hạ tầng, các quan hệ hợp tác giữa các tác nhân tham gia vào dây truyền Marketing nông nghiệp. - Sức mua của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh đối với người sản xuất và nhà trung gian. Mức độ cạnh tranh trên thị trường và năng lực cạnh tranh các danh nghiệp tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm nông nghiệp. 2.3.3 Các dạng đường cung trong marketing nông nghiệp Khái quát đường cung Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có thể thể hiện thông qua đường cong cung ứng (hay đường cung). Đây là một đường dốc lên phía phải trong một hệ trục tọa độ với trục tung là các mức giá cả và trục hoành là các lượng cung cấp. Khi giá cả tăng lên, nhà sản xuất sẽ tăng lượng cung hàng hóa (sản lượng). Như hình vẽ cho thấy, sự thay đổi này diễn ra dọc theo đường cung. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cung. Mức độ nhạy cảm trong thay đổi của lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co dãn của cung theo giá cả. Đây chính là độ dốc của đường cung. Độ co dãn càng lớn thì độ dốc của đường cung càng nhỏ. Hình bên dưới thể hiện việc cung ứng sản phẩm. Đường cung sản phẩm của nông trại là đường cung ban đầu vì mọi loại lương thực thực phẩm đều do nông trại cung cấp. Đường cung phát sinh là đường ở các thị trường tiêu thụ. Nó bằng với đường cung ban đầu cộng thêm khoản chênh lệch thị trường. P 0 Hình 2.1: Đường cung phát sinh và đường cầu ban đầu Qo Q1 C D Q B Pf ’ Pr Pf Pr ’ Cung phát sinh Cung ban đầu GVGD Bùi Văn Trịnh 11 Nhóm 1.4 2.4 Cầu trong nông nghiệp 2.4.1 Đặc điểm về cầu trong thị trường nông sản hàng hoá Cầu nông sản hàng hoá là khối lượng sản phẩm nông nghiệp mà khách hàng cần mua và tiêu dùng một thời gian nhất định với giá cả nhất định. Cầu nông sản hàng hoá có đặc điểm như sau: - Cầu nông sản hàng hoá rất đa dạng, có tính liên tục và luôn thay đổi theo thời gian, tính đa dạng của cầu và cơ chế cầu nông sản hàng hoá phụ thuộc vào tính đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng .Con người luôn có nhu cầu về ăn nhưng nhu cầu dinh dưỡng lại luôn khác nhau , chính điều đó làm cho tính đa dạng trong nhu cầu và cơ cấu nhu cầu. Vì thế các nhà sản xuất cà phê phải không ngừng nghiên cứu tạo ra nhiều chủng loại cà phê mới với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng - Cầu nông sản hàng hoá gắn liền với đời sống vật chất của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Khi mức sống của người dân tăng cao thì việc tiêu thụ các mặt hàng không nhất thiết cho cuộc sống hằng ngày cũng tăng lên, ngược lại nếu mức sống của người dân giảm xuống thì đồng nghĩa viêc tiêu thụ các mặt hàng không nhất thiết cho cuộc sống như cà phê cũng giảm xuống. - Cầu nông sản hàng hoá có thể thay thế cho nhau .Tính thay thế thường rõ rệt hơn các sản phẩm khác , người ta không thể thay thế tivi cho tủ lạnh nhưng có thể thay thế thịt bò bằng thịt lợn và tất nhiên người ta cũng có thể thay thế cà phê bằng chè hoặc các thức uống khác. - Cầu nông sản hàng hoá có thể thay đổi theo mùa vụ. Cầu cà phê tăng vào những dịp lễ, tết,… Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản hàng hoá Cầu nông sản hàng hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. - Trước hết cầu cà phê phụ thuộc nhiều vào đặc điểm về giới tính , tâm lý, tuổi tác và các đặc tính khác thuộc văn hoá xã hội của con người . - Cầu cà phê phụ thuộc vào thu nhập, vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Nếu mặt hàng mà người mua có nhu cầu là các loại cà phê thông thường hoặc xa xỉ ( cà phê chồn) hay cao cấp, thì khi thu nhập của anh ta tăng, lượng cầu mặt hàng này cũng tăng. GVGD Bùi Văn Trịnh 12 Nhóm 1.4 - Nếu người tiêu dùng ban đầu có nhu cầu là các loại cà phê thuộc dạng thứ cấp ( giá rẽ), thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu mặt hàng lại giảm vì anh ta khá giả hơn nên sở thích thay đổi. - Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của người mua thay đổi gọi là độ co dãn của nhu cầu theo thu nhập. - Cầu cà phê phụ thuộc vào tập quán, phong tục, thoái quen tiêu dùng của các nhóm khách hàng .Các phong tục ,tập quán, tôn giáo có tác dụng quy định hành vi tiêu dùng của khách hàng. Chính vì những đặc điểm trên mà các nhà cung cấp sản phẩm cần tìm hiểu thật kỹ về thị trường mà mình muốn thâm nhập. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Đơn vị tính: Tấn (Nguồn: Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục hải quan) - Cầu cà phê cũng phụ thuộc vào giá cả hàng hoá. Giá thấp thì nhu cầu tăng, và ngược lại, nếu giá tăng cao thì nhu cầu giảm. Sự biến động giá và sản lượng cà phê 2007 - 2009 Năm 2007 2008 2009 Giá (USD/tấn) 1255 1993 1462 Lượng (nghìn tấn) 1229 1059 1184 ( Nguồn Tổng cục thống kê) - Cầu phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng.Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích của mình đối với mặt hàng nào đó, thì lượng cầu của hàng hóa đó sẽ thay đổi theo. Ví dụ, nếu người tiêu dùng trở nên không thích đồ uống có ga, và giả định các yếu tố khác trong đó có giá cả mặt hàng này không đổi, thì lượng cầu về Nước 2008 2009 Đức 136.023 136.248 Mỹ 106.393 128.050 Italia 86.438 132.283 Bỉ 88.456 96.190 Nước khác 536.69 487.23 Tổng cộng 954000 980000 GVGD Bùi Văn Trịnh 13 Nhóm 1.4 đồ uống có ga sẽ giảm đi. Khi đó người tiêu dùng sẽ hướng sang những mặt hàng thức uống không có ga khác trong đó có sản phẩm cà phê. - Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà còn từ giá cả của các mặt hàng khác. Trong sản phẩm cà phê ta giả sử các yếu tố trong sản phẩm không thay đổi. - Lượng cầu của một hàng hoá sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế cho nó hạ xuống. Ví dụ, lượng cầu về cà phê có thể giảm, nếu giá của các loại thức uống khác hạ xuống. - Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng bổ sung cho nó tăng lên. Ví dụ, lượng cầu về cà phê có thể giảm nếu giá cho các mặt hàng bổ sung cho nó tăng lên như: đường, sữa,… Chính vì các đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến đến cầu nông sản hàng hoá mà các nhà hoạt động Marketing cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng loại thị trường mục tiêu để có các biện pháp tiếp cận và cung ứng sản phẩm phù hợp nhất. 2.4.2 Các dạng đường cầu trong marketing nông nghiệp: Đường cong cầu dốc xuống. Giá cả tăng, lượng cầu giảm. Đây là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu Để cho đơn giản, người ta thường cố định các yếu tố như giá cả các mặt hàng khác, mức thu nhập của người tiêu dùng, thời tiết, v.v... và chỉ tập trung vào xem xét quan hệ giữa giá Lượng cầu Giá Hình 2.2 Mối quan hệ giữa lượng cầu và giá GVGD Bùi Văn Trịnh 14 Nhóm 1.4 cả một mặt hàng với lượng cầu về nó rồi biểu diễn quan hệ này bằng đường cong cầu. Đường này được đặt trong một trục tọa độ hai chiều với trục tung là mức giá và trục hoành là lượng cầu. Đường cong cầu của một mặt hàng bình thường sẽ là một đường dốc xuống phía phải, bởi vì quan hệ giữa giá cả và lượng cầu là quan hệ nghịch. Giá cả tăng thì lượng cầu giảm, còn khi giá cả giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu. Quan hệ bình thường này đôi khi được gọi là quy tắc cầu. Đường cầu ban đầu là đường cầu của người tiêu thụ đối với một sản phẩm. Với Pr: giá bán lẻ sản phẩm (Retail Price). Ứng với giá bán lẻ Pr thì người tiêu dùng tiêu thụ một sản lượng Q0 và với giá bán lẻ Pr' thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ một sản lượng Q1. Ta có dường cầu ban đầu đi qua 2 điểm A, B. Đường cầu phát sinh là đường cầu của sản phẩm ở nông trại/ người sản xuất. (Đường cầu này bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu thụ.) Pf: giá ở nông trại (Farm Price). Ứng với giá Pf thì người tiêu dùng tiêu thụ một sản lượng Q0 và với giá Pr' thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ một sản lượng Q1. Ta có được đường cầu phát sinh đi qua 2 điểm C, D. Q0 Q1 Q 0 Đường cầu ban đầu Q P Pr P A B P Pf C D Đường cầu phát sinh Q0 Q1 Q 0 Pr' Pr P A B Đường cầu ban đầu Hình 2.3. Đường cầu ban đầu GVGD Bùi Văn Trịnh 15 Nhóm 1.4 Hình 2.4 Sự dịch chuyển của đường cầu - Khoản cách AC chính là khoản cách chênh lệch giữa giá bán lẻ sản phẩm Pr và giá ở nông trại Pf, với lượng sản phẩm được tiêu thụ là Q0. - Nếu sản phẩm tiêu thụ một lượng là Q1 thì khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ sản phẩm Pr' và giá ở nông trại Pf' là khoản cách BD. VD: Các dạng đường cầu trong marketing sản phẩm cà phê Hình 2.5 Đường cầu ban đầu của sản phẩm cà phê Đường cầu ban đầu là đường cầu của người tiêu thụ đối với sản phẩm cà phê. Với Pr: giá bán lẻ cà phê (Retail Price). Ứng với giá bán lẻ Pr thì người tiêu dùng tiêu thụ một sản lượng Q0 và với giá bán lẻ Pr' thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ một sản lượng Q1. Ta có được đường cầu ban đầu của cà phê đi qua 2 điểm A, B Q0 Q1 Q 0 Pf' Pf P C D Đường cầu phát sinh Q Q Q0 Pr ' P r P A B Đường cầu ban đầu GVGD Bùi Văn Trịnh 16 Nhóm 1.4 Hình 2.6 Đường cầu phát sinh của cà phê Đường cầu phát sinh là đường cầu của sản phẩm cà phê ở nông trại/ người sản xuất. (Đường cầu này bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu thụ.) Với Pf: giá cà phê ở nông trại (Farm Price). Ứng với giá Pf thì người tiêu dùng tiêu thụ một sản lượng Q0 và với giá Pf' thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ một sản lượng Q1. Ta có được đường cầu phát sinh đối với cà phê đi qua 2 điểm C, D. Hình 2.7 Sự dịch chuyển đường cầu của cà phê - Khoản cách AC chính là khoản cách chênh lệch giữa giá bán lẻ cà phê Pr và giá ở nông trại Pf, với lượng cà phê được tiêu thụ là Q0. - Nếu cà phê được tiêu thụ một lượng là Q1 thì khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ cà phê Pr' và giá ở nông trại Pf' là khoản cách BD. 2.5 Tác động của việc thay đổi khoản chênh lệch marketing đến giá nông sản và giá bán lẻ Như đã đề cập ở phần trên thì khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá nông trại là khoản chênh lệch marketing (MM). Có thể coi nhu cầu ở cấp thị trường bán lẻ bao gồm hai phần: Nhu cầu đối với nông sản thô và nhu cầu đối với một loạt các dịch vụ. Nhu cầu đối với nông sản thô gọi là nhu cầu phái sinh, xuất phát từ nhu cầu ban đầu ở cấp bán lẻ có kết hợp cả nông sản thô và dịch vụ. Đường cầu này được tạo ra bằng cách đem mỗi điểm trên đường cầu ban đầu trừ đi giá trị về nhu cầu Q1Q0 Q Pr Pr' P A B Đường cầu ban đầu Pf Pf' C D Đường cầu phát sinh GVGD Bùi Văn Trịnh 17 Nhóm 1.4 cách dịch vụ. Vì nhu cầu đối với dịch vụ về mỗi đơn vị lượng hàng tiêu dùng không đổi với tất cả các giá lẻ nên hai đường song song (hình 1). Có thể coi lượng cung của nông trại đối với nông sản thô là đường cung ban đầu về nông sản đó. Còn có hàm cung đối với các dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua. Đường cung phái sinh này cũng hoàn toàn co dãn đối với giá các dịch vụ, vì vậy nó song song với đường cung ban đầu, bằng hiệu số giữa giá Pr và Pf ở trạng thái cân bằng. Hình 2.8 Các hàm ban đầu và hàm phái sinh, độ cận biên thị trường nông sản Minh hoạ ở hình 1 cho thấy trạng thái cân bằng đồng thời ở hai cấp thị trường bán lẻ và nông trại, lượng sản phẩn cân bằng là Q*. Ở cấp thị trường nông trại, đường cung ban đầu cắt đường cầu phái sinh với lượng hàng Q* và giá cân bằng Pf . Ở cấp thị trường bán lẻ, đường cung phái sinh cắt đường cầu ban đầu với lượng Q* nhưng giá cân bằng cao hơn, ở Pr, phản ánh sự cân bằng cung cầu đối với các dịch vụ thị trường đã phối hợp với nông sản thô. Như vậy, khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho độ thoả dụng mà hệ thống thị trường tạo ra về thời gian, không gian, hình thức sản phẩm v..v... thì ở đây độ cận biên thị trường phản ánh sự chuẩn bị đầy đủ thoả dụng đó cho người tiêu dùng. Mức độ và các loại chi phí cho sự "chuẩn bị" này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Đến đây, ta xét hai trường hợp cụ thể: 2.5.1 Trường hợp độ cận biên thị trường không thay đổi: Ta có thể giả định được rằng trong thời hạn ngắn, độ cận biên thị trường không thay đổi. Vì nhu cầu đối với dịch vụ có hệ số co dãn hầu như toàn toàn đối với giá ở bất kể điểm nào, như giả định ở hình 1 nên sự dịch chuyển của đường cong cung và cầu ban đầu sẽ làm cho giá cân bằng thay đổi những lượng bằng nhau ở tất cả mọi cấp thị trường. GVGD Bùi Văn Trịnh 18 Nhóm 1.4 Giả sử đường cầu ban đầu dịch chuyển lên nhưng không kéo theo sự chuyển dịch nhu cầu đối với các dịch vụ, thì nhu cầu phát sinh đối với các sản phẩm thô phải dịch chuyển đi lên giống như nhu cầu ban đầu. Bởi vì cả hai đường cầu và cung có cùng độ dốc, nên mức tăng giá lẻ từ Pr lên P'r phải bằng mức tăng giá ở nông trại từ Pf lên P'f. Như vậy, nếu độ cận biên thị trường coi như cố định trong thời gian ngắn, chúng ta có thể chỉ ra hậu quả của sự chuyển dịch đường cong cung và cầu đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng, do đó đánh giá được những biến động về lượng hàng, giá cả, doanh thu và chi phí (hình 2). 2.5.2 Trường hợp độ cận biên thị trường thay đổi: Hình 2.9 Hiệu quả của sự chuyển dịch đường cầu ban đầu đối với nông sản thô MM biến động rất nhiều giữa các loại nông sản khác nhau vì những nhân tố như: yêu cầu chế biến, sự dễ hư hỏng của sản phẩm, sự cồng kềnh, tính thời vụ của sản xuất… MM cao không phải luôn luôn đồng nghĩa với việc người trong lĩnh vực marketing thủ lợi bằng cách nâng giá bán lẻ hoặc ép giá nông dân. Trong thời hạn dài, có nhiều nguyên nhân làm thay đổi độ cận biên thị trường và sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và người sản xuất. Như trên hình 1 đã chỉ ra, độ cận biên thị trường giữa giá bản lẻ Pr và giá nông trại Pf gồm những chi phí vận chuyển, chế biến, dự trữ ... Nếu gạt bỏ những nguyên nhân làm ăn kém hiệu quả và lợi nhuận quá cao của các chủ thể tham gia dây chuyền marketing thì những chi phí này là cần thiết để thực hiện việc cung cấp hàng hoá kịp thời, đúng địa điểm và chất lượng phù hợp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng bất kỳ một sự cải tiến nào về vận chuyển và tổ chức hệ thống thị trường làm cho chi phí giảm đi đều có lợi cho cả người tiêu dùng và người sản xuất (hình 2.11). GVGD Bùi Văn Trịnh 19 Nhóm 1.4 Hình 2.10 Hiệu quả của sự giảm bớt được chi phí trên dây chuyền thị trường Do chi phí lớn về dịch vụ markrting trên dây chuyền theo giá Pm, đường cung phát sinh với giá lẻ được hình thành bằng cách cộng thêm đoạn thẳng đứng Pm và đường cung ban đầu ở cấp nông trại. Giao điểm đường cung phát sinh với đường cầu ban đầu ở cấp bán lẻ cho giá cân bằng thị trường Pr. Nghĩa là khi giá cân bằng, giá ở nông trại sẽ là Pf = Pr - Pm. Nếu hoàn thiện phương tiện vận chuyển và đường giao thông làm cho chi phí trên dây chuyền thị trường giảm xuống còn P'm, đường cung phát sinh dịch chuyển xuống và có thể cắt đường cầu ban đầu và tạo ra giá bán lẻ cân bằng P'r. Như vậy giá lẻ hạ đi và thị trường mở rộng ra với lượng cầu tăng lên từ a lên b. Khi đó giá ở nông trại cũng cần thiết tăng từ Pf lên P'f để thúc đẩy tăng sản lượng từ a lên b. Nói cách khác, lợi ích của việc giảm chi phí trên dây chuyền thị trường được phân chia cho người sản xuất và người tiêu dùng theo tỷ lệ tuỳ thuộc vào độ dốc của đường cung và cầu. Như vậy, nếu độ cận biên thị trường giảm đi trong khi chất lượng sản phẩm vẫn như cũ thì hiệu quả của hệ thống dây chuyền thị trường sẽ tăng lên. Trong mỗi dây chuyền của hệ thống thị trường, mỗi đoạn mắt xích của dây chuyền lại làm tăng giá trị cho sản phẩm ở mắt xích tiếp theo. Đến lượt nông dân thì làm tăng giá trị các yếu tố đầu vào mà họ mua về. Như vậy, giá cả mà nông dân chấp nhận cùng với lượng sản phẩm bán ra của họ phụ thuộc rất nhiều vào kết qủa hoạt động của các doanh nghiệp đứng trước và sau họ trong dây chuyền marketing. . Dĩ nhiên là một sự gia tăng MM có tác động ngược lại (đường cầu phái sinh và đường cung phát sinh đều dịch chuyển giảm) khiến giá bán lẻ tăng, giá nông trại giảm, sản GVGD Bùi Văn Trịnh 20 Nhóm 1.4 lượng tăng. Tóm lại, mức độ thay đổi của giá bán lẻ và giá nông trại khi MM thay đổi phụ thuộc vào tốc độ của đường cung và đường cầu. Nếu cung và cầu đều là các đường thẳng và có cùng độ dốc (hệ số gốc), theo giá trị tuyệt đối thì mức độ thay đổi của đường cung và đường cầu là bằng nhau. Nếu độ dốc của đường cầu lớn hơn độ dốc của đường cung (cầu co giãn về giá ít hơn cung) thì mức đọ thay đổi của giá bán lẻ (∆Pr) sẽ lớn hơn tốc độ thay đổi của giá nông trại (∆Pf), và ngược lại nếu độ dốc của đường cung lớn hơn đường cầu thì ∆Pf > ∆Pr. Thông thường cung sản phẩm nông nghiệp ít co giãn về giá hơn so với cầu, do đó nếu có một sự thay đổi nào đó về MM thì sẽ có tác động đối với giá nông trại rõ rệt hơn là đối với giá bán lẻ. Trường hợp cung hoàn toàn không co giãn thì toàn bộ sự thay đổi của MM sẽ chỉ tác động đến giá nông trại mà thôi.( Hình 2.11) Hình 2.11 Phân tích cung cầu và giá cả theo thời vụ Sự hình thành giá cả theo thời vụ. Ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có nhiều đặc điểm riêng, trong đó tính thời vụ khá cao là nét đặc trưng nhất. Tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của giá cả thị trường đầu ra. ở đây, việc phân tích thị trường nông nghiệp tập trung vào sự hình thành giá cả thị trường theo thời gian. Ở đồ thị 2.12, bên phải trục tung cho thấy sự cân bằng cung cầu và giá cả loại nông sản điển hình, ví dụ lúa gạo, trên thị trường cạnh tranh. Trong ví dụ này, đường cong cung và đường cong cầu cắt nhau tại Q1, P1. Đối diện qua trục tung, giá lúa gạo lúc trái vụ thì chạy GVGD Bùi Văn Trịnh 21 Nhóm 1.4 dài qua bên trái. Trên trục hoành, đối diện qua gốc 0 về phía trái biểu diễn lượng cầu lúc trái vụ và do vậy đường cầu lúc trái vụ dốc xuống về phía trái và đối xứng với đường cầu lúc mùa vụ qua trục tung. Lúc trái vụ, lượng cung bằng 0 tại điểm bắt đầu nhưng vẫn có nhu cầu về lúa gạo trong mọi thời điểm, nên lúc trái vụ nhu cầu về gạo được đáp ứng bằng lượng gạo dự trữ do lượng cung quá độ lúc mùa vụ cung cấp. Toàn bộ tình hình được mô tả ở hình 4. Trên hình 4 chưa có mô tả phí lưu kho. Như vậy, giá khởi điểm tối thiểu của gạo lúc trái vụ để thương nhân sẵn sàng bán phải cao hơn mức giá P2 (bằng giá mua vào lúc mùa vụ cộng thêm phí lưu kho). Nếu phí lưu kho là cao làm cho tổng chi phí của thương nhân gồm giá mua vào cộng với phí lưu kho cao hơn mức giá tối đa có thể có lúc trái vụ (mức giá P3 chẳng hạn), thì người kinh doanh lương thực sẽ bị thua lỗ, nếu càng thấp hơn thì họ càng có lợi nhuận hơn. Để tiện phân tích ta giả định là phí lưu kho bằng không. Xem xét giá P1. Nếu giá P1 phổ biến suốt thời kỳ mùa vụ thì lượng cung sẽ cân bằng với lượng cầu trên thị trường, sẽ không có lúa gạo để mua dự trữ. Đường cung quá độ sẽ khởi điểm tại toạ độ 0, P1. Muốn có dự trữ, thương nhân phải trả giá cao hơn P1 (giá lúc mùa vụ), giả dụ giá P2. Khi đó, lượng cầu lúc mùa vụ giảm đi và lượng cung cho thị trường tăng thêm. Lượng cung quá độ này được thương nhân đưa vào dự trữ. Như vậy lượng cung quá độ để cung cấp cho thị trường lúc trái vụ chính là hàm số của giá lúa gạo lưu hành lúc mùa vụ. Trên hình vẽ, đường nét liền biểu diễn hàm số này trước khi gánh chịu mức chi phí kinh doanh của thương nhân do phải trả giá P2 cao hơn mức giá P1 của thị trường lúc mùa vụ; còn đường nét đứt biểu diễn hàm số đó sau khi có khoản chi phí này. Quan hệ giá cả - số lượng biểu thị lượng cung thị trường theo giá lúc trái vụ nên đường nét đứt phản ảnh giá lúa gạo tương đương phải có trong lúc trái vụ để bù đắp chi phí kinh doanh và có lợi nhuận của thương nhân. Quan hệ cân bằng thị trường tại Q, P3 lúc trái vụ có thể được xác định bằng giá mà tại đó lượng cung quá độ lúc có mùa vụ bằng với lượng cầu lúc trái vụ. Theo thí dụ ở hình 4, lúc mùa vụ lượng cầu thị trường là Q2 và lượng cung thị trường là Q3. Hiệu số lượng cung và lượng cầu (Q3 - Q2) phải bằng lượng mà thương nhân mua dự trữ cung cho thị trường lúc trái vụ. III. Mối quan hệ giữa các hệ số co giãn của đường cầu ban đầu và đường phát sinh 3.1. Trường hợp khoản chênh lệch marketing không đổi Trong thị trường nông sản, thường khó ước lượng được các hệ số co giãn giá về cầu ở các thời điểm khác nhau trong một quá trình tiêu thụ.Hệ số co giãn giá về cầu ở nơi bán lẽ (Er) có GVGD Bùi Văn Trịnh 22 Nhóm 1.4 thể khác với hệ số co giãn về cầu nơi sản xuất (Ef). Tuy nhiên nếu có được số liệu khoản chênh lệch marketing và hệ số co giãn về cầu ở một nơi (thị trường bán lẻ chẳng hạn thì ta có thể ước lượng được hệ số co giản về cầu của nơi còn lại). Mối quan hệ giữa hệ số co giãn giá về cầu ở hai nơi khác nhau phụ thuộc vào mối quan hệ giữa đường cầu ban đầu và đường cầu phát sinh, hay nói cách khác là phụ thuộc vào khoản chênh lệch marketing trên thị trường tiêu thụ nông sản. Trong trường hợp khoản chênh lệch marketing không đổi, hai đường cầu sẽ song song khi biết được hệ số co giãn của nơi bán lẻ ta có thể tình được hệ số co giãn của nơi sản xuất theo công thức sau : Ef = Er(pf/pr) Trong đó: Ef: hệ số co giãn giá về cầu ở nơi sản xuất Er: hệ số co giãn giá về cầu nơi bán lẽ pf: giá nơi sản xuất pr: giá bán lẻ Trong trường hợp khoản chênh lệch marketing không đổi c=pr -pf (hằng số). Ta có pr>pf do đó tỉ lệ pf/pr luôn nhỏ hơn 1 hay hệ số co giãn giá về cầu nơi sản xuất luôn có giá trị nhỏ hơn hệ số co giãn giá về cầu nơi bán lẻ. Khoản chênh lệch marketing càng lớn thì sự chênh lệch giữa hai hệ số co giãn càng nhiều. Ví dụ như giá của cà phê tại nơi sản xuất chỉ bằng 50% của giá bán tại các đại lý bán hàng, lúc này hệ số co giãn giá về cầu nơi sản xuất cà phê chỉ bằng ½ hệ số co giãn của các đại lý bán hàng. 3.2. Trường hợp khoản chênh lệch marketing theo tỉ lệ không đổi Khoản chênh lệch marketing bằng một tỉ lệ không thay đổi theo giá mua hoặc giá bán lẻ. Trong trường hợp này thì hệ số co giãn về cầu ở hai thị truờng là bằng nhau tương ứng với một mức tiêu thụ sản phẩm nào đó. Ta có Ef = Er Giá mà nông dân bán cho thương nhân gọi là giá của người sản xuất hoặc giá nông trại. Giá mà thương nhân bán cho xí nghiệp chế biến gọi là giá bán buôn... Giá bán lẻ là giá hình thành ở lần chuyển giao cuối cùng quyền sở hữu từ người bán lẻ sang người tiêu dùng nông lâm thuỷ sản. Do đặc điểm của việc sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản, thị trường nông nghiệp là thị trường đa cấp. Do vậy, trọng tâm phân tích thị trường nông nghiệp là phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường. Để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường về mỗi loại nông sản, các chủ thể kinh tế tham gia trên dây chuyền marketing cần bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí này được GVGD Bùi Văn Trịnh 23 Nhóm 1.4 phản ánh vào giá cả. Khi thị trường chấp nhận giá, gồm giá nông sản thô cộng thêm chi phí marketing, thì chênh lệch giữa giá đó với giá ở cấp thị trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường. Chúng ta tiếp cận ở phía những người tiêu dùng nông sản từ hai khía cạnh của quá trình. Thứ nhất là với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế, người dân tiêu dùng các lượng lương thực thực phẩm chế biến chưa nhiều, nhưng ở nông thôn người nông dân thường sử dụng nông sản thô nhiều hơn, còn ở thành phố thì người dân tiêu dùng các sản phẩm đã qua chế biến với số lượng lớn hơn. Điều đó chỉ ra rằng những người tiêu dùng khác nhau có những nhu cầu khác nhau về qui cách, mức chất lượng và dịch vụ nông sản hàng hoá. Thứ hai là xét về lâu dài, khi thu nhập và mức sống tăng lên cùng với sự phát triển cao hơn của nền kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng ở cả thành thị và nông thôn đều tăng lên đối với các dịch vụ làm tăng giá trị của nông sản hàng hoá. Kết quả là trong cơ cấu giá mua nông sản thực phẩm của người tiêu dùng, phần chi trả cho các dịch vụ có chiều hướng tăng lên, còn phần trả cho sản phẩm thô thì giảm đi. Cùng với sự phát triển kinh tế, độ cận biên thị trường sẽ tăng lên. Độ cận biên thị trường giữa giá lẻ và giá nông trại là sự chênh lệch giữa giá bán lẻ cuối cùng cho người tiêu dùng và giá mà người nông dân nhận được khi bán nông sản. Tuỳ những mục đích khác nhau, người ta có thể nghiên cứu độ cận biên thị trường ở hai cấp thị trường bất kỳ, nên có thể chú trọng độ cận biên thị trường giữa giá bán lẻ với giá bán buôn, hoặc giữa giá bán buôn với giá nông trại ... Như vậy sẽ không làm xuyên tạc bản chất của vấn đề nghiên cứu khi ta chỉ giới hạn việc phân tích độ cận biên ở chỗ khảo sát hai cấp trao đổi quyền sở hữu. Có thể coi nhu cầu ở cấp thị trường bán lẻ bao gồm hai phần: Nhu cầu đối với nông sản thô và nhu cầu đối với một loạt các dịch vụ. Nhu cầu đối với nông sản thô gọi là nhu cầu phái sinh, xuất phát từ nhu cầu ban đầu ở cấp bán lẻ có kết hợp cả nông sản thô và dịch vụ. Đường cầu này được tạo ra bằng cách đem mỗi điểm trên đường cầu ban đầu trừ đi giá trị về nhu cầu cách dịch vụ. Vì nhu cầu đối với dịch vụ về mỗi đơn vị lượng hàng tiêu dùng không đổi với tất cả các giá lẻ nên hai đường song song (hình 3.1). GVGD Bùi Văn Trịnh 24 Nhóm 1.4 Hình 3.1: Các hàm ban đầu và hàm phái sinh, các độ cận biên thị trường nông sản. Đường cong cầu phái sinh hoàn toàn co dãn với giá, bằng hiệu số không đổi giữa đường cầu ban đầu và đường cầu phái sinh. Giá này phản ánh giá các dịch vụ và do đó bằng chênh lệch giá giữa giá lẻ và giá ở nông trại. Có thể coi lượng cung của nông trại đối với nông sản thô là đường cung ban đầu về nông sản đó. Còn có hàm cung đối với các dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua. Đường cung phái sinh này cũng hoàn toàn co dãn đối với giá các dịch vụ, vì vậy nó song song với đường cung ban đầu, bằng hiệu số giữa giá Pr và Pf ở trạng thái cân bằng. Minh hoạ ở hình 3.1 cho thấy trạng thái cân bằng đồng thời ở hai cấp thị trường bán lẻ và nông trại, lượng sản phẩn cân bằng là Q*. ở cấp thị trường nông trại, đường cung ban đầu cắt đường cầu phái sinh với lượng hàng Q* và giá cân bằng Pf. ở cấp thị trường bán lẻ, đường cung phái sinh cắt đường cầu ban đầu với lượng Q* nhưng giá cân bằng cao hơn, ở Pr, phản ánh sự cân bằng cung cầu đối với các dịch vụ thị trường đã phối hợp với nông sản thô. Như vậy, khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho độ thoả dụng mà hệ thống thị trường tạo ra về thời gian, không gian, hình thức sản phẩm v..v... thì ở đây khoản chênh lệch marketing theo tỉ lệ không đổi phản ánh sự chuẩn bị đầy đủ thoả dụng đó cho người tiêu dùng. Mức độ và các loại chi phí cho sự "chuẩn bị" này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Đến đây, ta xét hai trường hợp cụ thể: + Trường hợp độ cận biên thị trường không thay đổi: Ta có thể giả định được rằng trong thời hạn ngắn, độ cận biên thị trường không thay đổi. Vì nhu cầu đối với dịch vụ có hệ số co dãn hầu như toàn toàn đối với giá ở bất kể điểm nào, như giả định ở hình 9.1 nên sự dịch chuyển của đường cong cung và cầu ban đầu sẽ làm cho giá cân bằng thay đổi những lượng bằng nhau ở tất cả mọi cấp thị trường. Giả sử đường GVGD Bùi Văn Trịnh 25 Nhóm 1.4 cầu ban đầu dịch chuyển lên nhưng không kéo theo sự chuyển dịch nhu cầu đối với các dịch vụ, thì nhu cầu phái sinh đối với các sản phẩm thô phải dịch chuyển đi lên giống như nhu cầu ban đầu. Bởi vì cả hai đường cầu và cung có cùng độ dốc, nên mức tăng giá lẻ từ Pr lên P'r phải bằng mức tăng giá ở nông trại từ Pf lên P'f. Như vậy, nếu độ cận biên thị trường coi như cố định trong thời gian ngắn, chúng ta có thể chỉ ra hậu quả của sự chuyển dịch đường cong cung và cầu đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng, do đó đánh giá được những biến động về lượng hàng, giá cả, doanh thu và chi phí (hình 3.2). Hình 3.2: Hiệu quả của sự chuyển dịch đường cầu ban đầu đối với nông sản thô. Trong những ngày đầu tháng 4, giá cà phê đã tăng lên 24.500 đồng/kg. Đây là niềm vui chung cho ngành cà phê và bà con nông dân. Nhiều người đã mạnh dạn xuất cà phê ra bán lấy tiền tập trung đầu tư phân bón, nước tưới cho cây ra hoa, đậu quả để chuẩn bị cho mùa vụ năm sau. Nhưng cũng có không ít gia đình lấy làm tiếc vì đợt hỗ trợ mua tạm trữ lần này lại rơi vào thời gian cuối vụ, nhiều người không còn cà phê để mà bán. Kể từ khi có thông tin cà phê tăng giá, chỉ một ngày sau, ông Trần Văn Hoàng, chủ một trang trại cà phê ở xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã xuất bán liền 5 tấn cà phê nhân để lấy tiền đầu tư tái sản xuất. Ông Hoàng cho biết: “Năm nay, trang trại của gia đình thu hoạch được trên 25 tấn cà phê. Từ đầu mùa đến nay, tôi chưa bán hạt nào vì chờ tăng giá. Với giá bán hiện nay thì trang trại trồng cà phê có lãi”. Tuy nhiên, đối với các hộ nông dân trồng cà phê kiểu “lấy công làm lời” thì lại khác. Đơn cử như gia đình ông Lê Văn Phòng ở phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) cũng trồng 1 ha cà phê. Vụ thu hoạch vừa qua, nhờ thời tiết thuận lợi, đầu tư chăm sóc tốt nên ông đã thu hoạch trên 4 tấn. Mặc dù đây là sản lượng đạt khá cao so với nhiều vườn cà GVGD Bùi Văn Trịnh 26 Nhóm 1.4 phê khác trong vùng, nhưng hiện tại trong nhà ông giờ chẳng còn hạt cà phê nào. Ông Phòng cho biết: “Cả một năm đầu tư chăm sóc, hầu hết vốn liếng mua phân bón, tưới nước đều phải đi vay mượn nên cuối mùa phải bán để trả nợ. Vì vậy, thu hoạch đến đâu là bán ngay đến đó chứ cà phê chẳng kịp về nhà. Mà khốn nỗi vào thời điểm giữa vụ thì cà phê hạ giá, đến cuối vụ lại tăng cao thì nông dân như chúng tôi làm sao tích trữ được mà đợi giá”. Hầu hết những hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh đều canh tác với diện tích nhỏ lẻ, mỗi hộ có từ 0,5- 1 ha cà phê, sản lượng thu hoạch ít mà mọi thứ chi tiêu hàng ngày đều trông chờ vào đấy nên vừa xong mùa thì cà phê cũng đã bán sạch. Còn có không ít hộ ngay từ đầu mùa đã bán cà phê “non” theo hình thức ứng tiền trước với các đại lý thu mua, đến mùa thu hoạch mới mang cà phê đến để trả nợ sau. Trường hợp các hộ này quanh năm sản xuất trong tình trạng bị động về giá cả, vì các chủ đại lý luôn “nắm đằng chuôi” khi thấy lợi là thúc ép “con nợ” mang cà phê đến trả. Ông Phạm Văn Thành ở xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp) giải bày: “Có thời điểm đầu năm giá 1 kg cà phê là 22.000 đồng, nhiều hộ đi vay 1 tạ cà phê “non” được 2,2 triệu đồng, khi vào mùa thu hoạch thì cà phê tăng giá lên 25.000 đồng/kg, nhưng vì đã thỏa thuận nên đành chịu thiệt trả cà phê với giá cao mà lẽ ra họ phải được hưởng nhiều hơn thế. Như vậy, khi có chủ trương mua tạm trữ được ban hành thì những hộ này bị “thiệt hại kép”, do phải trả nợ cho đại lý và hụt mất cơ hội bán cà phê với giá cao khi có các danh nghiệp thực hiện chủ trương của Chính phủ”. Vì vậy, khi cà phê trên thị trường trong nước tăng giá thì rất nhiều hộ nông dân tiếc rẻ là lẽ đương nhiên. Theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam thì giá cà phê không chỉ dừng lại ở mức tăng như đợt này mà những tháng về sau còn tăng lên nữa, vì giá cà phê thị trường thế giới đang có chiều hướng gia tăng. Nhưng theo các chuyên gia thì việc hỗ trợ mua tạm trữ cà phê cần tính tới trường hợp các doanh nghiệp hạn chế mua vào mà ngược lại tung hàng ra bán để kiếm lời, qua đó chỉ có lợi cho các doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê cần phải được hoạch định ngay từ đầu vụ, khi bước vào chính vụ, giá cà phê hạ thấp thì tiến hành thực hiện hỗ trợ giá. Mặt khác, Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho nông hộ sản xuất cà phê, một khi nông dân có vốn để sản xuất thì giá thành cà phê cũng dễ cạnh tranh hơn. Điều đó không những tạo điều kiện linh hoạt cho các doanh nghiệp mà còn thuận lợi hơn cho nông dân trồng cà phê. + Trường hợp độ cận biên thị trường thay đổi. Trong thời hạn dài, có nhiều nguyên nhân làm thay đổi độ cận biên thị trường và sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và người sản xuất. Như trên hình 9.1 đã chỉ ra, độ cận biên thị trường giữa giá bản lẻ Pr và giá nông trại Pf gồm những chi phí vận chuyển, chế GVGD Bùi Văn Trịnh 27 Nhóm 1.4 biến, dự trữ ... Nếu gạt bỏ những nguyên nhân làm ăn kém hiệu quả và lợi nhuận quá cao của các chủ thể tham gia dây chuyền marketing thì những chi phí này là cần thiết để thực hiện việc cung cấp hàng hoá kịp thời, đúng địa điểm và chất lượng phù hợp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng bất kỳ một sự cải tiến nào về vận chuyển và tổ chức hệ thống thị trường làm cho chi phí giảm đi đều có lợi cho cả người tiêu dùng và người sản xuất (hình 3.3). Hình 3.3. Hiệu quả của sự giảm bớt được chi phí trên dây chuyền thị trường 3.3. Khoản chênh lệch marketing hỗn hợp Giá mà nông dân bán cho thương nhân gọi là giá của người sản xuất hoặc giá nông trại. Giá mà thương nhân bán cho xí nghiệp chế biến gọi là giá bán buôn... Giá bán lẻ là giá hình thành ở lần chuyển giao cuối cùng quyền sở hữu từ người bán lẻ sang người tiêu dùng nông lâm thuỷ sản. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả. Khi thị trường chấp nhận giá, gồm giá nông sản thô cộng với những chi phí marketing thì chênh lệch giữa giá đó với giá ở cấp thị trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường hay khoản chênh lệch marketing. Trong hoạt động thực tiễn với một loại nông sản nhất định thường có sự chênh lệch giá ở các thị trường địa phương khác nhau. Nếu chênh lệch đó không đủ bù đắp chi phí vận chuyển, bảo quản ... giữa các thị trường địa phương thì sẽ không có hiện tượng di chuyển sản phẩm từ thị trường này sang thị trường khác. Ngược lại, nếu chênh lệch giá giữa hai thị trường địa phương đủ bù đắp chi phí marketing và có lãi đủ sức thuyết phục thương nhân hoạt động, sẽ có sự phân bổ lại lượng cung giữa các thị trường địa phương, do đó tạo lập sự cân bằng mới ở mỗi GVGD Bùi Văn Trịnh 28 Nhóm 1.4 thị trường. Dựa vào việc phân tích độ cận biên thị trường ta có thể hiểu được các giá cân bằng không giống nhau ở các thị trường địa phương khác nhau là một thực tế khách quan. Với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế, người dân tiêu dùng các lượng lương thực thực phẩm chế biến chưa nhiều, nhưng ở nông thôn người nông dân thường sử dụng nông sản thô nhiều hơn, còn ở thành phố thì người dân tiêu dùng các sản phẩm đã qua chế biến với số lượng lớn hơn. Điều đó chỉ ra rằng những người tiêu dùng khác nhau có những nhu cầu khác nhau về qui cách, mức chất lượng và dịch vụ nông sản hàng hoá. Về lâu dài, khi thu nhập và mức sống tăng lên cùng với sự phát triển cao hơn của nền kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng ở cả thành thị và nông thôn đều tăng lên đối với các dịch vụ làm tăng giá trị của nông sản hàng hoá. Kết quả là trong cơ cấu giá mua nông sản thực phẩm của người tiêu dùng, phần chi trả cho các dịch vụ có chiều hướng tăng lên, còn phần trả cho sản phẩm thô thì giảm đi. Cùng với sự phát triển kinh tế, độ cận biên thị trường hay khoản chênh lệch marketing sẽ tăng. Khoản chênh lệch marketing hỗn hợp là sự kết hợp giữa hai trường hợp giá trị tuyệt đối không đổi và tỉ lệ không đổi. Xét trường hợp đơn giản là chi phí marketing là tổ hợp tuyến tính của chi phí marketing không đổi (c) và tỉ lệ không đổi (a) so với giá bán lẻ. Tỉ lệ phần trăm được tính theo giá bán lẻ giúp việc tinh toán hệ số co giãn theo gía bán lẻ đã được biết thuận tiện. M = c + aPr Trong đó c0 , 10  a Công thức này thể hiện rằng chi phí marketing / đơn vị sản phẩm giảm theo mức giá bán lẻ giảm khi số lượng tiêu thụ tăng lên. Theo công thức này có thể tính được hệ số co giãn theo giá nông trại như sau: fE = tE          rPa c 1 1 Công thức này thể hiện hệ số co giãn theo giá nông trại ít mang tính co giãn hơn hệ số co giãn theo giá bán lẻ. Trong xuất khẩu cà phê, khi giá cà phê tăng lên, giá cà phê mà người dân bán trong nước lại tăng chậm hơn nhiều so với giá xuất khẩu của các doanh nghiệp, và phần chênh lệch đó các doanh nghiệp hưởng. Thực vậy, mối quan hệ giữa nhà kinh danh bán lẻ, nhà sản xuất, các tổ chức tài chính đang là một tam giác không cân, khiến thị trường bán lẻ ở nước ta bị khựng lại và quyến lực của nhà bán lẻ đang không được đặt đúng chỗ, thị trường bán lẻ có nhiều tiềm năng phát triển, GVGD Bùi Văn Trịnh 29 Nhóm 1.4 ngành bán lẻ Việt Nam đang được xếp thứ 14/30 của nền kinh tế mới nổi trên thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành bán lẻ ở nước ta giảm do nước ta đang gia nhập WTO trước sự gia nhập của thị trường quốc tế. GVGD Bùi Văn Trịnh 30 Nhóm 1.4 PHẦN KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN Hiện nay, Việt Nam tồn tại nhiều hình thức kinh doanh trong nông nghiệp như: kinh tế hộ, trang trại hợp tác xã và gần đây là sự tham gia của các công ty hay doanh nghiệp vào lĩnh vực này. Một thực tế là Việt Nam có nhiều thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp nhưng lại không biết cách biến thế mạnh đó thành “tiền”, tức là chưa biết kinh doanh có hiệu quả và làm giàu cho người nông dân. Đặt biệt là khâu marketing cho sản phẩm. Một ví dụ điển hình là Thái Lan, nhập khẩu khá nhiều sản phẩm hoa quả của Việt Nam như bưởi, nho, xoài,…và thu được lợi nhuận rất lớn. Nhưng nghịch lý là nhiều người dân Việt Nam sang Thái Lan ăn bưởi Năm Roi nhưng lại nghĩ đó là hoa quả Thái, và vì vậy, không ít người vẫn xách tay hoa quả của Việt Nam về nước. Điều đó cho thấy, khâu kinh doanh, tiếp thị sản phẩm trong nông sản yếu chứ không phải do không có sản phẩm nông sản ngon. Điểm yếu thứ 2 trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam, chính là việc chưa phát triển công nghiệp chế biến, do đó việc xuất khẩu các sản phẩm thô không đem lại được giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, do nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ, do vậy, chưa lai tạo và sản xuất ra nhiều loại hoa quả mới cho năng suất, chất lượng cao. Vì vậy, khả năng thu lại lợi nhuận cao cho người nông dân rất hạn chế. Do đó chúng ta cần có hướng đi đúng đăn trong việc quy hoạch phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp đi đôi với việc quảng bá hàng hóa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới. II. KIẾN NGHỊ 2.1 Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hạn chế sử dụng thuốc hóa học và khoa hoc kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp Đây là cách tốt nhất để tăng năng suất, phẩm chất nông sản, cũng như đưa hàng hóa nông sản Việt đến với người tiêu dùng trên thế giới. Bởi vì thị trường thế giới ngày càng chuẩn mực hơn, trong đó có những quy định khắt khe về chất lượng nông sản chẳng hạn như Eurep GAP, Asean GAP, Fresh Care, . Muốn xuất khẩu, không cách gì khác hơn là chúng ta phải đáp ứng các yêu cầu đó. Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đòi hỏi phải thay đổi tập quán, giống, phương pháp canh tác, khoa học kỹ thuật. GVGD Bùi Văn Trịnh 31 Nhóm 1.4 2.2 Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam Nông dân trước nay chỉ quen sản xuất rồi giao cho thương lái, nhà vựa quyết định thị trường chứ chưa tham gia suốt chuỗi giá trị nông sản. Thương hiệu bị bỏ quên cho đến khi phải đối diện với nông sản nhập khẩu. Nhiều mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu hoặc có thì rất mờ nhạt như bắt tay vào xây dựng thương hiệu là điều không dễ dàng đối với người dân. Muốn làm được điều này, trước tiên phải đăng ký bảo hộ tên, giống đặc sản độc đáo; cần một chiến lược phối hợp đồng bộ với những chương trình hành động cụ thể để liên kết nhà khoa học, nông dân, nhà doanh nghiệp, tiếp thị, các ngân hàng và các cơ quan hữu trách của nhà nước. Nhiều mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam đã có thương hiệu như bưởi long Cổ Cò, cam sành Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, xơ ri Gò Công, sầu riêng ngũ Hiệp, bưởi năm Roi….đang và sẽ chiếm được tình cảm của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 2.3 Có chiến lược giá và marketing giúp cho nông sản Việt đến với người tiêu dùng thế giới Chất lượng hàng nông sản Việt Nam đã và đang ngày càng được nâng cao, chỗ đứng của mặt hàng này trên thị trường trong và ngoài nước cũng dần có vị thế hơn. Song để có được đầu ra ổn định và bền vững cho nông sản Việt Nam bấy lâu nay vẫn là bài toán khó. Điều đó một phần là do giá cùa sản phẩm trong nước vẫn còn cao, đồng thời chúng ta còn rất yếu trong khâu quảng bá sản phẩm. Chỉ những năm gần đây chúng ta mới quan tâm đến khâu marketing cho hàng nông sản thông qua các hội chợ, triễn lãm như Festival gạo Hậu Giang, Festival thủy sản Việt Nam, Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất – 2010, đặc biệt cà phê Trung Nguyên đang xây dựng “ Thủ phủ cà phê toàn cầu trong tương lai là thành phố sinh thái đặc trưng về cà phê với nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Trong đó, điểm nhấn là trường đại học đa ngành đạt đẳng cấp quốc tế, Bảo tàng cà phê thế giới, Viện nghiên cứu cà phê, Viện nghiên cứu dân tộc học và văn hóa bản địa, Sàn giao dịch cà phê,... …bên cạnh việc tổ chức các sự kiện lớn thì chung ta cũng có thể quảng bá hàng nông sản Viêt thông qua Intrenet, website nhằm đưa hàng hóa nông sản nói riêng và hàng hóa Việt nói chung đến tay người tiêu dùng thế giới. 2.4 Cần có sự liên kết của 4 nhà “ nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông” - Về phía nhà nước cần : + Tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu. Có các văn bản pháp luật hướng dẫn doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường thế giới. GVGD Bùi Văn Trịnh 32 Nhóm 1.4 + Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp trong quá trình thu mua nguyên liệu. Khi thị trường bất ổn hoặc có sự biến động lớn về giá thì có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: giảm thuế xuất khẩu, giảm lãi suất ngân hàng … + Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội chợ triển lãm, festival về nhằm quản bá nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới. Đưa thương hiệu Việt không ngừng vươn xa. - Về phía nhà khoa học cần đưa ra những giống cây trồng có phẩm chất tốt, năng suất cao đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng : Ổi hương xoài, thanh long ruột đỏ, dưa hấu ruột vàng, bòn bon không hạt, cà phê chồn, mít ruột đỏ… - Về phía doanh nghiệp nên hợp tác với nông dân nhằm ổn định nguồn hàng và chất lượng sản phẩm. Nhằm tránh xảy ra tình trạng giá cao thì không có hàng xuất khẩu, khi giá thấp thì người dân lại bán hàng ồ ạt. Cần thiết lập hệ thống thu mua nguyên liệu từ người dân đến tay doanh nghiệp một cách nhanh chóng không để người nông dân bị ép giá và doanh nghiệp bị tổn thất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo GVGD Bùi Văn Trịnh 33 Nhóm 1.4 1. Bùi Văn Trịnh, Bài giảng marketing nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, 2010. 2. Nguyễn Văn Tặng, Công nghệ sản xuất chè, cà phê, ca cao, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2010. 3. Nguyễn Văn Ngự, Giáo trình Marketing nông nghiệp, Đại học nông nghiệp Hà Nội, 2009. 4. Vũ Đình Thắng, Giáo Trình Kinh Tế Nông Nghiệp,Nhà xuất bản Hà Nội, 2005. Trang web tham khảo 1. www.vietbao.vn 2. www.vnexpress.net 3. www.vietnamnet.com 4. www.gso.gov.vn 5. www.vietbao.vn 6. www.customs.gov.vn GVGD Bùi Văn Trịnh 34 Nhóm 1.4 MỤC LỤC 6.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4 6.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4 6.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 4 6.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 4 6.3 Phân tích mối quan hệ của thời gian và tồn trữ đối với giá 6.3.1 Một số mô hình về tồn trữ ..................................................................... 5 6.3.2 Mô hình 2 giai đoạn với chi phí tồn trữ ............................................... 8 6.3.3 Mô hình nhiều giai đoạn ....................................................................... 9 6.4 Phân tích sự biến động của giá theo thời gian ..................................... 11 6.4.1. Các nhân tố thời gian ảnh hưởng đến giá cả ..................................... 11 6.4.2 Một vài mô hình liên quan đến biến động theo chu kỳ...................... 12 6.5 Kết luận ...................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_5942.pdf
Luận văn liên quan