- 87,8% trẻ khỏi, 3,1% trẻ phải thay máu và (9,2%) trẻ tử vong hoặc xin về vì
bệnh nặng.
- Tỷ lệ điều trị khỏi ở trẻ đẻ đủ tháng (95,2%) cao hơn trẻ đẻ non tháng
(84,3%), ở trẻ có cân nặng ≥ 2500gram (94,7%) cao hơn trẻ có cân nặng < 2500
gram (84,9%) và trẻ không bất đồng nhóm máu mẹ con (89,7%) cao hơn trẻ có
bất đồng nhóm máu (71,4%).
- Thời gian phát hiện vàng da càng sớm kết quả điều trị khỏi càng cao (< 24
giờ khỏi là 100% với ≥ 49 giờ khỏi là 81,1%)
- 9,2% trẻ tử vong hoặc quá nặng xin về đều ở nhóm trẻ đẻ non tháng hoặc
có cân nặng thấp (< 2500gram).
- Sau 24 - 48 giờ chiếu đèn nồng độ bilirubin máu nhanh chóng (đèn
LED giảm bilirubin máu nhanh hơn đèn huỳnh quang). Sau 48 giờ trở đi tốc
độ giảm bilirubin ở 2 loại đèn chậm lại và tương đương nhau.
- Tác dụng phụ của chiếu đèn thường gặp là mẩn đỏ da (5,2%), mất nước
(5,2%), sốt, tiêu chảy ít.
79 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5568 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57,71 mol/l), đèn huỳnh quang giảm (32,3 mol/l).
- Từ sau 48 giờ trở đi nồng độ bilirubin máu giảm chậm lại và giảm
tương đương nhau ở cả 2 loại đèn.
Bảng 3.11. Diễn biến nồng độ bilirubin máu theo TGCĐ và bất đồng
nhóm máu ABO
Nguyên nhân
TGCĐ
Bất đồng (n = 10) Không bất đồng (n = 105)
Bilirubin TB
(mol/l)
Mức
chênh
Bilirubin TB
(mol/l)
Mức
chênh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Bắt đầu CĐ 303,91 ± 49,66 - 262,79 ± 52,62 -
Sau 24 giờ 271,44 ± 60.05 32,47 236,98 ± 59,42 25,81
Sau 48 giờ 242,63 ± 51.19 28,81 204,56 ± 51,48 32,42
Sau 72 giờ 199,56 ± 55,67 43,07 175,90 ± 45,47 28,66
Nhận xét:
- Nồng độ bilirubin máu trung bình ở trẻ có bất đồng nhóm máu ABO
khi bắt đầu điều trị là 303,91 ± 49,66 mol/l, cao hơn so với nhóm không bất
đồng nhóm máu (262,79 ± 52,62 mol/l).
- Sau chiếu đèn 24 - 48 giờ nồng độ bilirubin ở cả 2 nhóm giảm nhanh
tương tương nhau. Sau 72 giờ nhóm trẻ có bất đồng nhóm máu có mức giảm
blirubin máu nhanh hơn.
Bảng 3.12. Thời gian chiếu đèn trung bình theo vùng (mức độ) vàng da
Vùng
vàng da n
Tỷ lệ
(%)
Thời gian chiếu đèn trung
bình (ngày) P
2 8 7,0 3,3 ± 1,7
> 0,05 3 38 33,0 3,6 ± 1,1
4 37 32,2 3,8 ± 1,2
5 32 27,8 3,3 ± 1,1
Tổng 115 100 3,5 ± 1,2
Nhận xét:
Ngày chiếu đèn trung bình ở mức độ vàng da vùng 3 và vùng 4 dài hơn
các vùng khác. Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.13. Thời gian chiếu đèn trung bình theo tuổi xuất hiện vàng da
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Tuổi xuất hiện
vàng da (giờ) n Tỷ lệ (%)
Thời gian chiếu đèn
trung bình (ngày) p
< 24 9 7,8 3,2 ± 0,7
> 0,05
24 - 48 61 53,0 3,6 ± 1,2
49 - 72 36 31,3 3,6 ± 1,2
> 73 9 7,8 3,3 ± 1,2
Tổng 115 100 3,5 ± 1,2
Nhận xét:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số ngày chiếu đèn trung
bình giữa các trẻ có tuổi xuất hiện vàng da khác nhau (p > 0,05).
Bảng 3.14. Tác dụng phụ của chiếu đèn điều trị vàng da tăng bilirubin
tự do
Tác dụng phụ n Tỷ lệ (%)
Da mẩn đỏ 6 5,2
Sốt 2 1,7
Mất nước 6 5,2
Tiêu chảy 2 1,7
Hội chứng da đồng 0 0
Tổng số 16 13,6
Nhận xét:
Tần suất xuất hiện tác dụng phụ ở trẻ trong khi chiếu đèn là 16 lần,
chiếm tỷ lệ là 13,6%. Trong đó mẩn đỏ da và mất nước là tương đương
(5,2%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin
tự do bằng liệu pháp ánh sáng.
Bảng 3.15. Liên quan giữa vàng da tăng bilirubin có nhiễm khuẩn kèm
theo với thời gian chiếu đèn trung bình.
Nhiễm khuẩn n
Thời gian chiếu đèn
trung bình (ngày)
p
Viêm phổi
(n = 115)
Có 27 4,0 ± 1,4
< 0,05
Không 88 3,4 ± 1,0
Viêm rốn
(n = 115)
Có 13 3,2 ± 1,0
> 0,05
Không 102 3,6 ± 1,2
Viêm da
(n = 115)
Có 6 3,3 ± 1,0
> 0,05
Không 109 3,6 ± 1,2
Tiêu chảy
(n = 115)
Có 4 3,0 ± 0,8
> 0,05
Không 111 3,6 ± 1,2
Nhận xét:
- TGCĐTB ở trẻ vàng da có viêm phổi kèm theo là 4,0 ± 1,4 ngày, dài
hơn những trẻ không bị viêm phổi (3,4 ± 1,0). Sự khác biệt là có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
- Trẻ vàng da bị viêm rốn, viêm da, tiêu chảy kèm theo có TGCĐTB
không khác biệt so với những trẻ không bị các bệnh trên (p > 0,05).
Bảng 3.16. Liên quan giữa nồng độ bilirubin tự do máu với thời gian
chiếu đèn trung bình.
Mức độ bilirubin máu n Thời gian chiếu đèn p
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
(mol/l) trung bình (ngày)
< 340 106 3,5 ± 1,1
< 0,05 ≥ 340 9 4,2 ±1,6
Nhận xét:
Những trẻ có nồng độ bilirubin tự do máu ≥ 340 mol/l có TGCĐTB là 4,2 ±
1,6 ngày, dài hơn những trẻ có nồng độ bilirubin máu < 340mol/l (3,5 ± 1,1 ngày).
Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.17. Liên quan giữa tuổi thai với thời gian chiếu đèn trung bình.
Tuổi thai n
Thời gian chiếu đèn
trung bình (ngày)
P
< 37 tuần 75 3,7±1,2 < 0,05
≥ 37 tuần 40 3,2 ±1,1
Nhận xét:
Trẻ đẻ thiếu tháng (< 37 tuần) có TGCĐTB là 3,7 ± 1,2 ngày, dài hơn trẻ
đẻ đủ tháng (3,2 ± 1,1 ngày). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.18. Liên quan giữa bất đồng nhóm máu ABO mẹ - con với thời
gian chiếu đèn trung bình.
Bất đồng
nhóm máu ABO
n Thời gian chiếu đèn trung bình (ngày) p
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Không 105 3,5 ± 1,1
> 0,05
Có 10 3,5 ± 1,4
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về TGCĐTB giữa nhóm trẻ có bất đồng và không
bất đồng nhóm máu ABO mẹ - con (p > 0,05).
Bảng 3.19. Liên quan giữa cân nặng lúc vào viện với thời gian chiếu đèn
trung bình.
Cân nặng lúc vào viện
(gram)
n Thời gian chiếu đèn trung bình (ngày) p
< 2500 79 3,7 ± 1,1
< 0,05
≥ 2500 36 3,2 ± 1,3
Nhận xét:
Trẻ có cân nặng khi vào viện < 2500 gram có TGCĐTB là 3,7 ± 1,1
ngày, dài hơn những trẻ có cân nặng lúc vào ≥ 2500 gram(3,2 ± 1,3 ngày).
Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.20. Liên quan giữa loại đèn chiếu và thời gian chiếu đèn trung bình.
Loại đèn n Thời gian chiếu đèn trung bình (ngày) p
LED 63 3,3 ± 0,9
< 0,05
Huỳnh quang 52 3,9 ± 1,3
Nhận xét:
Thời gian chiếu đèn trung bình ở loại đèn huỳnh quang là 3,9 ± 1,3 ngày, dài
hơn so với đèn LED (3,3 ± 0,9 ngày). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu từ ngày 01/01/ 2009 đến ngày 30/6/ 2009 tại
khoa Nhi Bệnh viện ĐKTƯTN với tổng số 363 bệnh nhi sơ sinh nhập viện,
chúng tôi thấy tỷ lệ vàng da tăng bilirubin tự do bệnh lý ở trẻ sơ sinh chiếm
(38,8%) tổng số trẻ sơ sinh vào viện điều trị. Đây là một tỷ lệ rất cao và đáng
báo động trong khu vực. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với
nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai và Cs về mô hình bệnh tật trẻ em vào
điều trị tại khoa Nhi bệnh viện ĐKTƯTN trong 5 năm (2001 - 2005) đã cho
thấy có (34,5%) trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do vào viện điều trị
bằng liệu pháp ánh sáng [21]. So với kết quả nghiên cứu của Khu Thị
Khánh Dung tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2005 (21,26%) thì tỷ lệ
vàng da tăng bilirubin tự do của chúng tôi có cao hơn [5] và cao hơn nhiều
so với kết quả nghiên cứu của Phạm Đỗ Ngọc Diệp tại Bệnh viện Saint -
Paul năm 2003 (15,11%) [4]. Tỷ lệ vàng da tăng bilirubin tự do trong nghiên
cứu của chúng tôi cao như vậy có lẽ một phần do các Bệnh viện trong khu
vực Thái Nguyên, nhất là tuyến huyện chưa triển khai thường xuyên việc
điều trị chiếu đèn cho trẻ sơ sinh vàng da, đặc biệt là các huyện miền núi.
Hơn nữa, Bệnh viện chúng tôi đã triển khai được kỹ thuật thay máu cho trẻ
sơ sinh bị vàng da khi có chỉ định, nên hầu hết các trẻ bệnh được phát hiện
vàng da nặng tại các cơ sở y tế tuyến dưới đều chuyển đến khoa chúng tôi
điều trị, vì vậy đã làm tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do tại
khoa. Nhiều tác giả nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy vàng da tăng
bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh thường chỉ chiếm (6 - 10%) tổng số trẻ sơ sinh
nhập viện [41], [43], [53]. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với kết quả của chúng
tôi, có lẽ do các nước này đã sử dụng rộng rãi các biện pháp điều trị sớm
bằng chiếu đèn kết hợp điều trị dự phòng bằng thuốc, đồng thời làm tốt công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
tác tiên lượng ở những trẻ có nguy cơ vàng da bệnh lý, xét nghiệm máu
cuống rốn nếu bilirubin tăng trên 6mg/dl thì điều trị sớm trong vòng 36 giờ
[68]. Mặt khác, có nhiều loại đèn (đèn túi, đèn chăn) được bán rộng rãi trên
thị trường nên việc điều trị bằng ánh sáng tại nhà ở các nước trên là khá phổ
biến, gia đình có thể tự đo và theo dõi nồng độ bilirubin qua da, hơn nữa do
sự phát triển rộng rãi của hệ thống bác sỹ gia đình nên tỷ lệ trẻ vàng da tăng
bilirubin tự do phải nhập viện đã giảm đáng kể [66], [71].
- Tỷ lệ vàng da theo giới tính: Trong kết quả của chúng tôi, tỷ lệ vàng da
ở trẻ nam có cao hơn (57,3%) so với trẻ nữ (42,7%), tuy nhiên sự khác biệt về
tỷ lệ mắc giữa trẻ nam và nữ là chưa có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của
nhiều tác giả khác cũng cho kết quả tương tự. Theo Bùi Thị Thuỳ Dương tỷ lệ
vàng da ở trẻ nam (60%) và nữ là 40% [6], Đỗ Phạm Ngọc Diệp tỷ lệ vàng da
ở trẻ nam (61,8%) [4], Khu Thị Khánh Dung tỷ lệ trẻ nam là 57,4% [5], tuy
nhiên cho đến nay chưa có giải thích rõ ràng về nguyên nhân của sự khác biệt
nhất định về vàng da tăng bilirubin theo giới tính. Phải chăng thực trạng hiện
nay sự chênh lệnh về giới tính sau sinh đã khá rõ rệt ở nhiều nước, nhất là khi
các kỹ thuật xác định giới tính sớm được phổ biến, pháp lệnh sinh đẻ kế
hoạch thắt chặt hơn mà tập quán sinh con trai vẫn luôn tồn tại trong cộng
đồng nên càng làm mất cân bằng giới, tỷ lệ trẻ nam nhiều hơn.
- Trong nghiên cứu chúng tôi cũng quan tâm đến tỷ lệ vàng da theo dân
tộc. Mặc dù chưa thống kê được chính xác tỷ lệ vàng da tăng bilirubin sơ sinh
thực sự ở mỗi nhóm dân tộc là bao nhiêu. Nhưng kết quả của chúng tôi cũng
cho thấy tần suất gặp vàng da tăng bilirubin tự do bệnh lý ở trẻ em dân tộc
Kinh là 66,4%, cao hơn các dân tộc thiểu số khác (33,6%). Điều này có lẽ vì
Bệnh viện ĐKTƯTN nằm ngay trung tâm thành phố Thái Nguyên hoặc ngay
cả các trung tâm Y tế huyện cũng nằm ở trung tâm huyện, nơi chủ yếu đồng
bào Kinh sinh sống, nên trẻ sơ sinh vàng da ở dân tộc Kinh nhiều hơn cũng có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
thể chấp nhận được. Hơn nữa hầu hết dân tộc ít người sống ở vùng sâu vùng
xa, nhận thức hạn chế, điều kiện khó khăn, khi phát hiện vàng da thì đã quá
muộn nên không thể đưa trẻ đến bệnh viện. Vấn đề tỷ lệ vàng da bệnh lý thực
sự theo nhóm dân tộc cũng cần được nghiên cứu rõ hơn vì có thể liên quan
đến một số bệnh tan máu mang tính di truyền, dân tộc như các bệnh
Thalasemia chẳng hạn. Cho đến nay ít có tác giả trong nước nghiên cứu vàng
da với yếu tố dân tộc. Một số ít nghiên cứu cho thấy vàng da liên quan đến tan
máu và bệnh huyết sắc tố ở dân tộc ít người [19], một số tác giả nước ngoài
quan tâm đến yếu tố vùng miền nhiều hơn như tỷ lệ vàng da gặp nhiều hơn ở
Châu Á và các nước đang phát triển [36], [40], [45], [56].
- Đánh giá về phân bố vàng da theo tuổi thai: Kết quả của chúng tôi cho
thấy có (67,9%) trẻ đẻ non tháng vàng da bệnh lý cao hơn trẻ đủ tháng vàng
da là 32,1%. Trẻ sơ sinh thiếu tháng trong tổng số trẻ bị vàng da bệnh lý ở
nghiên cứu này của chúng tôi rất cao, chiếm đến 2/3. Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai và Cs, tỷ lệ vàng da sơ sinh ở
trẻ đủ tháng tại khoa Nhi Bệnh viện ĐKTƯTN từ 2001đến 2005 là 30% [21]
và Khu Thị Khánh Dung nghiên cứu ở viện Nhi Trung ương (2005), trẻ đẻ
non chiếm (63,57%) tổng số sơ sinh vàng da [5], Nguyễn Thị Quỳnh Nga trẻ
đẻ non chiếm 67,8%[18]. Nghiên cứu của một số tác giả khác như Phạm Đỗ
Ngọc Diệp, Bùi Thị Thuỳ Dương, Lê Diễm Hương cũng cho kết quả tương tự
[4], [6], [8]. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng cho thấy vàng da
tăng bilirubin tự do ở trẻ đẻ non cao hơn trẻ đẻ đủ tháng [38], [64], [67]. Tỷ lệ
vàng da tăng bilirubin tự do bệnh lý ở trẻ sơ sinh non tháng cao hơn có thể do
chức năng của các cơ quan chưa hoàn thiện, nên quá trình chuyển hóa
bilirubin kém hơn, mặt khác trẻ đẻ non thường dễ mắc các bệnh khác kèm
theo đặc biệt là suy hô hấp, hơn nữa, đối tượng trẻ này có nhiều nguy cơ nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
thường được quan tâm theo dõi và điều trị tại bệnh viện trong những ngày đầu
sau đẻ vì vậy vàng da dễ được phát hiện.
- Về tuổi trung bình xuất hiện vàng da theo tuổi thai: Kết quả của chúng
tôi cho thấy vàng da sau sinh ở 2 nhóm trẻ đẻ non và trẻ đẻ đủ tháng là tương
đương, tuổi trung bình của cả hai nhóm là 2,4 ± 0,8 ngày. Khu Thị Khánh
Dung cho thấy tuổi trung bình xuất hiện vàng da chung ở trẻ đẻ non và trẻ đủ
tháng là 2,36 ± 0,7 ngày [5], Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên
cứu của một số tác giả khác, tuổi trung bình xuất hiện vàng da tăng bilirubin
tự do ở cả 2 nhóm trẻ đẻ non và đủ tháng chủ yếu vào ngày thứ 2 đến ngày
thứ 3 sau sinh. Qui luật này có ý nghĩa lớn để tư vấn cho các bà mẹ và gia
đình, các cán bộ y tế trong việc theo dõi trẻ phát hiện sớm vàng da để điều trị
kịp thời tránh bỏ sót dẫn đến hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến tương lai của
trẻ [1], [48], [57], [62].
4.2. Kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh bằng liệu
pháp ánh sáng tại khoa Nhi bệnh viện ĐKTƢTN
- Trong nhóm nghiên cứu có 131 bệnh nhân vàng da tăng bilirubin tự do
bệnh lý ở trẻ sơ sinh đã được điều trị bằng chiếu đèn có 115 trường hợp đạt
kết quả tốt (khỏi bệnh ra viện) chiếm (87,8%), chỉ có 4 trường hợp phải thay
máu chiếm tỷ lệ (3,1%) còn 9,2% trường hợp tử vong hoặc diễn biến nặng
xin về do các nguyên nhân khác. Theo Khu Thị Khánh Dung nghiên cứu tại
Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2005, tỷ lệ khỏi do chiếu đèn là 79%, thay
máu là 21% [5], Phạm Đỗ Ngọc Diệp tỷ lệ khỏi là 88,8%, thay máu (11,2%)
[4], như vậy kết quả thay máu của chúng tôi có thấp hơn. Tuy nhiên tỷ lệ tử
vong hoặc xin về khá cao, có lẽ do tỷ lệ trẻ vàng da trên trẻ đẻ non, thấp cân
nhiều hơn (chiếm gần 2/3 số trẻ), hơn nữa nhiều trẻ sơ sinh vào viện vì một
bệnh nặng khác rồi phát hiện vàng da mới điều trị chiếu đèn nhưng không có
kết quả. Như vậy điều trị bằng chiếu đèn đối với vàng da tăng bilirubin tự do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
ở trẻ sơ sinh có hiệu quả cao, đây là một phương pháp điều trị chính, dễ thực
hiện và ít tốn kém. Nếu tất cả trẻ sơ sinh sau đẻ đều được theo dõi và phát
hiện sớm để điều trị bằng chiếu đèn, đồng thời các cơ sở y tế đều được trang
bị đầy đủ đèn chiếu thì có thể giải quyết một cách hiệu quả vàng da tăng
bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh, giảm được tối đa các trường hợp thay máu đồng
thời khống chế được di chứng nặng nề của vàng nhân não sơ sinh [32], [41],
[55].
- Kết quả điều trị theo tuổi thai: Có (95,2%) trẻ đủ tháng điều trị khỏi, 2
trường hợp phải thay máu, không có trường hợp nào nặng xin về hoặc tử
vong. Nhóm trẻ non tháng tỷ lệ khỏi là 84,3%, 2 trường hợp thay máu, đặc
biệt có 12 trường hợp nặng tử vong hoặc xin về do các nguyên nhân khác,
chiếm (9,2%). Sự khác biệt về tỷ lệ khỏi giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05). Trẻ đẻ non tháng, cân nặng thấp ngoài việc làm giảm bilirubin máu
khó khăn bệnh nhi còn có thể có những rối loạn do bệnh lý khác kèm theo
như suy hô hấp, viêm phổi... nên tỷ lệ tử vong hoặc bệnh nặng xin về sẽ cao
hơn những trẻ có tuổi thai lớn hơn. Việc điều trị vàng da tăng bilirubin tự do ở
trẻ đẻ non không chỉ đơn thuần là chiếu đèn, mà phải phối hợp nhiều biện
pháp điều trị khác và đòi hỏi chăm sóc, hồi sức cấp cứu đặc biệt. Nghiên cứu
của Khu Thị Khánh Dung tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy có (67%)
trẻ đẻ non có nồng độ albumin trong huyết thanh thấp và liên quan đến kết
quả điều trị vàng da [5]. Một số nghiên cứu khác cho rằng tỷ lệ thay máu ở trẻ
đẻ non cao hơn so với trẻ đủ tháng [46], [51], [61].
- Kết quả điều trị theo tuổi xuất hiện vàng da: 100% trẻ xuất hiện vàng
da < 24 giờ được chiếu đèn sớm đã khỏi. Tuổi xuất hiện vàng da sau 49 giờ
khỏi là 81,1% và (18,2%) tử vong hoặc xin về. Nghiên cứu của nhiều tác giả
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được chiếu đèn sớm thì tỷ lệ khỏi cao, thời gian phát
hiện vàng da sớm thường được theo dõi, điều trị ngay khi nồng độ bilirubin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
còn thấp [5], việc can thiệp chiếu đèn sớm sẽ giảm được nguy cơ thay máu
[30], [41], [66]. Có thể thời gian nghiên cứu của chúng tôi còn ngắn, số lượng
bệnh nhân chưa nhiều, nên chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt.
- Kết quả điều trị theo mức độ vùng vàng da: 91,4% trẻ vàng da ở vùng
5 khỏi tỷ lệ thay máu là 8,6%. Trẻ tử vong hoặc xin về chủ yếu vàng da vùng
3 (15,6%). Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Về lâm sàng
thường vùng vàng da càng cao thì mức độ tăng bilirubin càng nhiều, nghĩa là
bệnh càng nặng. Nhưng thực chất vùng vàng da ở vùng 4 - 5 thì thường bệnh
nhân lại vào viện muộn và đa số lại là trẻ đủ tháng, nên sau điều trị tích cực
thì tỷ lệ khỏi lại nhiều hơn. Còn các trường hợp vàng da trước chiếu đèn ở
vùng 3, 4 thường ở trẻ đẻ non, được phát hiện và điều trị sớm hơn, những dễ
tử vong vì bệnh lý khác ở trẻ đẻ non tháng nên tỷ lệ tử vong hoặc xin về sẽ
cao hơn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc chiếu đèn sớm sẽ giảm được
ngày điều trị, giảm được nguy cơ vàng nhân não [5], [26], [48].
- Kết quả điều trị theo cân nặng: Có 84,9% trẻ có cân nặng < 2500g điều
trị khỏi thấp hơn trẻ có cân nặng ≥ 2500 gam điều trị khỏi là 94,7%. Tất cả số
trẻ tử vong hoặc xin về đều ở nhóm trẻ có cân nặng < 2500 gram và chiếm
(12,9%) trong số trẻ nhóm này. Trẻ cân nặng thấp thực chất chủ yếu là trẻ đẻ
non tháng hoặc một số ít do suy dinh dưỡng bào thai. Vì vậy, trẻ có cân nặng
thấp là một yếu tố nguy cơ gây tử vong do sức đề kháng cơ thể kém hoặc do
rối loạn chức năng các cơ quan vì chưa phát triển hoàn chỉnh (như suy hô hấp,
nhiễm khuẩn sơ sinh…). Trẻ đẻ non, đẻ nhẹ cân đã được Maisel MJ năm
1994 xếp vào bảng phân loại yếu tố gây vàng da dựa trên các nguyên nhân
tăng tạo bilirubin máu và nguyên nhân gây giảm khả năng đào thải bilirubin
ra khỏi cơ thể [58].
- Kết quả điều trị theo bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và con: Trong
nghiên cứu của chúng tôi có (89,7%) trẻ không có bất đồng nhóm máu ABO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
giữa mẹ và con được điều trị khỏi, nhiều hơn trẻ có bất đồng nhóm máu trên
(71,4%). Tỷ lệ trẻ tử vong hoặc xin về ở nhóm trẻ có bất đồng nhóm máu
ABO là 14,3% cao hơn nhóm trẻ không bất đồng nhóm máu (8,5%). Sự khác
biệt về các tỷ lệ điều trị khỏi, thay máu hoặc chết, xin về giữa 2 nhóm trẻ có
và không có bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và con là có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Bất đồng nhóm máu là một trong những nguyên nhân tan máu gây
vàng da tăng bilirubin tự do tăng nhanh và dễ có nguy cơ diễn biến nặng, tử
vong.
- Diễn biến nồng độ bilirubin tự do theo thời gian chiếu đèn và loại đèn:
Chúng tôi thấy nồng độ trung bình bilirubin máu trước khi chiếu đèn không
khác biệt giữa 2 loại đèn. Sau 24 giờ điều trị nồng độ bilirubin máu thay đổi
nhanh ở cả 2 loại đèn, trong đó đèn LED tốc độ giảm (57,71mol/l) nhanh
hơn so với đèn huỳnh quang (32,3mol/l), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê. Từ thời điểm sau 48 giờ trở đi thì sự giảm nồng độ bilirubin
chậm lại và tương đương nhau giữa 2 loại đèn. Như vậy, việc điều trị chiếu
đèn sớm làm giảm nhanh nồng độ bilirubin tự do ngay sau thời điểm 24 giờ là
điều rất tốt vì tránh được nguy cơ vàng nhân não. Sau 72 giờ hầu hết nồng độ
bilirubin máu đã giảm đến mức an toàn hơn. Kết quả của chúng tôi cũng hoàn
toàn phù hợp với nhận xét của Khu Thị Khánh Dung và cộng sự [5] về điều
trị vàng da tăng bilirubin tự do bằng chiếu đèn huỳnh quang ánh sáng xanh
của hãng Rạng đông tại khoa sơ sinh Bệnh viên Nhi Trung ương của tác giả
Bùi Thị Thuỳ Dương cũng cho hiệu quả cao [6], tác giả Ngô Minh Xuân cũng
đã nghiên cứu chiếu đèn 2 mặt Compact cho hiệu quả cao [32]. Trong điều
kiện hiện nay vẫn còn có nhiều sơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, còn thiếu
thốn trang thiết bị, nhất là đèn LED, nên việc sử dụng đèn huỳnh quang để
điều trị vàng da tăng bilirubin tự do là phù hợp, rẻ tiền và cũng hiệu quả để đề
phòng nguy cơ biến chứng vàng nhân não cho trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
- Diễn biến nồng độ bilirubin máu theo thời gian chiếu đèn và bất đồng
nhóm máu ABO: Nồng độ bilirubin trung bình nhóm bất đồng khi bắt đầu điều
trị là 303,91 ± 49,66 mol/l cao hơn so với nhóm không bất đồng (262,79 ±
52,62 mol/l). Sau chiếu đèn 24 - 48 giờ nồng độ bilirubin giảm nhanh và mức
giảm 2 nhóm tương đương nhau. Sau 72 giờ thì nhóm trẻ có bất đồng nhóm máu
ABO giảm nhanh hơn nhóm không bất đồng nhóm máu. Theo một số tác giả,
hiệu quả thay đổi nồng độ bilirubin trung bình sau khi điều trị chiếu đèn trên trẻ
vàng da tăng bilirubin tự do có bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và con với
nhóm trẻ không có bất đồng nhóm máu là tương đương nhau. Tuy nhiên thời
gian điều trị ở nhóm có bất đồng thường kéo dài hơn vì nồng độ bilirubin trước
chiếu đèn cao hơn nhóm trẻ không có bất đồng nhóm máu [23], [27], [45].
- Thời gian chiếu đèn trung bình ở các mức độ vùng vàng da, ở bảng
3.12 cho thấy, thời gian chiếu đèn trung bình tính theo ngày với trẻ có vàng da
trước chiếu đèn ở vùng 3 và 4 có dài hơn so với các vùng khác. Tuy nhiên sự
khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Có lẽ do số trẻ bị vàng da ở mức
vùng 3, 4 là nhiều nhất. Ở nhóm trẻ vàng da ở vùng 2 thường nhẹ hơn hoặc
phát hiện sớm nên khống chế được nồng độ bilirubin kịp thời.
- Thời gian chiếu đèn trung bình theo tuổi xuất hiện vàng da: Trong kết
quả nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về thời gian điều trị chiếu đèn trung bình ở các ngày tuổi được phát hiện vàng
da. Nhận xét của Khu Thị Khánh Dung và một số tác giả khác cho rằng ngày
phát hiện vàng da (tuổi vàng da) tính từ khi đẻ đến lúc gia đình hoặc thầy
thuốc phát hiện vàng da có ảnh hưởng đến thời gian chiếu đèn [5], [30], [41],
[56]. Nhìn chung các tác giả đều cho rằng việc chiếu đèn sớm sẽ khống chế
được sự gia tăng nhanh của nồng độ bilirubin máu và sẽ giảm được tỷ lệ thay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
máu sơ sinh. Vì vậy, hiện nay nhiều tác giả đã quan tâm hơn đến việc quản lý,
cách tiếp cận và ngăn ngừa sớm vàng da ở trẻ sơ sinh [5], [58], [59].
- Tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da sơ sinh: Chúng tôi thấy tần suất
xuất hiện tác dụng phụ ở trẻ trong khi chiếu đèn là 16 lần, chiếm tỷ lệ là 13,6%.
Tần suất xuất hiện tác dụng phụ trong khi chiếu đèn trong nghiên cứu của chúng
tôi tương đương với nghiên cứu của Bùi Thị Thuỳ Dương (15%) [6]. Trong đó
mẩn đỏ da và có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng là tương đương nhau (5,2%),
trẻ tiêu chảy và sốt thấp bằng nhau (1,7%), một số trường hợp sốt nhẹ hoặc vừa.
Như vậy, có lẽ tác dụng phụ mất nước là do trẻ chăm sóc trong lồng ấp chưa
đảm bảo độ ẩm hoặc lượng bù dịch chưa đủ đáp ứng với sự đào thải, bay hơi
nước trong khi chiếu đèn. Mẩn đỏ da là dấu hiệu nhẹ và thường khỏi khi được
chăm sóc da và sau ngừng chiếu đèn, nhưng đó cũng là vấn đề cần được quan
tâm khi chiếu đèn. Một số tác giả cũng cho thấy tác dụng phụ của chiếu đèn
thường thấp và thoáng qua [4], [6], [30], Clarence W, Gowen Jr và một số tác
giả nước ngoài cho thấy da màu đồng là tác dụng phụ hay gặp trong chiếu đèn
ở trẻ non tháng, vàng da nặng kéo dài [41], [58], [60], [70], tuy nhiên trong
nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào. Hiện nay, để khắc phục
và hạn chế được nhiều tác dụng phụ của nhiều loại đèn bởi mất nước, mất
nhiệt qua da người ta đã cải tiến và áp dụng các loại đèn tiên tiến và rất hiệu
quả như đèn LED [5], [7], [53], [55].
4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị vàng da bằng liệu pháp
ánh sáng
- Liên quan giữa vàng da tăng bilirubin tự do có nhiễm khuẩn kèm theo
với thời gian chiếu đèn trung bình: Kết quả của chúng tôi cho thấy, TGCĐTB
ở trẻ vàng da có viêm phổi kèm theo là 4,0 ± 1,4 ngày, dài hơn những trẻ
không bị viêm phổi (3,4 ± 1,0). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Ngoài ra trẻ vàng da có nhiễm khuẩn khác kèm theo như: Viêm rốn, viêm da,
tiêu chảy thì TGCĐTB không khác biệt so với những trẻ không bị bệnh.
Nhiễm khuẩn kèm theo ở đây chúng tôi đánh giá các nhiễm khuẩn xảy ra
trước khi tiến hành điều trị chiếu đèn, trong đó viêm phổi sơ sinh là nhiều
nhất (27/115 trẻ). Nghiên cứu của một số tác giả như Khu Thị Khánh Dung,
Trần Liên Anh cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn khá cao và có sự liên quan rõ rệt
giữa nhiễm khuẩn sơ sinh với vàng da tăng bilirubin tự do và kéo dài tăng
thời gian điều trị [3], [5]. Có lẽ tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân (viêm phổi,
nhiễm trùng máu...) làm tăng quá trình giáng hóa hồng cầu giải phóng
bilirubin tự do và làm chậm quá trình chuyển hóa bilirubin nên thời gian điều
trị kéo dài hơn. Theo tác giả S. De Smet và cộng sự (2009) nghiên cứu sử
dụng liều cao immunoglobulin ở trẻ sơ sinh vàng da nhiễm khuẩn cho thấy
nhiễm khuẩn là một yếu tố gây vàng da kéo dài [70], [71].
- Liên quan giữa nồng độ bilirubin máu trước khi điều trị với thời gian
chiếu đèn trung bình: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian
điều trị chiếu đèn trung bình của nhóm trẻ có nồng độ bilirubin máu ≥ 340
μmol dài hơn nhóm có nồng độ bilirubin máu < 340 μmol. Sự khác biệt là có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận
xét của Khu Thị Khánh Dung (2005) [5], thời gian điều trị chiếu đèn ở nhóm
có nồng độ bilirubin máu cao thì dài hơn nhóm có nồng độ bilirubin máu
thấp. Nghiên cứu của một số số tác giả khác cũng cho kết quả tương tự [18],
[41], [66]. Việc phát hiện sớm vàng da tăng bilirubin tự do trẻ sơ sinh khi
nồng độ bilirubin máu còn ở mức thấp hơn thì kết quả điều trị chiếu đèn càng
hiệu quả hơn [5], [6, [66].
- Liên quan giữa tuổi thai với thời gian chiếu đèn trung bình: Trẻ đẻ thiếu
tháng (< 37 tuần) có TGCĐTB (3,7 ± 1,2 ngày), dài hơn trẻ đẻ đủ tháng (3,2 ±
1,1 ngày). Trẻ càng đẻ non tháng càng có nhiều nguy cơ nói chung. Một số tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
giả nghiên cứu cho thấy tuổi thai có liên quan rõ rệt đến tỷ lệ mắc vàng da tăng
bilirubin tự do và mức độ vàng da [5], [57]. Thời gian chiếu đèn trung bình ở trẻ
đẻ non thường kéo dài hơn trẻ đẻ đủ tháng có thể do trẻ đẻ non được phát hiện
vàng da cũng như điều trị chiếu đèn sớm hơn, nhiều khi chiếu đèn mang tính dự
phòng, hơn nữa diễn biến giảm nồng độ bilirubin máu của trẻ đẻ non thường
chậm hơn trẻ đẻ đủ tháng, mặt khác ở trẻ đẻ non lại luôn có nhiều nguy cơ dẫn
đến việc gia tăng nồng độ bilirubin máu như tình trạng suy hô hấp, toan máu,
nhiễm khuẩn,...nên thời gian chiếu đèn thường được kéo dài hơn [57], [58], [59].
Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ protid máu thấp có liên quan với tỷ lệ mắc
vàng da, mức độ vàng da và thời gian điều trị thường kéo dài hơn. Những trẻ đẻ
non tháng thường có nồng độ protid máu thấp hơn trẻ đẻ đủ tháng [33], [42].
Khu Thị Khánh Dung nghiên cứu định lượng Albumin máu cho thấy tỷ lệ mắc
vàng da cao hơn ở nhóm trẻ có nồng độ albumin < 30g/l [5], Vũ Thị Xuyên cho
rằng tỷ lệ truyền plasma tươi trong điều trị chiếu đèn vàng da sơ sinh chủ yếu ở
trẻ đẻ non [33]. Một số tác giả cho rằng thời gian chiếu đèn vàng da tăng
bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh non tháng thường kéo dài hơn so với trẻ đủ tháng,
bởi lẽ chức năng chuyển hoá bilirubin tại gan kém hơn trẻ đủ tháng, khả năng
đào thải phân xu chậm hơn, hấp thu sữa và chức năng tiêu hoá kém hơn do đó
quá trình tái hấp thụ bilirubin tại ruột tăng hơn so với trẻ đủ tháng [2], [50], [54].
- Về sự bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và con với thời gian điều trị
chiếu đèn trung bình: Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy không có sự khác biệt về
thời gian chiếu đèn trung bình giữa 2 nhóm trẻ có bất đồng và không bất đồng
nhóm máu mẹ - con. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
một số tác giả cho rằng ở nhóm bất đồng nhóm máu có nồng độ bilirubin tăng
cao, nguy cơ thay máu cao, nhưng thời gian chiếu đèn kéo dài hơn không rõ rệt.
Những trẻ có bất đồng nhóm máu mà có nồng độ bilirubin cao dưới ngưỡng
truyền máu, thường được quan tâm điều trị rất tích cực để phòng ngừa biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
chứng nặng, nên ngoài việc chiếu đèn còn áp dụng nhiều biện pháp can thiệp
khác như truyền đạm, dịch... nên nồng độ bilirubin cũng giảm nhanh chóng do
đó thời gian chiếu đèn kéo dài hơn là không rõ rệt [23], [45], [52], [63].
- Cân nặng lúc vào viện của trẻ có ảnh hưởng tới thời gian chiếu đèn
trung bình. Trẻ có cân nặng vào viện < 2500 gram có thời gian chiếu đèn
trung bình là 3,7 ± 1,1 ngày dài hơn trẻ có cân nặng ≥ 2500gr (3,2 ± 1,3
ngày). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự như công bố của một số tác giả, với trẻ cân nặng < 2500g, đẻ
non thì thời gian chiếu đèn kéo dài hơn. Trẻ đẻ non, cân nặng thấp không chỉ
điều trị vàng da kéo dài hơn mà điều trị các bệnh kèm theo cũng khó khăn
hơn [20], [42], [48]. Trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non đã được Maisel MJ năm (1994)
xếp vào bảng phân loại yếu tố gây vàng da dựa trên các nguyên nhân tăng tạo
bilirubin máu và giảm khả năng đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể [58].
- Liên quan giữa sử dụng đèn LED và đèn huỳnh quang với thời gian
chiếu đèn trung bình: kết quả của chúng tôi cho thấy ngày chiếu đèn trung
bình ở nhóm trẻ sử dụng đèn LED (3,3 ± 0,9 ngày) thấp hơn ngày điều trị
trung bình của nhóm trẻ dùng đèn huỳnh quang là 3,9 ± 1,3 ngày. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Một số tác giả đã nghiên cứu và so sánh
hiệu quả của việc sử dụng một số loại đèn khác như đèn, đèn Halogen của tác
giả Phạm Đỗ Ngọc Diệp [4], đèn Compact của Ngô Minh Xuân [32], đèn bức
xạ trắng giá thấp của C.Djiokomuljiato và cộng sự [43], chiếu đèn 2 mặt bức
xạ cao của Jun H. Kang (2005) [53],.. cho thấy các loại đèn đều cho kết quả
tốt. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đèn chiếu luôn phải kiểm tra năng
lượng của nguồn ánh sáng, chất lượng bóng, dàn đèn. Điều trị vàng da tăng
bilirubin tự do trẻ sơ sinh bằng phương pháp ánh sáng luôn phải được cải tiến,
từ những loại đèn đơn giản tự tạo bằng cách lắp nhiều đèn huỳnh quang ánh
sáng trắng đến những loại đèn chiếu vàng da hiện đại, hiệu quả và an toàn hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
[29], [43], [53]. Ở những cơ sở y tế còn gặp nhiều khó khăn chưa có điều kiện
trang bị các loại đèn hiện đại để điều trị vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ
sinh thì việc lắp ráp, sử dụng đèn huỳnh quang tự chế với ánh sáng trắng cũng
đã có hiệu quả làm giảm bilirubin máu, giảm nguy cơ thay máu và biến chứng
vàng nhân não nguy hiểm cho trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
KẾT LUẬN
1. Kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh bằng liệu
pháp ánh sáng tại khoa Nhi bệnh viện ĐKTƢTN
- 87,8% trẻ khỏi, 3,1% trẻ phải thay máu và (9,2%) trẻ tử vong hoặc xin về vì
bệnh nặng.
- Tỷ lệ điều trị khỏi ở trẻ đẻ đủ tháng (95,2%) cao hơn trẻ đẻ non tháng
(84,3%), ở trẻ có cân nặng ≥ 2500gram (94,7%) cao hơn trẻ có cân nặng < 2500
gram (84,9%) và trẻ không bất đồng nhóm máu mẹ con (89,7%) cao hơn trẻ có
bất đồng nhóm máu (71,4%).
- Thời gian phát hiện vàng da càng sớm kết quả điều trị khỏi càng cao (< 24
giờ khỏi là 100% với ≥ 49 giờ khỏi là 81,1%)
- 9,2% trẻ tử vong hoặc quá nặng xin về đều ở nhóm trẻ đẻ non tháng hoặc
có cân nặng thấp (< 2500gram).
- Sau 24 - 48 giờ chiếu đèn nồng độ bilirubin máu nhanh chóng (đèn
LED giảm bilirubin máu nhanh hơn đèn huỳnh quang). Sau 48 giờ trở đi tốc
độ giảm bilirubin ở 2 loại đèn chậm lại và tương đương nhau.
- Tác dụng phụ của chiếu đèn thường gặp là mẩn đỏ da (5,2%), mất nước
(5,2%), sốt, tiêu chảy ít.
2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin tự
do ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng
- Thời gian chiếu đèn trung bình ở trẻ vàng da có viêm phổi kèm theo dài
hơn những trẻ không bị viêm phổi.
- Trẻ có nồng độ bilirubin máu ≥ 340 mol/l có thời gian chiếu đèn trung
bình dài hơn trẻ có nồng độ bilirubin máu < 340mol/l.
- Trẻ đẻ thiếu tháng có thời gian chiếu đèn trung bình dài hơn trẻ đẻ đủ tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
- Trẻ có cân nặng khi vào viện < 2500gram có thời gian chiếu đèn trung
bình dài hơn những trẻ có cân nặng ≥ 2500 gram.
- Sử dụng đèn LED có thời gian chiếu đèn trung bình ngắn hơn đèn
huỳnh quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
KHUYẾN NGHỊ
1. Tổ chức hướng dẫn cho cán bộ y tế tại khoa sản, các nhà hộ sinh, trạm
y tế và các gia đình về cách theo dõi, phát hiện sớm và đánh giá mức độ vàng
da sơ sinh ngay trong tuần đầu sau đẻ để có thái độ xử trí đúng.
2. Cần triển khai rộng rãi cách áp dụng điều trị vàng da tăng bilirubin tự
do bằng liệu pháp ánh sáng ngay tại tuyến y tế huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Quang Anh (2006), “Hội chứng vàng da trẻ sơ sinh”, Bài giảng
nhi khoa, tập 1, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 145 - 55.
2. Trần Liên Anh (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và bước đầu
đánh giá kết quả thay máu cho trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián
tiếp trong máu, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Hà Nội.
3. Trần Liên Anh (2004), “Vàng da tăng bilirubin gián tiếp”, Hướng dẫn chẩn
đoán điều trị bệnh trẻ em, Nxb Y học, Hà Nội, Tr. 12 - 17.
4. Phạm Đỗ Ngọc Diệp (2003), Đánh giá hiệu quả điều trị vàng da tăng bilirubin
gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng chiếu đèn halogen tại khoa sơ sinh Bệnh viện
Saint - Paul, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Hà Nội.
5. Khu Thị Khánh Dung, Nguyễn Kim Nga, Trần Liên Anh, Lê tố Như
(2007), "Vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh, đặc điểm lâm
sàng, xét nghiệm, một số yếu tố liên quan và kết quả can thiệp", Tạp chí
Nhi khoa Việt Nam, tập 15(số 1), Bộ Y tế, tr. 32 - 40
6. Bùi Thị Thuỳ Dương (2008), Nghiên cứu hiệu quả điều trị vàng da tăng
bilirubin gián tiếp bằng đèn Rạng đông ánh sáng xanh ở trẻ sơ sinh đủ
tháng tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn tốt nghiệp
Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
7. Huỳnh Thế Hoàng (2003), Thiết bị đèn chiếu công nghệ LED điều trị bệnh
vàng da dành cho trẻ sơ sinh, Đề tài khoa học ứng dụng Đại học Bách
khoa Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 12 - 20.
8. Lê Diễm Hương (1976), “Bệnh vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ
sinh non tháng”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975 - 1980,
Viện Bảo vệ Bà mẹ trẻ Sơ sinh, Hà Nội, tr. 60.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
9. Tô Thanh Hương (1979), "Tình hình bệnh tật sơ sinh trong 10 năm 1969 -
1978", tạp chí Y học thực hành, tập 25 (số 6), tháng 11- 12, Bộ Y tế, tr. 5 - 10
10. Huỳnh Thị Duy Hương (1996), “Vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ
sơ sinh”, Bài giảng Nhi khoa, tập 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 166 - 210.
11. Tạ Thị Ánh Hoa (1976), “Điều trị triệu chứng vàng da do tăng bilirubin tự
do ở trẻ sơ sinh”, Tạp chí Y học thực hành, năm thứ 22(số 204), Hà Nội,
Tr. 102 - 118.
12. Tạ Thị Ánh Hoa (1979), “Vàng da tăng bilirubin tự do trẻ sơ sinh”, Tạp
chí Y học thực hành, năm thứ 25(số 4) tháng 7 - 8, Hà Nội, tr. 21 - 27.
13. Nguyễn Công Khanh (1999), “Điều trị vàng da” Cấp cứu nhi khoa, Nxb
Y học, Hà Nội, tr. 313.
14. Nguyễn Công Khanh (2005), “Vàng da sơ sinh”, Tiếp cận chẩn đoán nhi
khoa, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 18 - 22.
15. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thanh Liêm (2006) “Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị bệnh trẻ em”, Nxb y học, Hà Nội, tr. 12 - 19.
16. Nguyễn Thị Kiểm (1989), Tình hình vàng da tăng bilirubin huyết ở trẻ
mới đẻ tại khoa Sơ Sinh từ 1988 - 1989, Hội nghị tổng kết nghiên cứu
khoa học, điều trị năm 1989. Viện BVBMTSS Hà Nội, tr. 66 - 71.
17. Vương Thuý Lan (1995), Đo bilirubin toàn phần trẻ sơ sinh bằng phương
pháp đo qua da, Công trình nghiên cứu khoa học, Viện BVBMTSS Hà
Nội, tr. 97 - 101.
18. Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng theo căn nguyên gây vàng da tăng bilirubin gián tiếp trẻ sơ sinh,
Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú ĐHY Hà Nội.
19. Phạm Thanh Mai, Hoàng Thị Thành (1984), Một vài nhận xét về hội chứng
vàng da tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh năm 1984 tại khoa sơ sinh, Công
trình nghiên cứu khoa học, Viện BVBMTSS Hà Nội, tr. 116 - 121.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
20. Khổng Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thanh Vân, Lê Thị Nga (1999), "Nhận xét
lâm sàng và kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh điều trị
tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Công trình
nghiên cứu khoa học, Tạp chí Y học thực hành, tháng 2, tr. 133 - 134.
21. Khổng Ngọc Mai và cộng sự (2006), “Tình hình bệnh tật và tử vong sơ
sinh 5 năm (2001 - 2005) tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành chuyên đề sơ sinh, tr.40 - 46.
22. Võ Đức Minh (2008), Vàng da sơ sinh, Thư viện khoa học VLOS
Medline.
23. Nguyễn Tuyết San (1980), Sơ bộ nhận định về vàng da do bất đồng nhóm
máu mẹ và con hệ ABO, công trình nghiên cứu khoa học 1976 - 1980.
Viện BVBMTSS Hà Nội, tr. 67 - 68.
24. Nguyễn Ngọc Siêm, Lâm Thị Mỹ (2005), "Giá trị của phương pháp đo
bilirubin qua da ở trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp", Tạp chí
nghiên cứu khoa học, tập 38(số 5), Bộ y tế - Đại học y Hà Nội, tr. 24 - 27.
25. Hoàng Văn Sơn (1972), " Định lượng Bililubin huyết thanh khi không có điện”,
tạp chí Y học thực hành , năm thứ 18 (số 180), tháng 11 - 12, tr. 32 - 33
26. Trương Thị Sương (2004), “ Khảo sát nghiên cứu và tiến triển lâm sàng
vàng da tăng bilirubin tự do trẻ sơ sinh,” Tạp chí Y học thực hành, Bộ y
tế (số 495), tr. 304 - 310.
27. Hà Công Thanh, Từ Sỹ Khương (1989), “ Một số nhận xét bước đầu qua
12 trường hợp vàng da tăng bilirrubin gián tiếp được điều trị bằng thay
máu”. Tạp chí Y học thực hành (số 6), tháng 11 - 12, tr. 32 - 33.
28. Lê Nam Trà, Nguyễn Thanh Liêm (2005), Báo cáo kết quả nghiên cứu
lựa chọn kỹ thuật thích hợp xây dựng các quy trình cấp cứu nhi khoa chủ
yếu, Bộ khoa học công nghệ - Bộ y tế, tr. 207 - 212.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
29. Đặng Thị Hải Vân và cộng sự (2003), “ Nhận xét tình hình vàng da tăng
bilirubin gián tiếp tại khoa sơ sinh bệnh viện Saint - Paul”, Tạp chí
nghiên cứu y học, tập 35(số 2), Tr. 140 - 145.
30. Ngô Minh Xuân (1999), " Vàng da nặng do tăng bilirubin gián tiếp",Tạp
chí Y học thực hành, Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1(số 3), tr. 140 - 145.
31. Ngô Minh Xuân (2001), Phân cấp chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh do
tăng bililubin gián tiếp, Luận án tiến sĩ y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
32. Ngô Minh Xuân (2007), “ So sánh hiệu quả 2 phương pháp chiếu đèn 2
mặt trong điều trị vàng da sơ sinh nặng do tăng bilirubin gián tiếp”, Tạp
chí Nhi khoa, tập 15(số 1) tr. 42 - 46.
33. Vũ Thị Xuyên (2000), Kết hợp truyền Plasma tươi và chiếu đèn trong
điều trị vàng da sơ sinh tăng bilirrubin máu, Công trình nghiên cứu khoa
học Viện Nhi Trung ương, Nxb Y học, Hà nội, tr. 79 - 82.
II. TIẾNG ANH
34. A. D. Chowdhury, D. B. Shortland, M. Hussey (2008), "Understanding
neonatal jaundice: UK practice and international profile". J R Soc Promot
Health. 128(4), p. 202 - 6.
35. A. D. Chowdhury, M. H. Hussey, D. B. Shortland (2007),"Critical overview
of the management of neonatal jaundice in the UK". Public Health. 121(2),
p. 137 - 43.
36. A. Amirshaghaghi, K. Ghabili, M. M. Shoja, H. Kooshavar (2008), "Neonatal
jaundice: knowledge and practice of Iranian mothers with icteric newborns".
Pak J Biol Sci. 11(6), p. 942 - 5.
37. A. Cakmak, M. Calik, A. Atas, I. Hirfanoglu, O. Erel (2008), "Can haptoglobin
be an indicator for the early diagnosis of neonatal jaundice?" J Clin Lab Anal.
22(6), p. 409 - 414.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
38. A. E. Burgos, S. K. Schmitt, D. K. Stevenson, C. S. Phibbs (2008), "Readmission
for neonatal jaundice in California, 1991 - 2000", trends and implications.
Pediatrics. 121(4), p. 864 - 869.
39. A. Hobbs. L. Burke, J. M. Robbins, T. M. Bird, C, C. Nesmith, J. M. Tilford
(2009), "Trends in hospitalizations for neonatal jaundice and kernicterus in
the United States, 1988 - 2005", Pediatrics. 123(2), p. 524 - 32.
40. B. Gupta. Agarwal, V. Singh, S. P. Goel (2007), "Maternal and neonatal
factors affecting physiological jaundice in western U.P". Indian J Physiol
Pharmacol. 51(2), p. 203 - 6
41. B. Csoma, L. Kemeny, J. Olah (2008), "Phototherapy for neonatal jaundice". N
Engl J Med. 358(23), p. 2523 - 4, author reply 2524 - 5.
42. C. E. Ahlfors, R. P. Wennberg, J. D. Ostrow, C. Tiribelli, (2009), "Unbound
(free) bilirubin: improving the paradigm for evaluating neonatal jaundice". Clin
Chem. 55(7), p. 1288 - 99.
43. C. Djokomuljanto, B. S. Quah, Y. Surini, R. Noraida, N. Z. Ismail, T. W.
Hansen, H. Van Rostenberghe (2006), "Efficacy of phototherapy for
neonatal jaundice is increased by the use of low-cost white reflecting
curtains". Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 91(6), p. F439 - 42.
44. Clarence W, Gowen Jr (2006),“Anemia and Hyperbilirubinemia”, Essentials
of Pediatrics fifth edition, p. 313 - 9.
45. Chen j, Ling U (1994), “Prediction of the development of neonatal
hyperbilirubinemia in ABO incompatibility”, Chung Hua I Hua Tsa
Chih, Taipei, 1994 Jan, 53(1), p. 13 - 18.
46. Dikshit SK,Gupta PK (1989),“Exchange transfusion in neonatal
hyperbilirubinemia ”, Indian Pediatr 26(11), p. 1139 - 45.
47. Ebbesen F (2001), “Recurrence kernicterusin term and near-term infants
in Demark”, Acta Pediatr, 90(9). p. 1080.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
48. F. P. Facchini, M. A. Mezzacappa, I. R. Rosa, F. Mezzacappa Filho, A.
Aranha-Netto, S. T. Marba (2007), "Follow-up of neonatal jaundice in
term and late premature newborns". J Pediatr (Rio J). 83(4), p. 313 - 22.
49. Gabilan JC (1998), “Pharmacologic treatment of nenatal jaundice. A new
approach”, Arch Pediatr, 1998 Nov, 5(11), p.1274 - 8.
50. H. D. Buiter, S. S. Dijkstra, R. F. Oude Elferink, P. Bijster, H. A. Woltil,
H. J. Verkade (2008), "Neonatal jaundice and stool production in breast-
or formula-fed term infants". Eur J Pediatr. 167(5), p. 501 - 7.
51. Hinkes Michael T (1998), “Neonatal Hyperbilirubinemia”, Manual of
neonatal care, p. 1975 - 2009.
52. Hsiao-Bai Yang (1999), The clinical application of Coombs test and
elution test in the ABO - Incompatibiliti relate hemolytic disease of
newborn, 10 th Regional Congress of the international Society of Blood
Transfution Western Pacific Region, p. 321.
53. Jun H. Kang (2005), “ Double phototherapy with high irradiance compared
with single phototherapy in neonates with hyperbilirubinemia, American
journal of perinatology”. Vol. 12 number 3 may 1995, p. 178 - 80.
54. J. M. Kirk (2008), "Neonatal jaundice: a critical review of the role and
practice of bilirubin analysis". Ann Clin Biochem. 45(5), p. 452 - 62.
55. Klaus Jahrig, Peter Mersel (1993),“Phototherapy treatment neonatal
jaundice with visible light”, Qusintessens Verlag-GmbH. Munchen, p. 115.
56. K. Bhutani, M. J. Maisels, A. R. Stark, G. Buonocore (2008), "Management of
jaundice and prevention of severe neonatal hyperbilirubinemia in infants >or =
35 weeks gestation". Neonatology. 94 (1), p. 63 - 7.
57. Martin M. Avroy A. Fanaroff, Richard J (2006), “Diseases of the Fetus
and Infant”.7th Edition Neonatal Perinatal Medicine, Mosby 2002. p
1309 - 1346
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
58. Maisel M.J (1994), "Jaundice, neonatology pathophysiology and management
of the newborn”. Fourth edition. Edited by Gordon B. Avery, Mary Ann
Fletcher, and Mhairi G. Mac Donal J.B. Lipincott company Philadelphia, p.
630 - 711.
59. M. J. Maisels (2006), "Neonatal jaundice". Pediatr Rev. 27(12), p. 443 - 54.
60. M. J. Maisels,A. F. McDonagh, (2008), "Phototherapy for neonatal jaundice". N
Engl J Med. 358(9), p. 920 - 8.
61. M.B O. Olusanya (2006), "Letter to the Editors: the burden of neonatal jaundice
and sepsis in developing countries". Trop Med Int Health. 11(3), p. 381.
62. McGraw-Hill (2004), “Neonatology: Management, Procedurs, On - Call
Problems, Diseases, and Drugs”. Fifth Edition. A LANGE clinical manual.
Lange Medical Books, p 175 - 179, p 247 - 250, p 381 - 388.
63. Makay, N. Duman, E. Ozer, A. Kumral, D. Yesilirmak, H. Ozkan (2007),
"Randomized, controlled trial of early intravenous nutrition for
prevention of neonatal jaundice in term and near-term neonates",
JPediatr Gastroenterol Nutr. 44(3), p. 354 - 358.
64. N. R. Kaini, D. Chaudhary, V. Adhikary, S. Bhattacharya, M. Lamsal
(2006), "Overview of cases and prevalence of jaundice in neonatal
intensive care unit". Nepal Med Coll J. 8(2), p. 133 - 135.
65. N. Khalesi,F. Rakhshani (2008), "Knowledge, attitude and behaviour of
mothers on neonatal jaundice". J Pak Med Assoc, 58(12), p. 671- 4.
66. R. Kapoor (2008), "Phototherapy for neonatal jaundice". N Engl J Med.
358 (23), p. 2522 - 3, author reply. 2524 - 5.
67. Richard E, Kilegman (2000), “Jaundice and hyperbilirubinemia in
newborn”, Nelson text book pediatrics. 16 th edition. W.B Saunder
company 2000, p. 513 - 7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
68. Sarici SU, Yurdakok M (2002), “An early (sixth hour) serum bilirubinemia
surement is useful in predicting the development of signficant hyperbilirubinemia
and servers ABO” pediatr 109 (4), p. 53.
69. S. K. Moerschel, L. B. Cianciaruso, L. R. Tracy (2008), "A practical
approach to neonatal jaundice". Am Fam Physician. 77(9), p. 1255 - 62.
70. S. De Smet, F. Monpoux, C. Dageville, A. M. Maillotte, F.Casagrande, P.
Boutte (2009), "High - dose intravenous immunoglobulin therapy and
neonatal jaundice due to red blood cell alloimmunization.". Arch Pediatr.
71. V. D. Ostrow, R. P. Wennberg, C. Tiribelli (2008), "Phototherapy for neonatal
jaundice". N Engl J Med. 358(23), p. 2524, author reply 2524 - 5.
72. William J Cashore (1990), “The Nerotoxicity of Bilirubin”, Clinics in
Perinatology. 71(2) p. 437 - 44.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
¬
BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƢƠNG THÁI
NGUYÊN
BỘ MÔN NHI
Số bệnh án: ................
Phiếu số ....................
PHIẾU NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN VÀNG DA SƠ SINH
TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG
THÁI NGUYÊN
1. Hành chính
- Họ và tên trẻ:. .......................................... Nam Nữ Dân tộc: ...............
- Ngày, tháng, năm sinh .............................. Tuổi vào viện ...............................
- Con thứ Tuổi thai: .......... tuần, ngày đầu kỳ kinh cuối cùng ......................
- Họ và tên mẹ: ...................................... . Tuổi ....... .Nghề nghiệp ....................
- Địa chỉ ...........................................................................................................
- Ngày vào viện: ...............................................................................................
2. Quá trình bệnh lý
- Lý do vào viện. ..............................................................................................
- Chẩn đoán ......................................................................................................
- Cách đẻ: Đẻ thường Đẻ chỉ huy Mổ lấy thai Đẻ khác
- Thời gian chuyển dạ:....................giờ.......................phút
- Ngạt thai: Có Không
- Mẹ bị sản giật: Có Không
- Mẹ bị sốt: Có Không
- Mẹ có bệnh trong thời kỳ mang thai. ..............................................................
- Cân nặng sơ sinh..............................gam, cân nặng vào
viện.............................gam
- Tuổi xuất hiện vàng da
72 giờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
- Tuổi bắt đầu chiếu đèn điều trị vàng da tăng Bilirubil tự do
72 giờ
- Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng B.Đ. đ.trị sau 24 h sau 48 h sau 72h
Màu sắc da (vùng vàng da)
Tinh thần
Phản xạ bú
Trương lực cơ
- Bệnh kèm theo
+ Viêm phổi Có Không
+ Viêm rốn Có Không
+ Viêm da Có Không
+ Tiêu chảy Có Không
+ Bướu huyết thanh Có Không
+ Bệnh khác Có Không
- Xét nghiệm
+ Bạch cầu: .................................. 109/l
+ Hồng cầu: ................................... 1012/l
+ Hb: ............................................. g/l
+ Hct: ............................................ %
+ Prôtein TP .................................. g/l
+ Albumin: .................................... g/l
- Nhóm máu: Mẹ: ABO:........Rh Con: ABO:....... Rh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
- Test coombs: Dương tính Âm tính
- Định lượng nồng độ bilirubin máu (µmol)
Bilirubin BĐ đ.trị sau 24 h sau 48 h sau 72 h
Toàn phần
Trực tiếp
Gián tiếp (tự do)
3. Điều trị
- Loại đèn chiếu:...............................Từ ngày............................đến
ngày.......................
- Chế độ ăn: Sữa mẹ Sữa bột Hỗn hợp
- Truyền dịch Có Không
- Truyền Albumin Có Không
- Truyền máu Có Không
- Điều trị khác:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
4. Tác dụng phụ
Mẩn đỏ Sốt Mất nước Tiêu chảy Khác
5. Kết quả điều trị
Khỏi Thay máu Chuyển tuyến Tử vong, xin về
Ngày.............tháng..........năm 2009
Ngƣời điều tra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _sinh_bang_lieu_phap_anh_sang_tai_khoa_nhi_benh_vien_da_khoa_trung_uo_.pdf