- Bệnh nhân ở nhóm dưới 60 tuổi có khả năng phục hồi tốt hơn về khả
năng vận động các hoạt động chức năng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh nhân bắt đầu tập luyện trước 6 tuần sau đột quỵ có khả năng phục
hồi vận động cao hơn những bệnh nhân có thời gian luyện tập sau 6 tuần.
-Kết quả phục hồi khả năng vận động của chân trên bệnh nhân liệt nửa
người do TBMMN đạt cao hơn so với kết quả phục hồi khả năng vận động
của tay trên bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN.
- Đối với bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN sau khi đã được điều
trị qua giai đoạn cấp, chỉ số Cholesterol chịu sự ảnh hưởng trong quá trình
phục hồi chức năng vận động.
87 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng-Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình đạt 85%; bệnh nhân điều trị trước 12 tuần đạt kết quả tốt và trung
bình là 72,7%, bệnh nhân điều trị sau 12 tuần đạt kết quả tốt và trung
bình là 54,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Biểu đồ 11: Liên quan giữa thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu
PHCN và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Bảng 3.17. Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Chi bị liệt
Kết quả
p
Tốt và trung bình Kém
Tay
25
(40,3%)
37
(59,7%)
< 0,01
Chân
48
(77,4%)
14
(22,6%)
Nhận xét: Đối với bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu
não khả năng phục hồi của chân liệt (77,4%), tốt hơn khả năng phục hồi
tay liệt (40,3%). Sự khác biệt về kết quả phục hồi vận động của chân so
với phục hồi vận động của tay có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,01.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Biểu đồ 12: Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Bảng 3.18. Sự thay đổi Cholesterol máu ở bệnh nhân liệt nửa người do
tai biến mạch máu não dựa trên giá trị trung bình
Thời điểm
Cholesterol
Trước tập luyện Sau điều trị 6 tuần
Đơn vị tính (m mol/l) Đơn vị tính (m mol/l)
X 4,75 4,32
sd 0,47 0,8
p < 0,05
Nhận xét: Hàm lượng Cholesterol trung bình của 62 bệnh nhân trước
điều trị là 4,75 m mol/l sau sáu tuần tập luyện hàm lượng Cholesterol trung
bình của 62 bệnh nhân là 4,32m mol/l.
Sự thay đổi về hàm lượng Cholesterol của bệnh nhân trước tập và sau tập
6 tuần có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 3.19. Tình trạng thay đổi Cholesterol máu ở bệnh nhân liệt nửa
người do tai biến mạch máu não sau sáu tuần tập luyện
Sự thay đổi
Cholesterol
n Tỷ lệ (%)
Giảm 48 77,4
Không thay đ ổi 14 22,6
Tổng số 62 100
Nhận xét: Sau sáu tuần tập luyện có 48 bệnh nhân giảm được hàm
lượng Cholesterol chiếm 77,4%. Còn 14 bệnh nhân không có sự thay đổi về
hàm lượng Cholesterol chi ếm 22,6%.
Bảng 3.20. Sự thay đổi Glucose máu ở bệnh nhân liệt nửa người do
tai biến mạch máu não dựa trên giá trị trung bình
Thời điểm
Glucose
Trước tập luyện Sau điều trị 6 tuần
Đơn vị tính (m mol/l) Đơn vị tính (m mol/l)
X 5,27 5,18
Sd 0,62 0,63
P > 0,05
Nhận xét: Hàm lượng Glucose trung bình của 62 bệnh nhân trước điều
trị là 5,27 m mol/l ,sau sáu tuần tập luyện hàm lượng Glucose trung bình của
62 bệnh nhân là 5,18 m mol/l..
Sự thay đổi về hàm lượng Glucose của bệnh nhân trước tập và sau tập 6
tuần không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p > 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 3.21. Tình trạng thay đổi Glucose máu ở bệnh nhân liệt nửa người
do tai biến mạch máu não sau sáu tuần tập luyện.
Sự thay đổi
Glucose
Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Giảm 17 27,4
Không thay đổi 45 72,6
Tổng số 62 100
Nhận xét: Sau sáu tuần tập luyện có 17 bệnh nhân giảm hàm lượng
Glucose chiếm 27,2%. Còn 45 bệnh nhân không có sự thay đổi về hàm lượng
Glucose chiếm 72,6%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
4.1.1. Theo tuổi và giới
Tổng số đối tượng trong nghiên cứu có 62 người bị liệt nửa người sau
TBMMN, gồm 49 nam chiếm 79,0% và 13 nữ chiếm tỷ lệ 21,0% (Bảng 3.1).
Người có tuổi thấp nhất là 30, lớn nhất là 88 tuổi. Nhóm tuổi trên 60 tuổi
chiếm tỷ lệ cao với 75,8% và nhóm dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ 24,2%.
Kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước và
ngoài nước.
Theo Nguyễn Văn Đăng [15], nam giới bị TBMMN nhiều hơn nữa
giới, tỷ lệ nam/nữ là 1,48/1.
Theo Nguyễn Thuỳ Hương và cộng sự [22], [23], nhóm từ 60 - 74 tuổi
chiếm 53%.
Theo Hoàng Khánh và cộng sự [24] cho biết TBMMN chiếm ưu thế ở
nam tỷ lệ nam/nữ là 1,86/1.
Phan Hồng Minh và cộng sự [28], nghiên cứu cho thấy TBMMN tăng dần
theo tuổi, thường gặp nhất ở lứa tuổi trên 50, ở nam lớn hơn nữ (khoảng 1,6 lần).
Theo Y văn thế giới, TBMMN ở nhóm dao động từ 48 - 95 tuổi và cao
nhất ở nhóm 60 - 75 tuổi [49], [55], [62].
Granger C.V và cộng sự, tỷ lệ nam/nữ là 1,7 [53].
Theo Machlum S, nam m ắc TBMMN chiếm 66,06% còn nữ 33,94% [69].
Theo một số tác giả, TBMMN thường gặp phần lớn ở nam giới và ở
trong từng bậc tuổi nam giới nhiều hơn nữ giới. Lý do khác là nam giới có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn nữ giới. Để giải thích các tác giả cho rằng ở
nam giới tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn so với nữ và tăng huyết áp là
một trong những nguyên nhân gây ra TBMMN ở người cao tuổi, ngoài ra ở
nam giới có thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia và chịu tác động của nhiều
yếu tố sang chấn tâm lý. Đây là những yếu tố thuận lợi gây ra tăng huyết áp
và tai biến mạch máu não. TBMMN gặp nhiều nhất ở nhóm người cao tuổi và
tăng tỷ lệ thận với tuổi. Tuổi cao là yếu tố quan trọng, đây là bệnh của nhóm
tuổi này, vì tuổi càng cao có liên quan nhiều đến bệnh mạch máu, trước hết là
xơ vữa động mạnh vành, huyết áp [25], [33], [40].
Theo Lê Văn Tri, tuổi tác làm tăng sự hoá già động mạch do động
mạch bị xơ cứng lại, kém tính đàn hồi, không co giãn cho thích hợp với
máu… cho nên TBMMN là bệnh của tuổi già [40].
Theo Đào Ngọc Phong [33], người già dễ bị TBMMN, số lượng người
già tăng do tuổi thọ của người tăng và do dân số tăng, nhịp sinh học của người
già đảo ngược so với người trẻ.
4.1.2. Theo bên liệt
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ liệt nửa người bên phải (58,1%) cao
hơn tỷ lệ liệt nửa người bên trái (41,9%) (bảng 3.2). Đ iều này phù hợp với
giải phẫu của khu vực động mạch Sylvius và cũng phù hợp với nghiên cứu
của nhiều tác giả trong và ngoài nước.
Theo Nguyễn Thuỳ Hương [22], liệt nửa người bên phải chiếm khoảng
51,05%, còn liệt nửa người bên trái khoảng 48,95%.
Theo Trần Văn Chương [20] cho biết ở những bệnh nhân bị
TBMMN lần thứ nhất, liệt nửa người bên phải chiếm 53%, còn liệt nửa
người bên trái l à 47%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Theo Samuelsson M và cộng sự [65], tỷ lệ liệt nửa người do
TBMMN bên phải cao hơn tỷ lệ liệt nửa người ở bên trái (54 ,32% so với
bên phải 45,6%).
Theo Besthous F và cộng sự [47], tỷ lệ liệt nửa người do TBMMN ở
bên phải chiếm 53% và 47% ở bên trái.
Tuy nhiên, sự khác nhau này cũng không có ý nghĩa thống kê.
4.1.3. Theo nghề nghiệp
Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy người bệnh bị liệt nửa người sau
TBMMN có nghề nghiệp trước đó là cán bộ chiếm tỷ lệ 74,2% (bảng 3.3 và
biểu đồ 2). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả
trong nước cũng như nước ngoài. Theo chúng tôi, có thể các đối tượng điều
tra là các bệnh nhân TBMMN ở các khu vực khác nhau, đặc biệt là các vùng
nông thôn còn nghèo, trước sự phát triển vượt bậc của đất nước về kinh tế
cũng như chính trị đòi hỏi cường độ làm việc của mỗi người cán bộ trong mọi
lĩnh vực công việc thật căng thẳng và bận rộn.
Trong điều kiện làm việc căng thẳng vất vả với sự hiểu biết về bệnh tật
còn hạn chế do đó tỷ lệ bệnh nhân là cán bộ có nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch nhiều (đây là nhóm nguy cơ cao gây ra TBMMN).
Trên thực tế đối với lại các cơ quan tổ chức có tỷ lệ lao động cao về
công việc nặng nhọc và căng thẳng cần được quan tâm khám sức khoẻ định
kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm bệnh tật và điều trị kịp thời, loại trừ bớt
nguyên nhân gây TBMMN. Song song với việc đó cần phải hết sức coi trọng
những vấn đề cấp cứu, phục hồi chức năng cho những người bị liệt nửa người
sau TBMMN. Giúp họ tái nhập vào xã hội một cách bình đẳng và có cuộc
sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
4.1.4. Theo thời gian sau tai biến mạch máu não
Người bệnh có thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu tập luyện trong
thời gian điều trị PHCN dưới 6 tuần sau TBMMN chiếm tỷ lệ 64,5% (Bảng
3.5). Đây là khoảng thời gian mà các bệnh nhân TBMMN đã điều trị giai
đoạn cấp tại các bệnh viện đa khoa, họ được chuyển đến bệnh viện Điều
dưỡng & Phục hồi chức năng Thái Nguyên để điều trị PHCN. Tuy nhiên vẫn
còn tỷ lệ 35,4% bệnh nhân được PHCN muộn hơn vì có nhiều bệnh nhân phải
mất một khoảng thời gian dài nằm điều trị tại các bệnh viện đa khoa vì bệnh
nặng hoặc do chưa được các cán bộ y tế chú trọng đến khả năng phục hồi
chức năng cho bệnh nhân.
4.1.5. Theo loại tổn thương não
Trong 62 người thuộc diện nghiên cứu của chúng tôi, 100% đều đã
được điều trị giai đoạn cấp tại các bệnh viện thuộc tỉnh Thái Nguyên, gồm có
29 người đã được chẩn đoán là nhồi máu não chiếm 46,8%, 22 người đã được
chẩn đoán là cháy máu não chiếm 35,5%, còn 11 người được chẩn đoán
chung là TBMMN chiếm 17,7% (Bảng 3.4).
Bảng 4.1. So sánh với kết quả của một số tác giả nước ngoài và trong nước
Tác giả Nhồi máu não Chảy máu não Không xác định
Friederiksberg (1999) 29% 12% 59%
Middlesex (1999) 47% 35% 18%
Nguyễn Thị Nga (2002) 43,1% 34,5% 22,4%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 46,8% 35,5% 17,7%
Theo Besthoux F và cs, nhồi mãu não chiếm 84%, còn chảy máu não
chiếm 16% [47].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Orgogozo cho biết tỷ lệ nhồi máu não chiếm 80%, còn 20% chảy máu
não [21].
Theo Nguyễn Văn Đăng tỷ xuất giữa ngồi máu não/ chảy máu não
bằng 2 [13].
Trần Văn Chương, nhận thấy nhồi máu não chiếm 77,33%, còn chảy
máu não là 22,67% [6].
Ma Thị Kim Liên cho biết nhồi máu não chiếm 52,13% và 47,8% là
chảy máu não [26].
Nhìn chung, tỷ lệ nhồi máu não qua các nghiên cứu và của chúng tôi
đều cao hơn chảy máu não. Bên cạnh đó, loại tổn thương không xác định
chiếm tỷ lệ 17,7%. Theo chúng tôi, chẩn đoán loại tổn thương não thường
khó, đòi hỏi thầy thuốc chuyên khoa, giàu kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của kỹ
thuật chẩn đoán hình ảnh. Trong khi đó Thái Nguyên chưa có đủ điều kiện để
trang bị máy móc hiện đại cho các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Điều
dưỡng và PHCN tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác các đối tượng trong diện nghiên
cứu chỉ điều trị ở các bệnh viện với thời gian ngắn do đó việc chẩn đoán loại
tổn thương gặp không ít khó khăn.
4.2. Kết quả phục hồi vận động sau tập luyện bằng phương pháp Bobath
4.2.1. Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của đối tượng nghiên cứu
trước tập luyện
Trong nghiên cứu, chúng tôi đánh giá mức độ độc lập trước thời gian
tập luyện của những người liệt nửa người sau TBMMN tại bệnh viện Điều
dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên tất cả các đối tượng này đã được
điều trị qua giai đoạn cấp tại các bệnh viện đa khoa. Kết quả thu được như
sau: Mức độ độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày chiếm 1,6%, mức
độ phụ thuộc hoàn toàn chiếm 75,8% (Bảng 3.6).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Theo Trần Văn Chương (2002) nghiên cứu 115 bệnh nhân có kết quả
đánh giá trước tập luyện, mức độ độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày
chiếm 1,7%, mức độ phụ thuộc hoàn toàn chiếm 86,1%.
Bảng 4.2. So sánh một số nghiên cứu nước ngoài
không có chương trình PHCN
Tác giả Độc lập hoàn toàn
Korv J và cs (1999) 38%
Gresham G.E và cs (1980) 35,1%
Nguyễn Thị Nga ( 2002) 3,4%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 1,6%
Schutte T và cộng sự [66] cho biết 38% người TBMMN khi ra viện độc
lập hoàn toàn, 18% cần sự trợ giúp và có tới 44,5% phụ thuộc hoàn toàn trong
sinh hoạt hàng ngày.
Kết quả đánh giá mức độ độc lập của bệnh nhân trước khi tập luyện của
chúng tôi thấp hơn kết quả của các tác giả nước ngoài là do điều kiện kinh tế
và sự phát triển y học ở nước ngoài tốt hơn, những người này đã được điều trị
PHCN tại những cơ sở có trang thiết bị PHCN tốt hơn so với nước ta và học
được phục hồi sớm ngay sau khi bị TBMMN.
4.2.2. Kết quả phục hồi khả năng đi của bệnh nhân
Khả năng đi lại của bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN sau tập
luyện bằng phương pháp Bobath qua nghiên cứu cũng không khác biệt nhiều
so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác, với 57,8% bệnh nhân có
thể đi lại được sau 6 tuần tập luyện (bảng 3.10).
Tuy nhiên nếu so sánh kết quả vận động đi lại với các tác giả
khác thì kết quả của chúng tôi còn thấp hơn, đa số bệnh nhân liệt nửa
người sau TBMMN chủ yếu sử dụng chân không liệt và nửa người bên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
lành bù trừ cho bên liệt để đi lại, sự tham gia của bên liệt vào động tác
đi còn hạn chế.
Bảng 4.3. Khả năng độc lập trong đi của bệnh nhân liệt nửa người
Tác giả Độc lập hoàn toàn
Jorgensen (1999) 65%
Flick (1999) 78%
Nguyễn Thị Nga (2002) 60,3%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 57,8%
4.2.3. Kết quả phục hồi khả năng vận động chung
Bảng 4.4. So sánh kết quả phục hồi vận động chung
Tác giả Tự làm được
Benaim (1996) 70%
Blanco (1999) 81%
Gresham (1999) 80%
Nguyễn Thị Nga (2002) 60%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 69%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về khả năng phục hồi vận động
chung của bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN trong bảng (3.8), (3.9) cho
thấy tỷ lệ bệnh nhân độc lập trong vận động sau luyện tập phục hồi thấp hơn
so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Chúng tôi cho rằng kết quả
như vậy là hợp lý vì đối với chuyên ngành phục hồi chức năng ở nước ta phát
triển muộn và ít được chú ý tới, gần đây mới được áp dụng và mở rộng trong
công tác điều trị cho bệnh nhân sau TBMMN. Kết hợp giữa sự phát triển
muộn của chuyên ngành, điều kiện trang thiết bị còn kém cùng với nhận thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
trong vấn đề điều trị PHCN sớm của bệnh nhân còn hạn chế. Mặt khác một
phần do trình độ chuyên môn và kĩ năng tập luyện của các kỹ thuật viên của
chúng ta còn thấp hơn so với các kỹ thuật viên của các nước khác đã được
chuyên khoa hoá, tất cả các điều này đã ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
4.2.4. Kết quả phục hồi các hoạt động sống trong sinh hoạt hàng ngày
Bảng 4.5. So sánh kết quả về độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
Tác giả Độc lập hoàn toàn
Clarke (1995) 48% - 58%
Flick (1997) 45% - 67%
Gresham (1999) 69%
Nguyễn Thị Nga (2002) 16% - 65%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 13% - 66%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về khả năng độc lập của bệnh nhân
trong sinh hoạt hàng ngày ở bảng (3.11) thấp hơn so với các tác giả khác.
Sau tập luyện bệnh nhân độc lập trong sinh hoạt hàng ngày thấp hơn so với
các hoạt động chức năng khác có kết quả như vậy l à vì hiện nay chúng ta
chưa có kỹ thuật viên hoạt động trị liệu trong giai đoạn 6 tuần, bệnh nhân chủ
yếu được tập vận động và đi lại, phần tập cho bệnh nhân các hoạt động tự
chăm sóc hầu như không có.
4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi của bện h nhân liệt nửa
người do tai biến mạch máu não
Có nhiều yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi vận động của bệnh
nhân liệt nửa người do TBMMN. Việc tiên lượng và đánh giá khả năng phục
hồi của bệnh nhân TBMMN khó có thể xác định được chính xác ở những lần
khám đầu tiên trong tuần đầu sau đột quỵ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Niam và các tác giả của những năm 1990 cho rằng không thể xác định
và đánh giá chính xác khả năng phục hồi của bệnh nhân liệt nửa người trước
ba tuần sau khi đột quỵ mà chỉ có thể tiên lượng được khả năng phục hồi của
bệnh nhân từ 2 - 5 tuần sau khi tiến hành tập luyện [64].
Nói về các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi của người bệnh liệt
nửa người sau TBMMN, nhiều chuyên gia PHCN đã đề cập đến một số vấn
đề cơ bản sau:
4.3.1. Tuổi của bệnh nhân
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở nhóm tuổi từ 60 trở xuống
kết quả phục hồi tốt hơn cả về vận động cũng như các hoạt động chức năng
trong sinh hoạt hàng ngày so với bệnh nhân ở nhóm tuổi trên 60 (Bảng 3.12).
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả, đó là tuổi
càng trẻ thì khả năng phục hồi càng tốt.
Theo Cain [59] ở người sau TBMMN, nhóm tuổi trẻ có khả năng phục
hồi về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày tốt hơn nhóm cao tuổi.
Dù không có giới hạn về tuổi cho việc tập luyện phục hồi chức năng
đối với bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN, nhưng có nhiều ý kiến khác
nhau về mối liên quan giữa tuổi của bệnh nhân và khả năng phục hồi của họ.
Đa số các tác giả cho rằng tuổi có liên quan đến khả năng phục hồi của bệnh
nhân, tuổi cao là yếu tố không thuận lợi trong phục hồi chức năng đối với
bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN, khả năng phục hồi của bệnh nhân
giảm xuống khi tuổi thọ họ tăng lên [9].
Nhiều nghiên cứu gần đây của các tác giả cũng vẫn cho kết luận là khả
năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc vào tuổi của họ. Sween và cộng sự
(1996) cho rằng tuổi của bệnh nhân có ảnh hưởng nhiều đến kết quả phục hồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
qua đánh giá mức độ độc lập của bệnh nhân trong vận động và trong sinh hoạt
hàng ngày [68].
Blanco (1999) có kết luận là bệnh nhân dưới 70 tuổi có thể phục hồi
khả năng đi lại cao hơn 2 lần so với bệnh nhân trên 70 tuổi [52].
Với nhận thức tuổi càng cao khả năng phục hồi càng giảm nên một số
chuyên gia PHCN đã đề xuất chiến lược phục hồi đối với người trẻ tuổi là tập
luyện để phục hồi lại những chức năng đã giảm hoặc đã mất. Còn đối với
người cao tuổi là ưu tiên chiến lược phục hồi bù trừ hoặc thay thế, để giúp
bệnh nhân vẫn có thể tự chăm sóc bản thân và độc lập tối đa các hoạt động
chức năng trong sinh hoạt hàng ngày, mặc dù không thể bình thường hoá
được nữa người bên liệt và thực tế bình thường hoá không phải là mục tiêu
chính của PHCN [85].
Theo Nakayama H và cộng sự, sự tiến bộ về chức năng trong các hoạt
động hàng ngày ảnh hưởng bởi lứa tuổi. Tuổi cao mức độ độc lập trong sinh
hoạt hàng ngày sẽ giảm so với tuổi trẻ, tác giả cho rằng đó là khả năng phục
hồi của người cao tuổi kém. Cứ tăng thêm 10 tuổi sẽ giảm 7% điểm trong
thang điểm Barthel [61].
Theo Schutte T và cộng sự [66] sau TBMMN nhóm người cao tuổi có
mức độ phụ thuộc hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày lớn hơn nhóm trẻ tuổi,
tác giả cho rằng nguyên nhân là do nhóm người cao tuổi có sự khiếm khuyết
về chức năng và nguy cơ TBMMN tái phát lớn hơn nhóm trẻ.
4.3.2. Giới tính
Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả về tỷ lệ bị TBMMN của bệnh
nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ, nhưng kết quả PHCN giữa bệnh nhân
nam và bệnh nhân nữ còn có những vấn đề đang được bàn luận mà chưa
hoàn toàn thống nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Reynolds và cộng sự (1959) nghiên cứu cho thấy 18,1% bệnh nhân
nam và 10,7% bệnh nhân nữ có khả năng phục hồi tốt. Nhưng cũng có tác giả
cho rằng kết quả phục hồi giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ không có gì
khác biệt [59].
Mặc dù tỷ lệ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của nam cao hơn nữ,
song sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chưa thấy có
mối liên quan giữa mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày với giới của
người bệnh. Như vậy, có thể nói kết quả PHCN phụ thuộc vào chính ý thức tự
giác tự tập luyện và ý chí của người bệnh chứ không liên quan đến giới tính.
4.3.3. Thời gian bắt đầu tập luyện phục hồi chức năng.
Các nghiên cứu về PHCN đã cho kết luận khả năng phục hồi tốt nhất của
bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN xảy ra từ 3 - 6 tháng đầu tiên sau đột quỵ.
Tổ chức Y tế thế giới (1971) đã có khuyến cao là ngay từ những
ngày đầu tiên sau đột quỵ, kể cả khi bệnh nhân vẫn còn hôn mê thì việc
phòng chống co cứng, biến dạng co rút và các thương tật thứ cấp khác sau
này cũng phải được coi trọng như là phòng chống loét và các biến chứng
khác trong giai đoạn cấp. Kỹ thật chính được áp dụng tr ong giai đoạn này
là kỹ thuật vị thế. Ngay từ những ngày đầu tiên, bệnh nhân được đặt nằm ở
các tư thế đúng theo mẫu phục hồi, các vị thế nằm đó được thay đổi thường
xuyên từ 2 - 3 giờ/lần. Kỹ thuật vị thế đúng kết hợp với tập vận động thụ
động thường xuyên nữa người bên liệt mỗi ngày từ 2 - 3 lần, sau đó tuỳ
theo các giai đoạn tiến triển của bệnh nhân mà ứng dụng các kỹ thuật tập
luyện vận động phù hợp [47].
Nhiều tác giả qua nghiên cứu về bệnh nhân liệt nửa người cho thấy
bệnh nhân nếu được bắt đầu tập luyện PHCN sớm thì kết quả phục hội sẽ tốt
hơn nhiều so với bắt đầu phục hồi muộn. Tuy nhiên các tác giả chưa thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
nhất thời gian bao nhiêu là sớm. Nhiều tác giả cho rằng bệnh nhân được bắt
đầu tập luyện từ 1 - 6 tuần sau đột quỵ là giai đoạn sớm của PHCN.
Andersen (1950) nghiên cứu trên 82 bệnh nhân TBMMN, thấy rằng
bệnh nhân nào được bắt đầu tập luyện PHCN trước 3 tháng kết quả sẽ tốt hơn
so với bệnh nhân được bắt đầu tập luyện PHCN sau 3 tháng.
Kết quả của chúng tôi được nêu ở bảng 3.16 về liên quan giữa thời gian
bắt đầu tập và kết quả phục hồi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả trên thế giới cũng như các tác giả trong nước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thời gian bắt đầu tập luyện vận động
càng sớm thì kết quả phục hồi về vận động nói chung cũng như các hoạt động
chức năng trong sinh hoạt hàng ngày càng tốt
4.3.4. Bên liệt
Đối với bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN, tổn thương bán cầu não
bên phải hay bên trái sẽ có những biểu hiện lâm sàng về khiếm khuyết và
giảm khả năng khác nhau, ngoài liệt nửa người bệnh nhân còn có các rối loạn
đặc trưng khác kèm theo.
Kết quả PHCN của bệnh nhân liệt nửa người bên phải và bệnh nhân liệt
nửa người bên trái đã được nhiều chuyên gia PHCN nghiên cứu và cho nhiều
đánh giá kết quả khác nhau.
Theo Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Vũ
Bích Hạnh, Lương Tuấn Khanh và cộng sự cho thấy khả năng phục hồi về
vận động giữa bệnh nhân liệt nửa người bên trái và bệnh nhân liệt nửa người
bên phải hầu như không có sự khác biệt đáng kể (liệt bên phải điều trị đạt
75,9%, liệt bên trái điều trị đạt 76,9%) [6].
Sự khác nhau về khả năng liệt nửa người bên phải và liệt nửa người bên
trái còn đang là vấn đề tranh luận của nhiều tác giả. Đa số các tác giả cho là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
không có sự khác biệt cho lắm về khả năng phục hồi giữa hai bên, nếu bệnh
nhân liệt nửa người bên phải có kèm theo thất ngôn, việc phục hồi chức năng
sẽ gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhân khó hợp tác với người điều trị do không
giao tiếp được thì bệnh nhân liệt nửa người bên trái lại thường bị mất điều
hợp, giảm khả năng điều chỉnh thăng bằng và thường có hiện tượng không
chấp nhận phía bên liệt, như vậy viêc phục hồi chức năng vận động cũng rất
khó khăn và khả năng phục hồi cũng không phải là tốt.
Các nghiên cứu ở những năm 1960 và 1970 của Lorenze và các tác giả
cho kết quả phục hồi chung và độc lập trong đi lại của bệnh nhân liệt nửa
người bên phải và liệt nửa người bên trái không có gì khác nhau, nhưng kết
quả phục hồi các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa
người bên phải khá hơn so với bệnh nhân liệt nửa người bên trái [59].
Nghiên cứu về kết quả phục hồi chung, khả năng vận động và đi lại,
mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, mức độ giảm khả năng và tàn tật.
Handoyo và cộng sự (1994), cho rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa bệnh
nhân liệt nửa người bên trái và bệnh nhân liệt nửa người bên phải [57].
Những nghiên cứu gần đây của các tác giả như Goldie và cộng sự
(1999), cũng cho rằng tổn thương bán cầu não bên phải hoặc bên trái gây nên
những biểu hiện lâm sàng khác nhau về khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn
tật, nhưng kết quả phục hồi vận động nói chung của hai nhóm bệnh nhân
không có gì khác nhau cách biệt [53].
Một số tác giả khác lại cho rằng bệnh nhân đặc biệt nửa người bên trái
có nhiều rối loạn trầm trọng hơn so vớ i bệnh nhân liệt nửa người bên phải.
Về cơ bản kết quả phục hồi vận động chung của hai nhóm bệnh nhân không
khác nhau nhưng khả năng phục hồi về tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt
hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa người trái kém hơn so với bệnh nhân liệt nửa
người bên phải [85].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng (3.14) không thấy có sự
khác biệt về khả năng phục hồi vận động giữa bệnh nhân liệt nửa người bên
phải và liệt nửa người bên trái. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu
của một số tác giả khác. Do cơ thể có tính bù trừ nên liệt nửa người bên phải
thì nửa người bên trái sẽ có sự điều chỉnh hoạt động bù trừ cho bên phải và
ngược lại [60], [42].
4.3.5. Về loại tổn thương não
Khả năng phục hồi vận động của bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN
không phụ thuộc vào nguyên nhân do chảy máu não hay nhồi máu não hay
nguyên nhân nào khác. Kết quả tại bảng (3.15) của chúng tôi nghiên cứu được
cho thấy trùng lặp với nhiều kết quả của các tác giả đã nghiên cứu.
Theo Trần Văn Chương và Nguyễn Xuân Nghiên , "Bước đầu nghiên
cứu một số yếu tố tiên lượng phục hồi vận động của bệnh nhân liệt nửa người
do TBMMN" cho thấy kết quả điều trị đạt 76,5% do nguyên nhân chảy máu
não, kết quả điều trị đạt 81% do nguyên nhân nhồi máu não.
4.3.6. Chi bị liệt
Theo kết quả nghiên cứu tại bảng (3.17) cho thấy kết quả phục hồi vận
động giữa tay và chân bên liệt có sự khác nhau đáng kể. Tỷ lệ phục hồi vận
động chân tốt hơn (77,4%) so với tỷ lệ phục hồi vận động tay (40,3%).
Theo Trần Văn Chương và cộng sự (1996), cho thấy tỷ lệ phục hồi vận
động tốt ở chân là 78,2%, tỷ lệ phục hồi tốt ở tay là 36,4% [22].
Theo Trần Văn Chương, và Nguyễn Xuân Nghiên, Tỷ lệ phục hồi vận
động tốt ở chân là 89,3%, ở tay là 57,3% [20].
Nguyên nhân của sự khác biệt về kết quả phục hồi vận động giữa tay
và chân cũng còn đang được tranh luận, nhiều tác giả cho rằng tay phải
thực hiện nhiều vận động phức tạp, nhiều động tác tinh vi, khéo léo hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
chân nên khó phục hồi hơn. Điều này cũng chưa hoàn toàn thuyết phục, vì
ngay cả các vận động thô, đơn giản củ a tay như gấp duỗi vai, gấp duỗi
khuỷu… cũng phục hồi chậm và kém chứ chưa nói đến các vận động phức
tạp của bàn tay và ngón tay như gấp, duỗi cổ tay, dạng, khép, đối chiếu các
ngón tay với các ngón cái.
4.3.7. Sự ảnh hưởng của cholesterol máu đối với bệnh nhân liệt nửa người
trong thời gian điều trị PHCN
Dựa vào kết quả điều trị trong sáu tuần tại các bảng (3.18),(3.19) chúng
tôi nhận thấy hàm lượng Cholesterol chịu sự tác động trong quá trình tập
luyện có 48 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 77,4%) có hàm lượng Cholesterol giảm
sau điều trị. Điều này phù hợp với đánh giá của nhiều tác giả, hàm lượng
Cholesterol ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân tăng huyết áp đây là yếu tố làm
tăng tình trạng tai biến mạch máu não.
Theo Lê Văn Tri, tuổi tác làm tăng sự hoá già động mạch do động
mạch bị xơ cứng lại, kém tính đàn hồi, không co giãn cho thích hợp với
máu… cho nên TBMMN là bệnh của tuổi già [40].
Theo Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh, Lê Trọng Luân, Nguyễn Văn Chương
(2001), cho thấy bệnh sinh của các loại tai biến đến nay vẫn còn tiếp tục được
thảo luận cả về lâm sàng và cận lâm sàng, tỷ lệ tăng cholesterol máu ở bệnh nhân
cao huyết áp chiếm tỷ lệ cao (85%) đây là nhóm các yếu tố nguy cơ chủ yếu.
Theo chúng tôi tập luyện có thể là yếu tố phối hợp làm giảm cholesterol cho
người bệnh.
4.3.8. Sự ảnh hưởng của Glucose đối với bệnh nhân liệt nửa người trong
thời gian điều trị PHCN
Tại các bảng (3.16.1),(3.16.2) nhận thấy không có sự thay đổi về hàm
lượng Glucose trong sáu tuần tập luyện, điều này là phù hợp với cơ chế và
bệnh sinh của bệnh tai biến mạch máu não. Chỉ số Glucose máu phụ thuộc
vào chế độ ăn của bệnh nhân và tình trạng của tuyến tuỵ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu phục hồi chức năng vận động trên 62 bệnh nhân liệt
nửa người do TBMMN trên cơ sở phương pháp phục hồi của Bobath tại khoa
Vật lý trị liệu - PHCN của Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN Thái Nguyên với
thời gian phục hồi là 6 tuần, chúng tôi có kết luận như sau:
1. Tập luyện bằng phương pháp Bobath có hiệu quả trong việc phục hồi
chức năng cho người bệnh liệt nửa người sau TBMMN:
- Khả năng ngồi dậy của bệnh nhân sau tập là 77,4% (trước tập là 22,6%).
- Sau tập có 69,3% bệnh nhân tự đứng dậy được (trước tập là 15,1%).
- Sau tập có 57,8% bệnh nhân tự đi lại được (trước tập là 4,8%).
- Sau tập có 20,9% bệnh nhân độc lập về thực hiện các hoạt động chức
năng trong tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày (trước tập 1,6%).
2. Có một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng
- Bệnh nhân ở nhóm dưới 60 tuổi có khả năng phục hồi tốt hơn về khả
năng vận động các hoạt động chức năng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh nhân bắt đầu tập luyện trước 6 tuần sau đột quỵ có khả năng phục
hồi vận động cao hơn những bệnh nhân có thời gian luyện tập sau 6 tuần.
-Kết quả phục hồi khả năng vận động của chân trên bệnh nhân liệt nửa
người do TBMMN đạt cao hơn so với kết quả phục hồi khả năng vận động
của tay trên bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN.
- Đối với bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN sau khi đã được điều
trị qua giai đoạn cấp, chỉ số Cholesterol chịu sự ảnh hưởng trong quá trình
phục hồi chức năng vận động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
KHUYẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu và bàn luận, tôi xin có kiến nghị sau:
- Cần khám và chẩn đoán sớm cho những bệnh nhân bị liệt nửa người
do TBMMN để có hướng PHCN cho bệnh nhân trong thời gian sớm nhất.
- Điều trị PHCN cho bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN bằng
phương pháp Bobath rất có hiệu quả. Vì vậy ngoài điều trị tại viện cần tổ
chức các đợt tập huấn về vấn đề PHCN bằng phương pháp Bobath cho bệnh
nhân liệt nửa người sau TBMMN đi sâu xuống các phường, xã, cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
1. Cao Minh Châu, Nguyễn Xuân Nghiên, Trần Văn Chương và cộng sự
(1996), "Nghiên cứu sản xuất các dụng cụ phụ hồi chức năng theo kỹ
thuật thích nghi tại cộng đồng", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,
Bệnh viện Bạch Mai, NXB Y học, tr.193-197.
2. Lâm Văn Chế , “Tai biến mạch máu não”. Bài giảng thần kinh trường đại
học Y khoa Hà Nội.
3. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Vũ Thị Bích Hạnh
(1996), “Đánh giá kết quả PHCN vận động bệnh nhân liệt nửa người đo
TBMMN”. Công trình nghiên c ứu khoa học 1995 – 1996, NXB Y h ọc, tr 77 – 81.
4. Trần Văn Chương, Cao Minh Châu, Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự
(1996), "Đánh giá kết quả phụ hồi chức năng vận động của người bệnh
liệt nửa người do tai biến mạch máu não", kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, NXB Y học, 1, tr.219-224.
5. Trần Văn Chương (1997) "Các phương pháp tập vận động trong phục hồi
chức năng" NXB Y học Hà Nội, tr 32-60.
6. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1998), "Bước đầu
nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng Phục hồi vận động của bệnh nhân
liệt nửa người do tai biến mạch máu não", kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, NXB Y học, (5), tr.65-75.
7. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1999), "Kết quả phục
hồi chức năng tại nhà của người bệnh liệt nửa người trong chương trình
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng", kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, NXB Y học, tr.65-75.
8. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1999), "Kết quả sử dụng
các dụng cụ tập luyện trong phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
nửa người do tai biến mạch máu não", kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,
Hội phục hồi chức năng Việt Nam, NXB Y học, tr.204-209.
9. Nguyễn Chương (2001), “Sơ lược giải phẫu chức năng tuần hoàn não”.
Chẩn đoán và xử trí TBMMN. Hội thảo chuyên đề liên khoa, báo cáo
khoa học bệnh viện Bạch mai, tr 6 – 18.
10. Trần Văn Chương (2001), “PHCN cho bệnh nhân liệt nửa người do
TBMMN” Chẩn đoán và xử trí TBMMN. Hội thảo chuyên đề liên khoa,
báo cáo khoa học bệnh viện Bạch Mai, tr 157 – 167.
11. Dương Xuân Đạm (2002), “ Nghiên cứu một số biện pháp PHCN vận
động đối với bệnh nhân TBMMN”. Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng.
12. Nguyễn Văn Đăng (1996), “Góp phần nghiên cứu dịch tễ học TBMMN
1991 – 1995”, Bộ Y tế, Hà Nội. N
13. Nguyễn Văn Đăng (1996), "Tình hình tai biến mạch máu não tại khoa
Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai 1991 - 1993", Kỷ yếu công trình khoa học
thần kinh, Nxb Y học, tr. 101 - 109.
14. Nguyễn Văn Đăng (1997), “Tai biến mạch máu não”. NXB y học, tr 19 - 35.
15. Nguyễn Văn Đăng (1997), "Chiến lược dự phòng TBMMN", tr.26-37.
16. Nguyễn Văn Đăng (1997), "Vài số liệu nghiên cứu dịch tễ học TBMMN
trong bệnh viện và cộng đồng ở Việt Nam".
17. Nguyễn Văn Đăng (2001), "Tai biến mạch máu não - Dịch tễ và cơ chế
bệnh sinh", NXB Y học, tr.12-37.
18. Vũ Văn Đính, Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Kim Sơn (1998), "Điều trị tích
cực tai biến mạch máu não tại khoa hồi sức cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch
Mai", Kỷ yếu công trình ngiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, 1,
tr.60-64.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
19. Lê Đức Hinh, Đặng Thế Chân (1996), "Tử vong do tai biến mạch máu
não tại Bệnh viện Bạch Mai", kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học thần
kinh, NXB Y học, tr.94-100.
20. Lê Đức Hinh (2001), “Chẩn đoán và xử trí TBMMN”. Chẩn đoán và xử
trí TBMMN. Hội thảo liên khoa báo cáo khoa học bệnh viện Bạch Mai, tr
19 – 35.
21. Lê Đức Hinh (2001), “Tình hình TBMMN các nước Châu Á”. Chẩn đoán
và xử trí TBMMN. Hội thảo liên khoa báo cáo khoa học bệnh viện Bạch
Mai, tr 1 –5.
22. Nguyễn Minh Hiện (2003), “Nhồi máu não”. Bệnh học thần kinh. NXB
quân đội, tr 55 – 62.
23. Nguyễn Thuỳ Hương, Trần Đức Thọ, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Huyền Nga
(1994), "Tổng kết 5 năm điều trị di chứng do tai biến mạch máu não ở người có
tuổi bằng châm cứu và phục hồi chức năng", Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, Nxb Y học, (2), tr.320 - 327.
24. Nguyễn Thuỳ Hương (1998), "Tình hình bệnh nhân bị tai biến mạch máu
não nằm tại Viện lão khoa trong 4 năm (1994 - 1997)", Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học, Viện lão khoa, Nxb Y học, tr.51-155.
25. Hoàng Khánh (1996), “Nghiên cứu mối liên quan giữa thời tiết với
TBMMN ở người trưởng thành tại Thừa Thiên Huế”. Luận án PTS Y học
trường đại học Y Hà Nội.
26. Ma Thị Kim Liên (2006), "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mức
độ đối lập trong sinh hoạt và nhu cầu PHCN của người bệnh sau
TBMMN tại cộng đồng", Luận văn thạc sỹ, tr.25 - 37.
27. Phạm Quang Lung và cộng sự (1997), "Những mục tiêu và nguyên tắc
điều trị vật lý trị liệu", NXB Y học, tr.170-182.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
28. Phạm Quang Lung, Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1997), "Tổng quan
về Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng các khái niệm về tàn tật và cách
phòng ngừa", NXB Y học Hà Nội, tr. 5-9.
29. Trịnh Tiến Lực (2001), "Tình hình Tai biến mạch máu não tại khoa Thần
kinh, Bệnh viện Bạch Mai", Hội thảo chuyên đề liên khoa (tr.180-182).
30. Phan Hồng Minh, Nguyễn Văn Đăng, Dương Đình Thiện (1998), "Tình
hình dịch tễ TBMMN tại huyện Thanh Oai (1989-1994)", tr.21.
31. Nguyễn Thị Nga (2002), "Đánh giá kết quả can thiệp PHCN vận động
bằng phương pháp Bobath ở người bệnh liệt nửa người sau TBMMN tại
cộng đồng", Luận văn thạc sĩ, tr. 49 - 53.
32. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1990) "Phục hồi chức năng bệnh nhân
liệt nửa người do tai biến mạch máu não ", Bộ Y tế - Ban chủ nhiệm
chương trình phục hồi chức năng, tr.259-282.
33. Nguyễn Xuân Nghiên (1995), “Phục Hồi chức năng”. Vật lý trị liệu và
PHCN. NXB y học, tr 12 – 14.
34. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1998), "Nghiên cứu kết quả bước đầu
người tàn tật hội nhập xã hội qua dự án phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng do ATFO tài trợ", kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội
phục hồi chức năng Việt Nam, NXB Y học, (5), tr.137-146.
35. Nguyễn Xuân Thản (2003), “Tai biến mạch máu não ”. Bệnh học thần
kinh, NXB quân đội, tr 41- 43.
36. Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh, Lê Trọng Luân (2001), “Phân loại tai biến
nhồi máu não”. Chẩn đoán và xử trí TBMMN. Hội thảo liên khoa báo cáo
khoa học bệnh viện Bạch Mai, tr 42 – 46.
37. Nguyễn Văn Thông (1997), “Các bệnh mạch máu não và đột qụy chủ yếu”.
Bệnh mạch máu não và các cơn đột qụy. NXB y học, tr 172 – 276.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
38. Dương Minh Thu (Thái Nguyên), Nguyễn Văn Nguyên - Đặng Quang
Tâm (Cần Thơ), Ngô Quang Trúc (Thái Nguyên), Phan Hồng Minh - Ngô
Đăng Thục - Nguyễn Chương (Hà Nội) (1998), "Một vài đặc điểm về dịch
tễ học TBMMN ở Việt Nam", tr.22.
39. Hoàng Văn Thuận (2001), “ Xử trí TBMMN tại bệnh viện TWQĐ 108”.
Chẩn đoán và xử trí TBMMN. Hội thảo liên khoa báo cáo khoa học bệnh
viện Bạch Mai, tr 142 – 148.
40. Ngô Đăng Thục (1983), "Đặc điểm lâm sàng thần kinh tắc mạch não hệ
động mạch cảnh trong", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú (chuyên khoa
cấp I), khoá VII.
41. Nguyễn Văn Triệu (1999), "Bước đầu đánh giá sự tái hội nhập ở người sau
tai biến mạch máu não tại cộng đồng", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa
học, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, Nxb Y học, (6), tr.229 - 235.
II. Tài liệu tiếng Anh
42. Alfassa A, Ronen R, Ring H, Dynia A, Tamir A, Eldar R (1997),
"Quality of life in younger adults (17 - 49) after first - stroke - a two year
follow - up", Hearfuah, 133 (7 -8), pp. 249 - 254.
43. Belanger L, Bolduc M, Noel (1988), "Relative importance of after -
efects, enviroment and socio - economic factors on the social intergration
of stroke victims", Int.J.Rehab.Rearch, 11 (3), pp.251 - 260.
44. Bobath B (1990), “Adult hemiplegia: Evaluation and treatment”. Oxfort
Butter Worth Heimemann.
45. Coletta E.M’, Murphy J.B (1994), “Physical and functional asessment of
the elderly stroke patient”. American Founly physician. pp 1777 – 1785.
46. Chopra J.S, Jagannathan K, Sauhnay I.M.S, Lenchner H, Szendey G.L.
(1990), “Progress in cerebrovacular disease”. Elsevier science. pp 4 – 14.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
47. Davis J.Z (1985), “The Bobath approach to the treatment of adult hemiplegia,
Occupational therapy”. The C.V. Mosby Company. pp 217 – 226.
48. Gowland C, Startford P, Ward M. et al (1993), “Measaring physical
impairment and disability with the chedoke”. Memaster stroke asessment
– Stroke. pp 58 – 63.
49. Gresham G.E, Fitzpatrick T.E, Wolf P.A, MacNamara P.M, Kannel W.B,
Dawber T.R (1975), "Residual disability in survivors of stroke - The
Framingham study", N Eng I.J Med, 293, pp. 954-956.
50. Hankey G.J, Jamrozik K, Broadhurst R.J, Burvill P.W, Stewart Wynne
E.G, Forbes S, Anderson C.S (2000), "Five-year survival after first - ever
stroke and related prognostic factors in the Perth community stroke
study", stroke, 31(9), pp.2080-2086.
51. Holmqvist W, Koch L, Kostulas V, Holm M, Widsell G, Tegler H,
Cuesta P, Johansson K, Almazan J (1998), "A ransomized controlled trial
of rehabilitation at home after stroke in Southwest Stockholm", stroke, 29,
pp.591-597.
52. Hurvitz E.A, Beale L, Ried S, Nelson V.S (1999), "Functional outcome
of paediatric stroke survivors", Pediatr Rehabil, 3 (), pp.43-53.
53. Indredavik B, Bakke F, Slordahl S.A, Rokseth R, Haheim U (1999),
"Stroke unit treatment. 10-year follow-up", stroke, 30 (8), pp.43-53.
54. Ishikawa R, Sakihara S, Toume K, Nakazato S (1996), "Factors related to
ADL of stroke patients three months after discharge", Nippon - Koshu -
Eisei - Zasshi, 43 (5), pp. 354 - 363.
55. Indredavik B, Fjaertoft H, Ekeberg G, Loge A.D, Morch B (2000),
"Benefit of an extended stroke unit service with early supported
discharge: A randomized, controlled trial", stroke, 31 (12), pp.2989-2994.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
56. Jorgensen H.S, Nakayama H, Rasschou H.O, et al (1995), “Recovery of
walking funation in stroke pationts”. The copenhagen stroke study. Arch
Phys Med Rehabil. pp 27 – 32.
57. Keith R.A, Wilson B, Guitirrez P (1995), “Acute and suba cute rehabitilation
for stroke: a comparision”. Arch Phys Med Rehabil. pp 495 – 500.
58. Kristeins A.E, Scharffer R.M.B, Havey R.L (1999), “Stroke
rehabilitation. 3, rehabilitation management”. Arch Phys Med Rehabil. pp
17 –20.
59. Merritt H.H (1995), “Vascular disease”. Text book of Neurology, A
waverly Company. pp 127 – 175.
60. Motegi A, Yasumura S, Arai H, Ahiko T, Hayashi H (1998), "Outcome of
stroke survivors in Yamagata Prefecture", Nippon - Koshu - Eisei -
Zasshi, 45 (9), pp. 846 - 852.
61. Nakayama H, Jorgensen H.S, Raaschou H.O, Olsen T.S (1994), "The
influence of age on stroke outcome - The copenhagen stroke study",
stroke, 25, pp. 808 - 813.
62. Okamusa T, Nakagawa Y (1995), "Characteristics of participant in
community based rehabilitation program and their lavels of indepedence in
activities of daily living", Nippon - Koshu - Eisei - Zasshi, 42 (10), pp. 887.
63. Pedersen P.M, Jorgensen H.S, Nakayama H, Raaschou H.O (1996),
"Orientation in the acute and chronic stroke patient: Impact on ADL and
social activities: The copenhagen stroke study", Arch - Phys - Med
Rehabil, 77 (4), pp. 336 - 339.
64. Pohjasvaara T, Erkinjuntti T, Vataja R, Kaste M(1997), "Comparison of
stroke features and disability in daily life in patients with ischemic stroke
aged 55 to 70 and 71 to 85 years", stroke, 28 (4), pp. 729 - 735.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
65. Samuelsson M, Soderfeldt B, Olsson G.B (1996), "Functinal outcome in
patients with lacunar infaretion", stroke, 27 (5), pp. 842 - 846.
66. Schutee T, Summa J.D, Platt D (1984), "Rehabilitative treatment of
cerebral apoplatic insults in advanced age and evaluatong its effectiveness
- results of a model project", Z.Gerontol, 17 (4), pp.214 - 222.
67. Sonde L (2000), "Low TENS treatment on post - stroke paretic arm: a
three - year follow - up", Clinical Rehabilitation, 14, pp. 14 - 19.
68. Sveen U, Bautz holter E, sodring K.M, Wyller T.B, laakek (1999),
"Association between impairments, self - care ability and social activities
1 year after stroke", Disanbil - Rehabil, 21 (8), pp. 372 - 377.
69. Wyller T.B, Sodring K.M, Sveen U, Ljunggren A.E, Bautz Holter.E
(1997), “Are there gender differences in functional outcome after
stroke?", Clin Rehabil, 11 (2), pp. 171 - 179.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG – PHCN
TỈNH THÁI NGUYÊN
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
I. Họ và tên:…………….……………………… Tuổi:…………Nam, nữ.
II. Địa chỉ:……………………………………… ĐT: ...........................................
III. Nghề nghiệp: ....................................................................................................
IV. Ngày vào viện:…………………..………….Ngày ra viện: ............................
V. Ngày bắt đầu điều trị PHCN: ..........................................................................
* Chẩn đoán
…………………………………………………………………………. ...............
VI. Loại tổn thương
1. Nhồi máu não
2. Chảy máu não
3. Không xác định
VII. Thời gian bắt đầu tập luyện
1. Từ 1 - 6 tuần
2. Từ 7 - 12 tuần
3. Trên 12 tuần
VIII. Mức độ phụ thuộc
1. Phụ thuộc hoàn toàn
2. Cần trợ giúp
3. Độc lập
IX. Khả năng ngồi trước tập luyện
1. Không ngồi được
2. Cần trợ giúp
3. Ngồi được
XII. Khả năng ngồi sau 6 tuần
1. Không ngồi được
2. Cần trợ giúp
3. Ngồi được
XIII. Khả năng đứng sau 6 tuần
1. Không đứng được
2. Cần trợ giúp
3. Đứng được
XIV. Khả năng đi sau 6 tuần
1. Không điđược
2. Cần trợ giúp
3. Đi đuợc
XV. Khả năng sinh hoạt trước tập
1. Phụ thuộc hoàn toàn
2. Cần trợ giúp
3. Độc lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
X. Khả năng đứng trước tập luyện
1. Không đứng được
2. Cần trợ giúp
3. Đứng được
XI. Khả năng đi trước tập luyện
1. Không điđược
2. Cần trợ giúp
3. Đi đuợc
XVI. Khả năng sinh hoạt 6 tuần
1. Phụ thuộc hoàn toàn
2. Cần trợ giúp
3. Độc lập
XVII. Xét nghiệm máu:
- Cholesterol: C1...................
C6...................
- Glucose: G1...................
G6...................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ LIỆT NỬA NGƯỜI THEO B.BOBATH
Mục Lượng giá
Điểm
chuẩn
Ngày đánh giá
/200 /200
Nâng tay
- Đưa lên đầu miệng
- Không vượt quá mặt phẳng ngang
- Động đậy
10
5
0
Cử động
bàn tay
- Làm được động tác khéo léo
- Hạn chế cử động khéo léo
- Cầm nắm được
- Không cầm nắm được
15
10
5
0
Trương
lực cổ tay
- Bình thường
- Co cứng, nhẽo
5
0
Nâng chân
- Bình thường
- Thắng sức cản vừa
- Thắng trọng lực
- Động đậy
15
10
5
0
Gấp mu
bàn chân
- Thắng sức cản
- Thắng trọng lực
- Động đậy
10
5
0
Trương
lực cơ
chân
- Bình thường
- Co cứng, nhẽo
5
0
Giữ thăng
bằng
- Khi đứng
- Khi quì
- Khi ngồi
- Không
15
10
5
0
Đứng dồn
trọng lượng
- Lên 1 chân liệt
- Cả hai chân
- Không
10
5
0
Bước
- Tự bước
- Có trợ giúp
- Dậm chân tại chỗ
- Không bước được
15
10
5
0
Cộng 100
- Không liệt : 90 – 100 điểm. - Liệt vừa : 45 – 65 điểm.
- Liệt nhẹ : 70 – 85 điểm. - Liệt nặng : < 45 điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN
CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG HÀNG NGÀY THEO BATHEL INDEX
Mục Lượng giá Điểm chuẩn
Ngày đánh giá
/200 /200
Ăn uống
- Tự xúc gắp ăn
- Cần sự trợ giúp
- Phụ thuộc hoàn toàn
10
5
0
Tắm
- Tự tắm
- Cần sự trợ giúp
5
0
Kiểm soát đi
ngoài
- Tự chủ
- Cần sự trợ giúp
- Rối loạn thường xuyên
10
5
0
Kiểm soát đi
tiểu
- Tự chủ
- Cần sự trợ giúp
- Bí tiểu, đái dầm
10
5
0
Chăm sóc bản
thân
- Tự rửa mặt chải đầu
- Cần sự trợ giúp
5
0
Thay áo quần
- Tự thay và đi dày dép
- Cần sự trợ giúp
- Phụ thuộc hoàn toàn
10
5
0
Sử dụng nhà
xí
- Tự đi tiểu, đại tiện
- Cần sự trợ giúp lúc ngồi và lấy giấy
- Không sử dụng được nhà xí
10
5
0
Di chuyển từ
giường sang
ghế
- Tự di chuyển được
- Cần sự trợ giúp ít, giám sát
- Cần trợ giúp tối đa, ngồi được
- Không
15
10
5
0
Di chuyển
- Tự đi 50m
- Đi 50m có người dắt, vịn
- Tự đẩy nếu có xe lăn
- Cần trợ giúp hoàn toàn
15
10
5
0
Leo bậc thang
- Tự lên xuống cầu thang
- Leo được nhưng phải vịn
- Không
10
5
0
Cộng 100
Hoạt động độc lập : 95 -100điểm. Hoạt động phụ thuộc nhiều : 30
- 60 điểm.
Hoạt động phụ thuộc ít : 65 - 90 điểm. Hoạt động phụ thuộc hoàn toàn: 0 -
25 điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
LIỆT 1/2 NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG - PHCN THÁI NGUYÊN.
TT Họ và Tên Địa chỉ Ghi chú
1. Nguyễn Quang N TT Chợ Chu - Định Hoá - TN
2. Nguyễn Thị B Xã Tân Lợi - Đồng Hỷ - TN
3. Lưu Thị M Tổ 19 - P.Hoàng Văn Th ụ - TN
4. Nguyễn Văn B TT Ba Hàng - Phổ Yên - TN
5. Triệu Thị M Yên Lãng - Đại Từ - TN
6. Lương Đ ình N Xã Tích Lương - TN
7. Lê Thị Đ Tổ 22 TT Chùa Hang - Đồng Hỷ - TN
8. Dương Văn K TT Hương Sơn - Phú Bình - TN
9. Nịnh Văn S Xã Bình Yên - Định Hoá - TN
10. Phạm Viết T TT Bắc Sơn - Phổ Yên - TN
11. Nguyễn Đức T Xã Hoá Th ượng - Đồng Hỷ - TN
12. Triệu Đức T Phượng Tiến - Định Hoá - TN
13. Hồ Công L Tổ 6 - P.Trung Thành - TN
14. Trần Bằng P Trung Lương - Tích Lương - TN
15. Nguyễn Xuân T Tổ 4 - P.Tân Th ịnh - TN
16. Nguyễn Quy T Xã Quyết Thắng - TN
17. Nguyễn Sơn C Đông Cao - Phổ Yên - TN
18. Bàn Tiến M Tổ 13 - P.Túc Duyên - TN
19. Phạm Thị B Xã Thịnh Đức - TN
20. Bùi Hữu H Tổ 16 Khu tập thể mỏ sắt trại cau - TN
21. Nguyễn T.Hồng H Tổ 13 - P.Túc Duyên - TN
22. Hầu Tiến T Bình Thành - Định Hoá - TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
23. Dương Văn L Xã úc kỳ - Phú Bình - TN
24. Bùi Quang C Tổ 16 - P.Tân Th ịnh - TN
25. Lại Văn Đ Tổ 19 - P.Phan Đ ình Phùng - TN
26. Nguyễn Duy K Tổ 21 - P.Phú Xá - TN
27. Triệu Đức N Tổ 10 - P.Túc Duyên - TN
28. An Xuân V Tổ 10 - P.Tân Long - TN
29. Trần Thanh M Xã Bản Ngoại - Đại Từ - TN
30. Ngô Quang D Tổ 16 P.Trương Vương - TN
31. Nguyễn Văn C Xã Bình Yên - Định Hoá - TN
32. Dương Minh V Tổ 26 - P.Quang Trung - TN
33. Nguyễn Văn Đ Xã Tân Hương - Phổ Yên - TN
34. Giáp Văn D Tổ 27 P.Quang Trung - TN
35. Phạm Thị D Tổ 11 - P.Tân Lập - TN
36. Nguyễn Bính H Xã Vô Tranh - Phú Lương - TN
37. Nguyễn Xuân T Tổ 9 - P.Quan Tri ều - TN
38. Nguyễn Xuân T Tổ 19 - P.Quan Tri ều - TN
39. Nguyễn Hữu N Tổ 11 - P.Phan Đ ình Phùng - TN
40. Phạm Ngọc T Xã Linh S ơn - Đồng Hỷ - TN
41. Ngô Văn Đ Tổ 2 - TT Chùa Hang - Đồng Hỷ - TN
42. Lê C Tổ 7 - P.Tân Thành - TN
43. Hà Đức T Tổ 17 - P.Trương Vương - TN
44. Triệu Văn N Yên Lãng - Đại Từ - TN
45. Dương Minh Q Tổ 20 - P.Quang Trung - TN
46. Đỗ Thị H Xã Lương sơn - TN
47. Lê Thế L Tổ 32 - P.Phan Đ ình Phùng - TN
48. Nguyễn Văn P Xóm 8 - Xã Sơn Cẩm - Phú Lương - TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
49. Ma Văn C Tổ 20 - P.Quan Tri ều - TN
50. Chu Tân T Na Mao - Đại Từ - TN
51. Nguyễn Công Đ Tổ 24 TT Chùa Hang - Đồng Hỷ - TN
52. Nguyễn Minh H Tổ 4 - P. Tân Thành - TN
53. Phạm Thị H Tổ 19 - P. Trung Thành - TN
54. Nguyễn Văn H Bình Thu ận - Đại Từ - TN
55. Vũ Ngọc Q Tổ 7 - P.Hoàng Văn Th ụ - TN
56. Phạm Thị B Tổ 25 - Phường Phú xá - TN
57. Như Đ ình T Xã Văn Hán - Đồng Hỷ - TN
58. Nguyễn Văn K Xã Tân Phú - Phổ Yên - TN
59. Hoàng Gia V Xã Quyết Thắng - TN
60. Nguyễn Đăng P Xã Phúc Chu - Định Hoá - TN
61. Lại Văn T Xã Quyết Thắng - TN
62. Đỗ Khánh Bá C Xã Khôi K ỳ - Đại Từ - TN
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008
Người lập danh sách
Trần Thị Mỹ Luật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nao_tai_benh_vien_dieu_duong_phcn_tinh_thai_nguyen_2957.pdf