Đề tài: Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DNBH
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm
1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm
1.1.3 Bản chất
1.1.3.1 Định nghĩa về bảo hiểm
1.1.3.2 Quan niệm về bảo hiểm thương mại
1.1.3.3 Bản chất của bảo hiểm
1.2 Đặc điểm kinh doanh bảo hiểm thương mại
1.3 Đánh giá hiệu quả và kết quả kinh doanh của DNBH
1.3.1 Đánh giá kết quả kinh doanh
1.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.3.2.1 Khái niệm
1.3.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNBH
1.3.3 Các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả kinh doanh
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM PVI GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
2.1 Gíơi thiệu chung về PVI
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.3 Hoạt động kinh doanh
2.1.3.1Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm
2.1.3.2 Hình thức đầu tư tài chính
2.2.1.1 Đánh giá kết quả chung
2.2.1.2 Đánh giá kết quả từng nghiệp vụ
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PVI
3.1 Phương hướng phát triển của PVI
3.2 Những thuận lợi và khó khăn
3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng kết quả kinh doanh của PVI
KẾT LUẬN
91 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3729 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại càng lớn qua từng năm thì bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cũng nhiều qua từng năm. Năm 2005 lãi ít nhất nhưng bồi thường thuộc trách nhiệm lại thấp nhất với 10 tỷ. Các năm tiếp theo tương tự vậy. Năm 2006, bồi thường là 26 tỷ, hơn năm 2005 là 15 tỷ. Năm 2007, bồi thường tăng mạnh 51 tỷ, tức 190% so với năm trước đó lên mức 77 tỷ, nhưng lợi nhuận thu đựoc lại nhìêu hơn năm trước gần 100 tỷ. Và năm 2008, lợi nhuận thu được là 215 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 57 tỷ nhưng số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 190 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 112 tỷ.
Bảng 2.14 Doanh thu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt
giai đoạn 2005 - 2008
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
1.Phí BH gốc
148.737.390
331.594.051
338.131.611
350.613.431
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
182.856.661
6.537.560
12.481.820
Số tương đối
122.94%
1.97%
3.69%
2.Phí nhận TBH
11.532.431
12.924.983
20.848.732
19.620.787
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
1.392.552
7.923.749
-1.227.945
Số tương đối
12.08%
61.31%
-5.89%
3.Hoàn phí BH
53.570
50.801
781.647
2.840.205
4.Phí nhượng TBH
114.680.290
289.340.929
290.195.131
231.866.117
5.Phí giữ lại(1+2-3-4)
45.535.961
55.127.304
68.003.565
135.527.895
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
9.591.343
12.876.261
67.524.330
Số tương đối
21.06%
23.36%
99.3%
Tỉ trọng
Phí giữ lại/Phí thu được
28.42%
16.01%
18.98%
36.89%
Phí nhượng/Phí thu được
71.58%
83.99%
81.02%
63.11%
Nguồn: PVI
Doanh thu phí BH xây dựng lắp đặt năm 2005 là 160 tỷ. Trong đó, phí bảo hiểm gốc chiếm 93% tức 148,7 tỷ đồng. Số còn lại 11.5 tỷ là phí nhận TBH. Tỷ lệ nhượng TBH của nghiệp vụ này tương đối cao. Năm 2005, tỉ trọng giữa phí nhượng với tổng phí thu được là 71.58%, số phí còn lại là phí giữ lại của công ty, đạt 45,5 tỷ đồng.
Tốc độ tăng doanh thu phí nhanh nhất là năm 2006. Doanh thu phí trong năm là 344 tỷ, trong đó 331,6 tỷ là phí bảo hiểm gốc, nhiều hơn 182,8 tỷ tức 122,94% so với năm 2005. Năm 2006 cũng là năm tỉ trọng nhượng tái bảo hiểm cao nhất là 83.99%. Nhưng số tiền nhượng tái cao nhất lại là năm 2007 với 290 tỷ đồng. năm 2007 là năm phí nhận TBH cao nhất với 20,8 tỷ.
Bảng 2.15 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm xây dựng, lắp đặt giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
1.Bồi thường BH gốc
9.326.964
4.425.377
154.319.796
30.449.591
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
- 4.901.587
149.894.419
- 123.870.205
Số tương đối
- 52.56%
33.87 lần
- 90.27%
2.Bồi thường nhận TBH
1.863.857
3.723.669
6.107.678
6.175.675
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
1.859.812
2.384.009
67.997
Số tương đối
99.78%
64.02%
1.11%
3.Thu bồi thường nhượng TBH
8.393.983
4.198.612
152.129.804
32.075.760
4.Thu đòi người thứ 3
-
-
-
-
5.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại
2.796.838
3.950.434
8.297.670
4.549.506
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
1.153.596
4.347.236
-3.748.164
Số tương đối
41.25%
110.04%
-45.18%
Tỉ lệ bồi thường
6.98%
2.36%
44.69%
9.89%
Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ
42.739.123
51.176.870
59.705.895
130.978.389
Nguồn: PVI
Mặc dù năm 2008 là năm mà phí giữ lại của PVI là cao nhất nhưng tổn thất cũng như tỉ lệ bồi thường cao nhất trong giai đoạn này lại là năm 2007. Bồi thường gốc của nghiệp vụ là 154 tỷ, nhiều hơn năm 2008 là 123.8 tỷ, nhiều hơn năm 2006 là 149.8 tỷ. Mặc dù với mức bồi thường cao hơn năm 2006 là 153 tỷ trong khi doanh thu phí chỉ nhiều hơn 15 tỷ nhưng doanh nghiệp vẫn lãi gần 60 tỷ, hơn năm 2006 là 8,6 tỷ, do thu bồi thường nhượng TBH là 152 tỷ, hơn năm 2006 là 148 tỷ. Do năm 2008 là năm mức phí giữ lại của PVI lớn nhất, nhưng tổn thất là tương đối nhỏ so với số phí thu được, nên năm 2008 là năm nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt đem lại lợi nhuận cao nhất cho PVI. Lợi nhuận năm 2008 của PVI là 130,97 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 70 tỷ, hơn năm 2006 là 78 tỷ. Năm 2005 là năm phí giữ lại thấp nhất nên bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cũng thấp nhất, là 2.79 tỷ.
Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là một trong những nghiệp vụ đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho PVI.
Bảng 2.16 Doanh thu phí bảo hiểm tài sản, cháy
giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
1.Phí BH gốc
57.882.189
50.223.896
90.586.423
132.969.489
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
-7.658.293
40.362.527
42.383.066
Số tương đối
-13.23%
80.4%
46.8%
2.Phí nhận TBH
5.577.236
12.008.386
10.265.714
29.473.317
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
6.431.150
-1.742.672
19.207.603
Số tương đối
115.3%
-14.5%
187.1%
3.Hoàn phí BH
559.455
392.864
32.923
1.007.876
4.Phí nhượng TBH
53.859.061
37.748.060
73.588.732
81.834.255
5.Phí giữ lại(1+2-3-4)
9.040.908
24.091.358
27.230.482
79.600.677
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
15.050.450
3.139.124
52.370.195
Số tương đối
166.5%
13.03%
192.3%
Tỉ trọng
Phí giữ lại/Phí thu được
14.38%
38.96%
28.01%
49.31%
Phí nhượng/Phí thu được
85.62%
61.04%
72.99%
50.69%
Nguồn: PVI
Năm 2005, doanh thu phí BH tài sản và cháy là 63,4 tỷ đồng trong đó số phí giữ lại là 9 tỷ, nhượng tái bảo hiểm 53,86 tỷ. Số còn lại là hoàn phí bảo hiểm. Năm 2005 là năm tỉ trọng phí nhượng TBH trên phí thu được chiếm nhiều nhất với 85,62%. Năm 2006 là năm duy nhất doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với năm trước đạt 50 tỷ, giảm 7,66 tỷ tức 13,23% so với năm trước. Trong khí đó, phí nhận TBH tăng 6,4 tỷ tức 115,3% lên mức 12 tỷ. Phí giữ lại là 24 tỷ trong đó tỉ trọng giữa phí giữ lại trên phí thu được tăng lên mức 38,96%. Năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm gốc, nhận TBH và tỷ trọng giữa mức phí giữ lại với phí thu được cao nhất. Phí bảo hiểm gốc đạt 133 tỷ, hơn năm 2007 là 42,38 tỷ. Phí nhận TBH là 29,47 tỷ, hơn năm 2007 là 19,2 tỷ tức 187,1%. Phí giữ lại là 52,37 tỷ, chiếm 49,31% so với phí thu được
Bảng 2.17: Tình hình chi bồi thường bảo hiểm tài sản, cháy
giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
1.Bồi thường BH gốc
779.115
2.286.404
65.775.317
14.063.247
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
1.507.289
63.488.913
-51.712.070
Số tương đối
193.5%
26.8 lần
-78.6%
2.Bồi thường nhận TBH
502.342
12.042.659
21.564.566
16.355.567
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
11.540.317
9.521.907
-5.208.999
Số tương đối
22.97 lần
79.07%
-0.24%
3.Thu bồi thường nhượng TBH
847.410
406.536
63.876.221
10.401.263
4.Thu đòi người thứ 3
-
-
-
-
5.Bồi thường từ quỹ DP dao động lớn
-
18.913.447
-
6.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại
454.047
13.922.526
23.463.663
20.017.551
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
13.468.479
9.541.137
-3.446.112
Số tương đối
29.66 lần
68.5%
-14.7%
Tỉ lệ bồi thường
2%
23.02%
86.6%
18.72%
Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ
8.586.861
8.132.814
3.766.819
59.583.126
Nguồn: PVI
Mặc dù năm 2008 là năm mức phí giữ lại lớn nhất nhưng bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại lớn nhất là năm 2007. Bồi thường bảo hiểm gốc là 65,77 tỷ, hơn năm 2006 là 63,48 tỷ tức 26.8 lần và năm 2008 là 51,71 tỷ tức 78,6%. Trong đó, thu bồi thường nhượng TBH là 63,87 tỷ, bồi thường từ quỹ dự phòng dao động lớn là 18,9 tỉ. Còn lại 23,46 tỉ là thuộc trách nhiệm bồi thường giữ lại của công ty. Năm 2007 là năm duy nhất bồi thường được trích từ quỹ dự phòng dao động lớn l à 18,9 tỷ, tỉ lệ bồi thường lên đến 86.6%. Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 23,4 tỷ đồng, hơn năm 2008 là 3,4 tỷ và năm 2006 là 9,5 tỷ. Do số tiền bồi thường lớn như vậy nên năm 2007 là năm đem lại lợi nhuận ít nhất cho PVI với 3,7 tỷ đồng. Năm 2008, lợi nhuận từ nghiệp vụ này là lớn nhất, đạt 59,58 tỷ đồng. Nguyên nhân là do phí giữ lại lớn nhất trong khi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại không nhiều so với phí.
Bảng 2.18 Tình hình doanh thu phí bảo hiểm khác
giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
1.Phí BH gốc
33.593.118
24.870.440
31.229.588
38.218.839
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
-8.722.678
6.359.148
6.989.251
Số tương đối
-25.97%
25.57%
22.28%
2.Phí nhận TBH
5.062.235
2.666.809
2.789.557
8.063.148
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
-2.395.426
122.748
5.273.591
Số tương đối
-47.3%
4.6%
189.05%
3.Hoàn phí BH
16.787
58.053
38.525
124.282
4.Phí nhượng TBH
8.048.947
13.647.358
12.038.881
14.362.813
5.Phí giữ lại(1+2-3-4)
30.589.620
13.831.637
21.941.739
31.794.592
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
-16.757.983
8.110.102
9.852.853
Số tương đối
-54.78%
58.63%
44.9%
Tỉ trọng
Phí giữ lại/Phí thu được
79.17%
50.34%
65.58%
68.89%
Phí nhượng/Phí thu được
20.83%
49.66%
35.42%
31.11%
Nguồn: PVI
Doanh thu từ nghiệp vụ BH khác năm 2005 lớn hơn năm 2006 và 2007. Doanh thu phí là 38.5 tỷ, hơn năm 2006 là 12 tỷ và năm 2007 là 4.5 tỷ. Năm 2005 cũng là năm tỉ trọng mức giữ lại trên doanh thu lớn nhất với 79.17%. Mức phí giữ lại là 30.59 tỷ, ít hơn năm 2008 là 1.2 tỷ nhưng nhiều hơn năm 2006 là 16.75 tỷ tức 54.78%, nhiều hơn năm 2007 là 8.1 tỷ. Doanh thu phí và mức phí giữ lại thấp nhất là năm 2006. Doanh thu phí là 27.5 tỷ, phí giữ lại là 13.83 tỷ đồng.
Bảng 2.19 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm khác
giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
1.Bồi thường BH gốc
738.338
353.220
1.773.805
1.264.228
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
-385.118
1.420.585
-509.577
Số tương đối
-52.16%
402.2%
-28.7%
2.Bồi thường nhận TBH
294.418
133.538
1.034.678
1.204.458
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
-160.880
901.140
169.780
Số tương đối
-54.64%
674.8%
16.4%
3.Thu bồi thường nhượng TBH
12.534
41.771
301.905
191.745
4.Thu đòi người thứ 3
-
-
-
-
5.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại
1.023.223
444.988
2.506.578
2.276.941
Biến động liên hoàn
Số tuyệt đối
-578.235
2.061.590
-229.637
Số tương đối
-56.5%
463.3%
-9.2%
Tỉ lệ bồi thường
2.67%
1.69%
8.5%
6.8%
Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ
29.566.397
13.386.649
19.435.161
29.517.651
Nguồn: PVI
Số tiền bồi thường của nghiệp vụ BH khác thấp, tỉ lệ bồi thường không cao. Số tiền bồi thường thấp nhất là năm 2006 với 0,48 tỷ, cao nhất là năm 2007 với 2,8 tỷ. Tỉ lệ bồi thường thấp nhất là năm 2006 với 1.69%, cao nhất là năm 2007 với 8.5%. Do vậy, nhìn chung lợi nhuận mà BH khác mang lại là tương đối cao so với mức phí giữ lại. Do mức phí giữ lại năm 2005 cao, trong khí bồi thường ít nên năm 2005 là năm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho PVI với 29.56 tỷ, nhiều hơn năm 2006 là 16.2 tỷ, nhiều hơn năm 2007 gần 10 tỷ và hơn năm 2008 không đáng kể. Đây là nghiệp vụ duy nhất mà năm 2005 đem lại lợi nhuận lớn nhất. Năm 2006 là năm tỉ lệ bồi thường thấp nhất là 1.69%, nhưng lợi nhuận lại thấp nhất là 13.38 tỷ do phí giữ lại năm 2006 là thấp nhất.
Nhận xét chung:
Năm 2005, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho PVI với 42 tỷ đồng, chiếm 26,9% tổng lợi nhuận của tất cả các nghiệp vụ, tiếp theo đó là nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và P&I với 34 tỷ đồng. Nghiệp vụ mang lại lợi nhuận ít nhất cho PVI là bảo hiểm năng lượng với 4 tỉ đồng, chiếm 2,56% tổng lợi nhuận.
Năm 2006, nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng mang lại lợi nhuận cao cho PVI với 35,48 tỷ đồng. Ba nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao nhất thuộc về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá với 63,68 tỷ, chiếm 24,2% tổng lợi nhuận, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với 22,6% tổng lợi nhuận và nghiệp vụ xây dựng lắp đặt với 51, 17 tỷ, chiếm 19.45% tổng lợi nhuận. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, cháy với lợi nhuận 8 tỷ bằng năm 2005, là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận ít nhất cho PVI.
Năm 2007, tổng lợi nhuận của tất cả các nghiệp vụ là 379 tỷ trong đó nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới mang lại lợi nhuận cao nhất là 158,58 tỷ đồng, chiếm 41,84% tổng lợi nhuận. Tiếp theo là nghiệp vụ hàng hoá với 82 tỷ đồng 82,39 tỷ đồng, chiếm 21,74% tổng lợi nhuận. Nghiệp vụ mang lại lợi nhuận thấp nhất tiếp tục là nghiệp vụ bảo hiểm cháy, tài sản với 3,76 tỷ, chỉ chiếm gần 1% tổng lợi nhuận
Năm 2008, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tiếp tục mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho PVI với số tiền là 214,97 tỷ đồng. Bảo hiểm tài sản, cháy năm 2007 là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận thấp nhất nhưng năm 2008, mang lại lợi nhuận cao là 59,58 tỷ đồng. Năm 2008, có một nghiệp vụ bị lỗ. Đó là: nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng lỗ 18.3 tỷ.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của PVI năm 2005 được thể hiện ở bảng số 2.20
Bảng 2.20 Hiệu quả kinh doanh của PVI năm 2005
Chỉ tiêu
Doanh thu
(triệu đồng)
Chi phí
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Hiệu quả theo doanh thu
(đồng/đồng)
Hiệu quả theo lợi nhuận
(đồng/đồng)
A. Đối với hoạt động KDBH
(phí giữ lại)
(bồi thường thuộc TN giữ lại)
I.Tất cả các nghiệp vụ
182.137
53.305
128.831
3.42
2.42
II.Từng nghiệp vụ
1.BH năng lượng
5.256
1.211
4.045
4.34
3.34
2.BH thân tàu và P&I
35.364
29.492
5.872
1.2
0.2
3.BH hàng hoá
13.110
2.458
10.652
5.33
4.33
4.BH con người
14.360
5.073
9.286
2.83
1.83
5.BH xe cơ giới
28.878
10.796
18.081
2.67
1.67
6.BH xây dựng lắp đặt
45.535
2.796
42.739
16.3
15.3
7.BH cháy, tài sản
9.040
454
8.586
19.9
18.9
8.BH khác
30.589
1.023
29.566
29.9
28.9
B. Đối với hoạt động tài chính
26.852
3.026
23.825
8.87
7.87
C. Đối với hoạt động khác
8
-
8
-
-
Nguồn: PVI
Năm 2005, bình quân tất cả các nghiệp vụ, hiệu quả theo doanh thu là 3.42 và hiệu quả theo lợi nhuận là 2.42 tức 1 đồng chi phí bỏ ra thì DN thu được 3.42 đồng doanh thu hay 2.42 đồng lợi nhuận. Trong các nghiệp vụ trên thì nghiệp vụ BH thân tàu và P&I có hiệu quả đầu tư tháp nhất, hiệu quả theo lợi nhuận chỉ là 0.2 và theo doanh thu là 1.2. Nghiệp vụ BH khác có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất với chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu là 29.9 và theo lợi nhuận là 28.9 tức 1 $ bỏ ra thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ thu được 29.9 $, gấp gần 30 lần so với chi phí hay 28.9 $ lợi nhuận. Ở các nghiệp vụ còn lại, BH cháy, tài sản và BH xây dựng lắp đặt cũng là nghiệp vụ kinh doanh hiệu quả nhất của PVI. Hiệu quả theo doanh thu và lợi nhuận của cháy, tài sản lần lượt là 19.9 và 18.9, còn BH xây dựng lắp đặt là 16.3 và 15.3
Đối với hoạt động tài chính, hiệu quả kinh doanh là rất cao. Hiệu quả theo doanh thu là 8.87, theo lợi nhuận là 7.87 tức 1$ chi phí đầu tư thì DN thu được 7.87$ lợi nhuận hay 8.87$ doanh thu.
Bảng 2.21 Hiệu quả kinh doanh của PVI năm 2006
Chỉ tiêu
Doanh thu
(triệu đồng)
Chi phí
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Hiệu quả theo doanh thu (đồng/đồng)
Hiệu quả theo lợi nhuận (đồng/đồng)
A. Đối với hoạt động KDBH
(phí giữ lại)
(bồi thường thuộc TN giữ lại)
I.Tất cả các nghiệp vụ
341.840
76.701
265.138
4.46
3.46
II.Từng nghiệp vụ
1.BH năng lượng
36.684
1.203
35.480
30.48
29.48
2.BH thân tàu và P&I
38.604
19.629
18.974
1.97
0.97
3.BH hàng hoá
68.494
4.808
63.685
14.24
13.24
4.BH con người
18.743
5.983
12.759
2.13
1.13
5.BH xe cơ giới
86.263
26.758
59.505
3.22
2.22
6.BH xây dựng lắp đặt
55.127
3.950
51.176
13.95
12.95
7.BH cháy, tài sản
24.091
13.922
10.168
1.73
0.73
8.BH khác
13.831
444.987
13.386
31.1
30.1
B. Đối với hoạt động tài chính
61.116
7.327
53.788
8.34
7.34
C. Đối với hoạt động khác
0,21
-
0,21
-
-
Nguồn: PVI
Năm 2006, hiệu quả kinh doanh của DN bình quân ở tất cả các nghiệp vụ tăng hơn năm 2005. Hiệu quả theo lợi nhuận là 3.46, theo doanh thu là 4.46. Đây là tỉ lệ cao nhất trong cả giai đoạn. Trong đó, BH khác vẫn là nghiệp vụ có hiệu quả kinh doanh tốt nhất, và tốt hơn cả năm 2005. Năm 2005, hiệu quả theo doanh thu rất cao là 29.9 nhưng năm 2006 còn cao hơn với mức 31.1 tức 1 $ chi phí bỏ ra thì doanh thu là 31.1 $ đồng nghĩa với lợi nhuận là 30.1 $. BH xây dựng lắp đặt tiếp tục là nghiệp vụ có hiệu quả cao với hiệu quả theo doanh thu là 13.95. Năm 2006 cũng là năm nghiệp vụ BH năng lượng có hiệu quả cao nhất trong cả giai đoạn. Hiệu quả theo doanh thu ở mức rất cao là 30.48. Nếu như năm 2005, nghiệp vụ cháy, tài sản là 1 trong những nghiệp vụ có hiệu quả kinh doanh cao nhất thì nghiệp vụ cháy, tài sản năm 2006 lại có hiệu quả kinh doanh thấp nhất. Hiệu quả theo doanh thu của nghiệp vụ chỉ là 1.73, hiệu quả theo lợi nhuận là 0.73.
Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp dù có thấp hơn năm 2005 nhưng vẫn ở mức rất cao. Hiệu quả theo lợi nhuận là 7.34 còn theo doanh thu là 8.34
Bảng 2.22 Hiệu quả kinh doanh của PVI năm 2007
Chỉ tiêu
Doanh thu
(triệu đồng)
Chi phí
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Hiệu quả theo doanh thu (đồng/đồng)
Hiệu quả theo lợi nhuận (đồng/đồng)
A. Đới với hoạt động KDBH
(phí giữ lại)
(bồi thường thuộc TN giữ lại)
I.Tất cả các nghiệp vụ
53.1577
151.775
379.802
3.5
2.5
II.Từng nghiệp vụ
1.BH năng lượng
14.454
4.312
10.141
3.35
2.35
2.BH thân tàu và P&I
35.212
16.036
19.175
2.2
1.2
3.BH hàng hoá
89.611
7.211
82.399
12.43
11.43
4.BH con người
38.711
12.119
26.592
3.19
2.19
5.BH xe cơ giới
236.411
77.826
158.585
3.04
2.04
6.BH xây dựng lắp đặt
68.003
8.297
59.705
8.2
7.2
7.BH cháy, tài sản
27.230
23.463
3.766
1.16
0.16
8.BH khác
21.941
2.506
19.435
8.75
7.75
B. Đối với hoạt động tài chính
284.242
86.685
197.556
3.28
2.28
C. Đối với hoạt động khác
4.511
0,5
4.510
9022
9021
Nguồn: PVI
Năm 2007, mặc dù lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính là lớn nhất trong cả giai đoạn, nhưng hiệu quả sử dụng vốn thì lại giảm sút đáng kể. Hiệu quả theo doanh thu từ mức rất cao là 8.34 năm 2006, đến năm 2007, chỉ là 3.28, còn hiệu quả theo lợi nhuận là 2.38. Năm 2007, hiệu quả theo doanh thu và lợi nhuận cao nhất giảm đáng kể so với 2 năm trước đó. Hiệu quả theo doanh thu cao nhất là 12.43, thuộc về BH hàng hoá. Hiệu quả kinh doanh thấp nhất là của nghiệp vụ BH cháy, tài sản. Hiệu quả theo lợi nhuận chỉ là 0.16 tức 1 đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu được 0,16 đồng lợi nhuận.
Năm 2007 là năm duy nhất nghiệp vụ bảo hiểm khác được tính chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.23 Hiệu quả kinh doanh của PVI năm 2008
Chỉ tiêu
Doanh thu
(triệu đồng)
Chi phí
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Hiệu quả theo doanh thu (đồng/đồng)
Hiệu quả theo lợi nhuận (đồng/đồng)
A. Đới với hoạt động KDBH
(phí giữ lại)
(bồi thường thuộc TN giữ lại)
I.Tất cả các nghiệp vụ
988.138
354.529
633.608.
2.79
1.79
II.Từng nghiệp vụ
1.BH năng lượng
8.521
26.821
-18.299
0.32
-0.68
2.BH thân tàu và P&I
148.578
73.962
74.615
2.01
1.01
3.BH hàng hoá
82.448
6.757
75.690
12.2
11.2
4.BH con người
96.741
30.193
66.548
3.2
2.2
5.BH xe cơ giới
404.924
189.950
214.973
2.13
1.13
6.BH xây dựng lắp đặt
135.527
4.549
130.978
29.79
28.79
7.BH cháy, tài sản
79.600
20.017
59.583
3.98
2.98
8.BH khác
31.794
2.276
29.517
13.96
12.96
B. Đối với hoạt động tài chính
504.743
338.267
166.476
1.49
0.49
C. Đối với hoạt động khác
-
-
-
-
-
Nguồn: PVI
Năm 2008 là năm duy nhất có nghiệp vụ kinh doanh thua lỗ, doanh thu phí không bù lại được số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại. Đó là bảo hiểm năng lượng. Hiệu quả theo lợi nhuận là -0.68 tức 1$ chi phí bỏ ra thì DN chỉ thu được về 0.32$ doanh thu, bị lỗ 0.68$.Năm 2008 cũng là năm hiệu quả kinh doanh bình quân của tất cả các nghiệp vụ là thấp nhất. Hiệu quả theo doanh thu là 2.79 và theo lợi nhuận là 1.79. Nghiệp vụ BH xây dựng và lắp đặt có hiệu quả kinh doanh cao nhất. Hiệu quả theo doanh thu là 29.79, theo lợi nhuận là 28.79. BH khác vẫn là 1 trong số các nghiệp vụ có hiệu quả theo doanh thu và lợi nhuận cao nhất.
Trong 2 năm là 2007 và 2008, hiệu quả hoạt động tài chính càng ngày cnàg giảm. Trong đó, năm 2008 là năm hiệu quả giảm xuống thấp nhất. Hiệu quả theo doanh thu chỉ đạt 1.49, theo lợi nhuận là 0.49. Mặc dù vậy, lợi nhuận là hoạt động tài chính đem lại cho PVI vẫn là rất lớn với 166 tỷ là do chi phí bỏ ra nhiều là 338 tỷ.
Bảng 2.24: Bảng tổng hợp hiệu quả kinh doanh của PVI
Giai đoạn 2005 – 2008
Năm
2005
2006
2007
2008
I. Hiệu quả theo doanh thu
1. Đối với hoạt động KDBH
3.42
4.46
3.5
2.79
2. Đối với hoạt động tài chính
8.87
8.34
3.28
1.49
3. Đối với hoạt động khác
-
-
9022
-
II. Hiệu quả theo lợi nhuận
1. Đối với hoạt động KDBH
2.42
3.46
2.5
1.79
2. Đối với hoạt động tài chính
7.87
7.34
2.28
0.49
3. Đối với hoạt động khác
-
-
9021
-
Nguồn: PVI
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, năm 2006 là năm PVI làm ăn hiệu quả nhất. Trong năm 2006, bình quân ở tất cả các nghiệp vụ cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 4.46 đồng doanh thu hay 3.46 đồng lợi nhuận. Năm 2008 là năm hiệu quả thấp nhất với việc, cứ 1 đồng bỏ ra thì chỉ thu lại được 1.79 đồng lợi nhuận hay 2.79 đồng doanh thu. Nghiệp vụ BH hàng hoá, xây dựng lắp đặt, và Bh khác là những nghiệp vụ có hiệu quả kinh doanh cao và ổn định nhất. Ngiệp vụ BH thân tàu và P&I là nghiệp vụ có hiệu quả kinh doanh thấp nhất. Và nghiệp vụ BH năng lượng có hiệu quả kinh doanh thiếu ổn định nhất. Năm 2006, hiệu quả theo lợi nhuận ở mức rất cao là 29.48 thì năm 2008, con số đó là - 0.68 tức doanh thu thu về không đủ bù cho chi phí bỏ ra
Đối với hoạt động tài chính, năm 2008 tiếp tục là năm có hiệu quả đầu tư thấp nhất với việc, chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu chỉ đạt 1.49. Trong khi đó, mặc dù lợi nhuận từ hoạt động đầu tư thấp nhất nhưng năm 2005 lại là năm có hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả nhất. Hiệu quả theo doanh thu là 8.87 tức 1 đồng chi phí bỏ ra, công ty thu lại được doanh thu là 8.87 đồng. Đây là 1 tỉ lệ rất cao.
Đối với hoạt động khác, năm 2007 là năm có hiệu quả lớn nhất.
CHƯƠNG III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của PVI
3.1 Phương hướng phát triển của PVI
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có vị trí quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong thương trường.
“Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu tổng thể, dài hạn để phát triển doanh nghiệp trong việc kết hợp tổng hợp các yếu tố kinh tế - tổ chức – môi trường kinh doanh - chế độ chính trị - xã hội nhằm phát huy lợi thế của doanh nghiệp để giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đề ra.” Từ khái niệm trên, PVI đã vạch ra tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược như sau:
-Tầm nhìn chiến lược: PVI nỗ lực để trở thành Tập đoàn Bảo hiểm – Tài chính với thương hiệu mạnh được công nhận trong nước và trên trường quốc tế.
- Nhiệm vụ chiến lược:
+ Xây dựng các chương trình bảo hiểm với khả năng tài chính cao nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho nguồn vốn và giao dịch tài chính của PVN - Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam
+ Phát triển các hoạt động bảo hiểm không chỉ trong nước mà cả quốc tế dựa trên các thế mạnh của PVI và PVN
+ Tối ưu hoá dòng tiền trong hoạt động bảo hiểm, đầu tư với lợi nhuận cao và góp phần vào sự phát triển của PVN, đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và nhân viên.
- Mục tiêu chiến lược:
+ Trở thành nhà bảo hiểm số một trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010. Nâng cao hơn giao dịch tài chính từ bảo hiểm lên tổng công ty bảo hiểm tài chính - đầu tư - bảo hiểm.
+ PVI lên kế hoạch để tăng vốn điều lệ lên 2500 tỉ VND vào năm 2010, trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam và năng lực hoạt động cao ở khu vực Châu Á. Tổng tài sản kế hoạch đạt 1 tỷ USD vào năm 2010, hơn 2 tỷ USD vào năm 2015 và gần 3 tỷ USD vào năm 2025.
+ Lợi nhuận trước thuế giữ vững mức tăng 25% vào năm 2009 và 2010. Ổn định tỉ lệ chi trả cổ tức là 15% năm 2009 – 2010 và 17.5% vào năm 2011 -2015.
- Mô hình quản lý:
Đối với Tổng công ty
+ Nâng cao mô hình quản lý kinh doanh theo hướng chuyên sâu và đẩy mạnh các nghiệp vụ chuyên nghiệp đối với các bộ phận điều hành và bộ phận kinh doanh
+ Bổ nhiệm nhiệm vụ cho các lãnh đạo với trách nhiệm cao nhất đối với các bộ phận khác nhau theo nguyên tắc có toàn quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động quản lý và kết quả nhiệm vụ đã được giao.
Đối với các công ty thành viên
+ Tối đa hoá sự uỷ thác cho các công ty thành viên, thay đổi hình thức quản lý, theo đó, lãnh đạo các công ty thành viên được tự quyết định và tự chịu trách hiệm trong việc quản lí hoạt động kinh doanh của mình.
- Phát triển thị trường then chốt:
Đối với thị trường trong nước:
+ Phát triển và thành lập các công ty thành viên ở những thị trường trọng yếu như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà nẵng, Vũng Tàu.
+ Đẩy mạnh kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực ở Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ để trở thành các công ty có quy mô rộng, có đủ khả năng kiểm soát thị trường.
Đối với thị trường nước ngoài:
+ Thành lập công ty có vốn 100% của PVI hoặc liên doanh với Lào, Campuchia. Cho đến năm 2010, doanh thu từ thị trường Đông Nam Á được kì vọng đạt 3 triệu USD.
+ Thành lập các văn phòng đại diện tại Nga, Singapore, Anh. Đồng thời, cùng với Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam, PVI sẽ có bộ phận phát triển thị trường nước ngoài.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
+ Tổ chức các khoá tập huấn để đẩy mạnh quá trình tìm kiếm sản phẩm bảo hiểm đã được triển khai ở các nước phát triển và đang phát triển mà có tiềm năng ở thị trường bảo hiểm Việt Nam như: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp… Các sản phẩm phải phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
+ Thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ để đáp ứng nhu cầu cho nhân viên của PVN và các công ty, tập đoàn kinh tế lớn. Số lượng khách hàng tiềm năng lên tới hàng triệu người. Cuối năm 2008, đề xuất thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ đã hoàn tất. Năm 2009, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ đi vào hoạt động. Và dự kiến, đến năm 2010, công ty bảo hiểm mới đạt mục tiêu đạt doanh thu hơn 300 tỷ VNĐ.
+ Đề xuất thành lập công ty tái bảo hiểm có doanh thu lớn nhất Việt Nam (100% vốn của PVI hoặc liên doanh giữa PVI với một công ty bảo hiểm lớn theo đó PVI nắm giữ đa phần cổ phiếu). Năm 2009, công ty tái bảo hiểm mới sẽ được thành lập và đi vào hoạt động.
Kế hoạch phát triển năm 2009
Bước sang năm 2009 cùng với sự suy thoái của kinh tế thế giới, báo hiệu sẽ là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nói chung và với PVI nói riêng. Những khó khăn bao gồm:
- Số tiền bồi thường tăng cao do chưa giải quyết dứt điểm các vụ bồi thường của các năm trước chuyển sang và của năm 2008. Ước tính số tiền còn phải bồi thường chuyển sang năm 2009 với số tiền bồi thường hàng trăm tỷ.
- Các cổ phíêu OTC đã đầu tư trong năm 2007/2008 sẽ lên sàn trong năm 2009 trong khi thị trường suy thoái buộc PVI phải trích dự phòng sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của PVI trong năm 2009
- Chính phủ, các tổ chức, các tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp và người dân cắt giảm chi tiêu cùng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bảo hiểm làm tỷ lệ phí bảo hiểm tụt giảm. Sự mất giá của các tài sản và thu hẹp phạm vi kinh doanh của các tập đoàn, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tài sản và trách nhiệm tham gia bảo hiểm giảm mạnh. Đây là nhân tố chính làm giảm nguồn thu chính của PVI.
- Mất khả năng thanh toán của một bộ phận không nhỏ các khách hàng, dãn tiến độ đầu tư đẩy công nợ phí bảo hiểm tăng cao. Người tiêu dùng tận dụng tối đa các quyền lợi được bảo hiểm (kể cả trục lợi bảo hiểm) làm tỷ lệ bồi thường gia tăng. Đây là nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
- Lãi suất ngân hàng giảm, tỷ giá tăng cao, thị trường bất động sản suy giảm, thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu phục hồi, các giấy tờ có giá và các khoản đầu tư góp vốn đầu tư kém tính thanh khoản, mất khả năng thanh toán của các khoản uỷ thác đầu tư là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả đầu tư.
- Doanh thu của tập đoàn giảm sẽ làm doanh thu bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí giảm tương ứng.
Bên cạnh đó, cũng có những thuận lợi để hoạt động kinh doanh của PVI tiếp tục duy trì đà tăng trưởng như:
- Thị trường bảo hiểm còn nhiều tiềm năng, nhiều bảo hiểm chưa được khai thác triệt để. Đặt biệt là bảo hiểm thất nghiệp mới bắt đầu triển khai từ 1/1/2009
- Suy thoái kinh tế mang đến nhiều cơ hội mua tài sản giá rẻ để tích luỹ tài sản để tăng nhanh tổng tài sản khi nền kinh tế phục hồi.
Từ những thuận lợi và những khó khăn phải đối mặt trong năm 2009, Ban lãnh đạo Tổng công ty Dầu khí PVI đã đưa ra chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu kinh doanh năm 2009
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Thu
TT
Chỉ tiêu
Chi
I
DT hoạt động KDBH
2.596.000
I
Chi phí trực tiếp KDBH
2.086.586
A
DT bảo hiểm gốc
2.381.000
1
Phí nhượng TBH
1.340.350
1
BH Dầu khí
560.000
2
Bồi thường thuộc TN giữ lại
392.005
2
BH tài sản
147.557
3
Trích dự phòng nghiệp vụ
222.497
3
BH thân tàu và P&I
400.000
4
Chi hoa hồng BH gốc
70.050
4
BH con người
130.000
5
Chi hoa hồng nhận TBH
32.500
5
BH Xe cơ giới
475.417
6
Chi giám định & KD khác
29.284
6
BH Kỹ thuật
399.026
7
BH hàng hoá
176.000
II
Chi phí bán hàng
206.804
8
BH tránh nhiệm
53.000
9
Các nghiệp vụ BH khác
40.000
III
Chi quản lý doanh nghiệp
76.925
B
Doanh thu kinh doanh TBH
215.000
IV
Chi lương
150.000
II
DT hoạt động tài chính
410.000
V
Chi hoạt động tài chính
261.575
Tổng doanh thu
3.006.000
Tổng chi
2.781.890
Lợi nhuận năm 2009: 218 000
Năm 2008, Hội đồng quản trị PVI đã phê chuẩn về mặt nguyên tắc sẽ niêm yết cổ phiếu PVI vào cuối năm 2009 tại thị trường chứng khoán Singapore. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore sẽ giúp PVI hoàn thiện bộ máy hoạt động, cơ cấu, các công tác quản trị điều hành đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao tính minh bạch, nâng cao uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
Những thuận lợi và khó khăn
Thế mạnh
- Có vị trí đặc biệt thuận lợi trên lĩnh vực bảo hiểm Dầu khí.
Với việc PVN sở hữu 59% cổ phần của công ty, PVI có những thuận lợi trong việc trở thành công ty bảo hiểm duy nhất cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí. PVI nắm giữ 95% thị phần cung cấp dịch vụ bảo hiểm dầu khí cho các khách hang lớn như: Vietsovpetro, BP, PV, Vietgaszprom, KNOC, Premier Oil, Talisman (Malaysia), PIDC (Algie)…
PVI đứng đầu trong bảo hiểm công nghiệp với việc chiếm lĩnh 51% thị phần bảo hiểm tài sản (bao gồm cả bảo hiểm năng lượng), hơn 40% thị phần bảo hiểm thân tàu và máy móc.
- Thương hiệu mạnh
Là thành viên của PVN - tập đoàn lớn nhất Việt Nam với các hoạt động kinh doanh trải khắp đất nước, những năm gần đây, PVI luôn là thương hiệu mạnh, được biết tới rộng rãi, và đạt được những danh hiệu như: Cúp vàng tháng 7/2007 “Thương hiệu mạnh”, tháng 11/2007 trở thành 1 trong 100 doanh nghiệp được vinh danh tại “Sao vàng đất Việt”. Ban lãnh đạo của PVI cũng được trao nhiều huân chương như: Cúp vàng dành cho các doanh nhân thành đạt, doanh nhân Châu Á.
- Có mối qua hệ tốt với các tập đoàn tài chính, tập đoàn bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thế giới.
PVI đã xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổng công ty, tập đoàn ngân hàng - tài chính - bảo hiểm trên khắp thế giới như: Munich Re, Swiss Re, AIG, Willis, HSBC, Aon, Marsh & Treaty, Lloyd’s. Với các hợp đồng tái bảo hiểm có điều khoản thương mại trách nhiệm cao, PVI luôn thuận lợi để cạnh tranh giành được những hợp đồng giá trị như: bảo hiểm đóng tàu và xây dựng…
Danh mục đầu tư hợp lý
Tổng giá trị đầu tư năm 2007 đạt gần 600 tỷ, năm 2008 là 681 tỷ VNĐ, đầu tư vào các dự án mang lại lợi nhuận cao như: VINARAE, PVSC, Sao Mai Ben Dinh SJC, VF2,FPSO, Vận tải Đông Dương…Năng lực quản lí đầu tư cũng trở nên chuyên nghiệp. Chiến lược đầu tư, phân phối vốn đầu tư, quản lí vốn đầu tư luôn được kiểm soát.
Cơ hội:
- Sự phát triển cao và bền vững của kinh tế và thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,18%. Tổng sản phẩm trong nước đạt 489.800 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 62,7 tỷ USD, Nhập khẩu 80,7 tỷ USD. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ. Tính chung từ đầu năm, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007. Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD.Trong các lĩnh vực đầu tư, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Nộp ngân sách Nhà nước cũng đạt khoảng 2 tỷ USD, tạo thêm 17.000 lao động.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều tăng trưởng doanh thu và lãi, riêng phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đã đạt mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt xấp xỉ 10.900 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, vượt chỉ tiêu chiến lược thị trường bảo hiểm đến năm 2010 tới 21% (chỉ tiêu đặt ra là 9.000 tỷ đồng). Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PJICO, PTI.
Khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng đạt doanh thu 10.334 tỷ đồng. Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Prudential 4.270 tỷ đồng, Bảo Việt 3.425 tỷ đồng, Manulife 1.072 tỷ đồng, AIG 634 tỷ đồng, Dai-ichi 585 tỷ đồng.
- Thị trường tài chính Việt nam phát triển nhanh
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đặc biệt là cơ cấu GDP đã thay đổi khi dịch vụ, công nghiệp chiếm > 80%, còn lại là nông nghiệp, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn mới mẻ nhưng phát triển với tốc độ nhanh. Rất nhiều tổ chức tài chính, tư bản, tập đoàn kinh tế coi Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng. Nhu cầu vốn của Việt Nam từ 2008 – 2012 là 120 tỷ USD (nguồn: Ngân hàng Thế Gíới).trong khi đó, ODA và các nguồn khác từ nước ngoài chỉ đủ cung cấp 2.8 – 4 tỷ USD.
- Tiềm năng của Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam - Tập đoàn dẫn đầu kinh tế Việt Nam
Trong năm 2008, Tập đoàn đã đạt:+ Doanh thu 280,05 nghìn tỷ đồng (trong đó ngoại tệ là 11,15 tỷ USD, nội tệ là 95,75 tỷ nghìn tỷ đồng), đạt 149,6% kế hoạch năm, tăng 31,2% so với năm 2007, chiếm gần 20% GDP của cả nước.+ Nộp ngân sách nhà nước 121,80 nghìn tỷ đồng, đạt 181,4% kế hoạch năm, tăng 41,7% so với năm 2007, chiếm khoảng 31% tổng thu ngân sách nhà nước.+ Kim ngạch xuất khẩu 11,15 tỷ USD, đạt 146,7% kế hoạch năm, tăng 26,7% so với năm 2007, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. + Nhân lực toàn Tập đoàn trên 26 nghìn người
- Việc gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội
Không chỉ các doanh nghiệp VN nói chung mà PVI nói riêng được tham gia vào thị trường hàng hoá dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với việc được giảm mức thuế nhập khẩu. Do vậy, chúng ta có thể mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai, mở rộng dịch vụ hàng hoá cùng lĩnh vực kinh doanh ra bên ngoài lãnh thổ tạo ra sự tăng trưởng cho kinh doanh và nền kinh tế quốc gia. Với 1 nền kinh tế mở, giá trị hàng hoá xuất khẩu luôn chiếm 60% GDP, trở thành 1 nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển.
Môi trường kinh doanh sẽ được nâng cao nhờ vào sự hoàn thiện hệ thống luật kinh tế đối với hoạt động kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nhờ vào sự minh bạch và hoạt động công khai của các tổ chức quản lý theo quy định của WTO. Đó là yếu tố quan trọng để đánh giá được tiềm năng kinh doanh của đất nước và thu hút vốn nước ngoài nhằm tiếp nhận vốn, nâng cao công nghệ, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo cơ hội việc làm và thay đổi cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, giảm nguy cơ kìm hãm phát triển.
Chúng ta sẽ có vị thế ngang bằng với các nước thành viên trong ứng xử thương mại toàn cầu. Chúng ta cũng có những thuận lợi để bảo lệ lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp và quốc gia.
Điểm hạn chế
- Mức giữ lại thấp, tỉ lệ tái bảo hiểm cao
Mặc dù doanh thu bảo hiểm cao trên thị trường nhưng thu nhập từ kinh doanh bảo hiểm vẫn chỉ ở mức trung bình, chiếm 19% trong tổng số doanh thu năm 2007, 17.3% trong tổng số doanh thu năm 2008 do mức giữ lại thấp và tỉ lệ tái bảo hiểm cao
- Phụ thuộc vào bảo hiểm trong ngành
Mặc dù bảo hiểm ngoài ngành đang phát triển nhanh, nhưng cuối năm 2007, doanh thu từ các đơn bảo hiểm nội bộ chiếm >60%. Sự phụ thuộc vào bảo hiểm dầu khí có thể khiến PVI phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong những năm tới khi các công ty thành viên của PVN nhanh chóng được cổ phần hoá, sự độc quyền trong các dịch vụ bảo hiểm dầu khí sẽ sớm bị xoá bỏ.
- Số lượng giới hạn của các công ty thành viên
Hiện nay, PVI đang có văn phòng tại 46 tỉnh thành trên toàn quốc. Mặc dù các kênh phân phối sản phẩm của PVI đang ngày một gia tăng, nhưng so với các đối thủ cạnh tranh như: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO thì vẫn còn rất hạn chế. Với sự mở rộng các công ty thành viên trong cả nước, các công ty bảo hiểm như: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO đang có nhiều thuận lợi trong việc nâng cao hình ảnh của công ty, phát triển nhiều danh mục bảo hiểm bán lẻ với doanh thu cao như: bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm con người…
Gíơi hạn về kiến thức nghiệp vụ
Nhân tố chủ chốt góp phần đưa đến thành công cho mọi doanh nghiệp chính là yếu tố con người. PVI luôn tự hào về việc tuyển dụng, đào tạo nhiều nhân vật chủ chốt có kinh nghiệm và trình độ cao, đảm nhận trách nhiệm đối với các dự án quan trọng đang được thực hiện của PVN và các dự án quan trọng khác của quốc gia. Tuy nhiên, vì hầu hết các công ty thành viên chỉ mới vừa được thành lập, bao gồm 12 công ty thành viên và 35 văn phòng đại diện được thành lập năm 2007, do vậy, chất lượng chuyên môn ở một vài đơn vị còn hạn chế.
Thách thức
- Thị phần nhận bảo hiểm dầu mỏ đang bị đe doạ
Xu hướng mạnh mẽ về cổ phần hoá các thành viên của PVN cùng với việc các nhà bảo hiểm nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam đã tác động đến PVI. Trong tương lai không gần, PVI có thể sẽ mất những đặc quyền trong bảo hiểm dầu khí nếu sự chuẩn bị chưa được bắt đầu ngay từ bây giờ.
- Sự mở cửa của thị trường bảo hiểm – tài chính
Việt nam gia nhập WTO đồng nghĩa mở cửa toàn diện thị trường bảo hiểm, tài chính trong năm 2008. Trong khi đó, chúng ta vẫn lại kém xa so với thế giới về chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, kinh nghiệm, và quản lý. Rõ ràng, đội ngũ nhân viên giỏi, chất lượng có xu hướng ra nước ngoài làm việc nơi mà mà có điều kiện, vị trí làm việc tốt hơn rất nhiều. Các nhà bảo hiểm trong nước còn hạn chế trong việc định giá tài sản, quy mô vốn nhỏ trong khi đối tượng bảo hiểm cần được hiểu biết chính xác, vốn lớn như: bảo hiểm hàng không, tài sản…vì thế, rất khó để cạnh trang với các công ty nước ngoài.
- Sự không tương xứng của nguồn lực con người nhất là nguồn lao động có tay nghề cao.
Nguồn lao động Việt Nam là cao ( khoảng 40 triệu lao động năm 2005) nhưng ngược lại, tỉ lệ lao động có tay nghề cao lại thấp (Khoảng 23% năm 2003). Hầu hết lao động là trẻ, độ tuổi từ 18-23 (chiếm 80%) nhưng không nhiều đã được qua đào tạo. Nếu so sánh với các quốc gia khác trong khu vực, trình độ lao động Việt Nam là thấp (3.79/10 qua đào tạo, Trung Quốc là 5.73/10, Thái Lan là 4.04/10). Thị trường bảo hiểm, tài chính Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với viễn cảnh thiếu lao động có kỹ năng và kinh nghiệm.
Một số kiến nghị nhằm tăng kết quả kinh doanh của PVI
Kiến nghị với Nhà nước
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
- Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, bảo hiểm là điều kiện quan trọng thúc đẩy việc trao dồi và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài. Bảo hiểm còn là ngành dịch vụ mang tính toàn cầu, giảm thiểu rủi ro cho các ngành kinh tế - xã hội. Hơn nữa, thị trường bảo hiểm hội nhập với quốc tế cũng tạo ra môi trường đáng tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hội nhập quốc tế:
+ Tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết trong khuôn khổ song phương và đa phương, khu vực ASEAN và toàn câu (IAIS - .hiệp hội các cơ quản quản lý bảo hiểm quốc tế), dưới hình thức trao đổi thông tin, kinh nghiệm và trợ giúp kĩ thuật giữa các cơ quan quản lí bảo hiểm, hiệp hội bảo hiểm, thực hiện nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về kinh doanh bảo hiểm.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động kinh doanh bảo hiểm ra nước ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc thị trường Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ và các nước ASEAN…về chuyển nhượng dịch vụ Tái Bảo hiểm, về đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin.
- Đổi mới và tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
+ Hiện nay, Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn đã ban hành tạo khuôn khổ pháp lí tương đối đầy đủ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình quản lí hoạt động kinh doanh bảo hiểm và cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm sau khi gia nhập WTO, còn nhiều vấn đề nảy sinh chưa được thể chế hoá, vì vậy cần được hoàn thiện trong thời gian tới.
+ Đổi mới phương thức quản lí: Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong khâu cấp giấy phép, thẩm định hồ sơ phê chuẩn, đăng kí sản phẩm, các thủ tục khác…
- Thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
+ Gíam sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các quy định của nhà nước và các quy định của bản than doanh nghiệp về quản lí tài chính, kế toán, đánh giá rủi ro, quản lí tài sản.
+ Gíam sát việc trích lập các nguồn dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng thanh toán, bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Quản lí hoạt động đầu tư, đảm bảo đầu tư của doanh nghiệp được đa dạng, trong hạn mức theo quy định của pháp luật.
+ Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế của doanh nghiệp một cách thường xuyên, xây dựng chỉ tiêu cảnh báo sớm, đánh giá kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn thị trường. Gíam sát hoạt động của doanh nghiêp tuân thủ các quy định về công khai hoá thông tin, cung cấp thông tin trung thực cho khách hang, bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, đầy đủ.
+ Quan hệ với các cơ quản quan lí bảo hiểm nước ngoài để nghiên cứu các chuẩn mực quản lí quốc tế để từng bước áp dụng phù hợp với trình độ phát triển của thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lí, trao đổi thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường bảo hiểm quốc tế, đặc biệt là các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.
+ Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
Xem xét, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia Hiệp hội, gắn quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp với Hiệp hội.
- Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm phù hợp với đối tượng tham gia, phối hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp bảo hiểm để phân tán rủi ro bảo hiểm. Nhà nước ban hành các quy chế quản lí tài chính để tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp hoàn thiện các nghiệp vụ bảo hiểm, mở rộng diện khai thác bảo hiểm, mở rộng phạm vi và địa bàn phục vụ
Kiến nghị với Tập Đoàn
- Tiếp tục chỉ đạo để PVI cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các đơn vị trong ngành, các đối tác trong nước và quốc tế của Tập đoàn.
Trong những năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng, PVN đã giúp PVN trở thành doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam duy nhất có khả năng xuất khẩu các sản phẩm bảo hiểm của mình ra nước ngoài thông qua việc tham gia bảo hiểm các công trình dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại Algeria, Malaysia, Venezuela, Ecuado, cấp đơn bảo hiểm cho việc đóng giàn khoan tại Singapore, đóng tàu tại Nga...
- Duy trì sự ổn định của số tiền uỷ thác đầu tư tại PVI tạo điều kiện cho PVI chủ động đầu tư, tích luỹ tài sản chuẩn bị cho thị trường phục hồi (dự kiến vào đầu năm 2010).
- Đề nghị Tập đoàn điều chỉnh lãi suất phần tiền uỷ thác đầu tư tại PVI phù hợp với xu hướng giảm lãi suất cơ bản.
Kiến nghị với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí PVI
- Kinh doanh bảo hiểm:
+ Hoàn thiện mô hình hoạt động của các ban KDBH trên cơ sở phát triển kinh doanh tại phía Nam để nắm bắt sâu hơn và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về dịch vụ bảo hiểm cũng như đảm bảo thu xếp chương trình BH/TBH hiệu quả và an toàn nhất cho các Dự án trong ngành, đồng thời đẩy mạnh phát triển dự án ngoài ngành và các sản phẩm bảo hiểm mới ở phía Nam. Các ban ở Tổng công ty cần hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp cho các nghiệp vụ bảo hiểm phía Nam, đẩy mạnh công tác bán hàng ra khu vực phía Bắc, chiếm lĩnh thị trường Bảo hiểm đối với các dự án năng lượng, lọc hoá dầu, Khí - Điện - Đạm trong và ngoài ngành. Nghiên cứu, triển khai, mở rộng phát triển các sản phẩm bảo hiểm chưa khai thác có tiềm năng ở thị trường trong nước. Đẩy mạnh phát triển bảo hiểm đối với các dự án trọng điểm kinh tế. Đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.
+ Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ bên ngoài bằng cách: phát huy được mọi tiềm năng, huy động được cao nhất mọi đối tượng tham gia bảo hiểm nhằm nâng cao doanh thu-cơ sở cho nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Giải pháp đặc biệt quan trọng đó là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng thời, nghiên cứu, triển khai và phát triển các sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu ngày càng nhiều của người dân.
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng các biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí; giám sát bồi thường, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các rủi ro bảo hiểm và đầu tư tài chính; tăng cường trình độ, chuyên nghiệp trong quản lý hoạt động đầu tư; tăng năng suất lao động để nâng cao thu nhập cho người lao động. Năm 2008 là năm mà tỉ lệ bồi thường của PVI cao nhất trong suốt hơn 10 năm hoạt động (38%), do vậy, TCT cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý rủi ro, kiểm soát bồi thường.
+ Phát triển các kênh phân phối.
Như đã biết, PVI đang có văn phòng tại 46 tỉnh thành trên toàn quốc. Mặc dù các kênh phân phối sản phẩm của PVI đang ngày một gia tăng, nhưng so với các đối thủ cạnh tranh như: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO thì vẫn còn rất hạn chế. Với sự mở rộng các công ty thành viên trong cả nước, các công ty bảo hiểm như: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO đang có nhiều thuận lợi trong việc nâng cao hình ảnh của công ty, phát triển nhiều danh mục bảo hiểm bán lẻ với doanh thu cao. Chính vì vậy, PVI cần phải phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo đại lý hơn nữa. Vì đại lí là lực lượng tiếp thị có hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp bán sản phẩm. Đồng thời, đại lí cũng là người trực tiếp nhận các thong tin phản hổi về sản phẩm bảo hiểm từ phía khách hàng. Vì vậy, những ý kiến họ đóng góp cho doanh nghiệp rất có giá trị thực tế, giúp DN nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời để nâng cao tính cạnh tranh.
Trên thế giới, môi giới bảo hiểm thu xếp đến 90% tổng lượng dịch vụ bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm làm cho cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm được chắp nối với nhau, đồng thời, góp phần tănh uy tín của sản phẩm và DNBH. Về lí thuyết, MGBH sau khi nghiên cứu nhu cầu của khách hang sẽ tìm kiếm DNBH có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất với chi phí thấp nhất. Thực tế, MGBH thường chọn trên thị trường một DNBH có nhiều ưu đãi, sau đó giới thiệu cho khách hàng. Chính vì vậy, DNBH cần tính đến những ưu đãi cho môi giới như: thù lao, đào tạo , bảo trợ về kĩ thuật và thương mại.
Bên cạnh đó, PVI cũng nên xem xét thêm việc phát triển kênh phân phối qua việc sử dụng cộng tác viên bảo hiểm.
- Đầu tư tài chính:
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm sâu vào suy thoái, Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng với dự báo năm 2009, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 5% - thấp nhất trong nhiều năm qua. Năm 2009, báo hiệu tiếp tục là năm khó khăn đối với hoạt động đầu tư tài chính đặc biệt là đầu tư chứng khoán. Đầu tư chứng khoán niêm yết và dự phòng giảm giá chứng khoán năm 2008 của PVI lỗ 160 tỷ đồng. Do vậy, PVI cần có một chính sách, danh mục đầu tư hợp lý, đảm bảo an toàn, hiệu quả cao nhất. Dừng các dự án không hiệu quả, lựa chọn dự án khả thi, có tính thanh khoản cao, phù hợp với quy mô nguồn vốn của PVI.
Suy thoái kinh tế mang lại cơ hội mua tài sản giá rẻ để tích luỹ tài sản, tăng nhanh tổng tài sản khi nền kinh tế phục hồi
- Công nghệ thông tin:
PVI cần phải xây dựng phần mềm tin học hiện đại đối với việc thống kê rủi ro, tổn thất trong các nghiệp vụ bảo hiểm. Thống kê rủi ro tổn thất và thống kê những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong các DNBH, là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm, mặt khác PVI cần phải đánh giá và quản lý những rủi ro có thể tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
KẾT LUẬN
Tóm lại, mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc cạnh tranh của một công ty là phải làm tăng được giá trị của công ty trên thị trường. Một công ty có nguồn vốn dồi dào, các quỹ dự trữ được trích đầy đủ và đều đặn hàng năm, doanh số và hiệu quả ngày càng phát triển đó là mục tiêu chung của tất cả các công ty. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của một quốc gia, đảm bảo cho nền kinh tế của quốc gia đó có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong tình hình hội nhập hiện nay. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam không thể tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi một nước. Việc hội nhập là một tất yếu khách quan. Dĩ nhiên trong quá trình đó bên cạnh nhiều cơ hội mở ra, Việt Nam phải chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đương đầu với các khó khăn, thách thức mới. Để có đủ khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đổi mới và hoàn thiện nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực được coi là tiên quyết là củng cố và tăng cường năng lực tài chính. Do đó chúng ta phải xác định vị thế. Vai trò của các công ty bảo hiểm Việt Nam - các công ty mà sự hoạt động của nó giữ một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Để xác lập được vị thế này, chúng ta phải có một nguồn tài chính mạnh, một trình độ sử dụng vốn khoa học, hiệu quả. Có nhiều biện pháp để làm tăng giá trị của công ty, một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng chúng ta không thể bỏ qua đó là việc nghiên cứu huy động tối đa và đầu tư có hiệu quả nhất nguồn vốn huy động được.
Em xin chân thành cảm ơn TS Phạm Thị Định và các anh chị phòng tài chính - kế toán PVI đã giúp em hoàn thành khóa luận này.MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.doc