Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề

Cùng với sự phát triển và đổi thay không ngừng của kinh tế xã hội, giúp việc gia đình đang dần trở thành một nghề và ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống xã hội. Nghề giúp việc gia đình không chỉ tạo điều kiện cho những người sử dụng lao động đóng góp nhiều hơn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn góp phần tạo việc làm và lợi ích cho những người lao động giúp việc. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao và cải thiện năng lực làm việc của người giúp việc lại là một câu hỏi đặt ra cho không chỉ cho chính những người lao động giúp việc mà còn cho toàn xã hội. Bằng phương pháp đánh giá năng lực làm việc dựa trên mô hình khung năng lực, báo cáo nghiên cứu khoa học “Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội- Ngụ ý cho đào tạo nghề” đã bước đầu cho thấy năng lực làm việc thực tế của lao động giúp việc hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất một số kiến nghị về đào tạo nghề giúp việc, nhằm nâng cao năng lực làm việc, tạo sự chuyên nghiệp cho người lao động.Các kiến nghị này cần phải được kết hợp thực hiện bởi các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động và đặc biệt là người lao động giúp việc. Những đề xuất, giải pháp trên đây không tránh khỏi những thiếu sót cũng như tính thực tiễn của các kiến nghị do kinh nghiệm và nguồn lực còn hạn chế của nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu kính mong ý kiến đóng góp, giúp đỡ từ các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

docx94 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá cả hợp lý cho gia đình đứng thứ hai (-0,77 điểm) Hai nhóm kỹ năng trên được chủ sử dụng lao động đánh giá là những kỹ năng quan trọng và chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ sự dụng lao động vì các kỹ năng này có khoảng cách khá lớn từ 0,77 – 0,85 nên đây là những kiến thức còn yếu kém ở mức đáng lo ngại cần được bổ sung nhiều trong thời gian tới. Với những cách biệt này, các giải pháp để cải thiện các kỹ năng cho lao động giúp việc là rất cần thiết, đặc biệt với những kỹ năng quan trọng có mức mong đợi cao. Về thái độ Biểu đồ 3.8: Khoảng cách thái độ của lao động giúp việc (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu) Biểu đồ 3.8 cho thấy các tiêu chí về thái độ cũng chưa đáp ứng được sự mong đợi của người sử dụng lao động giúp việc, cụ thể là: Khoảng cách chênh lệch giữa mức yêu cầu và thực tế của ý thức tiết kiệm cho chủ nhà và ý thứcdám chịu trách nhiệm là cao nhất (-0,77 điểm) Có thể thấy thái độ tiết kiệm cho chủ nhà và thái độ dám chịu trách nhiệm của người lao động còn thiếu hụt trầm trọng so với yêu cầu của người sử dụng lao đông. Do đó, 2 nhóm thái độ này cần được đặc biệt quan tâm đào tạo cho người lao động giúp việc. Ngược lại, về mặt thái độ, cõ những thái độ mà lao động giúp việc đã đáp ứng khá tốt bởi khoảng cách không quá lớn, nhỏ hơn 0,5 điểm Sống hòa đồng với hàng xóm, không gây xích mích, cãi cọ (-0,28 điểm) Thái độ lễ phép (-0,41 điểm) Các nhóm thái độ nêu trên đều có khoảng cách so với yêu cầu nhỏ hơn 0.5 nên đây là những thái độ chưa cần tập trung chính trong việc nâng cao thái độ của lao động giúp việc. 3.5.2 Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội Lao động giúp việc chưa được tiếp cận nhiều với việc đào tạo bài bản về công việc giúp việc gia đình Đây là nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu năng lực làm việc ở lao động giúp việc gia đình. Theo kết quả khảo sát được, hơn 90% lao động giúp việc hiện nay tại Hà Nội chưa trải qua bất kỳ một khóa đào tạo bài bản về công việc của người giúp việc. Nguyên nhân của thực trạng này là do bản thân những người giúp việc này cảm thấy các khóa đào tạo này là không cần thiết. Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng là do hoàn cảnh gia đinh của những người giúp việc này. Đa số họ đều đến từ những vùng nông thôn, hoàn cảnh khó khăn nên họ nghĩ rằng tham gia các khóa học như vậy sẽ rất đắt đỏ và họ không thể chi trả được. Bên cạnh đó, số lượng các trung tâm việc làm, trung tâm người giúp việc có những khóa đào tạo về các kiến thức, kỹ năng và thái độ của người giúp việc còn khá ít. Nếu có, các trung tâm này chủ yếu có nhiệm vụ giới thiệu việc làm, kết nối trung gian giữa người cần sử dụng lao động giúp việc và lao động giúp việc, còn các hoạt động về đào tạo chưa được phát triển và đẩy mạnh. Chưa có sự giao thoa giữa mong đợi của người sử dụng và nhận thức, đánh giá của người lao động về năng lực của mình Chủ sử dụng lao động cho rằng lao động giúp việc chưa đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ. Họ thường không cảm thấy hài lòng và nhận thấy lao động giúp việc gia đình cần được đào tạo kỹ lưỡng hơn để tránh làm mất thời gian, công sức và tiền bạc dành cho việc đào tạo người lao động tại gia đình. Ngược lại, lao động giúp việc lại tự nghĩ rằng đây là công việc đơn giản, họ có đủ các kỹ năng cơ bản và cần thiết cho công việc và không cần phải tốn tiền cho đào tạo. Nhiều người lao động không muốn đi đào tạo vì sợ phải chi tiền học phí trong khi chưa chắc chắn là sẽ tìm được việc làm. Như vậy, nếu có các trung tâm đào tạo nghề giúp việc, bên cạnh những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo người lao động để làm hài lòng chủ sử dụng lao động thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được học viên cho các trung tâm đào tạo nghề hoạt động. Quan niệm chưa đúng đắn của xã hội về công việc giúp việc gia đình Cả người sử dụng lao động giúp việc và bản thân lao động giúp việc đều có quan niệm chưa đúng đắn về công việc của người giúp việc. Nhiều người sử dụng lao động có quan niệm người giúp việc là “người ở”, có trình độ học vấn thấp nên có những thái độ, hành vi đối xử chưa đúng đắn và phù hợp với họ. Những điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động giúp việc. Họ cảm thấy bị đối xử bất công nên sẽ không làm việc một cách tốt nhất có thể và cảm thấy không cần thiết phải cải thiện năng lực làm việc của mình. Về phía lao động giúp việc, bản thân họ nghĩ rằng đây là công việc rất bình thường, ai cũng có thể làm được nên không cần thiết phải có kiến thức, kỹ năng gì chuyên sâu. Từ việc nhận định như vậy, tự họthấy việc đào tạo bài bản về năng lực làm việc của lao động giúp việc là không cần thiết và cũng không có ý định tham gia. Các yếu tố về quyền lợi của lao động giúp việc chưa được đảm bảo Căn cứ vào số liệu điều tra, chỉ có khoảng 36% người sử dụng lao động có ký kết hợp đồng lao động trình bày những quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể của 2 bên với lao động giúp việc. Phần trăm còn lại đều chỉ đơn thuần thuê lao động giúp việc với thỏa thuận bằng miệng. Việc ký kết hợp đồng này sẽ rất quan trọng nếu có sự tranh chấp giữa người sử dụng lao động giúp việc và lao động giúp việc. Nếu không có hợp đồng cụ thể, khi xảy ra tranh chấp sẽ không thể phân định rõ bên nào đúng bên nào sai, và thường thì lao động giúp việc sẽ chịu phần nhiều tổn thất trong những trường hợp này. Ngoài ra, tiền lương của người giúp việc hiện nay cũng chưa ổn định. Tiền lương này chủ yếu tùy thuộc vào mức độ công việc và điều kiện tài chính của gia đình người sử dụng lao động giúp việc. Do vậy, có những lao động giúp việc nhận được lương khá cao so với mức trung bình (4-5 triệu đồng/tháng) nhưng cũng có những lao động giúp việc nhận được mức lương khá thấp (2,0 - 2,5 triệu đồng/tháng). Với việc các quyền lợi chưa được đảm bảo, rất khó cho các lao động giúp việc có thể làm việc tốt nhất có thể với khả năng của mình. Chủ nhà khi tuyển chọn lao động giúp việc không có sự lựa chọn, đánh giá kỹ càng Các gia đình có nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình thường khá bận với công việc của mình. Thông thường, người sử dụng lao động giúp việc không có thời gian để đánh giá và tuyển chọn kỹ lao động giúp việc cho mình. Như đã biết, người sử dụng lao động giúp việc thường tìm người giúp việc khi đang rất có nhu cầu, và với sự cấp thiết như vậy, họ thường có xu hướng nhận ngay người giúp việc về làm nếu có. Tuy nhiên, không phải người giúp việc nào cũng có đầy đủ các kỹ năng cơ bản thiết yếu để đảm bảo tốt công việc giúp việc của họ. Vì thế, người sử dụng lao động giúp việc thường có xu hướng nhận người lao động giúp việc trước còn vấn đề năng lực thì có thể được đào tạo về sau. Ngoài ra, khảo sát cho thấy đa số các gia đình chủ nhà đều tìm người giúp việc thông qua bạn bè, họ hàng. Chính vì sự cả nể xen lẫn tình cảm nên họ sẽ nhận những người giúp việc này mà không biết được thực chất năng lực của họ ra sao.  CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 4.1 Định hướng phát triển nghề giúp việc gia đình ở Việt Nam Trước nhu cầu về thị trường lao động giúp việc ngày một tăng cao như hiện nay, Chính phủ đã có động thái tích cực khi ban hành Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động với loại hình lao động giúp việc gia đình và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/05/2014.Theo quy định trong Nghị định mới, chủ nhà (người sử dụng lao động) và người giúp việc buộc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ mức tiền lương, số ngày nghỉ, điều kiện làm việc,... Nghị định cũng quy định một số quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện đúng hợp đồng lao động, trả lương cho người lao động (tối thiểu 2,7 triệu đồng/tháng), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trách nhiệm vật chất... Như vậy, thông qua những quy định về thời gian nghỉ ngơi trong ngày, trong tuần, những ngày lễ, tết nhưng vẫn được hưởng lương, có thể thấy rằng về cơ bản, quyền lợi của lao động giúp việc đã được chú trọng hơn rất nhiều. Nghị định này sẽ sớm được đưa vào thi hành và sẽ trở thành một giải pháp tốt để giải quyết những tranh chấp không đáng có giữa người sử dụng lao động giúp việc và người lao động giúp việc. Với sự phát triển của thông tin đại chúng, ngày càng có nhiều người nhận ra được tầm quan trọng của nghề giúp việc gia đình và nghề này đã dần có chỗ đứng hơn trong xã hội. Trước nhu cầu ngày càng cao của các hộ gia đình, nghề giúp việc gia đình trên cả nước nói chung và tại Hà Nội nói riêng đang có xu hướng phát triển khá nhanh về số lượng, xu hướng chọn thuê giúp việc nhà theo giờ cũng tăng cao. Tuy nhiên sự phát triển về số lượng lao động giúp việc lại không đồng nghĩa với sự phát triển về tính chuyên nghiệp và chất lượng làm việc của họ. Chính vì vậy, nghề giúp việc gia đình ở nước ta đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía các cơ quan chức năng, người dân và cả các nhà đầu tư với mong muốn đem lại sự phát triển cho thị trường lao động giúp việc gia đình thông qua việc nâng cao năng lực làm việc của lao động giúp việc cũng như củng cố thêm hành lang pháp lý để bảo vệ quyền và trách nhiệm của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động giúp việc. 4.2 Đề xuất đào tạo nghề giúp việc gia đình ở Hà Nội Để thị trường lao động thực sự phát triển, nghề giúp việc gia đình thực sự trở thành một “nghề” theo đúng nghĩa của nó và góp phần vào sự phát triển kinh tế -xã hội của Thủ đô, việc làm quan trọng đầu tiên cần được chú ý là đào tạo nâng cao năng lực làm việc cho lao động giúp việc gia đình. Cơ sở đào tạo nên là các trường dạy nghề hoặc các trung tâm giới thiệu việc làm trước đây. Các cơ sở đào tạo này có chức năng chính là đào tạo nghề giúp việc chuyên nghiệp kiêm giới thiệu việc làm cho lao động giúp việc gia đình. Các trường dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm trước đây phải được rà soát, đánh giá, quy hoạch lại để cải tiến và hoàn thiện hoặc thành lập mới. Các trung tâm này sẽ là nơi cung cấp cho người lao động các kỹ năng và kiến thức cơ bản của nghề giúp việc gia đình một cách bài bản và chuyên nghiệp, đồng thời cấp cho họ chứng chỉ nghề chuyên nghiệp để họ dễ dàng kí hợp đồng làm việc. Việc đào tạo năng lực cho người giúp việc cần được thực hiện theo quy trình cụ thể bao gồm tất cả các yếu tố từ việc tuyển dụng và thu hút học viên, lựa chọn sàng lọc học viên, xây dựng chương trình đào tạo, triển khai các khóa đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho người lao động và cấp chứng chỉ cho họ. 4.2.1 Nội dung chương trình đào tạo Khi tham gia vào những khóa đào tạo của các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và giới thiệu việc làm, lao động giúp việc sẽ được học và rèn luyện những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng loại hình giúp việc cũng như được chỉ bảo thêm về cách thể hiện thái độ đúng đắn khi tham gia làm việc tại các hộ gia đình. Nội dung chương trình đào tạo nên được thiết kế cụ thể cho từng nhóm công việc trên cả 3 tiêu chí kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó cần tập trung chuyên sâu và kỹ hơn cho các nhóm công việc mà trình độ năng lực của người giúp việc còn yếu kém như sau: Nhóm công việc lau dọn nhà cửa: Kiến thức: Kiến thức sử dụng đồ dùng điện tử trong gia đình (tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, ) Phương pháp bảo quản đồ dùng gia đình sau khi sử dụng Quy trình thực hiện công việc lau dọn nhà cửa Môi trường địa lý, điều kiện khí hậu, phong thủy vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ Phương pháp trang trí và sắp đặt trong gia đình Văn hóa, hành vi và lối sống người Hà Nội Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng các đồ điện tử và thiết bị hiện đại trong gia đình để làm việc nhanh chóng, hiệu quả Kỹ năng làm việc nhà nhanh chóng, thuần thục và sạch sẽ Kỹ năng tổ chức bố trí công việc và các thao tác theo quy trình hợp lý để làm việc nhanh chóng, có chất lượng Nhóm công việc nấu ăn Kiến thức : Kiến thức về dinh dưỡng học Kiến thức về thực phẩm Kiến thức chế biến món ăn ngon cho gia đình Kiến thức căn bản về thị trường và giá cả Phương pháp mặc cả trong mua hàng Kỹ năng: Kỹ năng chế biến thành thạo các món ăn ngon cho gia đình Kỹ năng thương thuyết và mua sắm trong nội trợ Kỹ năng lựa chọn và phân loại thực phẩm khi đi chợ Nhóm công việc chăm sóc trẻ em Kiến thức: Hiểu tâm lý trẻ nhỏ Phương pháp chăm sóc trẻ em khoa học Kiến thức về chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ em Các bệnh lý cơ bản thường gặp ở trẻ em và cách phòng chống Kỹ năng Thành thạo và khéo léo khi chăm sóc em bé (thay tã, tắm, vệ sinh trẻ nhỏ, cho ăn) Thành thạo và khéo léo khi bồng bế và dỗ dành trẻ nhỏ Kỹ năng xử lý các tình huống ốm đau đơn giản đối với trẻ Kỹ năng sơ cứu vết thương tại chỗ nhanh chóng, đúng cách, hiệu quả Nhóm công việc chăm nom người ốm và người cao tuổi Kiến thức: Hiểu tâm lý người cao tuổi Hiêu biết về các bệnh lý cơ bản thường gặp ở người già và cách phòng chống Phương pháp chăm sóc người cao tuổi Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người ốm Kiến thức căn bản về sơ cứu và cấp cứu nói chung Kỹ năng: Thao tác chăm sóc người ốm và người cao tuổi Kỹ năng sử dụng các dụng cụ y tế cơ bản để chăm sóc người ốm và người cao tuổi Nhóm công việc phụ giúp bán hàng Kiến thức: Kiến thức về thị trường và sản phẩm Phương pháp phục vụ và quảng cáo sản phẩm tới khách hàng Kiến thức cơ bản máy tính Kiến thức tính toán cơ bản Phương pháp ghi chép sổ sách bán hàng Hiểu tâm lý và hành vi khách hàng Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp bán hàng đơn giản Kỹ năng quảng cáo giới thiệu sản phẩm Kỹ năng ghi chép sổ sách bán hàng Kỹ năng tính toán nhanh Nội dung đào tạo về thái độ cho lao động giúp việc: Dù lao động trong lĩnh vực nào của nghề giúp việc gia đình, người giúp việc cũng cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung về thái độ làm việc sau đây: Thật thà, trung thực Nghiêm túc trong công việc, không có hành vi quá trớn Không tham gia vào việc gia đình của chủ nhà Không phát ngôn bừa bãi Có ý thức tiết kiệm cho chủ nhà Có thái độ tiếp thu khi chủ nhà góp ý Tận tâm với công việc, không “đứng núi này trông núi nọ” Dám chịu trách nghiệm Có ý thức ăn ở sạch sẽ, gọn gàng Sống hòa đồng với hàng xóm, không gây xích mích, cãi cọ Các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp kiêm giới thiệu việc làm cho lao động giúp việc gia đình sẽ có trách nhiệm cung cấp, hướng dẫn người lao động sống và làm việc theo những tiêu chí thái độ trên cũng như giúp họ sửa chữa những thái độ chưa đúng mực Đào tạo các kỹ năng sống cần thiết đối với lao động giúp việc Kỹ năng giao tiếp với các thành viên trong gia đình Kỹ năng hiểu mình, hiểu người và tự điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường đô thị Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết tốt các mối quan hệ với gia chủ Kỹ năng chịu đựng áp lực cao trong công việc Kỹ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại Đào tạo kiến thức và kỹ năng đọc, thương thuyết và ký hợp đồng lao động Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu, có tới 64% người sử dụng lao động thừa nhận rằng họ không hề có bất cứ một bản hợp đồng lao động có giá trị pháp lý nào khi thuê người lao động giúp việc mà thường chỉ thỏa thuận bằng miệng. Điều này khiến cho việc giải quyết tranh chấp giữa 2 bên trở nên khó khăn và người lao động giúp việc thường phải chịu thiệt thòi về mình. Để hạn chế điều này, các Trung tâm đào tạo sẽ cung cấp cho người lao động những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi đọc và ký hợp đồng lao động để đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của mình. Với những trường hợp người sử dụng lao động tìm người giúp việc qua các Trung tâm đào tạo, những trung tâm này sẽ có trách nhiệm thẩm định pháp lý cho bản hợp đồng lao động cũng như chứng thực cho bản hợp đồng đó. Những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và thái độ này cũng là những tiêu chí để đánh giá cấp chứng chỉ nghề chuyên nghiệp người lao động sau khi hoàn thành khóa học. Đáp ứng được những yêu cầu đó có nghĩa là người lao động đã có đủ khả năng để tham gia hoạt động giúp việc một cách chuyên nghiệp. Nếu chỉ đáp ứng được một hoặc hai trong ba yêu cầu trên, người lao động sẽ không được cấp chứng chỉ. Các lĩnh vực đào tạo ưu tiên theo loại hình lao động Các loại hình giúp việc gia đình ngày càng đa dạng dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau của từng hộ gia đình.Mỗi loại hình lại các kiến thức và kỹ năng cần được chú trọng đào tạo khác nhau. Những khoảng cách khác biệt của giữa năng lực làm việc mong đợi và năng lực làm việc thực tế của lao động giúp việc gia đình cho thấy rằng người lao động giúp việc cần được chú trọng đào tạo những kiến thức, kỹ năng và thái độ theo từng nhóm nghề giúp việc như bảng 4.1: Bảng 4.1: Các lĩnh vực đào tạo ưu tiên theo loại hình lao động Loại hình lao động Kiến thức Kỹ năng Thái độ Lau dọn nhà cửa Có kiến thức về cách giữ gìn, bảo quản các đồ dùng gia đình sau khi sử dụng Thành thạo trong các thao tác khi sử dụng các đồ điện tử và thiết bị hiện đại trong gia đình để có thể làm việc nhanh chóng, hiệu quả Có ý thức tiết kiệm cho chủ nhà; Dám chịu trách nhiệm. Nấu ăn Có kiến thức và biết chế biến nhiều món ăn ngon cho gia đình Có kỹ năng thương thuyết và mua sắm để có thể mua được các đồ ăn và thực phẩm ngon, bổ, giá cả hợp lý cho gia đình Chăm sóc và trông trẻ em Hiểu cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em đúng khoa học Thành thạo và khéo léo khi chăm sóc em bé (thay tã, tắm, vệ sinh trẻ nhỏ, cho ăn) Chăm sóc người ốm và người cao tuổi Biết những kiến thức căn bản về sơ cứu và cấp cứu nói chung; Hiêu biết về các bệnh lý cơ bản thường gặp ở người già và cách phòng chống Có khả năng sử dụng các dụng cụ y tế cơ bản để chăm sóc người ốm và người cao tuổi Phụ giúp bán hàng Biết cách phục vụ và quảng cáo sản phẩm tới khách hàng Thực hiện được các kĩ năng giao tiếp bán hàng đơn giản (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu) 4.2.2 Cách thức tuyển chọn và thu hút học viên Đối tượng học viên của các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động giúp việc gia đình là tất cả lao động nữ nông thôn và thành thị có nhu cầu muốn tham gia vào hoạt động giúp việc gia đình. Đặc biệt trong số này có thể có cả những lao động có khả năng ngoại ngữ muốn tham gia học hỏi để giúp việc trong những gia đình nước ngoài. Những lao động này không được có tiền án tiền sự, hoặc dính líu tới các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Quy trình và thủ tục: Nếu muốn đăng kí tham gia vào các khóa đào tạo về nghề giúp việc gia đình, người lao động cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như hồ sơ xin việc thông thường, trong đó có bao gồm sơ yếu lý lịch, chứng nhận sức khỏe, có xác nhận của xã, phường nơi mình đang sinh sống. Sau khi được xét duyệt hồ sơ, người lao động sẽ được phỏng vấn với các chuyên gia của trung tâm để kiểm tra thái độ, hành vi cũng như những kiến thức cơ bản. Nếu đáp ứng được các yêu cầu đề ra, người lao động có thể sẵn sàng tham gia vào các khóa đào tạo của trung tâm. Thu hút học viên: Theo số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu, chỉ có 5% số người sử dụng lao động tìm người giúp việc qua trung tâm đào tạo người giúp việc, số người tìm qua trung tâm giới thiệu việc làm cũng chỉ ở mức 9%. Điều này cho thấy người sử dụng lao động và cả người lao động đều chưa thực sự tin tưởng vào hình thức đào tạo người lao động còn khá mới mẻ này. Để giải quyết khó khăn trong việc không đủ số lượng học viên sẵn sàng và cam kết tham gia đào tạo, các trung tâm đào tạo cần làm tốt vai trò là cầu nối thực sự và hiệu quả giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Mục đích của việc này là phải tạo ra được sự yên tâm cho học viên sau khi đi đào tạo về sẽ tìm được việc làm tốt, được trả công xứng đáng và có được đầy đủ các quyền lợi hợp pháp của người lao động. Muốn vậy, các trung tâm khi tuyển chọn học viên cần kèm theo các thông tin để học viên lựa chọn liên quan đến danh mục các việc làm, địa chỉ, loại hình lao động... cũng như các tài liệu khác như hợp đồng, cam kết của chủ nhà về việc thuê lao động... 4.2.3 Thời lượng đào tạo Các khóa học nghề giúp việc thường kéo dài trong vòng hai đến bốn tuần tùy theo từng loại hình giúp việc, trong đó một phần ba thời lượng đầu tiên là dành cho lý thuyết, số thời lượng còn lại là dành cho thực hành. Ví dụ khi tham gia khóa học nghề bảo mẫu, người lao động sẽ được đào tạo trong khoảng ba tuần về cách thức chăm và cho em bé ngủ, tắm và vệ sinh cho em bé chu đáo, đúng cách, nấu ăn cho em bé đầy đủ chất dinh dưỡng. Nghề điều dưỡng viên (chăm sóc người bệnh) sẽ được đào tạo trong khoảng bốn tuần với các kiến thức về sử dụng các dụng cụ y tế và kỹ năng chăm sóc người bệnh chu đáo; kỹ năng tắm và vệ sinh thân thể người bệnh đúng cách, làm các công việc đỡ đần cho thân nhân người bệnh, giúp người bệnh uống thuốc theo đúng liều lượng và lời dặn của bác sĩ. Nghề giúp việc nhà sẽ được học trong vòng khoảng hai tuần, người lao động sẽ được thực hành trên các thiết bị điện gia dụng hiện đại, học cách lựa chọn bảo quản thực phẩm đúng cách, nấu ăn theo khẩu vị ba miền với thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và luyện tập kỹ năng lau dọn nhà cửa nhanh, sạch. 4.2.4 Phương pháp đào tạo Về phương pháp, các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp cho lao động giúp việc nên đào tạo người lao động trên cả hai phương diện là lý thuyết và thực hành, tuy nhiên chú trọng hơn vào phần thực hành bởi giúp việc gia đình là một công việc đặc thù đòi hỏi nhiều kỹ năng phải thành thục và nhuần nhuyễn. Các trung tâm này cũng cần phải xây dựng những mô hình lớp học chuyên biệt riêng về lý thuyết và thực hành, được trang bị những đồ dùng gia đình hiện đại, phù hợp với cuộc sống hiện nay. Ví dụ khu thực hành dành cho loại hình giúp việc bảo mẫu thì nên được trang bị bếp ga, bếp từ, lò vi sóng, nôi, cũi trẻ em, chậu tắm trẻ em,... Còn khu thực hành dành cho loại hình giúp việc nhà thì lại cần phải có các dụng cụ lau dọn nhà cửa, nồi, chảo, bàn ghế, Người lao động sẽ được học và đào tạo đầy đủ cả về kiến thức, kỹ năng lẫn thái độ cần thiết khi tham gia vào hoạt động giúp việc gia đình. Cuối khóa, họ sẽ có một bài kiểm tra để chứng thực khả năng, những ai qua được bài kiểm tra này sẽ được cấp chứng chỉ nghề chuyên nghiệp. Sau khi người lao động hoàn tất khóa học, các trung tâm này sẽ là nơi giới thiệu việc làm cho họ, giúp họ tìm được những chủ sử dụng lao động uy tín, có trách nhiệm và phù hợp với mình trong thời gian ngắn hơn. Nói cách khác các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động giúp việc gia đình chính là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp hai bên có sự tin tưởng nhất định khi có nhu cầu tìm đến nhau. 4.2.5 Tổ chức đào tạo Các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp kiêm giới thiệu việc làm cho lao động giúp việc gia đình sẽ là nơi đứng ra tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động giúp việc về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có khi tham gia hoạt động giúp việc. Những trung tâm này sẽ được đặt ở các quận còn nhiều diện tích đất trống và gần gũi với phụ nữ nông thôn của Hà Nội như quận Hoàng Mai, quận Từ Liêm. Người lao động và cả người sử dụng lao động không cần đến tận nơi mà có thể lên website, trao đổi qua email hoặc gọi điện thoại trực tiếp để được tư vấn miễn phí. Các trung tâm đào tạo này sẽ chịu sự quản lý của Bộ Lao Động, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội kết hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Hà Nội. Mọi hoạt động của trung tâm đều phải thực hiện đúng theo quy định và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Đội ngũ giáo viên sẽ là những người có kinh nghiệm về chuyên môn, có khả năng truyền đạt kiến thức và nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Họ sẽ được mời đến từ một số bệnh viện như Việt Đức, Bạch Mai hoặc trường tư thục Nữ Công Tinh Hoa, trường dạy nghề Hoa Sữa. 4.2.6 Đánh giá và cấp chứng chỉ đào tạo Theo số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu, có tới 45% người sử dụng lao động kiểm tra trình độ người giúp việc bằng cách cho thử việc một thời gian. Nhằm tiết kiệm thời gian cho quá trình này và để tăng độ tin tưởng của người sử dụng lao động đối với người lao động giúp việc, sau khi kết thúc khóa học, người lao động sẽ có một bài kiểm tra để chứng thực khả năng của mình trên cả ba phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ. Những ai qua được bài kiểm tra này sẽ được cấp chứng chỉ nghề chuyên nghiệp, giúp họ khẳng định mình và tìm kiếm chủ sử dụng lao động dễ dàng hơn. Để xây dựng lên một khung tiêu chí đánh giá cụ thể cho việc cấp chứng chỉ, các trung đào tạo lao động giúp việc cần phải tự đề ra các tiêu chí đánh giá dựa trên những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho từng loại hình giúp việc như đã nói ở trên. Các tiêu chí này phải đảm bảo được yêu cầu bám sát chuẩn đầu ra tay nghề cho từng loại hình giúp việc. Tuy nhiên hiện nay Nhà nước ta vẫn chưa ban hành một quy định nào liên quan đến chuẩn đào tạo và chuẩn đầu ra tay nghề cho nghề giúp việc gia đình. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý lao động và các cơ quan ban hành pháp luật có liên quan để ban hành một quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn đào tạo và chuẩn đầu ra tay nghề cho người lao động giúp việc gia đình. 4.3 Các đề xuất có liên quan khác Vận động tuyên truyền và giác ngộ ý thức: Các cơ quan chức năng cần phải có các giải pháp như vận động, tuyên truyền cả người sử dụng lao động lẫn người lao động giúp việc gia đình nhằm giác ngộ nhận thức cho họ, nâng cao tầm quan trọng của nghề giúp việc gia đình. Chính môi trường làm việc bình đẳng cũng góp phần rất lớn giúp họ tự cải thiện năng lực làm việc của mình. Khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng các Trung tâm đào tạo nghề giúp việc chuyên nghiệp kiêm giới thiệu việc làm cho người lao động: Đây cũng là điều kiện rất quan trọng để giúp tạo sự gặp gỡ giữa cung và cầu về lao động, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động giức việc gia đình ở Hà nội. Các trung tâm đào tạo nghề phải được coi là nguồn lực chính trong việc nâng cao năng lực làm việc của lao động giúp việc, giúp cho hoạt động giúp việc gia đình ở Hà Nội trở nên chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. Muốn vậy, các chính sách khuyến khích phát triển trung tâm đào tạo nghề về mặt thủ tục hành chính, tài chính...phải được đưa ra để bàn bạc và thực hiện những điều chỉnh cần thiết nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển. Xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra về tay nghề cho lao động giúp việc gia đình: Cùng với các giải pháp trên, nhóm nghiên cứu xin đề xuất kiến nghị lên các cơ quan chức năng như Tổng Cục Dạy Nghề, Bộ Lao Động và các cơ quan ban hành pháp luật liên quan có xem xét để phối hợp ban hành một quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn đào tạo và chuẩn đầu ra tay nghề cho người lao động giúp việc gia đình. Đây là một trong những biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động giúp việc nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động giúp việc, để họ có thể yên tâm và tự tin hơn khi tham gia học tập tại các Trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động giúp việc. Cuối cùng, các cơ quan chức năng cần xem xét để ban hành một văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 27/2014/NĐ-CP nhằm giảm thiểu những rắc rối nảy sinh trong quá trình thi hành luật. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển và đổi thay không ngừng của kinh tế xã hội, giúp việc gia đình đang dần trở thành một nghề và ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống xã hội. Nghề giúp việc gia đình không chỉ tạo điều kiện cho những người sử dụng lao động đóng góp nhiều hơn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn góp phần tạo việc làm và lợi ích cho những người lao động giúp việc. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao và cải thiện năng lực làm việc của người giúp việc lại là một câu hỏi đặt ra cho không chỉ cho chính những người lao động giúp việc mà còn cho toàn xã hội. Bằng phương pháp đánh giá năng lực làm việc dựa trên mô hình khung năng lực, báo cáo nghiên cứu khoa học “Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội- Ngụ ý cho đào tạo nghề” đã bước đầu cho thấy năng lực làm việc thực tế của lao động giúp việc hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất một số kiến nghị về đào tạo nghề giúp việc, nhằm nâng cao năng lực làm việc, tạo sự chuyên nghiệp cho người lao động.Các kiến nghị này cần phải được kết hợp thực hiện bởi các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động và đặc biệt là người lao động giúp việc. Những đề xuất, giải pháp trên đây không tránh khỏi những thiếu sót cũng như tính thực tiễn của các kiến nghị do kinh nghiệm và nguồn lực còn hạn chế của nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu kính mong ý kiến đóng góp, giúp đỡ từ các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Bernard Wynne, David Stringer (1997), Competency Based Approach to Training and Development Đặng Bích Thủy, Điều kiện sống và làm việc của trẻ em gái từ nông thôn ra Hà Nội làm nghề giúp việc gia đình, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 6/2001 Lê Việt Nga, Tác động của lao động gia đình tới gia đình (Nghiên cứu trường hợp phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Gia đình và Giới, số 1/2006 Đào Bích Hà, Hiện trạng công việc và đời sống của nữ nhập cư làm giúp việc nhà tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Xã hội học 2/2009 Dương Kim Hồng, Làn sóng di cư của phụ nữ trẻ từ nông thôn ra thành thị làm nghề giúp việc gia đình: những vấn đề và giải pháp, Bài trình bày trong Hội thảo của Diễn đàn Phát triển Việt Nam giới thiệu sách về các vấn đề xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6/12/2007 PHỤ LỤC 1 CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO CHỦ SỦ DỤNG LAO ĐỘNG (Về năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình) Xin chào Ông (Bà)! Chúng tôi hiện là nhóm sinh viên thuộc Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh (E-BBA) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: “ Đánh giánăng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bànThành phố Hà Nội- Ngụ ý cho đào tạo nghề”. Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin cho việc đánh giá trình độ năng lực làm việc hiện tại cuả đội ngũ lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các khuyến nghị có liên quan đến đào tạo nghề giúp việc gia đình cũng như tăng cường công tác quản lí, đào tạo đội ngũ lao động giúp việc gia đình bài bản hơn. Xin ông (bà ) vui lòng cho biết các thông tin sau đây: Thông tin cá nhân Họ và tên: Tuổi: Địa chỉ: Phần câu hỏi phỏng vấn Theo ông (bà), hiện nay ở Việt Nam GVGĐ có nên được coi là một nghề không? Tạisao? Ông (bà ) đánh giá như thế nào về năng lực làm việc (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của những người giúp việc gia đình hiện nay ở Hà Nội mà ông bà được biết? Ông (bà) có gặp khó khăn gì khi muốn tìm lao động giúp việc không? Xin ông (bà) cho biết những khó khăn, trở ngại trong quá trình sử dụng lao động giúp việc gia đình của ông(bà)? Anh chị có tin tưởng thuê giúp việc tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc trung tâm đào tạo giúp việc không? Tại sao? Nếu có một trung tâm chuyên đào tạo nghề giúp việc gia đình, ông (bà) sẽ kiến nghị nên tập trung đào tạo những kiến thức, kỹ năng và ý thức thái độ gì cho người giúp việc? Ông (bà) có sẵn sàng ký hợp đồng với một công ty giới thiệu việc làm có đào tạo nghề giúp việc gia đình chuyên nghiệp để rút ngắn thời gian tìm kiếm và yên tâm về chất lượng công việc của người giúp việc không? Theo ông (bà), ký hợp đồng lao động và mua bảo hiểm xã hội có thực sự cần thiết với người giúp việc của mình không? Anh chị nghĩ sao nếu tại Hà Nội phát triển nhiều trung tâm lao động giúp việc gia đình? Xin cảm ơn ông (bà)! PHỤ LỤC 2 CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH (Về năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình) Xin chào Anh(chị)! Chúng tôi hiện là nhóm sinh viên thuộc Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh (E-BBA) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giánăng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bànThành phố Hà Nội- Ngụ ý cho đào tạo nghề”. Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin cho việc đánh giá trình độ năng lực làm việc hiện tại cuả đội ngũ lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các khuyến nghị có liên quan đến đào tạo phát triển nghề giúp việc gia đình và đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ lao động giúp việc gia đình. Xin anh (chị) vui lòng cho biết các thông tin sau đây: Thông tin cá nhân Họ và tên: Tuổi: Địa chỉ: Phần câu hỏi phỏng vấn Xin anh (chị) cho biết những khó khăn vướng mắc mà mình đang gặp phải trong quá trình đi làm giúp việc cho các gia đình ở Hà Nội? Anh chị có hài lòng về công việc và mức lương hiện tại không? Tại sao? Anh chị có nghĩ sẽ gắn bó với công việc này lâu dài không? Tại sao? Trước khi vào làm ở đây, anh(chị) đã đi đào tạo ở đâu chưa? Đào tạo về lĩnh vực gì? Anh (chị) có muốn và sẵn sàng đi học nghề giúp việc ở một trung tâm đào tạo bài bản và chuyên nghiệp khộng? Tại sao? Anh (chị) có lo lắng điều gì hoặc có những khó khăn, trở ngại gì nếu đi học nghề giúp việc tại một trung tâm đào tạo nghề ? Nếu được đi đào tạo, anh (chị ) muốn học về nội dung gì? Xin nêu cụ thể. Anh (chi) xin được việc làm hiện tại thông qua ai giới thiệu, có khó khăn lắm không? Nếu sau khi đào tạo được cấp chứng chỉ nghề và được công ty giới thiệu việc làm luôn, anh (chị) nghĩ sao? Nếu giúp việc trở thành nghề chính thức ở Việt Nam, anh chị được ký hợp đồng lao động với chủ nhà và được trích tiền công để đóng bảo hiểm xã hội, anh chị nghĩ sao? Xin anh (chị) cho biết những nguyện vọng của mình xung quanh vấn đề lao động giúp việc? Xin cảm ơn anh (chị)! PHỤ LỤC 3 BẢNG KHẢO SÁT CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Về năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình) Xin chào Ông (Bà)! Chúng tôi hiện là nhóm sinh viên thuộc Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh (E-BBA) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: “ Đánh giánăng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội- Ngụ ý cho đào tạo nghề”. Khảo sát này được thực hiện nhằm cung cấp thông tin cho việc đánh giá cụ thể trình độ năng lực làm việc hiện tại (bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ) cuả đội ngũ lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu có thể đề xuất các khuyến nghị có liên quan đến việc đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp trong công việc của lao động giúp việc gia đình. Các thông tin cũng là cơ sở hữu ích cho việc tăng cường công tác quản lí, đào tạo đội ngũ lao động giúp việc gia đình bài bản hơn. Mọi thông tin cá nhân của Ông (Bà) sẽ được giữ bí mật.Xin Ông (Bà) vui lòng dành thời gian trả lời các câu hỏi trong bản điều tra này.Các câu hỏi được trả lời bằng cách đánh dấu X vào các ô có các câu trả lời phù hợp. Xin chân thành cảm ơn Ông (Bà). A. PHẦN THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA: Họ và tên: Tuổi: Địa chỉ: Số điện thoại: Giới tính: o Nam o Nữ Vị trí trong gia đình của Ông (Bà) là: Chủ gia đình (người ra quyết định) Thành viên gia đình (người phụ thuộc) Nghề nghiệp của Ông (Bà): Kinh doanh tự do Công chức Nội trợ Thu nhập của Ông (Bà): <10 triệu đồng/tháng Từ 10-20 triệu đồng/tháng Từ 20-30 triệu đồng/tháng >30 triệu đồng/tháng B. PHẦN CÂU HỎI Mục đích sử dụng dịch vụ Giúp Việc Gia Đình (GVGĐ) của Ông (Bà) là gì? Trông trẻ em Chăm nom người cao tuổi Chăm sóc người ốm Lau dọn, làm vệ sinh nhà cửa Nấu ăn Giúp bán hàng, quán ăn Khác (xin anh chị vui lòng ghi rõ): . Độ tuổi của người GVGĐ mà Ông (Bà) chấp nhận: Từ 13 tuổi – 20 tuổi Từ 20 tuổi – 30 tuổi Từ 30 tuổi - 50 tuổi Trên 50 tuổi Ông (Bà) thuê người GVGĐ thông qua kênh nào? Trung tâm giới thiệu việc làm (nói chung) Trung tâm đào tạo người giúp việc Qua bạn bè quen biết Qua họ hàng, người thân trong gia đình Khác (xin vui lòng ghi rõ): ... Ông (Bà) có sử dụng hợp đồng lao động để thoả thuận với người GVGĐ không? Có Không Ông (Bà) kiểm tra trình độ của người giúp việc thông qua: Cho thử việc một thời gian Hỏi về kinh nghiệm làm việc của họ Quan sát và phỏng vấn Không cần kiểm tra vì đã tin tưởng Phương thức thuê lao động giúp việc của Ông (Bà) là: Thuê theo giờ Ở cùng với gia đình Mức tiền công mà Ông (Bà) trả cho người giúp việc là . (xin vui lòng ghi rõ) Dựa vào kinh nghiệm đã trải qua trong quá trình sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình, Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ MONG ĐỢI của mình đối với kiến thức, kỹ năng và thái độ của lao động giúp việc và những đánh giá về và mức độ đạt được THỰC TẾ của họ khi làm việc cho gia đình mình. Thang đo năng lực mong đợi và năng lực thực tế được được thiết kế với thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: 1 – hoàn toàn chưa tốt ; 2 – chưa tốt ; 3 – bình thường ; 4 – tốt ; 5 – rất tốt Về Kiến thức Tiêu chí Mong đợi Thực tế Biết sử dụng đồ dùng điện tử (tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, bàn là) ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kiến thức về cách giữ gìn, bảo quản các đồ dùng gia đình sau khi sử dụng ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiểu biết về khí hậu, phong thủy trong vùng và cách trang trí sắp đặt ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiểu biết về tập quán, văn hóa, thói quen và phong cách sống của địa phương ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Biết những kiến thức căn bản về sơ cứu và cấp cứu nói chung ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiểu tâm sinh lý trẻ nhỏ ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiểu cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em đúng khoa học ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiêu biết vè các bệnh lý cơ bản thường gặp ở trẻ em và cách phòng chống ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiểu tâm sinh lý người cao tuổi ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiêu biết vè các bệnh lý cơ bản thường gặp ở người già và cách phòng chống ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiểu cách chăm sóc và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học cho người ốm ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Biết chế độ dinh dưỡng hợp lí cho các bữa ăn gia đình ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kiến thức và biết chế biến nhiều món ăn ngon, cho gia đình ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Thông thạo giá cả và biết cách đi chợ mua đồ ăn ngon, sạch, rẻ. ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kiến thức về sản phẩm mà mình đang bán cho chủ nhà ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Biết cách phục vụ và quảng cáo sản phẩm tới khách hàng ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Hiểu tâm lý và hành vi khách hàng ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Về Kĩ năng Tiêu chí Mong đợi Thực tế Có kỹ năng giao tiếp tốt với các thành viên trong gia đình, hoặc khách hàng mà mình phục vụ ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kỹ năng hiểu mình, hiểu người và tự điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường đô thị ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết tốt các mối quan hệ với chủ nhà ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Chịu được áp lực cao trong công việc ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 5 . Có kỹ năng nấu ăn thành thạo, nấu được nhiều món ăn ngon cho gia đình ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kỹ năng thương thuyết và mua sắm để có thể mua được các đồ ăn và thực phẩm ngon, bổ, giá cả hợp lý cho gia đình ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Thành thạo trong các thao tác khi sử dụng các đồ điện tử và thiết bị hiện đại trong gia đình để có thể làm việc nhanh chóng, hiệu quả ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Biết cách lau nhà, lau cửa kính, cọ rửa toilet, làm việc nhà thuần thục và sạch sẽ ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kỹ năng tổ chức. bố trí công việc và các thao tác theo quy trình hợp lý để làm việc nhanh chóng, có chất lượng ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kỹ năng sắp xếp đồ dùng gia đình và hàng hóa một cách hợp lý ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Thành thạo và khéo léo khi chăm sóc em bé (thay tã, tắm, vệ sinh trẻ nhỏ, cho ăn) ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Thành thạo và khéo léo khi bồng bế và dỗ dành trẻ nhỏ ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kỹ năng xử lý các tình huống ốm đau căn bản đối với trẻ như sốt, ho, sổ mũi, mọc răng.. ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Thành thạo trong thao tác khi chăm sóc, vệ sinh, giúp đỡ người cao tuổi ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kỹ năng nói chuyện, quan tâm đến đời sống tinh thần người cao tuổi ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có kỹ năng sơ cứu vết thương tại chỗ nhanh chóng, đúng cách, hiệu quả ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có khả năng sử dụng các dụng cụ y tế cơ bản để chăm sóc người ốm ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Thực hiện được các kĩ năng giao tiếp bán hàng đơn giản ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Thành thạo các kỹ năng quảng cáo giới thiệu các sản phẩm đang bán cho nhà chủ ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Thành thạo các kỹ năng về ghi chép sổ sách bán hàng ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Về Thái độ Tiêu chí Mong đợi Nhận được Thật thà, trung thực ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Lễ phép ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Nghiêm túc, kỷ luật, không có hành vi cười đùa quá trớn ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Không tham gia vào việc gia đình của chủ nhà ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Không phát ngôn bừa bãi ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có ý thức tiết kiệm cho chủ nhà ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có thái độ tiếp thu khi chủ nhà góp ý ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Tận tâm với công việc, không “đứng núi này trông núi nọ” ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Dám chịu trách nghiệm ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Có ý thức ăn ở sạch sẽ, gọn gàng ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Sống hòa đồng với hàng xóm, không gây xích mích, cãi cọ ooooo 1 2 3 4 5 ooooo 1 2 3 4 5 Mức độ hài lòng nói chung của Ông (Bà) về người giúp việc hiện nay của mình: ooooo 2 3 4 5 C. Ông (Bà) có ý kiến gì giúp cho việc đào tạo người giúp việc bài bản và chuyên nghiệp hơn không? CẢM ƠN ÔNG (BÀ) ĐÃ THAM GIA TRẢ LỜI! PHỤ LỤC 4 DANH SÁCH LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC ĐƯỢC PHỎNG VẤN TT Họ và tên Nơi làm việc (Quận) Công việc 1 Nguyễn Ngọc Thủy Ba Đình Nấu ăn 2 Nguyễn Thị Liên Hai Bà Trưng Chăm sóc người cao tuổi 3 Phạm Thị Lệ Đống Đa Chăm sóc trẻ em 4 Lê Thu Hồng Đống Đa Lau dọn nhà cửa 5 Trần Thu Phương Hoàn Kiếm Lau dọn nhà cửa 6 Trịnh Thị Nga Tây Hồ Chăm sóc người ốm 7 Hồ Thu Thủy Thanh Xuân Nấu ăn 8 Phạm Thị Hoa Cầu Giấy Chăm sóc trẻ em 9 Vũ Kim Anh Hoàng Mai Chăm sóc người cao tuổi 10 Trần Thị Huệ Thanh Xuân Chăm sóc trẻ em 11 Nguyễn Thị Thoa Hai Bà Trưng Lau dọn nhà cửa 12 Hoàng Hoa Xuân Tây Hồ Chăm sóc người ốm 13 Vũ Thị Thơm Hoàn Kiếm Chăm sóc trẻ em 14 Nguyễn Thu Hiền Hai Bà Trưng Nấu ăn 15 Lê Thị Điệu Ba Đình Chăm sóc trẻ em PHỤ LỤC 5 DANH SÁCH CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC ĐƯỢC PHỎNG VẤN TT Họ và tên Tuổi Chỗ ở (Quận) 1 Nguyễn Thị Cẩm Khê 46 Thanh Xuân 2 Đặng Trung Dũng 41 Thanh Xuân 3 Vũ Đình Giáp 55 Cầu Giấy 4 Nguyễn Sinh Thành 40 Hoàn Kiếm 5 Nguyễn Thị Xuân Yến 46 Hai Bà Trưng 6 Bùi Thị Thu Hằng 42 Hai Bà Trưng 7 Trần Sỹ Hiền 38 Hoàng Mai 8 Vũ Kim Anh 25 Đống Đa 9 Vũ Thị Chi 52 Tây Hồ 10 Nguyễn Thanh Hà 34 Ba Đình PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS I. Phân tích nhân tố 1. Kiến thức KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .902 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 981.800 df 136 Sig. .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 9.321 54.827 54.827 9.321 54.827 54.827 7.293 42.901 42.901 2 1.823 10.721 65.548 1.823 10.721 65.548 3.850 22.647 65.548 3 .882 5.189 70.737 4 .718 4.221 74.959 5 .640 3.762 78.721 6 .534 3.139 81.860 7 .499 2.938 84.798 8 .469 2.761 87.560 9 .410 2.412 89.971 10 .334 1.963 91.934 11 .303 1.780 93.714 12 .251 1.478 95.192 13 .216 1.272 96.463 14 .190 1.119 97.583 15 .165 .972 98.555 16 .142 .837 99.392 17 .103 .608 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Component 1 2 KT1tt .780 .088 KT2tt .783 .129 KT3tt .459 .669 KT4tt .652 .315 Kt5tt .638 .326 KT6tt .840 .135 KT7tt .704 .341 KT8tt .665 .337 KT9tt .736 .251 KT10tt .637 .469 KT11tt .797 .301 KT12tt .820 .217 KT13tt .767 .211 KT14tt .634 .461 KT15tt .310 .855 KT16tt .083 .869 KT17tt .196 .872 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 3 iterations. 2. Kỹ năng a, Lần 1 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .902 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1158.037 df 190 Sig. .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 11.401 57.005 57.005 11.401 57.005 57.005 5.090 25.448 25.448 2 1.386 6.932 63.936 1.386 6.932 63.936 4.683 23.415 48.863 3 1.143 5.715 69.652 1.143 5.715 69.652 3.687 18.434 67.297 4 1.101 5.506 75.158 1.101 5.506 75.158 1.572 7.861 75.158 5 .700 3.501 78.659 6 .581 2.903 81.562 7 .555 2.774 84.336 8 .537 2.684 87.020 9 .423 2.117 89.137 10 .378 1.892 91.029 11 .304 1.518 92.546 12 .285 1.425 93.972 13 .255 1.277 95.249 14 .214 1.071 96.320 15 .166 .832 97.151 16 .159 .796 97.947 17 .137 .683 98.630 18 .109 .546 99.177 19 .089 .444 99.620 20 .076 .380 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 KN1tt .182 .845 .151 .123 KN2tt .271 .737 .322 .232 KN3tt .238 .671 .385 .362 KN4tt .538 .550 .211 .057 KN5tt .350 .746 .269 .161 KN6tt .516 .650 .226 -.074 KN7tt .464 .645 .336 -.086 KN8tt .663 .405 .155 -.139 KN9tt .124 .131 .098 .903 KN10tt .473 .375 .337 .427 KN11tt .708 .406 .205 .274 KN12tt .707 .479 .094 .224 KN13tt .619 .362 .455 .229 KN14tt .765 .061 .405 .249 KN15tt .771 .330 .250 .084 KN16tt .606 .288 .514 .174 KN17tt .465 .190 .722 .045 KN18tt .206 .288 .764 .048 KN19tt .047 .321 .853 .090 KN20tt .404 .121 .634 .154 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 9 iterations. b. Lần 2 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .899 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1089.122 df 171 Sig. .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 10.839 57.046 57.046 10.839 57.046 57.046 4.920 25.894 25.894 2 1.385 7.289 64.335 1.385 7.289 64.335 4.591 24.163 50.057 3 1.143 6.015 70.350 1.143 6.015 70.350 3.600 18.948 69.006 4 1.054 5.548 75.898 1.054 5.548 75.898 1.310 6.893 75.898 5 .697 3.668 79.566 6 .578 3.044 82.610 7 .538 2.833 85.443 8 .437 2.301 87.745 9 .409 2.152 89.896 10 .348 1.831 91.727 11 .288 1.516 93.244 12 .257 1.352 94.596 13 .237 1.250 95.845 14 .192 1.010 96.855 15 .161 .846 97.701 16 .147 .776 98.477 17 .115 .605 99.081 18 .098 .518 99.599 19 .076 .401 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 KN1tt .185 .848 .152 .089 KN2tt .275 .744 .325 .189 KN3tt .242 .684 .391 .309 KN4tt .541 .549 .211 .040 KN5tt .360 .747 .269 .172 KN6tt .515 .646 .226 -.115 KN7tt .465 .639 .335 -.105 KN8tt .659 .400 .155 -.183 KN9tt .143 .159 .109 .918 KN11tt .711 .414 .210 .230 KN12tt .712 .485 .098 .193 KN13tt .626 .367 .458 .217 KN14tt .771 .067 .410 .237 KN15tt .774 .330 .251 .070 KN16tt .606 .293 .517 .133 KN17tt .468 .187 .721 .049 KN18tt .204 .290 .765 .012 KN19tt .048 .324 .854 .067 KN20tt .406 .126 .637 .131 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 9 iterations. 3. Thái độ KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .918 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1018.083 df 55 Sig. .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 7.128 64.803 64.803 7.128 64.803 64.803 2 .942 8.567 73.370 3 .696 6.331 79.701 4 .476 4.331 84.032 5 .359 3.263 87.295 6 .316 2.872 90.167 7 .284 2.581 92.747 8 .256 2.325 95.072 9 .225 2.046 97.118 10 .190 1.725 98.843 11 .127 1.157 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrixa Component 1 TD1tt .780 TD2tt .740 TD3tt .856 TD4tt .852 TD5tt .751 TD6tt .835 TD7tt .818 TD8tt .785 TD9tt .776 TD10tt .849 TD11tt .804 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted. II. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của dữ liệu phân tích Biến Kết quả Kiến thức mong đợi Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .974 17 Kiến thức thực tế Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .947 17 Kỹ năng mong đợi Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .979 19 Kỹ năng thực tế Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .907 19 Thái độ mong đợi Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .961 11 Thái độ thực tế Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .945 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdanh_gia_nang_luc_giup_viec_1373.docx
Luận văn liên quan