Hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng

Dựa trên phần đặt vấn đề của báo cáo mà nhóm đã làm trong thời gian thực tập tại thực địa năm thứ 4 và các thông tin mới thu thập đƣợc tiếp tục hoàn thiện các nội dung sau: 1. Thông tin chung về địa bàn nơi thực hiện chƣơng trình truyền thông. 2. Thông tin về vấn đề sức khỏe (mà chƣơng trình truyền thông đề cập tới). 3. Tóm tắt kết quả của nhóm trong đợt thực tập, trong đó tập trung nhiều hơn vào phần can thiệp bằng hoạt động truyền thông. 4. Giới thiệu phần phát triển và thử nghiệm sản phẩm truyền thông 2 đã lựa chọn. Khi viết trích dẫn tài liệu tham khảo, cần viết theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và đƣợc đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12], ghi cả số trang của tài liệu tham khảo, ví dụ [12, tr.125-132]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu đƣợc đặt độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu sinh. Hướng dẫn chi tiết cách viết tài liệu tham khảo xem phụ lục).

pdf51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lí thuyết này đã đƣợc thực hiện, - Trình bày một vấn đề và những giải pháp giải quyết vấn đề đã đƣợc các nghiên cứu đề xuất, thử nghiệm - Tổng hợp và phân tích một hoặc những phƣơng pháp đƣợc áp dụng để nghiên cứu hay giải quyết một vấn đề cụ thể, - Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, - Nêu nhu cầu cho nghiên cứu tiếp theo - Tổng hợp kiến thức về một vấn đề sức khỏe đang đƣợc quan tâm 2 CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Viết tổng quan tài liệu bao gồm những bƣớc chính sau đây: 2.1 Xác định chủ đề quan tâm 2.2 Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu 2.3 Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ 2.4 Thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau Tài liệu có thể thu thập đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ: các tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí hoặc chƣa đăng, các cơ sở dữ liệu (Medline, CD-ROMS, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, internet. 2.5 Đọc phần tóm tắt của các tài liệu thu thập đƣợc, đọc lƣớt qua để nắm đƣợc ý chính 2.6 Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lƣu ý việc lƣu giữ những tài liệu đã đƣợc lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử dụng (ví dụ sắp xếp theo chủ đề chính, phƣơng pháp,…) 2.7 Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn và ghi chép những nội dung liên quan và thêm vào những ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân 5 2.8 Viết tổng quan Trong quá trình viết, tác giả cần bám sát mục tiêu đã đề ra và lƣu ý đƣa ra những nhận xét bình luận của bản thân đối với những thông tin thu thập đƣợc từ những tài liệu. 2.9 Đọc lại phần tổng quan đã viết, sửa chữa và hoàn thành tài liệu tổng quan. Trong bƣớc này, tác giả có thể phải đọc lại những tài liệu đã đọc hoặc đọc thêm những tài liệu liên quan để có thêm thông tin hoặc làm rõ thê thông tin quan trọng. 3 CẤU TRÚC TỔNG QUAN TÀI LIỆU Một bài viết tổng quan tài liệu gồm những mục sau đây: 3.1 Tiêu đề 3.2 Mục tiêu 3.3 Tài liệu và phƣơng pháp Trong phần này, tác giả phải mô tả rõ phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng để tìm tài liệu, nguồn tài liệu, những tiêu chuẩn chọn tài liệu và những tiêu chuẩn loại trừ tài liệu. 3.4 Kết quả Dựa trên mục tiêu đề ra, kết quả đƣợc trình bày theo chủ đề, chia ra nhiều chủ đề nhỏ, sắp xếp theo trình tự lôgic và làm sao cho chúng có mối liên hệ với nhau. Lƣu ý là viết tổng quan tài liệu không phải chỉ là việc xem xét, tập hợp, liệt kê thông tin, ý tƣởng đƣợc nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với nghiên cứu dự định tiến hành. 3.5 Kết luận và khuyến nghị Kết luận và khuyến nghị phải căn cứ trên kết quả thu đƣợc, việc phân tích thông tin thu đƣợc và đối chiếu với mục tiêu của tổng quan tài liệu. 3.6 Danh mục tài liệu tham khảo Liệt kê toàn bộ tài liệu tham khảo đƣợc sử dụng để viết tổng quan tài liệu theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (xem phục lục 2) Số lƣợng tài liệu tham khảo: trong khuôn khổ tiểu luận tốt nghiệp CNYTCC, tổng số tài liệu tham khảo tối thiểu là 25, trong đó tài liệu bằng tiếng Anh ít nhất là 10. 4. Một số qui định về hình thức tiểu luận tổng quan tài liệu 4.1 Font chữ và cỡ chữ: sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 12 4.2 Khoảng cách giữa các dòng: 1.5 4.3 Độ dài tiểu luận: tối thiểu 20 trang, tối đa 30 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục) 6 Tài liệu hướng dẫn này có tham khảo các tài liệu sau đây: Trƣờng Đại học y tế công cộng (2007), Hƣớng dẫn viết đề cƣơng nghiên cứu sử dụng cho học viên dự thi nghiên cứu sinh Y tế công cộng. Trƣờng Đại học y tế công cộng (2007), Hƣớng dẫn viết luận văn và báo cáo nghiên cứu sử dụng cho học viên cao học và chuyên khoa I. Saul Greenberg, How To Write A Literature Review. accessed date 7 March 2008 Asian Institute of Technology, Writing a literature review; Dena Taylor, The Literature Review: A Few Tips On Conducting It :///D:/My%20Documents/Phong%20DT/Thi%20tot%20nghiep/THi%20TN%20K3%2 02004-2008/Literature%20review/litrev.html, accessed date: 7-3-2008 7 PHẦN II: HƢỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƢƠNG DỰ ÁN 8 Nội dung chính của đề cƣơng dự án I. Thông tin khái quát về dự án o Tên dự án o Cơ quan chủ quản (Tên; địa chỉ; số điện thoại...): UBND tỉnh... o Tổ chức tài trợ o Cơ quan chủ trì dự án (Tên; địa chỉ; số điện thoại...): Bệnh viện huyện X, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh K o Thời gian: Bắt đầu ..... Kết thúc o Địa điểm thực hiện dự án o Tổng số vốn dự án (Vốn ODA; vốn trong nƣớc...) II. Nội dung dự án 1. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án  Ý tƣởng dẫn đến dự án (xuất phát từ tình hình thực tế của địa phƣơng; từ nhà tài trợ, gợi ý của BYT, UBND tỉnh, chuyên gia...)  Mô tả ngắn gọn vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội- y tế của địa phƣơng, tập trung vào những yếu tố ảnh hƣởng đến sức khoẻ nhân dân  Vấn đề sức khoẻ cần đƣợc ƣu tiên lựa chọn để xây dựng dự án: 1. Lý do chọn (mô tả rõ phƣơng pháp xác định vấn đề ƣu tiên can thiệp; mức độ nghiêm trọng của vấn đề) 2. Lợi ích (về sức khoẻ và đóng góp vào sự phát triển KT-XH chung của địa phƣơng) khi vấn đề đƣợc giải quyết 3. Các nhóm đƣợc hƣởng lợi 4. Sự phù hợp về mặt chính sách của ngành/địa phƣơng/nhà tài trợ 5. Các nguyên nhân/yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề 6. Tính khả thi để giải quyết vấn đề... Ghi chú: Các thông tin trên đều được đề cập trên cơ sở các số liệu thực tế thu được tại địa phương và các nguồn tài liệu tham khảo; được trích dẫn; phân tích một cách thuyết phục. 9 2. Phân tích các bên liên quan đến dự án Liệt kê các bên liên quan đến dự án (nhóm hƣởng lợi; nhà tài trợ; nhóm trung gian...); phân tích mối quan tâm và ảnh hƣởng của họ đến dự án. 3. Mục tiêu dự án Mục tiêu chung (có thể không có) Mục tiêu cụ thể 4. Các kết quả mong đợi và đầu ra của dự án 4.1. Mục tiêu 1 - Kết quả mong đợi 1 - Đầu ra 1... - Đầu ra 2... - Kết quả mong đợi 2 - Đầu ra 1... - Đầu ra 2... - ........... 4.2. Mục tiêu 2 - Kết quả mong đợi 1 - Đầu ra 1... - Đầu ra 2... - Kết quả mong đợi 2 -......... 5. Các nhóm hoạt động chính của dự án (liệt kê theo mục tiêu) 5.1. Mục tiêu 1 10 Hoạt động 1 Hoạt động 2 .... 5.2. Mục tiêu 2 Hoạt động 1 Hoạt động 2 ......... Ví dụ: Mục tiêu: Tăng tỷ lệ ngƣời dân phƣờng T, quận X, thành phố K có kiến thức đúng về phòng chống sốt xuất huyết từ 30 % (12/2007) lên 80% (12/2008). Kết quả mong đợi Công tác truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết đƣợc tăng cƣờng Đầu ra: - Bộ tài liệu truyền thông đƣợc thiết kế và in ấn (tờ rơi; pano; bài phát thanh..) - Cán bộ y tế; cộng tác viên chƣơng trình phòng chống sốt xuất huyết đƣợc tập huấn kỹ năng truyền thông - Ngƣời dân đƣợc tiếp cận với các thông tin về phòng chống sốt xuất huyết (nhận đƣợc tờ rơi; nghe bản tin về phòng chống sốt xuất huyết qua loa truyền thanh phƣờng; tham gia các hội thi tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống...) - .... Các nhóm hoạt động chính: - Thiết kế và in ấn tài liệu truyền thông (7000 tờ rơi; 10 pano...) - Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế và công tác viên (1 lớp tập huấn cho cán bộ y tế; 3 lớp tập huấn cho các công tác viên..) 11 - Tổ chức các hoạt động truyền thông cho ngƣời dân (phát tờ rơi; phát thanh trên loa truyền thanh phƣơng; tổ chức hội thi ...) - ....... III. Phƣơng án tổ chức, thực hiện dự án - Mô tả rõ phƣơng án tổ chức thực hiện dự án: Dự án đƣợc triển khai độc lập hay lồng ghép - Chức năng; nhiệm vụ của các chức danh của dự án o Ban quản lý dự án: Trƣởng/phó ban; ủy viên... o Cán bộ thực hiện dự án o Cán bộ giám sát, đánh giá dự án o Kế toán dự án o .... Ghi chú: Tùy qui mô và phương án tổ chức thực hiện dự án; các chức danh của dự án có thể thay đổi. IV. Các nguồn lực cần thiết cho dự án Liệt kê các nguồn lực: tiền; nhân lực; cơ sở vật chất; trang thiết bị ...cần thiết để thực hiện dự án. V. Phân tích hiệu quả của dự án 1. Các đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi 2. Hiệu quả kinh tế 3. Hiệu quả xã hội 4. Tính bền vững của dự án VI. Phụ lục Phụ lục 1: Cây vấn đề Phụ lục 2: Khung logic Phụ lục 3: Bảng phân tích các bên liên quan 12 Phụ lục 4: Bảng kế hoạch hoạt động Phụ lục 5: Bảng kế hoạch tiến độ thực hiện dự án Phụ lục 6: Các thông tin liên quan đến dự án Trích dẫn tóm tắt các thông tin liên quan đến vấn đế can thiệp và tình hình địa phƣơng nơi thực hiện dự án nhằm giải thích rõ hơn cho việc hình thành dự án; và chứng minh tính logic; khả thi của dự án ....... Ghi chú: Có thể có thêm các phụ lục khác nếu cần:VD: Bảng kế hoạch giải ngân của dự án; Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án ... Tài liệu tham khảo 13 PHẦN III: HƢỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU 14 HƢỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU1 Hƣớng dẫn này dành cho sinh viên CNYTCC làm khóa luận tốt nghiệp Đề cƣơng nghiên cứu loại này là thiết kế nghiên cứu thể hiện dự kiến các hoạt động để hoàn thành yêu cầu của nghiên cứu. Đề cƣơng gồm: I. Trang bìa - Tên trƣờng ĐH YTCC - Tên đề tài: Phải ngắn gọn cụ thể về nghiên cứu cái gì, ở đâu, khi nào? Thƣờng không quá 30 từ - Họ và tên học viên. - Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn II. Trang mục lục Trang danh mục các chữ viết tắt (sắp xếp theo thứ tự ABC) III. Tóm tắt đề cƣơng nghiên cứu: Ngắn gọn trong 1 trang, bao gồm: lý do tiến hành nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu, phƣơng pháp nghiên cứu (đối tƣợng, địa điểm, thời gian, cách thu thập thông tin). IV. Nội dung chính 1. Đặt vấn đề 1.1. Thông tin chung liên quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Trình bầy các thông tin, số liệu về vấn đề sức khoẻ/liên quan sức khoẻ cần giải quyết. Thông thƣờng các thông tin sắp xếp theo thứ tự: tình hình thế giới, Việt nam, tỉnh/ thành phố, địa phƣơng nơi tiến hành nghiên cứu. 1.3. Đề cập các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã tham khảo, phƣơng pháp, kết quả, hạn chế (nêu rõ những gì đã đƣợc giải quyết, những gì còn tồn tại) 1.4. Nêu rõ nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì. 1.5. Sơ đồ cây vấn đề và/hoặc khung lý thuyết: Chủ đề nghiên cứu là trung tâm, nêu đầy đủ các yếu tố liên quan, tác động. Cây vấn đề phải phản ánh vấn đề nghiên cứu thực tế tại địa phƣơng chứ không phải là cây vấn đề lý thuyết chung chung. Lƣu ý: trong trƣờng hợp 1 Hướng dẫn này có tham khảo từ qui định viết đề cương nghiên cứu sinh năm 2007 của Phòng Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Y tế công cộng 15 nghiên cứu không bao phủ hết các nội dung chủ đề trong cây vấn đề mà chỉ dự định khu trú vào một / một số phần thì đề cƣơng cần nêu rõ điều đó. 1.6. Viết trích dẫn tài liệu tham khảo theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và đƣợc đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu đƣợc đặt độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong luận văn nghiên cứu sinh) 2. Mục tiêu nghiên cứu: (gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể - bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể, viết gọn trong 1 trang riêng) - Viết mục tiêu phải đảm bảo: đặc thù, đo lƣờng đƣợc. Mục tiêu dùng động từ hành động, chỉ rõ nghiên cứu định làm gì, ở đâu, thời gian nào. - Mục tiêu phải đánh theo số thứ tự chứ không gạch đầu dòng. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. Xác định rõ đối tƣợng nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn không lựa chọn 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nêu cụ thể thời gian từ tháng năm bắt đầu đến tháng năm kết thúc. Địa điểm bao gồm tên đơn vị, xã/phƣờng, quận/huyện tỉnh, thành phố. 3.3. Thiết kế: Nếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, định tính, hay cả hai, hay sử dụng số liệu thứ cấp, nghiên cứu bệnh chứng, mô tả hay phân tích, điều tra đánh giá, thống kê học, phƣơng pháp lý luận (Quy nạp, suy diễn, phân tích, tổng hợp) v.v. 3.3. Trình bày phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, hay mẫu ngẫu nhiên hệ thống, mẫu cụm, mẫu phân tầng, chọn mẫu một giai đoạn hay nhiều giai đoạn v.v. Tính toán cỡ mẫu cần thiết và tối ƣu phù hợp với mục tiêu của đề tài. Mô tả chi tiết cách thức chọn mẫu. 3.5. Trình bày phƣơng pháp thu thập số liệu: phỏng vấn hay tự điền, quan sát, thảo luận nhóm, sử dụng hồ sơ/báo cáo/tài liệu có sẵn (lập bảng sẵn để điền số liệu tổng hợp vào), v.v. 3.6. Các biến số nghiên cứu: Trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục tiêu cụ thể, tên biến số, định nghĩa biến, phân loại, phƣơng pháp thu thập. Đối chiếu với mục tiêu để đảm bảo đủ các biến số đáp ứng đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Các biến số sẽ là căn cứ để phát triển các phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích số liệu. 3.7. Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có) 3.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu: Làm sạch số liệu nhƣ thế nào, sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu, phân tích. 16 3.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 3.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 4. Kế hoạch nghiên cứu và kinh phí 4.1. Kế hoạch nghiên cứu: bao gồm nội dung hoạt động, thời gian thực hiện, ngƣời thực hiện, ngƣời giám sát, kết quả dự kiến 4.2. Nguồn kinh phí nghiên cứu 5. Dự kiến kết quả, kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu: các kết quả dự kiến đạt đƣợc theo từng mục tiêu. Lập các bảng trống cho kết quả dự kiến của nghiên cứu. Các bảng trống này có tiêu đề, các hàng cột nêu rõ chỉ tiêu, biến số nghiên cứu. Nêu các kỹ thuật thống kê sử dụng trong khi phân tích số liệu. 6. Tài liệu tham khảo: sắp xếp theo trình tự xuất hiện trong phần đề cƣơng, tài liệu trích dẫn đầu tiên sẽ đƣợc đánh số 1, tài liệu trích dẫn thứ hai sẽ đƣợc đánh số 2. - Lƣơng Thị Lan Anh (2004), Nghiên cứu tần suất và bất thường nhiễm sắc thể của bệnh chậm phát triển tâm thần có tính gia đình tại một số vùng dân cư Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trƣờng đại học y dƣợc Việt Nam lần thứ 12. - Do H.T., John S, Nguyen T V. (1993), Pregnancy Termination and Contraceptive Failure in Vietnam, Asia- Pacific Population Journal, 8, 4: 3-18. V. Phụ lục Phụ lục 1: Các công cụ thu thập thông tin mang tính chất định lƣợng cho nghiên cứu: Phiếu hỏi, bảng kiểm, v.v. Phụ lục 2: Nội dụng gợi ý thảo luận nhóm/phỏng vấn sâu Phụ lục 3: Dự trù chi tiết kinh phí, vật tƣ, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu Phụ lục 4: ………………………………………………………… Lƣu ý: - Đề cƣơng phải sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc, phải đánh máy trên giấy khổ A4 - Font chữ Unicode (Time New Roman), cỡ chữ 12, khoảng cách 1,5 dòng đơn. - Lập đề cƣơng không phải là liệt kê các vấn đề hay phiếu câu hỏi, mà là một kế hoạch nghiên cứu hoàn chỉnh, các thành phần của đề cƣơng gắn liền với nhau phụ thuộc lẫn nhau. Lập đề cƣơng nghiên cứu càng chi tiết bao nhiêu càng tốt và dễ dàng khi ta tiến hành nghiên cứu và viết luận văn bấy nhiêu. 17 PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA, CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO SỨC KHỎE 18 ĐẶT VẤN ĐỀ Dựa trên phần đặt vấn đề của báo cáo mà nhóm đã làm trong thời gian thực tập tại thực địa năm thứ 4 và các thông tin mới thu thập đƣợc tiếp tục hoàn thiện các nội dung sau: 1. Các thông tin chung về địa lý, kinh tế, xã hội, dân số, văn hóa, ... của địa phƣơng nơi thực hiện đánh giá 2. Các thông tin, số liệu tóm tắt về tình hình sức khoẻ của ngƣời dân, các chƣơng trình/dự án y tế hiện có tại địa phƣơng 3. Lý do/mục đích đánh giá chƣơng trình/dự án y tế: để cải thiện hoạt động của chƣơng trình y tế đang triển khai, để nhận định hiệu quả của chƣơng trình đã hoàn thành hay để rút ra kết luận/bài học kinh nghiệm.v.v. Khi viết trích dẫn tài liệu tham khảo, cần viết theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và đƣợc đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12], ghi cả số trang của tài liệu tham khảo, ví dụ [12, tr.125-132]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu đƣợc đặt độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu sinh. Hướng dẫn chi tiết cách viết tài liệu tham khảo xem phụ lục). MỤC TIÊU Gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Có thể không có mục tiêu chung, nhƣng nhất thiết phải có mục tiêu cụ thể. Ví dụ về mục tiêu đánh giá Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả các hoạt động đã triển khai của chƣơng trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em dƣới 5 tuổi tại xã A huyện B tỉnh C vào tháng 12/2006 Mục tiêu cụ thể: - Xác định kiến thức của các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại xã A huyện B tỉnh C vào tháng 12/2006. 19 - Đánh giá thực hành của cán bộ y tế trạm y tế xã trong việc chẩn đoán, xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ dƣới 5 tuổi tại xã A huyện B tỉnh C vào tháng 12/2006. 20 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU - Vài nét về tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ y tế của địa phƣơng - Mô tả chƣơng trình/dự án y tế tại địa phƣơng: xuất xứ, mục tiêu, nhóm đích và cơ cấu tổ chức, thời gian triển khai, các hoạt động chính của chƣơng trình/dự án y tế.v.v. - Các nghiên cứu đánh giá chƣơng trình y tế đã thực hiện: phƣơng pháp và kết quả đánh giá - Mô tả chƣơng trình y tế (sử dụng cây vấn đề, sơ đồ diễn tiến...), nêu bật những điểm chính/ƣu tiên cần đánh giá. Nếu lựa chọn tập trung đánh giá một cấu phần hay một vấn đề nhất định ƣu tiên cần biện luận chứng minh lý do xác định những ƣu tiên đánh giá. 21 Chƣơng 2 CÁC BÊN LIÊN QUAN Sinh viên cần xác định các biên liên quan của chƣơng trình y tế, mô tả các mối quan tâm của họ và yêu cầu đầu ra của họ đối với chƣơng trình nhằm xây dựng câu hỏi và các chỉ số đánh giá cho phù hợp 22 Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nêu rõ đối tƣợng nghiên cứu để tiến hành thu thập thông tin. Việc xác định đối tƣợng nghiên cứu phụ thuộc vào vấn đề ƣu tiên cần đánh giá. Ví dụ: - Một hoạt động của chƣơng trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Sau một thời gian triển khai chƣơng trình, các nhà quản lý muốn biết đƣợc kiến thức của các bà mẹ về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhƣ thế nào để có những quyết định phù hợp. Vậy vấn đề ƣu tiên đánh giá là “kiến thức của các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính” và đối tƣợng có thể sẽ là: các bà mẹ tham gia các buổi truyền thông về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ngƣời tổ chức các buổi truyền thông, báo cáo tổng kết hoạt động truyền thông. - Hoạt động “Đào tạo cho các cán bộ y tế về khám, chẩn đoán, xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính” đƣợc triển khai. Các nhà quản lý chƣơng trình muốn biết thực hành khám, chẩn đoán và xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhƣ thế nào để ra những quyết định phù hợp. Vậy, vấn đề ƣu tiên đánh giá là “công tác khám, chẩn đoán, xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các cán bộ y tế”. 2.2. Thời gian và địa điểm: Nêu rõ thời gian tiến hành nghiên cứu đánh giá, bắt đầu từ thời điểm xác định vấn đề, thiết kế đề cƣơng cho tới thời điểm viết báo cáo. Nêu địa điểm tiến hành thu thập thông tin cho nghiên cứu đánh giá 23 2.3. Thiết kế: - Dựa vào các kiến thức đã học, sinh viên chọn thiết kế nghiên cứu đánh giá phù hợp với thời gian 10 tuần. Thiết kế đánh giá có thể là đánh giá quá trình và/hoặc đánh giá tác động của chƣơng trình. Sinh viên có thể chọn các thiết kế đánh giá tác động lồng ghép với đánh giá quá trình để xác định đƣợc chƣơng trình có tác động hay không từ đánh giá tác động và thu đƣợc các thông tin giải thích vì sao lại có tác động đó từ đánh giá quá trình. Ngoài ra, sinh viên cũng nên chọn thiết kế đánh giá tác động đơn giản nhƣ loại thiết kế “tiền thực nghiệm”, bao gồm: thiết kế một nhóm đánh giá sau (One-Group Postest-Only Design); thiết kế một nhóm đánh giá trƣớc- sau (One-Group Pretest-Postest Design). Nếu lựa chọn một chƣơng trình y tế đã triển khai mà không có số liệu ban đầu thì có thể sử dụng thiết kế nghiên cứu một nhóm đánh giá sau. Nếu chƣơng trình đó có số liệu điều tra ban đầu thì có thể sử dụng thiết kế một nhóm đánh giá trƣớc-sau. Bên cạnh đó, để thu thập các thông tin giúp giải thích tác động của một chƣơng trình y tế, các nhà quản lý có thể bổ sung thêm các chỉ số quá trình trong thiết kế nghiên cứu đánh giá tác động. - Trong trƣờng hợp các nhà quản lý muốn thu đƣợc các thông tin về một chƣơng trình y tế đang triển khai tại một thời điểm nhất định, họ có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu đánh giá quá trình. - Ví dụ: tại xã X chƣơng trình giáo dục sức khoẻ về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em dƣới 5 tuổi đã kết thúc sau 1 năm triển khai. Để biết đƣợc mức độ kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong phòng chống NKHHCT sau khi triển khai chƣơng trình, các nhà quản lý chƣơng trình đã áp dụng thiết kế nghiên cứu một nhóm đánh giá sau. Trong một dự án khác, trƣớc khi triển khai chƣơng trình này, các nhà quản lý đã đo lƣờng kiến thức và thực hành của các bà mẹ. Sau khi triển khai chƣơng trình, họ tiến hành đo lƣờng lại kiến thức và thực hành của các bà mẹ để so sánh sự khác biệt. Đây là thiết kế nghiên cứu đánh giá một nhóm trƣớc-sau. Trong giai đoạn thực hiện chƣơng trình, các nhà tài trợ muốn biết các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện nhƣ tỷ lệ các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tham gia các buổi giáo dục sức khoẻ, sự hài lòng của các bà mẹ với chƣơng trình, việc sử dụng nguồn kinh phí tài trợ...tại một thời điểm nhất định (3 tháng, 6 tháng... 24 sau khi bắt đầu triển khai chƣơng trình) nên đã áp dụng thiết kế nghiên cứu đánh giá quá trình để thu thập các thông tin này. 2.4. Chọn mẫu: - Nêu cụ thể cỡ mẫu cần thiết để thu thập thông tin cho nghiên cứu đánh giá. Các tham số trong cỡ mẫu cũng cần phải nêu cụ thể. - Cách chọn mẫu: học viên cần nêu rõ các đối tƣợng nghiên cứu trong cỡ mẫu đƣợc chọn nhƣ thế nào. Ví dụ: chọn ngẫu nhiên đơn hay ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn hay chọn mẫu phân tầng... 2.5. Xác định các câu hỏi và chỉ số đánh giá - Việc xác định các câu hỏi và chỉ số đánh giá phụ thuộc vào ƣu tiên đánh giá. Từ các mục tiêu đánh giá, xác định các câu hỏi đánh giá, từ đó xác định các chỉ số đánh giá để định hƣớng xây dựng công cụ thu thập thông tin. Bảng sau là ví dụ về các câu hỏi đánh giá và các chỉ số đánh giá cũng nhƣ mối liên quan giữa mục tiêu đánh giá, câu hỏi và chỉ số đánh giá, phƣơng pháp và nguồn thu thập thông tin. (Xem ví dụ trang sau: xây dựng câu hỏi đánh giá và các chỉ số đánh giá) 25 Ví dụ xây dựng câu hỏi đánh giá và các chỉ số đánh giá Hoạt động Câu hỏi đánh giá Các chỉ số đánh giá Phƣơng pháp/nguồn thu thập thông tin 1. Đào tạo nâng cao kỹ năng khám, chẩn đoán và xử trí NKHHCT cho cán bộ y tế  Việc đào tạo có đƣợc thực hiện không?  Có bao nhiêu CBYT tham gia?  Bằng chứng nào cho thấy kiến thức, kỹ năng và thái độ đƣợc nâng cao?  Bệnh nhân cảm nhận nhƣ thế nào về mức độ phù hợp của các hoạt động do cán bộ y tế thực hiện?  Cán bộ y tế đã thay đổi hành vi sau khi đƣợc đào tạo không?  Cán bộ y tế có tự tin hơn để thực hiện công việc?  Số/tỷ lệ CBYT tham gia các khoá đào tạo  Số/tỷ lệ CBYT tham gia đầy đủ các khoá đào tạo  Số/tỷ lệ CBYT khám, chẩn đoán và xử trí đúng NKHHCT  Số/tỷ lệ CBYT đánh giá tốt quá trình đào tạo  Số ngƣời bệnh gia tăng hài lòng với công tác khám, chẩn đoán và điều trị NKHHCT  Báo cáo tổng kết khoá học  Phỏng vấn/quan sát  Phỏng vấn  Phỏng vấn 2. Truyền thông cho các bà mẹ về phòng chống NKHHCT  Công tác truyền thông có đƣợc thực hiện không?  Công tác truyền thông đƣợc thực hiện đúng kế hoạch không?  Các bà mẹ có tham gia các buổi  Số buổi truyền thông đƣợc thực hiện theo kế hoạch?  Tỷ lệ các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tham gia các buổi truyền thông?  Báo cáo truyền thông 26 Ví dụ xây dựng câu hỏi đánh giá và các chỉ số đánh giá Hoạt động Câu hỏi đánh giá Các chỉ số đánh giá Phƣơng pháp/nguồn thu thập thông tin truyền thông không?  Các bà mẹ có tham gia đầy đủ các buổi truyền thông không?  Các bà mẹ có hài lòng về khâu tổ chức và nội dung truyền thông không?  Các bà mẹ có kiến thức về phòng chống NKHHCT sau khi đƣợc truyền thông không?  Các bà mẹ áp dụng kiến thức trong phòng chống NKHHCT nhƣ thế nào?  Tỷ lệ các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tham gia đầy đủ các buổi truyền thông?  Tỷ lệ các bà mẹ hài lòng về khâu tổ chức và nội dung truyền thông?  Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức về phòng chống NKHHCT?  Tỷ lệ các bà mẹ thực hiện tốt phòng chống NKHHCT?  Phỏng vấn  Phỏng vấn  Phỏng vấn/quan sát 27 2.6. Xây dựng công cụ đánh giá Dựa trên các câu hỏi và chỉ số đánh giá, xây dựng công cụ đánh giá chi tiết (bao gồm cả công cụ định lƣợng và định tính). 2.7. Xử lý và phân tích số liệu: - Nêu rõ số liệu thu đƣợc sẽ đƣợc quản lí nhƣ thế nào để đảm bảo tính bảo mật và không mất thông tin - Nêu rõ qui trình xử lí số liệu. - Xây dựng kế hoạch phân tích số liệu 2.8. Thu thập số liệu: Nêu rõ phƣơng pháp thu thập thông tin để trả lời các câu hỏi đánh giá. Xem ví dụ về phƣơng pháp thu thập thông tin để đánh giá ở bảng trên. Nêu rõ qui trình thu thập thông tin và các bƣớc trong qui trình đó: - Chuẩn bị thu thập số liệu tại địa điểm nghiên cứu - Điều tra viên và giám sát viên: số lƣợng, tiêu chuẩn tuyển chọn, hƣớng dẫn thu thập số liệu và giám sát thu thập số liệu - Các bƣớc cần thực hiện khi điều tra viên đi thu thập số liệu - Các bƣớc cần thực hiện khi giám sát viên đi giám sát thu thập số liệu 2.9. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu: Nêu ngắn gọn việc tuân thủ đạo đức nghiên cứu và hình thức thông qua qui trình xét duyệt về mặt đạo đức y sinh học, văn hóa của đề tài, nơi cấp quyết định thông qua. 2.10. Hạn chế nghiên cứu đánh giá: Nêu những hạn chế gặp phải khi tiến hành đánh giá. 28 Chƣơng 4 KẾT QUẢ DỰ KIẾN Xây dựng các bảng trống trình bày kết quả đánh giá. Các bảng kết quả này cần bám sát mục tiêu đánh giá và các câu hỏi đánh giá. 29 Chƣơng 5 PHỔ BIẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Nêu rõ các bên liên quan cần phổ biến kết quả đánh giá và các hình thức phổ biến kết quả đánh giá. 30 PHẦN V PHÁT TRIỂN VÀ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG 31 ĐẶT VẤN ĐỀ Dựa trên phần đặt vấn đề của báo cáo mà nhóm đã làm trong thời gian thực tập tại thực địa năm thứ 4 và các thông tin mới thu thập đƣợc tiếp tục hoàn thiện các nội dung sau: 1. Thông tin chung về địa bàn nơi thực hiện chƣơng trình truyền thông. 2. Thông tin về vấn đề sức khỏe (mà chƣơng trình truyền thông đề cập tới). 3. Tóm tắt kết quả của nhóm trong đợt thực tập, trong đó tập trung nhiều hơn vào phần can thiệp bằng hoạt động truyền thông. 4. Giới thiệu phần phát triển và thử nghiệm sản phẩm truyền thông2 đã lựa chọn. Khi viết trích dẫn tài liệu tham khảo, cần viết theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và đƣợc đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12], ghi cả số trang của tài liệu tham khảo, ví dụ [12, tr.125-132]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu đƣợc đặt độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu sinh. Hướng dẫn chi tiết cách viết tài liệu tham khảo xem phụ lục). MỤC TIÊU Mục tiêu (gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể - trong một đề tài, có thể không có mục tiêu chung, nhƣng bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể, viết gọn trong 1 trang riêng). - Mục tiêu phải đánh theo số thứ tự chứ không gạch đầu dòng, ví dụ về cách trình bày phần mục tiêu nhƣ sau: MỤC TIÊU Mục tiêu cụ thể 2 Sản phẩm truyền thông: trong khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hiểu là tài liệu truyền thông đƣợc thiết kế bởi một ngƣời/nhóm ngƣời và đƣợc sử dụng trong chƣơng trình/chiến dịch truyền thông (ví dụ nhƣ: tranh ảnh, tờ rơi, áp phích, panô, băng hình, bài phát thanh, cuốn sách mỏng, …) 32 1. Thiết kế sản phẩm truyền thông (cụ thể loại sản phẩm) cho đối tƣợng (……), địa điểm (….), thời gian (…) 2. Thử nghiệm sản phẩm truyền thông (cụ thể loại sản phẩm) ở đối tƣợng đích (…), địa điểm (…..), thời gian (….) 3. Khuyến nghị hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh sản phẩm truyền thông. 33 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Đây là chƣơng đầu tiên, ngay sau phần mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp, cung cấp những tƣ liệu nền cho ngƣời đọc biết vấn đề tác giả quan tâm thực hiện đã và đang đƣợc các chƣơng trình truyền thông quốc tế (nếu có) và trong nƣớc (nếu có) thực hiện nhƣ thế nào. Thông thƣờng trình tự thể hiện các thông tin đi từ tổng quát tới cụ thể, từ rộng đến hẹp: chƣơng trình truyền thông liên quan trên thế giới/khu vực, Việt Nam, tỉnh/thành phố, địa phƣơng nơi tiến hành thử nghiệm. Sau những kiến thức cơ bản về chủ đề, tác giả có thể trình bày các thông tin cơ bản liên quan đến các loại hình, sản phẩm truyền thông mà tác giả thực hiện. Nên chia phần tổng quan thành các phần nhỏ, đánh số thành từng tiểu mục chi tiết. Cách cấu trúc các phần là hoàn toàn tùy thuộc vào chủ đề và tác giả. Thông thƣờng, nên bám sát mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp để viết phần tổng quan. Chẳng hạn, nếu mục tiêu là phát triển/thử nghiệm tờ rơi về phòng chống HIV/AIDS ở đối tƣợng tiêm chích ma túy thì phần tổng quan cần chỉ ra các loại hình sản phẩm truyền thông về phòng chống HIV/AIDS đã đƣợc thực hiện ở đối tƣợng này, kết quả, ƣu nhƣợc điểm của loại hình (ở đây cần phân tích rõ là các sản phẩm truyền thông đã đƣợc phát triển/xây dựng theo hƣớng gây sợ hãi/đe dọa, hay theo hƣớng hài hƣớc, khuyến khích hành động.v.v.). Tất cả các thông tin trích dẫn trong phần tổng quan cần đƣợc chú giải rõ nguồn tài liệu tham khảo (đã giới thiệu ở trên). 34 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP 2.1 Mô tả và giải thích ý tƣởng thiết kế sản phẩm truyền thông. 2.2 Phƣơng pháp thử nghiệm sản phẩm truyền thông: Phần này áp dụng cho cả thiết kế thử nghiệm sử dụng phƣơng pháp định tính và/hoặc định lƣợng. 2.2.1. Đối tƣợng thử nghiệm: Xác định rõ đối tƣợng của thử nghiệm, tiêu chuẩn lựa chọn/ không lựa chọn. 2.2.2. Thời gian và địa điểm: Nêu cụ thể thời gian từ tháng, năm bắt đầu đến tháng, năm kết thúc. Địa điểm bao gồm tên đơn vị, xã/phƣờng, quận/huyện tỉnh, thành phố, bệnh viện, trƣờng học, v.v. 2.2.3. Thiết kế: Chỉ rõ đề tài sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, hoặc định tính, hay cả hai. 2.2.4. Chọn mẫu: Trình bày cỡ mẫu và cách chọn mẫu. 2.2.5. Các biến số: Đối với bản đề cƣơng: Trình bày phần biến số thành bảng, tên biến số, định nghĩa biến, phân loại, phƣơng pháp thu thập. Đối chiếu với mục tiêu để đảm bảo đủ các biến số đáp ứng đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Các biến số sẽ là căn cứ để phát triển các phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích số liệu. Đối với báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Trình bày tóm tắt tên của nhóm biến, không cần trình bày thành bảng. 2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu: Mô tả qui trình làm sạch số liệu nhƣ thế nào, sử dụng phƣơng pháp phân tích gì, sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu, phân tích số liệu (nếu có). 2.2.7. Thu thập số liệu: Mô tả riêng cho phần định tính và định lƣợng, ví dụ: phỏng vấn, tự điền, quan sát, phỏng vấn sâu, hay thảo luận nhóm. Điều tra viên, giám sát viên là những ai. Tập huấn cho điều tra viên (nếu có). 35 2.2.8. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu: Nêu ngắn gọn hình thức thông qua qui trình xét duyệt đạo đức, nơi, cấp quyết định thông qua. Nêu những điểm chính về những yếu tố cần lƣu ý về mặt đạo đức nghiên cứu của đề tài. 36 Chƣơng 3 KẾT QUẢ - Trình bày sản phẩm truyền thông đã đƣợc thiết kế trƣớc khi thử nghiệm (có thể đưa vào phần phụ lục) - Trình bày kết quả thử nghiệm: * Mô tả các thông tin chung về đối tƣợng tham gia thử nghiệm; * Mô tả kết quả thử nghiệm theo các tiêu chí đánh giá. Có thể trình bày phần kết quả dưới dạng chữ hoặc biểu đồ/đồ thị: Các bảng số liệu (nếu có) nên được xen kẽ vào phần chữ viết, lần lượt theo nội dung kết quả. Các số liệu có thể được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ /đồ thị, hình vẽ hay tranh, sơ đồ minh họa, nhưng không nên trình bày cùng một nội dung số liệu dưới cả hai hình thức (bảng và đồ thị). Các bảng nhất thiết phải có tiêu đề và được đánh số lần lượt theo thứ tự xuất hiện, tiêu đề nằm ở phía trên bảng. Tương tự, các biểu đồ, đồ thị cũng có tên và được đánh số. Bảng và biểu đồ phải được đánh số bằng số Ả rập (1,2, 3...). Tên của biểu đồ, đồ thị, hình vẽ nằm ở phía dưới của biểu đồ, đồ thị, hay hình vẽ. Với các kết quả thử nghiệm định tính kết hợp với định lượng, cách trình bày tốt nhất là xen kẽ các phần thông tin định tính vào cuối mỗi phần kết quả định lượng có liên quan. Chẳng hạn, phần định lượng trình bày những bảng biểu liên quan tới một chủ đề nào đó, thì ngay tiếp theo, tác giả có thể trích dẫn những kết quả thu được từ phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm. 37 Chƣơng 4 BÀN LUẬN Mục đích chính của phần này là biện giải, đƣa ra lời nhận xét, phân tích chi tiết về từng kết quả thử nghiệm, lý giải những thay đổi hoặc không thay đổi sản phẩm truyền thông sau khi thử nghiệm. Tác giả cần bám sát mục tiêu, tiêu chí thử nghiệm để bàn luận, cũng có thể chọn bàn luận những kết quả chính trong trƣờng hợp có quá nhiều kết quả chi tiết và nhiều thông tin chỉ mang tính mô tả. Phần bàn luận cũng là cơ hội để tác giả so sánh với một số kết quả thử nghiệm sản phẩm truyền thông của mình với những kết quả thử nghiệm, triển khai các sản phẩm truyền thông của các chƣơng trình truyền thông đã thực hiện trƣớc đó (nếu có). Ngoài ra, trong phần bàn luận, tác giả cũng cần nêu lên những hạn chế của thử nghiệm, những khả năng sai số tiềm tàng có thể có, và những nỗ lực của mình trong việc hạn chế và kiểm soát những sai số đó, và hƣớng khắc phục cho nhƣng nghiên cứu thử nghiệm tƣơng tự tiếp theo, cũng nhƣ gợi mở cho những sản phẩm truyền thông sẽ đƣợc thiết kế trong tƣơng lai. 38 Chƣơng 5 KẾT LUẬN Đây là lúc tác giả tóm lƣợc và khẳng định lại những kết quả thử nghiệm và những phát hiện của mình để nhằm đáp ứng đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Những gì đã đặt ra trong mục tiêu cần có câu trả lời cụ thể trong kết luận, dựa trên những kết quả thu đƣợc, tránh đƣa hết các chi tiết trong phần kết quả vào phần này. Kết luận cần ngắn gọn. 39 Chƣơng 6 KHUYẾN NGHỊ - Hiệu chỉnh sản phẩm truyền thông (nếu có) - Nhân rộng sản phẩm truyền thông? - Gợi ý cho những sản phẩm truyền thông mới? Nên tránh: - Đƣa ra các khuyến nghị tổng quát, chung chung. - Đƣa ra các khuyến nghị không dựa trên kết luận cụ thể của đề tài, mà dựa trên hiện trạng, bối cảnh thực tế, hay kinh nghiệm cá nhân của tác giả mà không có bằng chứng xác đáng từ thử nghiệm này. Phần khuyến nghị chỉ tối đa từ 1 đến 2 trang. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo đi liền sau khuyến nghị và không cần đánh số chƣơng mục. Tài liệu tham khảo gồm: sách, các ấn phẩm, tạp chí, hoặc trang Web đã đọc và đƣợc trích dẫn hoặc đƣợc sử dụng để viết tổng quan tài liệu cũng nhƣ để hình thành ý tƣởng cho sản phẩm truyền thông và cho viết bàn luận. Lƣu ý: Sinh viên chỉ trích dẫn trực tiếp, không trích lại từ nguồn khác. Ít nhất phải có 50% tài liệu tham khảo đƣợc xuất bản trong 10 năm gần đây. Trình tự sắp xếp (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo): Tài liệu tham khảo đƣợc xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật...). Các tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít ngƣời biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm mỗi tài liệu). Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A B C . Họ tên tác giả của tài liệu tham khảo theo qui định sau: Tác giả là ngƣời nƣớc ngoài xếp thứ tự A B C theo họ. Tác giả là ngƣời Việt Nam xếp thứ tự A B C theo tên nhƣng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thƣờng của tên ngƣời Việt Nam, không đảo tên lên trƣớc họ. Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự A B C từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục & Đào tạo xếp vào vần B... - Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) - Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, trong một cuốn sách...cần ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) (Năm công bố) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) "Tên bài báo" (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) Tập (không có dấu ngăn cách) 41 (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) Các số trang đã tham khảo (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) - Tài liệu tham khảo là các trang Web: Nêu tên bài viết, đƣờng dẫn, ngày truy cập/hoặc tải xuống. PHỤ LỤC Sau đây là danh sách các mục thông tin thƣờng đƣợc đƣa vào phụ lục, tuy nhiên, tùy theo khóa luận tốt nghiệp và chủ đề cụ thể, tác giả có thể thêm bớt cho phù hợp. Ví dụ: Hộp 1: Phụ lục Đánh giá các chương trình y tế quốc gia, chương trình nâng cao sức khoẻ Phụ lục 1: Các công cụ đánh giá Phụ lục 2: Các tài liệu hƣớng dẫn thu thập số liệu (dành cho điều tra viên) Phụ lục 3: Các tài liệu hƣớng dẫn giám sát thu thập số liệu (dành cho giám sát viên) Phụ lục 4: Các tài liệu, thông tin liên quan tới nghiên cứu khác: Bản đồ địa bàn nghiên cứu .v.v. Hộp 2: Phụ lục phát triển và thử nghiệm sản phẩm truyền thông Phụ lục 1: Sản phẩm truyền thông trƣớc và sau khi thử nghiệm Phụ lục 2: Phiếu hỏi tự điền/phát vấn, bộ câu hỏi phỏng vấn, hƣớng dẫn phỏng vấn sâu, hƣớng dẫn thảo luận nhóm, bảng kiểm... Phụ lục 3: Một số kết quả phân tích mô tả (nếu không trình bày ở phần kết quả) Phụ lục 4: Danh sách các cán bộ tham gia (điều tra viên, giám sát viên, những ngƣời có đóng góp cho đề tài) Phụ lục 5: Bản đồ địa bàn nơi tiến hành thử nghiệm, các hình ảnh trong quá trình thử nghiệm (ảnh chụp các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, đối tƣợng đích, v.v.). 42 PHẦN VI HƢỚNG DẪN TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 43 HƢỚNG DẪN TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khóa luận tốt nghiệp bao gồm các phần chính có cấu trúc nhƣ sau: (lưu ý: đánh số các phần sau đây chỉ mang tính chất liệt kê, cấu trúc đánh số cần tuân theo hướng dẫn cụ thể và ví dụ ở phần sau) 1. Trang bìa cứng: - Tên Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế - Tên trƣờng Đại học Y tế Công cộng - Họ và tên sinh viên - Tên đề tài: Phải ngắn gọn, cụ thể, nêu lên đƣợc cái gì, ở đâu, khi nào? Thƣờng không quá 30 từ - Dƣới tên đề tài, ghi “Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng” (xem ví dụ trình bày chi tiết ở phụ lục). 2. Trang trong bìa: Tƣơng tự nhƣ bìa ngoài, nhƣng có thêm họ và tên ngƣời hƣớng dẫn khoa học, nếu có hơn một ngƣời thì ghi tất cả những ngƣời đồng hƣớng dẫn Ví dụ: - Giáo sƣ Tiến sỹ Nguyễn Văn B - Thạc Sỹ Lê Văn A 3. Lời cảm ơn (không bắt buộc phải có, ngắn gọn trong 1 trang, xem phụ lục). 4. Trang danh mục các chữ, ký hiệu viết tắt (cần sắp xếp theo vần ABC). 5. Trang mục lục (có thể tách riêng mục lục và danh mục các bảng, các biểu đồ/ đồ thị). 6. Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Ngắn gọn trong 1 trang, bao gồm: lý do tiến hành khóa luận tốt nghiệp này, mục tiêu, phƣơng pháp (tóm tắt về đối tƣợng, địa điểm, thời gian, cách thu thập thông tin, cách phân tích số liệu), các kết quả chính, các kết luận chính và khuyến nghị (nếu có). Các phần nêu trên đƣợc đánh số trang theo kiểu chữ số La Mã: i, ii, iii, sau đó, bắt đầu vào các phần tiếp theo đây (kể từ “Đặt vấn đề” sẽ bắt đầu đánh số trang theo chữ số Ả rập: 1, 2, 3, …). 44 B. YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Báo cáo khóa luận tốt nghiệp phải sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc, phải in đen trắng trên giấy khổ A4 (21 - 29,7 cm), in một mặt. - Font chữ Unicode (Time New Roman), cỡ chữ 13, dòng cách 1,5. - Lề trái cách 3,5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 3,5 cm, lề dƣới 3 cm. Số trang đƣợc đánh ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy, đánh số theo thứ tự từ phần đặt vấn đề (theo chữ số Ả rập: 1, 2, 3), các phần trƣớc đó đánh số theo chữ số La Mã (nhƣ trên đã nêu) và không đánh số trang bìa, trang tiêu đề bên trong. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhƣng nên hạn chế trình bầy theo cách này. - Phải đóng thành quyển có bìa nhƣ hƣớng dẫn. Với khóa luận tốt nghiệp có thể đóng bìa cứng thẫm mầu, chữ vàng. - Bố cục về số trang của khóa luận tốt nghiệp có thể tham khảo nhƣ sau: Đặt vấn đề: 2 trang Mục tiêu 1 trang Tổng quan tài liệu: 6 – 7 trang Phƣơng pháp: 3 – 4 trang Kết quả: 8 – 9 trang Bàn luận: 4 – 5 trang Kết luận: 2 trang Khuyến nghị: 1 trang 45 Mẫu bìa ngoài của khóa luận tốt nghiệp (khóa luận tốt nghiệp phải đóng bìa cứng) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HỌ VÀ TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA SINH VIÊN TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI, 200 46 Mẫu bìa trong của khóa luận tốt nghiệp (Bên trong bìa cứng), khổ giấy A4 (21 - 29,7 cm) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HỌ VÀ TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA HỌC VIÊN TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Hƣớng dẫn khoa học: Tên và học hàm học vị của ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất Chữ ký Tên và học hàm học vị của ngƣời hƣớng dẫn thứ hai (nếu có) Chữ ký HÀ NỘI, 200 47 Mẫu trang mục lục Đánh giá các chương trình y tế quốc gia, chương trình nâng cao sức khoẻ MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………….. MỤC TIÊU ………………..……………………………………………………. Mục tiêu cụ thể: ……………………………………………………………… Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………….. Chƣơng 2. CÁC BÊN LIÊN QUAN…………………………………………… Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP ………………….………………………………... 2.1. Mô tả và giải thích ý tƣởng thiết kế sản phẩm truyền thông.......................... 2.2. Phƣơng pháp thử nghiệm sản phẩm truyền thông.......................................... 2.2.1. Đối tƣợng.................................................................................................. 2.2.2. Thời gian và địa điểm ………….………………………………………… 2.2.3. Thiết kế ……….. ………………………………………………………… 2.2.4. Chọn mẫu …………………...……….………………………………….. 2.2.5. Biến số ……….………………………………….. ……………………… 2.2.6. Thu thập số liệu ……………………..…………………………………… 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………….. 2.2.8. Khía cạnh đạo đức …………….. ……………………………………….. Chƣơng 3. KẾT QUẢ DỰ KIẾN……..………………………………………… Chƣơng 4. PHỔ BIẾN KẾT QUẢ……………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO .………………….…………………..……………… PHỤ LỤC : …………………………………………….……………………….. Phụ lục 1: Các công cụ đánh giá ......................................................................... Phụ lục 2: Các tài liệu hƣớng dẫn thu thập số liệu (dành cho điều tra viên) ...... Phụ lục 3: Các tài liệu hƣớng dẫn giám sát thu thập số liệu (dành cho giám sát viên) ...................................................................................................................... Phụ lục 4: Các tài liệu, thông tin liên quan tới nghiên cứu khác: Bản đồ địa bàn nghiên cứu ................................................................................................... 48 Phát triển và thử nghiệm sản phẩm truyền thông MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………….. MỤC TIÊU ………………..……………………………………………………. Mục tiêu cụ thể: ……………………………………………………………… Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………….. Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP ………………….………………………………... 2.1. Mô tả và giải thích ý tƣởng thiết kế sản phẩm truyền thông.......................... 2.2. Phƣơng pháp thử nghiệm sản phẩm truyền thông.......................................... 2.2.1. Đối tƣợng.................................................................................................. 2.2.2. Thời gian và địa điểm ………….………………………………………… 2.2.3. Thiết kế ……….. ………………………………………………………… 2.2.4. Chọn mẫu …………………...……….………………………………….. 2.2.5. Biến số ……….………………………………….. ……………………… 2.2.6. Thu thập số liệu ……………………..…………………………………… 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………….. 2.2.8. Khía cạnh đạo đức …………….. ……………………………………….. Chƣơng 3. KẾT QUẢ ………………..………………………………………… Chƣơng 4. BÀN LUẬN………………………………………………………… Chƣơng 5. KẾT LUẬN ………………………………………………………… Chƣơng 6. KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO .………………….…………………..……………… PHỤ LỤC : …………………………………………….……………………….. Phụ lục 1: Sản phẩm truyền thông trƣớc và sau khi hiệu chỉnh………………… Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn/Bộ câu hỏi tự điền/Bản hƣớng dẫn phỏng vấn sâu/Thảo luận nhóm…………………………………………………………….. Phụ lục 3: Một số kết quả phân tích mô tả (nếu có) …………………………... Phụ lục 4: Bản đồ địa bàn nghiên cứu, các hình ảnh trong thử nghiệm……........ 49 Mẫu trang danh mục chữ viết tắt (cần sắp xếp theo vần ABC) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời do nhiễm HIV BCS Bao cao su CBYT Cán bộ y tế CCVC Công chức, viên chức ĐHYTCC Đại học Y tế công cộng ĐTTN Đối tƣợng thử nghiệm GDDN Giáo dục dạy nghề HIV Tên virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời KAP Kiến thức, thái độ, thực hành NXB Nhà xuất bản PTTH Phổ thông trung học QHTD Quan hệ tình dục SAVY Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam SKSS Sức khỏe sinh sản THCN Trung học chuyên nghiệp TTYT Trung tâm y tế UNAIDS Ủy ban phòng chống AIDS liên hợp quốc VTN Vị thành niên XN Xét nghiệm WHO Tổ chức Y tế thế giới 50 Mẫu về viết tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Lƣơng Thị Lan Anh (2004), Nghiên cứu tần suất và bất thường nhiễm sắc thể của bệnh chậm phát triển tâm thần có tính gia đình tại một số vùng dân cư Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trƣờng đại học y dƣợc Việt Nam lần thứ 12. 2. Bộ y tế - Dự án hỗ trợ y tế quốc gia (2000), Sức khoẻ sinh sản, tập 1, NXB Y học, tr 17- 20. 3. Bộ y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật, tr 254-255, NXB Y học, Hà Nội. 4. Phạm Dũng (2003), Thực trạng tàn tật và phục hồi chức năng người tàn tật tại gia đình ở hai xã huyện tiên du tỉnh bắc ninh năm 2003, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng. 5. Đặng Đức Định, Hoàng Quốc Vƣợng (1996), Kết quả điều tra tình hình tàn tật của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc , Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - Hội PHCN Việt Nam 6. Trần Thị Thu Hà và cộng sự (1999), Bước đầu nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây bại não ở trẻ em Viêt Nam, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - Hội PHCN Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. 7. Trần Thị Thu Hà (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội . 8. Hội phục hồi chức năng Việt Nam (1996), Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học . 9. Nguyễn Lê Tuấn và cộng sự (1999), Khảo sát tình hình tàn tật tại quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - Hội PHCN Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. 10. Tổng hội y dƣợc học Việt Nam (1991), Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học. 11. Trần Trọng Hải (1997), Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển tinh thần, Cẩm nang điều trị nhi khoa, tr 524-531, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 51 Tiếng Anh 12. Central Census Steering Committee (1999), 1999 Population and Housing Census: Sample Results, Statistical Publishing House, Vietnam. 13. Care International in Vietnam (1993), The risk of AIDS in Vietnam – An Audience Analysis of Urban Men and Sex Workers, Monograph No.1. Care International. 14. Do H.T., John S, Nguyen T V. (1993), Pregnancy Termination and Contraceptive Failure in Vietnam, Asia- Pacific Population Journal, 8, 4: 3-18. 15. General Statistics Office (1995), Vietnam Intercensal Demographic Survey: Major Findings. Statistical Publishing House. 16. Khuat, H.T. (1998), Responding to the Reproductive Health Needs of Adolescents and Youth in Vietnam, Presented at the Technical Meeting on Reproductive Health Policy-makers and Researchers on Reproductive Health Needs of Adolescents and Youth in the Asian Sub-Region, Bangkok, Thailand. 17. Kirby, D. (2001), Emerging Answers: Research Findings on Programs to Reduce Sexual Risk-Taking and Teen Pregnancy. Washington, D.C.: The National Campaign to Prevent Teen Pregnancy Task Force on Effective Programs and Research. 18. Mensch, B.S., Clark, W.H., Dang A N. (2002), Premarital Sex in Vietnam: Is the Current Concern with Adolescent Reproductive Health Warranted, Working Paper Series No. 163 – Policy Research Division, Population Council. 19. Turner, C. F., L. Ku, M. Rogers, L.D. Lindberg, J.H. Pleck, and F.L. Sonenstein (1998), Adolescent sexual behavior, drug use and violence: increased reporting with computer survey technology, Science 280: 867-873. 20. U.S. Congress, Office of Technology Assessment (1988), Infertility: Medical and Social Choices. OTA-BA-358, Washington, DC: Government Printing Office, May 1988. Available at bin/byteserv.prl/~ota/disk2/1988/8822.html. Accessed January 16, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuong_dan_viet_khoa_luan_tot_nghiep_cncq_5942.pdf
Luận văn liên quan