Đánh giá những tác động đến môi trường của dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, thành phố Quảng ngãi – tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC BẢNG . .5 DANH MỤC CÁC HÌNH 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI 7 1.1. Khái niệm, mục đích 7 1.1.1. Thủy điện, đập, đập thủy điện 7 1.1.2. Mục đích chung của đập thủy điện, thủy lợi: 7 1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng các đập thủy điện, thủy lợi 8 1.2.1. Hiện trạng chung 8 1.2.2. Vai trò của thủy điện trong phát triển kinh tế ở Việt Nam 10 1.2.3. Đóng góp của việc phát triển thủy điện trong ngành năng lượng Việt Nam 14 1.3. Những tác động chung do các công trình thủy điện, thủy lợi mang lại 18 1.3.1 Những lợi ích chung 18 1.3.2. Những tác động tiêu cực 20 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN 23 2.1. Điều kiện tự nhiên vùng dự án 23 2.1.1. Đặc điểm địa hình 23 2.1.2. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng 23 2.1.3. Đặc điểm về khí hậu 24 2.2. Cơ sở hạ tầng 24 2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 24 2.2.2. Điều kiện điện, đường, cấp nước 25 2.2.3. Thoát nước 26 2.3. Hiện trạng về kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực Dự án 27 2.3.1. Dân số - dân sinh 27 2.3.2. Cơ cấu kinh tế 28 2.3.3. Văn hóa, xã hội 28 2.3.4. Hiện trạng môi trường trong khu vực Dự án 29 2.4. Mô tả tóm tắt Dự án 31 2.4.1.Tên dự án, chủ đầu tư. 31 2.4.2. Thời gian thực hiện 31 2.4.3. Vị trí dự án 31 2.4.4. Các thông số chung của Dự án 32 2.4.4.1. Các thông số chung 32 2.4.4.2. Nhu cầu diện tích đất sử dụng 35 2.4.4.3. Khung chính sách đền bù, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng.35 2.4.4.4. Khối lượng công tác chính 36 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38 3.1. Nguồn phát sinh chất thải 38 3.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng Dự án 38 3.1.1.1. Các nguồn phát sinh nước thải .40 3.1.1.2. Các nguồn phát sinh khí thải 43 3.1.1.3 Các nguồn phát sinh chất thải rắn .52 3.1.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động 53 3.1.2.1 Các nguồn phát sinh nước thải 53 3.1.2.2. Các nguồn phát sinh khí thải 53 3.1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 54 3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại 54 3.2. Đánh giá tác động môi trường 55 3.2.1. Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng dự án 55 3.2.1.1. Đánh giá tác động tới môi trường nước .55 3.2.1.2. Đánh giá tác động tới môi trường không khí .57 3.2.1.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn .63 3.2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 64 3.2.2.1 Đánh giá tác động đối với môi trường nước 64 3.2.2.2. Đánh giá tác động đối với môi trường không khí .64 3.2.2.3. Tác động của chất thải rắn 65 3.2.3. Tác động đến môi trường sinh thái 65 3.2.3.1. Các nhân tố vật lý .66 3.2.3.2. Các nhân tố sinh học .66 3.2.3.3. Hệ sinh thái 66 3.2.4. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội. 67 3.2.4.1. Tác động tích cực .68 3.2.4.2 Tác động tiêu cực 69 3.2.5. Đánh giá tổng hợp các tác động của dự án 70 3. 3. Đánh giá rủi ro 72 3.3.1. Sự cố môi trường 72 3.3.2. Tai nạn lao động: 72 3.3.3. Vấn đề cháy nổ 73 3.3.4. Nguy cơ vỡ đập 74 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75 4.1. Giai đoạn thi công công trình 75 4.1.1. Biện pháp quản lý chung 75 4.1.2. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 75 4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí .75 4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước .77 4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn .82 4.1.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại 83 4.1.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến xã hội 83 4.1.5. Biện pháp an toàn lao động và khắc phục sự cố khi thi công công trình 84 4.1.6. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy 85 4.1.7. Các biện pháp khác 85 4.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động 86 4.2.1 Biện pháp tổng thể 86 4.2.2 Các biện pháp cụ thể 86 4.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải 86 4.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, độ ồn .88 4.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn 89 4.2.4. Biện pháp hổ trợ khác 89 4.3. Các biện pháp phòng chống các sự cố môi trường và tai nạn lao động 90 4.3.1. biện pháp phòng chống cháy, nổ 90 4.3.2. Biện pháp phòng chống tai nạn lao động 90 4.3.2 Biện pháp hỗ trợ khác 91 KẾT LUẬN . . 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO . .93

doc87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4100 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá những tác động đến môi trường của dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, thành phố Quảng ngãi – tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC…………………………………… ……………………………………..1 DANH MỤC CÁC BẢNG ………………….……………………………………...5 DANH MỤC CÁC HÌNH 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI 7 1.1. Khái niệm, mục đích 7 1.1.1. Thủy điện, đập, đập thủy điện 7 1.1.2. Mục đích chung của đập thủy điện, thủy lợi: 7 1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng các đập thủy điện, thủy lợi 8 1.2.1. Hiện trạng chung 8 1.2.2. Vai trò của thủy điện trong phát triển kinh tế ở Việt Nam 10 1.2.3. Đóng góp của việc phát triển thủy điện trong ngành năng lượng Việt Nam 14 1.3. Những tác động chung do các công trình thủy điện, thủy lợi mang lại 18 1.3.1 Những lợi ích chung 18 1.3.2. Những tác động tiêu cực 20 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN 23 2.1. Điều kiện tự nhiên vùng dự án 23 2.1.1. Đặc điểm địa hình 23 2.1.2. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng 23 2.1.3. Đặc điểm về khí hậu 24 2.2. Cơ sở hạ tầng 24 2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 24 2.2.2. Điều kiện điện, đường, cấp nước 25 2.2.3. Thoát nước 26 2.3. Hiện trạng về kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực Dự án 27 2.3.1. Dân số - dân sinh 27 2.3.2. Cơ cấu kinh tế 28 2.3.3. Văn hóa, xã hội 28 2.3.4. Hiện trạng môi trường trong khu vực Dự án 29 2.4. Mô tả tóm tắt Dự án 31 2.4.1.Tên dự án, chủ đầu tư. 31 2.4.2. Thời gian thực hiện 31 2.4.3. Vị trí dự án 31 2.4.4. Các thông số chung của Dự án 32 2.4.4.1. Các thông số chung……………………………………………..…32 2.4.4.2. Nhu cầu diện tích đất sử dụng……………………………………35 2.4.4.3. Khung chính sách đền bù, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng.35 2.4.4.4. Khối lượng công tác chính………………………………………..36 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38 3.1. Nguồn phát sinh chất thải 38 3.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng Dự án 38 3.1.1.1. Các nguồn phát sinh nước thải…………………………………...40 3.1.1.2. Các nguồn phát sinh khí thải..........................................................43 3.1.1.3 Các nguồn phát sinh chất thải rắn...................................................52 3.1.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động 53 3.1.2.1 Các nguồn phát sinh nước thải…………………………………....53 3.1.2.2. Các nguồn phát sinh khí thải……………………………………..53 3.1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn……………………………………54 3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại 54 3.2. Đánh giá tác động môi trường 55 3.2.1. Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng dự án 55 3.2.1.1. Đánh giá tác động tới môi trường nước………………………….55 3.2.1.2. Đánh giá tác động tới môi trường không khí.................................57 3.2.1.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn...............................................63 3.2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 64 3.2.2.1 Đánh giá tác động đối với môi trường nước……………………....64 3.2.2.2. Đánh giá tác động đối với môi trường không khí.........................64 3.2.2.3. Tác động của chất thải rắn..............................................................65 3.2.3. Tác động đến môi trường sinh thái 65 3.2.3.1. Các nhân tố vật lý………………………………………………….66 3.2.3.2. Các nhân tố sinh học……………………………………………...66 3.2.3.3. Hệ sinh thái………………………………………………………..66 3.2.4. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội. 67 3.2.4.1. Tác động tích cực………………………………………………….68 3.2.4.2 Tác động tiêu cực………………………..........................................69 3.2.5. Đánh giá tổng hợp các tác động của dự án 70 3. 3. Đánh giá rủi ro 72 3.3.1. Sự cố môi trường 72 3.3.2. Tai nạn lao động: 72 3.3.3. Vấn đề cháy nổ 73 3.3.4. Nguy cơ vỡ đập 74 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75 4.1. Giai đoạn thi công công trình 75 4.1.1. Biện pháp quản lý chung 75 4.1.2. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 75 4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí...................75 4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước...........................77 4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn.................................................82 4.1.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại 83 4.1.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến xã hội 83 4.1.5. Biện pháp an toàn lao động và khắc phục sự cố khi thi công công trình 84 4.1.6. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy 85 4.1.7. Các biện pháp khác 85 4.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động 86 4.2.1 Biện pháp tổng thể 86 4.2.2 Các biện pháp cụ thể 86 4.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải........................................86 4.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, độ ồn...............................88 4.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn 89 4.2.4. Biện pháp hổ trợ khác 89 4.3. Các biện pháp phòng chống các sự cố môi trường và tai nạn lao động 90 4.3.1. biện pháp phòng chống cháy, nổ 90 4.3.2. Biện pháp phòng chống tai nạn lao động 90 4.3.2 Biện pháp hỗ trợ khác 91 KẾT LUẬN…………………...…………………………………………...………92 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...………………...93 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê số lượng công trình thủy điện lớn ở Việt Nam 9 Bảng 1.2. Công suất phân bố các nguồn điện năm 1982 và 1992 như sau 11 Bảng 1.3. Công suất các nhà máy điện tính đến 01/01/2008 12 Bảng 1.4. Dự báo phát triển năng lượng giai đoạn 2010-2025 13 Bảng 1.5. Dự báo phát triển thủy điện đến năm 2025 14 Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất sử dụng 35 Bảng 2.2. Tổng hợp khối lượng công tác chính 37 Bảng 3.1. Nguồn phát sinh chất thải và phạm vi tác động 39 Bảng 3.2. Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 41 Bảng 3.3.Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (tính theo WHO) 42 Bảng 3.4.Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải 44 Bảng 3.5.Tải lượng ô nhiễm khí thải cho 1 xe ôtô tải sử dụng nhiên liệu Diesel 45 Bảng 3.6. Lượng chất ô nhiễm phát thải do các phương tiện vận tải 46 Bảng 3.7. Thành phần độc hại trong khí xả 48 Bảng 3.8. Mức ồn của các phương tiện giao thông 50 Bảng 3.9.Kết quả tính toán và dự báo nồng độ ồn cho khu vực dự án 51 Bảng 3.10. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Dự án giai đoạn xây dựng 55 Bảng 3.11. Mức độ gây độc hại của một số chất trong khí thải phương tiện vận tải 57 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm 58 Bảng 3.13. Tác hại của NO2 61 Bảng 3.14. Đối tượng bị tác động trong quá trình xây dựng 70 Bảng 3.15. Mức độ tác động của dự án tới môi trường 71 Bảng 4.4. Một số đặc điểm của nước thải sinh hoạt 81 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Vị trí Dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc 32 Hình 4.1. Sơ đồ thu gom nước mưa 78 Hình 4.2. Sơ đồ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt 78 Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại (Giai đoạn thi công) 80 Hình 4.4. Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn 87 Hình 4.5. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn (Giai đoạn vận hành). 88 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI 1.1. Khái niệm, mục đích 1.1.1. Thủy điện, đập, đập thủy điện - Thuỷ điện: là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thuỷ điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục. - Đập: là một công trình chứa nước do con người xây dựng trên một đoạn sông hoặc giữa các thung lũng ở trên cao nhằm giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính, ngoài ra nó còn phục vụ cho mục đích thủy điện, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, … - Đập thủy điện: là công trình do con người xây dựng nhằm đáp ứng nhiệm vụ khai thác ngăng lượng thủy điện, đồng thời nó còn có chức năng của một công trình đập thông thường. 1.1.2. Mục đích chung của đập thủy điện, thủy lợi: Mục đích của đập thủy điện bao gồm: - Khai thác nguồn điện năng. - Phát triển tưới tiêu, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, …và sinh hoạt. - Góp phần phòng chống lũ lụt, thiên tai. - Cải thiện môi trường sinh thái, môi trường sống và sản xuất. - Thúc đẩy các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao phát triển. - Phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo… tại địa phương và các khu vực lân cận, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. 1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng các đập thủy điện, thủy lợi 1.2.1. Hiện trạng chung Hiện trạng chung của công tác thủy điện, thủy lợi: - Ở Việt Nam, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa…tăng cường Quốc phòng - An ninh”. - Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010: “Đưa nước ar a khỏi tình trạng kém phát triển; …vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. - Một số chỉ tiêu chính của thời kỳ 2001-2010: + Tăng GDP lên gấp đôi năm 2000;Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30%; + Tỉ trọng GDP nông nghiệp 16-17%; công nghiệp 40-41%; dịch vụ 42-43%; + Lao động nông nghiệp còn 50%; Lao động được đào tạo nghề ~40%; + Giảm trẻ em suy dinh dưỡng còn 20%; tăng tuổi thọ trung bình của người dân lên 71 tuổi; + Tăng độ che phủ của rừng từ 33% hiện nay lên 43%. - Để đáp ứng được nhu cầu đó thì vấn đề năng lượng, nước sạch phải đi trước một bước, phải đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện, nước. Trong ngành năng lượng, thủy điện là một trong những ưu tiên hàng đầu. Với những thuận lợi sẳn có của mình, Việt Nam đã dần dần xây dựng được một hệ thống thủy điện từ Bắc đến Nam, với quy mô từ nhỏ đến vừa và lớn. - Việt Nam có 2360 con sông với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10.000km2. Mật độ sông suối trung bình trên toàn lãnh thổ là 0,6km/ km2 . Có 10 hệ thống sông lớn có tiềm năng phát triển thủy lợi. - Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thủy điện ở nước ta cho thấy tổng trữ năng lý thuyết của các con sông được đánh giá đạt 300 tỷ KWh/năm, công suất lắp máy được đánh giá khoảng 34.647MW.Trữ năng kinh tế-kỹ thuật được đánh giá khoảng 80-84 tỷ KWh/năm, công suất lắp máy được đánh giá khoảng 19.000-21.000MW. - Theo số liệu công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, cả nước có khoảng hơn 75 công trình thủy điện thuộc loại lớn, 800 hồ đập lớn và vừa, và hàng ngàn công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, với tổng công suất khoảng 19.000-21.000 MW, điện lượng khoảng 80-84 tỷ KWh/năm (bảng 1.1). Bảng 1.1. Thống kê số lượng công trình thủy điện lớn ở Việt Nam Lưu vực sông  Diện tích, km2  Số công trình  Tổng công suất, MW  Điện lượng, GWh   Sông Đà  17.200  8  6.800  27.700   Sông Lô-Gâm-Chảy  52.500  11  1.600  6.000   Mã-Chu  28.400  7  760  2.700   Cả  27.200  3  470  1.800   Hương  2.800  2  234  990   Vũ gia-Thu Bồn  10.500  8  1.502  4.500   Sê Pan  11.450  8  2.000  9.100   Srêpôk  12.200  5  730  3.300   Ba  13.800  6  550  2.400   Lưu vực sông  Diện tích, km2  Số công trình  Tổng công suất, MW  Điện lượng, GWh   Đồng Nai  17.600  17  3.000  12.000   Thủy điện nhỏ    1.000-3.000  4.000-12.000   Tổng cộng    19.000-21.000  80.000-84.000   1.2.2. Vai trò của thủy điện trong phát triển kinh tế ở Việt Nam - Trước năm 1945: các trạm thủy điện nhỏ do Pháp xây dựng phục vụ nhu cầu khai khoáng và nghỉ dưỡng. - Giai đoạn 1945-1975: Đã xây dựng thủy điện Thác Bà với công suất (Nlm) =108MW; thủy điện Đa Nhim Nlm=160MW. - Từ 1975 đến nay: + Thủy điện Hòa Bình Nlm=1920MW (1994); + Thủy điện Trị An Nlm=400MW (1989); + Thủy điện Vĩnh Sơn Nlm=66MW (1994); + Thủy điện Thác Mơ Nlm=150MW (1994); + Thủy điện Yaly Nlm=720MW (2001); + Thủy điện Sê San 3 Nlm=260MW (2007); + Thủy điện Tuyên Quang Nlm=342MW (2008);.v.v… Và hàng loạt các công trình thủy điện khác đang xây dựng như thủy điện Sơn La Nlm=2400MW, thủy điện Bản Vẽ Nlm=320MW, Sê San 4 Nlm=360MW, v.v… - Khi thủy điện Trị An và Hòa Bình đưa vào vận hành đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn. Công suất phát điện của hai nhà máy thủy điện này đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện Việt Nam. - Công suất phân bố các nguồn điện năm 1982 và 1992 như trong bảng1.2: Bảng 1.2. Công suất phân bố các nguồn điện năm 1982 và 1992 như sau Nguồn điện  1982  1992    MW  %  MW  %   Thủy điện  268  21,8  2.120  60,4   Nhiệt điện than  205  16,7  645  15,4   Nhiệt điện dầu  198  16,1  198  5,6   Diêsel  440  35,7  390  11,1   Tua bin khí  120  9,7  157  4,5   Tổng cộng  1.231  100  3.510  100   Như vậy là chỉ sau 10 năm công suất thủy điện năm 1992 tăng xấp xỉ 8 lần so với năm1982. So với tổng công suất điện cả nước thì thủy điện tăng từ 21,8% (1982) lên 60,4% (1992). Công suất các nhà máy điện tính đến năm 2008 được thể hiện theo bảng 1.3: Bảng 1.3. Công suất các nhà máy điện tính đến 01/01/2008 Nguồn điện  Tổng công suất, MW  Phân bố, %   Toàn hệ thống  12.357  100   Các nhà máy điện thuộc EVN  9418  76,22   1.Thủy điện  4583  37,09   2.Nhiệt điện than  1245  10,08   3.Nhiệt điện dầu  198  1,60   4.Tua bin khí-gas  3107  25,14   Ngoài EVN-IPP  2939  23,78   - Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025 (Quy hoạch điện VI): + Dự báo phụ tải: ♦ Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội với mức tăng GDP 8,5%-9% /năm giai đoạn 2006-2010 và cao hơn thì nhu cầu điện năng tăng 17% /năm (phương án cơ sở), 20% /năm (phương án cao). ♦ Giai đoạn 2006-2015: tăng 22% /năm (phương án cao). + Phát triển nguồn điện (đảm bảo An ninh năng lượng và phát triển bền vững): ♦ Đảm bảo tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện. ♦ Phát triển hợp lý có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí, đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than, phát triển thủy diện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. ♦ Chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực. ♦ Chuẩn bị đầu tư xây dựng Dự án nhà máy điện hạt nhân. - Cũng theo số liệu của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 thì dự báo phát triển năng lượng đến năm 2025 được thể hiện trong bảng 1.4: Bảng 1.4. Dự báo phát triển năng lượng giai đoạn 2010-2025: Dạng năng lượng  Công suất MW năm 2010  Công suất MW năm 2025  Công suất MW tăng từ năm 2011-2025   Thủy điện  9.412  20.178  10.766   Nhiệt điện than  6.595  36.290  29.695   Nhiệt điện khí  9.072  17.224  8.152   Diesel và dầu  472  2.400  1.929   Điện nguyên tử  0  8.000  8.000   Điện nhập khẩu  658  4.756  4.098   Tổng cộng  26.209  88.848  62.639   Như vậy, định hướng sau 15 năm nữa thì năng lượng tăng 70,5%. Trong đó, thủy điện tăng 53,4%, chiếm tỉ lệ 22,7% so với tổng công suất năng lượng. Công suất các nhà máy hiện có và sẽ xây dựng trong tương lai được thể hiện trong bảng 1.5: Bảng 1.5. Dự báo phát triển thủy điện đến năm 2025 Thủy điện  Tổng công suất năm 2025, MW   Dưa vào vận hành năm 2010  9.412   Các nhà máy đang xây dựng  2.296   Các nhà máy sẽ xây dựng từ 2011-2025  4.610   Thủy điện nhỏ và thủy điện tích năng  3.860   Tổng cộng  20.178   1.2.3. Đóng góp của việc phát triển thủy điện trong ngành năng lượng Việt Nam - Hơn nữa thế kỷ qua, công cuộc phát triển thủy điện ở nước ta đã trải qua một chặng đường dài đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho nền kinh tế Quốc dân. + Các công trình thủy điện đưa vào vận hành có vai trò to lớn trong sản xuất điện năng, phòng chống lũ, cấp nước, v.v…phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. + Đến năm 2010 có khoảng 50 nhà máy thủy điện đưa vào vận hành và đến năm 2020 sẽ có đến khoảng 80 nhà máy thủy điện lớn và vừa được đưa vào vận hành trong hệ thống điện. + Các nhà máy thủy điện được xây dựng hầu hết ở vùng núi, nơi kinh tế - xã hội phát triển còn chậm. Việc xây dựng các công trình thủy điện còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực này. + Năm 1980 thủy điện chỉ chiếm khoảng 20% công suất trong hệ thống điện Việt Nam. Đến năm 1992 thủy điện đã chiếm 60,4% công suất trong hệ thống thủy điện Việt Nam. Về mặt kinh tế,tỷ lệ thủy điện cao trong hệ thống sẽ mang lai lợi ích rất lớn đó là hạ giá thành điện năng tiêu thụ. + Về mặt kỹ thuật, thủy điện đã tăng cường chất lượng điện trong hệ thống, vận hành linh hoạt. + Thủy điện còn đóng góp một phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. - Đối với phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thuỷ lợi luôn giữ một vị trí quan trọng. Vì vậy, từ bao đời nay nhân dân ta đã bền bỉ làm thuỷ lợi, cải tạo thiên nhiên, chiến thắng hạn hán, ngập úng, lũ lụt nhằm bảo vệ, phát triển sản xuất, bảo vệ đời sống nhân dân đồng thời duy trì, phát triển kinh tế - xã hội. - Hơn 60 năm qua, công tác thuỷ lợi nước ta đã thật sự là một công cuộc trị thuỷ, chinh phục thiên nhiên, mang lại hiệu quả lớn lao cho việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nên những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất cơ bản và quan trọng của chủ nghĩa xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Các công trình thủy điện khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, ngoài việc sản xuất điện năng thì nó cũng đóng vai trò như là một công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp rất hiệu quả. Theo định hướng phát triển thủy lợi Việt Nam thì các nhiệm vụ đặt ra là: Phát triển thủy lợi tưới tiêu, cấp đủ nước phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn: Nâng cấp, kiên cố hóa, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi hiện có; Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm công trình mới; Phát triển các công trình lớn lợi dụng tổng hợp; Củng cố và tăng cường các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt: Tăng cường củng cố đê sông, đê biển; Chỉnh trị sông, thoát lũ, bảo vệ bờ; Phát triển tầng phủ rừng; Xây dựng bản đồ ngập lụt; Tăng cường điều tra cơ bản, xây dựng quy trình vận hành công trình; Nâng cao chất lượng cảnh báo, dự báo lũ; Tăng cường quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi: Kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường quản lý Nhà nước; Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành khác và các tổ chức Quốc tế; Ban hành tiếp các văn bản pháp lý; Tăng cường năng lực chuyên môn; Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi; Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học-công nghệ: Nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị nghiên cứu, ứng dụng; Tăng cường năng lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học; Xây dựng cơ chế thích hợp, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng; Những thành quả đạt được sau hơn nữa thế kỷ xây dựng, vận hành, và hoàn thiện hệ thống thủy lợi của Việt Nam: Về tưới tiêu: + Tính đến năm 2008, trên phạm vi cả nước, các hệ thống thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ đã đảm bảo tưới trực tiếp cho hơn 3,45 triệu héc-ta đất nông nghiệp, tiêu cho khoảng 1,4 triệu héc-ta, ngăn mặn cho gần 1 triệu héc-ta.v.v.Kết quả rõ nét nhất là đã góp phần tăng sản lượng lúa từ 16 triệu tấn (1986) lên 32,5 triệu tấn (2000), đưa Việt Nam từ một nước phải nhập lương thực trở thành nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). + Nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi lớn như: Hệ thống thuỷ nông Sông Chu, hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An, hệ thống thuỷ nông Đồng Cam, hệ thồng thuỷ nông Bắc Hưng Hải, Công trình thuỷ lợi Sông Sào, công trình thủy lợi Thạch Nham v.v…từ nhiều năm nay đã phát huy hiệu quả tốt, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Về đê điều – phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: + Đây là một lĩnh vực hoạt động của ngành Thủy lợi luôn được các cơ quan từ Trung ương đến địa phương và toàn dân quan tâm. + Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, nâng cao mức đảm bảo của các hệ thống đê sông, đê biển trước diễn biến phức tạp của thiên tai và biến đổi khí hậu gần trong thời gian gần đây. + Đến năm 2008, Việt Nam đã xây dựng mới và nâng cấp gần 10.000 km đê sông, đê biển, hơn 23.000 km bờ bao, hàng trăm km kè…. Nhờ vậy, hiện nay hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều với tần suất 10% khi gặp bão cấp 9; ở Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống bờ bao đã chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn để bảo vệ vụ lúa Hè-Thu và các điểm dân cư trong vùng kiểm soát lũ. Về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản: + Bên cạnh việc mở rộng diện tích tưới nước nhằm để đảm bảo nước ngọt quanh năm cho nhiều vùng rộng lớn ở cả đồng bằng, trung du, miền núi những nơi mà trước kia nguồn nước ngọt rất khó khăn, trước nhu cầu của đời sống, phát triển kinh tế…ngành Thuỷ lợi đã đầu tư, chú trọng đến việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. + Hiện nay, ở nông thôn trên 70% số hộ đã được cấp nước hợp vệ sinh. Đối với đô thị và khu công nghiệp, đã tham gia tạo nguồn cấp nước và tiêu thoát nước có hiệu quả cho nhiều đô thị, khu công nghiệp lớn. + Ngoài việc cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, ngành Thuỷ lợi đã đóng góp rất lớn, đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản trong nước và tạo điều kiện mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt, nước lợ lên hơn 650. 000 héc-ta. Về tham gia phát triển thuỷ điện: Cùng với ngành điện, trong nhiều năm qua, ngành Thuỷ lợi đã tham gia tích cực vào việc quy hoạch trị thuỷ, khai thác các hệ thống sông trên phạm vi cả nước, đặc biệt là hệ thống sông Đà, sông Hồng và các sông lớn ở miền Trung và Tây Nguyên để khai thác thủy điện. Theo báo cáo “Thủy lợi Việt Nam trên đường phát triển” của GS.TS. Đào Xuân Học – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT thì: Hội Thuỷ lợi Việt Nam, Hội đập lớn và các chuyên gia trong ngành về phát triển thuỷ điện đã có nhiều đề xuất, đóng góp tích cực trong phát triển thủy lợi, thủy điện và đã được Nhà nước Việt Nam đánh giá cao. Đó là những cơ sở giúp cho ngành điện Việt Nam trong việc quy hoạch và xây dựng các công trình thuỷ điện có hiệu quả, ví dụ như công trình thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Tuyên Quang, Cửa Đạt v.v. Mặc dù các công trình thủy lợi, thủy điện đã và đang mang lại những lợi ích về nhiều mặt, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và các địa phương, nhưng đồng thời những công trình này cũng tồn tại những vấn đề đáng lo ngại nhất định. 1.3. Những tác động chung do các công trình thủy điện, thủy lợi mang lại 1.3.1 Những lợi ích chung Những lợi ích của các công trình thủy điện, thủy lợi bap gồm: - Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. - Các nhà máy thuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thuỷ điện đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. - Chi phí nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường. - Đây là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Năng lượng thủy điện không đốt nhiên liệu hóa thạch nên không sinh ra các chất gây ô nhiễm đất, nước, không khí. - Các nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm (điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn hàng ngày) để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày. Việc vận hành cách nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm cải thiện hệ số tải điện của hệ thống phát điện. - Việc xây dựng đập, đập thủy điện sẽ tích trữ một lượng nước rất lớn, vị trí thường trên cao về phía thượng nguồn các con sông, các dãy núi nên rất thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp phát triển. - Những hồ chứa được xây dựng cùng với các nhà máy thuỷ điện thường là những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thể thao nước, và trở thành điểm thu hút khách du lịch. Các đập đa chức năng được xây dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có thể xây thêm một nhà máy thuỷ điện với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu ích trong việc điều hành đập. 1.3.2. Những tác động tiêu cực Những tác động tiêu cực do thủy điện, thủy lợi gây ra: - Trên thực tế, việc sử dụng nước của thủy điện để phục vụ nông nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bởi vì yêu cầu tưới tiêu có thể xảy ra không trùng với thời điểm yêu cầu điện lên mức cao nhất. Nghĩa là, khi nhu cầu điện lên cao thì sẽ xả nước nhiều và có thể thời điểm ấy nông nghiệp chưa cần nước, nhưng thời điểm khác nông nghiệp cần nước thì lại không có nước. - Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng điện. Nếu yêu cầu về mức nước bổ sung tối thiểu không đủ, có thể gây ra giảm hiệu suất và việc lắp đặt một turbine nhỏ cho dòng chảy đó là không kinh tế. - Một vấn đề môi trường rất đáng lo ngại đó là các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Ví dụ như, các nghiên cứu đã cho thấy rằng các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Bắc Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược dòng của cá hồi để đẻ trứng, thậm chí ngay khi đa số các đập đó đã lắp đặt thang lên cho cá. Cá hồi non cũng bị ngăn cản khi chúng bơi ra biển bởi vì chúng phải chui qua các turbine. Điều này dẫn tới việc một số vùng phải chuyển cá hồi con xuôi dòng ở một số khoảng thời gian trong năm. - Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới. + Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. + Thứ hai, vì các turbine thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy. + Cuối cùng, nước chảy ra từ turbine lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập, điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. - Các hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh ra một lượng lớn khí methane và carbon dioxide. Điều này có thể xảy ra bởi vì các xác thực vật mới bị lũ quét và các vùng lũ bị chìm trong nước, mục nát trong một môi trường kỵ khí và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane sẽ được giải phóng vào khí quyển khi xả nước được từ đập để làm quay turbine. - Một cái hại nữa của các đập thuỷ điện là việc tái định cư nhân dân. Tất cả nhà cửa, ruộng nương,làng xóm đều chìm sâu trở dưới lòng hồ. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Đó là sự gắn bó của họ về cuộc sống mưu sinh, về văn hóa, thuần phong mỹ tục … vì chúng vừa mang giá trị tinh thần lẫn vật chất đối với họ. Ngoài ra, về mặt lịch sử và văn hoá các địa điểm quan trọng có thể bị biến mất. - Trong một số trường hợp, toàn bộ dòng sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn, hoặc gây xóa lở hai bên bờ sông. Ở Việt Nam có thể thấy rõ qua hiện trạng sông Hồng. Những năm trước đây, hai bên bờ sông Hồng luân phiên bên bồi bên lở. Từ khi có công trình thủy điện ở thượng nguồn thì bên nào bồi thì bồi mãi, bên lở thì càng lở. - Những người tới giải trí tại các hồ chứa nước hay vùng xả nước của nhà máy thuỷ điện có nguy cơ gặp nguy hiểm do sự thay đổi mực nước, và cần thận trọng với hoạt động xả nước và điều khiển đập tràn của nhà máy. - Việc xây đập tại vị trí địa lý không hợp lý có thể gây ra những thảm hoạ như sạt lở, vỡ đập. - Việc xây dựng công trình thủy điện có thể gây mất đất, mất rừng trên diện rộng do lòng hồ ngập nước. Các công trình đập thủy điện, thủy lợi đều có những tác động tích cực riêng, đồng thời cũng tồn tại những tác động tiêu cực nhất định. Việc có nên xây dựng công trình đập thủy điện, thủy lợi phụ thuộc nhiều vào điều kiện và bối cảnh kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, do đó phải dựa vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà quyết định xây dựng như thế nào cho hợp lý. Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định phải tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo bước chuyển về chất, về nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hàng hóa bền vững. CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN 2.1. Điều kiện tự nhiên vùng dự án 2.1.1. Đặc điểm địa hình - Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, có tổng chiều dài là 135km. Cao trình đáy sông dốc dần từ cao độ +3,50m xuống cao độ -2,0m tại cửa sông. Từ Thạch Nham ra cửa sông ở Cổ Lũy – Mỹ Khê dài 42,35km, sông có 5 đoạn uốn khúc lớn, trong đó, 3 đoạn bị xóa lở và bồi lắng diễn biến phức tạp. Đặc diểm địa hình lưu vực sông gồm đồi núi và đồng bằng xen kẹp nhau; diện tích lưu vực tính đến Cổ Lũy là 3240 km2, độ rộng bình quân lưu vực là 26,3km, độ dài lưu vực là 123km, độ dốc trung bình lưu vực là 18,5%, độ dốc lòng sông Js = 0,83%(. - Đặc điểm dịa hình của thành phố Quảng Ngãi khá bằng phẳng, cao độ mặt đất biến đổi từ +5,0m đến +7,0m, cao độ lòng sông đoạn qua thành phố Quảng Ngãi biến đổi từ +2,0m đến +1,0m; đặc biệt là vùng phía đông đường quốc lộ IA và phía Nam sông Trà, tương đối thấp ( từ +3,2m đến +4,0m ). Do vậy, để tránh bị ngập lụt do nước sông Trà dâng cao về mùa lũ, Thành phố đã xây dựng hệ thống đê bao dọc bờ sông. 2.1.2. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng - Địa chất cùng dự án có các trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc bồi sông, cửa sông và đầm lầy ven biển. Thành phần chủ yếu của các loại đất là cát, cát pha đến sét pha kết cấumeefm rờI, chiều dày thường có biến đổi do từng thời kỳ hoạt động của dòng sông. - Tổng diện tích đất tự nhiên vùng dự án là 3.635ha, đã được đưa vào sử dụng 3.087ha chiếm 89,4%. Diện tích tự nhiên còn đến 548ha, trong đó đất bãi bồi ven sông Trà Khúc là 260ha đang được cải tạo để đưa vào sử dụng. Mặc dù diện tích đất không rộng nhưng đất đai của thành phố rất phong phú, bao gồm 10 loại đất sau: + Cồn cát: 117,5ha. + Đất cát biển:74,9ha. + Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích khoảng 337,8ha. + Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích khoảng 1.256ha. + Đất phù sa Glay (Pg): Diện tích khoảng 832ha. + Đất phù sa ngòi suối (Pv): Diện tích khoảng 28,56ha. + Đất phù sa co tầng loang lỗ đỏ vàng (PF): Diện tích khoảng 800ha. + Đất bạc màu trên đá Mácma acid (Ba): Diện tích khoảng 530ha. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1): Diện tích khoảng 53ha. + Đất đỏ vàng trên đá Mácma acid (Fa): Diện tích khoảng 56ha. - Hiện trạng môi trường đất: hầu hết đất có tính thấm ước tốt, bốc hơi nhanh, khả năng chống hạn kém; đất phù sa thuộc bãi bồi ven sông Trà có hàm lượng dinh dưỡng cao. 2.1.3. Đặc điểm về khí hậu - Vùng dự án thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ hạ thấp; trong 3 tháng mùa lạnh thì tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 đạt 22( ( 23(C. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 6 ( 7(C. tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và nhiệt độ trung bình có thể đạt tớI 28 ( 29(C do có gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh. - Các thông số đo đạc được như sau: + Lượng mưa trung bình hàng năm: 1700 ( 2200 mm. + Bốc hơi bình quân nhiều năm ở khu vực vào khoảng: 800 ( 900 mm. + Độ ẩm trung bình nhiều năm đật khoảng 85%, độ ẩm thấp nhất 35%. + Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 25(C. 2.2. Cơ sở hạ tầng 2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên khoáng sản - Trên địa bàn thành phố không có các loại khoáng sản quý hiếm; hiện chỉ có cát, sạn trên sông Trà Khúc đang được khai thác để phục vụ nhu cầu xây dựng cho thành phố và một phần các huyện lân cận. - Trên lưu vực sông Trà đã phát hiện một số nguồn nước khoáng, nước nóng như nguồn Nghĩa Thuận huyện Tư Nghĩa, nguồn Đá đen thuộc xã Tịnh Giang huyện Sơn Tịnh, nguồn Phước Thọ huyện Sơn Tịnh, nguồn Xã Diệu huyện Sơn Hà,…có thể sử dụng để chữa bệnh, đóng chai và khai thác năng lượng nhiệt. b. Tài nguyên về du lịch - Thành phố Quảng Ngãi không có nhiều thắng cảnh để tham quan du lịch; những thắng cảnh hiện có là Núi Bút, di tích lịch sử Thiên Ấn và công viên Ba Tơ. - Mặc dù không có nhiều thắng cảnh đẹp nhưng thành phố lại là trung tâm giao dịch, nơi dừng chân của khách du lịch đến thăm các danh lam thắng cảnh và các chứng tích lịch sử trong tỉnh như: Mỹ Khê, Ba Tăng Giăng, Sơn Mỹ, Vạn Tường,… Nhận xét: ● Vùng Dự án là trung tâm kinh tế - chính trị của cả tỉnh; có nguồn lao động dồi dào (độ tuổi lao động chiếm 60,05%), mức sống của dân cư cao so với các huyện đồng bằng trong tỉnh. ● Là một đô thị có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ; cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, mật độ dân số có xu hướng tăng cao trong những năm tới (tốc độ tăng dân số cơ học năm 2006 là 0,86%), nền kinh tế của thành phố có nhiều nét thể hiện là một đô thị lớn. ● Là một thành phố không có nhiều tài nguyên khoáng sản và du lịch, không có nhiều cảnh quan đẹp, ngoại trừ một số mỏ nước khoáng nóng chưa được khai thác, trong khi đó môi trường ở một số vùng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải sinh hoạt và các chất thải công nghiệp. ● Cùng với sự gia tăng dân số, phát triển và mở rộng các khu công nghiệp thì nhu cầu phục vụ đời sống và kinh tế của thành phố sẽ tăng cao trong một vài năm tới. Nghĩa là sẽ phải tăng công suất khai thác nước, trong khi đó, nguồn nước ngầm ven sông Trà sẽ khó đáp ứng được nếu không được bổ cập. 2.2.2.Điều kiện về đường, điện, cấp nước a. Giao thông - Thành phố có đường quốc lộ 1A chạy qua, đường sắt Bắc – Nam và Ga Quảng Ngãi; cùng với nó là hệ thống giao thông đô thị phát triển mạnh, các tuyến đường mới được đầu tư xây dựng như tuyến đường tránh Đông, tránh Nam, tránh Bắc … - Đến năm 2007 diện tích giao thông đô thị là 70ha, bao gồm 110km đường các loại, mật độ đường 3,05km/km2. b. Điện Thành phố hiện đang sử dụng 02 nguồn điện: điện lưới quốc gia và nhà máy điện Diezel (công suất 12.500 kW). Lưới điện 110 kV thông qua trạm biến áp 110/35/10kV-1x25kVA Lưới điện 15 kV có tổng chiều dài 21km, 40 trạm biến áp 15/0,4kV với tổng dung lượng 13.000kVA. c. Cấp nước - Nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho thành phố được cấp thông qua Nhà máy cấp nước của thành phố, khai thác từ các giếng ngầm tại các giếng nông bãi bồi ven sông Trà Khúc; công suất khai thác đạt khoảng 5.000 đến 10.000 m3/ngày đêm đảm bảo được nhu cầu tối thiểu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tổng chiều dài đường ống cấp nước là 22.053m, bể điều hòa có dung tích 1000m3 đặt tại núi Thiên Bút. Về mùa kiệt, lượng nước khai thác bị hạn chế do mực nước sông Trà hạ thấp, không có đủ nguồn nước mặt để bổ cập. Lượng nước tiêu thụ bình quân tại thành phố mới chỉ đạt 67 lít/người/ngày đêm. - Ngoài hình thức cấp nước trên, một số nơi còn dùng nước ở các giếng đào. Lưu lượng khai thác ở các giếng khơi không nhiều, khoảng 0,5(1.0m3/ngày. Các giếng được làm ở rất gần với các nhà vệ sinh, chuồng trại…nên nước thường bị ô nhiểm sinh học. Tại thành phố Quảng Ngãi hiện có 3.556 giếng đào, trong đó số giếng đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoat là 2.062 chiếm 58% và số giếng không đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt chiếm 42%. - Hiện trạng cấp nước trong những năm gần đây không đáp ứng đầy đủ được nhu cầu dùng nước của người dân. Ngoài nguyên nhân do hệ thống đường ống chưa đủ, lượng nước thất thoát nhiều, thì đặt biệt vào mùa kiệt (khô) nguồn nước ngầm không đáp ứng được công suất thiết kế. 2.2.3. Thoát nước - Hệ thống thoát nước của hành phố Quảng Ngãi hiện nay là hệ thống cống chung giữa thoát nước sinh hoạt và nước mưa, tập trung vào hệ thống kênh dẫn và đổ ra sông Trà qua cống Bầu cả và Tam Thương. Toàn lượng nước thải của thành phố vào khoảng 12.000 – 13.000 m3/ngày đêm nhưng hệ thống thoát nước của thành phố chỉ mới xây dựng được 14km với một số tuyến đường trong nội thành có hệ thống thoát nước. Nhiều khu vực trong nội thị chủ yếu thoát nước sinh hoạt và nước mưa bằng phương pháp tự thấm hoặc chảy tràn trên mặt đường. - Nước thải công nghiệp: hầu hết nước thải của các xí nghiệp công nghiệp không qua xử lý mà thải thẳng ra cống hoặc ra sông Trà. Đặc biệt một số đơn vị xí nghiệp với lượng chất thải lớn và gây ô nhiểm nhiều cho môi trường như: Nhà máy đường, Xí nghiệp cồn rượu, Nhà máy đông lạnh, Bệnh viện Đa Khoa, khu công nghiệp Quảng Phú, khách sạn Sông Trà, khách sạn Mỹ Trà,…được xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung, không qua xử lý. - Mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng khi mà lượng dòng chảy cơ bản của sông Trà vào mùa kiệt, không đủ để hòa tan hay làm giảm nồng độ các chất độc hại trong nước, và theo thời gian nguồn nước ngầm ở những vùng ven sông Trà bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi. Đây là một thực tế bức xúc cần phải được giải quyết trong tương lai tới. - Lượng rác thải của thành phố tăng nhanh trong thời kỳ 1996 – 2001, bình quân khoảng 43 tấn/ngày; hiện chỉ thu gom được khoảng 65% lượng rác thải hàng ngày, số còn lai tồn tại trong vùng dân cư hoặc trong các kênh dẫn. Nhìn chung lượng rác thải còn tồn đọng khá lớn cùng với sự ô nhiễm do nước thải của xí nghiệp công nghiệp, làm cho một số vùng trong thành phố bị ô nhiễm nặng và đặt biệt là vào mùa nắng. 2.3. Hiện trạng về kinh tế - xã hội - môi trường của khu vực Dự án 2.3.1. Dân số - dân sinh - Dân số toàn thành phố Quảng Ngãi khoảng 126.553 người (số liệu năm 2007). Mật độ dân số của thành phố hiện cao nhất cả tỉnh và đang có xu hướng tăng nhanh, đạt 3.405 người/km2; mật độ dân số cao, tập trung chủ yếu ở các phường nội thị. - Thành phần chủ yếu là dân tộc Kinh với 125.922 người; dân tộc Hrê 424 người; Cor 118 người; dân tộc khác 89 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,001%. Số người trong độ tuổi lao động là 74.124 người (38.142 người là nữ). - Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh nên lực lượng lao động có khoa học, nghiệp vụ chuyên môn và công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động; dân số phi sản xuất nông nghiệp chiếm 63,73% so với tổng dân số.Có thể thống kê số hộ theo các nguồn thu nhập khác nhau như sau: + Số hộ có thu nhập chính từ nông, lâm nghiệp và thủy sản: 11.276 hộ + Số hộ có thu nhập chính từ các ngành công nghiệp, xây dựng:260 hộ + Số hộ có thu nhập chính từ các ngành dịch vụ: 1.976 hộ + Số hộ có thu nhập chính từ các nguồn khác:743 hộ - Mức sống của cư dân thành phố Quảng Ngãi cao so với mức bình quân chung của cả tỉnh. Thu nhập bình quân năm 2004 vào khoảng 5,02 triệu/khẩu. Số hộ kinh doanh các ngành như: Thương mại, vận tải, xây dựng cơ bản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có thu nhập cao nhất từ 5,1 đến 9,8 triệu đồng/khẩu/năm. 2.3.2. Cơ cấu kinh tế - Cơ cấu kinh tế thành phố Quảng Ngãi thờI kỳ 1996 – 2007 đã có những chuyển dịch đáng kể, theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế của thành phố đã có những nét thể hiện là nền kinh tế của đô thị lớn; tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ chiến tỷ trọng khá cao (17,5%). - Ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản: chiếm 58,35% trong tổng giá trị sản xuất vào năm 1996, đến năm 2007 tăng lên 59,5%. - Các ngành dịch vụ: chiếm 31,22% vào năm 1996, đến năm 2007 tăng lên 34,8% - Ngành nông lâm nghiệp: chiếm 10,43% vào năm 1996, đến năm 2007 giảm còn 5,7%. 2.3.3. Văn hóa, xã hội - Trong thời kỳ 1996 – 2007 nền kinh tế của thành phố phát triển với tốc độ nhanh; đi liền với sự phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội cũng có bước phát triển khá rõ nét; các cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực. - Hiện nay, công tác giáo dục trong thành phố đang phát triển mạnh, và luôn đi đầu trong cả tỉnh, đặt biệt là vấn đề xã hội hóa giáo dục, phổ cập tiểu học và xóa mù chữ. + Thành phố có 05 trường chuyên nghiệp là: Trường ĐH Phạm Văn Đồng, Trường ĐH Công nghiệp 4; Trường Cao đẳng sư phạm, Kinh tế kỹ thuật, và trung học y tế. + Tổng số trường trung học phổ thông là: 04 trường + Trung học cơ sở: 10 trường + Tiểu học cơ sở: 11 trường + Giáo dục mẫu giáo: 14 cơ sở + Trạm và trung tâm y tế: 10 trạm + Bệnh viện đa khoa: 01 - Các cơ sở văn hóa như Thư viện, Nhà văn hóa đang ngày càng được củng cố, đầu tư xây dựng. Công tác thể dục – thể thao ngày càng phát triển, nhiều cơ sở đã được đầu tư như: nhà luyện tập – thi đấu, bóng chuyền, quần vợt, …phục vụ tốt cho các tầng lớp nhân dân trong thành phố. - Hiện thành phố có 01 đài phát thanh truyền hình, 01 dài truyền thanh và 10 đài truyền thanh cơ sở. 2.3.4. Hiện trạng môi trường trong khu vực Dự án - Xem xét hiện trạng môi trường khu vực dự án là hết sức cần thiết, nó là cơ sở để đưa ra biện pháp công trình phù hợp, không làm tổn hại đến môi trường sinh thái trong khu vực, tác động tích cực – cải thiện môi trường – bảo đảm sự phát triển bền vững và lâu dài của vuàng dự án. - Sông Trà khúc là một thực thể cấu thành thành phố Quảng Ngãi. Cùng với sự phát triển của thành phố, các hoạt động kinh tế - xã hội của con người đang tác động đến môi trường trong vùng và đặc biệt là dòng sông Trà, làm thay đổi môi trường theo chiều hướng xấu. - Để xem xét nhu cầu cải thiện dòng sông Trà vào mùa kiệt, ta cần nghiên cứu hiện trạng dòng sông và mối tương tác với môi trường xung quanh vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, nếu mở rộng là đến tháng 9. - Vào mùa này, nước sông Trà Khúc cạn trơ đáy. Mỗi ai qua cầu Trà khúc đều cảm nhận được hơi nóng bốc lên từ mặt sông với toàn là cát, cuội, sỏi. - Bên cạnh hơi nóng, sông còn bốc “mùi”, do nước sông bị ô nhiễm với nồng độ cao (thiếu nước pha loãng). Mật độ dân cư tăng cao do khu đô thị mới hình thành ngay bên bờ sông Trà với diện tích dự kiến khoảng 70 ha là nơi tập trung nước thải, các hoạt động sinh hoạt của con người sẽ trực tiếp đổ ra sông Trà Khúc (qua hệ thống cống Bầu Cả, Tam Thương,…). Về mùa kiệt sẽ càng làm ô nhiễm chất lượng nước sông Trà do không có lượng nước để pha loãng. - Hơn nữa, toàn bộ lượng nước của các khách sạn lớn như khách sạn Mỹ Trà, khách sạn Sông Trà cũng đổ trực tiếp vào sông Trà không qua xử lý. - Khu công nghiệp Quảng Phú bao gồm cả nhà máy đường Quảng Ngãi hiện có với công suất 2.000 tấn mía/ngày sẽ được mở rộng quy mô lên 4.500 tấn/ngày. Cùng với việc mở rộng nhà máy, sẽ xây dựng nhà máy rượu và cồn công nghiệp, nâng cấp và mở rộng nhà máy bánh kẹo, nâng công suất nhà máy bia từ 10 triệu lít/năm lên 20 triệu lít/năm sẽ cho ra một lượng nước thải và chất thải rắn không được qua xử lý đổ trực tiếp vào sông Trà Khúc. - Mực nước ngầm vùng ven sông Trà có quan hệ mật thiết với mực nước sông, về mùa lũ lưu lượng dòng chảy cơ bản lớn, mực nước ngầm dâng cao, về mùa kiệt, dòng chảy cơ bản rất nhỏ (phụ thuộc vào sự điều tiết của Đập Thạch Nham) dẫn đến mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn cho cấp nước sinh hoạt của thành phố( Báo cáo địa chất – Viện thủy lợi). - Mặt khác, mức độ ô nhiễm sẽ ngày càng gia tăng khi mà lượng dòng chảy cơ bản của sông Trà thấp về mùa kiệt, không đủ để hòa tan hay làm giảm nồng độ chất độc hại trong sông; trong khi đó tầng nước ngầm nằm gần mặt đất, khả năng tự bảo vệ rất kém, vì thế rất dể bị ô nhiễm. - Nhìn về tương lai thì sông Trà Khúc sẽ không chịu được một lượng chất thải lớn như vậy đặt biệt về mùa kiệt khi mà mực nước sông Trà xuống thấp, chỉ còn lại vài lạch nước nhỏ. - Ô nhiễm đoạn sông Trà qua thành phố là điều không thể tránh khỏi nếu chúng ta không có biện pháp công trình để can thiệp như xây dựng đập dâng để nâng cao mực nước của sông Trà trong mùa kiệt. Đồng thời phải kết hợp với việc ngăn cấm không cho lượng nước thải của một số nhà máy, khách sạn, khu công nghiệp xả thẳng vào sông Trà mà chưa qua xử lý. - Hậu quả là nguồn nước ngầm bị ô nhiễm khi khai thác nước sinh hoạt tại thành phố, người dân thành phố phải gánh chịu sự ô nhiễm mà nhiều nhất là dân cư khu đô thị mới. - Theo quy hoạch của UBND tỉnh Quảng Ngãi,sau tuyến đê bao Thành phố nằm giữa cầu Trường Xuân và cầu Trà Khúc là một khu phố mới. Khu phố này đã và đang được xây dựng trên diện tích dự kiến 70 ha, gồm nhà ở của dân, nhà ở của cán bộ công nhân viên các khu công nghiệp và các trụ sở cơ quan….và ven bờ là công viên cây xanh. Dự kiến năm 2010 sẽ lấy diện tích huyện Sơn Tịnh (phía Bắc sông Trà) vào khu vực nội thị. - Bên cạnh đó, khu công nghiệp Dung Quất bao gồm nhà máy lọc dầu, nhà máy luyện cán thép, các cơ sở công nghiệp nhẹ,…, đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Đây cũng là nhân tố quan trọng tập trung dân về Thành phố, tăng mật độ dân cư, tăng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, tăng cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, các ngành dịch vụ sẽ phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là nhu cầu vui chơi, giải trí tăng cao, cảnh quan đô thị cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa. - Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ và môi trường của UBND tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ việc tập trung công tác điều tra cơ bản trên địa bàn Thành phố đặt biệt là việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm, xử lý các chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt để tạo ra đô thị xanh, sạch, đẹp. Như vậy, cần phải có giải pháp công trình để dâng nước, điều tiết dòng chảy, tăng lưu lượng về mùa kiệt cho đoạn sông qua Thành phố. Lượng nước được giữ lại trên đoạn sông sẽ bổ cập cho nguồn nước ngầm vùng ven sông Trà, đảm bảo cho việc nâng công suất khai thác nước ngầm, đáp ứng nhu cầu dùng nước trong những năm tới của Thành phố; duy trì được hệ sinh thái, cải thiên môi trường của đoạn sông. 2.4. Mô tả tóm tắt Dự án 2.4.1.Tên dự án, chủ đầu tư. - Tên dự án: Dự án đập dâng hạ lưu sông Trà khúc. - Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi. 2.4.2. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện lập điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư xây dựng vào quý ІV – 2008 và quý I – 2009. Thực hiện xây lắp Dự án bắt đầu từ 2010 – 2011. 2.4.3. Vị trí dự án - Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc được dự kiến xây dựng trên đoạn hạ lưu sông Trà Khúc thuộc thành phố Quảng ngãi – tỉnh Quảng Ngãi. Vị trí địa lý vào khoảng: + 108(41’ kinh độ Đông. + 15(5’35” vĩ độ Bắc. - Vị trí công trình thuộc vùng hạ du sông Trà Khúc, cách cầu Trà Khúc khoảng 1100m về hạ kưu, và cách biển Cổ Lũy khoảng 15km. - Vị trí hành chính của thành phố: + Phía Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; + Phía Nam, phía Tây và phía Đông giáp huyện Tư Nghĩa; + Phía Tây Nam giáp thành phố Quảng Ngãi;  Hình 2.1. Vị trí Dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc 2.4.4. Các thông số chung của Dự án 2.4.4.1. Các thông số chung a. Cấp công trình: cấp V b. Quy mô công trình Phương án chọn tuyến I, cao trình dâng nước +4,2 (hệ cao độ Thạch Nham). c. Đập dâng - Chia đập thành 03 đoạn, bao gồm: đoạn 1,2-đập tràn ngưỡng thực dụng, đoạn 3 có kết cấu dạng cống hở (đập cao su); - Lưu lượng thiết kế (P=10%): Đoạn 1 và đoạn 2 có tổng chiều rộng tràn nước B1,2= 822 m; Đoạn 3: bề rộng B3 = 300 m; Tổng lưu lượng tiêu là Q = 1068,1 m3/s - Kết cấu đoạn 1,2: + Cao trình ngưỡng tràn; +4,2 + Tràn có kết cấu dạng hộp,trong lõi cát, bọc BTCT M200 dày 20cm, dài 5m. + Sân trước bằng rọ đá, thép bọc PVC, dài 10m; dày 0,5m. + Sân sau bể bằng rọ đá, thép bọc PVC, dài 15m; dày 0,5m. - Kết cấu đoạn 3: + Bề rộng khoang x số khoang: 100m x 3; Cao trình dâng nước +4,2. + Cao trình ngưỡng cống: +1,7. + Bản đáy bằng BTCT M200, dài 10m, dày 0,8m. + Cao trình đỉnh trụ pin: +5,2; dày 120cm. + Sân trước bằng BTCT M200, dài 12m, dày 0,46m. + Bể tiêu năng, BTCT: dài 10m, sâu 0,8m. + Lòng dẫn: Thượng lưu rọ đá PVC dài 15m; Sân sau bể bằng rọ đá PVC, dài 60m, dày 50cm. + Túi đập vật liệu cao su (Z75): Cao trình đỉnh đập +4,2 - Xử lý thấm qua nền cống: + Đóng 02 hàng cừ chống thấm cho đoạn 3, vật liệu cừ thép loại Lassen NK-SPII nhập từ Hàn Quốc; Cừ được chống rỉ bằng Protector; KT hàng 1: 1,2x40x430cm; KT hàng 2: 1,2x40x730cm. + Trước sân thượng lưu bố trí thêm chiều dai10m vải chống thấm cho toàn chiều rộng đoạn 3. - Kè hai bờ gia cố thuộc phạm vi công trình: + Bờ trái: Chiều dài L = 450m, trong đó thượng lưu 300m và hạ lưu150m tính từ tim tuyến công trình. Kết cấu mái bằng đá xây dày 40cm, chân rọ đá, bờ bê tông tấm lát dày 10cm. + Bờ phải: Phạm vi bảo vệ 430m, trong đó thượng lưu 230m và hạ lưu 200m tính từ tim tuyến công trình. Kết cấu mái đá xây 30cm, chân ống buy kết hợp rọ đá, bờ kè bê tông tấm lát dày 10cm. - Trạm bơm nước túi đập: đóng mở cửa (tháo xẹp hoặc bơm căng túi đập) bằng hệ thống bơm nước đặt ở bờ phải đập cho đoạn 3; Quy mô trạm bơm gồm: + Bố trí 04 máy bơm loại LT 270-12 (bao gồm cả máy bơm dự phòng) + 02 máy bơm chân không loại BCK29-510. d. Âu thuyền Âu thuyền được bố trí bên bờ trái, các thông số kỹ thuật của âu như sau: - Tải trọng tầu thiết kế: 20T - Bề rộng buồng âu: 6m; tổng chiều dài âu: 28m; cao trình đáy âu +1,2; - Cửa van hai đầu âu là cửa tự động cánh cửa bằng thép, bọc composite chống rỉ dày 3mm. Hệ thống đóng mở bằng xi lanh thủy lực. - Phương thức cấp nước: cấp nước đầu âu bằng cửa van net (KT: 50x60cm), đóng mở bằng máy vít Vo tay quay. e. Nhà quản lý Nhà quản lý được đặt tại vị trí bờ phải của đập, cao trình sàn nhà +7,0m trên mặt bằng 80 m2. Nhà cấp 2 có kết cấu dạng khung chịu lực, 02 tầng, mái bằng. f. Đường quản lý - Bờ trái: đường dẫn vào công trình có tổng chiều dài 525m; trong đó đoạn tại công trình dài 175m có kết cấu mặt đường 5m, kết cấu bê tông M200 dày 20cm, mái xếp đá lát khan dày 20cm; đoạn còn lại dài 350 đắp đất với mặt đường rộng 5m. Cao trình mặt đường +6,5. - Bờ phải: dài 61,0m, rộng 11,0m, kết cấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá những tác động đến môi trường của dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, thành phố Quảng ngãi – tỉnh Quảng Ngãi.doc