Đánh giá sản xuất sạch hơn ngành bột đá

Trong khuôn khổ hoạt động của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), Công ty CP Sản xuất-Thương mại Hữu Nghị được lựa chọn làm điểm trình diễn hiệu quả việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại Phú Thọ trong năm 2009. Đây cũng là doanh nghiệp được lựa chọn để chuyển giao kỹ năng tư vấn cho các học viên thuộc chương trình đào tạo Kỹ năng Tư vấn Sản xuất sạch hơn của CPI. Công ty CP Sản xuất Thương mại Hữu nghị có 2 nhà máy sản xuất que hàn và bột canxit. Việc thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn (và chương trình đào tạo) được triển khai tại nhà máy bột canxit. Báo cáo này tổng hợp các kết quả đã đạt được từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 trong khuôn khổ triển khai chương trình đánh giá sản xuất sạch hơn tại Công ty. Trong giai đoạn 1, nhà máy đã đầu tư 260 triệu để thực hiện 36/45 giải pháp sản xuất sạch hơn có chi phí thấp hoặc không tốn chi phí. Kết quả việc thực hiện này đã đem lại tiết kiệm hàng năm 1,05 tỷ đồng thông qua giảm tiêu hao tiêu thụ đá 1%, điện 1%, nước 16%, axit tráng phủ 24%, bao rách 25 kg 14% và bao rách 500 kg là 4%. Về môi trường, hoạt động sản xuất sạch hơn hỗ trợ cắt giảm hàng năm 380 tấn chất thải rắn, và 1600 m3 nước, đồng thời xây dựng được hệ thống quản lý số liệu và môi trường để tiếp tục theo dõi. Nhà máy sản xuất bột canxit có thể thu được tiết kiệm về kinh tế và môi trường lớn hơn nếu như có các biện pháp đầu tư công nghệ. Ba phương án đầu tư cho 6 giải pháp chưa được thực hiện đang được xem xét với tổng kinh phí dự kiến 9,7 tỷ. Dự kiến các giải pháp này sẽ mang lại lợi ích hàng năm 1,1 tỷ, giảm 30% tài nguyên đá tiêu thụ, cải thiện môi trường làm việc, giảm tỷ lệ bệnh nghề nghiệp.

doc73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4947 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá sản xuất sạch hơn ngành bột đá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo đánh giá Sản xuất sạch hơn Công ty CP Sản xuất Thương mại Hữu Nghị Nhà máy Bột Canxit Biên soạn Công ty CP Tư vấn EPRO www.eprovn.com Tháng 3 năm 2010 Mục lục Báo cáo Sản xuất sạch hơn tại Nhà máy Bột canxit thuộc Công ty CP Sản xuất-Thương mại Hữu Nghị gồm các phần sau: Mục lục 2 Danh mục các hình 4 Danh mục các bảng 5 1 Giới thiệu 6 1.1 Chương trình sản xuất sạch hơn 6 1.2 Công ty CP Sản xuất-Thương mại Hữu nghị 7 1.3 Nhà máy bột canxit 8 1.4 Tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất sạch hơn 9 2 Quá trình sản xuất 11 2.1 Quy trình công nghệ 11 2.2 Hiện trạng sản xuất 15 2.3 Hiện trạng môi trường 17 3 Đánh giá sản xuất sạch hơn 21 3.1 Cân bằng vật liệu 21 3.2 Chi phí mất theo dòng thải 28 3.3 Nhận xét 32 4 Áp dụng các cơ hội Sản xuất sạch hơn 33 4.1 Các cơ hội Sản xuất sạch hơn được đề xuất và tiến độ thực hiện 33 4.2 Các giải pháp đã thực hiện 39 4.3 Kế hoạch triển khai các giải pháp tiếp theo 41 4.4 Kết quả thực hiện 41 5 Nghiên cứu khả thi 46 5.1 Xây dựng khu chứa nguyên liệu có mái che (giải pháp 1.2.1, 2.1.1) 46 5.2 Lắp đặt hệ thống hút bụi (giải pháp 9.1.1 và 5.1.3) 49 5.3 Lắp đặt hệ thống đóng bao tự động có phân cách khu vực đóng bao với khu vực sản xuất (giải pháp 7.2.1,7.2.1) 54 5.4 Tổng hợp các giải pháp cần đầu tư lớn 59 6 Hệ thống quản lý môi trường 61 6.1 Chính sách môi trường 61 6.2 Các khía cạnh môi trường chính cần quan tâm 61 6.3 Mục tiêu môi trường 61 6.4 Chương trình quản lý môi trường 61 6.5 Báo cáo và đánh giá thực hiện 62 7 Duy trì sản xuất sạch hơn 63 8 Phụ lục 64 8.1 Danh mục thiết bị 64 8.2 Một số hình ảnh cải tiến 65 8.3 Số liệu sản xuất 66 Danh mục các hình Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột đá 12 Hình 2. Kết quả khám sức khỏe tháng 10 năm 2008 19 Hình 3. Cân bằng vật liệu đối với sản phẩm không tráng phủ 24 Hình 4. Cân bằng vật liệu đối với sản phẩm có tráng phủ 25 Hình 5. Phân bổ tổn thất nguyên liệu theo các công đoạn sản xuất 27 Hình 6. Mất mát theo dòng thải đối với bột không tráng phủ (A3) 29 Hình 7. Mất mát theo dòng thải đối với bột tráng phủ (A3) 30 Hình 8. Phân bổ chi phí mất theo dòng thải 31 Hình 9. Phân loại các cơ hội sản xuất sạch hơn 33 Hình 10. Biến đổi về nguyên liệu tiêu thụ 42 Hình 11. Biến đổi về phát thải môi trường 43 Hình 12. Sơ đồ đầu hút hệ thống hút bụi trung tâm 50 Hình 13. Kịch bản thời gian thu hồi vốn máy đóng bao theo thị trường 58 Danh mục các bảng Bảng 1. Lịch sử thành lập và phát triển của Công ty 7 Bảng 2. Thông tin liên hệ 8 Bảng 3. Danh sách các thành viên đội sản xuất sạch hơn 9 Bảng 4. Hoạt động chính giữa chuyên gia tư vấn và doanh nghiệp 9 Bảng 5. Số liệu sản xuất tại nhà máy bột canxit 15 Bảng 6. Sản lượng tháng 7 16 Bảng 7. Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu 17 Bảng 8. Các vấn đề môi trường cần cải tiến 18 Bảng 9. Bảng quy đổi hệ số sử dụng điện 21 Bảng 10. Các tổn thất trong quá trình sản xuất được xác định 22 Bảng 11. Tổng hợp thứ tự ưu tiên giảm thiểu tổn thất 32 Bảng 12. Đề xuất cải tiến áp dụng Sản xuất sạch hơn 34 Bảng 13. Các giải pháp SXSH đã được thực hiện 39 Bảng 14. Kế hoạch tiếp tục thực hiện các giải pháp SXSH 41 Bảng 15. Lợi ích kinh tế và kỹ thuật của chương trình 44 Bảng 16. Lợi ích môi trường của chương trình sản xuất sạch hơn 44 Bảng 17. Dự trù chi phí giải pháp lắp mái che xử lý nguyên liệu 48 Bảng 18. Ước tính lợi ích của giải pháp lắp mái che xử lý nguyên liệu 48 Bảng 19. Chi phí đầu tư hệ thống thu hồi bụi bột đá 52 Bảng 20. Chi phí vận hành hệ thống hút và xử lý bụi 53 Bảng 21. Lợi ích dự kiến của việc lắp đặt hệ thống thu hồi và hút bụi 53 Bảng 22. Ước tính chi phí vận hành cho máy đóng bao tự động 57 Bảng 23. Ước tính lợi ích của máy đóng bao tự động 57 Bảng 24. Tổng hợp các giải pháp cần đầu tư lớn 60 Bảng 25. Chương trình quản lý môi trường 61 Bảng 26. Kế hoạch duy trì sản xuất sạch hơn 63 Bảng 27. Số liệu sản xuất 66 Giới thiệu Chương trình sản xuất sạch hơn Trong khuôn khổ hoạt động của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), Công ty CP Sản xuất-Thương mại Hữu Nghị được lựa chọn làm điểm trình diễn hiệu quả việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại Phú Thọ trong năm 2009. Đây cũng là doanh nghiệp được lựa chọn để chuyển giao kỹ năng tư vấn cho các học viên thuộc chương trình đào tạo Kỹ năng Tư vấn Sản xuất sạch hơn của CPI. Công ty CP Sản xuất Thương mại Hữu nghị có 2 nhà máy sản xuất que hàn và bột canxit. Việc thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn (và chương trình đào tạo) được triển khai tại nhà máy bột canxit. Báo cáo này tổng hợp các kết quả đã đạt được từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 trong khuôn khổ triển khai chương trình đánh giá sản xuất sạch hơn tại Công ty. Trong giai đoạn 1, nhà máy đã đầu tư 260 triệu để thực hiện 36/45 giải pháp sản xuất sạch hơn có chi phí thấp hoặc không tốn chi phí. Kết quả việc thực hiện này đã đem lại tiết kiệm hàng năm 1,05 tỷ đồng thông qua giảm tiêu hao tiêu thụ đá 1%, điện 1%, nước 16%, axit tráng phủ 24%, bao rách 25 kg 14% và bao rách 500 kg là 4%. Về môi trường, hoạt động sản xuất sạch hơn hỗ trợ cắt giảm hàng năm 380 tấn chất thải rắn, và 1600 m3 nước, đồng thời xây dựng được hệ thống quản lý số liệu và môi trường để tiếp tục theo dõi. Nhà máy sản xuất bột canxit có thể thu được tiết kiệm về kinh tế và môi trường lớn hơn nếu như có các biện pháp đầu tư công nghệ. Ba phương án đầu tư cho 6 giải pháp chưa được thực hiện đang được xem xét với tổng kinh phí dự kiến 9,7 tỷ. Dự kiến các giải pháp này sẽ mang lại lợi ích hàng năm 1,1 tỷ, giảm 30% tài nguyên đá tiêu thụ, cải thiện môi trường làm việc, giảm tỷ lệ bệnh nghề nghiệp. Việc triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy bột đá Hữu nghị có giá trị trình diễn kỹ thuật cao do có thể áp dụng nhân rộng cho khoảng 20 doanh nghiệp trên toàn quốc, tập trung ở phía Bắc (Công ty cổ phần Mông Sơn - Yên bái,Công ty cổ phần xi măng Yên bình - Yên Bái, Công ty Liên doanh Thái lan PanPu - Yên Bái, Công ty Minh Đức - Hải Phòng, Công ty Tràng Kênh - Hải Phòng... ), miền Trung có khoảng gần 15 Công ty chế biến bột CaCO3 siêu mịn tại Nghệ An, miền Nam (Nhà máy Surint Omya Việt Nam Thuộc tập đoàn Omya Thuỵ sĩ). Việc chọn lựa một doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến như Nhà máy bột Can xit của Công ty Hữu nghị là điểm trình diễn kỹ thuật minh chứng rằng việc áp dụng sản xuất sạch hơn có thể mang lại lợi ích về kinh tế và môi trường cho doanh nghiệp công nghiệp Việt nam, không phụ thuộc vào công nghệ hiện có. Công ty CP Sản xuất-Thương mại Hữu nghị Công ty CP Muối và Thương mại Nghệ an là một doanh nghiệp đóng tại tỉnh Nghệ An, có lịch sử phát triển với quy mô và mặt hàng sản xuất như sau: Bảng 1. Lịch sử thành lập và phát triển của Công ty 1955: Công ty được thành lập và mang tên Công ty muối Nghệ Tĩnh, là doanh nghiệp công ích thuộc Tổng Công ty Muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 1991: Chuyển đổi tên và quy mô từ Xưởng cơ khí thành Xí nghiệp Cơ khí và lắp máy xây dựng thuộc Sở Xây dựng Vĩnh Phú 1992: Chuyển sở hữu từ Sở Xây dựng sang Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ) 1993: Chuyển tên và quy mô từ Xí nghiệp Cơ khí và lắp máy xây dựng thành Công ty Xây lắp và Cơ khí 1995: Liên kết hữu nghị với Nhà máy Que hàn Nam Ninh (Trung Quốc) đầu tư dây chuyền sản xuất que hàn. Sản phẩm chủ đạo là que hàn điện nhãn hiệu FS, cung cấp cho thị trường trong nước 1997: Chuyển tên và quy mô sản xuất từ Công ty Xây lắp và Cơ khí thành Công ty Que hàn Hữu Nghị và Xây lắp Cơ khí. 2001: Lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bột canxit siêu mịn (bột đá CaCO3), công suất 12.000 tấn/năm kèm theo dây chuyền bột có tráng phủ axit stearic công suất 10.000 tấn/năm. 2005: Cổ phần hóa, chuyển Công ty Que hàn Hữu Nghị và Xây lắp Cơ khí thành Công ty CP Sản xuất – Thương mại Hữu nghị. 2007: Đầu tư thêm dây chuyền dây chuyền sản xuất bột canxit siêu mịn (bột đá CaCO3), công suất 20.000 tấn/năm kèm theo dây chuyền bột có tráng phủ axit stearic công suất 15.000 tấn/năm.   Công ty đã đạt và hiện đang duy trì chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001 từ năm 2004. Công ty có 251 cán bộ công nhân viên, gồm 62 nhân viên nữ, với tổng doanh thu năm 2008 là 92 tỷ đồng, lợi nhuận năm của công ty là 1,8 tỷ đồng (cân đối thua lỗ tại nhà máy que hàn và lợi nhuận tại nhà máy bột canxit). Công ty hiện đang sản xuất 2 loại mặt hàng chính tại Phú Thọ: Nhà máy sản xuất que hàn: Sản xuất Que hàn Hữu Nghị nhãn hiệu FS, sử dụng trong hàn tàu biển và các công trình xây dựng. Sản lượng bình quân 3,000 tấn/năm, cung cấp cho thị trường trong nước. Nhà máy được đặt tại thành phố Việt Trì. Nhà máy bột canxit: Sản xuất bột đá siêu mịn loại không tráng phủ và tráng phủ stearic. Nhà máy được đặt trong khu công nghiệp Thụy vân. Bảng 2. Thông tin liên hệ Ông Vũ Hùng Sơn Giám đốc Công ty CP Sản xuất Thương mại Hữu nghị (H.N., JSC) Đường 20/7, khu 6B, phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, Phú Thọ Điện thoại: 0210 3858 031, fax: 0210 3848 743 Email: huunghi@huunghijsc.com Với đặc trưng sản phẩm là bột siêu mịn tại nhà máy bột canxit, bụi phát sinh trong quá trình sản xuất vừa làm tổn thất sản phẩm, vừa làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của công nhân. Bên cạnh đó, việc tuyển đá trước khi sản xuất do bám bụi từ nhà máy xi măng vừa tạo ra nước thải, vừa làm lãng phí nguyên liệu cũng là một trong những lý do khiến công ty quan tâm tập trung triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại Nhà máy Bột canxit. Báo cáo này sẽ chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất và các tiềm năng áp dụng tại nhà máy này. Nhà máy bột canxit Được thành lập năm 2001, nhà máy bột canxit được đặt tại trên diện tích 10500m2 tại khu công nghiệp Thụy vân, phía Tây và Bắc tiếp giáp với Công ty Xi măng Hữu nghị, phía Đông và Nam giáp đường đi. Khu vực sản xuất có mái che. Khu vực tập kết nguyên liệu và một phần sản phẩm đặt ngoài trời. Bụi phát sinh không được thu hồi triệt để của nhà máy bay sang công ty xi măng Hữu Nghị và ngược lại, bụi xi măng bay sang khu vực đổ nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy. Sản phẩm của nhà máy gồm các loại bột đá siêu mịn, bao gồm 2 loại là có và không có tráng phủ acid stearic, có thành phần CaCO3 98,5%, Fe2O3 max 0,015%, độ trắng ít nhất là 96%, độ sáng ít nhất là 95%. Kích thước hạt D97 được chia thành các loại chính là 10μm, 16±3, 19±3, 20±4, 40±5, 80±5 và 100±5μm, trong đó sản phẩm không tráng phủ có thể đạt được dưới10μm và sản phẩm tráng phủ đạt dưới 16μm. Sản phẩm được sử dụng làm phụ liệu trong trong sản xuất giấy, cao su, nhựa, hiện được cung cấp cho thị trường trong nước và một số nước ngoài như Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ... Nhà máy sản xuất liên tục 3 ca (8 giờ/ca), 300 ngày/năm, công suất 32.000 tấn/năm. Năm 2008, sản lượng của nhà máy đạt 20.629 tấn, doanh thu 32 tỷ đồng, lợi nhuận của nhà máy tương ứng là 2,6 tỷ đồng. Nhà máy hiện có 120 cán bộ công nhân viên, trong đó 40% là nhân viên nữ. 85 cán bộ tham gia sản xuất trực tiếp, 35 cán bộ thuộc khối văn phòng. Tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất sạch hơn Trong khuôn khổ chương trình sản xuất sạch hơn, công ty đã thành lập đội triển khai dự án gồm 7 thành viên, theo quyết định số 62/QĐTC ngày 25 tháng 6 năm 2009 về việc thành lập đội sản xuất sạch hơn. Phó giám đốc công ty kiêm giám đốc nhà máy bột canxit là đội trưởng, phó giám đốc nhà máy là đội phó. Bảng 3. Danh sách các thành viên đội sản xuất sạch hơn TT  Họ và tên  Chức vụ   1  Nguyễn Hoài Mai  Phó giám đốc công ty Giám đốc nhà máy bột canxit   2  Đặng Thị Lê Hằng  Phó Giám đốc nhà máy bột canxit   3  Nguyễn Xuân Ước  Trưởng phòng quản lý thiết bị nhà máy   4  Phạm Ngọc Hùng  Quản đốc nhà máy   5  Vũ Hồng Quân  Nhân viên KCS   6  Nguyễn Văn Sơn  Tổ trưởng tổ tuyển đá   7  Nguyễn Văn Dũng  Tổ trưởng tổ đóng bao   Đội sản xuất sạch hơn của công ty, các chuyên gia tư vấn và các học viên thuộc chương trình đào tạo kỹ năng tư vấn sản xuất sạch hơn đã có các buổi làm việc, trao đổi, được trình bày trong bảng sau: Bảng 4. Hoạt động chính giữa chuyên gia tư vấn và doanh nghiệp TT  Thời gian  Nội dung   1  9-10.7.2009  Đánh giá sơ bộ và đề xuất các giải pháp SXSH   2  13.8.2009  Đào tạo 5S và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn   3  18.9.2009  Theo dõi kết quả triển khai   4  8.10.2009  Đánh giá chi tiết SXSH và các giải pháp cần đầu tư lớn   5  17.11.09  Theo dõi kết quả triển khai thực hiện và phân tích khả thi các giải pháp cần đầu tư lớn   6  21.12.09  Xác nhận kết quả triển khai giai đoạn 1 và thống nhất báo cáo   7  21.01.10  Xác nhận kết quả triển khai giai đoạn 1 và bổ sung số liệu tháng 12   Ghi chú: Đợt làm việc số 1, 4 và 7 có sự tham gia của các học viên thuộc chương trình đào tạo kỹ năng tư vấn sản xuất sạch hơn trong khuôn khổ chương trình đào tạo của CPI   Quá trình sản xuất Quy trình công nghệ Nhà máy sản xuất bột canxit là nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại, sản xuất bột đá siêu mịn có tráng phủ và không tráng phủ axit béo. Hiện tại nhà máy có 2 dây chuyền sản xuất: Dây chuyền 1: 12.000 tấn/năm, cho sản phẩm d50=2±0,2μm, d97=16μm, được đầu tư năm 2000, thiết bị của Tây Ban Nha. Dây chuyền 2: 20.000 tấn/năm, cho sản phẩm d97≤16μm, được đầu tư năm 2007, với thiết bị của Trung quốc và cộng hòa liên bang Đức. Các sản phẩm hiện được sản xuất là A2, A3, A5 và A6 trên cả 2 dây chuyền. Dây chuyền 1 sản xuất chủ yếu là sản phẩm tráng phủ, dây chuyền 2 sản xuất đồng thời sản phẩm có và không có tráng phủ Quy trình sản xuất được mô tả trong hình 1. Xin xem thêm chi tiết dòng thải trong phần 2.3. Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột đá Bãi chứa Đá CaCO3 khai thác từ mỏ Mông Sơn có kích thước từ 10–30 cm được vận chuyển tới nhà máy bằng xe tải, qua cân và đổ vào bãi chứa ngoài trời. Khu vực đổ đá được thủ kho quy định tùy theo diện tích hiện có trên sân bãi. Bãi chứa thường được bao che bằng vải nilong để tránh bụi từ nhà máy xi măng Hữu nghị bay sang. Đá bị xi măng bám vào bề mặt rất khó làm sạch và phần lớn phải loại bỏ. Công ty chuyển lượng đá này cho công ty xây dựng mà không thu được chi phí nguyên liệu để giải phóng mặt bằng với chi phí vận chuyển bổ sung. Đây là dạng tài nguyên bị lãng phí có thể kiểm soát được. Tuyển chọn Việc tuyển chọn nhằm mục đích đưa đá hợp cách về kích thước và độ sạch vào quy trình. Đá có kích thước lớn được đập thủ công về cỡ 10 – 20 cm. Các loại đá có chất lượng xấu (độ trắng thấp) cũng như bị bám bụi xi măng bị loại bỏ không đưa vào sản xuất. Mặc dù bị phụ thuộc nguồn đá, việc khống chế tỷ lệ đá kém chất lượng có thể được thực hiện đến một tỷ lệ nhất định để giảm lãng phí tài nguyên. Rừa Đá được bốc thủ công vào xe cải tiến và rửa trong thời gian 1 phút bằng vòi nước. Quá trình rửa được tiến hành nhằm loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt của đá. Quan sát quá trình rửa nhận thấy: Lượng bụi của lớp đá phía trên xe cải tiến hoàn toàn được loại bỏ Đá được xếp dày trên xe, lớp đá phía dưới khó được rửa sạch Nước thải quá trình rửa được thu hồi về bể lắng, một phần chảy tràn trên sàn nhà xưởng. Bụi bám trên đá được phát sinh do đá bẩn từ mỏ, do quá trình vận chuyển và lưu trữ trên bãi. Lượng bụi bẩn có thể giảm được qua việc kiểm soát chất lượng trong quá trình khai thác, vận chuyển về nhà máy. Việc giảm lượng đá rửa trôi chỉ có thể cắt giảm khi thay đổi phương pháp làm sạch. Nghiền thô Nghiền thô gồm 2 giai đoạn là kẹp hàm và nghiền búa. Đá sau khi rửa được đổ vào máy kẹp hàm, đạt kích thước 3 – 5cm. Đá được tiếp tục chuyển sang nghiền búa, đạt kích thước ≤ 4mm. Quan sát quá trình nghiền thô cho thấy Đá có kích thước lớn hơn quy định (>20cm) cũng được đưa vào kẹp hàm, gây tắc máy, công nhân phải lấy xà beng gỡ, làm giảm năng suất kẹp. Khu vực kẹp hàm và nghiền búa không được che chắn, gây bắn tóe sang khu vực xung quanh. Sàn dưới băng chuyền và silo có nhiều nguyên liệu rơi vãi Việc giảm tổn thất tài nguyên tại nghiền thô có thể được thực hiện thông qua các giải pháp quản lý nội vi, kiểm soát quá trình và tuần hoàn tái sử dụng. Si lo Đá sau khi nghiền búa được băng tải chuyển vào silo. Nhận thấy trong quá trình vận chuyển, đá vụn rơi dưới silo và mặt dưới của băng chuyền. Kiểm soát nội vi tốt hơn, cũng như cải tiến thiết bị có thể giảm được lượng thất thoát này. Nghiền tinh Từ silo, đá được đưa vào công đoạn nghiền tinh (máy nghiền bi) qua cân định lượng. Bột rơi vãi tại nhiều khớp nối và điểm trung chuyển từ silo vào cân định lượng. Việc giảm lượng thất thoát này cũng chỉ cần các giải pháp quản lý nội vi. Tuyển Bột sau khi nghiền được đưa vào hệ thống tuyển bằng quạt gió. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về kích cỡ (qua hệ thống phân ly) sẽ được đưa vào silo. Hạt không đạt tiêu chuẩn (quá cỡ) được hồi lưu về nghiền lại qua vít tải. Quan sát thấy các vít tải mở nắp, gây thất thoát bột, đồng thời bụi cho môi trường. Việc giảm tỷ lệ hồi lưu tương ứng với việc giảm lượng điện tiêu thụ do phải nghiền lại. Silo, tráng phủ & đóng bao Có 04 silo chứa bột đá. Quá trình đóng bao được tiến hành theo từng silo. Sau một thời gian đóng bao, bột bám vào thành silo cần được đẩy xuống đáy hết. Việc đẩy bột trong silo được thực hiện bằng cách mở cửa silo và khuấy trộn bằng tay, do đó xẩy ra hiện tượng trào bột ra cửa (khi mức bột ở cao hơn cửa). Axit được nấu chảy bằng điện tại nồi nung. Một phần sản phẩm được tráng phủ axit béo qua hệ thống trộn cưỡng bức. Bột sau khi tráng phủ có độ linh động cao, được qua sàng phân ly nhằm phân loại sản phẩm trước khi đóng bao. Đo đạc thấy lượng bột tráng phủ tổn thất tại công đoạn này cao hơn bột không tráng phủ. Có 4 dây chuyền đóng bao (thủ công). Bột rơi xuống bao được cân qua cân bàn, may mép, lưu tại chỗ và chuyển ra bãi bằng xe nâng. Quá trình đóng bao gây bụi lớn khi bột rơi xuống bao và do xúc bột ra/vào khi điều chỉnh lượng cân trong mỗi bao. Bao được đóng theo trọng lượng 25kg hoặc 500kg. Các bao bột đá sau khi đóng được xe nâng chuyển ra bãi. Có hiện tượng bao bị vỡ bục khi nâng chuyển. Việc giảm lượng tổn thất trong quá trình đóng bao có thể được thực hiện thông qua quản lý nội vi và thay đổi công nghệ đóng bao. Xử lý nước thải (1) và bụi thải (2) Nước rửa đá được thu hồi qua bể lắng tách bùn và tuần hoàn lại quá trình sản xuất. Bụi phát sinh tại silo sau nghiền thô được chuyển qua cyclone, thu hồi tập trung chuyển đi đóng gạch. Bụi các công đoạn khác chưa được thu hồi. Hiện trạng sản xuất Số liệu sản xuất trước khi tham gia chương trình sản xuất sạch hơn được thống kê trong bảng dưới đây Bảng 5. Số liệu sản xuất tại nhà máy bột canxit Thông số  Đơn vị  Tiêu thụ nguyên nhiên liệu     2008  1- 6 2009  7 2009   Đá vôi  kg  21.679.140  13.979.434  3.111.101   Điện  kWh  4.331.120  2.962.104  489.984   Nước  m3  3.892  1.571  945   Axit  kg  80.873  84.949  21.844   Bao bì 25kg  cái  426.679  409.201  98.048   Bao rách 25 kg  cái  12.950  9.700  161   Bao 500 kg  cái  20.671  6.696  1.066   Bao rách 500 kg  cái  100  50  30   Tổng sản phẩm  kg  20.628.725  13.310.525  2.965.175   Sản phẩm tráng phủ  kg  8.087.325  8.494.875  2.184.375   Sản phẩm không tráng phủ  kg  12.541.400  4.815.650  780.800   Do đặc thù sản xuất sản phẩm đa dạng (tráng phủ, không tráng phủ, kích thước hạt khác nhau, từ A2 đến A6), sản lượng tháng 7 được tách theo kích thước và dây chuyền sản xuất để tiếp tục phân tích và được trình bày trong bảng sau Bảng 6. Sản lượng tháng 7 Thông số  Đơn vị  Dây chuyền 1  Dây chuyền 2   SP tráng phủ  kg  1.161.500  1.022.875   A2  Kg  90.000  169.000   A3  Kg  674.750  123.000   A5  Kg  396.750  730.875   A6  Kg       SP không tráng phủ      780.800   A2  Kg   -    A3  Kg   219.925   A5  Kg   125.000   A6  Kg   435.875   Định mức tiêu thụ được thể hiện trong bảng sau. Lưu ý: Trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, nhà máy sử dụng nước giếng khoan. Việc sử dụng nước máy chỉ được thực hiện từ tháng 7 năm 2009. Điện sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2009 bao gồm cả điện sản xuất và điện phục vụ khối ngân hàng, chưa phân tách ở đây. Ngân hàng được di dời khỏi địa điểm nhà máy đến hết tháng 6 năm 2009. Không có số liệu phân tách sản phẩm theo 2 dây chuyền cho năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009. Mức tiêu thụ điện cho các sản phẩm khác nhau và tại dây chuyền khác nhau là không giống nhau (xem hệ số chuyển đổi điện tiêu thụ trong bảng 9) Do đó, số liệu tiêu thụ trong tháng 7 sẽ được sử dụng làm số liệu nền để phân tích đánh giá. Bảng 7. Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu Thông số  Đơn vị  Trước SXSH     2008  1- 6 2009  7 2009   Đá vôi  kg /tấn  1.051  1.051  1.050   Đá vôi (quy về sản phẩm không tráng phủ)  kg /tấn  1.055  1.057  1.057   Điện (quy về loại A3 không tráng phủ)  kWh/tấn  137  157  103   Nước  lit/tấn  189  118  319   Axit  kg /tấn  10  10  10         Bao rách 25 kg  Bao/tấn  0,609  0,711  0,054   Bao rách 500 kg  Bao/tấn  0,005  0,004  0,010   % bao rách 25 kg  %  3,04%  2,37%  0,16%   % bao rách 500 kg  %  0,48%  0,75%  2,81%   Chưa có tài liệu cũng như số liệu tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Việt nam và trên thế giới để so sánh mức tiêu thụ của nhà máy tại thời điểm khảo sát. Tiềm năng tiết kiệm được dựa trên phân tích lãng phí tại các công đoạn trong chương 3. Hiện trạng môi trường Môi trường sản xuất Nước thải Nước được dùng để rửa đá trước khi nghiền. Nước sau khi rửa đá được chuyển vào bể lắng, sử dụng tuần hoàn. Nước thải ra môi trường là nước có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, đã được bơm tuần hoàn sau một số lần lắng nhất định. Nước thải ra hệ thống cống chung của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý. Lượng nước thải được xác định bằng nước cấp bổ sung do nước bám vào đá trong quá trình rửa là không đáng kể. Chất thải rắn Chất thải rắn của nhà máy gồm đá không hợp cách (độ trắng thấp, bám bẩn xi măng), đá vụn, bao bì hỏng rách. Đá không hợp cách và đá vụn được chuyển cho xưởng gia công thuốc bọc que hàn của công ty để đóng gạch nhằm giải phóng mặt bằng. Bao bì hỏng, rách được chuyển cho công ty môi trường đô thị thải bỏ, cùng với chất thải rắn sinh hoạt của nhà máy. Khí thải Bụi và tiếng ồn là hai thông số quan trọng nhất cần được cải tiến. Nhà máy có hệ thống hút bụi tại khu vực nghiền thô. Bụi được xử lý qua cyclone và lọc bụi tay áo. Tuy nhiên tại khu vực nghiền tinh chưa có hệ thống hút bụi trong khu vực sản xuất, dẫn đến nồng độ bụi trong khu vực này và ngoài khu vực sản xuất đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng môi trường Nhà máy Bột đá Canxit thực hiện quan trắc môi trường một năm 2 lần, trong khuôn khổ quan trắc chung của công ty (cùng với nhà máy que hàn), do trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường Phú thọ thực hiện. Việc quan trắc xác định 15 thông số trong nước thải, 5 thông số môi trường không khí, 3 thông số vi khí hậu và tiếng ồn. Các điểm lấy mẫu trong khu vực sản xuất gồm khu vực nghiền thô, đầu và cuối xưởng nghiền tinh, khu vực kho. Các điểm lấy mẫu ngoài khu vực sản xuất cách nhà máy 50m phía tây bắc, 50m phía đông bắc, và 50m phía đông nam. Bảng sau trình bày kết quả báo cáo quan trắc môi trường ngày 5/5/2009 (giai đoạn đo 27/4-5/5/2009) và báo cáo thực hiện trong khuôn khổ chương trình sản xuất sạch hơn ngày 30/5/2009 (giai đoạn 27-30/5/2009). Bảng này không trình bày các thông số khảo sát đáp ứng tiêu chuẩn cho phép. Bảng 8. Các vấn đề môi trường cần cải tiến Thông số  Đơn vị  Điểm đo  Giá trị  Tiêu chuẩn      5/5/09  30/5/09  Tên  Giá trị   TSS (trong nước thải)  mg/l  Đầu giờ chiều  162  186  TCVN 5945:2005  100     Cuối giờ chiều  171  183     Tiếng ồn  dBA  Nghiền thô  88,6  92,7  3733/2002/QD-BYT, 10/10/2002  85     Đầu xưởng nghiền tinh  92,5  95,8       Cuối xưởng nghiền tinh  90,1  94,6     Bụi (khu vực sản xuất)  mg/m3  Đầu xưởng nghiền tinh  7,22  9,53  3733/2002/QD-BYT, 10/10/2002  2     Cuối xưởng nghiền tinh  7,19  9,37     Bụi (ngoài khu vực sản xuất)  mg/m3  50 m phía tây bắc  0,49  0,62  TCVN 5937:2005  0,3     50m phía đông bắc  0.45  0,55       100m phía đông nam  0.34  0,46     Như vậy, về mặt môi trường, nhà máy cần có các biện pháp cải tiến chất lượng nước thải, tiếng ồn trong khu vực sản xuất và bụi (trong và ngoài) khu vực sản xuất. Sở tài nguyên môi trường đã kiểm tra và yêu cầu nhà máy tuân thủ. Nhà máy cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quý II năm 2010. Do quy định về quy mô đầu tư, nhà máy không cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường mà làm đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Nhà máy nhận phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường ngày 23/6/2000 của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt cam kết của nhà máy. Nước thải, khí thải và bụi là các tiêu chí tuân thủ được đề cập đến trong cam kết bảo vệ môi trường. Không có yêu cầu cụ thể về việc lắp đặt hệ thống xử lý môi trường đựoc nêu ra trong cam kết. An toàn và vệ sinh môi trường Việc khám sức khỏe định kỳ được thực hiện 1 năm 1 lần. Trong số 17 nhóm bệnh được khảo sát, 5 nhóm bệnh được coi là có liên quan trực tiếp đến môi trường làm việc (bụi, tiếng ồn). Kết quả khám ngày 20/10/2008 cho 119 cán bộ công nhân viên (tương ứng 100% tổng số cán bộ công nhân viên) được trình bày trong hình sau:  Hình 2. Kết quả khám sức khỏe tháng 10 năm 2008 Kết quả trên cho thấy cán bộ công nhân viên của nhà máy có tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng và bệnh về mắt cao, tuy nhiên bệnh hô hấp (phổi) thấp. Kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu, bệnh về mắt, và cơ-xương-khớp đối với nữ cao hơn đối với nam. Mặc dù theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường, bột đá không được liệt kê là loại chất thải nguy hại, bột đá sản xuât là bụi siêu mịn, có khả năng gây ra các bệnh hô hấp khi tiếp xúc lâu dài. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh hô hấp thấp, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa giảm lượng bụi trong môi trường làm việc có tiềm năng hỗ trợ kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh này trong tương lai. Công ty cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động hàng năm (quần áo, khẩu trang). Hiện tại báo cáo khám sức khỏe định kỳ không thể hiện kết quả chi tiết của phân nhóm bệnh tai-mũi-họng. Việc theo dõi tỷ lệ mắc bệnh theo phân nhóm là cần thiết để xác định ảnh hưởng của tiếng ồn (tai), bụi (mũi, họng). Tỷ lệ mắc bệnh về cơ-xương-khớp đối với nữ cao hơn nam cần được xem xét trong mối liên quan đến vị trí làm việc. Các cán bộ nữ mắc bệnh này đã được luân chuyển và bố trí tại nơi ít nặng nhọc hơn (từ đóng bao, nghiền thô chuyển đến vị trí nấu ăn, vệ sinh công nghiệp) Kiến nghị của trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế Phú thọ khuyến cáo áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, cho công nhân có sức khỏe kém (loại IV) đi khám chuyên khoa sâu, điều trị và sau đó bố trí công việc hợp lý, tổ chức kiểm tra môi trường định kỳ hàng năm để khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. Đánh giá sản xuất sạch hơn Cân bằng vật liệu Do đặc thù sản phẩm gồm 2 loại có tráng phủ và không tráng phủ (tỷ lệ hao đá khác nhau), đồng thời kích thước bột đá không đồng đều (dẫn đến lượng điện tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm khác nhau), việc xác định định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu chung của nhà máy được thực hiện với các nguyên tắc sau: Sử dụng số liệu sản xuất tháng 7 năm 2009 làm số liệu nền để đánh giá và so sánh Quy chuẩn tất cả sản phẩm về sản phẩm không tráng phủ, loại A3 (là sản phẩm sản xuất nhiều nhất) Bột đá sử dụng trên một đơn vị sản phẩm tráng phủ được tính bằng lượng bột đá sử dụng cho sản phẩm không tráng phủ trừ axit bổ sung Có 2 loại sản phẩm tráng phủ 1% và 1,7% axit, trong đó tỷ lệ sản phẩm tráng phủ 1,7% axit dao động 2-8% tổng sản phẩm tráng phủ nên chưa cần quy đổi axit tiêu thụ tại thời điểm này Hệ số quy đổi điện tiêu thụ cho từng loại sản phẩm được xác định dựa trên lượng điện tiêu thụ lớn nhất tại công đoạn nghiền tinh (giả định điện tiêu thụ cho các công đoạn khác có sai số không đáng kể). Điện tiêu thụ cho một đơn vị sản phẩm quy chuẩn được xác định bằng lượng điện tiêu thụ của toàn nhà máy chia cho tổng sản lượng A3 quy chuẩn, với hệ số quy đổi như sau: Bảng 9. Bảng quy đổi hệ số sử dụng điện Sản phẩm  Cỡ hạt  Năng suất nghiền, tấn/giờ  Hệ số quy đổi về A3     Dây chuyền 1  Dây chuyền 2  Dây chuyền 1  Dây chuyền 2   A0  D50 = 17 ± 0.5 μm  Không sản xuất   A1  D50 = 8 ± 0.5 μm  Không sản xuất   A2  D50 = 4 ± 0.5 μm  4,5  6  1,11  0,83   A3  D50 = 3 ± 0.5 μm  3,5  5  1,43  1,00   A4  D50 = 2.5 ± 0.2 μm  Không sản xuất   A5  D50 = 2 ± 0.2 μm  2  3,5  2,50  1,43   A6  D50 = 1.4 ± 0.2 μm  1,5  2,2  3,33  2,27   Các tổn thất được xác định thông qua việc đo trực tiếp trong thời gian bắt đầu triển khai chương trình, gồm các thông số sau: Bảng 10. Các tổn thất trong quá trình sản xuất được xác định Công đoạn  Loại tổn thất, phát thải  Cách xác định  Giá trị  Quy đổi tính toán cân bằng vật liệu   Tuyển chọn  Đá loại  Để riêng và cân lại lượng đá bị loại bỏ trong tháng 7  93 tấn trên 3114 tấn đưa vào sử dụng  3% đá sử dụng   Rửa  Nước thải  Giả thiết độ ẩm của bột đá và đá như nhau, lượng nước thải ra trong các công đoạn sau sẽ được tính ở công đoạn này. Nước thải bằng lượng nước bổ sung sau khi tuần hoàn  100% nước rửa chuyển thành nước thải  100% nước sử dụng    Bụi và đá rửa trôi  Đo lượng hao hụt trước và sau khi rửa đá  5 kg cho 1 tấn đá  5 kg/tấn đá   Nghiền thô  Bụi, đá rơi vãi  Thu hồi và cân trực tiếp  60 kg/giờ, giả thiết sản lượng trung bình 1 ngày là 100 tấn, 8 giờ 1 ngày  4,8 kg/tấn sản phẩm   Silo chứa  Bụi và đá rơi vãi  Thu hồi và cân trực tiếp  150 kg rơi vãi cho 1 silo 80.000 kg  1,88 kg/tấn sản phẩm   Nghiền tinh  Bột rơi vãi tại các khớp nối  Thu hồi và cân trực tiếp  50 kg rơi vãi cho 1 silo 80.000 kg  0,63 kg cho 1 tấn sản phẩm   Tuyển  Bột hồi lưu  Thu hồi và cân trực tiếp   250 kg/tấn sản phẩm*   Bột tráng phủ   Đóng bao  Bột rơi vãi  Thu hồi và cân trực tiếp  100 kg rơi vãi khi đóng bao 1 silo 10.000 kg  10 kg/tấn sản phẩm   Bột không tráng phủ   Đóng bao  Bột rơi vãi  Thu hồi và cân trực tiếp  70 kg rơi vãi khi đóng bao 1 silo 10.000 kg  7 kg/tấn sản phẩm   * Tỷ lệ này là rất cao do khó kiểm soát phân tách hạt khi kích thước siêu mịn. Mặc dù lượng hồi lưu có lẫn cả sản phẩm và nhà máy đang tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ hồi lưu này nhưng tỷ lệ này không đổi từ ngày mua dây chuyền. Các hình sau mô tả hiện trạng sản xuất của nhà máy bột canxit theo đơn vị quy chuẩn (không tráng phủ) và đơn vị tham khảo (có tráng phủ). Điện tiêu thụ cho sản phẩm A3 là 103 kWh/tấn sản phẩm, tạm được đưa vào công đoạn nghiền tinh do chương trình không xác định phân tách tiêu thụ điện cho từng công đoạn do không có đồng hồ đo. Đầu vào     Khu vực   Đầu ra                         Đá  1.057  kg   Bãi chứa                     Tuyển chọn   Đá thải  31,72  kg      1.026        Điện máy bơm     kWh   Rửa   Nước thải  319  lit   Nước  319  lit     Bụi theo nước thải  4,73  kg      1.021        Điện máy nghiền     kWh   Nghiền thô   Bụi và đá rơi vãi  4,80  kg                1.016        Điện băng chuyền     kWh   Silo chứa   Bụi và đá rơi vãi  1,88  kg      1.014        Điện nghiền  103  kWh   Nghiền tinh   Bột rơi vãi  0,63  kg   Bột hồi lưu  250  kg            1.264        Điện sàng tuyển     kWh   Tuyển   Bột hồi lưu  250  kg      1.014        Điện vận chuyển     kWh   Si lô          1.014        Vỏ bao 25 kg  33,07  cái   Đóng bao   Bột rơi vãi  7.0  kg   Vỏ bao 500 kg  0,36  cái  1.007    Vỏ bao hỏng 25 kg  0,05  cái       Bột không tráng phủ   Vỏ bao hỏng 500 kg  0,01  cái       1000 kg       Hình 3. Cân bằng vật liệu đối với sản phẩm không tráng phủ Theo sơ đồ hình 3, lượng bột thất thoát chưa kiểm soát được là 7 kg (1007 kg – 1000 kg) Đầu vào     Khu vực   Đầu ra                         Đá  1.047  kg   Bãi chứa                     Tuyển chọn   Đá thải  31,42  kg      1.016        Điện máy bơm     kWh   Rửa   Nước thải  319  lit   Nước  319  lit     Bụi theo nước thải  4,77  kg      1.011        Điện máy nghiền     kWh   Nghiền thô   Bụi và đá rơi vãi  4,80  kg                1.006        Điện băng chuyền     kWh   Silo chứa   Bụi và đá rơi vãi  1,88  kg      1.005        Điện nghiền  103  kWh   Nghiền tinh   Bột rơi vãi  0,63  kg   Bột hồi lưu  250  kg            1.254        Điện sàng tuyển     kWh   Tuyển   Bột hồi lưu  250  kg      1.004        Điện vận chuyển     kWh   Si lô          1.004        Điện trộn     kWh   Tráng phủ       Axit  10  kg            1.014        Điện sàng     kWh   Sàng          1.014        Vỏ bao 25 kg  33,07  cái   Đóng bao   Bột rơi vãi  10,0  kg   Vỏ bao 500 kg  0,36  cái  1.004    Vỏ bao hỏng 25 kg  0,05  cái       Bột tráng phủ   Vỏ bao hỏng 500 kg  0,01  cái       1000 kg       Hình 4. Cân bằng vật liệu đối với sản phẩm có tráng phủ Lượng bột tổn thất chưa kiểm soát được với sản phẩm này là 4 kg (1004 kg-1000 kg) Qua bảng cân bằng vật liệu trên, ta thấy Tiêu thụ nguyên nhiên liệu: Công ty sử dụng 5 loại nguyên nhiên vật liệu chính gồm đá, điện, axit, nước và bao bì. Đá tiêu hao trên 1 đơn vị sản phẩm (không tráng phủ) là 1057 kg/tấn sản phẩm, và lượng tương ứng cho sản phẩm tráng phủ là 1047 kg/tấn. Việc theo dõi định mức đá tiêu thụ sẽ không chính xác nếu dựa trên tổng sản phẩm do có lượng axit bổ sung. Tỷ lệ đá tiêu thụ có thể được giảm khi giảm tổn thất tại từng công đoạn Điện tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm quy chuẩn là 103 kWh/tấn. Sản phẩm quy chuẩn là bột đá A3, sản xuất trên dây chuyền 2. Hệ số quy chuẩn liên quan đến tiêu thụ điện được căn cứ trên công suất nghiền là công đoạn sử dụng nhiều điện nhất. Không phân tách được lượng điện này theo từng công đoạn do không có đồng hồ đo. Lượng điện này có thể được giảm đáng kể nhất khi giảm tỷ lệ hồi lưu, tăng hiệu suất nghiền tinh. Danh mục các thiết bị sử dụng điện được đính kèm trong phụ lục. Axit tiêu thụ ảnh hưởng đến lượng đá sử dụng. Phát thải bột đá tráng phủ đi kèm phát thải axit. Việc giảm phát tán bụi và tổn thất sau khi trộn sẽ giảm lượng phát tán axit ra môi trường Nước tiêu thụ được xác định theo hóa đơn thanh toán tiền nước, có giá trị 319 lít/tấn sản phẩm. Từ tháng 7, số liệu này là đáng tin cậy do không sử dụng nước giếng khoan. Để giảm lượng nước tiêu thụ cần có các biện pháp cải tiến liên quan đến độ sạch của đá và phương pháp rửa Bao bì sử dụng gồm 2 loại 25 kg và 500 kg. Cả hai loại bao này đươc tuần hoàn lại từ khách hàng để tái sử dụng. Việc theo dõi tỷ lệ bao rách không chỉ liên quan đến lượng chất thải rắn phát sinh mà còn liên quan đến tổn thất bột đá. Tỷ lệ bao rách trong tháng 7 với bao 25kg là 0,16%, bao 500 kg là 2,81% Phát thải ra môi trường Phát thải của quá trình sản xuất gồm chất thải rắn (đá, bụi và bột đá chưa thu hồi, vỏ bao hỏng), khí thải (sử dụng điện) và nước thải (sau một thời gian sử dụng không thể tuần hoàn tái sử dụng) Lượng chất rắn mất ra môi trường được xác định nhiều nhất tại công đoạn tuyển chọn (đá không phù hợp với yêu cầu sản xuất), công đoạn đóng bao, chưa thu hồi (chưa được xác định trong cân bằng vật liệu), tại nghiền thô, rửa và silo chứa sau nghiền thô. Lượng rơi vãi trong quá trình nghiền tinh là nhỏ nhât, chiếm 1% tổng chất rắn thất thoát. Lượng chất rắn chưa thu hồi (chưa kiểm soát được) trong quá trình sản xuất dao động từ 4-7 kg/tấn sản phẩm, tương ứng với 7-12% tổn thất chất rắn tổng.   Hình 5. Phân bổ tổn thất nguyên liệu theo các công đoạn sản xuất Lượng điện tiêu thụ trên tương ứng với lượng phát thải khí nhà kính CO2 là 103 kWh * 0,59 kg CO2/kWh = 60,77 kg CO2/tấn sản phẩm Nước thải được tạm xác định bằng lượng nước cấp bổ sung với giả thiết hàm ẩm trong đá và bột đá như nhau. Lượng nước thải trong tháng 7 là 319 lít/tấn sản phẩm và được sử dụng trong các tính toán tiếp theo. Chi phí mất theo dòng thải Sử dụng đơn giá 300.000 đồng/tấn đá, 4.750 đồng/m3 nước, 1000 đồng/kWh điện, 18.500 đồng/kg axit, 2.900 đồng/vỏ bao 25 kg, 30.000 đồng/vỏ bao 500 kg, bỏ qua chi phí nhân công, tiềm năng tiết kiệm điện, chi phí xử lý chất thải và khấu hao thiết bị, chi phí mất theo dòng thải được xác định đối với sản phẩm A3 như sau (đơn giản hóa chi phí điện về 1 công đoạn nghiền tinh) Đầu vào     Khu vực   Đầu ra                    chi phí cho 1 tấn        Đá  1.057  kg   Bãi chứa                       Tuyển chọn   Đá thải  31,72  kg  9.517      326.756         Điện     kWh   Rửa   Nước thải  319  lit  1.456   Nước  319  lit     Bụi đá  4,73  kg  1.545      329.758         Điện     kWh   Nghiền thô   Rơi vãi  4,80  kg  1.583                 331.341         Điện     kWh   Silo chứa   Rơi vãi  1,88  kg  621      331.962         Điện  103  kWh   Nghiền tinh   Rơi vãi  0,63  kg  207   Bột hồi lưu  250  kg             435.262         Điện     kWh   Tuyển   Hồi lưu  250  kg       435.262         Điện     kWh   Si lô           435.262         Vỏ bao 25 kg  33,07  cái   Đóng bao   Rơi vãi  7,0  kg  3.047   Vỏ bao 500 kg  0,36  cái  438.761    Vỏ 25 kg  0,05  cái  157       Bột không tráng phủ   Vỏ 500 kg  0,01  cái  295       1000  kg       Hình 6. Mất mát theo dòng thải đối với bột không tráng phủ (A3) Đầu vào     Khu vực   Đầu ra                    chi phí cho 1 tấn        Đá  1.047  kg   Bãi chứa                       Tuyển chọn   Đá thải  31,42  kg  9.427      323.666         Điện     kWh   Rửa   Nước thải  319  lit  1.456   Nước  319  lit     Bụi  4,77  kg  1.545      326.668         Điện     kWh   Nghiền thô   Rơi vãi  4,80  kg  1.568                 328.236         Điện     kWh   Silo chứa   Rơi vãi  1,88  kg  615      328.851         Điện  103  kWh   Nghiền tinh   Rơi vãi  0,63  kg  206   Bột hồi lưu  250  kg             432.149         Điện     kWh   Tuyển   Bột hồi lưu  250  kg               Điện     kWh   Si lô                   Điện     kWh   Tráng phủ        Axit  10  kg  617.149                    Điện     kWh   Sàng                   Vỏ bao 25 kg  33,07  cái   Đóng bao   Bột rơi vãi  10,0  kg  6,171   Vỏ bao 500 kg  0,36  cái  623.772    Vỏ 25 kg  0,05  cái  157       Bột tráng phủ   Vỏ 500 kg  0,01  cái  295       1000 kg        Hình 7. Mất mát theo dòng thải đối với bột tráng phủ (A3) Phân bổ chi phí cho 2 loại sản phẩm tráng phủ và không tráng phủ được trình bày trong hình sau   Hình 8. Phân bổ chi phí mất theo dòng thải Như vậy, về mặt kinh tế, dòng thải mang giá trị lớn nhất bị mất tại khâu tuyển chọn, đóng bao, rửa, chưa thu hồi được, nghiền thô, silo chứa và nghiền tinh. Nhận xét Thứ tự ưu tiên cho các vấn đề sản xuất sạch hơn được xem xét từ góc độ tổn thất chất rắn và chi phí mất theo dòng thải (có bao gồm cả chi phí nước) của 2 loại sản phẩm tráng phủ và không tráng phủ, và được trình bày trong bảng sau Bảng 11. Tổng hợp thứ tự ưu tiên giảm thiểu tổn thất Công đoạn  Không tráng phủ  Tráng phủ  Tổng hợp    Tổn thất chất rắn  Thứ tự ưu tiên  Tổn thất chất rắn  Thứ tự ưu tiên  Điểm  Ưu tiên số    Kg  đồng   kg  đồng      Tuyển chọn  31,7  9.517  1  31,4  9.427  1  2  1   Rửa  4,7  3.001  4  4,8  3.001  3  7  3   Nghiền thô  4,8  1.583  5  4,8  1.568  4  9  5   Silo chứa  1,9  621  6  1,9  615  6  12  6   Nghiền tinh  0,6  207  7  0,6  206  7  14  7   Đóng bao  7,0  3.499  2  10,0  6.624  2  4  2   Bụi chưa thu hồi  6,7  1.740  3  4,0  2.474  5  8  4   Bảng thứ tự ưu tiên trên đặt lợi ích kinh tế và môi trường ngang hàng nhau. Theo bảng trên, các công đoạn có tiềm năng mang lại lợi ích môi trường và kinh tế lớn cho nhà máy được xếp theo thứ tự sau: tuyển chọn, đóng bao, rửa, bụi chưa thu hồi, nghiền thô, silo chứa sau nghiền thô và nghiền tinh. Thứ tự này chỉ ra ưu tiên cho lợi ích kinh tế và môi trường, tuy nhiên, việc thực hiện còn phụ thuộc vào tính khả thi kinh tế, kỹ thuật, môi trường. Chương sau trình bày các cơ hội sản xuất sạch hơn và các tiến độ thực hiện chương trình trong giai đoạn 1. Áp dụng các cơ hội Sản xuất sạch hơn Các cơ hội Sản xuất sạch hơn được đề xuất và tiến độ thực hiện Các đề xuất cải tiến đã được đội Sản xuất sạch hơn và chuyên gia đề xuất, thảo luận. Có 48 giải pháp được đề xuất, chia thành các nhóm sau:   Hình 9. Phân loại các cơ hội sản xuất sạch hơn Trong số các giải pháp này, công ty đã và đang thực hiện 36 giải pháp như kế hoạch, còn 9 giải pháp sẽ được thực hiện. Bảng sau trình bày các cơ hội sản xuất sạch hơn cũng như tiến độ thực hiện. Bảng 12. Đề xuất cải tiến áp dụng Sản xuất sạch hơn    Nguyên nhân  Cơ hội SXSH  Phân loại  Kế hoạch thực hiện  Hiện trạng  Ghi chú           Tuyển chọn   Đá thải  1.1  Đá có độ trắng thấp  1.1.1  Tăng cường kiểm tra khi nhập hàng  QLNV  Thực hiện ngay  Đang thực hiện       1.2  Đá lẫn bụi xi măng  1.2.1  Bố trí mái che  QLNV  Cần nghiên cứu tiếp  Sẽ thực hiện   Đề xuất xin hồ trợ của CPI    1.3  Lẫn nhiều đá vụn  1.3.1  Loại bỏ không mua đá vụn  TDNL  Thực hiện ngay  Đang thực hiện         1.3.2  Thu hồi đá vụn định kỳ rửa  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành  Đã thu hồi, chưa tái sử dụng lại dây chuyền      1.3.3  Quy định đổ đá theo kích thước  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành      Rửa   Nước thải kéo theo bụi bám ở bề mặt đá  2.1  Đá nhập về có lượng bụi bám cao  2.1.1  Mua đá sạch từ mỏ  TDNL  Cần nghiên cứu tiếp  Sẽ thực hiện  Phối hợp khi thực hiện được 1.2.1 Đề xuất xin hồ trợ của CPI    2.2  Đá lẫn bụi trong quá trình lưu kho  2.2.1.  Như 1.2.1                2.3  Dùng nước loại bỏ bụi  2.3.1  Loại bụi bề mặt bằng phương pháp cơ khí  KSQT  Loại     Lao động nặng nhọc    2.4  Sử dụng xe cải tiến chất đá có bề mặt rửa hẹp  2.4.1  Mở rộng diện tích bề mặt rửa (nối 2 xe)  TDTB  Cần nghiên cứu tiếp  Sẽ thực hiện         2.4.2  Mở rộng diện tích bề mặt rửa (băng tải)  TDTB  Loại     Sau này không cần rửa    2.5  Mở vòi nước chảy tự do  2.5.1  Quy định thời gian rửa đá  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành         2.5.2  Quy định cách xếp đá lên xe  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành         2.5.3  Thay vòi nước bằng loại áp lực cao  TDTB  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành       2.6  Nước chảy trên nền nhà kéo theo bụi của nền nhà  2.6.1  Lắp hệ thống rãnh thoát nước  TDTB  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành         2.6.2  Tổng vệ sinh khu vực rửa  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành      Nghiền thô   Bụi và đá rơi vãi  3.1  Đưa đá to đưa vào nghiền thô, phải dùng xà beng đẩy  3.1.1  Đập đá vừa đúng kích thước kẹp hàm  KSQT  Thực hiện ngay  Đang thực hiện       3.2  Đâp đá thủ công vừa kích thước nghiền trước khi rửa  3.2.1  Đập đá sau khi rửa trên bề mặt sạch, thu hồi đá vụn  TDQT  Thực hiện ngay  Đang thực hiện       3.3  Phần bao che từ phễu ra cửa kẹp hàm xuống băng tải hở  3.3.1  Lắp tấm be cao su tỳ sát bề mặt băng tải  TDTB  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành         3.3.2  Bố trí lại khu vực nghiền thô, rút ngắn khoảng cách vận chuyển  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành     3.4  Đá rơi vãi bị bẩn của sàn bám vào  3.4.1  Thu hồi và vệ sinh khu vực nghiền thô thường xuyên  QLNV  Thực hiện ngay  Đang thực hiện         3.4.2  Tổng vệ sinh khu vực nghiền thô  QLNV  Thực hiện ngay  Đang thực hiện       3.5  Đá rơi vãi bị nước của bể lắng thấm ngược  3.5.1  Lát sàn khu vực nghiền thô tạo bề mặt dễ thu dọn, chống thấm nước  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành       3.6  Đá bắn tóe khi rơi thẳng đứng từ nghiền thô vào băng tải  3.6.1  Điều chỉnh góc nghiêng của đá rơi  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành      Silo chứa   Bụi và đá rơi vãi  4.1    Bột đá sau nghiền bám vào mặt sau của băng chuyền và rơi xuống sàn khi chạm quả lô    4.1.1  Lắp máng hứng dưới băng tải  TDTB  Loại     chọn 4.1.2      4.1.2  Lắp dao gạt cuối băng tải  TDTB  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành         4.1.3  Điều chỉnh băng chuyền xử lý bột rơi vãi  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành       4.2  Bột đá tràn silo  4.2.1  Lắp thiết bị cảm biến báo silo đầy để điều chỉnh tốc độ nghiền thô  TDTB  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành         4.2.2  Nâng dung tích silo chứa  TDTB  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành       4.3  Đường đi khu vực dưới silo bị lấp kín bởi vật túi lọc đã hỏng nên không đi vào để thu hồi bụi rơi vãi Lưu trữ axit tại đây khó kiểm soát  4.3.1  Dọn vệ sinh khu vực băng chuyền lên silo và xung quanh silo thường xuyên, mở lại lối đi thông sang khu vực nghiền tinh  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành      Nghiền tinh   Bột rơi vãi  5.1  Bột rơi tại các khớp nối  5.1.1  Thay đổi gioăng phớt kín  TDTB  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành         5.1.2  Bố trí bao chứa bột rơi vãi để tiện thu hồi  QLNV  Thực hiện ngay  Đã hoàn thành         5.1.3  Bố trí thêm ống thu bụi trung tâm nhằm tạo áp suất âm  TDTB  Cần nghiên cứu tiếp  Sẽ thực hiện  Phối hợp khi thực hiện 9.1.1  Đề xuất xin hồ trợ của CPI    5.2  Bột bay ra khi mở cửa quan sát trên đường ống hồi lưu  5.2.1  Làm cửa quan sát nhìn qua được trên đường ống hồi lưu  TDTB  Cần nghiên cứu tiếp  Sẽ thực hiện      

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá sản xuất sạch hơn ngành bột đá.doc