- Dùng cuốc móc đất ở tâm hố lên với độ sâu tương ứng với chiều cao cổ rễ cây con.
- Dùng dao rạch túi bầu theo chiều thẳng đứng rồi lột nhẹ túi bầu.
- Đặt cây thẳng đứng giữa hố, lấp đất tới đâu dùng tay nén chặt tới đó, vun đất hình mu rùa đến cổ rễ để tránh cho cây khỏi bị úng nước, chú ý không để làm bể đất trong bầu.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6823 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá sinh trưởng của keo lai trồng tại Krông Bông Đăklăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI TRỒNG
TẠI KRÔNG BÔNG ĐĂKLĂK
Thực hiện chuyên dề : Hà Duy Khánh
Ngành học: Lâm Sinh K08
Khóa học: 2008 – 2012
ĐăkLăk, Tháng 02 năm 2012
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.2. Đặt vấn đề
Rừng không những có vai trò to lớn trong việc hình thành môi trường, điều hòa khí quyển mà còn có vai trò xã hội to lớn.
Hiện nay rừng trên thế giới nói chung và rừng tại nước ta nói riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng về cả chất lượng và số lượng. Những hoạt động khai thác,sử dụng tài nguyên rừng vào những mục đích kinh tế của con người đang làm rừng dần biến mất khỏi trái đất. Những diễn biến xấu ấy sẽ gây ra những ảnh hưởng hết sức bất lợi đến cho cuộc sống của con người.
Ở nước ta việc trồng rừng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh lâm nghiệp nói riêng. Song mặc dù công tác trồng rừng ngày càng được đẩy mạnh nhưng chất lượng còn thấp do giống chưa được cải thiện, biện pháp kĩ thuật lâm sinh chưa đồng bộ, chọn loài trồng chưa phù hợp với khí hậu và đất nơi trồng rừng, suất đầu tư thấp…..
Ngày nay trước sự thay đổi của khí hậu và sự suy giảm tính đa dạng sinh học, cộng đồng thế giới hết sức quan tâm đến nguồn tài nguyên rừng, sự cần thiết phải bạo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới. Trước sự suy giảm tài nguyên rừng Ngành Lâm Nghiệp cần phải chứ trọng tới việc phục hồi diện tích rừng. Để làm được điều đó thì các cơ quan, tổ chức phát triển lâm ngiệp cần ngiên cứu, ứng dụng và phát triển các laoij giống cây rừng có khả năng sinh trưởng tốt có giá trị kinh tế cao.
Một trong những biện pháp đang được áp dụng để thay thế rừng đã mất là trồng rừng sản xuất để thay thế rừng đã mất Rừng sản xuất với những ưu điểm về độ thuần loài, tập trung sản xuất sẽ thay thế dần những giá trị mà rừng tự nhiên đem lại như giá trị kinh tế, giá trị môi trường.
Keo lai là một trong những loài cây được sử dụng nhiều trong việc chọn giống để trồng sản xuất. Giá trị kinh tế của loài keo lai được đánh giá cao, đem lại thu nhập ổn định cho người sản xuất. Để đạt được hiệu quả yêu cầu phải thực hiện tốt các biện pháo kĩ thuật trong gieo trồng và chăm sóc cây.Trên cơ sở đó ta sẽ đánh giá được ảnh hưởng của loài cây đến thổ nhưỡng khí hậu của vùng.
Do vậy việc ngiên cứu đánh giá sinh trưởng của keo lai để làm cơ sở chon loại cây trồng có giá trị cao về mặt kinh tế lẫn sinh thái
Qua những vấn đề trên em xin được làm chuyên đề “ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI TRỒNG TẠI KRÔNG BÔNG DĂKLĂK”
1.3. Giới hạn chuyên đề
- Địa điểm ngiên cứu : Huyện KrôngBông - Đăk Lăk
- Thời gian nghiên cứu : 27/02/2012 đến 04/05/2012
- Số liệu khai thác sử dụng trong chuyên đề : Số liệu khảo sát và tài liệu thứ cấp.
Phần 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Trên thế giới hiện nay việc trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật bao gồm từ khâu chọn tạo giống đến trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, quản lý bảo vệ rừng trồng cho đến khi khai thác sử dụng. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật này đã được các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Ở nước ta Cây Keo lá tràm và Keo tai tượng được nhập vào nước ta từ những năm 1960 nhưng mãi đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, giống Keo lai mới được phát hiện và tập trung nghiên cứu từ các khâu chọn tạo giống cho đến trồng rừng
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự nhiên này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia) .Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987, Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn
Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Rufelds (1988) Gan.E và Sim Boom Liang (1991) các tác giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 8-9 còn ở Keo lai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5-6. Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh sản (Bowen, 1981).
Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) thì không tìm thấy một sự sai khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Pinso Cyril và Robert Nasi, (1991) thì trong nhiều trường hợp cây Keo lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về ưu thế lai thì có thể có nhưng không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 02 yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo lai tự nhiên đời F1 là tốt hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều và trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,…đều tốt hơn giống bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại.
2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và các cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) phát hiện đầu tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Tiếp theo đó, từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một số giống Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì (Hà Tây cũ) được ký hiệu là BV; Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số dòng được ký hiệu là KL.
Lê Đình Khả và các cộng sự (1993, 1995, 1997, 2006) khi nghiên cứu về các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã kết luận Keo lai có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ. Keo lai có ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, điều tra sinh trưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4,5 năm tuổi ở Ba Vì (Hà Tây cũ) cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng từ 1,2 - 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 - 1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích. Tại Sông Mây (Đồng Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao; 1,5 lần về đường kính. Một số dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV5, BV10, BV16, BV32, BV33. Khi nghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây Keo lai, Lê Đình Khả (1997) đã khẳng định: Không nên dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới. Keo lai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và tương đối đồng nhất, đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt, cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai F1 và có biến động lớn về sinh trưởng. Do đó, để phát triển giống Keo lai vào sản xuất thì phải dùng phương pháp nhân giống bằng hom hoặc nuôi cấy mô từ những dòng Keo lai tốt nhất đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật.
2.3.3. Tính chất gỗ và một số sản phẩm từ gỗ rừng trồng Keo lai
Đặc điểm gỗ cũng chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật gây trồng cũng như điều kiện lập địa, đồng thời liên quan chặt chẽ tới các sản phẩm hàng hóa. Cấu tạo gỗ là yếu tố chủ yếu nhất ảnh hưởng đến tính chất gỗ. Cấu tạo và tính chất liên quan mật thiết với nhau, cấu tạo có thể xem là biểu hiện bên ngoài của tính chất. Những hiểu biết về cấu tạo gỗ là cơ sở để giải thích bản chất các hiện tượng sản sinh trong quá trình gia công chế biến và sử dụng gỗ (Lê Xuân Tình, 1998) . Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, điển hình là nghiên cứu của Lê Đình Khả (1999) về tiềm năng bột giấy của một số dòng Keo lai ở nước ta, nghiên cứu đã chỉ ra rằng gỗ Keo lai có tỷ trọng trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, có khối lượng gấp 3 - 4 lần so với giống bố mẹ. Ở giai đoạn 4 năm tuổi tỷ trọng gỗ của Keo lai trung bình khoảng 0,455g/cm3, trong khi đó Keo tai tượng là 0,414g/cm3, Keo lá tràm là 0,469g/cm3. Các dòng Keo lai được lựa chọn có tỷ trọng gỗ và tính chất co rút của gỗ khác nhau, trong đó các dòng BV32, BV33 có tỷ trọng cao nhất, dòng BV16 gỗ không bị nứt khi phơi khô. Cũng với kết quả nghiên cứu về tiềm năng sử dụng gỗ Keo lai và những điều cần lưu ý trong trồng rừng, Phạm Thế Dũng (2002) đã đưa ra một số kết luận về tiềm năng làm bột giấy của Keo lai: Khối lượng thể tích gỗ Keo lai là trung gian của 2 loài bố mẹ, ở tuổi 7 Keo lai có khối lượng thể tích gỗ 0,455tấn/m3so với 0,414 tấn/m3 của Keo lá to và 0,469 tấn/m3 của Keo lá nhỏ; Tổng số các chất làm bột giấy (Xenlulô, Lignin, Pentozan) trong Keo lai là 95,2% so với 93,45% của Keo lá tràm và 94,2% trong Keo tai tượng; Năng suất làm bột trên 1m3 của gỗ Keo lai là 232kg/m3, Keo lá tràm là 233kg/m3 và Keo tai tượng là 195kg/m3. Khối lượng gỗ đặc trên 1 tấn bột của Keo lai là 4,3m3, ở Keo lá tràm là 4,48m3/1 tấn bột và Keo tai tượng là 5,2m3/1 tấn bột; Ở Keo lai, độ bền cơ học của bột giấy trước và sau khi tẩy qua các chỉ số độ chịu kéo, độ gấp, tro và độ tẩy trắng đều cao hơn nhiều so với 2 loài bố mẹ.
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu cụ thể :
Giống cây: Keo lai tự nhiên (Acacia hybrids) giữa Keo tai tượng (A.magium) và Keo lá tràm (A. Auriculiformis). Cây con được nhân giống trong vườn ươm.
3.2. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu ( Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu, điều kiện kinh tế xã hội)
3.2.1 Điều kiện tự nhiên :
- Vị trí địa lí
Toàn bộ lâm phần của Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Krông Bông thuộc địa phận của 07 xã (Dang Kang, Hoà Thành, Cư Kty, Hoà Phong, Cư Pui, Cư Đrăm,) thuộc huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
Tọa độ địa lý:
Từ 120 19’ 00” đến 120 37’ 30” độ vĩ Bắc
Từ 1080 33’ 00” đến 1080 44’ 30” độ kinh Đông.
Địa giới hành chính:
Phía Bắc giáp: Huyện Ea Kar, một phần huyện M’ Đrăk;
Phía Nam giáp: Khu rừng phòng hộ núi cao;
Phía Đông giáp: Huyện M’ Đrăk và tỉnh Khánh Hòa;
Phía Tây giáp: Vườn Quốc gia Chư Yang Sin;
- Địa hình:
Độ dốc: Đây là lưu vực của sông Sê Rê Pôk nên địa hình tương đối dốc và chia cắt mạnh bởi nhiều khe suối nhỏ.
+ Độ dốc bình quân khoảng 170;
Độ cao so với mặt biển:
+ Độ cao trung bình: 700 m;
+ Độ cao cao nhất: 1.600 m.
- Khí hậu thủy văn
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 230C
- Nhiệt độ cao nhất: 290C
- Nhiệt độ thấp nhất: 170C
- Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất: Tháng 4
- Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất: Tháng 12
Chế độ ẩm:
- Tổng lượng mưa trên năm: 1700mm - 2000mm
- Độ ẩm tương đối: 820
Chế độ gió:
- Hướng gió thịnh hành : Đông Bắc - Tây Nam
- Tốc độ gió trung bình: Từ 2,4 m/s - 5,4 m/s
- Thời gian có gió hại hoặc gió bão: Từ tháng 3 đến tháng 8.
Sông suối:
Diện tích của Công ty Lâm nghiệp Krông Bông hầu hết đều nằm trên lưu vực trung lưu và hạ lưu của các dòng suối chính như:
- Suối Ea Dang chảy từ Đông sang Tây dài khoảng 10 km rộng 15m.
- Suối Ea Krông Bông chảy từ Nam xuống Bắc và rẽ sang Tây, dài khoảng 20 km rộng 20m nằm song song với tỉnh lộ 12.
Tất cả các sông suối này đều chảy về sông Krông Ana. Mùa lũ hàng năm thường xuyên xãy ra từ tháng 8 đến tháng 11.
Đất đai và thổ nhưỡng:
Gồm các loại đá mẹ chính như Ba zan, Granit, Đá cát. Quá trình hình thành đất của khu vực là Feralít bồi tụ, có một số đất chính như sau:
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granít, phân bố ở vùng đồi núi có độ cao trên 650m.
- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát, phân bố ở vùng bằng có độ cao 450 -500m.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá Ba zan, phân bố ở vùng bằng có độ cao 400 -500 m chiếm rất ít.
- Đất phù sa bồi tụ phân bố chủ yếu ở vùng ven suối và vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Nhìn chung các loại đất trên là các loại đất tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng.
- Đặc điểm về đất đai:
Loại đất: Có các loại đất chính sau:
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Granit(Đá hoa cương), phân bố trên các địa hình núi cao;
+ Đất xám vàng phát triển trên đá mẹ phiến sét, đá cát phân bố ở vùng tương đối bằng phẳng.
+ Đất đỏ phát triển trên đá mẹ Ba zan;
+ Đất phù sa, đất dốc tụ phân bố vùng ven sông suối;
- Khu vực lâm phần quản lý của Công ty chủ yếu là trên 3 xã vùng 3 của huyện Krông Bông, trước đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc tại chỗ sinh sống đó là người Ê đê, M’ Nông. Với phương thức du canh du cư, phát rừng, đốt , chọc tỉa nền kinh tế tự cung tự cấp, cả dòng họ chung một ngôi nhà dài, giữa các thành viên trong dòng họ, giữa các dòng họ với nhau và giữa các buôn làng có mối quan hệ đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, mỗi dòng họ đều có khu vực làm rẫy riêng, khu vực khai thác gỗ và các lâm sản khác riêng và được các già làng, buôn làng, các dòng họ khác tôn trọng. Như vậy có thể nói đối với các dân tộc bản địa theo truyền thống thì những đám rẫy thuộc sở hữu của từng thành viên nhưng rừng và đất đai thuộc sở hữu của cộng đồng. Việc quản lý đất đai tuy không có văn bản cụ thể nhưng có những quy ước chặt chẽ và được mọi thành viên tôn trọng.
3.2.3. Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng: 28.446,11 Ha
a/Diện tích rừng sản xuất: 19.460,65 ha
Trong đó:
- Diện tích đất có rừng tự nhiên: 17.503,48 ha
- Diện tích đất không có rừng + đất khác: 1.542,16 ha
- Diện tích đất rừng trồng: 415,01 ha.
b/Diện tích rừng phòng hộ: 8.985,46 ha
Trong đó:
- Diện tích đất có rừng tự nhiên: 8.499,32 ha
- Diện tích rừng trồng: 27,40 ha
- Diện tích đất không có rừng và đất khác: 458,74 ha
Địa điểm: Thuộc 33 tiểu khu: 24 Tiểu khu RTN (1138, 1140, 1141, 1149, 1153, 1154, 1164, 1148, 1163, 1165, 1178, 1192, 1193, 1197, 1198, 1206, 1212, 1213, 1218, 1224, 1228, 1229, 1231, 1232); 09 tiểu khu có rừng trồng: 1147, 1134, 1135, 1152, 1176, 1177, 1182, 1144, 1145.
Ngoài ra, diện tích rừng trồng của đơn vị thuê, liên kết với dân nằm ngoài lâm phần được đưa vào dự toán PCCR năm 2011 là: 531,04 ha.
3.2.3. Đặc điểm kinh tế - Xã hội: của huyện :
3.2.3.1. Dân số:
+ Toàn huyện có 16.105 hộ với 84.805 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 4.914 hộ với 28.520 khẩu.
+ Tổng số hộ nghèo toàn huyện: 6.076 hộ/ 15.831 hộ, chiếm 38,38% dân số toàn huyện.
3.2.3.2. Thành phần dân tộc:
+ Có 25 dân tộc sinh sống, gồm: Kinh (56.285 khẩu), Tày (182 khẩu), Thái (184 khẩu), Hoa (25 khẩu), Khơ me (07 khẩu), Mường (871 khẩu), Nùng (161 khẩu), H’mông (8.216 khẩu), Dao (102 khẩu), Gia Rai (5), Ê đê (13.242), Ngái (6), Ba na (02), Xê đăng (6), Sán chay (2), Chăm (5), Sán Dìu (1), H’rê (1), M’nông (5.368), Ra Glai (2), Vân Kiều (122), Gié Triêng (2), Mạ (01), Co (06), Chu Ru (01).
Với 25 thành phân dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn đồng nghĩa vấn đề đa văn hoá sắc tộc và còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu truyền thống của từng dân tộc chưa thể bỏ được… (Nguồn: Phòng thống kê huyện Krông Bông)
Diện tích rừng tự nhiên của Công ty Lâm nghiệp Krông Bông tập trung chủ yếu tại 3 xã Cư Pui, Cư Đrăm và Yang Mao, trong đó có 4 thôn(buôn) sinh sống trong rừng và gần rừng, các dân tộc thiểu số chiếm đa số gồm: Ê đê, M’Nông, H’ Mông, Tày, Nùng, Dao… và một số ít người Kinh. Dân số của 4 thôn(buôn):
Stt
Thôn
Hộ
Khẩu
Nam
Nữ
L. Đ
DT canh tác (ha)
Nương rẫy
Lúa nước
1
Yang Hanh
405
2.464
1.289
1.175
1.342
300
53
2
Cư Dắt
141
868
428
440
378
100
32
4
Ea Bar
208
1.128
645
483
480
253
20
5
Ea Rớt
184
1.378
675
703
531
150
10
Tổng
938
5.838
3.037
2.801
2.731
803
115
3.2.3.3.Tình hình sản xuất, đời sống thu nhập
Phương án PCCR được xây dựng trên địa bàn 08 xã Cư Kty, Hoà Thành, Dang Kang, Hoà Phong, Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao và Hoà Sơn. Đây là những xã có thôn buôn thuộc đồng bào dân tộc M’Nông, Ê đê, H’Mông, tập quán canh tác còn lạc hậu, phương thức canh tác chủ yếu là phát nương làm rẫy, phương pháp canh tác là chọc tỉa, do vậy nên công tác PCCR mùa khô là rất khó khăn và phức tạp
3.2.3.4.Cơ sở hạ tầng:
Krông Bông được thành lập từ năm 1981 nằm về phía Đông Nam của tỉnh là huyện vùng sâu, vùng xa có nhiều thành phần dân tộc 25 dân tộc cùng sinh sống, tình hình kinh tế, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn thiếu thốn đặc biệt là hệ thống điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, các công trình văn hoá, phúc lợi… tuy những năm gần đây được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thông qua một số các chương trình phát triển kinh tế, các Dự án, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng…nhưng mới chỉ ở phạm vi nhỏ và còn nhiều hạn chế
PHẦN 4. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. mục tiêu :
- Mục tiêu chung : Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Keo lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng, làm cơ sở để phát triển mở rộng mô hình góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu làm bột giấy ngày càng tăng của xã hội
- Mục tiêu cụ thể :
+ Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Keo lai trên đất Feralit phát triển trên … ở huyện KrôngBông, tỉnh Đăk Lăk..
+ Bước đầu xác định được một số đặc điểm sinh trưởng của gỗ Keo lai 1-2 tuổi
+ Góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai ở Đăk Lăk.
4.2. Nội dung :
Điều tra 2 khu vực :
Tiểu khu 1162 (Ea Lang, Buôn Cư Drăm xã Cư Pui và Cư Drăm,)
- Phía Bắc giáp: Khu dân cư thôn Ea Lang
- Phía Nam giáp: K4-1182 (RTN)
- Phía Đông giáp: Khu dân cư thôn Ea Bar
- Phía Tây giáp : TK 1161 và suối Ea Lang
Tiểu khu 1170 (Buôn Phung xã Cư Pui)
- Phía Bắc giáp: TK 1160 xã Hoà Phong
- Phía Nam giáp: Khu dân cư Buôn Phung
- Phía Đông giáp: Tỉnh lộ 12
- Phía Tây giáp : Nương rẫy
Tìm hiểu hoàn cảnh tự nhiên nơi trồng rừng
Địa hình:
Diện tích thiết kế trồng và chăm sóc rừng trồng hầu hết địa hình có độ dốc trung bình triền dốc
- Độ cao tuyệt đối: 500 m
- Độ cao tương đối: 50 m
- Hướng dốc: Bắc - Nam
- Độ dốc cấp III bình quân: Từ 8 – 150
Đất đai thổ nhưỡng:
Qua việc điều tra thổ nhưỡng và mô tả phẫu diện, trên khu vực thiết kế có loại đất chính là:
- Loại đất: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét ( Fs)
- Độ sâu tầng đất mặt: 30 - 50 cm
- Thành phần cơ giới: Thịt nhẹ
- Nhóm đất: 2
Thực bì:
Đây là diện tích rừng trồng 2004 sau khi khai thác đưa vào phục hồi trồng lại rừng bằng loài cây Keo lai hom và tái sinh rừng bạch đàn luân kỳ II nên chỉ cần vệ sinh rừng sau khai thác. Một số khu vực Nopron (TK 1143, 1152, 1135) đây là diện tích ủi khai hoang kết hợp phát dọn để trồng mới. loại thực bì chủ yếu gồm cỏ tranh, cỏ thấp, tre le, lau lách...
- Tình hình sinh trưởng: Trung bình
- Độ che phủ trung bình: 20 - 30%
- Nhóm thực bì: Nhóm 2
Giao thông, sông suối:
a. Giao thông:
Khu vực thiết kế chủ yếu là diện tích khai thác rừng trồng năm 2004 gần kề khu dân cư các buôn Lắk, buôn Phung, Chư Phiang, thôn Ea Lang, Ea Bar, Ngã ba Hoà Thành, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 12 nên đã có săn hệ thống đường mòn khai thác và vận chuyển
b. Sông suối:
Trong khu vực thiết kế trồng rừng có khá nhiều suối: Ea Krông Bông, Ea Dang Kang, Ea Lang, Ea Bar, Ea Mounh ... chảy quanh năm và hệ thống suối nhỏ một mùa nằm kề bên khu vực trồng rừng. Đây là điều cần chú ý trong công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô.
Khí hậu thủy văn:
Khu vực thiết kế chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hai mùa rõ rệt
a. Chế độ mưa:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Tổng lượng mưa trong năm từ 1800 - 2000mm
- Hệ số ẩm ướt từ 82 - 84%
- Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 9
b. Chế độ gió:
Một năm có 2 hướng gió chính: Bắc, Đông Bắc và Tây, Tây Nam, hướng gió hại: Đông Bắc.
c. Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ cao nhất: 360C
- Nhiệt độ thấp nhất: 120C
- Nhiệt độ trung bình: 240C
- Tháng nóng nhất: Tháng 4
- Tháng lạnh nhất: Tháng 12
d. Chế độ ẩm:
- Mùa khô có độ ẩm tối thấp: 11%
- Mùa mùa mưa có độ ẩm tối cao: 84%
- Độ bốc hơi trung bình hàng năm: 1170 mm
Điều kiện kinh tế – xã hội:
Khu vực thiết kế trồng rừng có đồng bào Mông di cư tự do và người dân tộc Ê đê, M’nông tại chỗ, tập quán canh tác của bà con còn lạc hậu, phương thức canh tác chủ yếu là phát nương làm rẫy, phương pháp canh tác là chọc tỉa, do vậy sản lượng cây trồng không cao, thu nhập từng hộ hàng năm đạt thấp, một số hộ vẫn gặp nhiều khó khăn khi giáp hạt.
Hầu hết các thôn buôn triển khai liên kết trồng rừng đầu tiên từ năm 2002 cho đến nay cùng cùng đơn vị. Vì vậy công tác trồng, chăm sóc, PCCR đã trở nên quen thuộc trong công việc của bà con.
Với quy mô và diện tích như vậy cộng với hệ thống, điện đường trường trạm được xây dựng tương đối đầy đủ, trình độ dân trí của người dân đã phần nào được nâng cao nên công tác trồng, chăm sóc rừng đối với bà con tương đối thuận lợi.
Đây củng là điều kiện để cho các hộ nhận liên kết trồng rừng giải quyết công ăn việc làm đặc biệt trong những tháng nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người dân, phủ xanh đất trống đồi núi trọc…
Kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc…
Dựa trên các yếu tố tự nhiên đã được khảo sát, điều kiện sinh thái cây trồng và mục đích kinh doanh rừng trồng chúng tôi thiết kế kỹ thuật như sau:
-Tổng diện tích thiết kế: 132,42 ha
+Diện tích trồng: 116,48 ha
+Diện tích đường băng: 15,94 ha
Loài cây: Keo lai giâm hom (Acacia Hybrid)
2. Mật độ trồng: 2.200 cây/Ha
3. Cự ly trồng: Cách cây 2,0 m x hàng cách hàng 2,3 m
Được bố trí theo hàng, trồng theo đường đồng mức.
4. Cự ly đi làm bình quân: 1 – 2km
5. Phương thức trồng: Trồng thuần loài
6. Phương pháp trồng: Trồng cây con trong bầu
7. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:
Cây con đem trồng phải đạt những tiêu chuẩn sau:
- Túi bầu (có đáy): Rộng 7cm, cao 12 cm
- Tuổi cây: 3 - 4 tháng tuổi
- Chiều cao cây: 25 – 35 cm
- Đường kính cổ rễ: 2mm - 3mm
- Cây con phải khỏe mạnh, lá có màu xanh đậm, không có dấu hiệu sâu bệnh, không gãy ngọn, không bể bầu.
8. Biện pháp xử lý thực bì:
a/Tiểu khu 1170:
-Ủi khai hoang , diện tích còn lại tiến hành phát dọn, gom lại và xử lý đốt dọn sạch thực bì có trong lô,
b/Tiểu khu 1162:
-Đây là diện tích sau khai thác nên tiến hành phát dọn lại và vệ sinh rừng, gom đốt cành nhánh sau khai thác
9. Biện pháp làm đất:
Sau khi xử lý thực bị xong một số diện tích tiến hành cày được tại tiểu khu 1135, 1170 (34.14 ha), phần còn lại không cày được do đất dốc. Dự kiến khoảng đầu tháng 7 tiến hành đào hố.
a. Đào hố:
- Trước khi trồng cây 15 - 30 ngày, vị trí đào hố phải được xác định sau khi đã cắm tiêu hoặc giăng dây đúng cự ly hàng và cự ly cây theo đúng thiết kế kỹ thuật, đào hố theo đường đồng mức, theo dọc giữa hai hàng gốc cây bạch đàn đã khai thác.
- Kích thước hố đào 30 x 30 x 30cm (trường hợp đất có đá và gốc cây thì được điều chỉnh cự ly trong hàng), đất đào lên để cạnh miệng hố, để riêng lớp đất đáy về phía dưới dốc, lớp đất mặt để phía trên dốc.
b. Lấp hố và bón lót:
Dùng cuốc xới nhỏ đất, nhặt cỏ, lá cây, đá lẫn, rồi lấp ½ lớp đất mặt còn lại được trộn đều với phân và lấp xuống, phân bón lót là Philippin có hàm lượng N.P.K 16:16:8:13S (mỗi hố 50 gam, sau đó lấp đất đáy lên trên, lấp đất hình mu rùa với đường kính từ 30 - 40cm. Dãy cỏ quanh hố có đường kính 0,6-0,8m, lấp hố hoàn toàn trước khi trồng tối thiểu là 5 ngày
10. Thời vụ trồng:
Từ cuối tháng 7 và kết thúc cuối tháng 10 khi đất dư ẩm.
11. Vận chuyển cây con và trồng:
a. Vận chuyển cây con:
Cây con được tập kết đến hiện trường, phải chuẩn bị bãi xếp cây, cây được xếp ngay ngắn, xếp sát nhau, phải làm dàn che nắng để tránh sự phá hoại của gia súc, gia cầm, trời nắng cần phải tưới nước cho cây con tại lô.
b. Kỹ thuật trồng cây:
- Dùng cuốc móc đất ở tâm hố lên với độ sâu tương ứng với chiều cao cổ rễ cây con.
- Dùng dao rạch túi bầu theo chiều thẳng đứng rồi lột nhẹ túi bầu.
- Đặt cây thẳng đứng giữa hố, lấp đất tới đâu dùng tay nén chặt tới đó, vun đất hình mu rùa đến cổ rễ để tránh cho cây khỏi bị úng nước, chú ý không để làm bể đất trong bầu.
c. Trồng dặm:
Sau khi trồng xong tiến hành cắm que 1 gốc 2 nẹp le để cho cây đứng thẳng và khỏi thỏ cắn, sau khoảng 10 ngày sau khi trồng tiến hành kiểm tra và trồng dặm.
12. Chăm sóc rừng trồng:
Căn cứ vào mức độ thực bì và điều kiện sinh thái cây trồng trên khu vực thiết kế chúng tôi xây dựng biện pháp chăm sóc như sau:
-Năm thứ nhất: Sau khi trồng rừng xong
+Xới cỏ quanh gốc đường kính 0,6 – 0,8m, vun gốc Tháng 8-10
+Phát dọn toàn bộ thực bì toàn diện Tháng 10
-Năm thứ 2:
+Xới cỏ quanh gốc đường kính 0,6 – 0,8m, vun gốc, cuốc hai rãnh hai bên sâu khoảng 10cm, dài 30 cm, cách gốc cây tương ứng với tán lá của cây trồng, bón phân (50g/cây chỉ bón phân năm thứ 2) Tháng 7
+Phát chăm sóc toàn diện lần Tháng 10
-Năm thứ 3:
+Phát chăm sóc toàn diện lần 1 Tháng 7
+Phát chăm sóc toàn diện lần 2 Tháng 10
-Năm thứ 4:
+Phát chăm sóc toàn diện Tháng 10
Cụ thể số lần chăm sóc các năm như sau:
Năm
1
2
3
4
Số lần chăm sóc
2
2
2
1
13. Thiết kế phòng trừ sâu bệnh:
Những loại sâu, bệnh thường xảy ra như bệnh nấm phấn trắng, một số loại sâu hại như sâu hại thân, lá và mối hại rễ.,. Cách phòng trừ tốt nhất là phát hiện sớm, kịp thời điều trị bằng một số lọai thuốc hóa học thích hợp, theo định kỳ kiểm tra trong vườn ươm phun một số loại thuốc đặc trị để phòng trừ nấm bệnh cho cây con.
Sinh trưởng của loài (các loài) tại rừng trồng
- Tỉ lệ sống
- Sinh trưởng chiều cao, đường kính, biến động về H, D, lượng tăng trưởng bình quân chung (ở các tuổi khác nhau)
- Phẩm chất cây trồng
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến rừng trồng
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai
Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai
Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đến tính chất lý-hóa của đất sau khi trồng Keo lai được 1-2 năm tuổi
Đề xuất các giải pháp, kỹ thuật tác động, chăm sóc rừng trồng
4.3. Phương pháp nghiên cứu
4.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa (kế thừa mô hình thí nghiệm) kết hợp với phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) định vị ngoài hiện trường để thu thập những số liệu cần thiết. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn khoãng 500m2 đảm bảo dung lượng mẫu (n) từ 30 - 40 cây/ÔTC
4.3.2. Phương pháp nghiêu cứu cụ thể :
- Thí nghiệm về mật độ : Căn cứ vào các mật độ đã trồng trong sản xuất, thí nghiệm mật độ được bố trí các công thức sau
Hàng cách hàng 2.5m
Cây cách cây 1m5
- Thí nghiệm về bón phân : Căn cứ vào đặc điểm đất đai, thí nghiệm bón phân được bố trí các công thức như sau:
4.3.2.1. Bố trí thí nghiệm (Có đề tài không bố trí thí nghiệm)
4.3.2.2. Thu thập số liệu
- Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp, phỏng vấn cán bộ kỹ thuật…
- Thu thập số liệu tại rừng trồng
+ Đếm só cây sống chết
+ Đo chiều cao bằng thước có vạch đến cm( sun to đo cao hoặc blumlei). Đo đường kính bằng thước cuộn đo đường kính(hoặc panme nếu cây còn nhỏ)
- Đánh giá phẩm chất cây: chia ba loại
+ Tốt(A): sinh trưởng tốt, thân thẳng, tán cân đối, lá xanh thẫm…
+ Trung bình(B): sinh trưởng trung bình, tán lệch, lá xanh…
+ Xấu(C): sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh cụt ngọn..
- Trong quá trình đo đếm kết hợp quan sát tình hình sâu bệnh hại và các yếu tố tác động đến rừng trồng
- Chú ý: nếu không bố trí thí nghiệm mà đo đếm tại rừng trồng với diện tích lớn thì phải rút mẫu thăm dò để tính dung lượng quan sát cần thiết theo công thức 1 hoặc 2
(2)
Trong đó: m là tổng số cây sống
n là tổng số cây quan sát ở mẫu
êc là sai số giới hạn
là chiều cao (đường kính) trung bình của loài
S là sai tiêu chuẩn mẫu
- Lập tuyến điều tra, trên tuyến lập các ô tiêu chuẩn để đo đếm
- Đo đếm trong ô tiêu chuẩn (Giống như ở trên)
4.3.2.3 Phân tích mẫu đất trong phòng thí nghiệm
4.3.2.4 Xử lý số liệu và phân tích kết quả:
Dùng phương pháp ước lượng khoảng để ước lượng tỉ lệ sống, chiều cao, đường kính trung bình của loài theo công thức (3) và (4)
- Ước lượng khoảng tỉ lệ sống của loài
Pt : Tỉ lệ sống của loài trong khu vực trồng rừng
Pm : Tỉ lệ sống ở mẫu đo đếm
n : Tổng số cây quan sát ở mẫu đo đếm(Dung lượng mẫu quan sát)
- Ước lượng khoảng chiều cao (Đường kính) trung bình của loài
µ : Chiều cao (Đường kính) trung bình của loàI
S : Sai tiêu chuẩn mẫu
n : Dung lượng mẫu quan sát
- Hệ số biến động về chiều cao, đường kính của loài
+ So sánh sự khác nhau về tỉ lệ sống, phẩm chất cây bằng tiêu chuẩn hoặc tiêu chuẩn U trong trường hợp 2 mẫu
+ Lựa chọn loài(dòng, khu vực...) đạt tỉ lệ sống, phẩm chất cây trội nhất dùng tiêu chuẩn U
+ So sánh sinh trưởng chiều cao, đường kính của các loài (dòng, khu vực...) bằng phân tích phương sai 1 hoặc 2 nhân tố
+ Kiểm tra 2 điều kiện để phân tích phương sai
Điều kiện phân bố chuẩn
Các phương sai bằng nhau
Tiến hành phân tích phương sai
+ Lựa chọn công thức đạt sinh trưởng chiều cao, đường kính trội nhất dùng tiêu chuẩn t
- Phẩm chất cây trồng được tính theo công thức
Trong đó: K (%) là tỉ lệ cây tốt; trung bình; xấu
ni: là số cây tương ứng các loại tốt; trung bình; xấu
: là tổng số cây đo đếm.
Tính lượng tăng trưởng bình quân chung về chiều cao, đường kính của loài (dòng, khu vực...)theo công thức
TA là nhân tố điều tra (chiều cao, đường kính) tại tuổi A
A là tuổi cây tại thời điểm điều tra
Số liệu được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm excell
PHẦN 5. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Có bao nhiêu nội dung thì có bấy nhiêu dự kiến kết quả
- Tìm hiểu hoàn cảnh tự nhiên nơi trồng rừng
- Kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc…
PHẦN 6. KẾ HOẠCH THỰC HIÊN
Từ 1/3/2012 đến 8 /03/2012: tham khảo tài liệu, viết đề cương, thông qua bộ môn
Từ 9 /3/2012 đến 9 /5/2012: thu thập số liệu, điều tra thực địa, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Từ 10 /5/2012 đến 30 /5/2012: xử lý số liệu, viết báo cáo
Từ 1 /6/2012 đến /6/2012: chỉnh sửa hoàn thiện và nộp báo cáo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_sinh_truong_cua_keo_lai_trong_tai_krong_bong_daklak_4579.doc