Đánh giá tác động hệ thống công trình thủy lợi ở xã Bình nhâm huyện Thuận An tới các vấn đề kinh tề_xã hội_môi trường và kiến nghị giải pháp hạn chế tác động xấu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
3
Chương 1:
GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ QUY MÔ Hệ THỐNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI 5
1.1.
Các thông tin chung về dự án CTTL An Sơn - Lái Thiêu . 6
1.2.
Quy mô công trình thủy lợi thuộc Tiểu vùng 2 7
Chương 2:
KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VÀ KẾT QUẢ 8
2.1.
Các bước tiến hành khảo sát thực địa . 8
2.2.
Hệ thống kênh rạch xã Bình Nhâm khi chưa có công trình . 8
2.3.
Hiện trạng hệ thống Thuỷ lợi, giao thông trong vùng 9
Chương 3:
ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ . 11
3.1.
Mẫu bảng điều tra . 11
3.2.
Kết quả điều tra và phân tích 12
3.3.
Phân tích các tác động tới kinh tế - xã hội – môi trường . 13
3.4.
Một số kiến nghị đề xuất giảm thiểu các tác động xấu 14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3999 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động hệ thống công trình thủy lợi ở xã Bình nhâm huyện Thuận An tới các vấn đề kinh tề_xã hội_môi trường và kiến nghị giải pháp hạn chế tác động xấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHỆP & PTNT BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
⎯⎯⎯⎯ CƠ SỞ 2 ⎯⎯⎯⎯
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI Ở XÃ BÌNH NHÂM HUYỆN THUẬN AN TỚI CÁC
VẤN ĐỀ KINH TỀ_XÃ HỘI_MÔI TRƯỜNG VÀ KIẾN NGHỊ
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG XẤU
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hòa Bình (S8-47N)
Trần Anh Tuấn (S8-47N)
Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Trần Hữu Hoàng
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2007
www.tainguyennuoc.vn
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
Chương 1: GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ QUY MÔ Hệ THỐNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI .................................................................................... 5
1.1. Các thông tin chung về dự án CTTL An Sơn - Lái Thiêu ......................... 6
1.2. Quy mô công trình thủy lợi thuộc Tiểu vùng 2.......................................... 7
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VÀ KẾT QUẢ .................................................. 8
2.1. Các bước tiến hành khảo sát thực địa......................................................... 8
2.2. Hệ thống kênh rạch xã Bình Nhâm khi chưa có công trình ....................... 8
2.3. Hiện trạng hệ thống Thuỷ lợi, giao thông trong vùng................................ 9
Chương 3: ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........................... 11
3.1. Mẫu bảng điều tra..................................................................................... 11
3.2. Kết quả điều tra và phân tích.................................................................... 12
3.3. Phân tích các tác động tới kinh tế - xã hội – môi trường ......................... 13
3.4. Một số kiến nghị đề xuất giảm thiểu các tác động xấu ............................ 14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 15
www.tainguyennuoc.vn
3
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nằm ven biển với hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt vì thế
công trình thủy lợi có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống nhân dân,nó tác động đến mọi
mặt kinh tế_xã hội _môi trường của nước ta.
Như chúng ta đã biết thủy triều là hiện tượng nước biển Lên xuống trong ngày dẫn đến
sông rạch thuộc vùng gần Biển cũng chịu ảnh hưởng của hiện tượng này. Sự thay đổi
lực hấp dẫn từ mặt trăng tại một điểm bất kì trên bề mặt trái đất trong khi trái đất đang
quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều cường) và nước rút (triều xuống) vào những
khỏang thời gian nhất định trong ngày. Hiện tượng triều cường và triều xuống các vùng
cuối ảnh hưởng của chân triều - vùng giáp nước ngọt sẽ có những tác động có lợi như
giúp dâng nước cho tưới tự chảy đồng ruộng, vườn cây, và còn giúp nước lưu thông
theo con triều hòa loãng các chất ô nhiễm. Tuy vậy cũng có nhiều tác động có hại đến
đời sống nhân dân, như gây nên hiện tượng nước dâng gây ngập úng hay thiếu nước
trong tưới tiêu, sinh hoạt (khi triều rút). Song Để khắc phục phần nào ảnh hưởng của
triều cường và triều xuống các công trình thủy lợi đã được nghiên cứu xây dựng để
phục vụ tốt nhất cho đời sống của nhân dân.
Đề tài nghiên cứu này chú trọng đến vấn đề nước triều cường đã ảnh hưởng như thế
nào đến đời sống của bà con ở xã Bình Nhâm như thế nào đến đời sống kinh tế_xã
hội_môi trường ở khu vực này. Thuận, xã Bình Nhâm,huyện Thuận An,tỉnh Bình
Dương,và công trình đê bao chống triều cường cùng với hệ thống cửa xả lũ đã có tác
động tích cực
2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn các kết quả phân tích về tác động tới kinh tế - xã hội - môi trường chỉ dừng ở
việc phân tích các kết quả điều tra xã hội học, điều tra khảo sát thực địa - từ các phiếu
điều tra các hộ dân thuộc vùng hưởng lợi của hệ thống thủy lợi nghiên cứu.
Giới hạn vùng nghiên cứu cụ thể là 2 ấp Bình Thuận và Bình Đức, xã Bình Nhâm
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
3. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp khảo sát thực địa
www.tainguyennuoc.vn
4
• Phương pháp điều tra xã hội học: Phát phiếu, phỏng vấn người dân trong vùng
hưởng lợi.
• Phương pháp phân tích thống kê.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được mục tiêu đặt ra của đề tài, chúng em tiến hành các công việc sau:
- Khảo sát thực địa và phỏng vấn nhanh người dân thuộc Vùng nghiên cứu
- Tiến hành lập các phiếu điều tra trên sở kết quả khảo sát thực địa và phỏng vấn
nhanh trên.
- Tiến hành đi phỏng vấn bằng các phiếu điều tra thông qua các câu hỏi.
- Phân tích các kết quả thu nhận được: loại bỏ các phiếu không hợp lý, phân tích
loại bỏ các kết quả chọn của từng câu mà không hợp lý; Phân tích thống kê các
kết quả. Từ cơ sở đó phân tích nhận xét các tác động (cả lợi và hại) tới môi
trường - kinh tế - xã hội, và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu.
Và nội dung báo cáo này gồm:
Mở đầu
Chương 1: Giới thiệu vùng nghiên cứu và Quy mô hệ thống công trình thủy lợi
Chương 2: Khảo sát thực địa và kết quả
Chương 3: Điều tra xã hội học và phân tích kết quả
Kết luận và kiến nghị
5. Lời nhóm nghiên cứu
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài chúng em đã được sự giúp đỡ của nhà trường, cán
bộ địa phương, cán bộ công trình để chúng em hoàn thành tốt đề tài này, chúng em cảm
ơn những sự giúp đỡ chân thành này
Qua đây chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hữu Hoàng đã tận tình hướng
dẫn, và các giáo viên khác đã chỉ bảo và góp ý kiến cho nhóm em hoàn thành đề tài
này.
www.tainguyennuoc.vn
5
Chương 1: GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ QUY MÔ
Hệ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Vùng nghiên cứu thuộc 2 ấp Bình Thuận và Bình Đức, xã Bình Nhâm huyện Thuận An,
tỉnh Bình Dương, đây là một phần thuộc Tiểu Vùng 2 của Dự án Hệ thống công trình
Thủy lợi (CTTL) An Sơn - Lái Thiêu. Nên nội dung chương này sẽ đề cập tới thông tin
tổng quát về dự án này và chi tiết quy mô công trình thuộc tiểu vùng 2.
Hình 1: Giới hạn vùng nghiên cứu
Vùng Nghiên cứu
www.tainguyennuoc.vn
6
1.1. Các thông tin chung về dự án CTTL An Sơn - Lái Thiêu
• Tên công trình: Hệ thống thủy lợi An Sơn – Lái Thiêu
• Địa điểm xây dựng: Huyện Thuận An – Tỉnh Bình Dương
• Nhiệm vụ công trình:
¾ Giải quyết triệt để úng ngập cho vùng hưởng lợi công trình 2.690 ha, diện tích
canh tác 1.749 ha và tiêu nước cho các khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình
Dương.
¾ Tạo nguồn, dẫn ngọt bảo đảm tưới chủ động hoàn toàn cho sản xuất nông
nghiệp, tạo điều kiện bố trí lại sản xuất, đưa diện tích cây ăn trái từ 985 ha lên
1.677 ha (năm 2005), hình thành những vùng đặc sản, cây ăn trái có giá trị cao
và phát triển khu du lịch.
¾ Cải tạo hệ thống giao thông thủy và giao thông đường bộ nông thôn.
¾ Kết hợp cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và các yêu cầu xã hội khác. Cải tạo và
bảo vệ môi trường.
• Các tiêu chuẩn thiết kế chính
- Cấp công trình: Cấp IV
- Tần suất thiết kế :
+ Mức đảm bảo tưới: p = 75%
+ Mức đảm bảo tiêu:
* Mưa trong đồng: p = 10%
* Triều ngoài sông: p = 25%
• Phân vùng dự án
Dự án được phân ra 3 tiểu vùng:
¾ Tiểu vùng 1: Địa phận xã An Sơn - An Thạnh, diện tích 882 ha, gồm các hạng
mục:
¾ Tiểu vùng 2: Địa phận xã Hưng Định, Bình Nhâm và một phần thị trấn Lái
Thiêu, diện tích 819 ha gồm các hạng mục:
¾ Tiểu vùng 3: Khu vực Lái Thiêu và cánh đồng Phú Hội, diện tích 989 ha, gồm
các hạng mục:
www.tainguyennuoc.vn
7
Vùng ghiên cứu của đề tài này giới hạn trong 2 ấp Bình Thuận và Bình Đức -xã Bình
Nhâm (diện tích khoảng 128 ha) thuộc tiểu vùng 2, vì vậy dưới đây (mục 2.2) là các
thông tin chi tiết quy mô công trình được xây dựng thuộc tiểu vùng này.
1.2. Quy mô công trình thủy lợi thuộc Tiểu vùng 2
Địa phận xã Hưng Định, Bình Nhâm và một phần thị trấn Lái Thiêu, diện tích 819 ha
gồm các hạng mục sau:
Đê bao:
N0
Tên bờ bao
Dài
L
(m)
∇mặt
đê
(m)
B mặt
(m)
Mái
(m)
Ghi chú
1
2
3
4
Bờ tả rạch Vàm Búng
Bờ tả kênh Cầu Mới (Bình
Nhâm)
Bờ hữu kênh Cầu Mới
(Bình Nhâm)
Bờ bao ven sông Sài Gòn
(từ rạch vàm Búng đến
rạch Lái thiêu)
1.517
733
773
2.998
+2.0
+2.0
+2.0
+2.0
2
3
3
6
1.5
1.5
1.5
1.5
Đường d.sinh
Đường d. sinh
-nt-
Đường ôtô
Mặt đê bao rải đất cấp phối dày 15cm.
Kênh: nạo vét theo tuyến kênh cũ
NO Tên kênh L (m) Bđ(m) ∇đáy m i
1 Rạch Cầu Mới (Bình Nhâm) 773 30.0 -2.5 1.5 0.0
Công trình trên kênh và đê bao
- Cống dưới đê
+ 09 cống Þ100 cao trình đáy : -1.0
+ 03 cống Þ80 cao trình đáy : -1.0
+ 03 cống Þ60 cao trình đáy : -1.0
+ 09 cống Þ40
- Đập qua rạch nhỏ dưới đê bao : 09 đập
www.tainguyennuoc.vn
8
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VÀ KẾT QUẢ
2.1. Các bước tiến hành khảo sát thực địa
Để làm cơ sở cho đánh giá, và lập phiếu điều tra, chúng em đã tiến hành các việc chính
sau:
- Thu thập tài liệu liên quan dự án
- Xác định rõ giới hạn vùng nghiên cứu, điều tra.
- Tìm hiểu về loại hình cây trồng, tập quán canh tác, và đặc điểm tự nhiên như
sông rạch, các con triều của vùng.
- Phỏng vấn nhanh một số người dân, cán bộ quản lý
Kết quả thu thập được các mục dưới đây.
2.2. Hệ thống kênh rạch xã Bình Nhâm khi chưa có công trình
Nền kinh tế của xã Bình Nhâm lấy kinh tế Nông Nghiệp làm kinh tế mũi nhọn trong đó
phát triển vườn cây ăn trái là chủ đạo. Do đó công tác thuỷ lợi là vấn đề luôn được quan
tâm và chăm lo.
a- Tác động của triều cương khi chưa có công trình thuỷ lợi:
- Trong 1 ngày thì triều cường lên xuống 2 lần: lúc 12 giờ trưa và lúc 12 giờ đêm,
thời gian mỗi lần là 2 tiếng và đặc biệt là vào tháng 9 và tháng 10 âm lịch thì triều
cường lên cao và đạt đỉnh điểm là +1,45m
- Hệ thống kênh rạch khi chưa có công trình thì “phát triển” rất tự phát mạnh ai
người ấy làm, làm cho nhiều chỗ bị ngập úng, nhiều chỗ bị thiếu nước.
- Khi triều cường lên thì cũng kéo theo nhiều chất thải công nghiệp từ sông Sài Gòn
vào hệ thống các đường dẫn nước của người dân
b- Hậu quả:
- Về kinh tế:
+ Cây ăn trái có hiện tượng bị chết, sản lượng thu hoạch thấp. Khu vực này trồng
được các loại cây như: sầu riêng, măng cụt, dâu da… mà các loại cây này chỉ phù
hợp với loại đất ở đây, không phải vùng nào trên đất nước ta cũng trồng được.
Trước tình hình trên để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì rất khó cần phải có thời
gian và kinh phí. Điều này đã gây nên một tổn thất về kinh tế khá lớn .
www.tainguyennuoc.vn
9
- Về môi trường
+ Do ảnh hương của chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt theo nguồn nước
ăn sâu vào làm cho ô nhiễm nguồn nước, làm cho đất bị nhiễm phèn nặng điều này
ảnh hương xấu đến đời sống cũng như sinh hoạt của người dân.
+ Bên cạnh đó thì do cây cối chết nhiều làm ảnh hương đến môi trường sinh thái và
cảnh quan ở khu vực này.
- Về xã hội
+ Do tranh chấp về đường nước giữa các gia đình nên đã có nhiều cuộc ẩu đả xảy
ra làm mất an ninh trật tự.
2.3. Hiện trạng hệ thống Thuỷ lợi, giao thông trong vùng
a- Hệ thống Thuỷ lợi
- Bắt đầu khởi công từ ngày 15/4/2005 đến nay thì công trình đê bao ngăn lũ và
cửa xả cũng bước đầu hoàn thành, công trình gồm đê bao dài 3km (đoạn qua xã
Bình Nhâm) với chiều rộng là 6m, cao trình +2m và hệ thống cửa xả lũ đóng mở tự
động có thể điêu tiết lưu lượng nước vào kênh rạch.
- với hệ thống cửa xả lũ đóng mở tự động,khi triều cường lên cao cửa sẽ hạn chế
không cho nước chảy ồ ạt vào các kênh rạch và khi triều xuống cửa sẽ hạn chế
lượng nước chảy ra sông từ các kênh rạch,vẫn đủ nước dùng cho tưới tiêu.
www.tainguyennuoc.vn
10
b- Hệ thống giao thông:
- Đường đê bao dài 3km chạy dọc theo bờ sông đã tạo thêm đường giao thông giúp
bà con đi lại thuận tiện hơn. Bên cạnh đó,từ khi có đường đê bao thì ở đây đã xuất
hiện thêm một số loại hình dịch vụ như nhiều quán xá mọc lên, khu du lịch, câu cá
giải trí phát triển.
www.tainguyennuoc.vn
11
Chương 3: ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Đây là bảng điều tra về tác động của hệ thống công trình thủy lợi đối với xã Bình Nhâm
mà chúng em sử dụng để xin ý kiến 158 người thuộc 138 hộ, các hộ dân này sinh sống
ở các khu vực khác nhau của xã, đó là sống ở ven tuyến đê bao (ven sông), sát đường
lộ và sống sâu trong các vừơn cây ăn trái:
3.1. Mẫu bảng điều tra
BẢNG ĐIỀU TRA
Họ và tên: Tuổi: Giới tính:
Địa chỉ:
Nghề nghiệp:
câu 1: bạn có biết về công trình đê bao chống triều cường và hệ thống cửa xả lũ ven sông ở khu vực này
không?
a. có b. không c: chỉ nghe nói nhưng không biết rõ
câu 2: bạn có biết công trình được tiến hành thi công vào lúc nào hay không?
a. có b. không
câu 3: bạn có biết công trình này có chiều dài bao nhiêu km không?
a: có b: không
câu 4: trước khi có công trình đê bao ngăn lũ thì khi có triều cường,nước dâng lên có ảnh hưởng đến
vườn, ruộng của người dân ở đây không?
a: có b: không c: lúc có lúc không
câu 5: khi nước gây ngập úng,người dân quanh đây có thể tự tìm cách chống lại việc ngập úng này hay
không?
a: có b: không
câu 6: Trước khi có công trình đê bao ngăn lũ thì khi triều cường (đặc biệt những ngày nước cao) việc
đi lại giao thông ở vùng có ảnh hưởng không?
a: có b: không
*Vào khoảng thời gian nào ??
trả lời:…
câu 7: việc xây dựng công trình đê bao ngăn lũ và cửa xả lũ có cần thiết hay không?
a: có b: không c: có cũng được mà không cũng được
câu 8: Sau khi công trình tiến hành thi công có ảnh hưởng gì đến đời sống thường ngày của người dân
sống quanh đây không?
a: có b: không
câu 9: sau khi công trình này hoàn thành, đời sống của người dân quanh đây có thay đổi như thế nào?
a: tốt b: xấu c: vẫn bình thường
d: ý kiến khác:…………..
câu10: Trước và Sau khi có công trình đê bao ngăn lũ thì nhà bạn có thay đổi về loại cây trồng không
(loại cây chính, quy mô diện tích) ?
a: có b: không
câu 11: Bạn nghĩ là công trình có làm thay đổi môi trường xung quanh như: muỗi ở quanh đây
a: tăng b: giảm
câu 12: hệ thông cống rãnh đã thông chưa?
a: có b: chưa
Cám ơn bạn đã cho ý kiến./.
www.tainguyennuoc.vn
12
3.2. Kết quả điều tra và phân tích
Chúng em đã tiến hành đi phỏng vấn các hộ dân được 158 phiếu điều tra, về phân tích
kết quả loại ra 6 phiếu không hợp lý, trong đó 4 phiếu có nhiều câu trả lời lệnh với xu
hướng chung và 2 phiếu thì có ít nhiều câu trả lời không rõ ràng (số câu trả lời ít). Như
vậy còn 152 phiếu và phân tích kết quả như sau:
Kết quả điều tra (%) Thứ tự
A B C
Nhận xét
Câu 1 90.7 3.3 6.0
Câu 2 91.3 8.7 0.0
Câu 3 7.3 92.7 0.0
Nhìn vào số liệu của bảng bên ta thấy người
dân ở đây cũng rất quan tâm đến công trình
thủy lợi này.
Câu 4 69.3 26.7 4.0 những nười dân sinh sống ở khu vực ven sông
và sâu trong các vườn cây ăn trái bị ảnh hưởng
của nước triều cường nhiều hơn các vùng
khác,vì khi chưa có đê bao và cửa xả lũ thì
nước triều cường ra vào tự do,không kiểm soát
được,có khi nước vào ồ ạt gây ngập úng,có khi
nướclại rút đi gây thiếu nước dùng cho tưới
tiêu.
Câu 5 89.3 10.7 0.0 người dân ở đây phải tự tìm cách chống lại
việc ngập úng bằng cách đào kênh,mương để
thoát nước cũng như phải tự đắp đập be bờ
mỗi khi nước dâng cao.
Câu 6 34 66.0 0.0 Khi điều tra đến vấn đề này,chúng tôi thấy
nước triều cường ảnh hưởng nhiều đến vườn
cây ăn trái của bà con,còn vấn đề giao thông,
đi lại thì ít bị ảnh hưởng hơn.Giao thông ở khu
vực sát đê bao bị ảnh hưởng nhiều nhất khi có
triều cường
Câu 7 87.3 0.0 12.7 Đối với đại đa số người dân đều thấy việc xây
dựng công trình thuỷ lợi này là cần thiết. Bởi
vì nó ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế ở khu
www.tainguyennuoc.vn
13
vực này. Còn đối với một số ít người dân sống
ven đường lộ, sống ở nơi vùng đất cao thì họ
cũng không quan tâm đến vấn đề này.
Câu 8 73.3 26.7 0.0
Câu 9 72.7 0.0 27.3
Cuộc sống của người dân sống ở khu vực ven
sông và khu vực nằm sâu trong vườn cây ăn
trái thì đã có sự thay đổi lớn đó là họ không
còn phải lo nghĩ đến việc đào đường dẫn nước
mỗi khi triều lên hoặc xuống. Còn những
người dân khu vực khác thì họ cũng không bị
ảnh hưởng nhiều vì cuộc sống của họ cũng
không có gì thay đổi
Câu 10 0.0 100.0 0.0 Đất ở vùng này chỉ trồng những loại cây ăn trái
lâu năm, và cũng chỉ có đất ở đây mới phù hợp
với những loại cây trồng này nên người dân ở
đây cũng không nghĩ đến việc chuyển đổi cơ
cấu cây trông.
Câu 11 90.0 10.0 0.0 Việc dân số gia tăng cộng với ý thức người
dân và nhất là gần đây việc chăn nuôi phát
triển nên tình trạng muỗi tăng lên.
Câu 12 95.3 4.7 0.0 Hiện nay hầu hết hệ thống cống rãnh đã được
thông thoát, chỉ còn rất ít hộ gia đình gặp khó
khăn trong việc thoát nước.
3.3. Phân tích các tác động tới kinh tế - xã hội – môi trường
a- Kinh tế:
Sau khi có công trình thì kinh tế của xã đã có nhiều thay đổi đó là:
- Giá đất ở khu vực ven sông đã tăng lên rất nhiều
- Giao thông thuận lợi thuận tiện trong việc trao đổi buôn bán
- Đã xuất hiện thêm nhiều loại hình dịch vụ mới.
- Cuộc sống của người dân được tốt hơn
www.tainguyennuoc.vn
14
b- Xã hội:
- Cuộc sống người dân ổn định hơn,không phải lo lắng nhiều mỗi khi nước triều
cường dâng lên
- Không còn xảy ra tình trạng tranh dành đường nước, gây mất trật tự nhu trước
nữa.
- Nhờ có tuyến đê bao việc đi lại thuận tiện và an toàn hơn trước ( nhất là đối với
trẻ em, rất hay xảy ra tai nạn khi đến khu vực gần sông).
c- Môi trường:
- Cảnh quan ở khu vực này xanh, sạch, đẹp hơn trước.
- Tình trạng ngập úng giảm đáng kể,giảm đi sự lầy lội, đường giao thông sạch đẹp
hơn.
- Hệ thống cửa xả lũ điều tiết lượng nước không còn tình trạng nước chảy ồ ạt vào
khu vực dân sinh sống.
3.4. Một số kiến nghị đề xuất giảm thiểu các tác động xấu
- Việc thi công còn khá trì trệ, kéo dài khá lâu, ảnh hưởng đến người dân ( như giao
thông không thuận tiện,bụi bặm, ộn ào).
- Theo một số ý kiến của người dân thì cửa xã lủ còn khá nhỏ,nguồn nước đưa vào
vườn cây ăn trái của bà con còn chậm.
- Khi làm tuyến đường đê bao thi thuyền ghe của bà con không thể ra vào như
trước nữa.
- Để khắc phục hiện trạng này chúng tôi nghĩ cần phải xây dựng các đường ray
dùng để kéo thuyền ra vào hoặc quy hoạch các bến thuyền hợp lý.
- Cần có các chế độ vận hành hợp lí hơn để có đủ nước tưới tiêu cho cây trồng.
www.tainguyennuoc.vn
15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua kết quả từ các phần trước cho phép chúng em rút ra các kết luận hệ thống công
trình thủy lợi đê bao và các cống ngăn triều thuộc vùng nghiên cứu đã đem lại những
lợi ích nhất định cả về kinh tế (sự gia tăng giá đất khu vực vì lợi thế về vị trí điều kiện
sống), lẫn sinh hoạt hàng ngày của người dân (giao thông đi lại) và đồng thời cải tạo
diện mạo mới về hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những tác động không
mong đợi như sự thay đổi về con nước dẫn đến cần sự thay đổi về tập quán canh tác,
cũng như ý thức hệ về tính cộng đồng.
Mặt khác, trong đề tài này vì giới hạn về thời gian, kiến thức nên những kết quả của để
tài còn hạn chế và giới hạn ở điều tra về xã hội học (thông qua phiếu điều tra các hộ
dân). Nên chắc chắn các kết luận và giải pháp còn có hạn chế, nhưng đây cũng thực sự
là những căn cứ có tính tiên quyết trong việc đánh giá tổng thể tác động của 1 dự án. Và
là cơ sở cho việc thể hiện yêu cầu cấp thiết cần có những nghiên cứu chuyên sâu về kỹ
thuật cũng như xã hội hơn.
Cuối cùng chúng em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô của
các anh chị, bạn sinh viên cho đề tài này.
Bình Dương 9/5/2007
www.tainguyennuoc.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động hệ thống công trình thủy lợi ở xã bình nhâm huyện thuận an tới các vấn đề kinh tề_xã hội_môi trường và kiến nghị giải pháp hạn chế t.pdf