2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN.
2.1.1. Địa hình.
Dự án khai thác Mỏ Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nằm trong khu vực đồi núi thấp.
Địa hình cao ở phía Nam và thấp dần về phía Bắc khu vực mỏ. Cốt cao địa hình thay đổi từ 100m (đỉnh núi phía Đông Nam) đến 20m (khu vực phía Tây Bắc mỏ). Trong khu vực mỏ có một phần là đồi trọc, một phần là rừng tái sinh và một phần là nương rẫy của dân (Khu vực thung lũng phía Tây và phía Bắc mỏ)
2.1.2. Đặc điểm địa chất khu mỏ.
a. Địa tầng:
Điểm Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn nằm trong khối địa chất kiến trúc Hồ Đập. Đây là khối địa chất kiến trúc có phân bố phong phú các điểm quặng và khoáng hoá đồng chất. Đa phần các khoáng vật trong thân quặng là khoáng vật thứ sinh ở dạng vết bám và thấm đọng.
Các ổ thấu kính khoáng vật đồng nguyên sinh có gặp nhưng ít. Trong khối địa chất kiến trúc Hồ Đập có các mỏ, các điểm quặng phân bố trong các lớp đất đá phân hệ tầng Mẫu Sơn trên và phân hệ tầng Mẫu Sơn giữa. Các Mỏ và các điểm quặng tập trung nhiều ở không gian giữa hai trục nếp lõm Cai Lé - Cổng Lầu và nếp lồi Phượng Hoàng. Điểm Quặng Đồng Núi Đẩu nằm ở cánh Nam của nếp lồi Phượng Hoàng
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3445 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án: Khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Quặng Đồng là nguyên liệu quan trọng trong phát triển công nghiệp,
gia dụng nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Hàng năm,
lượng đồng tiêu thụ đứng thứ 3 chỉ sau thép và nhôm. Để đáp ứng nhu cầu
của thị trường góp phần đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp địa phương, thúc
đẩy kinh tế xã hội khu vực, chúng ta phải quản lý sử dụng và khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có của địa phương. Tỉnh Bắc Giang đã phát
hiện nhiều mỏ và điểm mỏ khoáng sản kim loại trong đó có Mỏ Đồng được
phân bố không đều, tập trung nhiều ở các huyện vùng cao như: Sơn Động,
Lục Ngạn, Lục Nam...
Với chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức cá nhân đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội
trên lãnh thổ Việt Nam với mục đích huy động có hiệu quả nguồn vốn, lao
động và các tiềm năng khác của nước nhà nhằm phát triển kinh tế xã hội vì
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long – Hà Nội lập Dự
án “ Khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn
tỉnh Bắc Giang ” trình hội đồng thẩm định, các ban ngành hữu quan, UBND
tỉnh Bắc Giang xin phê duyệt và cấp phép khai thác nhằm thúc đẩy sự nghiệp
phát triển công nghiệp địa phương góp phần tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh
trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO
ĐTM
2.1 Căn cứ pháp lý
1. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành
ngày 01 tháng 7 năm 2006 .
2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật
Bảo vệ môi trường và Nghị định 21/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ.
3. Thông tư 08/2006TT-BTNMT, ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
4. Nghị quyết số 41- NQ/ TW, ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
5. “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam”(Chương
trình nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT, ngày 08 tháng 9 năm 2006 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Tổ chức và hoạt động của Hội đồng
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
7. Nghị định số 81/2006/NĐ-BTNMT, ngày 9 tháng 8 năm 2006 của
Chính Phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
8. Qui chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định
số 155/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 7 năm 1999.
9. Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật Sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Luật Khoáng sản ngày 16 tháng 4 năm 2005.
10. Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Hướng dẫn thi
hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật khoáng
sản.
11. Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT,
ngày 22 tháng 10 năm 1999 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ
KHCN &MT Hướng dẫn ký quĩ để phục hồi môi trường trong khai thác
khoáng sản.
12. Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên (TCVN 5326-91) ban
hành năm 1991
13. Quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp (TCVN 4586-97) ban hành năm 1997.
14. Quyết định số 62/2006 QĐUB ngày 17 tháng 10 năm 2005 của
UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt quy hoạch Tài nguyên Môi trường
tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
15. Công văn số 2757/UBND- TNMT ngày 23 tháng 10 năm 2008 của
UBND tỉnh Bắc Giang về việc Đồng ý chủ trương cho phép Công ty Cổ phần
Khai thác Khoáng Sản Thăng Long- Hà Nội được lập hồ sơ xin cấp phép khai
thác Quặng Đồng trên diện tích 392,6ha, trong đó: Tại huyện Lục Ngạn:314,7
ha, tại huyện Lục Nam:77,9 ha (Có toạ độ, diện tích được xác định trên tờ bản
đồ và phụ lục kèm theo).
2.2 Tiêu chuẩn Việt Nam
1. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số
22/2006/QĐ – BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ TN &
MT và các tiêu chuẩn Việt Nam khác có liên quan.
2. Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số
3733/2002/QĐ- BYT, ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
(Bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh
lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan.
2.3 Các tài liệu kỹ thuật
1. Thuyết minh thiết kế cơ sở “ Khai thác Quặng Đồng tại các điểm
Quặng Đồng Cổ Vài, Cầu Sắt, Cai Lé, Tây Cái Lé, Đèo Cạn- Bản Mùi,
Khanh Mùng, Khuôn Dẽo- Đèo Bừng, Núi Đẩu thuộc huyện Lục Ngạn và Bãi
Lầy thuộc huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang”.
2. Mặt bằng vị trí khu mỏ khai thác Quặng Đồng tại điểm Quặng Đồng
Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang của Công ty Cổ phần
Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội .
3. Các số liệu đo đạc, khảo sát quan trắc hiện trạng chất lượng môi
trường đất, nước và không khí nơi thực hiện Dự án do Trạm Quan trắc môi
trường - Sở Tài nguyên & Môi trường Bắc Giang thực hiện tháng 9 năm
2008.
4. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND xã Quý Sơn, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm 2008.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ đầu tư Dự án đã phối hợp với Trạm Quan trắc môi trường – Sở Tài
nguyên & Môi trường Bắc Giang tiến hành các bước cần thiết để lập Báo cáo
ĐTM.
1. Cơ quan tư vấn:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Trạm Quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc
Giang.
- Trạm trưởng: Vũ Đức Phượng.
- Địa chỉ liên hệ: Thôn Đông Giang- xã Xương Giang- thành phố Bắc
Giang – tỉnh Bắc Giang.
- Điện thoại/Fax : 0240.824.760
2. Trình tự thực hiện gồm các bước sau:
a. Nghiên cứu thuyết minh cơ sở “ Khai thác Quặng Đồng tại các điểm
Quặng Đồng Cổ Vài, Cầu Sắt, Cai Lé, Tây Cái Lé, Đèo Cạn- Bản Mùi,
Khanh Mùng, Khuôn Dẽo- Đèo Bừng, Núi Đẩu thuộc huyện Lục Ngạn và Bãi
Lầy thuộc huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang”.
b.Tổ chức điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
c.Tổ chức điều tra khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự kiến khai
thác, hiện trạng môi trường các khu vực lân cận, chú ý khả năng gây ô nhiễm
đến môi trường.
d.Tổ chức điều tra hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học, các tác
động của Dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh học.
e.Tổ chức khảo sát lấy mẫu phân tích, đánh giá, chất lượng môi trường
không khí, môi trường đất và môi trường nước (nước mặt, nước ngầm) trong
khu vực sẽ tiến hành khai thác và các vùng lân cận.
f.Trên cơ sở các số liệu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường, tổng
hợp số liệu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.
Bảng 1: Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích
STT Tên thiết bị Nước SX
Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí
1 Thiết bị lấy mẫu khí AS-3 Mỹ
2 Máy đo tốc độ gió Anh
3 Máy đo nhiệt độ, độ ẩm Mỹ
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Các thiết bị đo bụi và tiếng ồn
4 Thiết bị đo tiếng ồn tích phân Mỹ
5 Thiết bị lấy mẫu bụi tổng số SL-15P Nhật
Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước, đất
6 Thiết bị lấy mẫu nước cầm tay Mỹ
7 Tủ sấy Mỹ
8 Máy phân tích cực phổ Mỹ
9 Tủ ổn nhiệt BOD Mỹ
10 Máy so màu DR 5000 Mỹ
Bảng 2. Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Chức vị, cơ quan, chuyên môn
1 KS. Vũ Đức Phượng
Trạm trưởng - Trạm Quan trắc
Môi trường
2 KS. Ngô Quang Trường Phụ trách phòng tư vấn kỹ thuật môi trường
3 KS. Nguyễn Thị Thu Huyền Cán bộ
4 KS. Đoàn Thị Thanh Huyền Cán bộ
5 KS.Tạ Thị Minh Tâm Phụ trách phòng phân tích thí nghiệm
6 KS. Nguyễn Thanh Huyền Cán bộ
7 CN. Phạm Đình Năm Kiểm nghiệm viên
8 CN. Quách Văn Linh Kiểm nghiệm viên
9 CN. Trịnh Đình Thiện Kiểm nghiệm viên
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Chương 1.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Tên Dự án: “Khai thác Quặng Đồng tại điểm Quặng Đồng Núi Đẩu xã
Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Tên chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long -
Hà Nội
Ông: Vũ Văn Thảo - Tổng giám đốc
Địa chỉ liên lạc: Số 66, Khu Đông, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại : 04.7571443
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Biên giới mỏ
Khu vực khai thác điểm Quặng Đồng Núi Đẩu xã Quý Sơn nằm về phía
Tây Bắc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang khoảng
120 km.
*Điểm Quặng Đồng Núi Đẩu
- Phía Bắc giáp xã Kiên Lao.
- Phía Nam giáp thôn Bắc Ba xã Quý Sơn
-Phía Đông giáp thôn Đồng Giao xã Trù Hựu.
- Phía Tây giáp xã Đông Hưng
Bảng 1.1. Vị trí khu vực khai thác và giới hạn khai thác của
điểm Quặng Đồng Núi Đẩu
Khu vực mỏ Toạ độ VN-2000, kinh tuyến
trục 105, múi chiếu 6 0
Diện tích khu
mỏ (ha)
X(m) Y(m)
Điểm Quặng Đồng
Núi Đẩu xã Quý Sơn,
huyện Lục Ngạn
2366860 655700
21,0 2367380 655810
2367140 656180
2366710 656160
1.3.2. Đặc điểm địa hình khu mỏ.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Khu vực khai thác tại điểm Quặng Đồng Núi Đẩu xã Quý Sơn huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nằm trong khu vực đồi núi thấp.
Địa hình cao ở phía Nam và thấp dần về phía Bắc khu vực mỏ. Cốt cao
địa hình thay đổi từ 100m (đỉnh núi phía Đông Nam) đến 20m ( khu vực phía
Tây Bắc mỏ). Trong khu vực mỏ có một phần là đồi trọc, một phần là rừng tái
sinh và một phần là nương rẫy của dân (khu vực thung lũng phía Tây và phía
Bắc mỏ)
1.3.3. Mạng sông suối:
Trong phạm vi khu vực khai thác không có sông suối lớn, chỉ có các suối nhỏ
và các lạch. Các suối, lạch này cạn kiệt vào mùa khô và thường chỉ có nước
vào mùa mưa.
1.3.4. Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh Dự án.
Xã Quý Sơn là một xã miền núi, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn. Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển chậm.
1.3.5. Công suất thiết kế và tuổi thọ của mỏ.
a. Công suất thiết kế mỏ:
- Căn cứ vào khả năng đầu tư về tài chính, thiết bị.
- Căn cứ vào địa chất khoáng sản địa hình và trữ lượng mỏ.
- Căn cứ vào thị trường tiêu thụ.
- Căn cứ vào nhân lực, trình độ chuyên môn khai thác
Theo thiết kế khối lượng Quặng Đồng nguyên khai, khai thác hàng năm
là 50.000 tấn /năm. Tương ứng với khối lượng đất đá bóc tối đa hàng năm là
350.000 tấn/ năm.
b. Tuổi thọ của mỏ:
Tuổi thọ mỏ được xác định :T = T1+T2+T3
- T1 là thời gian xác định XDCB; Lấy T1 = 1,0 năm.
- T2 là thời gian mỏ sản xuất bình thường;
T2 = Qm/ Qsx = 41.508/50.000 = 0,83
Trong đó:
+ Qm là trữ lượng Quặng Đồng khai thác; Qm = 41.508tấn
+ Qsx là sản lượng Quặng Đồng khai thác tính cho năm đạt công suất
thiết kế. Lấy Qsx = 50.000 tấn Quặng Đồng / năm.
+ T3 là thời gian kết thúc khai thác và đóng cửa mỏ; Lấy T3 = 0,7 năm.
T = 1,0 + 0,83 + 0,7 = 2,53 năm
1.4.NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
1.4.1. Các công trình chính.
1.4.1.1.Mở vỉa.
- Căn cứ vào địa hình thực tế hiện tại của khu mỏ
- Căn cứ vào thực trạng và sự phân bố vỉa quặng
- Căn cứ vào các yếu tố địa chất mỏ
- Căn cứ vào sản lượng mỏ, tuổi thọ mỏ.
Điểm khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn
có điều kiện kỹ thuật khai thác khá thuận lợi do thân quặng và trầm tích
Deluvi chứa quặng nằm trên các ngọn đồi thấp, sườn đồi thoải, mỏ khai thác
với qui mô nhỏ (Công suất khai thác Quặng Đồng là 50.000 tấn/năm với hệ số
bóc đất đá là từ 6,5-7,0tấn/m3 tương đương với khối lượng đất đá bóc tối đa là
350.000 m3/ năm)
Nguyên tắc mở vỉa: Lựa chọn các khu vực đã xác định chắc chắn vỉa
quặng (các hào, điểm lộ quặng,…), giảm khối lượng đất đá bóc thời kì đầu,
nhanh chóng đưa mỏ vào sản xuất và đạt công suất thiết kế, thuận lợi cho
công tác khai thác, vận tải, đổ thải và thoát nước mỏ.
Công tác mở vỉa: Lựa chọn phù hợp với điều kiện địa chất, điều kiện
khai thác, hệ thống khai thác.
Mức khai thác Quặng Đồng đầu tiên của điểm khai thác Quặng Đồng
Núi Đẩu là mức +40 m của thân quặng 1. Tạo mặt bằng khai thác đầu tiên có
kích thước mặt bằng đủ đảm bảo cho máy gạt, máy xúc hoạt động bình
thường. Theo địa hình thực tế thì kích thước mặt bằng khai thác đầu tiên có
thể tạo được tại cao độ +40m của thân quặng 1 có chiều dài là 80m và chiều
rộng trung bình là 30m. Khối lượng tạo mặt bằng khai thác đầu tiên : 5.450
m
3
.
1.4.1.2. Phương án khai thác.
Điểm khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn
có hệ số bóc biên giới nhỏ hơn hệ số bóc giới hạn (Kgh= 7,0 m3/ tấn)- mỏ
khai thác có hiệu quả kinh tế.
Bảng 1.2
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
tính
Giá trị
Tổng số Thân
quặng 1
Thân
quặng 2
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
1 Chiều dài khai trường m 250 250
2 Chiều rộng khai trường m 100 100
3 Đáy khai thác m +20 +20
4 Diện tích khai trường ha 3,6 1,8 1,8
5 Trữ lượng Quặng Đồng địa chất tấn 39531 21313 18219
6 Trữ lượng Quặng Đồng khai
thác
tấn 41508 22378 19130
7 Khối lượng đất đá bóc m3 284776 153738 131038
8 Hệ số bóc trung bình m3/ tấn 6,86 6,87 6,85
Biên giới khai trường lộ thiên điểm khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu
xã Quý sơn trên mặt và dưới sâu theo phương án lựa chọn .
* Công nghệ khai thác:
Trữ lượng Quặng Đồng khai thác trong biên giới khai trường được xác
định trên cơ sở trữ lượng Quặng Đồng địa chất huy động vào thiết kế khai
thác trong biên giới khai trường lộ thiên trừ đi trữ lượng Quặng Đồng bị tổn
thất trong quá trình khai thác mỏ và cộng với độ lẫn bẩn đất đá trong quá trình
khai thác mỏ.
- Để giảm tỷ lệ tổn thất và làm nghèo quặng khai thác, thiết kế áp dụng
hệ thống khai thác có chọn lọc bằng cơ giới (máy xúc thuỷ lực gầu ngược có
E 160CV, máy xúc gạt
bánh lốp có E <0,5m3) kết hợp với thủ công, đi hào bám vách vỉa và tiến hành
khai thác từ vách sang trụ vỉa. Với sơ đồ công nghệ khai thác và thiết bị khai
thác mới đồng bộ sử dụng như trên, theo tính toán thì tỷ lệ tổn thất quặng khai
thác là 10% và độ lẫn bẩn đất đá vào quặng khai thác là 15%.
Bảng 1.3.Kết quả tính toán trữ lượng Quặng Đồng khai thác
(Quặng Đồng nguyên khai) trong biên giới khai trường lộ thiên của điểm
Quặng Đồng Núi Đẩu
Khu vực khai
thác
Diện tích
khai
trường; ha
Trữ lượng
địa chất;
Tấn
Khối lượng
đất đá bóc;
m3
Hệ số bóc
TB; m3/t
Trữ lượng
CN; Tấn
Khu Núi Đẩu 3,6 39531 284776 6,86 41508
Thân quặng 1 1,8 21313 153738 6,87 22378
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Thân quặng 2 1,8 18219 131038 6,85 19130
* Các thông số của hệ thống khai thác lựa chọn phù hợp với điều kiện
địa chất mỏ, sơ đồ công nghệ khai thác và đồng bộ thiết bị sử dụng. Cụ thể
được xác định như sau:
* Chiều cao tầng khai thác: Ht =5m.
- Chiều cao tầng kết thúc khai thác: 10m
- Góc nghiêng sườn tầng khai thác α = 75 0
- Góc kết thúc bờ mỏ αkt = 450
- Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu: 25m
- Chiều rộng dải khấu (A): 7,2 m
Chiều rộng dải khấu phụ thuộc vào số lượng hàng mìn và được xác định
theo công thức sau:
A = (n-1)b + w
Trong đó:
- n là số hàng mìn. Dự kiến lấy n = 2
- b là khoảng cách giữa các hàng mìn. Lấy b = 3,5m
- w là đường kháng chân tầng. Lấy w = 3,7 m
Thay các giá trị trên vào công thức trên ta có:
A = (2-1) X 3,5 +3,7 = 7,2 M.
Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác bảng: 1.4
Bảng: 1.4: Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác
TT Tên thông số Ký hiệu Đơn vị Số lượng
1 Chiều cao tầng khai thác Ht m 5
2 Chiều cao tầng kết thúc Hkt m 10
3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác α độ 75
4 Góc nghiêng bờ mỏ kết thúc αkt độ 45
5 Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 25
6 Chiều rộng mặt tầng kết thúc Bkt m 4
Sơ đồ công nghệ khai thác
Khoan nổ
mìn
Bốc xúc đất
đá
Bãi thải
Vận tải đất đá
Bốc xúc
quặng
thô
Vận tải
quặng
sàng tuyển thô
Vận chuyển
về Nhà máy
Luyện Đồng
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
1.4.1.3. Trình tự khai thác.
Mỏ khai thác với quy mô nhỏ (công suất khai thác Quặng Đồng là
50.000 tấn/ năm với khối lượng đất đá bóc tối đa là 350.000 m3/ năm).
Trình tự khai thác: Khai thác thân quặng 2 trước; tiếp đến là khai thác
thân quặng 1. Tiến hành khai thác từ trên cao xuống.
1.4.1.4. Công tác khoan và nổ mìn.
* Công tác khoan lỗ mìn.
Quặng khai thác và đất đá bóc (trừ lớp phủ Đệ Tứ mềm bở có thể xúc
bóc trực tiếp không cần phải làm tơi sơ bộ bằng khoan nổ mìn) của mỏ có độ
cứng trung bình f=9-10 (theo thang chia độ cứng của Protodiaconop), cường
độ kháng nén trung bình 900-1000 KG/cm2 vì vậy phải làm tơi sơ bộ bằng
khoan nổ mìn trước khi xúc bốc.
Theo hệ thống khai thác đã lựa chọn, đá được nổ mìn làm tơi theo các
tầng có chiều dài 5m. Khối lượng đá và quặng phải khoan nổ mìn hàng năm
tối đa là 370.000 m3/năm.
Với khối lượng đất đá và quặng khai thác phải khoan nổ mìn hàng năm
như trên và điều kiện địa chất, khai thác của mỏ, phù hợp nhất là chọn máy
khoan BMK5 có đường kính lỗ khoan 105mm để khoan lỗ mìn.
Để khoan phá mô chân tầng, phá đá quá cỡ dự kiến sử dụng búa khoan
cầm tay chạy khí ép có đường kính lỗ khoan 32- 45mm kèm máy ép khí có
năng suất 10 m3/ phút
* Công tác nổ mìn:
Để đảm bảo chất lượng đập vỡ đất đá nổ mìn (giảm tỷ lệ đá quá cỡ)
chọn sơ đồ bố trí mạng lưới lỗ khoan theo mạng tam giác đều mà cạnh là
khoảng cách giữa các lỗ khoan. Đồng thời để giảm chi phí nổ mìn, Dự án dự
kiến áp dụng phương pháp nổ mìn điện, kích nổ bằng kíp điện. Sơ đồ đấu
ghép mạch nổ theo sơ đồ nối tiếp – song song (các kíp điện trong hàng thì
mắc nối tiếp nhau còn các hàng thì mắc song song) và nổ vi sai qua hàng.
Thuốc nổ sử dụng là thuốc nổ có cân bằng oxi bằng không hoặc gần bằng
không để giảm tác động tiêu cực tới môi trường. Phương tiện nổ sử dụng là
kíp điện thường, kíp vi sai, máy nổ mìn điện và dây điện.
Bảng 1.5.Các thông số của mạng lưới khoan nổ mìn
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
TT Tên chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Số lượng
1 2 3 4 5
1 Chiều cao tầng khai thác Ht m 5
2 Đường kính lỗ khoan Φ mm 105
3 Chiều sâu lỗ khoan LLK mm 6,0
4 Chiều sâu khoan thêm Lkt mm 1,0
5 Đường kháng chân tầng W m 3,7
6 Khoảng cách giữa các lỗ khoan A m 4,0
7 Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan B m 3,5
8 Chỉ tiêu thuốc nổ Q Kg/m3 0,40
9 Lượng thuốc nổ trong 1 LK hàng ngoài QLK1 Kg/LK 29,6
10 Lượng thuốc nổ trong một LK hàng trong QLK2 Kg/LK 28,0
11 Chiều dài nạp thuốc LK hàng ngoài LT1 m 3,8
12 Chiều dài nạp thuốc LK hàng trong LT2 m 3,6
13 Chiều dài nạp bua LK hàng ngoài Lb1 m 2,2
14 Chiều dài nạp bua LK hàng trong Lb2 m 2,4
15 Khối lượng đá nổ ra của một LK hàng ngoài VLK1 m3/lk 74
16 Khối lượng đá nổ ra của một LK hàng trong VLK2 m3/lk 70
17 Suất phá đá S m3/mlk 12,0
18 Khoảng cách an toàn theo đá bay Rđb m
- Đối với người m 300
- Đối với máy móc và công trình m 150
19 Khoảng cách an toàn về chấn động đối với
nhà và công trình
Rcđ m 80
20 Khoảng cách an toàn theo tác dụng của sóng
đập không khí
Rkk m 308
* Xác định số lượng máy khoan (tính cho khoan nổ lần 1).
Số lượng máy khoan thuỷ lực phục vụ cho công tác khoan lỗ mìn được
xác định theo công thức sau:
nLK = V*Kds / NK x S x Ksd
Trong đó:
- V là khối lượng đất đá và quặng khai thác phải khoan nổ (lần 1) hàng
năm. Lấy V = 370.000 m3/ năm.
- S là suất phá đá S = 12 m3/m.
- NK là năng suất khoan của máy khoan BMK5. Lấy NK = 10.000
m/năm (lấy theo định mức năng suất khoan thực tế ở mỏ có điều kiện khai
thác tương tự).
- Ksd là hệ số sử dụng mét khoan. Lấy Ksd = 1,1.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Kết quả tính toán số lượng máy khoan và máy ép khí phục vụ cho công
tác khoan lỗ mìn (nổ lần 1) xem bảng 1.6.
*Phá mô chân tầng và đá quá cỡ (nổ lần 2).
Khối lượng phá mô chân tầng và đá quá cỡ chiếm khoảng 10% tổng
khối lượng khoan nổ hàng năm: 37.000 m3/ năm.
Để phá mô chân tầng và đá quá cỡ, sử dụng búa khoan con chạy khí ép.
Năng suất khoan của búa khoan cầm tay loại trên lấy là 6.000 m/năm (lấy
theo định mức năng suất khoan thực tế ở mỏ có điều kiện khai thác tương tự).
Bảng 1.6. Kết quả tính toán số lượng búa khoan con và máy ép khí phục
vụ cho công tác khoan phá mô chân tầng và đá quá cỡ.
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
Máy
khoan
BMK5
Búa
khoan
con
1 Khối lượng đá khoan nổ hàng năm m3/năm 370.000 37.000
2 Suất phá đá m3/m 12 1,5
3 Hệ số sử dụng mét khoan 0,9 0,9
4 Hệ số danh sách thiết bị 1,1 1,1
5 Số lượng mét khoan yêu cầu m/ năm 27.750 22.200
6 Số giờ làm việc trong ngày Giờ/ ngày 8 8
7 Số ngày làm việc trong năm Ng/ năm 300 300
8 Năng suất khoan trong 1 năm m/ năm 10.000 8.000
9 Số lượng máy khoan yêu cầu Cái 4 4
10 Số lượng máy ép khí có Q=10 m3/ ph Cái 4
* Xác định nhu cầu thuốc nổ hàng năm.
Nhu cầu thuốc nổ hàng năm được xác định theo công thức sau:
Q = Q1 + Q2 (kg/ năm) .
Trong đó:
- Q1 là lượng thuốc nổ cho nổ lần 1:
Q1 = q1V1 = 0,4 x 370.000 = 148.000 kg/ năm.
Q2 là lượng thuốc nổ cho nổ lần 2:
- Q2 = q2V2 = 0,3 x 37.000 = 11.100 kg/ năm.
Thay giá trị Q1, Q2 vào công thức trên ta có:
Q = 148.000 + 11.100 = 159.100 kg/ năm.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
* Xác định các khoảng cách an toàn khi nổ mìn.
- Xác định khoảng cách an toàn do đá văng.
Theo quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp (TCVN 4586: 1997) Tra theo bảng lấy bán kính vùng nguy hiểm
do đá văng đối với người là 300m và đối với thiết bị công trình là 150 m.
- Xác định khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn.
Khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn được xác định theo công
thức sau:
Rcđ = Kcđ α 3 Q
Trong đó:
+ Kcđ là hệ số phụ thuộc vào tính chất nền công trình. Tra theo bảng lấy
Kcđ = 7.
+ α là hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng nổ, lấy α = 1.
+ Q là khối lượng thuốc nổ của 1 đợt nổ. Lấy Q = 1.480 kg/ đợt nổ (3
ngày nổ 1 lần).
Thay các giá trị trên vào công thức trên ta có: Rcđ = 80m.
- Xác định khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí (Rkk).
Khoảng cách an toàn về tác động của sóng đập không khí được xác
định theo công thức sau:
Rkk = Kkk Q .
Trong đó:
+ Kkk là hệ số phụ thuộc vị trí đặt thuốc và mức độ an toàn. Với lượng
thuốc đặt chìm và mức độ an toàn II, tra theo bảng lấy Kkk = 8
+ Q là khối lượng thuốc nổ của một đợt nổ. Lấy Q = 1.480kg.
Thay giá trị trên vào công thức trên ta có: Rkk = 308 m.
1.4.1.5. Công tác xúc bốc quặng khai thác và đất đá thải.
Khối lượng xúc bốc Quặng Đồng khai thác hàng năm là 50.000
tấn/năm (tương đương với 20.000 m3/năm) và khối lượng xúc bốc đất đá thải
hàng năm khoảng 350.000 m3/năm. Với khối lượng xúc bốc Quặng Đồng và
đất đá thải như trên, dự kiến sử dụng máy xúc thuỷ lực có dung tích gầu xúc E
< 1,5m3 để xúc bốc quặng khai thác và đất đá thải. Phụ trợ cho công tác xúc
bốc quặng khai thác và đất đá thải là xe gạt bánh xích có công suất động cơ >
160 CV.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
1.4.1.6. Công tác sàng tuyển:
Sản lượng sàng tuyển quặng hàng năm là 50.000 tấn/ năm. Công ty dự
kiến xây dựng xưởng sàng tuyển thô tại mỏ sau đó mới vận chuyển về Nhà
máy Luyện Đồng của Công ty đặt tại khu vực gần Hồ Khuôn Thần với công
nghệ sàng tuyển quặng hiện đại, tiên tiến với công suất 1000 tấn/ năm (Có
báo cáo ĐTM riêng)
1.4.2. Các công trình phụ trợ.
1.4.2.1. Công tác chuẩn bị.
Gồm chuẩn bị mặt bằng khai thác (đền bù giải phóng mặt bằng khu vực
khai thác, mở đường mỏ, san gạt, tạo mặt bằng khai thác…) chuẩn bị phương
tiện bốc xúc, khoan nổ mìn những vị trí đất đá cứng.
a. Giải phóng mặt bằng.
- Khai trường khu khai thác nằm trên vùng đồi núi không có công trình
xây dựng trên mặt mỏ.
- Các công trình trên mặt bằng được xây dựng nằm trong mặt bằng sân
công nghiệp mỏ và nằm xa khu vực dân cư sinh sống. Khi xây dựng và khai
thác mỏ không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của địa phương.
Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Như đã nêu trên khi tiến hành xây dựng công trình theo Dự án mỏ chỉ
phải giải phóng đền bù một số nương rẫy của dân, rừng tái sinh không phải di
dân và tái định cư. Trong quá trình thi công xây dựng công trình và khai thác
mỏ có thể có các phát sinh nhỏ thì Công ty CP Khai thác Khoáng sản Thăng
Long – Hà Nội sẽ phối hợp với chính quyền địa phương xem xét giải quyết
theo trình tự pháp luật địa phương hiện hành.
b.Làm đường vận tải:
Đường ô tô lên mỏ được thiết kế nối từ đường liên xã Chũ – Quý Sơn
lên mức khai thác đầu tiên (mức +40m) của thân quặng 2 ở phía Đông khu
mỏ. Đường ô tô lên mức khai thác đầu tiên của mỏ có các thông số cơ bản
sau:
- Chiều rộng nền đường (nền đường lu lèn chặt):6,0 m.
- Độ dốc dọc lớn nhất của đường<15%.
- Chiều dài đường: 260 m.
- Khối lượng đào đắp: 2.340 m3.
1.4.2.2. Công tác vận tải quặng khai thác
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Khối lượng vận tải quặng khai thác hàng năm là 50.000 tấn. Cung độ
vận tải quặng khai thác từ khai trường về xưởng sàng của mỏ khoảng 1km.
Với khối lượng và cung độ vận tải như trên, chọn hình thức vận tải quặng
khai thác bằng ô tô tự đổ có tải trọng 5 -7tấn (loại chuyên dụng có mái che
bảo vệ cabin đảm bảo an toàn cho lái xe khi xúc chất tải từ gương xúc).
1.4.2.3. Vận tải đất đá thải
Vị trí bãi thải : Được lựa chọn đảm bảo cung độ vận tải ra bãi thải
ngắn, thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái, công tác giải phóng
mặt bằng nhỏ.
Theo trình tự khai thác đã lựa chọn : Tiến hành khai thác thân quặng 2
trước. Kết thúc khai thác thân quặng 2 mới khai thác tiếp thân quặng 1. Đồng
thời trên cơ sở địa hình khu mỏ cho thấy khu vực sườn núi phía Nam khai
trường có thể bố trí được bãi chứa đất đá thải mà không ảnh hưởng tới công
tác khai thác mỏ giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài và ít ảnh hưởng tới môi
trường khu vực.
Vị trí và giới hạn đổ thải phía Nam khai trường.
1.4.2.4. Thoát nước mỏ:
Mỏ khai thác hoàn toàn trên mức thoát nước tự chảy. Với điều kiện
khai thác như trên. Chọn sơ đồ thoát nước mỏ theo phương pháp tự chảy là
phù hợp bằng cách tạo các mương rãnh hứng nước tại chân tầng và hứng
lượng nước chảy ra ngoài khai trường. Để đảm bảo an toàn cho quá trình khai
thác, trong các ngày mưa lũ lớn có thể tạm dừng khai thác.
1.4.2.5. Cung cấp điện:
Nguồn cung cấp điện cho mỏ là ĐDK- 6KV hiện có trong khu vực
bằng cách xây dựng mới đường dây 6KV dây dẫn AC-50, cột thép hình, sứ
đứng từ đường dây hiện có về mặt bằng sân công nghiệp mỏ dài 1,0km. Tại
mặt bằng sân công nghiệp mỏ lắp đặt trạm biến áp 6/0,4KV- 50KW kiểu trên
cột.
1.4.2.6. Cung cấp nước:
Nguồn cấp nước cho mỏ lấy từ nguồn nước cục bộ trong khu vực.
+ Nhu cầu: Tổng nhu cầu dùng nước của mỏ là 35 m3/ngày.đêm; trong
đó: Nước cho sinh hoạt là 7,14m3/ngày.đêm.
1.4.2.7. Hệ thống thông tin liên lạc.
Liên lạc điều độ sản xuất, hành chính sản xuất và liên lạc với bên ngoài
của mỏ được sử dụng theo hình thức thuê bao với bưu điện khu vực Lục
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Số lượng thiết bị cố định thuê bao là 5 máy và số
lượng thiết bị di động thuê bao là 5 máy.
1.4.2.8. Các công trình phục vụ sàng tuyển quặng
Để phục vụ cho công tác khai thác và sàng tuyển quặng: Xây dựng các
công trình có qui mô kết cấu nhà và công trình như sau :
TT Tên hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng Qui mô
1 Nhà văn phòng mỏ m2 162 Nhà cấp 4
2 Nhà nghỉ cho CBCNV (2 nhà) m2 324 Nhà cấp 4
3 Nhà ăn, bếp m2 124 Nhà cấp 4
4 Nhà bảo vệ m2 12 Nhà cấp 4
5 Đường nội bộ m2 150
6 Xưởng sàng mỏ m2 6000
7 Xưởng sửa chữa cơ điện và kho vật tư m2 180 Nhà cấp 4
8 Cổng và hàng rào m 250 Nhà cấp 4
9 Hệ thống cấp, thoát nước HT 1
10 Hệ thống cung cấp điện HT 1
1.4.3. Các công trình phụ trợ khác
1.4.3.1. Tổng mặt bằng mỏ
Tổng mặt bằng mỏ được bố trí bảo đảm phù hợp với phương án mở mỏ
và hệ thống khai thác đã chọn, đảm bảo an toàn khi vận hành và quản lý mỏ,
thuận lợi về giao thông vận tải trong và ngoài mỏ, thuận lợi việc cung cấp
điện, cấp thoát nước và thi công xây lắp. Tổng mặt bằng mỏ dự kiến bố trí
cạnh đường vào mỏ và cách biên giới mỏ khoảng 300m -500m.
Mặt bằng sân công nghiệp mỏ được bố trí thành 2 khu:
a, Mặt bằng khu sàng mỏ:
Dây chuyền sàng mỏ gồm: Sàng quặng, nghiền quặng trung gian.
Bố trí kho, bãi quặng ngoài trời: Bãi chứa Quặng Đồng nguyên khai có
dung tích chứa 2000 tấn (tương đương 12 ngày công suất mỏ), kho tinh
Quặng Đồng có dung tích chứa 1500 tấn (tương đương 10 ngày công suất
mỏ).
b, Mặt bằng khu phục vụ và chỉ huy sản xuất: Nhà văn phòng mỏ, nhà
nghỉ cho CBCNV, nhà ăn, nhà bảo vệ, xưởng sửa chữa cơ điện, kho vật tư.
1.4.3.2. Vận tải ngoài mỏ
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Sản phẩm tinh Quặng Đồng thu được sau khi sàng loại bỏ bớt đất đá
được đưa về Nhà máy Luyện Đồng của Công ty đặt tại khu vực gần hồ Khuôn
Thần.
Theo tính toán thì sản phẩm tinh Quặng Đồng thu được hàng năm là
42.500 tấn (Sản phẩm tinh Quặng Đồng thu được sau khi sàng loại bỏ bớt đất
đá được tính bằng 85% sản lượng quặng khai thác đưa vào sàng). Cung độ
vận chuyển từ xưởng sàng mỏ về Nhà máy Luyện Đồng của Công ty khoảng
10- 15km. Với khối lượng và cung độ vận tải như trên, chọn hình thức vận tải
tinh Quặng Đồng bằng ôtô tự đổ có tải trọng 5-7 tấn
1.4.3.3. Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư
Đặc điểm.
- Khai trường khu khai thác nằm trên vùng đồi núi không có công trình
xây dựng trên mặt mỏ.
- Các công trình trên mặt bằng được xây dựng nằm trong mặt bằng sân
công nghiệp mỏ và nằm xa khu vực dân cư sinh sống. Khi xây dựng và khai
thác mỏ không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của địa phương.
Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Như đã nêu trên khi tiến hành xây dựng công trình theo Dự án mỏ chỉ
phải đền bù một số nương rẫy và rừng tái sinh, không phải di dân và tái định
cư. Trong quá trình thi công xây dựng công trình và khai thác mỏ có thể có
các phát sinh nhỏ thì Công ty CP Khai thác Khoáng sản Thăng Long –Hà Nội
sẽ giải quyết tại chỗ
1.4.4 Tiến độ xây dựng mỏ
Tiến độ xây dựng mỏ được lập phù hợp với trình tự thi công. Khu mỏ
và khu phụ trợ độc lập nhau nên có thể thi công đồng thời. Tiến độ xây dựng
mỏ là 1 năm
1.4.5. Sửa chữa cơ điện
Số lượng thiết bị cần bảo dưỡng sửa chữa hàng năm tại mỏ (Tại mỏ có
04 máy xúc thuỷ lực gầu ngược có E < 1,5 m3, 04 máy khoan BMK5, 04 búa
khoan tay chạy khí ép có đường kính mũi khoan 32-45mm, 04 máy nén khí có
năng suất nén khí 10m3/phút, 04 máy gạt bánh xích có công suất động cơ
>160 CV, 1 máy xúc gạt bánh lốp có E< 0,5m3, 24 xe ôtô tự đổ có tải trọng 5-
7 tấn và một số thiết bị nhỏ lẻ khác).
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, cần thiết phải xây dựng các
công trình phụ trợ và phục vụ trên sân công nghiệp mỏ như sau: Xưởng sửa
chữa cơ điện và kho vật tư.
Xưởng sửa chữa cơ điện: Có nhiệm vụ tiểu tu bảo dưỡng, sửa chữa
các thiết bị đơn giản trên cơ sở các phụ tùng chi tiết đó được chế tạo sẵn. Việc
sửa chữa lớn, trung đại tu các máy móc phức tạp sẽ được chuyển về Nhà máy
cơ khí Bắc Giang và các Nhà máy cơ khí khác trong vùng.
Trang thiết bị của xưởng sửa chữa cơ điện gồm: 1 máy mài 2 đá 4,5
Kw, 1 máy hàn điện, 1 máy hàn hơi, kích thủy lực,..
Diện tích của xưởng: 108 m2; nhà rộng 6m; dài 18m; cao 5,5m.
Kho vật tư: Nhiệm vụ của kho là tiếp nhận, bảo quản, cấp phát thiết bị
phụ tùng thay thế cho công việc vận hành, sửa chữa chung của toàn mỏ.
Trong kho được bố trí: 2 giỏ phụ tùng, 2 tủ đựng chi tiết, 2 bình bọt khí
loại MF8, 1 bàn làm việc, 3 ghế tựa, 4 thùng phi 200 lít,..
Kho có diện tích: 12x6= 72m2 và được ghép chung với xưởng sửa chữa
cơ điện của mỏ.
1.4.6. Máy móc thiết bị cần có của Dự án.
Bảng1.7. Máy móc thiết bị chủ yếu được sử dụng trong Dự án
TT Tên thiết bị Đơn
vị
Số
lượng
Tình
trạng
Xuất xứ
1 Máy khoan BMK5 có đường kính mũi
khoan 105mm
Cái 4 Mới Trung Quốc
2 Búa khoan tay chạy khí ép có đường
kính mũi khoan 32- 45 mm.
Cái 4 Mới Trung Quốc
3 Máy nén khí có năng suất nén khí 10
m
3/ ph
Cái 4 Mới Trung Quốc
4 Máy xúc thuỷ lực gầu ngược có E<1,5
m
3
.
Cái 4 Mới Trung Quốc
5 Máy xúc gạt bánh lốp có E <0,5 m3 Cái 1 Mới Trung Quốc
6 Máy gạt bánh xích có năng suất động
cơ >160CV
Cái 4 Mới Trung Quốc
7 Xe ô tô tự đổ có tải trọng 5- 7 tấn Cái 24 Mới Việt Nam
8 Xe ô tô con Cái 1 Mới Đức
9 Hệ thống sàng thủ công Bộ 06 Mới Việt Nam
1.4.7. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng của Dự án.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Nhiên liệu để phục vụ Dự án bao gồm
- Xăng, dầu Diezel dùng cho các loại ô tô, máy xúc, máy gạt…được
cung cấp bởi các đại lý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .
+ Ước tính mỗi năm sử dụng khoảng 74,848 tấn dầu Diezel
+ Ước tính mỗi năm sử dụng khoảng 470 lít xăng
- Thuốc nổ AD1: Ước tính khoảng 159,1 tấn/ năm được mua tại Công
ty Công nghiệp hoá chất mỏ Vimiccô thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt
Nam.
1.4.8.Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động.
a. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất.
Cơ cấu hình thức tổ chức của mỏ như sau:
b.Bố trí lao động.
Bố trí lao động của mỏ như sau:
- Cán bộ điều hành: 10 người.
Trong đó:
+ Giám đốc điều hành mỏ 01 người
+ Quản đốc + phó quản đốc: 2 người
+ Phòng tổng hợp: 04 người.
+ Bảo vệ: 03 người.
- Lao động khai thác: 109 người.
Trong đó:
+ Lái máy gạt ủi: 05 người.
+ Lái ô tô: 28 người.
Giám đốc điều hành mỏ
Bộ phận giúp việc Các tổ sản xuất
Giám đốc Công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
+ Lái máy xúc: 06 người.
+ Máy khoan, ép khí, nổ mìn: 10 người.
+ Lao động xưởng sàng mỏ: 40 người.
+ Lao động khác: 20 người.
Tổng cộng: 119 người
c. Đào tạo đội ngũ lao động:
- Giám đốc điều hành mỏ do Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản
Thăng Long – Hà Nội bổ nhiệm.
- Bộ phận giúp việc tuyển từ các trường được đào tạo đúng nghề.
- Công nhân khai thác và sàng tuyển quặng được tuyển chọn chủ yếu là
người địa phương. Công ty sẽ tổ chức đào tạo chuyên môn và học ATLĐ.
1.4.9. Hình thức đầu tư:
Hình thức đầu tư theo hình thức đầu tư mới
1.4.10. Tổng vốn đầu tư
Bảng 1.8. Tổng mức đầu tư:
Khoản mục đầu tư Đơn vị Giá trị
Chí phí xây dựng Nghìn đồng 754.178,3
Chi phí thiết bị Nghìn đồng 2.540.694,4
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng Nghìn đồng 127.777,8
Chi phí khác Nghìn đồng 256.666,7
Chi phí dự phòng Nghìn đồng 183.965,9
Tổng số Nghìn đồng 3.863.283,1
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN.
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN.
2.1.1. Địa hình.
Dự án khai thác Mỏ Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang nằm trong khu vực đồi núi thấp.
Địa hình cao ở phía Nam và thấp dần về phía Bắc khu vực mỏ. Cốt cao
địa hình thay đổi từ 100m (đỉnh núi phía Đông Nam) đến 20m (khu vực phía
Tây Bắc mỏ). Trong khu vực mỏ có một phần là đồi trọc, một phần là rừng tái
sinh và một phần là nương rẫy của dân (Khu vực thung lũng phía Tây và phía
Bắc mỏ)
2.1.2. Đặc điểm địa chất khu mỏ.
a. Địa tầng:
Điểm Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn nằm
trong khối địa chất kiến trúc Hồ Đập. Đây là khối địa chất kiến trúc có phân
bố phong phú các điểm quặng và khoáng hoá đồng chất. Đa phần các khoáng
vật trong thân quặng là khoáng vật thứ sinh ở dạng vết bám và thấm đọng.
Các ổ thấu kính khoáng vật đồng nguyên sinh có gặp nhưng ít. Trong khối địa
chất kiến trúc Hồ Đập có các mỏ, các điểm quặng phân bố trong các lớp đất
đá phân hệ tầng Mẫu Sơn trên và phân hệ tầng Mẫu Sơn giữa. Các Mỏ và các
điểm quặng tập trung nhiều ở không gian giữa hai trục nếp lõm Cai Lé - Cổng
Lầu và nếp lồi Phượng Hoàng. Điểm Quặng Đồng Núi Đẩu nằm ở cánh Nam
của nếp lồi Phượng Hoàng
Kết quả đo vẽ chi tiết các mặt cắt, kết hợp với công tác tìm kiếm chi
tiết hóa ở các khu vực mỏ, có thể chia trầm tích hệ tầng Mẫu Sơn trên và hệ
tầng Mẫu Sơn giữa thành 16 tập với các đặc điểm thạch học riêng, thứ tự từ
dưới lên như sau:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
-Tập 1: Sét bột kết, bột kết giầu vôi màu xám tím, xám lục hoặc loang
lổ phân lớp dày, ép phiến mạnh. Chiều dày của tập này >90m.
- Tập 2: Cát kết đa khoáng màu tím, bột kết màu tím đỏ phân lớp dày,
chiều dày của tập này 70- 100m
- Tập 3: Cát kết ackoz hạt mịn đều màu tím, bột kết đa khoáng tím đỏ
xen kẹp rất ít các lớp mỏng không duy trì của sét bột kết vôi màu xám lục.
Rải rác gặp các thấu kính quặng. Chiều dày của tập này 130-180m.
- Tập 4: Cát kết xen sét bột kết vôi màu xám lục, ít cát kết ít khoáng hạt
mịn màu tím, gặp thấu kính Quặng Đồng chủ yếu malachít vad azurit. Chiều
dày của tập này 90-140m.
- Tập 5: xen kẽ bột kết, cát kết ít khoáng màu tím, phân lớp trung bình
đến dày. Chiều dày của tập này 90-100m.
- Tập 6: Sét bột kết vôi màu xám lục, phân lớp dày, ép phiến mạnh kẹp
ít cát kết hạt mịn cùng màu. Chiều dày của tập này 50-120m.
- Tập 7: Cát kết đa khoáng hạt mịn đến trung bình, cấu tạo vi phân lớp
sóng xiên mờ, màu tím đỏ. Cát kết ít khoáng phân lớp dày. Chiều dày của tập
này 50-100m.
- Tập 8: Cát kết ít khoáng màu xanh lục chứa ít vôi, ít màu tím lục, sét
bột kết vôi màu xám lục. Chiều dày của tập này 50-100m.
- Tập 9: Cát kết phân dải màu tím nâu, tím xám phân lớp dày xen kẹp ít
bột kết vôi cùng màu, dạng khối. Chiều dày của tập này 90 – 100m.
- Tập 10: Sét bột kết giàu vôi màu xám lục kẹp ít tập cát kết giàu vôi
cùng màu phân lớp trung bình đến dày. Chiều dày của tập này 90-140m.
- Tập 11: Cát kết ackoz hạt mịn đến trung bình phân lớp vùa đến dày,
cát bột kết đa khoáng cùng màu tím nâu chứa vôi, phân lớp dày. Chiều dày
của tập này 100- 150m.
- Tập 12: Sét vôi màu tím phân lớp mỏng, phiến sericit xám lục xám
lục, đá vôi chứa sét. Cát kết màu tím phân lớp dày xen cát kết giàu vôi. Chiều
dày của tập 140-160m.
- Tập 13: Cát kết ít khoáng phân lớp trung bình màu tím đỏ, cát kết
ackoz phân lớp dày vi phân dải mờ, màu tím xen ít sét vôi đỏ tím. Chiều dày
của tập này 50-140m.
- Tập 14: Bột kết giàu vôi màu xám lục, sét vôi chứa bột xám phân lớp
mỏng xen ít cát kết màu lục. Chiều dày của tập này 60-90m.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Tập 15:Bột kết đa khoáng màu tím phân lớp dày, ép phiến mạnh, kẹp
vài tập mỏng cát kết ít khoáng màu tím nhạt. Chiều dày của tập này 80-100m.
- Tập 16: Cát kết ackoz màu xám lục phân lớp trung bình, có cát bột kết
ackoz cùng màu phân lớp dày, ép phiến yếu. Chiều dày của tập này trên
110m.
b. Kiến tạo.
Đứt gẫy trong vùng phần lớn phát triển hệ thống TN-ĐB ít hơn là hệ
thống TB- ĐN. Khoáng hoá quặng có liên quan chặt chẽ với các hệ thống đứt
gẫy này. Ở đó phát triển các mạch thạch anh chứa quặng và các đới đá phiến
thuộc phần dưới tập (T3k ms 23 ) bị vò nhàu, cà nát, vỡ vụn tạo thành các khe
nứt, thớ chẻ, lỗ hổng để các khoáng vật chứa quặng lấp đầy hoặc thấm đọng
vào. Trong vùng mỏ đã phát hiện được nhiều đứt gãy lớn nhỏ. Các đứt gãy đã
làm phức tạp thêm cấu trúc khu mỏ và thể hiện rõ mối tương quan giữa quá
trình kiến tạo phá huỷ với quá trình tạo quặng.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu.
Xã Quý Sơn thuộc vùng khí hậu miền núi Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và khô
(từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa hè nóng ẩm (từ tháng 4 đến tháng
10).
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,10C, nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất (tháng 7) là 28,90C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng giêng)
là 15,70C, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là 390C, nhiệt độ
thấp tuyệt đối là 50C.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1330-1336mm. Mưa lớn tập trung vào
tháng 7, 8, 9; Tháng 1, 2 thường hay có mưa phùn.
+ Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 78%, độ ẩm cao nhất là
92% và thấp nhất là 60%.
+ Số giờ nắng trung bình là 1741 giờ, thuộc mức tương đối cao thích
hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm.
+ Gió thổi theo hai mùa rõ rệt, gió Đông Bắc thổi về mùa đông lạnh và
gió Đông Nam thổi về mùa hè nóng, các tháng 4, 5, 6 thỉnh thoảng xuất hiện
gió Tây khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Bão lụt thường xảy ra
vào tháng 8, 9, 10.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
2.1.4. Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình.
a. Đặc điểm địa chất thuỷ văn:
- Nước mặt: Trong phạm vi điểm khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã
Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang không có sông suối lớn, chỉ có
một vài suối nhỏ, khe lạch. Các suối, lạch này cạn kiệt vào mùa khô và
thường chỉ có nước vào mùa mưa.
- Nước ngầm: Dựa vào địa tầng, thành phần thạch học mức độ giàu
nước của đất đá. Chia làm phức hệ chứa nước trong đá phiến hệ Triat và hệ
chứa nước trầm tích Đệ tứ.
Dự kiến công tác khai thác mỏ là trên mức thoát nước tự chảy do vậy
nước mặt và nước ngầm ít ảnh hưởng đến công tác khai thác mỏ.
b. Đặc điểm địa chất công trình;
Toàn bộ khu mỏ nằm trong đất đá thuộc địa tầng tuổi triat điệp Mẫu
Sơn. Các đá chủ yếu là đá phiến tương đối đồng nhất về thành phần, kiến trúc,
cấu tạo và tính chất cơ lý. Các đá tương đối rắn chắc nên ít xảy ra hiện tượng
trượt lở bờ mỏ.
Nhìn chung điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình khu mỏ khá
thuận lợi cho công tác khai thác mỏ.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.
a. Điều kiện về kinh tế:
Xã Quý Sơn có tổng diện tích tự nhiên 4090,3 ha. Với tổng số dân
15.000 người với 6 dân tộc anh em ( Kinh, Hoa, Sán dìu, Tày, Nùng, Sán trí )
trong đó đồng bào thiểu số chiếm 52%.
* Nông nghiệp:
- Với tổng diện tích lúa chiêm xuân là 250 ha. Năng suất bình quân đạt
200 kg/ sào, tương đượng 54 tạ/ ha. Tổng sản lượng lúa ước tính đạt 1.350
tấn.
- Diện tích ngô: 2 ha; sắn: 32 ha; khoai lang: 7 ha; đỗ lạc: 12 ha; dưa
bao tử: 5 ha.
Một số cây trồng khác như dưa hấu và một số rau màu khác= 13 ha.
* Cây ăn quả:
- Vải thiều ổn định ở diện tích 1690 ha.
- Một số loại cây ăn quả khác như hồng, nhãn, táo, ổi, na… được duy
trì ở diện tích 25 ha.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
* Chăn nuôi:
- Đàn lợn: 13.500 con; đàn trâu: 559 con; đàn bò: 178 con; thỏ: 7.000
con.
* Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng ổn định, các hộ được giao nhận
chăm sóc bảo vệ đều thực hiện tốt những cam kết về bảo vệ rừng, không có
các vụ cháy rừng xảy ra.
* Giao thông- thuỷ lợi
- Giao thông: Đường giao thông của xã chủ yếu là đường đất cấp phối
- Thuỷ lợi: Hệ thống kênh mương xuống cấp, sạt lở nhiều nên trong 6
tháng đầu năm đã đào đắp 30,9 m3 đất để đảm bảo cho dẫn nước.
b. Văn hoá – xã hội.
* Về giáo dục: Trên địa bàn xã có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu
học, 1 trường trung học cơ sở với tổng số: 3.418 học sinh.
- Trường mầm non: Có 20 lớp với 690 cháu.
- Trường tiểu học1: Có 30 lớp với 787 học sinh.
- Trường tiểu học 2: Có 25 lớp với 687 học sinh.
- Trường trung học cơ sở: Có 33 lớp với 1.254 học sinh.
* Về y tế:
- Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, trạm y tế đã phối hợp và
chỉ đạo mạng lưới y tế thôn bản thực hiện các chương trình. Kết quả đã tiêm
phòng cho 125 cháu, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai được 120 người,
tiêm phòng viêm gan B được 125 người, quai bị được 211 người. Thực hiện
chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, trong 6
tháng đã khám và điều trị cho 1180 lượt người.
( Nguồn:Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội xã Quý Sơn 6 tháng đầu năm 2008)
2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG.
Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực cũng như tạo cơ sở cho việc
đánh giá những thay đổi đến môi trường khu vực trong tương lai, nhóm công
tác đã thực hiện việc đo đạc chất lượng môi trường khu vực Dự án. Kết quả
đo đạc, phân tích các thông số môi trường được trình bày như sau:
2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí
*Vị trí khảo sát như trên sơ đồ lấy mẫu
Sơ đồ lấy mẫu tại điểm Quặng Đồng Núi Đẩu
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Ghi chú:
KKI:Mẫu không khí lấy tại chân núi phía Đông Dự án.
KKII Mẫu không khí lấy tại điểm giữa khu vực Dự án.
NMI: Mẫu nước mặt I lấy tại khe núi sát Dự án về phía Đông.
NMII: Mẫu nước mặt II lấy tại Hồ Quý Sơn sát Dự án về phía Tây.
NN: Mẫu nước ngầm lấy tại giếng nhà bà Lờ Thị Thơm thôn số 3, xã
Quý Sơn, huyện Lục Ngạn
Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại
Núi Đẩu.
Ngày lấy mẫu:23/9/2008
Ngày phân tích:24-30/9/2008
Vị trí lấy mẫu: Tại Núi Đẩu thôn số 3, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn
KKII
KKI
Khu vực Dự án
NN
NMII
NMI
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
TT Chỉ tiêu phân tích
Đơn
vị
TCVN(5937-2005) Kết quả
KKI KKII
1 Nhiệt độ 0C - 34.2 34.5
2 Độ ẩm % - 72.7 70.0
3 Tốc độ gió m/s - 0.7 0.9
4 Tiếng ồn dBA
75(TCVN 5949-
1998)
43-54 42-45
5 Bụi lơ lửng µg/m3
300(TCVN 5937 -
2005)
82 79
6 SO2 µg/m3 350 7.15 6.52
7
NO2 µg/m3 200 17.98 16.85
8 CO µg/m3 30000 1280 1295
9 NH3 µg/m3 200(5938 - 2005) Kph Kph
10 H2S µg/m3 42 1.26 1.17
Ghi chú: (-) không qui định; Kph: không phát hiện
KKI:Tại chân núi phía Đông Dự án,KKII: Tại điểm giữa khu vực Dự án.
Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy:
Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích không khí tại các vị trí đều nằm trong
giới hạn cho phép theo TCVN (5937; 5938 – 2005)
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước.
1. Nước bề mặt
Để đánh giá chất lượng môi trường nền, cơ quan tư vấn đã tiến hành
lấy mẫu và phân tích chất lượng nước tại các thủy vực có khả năng chịu ảnh
hưởng của Dự án gồm:
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại
điểm quặng Núi Đẩu
Ngày lấy mẫu: 23/9/2008
Ngày phân tích:24-30/9/2008
Vị trí lấy mẫu:Tại Núi Đẩu thôn số 3 xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị TCVN (5942B – 1995)
Kết quả
NMI NMII
1 PH - 5.5 – 9 7.6 7.4
2 BOD5 mg/l ≤ 25 11.0 20.0
3 COD mg/l ≤ 35 18.0 32
4 DO mg/l ≥ 2 3.0 2.8
5 Chất rắn lơ lửng mg/l 80 1.15 21.0
6 Mn mg/l 0.8 0.79 0.33
7 Fe mg/l 2 0.10 0.07
8 Cu mg/l 1 0.27 0.40
9 Pb mg/l 0.1 0.0006 0.0004
10 Zn mg/l 2 0.14 0.13
11 Ni trit mg/l 0.05 0.097 0.12
12 Ni trat
mg/l 15 0.13 3.0
13 Amoniac mg/l 1 0.21 0.18
Ghi chú:(-) không qui định;Kph: không phát hiện
NMI: Tại khe núi sát Dự án về phía đông; NMII: Tại hồ Quý Sơn sát Dự án về
phía Tây.
Nhận xét : Kết quả phân tích mẫu nước mặt cho thấy:
Hàm lượng Ni trit của mẫu NMI, NMII lần lượt cao hơn TCCP 1,94; 2,4
lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác nằm trong giới hạn cho phép theo
TCVN (5942B- 1995).
b. Nước ngầm
Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm tại điểm
Quặng Đồng Núi Đẩu xã Quý Sơn
Ngày lấy mẫu:23/9/2008
Ngày phân tích:24-30/9/2008
Vị trí lấy mẫu:Tại giếng nhà bà Lờ Thị Thơm thôn số 3, xã Quý Sơn, huyện
Lục Ngạn
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị
TCVN
5944 - 1995
Kết quả
1 PH - 6.5 – 8.5 8.2
2 Độ cứng mg/l 300 – 500 224
3 Clorua mg/l 200 – 600 21.3
4 Ni trat mg/l 45 2.0
5 Chất rắn tổng hợp mg/l 750 – 1500 550
6 Mn mg/l 0.1- 0.5 0.30
7 Cu mg/l 1 0.65
8 Zn mg/l 5 0.27
9 Pb mg/l 0.05 0.0002
10 Fe mg/l 1- 5 0.11
11 Sun phat mg/l 200-400 11.0
12 Xianua mg/l 0.01 Kph
Ghi chú:(-) không qui định; Kph: không phát hiện
Nhận xét:Kết quả phân tích mẫu nước ngầm cho thấy :
Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép
theo tiêu chuẩn TCVN 5944:1995.
CHƯƠNG 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường dự án- Khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.pdf