Đánh giá tác động môi trường mô hình sản xuất rau an toàn

I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1. Hoàn cảnh ra đời của dự án Vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản phẩm rau bị nhiễm vi sinh vật có hại, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc BVTV không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn giảm tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) là một tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các Quốc gia. Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay. Thời gian qua, một số chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh ta đã xây dựng được một số mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng một phần công nghệ cao, tạo ra bước đột phá ban đầu trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, việc quản lý chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn, khó hình thành được thương hiệu RAT (rau an toàn) trên thị trường. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có một khu thực nghiệm sản xuất RAT ứng dụng công nghệ cao được đầu tư đồng bộ, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, quản lý chất lượng . đến tiêu thụ sản phẩm làm hình mẫu để nông dân tham quan, học tập mở rộng ra sản xuất. Do đó, thực hiện công văn số 1378/UBND – NN.TN, ngày 06/08/2009, của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh đề xuất chủ trương và một số giải pháp để xây dựng dự án ‘‘Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh’’ là cần thiết để thực hiện chủ trương đứng đắn, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng CNH – HĐH.

doc113 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5348 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường mô hình sản xuất rau an toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I. XUẤT SỨ CỦA DỰ ÁN 1. Hoàn cảnh ra đời của dự án Vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản phẩm rau bị nhiễm vi sinh vật có hại, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc BVTV không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn giảm tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) là một tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các Quốc gia. Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay. Thời gian qua, một số chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh ta đã xây dựng được một số mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng một phần công nghệ cao, tạo ra bước đột phá ban đầu trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, việc quản lý chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn, khó hình thành được thương hiệu RAT (rau an toàn) trên thị trường. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có một khu thực nghiệm sản xuất RAT ứng dụng công nghệ cao được đầu tư đồng bộ, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, quản lý chất lượng... đến tiêu thụ sản phẩm làm hình mẫu để nông dân tham quan, học tập mở rộng ra sản xuất. Do đó, thực hiện công văn số 1378/UBND – NN.TN, ngày 06/08/2009, của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh đề xuất chủ trương và một số giải pháp để xây dựng dự án ‘‘Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh’’ là cần thiết để thực hiện chủ trương đứng đắn, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng CNH – HĐH. 2. Quy mô đầu tư của dự án Tổng diện tích khu đất của dự án là : 22,3327 ha Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng : 128.198.994.000 đồng 3. Thông tin chung về dự án - Loại dự án: Đầu tư mới. - Cơ quan phê duyệt dự án: UBND tỉnh Bắc Ninh - Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Bắc Ninh. - Cơ quan phê duyệt ĐTM: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh. II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 1. Các căn cứ pháp lý Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh” của Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam tại thôn Nội Viên, Xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý sau: - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998. - Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 /12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2. Các căn cứ kỹ thuật - Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2009. - Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 10 /2010. - Bản thuyết minh dự án ‘Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh’. - Phụ lục 4, Thông tư số 05/2008/TT_BTNMT ngày 08/12/2008, quy định về nội dung nghiên cứu, kết cấu báo cáo của một báo cáo ĐTM. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban hành kèm theo. - Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm: a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí. - QCVN 05:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - TCVS 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 Tiêu chuẩn chất lượng không khí khu vực sản xuất. b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, mức ồn tối đa cho phép. - Tiêu chuẩn 3985-1999: Âm học- Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc. c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động - TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường Khu công nghiệp và dân cư. d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước. - QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. e) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng môi trường đất. - QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 1. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường I. Thiết bị hiện trường   1  Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ)   2  Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh)   3  Máy đo tốc độ gió   4  La bàn: Trung Quốc   II. Thiết bị đo khí hiện trường   1  Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE SysTems/Mỹ   3  Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments   III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước   1  TOA, Nhật Bản   2  HORIBA-T22, Nhật Bản   3  Máy cực phổ WATECH, Đức   4  Máy đo quang NOVA, Đức   5  Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức   6  Máy DR 2800   7  Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đưc   8  Các dụng cụ phân tích khác   Phương pháp kế thừa Phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường. Phương pháp so sánh. ( Độ tin cậy của đánh giá Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu và thống kê. IV. NGUỒN TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO - Độc học môi trường - Lê Huy Bá; 2000. - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - GS.TS Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000 (tập 1, 3). - Kỹ thuật thông gió - GS.TS. Trần Ngọc Chấn, NXB Xây dựng, Hà Nội 1998. - Môi trường không khí - Phạm Ngọc Đăng, 1997. - Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga. - Sổ tay danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam (2009), nhà xuất bản Nông nghiệp. Các tài liệu được sử dụng tham khảo trong Báo cáo ĐTM là những tài liệu được cập nhật và có độ tin cậy cao. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Theo quy định, chủ đầu tư phải lập báo cáo ĐTM và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do không đủ cán bộ chuyên môn và cơ sở kỹ thuật cần thiết nên Công ty đã ký hợp đồng tư vấn lập báo cáo ĐTM cho Dự án. Đơn vị tư vấn được chọn là Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt, có đầy đủ chức năng pháp lý và các trang thiết bị đo đạc, có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật môi trường và nhiều kinh nghiệm trong đánh giá tác động môi trường. 1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO VIỆT NAM Người đại diện: Ông Chul Kim Chức vụ: Giám đốc Điện Thoại : +8522.677.2104 Fax: +8522.677.0814 Địa điểm thực hiện dự án: Thôn Nội Viên, Xã Lạc Vệ, Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm: Cung cấp tài liệu gốc về Dự án; Giới thiệu chung về Dự án gồm: Địa điểm thực hiện, nội dung chính và quy mô đầu tư, thời gian thực hiện và tổ chức thi công để cơ quan tư vấn lập kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc đánh giá các tác động môi trường. Tổ chức giới thiệu tại hiện trường, địa điểm khu vực mặt bằng thực hiện dự án và bàn giao khu vực mặt bằng Dự án. 2. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT. Người đại diện: Ông Đào Văn Quý. Chức vụ: Giám Đốc. Trụ sở chính: 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 04 2246 3668 Email : moitruongxanhviet@ gmail.com.vn Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau: Bảng 2. Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM. Số TT  Họ và tên  Học hàm, học vị   1  Đào Văn Quý  KS. Công nghệ hóa   2  Nguyễn Thị Vân  Th.S Hóa học   3  Vũ Quang Nguyên  KS. Công nghệ hóa học   4  Nguyễn Văn Phán  KS. CN Môi trường   5  Lương Thị Thanh  KS Công nghệ hóa học   6  Đinh Thị Vân  CN. Môi trường   7  Đặng Văn Chung  CN. Môi trường   8  Hoàng Thị Tuyến  CN. Môi trường    Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi Trường & Công Nghệ Xanh Việt.   CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC NINH” 1.2 CHỦ DỰ ÁN: CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO VIỆT NAM - Địa chỉ: Thôn Nội Viên - xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. - Người đại diện: Ông Nguyễn Vân Phong Chức vụ : Giám đốc - Điện thoại: +8522. 677.2104 Fax: +8522.677. 0814 Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 212023000267 do UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày …. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 1.3.1. Vị trí địa lý Khu vực nghiên cứu triển khai xây dựng Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích là 22,3327ha và chia thành hai khu vực: Khu vực 1: có diện tích 9,8643ha đất canh tác thuộc Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh: + Phía Bắc với tuyến đường nhựa liên xã; + Phía Nam giáp đường nội đồng rộng 5m và mương tiêu chính của khu vực; + Phía Đông giáp với đường nội đồng ruộng rộng 2m và khu canh tác thôn Nội Viên; + Phía Tây giáp với đường cấp phối rộng 5m và khu trai ngan pháp của Công ty cổ phần DABACO. Khu vực 2: có diện tích 12,4684 ha đất canh tác thuộc thôn Nội Viên, xã Lạc Vệ. + Phía Bắc giáp với đường nhựa liên xã; + Phía Nam giáp đường nội đồng rộng 5m và mương tiêu chính của khu vực; + Phía Đông giáp với đường cấp phối rộng 5m và khu trai ngan pháp của Công ty cổ phần DABACO; + Phía Tây giáp với mương tưới tiêu và đất canh tác của thôn Nội Viên. 1.3.2. Hiện trạng khu đất trong khu vực dự án Đa phần diện tích khu vực dự án đầu tư hiện là đất trồng lúa. Tổng diện tích vùng quy hoạch là 226.674 m2. Hiện trạng sử dụng đất trong vùng quy hoạch được thể hiện ở bảng 1: Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất trong vùng quy hoạch TT  Hiện trạng sử dụng đất  Diện tích quy hoạch (m2)  Tỷ lệ %   I.  Khu vực 1( khu vực thuộc Công ty giống cây trồng)  98.643  44,17   1  Ruộng màu  0  0   2  Ruộng lúa  91.254  92,51   3  Mương, kênh tưới và đường nội đồng  7.389  7,49   II.  Khu vực 2 (Khu vực thuộc thôn Nội Viên, xã Lạc Vệ)  124.684  55,83   1  Ruộng màu  0  0   2  Ruộng lúa  117.406  92,16   3  Mương, kênh tưới và đường nội đồng  7.278  5,84    Tổng cộng  223.327  100,00   1.3.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật a) Hệ thống giao thông nội đồng: Chủ yếu là đường đất, và đường giải cấp đá phối, chỉ có tuyến đường liên xã là được dải nhựa. b) Hệ thống cung cấp nước tưới; - Nước tưới của khu vực dự án được cung ứng chủ yếu trạm bơm và hệ thống kênh mương lấy nước từ nguồn Sông Cầu. - Hiện nay, một số kênh dẫn nước chính được cứng hóa, còn chủ yếu là kênh đất, trên địa bàn vùng dự án có 1 trạm bơm cục bộ, hiện đã xuống cấp và khả năng sử dụng kém. c) Hiện trạng thoát nước: Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng và dốc dần theo hướng Bắc sang Nam và từ Đông sang Tây, cao thay đổi từ +3,23m đến +2,39m. Hiện tại trên địa bàn vùng dự án việc tiêu thoát nước được thực hiện thông qua hệ thống kênh mương đất và thoát ra kênh tiêu chính của vùng. Cụ thể như sau: - Tại khu vực 1 có các kênh tiêu chính sau: + Mương tiêu N1: chạy cắt ngang khu vực 1 với cao độ đáy từ +2,5m đến +2,59m. Chiều dài kênh L=148m và đáy rộng 1m với hướng thoát chính từ Đông sang Tây. + Mương tiêu N2: chạy dọc theo khu 1 và tiếp giáp với đường cấp phối gần khu trại ngan giống Pháp. Cao độ đáy của kênh từ +2,56m đến +2,72m, chiều dài kênh L=330m và đáy rộng 1,5m với hướng thoát nước chính từ Nam sang Bắc. - Tại khu 2 các kênh tiêu chính sau: + Mương tiêu N3: chạy dọc theo khu 2 và tiếp giáp với trại ngan giống Pháp. Mương có độ dày đáy từ +1,3m đến 1,7m, chiều dài mương L= 575m, độ rộng đáy mương là 2m và là mương tiêu thoát chính của khu Trại Ngan giống pháp và khu 1 thông qua hệ thống kênh dẫn. + Mương tiêu N4: chạy ra khu vực 2 có chiều dài L= 180m độ rộng đáy 1m và độ đáy từ + 2,27m đến 2,34m + Mương tiêu N5: nằm cạnh khu vực 2, tiếp giáp và chạy dọc theo đường nội bộ của khu 2. Chiều dài mương L= 555m và đáy mương rộng 2m và độ cao đáy +2,49m đến +2,72m. Hệ thống điện khu vực dự án: Khá ổn định được cung cấp từ đường dây cao thế 220 KVA, hiện đã có trạm hạ thế đặt tại Trại Ngan giống pháp, nằm liền khu vực dự án. 1.4. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu của dự án: - Xây dựng được mô hình ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất rau an toàn nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất rau trên địa bàn tỉnh. Từ mô hình sẽ là điểm mẫu để nông dân tham quan, học tập và mở rộng sản xuất. - Xây dựng được mô hình khép kín từ khâu quản lý sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, từng bước đưa sản phẩm rau an toàn của mô hình có được thương hiệu riêng trên thị trường. Mô hình sẽ là địa chỉ tin cậy để đào tạo, tập huấn về kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt. 1.4.2. Quy mô sản xuất, kinh doanh của dự án: 1.4.2.1. Tổng mức đầu tư : 128.198.994.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ, một trăm chín tám triệu, chín trăm chín mươi bốn nghìn đồng chẵn) 1.4.2.2. Công suất và số lượng lao động dự kiến: Căn cứ vào diện tích khu quy hoạch cho sản xuất cây giống rau và sản phẩm rau an toàn, dự kiến dự án sẽ đạt công suất với các sản phẩm dự kiến như sau: Cây giống rau: 2,0 – 3,0 triệu cây/năm + Giống cây nuôi cấy mô: 1 triệu cây/năm + Giống nuôi ươm: 1 – 2 triệu cây/năm Rau an toàn, chất lượng cao các loại: 1.200 – 1.500 tấn/năm. Trong đó: + Sản phẩm rau mầm: 90 – 100 tấn/năm. + Sản phẩm rau an toàn trái vụ trong nhà lưới: có khoảng 550 – 600 tấn/năm + Sản phẩm rau an toàn, rau cao cấp: 750 – 800 tấn/năm Đào tạo, tập huấn cho: 100 lượt người/năm * Số lượng lao động dự kiến của dự án: 70 người. 1.4.2.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ: Sản phẩm rau an toàn của dự án cung cấp cho một số thị trường chủ yếu như sau: Với thị trường tiêu thụ nội tỉnh: tập trung tiêu thụ ở các khu dân cư tập trung đông, có đời sống và thu nhập cao như tại thành phố Bắc Ninh, các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Với thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh: + Thị trường mục tiêu là thành phố Hà Nội, đây được coi là thị trường tiêu thụ lớn và nhiều tiềm năng các sản phẩm rau an toàn của tỉnh Bắc Ninh. + Các khu dân cư tập trung đông tại một số thành phố, thị xã lân cận của các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên. 1.4.3. Hình thức đầu tư của dự án Đầu tư xây dựng mới theo các hạng mục: - Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: + Cải tạo mặt bằng + Hệ thống điện + Hệ thống thủy lợi + Hệ thống giao thông nội đồng - Xây dựng nhà điều hành và các công trình bổ trợ - Mua sắm máy móc, phương tiện, vật tư, lắp đặt trang thiết bị - Đầu tư cho đào tạo, tập huấn - Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh rau an toàn. 1.4.4. Phương án quy hoạch mặt bằng Tổng diện tích tự nhiên của vùng dự án là 22,33 ha, được chia làm 2 phân khu chức năng chính như sau: Khu hành chính phục vụ sản xuất: tập trung chủ yếu ở khu 1 (hiện đang thuộc đất quản lý của công ty giống cây trồng Bắc Ninh). Chức năng: được thiết kế với chức năng sinh thái, sản xuất và phục vụ sản xuất. Toàn bộ khu vực khi đi vào hoạt động sẽ là nơi làm việc của bộ phận quản lý, nơi giao dịch, giới thiệu sản phẩm, tập huấn, chuyển giao công nghệ, phục vụ tham quan học tập và sản xuất các sản phẩm rau an toàn ứng dụng công nghệ cao. Các hạng mục thuộc khu hành chính phục vụ sản xuất: xây dựng nhà làm việc, nuôi cấy mô tế bào và đào tạo tập huấn; xây dựng nhà để xe, nhà bảo vệ; xây dựng nhà sơ chế, bảo quản và giới thiệu sản phẩm; sân, vườn cỏ, cây xanh và các hạng mục công trình giao thông, thủy lợi nội khu khác. Khu sản xuất và phục vụ sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao: Chức năng: được thiết kế với các chức năng sản xuất và phục vụ sản xuất của khu sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao. Trong đó có các khu sản xuất như: khu sản xuất các loại cây giống rau; khu sản xuất các loại rau mầm, rau non và rau cao cấp trong nhà kính, nhà lưới từ kiên cố đến hiện đại; khu sản xuất rau an toàn, rau trái vụ trong nhà vòm và ngoài tự nhiên. Các hạng mục thuộc khu sản xuất và phục vụ sản xuất: Các công trình cấp nước tập trung bằng giếng khoan lớn (trạm bơm, bể chứa,...); khu nhà kho để vật tư và thiết bị sản xuất; các loại hình nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao; các công trình giao thông, thủy lợi nội khu khác Tổ chức không gian quy hoạch và kiến trúc cảnh quan vùng dự án Với cơ cấu sử dụng đất và phương án bố trí theo chức năng sử dụng như trên, toàn bộ diện tích 22,33 ha được chia lô theo nguyên tắc: Mỗi lô có diện tích tối thiểu từ 2.000 m2 – 5.000 m2 trở lên để tiện cho việc bố trí các hạng mục công trình sản xuất. Mỗi lô đất đều tiếp giáp với hệ thống đường nội bộ cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao. Khu hành chính được bố trí ở phía ngoài cùng (khu 1) để tiện cho việc quản lý, điều hành khu nông nghiệp CNC. Các khu sản xuất và phục vụ sản xuất đề có nhiệm vụ riêng và được bố trí hợp lý sao cho thuận tiện cho việc hỗ trợ, liên kết sản xuất. Chi tiết bố trí các khu chức năng và hạng mục đầu tư được trình bày tại bản đồ quy hoạch mặt bằng vùng dự án. Các hạng mục công trình của dự án được liệt kê trong bảng 1.2 dưới đây: Bảng 1.2. Bảng các hạng mục công trình của dự án TT  Hạng mục công trình  Quy mô, kết cấu  Tổng diện tích (m2)   1  Nhà điều hành, nuô cấy mô tế bào và đào tạo tập huấn  Nhà kết cấu khung BTCT tường bao xây gạch, sàn mái BTCT đổ tại chỗ,  1.178   2  Nhà nghỉ và ăn cho cán bộ công nhân viên  Nhà 1 tầng, khẩu độ 12m, cột kèo bê tông tường gạch, mái tôn  384   3  Khu nhà sơ chế, giới thiệu và bảo quản rau  Nhà 1 tầng, khẩu độ 18m, cột kèo thép, mái tôn  540   4  Khu nhà kho để vật tư và thiết bị sản xuất  Nhà 1 tầng, khẩu độ 12 m, cột bê tông, kèo thép, tường gạch, mái tôn  432   5  Nhà trực bảo vệ, cổng và hàng rào  Nhà 1 tầng, căn hộ khép kín, kết cấu tường gạch chịu lửa, mái BTCT đổ tại chỗ  9,75   6  Nhà để xe  Khung thép tiền chế, mái lợp tôn  75   7  Khu nhà lưới    Nhà lưới sản xuất giống  5.400    Nhà lưới plastic công nghệ cao sản xuất rau an toàn  6.240    Nhà lưới cấp I kiên cố sản xuất RAT  8.160    Nhà vòm đơn giản  60.240   8  Đường giao thông nội bộ  26.008   1.4.5. Các phương án đầu tư và xây dựng dự án 1.4.5.1. Phương án đền bù và giải phóng mặt bằng Căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước về mức đền bù, giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp để xác định mức đền bù cho người dân trong vùng dự án. Cụ thể mức đền bù đất nông nghiệp ở thôn Nội Viên như sau: + Tiền đền bù đất: 50.000 đ/m2 (Theo quyết định 172/2009/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UNND tỉnh Bắc Ninh). + Tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: 125.000 d/m2 (theo Quyết định số 171/2009/QĐ – UNND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh). + Tiền hỗ trợ ổn định đời sống: 10.000 đ/m2 (theo QĐ số 171/2009/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh). + Tiền hoa màu: 9.000đ/m2. Tổng mức đền bù tính cho 1m2 vùng dự án: 194.000 đ/2. - Tổng số tiền đền bù diện tích đất ở thôn Nộ Viên – Lạc Vệ là: 117.046x194.000 = 22.776.764.000đ - Tiền đền bù đất của công ty Giống: Tiền hoa màu: 9.000 đ/m2. - Tổng số tiền đền bù diện tích đất của Công ty Giống: 91.245x9.000 = 821.286.000đ Tổng số tiền đền bù của cả dự án rau an toàn là: 22.776.764.000 + 821.286.000 = 23598.050.000đ 1.4.5.2. Phương án san lấp, tôn nền vùng dự án Để đảm bảo được yêu cầu của sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao có tính chất quanh năm và thường xuyên, cần thiết phải cải tạo mặt bằng, san lấp và tôn nền vùng dự án, có vậy mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Tổng khối lượng đào đắp, san lấp được tính toán dựa trên mạng lô thửa có khối lượng cụ thể như sau: Bảng 1.3. Bảng thống kê khối lượng đất cần cho san lấp TT  Khu vực tân nền  Cao độ trung bình (m)  Cao độ thiết kế (m)  Chênh cao (m)  Khối lượng đất (m3)    Khu nhà lướ sản xuất giống  3,0  3,3  0,30  1.620    Khu nhà lưới plastic hiện đại  3,0  3,3  0,30  1.872    Khu nhà lưới cấp I sản xuất RAT  3,0  3,3  0,30  2.448    Khu nhà vòm sản xuất RAT trái vụ  3,0  3,3  0,30  18.072    Tổng cộng     24.012   1.4.5.3. Phương án kiến trúc và đầu tư xây dựng các công trình chính a) Xây dựng nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn * Nhà lưới sản xuất cây giống: - Đây là loại nhà mái hở, cấp 4 có kích thước mặt bằng nhà lưới 30x60m, gồm 5 nhịp 6m và bước cột là 4m, chiều cao nhà 4,5m. Diện tích 1 nhà lưới sản xuất giống rau là 1.800m2, tổng số nhà dự kiến xay dựng là 4 nhà với diện tích xây dựng đạt 7.200 m2. - Về kết cấu chính của nhà lưới sản xuất cây giống: móng cột BTCT đá 1x2, mác 200, móng tường xây gạch vữa xi măng mác 50. Cột thép ống tráng kẽm fi 50, hai đầu hồi cột thép tráng kẽm không gỉ fi32, bố trí hệ thống giằng đứng. Tường bao che dưới xây gạch cao 0,5m, vữa xi măng mác 50 dày 110; trên kết hợp khung thép lưới chống con trùng, ngoài lớp nilon. vì kèo, xà gồ dùng thép ống tráng kẽm. - Xung quanh nhà có hệ thống hè, rãnh thoát nước rộng 0,7m. Trong nhà chia làm 4 luống rộng 1,2m cấu tạo bê tông gạch vữa xi măng M50, trên tráng men xi măng M75 dày 2cm, bố trí các giá thể cây cao 1m so với nền. Mái nhà được lợp bằng nilon màu trắng, cuộn mở được 20% diện tích mái, phần diện tích 20% có lưới chống côn trùng, phần trên của mái lắp dựng hệ khung thép ống tráng kẽm và hệ thống lưới cước đỡ lưới điều tiết ánh sáng màu đen. Hệ thống làm mát trong nhà bằng hơi nước thông qua 12 quạt điện và tấm làm mát Air cooling Pat. Hệ thống điện chiếu sáng: dùng đèn ống 1,2m, dây dẫn ruột đồng bọc PVC đặt trong ống nhựa mềm đặt nổi và các thiết bị đi kèm. Hệ thống tưới phun mưa dạng treo của Ixarel. b) Nhà lưới plastic công nghệ cao để sản xuất rau an toàn 1.4.5.4. Phương án kiến trúc và đầu tư xây dựng công trìnhphụ trợ a) Xây dựng hệ thống thủy lợi vùng dự án * Giải pháp cấp nước tưới Để đảm bảo việc cấp nước tưới chủ động và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của ứng dụng công nghệ cao thì việc lựa chọn và sử dụng nguồn nước ngầm từ hệ thống giếng khoan lớn để tưới cho rau an toàn là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu áp dụng công nghệ tưới trong hiện tại và tương lai của dự án. * Đề xuất các phương án cấp nước tưới phục vụ sản xuất như sau: - Phương án 1: Xây dựng 2 đầu mối cấp nước tập trung (Giếng khoan lớn, hệ thống máy bơm hút và máy bơm đẩy, bể chứa) tại khu 1 và khu 2 + Hệ thống đường ống dẫn nước tưới + Vòi tưới phun tự động cho toàn bộ khu vực của dự án. - Phương án 2: Xây dựng 1 đầu mối cấp nước tập trung (Giếng khoan lớn, hệ thống máy bơm hutsm bể chứa và máy bơm đẩy) tại khu 1 + Hệ thống đường ống dẫn nước tưới và van chờ tại đầu các thửa ruộng + Hệ thống vòi tưới tự động, bán tự động hoặc thủ công bằng các vòi mềm. - Phương án 3: Xây dựng 1 đầu mối cấp nước tập trung (Giếng khoan lớn, hệ thống máy bơm hút) tại khu 1 + Hệ thống bể chứa lớn và trạm bơm đẩy được xây tại khu 1 và khu 2 + Hệ thống đường ống cấp nước tưới từ bể chứa và các van chờ tại đầu các thửa ruộng + Hệ thống vòi phun tưới tự động cho từng khu vực sản xuất. * Phân tích và lựa chọn phương án cấp nước tưới: - Phương án 1: Nước tưới được dẫn bằng ống thép lớn từ 2 trạm bơm đầu mối độc lập tại khu 1 và 2, thông qua hệ thống tưới phun tự động được lắp đặt cố định tai các thửa ruộng và trong nhà lưới để tưới cho rau. + Ưu điểm: Chủ động được thời gian tưới; có thể tự động hóa vận hành, tiết kiệm nước, giảm được nhân công tưới. + Nhược điểm: Vốn đầu tư xây dựng ban đầu lớn. Việc xây dựng 2 giếng khoan lớn tại 2 khu vực sẽ làm tăng vốn đầu tư. Do hệ thống tưới đã được lựa chọn và thiết kế cố định nên không có điều kiện thay đổi các hình thức tưới sao cho phù hợp với nh cầu sử dụng, áp lực tại trạm bơm đầu mối yêu cầu rất cao, vì vậy khi vận hành sử dụng sẽ gặp khó khăn do đặc thù của từng cây trồng cần nhu cần nước tưới vào mỗi thời kỳ khác nhau, nên không khai thác được hết hiệu quả sử dụng. Phương án 2: Nước tưới được dẫn bằng ống thép lớn từ 1 trạm bơm đầu mối tại khu 1 của dự án tới từng khu ruộng. Nước tưới được lấy từ các họng chờ bằng các vòi mềm và được kéo tưới thủ công cho từng khu ruộng hoặc được lắp các hệ thống tưới phun tự động và bán tự động tại các họng chờ. + Ưu điểm: Chủ động được nguồn nước và thời gian tưới. + Nhược điểm: Trạm bơm đầ mối đòi hỏi phải có áp lực cao mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; Do hệ thống tưới tại các khu được sử dụng bằng vòi mềm sẽ tốn công tưới và lãng phí nước. Phương án 3: Nước được bơm lên từ giếng khoan qua bể chứa (được đặt tại khu 1 và 2) rồi cấp đến từng khu tưới thông qua Trạm bơm đẩy và hệ thông ống dẫn lớn. Việc lấy nước tại từng lô thửa ruộng thông qua các họng chờ, tùy theo từng khu ruộng sản xuất mà bố trí hệ thống các đường ống tưới theo các hình thức tưới khác nhau (tưới phun mưa, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt) sao cho phù hợp với từng đối tượng cây trồng. + Ưu điểm: Chủ động được thời gian tưới, có thể ứng dụng được nhiều hình thức tưới khác nhau từ tự động hóa đến bán tự động sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất; Các công nghệ tưới của từng khu có thể thay đổi được mà không ảnh hưởng đến công trình cấp nước của dự án; Tiết kiệm nước tưới; Giảm được nhân công tưới. + Nhược điểm: Vốn đầu tư xây dựng ban đầu tương đối lớn; Do áp dụng nhiều hình thức tưới khác nhau mà mỗi hình thức tưới có nhu cầu nước và hình thức vận hành khác nhau nên việc sử dụng hệ thống cấp nước tập trung sẽ phức tạp, cần phải có quá trình đào tạo và bố trí sử dụng hợp lý. Qua phân tích ưu, nhược điểm ở trên, dự án lựa chọn phương án 3 cho việc thi công hệ thống tưới. * Giải pháp cải tạo và xây mới hệ thông tiêu thoát nước - Tại khu vực 1: + Nạo vét và xây mới kênh N2 với chiều dài toàn kênh L = 620m (trong đó cải tạo là 330 m kênh cũ và đào đắp, xây mới 290m). Toàn bộ kênh tiêu được kè 2 bên bằng đá hộc, xây vữa xi măng mác 100, có kích thước chiều cao và đáy = 0,9m. + Xây mới các kênh tiêu mặt ruộng tại các khu xung quanh nhà tưới với kích thước chiều cao và rộng đáy là: B = 0,5m và B = 0,4m. - Tại khu vực 2: Xây mới các kênh tiêu mặt ruộng tạ các khu sản xuất rau an toàn trong nhà lưới và ngoài tự nhiên với kích thước chiều cao và rộng đáy là B = 0,5m - Cùng với giải pháp xây dựng các kênh tiêu thoát nước, vùng dự án còn sử dụng các cổng tiêu tại những vị trí giao cắt với đường giao thông với những loại cống đúc sẵn có kích thước như sau: + Cống thoát nước tại vị trí giao cắt với đường trục chính 5,5 m được sử dụng cống hộp có kích thước D = 900. + Cống thoát nước tại ví trí giao cắt với đường giao thông phụ, tùy theo từng vị trí mà sử dụng các loại cống có kích thước khác nhau từ D = 300 đến D= 200. b) Xây dựng hệ thống giao thông nội đồng: Để đảm bảo việc đi lại, vận chuyển vật tư, nông sản của vùng dự án thì cần thiết phải đầu tư các cấp đường giao thông như sau: - Đường trục chính: Chạy từ đường trục chính liên xã vào các khu dự án và đường trục chính trong nội khu dự án. Yêu cầu đầ tư của loại đường này là có thể tận dụng các tuyến đường đất nội đồng đã có và làm mới. Về kết cấu của đường chính được đổ bê tông mác 200, dày 0,25 m, lớp dưới bằng đá hộc, lu, nén chặt. Cụ thể các loại đường trục chính như sau: + Loại đường 1: có mặt cắt 1-1 với độ rộng lòng đường 5,5m, lề đường rộng 2,5m được làm hành lang cây xanh. Tổng chiều dài 617m. + Loại đường 2: có mặt cắt 2-2 với độ rộng lòng đường 5,5m, lề đường rộng 1,5m được làm hành lang cây xanh. Tổng chiều dài l = 2.351m. Đường nội bộ: là loại đường được bố trí trong khuôn viên Trung tâm, gắn với các khu vực sản xuất và nối với đường trục chính. Yêu cầu đầu tư của loại đường này là có thể tận dụng, nâng cấp các tuyến đường đất nội đồng đã có và làm mới. Về kết cấu của đường nôi bộ được đổ bê tông mác 200, dày 0,15m, lớp dướ rải đá 4x6 lu nén chặt dầy 15cm. Tổng chiều dài L = 1.847m. Bảng 1.4. Tổng hợp thống kê khối lượng mạng lưới giao thông TT  Tên mặt cắt  Mặt đường (m)  Lề đường (m)  Chiều dài (m)  Diện tích mặt đường (m2)  Diện tích lề đường (m2)    Mặt cắt đường 1-1  5,5  2,5  617  3.391  1.541    Mặt cắt đường 2-2  5,5  1,5  2.351  12.932  3.527    Mặt cắt đường 3-3  2,5  0  1.847  4.618  0    Tổng cộng    4.815  20.940  5.068   1.4.6. Công nghệ sản xuất và nhu cầu nguyên liệu, điện, nước 1.4.6.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất có kèm theo dòng thải: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất: Hình 1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ Thuyết minh quy trình sơ đồ công nghệ: Quy trình sản xuất nêu trên là một mô hình về quy trình sản xuất rau khép kín, được thực hiện từ công đoạn nhân cây giống đến công đoạn cuối cùng là công đoạn tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích chính là tạo sản phẩm rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Có thể mô tả quá trình hoạt động của công nghệ sản xuất rau an toàn này như sau: Bước 1: Công đoạn sản xuất cây giống: Sản xuất cây giống trong phòng nuôi cấy mô. Chăm sóc cây ra ngôi nuôi cấy mô trong nhà kính. Sản xuất và nhân giống bằng giâm hom tại nhà lưới. Các hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc sản xuất cây giống trong phòng nuôi cấy mô phụ thuộc vào kết quả chăm sóc cây giống trong nhà kính và ngược lại. Sản phẩm trong nhà kính lại là nguồn lưu giữ giống gốc cho việc nhân giống bằng giâm hom trong nhà lưới. Kết thúc công đoạn này, sản phẩm là các cây giống có chất lượng cao cung cấp cho sản xuất. Hoạt động của các công đoạn này cụ thể như sau: * Quy trình công nghệ nhân giống rau, hoa và cây ăn quả chất lượng cao. Quy trình sản xuất cây giống theo công nghệ tiên tiến được chia ra: Khu vực lưu giữ giống gốc: gồm hệ thống nhà lưới cách ly, có hệ thống tưới (phun mù, phun sương, nhỏ giọt, …) theo hình thức tự động và bán tự động để chuyên lưu giữ các đối tượng giống rau, hoa và cây ăn quả đầu dòng có nguồn gốc từ nuôi cấy invitro, hoàn toàn sạch bệnh, cung cấp vật liệu cho sản xuất giống. Khu vực sản xuất cây giống: gồm hệ thống nhà lưới cách ly, có hệ thống tưới phun mù, các mẫu giống được nhân vô tính tại các máng có sử dụng giá thể nhân tạo phù hợp cho từng đối tượng, áp dụng quy trình kỹ thuật về quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh hại cho cây con, khi cây giống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ cung cấp cho các đối tượng sản xuất trên địa bàn. * Một số phương pháp nhân giống được ứng dụng như sau: Phương pháp nhân giống invitro: là phương pháp nhân giống hiện đại, được tiến hành trong ống nghiệm ở điều kiện vô trùng. Đây là một trong những ứng dụng mới của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Vì vậy, lưu giữ cây giống gốc được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy invitro sẽ góp phần nâng cao chất lượng cây giống phục vụ sản xuất. Phương pháp nhân giống bằng giâm cành: là phương pháp đã có từ lâu đời, tuy nhiên, với phương pháp truyền thống, chất lượng cây giống không cao vì cây không được trẻ hóa và sạch bệnh, do đó chất lượng cây giống bị hạn chế và hệ số nhân giống thấp. Với công nghệ giâm cành hiện đại vừa đảm bảo được chất lượng cây giống vừa đảm bảo tính đồng đều của cây, vừa cho hệ số nhân giống cao và có thể cùng một lúc cho một số lượng cây giống đủ lớn và đồng đều. Bước 2: Chuyển cây ươm sang trồng rau thương phẩm Sau khi đã đạt tiêu chuẩn và kích thước cây ươm được trồng trong các giá thể , canh tác trong nhà kính, nhà màn. Việc trồng, chăm sóc rau trong nhà kính nhà màn có tác dụng giảm bớt được cường độ chiếu sáng, tránh được sự tấn công của sâu địch, dịch hại rau giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Bước 3: Sơ chế bảo quản rau thương phẩm Công nghệ sẽ sử dụng quy trình thu hái, sơ chế, phân loại và bao gói sản phẩm với sự giúp đỡ của thiết bị kho lạnh và phương pháp bảo quản tiên tiến để kéo dài thời gian sản phẩm từ 10 – 15 ngày đối với rau, từ 10 – 25 ngày đối với các loại quả kể từ khi thu hoạch. Sơ đồ 1.2 dưới đây mô tả chi tiết quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản rau:  Hình 1.2. Quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản rau 1.4.6.2. Nguồn nguyên liệu và công suất của dự án Nguồn nguyên liệu sản xuất bao gồm: - Giống: Sử dụng các giống đã được nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm thành công tại các vùng sinh thái tương tự như sinh thái của Bắc Ninh. Có 2 nguồn giống chính sẽ được cung cấp cho sản xuất của dự án cụ thể như sau: + Nguồn giống từ nuôi cấy mô tế bào của dự án + Nguồn giống được lấy từ các cơ sở nghiên cứu và các Công ty chuyên cung cấp giống hiện có. - Các nguồn nguyên liệu khác: + Giá thể trồng cây mua được từ một số cơ sở nghiên cứu và sản xuất của Việt Nam như Viện nghiên cứu rau quả; Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội.. Ngoài ra một số chủng loại giá thể và phân bón hữu cơ sẽ được sản xuất và sơ chế từ nguồn phân phế thải chăn nuôi của Công ty DABACO nằm gần khu vực dự án. + Các nguyên liệu khác phục vụ sản xuất như: Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đa, vi lượng, vi sinh được cung cấp từ các cơ sở sản xuất trong nước. 1.4.6.3. Nhu cầu về điện, nước Nhu cầu điện: Trên cơ sở mặt bằng quy hoạch kiến trúc tổng thể dự án được duyệt, căn cứ vào phương án kiến trúc của các hạng mục công trình tính toán cụ thể các phụ tải điện như sau: Bảng 1.6. Công suất tiêu thụ điện tại các hạng mục công trình Ký hiệu  Hạng mục  Công suất (KW/ngày)   1  Nhà làm việc, nuôi cấy tế bào, tập huấn  20   2  Nhà ăn và nghỉ cán bộ  30   3  Nhà sơ chế bảo quản, giới thiệu sản phẩm  10   4, 5  Nhà thường trực (03 nhà); khu để xe  5   6  Khu nhà kính plastic hiện đại công nghệ cao  20   7  Khu nhà lưới sản xuất giống  10   8  Khu nhà lưới cấp 1 sản xuất rau an toàn  10   9  Khu nhà vòm sản xuất rau an toàn, trái vụ (15 nhà)  45   10  Khu nhà sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng  10   11  Nhà kho vật tư thiết bị sản xuất  5   12  Khu trạm bơm tưới  50   13  Khu trạm bơm đầu mối  50   14  Chiếu sáng tổng thể  20   15  Dự phòng  30   Tổng công suất thiết bị điện toàn nhà máy  315   Tổng công suất điện tính toán toàn nhà máy (với hệ số sử dụng Ksd = 0,8)  252   Để cấp điện cho các phụ tải điện toàn khu là 252 KW hay 315 KVA chủ đầu tư cần thiết làm việc với Công ty điện lực để xin cấp điểm đầu tư trạm biến áp hiện có toàn khu với dung lượng là 315 KVA. Giải pháp cấp nước Để đảm bảo việc cấp nước chủ động và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của ứng dụng công nghệ cao thì việc lựa chọn và sử dụng nguồn nước ngầm từ hệ thống giếng khoan lớn để tưới cho rau an toàn là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu áp dụng công nghệ tưới trong hiện tại và tương lai. Tính toán nhu cầu nước cho vùng dự án: Căn cứ tính toán: + Tiêu chuẩn cấp nước mạng lưới bên ngoài và bên trong công trình: TCXD 33 – 2006 và TCVN 4513 – 1998. + Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 4449 – 1987 có quy định: Nước dùng cho sinh hoạt : 150 lít/ngđ Nước cấp cho tưới rau, tưới cây xanh, rửa đường : 5 lít/ngđ Nước dự phòng: 25% tổng lưu lượng trung bình ngđ - Tính toán nhu cầu nước của khu dự án: Dựa vào số liệu quy hoạch sử dụng đất, lưu lượng nước tính toán được tính như sau: + Lưu lượng dùng nước sinh hoạt trung bình ngày đêm (ngđ): QSH = q.N/1000 Trong đó: QSH: Lượng nước dùng trong sinh hoạt (m3/ngđ) q: Tiêu chuẩn cấp nước tính cho đầu người trong ngày (lít/người/ngđ) N: Số lượng người/ngày = 100 người (bao gồm cả lượng người được tập huấn tham quan tính trung bình) QSH = (150 x 100)/1000 = 15 (m3/ngđ) - Lưu lượng nước cấp cho tưới rau: QT = Ft x qt Trong đó: QT: Lượng nước tưới rau, tưới cây xanh (m3/ngđ) Ft: Diện tích cần tưới (m2) Qt: Tiêu chuẩn nước tưới rau (lít/m2/ngđ) QT = (200.000 x 5)/1000 = 1000 (m3/ngđ) - Lượng nước dự phòng: QDF = 25% x (QSH + QT) = 25% (15 + 1000) = 25%x1015 = 253,75 (m3ngđ). QTB = QTB + QT + QDP = 1268,75 (m3ngđ). Lưu lượng nước cung cấp cho nghiên cứu trong ngày dùng nước lớn nhất: đối với nước cấp cho sinh hoạt, khu vực nước cấp cho các công trình công cộng, nước cấp cho tưới cây rửa đường có hệ số Kngày,max = 1,3. Đối với lượng nước dự phòng K = 1. Qngày,max = 1,3x1015 + 253,75 = 1573,25 m3/ngđ Làm tròn: 1600,0 m3/ngđ. 1.4.6.4. Danh mục máy móc thiết bị sử dụng Bảng 1.5. Danh mục máy móc thiết bị sử dụng STT  Tên thiết bị  Đơn vị  Số lượng  Hiện trạng   I  Thiết bị nuôi cấy tế bào   1  Tủ cấy vô trùng  chiếc  5  Mới 100%   2  Kính hiển vi sinh học  Chiếc  2  Mới 100%   3  Nồi hấp tuyệt trùng  Nồi  3  Mới 100%   4  Bình tam giác cấy mẫu  Chiếc  40.000  Mới 100%   5  Ống nghiệm  Chiếc  10.000  Mới 100%   6  Máy cất nước 1 lần  Máy  1  Mới 100%   7  Cân phân tích  Cái  1  Mới 100%   8  Cân kỹ thuật  Cái  1  Mới 100%   9  Máy đo pH để bàn  Máy  1  Mới 100%   10  Máy khuấy từ gia nhiệt  Máy  1  Mới 100%   11  Giá nuôi cấy  Cái  80  Mới 100%   12  Tủ hóa chất  Tủ  3  Mới 100%   13  Tủ sấy  Tủ  3  Mới 100%   14  Dụng cụ lấy mẫu  Bộ  5  Mới 100%   15  Xe đẩy chuyên dụng  chiếc  8  Mới 100%   16  Tủ lạnh 200L  Tủ  2  Mới 100%   17  Máy điều hòa không khí cho phòng nuôi và nuôi cấy mẫu  cái  10  Mới 100%   18  Các dụng cụ nuôi cấy mô khác    Mới 100%   19  Kho lạnh bảo quản rau  m3  10  Mới 100%   20  Kệ, bàn để sơ chế, đóng gói rau  Bộ  10  Mới 100%   21  Máy làm đất đa năng  Máy  2  Mới 100%   1.4.7. Tiến độ triển khai dự án: * Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: hết năm 2010 - Hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. * Thực hiện đầu tư giai đoạn 1: từ năm 2010 – 2011 - Thực hiện các thủ tục trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất, giao đất, đền bù, GPMB, trích lục bản đồ, cắm mốc giới đất – Quý I năm 2010. - Đầu tư xây dựng hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật (hệ thống đường, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện) cho 22,26 ha vùng dự án. - Đầu tư xây dựng khu trung tâm nhà điều hành và các hạng mục công trình nhà lưới cấn thiết để tổ chức sản xuất, vận hành thử. * Thực hiện giai đoạn 2: từ năm 2012 trở đi - Tổ chức sản xuất rau an toàn ổn định và phát triển như mục tiêu đề ra. 1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 1.4.8.1. Tổ chức quản lý Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam sẽ là chủ đầu tư, trực tiếp tiến hành tổ chức và quản lý dự án theo quy định. Hình thức quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư trực tiếp hoặc thuê tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định hiện hành. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trên cơ sở sử dụng bộ máy hiện có của mình và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án. Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn ma Ban quản lý dự án được giao. 1.4.8.2. Thực hiện dự án * Thành lập bộ máy điều hành, quản lý thực hiện dự án: Bộ máy quản lý, khai thác, thực hiện dự án trên cơ sở nguyên tắc hạch toán của Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam. Bộ máy gồm các phòng ban sau: Ban giám đốc; Các phòng chuyên môn: Phòng TCHC, phòn Kỹ thuật và KCS, phòng kế toán, phòng thị trường; các đội sản xuất: đội sản xuất giống, đội sản xuất rau thương phẩm, đội sơ chế bảo quản, đội sản xuất giá thể. - Nguyên tắc hoạt động của bộ máy quản lý, thực hiện dự án: Hệ thống tổ chức quản lý, điều hành bộ máy phải đáp ứng được các yêu cầu sau: + Tổ chức hoạt động có hiệu quả. + Khai thác tối đa công suất của dự án + Phát huy tốt khả năng làm việc tập thể và của từng cá nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín trong lòng khách hàng. + Tổ chức tiếp thị tốt, kinh doanh hiệu quả, đảm bảo đời sống cho người lao động + Tiếp cận và áp dụng kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chế độ làm việc: Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời vụ, thời tiết,... Nên tùy theo từng bộ phận mà ta áp dụng các chế độ quản lý và làm việc khác nhau. Cụ thể: + Với bộ phận quản lý, hành chính: áp dụng chế độ làm việc 8h/ngày và số ngày làm việc 22 ngày/tháng. + Với bộ phận sản xuất, kinh doanh: áp dụng chế độ làm việc theo chế độ khoán sản phẩm để tạo động lực phát triển sản xuất. * Tổ chức tuyển dụng lao động: Phương án sử dụng lao động: chia làm 2 dạng chính. + Nhân viên hợp đồng: là những người được tuyển dụng vào các vị trí, phòng ban trong bộ máy Công ty, làm các công việc mang tính thường xuyên của dự án, được hưởng lương và đóng bảo hiểm theo chế độ hiện hành của nhà nước. + Nhân viên thời vụ: được tuyển làm các công việc mang tính thời điểm vào nhưng mùa vụ sản xuất có tính thời điểm cao. Nhu cầu sử dụng lao động thường xuyên của công ty vào khoảng 70 người. Ngoài ra vào một số thời điểm dự án còn phải huy động một lực lượng lớn lao động thời vụ khác. * Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực: Để có đủ năng lực vận hành hệ thống kỹ thuật của khu sản xuất rau an toàn ứng dụng CNC đòi hỏi cán bộ và đội ngũ côn nhân kỹ thuật của trung tâm phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về việc quản lý và vận hành các công nghệ tiên tiến sẽ sử dụng như: Công nghệ nuôi cấy mô và sản xuất cây giống; công nghệ sản xuất giá thể, công nghệ sản xuất rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới và vận hành hệ thống tưới; kiến thức về quản lý, kinh tế thị trường,... Do vậy trong giai đoạn đầu thực hiện dự án cần phải có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ và công nhân kỹ thuật của dự án. CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong khu vực châu thổ Sông Hồng, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm lực lớn trong việc phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản như điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng, về khí hậu, giao thông, về thị trường tiêu thụ,... Do vậy dự án “xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh” đã được lựa chọn xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – Bắc Ninh. 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Điều kiện địa lý Địa điểm thực hiện Dự án “Xây dưng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh” tại thôn Nội Viên, xã Lạc vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là địa điểm thuận lợi cho hoạt động giao thông do gần quốc lộ 1A và 1B. Khu vực nghiên cứu triển khai xây dựng Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích là 22,3327 ha và chia thành hai khu vực : Khu vực 1: có diện tích 9,8643 ha, thuộc đất canh tác thuộc Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh: + Phía Bắc với tuyến đường nhựa liên xã; + Phía Nam giáp đường nội đồng rộng 5m và mương tiêu chính của khu vực; + Phía Đông giáp với đường nội đồng ruộng rộng 2m và khu canh tác thôn Nội Viên; + Phía Tây giáp với đường cấp phối rộng 5m và khu trai ngan pháp của Công ty cổ phần DABACO. Khu vực 2: có diện tích 12,4684 ha thuộc đất canh tác thuộc thôn Nội Viên, xã Lạc Vệ. + Phía Bắc giáp với đường nhựa liên xã; + Phía Nam giáp đường nội đồng rộng 5m và mương tiêu chính của khu vực; + Phía Đông giáp với đường cấp phối rộng 5m và khu trai ngan pháp của Công ty cổ phần DABACO; + Phía Tây giáp với mương tưới tiêu và đất canh tác của thôn Nội Viên. 2.1.2.Hiện trạng sử dụng khu đất trong khu dự án đầu tư 2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất trong dự án Đa phần diện tích khu vực dự án đầu tư hiện là đất trồng lúa. Tổng diện tích vùng quy hoạch là 226.674 m2. Hiện trạng sử dụng đất trong vùng quy hoạch được thể hiện ở bản 1: Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất trong vùng quy hoạch STT  Hiện trạng sử dụng đất  Diện tích quy hoạch (m2)  Tỷ lệ %    Khu vực 1( khu vực thuộc Công ty giống cây trồng)  98.643  44,17   1  Ruộng màu  0  0   2  Ruộng lúa  91.254  92,51   3  Mương, kênh tưới và đường nội đồng  7.389  7,49    Khu vực 2(Khu vực thuộc thôn Nội Viên, xã Lạc Vệ  124.684  55,83   1  Ruộng màu  0  0   2  Ruộng lúa  117.406  92,16   3  Mương, kênh tưới và đường nội đồng  7.278  5,84    Tổng cộng  223.327  100,00   2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án a) Hệ thống giao thông nội đồng: Chủ yếu là đường đất và đường giải cấp đá phối, chỉ có tuyến đường liên xã là được rải nhựa. b) Hệ thống cung cấp nước tưới - Nước tưới của khu vực dự án được cung ứng chủ yếu trạm bơm và hệ thống kênh mương lấy nước từ nguồn Sông Cầu. - Hiện nay, một số kênh dẫn nước chính được cứng hóa, còn chủ yếu là kênh đất, trên địa bàn vùng dự án có 1 trạm bơm cục bộ, hiện đã xuống cấp và khả năng sử dụng kém. c) Hiện trạng thoát nước: Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng và dốc dần theo hướng Bắc sang Nam và từ Đông sang Tây, cao độ thay đổi từ +3,23m đến +2,39m. Hiện tại trên địa bàn vùng dự án việc tiêu thoát nước được thực hiện thông qua hệ thống kênh mương đất và thoát ra kênh tiêu chính của vùng. Cụ thể như sau: - Tại khu vực 1 có các kênh tiêu chính sau: + Mương tiêu N1: chạy cắt ngang khu vực 1 với cao độ đáy từ +2,5m đến +2,59m. Chiều dài kênh L=148m và đáy rộng 1m, với hướng thoát chính từ Đông sang Tây. + Mương tiêu N2: chạy dọc theo khu 1 và tiếp giáp với đường cấp phối gần khu Trại ngan giống Pháp. Cao độ đáy của kênh từ +2,56m đến +2,72m, chiều dài kênh L=330m và đáy rộng 1,5m với hướng thoát nước chính từ Nam sang Bắc. - Tại khu 2 có các kênh tiêu chính sau: + Mương tiêu N3: chạy dọc theo khu 2 và tiếp giáp với Trại ngan giống Pháp. Mương có độ dày đáy từ +1,3m đến +1,7m, chiều dài mương L= 575m, độ rộng đáy mương là 2m và là mương tiêu thoát chính của khu Trại Ngan giống Pháp và khu 1 thông qua hệ thống kênh dẫn. + Mương tiêu N4: chạy ra khu vực 2 có chiều dài L= 180m độ rộng đáy 1m và độ đáy từ + 2,27m đến +2,34m. + Mương tiêu N5: nằm cạnh khu vực 2, tiếp giáp và chạy dọc theo đường nội bộ của khu 2. Chiều dài mương L= 555m và đáy mương rộng 2m với độ cao đáy +2,49m đến +2,72m.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường mô hình sản xuất rau an toàn.doc
Luận văn liên quan