Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa Bắc Ninh

1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá lâu đời, nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh phía Bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang cơ cấu kinh tế thị trường, Bắc Ninh lại được biết đến như một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với chủ trương của UBND tỉnh là tới năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp. Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã liên tục đưa ra các chính sách mở cửa và nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư, cho tới nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã có mặt và đầu tư vào Bắc Ninh như Canon, Hồng Hải, Acecook đặc biệt Samsung đã đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại di động lớn nhất của hãng tại KCN Yên Phong. Việc Samsung đầu tư nhà máy lắp ráp điện thoại di động tại Bắc Ninh đã kéo theo một loạt các dự án đầu tư khác về Bắc Ninh, đó là các dự án nhà máy vệ tinh chuyên sản suất linh kiện, vật tư, thiết bị cung cấp cho Samsung. Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA là một trong số những dự án vệ tinh của hãng sản xuất điện tử nổi tiếng Samsung. Việc đầu tư dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa của Công ty sẽ đem lại một số tác động tích cực cho nền kinh tế như: Giảm nhập siêu nguồn nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động với mức thu nhập cao và ổn định, đóng góp vào ngân sách của tỉnh và nhà nước thông qua các khoản thuế . Tuy nhiên, hoạt động sản xuất luôn có hệ quả xấu tới môi trường và sức khỏe người lao động cũng như dân cư xung quanh. Do vậy, để phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu tác động về môi trường và đảm bảo sự hoạt động của dự án đúng pháp luật, Công ty TNHH 3H VINA tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA ” trình UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thẩm định và phê duyệt.

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14716 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá lâu đời, nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh phía Bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang cơ cấu kinh tế thị trường, Bắc Ninh lại được biết đến như một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với chủ trương của UBND tỉnh là tới năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp. Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã liên tục đưa ra các chính sách mở cửa và nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư, cho tới nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã có mặt và đầu tư vào Bắc Ninh như Canon, Hồng Hải, Acecook… đặc biệt Samsung đã đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại di động lớn nhất của hãng tại KCN Yên Phong. Việc Samsung đầu tư nhà máy lắp ráp điện thoại di động tại Bắc Ninh đã kéo theo một loạt các dự án đầu tư khác về Bắc Ninh, đó là các dự án nhà máy vệ tinh chuyên sản suất linh kiện, vật tư, thiết bị… cung cấp cho Samsung. Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA là một trong số những dự án vệ tinh của hãng sản xuất điện tử nổi tiếng Samsung. Việc đầu tư dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa của Công ty sẽ đem lại một số tác động tích cực cho nền kinh tế như: Giảm nhập siêu nguồn nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động với mức thu nhập cao và ổn định, đóng góp vào ngân sách của tỉnh và nhà nước thông qua các khoản thuế…. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất luôn có hệ quả xấu tới môi trường và sức khỏe người lao động cũng như dân cư xung quanh. Do vậy, để phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu tác động về môi trường và đảm bảo sự hoạt động của dự án đúng pháp luật, Công ty TNHH 3H VINA tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA ” trình UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thẩm định và phê duyệt. Công ty TNHH 3H VINA thuộc loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở nên, chủ đầu tư là Công ty TNHH 3H VINACOM (góp 41,67% vốn) do ông Lee Taek Kyu là người đại diện pháp luật và Công ty TNHH COM & TEC (góp 58,33% vốn) do ông Oh Sang Hoon làm đại diện pháp luật. Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA được Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 212023.000275, chứng nhận thay đổi lần đầu ngày 27 tháng 05 năm 2010. Dự án được triển khai tại khu nhà xưởng có sẵn thuê lại của Công ty 3H VINACOM tại đường TS12 - KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Mục tiêu của dự án là cung cấp sản phẩm cho khách hàng chuyên sản xuất vỏ điện thoại cho công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam. 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Căn cứ pháp lý Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998. Luật đầu tư năm 2005, được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 số 59/2005/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ngày 10/02/2009. -Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 04:2008/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng quy chuẩn Việt Nam về môi trường. - Công văn số 169/BQL-DDT ngày 31/03/2008 của BQL các Khu công nghiệp về việc ký hợp đồng cho thuê lại đất. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2.2. Các căn cứ kỹ thuật - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2009. - Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH Môi trường Tây Bắc phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 11/2010. - Bản thuyết minh dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA”. - Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm: a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí. - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với bụi và một số chất vô cơ. - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối bụi và các chất vô cơ. - QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 V/v ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5949-1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép. c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động - TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công nghiệp và dân cư. d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước. - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo - Lê Huy Bá (2000), Độc học môi trường, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Ngọc Chấn (1998), Kỹ thuật thông gió, NXB Xây dựng, Hà Nội. - Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM Các phương pháp được áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM: Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp kế thừa Phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường. Phương pháp so sánh Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu và thống kê. Quá trình điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm có sử dụng một số thiết bị được liệt kê trong bảng 1. Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường I. Thiết bị hiện trường   1  Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ)   2  Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh)   3  Máy đo tốc độ gió   4  La bàn: Trung Quốc   II. Thiết bị đo khí hiện trường   1  Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE Systems/Mỹ   2  Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments   III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước   1  TOA, Nhật Bản   2  HORIBA-T22, Nhật Bản   3  Máy cực phổ WATECH, Đức   4  Máy đo quang NOVA, Đức   5  Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức   6  Máy DR 2800   7  Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đưc   8  Các dụng cụ phân tích khác   4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4.1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM CÔNG TY TNHH 3H VINA Người đại diện: Ông Lee Taek Kyu Chức vụ: Tổng giám đốc Địa chỉ: KCN Tiên Sơn, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 4.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT Người đại diện: Ông Đào Văn Quý. Chức vụ: Giám Đốc. Trụ sở chính: 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 04 2246 3668 Email : moitruongxanhviet@ gmail.com.vn Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau: Bảng 2. Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM. Số TT  Họ và tên  Học hàm, học vị    Đào Văn Quý  KS. Công nghệ hóa    Nguyễn Thị Vân  Th.S Hóa học    Nguyễn Văn Phán  KS. CN Môi trường    Đinh Thị Vân  CN. Môi trường    Mai Thị Kim Anh  CN. Môi trường    Đặng Văn Chung  CN. Môi trường    Hoàng Thị Tuyến  CN. Môi trường    Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi Trường & Công Nghệ Xanh Việt.   Sau khi ký hợp đồng với Công ty TNHH 3H Vina, Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt đã triển khai các công việc sau: + Thành lập tổ chuyên gia khảo sát, lấy mẫu và phân tích đánh giá hiện trạng môi trường; - Trên cơ sở các kết quả phân tích, tổ chuyên gia tư vấn nghiên cứu đánh giá các tác động ảnh hưởng đến môi trường. - Điều tra, thu thập các số liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực dự án. + Thành lập tổ chuyên gia nghiên cứu và phân tích các tác động của dự án, nhiệm vụ cụ thể: - Nghiên cứu qui mô, qui trình công nghệ của dự án; - Nghiên cứu và phân tích các chất thải đặc thù của qui trình công nghệ để xây dựng chuyên đề đánh giá tác động môi trường. - Từ các tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải, các chuyên gia đề xuất các biện pháp giảm thiểu và tính toán các công trình xử lý môi trường cần thiết trong quá trình dự án đi vào hoạt động; - Căn cứ Phụ lục 4: “ Cấu trúc và yêu cầu nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường” của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, chủ trì nhiệm vụ đã tổng hợp các kết quả phân tích, các chuyên đề, các tác động và các biện pháp giảm thiểu, biên soạn báo cáo để thông qua chủ đầu tư. CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: “NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA 3H VINA” 1.2. CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH 3H VINA Người đại diện: Ông Lee Taek Kyu Chức vụ: Tổng giám đốc Địa chỉ: KCN Tiên Sơn, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ đầu tư là Công ty TNHH 3H VINACOM và Công ty TNHH COM & TEC. Công ty TNHH 3H Vina được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 212023.000275 (chứng nhận lần đầu) ngày 27/05/2010 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H Vina của công ty TNHH 3H Vina được thực hiện tại khu nhà xưởng có sẵn trên diện tích 900 m2 thuê lại từ công ty TNHH 3H Vinacom tại đường TS12, KCN Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau: - Phía Đông: Giáp công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngọc Lan; - Phía Tây: Giáp công ty Cổ phần áp lực Đông Anh; - Phía Nam: Giáp công ty TNHH thực phẩm Mikofood; - Phía Bắc: Giáp khu nhà kho của công ty Vinafco. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu và quy mô của dự án Sản phẩm của dự án là hạt nhựa PC (polycarbonate), hạt nhựa ABS (acrylonnitrile, butadiene, styrene) với quy mô 6.000 tấn/năm khi đi vào sản xuất ổn định. Cụ thể, công suất sản xuất trong từng năm như sau: Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm và công suất sản xuất Tên sản phẩm  Năm    Năm 1  Năm 2  Năm ổn định   Hạt nhựa PC (tấn)  1.200  2.400  3.600   Hạt nhựa ABS (tấn)  -  1.200  2.400   Tổng cộng (tấn)  1.200  3.600  6.000   Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina Sản phẩm của dự án chủ yếu để cung cấp cho khách hàng chuyên sản xuất vỏ điện thoại cho công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam. Tổng vốn đầu tư cho Dự án: 1.200.000 USD ( Một triệu hai trăm nghìn đô la Mỹ). Trong đó: - Công ty TNHH 3H Vinacom góp 500.000 USD( chiếm 41,67% vốn điều lệ). - Công ty TNHH Com & Tec góp 700.000 USD (chiếm 58,33% vốn điều lệ). 1.4.2. Quy trình sản suất * Sơ đồ công nghệ sản xuấtcác sản phẩm hạt nhựa  Hình 1. Sơ đồ quy trình sản xuất hạt nhựa * Thuyết minh quy trình sản xuất hạt nhựa Căn cứ vào các đơn hàng của khách hàng, nguyên liệu gồm những hạt nhựa nguyên sinh cùng với các chất phụ gia, bột màu được định lượng bằng hệ thống cân tự động trước khi thực hiện quá trình trộn. Hỗn hợp nguyên vật liệu sau trộn được chuyển xuống phễu chờ để chuyển dần sang máy ép đùn. Tại công đoạn gia nhiệt, điện năng được sử dụng để nâng nhiệt độ của nguyên liệu lên với nhiệt độ từ 1650C – 2250C, các hạt nhựa được làm nóng chảy. Nhựa ở trạng thái nóng chảy sẽ cho đi qua máy đùn ép nóng và được đùn ra ngoài với hình dạng các sợi hạt. Các sợi hạt này sẽ được đi qua máng nước làm mát để tạo cường độ cho sợi nhựa và chuyển nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng. Sau đó các sợi nhựa sẽ được chạy qua máy cắt để tạo thành các hạt nhựa rồi chuyển hệ thống sàng rung nhằm phân loại thành các cỡ hạt khác nhau. Tiếp theo các hạt nhựa được thổi lên phễu tự động và tại đây quá trình tự động lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói thành phẩm, với những sản phẩm sau khi kiểm tra không đạt được kích cỡ sẽ tiếp tục cho quay lại tái sản xuất. Thiết bị để kiểm tra chất lượng sản phẩm là máy ép đùn (Injecter): 1.4.3. Danh mục máy móc, trang thiết bị dùng cho dự án Hệ thống thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất của nhà máy chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc, được mua mới 100%. Danh mục thiết bị, máy móc nhà máy được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 1.2. Danh mục máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất của dự án STT  Tên máy móc, thiết bị  Số lượng (bộ)  Tình trạng  Xuất xứ   1  Dây chuyền máy đùn hạt PC  01  Mới  Hàn Quốc   2  Dây chuyền máy đùn hạt ABS  01  Mới  Hàn Quốc   3  Máy trộn  01  Mới  Hàn Quốc   4  Máy trộn  01  Mới  Trung Quốc   5  Bơm hút chân không  01  Mới  Hàn Quốc   6  Hệ thống cấp nguyên liệu từ phía ngoài  02  Mới  Hàn Quốc   7  Phễu Bufferr và bộ cảm ứng đo khối lượng  04  Mới  Hàn Quốc   8  Hệ thống hút nguyên vật liệu  02  Mới  Hàn Quốc   9  Bể/ thùng chứa  04  Mới  Việt Nam   10  Phễu sử dụng cho tái sinh  02  Mới  Hàn Quốc   11  Máy đóng gói tự động  02  Mới  Hàn Quốc   12  Máy Khâu  02  Mới  Hàn Quốc   13  Máy in mã vạch  01  Mới  Hàn Quốc   Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina Bảng 1.3. Danh mục máy móc, thiết bị dùng để kiểm tra (kiểm tra tự động) STT  Tên thiết bị  Số lượng (cái)  Tình trạng  Xuất xứ   1  Máy đo, kiểm tra chỉ số nóng chảy  01  Mới  Hàn Quốc   2  Máy kiểm tra ảnh hưởng izol  01  Mới  Hàn Quốc   3  Máy đo tỷ trọng  01  Mới  Hàn Quốc   4  Máy cầm tay đo phổ hình quang tia X (XRF)  01  Mới  Hàn Quốc   5  Máy(kiểm tra) dập mẫu cho độ bền va đập(izod)  01  Mới  Hàn Quốc   6  Máy đo VST/HDT  01  Mới  Hàn Quốc   7  Máy thử/kiểm tra UTM (máy đo độ dày bằng sóng siêu âm)  01  Mới  Hàn Quốc   8  Lò sấy (phục vụ thí nghiệm để kiểm tra mức chịu nhiệt)  01  Mới  Hàn Quốc   9  Máy ép phun  01  Mới  Hàn Quốc   Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina 1.4.4. Nhu cầu về nguyên vật liệu, điện, nước và nhân lực Nhu cầu về nguyên liệu, phụ liệu dùng cho sản xuất Nguyên liệu dùng cho sản xuất là hỗn hợp các loại hạt nhựa nguyên sinh, phối kết hợp với các hỗn hợp phụ gia và các chất tạo mầu, khối lượng các loại dùng cho 1 tháng như sau: Bảng 1.4. Danh mục nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất trong 1 tháng STT  Tên nguyên liệu, phụ liệu  Thành phần hỗn hợp  Khối lượng (kg/tháng)   1  Hạt nhựa nguyên sinh  Poly carbonate Resin G – ABS; Crushed HF – 5670 (AP-F); ABS Resin  145.000   2  Hỗn hợp các chất phụ gia  Zarex 130 zc; Glass Fiber: CS 952 -10P 3MM; Metablen C-223A; Metablen S-2100; Resorcinol-Di; Irganox-1076; songnox-1076; Luwax E Power; HDPE type wax:HI-wax 400p  4.500   3  Hỗn hợp các chất tạo màu  HI-Black; HI-black-50L; Papilon Black S-HB; Azul ultramar GP-58; 42-236A; 42-201A; Sumitone cyanine blue GH; Ceres blue 3R; Macrolex violet 3B; Solvent blue97; DL blue3104; Iron oxide red 878A; 42-160A; NV-11633-P; Heliogen Green K8730;DL green3028; Macrolex orange 3G, R; Papilion red S-A2G, S-GF; Yellow NV9118S; Papilion yellow4-G; Titanium Dioxide; Solvent violet 26; Fluorescent Brightner NB 9086 Black; Krnos 2233; Sachtolith grade HD-L; Macrolex yellow E2R.  500   4  Mỡ dùng để bôi trơn thiết bị   1kg/năm   Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina Nhu cầu về điện, nước Nhu cầu sử dụng điện: Nhiên liệu dùng cho quá trình sản xuất của dự án là điện với công suất tiêu thụ dự kiến khoảng 700.000 Kwh/tháng và đã xây dựng xong một trạm biến áp 1.000KVA. Nguồn cấp điện phục vụ dự án được lấy từ mạng lưới điện của KCN. Nguồn điện được đưa qua trạm biến áp 1000 KVA trước khi cấp phục vụ sản xuất trong Công ty. Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng điện nước STT  Nhiên liệu  Đơn vị  Số lượng  Nguồn cung cấp   1  Điện  KWh/tháng  700.000  Nguồn cấp điện KCN Tiên Sơn   2  Nước  m3/tháng  50  Mua từ KCN Tiên Sơn   Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina Nhu cầu sử dụng nước: Nước dùng cho sinh hoạt khoảng 40 m3/tháng, được dùng cho khu vực nhà ăn ca, khu vực vệ sinh của cán bộ, lao động. Nước làm mát 10 m3/tháng (bổ sung vào lượng nước thoát bốc hơi trong công đoạn làm mát) dùng tuần hoàn. Sau khi đi vào hoạt động Công ty sẽ ký hợp đồng mua nước sạch với chủ hạ tầng khu công nghiệp. Nhu cầu về lao động: Khi đi vào hoạt động chính thức, nhu cầu nhân sự cho dự án là 30 người: - Tổng giám đốc  :  01 người  người nước ngoài   - Giám đốc nhà máy  :  01 người  người nước ngoài   - Kế toán  :  02 người  người Việt Nam   - Phòng kinh doanh  :  02 người  người Việt Nam   - Phòng quản lý chất lượng  :  02 người  người Việt Nam   - Phụ trách XNK  :  01 người  người Việt Nam   - Quản lý sản xuất  :  05 người  người Việt Nam   - Lao động trực tiếp  :  16 người  người Việt Nam   1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án - Tiến độ thực hiện của dự án: Bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 9/2010. - Thời gian hoạt động của dự án là 40 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (từ 27/05/2010 đến 27/05/2050. CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất Vị trí địa lý: Tiên Du là một huyện của tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Nam thành phố Bắc Ninh, phía Bắc sông Đuống. Tiên Du tiếp giáp với thị xã Từ Sơn ở phía Tây Nam, Quế Võ ở phía Đông và cũng có tiếp giáp một chút với huyện Yên Phong ở phía Tây (phía Tây xã Phú Lâm tiếp giáp với phía Đông xã Đông Thọ, huyện Yên Phong). Địa hình, địa mạo: Khu công nghiệp Tiên Sơn được quy hoạch với diện tích khoảng 600 ha, nằm trên 2 huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn. Địa hình khu vực này tương đối bằng phẳng, chỗ thấp nhất có độ cao 2,1m, chỗ cao nhất có độ cao 5,1m. Căn cứ vào tổng mức úng lụt năm 1971 là năm tỉnh Bắc Ninh có trận lụt lớn nhất, mức nước tại khu vực này chỉ lên tới 6,2 m. Chính vì vậy, cao độ san nền của cả khu vực khu công nghiệp Tiên Sơn được tính toán là 6,2 m. Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối trung bình 5 - 12m. Căn cứ về thành phần thạch học, tính thấm, tính chứa nước, độ giàu nước và đặc điểm thủy động lực có thể phân chia địa chất thủy văn các đơn vị chứa nước và cách nước sau: - Tầng chứa nước vỉa – lỗ hổng trầm tích Holocen (Qh): có thành phần là cát thô, cát, bột sét. Bề dày thay đổi từ 10,4 m -18,2 m. Kết quả hút nước ở lỗ khoan LK 8 cho thấy Q = 2,22 l/s; S = 1,12 m; T = 192 m2/ngày; M = 0,3 – 0,5 g/l, nước thuộc loại Bicacbonat – clorua – canxi. - Lớp cách nước trầm tích Holocen – Pleistocen (LCN1). Thành phần gồm cát pha sét, sét, sét pha loang lổ. Đây là tầng cách nước có chiều dầy từ 3 -5 m và là tầng bảo vệ tốt tránh ô nhiễm cho tầng chứa nước bên dưới. - Tầng chứa nước áp lực vỉa – lỗ hổng trầm tích Pleistocen. Đây là tầng chứa nước khá phong phú. Nước ngầm có chất lượng khá tốt, độ tổng khoáng hóa M = 0,059 – 0,28 g/l, thuộc loại hình Bicabonat Magie- canxi. 2.1.2. Khí hậu Huyện Tiên Du nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông nhưng chủ yếu có 2 mùa chính. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 07, 08 và 09; hướng gió chủ đạo theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, tháng 01 tháng 02 thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh, gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc, đặc trưng các yếu tố khí tượng chủ yếu như sau: Bảng 2.1. Tổng lượng mưa, lượng bốc hơi và nhiệt độ năm 2008 Tháng  Lượng mưa (mm/năm)  Lượng bốc hơi (mm/năm)  Nhiệt độ (toC)   Tháng 1  10,2  68,2  17,2   Tháng 2  30,6  61,2  18,1   Tháng 3  89,7  60,2  20,7   Tháng 4  115,8  54,1  24,2   Tháng 5  195,3  75,9  26,6   Tháng 6  67,8  100,9  29,7   Tháng 7  293,7  79,3  32,6   Tháng 8  210,1  78,4  29,1   Tháng 9  51,5  76,7  28,3   Tháng 10  0,7  123,9  26,1   Tháng 11  15,3  99,1  23,2   Tháng 12  35,2  81,2  19,3   Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm là 23,3oC, dao động trong khoảng từ 22,5oC – 24,1oC. Trong năm 2008, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1: 17,2oC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7: 32,6oC, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 15,4oC. Lượng mưa Mùa mưa tập trung 85% lượng mưa cả năm và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình là 1331mm, số ngày mưa trung bình là 144,5 ngày. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa và đạt cực đại vào tháng 7.Mùa khô là 6 tháng còn lại, mưa ít, lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 12 là tháng mưa cực tiểu với 12-18mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 254,6 mm. Bốc hơi Lượng bốc hơi hàng năm dao động không lớn, trung bình là 1029mm, cao nhất đạt 1329,8mm và thấp nhất là 892mm. Còn trong năm lượng bốc hơi cao nhất là tháng 10 (123,9mm). Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình năm tương đối lớn, xấp xỉ 80%. Diễn biến độ ẩm ở đây phụ thuộc vào yếu tố mưa nên trong một năm thường có 2 thời kỳ: thời kỳ độ ẩm cao và thời kỳ độ ẩm thấp. Nắng Trung bình hàng năm có 1500-1600 giờ nắng, tháng nóng nhất là tháng 7 với tổng giờ nắng trung bình 180 giờ, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1. Gió Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9. Ở khu vực này hàng năm xảy ra 8 - 10 trận bão với tốc độ gió từ 20 - 30m/s, thường kèm theo mưa lớn và kéo dài. Tốc độ gió trung bình trong năm: 2,5m/s Tốc độ gió cực đại trong năm: 34m/s Bão Xuất hiện nhiều trong tháng 7 và 8, cấp gió từ cấp 8-10, đôi khi tới cấp 12. 2.1.3. Hiện trạng môi trường của dự án Hạ tầng kỹ thuật được khai thác, sử dụng trên cơ sở các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp. Để xác định hiện trạng môi trường khu vực dự án, các mẫu khí, nước ngầm được tiến hành đo đạc, lấy mẫu vào ngày 24/11/2010. Việc đo đạc, lấy mẫu và phân tích được thực hiện bởi cán bộ của Công ty TNHH Công nghệ & Môi trường Xanh Việt, Trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đại diện chủ đầu tư. Vị trí lấy mẫu: Dựa vào hướng gió chủ đạo, vị trí lấy mẫu không khí để đánh giá chất lượng môi trường nền của khu vực thực hiện dự án được xác định như sau: - K1: Không khí tại khu vực cổng bảo vệ vào dự án; - K2: Không khí tại khu vực xuởng sản xuất của dự án. Các thông số đặc trưng: Chất lượng môi trường được đánh giá thông qua những thông số đặc trưng sau đây: bụi, tiếng ồn, NO2, SO2, CO. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí: Kết quả chất lượng môi trường không khí tại thời điểm khảo sát như sau: Bảng 2.2. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án TT  Thông số phân tích  Đơn vị  Vị trí đo đạc và lấy mẫu  QCVN 05:2009/BTNMT, (TB 1h)      K1  K2    1  Bụi lơ lửng  µg/m3  31  27  300   2  Ồn  dBA  54,3  55,1  75 (*)   3  NO2  µg/m3  39,2  41,7  200   4  SO2  µg/m3  33,5  37,2  350   5  CO  µg/m3  415,8  409,7  30.000   Nguồn: trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ghi chú: (*): TCVN 5949:1998. Nhận xét: Qua bảng 2.2 có thể thấy chất lượng không khí khu vực thực hiện dự án khá tốt, các thông số ô nhiễm được phân tích đều thấp hơn so với quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT. Nồng độ bụi lơ lửng thấp hơn tiêu chuẩn từ 9 - 11 lần, nồng độ NO2 và SO2 thấp hơn tiêu chuẩn từ 4 – 6 lần, còn nồng độ CO thấp hơn tiêu chuẩn từ 72 – 73 lần. 2.1.4. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái Thảm thực vật Khu vực dự án có thảm thực vật mang tính chất của hệ sinh thái đồng bằng, cây trồng chủ yếu là lúa với năng suất từ 5- 5,5 tấn/ha/năm. Ngoài ra còn có các loại cây trồng khác như đậu tương, khoai tây, lạc với diện tích canh tác không lớn. Trong khu vực còn có nhiều loại cây ăn quả khác. Động vật Thành phần các loại động vật trong khu vực nghèo nàn, chủ yếu là gia súc, gia cầm ( gà, ngan, vịt, trâu , bò, cá...) chăn nuôi tại các hộ gia đình. Lượng gia súc giảm dần do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Các loại động vật hoang dã nghèo nàn, chủ yếu là một số loài chim và thú nhỏ (chim sẻ, chuột, ếch nhái, rắn,...). Trong khu vực dự án không có loài động vật hoang dã thuộc loại quý hiếm. Phù du động vật và động vật đáy Phù du động vật và động vật đáy tại khu vực dự án bao gồm các nhóm sau: nhóm Rotatora, Oligochaeta, Cladocera, Copepoda, Cyclopida, Ostravacoda và còn rất nhiều côn trùng, ấu trùng trong nước. Phù du thực vật Khu vực thường gặp các loài điển hình của vùng đồng bằng như: Cocconeis placetula, Nostochopsis lobatus, Chamaesiphon incrustans...nhìn chung mật độ phù du thực vật ở sông nghèo hơn ở ao hồ. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1. Điều kiện kinh tế Để thoát khỏi đói nghèo, những năm qua huyện Tiên Du đã được thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi. Theo đó, sự chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt thể hiện ở sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng. Trong đó, cơ cấu mùa vụ được bố trí hợp lý hơn như: giảm diện tích lúa xuân sớm, xuân trung; tăng trà lúa xuân muộn… Đồng thời, thực hiện chương trình đưa giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao: C70, C71, Nếp 352, lúa lai 2 dòng… vào thâm canh đã đưa năng suất lúa năm 2007 lên 51,14 tạ/ha. Cây màu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nên có nhiều loại giống mới cho năng suất, sản lượng cao như: giống ngô Biosed 9681, DK 888, khoai tây Hà Lan. Nhờ vậy, sản lượng lương thực giai đoạn 2005-2008 tăng bình quân trên 7%/năm, đạt 61.824 tấn vào năm 2008. Sản lượng lương thực tăng nhanh là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho đàn gia súc, gia cầm đang ngày càng phát triển. Vì thế, hiện chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính và là nguồn thu nhập quan trọng cho các hộ gia đình. Trong năm 2007, toàn huyện có trên 68.250 con lợn, tăng 6,5% và 6.013 con bò, tăng 10% so với năm 2005. Trong đó, chương trình nuôi bò sữa đã tăng gấp 16 lần so với năm 2004 với số lượng 278 con tập trung tại các xã ven đê như Tân Chi, Cảnh Hưng và đang mở rộng ra các xã Việt Đoàn, Lạc Vệ, Hiên Vân. Việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp còn được triển khai đồng bộ với chương trình nuôi cá thâm canh. Nhiều hợp tác xã đã chuyển diện tích đồng trũng trước đây sản xuất lúa thành khu nuôi trồng thủy sản như Lạc Vệ (20 ha), Hoàn Sơn (9,3ha), Tân Chi (5ha)… Đến hết năm 2008, toàn huyện có khoảng 150ha được nuôi thả cá, chiếm trên 2% diện tích đất nông nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tiên Du vẫn còn nhỏ bé và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của huyện. Hiện ngành này đang phát triển chủ yếu dựa trên các làng nghề truyền thống như Nội Duệ - Thị trấn Lim - Khắc Niệm với các nghề: dệt lụa, làm bún và một số nghề mới như sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim. Đến hết năm 2007, toàn huyện đã có 40 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 51 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực này. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 16%/năm, đạt trên 95 tỷ đồng năm 2008. Một số mặt hàng phát triển và đạt chất lượng cao như: giấy, tơ tằm, chế biến nông sản,… 2.2.2. Điều kiện xã hội Việc xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm được huyện phát động sâu rộng nhằm phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống giao thông vận tải được tăng cường, đặc biệt trong các bước quy hoạch, lập dự án cải tạo và nâng cấp các tuyến đường huyện và liên xã. Tranh thủ mọi nguồn vốn và dự án để thi công và hoàn thành 20km đường nhựa thuộc các tuyến 270, 295, Trị Phương - Đại Đồng. Giao thông nông thôn đã cơ bản được nhựa hoá và bê tông hoá. Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Đến hết năm 2008, số điện thoại bình quân đạt 20 máy/100dân. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, phấn đấu giảm hộ nghèo tăng nhanh hộ giàu, xoá hộ đói. Quan tâm chăm sóc các đối tượng chính sách xã hội, đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, làng văn hoá. Ưu tiên cho sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện tốt " Luật Giáo dục", làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ việc học tập và giảng dạy, tăng cường đào tạo nghề cho người lao động. Hiện nay, du lịch đang ngày càng tỏ rõ là một ngành kinh tế đầy tiềm năng với lợi thế đặc biệt là tiềm năng văn hoá – nhân văn phong phú và đa dạng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống và các lễ hội văn hoá dân gian khác nhau như: Hội hát Quan Họ, Hội hái hoa Mẫu Đơn gắn liền với các địa danh núi Hồng Vân và chùa Phật Tích. Những lễ hội và địa danh này hiện đang là những địa điểm thu hút nhiều du khách khắp nơi đến tham quan. Nhận thức được tiềm năng to lớn này, UBND huyện Tiên Du đã có kế hoạch đầu tư phát triển du lịch thành thế mạnh, thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2005-2010. Vì thế, rất có thể trong tương lai, du lịch sẽ góp phần không nhỏ tạo nên khuôn mặt mới trong đời sống kinh tế - xã hội huyện Tiên Du. CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H Vina” được thực hiện trên khu nhà xưởng cho thuê đã hoàn thiện tại của Công ty TNHH 3H Vinacom, có tổng diện tích là 900m2. Do đó, trong báo cáo này chỉ đánh giá những tác động trong giai đoạn đi vào vận hành sản xuất của dự án. Nguồn gây tác động và đối tượng chịu tác động môi trường được trình bày tóm tắt ở Bảng 3.1. Bảng 3.1. Nguồn phát sinh ô nhiễm TT  Nguồn gây tác động  Đối tượng có thể chịu tác động trực tiếp   Nguồn tác động có liên quan đến chất thải   1  Nước thải: Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất Nước mưa chảy tràn  Môi trường nước   2  Khí thải: Hơi nhựa, VOC Bụi lơ lửng, NOx, SOx, CO…  Môi trường không khí   3  Chất thải rắn: - Bao bì chứa nguyên liệu Rác thải sinh hoạt Chất thải không thể tái chế  Môi trường đất, Môi trường không khí.   4  Chất thải nguy hại: Thùng chứa, can đựng dầu, rẻ lau dính dầu - Dầu mỡ thải  Môi trường đất, Môi trường không khí, môi trường nước.   Nguồn tác động không liên quan đến chất thải   1  An toàn lao động và sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp  Công nhân.   2  Ồn, rung  Công nhân.   Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do dự án xẩy ra    Rủi ro về cháy nổ Rủi ro về tai nạn lao động Rủi ro về sự cố trong hệ thống xử lý chất thải  Môi trường không khí; Thiệt hại về người và tài sản.   3.1. NGUỒN TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI 3.1.1. Tác động đến môi trường không khí 3.1.1.1. Nguồn phát sinh - Khí thải chứa VOC từ hoạt động sản xuất: trong quá trình đùn ép nhựa ; - Mùi trong quá trình sản xuất: trong quá trình đùn ép nhựa; - Bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển; - Bụi trong quá trình sản xuất. 3.1.1.2. Thành phần và tải lượng chất ô nhiễm Khí thải chứa VOC từ hoạt động sản xuất Theo tổ chức quản lý môi trường Bang Michigan- Mỹ các thông số phát thải khí đối với quá trình sản xuất các sản phẩm từ hạt nhựa như sau: Bảng 3.2. Khí ô nhiễm và hệ số phát thải đối với 1 số loại hình công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa Plastic producs manufacturing- Sản xuất các sản phẩm nhựa   Mã số (SSC)  Môt tả  Chất ô nhiễm  Thông số phát thải   3-08-010-01  Adhesives Production Sản xuất keo dán  VOC  12,5 Lb/tấn sản phẩm   3-08-010-02  Extruder Đùn ép  VOC  0,0706 Lb/tấn nhựa   3-08-010-03  Film Production, Die (Flat/Circular) Sản xuất phim, hình khối nhựa  Bụi VOC  0,0802 Lb/tấn nhựa 0,0284 Lb/tấn nhựa   3-08-010-04  Sheet Production Sản xuất tấm thảm  VOC  3,5 Lb/tấn nhựa   3-08-010-05  Foam Production Sản xuất chất tạo bọt  VOC  60 Lb/tấn nhựa   3-08-010-06  Lamination, Kettles/Oven Cán mỏng, ấm nước, lò  VOC  20,5 Lb/tấn nhựa   3-08-010-07  Molding Machine Khuôn  Bụi VOC  0,1302 lB/tấn nhựa 0,0614 Lb/tấn nhựa   (Nguồn: Michigan Department Of Environmental Quality - Environmental Science And Services Division) Như vậy đối chiếu công nghệ của dự án với các loại hình sản xuất trong bảng 3.2 thì nguồn thải và hệ số phát thải có mã số SSC là: 3-08-010-02 (đùn ép nhựa). Quy đổi 1 Lb = 453,5924 gram. Với lượng 150 tấn/tháng nguyên liệu (bao gồm cả phụ gia, chất màu), lượng VOC sẽ phát sinh như sau: 0,0706 Lb/tấn x 453,5924 g/Lb x 150 tấn/tháng = 4803,5 g/tháng. Đặt giả thiết số ngày làm việc là 300 ngày/ năm thì lượng VOC phát sinh trong một ngày là: 4803,5 (g/tháng) x 12 (tháng) : 300 (ngày) = 192 g/ngày. Theo tính toán thì lượng phát sinh các khí VOC trung bình hằng ngày của dự án không phải là lớn, tuy nhiên căn cứ vào bảng thành phần nguyên liệu hóa chất sử dụng tại chương I (bảng 1.4) cho thấy trong khí VOC phát sinh có chứa rất nhiều thành phần các khí độc. Điển hình là hạt nhựa Polycarbonate chiếm thành phần chính (145 tấn/ tháng) có chứa 2 gốc benzen trong một phân tử là một chất rất độc hại, ngoài ra còn phải kể đến các chất có trong các chất phụ gia như: polymer với butyl 2-propenoate và ethenylbenzene có trong metablen, 2- Butanone peroxide có trong Glass fiber, di Phenol có trong Resorsinol, Butyl-4-hydroxyphenyl có trong Irganox-1076. Và Cyanua, hơi chì, hơi kẽm… có trong mạch phân tử của chất tạo màu. Xác định đây là một nguồn thải không lớn nhưng lại có tác động mạnh nhất đến sức khỏe người lao động và môi trường nên ngay từ khi bắt đầu lắp đặt dây chuyền sản xuất, công ty đã chủ động tìm và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nguồn phát sinh này. Các biện pháp giảm thiểu sẽ được trình bày chi tiết tại chương IV. Mùi trong quá trình sản xuất Quá trình đùn ép nhựa, do sử dụng nguyên liệu chính là polycarbonate và một số chất phụ gia khác như metablen, resorcinol…đều là dẫn xuất của Benzen. Các dẫn suất của Benzen bay ra từ quá trình gia nhiệt tại khâu đùn ép nhựa, khi người lao động hít phải nguồn khí này không những có những tác động xấu đến sức khỏe mà còn cảm giác được mùi khó chịu trong suốt quá trình, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Ngoài ra, nếu không có biện pháp giảm thiểu, mùi còn lan tỏa theo các khí VOC ra môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động của người lao động. Hạt nhựa nguyên sinh: Chủ yếu mùi từ hỗn hợp Polycarbonate Resin. - Polycarbonate Resin (hay còn được gọi là Lexan) là nhóm đặc biệt của nhựa dẻo polyme, là họ polyme có chứa nhóm carbonat (- 0 - (C = 0)- 0 -). Polycarbonate Resin có tính đàn hồi khá cao, cách điện tốt, truyền ánh sáng tốt hơn thủy tinh. Chúng được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng điện tử. Polycarbonate Resin được hình thành bởi phản ứng trùng hợp của Bisphenol A và Phosgene. Trong giai đoạn đùn ép nhựa, nhiệt độ cao có thể dẫn đến phản ứng phân tích Polycarbonate sinh ra Bisphenol A và Phosgene. Hai chất này ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. - Bisphenol A (BPA) là hợp chất hữu cơ với hai nhóm chức phenol. Bisphenol A ảnh hưởng lớn đến phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, gây tử vong cho thai nhi, trẻ sơ sinh bị dị tật, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ nhỏ, ảnh hưởng lớn đến não bộ của trẻ nhỏ. Khi tiếp xúc trực tiếp với Bisphenol A ảnh hưởng lớn đến bệnh tinm, tiểu đường, men gan, làm tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng xấu đến hoạt động nội tiết tố tuyến giáp. Hiện tại giới hạn qui định tiếp xúc với con người của EPA là 50 μg/kg/ngày. - Phosgene (COCl2): Trong tự nhiên xuất hiện khi phân hủy và đốt cháy hợp chất clo hữu cơ, ở nồng độ thấp chúng có mùi như cỏ khô. Phosgene là một chất độc ngấm ngầm, chúng chỉ được phát hiện mùi tại 4 ppm (cao hơn 4 lần so với ngưỡng giới hạn giá trị). Độc phát sinh khi Phosgene vào các Protein trong phế nang phổi gây ngạt thở cho người khi hít phải chúng. Hỗn hợp các chất phụ gia: - Glass fiber (thường gọi là sợi thủy tinh, Silica, SiO2), ở dạng tinh khiết tồn tại như một polimer (SiO2)n, rất dẻo, không cháy, không dẫn điện, chống ẩm mốc, chống co giãn, bền với axit. Thành phần của Glass fiber gây độc tương tự như amiăng: gây viêm phổi, ung thư nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng. - Metablen là phụ gia tăng tính đàn hồi cho PVC, ABS, polycarbonate.... - Metablen S- 2001 ( hay được gọi là Polymer trong AS 4000) là một polymer tổng hợp của methyl methacrylate và monome butyl acrylate. Trong nhiệt độ cao, khí thải của methyl methacrylate và monome butyl acrylate có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của công nhân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất. - Resorcinol-bis (di-2-dimethyl phenylphos; C 6H 4(OH) 2) hay còn được gọi là resorcin, được sử dụng như chất chống cháy cho ABS, là một dihydroxyl benzen dễ bay hơi, chúng có mùi khó chịu, gây nhạy cảm cho da khi tiếp xúc trực tiếp, khi hít phải chúng gây kích ứng đường hô hấp, khó thở. Trong liều lượng lớn, nó là một chất độc gây ra điếc, tiết nước bọt, đổ mồ hôi, co giật. Hỗn hợp các chất tạo màu: - Papilion Black S-HB là hỗn hợp anthraquinon, sử dụng cho nhựa kỹ thuật công nghiệp. Khi gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ giải phóng các khí độc như CO, NOx. Nếu hít phải quá nhiều các khí độc hại trên sẽ gây kích ứng đường hô hấp. - Papilion red S-A2G, Papilion red S-GF, Papilion yellow FL7G: Khi gặp nhiệt độ chúng có mùi khó chịu, khí bụi của chúng gây kích ứng đường hô hấp. - Sumitone cyanine blue GH: Gây khó thở, ho. - Titanium Dioxide: (TiO2): Cung cấp độ trắng và độ đục mờ cho các sản phẩm nhựa, sơn, mực, kem đánh răng, mỹ phẩm. Titanium Dioxide được phân loại như chất gây ung thư. Con người có thể có nguy cơ ung thư hay rối loạn di truyền khi tiếp xúc lâu dài với hợp chất này. Qua phân tích trên ta thấy: Mùi phát sinh trong giai đoạn sản xuất các hạt nhựa rất phức tạp và hỗn hợp nhiều loại mùi khác nhau. Tác động của chúng đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp sản xuất là không nhỏ. Do tính chất đặc thù của hệ thống đùn ép nhựa tiên tiến mà công ty áp dụng, nên mùi sinh ra sẽ được hệ thống quạt hút hút trực tiếp mùi sinh ra vào hệ thống xử lý đồng bộ đi kèm với máy sản xuất. Tại đây mùi sẽ được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường bên ngoài, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động và môi trường xung quanh. Để đảm bảo hơn nữa vấn đề môi trường và an toàn lao động, dự án cũng sẽ áp dụng thêm một số giải pháp khác (trình bày trong chương 4). Tác động của nhiệt phát sinh từ quá trình gia nhiệt hạt nhựa Cấu trúc của thiết bị gia nhiệt bao gồm một trục rỗng để đùn hạt nhựa ở giữa, xung quanh trục rống được gắn hệ thống điện cực để gia nhiệt cho hạt nhựa phía trong. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, thiết bị sẽ sinh ra một lượng nhiệt khá lớn tại khu vực giữa trục rỗng và vỏ máy. Lượng nhiệt này sẽ truyền qua vỏ ra môi trường nhà máy và gây tác động đến môi trường lao động. Vì vậy, việc đưa ra biện phát khống chế, giảm thiểu nhiệt độ phát sinh tại khâu gia nhiệt được đã được chú ý ngay từ khi lập dự án và sẽ được trình bày tại chương IV của báo cáo này. Bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển Bụi phát sinh vào môi trường: Chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển ra vào Công ty là các loại xe ô tô, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm và các phương tiện vận chuyển, xếp dỡ trong nội bộ Công ty. Nhiên liệu sử dụng của các loại phương tiện trên chủ yếu là xăng, dầu diezel, các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khí thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, cacbuahydro, aldehyde và bụi. Tổng khối lượng vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm của Nhà máy khi đi vào sản xuất ổn định là 210.000 tấn/năm. Giả sử công ty sử dụng xe có trọng tải 12 tấn để vận chuyển thì lượng xe vận chuyển hàng năm của nhà máy là 17.500 chuyến. Số ô tô cần thiết để vận chuyển tại nhà máy là 56 chuyến/ngày tương đương 07 chuyến/giờ. Bảng 3.3. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính Loại xe  TSP (tổng bụi-muội khói) (kg/1000km)  CO (kg/1000km)  SO2 (kg/1000km)  NOx (kg/1000km)   Xe ô tô con & xe khách  0,07  7,72  2,05S  1,19   Xe tải động cơ Diesel > 3,5 tấn  1,6  28  20S  55   Xe tải động cơ Diesel < 3,5 tấn  0,2  1  1,16S  0,7   Mô tô & xe máy  0,08  16,7  0,57S  0,14   Trong đó: S - hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (0,5%). (Nguồn: GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2003). Dựa trên hệ số ô nhiễm đối với các loại xe vận chuyển của một số chất ô nhiễm chính thể hiện ở bảng 3.3, chỉ tính tải lượng từ các phương tiện vận chuyển của nhà máy (bỏ qua tải lượng của các khí độc hại do các phương tiện giao thông khác cùng đi lại trên tuyến đường). Tải lượng của một số chất ô nhiễm chính như sau: ECO = 7 x 28 = 196 kg/1000km.h = 0,054 mg/m.s ESO2 = 7 x 20 x 0,5% =70 kg/1000km.h = 0,0195 mg/m.s ENox = 7 x 55 = 385 kg/1000km.h = 0,107 mg/m.s E bụi (muội) = 7 x 1,6 = 11,2 kg/1000km.h = 0,003 mg/m.s Bảng 3.4. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất do phương tiện vận chuyển TT  Loại khí  Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)   1  CO  0,054   2  SO2  0,0195   3  NOx  0,107   4  Bụi (muội khói)  0,003   Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, chủ dự án sẽ chú trọng trong việc kiểm soát lượng phát sinh từ hoạt động trên và áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu lượng phát thải. Bụi trong quá trình sản xuất Bụi trong quá trình sản xuất chủ yếu phat sinh trong quá trình trộn liệu. Do nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa nguyên sinh, đồng thời quá trình phối trộn nguyên liệu, phụ liệu được thực hiện tự động trong buồng kín nên sẽ hạn chế rất nhiều bụi phát sinh trong quá trình sản xuất. Như vậy, bụi trong quá trình sản xuất được đánh giá là không đáng kể.  Hình 2. Máy trộn liệu 3.1.2.3. Mức độ ảnh hưởng Trong giai đoạn vận hành, các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là khí thải của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và sản phẩm. Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm phát sinh một lượng lớn các dung môi hữu cơ bay hơi (VOCs) vào không khí, hơi nhựa. Tuy nhiên, nguồn phát sinh này đã được thu gom ngay tại nơi phát sinh nên không phát tán ra ngoài môi trường, do đó không ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận. Nếu lượng khí sinh ra từ quá trình sản xuất phát tán vào môi trường, khả năng ảnh hưởng đến môi trường và con người từ VOC (Volatile Organic Compounds - Các hợp chất hữu cơ bay hơi) sẽ tạo thành một nhóm các chất ô nhiễm không khí với rất nhiều hợp chất hoá học như: anđehyt, hydrocacbon mạch vòng, béo và hydrocacbon cơ clo. Trong rất nhiều hợp chất trên, sự hiểu biết của con người về tác hại của chúng là rất hạn chế. Các bằng chứng về ngộ độc các chất hữu cơ bay hơi hay sự tham gia của chúng vào quá trình biến đổi gen – nguyên nhân của bệnh ung thư ngày càng rõ rệt, đã cho thấy mối nguy hiểm của VOC đối với con người và môi trường. Do vậy, mà việc kiểm tra cũng như bảo trì hệ thống xử lý khí đồng bộ của nhà máy là đặc biệt quan trọng. Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: Bụi, CO, SO2, NOx, VOC. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Tuy nhiên, lượng phát sinh này không lớn nên khả năng ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của con người là không đáng kể. Tuy vậy, Công ty vẫn cần có những biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Các hợp chất bay hơi (VOC) VOC- Volatile Organic Compounds- Các hợp chất hữu cơ bay hơi sẽ tạo thành một nhóm các chất ô nhiễm khí với rất nhiều hợp chất hoá học như: anđehyt, hydrocacbon mạch vòng, béo và hydrocacbon chứa clo. Trong rất nhiều hợp chất trên sự hiểu biết của con người về tác hại của chúng rất hạn chế. Tuy nhiên, các bằng chứng về ngộ độc các chất hữu cơ bay hơi hay sự tham gia của chúng vào quá trình biến đổi gen – nguyên nhân của bệnh ung thư ngày càng rõ rệt do đó cho thấy mối nguy hiểm của VOC đối với con người và môi trường. Tác nhân SO2 SO2 là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc: tức ngực, đau đầu, nôn mửa và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra SO2 còn tác dụng với hơi nước trong môi trường không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa xuống có thể phá hủy các công trình cũng như các vật dụng bằng kim loại và các vật liệu bằng đá vôi, đá hoa, đá phiến. Bảng 3.5. Tác động của SO2 đối với người và động vật Giới hạn của độc tính  30 – 20 mg SO2/m3   Kích thích đường hô hấp, ho  50 mg SO2/m3   Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút)  260 – 130 mg SO2/m3   Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)  1300 – 1000 mg SO2/m3   Tác nhân NOx Trong khí thải động cơ đốt trong khí NOx tồn tại chủ yếu ở hai dạng NO và NO2. NO2 là khí có mùi gắt và màu nâu đỏ. Với một hàm lượng nhỏ cũng có thể gây tác hại cho phổi, niêm mạc. Ngoài ra, NO2 còn phản ứng với gốc hyđroxyl (HO- ) trong khí quyển để hình thành axít HNO3 và theo nước mưa rơi xuống mặt đất gây tác hại đến các công trình, vật dụng làm bằng kim loại, đá vôi, đá hoa,... và gây ô nhiễm nitơ cho nguồn nước mặt. NO là khí không mùi, gây tác hại cho hoạt động của phổi, gây tổn thương niêm mạc. Trong khí quyển, NO không ổn định nên bị ôxi hóa tiếp thành NO2 và kết hợp với hơi nước tạo thành axit HNO3. Tác nhân CO Là chất khí không màu, không mùi có ái lựu mạnh với hemoglogin và chiếm chỗ của oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể. Khí CO gây ra chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và gây rối loạn nhịp tim. Với nồng độ 250 ppm, CO có thể gây tử vong. Người lao động làm việc liên tục trong khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường bị xanh xao, gầy yếu. Mối liên quan giữa CO và triệu chứng nhiễm độc được trình bày như sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa Bắc Ninh.doc