Khi máy móc ngừng hoạt động là lúc đã hết tuổi thọ kinh tế, nó không còn giá trị và đôi khi việc tiếp tục sử dụng nó sẽ không mang lại hiệu quả và như vậy cần thiết phải thay thế một máy móc mới hiện đại hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
- Máy móc trong quá trình sử dụng bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình; nên cần được thay thế máy móc khác tốt hơn, mới hơn, hiện đại hơn để có thể tạo ra được sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Kết quả của việc thay thế máy mới sẽ giúp tiết kiệm được các biến phí như các chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu; chi phí lao động trực tiếp;. do đó có thể làm tăng lãi hàng năm cho doanh nghiệp.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10108 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thẩm định máy móc thiết bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội và dự đoán ngân sách Nhà nước năm 1998 tại Điều 4 có quy định: "Thực hiện cơ chế thẩm định giá và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách mua sắm các thiết bị vật tư có giá trị cao hoặc khối lượng lớn thiết bị, tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng".
d/ Và tại Điều 13, mục III Pháp lệnh Giá phần nói về thẩm định giá đã quy định rõ tài sản Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:
- Tài sản được mua bằng toàn bộ hay một phần từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng và bán góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác.
- Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức khác.
- Tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.
Như vậy xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước cần thiết hoạt động thẩm định giá máy thiết bị nhằm quản lý chi Ngân sách, giúp cho việc đầu tư, mua sắm hiệu quả, tiết kiệm.
2.2/ Yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Vì mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng cải tiến để đưa ra những chủ trương và chính sách đó phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta.
Khi kinh tế thị trường phát triển thì nhu cầu giao dịch về tài sản nói chung máy móc thiết bị nói riêng càng phát triển thì thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng càng cần thiết được thực hiện theo yêu cầu thị trường.
- Khi máy móc thiết bị cần mua bán.
- Giúp người bán quyết định mức giá chấp nhận được.
- Giúp người mua quyết định giá mua hợp lý.
- Cho việc trao đổi tài sản thiết bị mà các bên cần biết giá trị của tài sản thiết bị có liên quan.
- Mục đích đi vay và cho vay.
- Để biết giá trị an toàn của tài sản khi thế chấp vay tiền.
- Để đảm bảo tài sản của khách hàng.
Nước ta cũng đang trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Tài sản là máy, thiết bị được đầu tư mua sắm, nhập khẩu nhiều. Do khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, máy thiết bị thay đổi nhanh chóng về kiểu mẫu, hình dáng, về tiêu chuẩn kỹ thuật, về chức năng... được sản xuất từ nhiều hãng, nhiều nước khác nhau, và do đó mức giá hình thành cũng khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu thẩm định giá không chỉ lớn về số lượng mà còn rất đa dạng, đòi hỏi người thẩm định giá máy, thiết bị phải có kiến thức, kinh nghiệm và có trình độ hiểu biết nhất định về máy, thiết bị.
Kể từ khi pháp lệnh giá ra đời, thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị nói riêng trở thành một nghề mới ở Việt nam. Nhiều tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản trong đó có thẩm định giá máy, thiết bị ra đời, nghề thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị nói riêng ngày càng phát triển. Điều này được thể hiện qua số lượng doanh nghiệp có chức năng định giá và thẩm định giá như sau:
Hiện nay, có hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị có chức năng thẩm định giá và cung cấp thông tin giá trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đến hết năm 2005, có khoảng 70 đơn vị được Bộ Tài chính cho phép thực hiện việc xác định gía trị doanh nghiệp, trong đó khối lượng máy, thiết bị và tài sản là động sản phải xác định giá là rất lớn.
Như vậy kinh tế thị trường yêu cầu có hoạt động thẩm định giá hay có kinh tế thị trường nhất thiết xuất hiện nghề thẩm định giá, kinh tế thị trường càng phát triển nghề thẩm định giá càng phát triển.
3. MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
3.1/Những vấn đề chung về mục đích thẩm định giá:
Thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng được thực hiện cho những mục đích cụ thể. Mục đích của thẩm định giá quyết định việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá thích hợp, đó là thẩm định giá dựa trên cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường. Từ đó, giúp thẩm định viên lựa chọn đúng phương pháp thẩm định giá. Do vậy thẩm định viên cần nắm vững về mục đích thẩm định giá thông qua việc trao đổi với khách hàng về loại tài sản cần thẩm định nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm định giá.
Những vấn đề cơ bản thẩm định viên cần nắm được về mục đích thẩm định giá:
- Mục đích của thẩm định giá phải được xác định rõ ràng.
- Mục đích và cơ sở của thẩm định giá được áp dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
- Mục đích thẩm định giá và việc lựa chọn cơ sở để thẩm định giá phù hợp
- Đối với thế chấp tín dụng và bán đấu giá công khai: Cở sở của thẩm định giá là giá trị thị trường.
- Đối với hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn: Cơ sở của thẩm định giá là giá trị phi thị trường, cụ thể là chi phí phục hồi nguyên trạng hay những cơ sở khác được nêu ra trong hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn, phù hợp với những quy định của bảo hiểm. Trong trường hợp cụ thể thẩm định viên sẽ tiến hành thẩm định giá trên cơ sở giá trị bồi thường thiệt hại.
- Đối với kế toán công ty và các báo cáo tài chính: Cơ sở thẩm định giá được xác định như sau:
- Đối với tài sản thông thường (không chuyên dùng) với mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở thẩm định giá là giá trị thị trường đối với giá trị sử dụng còn lại hiện tại của tài sản đó.
- Đối với tài sản chuyên dùng để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh không có bán phổ biến trên thị trường, cơ sở thẩm định giá là giá trị phi thị trường, cụ thể là chi phí thay thế khấu hao. Mặc dù chi phí thay thế khấu hao là giá trị phi thị trường, nhưng đối với việc thẩm định giá cho mục đích báo cáo tài chính nó được coi thay thế giá trị thị trường, được chấp nhận như giá trị thị trường.
- Đối với tài sản đầu tư hay những tài sản dôi ra so với yêu cầu của doanh nghiệp (tài sản không cần dùng), cơ sở của thẩm định giá là giá trị thị trường.
- Đối với việc mua bán: Cơ sở thẩm định giá là giá trị thị trường
- Đối với mục đích sát nhập bắt buộc theo quy định của Nhà nứơc: Cơ sở thẩm định giá tuân theo những quy định của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuỳ theo từng nội dung cụ thể của thẩm định giá mà lựa chọn cơ sở thẩm định giá thị trường hay phi thị trường.
- Đối với mục đích tính thuế tài sản: Cơ sở thẩm định giá là giá trị phi thị trường, cụ thể cơ sở thẩm định giá là những quy định của Nhà nước có liên quan đến việc tính thuế tài sản.
- Thẩm định giá với các mục đích khác: Cơ sở thẩm định giá là giá trị thị trường. Nếu thẩm định viên sử dụng cơ sở thẩm định giá khác không phải là giá trị thị trường thì phải giải thích lý do của việc sử dụng những cơ sở này trong báo cáo thẩm định giá.
Mục đích thẩm định giá có ảnh hưởng đến lựa chọn cơ sở thẩm định giá. Xác định chính xác mục đích thẩm định giá giúp thẩm định viên tránh được việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá không đúng, qua đó áp dụng phương pháp thẩm định giá không thích hợp, dẫn đến việc thẩm định giá không đúng với mục đích được yêu cầu.
Thẩm định viên xác định mục đích và cơ sở thẩm định giá thẩm định giá dựa trên văn bản đề nghị thẩm định giá của khách hàng, dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết và trình độ của mình và phải giải thích, trình bày rõ ràng đầy đủ trong báo cáo thẩm định giá.
3.2/ Những mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị chủ yếu
- Mua bán thông thường
- Trao đổi tài sản
- Thế chấp
- Tính thuế
- Giải quyết tranh chấp
- Đấu thầu, đấu giá
- Thẩm định giá trị dự toán đầu tư
- Khi máy móc thiết bị cần mua bán.
- Giúp người bán quyết định mức giá chấp nhận được.
- Giúp người mua quyết đinh giá mua hợp lý.
- Trao đổi tài sản thiết bị mà các bên cần biết giá trị của tài sản thiết bị có liên quan.
- Đi vay và cho vay.
- Để biết giá trị an toàn của tài sản khi thế chấp vay tiền.
- Để đảm bảo tài sản của khách hàng.
- Góp vốn.
- Hạch toán kế toán.
- Các mục đích khác
Những mục đích thẩm định giá chủ yếu của Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, thẩm định giá được thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các cá nhân nhằm các mục đích:
- Cổ phần hoá:
Khác với nhiều nước khác do máy thiết bị thuộc sở hữu Nhà nước nhiều: Nhà nước vừa là người mua vừa là người bán lớn nhất. Đây là mục đích rất quan trọng trong thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị nói riêng trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần thực hiện tốt tiến trình đổi mới doanh nghiệp của nhà nước ta.
Ngoài ra việc thẩm định thường được thực hiện cho các mục đích:
- Liên doanh thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.
- Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, vay vốn ngân hàng.
- Hạch toán, kế toán, tính thuế.
- Bảo hiểm.
- Xử lý tài sản trong các vụ án.
- Mục đích khác.
Và tại Điều 13 mục III Pháp lệnh giá phần nói về thẩm định giá đã quy định rõ:
- Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng và bán góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác.
- Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn cổ phần hoá, giải thể các hình thức khác.
4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
4.1/ Khái niệm:
Quy trình thẩm định giá là một kế hoạch thực hiện có tổ chức và logic, được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó giúp cho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin tưởng được.
4.2/ Quy trình thẩm định giá:
Nhìn chung, qui trình thẩm định giá máy móc thiết bị tương tự như qui định thẩm định giá các loại tài sản khác nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá máy thiết bị.
4.2.1. Xác định vấn đề (xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và cơ sở thẩm định giá).
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế máy móc, thiết bị, qua đó ghi nhận các đặc trưng về kỹ thuật, công dụng; đặc điểm pháp lý của máy móc, thiết bị.
- Xác định mục đích thẩm định giá và các nguồn tài liệu cần thiết nào phục vụ cho công việc thẩm định giá.
- Ngày có hiệu lực của việc thẩm định giá, mức thu tiền dịch vụ thẩm định giá (sau khi thoả thuận với khách hàng) và thời gian hoàn thành báo cáo thẩm định.
- Hợp đồng thẩm định giá: cần thảo luận mục đích, nội dung, phạm vi, đối tượng thẩm định giá đã được ghi nhận trong hợp đồng thẩm định giá, nhằm tránh việc khiếu nại, không chấp nhận kết quả thẩm định sau này.
4.2.2. Lập kế hoạch thẩm định giá
- Cần có kế hoạch, trình tự thu thập tài liệu trên thị trường làm cơ sở để so sánh, cụ thể là nguồn tài liệu đúng đắn, đáng tin cậy, chính xác.
- Cần có kế hoạch phân tích tài liệu thu thập được, tài liệu nào có thể sử dụng được và tài liệu nào không sử dụng được.
- Lập đề cương báo cáo thẩm định giá và chứng thư (văn bản trả lời) kết quả thẩm định giá .
- Lên lịch thời gian về tiến độ thực hiện kế hoạch phù hợp, để có hoàn thành báo cáo thẩm định đúng thời hạn cho khách hàng.
4.2.3. Thu thập số liệu thực tế (khảo sát hiện trường nếu có)
- Thu thập các thông tin về giá trên thị trường thế giới và thị trường trong nước liên quan đến tài sản, hàng hoá cần thẩm định giá.
- Cần phân biệt nguồn tài liệu theo thứ tự chủ yếu và thứ yếu, các tài liệu chi tiết thuộc từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như: kỹ thuật, kinh tế, khoa học, xã hội...
- Phân tích, xác minh, so sánh số liệu trong hồ sơ thẩm định giá với những thông tin về giá thu thập được, tài liệu nào có thể so sánh được và tài liệu nào không so sánh được.
- Điều quan trọng là các tài liệu thu thập được phải được kiểm chứng thực tế và cần được giữ bí mật, không được phép công khai.
- Trong trường hợp cần thiết tiến hành khảo sát thực trạng tài sản.
4.2.4. Vận dụng số liệu thực tế và phân tích.
- Phân tích thị trường: Các vấn đề của thị trường ảnh hưởng đến giá trị tài sản cần thẩm định giá (cung cầu, lạm phát, độc quyền mua, độc quyền bán...)
- Phân tích tài sản: Các tính chất và đặc điểm nổi bật của của tài sản ảnh hưởng đến giá trị tài sản như: xác định mức độ hao mòn của tài sản: cần xác định các đặc điểm kỹ thuật, tính chất và hiện trạng của tài sản để xác định chất lượng còn lại do hao mòn hữu hình và vô hình.
- Phân tích so sánh về các đặc điểm có thể so sánh được của tài sản, lựa chọn thông tin phù hợp nhất làm cơ sở thẩm định giá.
4.2.5. Xác định giá trị tài sản thẩm định giá .
Mục đích của bước này là dự kiến kết quả thẩm định giá tài sản một cách hợp lý nhất:
- Căn cứ mục đích, loại tài sản và các thông tin thu thập được, lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp.
- Tính toán và dự kiến kết quả thẩm định giá
4.2.6. Lập báo cáo chứng thư thẩm định giá
Nội dung của báo cáo thẩm định giá phụ thuộc vào bản chất và mục đích của công việc thẩm định giá. Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm của toàn bộ công việc thẩm định giá, là kết quả của những nỗ lực và kỹ năng nghề nghiệp của nhà thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá do thẩm định viên về giá lập theo qui định tại tiêu chuẩn số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18-4-2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Kết thúc bước này, doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức có chức năng thẩm đinh giá phải thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định giá của mình đến khách hàng bằng chứng thư thẩm định giá.
5. KHẤU HAO MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
Chúng ta biết rằng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định của doanh nghiệp, có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó máy, thiết bị vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị hao mòn dần và được chuyển dần từng bộ phận vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Bộ phận chuyển dịch của máy móc thiết bị này là một yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp và được bù đắp khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường.
Tuy nhiên không phải loại máy móc nào cũng là tài sản cố định của doanh nghiệp để được trích khấu hao, mà chỉ những loại thoã mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây:
- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
- Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Mức giá trị này thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Ở nước ta hiện nay quy định giá trị tối thiểu cho máy móc để được trích khấu hao là 10 triệu đồng.
Những máy, thiết bị thoã mãn cả 2 điều kiện trên thì sẽ được trích khấu hao theo chế độ hiện hành của Bộ Tài Chính.
Để hiểu về khấu hao và trích khấu hao ta lần lượt nghiên cứu các các nội dung sau:
5.1/ Nguyên giá Máy móc thiết bị:
Định nghĩa:
Nguyên giá tài máy móc thiết bị là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có móc thiết bị tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, bao gồm:
- Giá mua thực tế cùa máy móc
- Các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.
- Laĩ vay ngân hàng (phần vay để mua máy thiết bị nếu có)
- Thuế và các khoản phải nộp (Lệ phí trước bạ...)
5.2/ Hao mòn
Khái niệm:
Hao mòn của máy móc là sự giảm dần về giá trị của máy móc do tham gia vào hoạt động kinh doanh. Hao mòn do bào mòn của tự nhiên là hao mòn hữu hình, hao mòn do tiến bộ của kỹ thuật là hao mòn vô hình. Giá trị giảm dần do hao mòn được chuyển dịch dần dần vào sản phẩm hoàn thành.
Hao mòn vô hình có thể có do các trường hợp sau:
- Năng suất lao dộng nâng cao, nên người ta có thể sản xuất được máy móc mới có tính năng tác dụng như máy cũ nhưng giá rẻ hơn.
- Do kỹ thuật cải tiến người ta sản xuất được loại máy mới tuy giá trị bằng máy cũ nhưng có công suất cao hơn.
5.3/ Khấu hao máy móc,thiết bị:
Khái niệm:
Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy móc thiết bị vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của máy móc thiết bị.
Trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị sử dụng bị hao mòn hữu hình, vô hình và chuyển dịch dần giá trị vào sản phẩm hoàn thành. Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao máy móc thiết bị. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích để bù đắp lại dần dần và tích luỹ thành quỹ khấu hao.
Giá trị của bộ phận máy móc tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm gọi là chi phí khâú hao của máy móc thiết bị.
5.3.1. Ý nghĩa của việc tính toán khấu hao chính xác
- Giúp cho việc tính giá thành, phí lưu thông và xác định lãi lỗ của doanh nghiệp được chính xác.
- Có tác dụng đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản suất mở rộng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
- Trong công tác thẩm định giá giúp thẩm định viên xác định chính xác thời gian còn lại phải tính khấu hao của máy thiết bị, qua đó ước tính được chất lượng còn lại của máy thiết bị để phục vụ công tác thẩm định giá.
5.3.2. Các phương pháp tính khấu hao:
Việc lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp là việc làm hết sức quan trọng để có được nguồn vốn nhằm bù đắp hao mòn, đầu tư mua mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
a/ Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định
Công thức tính:
Trong đó: KH: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm.
NG: Nguyên giá của máy móc thiết bị.
Nsd: Thời gian sử dụng của máy móc thiết bị (năm)
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm =
*100%
=*100%
=*100%
Ưu điểm :
Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành sản phẩm được ổn định.
Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng đủ để bù đắp giá trị ban đầu của máy móc thiết bị.
Cách tính này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra.
Nhược điểm:
Do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được trích một cách đồng đều, nên khả năng thu hồi vốn chậm, nhiều trường hợp không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của máy móc thiết bị,đặc biệt đối với những máy móc thiết bị có tỷ lệ hao mòn vô hình lớn.
Nhận xét: Luỹ kế số tiền khầu hao đến năm cuối cùng luôn luôn bằng nguyên giá của tài sản.
Để khắc phục hao mòn vô hình, có thể khấu hao nhanh theo 2 phương pháp dưới đây, nhằm thu hồi vốn nhanh để tái tạo máy móc mới hiện đại hơn, có công suất cao hơn.
b/ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
- Công thức tính
Số tiền khấu
hao hàng năm
= Giá trị còn lại của máy thiết bị
* Tỉ lệ khấu hao
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này thường lớn hơn tỷ lệ khấu hao của phương pháp đường thẳng, cụ thể:
Tỷ lệ khấu hao
= Tỉ lệ khấu hao BQ theo
phương pháp tuyến tính
* Hệ số
+ Hệ số cụ thể phụ thuộc vào thời hạn sử dụng máy móc:
- “ Đến 4 năm: hệ số 1,5
- “ Từ trên 4 năm đến 6 năm: hệ số 2
- “ Từ trên 6 năm trở lên: hệ số 2,5.
Đặc điểm:
Theo phương pháp này, số tiền trích khấu hao hàng năm được giảm dần theo bậc thang luỹ thoái. Số tiền trích khấu hao nhiều ở những năm đầu và giảm dần ở những năm sau. Lạm phát càng cao thì người ta dùng tỉ lệ khấu hao càng lớn để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
Có khả năng thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình của máy móc thiết bị.
- Nhược điểm:
- Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc. Do vậy, thường đến nửa năm cuối thời gian phục vụ của máy móc thiết bị, người ta trở lại dùng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định.
- Cách tính phức tạp, hệ số khó xác định chính xác.
- Mức khấu hao khác nhau giữa các năm nên phân bổvào giá thành sản phẩm không ổn định.
Nhận xét: Tổng của luỹ kế số tiền khấu hao với giá trị còn lại đến năm cuối cùng luôn luôn bằng nguyên giá của tài sản. điều này giúp có thể kiểm tra được việc tính toán số tiền khấu hao hàng năm của chúng ta có đúng hay không ?
c) Phương pháp khấu hao tổng số:
- Công thức tính :
Số tiền khấu hao hàng năm
= NG máy móc thiết bị
* Tỷ lệ khấu hao mỗi năm.
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao mỗi năm = số năm phục vụ còn lại của máy, thiết bị/ tổng số của dãy số thứ tự (từ 1 cho đến số hạng bằng thời hạn phục vụ của máy).
Theo phương pháp này thì tỉ lệ khấu hao mỗi năm khác nhau và giảm dần.
Ưu điểm:
- Giống phương pháp 2: Thu hồi vốn nhanh hơn phương pháp 1, hạn chế được hao mònvô hình
-Khắc phục được nhược điểm củaphương pháp 2: Số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng đủ bù đắp giá trị ban đầu củâmý móc thiết bị.
- Số khấu hao được trích luỹ kế đến nămcuối cùng đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc.
Nhược điểm:
- Cách tính phức tạp
- Mức khấu hao khác nhau giữa các năm nên phân bổ vào giá thành sản phẩm không ổn định.
Nhận xét:
Tổng tỉ lệ khấu hao tất cả các năm luôn luôn bằng 100%. đây là kết quả để có thể kiểm tra xem việc tính tỉ lệ khấu hao mỗi năm của chúng ta có đúng hay không?
d, Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Căn cứ:
- Hồ sơ tài sản, xác định số lượng/khối lượng sảnphẩm theo công suất thiết kế:
Công thức:
Mức trích khấu hao
trong tháng
= Số lương Sp.Sx trong tháng
x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị SP
Mức trích khấu hao bình quân =
. Nguyên giá .
tính cho một đơn vị sản phẩm
Số lượng theo công suất thiết kế
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là một vấn đề quan trọng trong thực hành thẩm định giá máy, thiết bị . Để lựa chọn được phương pháp thẩm định giá phù hợp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Loại tài sản là máy, thiết bị cần thẩm định giá
- Nguồn thông tin liên quan thu thập được cũng như mức độ tin cậy của các thông tin và khả năng sử dụng các tài liệu trên thị trường vào công việc thẩm định gía
- Mục đích của công việc thẩm định giá: để mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới,...
Các phương pháp thẩm định giá là máy, thiết bị được giới thiệu trong chuyên đề này bao gồm:
- Phương pháp so sánh trực tiếp
- Phương pháp chi phí
- Phương pháp thu nhập
Nội dung cụ thể của từng phương pháp được trình bày như sau:
6.1. Phương pháp so sánh trực tiếp
6.1.1. Khái niệm:
Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá
Tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá có đặc điểm cơ bản sau:
- Có đặc điểm vật chất giống nhau.
- Có các thông số kinh tế, kỹ thuật cơ bản tương đồng.
- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng.
- Có chất lượng tương đương nhau.
Có thể thay thế cho nhau trong sử dụng.
6.1.2. Phạm vi áp dụng:
Phương pháp này thường được sử dụng để thẩm định giá các tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường.
6.1.3 Cơ sở để thẩm định giá máy móc, thiết bị
a. Phương pháp so sánh trực tiếp dựa trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự đã hoặc đang được mua bán trên thị trường.
b. Đặc điểm:
- Phương pháp này chỉ dựa vào các giao dịch mua bán các tài sản tương tự trên thị trường để cung cấp số liệu thực tế so sánh với tài sản cần thẩm định.
- Mục đích của việc đánh giá các giao dịch mua bán tài sản trên thị trường phải dựa vào nguyên tắc thoả mãn lý thuyết "người bán tự nguyện và người mua tự nguyện" và càng có khả năng so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định thì sẽ cho kết quả thẩm định càng chính xác hơn.
c. Yêu cầu:
- Phải có những thông tin liên quan của các tài sản tương tự được mua bán trên thị trường thì phương pháp này mới sử dụng được. Nếu không có thông tin thị trường về việc mua bán các tài sản tương tự thì không có cơ sở để so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định.
- Thông tin thu thập được trên thực tế phải so sánh được với tài sản mục tiêu cần thẩm định, nghĩa là phải có sự tương quan về mặt kỹ thuật: kích cỡ, công suất, kiểu dáng và các điều kiện kỹ thuật khác,...
- Chất lượng của thông tin cần phải cao tức là phải tương đối phù hợp về cấu tạo, kịp thời, chính xác, có thể kiểm tra được, đầy đủ và thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, chẳng hạn như: tạp chí, bản tin giá cả thị trường hàng ngày; các công ty chuyên doanh thiết bị, máy móc;... Nguồn thông tin này đáng tin cậy vì có thể đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu.
- Thị trường phải ổn định: nếu thị trường có biến động mạnh thì phương pháp này khó chính xác, mặc dù các đối tượng so sánh có các tính chất giống nhau ở nhiều mặt.
- Người thẩm định giá cần phải có kinh nghiệm và kiến thức thực tế về thị trường mới có thể vận dụng phương pháp thẩm định giá thích hợp để đưa ra mức giá đề nghị hợp lý và được công nhận.
d. Nội dung:
Khi tiến hành thẩm định giá theo phương pháp trực tiếp cần phải tuân theo các bước sau:
- Tìm kiếm các thông tin về những tài sản được bán trong thời gian gần nhất trên thị trường có thể so sánh được với tài sản đối tượng cần thẩm định về mặt cấu tạo, cụ thể: kích cỡ, công suất, kiểu dáng và cá chi tiết kỹ thuật khác,...
- Kiểm tra các thông tin về tài sản có thể so sánh được để xác định giá trị thị trường của nó làm cơ sở để so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định. Thông thường, nên lựa chọn một số tài sản thích hợp nhất về mặt cấu tạo có thể so sánh được với tài sản mục tiêu cần thẩm định.
- Phân tích các giá bán, xác định những sự khác nhau về đặc điểm kỹ thuật như: kích cỡ, kiểu loại, tuổi thọ và các điều kiện khác (tốt hơn hoặc xấu hơn) của mỗi tài sản so với tài sản cần thẩm định; sau đó điều chỉnh giá bán tài sản này (có thể tăng lên hoặc giảm xuống) so với tài sản cần thẩm định.
Quá trình điều chỉnh để đi đến xác định giá trị của tài sản đối tượng thẩm định giá được tiến hành như sau:
Lấy tài sản thẩm định giá làm chuẩn, nếu tài sản so sánh tốt hơn thì điều chỉnh giá trị giao dịch của tài sản so sánh xuống và ngược lại.
- Ước tính giá trị của tài sản đối tượng cần thẩm định giá trên cơ sở các giá bán có thể so sánh được sau khi đã điều chỉnh.
6.1.4. Các yếu tố tác động đến giá trị tài sản
- Thời gian bán tài sản: ngày giao dịch có ảnh hưởng quan trọng đối với giá thị trường của tài sản.
- Bán tài sản trong điều kiện cưỡng ép: nghĩa là hoặc người bán không tự nguyện hoặc người mua không tự nguyện thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị mua bán của tài sản trên thị trường.
6.1.5. Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Được áp dụng phổ biến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất trong thực tế vì nó là một phương pháp không có những khó khăn về kỹ thuật.
- Có cơ sở vững chắc để được công nhận vì nó dựa vào giá trị thị trường để so sánh, đánh giá.
Nhược điểm:
- Có khi việc so sánh không thể thực hiện được do tính chất đặc biệt về kỹ thuật của tài sản mục tiêu cần thẩm định nên khó có thể tìm được một tài sản đang được mua bán trên thị trường hoàn toàn giống với tài sản mục tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của phương pháp này.
- Tính chính xác của phương pháp này sẽ giảm khi thị trường có sự biến động mạnh về giá.
6.1.6 Sử dụng công thức Berim trong thẩm định giá máy, thiết bị:
- Xác định đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất tài sản cần thẩm định giá
- Khảo sát thị trường lựa chọn tài sản so sánh
- Áp dụng công thức tính toán để tìm ra các mức gía điều chỉnh căn cứ vào giá máy, thiết bị so sánh và chênh lệch về thông số kinh tế kỹ thuật chủ yếu theo công thức sau:
Trên cơ sở đó tìm kiếm máy móc thiết bị có cùng công dụng, nhưng hơn kém về đặc tính kỹ thuật chủ yếu, có giá thị trường đã biết làm máy chuẩn. Từ đó xác định giá thị trường máy cần định giá theo công thức Bêrim :
N1 X
G1 = G0 x ( ------ )
N0
Trong đó :
G1 là giá trị của máy móc thiết bị cần định giá .
G0 là giá trị của máy móc thiết bị có cùng công dụng có giá bán trên thị trường được chọn làm giá chuẩn .
N1 là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy cần định giá .
N0 là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy chuẩn (đã có giá bán trên thị trường ) .
x Là số mũ hãm độ tăng giá theo đặc trưng kỹ thuật cơ bản .
Để kết quả định giá theo phương pháp so sánh được chính xác thì vấn đề quan trọng là phải xác định được trong các đặc tính kinh tế kỹ thuật của máy móc thiết bị thì đặc tính nào là quan trọng nhất, và được sử dụng làm thông số để tính toán .
Để tạo thuận lợi trong khi vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp khi định giá, có thể sử dụng bảng tính sẵn theo giá trị số mũ x và theo đặc tính kỹ thuật chủ yếu N1 của máy cần định giá và đặc tính kỹ thuật của máy chuẩn N0 ( đã biết giá thị trường ) như sau :
Bảng tính sẵn theo x và N1/ N0
x
N1/N0
0,7
0,75
0,8
0,85
0,9
0,95
1,1
1,2
1,3
1,4
1,5
1,6
1,7
1,8
1,9
2,0
2,1
2,1
2,3
2,4
2,5
2,6
2,7
2,8
2,9
3,0
3,1
3,2
3,3
3,4
3,5
1,047
1,122
1,175
1,259
1,318
1,380
1,445
1,479
1,549
1,622
1,660
1,698
1,778
1,820
1,862
1,950
1,995
2,042
2,089
2,153
2,203
2,254
2,301
2,355
2,399
1,072
1,146
1,202
1,285
1,349
1,422
1,486
1,552
1,618
1,679
1,742
1,803
1,866
1,928
1,986
2,046
2,104
2,163
2,218
2,275
2,333
2,388
2,443
2,500
2,559
1,079
1,156
1,233
1,306
1,380
1,455
1,528
1,600
1,671
1,738
1,807
1,875
1,945
2,014
2,080
2,148
2,213
2,275
2,339
2,404
2,472
2,535
2,594
2,661
2,723
1,084
1,167
1,247
1,330
1,409
1,489
1,567
1,648
1,722
1,799
1,875
1,954
2,028
2,104
2,178
2,249
2,323
2,399
2,472
2,541
2,612
2,685
2,754
2,825
2,897
1,089
1,178
1,265
1,352
1,439
1,524
1,611
1,694
1,778
1,862
1,945
2,032
2,113
2,198
2,280
2,360
2,443
2,523
2,606
2,685
2,767
2,844
2,924
3,006
3,083
1,094
1,189
1,282
1,374
1,469
1,560
1,652
1,746
1,837
1,928
2,023
2,113
2,203
2,296
2,388
2,477
2,564
2,655
2,748
2,838
2,924
3,013
3,105
3,192
3,281
6.2. Phương pháp chi phí
6.2.1. Khái niệm
Là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương đương với tài sản cần thẩm định giá trừ hao mòn thực tế của tài sản cần thẩm định giá (nếu có) để ước tính giá trị của tài sản cần thẩm định giá.
Hao mòn thực tế của tài sản: Là tổng mức giảm gía của tài sản do hao mòn vật chất và do sự lỗi thời (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) về tính năng tác dụng của tài sản.
6.2.2. Phạm vi áp dụng
- Thẩm định giá cho các tài sản chuyên dùng, đơn chiếc, có ít khoặc không có giao dịch (mua, bán phổ biến trên thị trường).
- Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm.
- Là phương pháp của người đấu thầu hay kiểm tra đấu thầu...
6.2.3. Yêu cầu
Người thẩm định giá phải thông thạo kỹ thuật và phải có đủ kinh nghiệm mới có thể áp dụng phương pháp này, cụ thể:
- Xác định được chi phí hiện tại để tạo ra tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá tại thời điểm thẩm định.
- Xác định được khấu hao tích luỹ đối với máy, thiết bị cần thẩm định giá.
6.2.4. Nội dụng:
Nội dung khái quát các công việc thẩm định giá tiến hành theo phương pháp cụ thể như sau:
- Ước tính các chi phí hiện tại để thay thế máy móc, thiết bị cần thẩm định, giả sử rằng sự sử dụng hiện tại là sử dụng cao nhất và tốt nhất. Để ước tính chính xác số chi phí đó, nhà thẩm định cần phải hiểu về máy móc nhằm đạt được việc ước tính chi phí ở một mức độ hợp lý.
- Ước tính tổng số tiền giảm giá tích luỹ (hao mòn thực tế) của máy móc do mọi nguyên nhân bao gồm do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Trừ số tiền giảm giá tích luỹ khỏi chi phí hiện tại để thay thế máy móc hiện có sẽ xác định được giá trị hiện tại của máy móc.
6.2.5. Phương pháp xác định chi phí
6.2.5.1 Các khái niệm về chi phí sản xuất và phân loại chi phí
6.2.5.1.1 Các khái niệm về chi phí:
a) Chi phí tái tạo:
Là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy móc thay thế giống hệt như máy móc mục tiêu cần thẩm định, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của máy móc mục tiêu đó.
b) Chi phí thay thế:
Là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy móc có giá trị sử dụng tương đương với máy móc mục tiêu cần thẩm định theo đúng những tiêu chuẩn, thiết kế và cấu tạo hiện hành.
6.2.5.1. 2 Phân loại chi phí
Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được phân ra làm nhiều loại khác nhau.
a. Phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất:
- Nguyên vật liệu chính mua ngoài.
- Vật liệu phụ mua ngoài.
- Nhiên liệu mua ngoài.
- Năng lượng mua ngoài.
- Tiền lương.
- Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước.
- Khấu hao TSCĐ.
- Các chi phí khác bằng tiền.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành:
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những khoản mục sau đây:
- Nguyên vật liệu chính.
- Vật liệu phụ.
- Nhiên liệu.
- Năng lượng.
- Tiền lương công nhân sản xuất.
- Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung.
- Các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Cộng tất cả các khoản mục trên là giá thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
- Chi phí bán hàng (hay chi phí lưu thông):
- Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm.
- Chi phí tiếp thị.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ là giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
6.2.5.2 Các bước tiến hành phương pháp chi phí:
a. Ước tính chi phí tạo lập và đưa vào sử dụng một máy, thiết bị mới, cùng loại, có tính năng kỹ thuật tương tự.
Chi phí tạo lập và đưa vào sử dụng máy, thiết bị mới bao gồm: chi phí sản xuất, lợi nhuận hợp lý cho nhà sản xuất, thuế các loại theo quy định của Nhà nước, chi phí lắp đặt, vận hành, đưa vào sử dụng...
Việc ước tính chi phí sản xuất phải tuân thủ quy định của Nhà nước về hạch tóan chi phí sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật về nguyên, nhiên vật liệu, lao động và phải dựa vào mặt bằng giá thị trường hiện hành đối với đơn giá vật tư.
Lợi nhuận của nhà sản xuất được ước tính căn cứ vào lợi nhuận bình quân của ngành sản xuất máy, thiết bị cùng loại.
Thuế các loại căn cứ vào quy định của Nhà nước vào thời điểm thẩm định giá.
Chi phí vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, vận hành đưa tài sản vào sử dụng...
b. Ước tính khấu hao tích luỹ của máy, thiết bị cần thẩm định giá, bao gồm: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
c. Ước tính giá trị của máy, thiết bị theo công thức:
Giá trị ước tính của máy, thiết bị = Chi phí tạo lập và đưa vào sử dụng máy, thiết bị mới (tương tự) – Khấu hao tích luỹ của máy, thiết bị cần thẩm định giá.
6.2.6. Nhược điểm
- Phương pháp này phải dựa vào các dữ liệu thị trường để so sánh nên cũng gặp phải những hạn chế giống như phương pháp so sánh trực tiếp.
- Chi phí không bằng với giá trị thị trường.
- Phương pháp chi phí phải sử dụng cách tiếp cận cộng tới, song tổng của nhiều bộ phận chưa chắc đã bằng với giá trị của toàn bộ tài sản.
- Việc ước tính khấu từ tích luỹ có thể trở nên rất chủ quan và khó thực hiện do có những sự khác nhau trong định nghĩa và thuật ngữ, cũng như không có một phương pháp riêng biệt nào được áp dụng rộng rãi để ước tính khấu trừ.
- Đánh giá chung cho rằng phương pháp này không có giá trị cao trong việc đưa ra giá trị thẩm định phù hợp. Nó ít khi được chấp nhận để cung cấp các giá trị thẩm định có hiệu lực.
6.3. Phương pháp đầu tư
6.3.1. Phân loại các phương án đầu tư
Có thể phân chia các phương án đầu tư thành các loại sau:
a. Các phương án độc lập lẫn nhau:
Các phương án đầu tư được gọi là độc lập nhau về mặt kinh tế, nghĩa là nếu việc chấp nhận hoặc từ bỏ phương án này sẽ không tác động đến quyết định chấp nhận hay từ bỏ phương án khác.
b. Các phương án loại trừ lẫn nhau:
Các phương án đầu tư gọi là loại trừ lẫn nhau nghĩa là khi việc chấp nhận phương án đầu tư này sẽ phải dẫn đến việc loại bỏ các phương án đầu tư khác.
3.2. Phương pháp đánh giá các phương án đầu tư máy mới
a. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV):
* Khái niệm: Hiện tại ròng (NPV) của một phương án là giá trị của lưu lượng tiền tệ dự kiến trong tương lai được quy về thời điểm hiện tại trừ vốn đầu tư dự kiến ban đầu của phương án.
NPV = Giá trị hiện tại của lưu lượng tiền tệ dự kiến - Vốn đầu tư ban đầu trong tương lai.
* Công thức tính:
Dòng tiền tệ không đều:
Trong đó: NPV : Giá trị hiện tại của lưu lượng tiền tệ dự kiến
I: Khoản đầu tư ban đầu
CF: Mức thu nhập hàng năm
k: Tỷ lệ chiết khấu
Dòng tiền đều: Khi lưu lượng tiền tệ thu được hàng năm trong tương lai của phương án đấu tư không đối, ví dụ là CF1 = CF2 = ... = CFn = A thì chúng ta có công thức sau:
NPV =
NPV =
Hoặc: NPV = - I + [A*PVFA (k; n)]
b. Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return: IRR)
* Khái niệm: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ đo lường tỷ lệ sinh lời của một phương án đầu tư và nó cũng được sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá phương án đầu tư.
* Công thức tính:
Về mặt tính toán thì IRR của một phương án đầu tư là lãi suất chiết khấu, mà tại đó NPV của phương án đầu tư = 0: IRR = r NPV = 0
- IRR = r có thể tìm bằng phương pháp thử dần:
+ Chọn ngẫu nhiên r1 sao cho NPV1 > 0
+ Và chọn ngẫu nhiên r2 sao cho NPV2 < 0
Giá trị NPV1 và NPV2 càng gần giá trị 0 thì độ chính xác của IRR càng cao.
- Chúng ta có thể tính được giá trị gần đúng của IRR theo công thức:
Dòng tiền tệ không đều:
Dòng tiền tệ đều: CF1 = CF2 = ... = CFn = A thì chúng ta tìm IRR = r bằng cách:
Suy ra:
c. Phương pháp chỉ số sinh lợi (Profitability Index: PI)
* Khái niệm: Chỉ số sinh lợi là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lưu lượng tiền tệ của phương án đầu tư so với vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
* Công thức tính:
- Cách 1:
Với: PV: giá trị hiện tại của lưu lượng tiền tệ và được tính như sau:
Hay:
I: vốn đầu tư ban đầu.
- Cách 2: Khi biết NPV của phương án đầu tư, ta có thể tính tỷ số sinh lợi PI như sau:
Ta có:
Suy ra:
d. Phương pháp thời gian thu hồi vốn chiếu khấu (The Discounted Payback Period: DPP)
* Khái niệm: Thời gian hoàn vốn chiết khấu của phương án đầu tư là khoảng thời gian cần thiết để thu nhập chiết khấu của phương án hoàn trả đủ nguồn vốn đầu tư, tức là thời gian cần thiết để lợi nhuận chiết khấu bằng tổng chi phí chiết khấu về thời điểm ban đầu.
* Công thức tính:
Trong đó:
CFt: Thu nhập của phương án ở năm thứ t, bắt đầu từ năm I.
It: giá trị đầu tư của phương án năm thứ t, bắt đầu từ năm 0.
k: tỷ lệ chiết khấu (WACC)
* Lưu ý: Để xác định thời điểm bằng nhau của phương án đầu tư, chúng ta cần lập bảng và tính:
- Tổng giá trị hiện giá của các khoản đầu tư,
- Tổng giá trị hiện giá của các khoản thu nhập,
- So sánh chúng với nhau, tìm ra thời gian ngắn nhất (của phương án hiệu quả nhất).
e. Phương pháp tính thu nhập trung bình hàng năm (ANNUAL NET WORTH-ANW):
* Phạm vi áp dụng:
Phương án này thường được áp dụng để đánh giá những phương án đầu tư có độ lớn của dòng ngân lưu và độ dài thời gian tồn tại khác nhau, trong trường hợp chúng là những phương án loại trừ nhau.
* Công thức tính:
Thu nhập trung bình hàng năm:
Trong đó:
I: Chi phí đầu tư ban đầu
SV: Giá trị thanh lý
EA: Thu nhập hàng năm
ANW: Thu nhập trung bình hàng năm
- Chi phí đầu tư trung bình hàng năm (I):
I * FVF (k; n) = I * FVFA (k; n)
- Giá trị thanh lý dàn đều cho mỗi năm (SV):
* Đánh giá phương án đầu tư: Điều kiện để chọn một phương án tối ưu theo phương pháp này là thu nhập bình quân hàng năm của phương án đầu tư phải có giá trị dương và là gía trị lớn nhất:
ANW > 0
Và ANWmax
6.3.3. Đánh giá phương án thay thế máy móc mới hiệu quả cao hơn máy móc hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp.
a. Tính tất yếu phải thay thế máy móc
- Khi máy móc ngừng hoạt động là lúc đã hết tuổi thọ kinh tế, nó không còn giá trị và đôi khi việc tiếp tục sử dụng nó sẽ không mang lại hiệu quả và như vậy cần thiết phải thay thế một máy móc mới hiện đại hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
- Máy móc trong quá trình sử dụng bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình; nên cần được thay thế máy móc khác tốt hơn, mới hơn, hiện đại hơn để có thể tạo ra được sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng... Kết quả của việc thay thế máy mới sẽ giúp tiết kiệm được các biến phí như các chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu; chi phí lao động trực tiếp;... do đó có thể làm tăng lãi hàng năm cho doanh nghiệp.
b. Cách xác định dòng ngân lưu
Dòng thu bao gồm:
- Phần lãi ròng (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) trong đó lãi ròng tăng thêm chủ yếu là do tiết kiệm các chi phí nguyên vật liệu và tiền lương trực tiếp.
- Khấu hao tăng thêm hàng năm để đầu tư vào máy móc mới.
- Giá trị thanh lý thu được do bán máy móc vào năm cuối, khi kết thúc thời gian hoạt động của máy (chỉ phát sinh vào năm cuối cùng).
Dòng chi thường chỉ bao gồm vốn đầu tư vào máy móc và chỉ bỏ ra một lần khi mua máy móc đó.
c. Các bước tiến hành
- Xác định chênh lệch dòng ngân lưu ròng máy mới so với máy cũ.
- Tính NPV của dòng ngân lưu ròng chênh lệch, nếu:
- NPV > 0: nên thay thế vì việc thay thế máy mới đem lại hiệu quả.
- NPV < 0: việc thay thế máy mới không đem lại hiệu quả.
CHÖÔNG 2 : THAÅM ÑÒNH GIAÙ MAÙY PHAY VM70 CỦA CÔNG TY TÂN THÀNH HIỆP
Cty Tân Thành Hiệp TNHH Sản Xuất Thương Mại
Người đại diện: Ông Phạm Quang Hiệp
Chức vụ: Giám Đốc
Loại công ty: TNHH
Ngành nghề hoạt động: Khuôn Mẫu
Địa chỉ doanh nghiệp: G9/11B Ấp 7, X. Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 22473848, 37662416
Fax: (84-8) 37662417
1. GIÔÙI THIEÄM VEÀ MAÙY PHAY VM 70(T)
Máy phay VM70 la loại máy gia công cơ khí ,nó thuộc loại may phay trục đứng.
SPECIFICATION
DESCRIPTION
UNIT
VM 56
VM 70
VM 84
Capacity
Max. travel
X-axis
mm
1,050
1,300
2,000
Y-axis
mm
560
700
840
Z-axis
mm
560
780
800
Distance from table top to spindle nose
mm
150 ~ 710
200 ~ 980
200 ~ 1,000
Distance from spindle center to column slideway
mm
600
750
860
Table
Table size
mm
1,600 X 600
1,800 X 700
2,400 X 870
Max. weight loadable on table
kg
1,500
2,000
2,500
T-slot (Width X No.)
mm
18 X 5
18 X 5
22 X 6
Spindle
Spindle speed range
rpm
30 ~ 6,000
30 ~ 6,000
20 ~ 3,600
No. of spindle step
-
2 steps (Auto.)
2 steps (Auto.)
2 steps (Auto.)
Spindle taper
NT
No.50
No.50
No.50
Spindle dia.
mm
Ø 90
Ø90
Ø100
ATC
Tool Storage
EA
24 (30)
30
30
NC Controller
-
FANUC 18MC
FANUC 18MC
FANUC 18MC
Amazing điện và cơ cấu ổn định nhận ra độ chính xác cao - VM 70
Độ cứng cao - Các, cột giường và yên xe là của gồ ghề, nhiều gân, hộp loại xây dựng đảm bảo độ cứng lớn hơn cả. - Bằng cách đơn giản hóa hệ thống truyền tải điện, cải thiện độ bền và hiệu quả. Tốc độ cao và độ chính xác cao cắt - Các trục chính bằng cách sử dụng siêu liên hệ với bóng góc vòng bi - Thông qua hai bước thay đổi thiết bị cho phép duy trì tốt ở tốc độ cao, thuế nặng cắt ở tốc độ thấp Tốc độ cao và độ chính xác cao, độ bền - Trục chính như vậy là tự động cân bằng máy tính này có thể tiếp tục tình trạng chạy yên tĩnh thông qua tổng thể phạm vi tốc độ. - Các vít bóng lớn đường kính cho phép các máy tính này để có được tốc độ cao và định vị chính xác.
Ổn định hiệu suất cắt - Những cách trình diễn hình vuông được làm cứng và mặt đất. - Hệ thống bôi trơn tự động đảm bảo liên tục trượt trơn tru. - Người đứng đầu trục chính được chính xác vị trí của một trọng lượng counterbalanced và hỗ trợ rộng cách hướng dẫn cho phép ổn định hiệu suất cắt.
MÔ TẢ
UNIT ĐƠN VỊ
VM 70 VM 70
Độ di chuyển max (X / Y / Z)
mm mm
1,300 / 700 / 780 1,300 / 700 / 780
(Bảng) Kích thước
mm mm
1,800 x 700 1800 x 700
Công suất tải Pallet
kgf kgf
2,000 2,000
Tốc độ trục chính
rpm vòng / phút
30 ~ 6,000 30 ~ 6000
Rapid Traverse (X / Y / Z)
m/min m / phút
16 / 16 / 16 16 / 16 / 16
Công cụ dữ liệu
ea ea
30 30
Công suất động cơ trục chính (Cont./30min)
kW kW
AC 15 / 18.5 AC 15 / 18,5
Tầng không gian máy(LxW)
mm mm
4,550 x 4,424 4550 x 4424
Trọng lượng máy
kgf kgf
11,000 11,000
2. KEÁT QUAÛ THAÅM ÑÒNH
Những thông tin chung :
- Khách hàng yêu cầu TĐG : Công ty TNHH SX – TM Taân Thaønh Hieäp
- Địa điểm thẩm định giá : TP.HCM
- Mục đích thẩm định giá : Hạch toán kế toán.
- Tài sản thẩm định giá : Thiết bị quang phổ tử ngoại
Đặc điểm kỹ thuật của MTB TĐG :
Amazing điện và cơ cấu ổn định nhận ra độ chính xác cao - VM 70
Độ cứng cao - Các, cột giường và yên xe là của gồ ghề, nhiều gân, hộp loại xây dựng đảm bảo độ cứng lớn hơn cả. - Bằng cách đơn giản hóa hệ thống truyền tải điện, cải thiện độ bền và hiệu quả. Tốc độ cao và độ chính xác cao cắt - Các trục chính bằng cách sử dụng siêu liên hệ với bóng góc vòng bi - Thông qua hai bước thay đổi thiết bị cho phép duy trì tốt ở tốc độ cao, thuế nặng cắt ở tốc độ thấp Tốc độ cao và độ chính xác cao, độ bền - Trục chính như vậy là tự động cân bằng máy tính này có thể tiếp tục tình trạng chạy yên tĩnh thông qua tổng thể phạm vi tốc độ. - Các vít bóng lớn đường kính cho phép các máy tính này để có được tốc độ cao và định vị chính xác.
Ổn định hiệu suất cắt - Những cách trình diễn hình vuông được làm cứng và mặt đất. - Hệ thống bôi trơn tự động đảm bảo liên tục trượt trơn tru. - Người đứng đầu trục chính được chính xác vị trí của một trọng lượng counterbalanced và hỗ trợ rộng cách hướng dẫn cho phép ổn định hiệu suất cắt.
MÔ TẢ
UNIT ĐƠN VỊ
VM 70 VM 70
Độ di chuyển max (X / Y / Z)
mm mm
1,300 / 700 / 780 1,300 / 700 / 780
(Bảng) Kích thước
mm mm
1,800 x 700 1800 x 700
Công suất tải Pallet
kgf kgf
2,000 2,000
Tốc độ trục chính
rpm vòng / phút
30 ~ 6,000 30 ~ 6000
Rapid Traverse (X / Y / Z)
m/min m / phút
16 / 16 / 16 16 / 16 / 16
Công cụ Tạp chí Công suất
ea ea
30 30
Công suất động cơ trục chính (Cont./30min)
kW kW
AC 15 / 18.5 AC 15 / 18,5
Tầng không gian (LxW)
mm mm
4,550 x 4,424 4550 x 4424
Trọng lượng máy
kgf kgf
11,000 11,000
Đặc điểm pháp lý của MTB TĐG
- Xuất xứ : Haøn Quoác
- Tên hãng sản xuất : Doosan
- Tình trạng sở hữu : Công ty TNHH SX TM Taân Thaønh Hieäp
- Thời điểm thẩm định giá : 10/2010
. Những căn cứ pháp lý để thẩm định giá.
- Mục 3 chương II Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 26/04/2002 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội khóa X qui định về thẩm định giá.
- Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
- Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về thẩm định giá.
- Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính V/v ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
- Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/ 11/2005 của Bộ Tài chính V/v ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2).
- Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/03/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.
- Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ.
- Những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2000 - Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh - 2003.
- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Giấy đề nghị thẩm định giá của Cty đề nghị
- Các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá do công ty cung cấp
- Kết quả thẩm định hiện trạng tài sản.
Cơ sở giaù trò thẩm định giá : Giá trị thị trường
Phương pháp thẩm định giá: Phương pháp chi phí thay thế khấu hao (các điều kiện giả thuyết, bảng tính để có được kết quả thẩm định giá...)
2. 4.1. Phân tích thị trường :
- Khảo sát thông tin thị trường có giao dịch lọai được lọai máy gia coâng cô khí VM 70 từ ngoại nói trên với chất lượng mới 100% , giá bán là 623.937.000 triệu (bao gồm cả chi phí lắp đặt, vận chuyển và VAT 10%)
- Thị trường không có giao dịch loại máy gia coâng cô khí trên đã qua sử dụng do đó không có thông tin về giá máy trên đã qua sử dụng.
2.4.2 Phân tích tài sản :
- Máy gia coâng cô khí VM 70 được Cty mua mới 100% , sử dụng liên tục đúng mục đích như vậy máy đã được sử dụng ở mức cao nhất và tốt nhất từ cuối năm 2008 đến nay , thời gian sử dụng máy là 2 năm.
- Tình trạng hao mòn hữu hình thực tế của tài sản : Kiểm tra thực tế cho thấy thiết bị hoạt động bình thường, mức độ hao mòn thực thế tương ứng với mức độ hao mòn được phản ánh trên sổ kế toán.
- Cty áp dụng cách tính khấu hao theo phương pháp ñöôøng thaúng với nguyên giá thiết bị 214.695.000 triệu đồng.
- Theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, thời gian sử dụng thiết bị là 5 năm. Hệ số điều chỉnh theo thời gian sử dụng trong trường hợp này là 2 lần.
- Để xác định mức độ hao mòn của thiết bị cần xác định mức trích khấu hao hàng năm tính đến thời điểm thẩm định giá theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.
2.4.3 Tính tóan :
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng
= (1/5)*100% = 20%
- Thời gian sử dụng là 5 năm nên hệ số điều chỉnh là 2 lần.
- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần
= 20% x 2lần = 40%.
Năm thứ
Số tiền khấu hao hàng năm (tr.đồng)
KH tích lũy
Giá trị còn lại (tr.đồng)
0
214.695.000
1
85.878.000
85.878.000
128.817.000
2
51.526.800
137.404.800
77.290.200
Sau 2 năm sử dụng chất lượng còn lại của máy thiết bị như sau :
+ Tỷ lệ khấu hao lũy kế trên sổ sách kế tóan của đơn vị sau 2 năm sử dụng MTB :
Khấu hao tích lũy /nguyên giá * 100 %
= 137.404.800/214.695.000 * 100% = 64%
+ Do hao mòn thực tế tương ứng với hao mòn sổ sách kế tóan nên chất chất lượng còn lại của MTB là :
100% - 64% = 36%
- Khảo sát thông tin thị trường thu thập được giá bán máy gia coâng cô khí tương tự máy thẩm định giá nhưng là máy mới 100% là 623.937.000 triệu (bao gồm cả chi phí lắp đặt, vận chuyển và VAT 10%), do hạch tóan kế tóan nên trừ thuế VAT trên giá bán MTB :
623.937.000 đ /1.1 = 575.215.000 đ
- Vậy giá trị thị trường của MTB tại thời điểm cuối năm 2010 là :
575.215.000 đ * 36% = 207.077.400 ñ
2.5 Kết quả thẩm định giá
Giá trị thị trường của máy gia coâng cô khí VM 70 do hãng Doosan của Haøn Quoác sản xuất tại thời điểm cuối năm 2010 là 207.077.400 ñ
Hạn chế :
- Với số liệu thu thập được không đủ thông tin để tính tóan các phương pháp khác
- Do trong tính tóan có sử dụng dữ liệu thị trường mang tính lịch sử nên chỉ phù hợp khi thị trường ổn định.
PHUÏ LUÏC