CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về lâm sản ngoài gỗ
1.1.1. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ của các nước châu Á Thái Bình Dương theo công dụng
1.1.2. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ ở việt nam theo công dụng.
1.2. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
1.2.2. Tình hình quản lý LSNG ở Việt Nam
1.2.3. Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam
1.3. Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
1.3.1. Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm sinh học
1.3.2. Tiềm năng lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm kinh tế
1.3.2.1. Kinh tế hộ gia đình
1.3.2.2. Kinh tế quốc dân
1.3.3. Những bài học về quản lý Lâm Sản Ngoài Gỗ
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
1.4.1. Lịch sử hình thành
1.4.2. Điều kiện tự nhiên:
1.4.2.1. Vị trí địa lý:
1.4.2.2. Địa chất-địa mạo:
1.4.2.3. Khí hậu:
1.4.3. Giá trị tài nguyên thiên nhiên
1.4.3.1. Rừng mưa nhiệt đới
1.4.3.2. Tài nguyên biển
1.4.4. Giá trị tài nguyên nhân văn
1.4.4.1. Các di sản văn hóa vật thể
1.4.4.2. Các di sản văn hóa phi vật thể
1.4.5. Điều kiện kinh tế-xã hội
1.4.5.1. Dân số, dân tộc và lao động
1.4.5.2. Kinh tế
1.4.6. Cơ sở hạ tầng của Đảo
1.4.6.1. Giao thông
1.4.6.3. Điện – Nước
1.4.6.2. Thông tin liên lạc
1.4.7. Vài nét về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại địa phương
3.1.2. Các loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được khai thác tại địa phương
3.1.3. phân loại LSNG theo mục đích sử dụng của người dân địa phương
3.1.4. Đối tượng khai thác và cách thức khai thác LSNG
3.1.4.1. Đối tượng khai thác
3.1.4.2. Cách thức khai thác, thu hái và bảo quản LSNG tại địa phương
3.2. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản ngoai gỗ tại khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm
3.2.1. Thực trạng về quản lý
3.2.1.1. Đối với BQL rừng
3.2.1.2. Đối với người dân
3.2.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng
3.2.2.1. Đối với BQL
3.2.2.2. Đối với người dân
Bảng 3.5: Một số loài LSNG thường được người dân địa phương sử dụng
3.3. Mục tiêu của việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó LSNG dựa vào sự phụ thuộc của người dân địa phương
3.3.1. Sự phù hợp của các mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong thực trạng địa phương
3.3.1.1. Mục tiêu bảo tồn
3.3.1.2. Mục tiêu của người dân địa phương trong việc quản lý LSNG
3.3.2. Nhu cầu của người dân đối với lâm sản ngoài gỗ
3.3.2.1. Đối với LSNG có tính hàng hóa
3.3.2.2. Đối với LSNG phục vụ cho nhu cầu tại chỗ
3.3.3. Những thế mạnh khi kết hợp mục tiêu quản lý để bảo tồn với sự tham gia của người dân
3.3.3.1. Mục tiêu quản lý để bảo tồn và sự tham gia của người dân
3.3.3.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của việc khai thác LSNG ở địa phương
3.4. Các biện pháp quan lý và phát triển bền vững LSNG có sự tham gia cộng đồng địa phương trên cơ sở KBT và người dân cùng có lợi.
3.4.1. Các giải pháp mang tính hưởng lợi đối với người dân
Bảng 3.6. Một số ý kiến của người dân
3.4.2. Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học
3.4.2. Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8216 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu hái, bảo quản
Thực phẩm
Các loại rau
Các loại rau có sẵn trong rừng rất nhiều được lấy quanh năm, do đó chỉ cần vào rừng hái và không cần bảo quản, dự trử, khi thu hái thì có thể dùng ngay hoặc để bán.
Cua đá
Đi bắt về có thể nấu liền nếu nhiều có thể bỏ vào chậu, lồng để nhốt để khi khác sử dụng. việc đi bắt diển ra chủ yếu vào ban đêm khi cua ra ngoài hang đi ăn, dùng đèn pin đi soi thấy là bắt
Chất đốt
Tất cả cành nhánh cây khô trong rừng đều có thể thu hái và dùng làm củi để dun nấu, việc thu hái diển ra chủ yếu vào mùa nắng, cất trử cho mùa mưa dùng dần, dùng rựa, búa bổ củi, cưa để cắt nhỏ, phơi khô cất trữ.
Đa số cách thức khai thác rất đơn giản như việc hái rau, chặt cây thuốc, chỉ cần có kinh nghiệm đi rừng, xác định vị trí phân bố của các loại LSNG này.
Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản ngoai gỗ tại khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm
Thực trạng về quản lý
Đối với BQL rừng
Ban quản lý rừng Cù Lao Chàm được thành lập năm 1977 nhưng cán bộ BQL chỉ ra đảo công tác 2,3 ngày lại vào đất liền, đến năm 1980 ở đây đả xây dựng trạm gác, trực của BQL, lúc này chỉ có chú Nam trạm trưởng ở hội an quảng năm và hai chú ở ngoài đảo đó là chú Luyện và chú Hường, năm 2005 ở đây đã xây dựng lại trạm gác . Mặc dù trước đây cán bộ khu bảo tồn hầu hết đều đã được đào tạo cơ bản về lâm nghiệp và nghiệp vụ kiểm lâm. Nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều những kiến thức về khoa học và quản lý cần thiết cho công tác quản lý để bảo tồn đa dạng sinh học. Năng lực của cán bộ ban kiểm lâm chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công tác quản lý để bảo tồn trong giai đoạn hiện nay, các kỹ năng thực thi pháp luật, vận động, truyền thông cho cộng đồng còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện sự yếu kém và hạn chế về nguồn nhân lực để quản lý BQL.
Việc ngăn chặn, kiểm soát các hành vi vi phạm lâm luật đã được ngăn chặn tương đối. Tuy vậy tình trạng săn bắt động vật, khai thác LSNG lén lút vẫn còn xảy ra. Theo lời chú Nam (trưởng hạt kiểm lâm) thì hầu như không phát hiện được người dân vào rừng khai thác trái phép LSNG, chỉ có một số trường hợp váo rừng khai thác ít, nhỏ về làm vật dụng gia đình như cây mây hay cây về làm cảnh trong nhà cây xanh, cây phong lan, cây xung nước, cây lộc vừng….nhưng tình trạng nay đã chấm rứt cách đây ba năm. Đối với những vi phạm nghiêm trọng thì tịch thu tang vật và xử lý hành chính, các vi phạm tương đối không nghiêm trọng thì chỉ nhắc nhở cảnh cáo.
Bảng 3.3. Danh Sách những người vi phạm
STT
Họ tên người
vi phạm
Hành vi vi phạm
Số lượng
Hình thức
xử lý
Theo quyết định, ngày
1
Nguyễn Vinh
Khai thác mây
20 kg
Phạt 50.000đ
QĐ04 20/3/2001
2
Dương Thị Liện
Khai thác mây
100 kg
Phạt 50.000đ
QĐ05 20/3/2001
3
Phạm Văn Đức
Khai thác mây
100kg
Phạt 50.000đ
QĐ06 20/3/2001
4
Nguyễn Ấm
Mua bán ls trái phép gỗ xẽ
0,3215 m3
Phạt 200.000đ
QĐ09 24/9/2001
5
Phạm Bờ
Vận chuyển mây
200kg
Phạt 500.000đ
QĐ03 26/3/2001
6
Huỳnh Thị Trúc Huệ
Mua bán mây
500kg
Phạt 250.000đ
QĐ07 20/3/2001
7
Nguyễn Thị Ba
Mua bán mây
20 kg
Nhắc nhở cảnh cáo
QĐ08 21/3/2001
8
Trần Thanh Hải
Chặt cây rừng trồng
0.8 ster
Phạt 500.000đ
QĐ07 25/5/2005
9
Trần Quan
Đào cây cảnh
1 gốc cây xanh
Nhắc nhở cảnh cáo
QĐ45152 21/8/2007
Đối với người dân
Đối với tài nguyên rừng ,cộng đồng địa phương không có ý kiến trong quá trình đưa ra ý kiến quyết định quản lý bảo vệ rừng, mà chỉ đóng góp một số ý kiến trong các cuộc thảo luận liên quan đên quản lý rừng. cộng đồng địa phương đóng góp ý kiến trực tiếp đối với ban kiểm lâm, một số quyết định liên quan đến quản lý bảo vệ rừng nhử cấm khai thác cua đá, cấm chặt cây mây hay cấm săn bắt động vật ở rừng. Có sự trao đổi công khai và tin tưởng giữa các bên liên quan ở địa phương và ban quản lý , có các chương trình cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương trong khi bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chương trình người dân địa phương được tham gia như : chương trình 327 từ năm 1994 đến năm 2004 và chương trình 661 từ năm 2005 đến năm 2010 là chương trình dao rừng tự nhiên cho người dân quản lý bảo hộ . Những hộ dân được nhận rừng thuộc các chương trình trên có nghĩa vụ là bảo vệ và phát triển phần diện tích rừng được nhận và có quyền thu hoạch toàn bộ những LSNG trong khu vực rừng của mình được nhận: củi từ cánh nhanh , vật rụng, chương trình năm năm một lần và đã giao 580 ha rừng cho 13 hộ và kết thúc vào năm 2010, đất được giao lại cho kiểm lâm quản lý tới nay.
Hiện tại BQL thường xuyên quan hệ , trao đổi với chính quyền xã và người dân địa phương . Kế hoạch quản lý đã đươc tiến hành với sự tham gia góp ý kiến của cộng đồng địa phương .Công đồng địa phương đóng góp ý kiến trực tiếp đối với một số quyết định liên quan đến quản lý như: Quy chế quản lý BQL , phân định ranh giới và cắm mốc , quy chế quản lý sắn bắt , khai thác …Trao đổi nhanh và thường xuyên các thông tin về quản lý bảo vệ với chính quyền địa phương cấp xã. Ban kiểm lâm là đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc trao đổi thông tin và phối hợp này.
Thực trạng về khai thác và sử dụng
Đối với BQL
BQLR đã kiểm soát được khai thác gỗ trái phép. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn khai thác củi, sử dụng lửa để thu bắt một số loại LSNG, người dân đốt lửa làm khói để xua đuổi ong bay đi tránh khói, nhờ đó người dân có thể lên lây mật ong dể dàng mà không bị ong cắn. Đây là hình thức khai thác gây đe dọa trực tiếp đến ĐDSH, người dân chưa ý thức được tác hại của lửa. những hình thức khai thác này vẫn còn phổ biến ở người dân, đây cũng là một khó khăn cho công tác quản lý của BQLR.
Trước khi thành lập khu bảo tồn, LSNG đáp ứng nhiều nhu cầu hằng ngày của hộ dân sống trên đảo. từ thực phẩm cây rau rừng, chim, thú…, thuốc như rựơu rắn, rựơu tắc kè, cao trăn, cao khỉ… cho đến các nguồn thu nhập chính. Vào những mùa nông nhàn, mùa mưa không đi biển được người dân địa phương vào rừng lấy LSNG như: các loại động vật như rắn, trăn, chim, và các loài thú nhỏ là nguồn thịt tươi cải thiện đời sống của họ; các loài rau, củ, quả làm thức ăn hằng ngày; nhưng đem lại thu nhập chính là rau rừng và cây lá làm thuốc, cây nấu nước uống. đến mùa khô khi khách du lịch đến đây nghĩ mát, thăm quan, họ đem sản phấm lấy được từ rừng về đổi hay bán cho thương lái, khách du lịch để có một khoản tiền mua sắm vật dụng khác mà không có từ rừng: gạo, mì chính các loại thực phẩm từ đất liền và một số thiết bị cho gia đình…Trước đây, phần lớn người dân nơi đây cứ tiếp tục cuộc sống của họ như vậy từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cho nên cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào rừng, có thể nói đó là một “nghề’’ của người dân.
Đến khi BQLR được thành lập, quy chế quản lý và bảo vệ rừng từng bước được thực thi, đã ảnh hưởng trực tiếp đến một số người dân sống dựa vào rừng, và người dân đã phải thích nghi với bối cảnh quản lý mới. Họ tạm bằng lòng với một số mặt hàng khác được thay thế dần các nguồn LSNG được lấy ra từ rừng. Còn một số hộ dân lâu nay vẫn sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng và không có nguồn sinh kế nào khác thì vẫn lén lút vào rừng. Mặc dù, họ bị các lực lượng quản lý như kiểm lâm, chính quyền địa phương bắt và thu hết dụng cụ nhưng họ vẫn ngắn bó với rừng để tìm kế sinh nhai. Bởi vì, chỉ có rừng mới phục vụ được yêu cầu bức thiết nhất cho cuộc sống của họ.
Đối với người dân
Người dân địa phương săn bắn động vật để làm thức ăn, thuốc và để bán cho nhà hàng, quán trong khu vực và người ở nơi khác. Tất cả các loài này được đem bán cho thị trường thông qua thương lái, chợ, có khi bán trực tiếp cho người sử dụng. Việc săn bắn quanh năm sẽ giết chết những loại đang mang thai hay những loại đang ra hoa kết quả. Một số loài trên nguy cơ bị tuyệt chủng vì không có sự phân tán tự do trong môi trường sống như huyết nhung tía, cây bầu đường (lạc tiên). Nếu 50% chim và thú có vai trò phát tán hạt bị mất đi thì việc thụ phấn và phát tán của thực vật cũng sẽ suy giảm như chim ăn hoa, quả thì hạt của một số loài cây chim không tiêu hủy được và khi bay đi nơi khác khi nó thải ra thì một số hạt đó gặp thời tiết thuận lợi nó mọc cây con, hay ong lấy mật nó giúp cho hoa của cây đậu quả tốt hơn.
Hầu hết người dân địa phương đều khai thác lâm sản phụ để đáp ứng những nhu cầu cần thiết (rau rừng, cây thuốc, cua đá, tắc kè…). Mặc dù việc thu hái LSNG hiện có tác động tương đối nhỏ, nhưng hoạt động này có tiềm năng gây ra sự suy thoái sinh cảnh nghiêm trọng nếu không được tuân thủ nguyên tắc bền vững và giám sát chặt chẽ. Một số tác động đến ĐDSH của việc khai thác lâm sản như sau: một số loại cây có thể tuyệt chủng như cây bầu đường, cây ngu da bì, tắc kè; khai thác quá mức các loài cây thuốc làm cho cây không ra hoa kết quả cũng làm cho các loại chim hút mật, ong lấy phấn cung không còn nguồn thức ăn. Người dân ở đây có xu hướng khai thác cạn kiệt LSNG ở những địa điểm mà họ phát hiện như khai thác cây huyết nhung tía, cây ngũ da bì, riềng núi, sâm núi.
Bảng 3.4: Lịch mùa vụ một số LSNG người dân thường khai thác
LSNG
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Mật ong
-
-
-
-
Cua đá
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tắc kè đá
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Huyết nhung tía
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Rau rừng
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Cây lá thuốc
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Củi khô
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Cây ngô đồng
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Hiện tượng chăn thả gia súc trong Khu bảo tồn vẫn còn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là người dân tại bải làng, thôn cấm và bên quân đội tiểu đoàn 70. Việc chăn thả bò, dê, gà tự do trong KBT sẽ dẫn đến cạnh tranh thức ăn đối với các loài động vật hoang dã. Nó còn làm lan truyền các bệnh dịch của thú nuôi đến thú hoang dã như tiêu chay, dịch cúm H5N1 có thể xảy ra, đe dọa quần thể sinh vật sống trên đảo.
Các loại rau rừng, luôn được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày của gia đình. Hầu hết các loại này không được người dân trồng, chỉ vào rừng thu hái và không cần bảo quản, dữ trự, khi thu hái thì sử dụng ngay. Ngoài ra các loại rau rừng còn là một đặc sản của Cu Lao Chàm. Vào những lục rảnh dổi họ vào rừng hái rau về ăn họăc bán, họ hái rau rừng về bán cho khách du lịch để kiếm thêm thu nhập trong gia đình. Rau rừng ở đây rất thơm ngon, trong vị rau còn có cả vị cây thuốc, rau lại được lên tự nhiên nên rất sạch không bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật nên khách du lịch rất thich mua.
Vào giữa mùa mưa là lúc bắt đầu mùa sinh sôi, nẩy, nở của những rừng cây thì thời điểm này là thời điểm của những tổ ong nguồn, ong ruồi đầy mật, lúc này người dân bắt đầu lấy mật như chu Vinh thôn cấm, bác Học thôn cấm. Một tổ ong người dân lấy mật có thể lấy đươc hai đến ba lít mật ong rừng. Người chuyên nghiệp đi lấy mật ở đây không có, chỉ có dân địa phương gặp đâu lấy đấy. Mật ong được người dân sử dụng vào các bài thuốc dân gian. Làm thuốc ho cho tre em
Một loại LSNG khác cũng thu hút nhiều người tham gia là bắt tắc kè 4 hộ, bắt cua đá 8 hộ, hái rau rừng và chặt lá về nấu nước uống. ở đây có 5 hộ hái rau rừng có 17 loại rau được trộn lại, rau rừng dùng để luộc ăn với nắm cái ăn vào cảm nhận có vị thơm của lá thuốc 12 hộ dân chặt cây thuốc, nấu nước uống họ dùng đến 22 loại lá khác nhau trộn lại. Nhưng hiện nay, số lượng cây này trong rừng không còn nhiều do khai thác quá mức và bừa bãi, đa số họ chặt cả cây để thu hoạch. Mùa chặt lá nước uống vào từ tháng giêng đến tháng tám hàng năm. Nước lá được dùng để làm nước uống giải khát rất ngon và thơm nó còn mang trong đó một vị thuốc khi uống vào người dân cảm thấy ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc.
Tất cả các loại cành nhánh khô trong rừng đều có thể lấy về làm củi để đun nấu, và nhiều người dân đem đi bán cho những người không đi lấy được ở đây có 16 hộ đi lấy củi bán. Người dân hay đi rừng, bắt gặp loại lan nào đẹp, mang về làm cảnh trong gia đình. Các loại cây cảnh khác như: sung, vừng, me rừng, đa rừng, cây xanh thường được người dân chọn kỹ những cây nào đẹp bứng về đem bán hoặc để làm cảnh rất có gía trị. Nhưng thời gian gần đây số lượng các loài này bị thu hẹp nên bị cấm khai thác.
Trong khi xã hội đang phát triên nhất là các loại hàng hóa, vật dụng trong gia đình luôn làm bằng công nghiệp luôn làm ảnh hưởng đến ô nhiểm môi trường thì ở đảo Cù Lao Chàm lại có một nghề thủ công là làm võng cây ngô đồng nó không làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nó giúp con người quay lại thời đại ít sử dụng đồ dùng công nghiệp, nhưng nó lại đang dần dần bị thất truyền, hiện tại ở xã đảo còn một cụ bà đã ngoài 80 tuổi là làm võng này. Võng cây ngô đồng ở đây luôn được khách du lịch đến hỏi mua giá của một cái võng làm bằng cây ngô đồng hiện tại là 1200.000đ/ cái đây cũng là một nét đặc biệt của Cù Lao Chàm mà khách du lịch đến để xem cái võng làm băng vỏ cây rừng. Nhưng do công làm ra một cái võng cụ bà phải mất một tháng mới xong. Cây ngô đồng được chặt phần thân thẳng bóc lấy vỏ, đập dập vỏ sau ngâm nước một tuần cho vỏ cây bị thối, chỉ còn cái sơ của vỏ cây, đem rửa sạch, phơi khô xé nhỏ sau xoắn lại thành sợi dây, sau mới đan võng. Võng cây ngô đồng có độ bền trên 20 năm.
Bảng 3.5: Một số loài LSNG thường được người dân địa phương sử dụng
STT
Tên loài
Tên khoa học
Mục đích sử dụng
Ghi chú
1
Lá gai
Boehmeria Nivea L.gaud
Thực phẩm
2
Rau má
Centellaasia asiatica
Thực phẩm
Chữa mụn nhọt
3
Rau mã đề
Plantago major L.
Thực phẩm
Chữa chảy máu cam
4
Rau săn
Thực phẩm
5
Cây muối
Chenopodium album
Thự phẩm
6
Cây kim cang
Heterosmilax Erythrantha Baill
Thực phẩm
7
Cây hột nút
Thực phẩm
8
Cây cu cu
Marattiopsida
Thực phẩm
9
Cây rau dớn (vơi với)
Diplazium esculentum (Retz.)
Thực phẩm
10
Cây rau xứng
Thực phẩm
11
Cây cỏ hôi (cút lợn)
Ageratum conyzoides
Thực phẩm
12
Cây đỏ ngọn
Cratoxylon prunifloum (kurz) kurz.
Thực phẩm
13
Cây cạnh cạnh
Thực phẩm
14
Cây rau chọi
Thực phẩm
15
Cây rau rác
Thực phẩm
16
Cây lá lốt
Piper Lolot
Thực phẩm
17
Cây rau rền cơm
Amaranthus lividus L.
Thực phẩm
18
Cây lá giác
Thực phẩm
19
Cây rau trai
Thực phẩm, làm thuốc
20
Nho rừng
Vitis balanseana PL.
Thực phẩm, Làm thuốc
21
Nấm ổ mối
Collybia albuminosa
Thực phẩm
22
Nấm tai mèo
Auricularia polytricha
Thực phẩm
Chữa bệnh đau đầu
23
Chôm chôm rừng
Nephelium hypoleucum
Thực phẩm
24
Dâu rừng
Thực phẩm
25
Nhãn rừng
Thực phẩm
26
Cây xim
Thực phẩm
27
Cam rừng
Thực phẩm
28
Cam thảo đất
Scoparia dulcis L.
Làm thuốc
29
Cam thảo dây
Glycyrrhiza uralensis Fisch.
Làm thuốc
30
Cây trinh nữ
Mimosa pudica L.
Làm thuốc
Tri phong
31
Cây dứa rừng
Pandanus tectorius Soland.
Làm thuốc
Trị sỏi thận, tiểu đường
32
Cây chó đẻ
Phyllanthus amarus
Làm thuốc
33
Cây lạc tiên (bầu đường)
Passiflora foetida L
Làm thuốc
34
Cây tần
Plectranthus amboinicus
Làm thuốc
Trị ho
35
Lá khế rừng
Averrhoa carambola L
Làm thuốc
36
Sâm núi
Làm thuốc
37
Ngũ ra bì
Schefflera eliptica (BL.) Harms
Làm thuốc
38
Cây riềng núi
Zingber zerumber (L) sm
Làm thuốc
39
Cây mè đất
Leucas zeylanica (L.) R.Br.
Làm thuốc, Thực phẩm
40
Cỏ mực
Eclipta prostrata L.
Làm thuốc
41
Cây rền gai
Amaranthun spinosus
Làm thuốc
42
Cây ổi tàu (thơm ổi)
Lantana spp
Làm thuốc
43
Cây hoa mua
Làm thuốc
44
Cây bời lời vàng
Litsea pierrei – H.Lec.
Làm thuốc
45
Cây bươm bướm
Làm thuốc
46
Cây mơ rùng (thúi địt)
Làm thuốc
47
Cây ra ốc
Làm thuốc
48
Cây ổi rừng
Psidium guajava
Làm thuốc
49
Cây hương nhu rừng
Ocimum gratissmum Linn
Làm thuốc
50
Cây lá gối
Làm thuốc
51
Cây hạ thủ ô
Polygonum multiflorum
Làm thuốc
52
Cây bồ đề núi
Styrax tonkinensis
Làm thuốc
53
Cây vỏ rẻ
Làm thuốc
54
Cây é núi
Làm thuốc
55
Cây từ bi
Làm thuốc
56
Cây bọng bọng
Làm thuốc
57
Cây mây
Calamus tetradactylus Hance
Làm thuốc
58
Cây bang
Làm thuốc
59
Cây bạc đầu
Làm thuốc
60
Cây dây chiêu
Tetracera indica (Chr. & Panz.) Merr.
Làm thuốc
61
Cây thuốc cứu (ngãi cứu)
Artemisia Vulgaris
Làm thuốc
62
Cây muồng vàng
Làm thuốc
63
Mật ong
Thực phẩm, làm thuốc
Thuốc chữa nhiều bệnh
64
Cua đá
Gecarcoidea lalandii
Thực phẩm
65
Tắc kè đá
Drynaria bonii christ
Làm thuốc
Chửa bệnh ho, hen
(ngâm rượu)
66
Huyết nhung tía
Amomum xanthioides
Làm thuốc
67
Cây ngô đồng
Firmiana simplex (L.)
Làm võng
Còn một cụ bà (83 tuổi)
68
Cây xung nước
Ficus racemosa L.
Làm cảnh
69
Phong lan
Làm cảnh
Người dân băn cây thuốc người dân khai thác cây thuốc
Sản phẩm từ rừng võng ngô đồng phơi lá thuốc
Rau đem bán thuốc từ lá cây rừng
Mục tiêu của việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó LSNG dựa vào sự phụ thuộc của người dân địa phương
Sự phù hợp của các mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong thực trạng địa phương
Mục tiêu bảo tồn
Ban quản lý rừng triển khai và giám sát tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả, với sự tham gia của cộng đồng địa phương nhằm giải quyết các mối đe dọa trực tiếp đến tính ĐDSH và các quá trình sinh thái của KBT. Trong đó:
Mục tiêu quản lý: Sử dụng ngân sách và nguồn lực có hiệu quả nhờ cán bộ được tập huấn và có giám sát nhằm đạt được những chỉ tiêu cụ thể theo các mục tiêu chiến lược của Kế hoạch Quản lý KBT CLC như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 ban hành cùng theo quyết định số 18/2007/QD- TTg.
Mục tiêu bảo vệ rừng: Các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng trong toàn bộ CLC được giảm thiểu do cán bộ được tập huấn và có trang thiết bị và được cộng đồng người dân cùng phối hợp trong kế hoạch hoạt động tuần tra rừng và giám sát theo chiến lược thực thi pháp luật.
Mục tiêu quan hệ cộng đồng và phát triển kinh tế: Tiến hành quản lý tài nguyên, bảo vệ rừng và có hiệu quả thông qua sự cộng tác của cộng đồng người dân được trang bị kiến thức và giao quyền, và của các bên liên quan khác ở xã trong KBT; hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững trong vùng đệm.
Mục tiêu nghiên cứu và giám sát: Các hoạt động quản lý, bảo vệ và giám sát rừng đều hướng vào các vùng trọng điểm trên cơ sở các loài ưu tiên, do cán bộ được đào tạo của bộ phận giám sát và nghiên cứu khoa học thực hiện theo kế hoạch chiến lược cho từng vùng, loài và bảo tồn hệ nước ngọt, các sinh cảnh ưu tiên, độ che phủ của rừng.
Với tình hình quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người dân tại địa phương, thì việc lập các mục tiêu cho phù hợp với thực trạng địa phương là cần thiết. Các mục tiêu này đảm bảo được mục tiêu bảo tồn tài nguyên rừng nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu của người dân về LSNG. Qua phỏng vấn người dân để đánh giá sự phù hợp của các mục tiêu thì đa số người dân đều cho rằng thực hiện các mục tiêu là quan trọng và nên làm, nhưng trong quá trình thực hiện thì không thống nhất về cách triển khai xuống từng đối tượng cụ thể.Ví dụ muốn nhóm hộ dân sống phụ thuộc vào rừng quản lý và bảo vệ rừng thì trước hết phải phát triển kinh tế hộ. Điều này dẫn đến khó khăn trong công tác thực hiện và quản lý.
Mục tiêu của người dân địa phương trong việc quản lý LSNG
Mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng của người dân: người dân khai thác và sử dụng LSNG một cách triệt để và không quan tâm đến quản lý và bảo vệ. Tuy nhiên dân cũng ý thức được rằng tài nguyên đang ngày bị cạn kiệt, và đến một lúc nào đó sẽ không còn để mà khai thác. Cho nên họ mong muốn sẽ có một biện pháp khai thác hợp lý hơn, để các thế hệ con cháu của họ cũng được hưởng nguồn tài nguyên này.
Mục tiêu phát triển kinh tế: Rừng KBT đang phải đối mặt với những hoạt động xâm hại như: nạn săn bắt động vật, khai thác trái phép. Nguyên do chủ yếu là đời sống người dân trong vùng còn khó khăn và nhận thức của người dân về bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Do đó cần thực hiện công tác quan hệ cộng đồng và phát triển kinh tế trong cộng đồng. Đây cũng là mục tiêu mà phần lớn người dân chọn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu để quản lý LSNG.
Nhu cầu của người dân đối với lâm sản ngoài gỗ
Đối với LSNG có tính hàng hóa
Nhiều loài LSNG có ở khu bảo tồn Cù Lao Chàm đã trở thành hàng hóa. Trong đó nổi bật là cua đá, tắc kè đá, huyết nhung tía, lá nấu nước, nó có ý nghĩa và nhiều công dụng khác nhau nên được người dân khai thác nhiều nhất. Chính vì nhu cầu của người dân đối với loài này rất cao, nên dẫn đến tình trạng khai thác quá mức. Điều đó làm cho những cánh rừng bạc ngàn ngày một suy giảm về số lượng và chất lượng, hiện tại nơi đây các loại trên đang bị cạn kiệt người dân phải đi sâu vào rừng mới có thể khai thác được.
Trong thời gian qua, các loài LSNG ngày càng bị khai thác một cách thiếu chọn lọc.Người dân ra sức khai thác không theo một nguyên tắc hay trình tự nào. Nhiều loài LSNG gần như không tìm thấy ở CLC nữa, đặc biệt là một số loại dược liệu quý hiếm, huyết nhung tía, tắc kè đá chúng được lấy và thường được bán theo đơn đặt hàng sẵn. Vì nhu cầu của thị trường mà tình trạng khai thác này vẫn diễn ra hằng ngày khó ngăn chặn được.
Việc săn bắn và đánh bẫy thú rừng có lẽ không còn là hoạt động thường xuyên nữa, nhưng một số hộ dân vẫn chưa ý thức được họ luôn len khai thác, họ vào rừng gặp tổ ong thì họ sẵn sàng tìm mọi cách để lấy được mật của chúng, Hay họ gặp con cua, con trăn, con rắn hay con tắc kè họ cũng tìm cách bắt cho được, nếu họ bị BQLR phát hiện thì họ thả lại rừng, còn nếu thành công không bị phát hiện thì cũng kiếm được một khoản nho nhỏ.
Đối với LSNG phục vụ cho nhu cầu tại chỗ
Hầu hết người dân khi thu hái LSNG chủ yếu là để bán cho khách du lịch. Họ khai thác không theo một định hướng nào cả, khi khách du lịch hay thương lái cần mua một vật dụng nào đó họ lập tức vào rưng tìm những thứ đó để đáp ứng nhu cầu của khách như huyết nhung tia, tắc kè đá, cua đá luôn có người đặt hàng nhưng họ tim khó thấy được loại này.
Ngày nay tuy nhiều người dân đều đến bệnh viện, trạm xá để chữa bệnh nhưng những cây thuốc thông dụng vẫn còn quan trọng đối với họ như đọt mây, bột trị bệnh sốt rét, hay hạt cây mãng tiền họ lấy về ngâm rượu trị bệnh đau lưng, đau khớp và cây cộng sản trị bệnh kiết lỵ, rượu tắc kè, rượu rắn, rượu chim bìm bịp uống vào trị bênh đau lưng… Người dân sử dụng các phương thuốc cổ truyền như một sự hỗ trợ hay bổ sung cho thuốc tây. Những bài thuốc đó đặc biệt quan trọng đối với những người dân thường hay đi rừng họ không may đứt chân đứt tay họ sử dụng lá cây thuốc ở rừng để cầm máu, những người bệnh khó chửa, bệnh kéo dài chửa trị trong thời gian lâu ngày họ không thể uống thuốc tây lâu ngày được vì thuốc tây rất hại , họ uồng thuốc tây chỉ có hiệu quả lúc đó thời gian sau lại bị lại, nhưng họ sử dụng các loại cây thuốc này không có hiệu quả lúc đó nhưng lại có hiệu quả lâu dài mà nó không hại cho cơ thể.
Một số loại là những nguồn hàng chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ nhưng có những lúc tùy theo sự khan hiếm và nhu cầu sử dụng của thị trường thì các loại LSNG phục vụ nhu cầu tại chỗ trở thành nguồn hàng hóa. Vào các tháng du lịch rau rừng trở thành nguồn hàng đem lại thu nhập cao cho một số hộ chuyên đi hái rau rừng để bán. Hầu hết những người dân ở đây, từ hộ có ge để đánh bắt hải sản từ biển hay hộ sử dụng ge để chở khách du lịch, ít nhiều cũng có liên quan đến LSNG họ không vào rừng hái rau thì vào rừng lấy củi, lấy lá nước uống.
Những thế mạnh khi kết hợp mục tiêu quản lý để bảo tồn với sự tham gia của người dân
Mục tiêu quản lý để bảo tồn và sự tham gia của người dân
Sự kết hợp các mục tiêu quản lý để bảo tồn với sự tham gia của người dân là công việc hàng đầu, bởi vì công tác bảo tồn hiện tại của KBT gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Nguyên nhân chủ yếu là do: người dân sinh sống cách xa đất liền, xen lẫn trong đó là các mùa mưa bảo họ không thể chao đổi hàng hóa với đất liền nên đời sống còn nhiều khó khăn. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn tài nguyên ĐDSH của KBT thì cần phải tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân địa phương cùng tham gia. Đây là điều quan trọng để hoàn thành được công tác bảo tồn và phát triển của KBT.
Sự tham gia của người dân vào tài nguyên rừng có tính chất và mức độ khác nhau, thể hiện qua các móc thời gian khác nhau.Khi họ mới đến, thì họ tham gia với tính chất là người khai thác tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống. Càng về sau thì họ lại càng có ý thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên hơn, nhưng vì cuộc sống họ vẫn phải sử dụng tài nguyên như một tài sản chung, đặc biệt là nguồn LSNG. Khi BQLR được thành lập, các pháp chế được thiết lập thì người chỉ khai thác và sử dụng lén lút.Người dân tham gia vào các chương trình giao đất, giao rừng như chương trình 661.Họ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng được nhận và được quyền thu các loài LSNG nhưng vẫn phải đảm bảo tái sinh.
Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của việc khai thác LSNG ở địa phương
Điểm mạnh
Về tài nguyên LSNG
Kết quả điều tra về các loại LSNG mà người dân địa phương thu hái cho thấy nguồn tài nguyên này rất phong phú, đa dạng, đặc biệt là các loại cây làm thực phẩm, dược liệu. cả xã chỉ có một người làm thầy thuốc họ nắm rỏ về cây thuốc nhất. Do vậy cây thuốc chủ yếu do một hộ này thu hái và xác định, còn các hộ khác khai thác cây thuốc này về làm lá nấu nước giải khát, giải nhiệt. Chính vì vậy, nguồn tài nguyên cây thuốc tại đây khá phong phú, cả về số lượng và thành phần loại. đặc biệt, tại xã đảo Cù Lao Chàm có nhiều loại cây thuốc có giá thị về mặt kinh tế như: sâm núi, huyết nhung tía, bầu đường (lạc tiên), ngũ ra bì. Bên cạnh đó, các loại rau rừng, cua đá có thể đáp ứng nhu cầu quanh năm cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho bửa ăn hằng ngày của người dân nơi đây, ngoài ra nó còn đem lại thu nhập cho một số người dân ở đây, là nguồn thu hút khách du lịch đến Cù Lao Chàm để thưởng thức hương vị rau rừng, cua đá nó còn là đặc sản của Cù Lao Chàm. Cây ngô đồng là nguồn vật liệu là võng ngô đồng là vật dụng trong gia đình, là loại hàng hóa có thể tăng thêm thu nhập cho gia đình nó có giá trị rất cao, tới 1200.000đ/ cai võng. Đây là loài khách du lịch có nhu cầy thu mua rất nhiêu, nhưng số lượng khai thác chưa nhiều, cả xã đảo chỉ có một cụ bà đả ngoài 80 tuổi làm vật liệu này. Loại này rất có tiềm năng trong tương lai.
Ngoài da mây, tắc kè, cua đá rất có giá trị tại đây, nhưng do khai thác quá mực làm số lượng loài này xuy giảm khá nghiêm trọng nên đã bị cấm khai thác để nó phục hồi lại số lượng.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tại xã đảo Cù Lao Chàm khá dồi dào, người dân ở đây ngoài việc đi đánh cá, việc nhà ra thì cũng một số người đi bun bán trong xã. Vào những ngày không có cá thì họ ở nhà không có việc gì để làm nên nguồn nhân lực ở đây rất lãng phí.
Nhu cầu sử dụng
Thị trường: càng ngày nhu cầu thị trường càng cao đối với các loại LSNG, mà đặc biệt là nhu cầu đối với cây thuốc, các loại như huyết nhung tía, sâm núi, câm thảo dây, lạc tiên. Với tiềm năng sẳn có, lại rất đa dạng về chủng loài thực vật và nhiều về số lượng có thể đáp ứng thường xuyên cho nhu cầu thị trường.
Sử dụng tại địa phương: việc sử dụng LSNG cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày của người dân là không thể thiếu. công việc thu hái diển ra hằng ngày, cho các mục đích như phục vụ cho bửa ăn, chất đốt. hiện tại nguồn tài nguyên LSNG còn rất phong phú về số lượng nên các hộ gia đình sống tại đây có thể thu hái được nhiều loài thực phẩm, phục vụ cho sinh hoạt, chất đốt.
Điểm yếu
Nguồn tài nguyên LSNG phân bố rãi rác trong rừng tự nhiên, địa hình là đồi núi phức tạp, gây khó khăn cho việc đi lại. Do đó, việc đi thu hái những loài sâu trong rừng gặp nhiều trở ngại cho việc tìm kiếm, thu hái vận chuyển về nhà.
Nguồn nhân lực thu hái đa số chỉ có người lớn tuổi, họ chỉ có thể thu hái những loài LSNG đòi hỏi không phải đi xa, dể tìm kiếm, và số lượng thu hái không nhiều. Nên chỉ đáp ứng cho nhu cầu hằng ngày. Những người có độ tuổi lao động thì họ thâm gia vào đi đánh bắt cá ngoài biển, chỉ thời gian rảnh rỗi, hay khi cần thiết họ mới vào rừng thu hái LSNG. Thu hái những loài đòi hỏi phải đi sâu vào rừng chỉ có thể do đàn ông đảm trách. Nhưng thông thường công việc này là việc thường xuyên của người già và phụ nữ. chính vì vậy nó đả ít nhiều tác động lên năng xuất khai thác LSNG.
Vì đây là khu vực thuộc sự quản lý của VQG, chỉ cho phép người dân thu hái những loài trên diện tích được giao khoán hay vùng dìa được phếp thu hái không được phếp thu hái các loài có trong sách đỏ và những loài số lượng ít và đặc biệt ở đây cấm khai thác săn bắn các loài động vật. Chính vì vậy củng có hạn chế của việc thu hái hay săn bắt. Nhiều loài có nhu cầu cao trên thị trường nhưng nếu không được phép thu hái thì không thể đáp ứng nhu cầu thị trường. các hộ chỉ thu hái đủ để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày.
Cơ hội
Sự phong phú về nguồn LSNG tạo ra cơ hội phát triển cho nguồn tài nguyên này là rất cao. Nguồn LSNG có sẵn tại đây có thể là nguồn giống trực tiếp để người dân có thể gây trồng tại vườn của mình. Việc khai thác của người dân trong rừng sẽ hạn chế, vì có sẵn nguồn LSNG trong vườn, số lượng thu hái có thể được nhiều hơn, đây sẽ trở thành một hoạt động sản xuất chính đóng góp vào thu nhập cải thiện đời sống gia đình. ví dụ như gây trồng tre, nứa, lồ ô để lấy măng awnhay bán làm nguyên liệu làm vật dụng. hay nuôi cua đá, tắc kè đá vừa ăn vừa cung cấp cho thị trường khách du lịch. Khi có nhu cầu thị trương về cua đá, tắc kề thì có sẳn tại nhà để bán. Điều này thuận lợi hơn khi khai thác trong rừng, phải hạn chế do có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với rừng. bên cạnh đó có thể gây trồng cây thuốc. nếu đem trồng cây thuốc tại rừng mình được giao thì có thể khai thác lâu dài đồng thời có thể bảo tồn được các loài cây thuốc, khi nhu cầu thị trường về cây thuốc nam đang cao đây là nguồn thu nhập cao.
Nguy cơ
Chính những tiềm năng lớn về LSNG đó trong tương lai có thể là nguy cơ cho việc khai thác bất hợp lý nguồn LSNG tại địa phương. Hiện tại do điều kiện giao thông khó khăn lại là nơi tách biệt với đất liền nện việc khai thác chỉ có người địa phương. Tuy nhiên khi nhu cầu càng cao về LSNG như tác kề,cua đá, trăn, rắn hay kỳ đà thì nguy cơ bị khai thác lến lút từ những người ở đất liền sẽ làm cho các loại LSNG có thể bị mất đi, suy giảm về số lượng. khi giá trị của các loại LSNG ở đây có giá trị cao có thể bằng mọi cách con người đến khai thác bất hợp pháp, điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lyscuar cán bộ tại đây. Hiện tại có nhiều cách thức khai thác, thu hái của người dân ở đây có thể gây hại cho nguồn tài nguyên này như chặt cây ngô đồng lấy vỏ về làm võng, mặc dù cây có thể tái sinh được nhưng lâu dài cung ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên này. Hay việc lây mật ong, họ đốt lửa hun khói cũng sẽ gây nguy cơ cháy rừng nếu không dập tắt lửa.
Các biện pháp quan lý và phát triển bền vững LSNG có sự tham gia cộng đồng địa phương trên cơ sở KBT và người dân cùng có lợi.
Các giải pháp mang tính hưởng lợi đối với người dân
Qua tìm hiểu những người đưa thông tin then chốt và phỏng vấn trực tiếp hộ dân về những giải pháp quản lý LSNG đem lại lợi ích cho người dân thì hầu hết đều đưa ra ý kiến xoay quanh 3 nội dung sau:
Bảng 3.6. Một số ý kiến của người dân
Biện pháp
1: Đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế và thị trường LSNG
2: Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giam thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng, tăng cường hoạt động khuyến lâm chưa phát triển.
3: Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Nhận xét
Đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triên kinh tế: theo người dân thì nơi đây có tiềm năng phát triển du lịch. Cần đầu tư cho khai thác những tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào các sinh cảnh của rừng.Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống người dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển thêm rừng. Ngoài ra nên đầu tư phát triển thị trường LSNG: Thị trường LSNG địa phương hiện tại chưa phát triển, đặc biệt là các LSNG như các loại rau rừng, cây lá thuốc, lá nước. Phần lớn những LSNG có giá cả không ổn định, một phần do số lượng ít không hình thành được thị trường, một phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Điều này không khuyến khích người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh LSNG. Đầu tư phát triển thị trường LSNG vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.
Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở từng thôn xóm. Các tổ chức xã hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hôi cựu chuyến binh, các tổ chức đảng, Đoàn thanh niên….có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiên cho các hoạt động sản xuất phát triển. Đối với người dân hoạt động bảo vệ và phát triển rừng có liên quan chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng. cộng đồng tích cực tham gia quản lý các nguồn tài nguyên khi có các giải pháp thích hợp thì cộng đồng chính là lực lượng động viên hỗ trợ, giám sát và thâm chí cả cưỡng chế các thành viên thực hiện những chính sách về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng. Ngược lại khi những giải pháp, những chính sách quản lý tài nguyên không thích hợp thì họ trở thành lực lượng cản trở, thậm chí đối lập với BQLR trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng. Vì vậy, các giải pháp quản lý tài nguyên rừng cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo vệ phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất được lợi ích người dân với lợi ích KBT trong hoạt đồng bảo vệ và phát triển rừng.
Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng: hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như chế biến dược liệu, nuôi ong, chế biến hải sản…Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Đồng thời tăng cường hoạt động khuyến lâm chưa phát triển. Cần tăng cường hoạt động khuyến lâm để hỗ trợ cho người dân có điều kiện để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương, hoạt động khuyến lâm cần hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cụ thể. Ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả để cho các hộ biết được giá trị của mặt hàng đó trên thị trường.
Tóm lại, các giải pháp đều nhằm mục đích nâng cao đời sống cho cộng đồng người dân địa phương. Thực tế từ ngàn đời nay cộng đồng phải sống dựa vào rừng, ngoài ra rừng còn góp phần vào chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 nó là một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn. Do vậy không thể cấm triệt để người dân vào rừng thu hái lâm sản phụ theo phong tục tập quán. Ngoài ra cần cho phép họ sử dụng nguồn tài nguyên theo một số nguyên tắc nhất định do khu khu bảo tồn CLC và cộng đồng thỏa thuận trên cơ sỡ quy định của pháp luật. Hạn chế việc khai thác quá mức làm suy giảm nguồn tài nguyên, tạo các sản phẩm thay thế tương ứng. Thu hút cộng đồng đặc biệt lớp trẻ có trình độ tham gia công tác bảo vệ rừng. Thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình có đời sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng thông qua việc thành lập các nhóm hộ gia đình thực hiện các chương trình khuyến lâm trên địa bàn.
Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học
Qua nhiều buổi tiếp xúc, trò chuyện và phỏng vấn với các anh cán bộ BQLR của KBT chúng tôi đã tập hợp được các giải pháp bảo tồn ĐDSH sau:
Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền địa phương thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên về tầm quan trọng của ĐDSH và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường. Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của cộng đồng. Để làm được điều này cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh, phim ảnh. Xây dựng các điểm văn hóa, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng xã, thôn đặc biệt là ở nhà của trưởng thôn, nhà văn hóa cộng đồng của xã. Khuyến khích người dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắm các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi.
Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng: cùng với các cấp, các ngành chức năng, đề xuất thay đổi một số chính sách phù hợp với lòng dân. Có những chính sách hỗ trợ đối với người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Đề xuất xây dựng, tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn cho các đơn vị, ngành liên quan. Đặc biệt chú trọng xây dựng quy chế kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với chính quyền địa phương (thành lập ban lâm nghiệp xã hội) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng (có LSNG ) nhằm chia sẽ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ. Thi hành pháp luật một cách nghiêm túc triệt để trong công tác bảo tồn.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng biên phòng, khu bảo tồn với bộ đội. Một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chưa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm, biên phòng, lực lượng khu bảo tồn và lực lượng quân đội bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn. Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hoạt động, để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Những giải pháp khoa học công nghệ. Nghiên cứu xây những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao. Rừng nghèo có hiệu quả kinh tế thấp và nếu không có những giải pháp thích hợp làm giàu rừng, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của rừng thì tình trạng nghèo nàn và giá trị kinh tế thấp của rừng còn kéo dài trong nhiều năm. Chúng vẫn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn bị xâm lấn, bị thu hẹp và ảnh hưởng đến tính bền vững của rừng. Với quan điểm bảo vệ và phát triển rừng phải dựa vào sự giàu có của rừng thì việc xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao được coi là giải pháp khoa học công nghệ hiệu quả để khích lệ người dân hướng vào bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung của việc xây dựng mô hình trình diễn phải bao gồm trồng mới hoặc trồng thêm những loài có giá trị kinh tế cao, trong đó có cả cây gỗ và cây LSNG có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân về sản phẩm rừng, và nhu cầu sản xuất hàng hóa, nhờ đó giảm được áp lực vào rừng. Điều này không những ảnh hưởng đến đời sống người dân, mà còn hướng người dân vào rừng để bổ sung nguồn thu nhập cho mình. Cần nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật mới, những nghành nghề mới phù hợp với bối cảnh hiện nay nhằm nâng cao đời sống của người dân và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của đời sống cộng đồng vào tài nguyên rừng.
Kiểm soát nhu cầu thị trường ( đặc biệt là thị trường LSNG ): Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số lượng và chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả các vùng ( đặc biệt là vùng trọng điểm người dân hay đi khai thác LSNG), mùa trọng điểm tác động. Xây dựng các tổ, đội tuần rừng theo xã, thôn, tổ, xây dựng đội cơ động với nhiều thành phần cùng tham gia của các ban, ngành chức năng trong công tác bảo vệ rừng. Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của địa phương, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến hành tiến hành một số ngành phụ phục vụ cho du lịch hay một số ngành thuận lợi ở đây như nâng cao hiệu quả nghề mắn… Đó là biện pháp hữu ích của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Dựa vào nhu cầu thị trường để tiến hành sản xuất, xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Khu dự trử sinh quyển thế giới, KBT CLC có nguồn LSNG khá phong phú, bao gồm những loài phục vụ nhu cầu tại chỗ và những loài được mua bán như hàng hóa. LSNG thực sự đóng góp có ý nghĩa vào sinh kế của người dân địa phương. Sự khai thác mang tính hủy diệt một số loài LSNG dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng, không có khả năng tự tái tạo được.
Từ khi thành lập khu bảo tồn, việc quản lý và bảo vệ được thực thi và một số hộ dân phải thích ứng bằng cách thay đổi sinh kế nhưng một số khác còn phụ thuộc vào các loài LSNG để kiếm sống. KBT và các cấp chính quyền liên quan đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và LSNG nói riêng. Chính quyền địa phương ít quan tâm đến KBT, người dân không tham gia vào công tác quan lý KBT, KBT thiếu nhân lực, kinh nghiệm quản lý.
Mặc dù các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương có nhiều nổ lực để quản lý LSNG nhưng hiệu lực thực thi còn nhiêu hạn chế. Điều này đòi hỏi thay đổi cách tiếp cận quản lý LSNG từ ngăn cấm sang hướng cộng đồng tự nguyện tham gia quản lý và bảo vệ bằng cách đưa rừng về hộ gia đình. Việc tổ chức quản lý chặt chẽ, cấm khai thác để bảo toàn và phát triển nguồn tài nguyên rừng là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Nhưng vì mưu sinh, người dân phải khai thác LSNG bất hợp pháp. Do đó, tìm kiếm những biện pháp dung hòa mục tiêu quản lý để bảo tồn LSNG và phát triển sinh kế của người dân là điều cần thiết.
Kiến nghị
Áp dụng chích sách 661 dao đất rừng cho dân quản lý và sử dụng LSNG có trong đất rừng mình được giao.
Cần xem phát triển LSNG là định hướng quan trọng để phát triển kinh tế địa phương thông qua các hoạt động gây trồng, chế biến LSNG để tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân trong khu vực. Vì chỉ khi cuộc sống người dân được cải thiện thì cuộc sống của họ mới thoát khỏi rừng, khi đó tài nguyên tự nhiên được bảo tồn và phát triển.
Tuy nhiên, cũng cần quản lý chặt chẽ và tăng cường các hoạt động truyền thông để giúp người dân thay đổi hình thức khai thác hủy diệt sang các kỹ thuật khai thác bền vững. Tổ những chương trình tập huấn ngắn hạn về phương thức khai thác một số loài LSNG phổ biến và thông dụng nhằm giúp người dân khai thác hợp lý để đảm bảo tái sinh sau khai thác.
Do mục tiêu và nhiệm vụ của KBT là bảo tồn đa dạng sinh học nên dần dần sẽ cấm tất cả mọi hoạt động của người dân liên quan tới tài nguyên rừng, trong đó có LSNG. Chính vì vậy KBT cần phải xây dựng một hệ thống những giải pháp để đảm bảo nhu cầu về LSNG của cộng đồng địa phương khi LSNG được bảo tồn. Giải pháp LSNG trong rừng hộ và trên vùng đất được phép trồng để giúp hoạt động khai thác và sử dụng LSNG của người dân không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ rừng.
Trồng các loài cây tạo nhiều tầng tán trong vườn rừng được giao để tận dụng không gian dinh dưỡng. Tầng tán phía trên bao gồm các loài cây ăn quả, cây gỗ lớn. Tầng tán phía dưới trồng xen các loài cho lương thực, thực phẩm như củ từ, củ mài, khoai mỳ, lá lốt, riềng, gừng, nghệ…,và các loài cây cho dược liệu.
Bên quản lý cần có những biện pháp cụ thể để tăng thêm độ ĐDSH kéo theo đó là tăng thêm về số lượng và chủng loài của các loại LSNG. Như mang các giống loài từ đất liền vào, trồng thêm các loại cây, củ, quả tăng thêm nguồn thức ăn cho các loại chim, thu để thu hút chúng về đây nhiều hơn vì chúng không phải cạnh tranh vì nguồn thức ăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
ThS. Lê Ngọc Anh(21/04/2010), sử dụng và quản lý lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Ths Nguyễn Quốc Bình, bài giảng lâm sản ngoài gỗ, Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Đặng Đình Bồi, Nguyễn Đức Định và nhóm tác giả, (2002), bài giảng lâm sản ngoài gỗ, chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội, Hà Nội.
Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học (1997).
thạc sỹ Nguyễn Tiến Dũng- GV lâm nghiệp, bảo vệ rừng thực trạng và những giải pháp.
Trần Hợp, (2002), tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà suất bản nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương chình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & đối tác. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. chương lâm sản ngoài gỗ, Hà nội (2006)
Việt Nam có tiềm năng lớn về lâm sản ngoài gỗ
PHỤ LỤC
Danh sách 13 hộ nhận rừng theo chương trinh 327 và 661
Trần Luyện thôn cấm
Bùi Thanh Dũng thôn cấm
Huỳnh Tấn Lộc thôn bải ông
Nguyễn Công Lĩnh thôn bải ông
Huỳnh Giang thôn bải ông
Cao Văn Dề thôn bải ông
Huỳnh Bồn thôn bải làng
Hào Minh Lại thôn bải làng
Trần Dầy thôn bải hương
Nguyễn Xuyên bải hương
Lê xí thôn bải làng
tiểu đoàn 70
biên phòng 276
Danh sách 4 hộ bắt tắc kè
Nguyễn Vinh thôn cấm
Nguyễn Tiến thôn bải ông
Trần Công thôn cấm
Trần Ngồ thôn bải ông
Danh sách 12 hộ chặt lá thuốc
Lê Học thôn cấm
Nguyễn Thị Môn Thôn cấm
Nguyễn Từ thôn bải làng
Lê Mãi thôn bải làng
Trần Hăng thôn bải làng
Nguyễn Thu thôn bải làng
Lê Thị Đải thôn bải ông
Đặng Thị Tâm thôn cấm
Nguyễn Thị Mai thôn bải ông
bà Vác thôn cấm
Trần Thị Câm thôn bải hương
bà Giác thôn cấm
Danh sách 5 hộ hái rau rừng
Nguyễn Thị Yến thôn cấm
Dương Lợi thôn cấm
Trần Thị Nhiều thôn cấm
Phạm Thị Tiến thôn cấm
Nguyễn Thị Mai thôn bải ông
Danh sách 16 hộ lấy củi
Nguyễn Thị Yến thôn cấm
Nguyễn Nì thôn bải ông
Trần Thị Nhất thôn bải ông
Mai Ba thôn bải ông
Trần Thái thôn bải ông
Nguyễn Hết thôn bải ông
Nguyễn Cay thôn bải ông
Lê Tròn thôn bải ông
Trần Thị Chính thôn bải ông
Ngô Cống thôn bải hương
chú Tính thôn bải hương
cô Bé thôn bải hương
chú Hường thôn bải hương
cô Mai thôn bải hương
cô Dài thôn bải hương
cô Chính thôn bải hương
Danh sách 8 hộ bắt cua đá
Nguyễn Vinh thôn cấm
Trần Công thôn cấm
Trần Ngồ thôn bải ông
Mai Lương thôn cấm
Mai Văn Thương thôn cấm
Mai Văn Đông thôn bải ông
Trần Sơn thôn bải làng
Võ Văn Hiền thôn cấm
Phiếu điều tra thông tin
Họ tên người đi lấy thông tin: Nguyễn Ngọc Thanh. Sinh viên thưc tập
Họ tên người cung cấp thông tin: …………………………….nam, nữ
Trong gia đình gồn có:
Họ tên: Nam,Nữ. tuổi
Nghề nghiệp: Chức vụ:
Họ tên: Nam,Nữ. tuổi
Nghề nghiệp: Chức vụ:
Họ tên: Nam,Nữ. tuổi
Nghề nghiệp: Chức vụ:
Họ tên: Nam,Nữ. tuổi
Nghề nghiệp: Chức vụ:
Trước đây chưa bị cấm khai thác thì ở gia đình cô/chú khai thác như thế nào ? và giờ đây gia đình cô/chú khai thác như thế nào?
Ở đây cô ( chú) sống bằng nghề gì là chủ yếu? gia đình sử dụng các vật liệu gì từ rừng?
Các hoạt động đi lấy đi bất ở đây như thế nào về công cụ đi lấy và cách thức đi lấy? (sử dụng vật liệu gì để đi lấy, đựng vào đâu, ai đi cùng, đi lấy đã khoanh vùng hay chưa)
Cô/chú cho biết các loại cây con mà gia đình sử dụng từ rừng
Tên cây
Công dụng
Nơi có thể lấy
Có nhiều hay ít
Các loại cây này, con này phân bố ở đâu trên đảo Cù Lao Chàm, trước đây như thế nào, hiện tại thực trạng như thế nào về số lượng, kích thước, sự phân bố?
Cô ( chú) đi lấy đi bắt những loại cây nào, con gì? Thời gian đi lấy? (theo mùa vụ hay đi lây quanh năm)
Những loại cây nào, con gì mùa nào phát triển mạnh hay số lượng nhiều nhất, thời kì sinh sản của chúng như thế nào thời gian kéo dài bao lâu?
Các loại cây ở đây sinh sản bàng cách nào? ( hoa, quả, củ, rể, lá…) một số loại con thì như thế nào?
Gia đình cô (chú) đi lây hay đi bắt các loại cây đó, con đó về làm gì? Ai là người sử dụng các loại cây đó, con đó, sử dụng với mục đích gì?
Giá cả của chúng trên thị trường như thế nào? Đắt hay rẻ?
Thu nhập của gia đình ở đây là bao nhiêu/ngày về sử dụng các loại cây, các con đó từ rừng? thời gian đi lấy hay đi bắt?
Trong gia đình có những ai là người đi khai thác chính, lứa tuổi là bao nhiêu?
Những loại cây nào, con nào phát triển mạnh ở đây ? những loại cây nào, con nào có giá trị về mặt kinh tế cao?
Nhu cầu sử dụng các loại cây, loại con ở đây như thế nào ? bán cho ai sử dụng?
Thời gian từ nhỏ đến khi sinh sản của cây, của con, là bao nhiêu? Sau khi sinh sản bao lâu là có thể sinh sản lại được?
Sau khi đi chặt, đi bắt thì khoảng bao lâu có thể đi chặt đi bắt lại được?
Nếu như bị bên chính quyền. kiểm lâm cấm khai thác các loại đó nữa thì gia đình cảm thấy như thế nào? (cuộc sống có ảnh hưởng gì không)
Theo cô ( chú) thì làm như thế nào vừa đảm bảo được số lượng và chủng loại của chúng cũng vừa đảm bảo về cuộc sống lâu dài của gia đình?
Theo cô ( chú) thì có nên cấm khai thác không? Vì sao?
Theo cô ( chú) để duy trì và phát triển một số cây, con đó thì phải làm gì về mặt người dân và về mặt chính quyền cần phải làm gì để đảm bảo kế sinh sống cho người dân?
Hình ảnh một số loại LSNG người dân khai thác
Hình hột nút cây mua cây gối cây dúa rừng cây cỏ hôi
Cây cu cu cây cộng sản cây chó đẻ cây cang tạng cây cam thảo dây
Cam thảo đất cây cam rừng cây bươm bướm cây bù ra cây bong bong
Cây bời lời cây bầu đường cây mè đất cây mây cây lá gai
Cây két cây khế dây rằng dây nho cây xợp
Cây xâm núi lá cây vơi với cây trinh nữ dây thí địt dây thạch
Cây sim cây riềng núi cây rau săn rau rền mỡ cây rền gai
Cây phong lan cây ổi tàu cây ổi rừng cây nổ cây má đề
Cây nhãn rừng cây neng cây muồng vàng cây muối cây kim cang
Cây ngũ ra bì
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
LSNG : lâm sản ngoài gỗ
DTSQ: dự trữ sinh quyển
ĐDSH: đa dạng sinh học
VQG: vườn quốc gia
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
Bộ NN và PTNT : bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ NN&PTNT : bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
WHO: tổ chức y tế thế giới
TCLN: Tổng cục lâm nghiệp
UBND: ủy ban nhân dân xã
KBT: khu bảo tồn
VHTT: văn hóa thông tin
CLC: Cù Lao Chàm
BQLR : ban quản lý rừng
BQL: ban quản lý
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Ngọc Thanh
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng3.1. phân loại theo mục đích sử dụng 26
Bảng 3.2. thống kê một số cách thức thu hái, bảo quản LSNG 27
Bảng 3.3. Danh Sách những người vi phạm 27
Bảng 3.4: Lịch mùa vụ một số LSNG người dân thường khai thác 27
Bảng 3.5: Một số loài LSNG thường được người dân địa phương sử dụng 27
Bảng 3.6. Một số ý kiến của người dân 27
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: số hộ thu hái lâm sản ngoài gỗ 25
Hình 3.2, phân loại theo mục đích sử dụng 26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù.doc