Đánh giá thực trạng pháp luật về bài tập hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp? Nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân bị mất
Học kỳ bất động sản đề 5: Đánh giá thực trạng pháp luật về BT hỗ trợ khi NN thu hồi đất nông nghiệp? Nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết "công ăn việc làm" cho người nông dân bị mất đất sản xuất.
Bài làm
I) Đánh giá thực trạng pháp luật về BT hỗ trợ khi NN thu hồi đất nông nghiệp.
Các vấn đề nảy sinh của người dân khi thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề quan tâm của các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt là trong giai đoạn gần đây ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày càng gia tăng. Vần đề bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi được quy định tại nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Thu hồi đất là một biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà nhà nước là đại diện chủa sở hữu. Thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ lợi ích của nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành vi hành chính vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất.
Luật đất đai 2003 quy định khá cụ thể về các trường hợp thu hồi đất, thầm quyền thu hồi đất và vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất.
Thực trạng về thu hồi đất nông nghiệp.
II) Các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết "công ăn việc làm" cho người nông dân bị mất đất sản xuất.
Kết luận: Có một thực tế là nhiều hộ nông dân sau khi được đền bù một khoản tiền lớn do không có kế hoạch chi tiêu, sử dụng hợp lý nên dần dần tiền hết mà công ăn việc làm cũng không có đã trở nên nghèo khó. Vì thế bên cạnh việc tổ chức học nghề, họ cần được tư vấn, hỗ trợ để sau khi bị mất đất sẽ thích ứng được với cuộc sống mới.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5217 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng pháp luật về bài tập hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp? Nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân bị mất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 5: Đánh giá thực trạng pháp luật về BT hỗ trợ khi NN thu hồi đất nông nghiệp? Nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết "công ăn việc làm" cho người nông dân bị mất đất sản xuất.
Bài làm
I) Đánh giá thực trạng pháp luật về BT hỗ trợ khi NN thu hồi đất nông nghiệp.
Các vấn đề nảy sinh của người dân khi thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề quan tâm của các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt là trong giai đoạn gần đây ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày càng gia tăng. Vần đề bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi được quy định tại nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Thu hồi đất là một biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà nhà nước là đại diện chủa sở hữu. Thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ lợi ích của nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành vi hành chính vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất.
Luật đất đai 2003 quy định khá cụ thể về các trường hợp thu hồi đất, thầm quyền thu hồi đất và vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất.
Đối với đất nông nghiệp, ngoài trường hợp nhà nước thu hồi đất vì những lí do đương nhiên như người sử dụng tự nguyện trả lại đất, cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế… thì các trường hợp thu hồi đất khác ảnh hưởng khá lớn tới việc bảo vệ và thu hồi đất nông nghiệp, đó là thu hồi đất do nhu cầu của nhà nước và thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai. Trong đó, khi thu hồi đất, trong phần lớn các trường hợp, vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư luôn được đặc biệt quan tâm đề bảo vệ người sử đụng đất.
Thực trạng về thu hồi đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp có thể thu hồi theo các trường hợp thu hồi đất nói chung. Việc thu hồi đất nông nghiệp cũng được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, dựa trên những cơ sở pháp lý xác định nhằm đảm bảo quyền lợi lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất.
Hiện nay, các trường hợp thu hồi đất do nhu cầu cảu nhà nước diễn ra khá phổ biến, bởi trong tình hình hiện nay, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà nước với tư cách là chủ đầu tư lớn nhất, có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở kinh tế, hạ tầng xã hội, sử dụng đất vào mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, an ninh quốc phòng hoặc cho mục tiêu phát triển kinh tế. Do vậy, các vấn đề thu hồi đất được đặt ra để phục vụ những mục đích lớn hơn. Tuy nhiên, chính vì vậy mà diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ngày càng lớn,.
Hiện nay, vấn đề bồi thướng, hỗ trợ, tái định cư cho người dân được đặc biệt quan tâm bởi sự tác động của việc thu hồi đất tới người dân là rất lớn, đối với ngày càng đông người dân bị thu hồi đất. Với đất nông nghiệp, vấn đề này được đặc biệt quan tâm bởi với người sử dụng đất nông nghiệp, đất bị thu hồi là nguồn kinh tế chủ yếu cho bản thân, gia đình họ. Các quy định về vấn đề này được nhiều lần bổ sung theo hướng đảm bảo tốt hơn về quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất.
Theo quy định hiện hành, hộ gia đình, các nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá cung mục đích sử dụng. Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, người sử dụng đất còn có thể được hỗ trợ sản xuất và ổn định đời sống bằng tiền. Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đát nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở mà không có đất để bòi thường thì ngoài việc được bồi thường về tiền còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Đặc biệt hiện nay mức bồi thường đất bị thu hồi cho người sử dụng đất hiện nay đã cao hơn nhiều so với trước kia, đảm bảo tốt hơn cho đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất.
Trước đây, vấn đề bồi thường đất nông nghiệp cho người sử dụng đất thường gây bức xúc trong sư luận do giá bồi thường cho người sử dụng đất quá thấp, trong khi giá trị của đất sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng lại chênh lệch quá lớn. Hiện nay, mặc dù giá đền bù cho người dân đã tăng cao nhưng đây vẫn là vấn đề “nóng” trong sư luận. Việc thu hồi đất ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của người sử dụng đất, đặc biệt là nông dân.
Một vấn đề đặt ra với vấn đề này là với những người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhà nước đã đưa ra phương án giúp bảo vệ quyền lợi của người dân, đó là cho phép người dân góp vốn vào dự án bằng quyền sử dụng đất. Nhưng nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp vào dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì người dân sẽ phải chuyển mục đích sử dụng đất. Số tiền sử dụng đất để được chuyển mục đích sử dụng đất là rất lớn, trên thực tế luôn vượt quá khả năng tài chính của người dân. Vấn đề này cần được xem xét thêm để các quy định của nhà nước trở nên thiết thực hơn và có thể đi vào đời sống.
Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho việc xây dựng cở sở hạ tầng hay phát triển công nghiệp, đô thị là một phần tất yếu để phát triển đất nước. Tuy nhiên, công tác này cần phải thực hiện một cách khoa học, hợp lý, tránh xảy ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Ttrong thời gian qua, công tác thu hồi đất, bồi thường sau khi thu hồi đất đã gặp phải một số bất cập như sau:
Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều kiện thuân lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa khu dân cư và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. Đồng thời, việc thực hiện định giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp với giá thị trường và khu tái định cư. Một số địa phương chạy theo phong trào phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả, hoặc phát triển công nghiệp dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân.
Hai là, hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp tràn lan khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa thực sự khoa học, thiếu sự quan than gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi người dân.
Ba là, thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhằm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân.
Bốn là, đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại địa phương vừa thiếu, vừa yếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc mắc của người dân hoặc áp dụng không đúng chính sách, chế độ đền bù, hỗ trợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất. Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị thu hồi đất.
Tóm lại: hiện nay, các vấn đề tiêu cực trên đã được nhà nước đem ra xem xét và đánh giá, từ đó nhằm đưa ra phương hướng giải quyết. Các quy định pháp luật về vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã được sử đổi theo hướng bảo đam tốt hơn quyền lợi cho người sử dụng đất về nhiều mặt như giá đền bù tăng cao, nâng cao mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp… Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp tình thế, chưa giải quyết được hoàn toàn các vấn đề về đời sống của người dân, và hơn nữa chưa giải quyết được tình trang mất đất nông nghiệp, sử dụng đất sai mục đích, sử dụng lãng phí đất đai, làm suy thoái đất…
II) Các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết "công ăn việc làm" cho người nông dân bị mất đất sản xuất.
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc chuyển dịch cơ cấu lao động cũng rất cần thiết. Việc thu hồi đất để phục vụ cho nhu cầu ohats triển kinh tế đất nước cần phải được xem xét trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấu lao động. Và việc chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn là vấn đề căn bản. Việt Nam có lực lượng lao động khá dồi dào, tuy nhiên lại phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn, và chủ yếu làm nghề nông. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động lại diễn ra khá chậm chạp.
Nếu như trong nông nghiệp, một hecta đất nông nghiệp chỉ cần 3 đến 5 lao động, trong khi chuyển sang mục đích phục vự phát triển công nghiệp lại có thể giải quyết việc làm thêm cho hàng trăm, hàng nghìn lao động. Do vậy, trong tình hình dân số ngày càng tăng cao, việc chuyển dịch cơ cấu lao động là rất cần thiết để đảm bảo việc làm cho người dân, chính vì vậy mà nhiều địa phương ủng hộ việc chuyển đất nông nghiệp sang dùng cho công nghiệp đô thị. Tuy nhiên, cùng với quá trình thu hồi đất phục vụ cho phát triển công nghiệp diễn ra nhanh chóng, cơ cấu lao động nông thôn lại diễn ra chậm chạp.Điều này là do lao động nông thôn khó tiếp cận với việc làm mới, thiếu tình độ và khả năng chuyển đổi thấp. Do đó, cần hoàn thiện các chính sách nhằm tái tổ chức lao động, đào tạo lại lao động và có cơ chế đảm bảo việc làm cho người bị mất đất sản xuất. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết "công ăn việc làm" cho người nông dân bị mất đất sản xuất:
/ Chính quyền địa phương phải coi đào tạo nghề và nâng cao trình độ là ưu tiên hàng đầu và cần phải phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo đúng người, đúng nghề, đúng địa chỉ và đúng nhu cầu. Có chính sách ưu tiên cho người dân có đất bị thu hồi làm dự án tham gia học nghề và giải quyết việc làm tại chỗ. Riêng đối với những lao động lớn tuổi khó tham gia vào các nhà máy, xí nghiệp thì được đào tạo để đưa vào phục vụ các KCN như làm bảo vệ, chăm sóc cây, lao công...
/ Cần có sự hỗ trợ vốn kịp thời cho hộ chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; hướng dẫn phương thức sử dụng vốn có được từ chuyển nhượng, đền bù, giải tỏa; phục hồi, phát triển làng nghề thủ công; tổ chức mô hình canh tác nông nghiệp sinh thái và sử dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức liên kết nông dân ít đất thành nhóm sản xuất, tổ hợp tác sản xuất các nông sản đặc thù… đảm bảo người nông dân và con em họ sinh sống ổn định.
/ Bên cạnh việc bố trí đất tái định cư cho người dân, cần phải có một quỹ đất để bà con có thể mở những xưởng nhỏ làm ăn hay mở quán xá để buôn bán, bởi khi bị mất đất sản xuất, những thanh niên thì dễ dàng kiếm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, còn những người ở độ tuổi trung niên thì kiếm được việc làm là rất khó khăn. Chính vì thế cần có chính sách quan tâm hỗ trợ đến đối tượng này. Theo đó, người lớn tuổi có thể tạo điều kiện buôn bán nhỏ, làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, hoặc lập quỹ hỗ trợ. Người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề để làm công nhân hoặc bố trí mua đất nông nghiệp nơi khác cho họ canh tác. Riêng lứa tuổi đang học THCS và THPT phải giáo dục ý thức tác phong công nghiệp ngay từ bây giờ và mở hướng đào tạo theo đúng ngành nghề cần thiết trong thời gian tới.
/ Nên hướng nghề cho người dân vào 3 lĩnh vực. Lĩnh vực dạy nghề thứ nhất: Dạy những nghề phi nông nghiệp trong đó có tiểu thủ công nghiệp để người học tự tổ chức việc làm, phối hợp với nhau tìm việc hoặc tổ chức các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa bàn để thu hút lao động tại chỗ. Lĩnh vực thứ 2 là chuyển một lực lượng đáng kể sang lao động phi nông nghiệp như đi làm trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất... Và lĩnh vực thứ 3 là tổ chức hướng dẫn người dân nông thôn thay đổi cách làm nông nghiệp bằng việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả khai thác trên diện tích đất, hoặc thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.
Kết luận: Có một thực tế là nhiều hộ nông dân sau khi được đền bù một khoản tiền lớn do không có kế hoạch chi tiêu, sử dụng hợp lý nên dần dần tiền hết mà công ăn việc làm cũng không có đã trở nên nghèo khó. Vì thế bên cạnh việc tổ chức học nghề, họ cần được tư vấn, hỗ trợ để sau khi bị mất đất sẽ thích ứng được với cuộc sống mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Luật đất đai 2003
2/ Nghị định của chính phủ số 197/2004/NĐ – CP về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
3/ một số trang web
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng pháp luật về BT hỗ trợ khi NN thu hồi đất nông nghiệp Nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết công ăn việc .doc