Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân qua thực nghiệm (FFS) trong việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam

Dựán này đã làm nâng cao năng lực cho các đối tác chính một cách đáng kểbao gồm các nông dân, các cán bộchuyển giao của Cục BVTV, các nhà khoa học và nghiên cứu từcác viện, trường đại học, các cơquan chính quyền địa phương các tỉnh, các nhà kinh doanh thuốc BVTV đáp ứng được trước những thách thức trong tình hình sản xuất cây có múi đang bị dịch bệnh greening và trong việc thay đổi các điều kiện vềthịtrường khi Việt Nam là thành viên của WTO. Năng lực được nâng cao đã đạt được nhờvào việc tham gia huấn luyện của 209 cán bộkhuyến nông mà đã được huấn luyện bởi 11 nhà khoa học chủchốt. Các huấn luyện viên đã thực hiện thành công 72 FFS tại 12 tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung Việt Nam làm gia tăng kiến thức và sựhiểu biết vềsinh thái vườn, IPM, dinh dưỡng trên cây có múi và trong đất cho 2245 nông dân trồng cầy có múi. Sự đánh giá về tính hiệu quả của FFS đã cho thấy các nông dân đã quan sát thấy được nhiều loại sinh vật có ích trong vườn họhơn; họ đã chấp nhận các loại thuốc trừdịch hại thích hợp hơn trong IPM, giảm các chi phí đầu vào, gia tăng việc chia sẻkiến thức và kinh nghiệm dẫn đến sựthành lập các nên tổhợp tác. Mối liên kết và sựhiểu biết giữa các người thụhưởng đã thiết lập trong thời gian làm dựán ngày càng chặt chẽvà vẫn còn tiếp diễn sau khi dựán kết thúc sẽ giữmột vai trò quan trọng trong việc duy trì những tác động của dựán sau khi dựán kết thúc.

pdf27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân qua thực nghiệm (FFS) trong việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h toán lại với họ về thu nhập thực tế chứ không phải là tổng số tiền họ thu được do bán quả. Họ cũng thẩm định lại với từng nhóm nông dân và đã tính toán cho nông dân thấy sự khác nhau giữa thu nhập thực tế và tổng số tiền mà họ thu được do bán quả và những chi phí trực tiếp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí tưới tiêu, xăng dầu, tiền thuê mướn công lao động, đóng gói, vận chuyển đi bán. Trong việc tính toán lợi nhuận thực, các nông dân đã không tính đến chi phí công lao động của chính họ cũng như những thành viên trong gia đình của họ, sự khấu hao trang thiết bị cũng như vườn quả của họ hoặc quan tâm đến tiền vay vốn để đầu tư sản xuất. Diện tích trung bình của vườn cây có múi biến động một cách có ý nghĩa giữa các tỉnh và rộng nhất là ở Khánh Hoà (Hình 1). Gía trị lợi nhuận thực tế đã được ước tính không có liên quan đến kích cở vườn (Hình 2) và lợi nhuận biến động giữa các chủng loại cây có múi khi được tính trung bình ở các tỉnh (Hình 3). Có một mức độ chuyên canh rất cao về giống cây có múi theo các tỉnh ở Việt Nam, với nông dân ở Đồng Tháp hầu hết là trồng quýt (Tiều) và các nông dân ở Tỉnh Nghệ An thì chuyên về trồng cam. Bưởi thì được trồng khá phổ biến ở nhiều tỉnh và diện tích trồng đã gia tăng nhanh từ 10 năm qua. Những giống cây có múi khác nhau thì cho thu nhập rất khác nhau. Trong khi lợi nhuận trung bình thực tế được tính bình quân trên các chủng loại cây có múi và ở tất cả các tỉnh là 78.620.000 đồng Việt Nam, các nông dân trồng quýt có trung bình thu nhập thực tế cao nhất là 100.000.000 đồng Việt Nam, tiếp theo sau là nông dân trồng bưởi với thu nhập là 93.330.000 đồng Việt Nam trong khi nông dân trồng cam lợi nhuận bình quân chỉ 37.880.000 đồng Việt Nam (Hình 3). Không có gì đáng ngạc nhiên khi lợi nhuận bình quân cao nhất trên 100.000.000 đồng Việt Nam được ghi nhận ở hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp bởi vì ở đó chủ yếu là được trồng quýt. So với lợi nhuận thực từ việc trồng trồng lúa thì trồng cây có múi cao hơn từ 3-6 lần. 5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Kanh Hoa Nghe An Ben Tre Tien Giang Dong Thap Tra Vinh Vinh Long Can Tho Soc Trang Province A ve ra ge a re a of c itr us p la nt at io n (h a) Hình 1: Diện tích trung bình của các vườn cây có múi ở các tỉnh đã được khảo sát . 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 180,000,000 Kanh Hoa Nghe An Ben Tre Tien Giang Dong Thap Tra Vinh Vinh Long Can Tho Soc Trang Province N et p ro fit (V N D /h a/ ye ar ) Hình 2: Đánh giá thu nhập thực cho mỗi ha vườn cây có múi ở mỗi tỉnh đã được khảo sát. 6 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 Mandarin Pomelo Orange Citrus species N et p ro fit (V N D /h a/ ye ar ) Hình 3: Đánh giá bình quân thu nhập thực tế cho mỗi chủng loại cây có múi ở các tỉnh đã khảo sát. Mục tiêu của dự án là tổ chức huấn luyện cho các huấn luyện viên là những cán bộ khuyến nông (TOT) về quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây có múi, sau đó các huấn luyện viên này sẽ tổ chức các FFS ở địa phương của họ và để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp huấn luyện bằng hình thức FFS trong việc gia tăng kiến thức cho nông dân. Mục tiêu quan trọng cần tác động vào kiến thức cho nông dân là tăng cường sự hiểu biết của nông dân về hệ sinh thái vườn cây ăn quả, ảnh hưởng của mật độ cây trồng và sự thiết kế vườn cây đến sản lượng quả, sự cân bằng giữa các loại dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ để duy trì sức khoẻ của đất, sự cân bằng giữa các loại dịch hại và sinh vật có ích, và việc sử dụng thuốc trừ dịch hại một cách hợp lý trong canh tác cây có múi. Những mục tiêu này góp phần làm cho nông dân trồng cây có múi nâng cao khả năng của họ và giúp họ tự quyết định giải quyết những vấn đề về dịch hại theo chiến lược IPM trong sản xuất cây có múi tại Việt Nam. Với sự thành lập của một mạng lưới cán bộ khuyến nông về IPM trên cây có múi và những huấn luyện viên này sẽ đạt được kinh nghiệm thực tế cần thiết trong việc huấn luyện IPM trên cây có múi qua việc tổ chức ít nhất một mùa FFS dài suốt cả vụ cây có múi, năng lực thực hiện chương trình IPM trên cây có múi của các cán bộ Việt Nam đã tăng lên một cách có ý nghĩa. Kiểu tổ chức học được sử dụng trong dự án là dạng nông dân học tập qua thực nghiệm trên đồng (FFS). FFS được xem như là một diễn đàn cho những người tham gia đến để học tập và nghiên cứu để quyết định hành động theo kết quả mà họ đã học tập và thực nghiệm. Kiểu này đã thu hút một cách trọn vẹn được tất các những đối tác: các nông dân, khuyến nông viên, nhà nghiên cứu, chính quyền địa phương, doanh nghiệp tư nhân và cho phép họ tham gia trực tiếp trong việc học tập, nghiên cứu, hội họp theo nhu cầu của họ. Hơn nữa một khía cạnh quan trọng của dự án là để đánh giá tính hiệu quả của FFS trong việc thay đổi những thực hành của nông dân và tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của những thay đổi này. Mặc dù những phương pháp luận cho sự tham gia dựa vào học tập và hành động dựa vào kết quả nghiên cứu được thiết lập rất tốt, nhưng sự đánh giá tác động của chúng thì chưa hoàn hảo và cũng chưa được nhất trí về phương pháp luận. Tuy nhiên, nhìn chung người ta đều thừa nhận rằng sự đánh giá tác động của FFS là phức tạp bởi vì sự đa dạng của những tham số tác động 7 và ảnh hưởng của phối cảnh khác nhau của các đối tác đến những gì mà nó tác động đến (van den Berg and Jiggins 2007). Những đánh giá đã sử dụng trong dự án này bao gồm sự tự đánh giá của những người nông dân và sự tự đánh giá bởi những đối tác khác nhau của dự án để đảm bảo rằng những tham số mà đã đưa ra để đánh giá này thì thích đáng nhất cho những đối tác chính. Độ lớn của mẫu khảo sát và phép đạt tam giác (những cuộc khảo sát, những cuộc phỏng vấn giữa khoá và những quan sát thực tế trên đồng ruộng) đã được sử dụng để hạn chế tối đa sự thiên lệch. Tác động đã được đánh giá bằng việc sử dụng một sự so sánh dọc (ví dụ như sự so sánh trước và sau khi được tập huấn). Những tác động đôi khi bị biến động theo thời gian chẳn hạn như những khác biệt về năng suất và giá cả thị trường từ năm này đến năm khác. Do đó để giảm ảnh hưởng biến động của thời gian việc nghiên cứu tính tác động đã được thực hiện ở nhiều vùng khác nhau, ở 9 tỉnh và trên nhiều chủng loại cây có múi khác nhau (cam, quýt, bưởi). 5. Tiến độ thực hiện 5.1 Những điểm nổi bật đã thực hiện được Mục tiêu chính của dự án này là để tăng cường năng lực cho người Việt Nam nhằm phát triển và thực hiện những chiến lược IPM trên cây có múi bằng việc tổ chức huấn luyện cho các huấn luyện viên là các khuyến nông viên (TOT) về IPM trên cây có múi và những huấn luyện viên này sẽ tổ chức thực hiện các FFS ở ngay các huyện của họ. Mục tiêu chính đã đạt được là thông qua sự thực hiện của tất cả các hoạt động đã được đề ra trong nội dung của dự án, ngoài ra còn có những hoạt động bổ sung khác mà đã được trình bày rõ ràng qua các báo cáo định kỳ và cho các đối tác có liên quan phía Việt Nam suốt trong quá trình thực hiện của dự án. Những hoạt động bổ sung này nằm ngoài nội dung đề ra của dự án nhưng đã đóng góp một cách có ý nghĩa và có tác động tích cực làm cho việc thực hiện những mục tiêu dự án đã được đặt ra được hoàn thiện và bền vững hơn. Những chi thiết của sự thực hiện dự án đã được trình trong các báo cáo tiến độ, và những điểm nổi bật chính được liệt kê dưới đây. Những nét nổi bật về sự quản lý dự án 1. Cuộc họp dự án được tổ chức vào ngày 25/01/2005 đã thống nhất quy định những điểm mốc thời gian cần thiết cho hoạt động các nội dung của dự án và sẽ có báo cáo các kết quả thực hiện nội dung dự án theo các mốc thời gian quy định. Đồng thời thống nhất phân công các cá nhận đảm nhiệm các nhiệm vụ chuyên môn. 2. Cuộc họp các đối tác chủ chốt trong dự án đã tổ chức vào ngày 22/03/2005. Cuộc họp này đã quy định một phạm vi hoạt động chung giữa các đối tác từ nhà nghiên cứu và các cơ quan khuyến nông, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Những người đại diện của các cơ quan và doanh nghiệp không được đề cập từ đầu trong dự án đã tham gia trong cuộc họp đối tác này và họ đã bày tỏ sự phấn khởi của họ khi được tham gia và tài trợ cho dự án. Qua cuộc họp, các vị trí để thực hiện các FFS cũng đã được quyết định và nội dung chương trình huấn luyện TOT cũng đã được phát thảo. 3. Các hội thảo đánh giá hoạt động dự án đã được tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 23/11, Mỹ Tho vào ngày 25/11 và Vinh vào ngày 29/11/2005. Các cuộc hội thảo này đã không được lên kế hoạch cũng như kinh phí trong đề cương dự án nhưng trong suốt khoá học của mùa FSS đầu tiên nó đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng các hội thảo này đã tạo cơ hội cho các đối tác (gồm đại diện nông dân từ các FFS) có thể đánh giá qua một mùa FFS đầu tiên và đề nghị những thay đổi về chương trình giảng dạy cần thiết. Kinh phí cho hoạt động này đã được tài trợ từ công ty Bayer Việt Nam. Trong các cuộc hội thảo này các kết quả của 8 các thí nghiệm thực nghiệm của nông dân cũng đã được các huấn luyện viên báo cáo,các chương trình huấn luyện TOT và FFS cũng đã được đánh giá, cung cấp thông tin phản hồi và các duyệt xét cho chương trình TOT và FFS ở năm 2006 cũng đã được nhất trí. 4. Một cuộc họp các đối tác cũng đã được tổ chức tại Trung tâm BVTV phía Nam vào ngày Thứ hai 09/01. Trong cuộc họp này chương trình huấn luyện TOT đã được điều chỉnh bao gồm việc tăng cường các hoạt động thực hành hơn, thời gian cho FFS cũng đã được nhất trí xem xét lại và kinh phí hỗ trợ thêm cho hoạt động này do Công ty Năng lượng SK từ Korea và Trường Đại học Tây Sydney. 5. Các hội thảo đánh giá cuối cùng do Công ty Năng lượng SK tài trợ được tổ chức vào ngày 27/11/06 tại Cần Thơ, vào ngày 28/11/06 tại Mỹ Tho và vào ngày 30/11/06 tại Vinh. Trong các hội thảo này nhằm đánh giá các kết quả hoạt động của mùa FFS thứ hai. Các chiến lược IPM cho các vùng đặc trưng đã được đề xuất. Các đề nghị thực hiện dự án CARD “mới” 037/06 VIE về GAP trên cây có múi đã được lưu ý đến. Những nét nổi bật về các hoạt động huấn luyện 1. TOT đầu tiên cho năm 2005 đã được tổ chức từ 18-29 tháng 04 tại Trung Tâm BVTV phía Nam. Tổng cộng có 47 cán bộ khuyến nông từ 12 tỉnh được tập huấn. 2. TOT thứ 2 cho năm 2005 đã được tổ chức từ 9-20 tháng 05 tại Trung Tâm BVTV phía Nam. Tổng cộng có 51 cán bộ khuyến nông từ 12 tỉnh được tập huấn. 3. Hai mươi bốn FFS đã được tổ chức ở 12 tỉnh vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2005. 4. Hoạt động bổ sung là các chuyến tham quan học tập của nông dân đã được tổ chức từ 24- 29 tháng 10 năm 2005 với tổng số có 540 nông dân từ 18 FFS ở 8 tỉnh ĐBSCL tham quan 1 FFS ở tỉnh khác. Các nông dân từ 7 tỉnh đã đến tham quan huyện Lai Vung ở tỉnh Đồng Tháp và các Nông dân ở huyện Lai Vung đã tham quan huyện Cái Bè Tiền Giang (xem bảng 1). 5. Các FFS đã hoàn tất vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 2005. Tổng cộng có 728 nông dân được huấn luyện. 6. Các thay đổi một cách có ý nghĩa trong chương trình huấn luyện TOT và FFS đã được đưa ra sau khi kết thúc mùa FFS thứ nhất. Nội dung trọng tâm đã được nới rộng ra từ quản lý dịch hại trổng hợp cho đến khía cạnh khác của canh tác cây có múi gồm xén tỉa cành, dinh dưỡng cho cây đặc biệt là sự sản xuất phân ủ, trồng mới hay làm trẻ hoá vườn cây, làm dự toán đầu tư và kế hoạch cho chu kỳ sản xuất. Đối tượng tập trung trong chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp trước tiên là rầy chổng cánh truyền bệnh greening và các loài nhện hại và sau đó là bệnh Phytophthora. Các thành viên mà đã được tập huấn cho dự án CARD 052/04 VIE “Quản lý bệnh Phytophthora ở Việt Nam” cũng có tham gia trong dự án của chúng ta. 7. Khoá học TOT đầu tiên cho năm 2006 đã được tổ chức từ 13-26 tháng 2 tại Trung tâm BVTV phía Nam. Tổng cộng có 45 cán bộ khuyến nông từ 9 tỉnh đã được tập huấn. 8. Khoá học TOT thứ hai cho năm 2006 đã được tổ chức từ 27 tháng 2 đến 11 tháng 3 tại Trung tâm BVTV phía Nam. Tổng cộng có 45 cán bộ khuyến nông từ 8 tỉnh đã được tập huấn. 9. Khoá học TOT thứ ba cho năm 2006 đã được tổ chức từ 13-26 tháng 3 tại Trung tâm BVTV phía Nam. Tổng cộng có 21 cán bộ khuyến nông từ 4 tỉnh đã được tập huấn. 10. Bốn mươi tám FFS đã tổ chức từ giữa tháng 3 và tháng 5/2006 ở 11 tỉnh. Các FFS đã thực hiện trong một khoảng thời gian dài suốt một mùa phát triển của cây có múi từ khi cây ra hoa đến khi cây thu hoạch. Các FFS đã hoàn tất vào cuối tháng 12 năm 2006. Tổng cộng có 1530 nông dân đã được huấn luyện. 9 Sự xuất bản tài liệu nghiên cứu 1. Trong mùa FFS đầu tiên năm 2005 các huấn luyện viên từ Chi cục BVTV Cần Thơ đã in ấn một bộ gồm 12 áp phích, 8 áp phích bao gồm các loài dịch hại chính trên cây có múi và 4 áp phích bao gồm các loại bệnh hại chính trên cây có múi. Các áp phích này đã được in ấn trên chất liệu plastic không thấm nước đã được trình bày ở hội thảo đánh giá lần thứ nhất vào tháng 11 năm 2005. Nhóm quản lý dự án đã đánh giá về các áp phích và kết luận rằng đó là một công cụ giảng dạy rất tốt cho các FFS. Trong tháng 3 năm 2006 các áp phích đã được in ấn và phân phối cho các FFS được tổ chức cho năm 2006 (Hình 10). Chi phí được trợ cấp từ ACIAR (5.000 $ Úc) và Trường Đại học Tây Sydney (3.000 $ Úc). 2. Quyển sách với tựa đề “ Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi - Hướng dẫn sinh thái” đã được xuất bản vào ngày 15/12/2005 và 1030 bản đã được phân phối cho tất cả các huấn luyện viên tham gia và đa số nông dân vào tháng 4 năm 2006. Quyển sách đã được sự chấp nhận rất cao và đã được phóng tác thêm để phân phối cho tất cả các tham dự viên FFS (Hình 11). Chi phí dư từ dự án CARD cho cây có múi trước đó (2001-2004) đã được sử dụng để chi trả cho chi phí in ấn này. 3. Quyển sách với tựa đề “Hướng dẫn đồng ruộng về sâu bệnh hại cây có múi” (Hình 11) đã được xuất bản vào ngày 12/2/2007 và 5030 bản đã được phân phối cho các huấn luyện viên và tham dự viên FFS. 4. Một tài liệu bướm về chiến lược IPM cho việc kiểm soát các dịch hại chính đã được in ấn (10.000 bản) bởi công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn (SPC) và phân phối cho các tham dự viên FFS và các đại lý bán thuốc BVTV của Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn. Việc in ấn các tài liệu bướm này là một bước rất quan trọng nó thể hiện các khuyến cáo của nhà sản xuất, nhà phân phối thuốc trên thị trường và nhà khuyến nông cần phải phù hợp cùng hướng. Sự đánh giá tính hiệu quả của các FFS trong sự thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp (IPM ) . 1. Các khảo sát phân tích kiến thức, thái độ và thực tiễn của nông dân (KAP) đã được thực hiện ở năm 2005 và 2006. Tổng cộng 1060 trước và sau tham dự FFS khảo sát từ 530 nông dân đã được phân tích trong năm 2005 và 2118 trước và sau FFS từ 1059 nông dân tham gia FFS ở năm 2006. 2. Các nhân sự trong dự án bao phái Úc và Việt Nam đã thăm 16 FFS ở 12 tỉnh từ 1-19 tháng 6 năm 2005 các số liệu cơ bản đã được thu thập và hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm trình diễn. 3. Trong thời gian tham gia đánh giá tiến độ ở cuối của năm đầu tiên, nhóm thực hiện dự án đã nhận thấy rằng sự phân tích KAP đã không bắt kịp thực chất tác động của các FFS đến các nông dân và cộng đồng của họ. Vì vậy nhóm thực hiện dự án đã cùng với các huấn luyện viên sau đó đã triển khai những khung để đánh giá khác gồm các cuộc phỏng dẫn giữa kỳ và thảo luận nhóm nhằm cố gắng để cải thiện sự đánh giá. 4. Các nhân sự người Úc và Việt Nam đã thăm các FFS ở các tỉnh phía Nam và tham dự các buổi họp mặt tại Trung tâm BVTV phía Nam và Hiệp hội trái cây tại thành phố Hồ Chí Minh từ 21-24/3/2006. 5. Các nhân sự trong dự án phía Úc và Việt Nam đã thăm 10 FFS ở 9 tỉnh từ 13-24/6/2006 để thu thập số liệu phản hồi về các FFS năm 2006 và giúp đỡ sự thực hiện các thí nghiệm. 6. Các nhân sự trong dự án phía Úc và Việt Nam đã thăm 9 tỉnh đã mở các FFS từ 17- 30/11/2006 và đảm trách việc đánh giá những tác động về kinh, xã hội và môi trường bằng việc sử dụng những cuộc phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm với nông dân mà đã học xong FFS ở cuối năm 2005. Ngoài ra việc đánh giá thêm cho mỗi một địa điểm mà chấp nhận với EUREP GAP cũng đã được thực hiện để minh chứng sự khác nhau giữa 10 những thực hành sản xuất của người dân trồng cây có múi ở Việt Nam và những yêu cầu của EUREP GAP. 5.2 Các lợi ích của các nông hộ Hoàn cảnh cá nhân của các nông hộ đã được điều tra tỉ mỉ qua điều tra thực tiễn nông dân ở 16 FFS trong tháng 6 năm 2005 và 10 FFS vào tháng 10 năm 2006, và suốt trong quá trình đánh giá những tác động về kinh tế, xã hội và môi trường bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân tất cả 53 nông dân từ 13 nơi trong tháng 11 năm 2006. Kết quả cho thấy rằng có những sự khác nhau đáng được lưu ý trong các hệ sinh thái nông nghiệp và trong thực hành trồng cây có múi ở ĐBSCL và Vùng ven biển miền Trung (gồm tỉnh Nghệ An), và cũng có những khác nhau đáng kể giữa các tỉnh trong các vùng này. Các kết quả chi tiết từ sự đánh giá tác động có thể được tìm thấy trong báo cáo mốc số 7 và những điểm chủ yếu sẽ được trình bày ở đây. Các nông dân đã gia tăng kiến thức và kỹ năng của họ trong nhiều lĩnh vực về canh tác cây có múi bao gồm mật độ cây trồng, việc cắt tỉa, dinh dưỡng cho cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp. Sự nhận thức của nông dân về sự phun thuốc, giữ sổ ghi chép, sau thu hoạch, thị trường… được gia tăng nhưng nó cũng cho thấy rằng thu nhập cần phải được tăng cao hơn trên những diện tích này. Khả năng của nông dân để đánh giá về quá trình sản xuất và những yếu tố về hệ sinh thái nông nghiệp được cải thiện một cách đáng kể chính là kết qủa từ các FFS. Trong năm sau khi tham gia FFS, thực hành của nông dân đã thay đổi đáng kể thể hiện qua việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu, thay loại thuốc trừ dịch hại từ loại có phổ tác động rộng, độc hại cao cho môi trường sang loại thuốc mềm hơn, quản lý đất tốt hơn với việc gia tăng sử dụng các chất liệu hữu cơ và quản lý tán cây được tốt hơn. Phân tích KAP cũng đã cho thấy rằng thái độ của nông dân được ảnh hưởng bởi việc tham gia vào FFS trong mối quan hệ về các phương pháp kiểm soát dịch hại. Các nông dân đã gia tăng về mức độ chấp nhận của họ rằng thuốc trừ dịch hại có thể gây nên sự tái phát của dịch hại và chấp nhận từ bỏ quan niệm rằng dùng thuốc trừ dịch hại sẽ làm gia tăng năng suất, rằng thuốc trừ dịch hại thì rẽ tiền và dễ sử dụng, và rằng các nông dân tiên tiến thì sử dụng nhiều thuốc trừ dịch hại hơn. Kiến thức của nông dân về các dịch hại đã được cải thiện một cách có ý nghĩa cũng chính là kết quả của việc tham gia vào FFS, với một sự gia tăng có ý nghĩa về số lượng nông dân cho những câu trả lời đúng đạt được ở tất cả các tỉnh đặc biệt là ở các tỉnh ven biển miền Trung do trình độ trước khi tham gia FFS thấp hơn (Hình 7). Bởi vì Hình 4: Các nông dân đã gia tăng kiến thức và kỹ năng của họ trong nhiều lĩnh vực về canh tác cây có múi bao gồm mật độ cây trồng, việc cắt tỉa, dinh dưỡng cho cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp. 11 cây có múi là một loại cây lâu năm với một mùa trải dài suốt cả một năm, những thực hành hầu như không thể thay đổi trong khoảng thời gian FFS hoạt động. Kết qủa về sự thay đổi trong thực hành đã được ghi nhận chỉ là việc giảm số lần phun ở ĐBSCL lần lượt ở 2 năm là 2005 và 2006 là từ 7 xuống còn 6,5 và từ 7,7 xuống còn 6,0. Hình 5: Việc giảm số lần phun thuốc, thay đổi bằng việc sử dụng các loại thuốc ít độc hại và những nông dân đã tăng sự nhận thức về vấn đề sức khoẻ cho chính họ và cho xã hội chính là những đầu ra quan trọng của dự án. Phần lớn nông dân đều mong muốn những thay đổi trong thực hành của họ sẽ mang lại lợi nhuận cho họ được nhiều hơn, bởi vì qua điều tra cho thấy 47% nông dân được phỏng vấn cho rằng có sự giảm giá thành do chi phí đầu tư của họ ít đi một phần nào và năng suất và chất lượng quả thì phần nào lại tăng hơn. Gia tăng năng suất cũng đã được ghi nhận với các nông dân ở tỉnh Vĩnh Long. Trên 38% nông dân được phỏng vấn đã đề cập đến việc gia tăng năng suất, 17% cho rằng tăng chất lượng quả, 17% cho rằng tăng giá bán quả và 13% tăng lợi nhuận. Tuy nhiên không thể xác định phần nào của việc gia tăng năng suất mà họ khai báo là do những thực hành quản lý vườn được thay đổi và bao nhiêu là do sự biến động theo mùa. Sự tham gia vào FFS làm gia tăng mối quan hệ rộng rãi giữa các nông dân trong cộng đồng. Các mạng lưới giữa nông dân được mạnh mẽ hơn làm cho sự thành lập các câu lạc bộ nông dân và các hợp tác xã mà bao gồm các thành viên FFS và các thành viên trong cộng đồng nông thôn được dễ dàng hơn. Trong các tổ chức nông dân này thì các thành viên FFS luôn giữ vai trò chủ chốt. Mặc dù mức độ tham gia của giới nữ ở các FFS, đặc biệt là ở phía Nam thì không cao, nhưng nó làm nâng cao vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Sự tham gia vào FFS làm cho sự truyền đạt kinh nghiệm quản lý từ những người đàn ông mà có công việc làm bên ngoài cho các bà vợ của họ. Khi các cơ hội cho việc tìm kiếm công ăn chuyện làm ở các lĩnh vực khác gia tăng trong tương lai, thì vai trò chủ lực của người phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp sẽ gia tăng. Dự án này đã chứng minh rằng việc huấn luyện FFS có thể giúp cho những người phụ nữ một cách hữu hiệu trong lĩnh vực này. Cũng có một tỷ lệ nhỏ con em trong các gia đình nông dân tham gia FFS và có lẽ dường như sự tham dự của chúng cũng nhằm để có những cơ hội tương tự như sự chuyển việc quản lý vườn từ các ông chồng và các bà vợ, khả năng này không được xem là có hiệu quả. Việc trao quyền quản lý giữa hai thế hệ thường là chủ đề của sự bất đồng, và dường như FFS là cách tốt nhất để có thể làm cho điều này được thuận lợi hơn khi những đứa con (trai) được chia cho một phần khu vườn mà chúng quản lý một cách độc lập. 12 Hình 6: Nông dân học nhận diện các dịch hại chính và các côn trùng có ích trong vườn quả. 13 Hình 7: Sự quan trọng của các loại dịch hại được sắp xếp theo nông dân a) ở Đồng bắng sông Cửu Long (ĐBSCL) và b) Các tỉnh miền Trung. Chú ý một sự gia tăng rõ nét trong nhận thức của người nông dân về sự quan trọng của loài psyllid Châu Á trong sự lây truyền bệnh greening (huanglongbin) 15.8 4.8 12.7 0.8 1.6 10.227 14.5 3 9.6 12.8 3.6 13.7 0.1 0.8 13.2 31.9 10.4 4 9.5 a) ĐBSCL 2006 Trước FFS Sau FFS Scales & Mealybugs Leafminer Mites Branch borer Stink bug Psylla Greening disease Root rot Scab Others b) Các tỉnh miền Trung 2006 Trước FFS Sau FFS 11.8 20.7 21.85.2 0 6.6 17 10.3 1.8 4.8 4.2 23.9 19.7 2.80.7 22.2 15.5 7.7 0.4 2.9 Scales & Mealybugs Leafminer Mites Branch borer Stink bug Psylla Greening disease Root rot Scab Others 14 5.3 Việc xây dựng năng lực Dự án này làm nâng cao năng lực của các cán bộ Chi cục BVTV một cách rõ rệt trong việc tập huấn cho nông dân về kỹ thuật canh tác và quản lý sâu bệnh hại cây có múi. Qua khoá học của dự án 209 cán bộ khuyến nông đã đảm nhận việc huấn luyện nhờ vào sự chỉ dẫn của 11 nhà khoa học chủ lực. Trình độ của các huấn luyện viên sau khi hoàn tất khoá học đã được đánh giá và được trình bày ở bảng 1. Các huấn luyện viên đã tổ chức thành công 72 FFS ở 12 tỉnh của ĐBSCL và miền Trung Việt Nam (bảng 2). Trong năm 2006 đã có thêm 4 FFS được hoàn tất với nguồn kinh phí từ chính quyền địa phương. Sự tham gia tiếp cận đã tạo nên một hệ thống cơ bản trong đó nhiều ý tưởng của các huấn luyện viên có thể được xem xét, chấp nhận và gạn lọc trong cuộc hội chẩn với các nông dân để cung cấp những giải pháp hữu hiệu cho nông dân. Ngoài ra để cho việc huấn luyện TOT và FFS thật chính quy, dự án này đã tạo một loạt các cơ hội để phát triển những mối liên kết giữa các tổ chức khuyến nông và học viện nghiên cứu. Một mối liên kết rất chặt chẽ giữa Trung tâm BVTV phía Nam với Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên Cứu Cây Ăn quả miền Nam đã hình thành một đội ngũ các nhà khoa học và nghiên cứu để cung cấp một chương trình FFS và huấn luyện có giá trị. Những thực nghiệm tại FFS đã bao hàm những chiến lược quản lý bệnh greening trên cây có múi mà vẫn còn đang phát triển như là một phần của các dự án CARD và ACIAR trong đó SOFRI là nơi cung cấp các nhà nghiên cứu để làm việc với nông dân trong việc đánh giá những chiến lược mới và cho phép các nông dân và huấn luyện viên phát triển những giải pháp đối với những vấn đề của họ trong việc sử dụng những kỹ thuật mới nhất. Ngoài kết quả của những liên kết này hai quyển sách hướng dẫn thực hành đồng ruộng cho nông dân và huấn luyện viên đã được viết và xuất bản (xem sự thực hiện những điểm nổi bật). Đội ngũ người Úc nhận thấy trong năm đầu của dự án này phần lớn những kỷ năng và kinh nghiệm cần thiết trong việc quản lý các loại dịch hại trên cây có múi là sẳn có trong khả năng của các viện nghiên cứu và trường Đại học ở Việt Nam, nhưng vì kinh phí đi lại cho các cơ quan địa phương bị giới hạn nên việc thực hiện khả năng chuyên môn này bị bị hạn chế. Để khắc phục điều này Cơ quan phía Úc đã tài trợ phí đi lại cho TS. Nguyễn Thị Thu Cúc và TS. Trần Văn Hai ở Trường Đại học Cần Thơ đi thăm các tỉnh miền Trung và tỉnh Nghệ An vào năm 2005 và 2006 tạo cơ hội để các cán bộ Chi cục BVTV ở những vùng đó tiếp xúc với những nhà khoa học ở miền Nam. Đó cũng là lần thăm viếng đầu tiên của các nhà khoa học ở trường Đại học Cần Thơ đến những vùng này. Trong việc điều tra cơ bản vào tháng 6 năm 2005, kết quả cho thấy rằng phytophthora đã xuất hiện ở hầu hết các vùng và tỉnh đến thăm và nó cũng là một vấn đề nguy hiểm như là bệnh greening. Tuy nhiên, các nông dân nhìn chung điều không nhận ra vấn đề và chỉ một phần nhỏ trong chương trinh huấn luyện TOT trong năm 2005 có liên quan đến phytophthora. Nhóm thực hiện dự án ngay lập tức đã liên kết với dự án 052/04VIE “Quản lý bệnh phytophthora trong nghề làm vườn ở Việt Nam”, và Ông Dương Minh từ Trường Đại học Cần Thơ đã đảm nhiệm việc huấn luyện phần này trong 3 TOT ở năm 2006. Trong các phần học này các huấn luyện viên đã được học về các vấn đề của Phytophthora trên cây có múi và những phương pháp quản lý bệnh một cách hiệu quả. Phân ủ và Trichoderma đã được sử dụng trong các thực nghiệm tại FFS và việc sử dụng phân ủ đã được nông dân ĐBSCL áp dụng nhanh chóng. Việc gia tăng nhu cầu phân ủ nhiều đến nổi giá bán của nó cũng tăng một cách rõ rệt. Việc sử dụng phân ủ gia tăng và sức khỏe của đất đã được cải thiện chính là một trong những thành tựu của dự án này và là điều không được mong đợi đến lúc khởi đầu dự án. Doanh nghiệp tư nhân đã đóng một vai trò quan trọng trong dự án này và sự hợp tác giữa Công ty bảo vệ thực vật Sài Gòn (nhà sản xuất dầu khoáng được sử dụng trong FFS) và nhân 15 viên chi cục BVTV trong chiến lược quản bá tiếp thị đã giới thiệu thành công đến các nông trong việc sử dụng phun dầu khoáng. Kết quả là việc bán dầu cũng đã gia tăng từ 10 tấn lúc mới bắt đầu dự án lên đến trên 60 tấn trước khi kết thúc dự án. Việc sử dụng dầu khoáng là một trong những chiến lược chủ chốt trong việc quản lý dịch hại đã sử dụng ở các nghiệm thức IPM ở FFS. Lượng dầu bán gia tăng cho thấy các FFS đã thành công và giới thiệu nó như là một kỹ thuật mới. Năng lực đáp ứng của công ty BVTV Sài Gòn đối với những nhu cầu của nông dân tăng lên một cách có ý nghĩa nhờ vào việc học từ nông dân và các nhà nghiên cứu và cũng đạt được nhờ vào sự hiểu biết về việc thay đổi những thái độ của các nông dân trong quan hệ sử dụng thuốc trừ dịch hại. FFS đã làm gia tăng mối quan hệ giữa các nông dân với nhau và với chính quyền địa phương. Sự hợp tác này giữa các nông dân với sự tài trợ của các tổ chức nông dân và cơ quan phi chính phủ VacVina sẽ có một vai trò quan trọng trong việc duy trì ảnh hưởng tác động mà dự án này đã thực sự tác động cho cộng đồng nông trại. Những sự kết hợp giữa các nông dân, chính quyền địa phương các tổ chức nông dân đã cải thiện khả năng của cộng đồng nông trại để đáp ứng những thách thức và cơ hội mà sự gia nhập WTO của Việt Nam đã tạo ra. Hình 8: TS Trần Văn Hai từ trường Đại Học Cần Thơ và Oleg Nicetic từ Đại học Tây Sydney với các tham dự viên FFS ở Tỉnh Trà Vinh. Hình 9: Ông Hồ Văn Chiến Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam và là trưởng dự án người Việt Nam đang nghe các nông dân trình bày trong FFS. 16 Hình 11: Hai quyển sách “ Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi - Hướng dẫn sinh thái” đã được xuất bản vào ngày 15/12/2005 và quyển sách “Hướng dẫn đồng ruộng về sâu bệnh hại cây có múi” đã được xuất bản vào ngày 12/2/2007. Hình 10: Một bộ gồm 12 áp phích gồm 8 áp phích về các loài dịch hại phổ biến và 4 áp phích về các loại bệnh hại chính trên cây có múi được in ấn trên chất liệu plastic không thấm nước để làm phương tiện giảng dạy ở các FFS đã được in ấn và phân phối cho các FFS được tổ chức cho năm 2006. 17 Bảng 1: Sự phân bố về giới và mức độ đạt được của các huấn luyện viên tham gia trong dự án . 2005 2006 Tổng cộng Số tham dự viên Số tham dự viên Số tham dự viên Tỉnh Nam Nữ Điểm số/100 Nam Nữ Điểm số/100 Nam Nữ Tổng cộng Điểm số/100 Nghe An 3 1 81.25 4 3 79.17 7 4 11 80.21 Quang Nam 4 0 79.69 không không n/a 4 0 4 79.69 Kanh Hoa 4 3 89.85 4 3 77.86 8 6 14 83.86 Binh Dinh 5 0 88.81 không không n/a 5 0 5 88.81 Tổng miền Trung 16 4 84.90 8 6 78.52 24 10 34 81.71 Tien Giang 19 4 86.99 11 7 79.38 30 11 41 83.19 Ben Tre 3 3 89.59 12 2 80.71 15 5 20 85.15 Vinh Long 8 6 94.42 9 4 83.00 17 10 27 88.71 Dong Thap 8 2 90.63 10 6 80.63 18 8 26 85.63 Tra Vinh 1 3 90.63 5 2 80.00 6 5 11 85.32 Can Tho 7 3 88.13 9 5 74.64 16 8 24 81.39 Hau Giang 7 1 81.26 8 3 81.43 15 4 19 81.35 Soc Trang 2 1 87.50 3 2 77.00 5 3 8 82.25 Tổng ĐBSCL 55 23 88.81 67 31 79.97 122 54 176 84.39 Tổng cộng 71 27 86.86 75 37 79.24 146 64 210 83.05 18 Bảng 2: Sự phân bố về giới và số FFS đã được tổ chức thực hiện bởi các huấn luyện viên tham gia trong dự án 2005 2006 Tổng Số tham dự viên Số tham dự viên Số tham dự viên Tỉnh Số FFS Nam Nữ Số FFS Nam Nữ Số FFS Nam Nữ Tổng cộng Nghe An 2 29 31 4 90 27 6 119 58 177 Quang Nam 1 25 5 0 0 0 1 25 5 30 Kanh Hoa 2 52 8 4 55 73 6 107 81 188 Binh Dinh 1 22 8 2 46 12 3 68 20 88 Tổng miền Trung 6 128 52 10 191 112 16 319 164 483 Tien Giang 3 93 5 7 213 24 10 306 29 335 Ben Tre 3 85 5 5 138 12 8 223 17 240 Vinh Long 3 83 7 6 232 8 9 315 15 330 Dong Thap 2 53 7 6 178 2 8 231 9 240 Tra Vinh 1 25 5 3 83 7 4 108 12 120 Can Tho 3 80 10 7 203 7 10 283 17 300 Hau Giang 2 53 7 2 59 1 4 112 8 120 Soc Trang 1 25 5 2 58 2 3 83 7 90 Tổng ĐBSCL 18 497 51 38 1164 63 56 1661 114 1775 CỘNG 24 625 103 48 1355 175 72 1980 278 2258 19 5.4 Ấn phẩm Một phát hiện qua việc phỏng vấn đầu khóa cho thấy cách tốt nhất để thông tin tuyên truyền đến nông dân qua phương tiện thông tin đại chúng là truyền hình với hơn 90 % nông dân có một bộ truyền hình trong gia đình của họ. Mỗi tỉnh ở Việt Nam đều có một kênh truyền hình địa phương và khoảng 70% của dân số sống ở các vùng nông thôn, mức độ có liên quan đến nông nghiệp thì cao. Các phóng viên truyền hình đều được mời đến tham dự trong các sự kiện diễn ra của hoạt động dựa án như các cuộc họp, khai giảng và bế giảng các FFS. Số bài phát trên TV về dự án đã được phát thanh suốt trong năm 2005 và 2006, và tất cả có 15 bài phát trên kênh truyền hình quốc gia (VTV), Cần Thơ (CVTV), Vĩnh Long (VLTV) và Tiền Giang (TGTV) đã báo cáo trong Báo cáo tiến độ (Milestone) số 4 (trang 6 bảng2) và báo cáo tiến độ (Milestone) số 6 (trang 6 bảng 2). 5.5 Sự quản lý dự án Nhóm quản lý dự án phía Việt Nam đã chứng tỏ những kỷ năng quản lý dự án và tài xoay sở rất xuất sắc. Ngoài việc phối hợp huấn luyện của 209 huấn luyện viên kết thúc tốt đẹp 72 FFS ở 12 tỉnh trong năm 2005 và 2006, ông Hồ Văn Chiến đã khởi xướng một loạt các hoạt động bổ sung khác ngoài phạm vi gốc của dự án. Chẳng hạn như sự cung cấp kính lúp cho tất cả các FFS, sắp xếp những chuyến tham quan học tập cho các nông dân ĐBSCL tham quan vườn cây có múi ở các tỉnh bạn trong năm 2005, và tổ chức các hội thảo đánh giá hoạt động dự án sau khi kết thúc FFS trong 2 năm 2005 và 2006. Kinh phí cho các hoạt động bổ sung này là ngoài kinh phí hoạt động của dự án, và thể hiện mức độ trách nhiệm của những người cùng quản lý dự án. Trong năm 2006 bốn FFS đã được tổ chức và hoàn tất với nguồn kinh phí của chính quyền các tỉnh. Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng đã đóng góp một cách đáng kể trong chương trình tập huấn với 3 bài giảng cho chương trình TOT ở năm 2005 và 4 bài trong năm 2006. Điều này đã không được định hình trước trong văn kiện của dự án và vì thế thời gian đóng góp của họ không được kể đến. Khả năng chuyên môn của các nhà khoa học từ Viện Nghiên Cứu cây ăn quả miền Nam có vai trò quan trọng trong việc huấn luyện cho các huấn luyện viên. Cơ quan phía Úc đã tỏ ra hết sức tận lực đối với dự án và đã làm cho các hoạt động huấn luyện được dễ dàng hơn nhờ vào việc ứng trước các chi phí cho tổ chức thực hiện phía Việt Nam trước khi họ nhận được kinh phí từ tổ chức tài trợ. Cơ quan phía Úc cũng đã cung cấp các chi phí bổ sung khác ngoài nguồn kinh phí từ dự án để tổ chức cho các học viên FFS các chuyến tham quan học tập tại ĐBSCL, ban điều hành dự án người Úc đã đầu tư thêm rất nhiều thời gian cho dự án. Thời gian đầu tư thêm mà ban điều hành dự án phía Úc dành cho dự án chính là sự tài trợ đầy thiện ý từ Trường Đại Học Tây Sydney. Công ty kinh doanh SK cũng đã đóng góp một cách gián tiếp cho dự án bằng việc tài trợ kinh phí cho ông Oleg Nicetic đi thăm các điểm của dự án CARD và tham dự các cuộc họp trong thời gian ông ta làm việc ở Việt Nam. Ban quản lý dự án CARD đã có một vai trò đắc lực trong việc quản lý dự án. Những nhắc nhở của họ về các báo cáo định kỳ đã cải thiện được hiệu xuất công việc và nhờ thế đạt được những đầu ra như mong đợi. Trong sự tham gia chính việc dựa vào nghiên cứu và giáo dục mà nhóm điều hành dự án có thể phản ứng nhanh nhạy trước những yêu cầu từ thực tế đồng ruộng của nông dân. Nếu như sự trợ cấp kinh phí phải được sử dụng một cách nghiêm khắc như dự thảo kinh phí lúc ban đầu tức là chỉ dựa vào những dự trù của nhóm nghiên cứu, hay đòi hỏi phải có thời gian cho việc làm thủ tục thay đổi kinh phí cho phép, những cần thiết thực tế của các nông dân mà đã được xác định như là kết quả của việc tiếp cận tham gia, rồi đến nghiên cứu và khuyến nông đã không thể đạt được trong phạm vi khung thời gian của dự án. Ban quản lý dự án CARD đã hiểu được những điều cần thiết này và đã điều chỉnh lại một phần nào giúp cho đạt được những kết quả. 20 6. Báo cáo về những sản phẩm chéo 6.1 Môi trường Trọng tâm của FFS là để gia tăng sự hiểu biết của nông dân về hệ sinh thái và tác động của những ảnh hưởng của con người lên nó. Sự đánh giá chi tiết những tác động về kinh tế, xã hội và môi trường đã được thực hiện với 53 nông dân ở 9 tỉnh đã cho thấy có những tác động tích cực về môi trường. Ít nhất mỗi tỉnh cũng có một nông dân cho rằng có sự gia tăng về số vi sinh vật có ích. Các nông dân từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng đã đề cập đến việc gia tăng số lượng cá cũng như họ có thể nuôi được cá trong các kênh mương mà trước đây họ không thể nuôi được. Những sinh vật có ích khác mà được kể đến thường xuyên là kiến vàng và ong mật. Sáu nông dân đã lưu ý về một sự cải thiện tình trạng sức khoẻ của các cây trồng của họ và 5 nông dân tì cho rằng sức khoẻ của chính họ đã được cải thiện. Các khảo sát về kiến thức, thái độ và thực tiễn (KAP) trước và sau đã được thực hiện trong năm 2005 và 2006 đã cho thấy có sự giảm tổng số lần phun thuốc trừ dịch hại sau khi họ tham gia FFS. Sự giảm đáng kể nhất đã xảy ra ở Đồng Tháp nơi đó số lần phun thuốc đã được giảm từ khoảng 20 xuống còn 12-15 lần phun. Hình 12: Hai áp phích về những kết quả và hình ảnh hoạt động của dự án tham gia trong hội nghị về GAP trên cây ăn quả do CARD tổ chức tại Bình Thuận ngày 21- 22/7/2008. 21 Hình 13: Vườn cây có múi loại nhỏ 0,3-1 ha với mật độ trồng cây rất dày 2000-4000 cây/ha. Vườn quả được bao bọc bởi mạng lưới kênh mương dày đặc. Sử dụng thuốc trừ dịch hại có ảnh hưởng bất lợi cho các sinh vật sống ở nước. Sau khi học song FFS và việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại làm cho phong phú thành phần cá. Hình 14: 4-6 lộc non chính và nhiều lộc non ở giữa làm cho việc kiểm soát psyllid rất khó khăn. Để kiểm soát thành công ít nhất phải có 6-8 lần phun nhưng với việc thu hái quanh năm ở nhiều vườn quả để được đồng ý làm theo so với việc từ chối không làm quả là thách thức thật sự. 6.2 Những vấn đề về giới và xã hội Trong việc huấn luyện các huấn luyện viên tổng cộng có 145 nam và 64 nữ đã được tập huấn. Tỷ lệ nam và nữ này phản ánh có sự cân bằng giới tính trong số các huấn luyện viên ở Chi cục BVTV. Ở miền Trung, tỷ lệ các nông dân nam và nữ tham gia trong FFS tương tự như là ở các huấn luyện viên. Tuy nhiên, ở ĐBSCL tỷ lệ nữ tham gia FFS thì thấp hơn. Điều này có lẽ liên quan đến những vai trò mang tính truyền thống Á đông của phụ nữ ở đồng bằng đối với nghề chăn nuôi. Đánh giá chi tiết về những tác động về kinh tế, xã hội và môi trường được thực hiện với 53 nông dân ở 9 tỉnh cho thấy rằng tác động về xã hội chủ yếu của việc huấn luyện FFS cho các nông dân là gia tăng việc chia sẽ kiến thức và các kinh nghiệm giữa các nông dân tham dự FFS, xóm giềng, các thành viên câu lạc bộ nông dân và những người trong gia đình. Việc chia sẽ kiến thức thường xuất hiện gắn kết với việc gia tăng các hoạt động xã hội đã được báo cáo có liên quan đến các việc như uống cà phê, nhậu. Sự tham dự ở các FFS cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc gia tăng những hoạt động của câu lạc bộ những người làm vườn bao gồm việc trồng cây cũng như việc thành lập những hợp tác xã nông dân. Kết quả 22 phỏng vấn cũng cho thấy rằng việc tham dự FFS cũng là một cơ hội để giúp sự truyền đạt kinh nghiệm quản lý vườn từ cha đến con trai, chồng đến vợ và cha đến con gái. 7. Các kết quả về sự thực hiện và khả năng duy trì 7.1 Những điều đạt được và những trở ngại Quá trình đăng ký thuốc trừ dịch hại, sự thích hợp của những thuốc trừ dịch hại hiện tại đã được đăng ký cho việc sử dụng trên cây có múi và những thủ tục bắt buộc có liên quan cần được xem xét lại một cách hoàn chỉnh. Không có sự khởi đầu của chính phủ như là giới thiệu và khuyến khích sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại thế hệ mới, ít gây tác động xấu đến môi trường, những khích lệ về tài chính đối với các công ty thuốc BVTV cho việc đăng ký những loại thuốc này và khuyến khích các nông dân tuân thủ theo sự hướng dẫn, thì việc sử dụng những loại thuốc trừ dịch hại thế hệ cũ sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Từ kết quả của FFS cho thấy số lượng và chất lượng sản xuất quả cây có múi đã gia tăng. Bởi vì kết quả của các chiến lược IPM đã được chấp nhận số lần phun thuốc trừ dịch hại đã giảm và thay đổi từ những loại thuốc trừ dịch hại phổ tác động rộng theo hướng sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại thế hệ mới với mức độ tác động đến môi trường thấp hơn đã được khởi xướng. Tuy nhiên để phát huy những thay đổi này sự cải thiện công nghệ sau thu hoạch là rất cần thiết. Ngoài ra một kế hoach cấp giấy chứng nhận để phân biệt quả cam quýt an toàn, được sản xuất theo hướng ít tác động cho môi trường hơn cũng nên được thiết lập. 7.2 Những sự chọn lựa Cần thuyết phục Bộ NN và PTNT xem xét lại toàn bộ những thuốc trừ dịch hại đã được đăng ký cho việc sử dụng hiện tại trên cây có múi. Những hợp tác xã mới được thành lập với sự nâng đở của những cơ quan phát triển nông thôn thuộc các tỉnh nên tìm kiếm con đường để đảm bảo sự tài trợ về tài chính với các điều kiện tín dụng dễ dàng hơn để phát triển công nghệ sau thu họach được tốt hơn. Cần thiết lập một kế hoạch cấp giấy chứng nhận của Việt Nam dựa vào VietGAP để cho việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các hợp tác xã và các nhóm nhông dân ít tốn kém hơn. Một cuộc thảo luận ngắn ở Hà Nội để thông tin và vận động những văn phòng chính phủ cấp cao về quan điểm này sẽ là sự đóng góp có giá trị trong việc duy trì và mở rộng những tác động mở đầu của dự án. 7.3 Khả năng duy trì Sự thành lập các hợp tác xã sau khi kết thúc các FFS là một bước mở đầu rất quan trọng trong việc duy trì năng lực đã được gia tăng trong các cộng đồng nông trại để cải thiện ngành trồng cây có múi. Tuy nhiên, để duy trì những thuận lợi đã tạo được từ FFS, các nhóm nông trại cần được tài trợ về tài chính với những điều kiện về tín dụng dễ dàng hơn để họ có thể đầu tư nhiều hơn trong khâu sau thu hoạch giúp họ có điều kiện tiếp cận được với thị trường. Mạng lưới huấn luyện viên từ kết quả của dự án này đã được phát triển cần tiếp tục có kinh phí để tổ chức thực hiện được nhiều FFS hơn. Chính quyền các tỉnh đã tỏ ra rất quan tâm và đã tài trợ kinh phí cho việc mở thêm các FFS trong thời gian tiến hành dự án này và điều này sẽ được tiếp tục sau khi dự án kết thúc. Tuy nhiên khả năng về tài chính của các tỉnh bị giới hạn và sự mong đợi trọn vẹn vào kinh phí của chính phủ vốn đã không thể duy trì được. Chi phí cho mỗi tham dự viên FFS được ước tính khoảng 70,62 đô la Úc, ước tính khoảng 1,60% trung bình lợi nhuận thực tế cho mỗi ha. Nếu dựa vào những ước tính này chi phí của FFS sẽ được đền bù chỉ trong một mùa do việc giảm chi phí đầu vào và gia tăng năng suất. Chi phí cho FFS trên cây có múi qua báo cáo cho thấy nó tương tự hoặc cao hơn một chút ít cho chi phí FFS trên lúa, nhưng ngược lại tiền lãi cho cây có múi thì cao gấp 4-5 lần cho trồng lúa. 23 Điều này cho thấy chi phí đầu tư vào FFS thì thấp nhưng lợi nhuận thì rất hấp dẫn, khả năng thu phí của các nông dân để đóng góp cho chi phí FFS trong tương lai nên được xem xét đến, đặc biệt là đối với các nông dân là thành viên của câu lạc bộ cây có múi hay các hợp tác xã. 8. Những bước quyết định kế tiếp Trong cuộc hội đàm với các cơ quan thuộc bộ NN và PTNT nhóm điều hành dự án đã nhận thấy rằng cần thiết phải can thiệp nhiều hơn nữa cho ngành sản xuất cây có múi tại Việt Nam vốn vẫn còn rất yếu so với những tiêu chuẩn thực hành trên thế giới đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho thị trường xuất khẩu. Những bước quyết định kế tiếp trong quá trình đang diễn ra này là sự giới thiệu của GAP và việc tìm ra những giải pháp cho công nghệ sau thu hoạch của cây có múi thì nên thích đáng trước những thực tế xã hội hoá về kinh tế của Việt Nam. 9. Kết luận Dự án này đã làm nâng cao năng lực cho các đối tác chính một cách đáng kể bao gồm các nông dân, các cán bộ chuyển giao của Cục BVTV, các nhà khoa học và nghiên cứu từ các viện, trường đại học, các cơ quan chính quyền địa phương các tỉnh, các nhà kinh doanh thuốc BVTV đáp ứng được trước những thách thức trong tình hình sản xuất cây có múi đang bị dịch bệnh greening và trong việc thay đổi các điều kiện về thị trường khi Việt Nam là thành viên của WTO. Năng lực được nâng cao đã đạt được nhờ vào việc tham gia huấn luyện của 209 cán bộ khuyến nông mà đã được huấn luyện bởi 11 nhà khoa học chủ chốt. Các huấn luyện viên đã thực hiện thành công 72 FFS tại 12 tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung Việt Nam làm gia tăng kiến thức và sự hiểu biết về sinh thái vườn, IPM, dinh dưỡng trên cây có múi và trong đất cho 2245 nông dân trồng cầy có múi. Sự đánh giá về tính hiệu quả của FFS đã cho thấy các nông dân đã quan sát thấy được nhiều loại sinh vật có ích trong vườn họ hơn; họ đã chấp nhận các loại thuốc trừ dịch hại thích hợp hơn trong IPM, giảm các chi phí đầu vào, gia tăng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm dẫn đến sự thành lập các nên tổ hợp tác. Mối liên kết và sự hiểu biết giữa các người thụ hưởng đã thiết lập trong thời gian làm dự án ngày càng chặt chẽ và vẫn còn tiếp diễn sau khi dự án kết thúc sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì những tác động của dự án sau khi dự án kết thúc. Hình 15: Nông dân tham gia FFS tặng quà cho những người thực hiện dự án phía Úc - Việt Nam và đại diện nhà tài trợ - Công ty Bayer Việt Nam vào ngày tổng kết FFS và hội thảo kiểm tra các hoạt động trong năm thứ hai của dự án. 24 25 Tiến độ dự án dựa vào các Mục tiêu đã được đề xuất, các đầu ra, cáchoạt động và các đầu Tên dự án: Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân FFS trong việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam Cơ quan thực hiện tại Việt Nam : Cục Bảo Vệ Thực Vật SỰ ĐỀ XUẤT BÁO CÁO HOÀN TẤT Tường trình Thông tin đã đặt ra Performance Measures Các giả định Tóm lược tiến độ của dự án Các mục tiêu I. Thực hiện việc huấn luyện các huấn luyện viên thành các huấn luyện viên chủ lực trong IPM trên cây có múi. II. Các huấn luyện viên chủ lực này sẽ hướng dẫn các FFS tại các địa phương của họ III. Đánh giá tình hiệu quả của mô hình FFS trong việc nâng cao kiến thức cho nông dân trong IPM trên cây có múi I. Tỷ lệ hoàn tất của các huấn luyện viên đầu tiên. II. Tỷ lệ hoàn tất của caá nông dân đầu tiên tiêu biểu cho mỗi nhóm. III. Số liệu phân tích lợi ích của các đối tác và nông dân trước và sau khi được can thiệp đã được thu thập từ tất cả các nhóm (gồm những người nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số) Các rủi ro được giảm đến mức tối đa vì các huấn luyện viên là những người đã tham gia trong chương trình IPM quốc gia, có kỷ năng cao và rất quan tâm đến việc học tập chuyên môn trong chương trình IPM trên cây có múi. Các FFS trước đây đã được thực hiện trong CARD 2.2 có sự quan tâm rất cao từ các nông dân. Phạm vi của việc dự báo và kỹ thuật đánh giá đã được sử dụng trên những loại cây trồng khác ở Viêt Nam và các huấn luyện viên thì có kiến thức về giới và xã hội học . I. Hai khoá học TOT đã được tổ chức trong năm 2005 và 2006 từ 18-29 tháng 4 và 9-20 tháng 5. Trong năm 2006 đã tổ chức 3 khoá TOT từ 13-24 tháng 2, 27 tháng 2 đến 10 tháng 3 và 13-24 tháng 3. Tất cả các huấn luyện viên đã được đánh giá là hoàn thành tốt chương trình huấn luyện với tỷ lệ 100%. II. Trong năm 2005, các huấn luyện viên đã tổ chức thực hiện 24 FFS tại 12 tỉnh, Tổng cộng có 749 nông dân tham gia FFS với 715 nông dân đã tốt nghiệp chiếm tỷ lệ 95,46%. Trong năm 2006 các huấn luyện viên đã tổ chức thực hiện 48 FFS (44 lớp từ nguồn kinh phí của dự án và 4 lớp thuộc kinh phí của chính quyền tỉnh) tại 11 tỉnh với tổng số nông dân tốt nghiệp là 1530. Tỷ lệ tốt nghiệp ở năm 2006 tuy không được đánh giá nhưng hy vọng nó cũng tương tự như năm 2005. III. Sự đánh giá tác động đã được thực hiện bằng việc sử dụng các khảo sát trước và sau khi tham gia. Trong năm 2005 tổng cộng có 710 khảo sát so sánh trước và sau được thu thập và phân tích trong khi ở năm 2006 có 1359 khảo sát so sánh trước và sau được thu thập và phân tích, kết quả là có 2069 khảo sát được so sánh. CÁC ĐẦU RA I. Trên 200 huấn luyện viên chủ lực thành thạo về IPM trên cây có múi I. Sự thành thạo của các huấn luyện viên sẽ được đánh giá bởi sự tự đaáh giá và bởi Các rủi ro được coi là thấp bởi vì việc huấn luyện cho các nông dân tham gia và I. Trong năm đầu tiên của dự án 98 huấn luyện viên đã được huấn luyện và trong năm 2006 thì huấn luyện thêm được 111 huấn luyện viên, tổng số có 209 huấn luyện viên được huấn luyện. 26 II. Trên 2000 nông dân có kinh nghiệm đươc nâng cao trình độ về IPM trên cây có múi. III. Lượng thông tin về những người được lợi của dự án và sự hiệu quả của mô hình FFS trong việc nâng cao kiến thức cho người nông dân trong IPM trên cây có múi. các huấn luyện viên có kinh nghiệm. II. Đánh giá trình độ tiếp thu của nông dân được sử dụng bằng phương pháp tham gia của các nhóm trọng điểm và khung đánh giá điểm cho tất cả các nông dân . III. Việc tìm ra được những người thụ hưởng từ dự án và tính hiệu quả của kiểu huấn luyện FFS tri\ong việc gia tăng kiến thức quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi đã được đăng trong một tạp chí quốc tế. chương trình nghiên cứu thì phân bố rộng và được sử dụng thành công trên các cây trồng khác như lúa, rau, bông, trà, đậu nành, đậu phộng và khoai lang tại Việt Nam. Giáo trình cho FFS về IPM trên cây có múi cũng đã có sẳn. Các phương pháp điều tra và kỹ thuật đánh giá đã được xuất bản qua sách báo mang tính quốc tế. II. Qua 2 năm thực hiện dự án tổng cộng có 2245 nông dân hoàn tất lớp huấn luyện FFS. Trong khi số khảo sát so sánh trước và sau là 2069 chiếm tỷ lệ 92% số nông dân hoàn tất lớp FFS. Các kết quả khảo sát trước và sau khi tham dự được tóm lược trong báo cáo Mileston 7 (trang 5-11). Ngoài ra sự đánh giá về những tác động về kinh tế, xzã hội và môi trường được thực hiện bằng việc sử dụng các phỏng vấn từng cá nhân và phỏng vấn nhóm nông dân tiêu biểu mà đã hoàn thành FFS ở năm 2005. Tổng cộng có 53 nông dân được phỏng vấn theo kiểu cá nhân, trong khi có 132 nông dân được phỏng vấn trong các nhóm. Kết quả chi tiết sẽ được tìm thấy trong báo cáo Milestone 7 (trang 12-21). III. Một cuộc khảo sát các người thụ hưởng chính trong dự án cũng đã được thực hiện trong năm 2007 cho thấy một tác động tích cực của dự án cho các tổ chức nghiên cứu và khuyến nông, các nông dân tham gia và cộng đồng trang trại một cách rộng rãi hơn thông qua các cơ hội mà dự án đã tạo ra để cho các nông dân được làm việc theo nhóm để vượt qua những vấn đề thường mắc phải do làm việc nhỏ lẽ cá nhân. Chi tiết của các kết quả khảo sát được trình bày trong báo cáo mốc thời gian số 7 trang (22-24). Một bài báo đề cập đến việc đánh giá những kết quả tác động đang được chuẩn bị để xuất bản trong tạp chí khoa học trong thời gian gần đây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_102__2754.pdf
Luận văn liên quan