001/04VIE: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa

Tại giai đoạn này của dựán, tất cảcác mục tiêu ban đầu đều đã đạt được. Chúng tôi cũng đã nhận ra 1 trởngại lớn đểcó thểthực hiện kếhoạch của dựán 1 cách đầy đủ(trang bịcác kiến thức phù hợp cho các cán bộthú y cơsở). Ngân quỹhiện tại của dựán không đủ đểcó thểchi trả hết các chi phí phát sinh cho việc tập huấn 1 cách nhuần nhuyễn 1 sốcác cán bộkhoa học trẻcó tiềm năng, tuy nhiên các chi phí này sẽcó thể được đáp ứng trong các dựán CARD mới. Việc tiến hành kết hợp cả3 dựán nhằm vào việc cải thiện tình hình chăn nuôi và lợi ích của các hộ chăn nuôi lợn nhỏ đã tạo ra những cơhội tuyệt vời. Các chuyên gia phía Australia, gồm những người có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm (các chuyên gia đứng đầu vềthú y và chăn nuôi) đểcó thểtruyền đạt lại các kinh nghiệm cho phía các nhà khoa học Việt nam, từ đó mà họcó thể tựlàm chủtrong việc thực hành mô hình chăn nuôi mới (mô hình cải tiến liên tục).

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 001/04VIE: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development Báo cáo tiến độ của Dự án 001/04VIE: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa MS2: Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất 1. Các thông tin chính về các đối tác: Tên Dự án: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa Đối tác phía Việt nam Viện Thú Y (NIVR) Trưởng dự án phía Việt nam TS. Trương Văn Dung Đối tác phía Australia The University of Queensland/Victorian Department of Primary Industry Thành viên chính phía Australia Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr. Steve Driesen, Dr Tony Fahy Ngày bắt đầu 13/4/2005 Ngày kết thúc (ban đầu) 1/2007 Ngày kết thúc (sau khi thay đổi) 4/2007 Thời gian báo cáo 04 - 10/2005 Địa chỉ liên lạc: PhÝa Australia: Tr−ëng dù ¸n Tên Dr Darren Trott Telephone: 617 336 52985 Chức vụ Giảng viên chính Fax: 617 336 51355 Cơ quan Trường Thú y, thuộc trường Đại học Tổng hợp Queensland Email: d.trott@uq.edu.au PhÝa Australia: Thñ tôc hµnh chÝnh Tên Melissa Anderson/Katherine Burt Telephone: 61 7 33652651 Chức vụ Trưởng văn phòng các dự án nghiên cứu Fax: 61 7 33651188 Cơ quan Trường Thú y, thuộc trường Đại học Tổng hợp Queensland Email: m.a.anderson@uq.edu.au k.burt@uq.edu.au PhÝa Vietnam Tên TS. Cù Hữu Phú Telephone: 84 4 8693923 Chức vụ Trưởng BM Vi trùng Fax: 84 4 8694082 Cơ quan NIVR Email: cuhuuphu@netnam.org.vn 2. Tóm tắt Dự án: Dự án được xây dựng nên để nâng cao năng suất chăn nuôi tại các nông hộ nhỏ ở Việt nam thông qua việc tăng cường quản lý thú y, đặc biệt là giai đoạn lợn trước cai sữa. Ngoài ra, dự án còn thiết lập các test chẩn đoán nhanh các nguyên nhân gây tiêu chảy của lợn con trước cai sữa để tăng cường tốc đọ và độ chính xác của các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Phần thứ 3 của dự án là sản xuất thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của 1 loại vacxin E. coli sản xuất tại Việt nam. Trong suốt 6 tháng đầu thực hiện dự án, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn thành công các trại lợn dùng làm thí nghiệm, các thay đổi cần thiết về cách chăn nuôi đã được tiến hành và các số liệu hiện cũng đang được thu thập. Một cuộc hội thảo trong khuôn khổ dự án đã được tổ chức. Các nhân viên phòng thí nghiệm đã được tập huấn và cung cấp các loại nguyên liệu cần thiết cho việc tiến hành các xét nghiệm để nhận biết các nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở lợn trước cai sữa. Kháng huyết thanh cần thiết cho việc chẩn đoán loại fimbriae mới xuất hiện ở Việt nam hiện cũng đang được chế tạo qua thỏ. Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết cho việc kiểm nghiệm vacxin trong phòng thí nghiệm, cũng như trên thực địa sau này. 3. Tóm tắt kế hoạch: Dự án được bắt đầu với 3 mục tiêu chính: 1. Chế tạo và kiểm nghiệm loại vacxin sản xuất tại Việt nam 2. Xây dựng kế hoạch chăn nuôi để phòng bệnh tiêu chảy trước cai sữa, sử dụng mô hình cải tiến liên tục 3. Tăng cường khả năng chẩn đoán bệnh tiêu chảy trước cai sữa Dự án đã có những tiến triển tốt trong 6 tháng đầu thực hiện và theo đúng các mục tiêu đã đề ra. Đã tiến hành xác định các đặc tính của các chủng vi khuẩn được chọn làm giống để sản xuất vacxin. Đã chế kháng huyết thanh chẩn đoán qua thỏ đối với chủng E. coli serotyp O8 mà nghi ngờ là có mang 1 loại kháng nguyên bám dính chưa được xác định. Đã chọn lựa và kiểm tra, đánh giá được các trại dùng làm thí nghiệm và đối chứng. Dự án cũng đã cung cấp các trang thiết bị cần thiết để theo dõi sức khoẻ đàn lợn nhằm giám sát các chuyển biến của trại, cũng như là theo dõi các mẫu bệnh phẩm được gửi đi chẩn đoán tại Viện Thú Y để xác định tầm quan trọng của các nguyên nhân khác nhau gây tiêu chảy trước cai sữa. Rất nhiều các biện pháp quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đã được thực thi tại trại nhừm cải thiện các điều kiện về môi trường, cũng như sức khỏe của đàn lợn. Các nhân viên phòng thí nghiệm của Viện Thú Y cũng đã được tập huấn 1 cách đầy đủ và có thể tự chủ tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán, bao gồm cả các kỹ thuật về vi khuẩn và huyết thanh, ELISA và PCR. Một máy nhân gen tự động mới cũng đã được mua trong khuôn khổ dự án và hiện nay đã được sử dụng tới mức tối đa. Nhiều bài giảng tập huấn đã được đưa tới tay người chăn nuôi, và các thú y cơ sở. 4. Giới thiệu & Cơ sở khoa học của dự án: Tiêu chảy trong giai đoạn theo mẹ của lợn là 1 trong những bệnh chủ yếu, gây thiệt hại về kinh tế chô cả chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và lớn tại Việt nam. Các nghiên cứu đã được tiến hành trước đây đã khẳng định rằng sự xuất hiện của 1 loại kháng nguyên bám dinh mới của các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh Colibacillosis ở Việt nam và bởi vậy bệnh khó có thể khống chế bằng các loại vacxin đang có sẵn trên thị trường. Hơn nữa, các loại vacxin hiện nay ở Việt nam là vacxin nhập ngoại, có giá thành cao. Bên cạnh đó, có rất nhiệu nguyên nhân gây tiêu chảy trước cai sữa mà các nguyên nhân đó có thể chưa được biết đến với điều kiện ở Việt nam. Tất cả những nguyên nhân này đều bị ảnh hưởng với chăn nuôi và chăm sóc trong suốt giai đoạn mang thai và nuôi con. Dự án 001/04VIE (Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa) đã được bắt đầu với 3 mục tiêu để giải quyết vấn đề này: 1. Chế tạo và thử nghiệm vacxin sản xuất nội địa 2. Lập kế hoạch chăn nuôi để phòng bệnh tiêu chảy trước cai sữa, sử dụng mô hình cải tiến liên tục (CIP) 3. Tăng cường năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm và trên thực địa bệnh tiêu chảy trước cai sữa 5. Các tiến triển của dự án: 5.1 Điểm qua các hoạt động: 1) Các nhà khoa học Việt nam thực hiện chuyến tham quan học tập tại Australia từ ngày 12 đến ngày 30 tháng 3 năm 2005 (xem Phụ lục 1) a) Brisbane: Thăm trường Đại học Tổng hợp Queensland (trường Thú y, Khoa Sinh học phân tử), Phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y tại Toowooba (TVL), thuộc Phòng công nghiệp cơ bản bang Queensland (giới thiệ về chẩn đoán thú y và hệ thống giám sát bệnh tật động vật của Australia). Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tiến hành thu xếp để một số các trang thiết bị và các vật dụng phòng thí nghiệm hiện đang có tại TVL có thể được gửi tới NIVR. b) Bendingo: thăm trung tâm nghiên cứu bênh lợn và phòng thí nghiệm sản xuất autovacxin, công ty chuyên sản xuất vacxin Intervet, 1 số các trại lợn (chuyển giao kỹ thuật của các chẩn đoán nhanh, sản xuất vacxin, chuyển giao 1 số các trang thiết bị và các vật dụng phòng thí nghiệm) 2) Các nhà khoa học Australia thực hiện chuyến đi thực địa tại Việt nam (xem Phụ lục 2) Tất cả các đối tác phía Australia đã tham gia cuộc họp chung vào ngày 16/4/2005 tại Viện Thú Y để bàn bạc về các mục đích và tiêu chí của dự án. Các kế hoạch sau đã được vạch ra: a) Chuyển giao kỹ thuật và cung cấp các hoá chất cần thiết cho các nhân viên phòng thí nghiệm để tiến hành các chẩn đoán phòng thí nghiệm. Các phương pháp để chẩn đoán đã được thiết lập nên, gồm chẩn đoán bệnh colibacillosis (các kỹ thuật vi sinh, kháng huyết thanh chẩn đoán và các quy trình PCR), Clostridium perfringens (kỹ thuật vi sinh), bệnh cầu trùng (phương pháp phù nổi để đếm và soi trứng), rotavirus và TGE (kit chẩn đoán ELISA). Một mẫu gửi bệnh phẩm trong khuôn khổ của dự án đã được thiết kế phù hợp và tiến hành thử nghiệm (xem phụ lục). Các kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với các mẫu thu thập từ Thái Bình được dùng với mục đích làm thí nghiệm cho các tập huấn trong phòng thí nghiệm cũng đã thu được (xem mục đánh giá trại đối với các kết quả phòng thí nghiệm). Trong suốt 6 tháng thực hiện dự án, tổng cộng 154 mẫu tăm bông trực tràng và 65 mẫu phân đã được tiến hành thu thập (xem phần Kết quả gửi mẫu tới NIVR trong khuôn khổ dự án CARD). b) Lựa chọn các trại thí nghiệm và đối chứng tại tỉnh Thái Bình và ở phía Nam. Chúng tôi đã tham quan 1 số trại lớn và tiến hành chỉ định 1 nhóm các trại dùng làm đối chứng và 1 nhóm dùng làm thí nghiệm, nhằm thực hiện nội dung theo dõi số liệu về năng suất chăn nuôi (thiết bị ghi chép số liệu đã được đặt ở 2 trại), và với mục đích lâu dài là chuyển các trại thí nghiệm thành các trại mô hình kiểu mẫu để có thể sử dụng cho các mục đích tập huấn. Các thẻ theo dõi nái đã được thử áp dụng ở các trại để có thể ghi chép được các số liệu 1 cách chính xác (Phụ lục 3). Các trại đã được các chuyên gia phía Australia kiểm tra (xem phần báo cáo về tình hình của các trại vào đợt tháng 4) và các mẫu phân đã thu thập được từ các lợn bị tiêu chảy gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. c) Hội thảo về bệnh đường ruột ở lợn. Hội thảo lần đầu tiên về bệnh đường ruột của lợn đã được giảng cả bằng 2 thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Việt do TS. Tony Fahy và TS. Đỗ Ngọc Thuý, cho các đối tượng là những người chủ trang trại, các cán bộ nghiên cứu và các thú y cơ sở tại tỉnh Thái Bình. Đây là cơ hội tốt để có thể đánh giá xem phương pháp của chúng tôi được thu nhận như thế nào và chúng tôi cần phải làm gì thêm để cải tiến cho các buổi tập huấn trong tương lai. Về khía cạnh quy mô chăn nuôi và lợi ích của ngành chăn nuôi lợn ở Việt nam, chúng tôi đã nhận thấy sự không thống nhất giữa những điều mà người tham gia tập huấn nói là họ đã đạt được trong chăn nuôi với những điều mà thực tế chúng tôi quan sát được dưới trại. Rất nhiều các khiếm khuyết về kỹ thuật chăn nuôi có thể được khắc phục bằng những thay đổi đơn giản trong cách quản lý, chăm sóc, nhưng những điều này đã không được thực hiện. Chúng tôi cũng nhận ra rằng việc trang bị các kiến thức khoa học nói chung về thú y ở mạng lưới thú y cơ sở và và khả năng của họ để tiến hành các kiểm tra độc lập ở trại, giải quyết vấn đề, cũng như đưa ra các tư vấn, gợi ý về thay đổi cách thức chăn nuôi là rất cần thiết. Cũng từ cuộc hội thảo đầu tiên, chúng tôi đã hình thành nên khái niệm "Tập huấn cho những cán bộ nòng cốt" cho các buổi hội thảo trong tương lai, cũng như là việc đề xuất cho 1 dự án CARD mới. 3) Chuyến thăm lần thứ 2 của các nhà khoa học Australia. Các chuyên gia Australia đã tiến hành kiểm tra, đánh giá các trại trong giai đoạn cao điểm nhất về độ ẩm và nhiệt độ (xem phần phụ lục về báo cáo tình hình của các trại vào tháng 7) 4) Đặt mua 1 máy PCR mới cho Viện Thú Y. Một máy PCR mới, cùng với 1 số thiết bị trị giá $8,000 (được khuyến mại) đã được gửi tới Bộ môn Vi trùng, Viện Thú Y vào tháng 7 năm 2005. Máy PCR này hiện đang được sử dụng để xác định các yếu tố độc lực của ETEC trong số các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ các lợn bị colibacillosis như 1 phần của chương trình nâng cao năng lực chẩn đoán bệnh tiêu chảy trong phòng thí nghiệm tại NIVR. 5) Xác định đặc tính của các chủng ETEC dùng làm vacxin. Các yếu tố độc lực của các chủng được chọn làm giống để sản xuất vacxin, đặc biệt là các chủng O8 bất bình thường mà có mang cả 3 loại độc tố đường ruột, nhưng có chứa 1 loại fimbriae mới chưa được nhận biết, đã được thẩm định độc lập tại Trung tâm nghiên cứu bệnh lợn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cho tới thời điểm này, chúng tôi lại chưa phân lập được 1 chủng O8 bất bình thường nào như các chủng đã phân lập được trước đó trong số các trại mà chúng tôi tiến hành các kiểm tra. Chúng tôi cũng đã liên lạc với TS. John Fairbrother, St. Hyacinthe, Quebec - 1 chuyên gia nổi tiếng thế giới về các bệnh do Enterotoxigenic E. coli gây ra ở lợn. Ông cũng đã bộc lộ mối quan tâm và muốn được đón tiếp TS. Đỗ Ngọc Thuý sang nơi ông đang công tác để tiến hành 1 số các nghiên cứu chuyên sâu hơn để nhận biết loại kháng nguyên bám dính chưa được xác định ở các chủng O8. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với giai đoạn sản xuất vacxin của dự án, mà sẽ được bắt đầu vào tháng 1/2006. Tại NIVR, kháng huyết thanh chẩn đoán dùng để nhận biết các chủng E. coli bất bình thường có cấu trúc kháng nguyên O8 5F- đã được chế qua thỏ theo phương pháp miễn dịch toàn khuẩn truyền thống và hấp thụ chéo. Tuy nhiên, kháng huyết thanh chế được qua thỏ đã không đặc hiệu với kháng nguyên 5F- của các chủng O8. Trong 6 tháng tiếp theo của dự án, quy trình miễn dịch sẽ được lặp lại với việc sử dụng chiết xuất fimbriae dạng thô mà có thể đặc hiệu hơn đối với loại kháng nguyên bám dính giả định mới này. ở giai đoạn này của dự án, dựa trên các đánh giá về tình hình của các trại, chúng tôi đã nhận ra một số trở ngại sau đây trong chăn nuôi lợn ở Việt nam, nhưng các trở ngại này hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua việc áp dụng mô hình chăn nuôi và cải tiến mới. 9 Thiếu các theo dõi về năng suất chăn nuôi được ghi chép 1 cách rõ ràng 9 Không đạt được các mục tiêu về sinh sản 9 Hệ thống thông thoáng gió và làm lạnh rất kém, đã giới hạn khả năng tiêu thụ thức ăn của các lợn con và các lợn giống 9 Thiếu các ghi chép về tăng trọng trung bình hàng ngày, mức độ chuyển hóa thức ăn trung bình ngày, và số lượng lợn bán ra/nái/năm. 9 Tất cả các lợn, từ con nái đang nuôi con đến các lợn đang vỗ béo đều bị giới hạn lượng thức ăn cho ăn. 9 Thiếu các số liệu được ghi chép về tỷ lệ chết và tuổi chết. 9 Chương trình tiêm phòng bằng vacxin chưa đúng đối với tất cả các bệnh cần được tiêm phòng bằng vacxin. 9 Thiếu các chuyên gia thú y hoặc các kỹ thuật viên cơ sở có kinh nghiệm để hướng dẫn và tư vấn cho nông dân. 9 Thiếu các trại mô hình ở mỗi tỉnh để tập huấn cho bà con. Sở Nông nghiệp Bình Định đã đồng ý chấp thuận sử dụng trại ở Bình Định (trại số 9) cho mục đích nói trên. Hai vấn đề cuối cùng đề cập tới ở phần trên là không thể thực hiện được trong dự án CARD hiện tại (001/04VIE), nhưng sẽ là mục tiêu chính trong dự án CARD mới (004/05VIE và 020/05VIE). Có rất nhiều khả năng là các dự án này sẽ được hòa nhập với dự án 001/04VIE. 5.2 Lợi ích cho các hộ chăn nuôi nhỏ 1) Tăng cường khả năng chẩn đoán các bệnh đường ruột tại Viện Thú Y 2) Xây dựng mô hình trang trại điển hình mà có thể được dùng cho các buổi hội thảo, tập huấn cho các hộ chăn nuôi trong suốt 2 năm thực hiện dự án. 3) Tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn cách ghi chép các theo dõi ở trại 1 cách chính xác và áp dụng mô hình chăn nuôi cải tiến liên tục 3) Chế tạo kháng huyết thanh để chẩn đoán nhanh các chủng O8 có mang loại kháng nguyên bám dính mới. Xác định đầy đủ đặc tính của các chủng dùng chế tạo vacxin nhằm chuẩn bị cho việc chế tạo 1 loại vacxin E. coli giá thành thấp và hiệu quả phòng bệnh cao. 5.3 Tăng cường năng lực Trong 6 tháng đầu thực hiện dự án, đã có sự đầu tư đáng kể về kỹ thuật và các kỹ năng cho phòng thí nghiệm Vi trùng, Viện Thú Y nhằm cải tiến các chẩn đoán nhanh bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ. Cho tới thời điểm này, các test chẩn đoán và các trại đối chứng cũng đã được xác định rõ ràng để có thể tiến hành áp dụng kế hoạch thay đổi trong quản lý và nuôi dưỡng. Các nghiên cứu về xác định đặc tính của các chủng vi khuẩn dùng làm giống sản xuất vacxin cũng đã được tiến hành và đang được chuẩn bị cho kế hoạch tiến hành các thử nghiệm trên thực địa vào năm 2006. 5.4 Thông tin đại chúng: Một bài báo viết về chuyến thăm quan học tập ở Australia của TS. Trương Văn Dung, TS. Cù Hữu Phú và TS. Đỗ Ngọc Thuý đã được đăng trên tờ Bendingo News. Nội dung của bài báo chủ yếu đề cập tới việc hiện tại, dự án đã được xây dựng thành công và đang được thực thi 1 cách tốt đẹp. Các cơ hội để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt nam cũng sẽ được thực hiện trong chuyến thăm đợt tháng Giêng của phái đoàn phía Australia để chuẩn bị cho các cuộc hội thảo của các hộ chăn nuôi nhỏ. Các nội dung này sẽ bao gồm việc xây dựng các trại mô hình, so sánh số liệu chăn nuôi giữa trại thí nghiệm và trại đối chứng, và tầm quan trọng của các chẩn đoán chính xác được tiến hành bởi các cán bộ Viện Thú Y. 5.5 Quản lý dự án: Việc quản lý các hoạt động của dự án được chia sẻ giữa 1 bên là Bộ môn Vi trùng, Viện Thú Y, 1 bên là Phòng công nghiệp cơ bản bang Victoria và Trường Đại học Tổng hợp bang Queensland. Văn Phòng điều phối các dự án nghiên cứu, thuộc Trường Tài nguyên và thức ăn, trường Tổng hợp Queensland, là nơi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, cùng là cơ quan chịu trách nhiệm cho việc quản lý dự án này. 6. Báo cáo về 1 số vấn đề có liên quan 6.1 Môi trường Trong chuyến kiểm tra và đánh giá trại lần đầu tiên, các chuyên gia đã đặt nhiều sự chú ý đến các chất thải từ trại lợn (ví dụ, chúng tôi đã quan sát thấy việc sử dụng các hệ thống nước thải mở từ chuồng có thể sẽ là mối nguy cơ rất lớn cho bệnh dịch xảy ra). Bởi vì các thay đổi về cách thức quản lý chỉ được bắt đầu sau khi các trại đã được tiến hành đánh giá, tăng chuyển hoá thức ăn, giảm dịch bệnh và tăng năng suất chăn nuôi, tất cả đều có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường. Phần lớn các lợn con bị tiêu chảy vẫn đang được điều trị bằng kháng sinh, mà trong rất nhiều trường hợp là điều trị không đúng bởi vì chỉ có 1 số lượng nhỏ các lợn bị bệnh do E. coli (tiêu chảy sơ sinh 1-4 ngày và 2-3 tuần tuổi) và xuất huyết ruột do C. perfringens được chẩn đoán trong số các mẫu từ các trại thí nghiệm và đối chứng được gửi đến chẩn đoán ở Viện Thú Y. Các chuyên gia đã gợi ý việc điều trị bằng Baycox lúc lợn con 3-4 ngày, thay vì dùng thuốc lúc 7 ngày sẽ có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của bệnh do cầu trùng gây ra. Việc cải thiện các điều kiện của chuồng nuôi và thiết kế chuồng sưởi ấm cho lợn con dường như cũng đã có tác dụng đối với bệnh dịch TGE và rotavirus có tính chất địa phương. Việc sử dụng không đúng các loại kháng sinh dường như cũng đã thúc đẩy hình thành tính kháng thuốc, bởi vậy việc thực hiện kế hoạch quản lý của chúng tôi có thể cũng dẫn đến kết quả là giảm sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh. Trong các cuộc hội thảo ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ định tiến hành vào năm 2006, vấn đề bảo tồn môi trường sẽ được chú trọng ở 1 góc nhìn thiết thực và cụ thể hơn bằng cách kết hợp việc sử dụng biogas, các chất thải dùng làm phân bón và nuôi cá. 6.2 Giới tính và một số vấn đề về xã hội Chúng tôi đã quan sát thấy rằng phụ nữ chính là lực lượng lao động chính ở các trại lợn mà chúng tôi đến kiểm tra. Bởi vậy, mà chúng tôi đã quan sát thấy rằng các điều kiện vệ sinh ở phần lớn các trại là rất tốt. Việc nâng cao năng suất chăn nuôi, nhờ đó cũng có tác dụng tích cực đối với các vấn đề về giới tính và xã hội, về khía cạnh tạo công ăn việc làm và các vai trò quyết định trong việc quản lý và đưa ra các quyết định. 7. Một số vấn đề thực thi & các tồn tại 7.1 Một số khó khăn Như đã chỉ ra ở trên, trở ngại chính đối với thành công của dự án chính là việc thiếu hụt các cán bộ thú y cơ sở có trình độ – những người mà có thể tiến hành độc lập các kiểm tra đánh giá tại trại 1 cách chính xác và đầy đủ, từ đó có thể tiến hành các thay đổi cần thiết phù hợp với trại để cải thiện năng suất chăn nuôi và lợi nhuận. 7.2 Cách khắc phục Chúng tôi đang trong quá trình xây dựng 1 loại mẫu đánh giá dùng cho việc kiểm tra các trại. Loại mẫu này có thể được dùng để tập huấn cho các cán bộ nòng cốt, đồng thời cùng được dùng như 1 loại phiếu đánh giá chính về các trở ngại hay khó khăn chính trong công tác chăn nuôi mà trại lợn đó đang gặp phải. Việc sử dụng loại mẫu đánh giá này sẽ cho phép các nhà khoa học đánh giá mức độ thành thạo của các cán bộ người Việt khi đi kiểm tra trại.Tuy nhiên, để phương pháp này có thể thực hiện 1 cách đầy đủ theo đúng nghĩa của nó thì cũng đòi hỏi phải có các cán bộ phía Việt nam có trình độ được đào tạo ở Australia. Việc này sẽ được thực hiện trong các dự án CARD mới (004/05VIE và 020/05VIE). 7.3 Tồn tại Hiện không có tồn tại nào tính đến thời điểm này của dự án. 8. Các hoạt động tiếp theo: Các hoạt động chính trong 6 tháng tới thực hiện sẽ là: 1) Chế tạo và kiểm tra hiệu lực của loại vacxin E. coli được chế tạo tại Việt nam 2) Các thử nghiệm tại thực địa của loại vacxin mới ở các trại thí nghiệm 3) Chuẩn bị các cuộc hội thảo cho các hộ chăn nuôi nhỏ và các chuyến đi thực địa sẽ được thực hiện trong năm 2006, dựa trên mô hình chăn nuôi và cải tiến liên tục đã được xây dựng nên cho các trại chăn nuôi quy mô lớn 4) Công bố về kết quả của dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng 5) Tham gia tư vấn với các đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tận dụng hệ thống mạng lưới đang có để chuyển giao các kết quả của dự án (Trung tâm khuyến nông quốc gia) 9. Kết luận Tại giai đoạn này của dự án, tất cả các mục tiêu ban đầu đều đã đạt được. Chúng tôi cũng đã nhận ra 1 trở ngại lớn để có thể thực hiện kế hoạch của dự án 1 cách đầy đủ (trang bị các kiến thức phù hợp cho các cán bộ thú y cơ sở). Ngân quỹ hiện tại của dự án không đủ để có thể chi trả hết các chi phí phát sinh cho việc tập huấn 1 cách nhuần nhuyễn 1 số các cán bộ khoa học trẻ có tiềm năng, tuy nhiên các chi phí này sẽ có thể được đáp ứng trong các dự án CARD mới. Việc tiến hành kết hợp cả 3 dự án nhằm vào việc cải thiện tình hình chăn nuôi và lợi ích của các hộ chăn nuôi lợn nhỏ đã tạo ra những cơ hội tuyệt vời. Các chuyên gia phía Australia, gồm những người có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm (các chuyên gia đứng đầu về thú y và chăn nuôi) để có thể truyền đạt lại các kinh nghiệm cho phía các nhà khoa học Việt nam, từ đó mà họ có thể tự làm chủ trong việc thực hành mô hình chăn nuôi mới (mô hình cải tiến liên tục).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_53__1964.pdf
Luận văn liên quan