Thời hạn giao đất kéo dài trong nhiều năm, đã hạn chế được sự gia tăng dân số, góp phần giảm áp lực tăng dân số đối với việc sử dụng đất. Sau khi giao đất, giao rừng đời sống cũng như trình độ dân trí của người dân được nâng lên. Từ đó, đã đảy lùi được các phong tục lạc hậu, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng trong đời sống các dân tộc.
54 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4568 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình giao đất giao rừng nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại xã Nghĩa Long, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của chi cục kiểm lâm đến năm 2000, ngành kiểm lâm và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức giao đất lâm nghiệp được 368.628 ha cho 58.063 hộ và 190 tổ hức, đoàn thể.
Việc giao đất lâm nghiệp trong giai đoạn này cần nhiều vấn đề:
Các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức mới được giao đất ở thực địa, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: thế chấp, chuyển nhượng.
Hồ sơ giao đất còn nhiều tồn tại như: Diện tích giao không chính xác, không xác định được vị trí đất đã giao, được đo đạc lập bản đồ giao đất, thiếu biên bản xác định ranh giới, mốc giới và quyết định giao đất.
Ranh giới sử dụng đất của các tổ chức (nông, lâm trường, các tổng đội TNXP) chưa rõ ràng, xen lẫn đất của các hộ gia đình cá nhân.
Ranh giới hành chính được xác định theo chỉ thị 364 còn nhiều chỗ tranh chấp dẫn đến quỹ đất lâm nghiệp ở vùng này chưa xác lập và chưa giao cho tổ chức hay hộ gia đình, cá nhân.
Quá trình giao đất lâm nghiệp trước đây, ngoài ngành kiểm lâm còn do các đơn vị khác thực hiện như bán định canh, định cư, phòng nông nghiệp huyện, nên dẫn đến sự chồng chéo, hồ sơ vừa thiếu lại không đồng bộ.
Việc giao đất lâm nghiệp được thực hiện khi chưa có quy hoạch 3 loại rừng và tình trạng giao đất theo nhóm hộ khá phổ biến
Tiến độ thực hiện việc giao đất lâm nghiệp quá chậm sau 6 năm chỉ đạt xấp xỉ 30% tổng diện tích đất lâm nghiệp cần giao.
1.3.2.2. Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo nghị định 163/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ thực trạng của công ty giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 163/NĐ-CP. UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 190/QĐ-UB ngyaf 16/03/2000 giao cho ngành địa chính chủ trì tổ chức thực hiện việc đo đạc giao đất lâm nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ giao đất, sở tài nguyên và môi trường đã tiến hành các nôi dung sau:
Tham mưu để UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo thực hiện nghị định 163 của tỉnh, thành lập ban chỉ đạo cấp sở, chỉ đạo các huyện thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kiểu văn bản chỉ đạo đôn đốc, trực tiếp ban hành hàng chục văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
Tổ chức quán triệt chủ trương tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện Nghị định 163 cho toàn tỉnh.
Ban hành thực hiện Nghị định 163/1999/NĐ-CP gồm 5 bước:
+ Bay chụp ảnh máy bay toàn lãnh thổ tỉnh
+ Lập bản đồ địa chính cơ sở giao đất lâm nghiệp
+ Tổ chức giao đất lâm nghiệp tại thực địa
+ Đo đạc lập bản đồ địa chính, chi tiết đầu tư lâm nghiệp
+ Lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Như vậy, trong 2 bước đầu là do Trung ương thực hiện còn 3 bước sau là do sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thực hiện.
Chủ trì cùng với chi cục kiểm lâm chỉ đạo các huyện phối hợp với các đơn vị thi công tổ chức thực hiện việc đo đạc, giao đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
Giao đất hợp pháp, đúng mục đích và có hiệu quả.
Thành lập mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất thông qua quyền và nghĩa vụ của quyền sử dụng đất.
Kết quả giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/1999, Nghị định của Chính phủ đến 30/06/2003 như sau:
Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến ngày 30/08/2003.
Trên cơ sở hồ sơ giao đất lâm nghiệp theo nghị định 02/CP. Một số huyện đã tiến hành bổ sung hồ sơ, cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP cho hộ gia đình, cá nhân được giao đất đang sử dụng ổn định không tranh chấp, với kết quả cấp giấy chứng nhận đạt 15.676 hộ, với diện tích là 18.252 ha.
Bao gồm:
+ Đô Lương cấp giấy chứng nhận cho: 4.166 hộ
+ Yên Thành cấp giấy chứng nhận cho:5.867 hộ
+ Diễn Châu cấp giấy chứng nhận cho:3.061 hộ
+ Quỳ Hợp cấp giấy chứng nhận cho: 1.168 hộ
+ Hưng Nguyên cấp giấy chứng nhận cho: 74 hộ
+ Nam Đàn cấp giấy chứng nhận cho: 1.322 hộ
Biểu 1.1: Kết quả giao đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An
TT
TÊN HUYỆN
DT ĐO ĐẠC BĐĐC
GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
SỐ HỘ
DIỆN TÍCH(HA)
1
Thanh Chương
49.981
6.952
13.145
2
Anh Sơn
39.753
4.258
12.085
3
Tân Kỳ
34.000
7.553
26.440
4
Quỳ Châu
105.613
5.334
43.660
5
Quế Phong
157.534
3.373
63.403
6
Con Cuông
153.309
4.885
31.426
7
Tương Dương
261.707
8.464
185.965
TỔNG CỘNG
965.783
47.633
517.015
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU:
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá tác động của công tác giao đất, giao rừng nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất được giao tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tổng kết kết quả thực hiện công tác giao đất giao rừng tại xã Nghĩa Long.
- Đánh giá được những tác động chủ yếu về kinh tế, xã hội và môi trường của công tác giao đất giao rừng tới quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình và môi trường tại xã Nghĩa Long.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả về công tác giao đất giao rừng và quản lý sử dụng đất đã được giao.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình giao đất, giao rừng, tình hình quản lý đất đai, quản lý tài nguyên rừng, điều tra tình hình sử dụng đất của nông hộ sau khi giao đất, giao rừng trên địa bàn xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Nội dung nghiên cứu tập trung và đánh giá các vấn đề sau:
+ Điều tra, đánh giá khái quát tình hình tự nhiên – kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
+ Điều tra tình hình trước và sau khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng trên địa bàn xã
+ Đánh giá tác động hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn xã.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn xã
2.4. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề.
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển trong quản lý và sản xuất, cung cấp các thông tin có tính chất tổng quát thời sự mang tính đại diện. Kịp thời rút ra những mặt mạnh để phát huy, khai thác và khắc phục những mặt còn thiếu sót trong quá trình quản lý sử dụng đất trên địa bàn. Công tác chọn điểm nghiên cứu được căn cứ vào các yêu cầu sau:
+ Chọn địa bàn đã và đang tiến hành công tác giao đất, giao rừng ở vùng đồi núi.
+ Chọn địa bàn có đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội đáp ứng được nhiều loại sử dụng đất phát triển như: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây công nghiệp hàng hóa, đất lâm nghiệp… Bên cạnh đó chọn địa bàn có nhiều mô hình nông lâm kết hợp, mô hình trang trại được nhận đất sản xuất có hiệu quả.
+ Về mặt xã hội: Chọn địa bàn có các dân tộc đại diện cho các thành phần dân tộc sinh sống.
+ Về mặt sản xuất: Chọn địa bàn có điều kiện và trình độ sản xuất, tình hình sử dụng đất đại diện.
+ Về mặt kinh tế: Chọn địa bàn điều tra điều kiện kinh tế ( giàu, trung bình, nghèo) để có số liệu phong phú trong quá trình nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Tiếp cận các cơ quan quản lý nông nghiệp về đất đai, cơ quan quản lý nông lâm nghiệp (các phòng ban: địa chính, nông nghiệp – khuyến nông – khuyến lâm, thống kê, khí tượng, thủy văn, tài nguyên môi trường,...) để thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính sách giao đất giao rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất địa bàn nghiên cứu.
- Trên cơ sở đó khảo sát ngoại nghiệp để rà soát về tình hình sử dụng đất, tình hình giao đất, giao rừng và tình hình cơ bản trên.
- Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình
+ Theo kiểu mẫu chuẩn bị trước
+ Các hộ được lựa chọn
Số hộ phỏng vấn được xác định trên cơ sở phân loại kinh tế hộ gia đình ( nghèo, trung bình, giàu) quỹ đất đai mà hộ đang sử dụng ( ít, trung bình, nhiều), đảm bảo đầy đủ các thành phần dân tộc đang sống trên địa bàn.
- Thu thập thông tin bằng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo sát và kế thừa thông tin sẵn có.
+ Trên cơ sở đó đi khảo sát ngoại nghiệp rà soát lại các thông tin thu thập được để điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.
+ Áp dụng phương pháp thống kê kinh tế, để so sánh các chỉ tiêu đánh giá ở hai thời điểm trước và sau khi giao đất.
2.4.3. chỉnh lý và tổng hợp số liệu.
Trong quá trình điều tra xử lý số liệu ngoại nghiệp hoặc trực tiếp phỏng vấn các hộ gia đình, qua đó tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân sau đó tổng hợp bảng biểu để làm cơ sở cho quá trình phân tích số liệu.
Các số liệu thu thập được tổng hợp ở các bảng biểu và được so sánh, phân tích, đánh giá nhận xét, nội suy, qua hệ thống thông tin đó, quá trình tổng hợp số liệu được sự hỗ trở của phần mềm EXCEL
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên:
3.1.1.1. Vị trí đại lý:
Xã nghĩa long là một trong những xã trung du miền núi, tổng diện tích tự nhiên là 1.184,07 ha. Trung tâm xã nằm cạnh đường Hồ Chí Minh, đay là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nhất của xã. Với vị trí địa lý trên xã Nghĩa Long có những thuận lợi nhất định trong việc phát triển kinh tế so với các xã trong huyện, trong vùng.
Nghĩa Long có ranh giới hành chính chung với các xã:
Phía Bắc giáp xã Đông Hiếu
Phía Nam giáp xã Nghĩa Lộc
Phía Đông giáp xã Đông Hiếu, xã Nghĩa Lộc
Phía Tây giáp hai xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Khánh
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Xã Nghĩa Long có địa hình đồi núi cao dày đặc ở phía Tây, nghiêng dần từ Tây sang phía Đông và phía Nam. Cao độ trung bình từ 15-20 m, nơi cao nhất 30m, thấp nhất 6m. Mạng lưới giao thông đường bộ kết hợp với hệ thống thủy lợi, suối, đồi núi phân cách đồng ruộng thành nhiều vùng nhỏ lẻ.
3.1.1.3. Khí hậu thời tiết:
Nghĩa Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm của vùng miền núi Bắc Trung Bộ.
+ Chế độ nhiệt: Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, tháng nóng nhất tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối 41,10c, số giờ nắng trung bình năm 1.637 giờ.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm 1.823 mm. Trong năm lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào ba tháng 8,9,10. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.
+ Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành
Gió mùa Đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang theo giá rét.
Gió Phơn ( gió Lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 9 có năm gây khô hạn.
Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%, cao nhất trong năm trên 90%, thấp nhất trong năm 70%. Lượng bốc hơi bình quân năm 943 mm, lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng là 140 mm ( tháng 5 đến tháng 9 ), của những tháng mưa là 61 mm (tháng 9 đến tháng 11).
Đặc trưng khí hậu là: Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng với mùa bão, mùa nắng nóng có gió Phơn Tây nam khô nóng, mùa lạnh có gió mùa Đông bắc giá hanh biểu hiện rõ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Với đặc điểm khí hậu thời tiết nêu trên, cần bố trí cây trồng, cơ cấu thời vụ thích hợp, né tránh các yếu tố bất thuận, tăng cường bảo vệ đất kết hợp với sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
3.1.1.4. Nguồn nước:
+ Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp lấy từ 6 hồ đập vừa và nhỏ trên địa bàn xã với tổng diện tích mương tưới dài trên 27,22 km.
+ Hệ thống tiêu nước chủ yếu theo hướng chính từ Bắc xuống Nam đổ ra khe Cái với tổng chiều dài mương tiêu 8,5 km.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên:
a. Tài nguyên đất: Theo tài nguyên thổ nhưỡng Nghệ An, kết hợp với điều tra khảo sát cho thấy: Trong tổng diện tích tự nhiên 1.184,07 ha, ngoại trừ hệ thống kênh tưới, tiêu và đất mặt nước chuyên dùng, ao hồ, phần diện tích còn lại chủ yếu là đất đỏ trên nền đá bazan, đất pha cát.
b. Tài nguyên khoáng sản: Chưa có tài liệu khảo sát tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã
c. Tài nguyên nhân văn: Con người Nghĩa Long nói riêng cũng như huyện Nghĩa Đàn nói chung từ xa xưa giàu truyền thống cách mạng, cần cù, đoàn kết, nghị lực. Với dân số 3.524 người, trong đó một nữa là trong độ tuổi lao động đã tạo nguồn nhân lực dồi dào cho địa phương.
3.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội:
3.1.2.1. Hiện trạng dân số, lao động: Tổng số khẩu toàn xã là 3.524 người, với 780 hộ, trong đó có 659 hộ nông nghiệp, 40 hộ phi nông nghiệp, 81 hộ chính sách. Toàn xã có 129 hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ toàn xã.
Tỷ lệ tăng dân số chung của xã là 0,98%
Tổng số lao động trong các ngành kinh tế của xã là 2.174 người, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp có 1.782 người( chiếm 82%)
+ Lao động phi nông nghiệp 392 người (chiếm 18%).
3.1.2.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế:
Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, nhất là từ năm 2005 đến nay kinh tế - xã hội xã Nghĩa long có bước chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau đều cao hơn năm trước, bình quân thời kỳ 2005-2010 đạt 8,5%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng trọng các ngành công nghiệp – TTCN và dịch vụ, trong đó cơ cấu nông lâm ngư năm 2010 giảm 30% so với năm 2000; TTCN – XD năm 2010 tăng 29% và dịch vụ thương mại tăng 1% so với năm 2000
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế qua các năm của xã Nghĩa Long
TT
Cơ cấu kinh tế
Năm 2000(%)
Năm 2005(%)
Năm 2010(%)
1
Nông nghiệp
72,5
66,5
42,5
2
CN-TTCN
10,0
12,6
39,0
3
Dịch vụ
17,5
21,9
18,5
Nguồn số liệu Ban địa chính xã
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 so với năm 2005 tăng 4,71 tỷ đồng ( theo giá cố định năm 1994).
Thu nhập bình quân đầu người 11,3 triệu đồng/người/năm năm 2010, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2005
3.1.2.3. Hiện trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
a. Trồng trọt: Trong những năm qua, sản xuất trồng trọt đã từng bước phá thế độc canh, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển đổi thích hợp theo hướng sản xuất hàng hóa. Các loại giống cũ có năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh kém đã từng bước được thay thế bằng các loại giống mới có năng suất cao thích nghi trên diện rộng, đẩy mạnh thâm canh.
Tổng diện tích gieo trồng lúa 2 vụ cả năm cơ bản ổn định khoảng 258 ha, một số giống lúa cao sản đã được đưa vào sản xuất, tăng năng suất lên cao, từ 45 tạ/ha năm 2000 lên 62,7 tạ năm 2010, tương ứng với sản lượng 945 tấn năm 2000 và 1.600 năm 2010.
Một số loại cây trồng khác như mía, lạc, đậu, khoai lang, rau các loại, cây ăn quả trong vườn hộ cũng được người dân tích cực đầu tư chăm bón hơn nên diện tích, năng suất và sản lượng cũng tăng khá, như trong bảng dưới đây.
b. Chăn nuôi: Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi đã chuyển dần sang hình thức sản xuất hàng hóa, tốc độ phát triển khá nhanh về quy mô lẫn cơ cấu đàn. Mặc dù hình thức chăn nuôi mới ở mức hộ gia đình nhưng do nắm bắt được yêu cầu của thị trường, có thị trường tiêu thụ do đó giá cả cũng tăng cao, tạo tâm lý tốt cho bà con yên tâm sản xuất, sản phẩm từ chăn nuôi và hình thức nuôi phù hợp.
Bên cạnh đó người dân đã chủ động nắm bắt và đáp ứng được kỹ thuật chăn nuôi, rà soát chọn lựa được các giống tốt nên dù tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp nhưng xã đã tổ chức công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh tốt, sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Đây là một trong những điểm mạnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp của xã.
c. Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp có trên địa bàn xã là 431,41 ha, được trồng: keo, bạch đàn, sở hàng năm thu lại cho nhân dân hàng trăm triệu đồng.
d. Nuôi trồng thủy sản: Với đặc điểm hệ thống ao, hồ đập nhiều, kênh tưới tiêu khá hoàn thiện đã tạo thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn xã phát triển. Phong trào xây dựng kinh tế VACR ngày một tăng đã tận dụng được phần lớn diện tích ặt nước ao hồ để nuôi thả cá.
+ Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học, các mô hình nuôi mới, thức ăn, giống nuôi được cải thiện nên năng suất nuôi cũng tăng một cách đáng kể. Năm 2010 năng suất cá trung bình đạt 1,75 tấn/ha, sản lượng cá hàng năm trên 60 tấn, doanh thu đạt 600-800 triệu đồng/ năm.
+ Thị trường tiêu thụ cá nước ngọt nói chung trên địa bàn tỉnh ta chủ yếu là mua bán trao đổi ở các chợ. Đối với xã Nghĩa Long chủ yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trong vùng và các vùng lân cận.
3.1.2.4. Hiện trạng công nghiệp – xây dựng, tiểu thủ công nghiệp:
Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã hiện chưa phát triển mạnh. Ngành nghề TTCN chủ yếu là các cơ sở chế biến gỗ, nông sản, chế biến, xay xát theo hình thức hộ gia đình. Xã chưa có điểm sản xuất hàng hóa lớn, do đó nguồn thu nhập và đóng góp giá trị của các ngành này cho xã chưa tạo ra bước chuyển biến lớn trong nên kinh tế.
Trên địa bàn xã có 3 doanh nghiệp tư nhân lớn đang hoạt động về lĩnh vực chế biến nông sản (HTX cổ phần Sơn Long), chế biến gỗ ( công ty CP Phượng Nguyên), trạm xăng dầu (công ty Phủ Quỳ),…
3.1.2.5. Hiện trạng về thương mại dịch vụ:
Mặc dù có hệ thống giao thông liên thôn, xã, đường Quốc lộ khá thuận lợi, kết nối xã với các xã lân cận, trung tâm huyện và thị xã Thái Hòa, tuy nhiên ngành nghề thương mại dịch vụ của xã chưa thực sự phát triển mạnh. Các nhu cầu thiết yếu của người dân chủ yếu được cung cấp từ huyện. Khu vực chợ đã được hình thành nhưng do sức mua bán và mức độ đầu tư hạ tầng còn rất hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả, hoạt động kinh doanh buôn bán chưa có sự sầm uất.
+ Chợ của xã nằm gần trục đường Hồ Chí Minh, có diện tích 5.000 m2, hiện vẫn đang là chợ tạm, chưa được kiên cố hóa và phân ra các khu vực kinh doanh, buôn bán chức năng. Hiện chợ mới chỉ đáp ứng được, một phần nhỏ nhu cầu mua bán của người dân, các hình thức kinh doanh, loại mặt hàng trong chợ cũng khá nghèo nàn. Cần xây dựng, nâng cấp chợ mới theo đúng tiêu chuẩn chợ nông thôn mới.
+ Ngoài khu vực chợ, còn có một số ki ốt, cửa hàng buôn bán nhỏ của các gia đình với các mặt hàng đơn giản tập trung 2 bên các khu vực đường chính của xã. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ quy hoạch tổ chức không gian và các hình thức ngành nghề cho hoạt động thương mại dịch vụ.
3.2. TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG.
3.2.1. Tình hình trước khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng:
Trước khi giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, phần lớn đất đai cảu các hộ gia đình sử dụng nằm trong sử quản lý của các HTX. Từ đó đất đai quản lý không chặt chẽ, khai thác và sử dụng còn bừa bãi, manh mún, không có quy hoạch và kế hoạch cụ thể, đất chưa thực sự trở thành một tư liệu, nguồn nhân lực quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó phải nói đến sự hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư, ý thức, thái độ của con người trong việc khai thác sử dụng đất. Cùng với nó là sự tác động của chính sách đất đai giai đoạn này chưa thực sự làm thay đổi được tư tưởng và thái độ của người sử dụng đất để họ thực sự an tâm đầu tư sản xuất, khai thác mở rộng tiềm năng đất đai. Từ đó gây ra tình trạng đất đai bị bỏ hoang, xói mòn, rửa trôi, rừng bị khai thác bừa bãi, nạ cháy rừng, chặt phá rừng thường xảy ra dẫn đến thu nhập của người dân thấp, đời sống khó khăn vất vả, quá trình sản xuất không đáp ứng được yêu cầu của xã hội và mỗi gia đình.
Biểu 3.2 : Cơ cấu các loại đất xã Nghĩa Long trước khi giao đất (2005)
Các loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
1191,87
100
- Diện tích đất nông nghiệp
1022,58
85,80
- Diện tích đất phi nông nghiệp
149,70
12,56
- Diện tích đất chưa sử dụng
19,59
1,64
(Nguồn số liệu: Ban địa chính xã Nghĩa Long)
3.2.2. Kết quả điều tra về tình hình giao đất, giao rừng
Trên thực tế đã cho thấy toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã được giao cho hộ gia đình tự quản lý, bảo vệ và chăm sóc. Quá trình giao đất được thực hiện theo Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993, Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và hướng dẫn của UBND tỉnh Nghệ An đã tiến hành giao đất lâm nghiệp và đạt kết quả như sau:
Biểu 3.3: Kết quả giao đất, giao rừng
Nội dung
Tổng số
1. Tổng số hộ được giao ( hộ)
659
2. Tổng số khẩu được giao ( người)
1782
3. Tổng diện tích đã giao (ha)
1022,58
- Diện tích đất nông nghiệp đã giao (ha)
612,26
- Diện tích đất lâm nghiệp đã giao (ha)
389,24
4. Bình quân diện tích/ hộ (ha)
14,85
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ (ha)
0,93
- Bình quân diện tích đất lâm nghiệp/ hộ (ha)
0,59
5. Bình quân diện tích/ khẩu (ha)
0,57
(Nguồn số liệu: Ban địa chính xã Nghĩa Long)
Qua biểu 3.3 cho thấy trên địa bàn xã Nghĩa Long đến cuối năm 2011 toàn xã đã giao được 1022,58 ha đất cho 659 hộ gia đình với 1782 khẩu. Trong đó, đã giao 612,26 ha đất nông nghiệp, 389,24 ha đất lâm nghiệp và trung bình mỗi hộ gia đình được nhận 14,85 ha đất, trong đó 0,93 ha đất nông nghiệp và 0,59 ha đất lâm nghiệp. Với kết quả trên có thể thấy rằng với chính sách giao đất, giao rừng đã đem lại cho nhân dân một diện mạo mới, đảm bảo tính công bằng, hợp lý, phù hợp với ý nguyện của người dân.
Bên cạnh đó, kết quả giao đất đã phản ánh tốt nhiệm vụ chức năng của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương, thực hiện tốt vai trò trách nhiệm nhằm quản lý và bảo vệ đất làm cho nhân dân có thêm lòng tin vào Đảng, yên tâm sản xuất để đạt kết quả cao hơn.
3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng.
3.2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất:
Biểu 3.4 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 xã Nghĩa Long
TT
Mục đích sử dụng đất
Diện tích theo mục đích sử dụng đất (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên
1184,07
100,0
1
Đất nông nghiệp
1008,19
85,15
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
576,78
48,71
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
452,08
38,18
1.1.1.1
Đất trồng lúa
131,69
11,12
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
320,39
27,06
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
124,7
10,53
1.2
Đất lâm nghiệp
431,41
36,43
1.2.1
Đất rừng sản xuất
431,41
36,43
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
2
Đất phi nông nghiệp
169,15
14,29
2.1
Đất ở
22,89
1,93
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
22,89
1,93
2.1.2
Đất ở tại đô thị
2.2
Đất chuyên dùng
84,72
7,15
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
0,58
0,05
2.2.2
Đất quốc phòng
1,5
0,13
2.2.3
Đất an ninh
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
15,1
1,28
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
67,54
5,70
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
20,3
1,71
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
41,24
3,48
3
Đất chưa sử dụng
6.73
0,57
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
5,86
0,49
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
0,87
0,07
Nhìn chung trên địa bàn xã sau khi thực hiện chủ trương giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình sử dụng thì phần lớn diện tích đất đều có xu hướng tăng lên rất nhiều so với trước đây. Kết quả hiện trạng sử dụng đất của xã là: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.184,07 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp: 1.008,19 ha (chiếm 85%)
Đất phi nông nghiệp: 169,15 ha (chiếm 14,29%)
Đất chưa sử dụng: 6,73 ha (chiếm 0,57%)
3.2.3.2. Tài nguyên rừng:
Biểu 3.5 : Hiện trạng tài nguyên rừng của Xã Nghĩa Long
TT
Đất lâm nghiệp
Diện tích (ha)
1
Đất rừng sản xuất
389,24
- Đất có rừng tự nhiên sản xuất
100,18
- Đất có rừng trồng sản xuất
212,36
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất
- Đất trồng rừng sản xuất
76,70
Qua biểu 3.5 trên có thể thấy diện tích đất lâm nghiệp của xã Nghĩa Long cũng tương đối ít. Chủ yếu là rừng sản xuất, không có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trong đó, rừng tự nhiên là 100,18 ha, chủ yếu ở trạng thái Ia, Ib, Ic. Rừng trồng là 212,36 ha, chủ yếu là keo, bạch đàn, sở.
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG.
3.3.1. Sự thay đổi về diện tích đất
3.3.1.1. Biến động đất đai qua các năm:
Biểu 3.6 : Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2011 so với năm 2005
TT
Mục đích sử dụng đất
Diện tích năm 2011
So với năm 2005
DT năm 2005
Tăng(+) giảm(-)
Tổng diện tích tự nhiên
1191.87
1184.07
7.80
1
Đất nông nghiệp
1022.58
1008.19
14.39
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
612.26
576.78
35.48
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
268.69
452.08
-183.39
1.1.1.1
Đất trồng lúa
190.17
131.69
58.48
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
78.52
320.39
-241.87
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
343.57
124.70
218.87
1.2
Đất lâm nghiệp
389.24
431.41
-42.17
1.2.1
Đất rừng sản xuất
389.24
431.41
-42.17
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
19.78
19.78
1.4
Đất làm muối
1.5
Đất nông nghiệp khác
1.30
1.30
2
Đất phi nông nghiệp
149.70
169.15
-19.45
2.1
Đất ở
22.89
22.89
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
22.89
22.89
2.1.2
Đất ở tại đô thị
2.2
Đất chuyên dùng
100.97
84.72
16.25
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
0.58
0.58
2.2.2
Đất quốc phòng
1.50
-1.50
2.2.3
Đất an ninh
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
13.44
15.10
-1.66
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
86.95
67.54
19.41
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
0.10
0.10
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
7.58
20.30
-12.72
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
18.16
41.24
-23.08
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
3
Đất chưa sử dụng
19.59
6.73
12.86
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
19.59
5.86
13.73
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
0.87
-0.87
3.3
Núi đá không có rừng cây
(Nguồn số liệu: Ban địa chính xã Nghĩa Long)
Qua biểu 3.6 có thể thấy tình hình biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng của năm 2011 so với năm 2005 có những kết quả sau: Tổng diện tích tự nhiên của năm 2011 đã tăng thêm 7.80 ha. Trong đó, đất nông nghiệp tăng 14,39 ha, Đất phi nông nghiệp lại giảm đi 19,45 ha, đất chưa sử dụng tăng thêm 12.86 ha so với năm 2005. Từ kết quả đó, có thể nhận định rằng công tác quản lý và sử dụng đất của xã luôn được chú trọng một cách chặt chẽ, thường xuyên có những quy định mới để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao mức thu nhập cho người sử dụng. Điều đó có thể nói lên được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước với chính sách giao đất giao rừng này, đồng thời cũng thể hiện được trình độ khai thác và sử dụng của người dân luôn luôn đổi mới tư duy để biến đất đai thành hàng hóa không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
3.3.1.2. Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình sau khi giao đất, giao rừng:
Do có chính sách đổi mới phù hợp với nguyện vọng của người dân cho nên người dân yên tâm đến sản xuất và không ngần ngại trong việc áp dụng KHKT vào tăng gia làm no ấm cho gia đình và xã hội cho nên diện tích đưa vào sử dụng ngày một tăng lên, đất trống, đất hoang ngày một giảm bớt…
Do Nghĩa Long là một xã trung du miền núi của Huyện Nghĩa Đàn, phong tục tập quán và đời sống đang còn lạc hậu cho nên đời sống của nông hộ vẫn đang còn khó khăn về nhiều mặt. Nhưng từ khi có chính sách giao đất, giao rừng nông dân đã có điều kiện canh tác thuận lợi hơn, nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiển, xóa được hộ đói, giảm được hộ nghèo, nông hộ khá và giàu tăng lên.
Biểu 3.7: Hiệu quả sử dụng đất của các hộ điều tra trong 100 hộ
Chỉ tiêu
(100 hộ)
Năm 2005
Năm 2011
Số hộ
Tỷ lệ(%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Nghèo
20
20
5
5
Trung bình
55
55
30
30
Khá
15
15
44
44
Giàu
10
10
21
21
Nguồn số liệu điều tra
Cụ thể qua biểu 3.7 cho thấy hộ giàu năm 2005 là 10 hộ nhưng đến năm 2011 là 21 hộ, số hộ khá tăng nhanh từ 15 hộ năm 2005 lên đến 44 hộ năm 2011, số hộ trung bình 55 hộ giảm xuống còn 30 hộ, số hộ nghèo từ 20 hộ giảm xuống còn 5 hộ.
3.3.2. Hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình sau khi giao đất, giao rừng.
3.3.2.1. Năng suất cây trồng sau khi giao đất, giao rừng
Kết quả điều tra cho thấy, sau khi giao đất cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nông hộ là theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng có tỷ trọng lớn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình. Kết quả so sánh năng suất một số loại cây trồng trước và sau khi giao đất, giao rừng được tổng hợp ở biểu sau:
Biểu 3.8 : So sánh năng suất các loại cây trồng chính trước và sau khi giao đất
TT
Chỉ tiêu điều tra
Năm 2005 (Tạ/ha/vụ)
Năm 2011 (Tạ/ha/vụ)
Tỷ lệ % 2011/2005
1
Lúa
41
62
151
2
Ngô
28
30
107
3
Lạc
20
21
105
4
Mía
260
270
104
5
Đậu
10
11
110
6
Sắn
40
60
150
(Nguồn số liệu ban địa chính xã nghĩa Long)
Qua biểu 3.8 cho thấy bình quân năng suất cây Lúa, ngô, Lạc, Mía sau khi giao đất tăng lên rất lớn so với trước khi giao là do sau khi giao đất các gia đình đã chủ động đầu tư khai thác, cải tạo đất đưa vào sử dụng nhiều hơn quỹ đất được giao. Nhờ cơ chế thị trường mở ngày càng thông thoáng, người dân yên tâm sản xuất hơn, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó nên mở rộng diện tích đất canh tác là biện pháp tối ưu nhất để nâng cao mức sống cho nhân dân. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng trong hệ sinh thái vườn, đồi, ruộng đã làm cho các loại cây trồng tăng lên tạo lập một tập đoàn cây công nghiệp, lâm nghiệp và cây ăn quả phong phú có giá trị kinh tế cao, năng suất cây Lúa tăng lên 151% sau khi giao đất, giao rừng. năng suất cây Ngô tăng 107%, cây Lạc tăng 104%, cây Mía tăng 104%, cây Đậu tăng 110%, Sắn tăng 150%.
3.3.2.2. Năng suất vật nuôi sau khi giao đất, giao rừng:
Trong những năm gần đây, chăn nuôi được các hộ gia đình chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, các loại giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao. Kết quả được tổng hợp ở biểu sau:
Biểu 3.9: Diễn biến đàn gia súc, gia cầm qua các năm xã Nghĩa long
TT
Khoản mục
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2011
1
Đàn trâu
con
889
720
2
Đàn bò
con
551
160
- Bò laisind
con
150
120
3
Đàn lợn
con
1373
1850
- Lợn nái
con
189
260
- Lợn hướng nạc
con
1.182
1.390
4
Dê
con
125
380
5
Đàn gia cầm
con
17.260
12.900
6
Thủy sản
Tấn
20,6
30
(Nguồn số liệu: Ban địa chính xã Nghĩa Long)
Nhìn vào biểu 3.9 có thể thấy số lượng đàn trâu cao hơn số lượng đàn bò do trâu có sức kéo khỏe hơn, làm ra sản phẩm nhiều hơn, giúp cho người dân sản xuất được tốt hơn, và số lượng của các loài cũng được biến đổi qua các năm. Cụ thể là trâu từ 889 con (năm 2005) đến năm 2011 chỉ còn 720 con, bò từ 551 con năm 2005 đến năm 2011 chỉ còn 160 con. Số lượng lợn tăng từ 1.373 con (năm 2005) lên 1.850 con(năm 2011).
3.3.2.3. Hiệu quả về xã hội:
a. Giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình và ngoài xã hội: Ở nông thôn do trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế, công việc thu hoạch nông sản thì phải đến thời vụ do đó thời gian rảnh rỗi rất nhiều nên thường xuyên tụ hợp nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến con đường tệ nạn xã hội. Vì vậy, giải quyết việc làm cho bà con nông dân là cả một vấn đề nan giải.
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp quan trọng để ổn định an ninh chính trị, đẩy lùi các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào tầng lớp lao động nông thôn khi thiếu việc làm. Theo kết quả phỏng vấn các hộ gia đình ở xã Nghĩa Long cho thấy: 100% số hộ đã tận dụng hết khả năng lao động chính trong gia đình, trong số các hộ gia đình có lao động phụ thì có 77% số hộ đã tận dụng hết nguồn lao động này. Có 95% số hộ được hỏi nói rằng cơ chế quản lý và mức đất giao như hiện nay đã tạo thuận lợi cho họ tổ chức, sử dụng nguồn lao động trong gia đình tốt hơn thời kỳ trước.
Từ đó, chính sách giao đất, giao rừng đã giải quyết được phần nào về việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó cũng để nhằm ổn định an ninh chính trị, đẩy lùi tệ nạn xã hội, nhờ có chính sách đúng đắn nên hầu hết các gia đình đã tận dụng được nguồn lao động chính để sản xuất tăng gia do đó thời gian nông nhàn rất ít. Nhờ công tác quản lý sử dụng đất chặt chẽ nên người dân an tâm đầu tư chăm bón và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình và toàn xã hội.
Tuy nhiên, việc sử dụng lao động trong gia đình hiện nay còn có một số vấn đề tồn tại cần giải quyết như: vấn đề đào tạo tay nghề, nâng cao khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn, thời gian làm việc còn quá nhiều trong ngày, vấn đề an toàn lao động chưa được chú ý đã dẫn đến những thiệt hại, rủi ro đáng tiếc trong quá trình sản xuất cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
b. Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng trong việc duy trì các phong tục tập quán và bản sắc dân tộc, cùng với việc đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tiến tới xây dựng gia đình và làng xóm văn hóa.
Chính sách giao đất, giao rừng đã tác động tích cực đến việc xây dựng, củng cố nâng cao trình độ dân trí người dân. Từng bước đẩy lùi được các phong tục lạc hậu trong đời sống cảu người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số. Các phong tục lạc hậu như: Phong tục đốt nương làm rẫy, phong tục bắt ma cho người ốm,… Tuy nhiên, trong quá trình đó các dân tộc vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc mình như: Trong sinh hoạt phong tục uống rượu của người Thái vẫn được phát huy, trong sản xuất vẫn duy trì giống lúa nương bản địa…
Qua thực tế điều tra phỏng vấn cán bộ văn hóa xã cho biết số hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa ở các xóm năm 2011 tăng lên 30% so với năm 2005. Chính sách giao đất, giao rừng đã có tác động tích cực đến việc giao dục và nâng cao nhận thức của tầng lớp thanh thiếu niên trong việc tránh xa các tệ nạn xã hội.
c. Tình hình tranh chấp đất đai, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường sinh thái: Qua điều tra trên địa bàn xã cho thấy, sau khi giao đất, giao rừng số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất và sử dụng đất sai mục đích cũng như số vụ cháy rừng giảm đi rất nhiều. Độ che phủ tăng lên làm cho môi trường sinh thái cũng như quá trình quản lý sử dụng đất ngày càng có hiệu quả. Kết quả cảu tình hình này được tổng hợp ở biểu sau đây:
Biểu 3.10 : So sánh hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái
Chỉ tiêu
Năm
2005
2011
Tỷ lệ(%)
Số vụ tranh chấp đất đai
6
2
-66,7
Số hộ sử dụng đất đai sai mục đích
14
6
-57,1
Số vụ cháy rừng (vụ)
3
1
-66,7
Độ che phủ rừng(%)
60
80,3
20,3
(Nguồn số liệu điều tra)
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách mới để khôi phục và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đồng thời cũng ban hành nhiều hình thức kỷ luật đối với người vi phạm pháp luật trong việc khai thác và bảo vệ rừng, cộng với ý thức của người dân được nâng cao cho nên từ khi có chính sách giao đất, giao rừng thì đất đai được quản lý ngày càng chặt chẽ hơn, vì vậy số vụ tranh chấp, sử dụng sai mục đích và số vụ cháy rừng giảm đi nhiều. Do hiểu biết về tác hại của việc phá rừng nên hàng năm diện tích rừng được trồng lại càng tăng lên do đó độ che phủ rừng so với năm 2005 thì năm 2011 đã tăng lên 20,3%, qua biểu 3.10 cho thấy số vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất trước khi giao là 6 vụ nay giảm xuống còn 2 vụ ( giảm 66,7%).
Số hộ sử dụng sai mục đích năm 2005 là 14 hộ nhưng đến năm 2011 còn 6 vụ (giảm 57,1%). Số vụ cháy rừng là 3 vụ nay giảm xuống còn 1 vụ (giảm 66,7%). Để đạt được kết quả trên ,ngoài sự quan tâm của Đảng, chính quyền còn có sự nỗ lực không mệt mỏi của bà con nông dân trong việc bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, nhờ có chính sách đúng đắn, chỉ đạo kịp thời mà đất đai trên toàn xã Nghĩa Long ngày càng được sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích.
3.3.4. Ý kiến của nông hộ khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng.
3.3.4.1. Các quyền lợi của người sử dụng đất sau khi nhận đất:
Sau khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng 100% hộ gia đình ở xã Nghĩa Long đều cho rằng các quyền của người sử dụng đất được bảo đảm hơn.
- Về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng: Thông qua chính quyền địa phương người dân sẽ được đảm bảo về quyền lợi và tính chất pháp lý trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
- Về quyền thế chấp vay vốn: Luật đất đai sửa đổi năm 2003 cho phép những hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng để vay vốn theo quy định.
- Về quyền thuê và cho thuê đất: Khi trong gia đình nguồn nhân lực ngày càng hiếm hoặc không đủ vốn để đầu tư thì người dân có quyền thuê đất theo thỏa thuận, nhưng ngược lại nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn, các hộ gia đình có nhu cầu để mở rộng diện tích canh tác hoặc xây dựng trang trại thì có quyền thuê đất của Nhà nước để phát triển kinh tế gia đình và chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình này.
3.3.4.2. Tình hình hỗ trợ sản xuất cho nông hộ sau khi nhận đất:
Sau khi giao đất các địa phương đã có các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất như: Chính sách ưu đãi vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng chính sách người nghèo, chương trình kết hợp của các địa phương với Nhà máy đường để tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, giống cây trồng vật nuôi, thu mua sản phẩm đầu ra cho nhân dân… đa số các hộ gia đình đã được nhận sự hỗ trợ của các chương trình trên, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, sự hỗ trợ còn dàn trải, không thường xuyên và đồng bộ. Mặt khác, chính sách đầu tư đảm bảo đời sống cho người dân làm nghề rừng hiện tại chưa có, nên các gia đình này gặp nhiều khó khăn, vì họ không đủ đất để sản xuất lương thực hoặc trồng cây nhanh cho sản phẩm phục vụ trước mắt.
3.3.5. Những vấn đề tồn tại sau khi giao đất, giao rừng:
4.3.5.1. Những tồn tại về phía cơ quan quản lý Nhà nước:
Giao đất, giao rừng là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Từ đó, Nhà nước có cơ sở để “nắm chắc – quản chặt” nguồn tài nguyên đất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số tồn tại sau:
+ Quá trình giao đất, giao rừng mới chỉ thực hiện được giao phần diện tích và vị trí lô đất ở ngoài thực địa cho các hộ gia đình, nhưng chưa xác định được rõ ràng ranh giới và vị trí lô đất trên bản đồ. Lý do là khi giao đất, giao rừng việc trích lục thửa đất chưa đầy đủ, thiếu các thửa đất giáp ranh, bên cạnh đó chưa giải thích cho người dân được rõ ràng.
+ Công tác tổ chức quản lý sản xuất sau khi giao đất của Nhà nước còn có nhiều hạn chế, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất diễn ra còn chậm hoặc chưa thực hiện được, việc tổ chức tập huấn hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người dân chưa kịp thời và thường xuyên. Dẫn đến tình trạng sau khi nhận đất nhận rừng người dân rất lúng túng để lựa chọn một hình thức sản xuất hợp lý ở thời gian đầu, hiệu quả sản xuất của một số hộ gia đình rất thấp, đất đai bị thoái hóa, rửa trôi, rừng không được bảo vệ tốt.
+ Theo quy định của Nghị định 64/CP diện tích mỗi hộ được giao không quá 2 ha còn đối với diện tích vượt hạn điền thì chuyển sang hình thức thuê đất. Song trên thực tế một số hộ ở vùng cao diện tích vượt hạn mức lên tới 3-5 ha nhưng nếu thuê thì khó áp dụng. Vì đời sống kinh tế của các hộ vùng này lại khó khăn, hơn nữa tập quán canh tác của người dân tộc còn nặng nề, do đó quy định này đã không khuyến khích được người dân tham gia nhận rừng để chăm sóc quản lý.
+ Thủ tục hành chính về vay vốn, thủ tục về giao đất, thuê đất và cấp GCNQSDĐ còn rườm rà, chưa có biện pháp nhằm hạn chế các thủ tục này. Cùng với việc trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Từ đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cấp GCNQSDĐ, không khuyến khích được người dân thế chấp vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất.
+ Công tác dự báo định hướng sản xuất thực hiện chưa tốt, sản phẩm đầu ra của nhân dân chưa bảo đảm chất lượng cũng như số lượng một cách thường xuyên và hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thiếu, giá cả bấp bênh. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến tam lý sản xuất của người dân, các nhà máy chế biến nông sản.
4.3.5.2. Những tồn tại về phía hộ gia đình nhận đất:
- Năng lực tổ chức và quản lý sản xuất nông, lâm nghiệp của một số hộ gia đình còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất. Song họ lại nhận và thuê quá nhiều đất dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh tế xã hội không cao, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, lãng phí tài nguyên đất, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.
- Do trình độ nhận thức của một số hộ gia đình còn hạn chế, nên họ chưa hiểu được hết các quy định của việc giao đất, giao rừng. Do vậy, khai thác rừng bừa bãi, tự do chuyển mục đích sử dụng đất, trong sản xuất chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế ít chú ý đến bảo vệ môi trường.
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TẠI XÃ NGHĨA LONG.
3.4.1. Giải pháp về tổ chức
3.4.1.1. Giải quyết vấn đề tích tụ đất đai trong sử dụng đất nông, lâm nghiệp:
Tích tụ đất đai trong sản xuất nông, lâm nghiệp là yêu cầu khách quan và mang tính chất tự nhiên của nền sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, đây thực chất là quá trình phân công lại lao động ở khu vực nông thôn thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau khi giao đất cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất: tích tụ ruộng đất có chiều hướng gia tăng, các mô hình sử dụng đất trang trại xuất hiện một cách tự nhiên, bột phát…
Do vậy, Nhà nước cần có chính sách hạn điền phù hợp với từng vùng nhằm khuyến khích quá trình tích tụ đất đai thông qua quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê để phát triển nhanh các mô hình trang trại nông lâm kết hợp.
3.4.1.2. giải quyết vấn đề nông dân không có đất sản xuất:
Sau khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng thì cơ bản nhân dân đều có đất để sản xuất. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình phát sinh mới sau khi giao đất, hoặc một số hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ cho các mục đích sử dụng khác lại không có đất để sản xuất. Trong khi đó quỹ đất nông, lâm nghiệp của các địa phương đã giao hoặc cho thuê sử dụng hết. từ đó đã gây ra một số khó khăn cho các hộ gia đình này. Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhằm giải quyết đất đai hoặc cơ chế hỗ trợ phù hợp, để giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình này đảm bảo cuộc sống bình thường.
Giải pháp cho các vấn đề này là:
+Không nên quy định máy móc thời hạn hoàn thành giao đất, giao rừng mà không căn cứ vào nguồn lực và tiềm năng sản xuất hạn hẹp của địa phương đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng công tác giao đất, giao rừng. Vì tiến độ giao đất sẽ phụ thuộc vào quá trình tổ chức lại sản xuất đến đâu, tiến hành giao đất lâm nghiệp đến đó sao cho phù hợp với quy hoạch khả năng đầu tư sản xuất của Nhà nước và nhân dân.
+ Các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác quy hoạch để định hướng cho nhân dân sản xuất, phù hợp với yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đối với diện tích đất hoang, đất đồi trọc khó giao hiện tại không có người quản lý sử dụng, Nhà nước có thể cho phép các tổ chức, hộ gia đình cá nhân đầu tư khai phá, họ không chỉ có quyền sử dụng mà có quyền mua bán, chuyển nhượng đất đai theo quy hoạch và định hướng của Nhà nước.
+ Phải kiện toàn bộ máy ngành địa chính từ huyện xuống xã. Đảm bảo xã có cán bộ địa chính chuyên và có trình độ đại học để đáp ứng công việc đòi hỏi ngày càng cao của ngành.
3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật:
Xã Nghĩa Long là một xã thuộc huyện trung du miền núi, nên trình độ của người dân còn hạn chế dẫn đến kỹ thuật trồng trọt còn kém, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Vì vậy, cần có những giải pháp khắc phục như sau:
+ Cần bố trí các hệ thống cây trồng hợp lý trên từng loại diện tích đất nhằm khai thác triệt để tiềm năng và giảm thiểu những hạn chế của vùng là vấn đề rất quan trọng. Thay đổi và hoàn thiện các giống lúa cũ của xã bằng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh việc thâm canh tăng vụ, không ngừng mở rộng thêm diện tích đất trống đưa vào sản xuất.
+ Trên diện tích đất rừng mới trồng cở giai đoạn đầu tiến hành trồng xen một số cây ngắn ngày dưới tán rừng để tận dụng không gian dinh dưỡng, nhằm đem lại nguồn thu trước mắt cho những người làm nghề rừng.
Giải pháp về vốn:
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương chủ yếu vay từ vốn ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện. Mặt khác cần huy động tối đa nguồn vốn sẵn có của nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.
Nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất trong kỳ quy doanh là rất lớn mà thủ tục vay vốn hiện nay còn phức tạp, rườm rà và lãi suất còn tương đối cao. Vì vậy, trong những năm tới ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần đổi mới trong công tác cho vay vốn dài hạn và ngắn hạn, giảm lãi suất để người dân yên tâm phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân của các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, hội nông dân, hội làm vườn nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất. Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng xuống xã, gắn liền với tổ chức tín dụng, Huy động tiền gửi tiết kiệm, mở rộng dịch vụ thanh toán đến từng người dân nhằm xây dựng mối quan hệ giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các hộ gia đình ở khu vực nông thôn.
3.4.4. Giải pháp về chính sách:
Từ những tồn tại được nêu ở mục 4.3.5.1 có thể đưa ra một số giải pháp để hạn chế những tồn tại đó:
+ Hoàn thiện việc giao đất cho các hộ gia đình, đặc biệt là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn theo các nghị định của Chính phủ. Đảm bảo mọi khoảnh đất đều được giao cho các chủ sử dụng và quản lý.
+ Cần có những chính sách và biện pháp nhằm tiết kiệm, sử dụng đất quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất như chính sách tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng, chính sách xen ghép dân cư trong khu dân cư hiện tại, chính sách phát triển các khu dân cư theo hướng đô thị hóa, chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi với bố trí các khu dân cư để tiết kiệm đất.
+ Cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhằm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phải tạo ra được nông sản hàng hóa có chất lượng giá trị cao.
+ Tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền để mọi người nhận thức được nghĩa vụ, quyền lợi à trách nhiệm của mình trong việc chấp hành luật đất đai. Có như vậy, các hộ gia đình mới tích cực tham gia vào việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
3.4.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ lâm, nông sản:
Hiện tại thì trường tiêu thụ trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, vì sản phẩm chưa được phong phú, và liên tục, chất lượng cũng chưa cao. Chủ yếu là tiêu thụ trên địa bàn. Vì vậy, cần có những giải pháp hợp lý để mở rộng thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân. Sau đây là một số giải pháp:
Hình thành và ổn định các kênh lưu thông, buôn bán ở khu vực.
Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn để tạo ra nhiều trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa, tạo môi trường tốt cho phát triển, giao lưu và trao đổi hàng hóa
Trên địa bàn xã hoặc xóm cần thiết lập các hợp tác xã tiêu thụ lâm, nông sản cho các hộ nông dân, cung cấp các thông tin, giúp người dân hiểu biết thị trường
Mở rộng các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN:
1. Xã Nghĩa Long là một trong những xã trung du miền núi, với tổng diện tích tự nhiên là 1.191,87 ha; 3524 nhân khẩu với 780 hộ, xã có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, đặc biệt là đất đỏ Bazan, nguồn lao động dồi dào, đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm nghiệp.
2. Trên địa bàn xã Nghĩa Long đã giao 1022,58 ha đất nông lâm cho 659 hộ gia đình.
- Giao được 612,26 ha vào sử dụng đất nông nghiệp, giao 389,24 ha vào mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.
- Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng 14,85 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 0,93 ha, đất lâm nghiệp là 0,59 ha.
3. Sau khi giao đất, giao rừng hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp được tăng lên.
* Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp:
+ Năng suất Lúa tăng từ 41 tạ/ha (năm 2005) lên 62 tạ/ha (năm 2011)
+ Năng suất Ngô tăng từ 28 tạ/ha (năm 2005) lên 30 tạ/ha (năm 2011)
+ Năng suất Mía tăng từ 260 tạ/ha (năm 2005) lên 270 tạ/ha (năm 2011)
+ Năng suất Sắn tăng từ 40 tạ/ha (năm 2005) lên 60 tạ/ha (năm 2011)
+ Năng suất Lạc tăng từ 20 tạ/ha (năm 2005) lên 21 tạ/ha (năm 2011)
+ Năng suất Đậu tăng từ 10 tạ/ha (năm 2005) lên 11 tạ/ha (năm 2011)
- Tổng giá trị sản xuất năm 2011 so với năm 2005 tăng 4,71 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân đầu người 11,3 triệu đồng/người/năm 2011, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2005.
* Hiệu quả về mặt môi xã hội:
- Thời hạn giao đất kéo dài trong nhiều năm, đã hạn chế được sự gia tăng dân số, góp phần giảm áp lực tăng dân số đối với việc sử dụng đất. Sau khi giao đất, giao rừng đời sống cũng như trình độ dân trí của người dân được nâng lên. Từ đó, đã đảy lùi được các phong tục lạc hậu, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng trong đời sống các dân tộc.
- Số vụ tranh chấp đất đai từ 6 vụ (2005) nay giảm xuống 2 vụ (2011) giảm 66,7%
- Số hộ sử dụng sai mục đích sử dụng đất từ 14 hộ (2005) nay giảm xuống còn 6 hộ giảm 57,1%.
4.2. TỒN TẠI:
Do còn ít kinh nghiệm, trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên trong bản chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Việc phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cuả xã dựa trên cơ sở thông tin kế thừa là chính, vì vậy việc phân tích đánh giá việc phân tích, đánh giá vẫn mang tính tổng quát mà chưa có đủ điều kiện đi sâu vào từng điều kiện cụ thể.
Do thời gian nghiên cứu tại địa phương có hạn nên chưa tìm hiểu được đầy đủ về phong tục tập quán cũng như nguyện vọng của người vì vậy mà việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng còn gặp nhiều khó khăn.
4.3. KIẾN NGHỊ:
Qua quá trình thực tập tại xã Nghĩa Long nhìn chung diện tích đất trên địa bàn toàn xã đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích. Phần lớn các hộ gia đình đã ý thức được vai trò của đất đai trong đời sống xã hội, đây chính là tiền đề quan trọng và cần thiết để quản lý và bảo vệ đất đai.
Trước tình hình đó của địa phương, nhằm khai thác tốt hơn nữa tiềm năng đất đai em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
+ Đề nghị UBND huyện, Phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với UBND xã kịp thời chỉnh sửa, can vẽ lại bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã.
+ Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai một cách sâu rộng cho người dân.
+ Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các xã về việc xây dựng quy hoạch chi tiết khu tái định cư để cấp giấy chứng nhận kịp thời, chủ yếu là khu trung tâm UBND xã và một số vị trí ven các tuyến đường liên xã…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_chuyen_de_lam_nghiep_6426.doc