Đánh giá tình hình ngập lụt môi trường đô thị tp Hồ Chí Minh và giải pháp

MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu . 1 3. Phạm vi đề tài . 1 3.Nội dung đề tài . 2 4. Phương pháp nghiên cứu . 2 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 1.1 Các khái niệm 3 1.1.1 Đô thị hóa . 3 1.1.2 Môi trường đô thị 3 1.1.3 Ngập lụt . 3 1.2 Môi trường đô thị . 4 1.2.1 Trên thế giới 4 1.2.2 Ở Việt Nam . 4 1.2.3 Ở Thành Phố Hồ Chí Minh 5 CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGẬP LỤT Ở TP. HỒ CHÍ MINH 2.1 Điều kiện tự nhiên . 5 2.1.1 Vị trí địa lý 5 2.1.2 Địa hình . 6 2.1.3 Khí hậu và thời tiết 7 2.1.4 Địa chất và đất đai 7 2.1.5 Thủy văn 10 2.2 Đánh giá tình trạng ngập lụt . 10 2.2.1 Tình trạng ngập lụt – đánh giá 10 2.2.2 Nguyên nhân gây ngập lụt 12 2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 13 2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 13 2.2.3 Hậu quả . 16 2.2.3.1 Đối với sức khỏe . 16 2.2.3.2 Đối với sản xuất 17 2.2.3.3 Môt số hậu quả khác 18 CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP CHỐNG LỤT 3.1 Các chương trình chống ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh 19 3.2 Đề xuất các giải pháp . 20 CHƯƠNG 4 : ƯU VÀ CÁC NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC DỰ ÁN NGĂN TRIỀU ,TIÊU LŨ VÀ HẠ THẤP MỰC NƯỚC BIỂN 4.1 Phương án 1 . 23 4.2 Phương án 2 23 4.3 Phương án 3 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 KẾT LUẬN VÀ KIỂN NGHỊ KẾT LUẬN . 26 KIẾN NGHỊ . 27

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình ngập lụt môi trường đô thị tp Hồ Chí Minh và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
((( TÊN ĐỀ TÀI : GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá SVTH : Nguyễn Thị Quyên MSSV : 0771198 LỚP : ĐHMT3B Thành phố Hồ Chí Minh , tháng 07 năm 2009 MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu 1 3. Phạm vi đề tài 1 3.Nội dung đề tài 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 1.1 Các khái niệm 3 1.1.1 Đô thị hóa 3 1.1.2 Môi trường đô thị 3 1.1.3 Ngập lụt 3 1.2 Môi trường đô thị 4 1.2.1 Trên thế giới 4 1.2.2 Ở Việt Nam 4 1.2.3 Ở Thành Phố Hồ Chí Minh 5 CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGẬP LỤT Ở TP. HỒ CHÍ MINH 2.1 Điều kiện tự nhiên 5 2.1.1 Vị trí địa lý 5 2.1.2 Địa hình 6 2.1.3 Khí hậu và thời tiết 7 2.1.4 Địa chất và đất đai 7 2.1.5 Thủy văn 10 2.2 Đánh giá tình trạng ngập lụt 10 2.2.1 Tình trạng ngập lụt – đánh giá 10 2.2.2 Nguyên nhân gây ngập lụt 12 2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 13 2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 13 2.2.3 Hậu quả 16 2.2.3.1 Đối với sức khỏe 16 2.2.3.2 Đối với sản xuất 17 2.2.3.3 Môt số hậu quả khác 18 CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP CHỐNG LỤT 3.1 Các chương trình chống ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh 19 3.2 Đề xuất các giải pháp 20 CHƯƠNG 4 : ƯU VÀ CÁC NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC DỰ ÁN NGĂN TRIỀU ,TIÊU LŨ VÀ HẠ THẤP MỰC NƯỚC BIỂN 4.1 Phương án 1 23 4.2 Phương án 2 23 4.3 Phương án 3 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 KẾT LUẬN VÀ KIỂN NGHỊ KẾT LUẬN 26 KIẾN NGHỊ 27 SUMMARY Ecological cities involve many different elements and processes . The form and struture of cities ( urban design ) plays an important role in transportation patterns and energy use , urban sprawl ,and the conservation of farmland and habital. Urban flooding in Ho Chi Minh City has been a long-running issue for many years. HCM CITY — Good management of the city’s urbanisation and economic growth is the only sustainable solution to HCM City’s flooding woes .A recent report by the People’s Committee admits there are still around 100 locations in the city that are flood-prone, exactly the same as in 2000, though flood-prevention measures were carried out in recent years. The experts preferred to look at the bigger picture and blame it on haphazard urbanisation and economic growth. Encroachment along the city’s rivers and canals has limited the flow of water, causing water levels to rise higher every year. .The infrastructure projects currently under way could only deal with flooding after it happens rather than address the causes. KEY WORD Urban environment Urbanization Flooding Consequential flooding proposed solutions CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài : Các hoạt động của con người trong thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính ( nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp , giao thông sự gia tăng dân số …) ,làm trái đất nóng dần lên , từ đó gây ra những hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên . Ở Việt Nam ,một trong những nước chịu tác động mạnh về biến đổi khí hậu do con người gây ra thể hiện khá rõ .Ở thành phố Hồ Chí Minh ,Với tốc độ ấm dần của trái đất như hiện nay ,đến năm 2100 mực nước biển ở nước ta dâng lên khoảng 1 mét ,khiến cho 1/5 diện tích lãnh thổ bị ngập nước với nhiệt độ trung bình có thể tăng đến 300C. Kết cấu đô thị thành phố được xây dưng trước năm 1975 là một thành phố không đông dân với bảy triệu người , các vấn đề hạ tầng đô thị ngày càng bê tông hóa (vỉa hè ,lối đi bộ ,bãi đậu xe các tòa nhà cao tầng ..)m , giảm bề mặt thấm lọc tự nhiên ( bãi cỏ ,công viên ,cây xanh ) ,nên khi mưa lớn và gây tràn thì không có nơi lưu trú nước khi chuyển tải tới nơi tiếp nhận do các ao hồ tự nhiên bị san lấp xây nhà ở .Bởi vậy mỗi khi có lương mưa lớn ,hệ thống quá tải , tình trạng ngập lụt và sụt lở đất diễn ra. 2. Mục tiêu Trên cơ sở lý thuyết về môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh ,kết hợp với khảo sát , đánh giá thu thập kết quả liên quan đến điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu về tình trạng ngập lụt môi trương đô thị thành phố ,kịp thời đánh giá và đưa ra những giải pháp để thành phố Hồ CHí Minh thoát khỏi tình trạng ngập lụt . 3. Phạm vi đề tài Gới hạn về mặt không gian là môi trường đô thị thành phố HỒ CHí Minh Giới hạn về mặt nội dung : Đánh giá tình trạng ngập lụt và đưa ra các giải pháp 4. Nội dung đề tài Tổng hợp và kế thừa về quan điểm , tiêu chí đặc trưng … của môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh Các điều kiện để trở thành môi trường đô thị Phân tích ,đánh giá tình hình ngập lụt Đề xuất một vài phương án ,giải pháp cho vấn đề ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh 5. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này em đã sử dụng những phương pháp sau : Phương pháp tổng hợp tài liệu Phương pháp thu nhập số liệu Phương pháp nghiên cứu thông kê so sánh … Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Các khái niệm ( concepts ) Đô thị hóa (Urbanization ) Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái .Cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông ,tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. 1.1.2 Môi trường Đô Thị (urban environment ) Bao gồm hệ sinh môi trường mà trong đó các quần thể sinh vật kể cả con người sống với mật độ cao , tồn tại phát triển cùng thành phần vật lý như nhà cửa ,đường sá nhà cửa , hệ thống cấp thoát nước , mạng lưới điện , các xí nghiệp , nhà máy … cùng tồn tại trong phạm vi không gian , lãng thổ đô thị . Thành phần của môi trường đô thị bao gồm : Môi trường vật lý : Đất nước , không khí , khu sản xuất công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp , công viên ,đường phố , khu di tích lịch sử … Thành phần sinh học và đa dạng sinh học : chủ yếu là con người , động vật nuôi , cây xanh , … 1.1.3 Ngập lụt (deluge) Hiện nước bị đọng lại ở các vùng trũng và không tiêu thoát được Do lượng nước mưa rơi xuống mặt đất không được thoát ra ngoài mà đọng vào một chỗ nhất định, hay do nước từ sông dâng lên do ảnh hưởng của thủy triều. 1.2 Môi trường đô thị 1.2.1 Trên thế giới San Francisco là thành phố đầu tiên của Mỹ tổ chức hội nghị môi trường. Trọng tâm của cuộc họp xoáy vào tình trạng nóng lên toàn cầu và các thị trưởng có thể làm gì để hạn chế lượng khí thải nhà kính. Các thị trưởng tham dự ngày hội môi trường hôm 5/6 đến từ những thành phố thuộc nhiều nước trên khắp thế giới và 50/68 vị đã cùng ký vào bản hiệp ước. Hiệp ước gồm 21 điều khoản nhằm cải thiện môi trường đô thị trong 7 lĩnh vực: năng lượng, giảm lượng rác thải, thiết kế đô thị, thiên nhiên đô thị, giao thông, sức khỏe môi trường và nước. Theo đó, hiệp ước kêu gọi các thị trưởng tăng cường giao thông công cộng, nguồn nước sạch cho người dân vào năm 2015, cứ trung bình 0,8 km của thành phố phải có một công viên vào năm 2015, giảm lượng khí thải nhà kính xuống còn 25% vào năm 2030 và cắt giảm lượng rác thải ra môi trường và các lò đốt rác còn 0% vào năm 2040. Một trong những vấn đề trọng tâm của hội nghị là kế hoạch tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức cung về điện của thành phố lên 10% trong vòng 7 năm. Vì một môi trường đô thị sạch hơn, xanh hơn, đó là chính là mục tiêu của "Hiệp ước môi trường đô thị" được ký kết hôm 5/6 tại San Francisco. Ở Việt Nam Tại các khu đô thị, chất thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và hộ gia đình, nước nhiễm bẩn và ô nhiễm không khí đã góp phần gây ô nhiễm môi trường, gây cản trở cho phát triển kinh tế tại các đô thị. Hệ thống thoát nước hiện tại thì không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu thoát nước thải và nước mưa. Các thủy vực như ao hồ, sông suối và kênh rạch ngày càng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Ước tính hiện nay mới chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý.Việt Nam tình hình về môi trường đô thị chưa tốt lắm ,vệ sinh còn kém và ý thức của người dân còn thiếu để xây dưng một môi trường đô thi xanh sạch đẹp . Cụ thể như ở Đà lạt được công nhận là đô thị loại một dù đô thị Đà Lạt không lớn lắm Ở thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM cũng như các thành phố lớn trong khu vực đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường, nhất là sự gia tăng dân số và đô thị hóa tự phát đã ảnh hưởng lớn đến sự tiêu thụ tài nguyên và xuống cấp của môi trường. Với trên 6 triệu người, TP.HCM đang đứng trước thách thức về nhu cầu nhà ở, việc làm, điện, nước, giao thông, cây xanh. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, thành phố cần xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành, tăng cường giám sát, thanh kiểm tra môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại và cải thiện tình hình vệ sinh đô thị. Trong đó, phương châm “Yêu cầu nhà nước bảo vệ môi trường” cần được chuyển thành “Cùng nhà nước bảo vệ môi trường” với mục tiêu “xây dựng TP. HCM trở thành thành phố xanh, sạch và phát triển thân thiện với môi trường. Theo GS Lâm Minh Triết (Văn phòng điều phối chiến lược Quản lý Môi trường TP.HCM) cho biết, thành phố cần tập trung nâng cao nhận thức cộng đồng; giảm thiểu ô nhiễm không khí; bảo vệ nguồn nước; quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại; quản lý chất thải rắn đô thị; thoát nước đô thị; phát triển mảng xanh đô thị và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường. Chương 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGẬP LỤT HỒ CHÍ MINH 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam , từ đông sang tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước , cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. Khí hậu ,thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Địa chất và đất đai Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen :(trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ð?t xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản. Trầm tích Holoxen :(trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. + Nhóm đất phù sa :không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi cao khoảng 1,5-2,0m. Nó tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình Chánh, Ðông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn. Nhóm đất phù sa hai loại: đất phù sa không được bồi, có tầng loang lổ; đất phù sa không được bồi, gley. Trong đó hai loại đầu chiếm diện tích lớn hơn; loại sau, là đất phù sa ngọt, đất rất tốt, chỉ có khoảng 5.200 ha (2,7%). Ð?t phù sa nói chung có thành phần cơ giới từ sét trung bình tới sét nặng. Ðất có phản ứng chua, độ pH khoảng 4,2-4,5 ở tầng đất mặt và xuống sâu 0,5-1,2m độ chua giảm nhiều, pH nâng lên tới 5,5-6,0. Hàm lượng mùn trung bình, các chất dinh dưỡng khá. Là loại đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng lúa cao sản, chất lượng tốt. + Nhóm đất phèn có hai loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài từ Tam Tân-Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh -các xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân... Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nhiều (phèn nặng); đất rất chua, độ pH khoảng 2,3-3,0. Nó cùng điều kiện thành tạo và tính chất giống như đất phèn vùng Ðồng Tháp Mười. Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn-Rạch Tra và bưng Sáu xã quận 9. ở đây hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn trung bình và ít, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, độ pH khoảng 4,5-5,0; song giảm mạnh ở tầng đất dưới, đất rất chua, độ pH xuống tới 3,0-3,5. Ðất phèn có thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Dưới độ sâu khoảng từ 1m trở xuống, có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. Ðất khá giàu mùn, chất dinh dưỡng trung bình; song hàm lượng các ion độc tố cao, nên trên đất phèn không thích hợp với trồng lúa. Tuy nhiên, tăng cường biện pháp thủy lợi tưới tiêu tự chảy để rửa phèn, có thể chuyển đất canh tác từ một vụ sang hai vụ lúa . Ngoài ra, đất phèn rất phù hợp với các cây khóm, mía, điều và các cây lâm nghiệp như tràm, bạch đàn và một số loài keo Acasia. Nhóm đất phèn mặn: Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đất phèn mặn là nhóm có diện tích lớn nhất. Nó phân bố tập trung ở đại bộ phận lãnh thổ huyện Nhà Bè và hầu như toàn bộ huyện Cần Giờ. Theo độ mặn và thời gian ngập mặn, nhóm đất mặn được chia làm hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên (còn gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn). Thủy văn Hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có lương mưa cao nhất là tháng 10-11,thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều Đánh giá tình trang ngập lụt 2.2.1 Tình trạng ngập lụt – Đánh giá về tình trạng ngập lụt Ngập không chỉ do biến đổi khí hậu mà còn do quá trình đô thị hóa quá nhanh; nhiều người dân thiếu ý thức khi xả rác, chất thải trực tiếp vào hệ thống cống rãnh… khiến tình hình ngập ở thành phố càng thêm nặng.  Mực nước các sông, kênh của TPHCM đo được ở Phú An tăng đến 1,5cm/năm. Những cơn mưa lớn ngày một dày đặc hơn với vũ lượng trung bình năm sau cao hơn năm trước khoảng 0,8mm. Nếu trước đây cứ 5 năm mới có những cơn mưa có vũ lượng trên 100mm thì nay chỉ 3 năm đã thấy xuất hiện. Còn những cơn mưa có vũ lượng khoảng 100mm thì năm nào cũng xuất hiện. Đặc biệt, vào đầu mùa mưa năm nay trên địa bàn TPHCM đã xuất hiện cơn mưa hiếm thấy với lượng mưa 117mm. Mưa lớn kéo dài trong nhiều tháng qua tại thành phố Hồ Chí Minh đã có trên 100 vị trí thường xuyên ngập nhiều lần trong năm, trong đó khu vực nội thành có đến 60 điểm. Nhiều nhất trên các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, D2, D3, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Quận Bình Thạnh), Cao Thắng (Quận 3), Trần Xuân Soạn (Quận 7)…. . Không chỉ gây ngập ngay sau mưa, đến sáng 2/8, tại nhiều khu vực như đường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh… vẫn trong tình trạng ngập nước, lượng nước mưa không thể tiêu thoát do gặp triều cường. Có mặt trên đường khi cơn mưa vừa ngớt, các điểm ngập cố hữu như tuyến đường Cô Bắc, Cô Giang, quận 1; Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận; Nguyễn Hữu Cảnh, Đinh Bộ Lĩnh quận Bình Thạnh; khu vực Bùng Binh Cây Gõ, quận 11… đường đã biến thành sông, nước dâng trên mặt đường từ 30 - 50cm, thậm chí có nơi đến 80cm. Những tuyến trước đây hiếm khi xảy ra ngập như đường Trần Hưng Đạo thì lúc này không không thoát khỏi tình trạng ngập nặng. Không còn nhìn thấy đường để đi, nước ngập lưng bánh xe, rácnổi lềnh bềnh, xe máy chạy trên những tuyến đường ngập nặng đồng loạt chết máy. Thật xót xa khi chứng kiến cảnh hàng ngàn người dân phải đẩy bì bõm, dò dẫm lội từng bước trong dòng nước mưa pha với nước cống tràn lên đen ngòm. Đáng chú ý, những điểm ngập nặng lại rơi vào những khu vực gần các tuyến sông rạch, cửa xả nhưng phải mất hàng giờ sau nước mới rút hết. Do mưa đúng vào giờ tan tầm nên lượng người trú mưa đồng loạt đổ ra đường cùng lúc càng khiến tình trạng kẹt xe thêm trầm trọng. Hàng loạt vụ kẹt xe kéo dài tại nhiều tuyến như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bạch Đằng, khu vực vòng xoay Hàng Xanh… khiến nhiều người dân vừa thoát khỏi cảnh ngập nước lại rơi ngay vào vùng kẹt xe. Mưa không dứt,phải trân mình hàng tiếng đồng hồ trên đường, bị nhiễm lạnh và hít khói xe. TP.HCM dù chưa gặp trận “đại hồng thủy” như đã xảy ra ở Hà Nội vào năm 2008, nhưng TP.HCM đã xảy ra những trận mưa lịch sử, gây thiệt hại nặng về tài sản. Chưa kể, TP.HCM là vùng thấp, không chỉ bị tác động bởi mưa, triều cường dâng mà còn phải “chịu trận” trước những đợt xả lũ của hồ chứa nước Dầu Tiếng (Tây Ninh), Trị An (Đồng Nai) và hồ thủy điện ở Bình Phước. Đã có dự báo, nếu xảy ra lũ lớn thì phần lớn diện tích của quận 2, 7, 8, 9, huyện Nhà Bè… sẽ chìm sâu trong nước. Hiện tượng đảo nhiệt đô thị đã làm cho lượng mưa tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm gần đây tăng 16ml, với mức bình quân 0,8ml/năm. Hiện tượng gia tăng đột ngột về lượng mưa đã gây ra những biến đổi phức tạo của chu kỳ ngập lụt, trong khi đó, hệ thống thoát nước cũ được thiết kế theo các tiêu chí cũ đã bị quá tải. Nếu theo kịch bản nước biển dâng cao trong 50 năm tới thì phần lớn người dân các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long sẽ “chạy” về thành phố, trong khi đến 2020, toàn bộ khu vực trũng thấp của địa phương sẽ bị đô thị hóa toàn bộ. Vì vậy, cần phải có cách nhìn nhận mới để thiết kế những công trình chống ngập phù hợp Đánh giá về tình hình ngập lụt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Trung tâm phòng chống ngập cho rằng, những diễn biến bất thường về lượng mưa thời gian qua do biến đổi khí hậu đã làm quá tải hệ thống thoát nước của thành phố. Hàng trăm điểm ngập nặng mới phát sinh trong khi khả năng chống ngập của địa phương còn hạn chế. Vì vậy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang kỳ vọng các nhà khoa học, chuyên gia chống ngập thông qua hội thảo này sẽ đưa ra được lời giải cho việc chống ngập lụt đô thị trong thời kỳ biến đổi khí hậu toàn cầu. 2.2.2 Nguyên nhân gây ngập lụt Các nhà khoa học quốc tế đã đưa ra những nguyên nhân ngập lụt đô thị không khác xa với VN: phá rừng, khai hoang, cải tạo hồ thành đất canh tác, các công trình xây dựng, làm thu hẹp diện tích sông ngòi, mảng xanh tự nhiên , bất cập trong quy hoạch khi không có các công trình nghiên cứu về hiện trạng đô thị.Do biến đổi khí hậu với biểu hiện qua nhiệt độ bề mặt trái đất tăng cao ,mưa bão diễn biến thất thường theo không gian và thời gian ,mực nước biển dâng cao ,dẫn tới nhiều vùng bị ngập lụt .và được chia làm 2 nguyên nhân chính: 2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan: Việc thoát nước tự nhiên của thành phố đã và đang gặp khó khăn vì 2 lý do chính sau đây: - Cao độ trung bình của toàn thành phố chỉ khoảng 2m so với mực nước biển. - Hệ thống kênh rạch đan xen trong đô thị bị ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Như đã nêu ở trên, đặc điểm địa hình là yếu tố tự nhiên của TP.HCM.Có sự dồn nước mưa trên cao sẽ làm cho nó thoát nhanh .Nhưng do thủy triều dâng cao nên lũ thoát bị chặn lại .Vậy triều cường kết hợp với lũ cho tình hình ngập lụt tăng lên. 2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan: Hiện tượng ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt nguồn từ 3 yếu tố: Lũ, triều cường và mưa tại chỗ. Những năm gần đây tiến trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho không gian chứa lũ bị co lại, sông rạch bị bồi lấp, hệ thống tiêu, thoát nước quá tải và xuống cấp, dẫn đến cao trình triều bị đẩy lên, tốc độ truyền triều cao hơn, thời gian lưu triều dài hơn gây nên ngập lụt kéo dài trên diện rộng vào mùa mưa và triều cường Qui hoạch và quản lý đô thị là yếu tố góp phần quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề về ngập lụt bao gồm cả yếu tố môi trường và cảnh quan đô thị. Công tác qui hoạch đô thị của TP.HCM trong một thời gian dài vừa qua đã thể hiện những yếu kém và sai lầm từ nguyên nhân thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết và hạn chế về tầm nhìn quản lý đô thị. Hậu quả là rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và quản lý đô thị nảy sinh đang ngày càng là những thách thức rất lớn cho thành phố, bao gồm: ngập úng đô thị vào mùa mưa; ô nhiễm môi trường nước tại các kênh rạch; ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư xen kẽ các cơ sở sản xuất. Trong đó, vấn nạn ngập lụt đô thị vẫn chưa có lối thoát. Mặc dù: Hệ thống thoát nước tại các khu vực quận huyện của thành phố phụ thuộc vào mạng lưới kênh rạch của 5 lưu vực, bao gồm: Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Tân Hoá - Lò Gốm; Kênh Đôi - Kênh Tẻ; Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé; Tham Lương - Vàm Thuật…. Tuy nhiên, các hệ thống kênh này không đáp ứng được khả năng thoát nước cho thành phố vì bị bồi lấp, tắc nghẽn và lấn chiếm bất hợp pháp. Các hệ thống kênh này đang được triển khai cải tạo và nâng cấp. Nếu hoàn thành chỉ đáp ứng khả năng chuyển tải và thoát nước cho từng lưu vực cục bộ với số dân khá đông. Theo thời gian, người dân thành phố luôn chứng kiến cảnh ngập lụt đô thị xảy ra thường xuyên hơn và ngày càng trải rộng nhiều hơn tại các khu vực đô thị của thành phố. Cho dù Sở Giao thông Công chánh thành phố đã cố gắng xóa các điểm ngập lụt mỗi năm, nhưng vấn đề xem ra vẫn bế tắc và không hiệu quả. Sở dĩ những nỗ lực của cơ quan chức năng (Sở GTCC) không đáp ứng được là vì: - Các hệ thống thoát nước của thành phố không đảm bảo độ dốc cần thiết để đảm bảo việc thoát nước tự nhiên. - Hệ thống thoát nước trước đây của TP.HCM (trước 1975) được thiết kế và xây dựng cho các khu trung tâm quận 1, 3 và khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Do vậy, hệ thống thoát nước hiện nay đô thị của TP.HCM không đồng bộ và thiếu tính gắn kết giữa các quận trung tâm và khu vực mới phát triển. - Hệ thống thoát nước đô thị là hệ thống thoát nước chung cho cả nước thải sinh hoạt và nước mưa. Hệ thống này dễ bị quá tải vào mùa mưa khi lượng mưa tăng cao. Do vậy dẫn đến hiện tượng tràn và gây ngập cục bộ. - Bề mặt đô thị ngày càng bị bê tông hóa (vỉa hè, lối đi bộ, bãi đậu xe, các toà nhà cao tầng,…), giảm bề mặt thấm lọc tự nhiên (bãi cỏ, công viên, cây xanh,…). Vì vậy, khi có lượng mưa lớn cùng với việc quá tải của hệ thống cống thì việc gây ngập lụt là tất yếu. - Khi mưa lớn và gây tràn thì không có nơi lưu chứa (lưu giữ) tạm thời trước khi được chuyển tải đến nơi tiếp nhận vì các khu vực trũng thấp (ao hồ tự nhiên) của thành phố bị san lấp cho mục đích nhà ở. - Công tác qui hoạch đô thị của thành phố thường chạy theo sau việc đô thị hoá tự phát. Khi các khu dân cư hình thành một cách tự phát thì nhà nước mới nghĩ đến việc qui hoạch. Do tự hình thành nên các khu dân cư này lại thiếu hạ tầng cơ sở cho việc cấp - thoát nước, nước thải hoặc nước mưa được chảy tràn tự nhiên hoặc đổ ra các vùng trũng thấp. - Công tác duy tu hệ thống thoát nước chỉ mang tính đối phó, không được xây dựng trên nguyên tắc quản lý đô thị. Tắc nghẽn đến đâu thì nạo vét đến đó và việc khắc phục chỉ mang tính cục bộ từng khu vực tại những thời điểm nhất định. - Thành phố chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của hệ thống thoát nước đô thị. Việc giải quyết ngập lụt được xem như là công việc kiêm nhiệm của Sở GTCC - một cơ quan luôn luôn đối phó với những vấn đề đô thị nan giải nhất của thành phố hiện nay như giao thông, cấp - thoát nước. - Ngân sách cho việc thiết kế và bảo trì hệ thống thoát nước đô thị không tương xứng với mức độ đầu tư cho hệ thống cấp nước, trong khi cấp nước và thoát nước là hai yếu tố quan trọng như nhau. Đây chỉ là hệ quả của việc chưa xác định đúng trọng tâm của vấn đề cần ưu tiên. 2.2.3 Hậu quả: Ngập lụt ở đô thị gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng 2.2.3.1 Đối với sức khỏe: Tiêu chảy: Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi song người già ,trẻ em là đối tượng dễ mắc và diễn biến bệnh trầm trọng hơn cả .Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện đi tiêu lỏng và liên tục là ít nhất vài lần trong ngày. Sốt xuất huyết :Đây là bệnh rất dễ xuất hiện do ngập lụt kéo dài .Có hai triệu trứng cơ bản : sốt và xuất huyết .Sốt đặc biệt là sốt cao và liên tục,không phải sốt từng cơn và không ngắt quãng.Nếu dùng thuốc hạ nhiệt thì chứng sốt cũng chỉ giảm xuống một lát ,rồi sốt lại ngay. Ngoài ra xuất huyết có thể ở bất cứ nơi nào trên cơ thể ,dưới dạng các đốm đỏ hoặc tím ,to bằng đầu đinh ghim ,được gọi là “đốm xuất huyết . Đau mắt đỏ : Trong điều kiện lũ lụt , không có nước sạch thì đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ,dễ lây lan và phát thành dịch .Bệnh nhân đau mắt đỏ thấy ngứa , cộm ,chói ,đau nhức ,sợ ánh sáng ,chảy nước mắt và có nhiều dử mắt .Sau đó mắt đỏ , mi mắt có thể sưng nề ,kết mạc phù nề ,hột .Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc bị mờ đục ,thị lực giảm .Bệnh nhân có thể sốt nhẹ ,có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai ,họng đỏ ,amidan sưng to . Tuy bệnh không nguy hiểm (nếu điều trị đúng cách và sớm thì sẽ khỏi trong thời gian 4 - 6 ngày), nhưng đây là căn bệnh lây lan nhanh. Đáng chú ý là nếu không điều trị sớm, đúng cách có thể dẫn tới viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực. Kẻ chân bị nứt và ngứa ngáy ,bạn hãy nghĩ ngay đến bệnh nấm kẻ chân . Biểu hiện chính là những nốt đỏ hình tròn hoặc những mụn nước làm người bệnh rất ngứa. Sau đó da bạn sẽ bị tróc, để lại vết trợt màu đỏ, đôi khi rịn máu. Thỉnh thoảng có những vết nứt da ở bề mặt vùng bị tổn thương Thương hàn : Người bệnh có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon, đau đầu, đau nhức toàn thân, sốt, nôn, đau bụng, tiêu chảy (ở trẻ em tiêu chảy có thể không xảy ra). Thân nhiệt có thể lên cao tới 40oC và không thuyên giảm mặc dù đã chữa trị như những lần sốt khác, đi phân lỏng, sức khỏe suy sụp nhanh 2.2.3.2 Đối với sản xuất: Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, tình trạng ngập lụt đã gây ra nhiều hậu quả tai hại. Chỉ tính riêng cơn lũ lụt kinh hoàng xảy ra năm 2000 đã phá hủy hơn 40.200km bờ bao, 31km kênh mương, 254km đường nông thôn…làm cho nhiều diện tích nuôi tôm , ca thủy hải sản của người dân bị mất trắng Ngoài ra ngập lụt còn lay lan nhanh mầm bệnh từ gia súc gia cầm … làm cho hàng loạt gia súc gia cầm bị nhiễm bệnh ( chết hàng loạt , đặc biệt lay lan cho con người Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo rằng, nếu so sánh với hậu quả do cơn lũ lịch sử năm 2000 mang đến thì trong thời gian tới, hậu quả còn sẽ rất khủng khiếp. “Thiệt hại do cơn lũ năm 2000 chỉ bằng 1/6 so với hậu quả do cơn lũ tiên lượng sẽ xảy ra trong thời gian tới 2.2.3.3 Một số hậu quả khác: Gây ách tắc giao thông đô thị Hiện những nhiễu động của áp thấp đang liên tục gây mưa vào các buổi chiều, khiến nhiều tuyến đường tại tphcm bị ngập lụt nghiêm trọng. Mưa lớn kết hợp triều cường còn gây ngập, kẹt xe hàng loạt tuyến đường như Lũy Bán Bích, Thoại Ngọc Hầu, Âu Cơ, Bàu Cát, Hồng Đào, Trương Công Định thuộc quận Tân Phú và Bình Tân… Theo thống kê của Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước (gọi tắt là trung tâm), cơn mưa ngày 13/4 đã làm 56 tuyến đường trong thành phố bị ngập. Từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm là mùa nắng, các chủ đầu tư đều tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thoát nước trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nhiều đơn vị thi công đã phá cống băng ngang đường nhưng chưa đấu nối kịp; chặn dòng các cửa xả dọc kênh rạch khiến nước không thoát được; nước bơm từ hố móng vào hố ga kèm theo cát, đá, bùn, rác, bê tông… gây tắc nghẽn dòng chảy. Giao lộ Lê Hồng Phong - 3 tháng 2, nút giao thông chính của quận 10 ngay lập tức bị ảnh hưởng và kẹt cục bộ vì nhiều xe chết máy dừng giữa giao lộ. Đèn tín hiệu giao thông bị vô hiệu trước tình trạng nước dâng ngày càng cao gần nửa bánh xe. Đường Lê Hồng Phong nhiều xe chết máy, hàng loạt người dẫn bộ, con đường lênh láng nước sau cơn mưa nặng hạt Cơn mưa lớn cũng khiến giao lộ Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ và khu vưc lân cận quận 5 bì bõm nước. Đường Nguyễn Văn Cừ nhiều hẻm nhỏ như hẻm 119 và gần đó cũng gần như bị biến thành sông. Đường Tôn Thất Hiệp, quận 11 cũng cùng chung cảnh ngộ. Nặng nề hơn, nhiều nhà dân tại tổ 4 đường Lâm Văn Bền, phường Tân Phong, quận 7 nước tràn vào nhà khiến cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Theo người dân ở đây, cứ một cơn mưa là nước ngập kéo dài đến một tuần nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy cơ quan chức năng khắc phục.Thời gian gần đây, ở Sài Gòn cứ mưa là ngập, tình trạng ngập ngày một nặng. Vừa qua, Sở Giao thông công chính đã chính thức chuyển giao 11 dự án chống ngập cho Trung tâm điều hành chương trình chống ngập thành phố quản lý. Hầu hết đều là những dự án triển khai một cách chậm chạp như Vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án nạo vét cải tạo kênh Ba Bò Chương 3 : ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP CHỐNG NGẬP LỤT 3.1 Các chương trình chống ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh Chương trình hội thảo từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 6 năm 2009. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố phối hợp với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Tham gia hội thảo có khoảng trên 200 đại biểu trong và ngoài nước (trong đó có 25 đại biểu nước ngoài). Thành phần tham gia hội thảo bao gồm các nhà khoa học, đại diện các cơ quan và đơn vị trong nước, các lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế, đại diện các cơ quan truyền thông .Mục tiêu của chương trình là đưa ra được một cái nhìn tổng hợp để đề ra chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu trong chương trình chống ngập theo hướng bền vững. Trong đó các kinh nghiệm của nước ngoài sẽ được cất nhắc tiếp thu. Khởi thảo các chương trình và dự án nghiên cứu kiểm soát ngập lụt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của biến đổi khí hậu. Tìm các cam kết hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế cho các dự án chống ngập trên địa bàn thành phố có liên quan tới biến đổi khí hậu. Đề xuất những định hướng, chiến lược, giải pháp và các chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các cơ quan trong nước cũng như quốc tế về vấn đề biến đổi khí hậu và ngập lụt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh .Đây là một chương trình có thể giúp tp Hồ Chí Minh hạn chế được ngập lụt . Đề xuất các giải pháp Thuật ngữ phát triển bền vững đã được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề về chính sách và quản lý của thành phố. Tuy nhiên, thuật ngữ này cần được hiểu đầy đủ và rộng rãi hơn không chỉ phát triển bền vững về kinh tế mà còn về đô thị, môi trường, dân số. TP.HCM có phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào các yếu tố này. Việc tìm giải pháp cho vấn nạn ngập lụt đô thị lại tuỳ thuộc vào chiến lược qui hoạch đô thị của thành phố có bền vững hay không. Vấn đề ngập lụt đô thị của thành phố thường mang tính cục bộ. Riêng khu vực quận Bình Thạnh thường xuyên bị ảnh hưởng yếu tố triều cường. Các khu vực còn lại của thành phố rất dễ bị ngập lụt vào mùa mưa hoặc khi những cơn mưa với cường độ lớn. Hầu hết các trục đường chính của khu trung tâm thành phố trở thành những “con sông nội thị” gây cản trở lớn lao đến các hoạt động xã hội. Như vậy, việc tìm các giải pháp nhằm hạn chế việc ngập lụt đô thị của thành phố phụ thuộc rất nhiều vào công tác qui hoạch. Tuy nhiên, để có thể mang lại kết quả và thành công, thành phố cần xác định các chiến lược sau đây: Qui hoạch đô thị là một bài toán đòi hỏi đáp số có tầm nhìn lâu dài. Toàn bộ bức tranh chung hay bức tranh đô thị tổng thể của TP.HCM nên được phác thảo từ đầu. Bức tranh tổng thể này cần được xây dựng trên nguyên tắc phát triển bền vững. Các giai đoạn xây dựng và phát triển đô thị của thành phố phải tuân theo các nguyên tắc tạo thành tổng thể. Khái niệm về một đô thị phải được hiểu theo nghĩa rộng mang tính bền vững về mặt sinh thái. Các cơ sở hạ tầng của đô thị cần phải có đủ các cấu phần then chốt: hệ thống cấp - thoát nước; hệ thống giao thông; hệ thống cung cấp năng lượng (điện - ga); không gian mở và vùng đệm; khu giải trí cho cộng đồng. Thay đổi về mặt nhận thức: phát triển và đô thị hoá không đồng nghĩa với việc bê tông hoá đô thị. Cần đảm bảo mức độ tương xứng giữa tỷ lệ mảng xanh (cây xanh, Các yếu tố về môi trường đô thị: hoạt động công nghiệp thương mại và dịch vụ cần phải được gắn kết có hệ thống trong bức tranh tổng thể đó hong gian mở) và mảng xám (công trình xây dựng). Điều chỉnh chính sách sử dụng đất đô thị. Xác định đúng đắn, hợp lý các mục đích sử dụng đất đô thị. Các khu vực được qui hoạch là khu dân cư, công trình công cộng đều phải được giám sát chặt chẽ Cần kiên quyết thực hiện các phương án về quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước cho thành phố đến sau 2010. Việc giải quyết nước thải đã có phương án thiết kế bằng hệ thống cống bao như các phương án đã được chấp nhận trong dự án cải tạo kênh Nhiệu Lộc - Thị Nghè.Các hệ thống thoát nước đô thị nên được thiết kế theo lượng mưa với tần suất ít nhất là 5-10 năm. Giải quyết ngập do mưa trên những vùng cao là bài toán tiêu thoát nước đô thị thông thường, hiện đang được tiến hành là cần thiết. Song cần phải nhấn mạnh rằng, toàn bộ hệ thống thoát nước mưa của thành phố đều đổ ra sông rạch bao quanh (các bể tiêu),  mà sông rạch lại đang chịu những biến động mạnh do thủy triều và lũ. Vì vậy cần được tính toán và xem xét đồng bộ để không có mâu thuẫn. Lũ, Triều và các thiên tai từ biển là những yếu tố tác động từ bên ngoài,nên tốt nhất phải có biện pháp khắc phục từ xa: Lũ – từ phía các công trình thượng lưu; Triều, Biển – từ phía các cửa sông, hạ lưu. Đó là các biện pháp kiểm soát vòng ngoài. Kiểm soát từ xa thường là biện pháp hữu hiệu nhất, song tất nhiên sẽ lớn về quy mô và đầu tư, phải có sự phối hợp với các vùng hành chính khác Trong trường hợp kế hoạch vòng ngoài không khả thi, các kế hoạch vòng trong sẽ được phân tích xem xét hoặc là biện pháp kết hợp.Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những mâu thuẫn tạm thời, phải đề xuất biện pháp giảm thiểu.   Trong việc kiểm soát lũ từ thượng lưu cần lưu ý đến việc tính toán khả năng kho kết hợp phòng lũ (Vkh). Hiện tại các kho nước của ta chưa xét đến dung tích kết hợp. Việc chuyển nước từ Phước Hòa sang Dầu Tiếng, xây dựng các kho trên hệ thống sẽ làm cho nước đến ổn định hơn, dễ dàng xác định được mức nước trước lũ và dung tích kết hợp. Cần tăng cường khả năng phối hợp vận hành xả lũ giữa các công trình Trị An, Srokphumiêng, Dầu Tiếng nhằm đảm bảo ngập hụt hạ du ít và an toàn nhất. Nghiên cứu khả năng phân lũ sông Sài Gòn, Đồng Nai khi vượt quá lương lũ cho phép về thành phố (lượng lũ không gây ngập lụt )  Trong việc kiểm soát triều từ hạ lưu có thể bắt đầu công việc từ khu vực phía Nam thành phố. Đây là khu vực xung yếu nhất, cửa ngõ đi ra Biển của thành phố, đồng thời cũng là nơi triều đổ vào nội địa mạnh nhất (sông rạch lớn)- khu vực thành phố đang phát triển mạnh về phía Biển và về không gian còn đất để xây dựng công trình kiểm soát triều đủ tầm cỡ. Việc xây dựng công trình kiểm soát triều ở đây sẽ giải quyết được bài toán úng ngập cho cả một vùng rộng lớn của thành phố: Giai đoạn I đề xuất xây dựng  hệ thống đê bao và 12 công trình cống kiểm soát đỉnh triều ở các sông rạch cấp III - cửa nối ra các sông chính + Hình thức công trình:  Hình thức công trình là các cống hở cho phép thuyền bè lưu thông dễ dàng trong thời gian không cần kiểm soát mực nước. Hiện nay công nghệ thiết kế và thi công cho phép chúng ta xây dựng cống có quy mô lớn ngay ở lòng sông. Các cống xây dựng dưới dòng sông nên không có yêu cầu đền bù và giải phóng mặt bằng lớn. + Chế độ vận hành: Chế độ vận hành các cống không làm mất đi hiện tượng tự nhiên thủy triều, nó chỉ làm cho mực nước thủy triều cao nhất không vượt quá mức độ yêu cầu (ví dụ không cao hơn 1,3 m).  Về mùa mưa, trong trường hợp mưa lớn mà gặp kỳ triều cường nước hút từ trung tâm sẽ tạm được “điều tiết” nhờ các hồ điều tiết (như bể tiêu trung gian) chờ triều xuống để tiêu đi. Về mùa khô, hệ thống công trình sẽ cắt đỉnh triều vào những kỳ triều cường làm cho khu vực không còn bị ngập triều. Hệ thống cống cũng được vận hành lấy nước từ sông Sài Gòn (phía Bắc) đẩy xuống phía nam xóa khu giáp nước trong các hệ thống kênh rạch để cải thiện môi trường. Chương 4 : ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC DỰ ÁN NGĂN TRIỀU , TIÊU LŨ VÀ HẠ THẤP MỰC NƯỚC 4.1 Phương án 1 :Đối với phương án xây dựng một tuyến đê và hệ thống cống ngăn triều cường từ ngoài biển Cần Giờ Ưu điểm : Giải quyết triệt để việc xâm nhập của triều cường , tạo ra những khu vực chứa lũ , khắc phục triệt để hiện tượng ngập úng trong thành phố . Nhược điểm : Tuy nhiên nếu triển khai theo phương án này thì toàn bộ hệ thống giao thông đường thủy , sẽ bị ảnh hưởng nặng , nhiều tuyến bị tê liệt . Hệ thống cảng sông , cảng biển buộc phải rời hết ra ngoài .Vùng rừng ngập mặn , khu dự trữ sinh quyển quốc gia ở Cần Giờ sẽ bị xóa sổ . Ngoài việc tiêu tốn một lượng ngân sách khổng lồ ,sẽ làm đảo lộn môi trường và qui hoạch phát triển đô thị , ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển kinh tế biển . 4.2 Phương án 2 : Đối với phương án dịch chuyển vị trí xây dựng tuyến đê vào khu vực vành đai 3 của thành phố ở khu vực Hiệp Phước , Bình Khánh , ngăn sông nhà bè và sông Lòng Tàu , xây dựng cống ngăn mặn , giữ ngọt . Ưu điểm : Khắc phục được những nhược điểm của phương án đầu tiên Nhược điểm : Tính khả thi không cao , vì áp lực lũ của hai sông quá mạnh , đòi hỏi phải thi công cống thoát lũ với kích thước lớn .Trong điều kiện lòng sông ở đây sâu hơn 30 mét , việc xây dựng một tuyến đê và hệ thống cống đủ sức ngăn triều , thoát lũ là cực kỳ khó khăn và mạo hiểm 4.3 Phương án 3 : Phương án cuối cùng và khả thi nhất là ngăn triều và tiêu , thoát lũ theo khu vực bằng hệ thống đê bao và cống ngăn triều ở hầu hết các tuyến kênh , rạch , vùng 1 kẹp giữa sông sài gòn , sông Nhà Bè và sông Vàm Cỏ Đông , vùng 2 kẹp giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai . Ưu điểm :không gây ảnh hưởng đến môi trường , đến giao thông đường thủy và các qui hoạch khách của thành phố . Hệ thống bờ bao và cống ngăn triều sẽ hạ mức nước trong nội thành thấp xuống khi có triều cường , đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu , thoát lũ . Việc tôn cao cốt nền và đắp bờ bao chống ngập , chúng ta đã triển khai lâu nay , nhưng chỉ mới thực hiện theo phương pháp thủ công , ngập ở đâu , chống ở đó . Thế nên xóa ngập được chổ này thì lại phát sinh điểm ngập mới . Dự án chúng tôi nghiên cứu mang tính tổng thể , đồng bộ , qui hoạch hệ thống đê bao có độ cao tính từ 2,5 mét trở lên. Quan trọng nhất là hệ thống cống ngăn triều giữ vai trò quyết định đến khả năng kiểm soát mức nước và cải thiện môi trường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.GS.TSKH Lê Huy Bá – 2000 – Môi Trường - NXB DHQG tp Hồ CHí Minh . 2.Giáo trình môi trường và con người – Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh – lưu hành nội bộ năm 2006 3. Khoa học và môi trường – NXB Văn hóa Thông tin – 2001 4. Chiến lược quản lý môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 – tp Hồ Chí Minh 5. Giáo dục môi trường – Nguyễn Kim Hồng – NXB giáo dục 6. Một số website : * www. xaydung . gov .vn *www. Vietnamnet.vn *www . tiasang. Com. vn KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề quan trọng ,cần thiết và cấp bách , nhất là trong giao đoạn tốc độ đô thị hóa , hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày càng cao như hiện nay . Vì vậy , ta cần xây dựng quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới , hoặc sữa chữa thay đổi trong điều kiện có thể ,các đô thị cũ thành đô thị sinh thái theo kiểu "đô thị thân thiện với sinh thái môi trường . Và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh cần có những chính sách giải quyết đích đáng đến vấn đề ngập lụt . Đầu tư nhiều tiền hơn vào việc xây dựng hệ thống thoát nước mới .Tập trung nhiều hơn vào việc áp dụng công nghiệp thích hợp cho các hệ thống thoát nước mới tránh lãng phí , tiền bạc và đạt hiệu quả cao .Việc san lấp xây dựng cần phải được xem xét kỹ trước khi chấp nhận .Xử phạt nặng hơn và giám sát chặt chẽ hơn các trường hợp xả rác bừa bãi các kênh rãnh .Tổng chức các cuộc vận động quần chúng bảo vệ môi trường . KIẾN NGHỊ Cần xác định rõ đặc thù của quy hoạch đô thị , từ đó xây dựng phương pháp luận và quy trình quy phạm riêng xây dựng hệ thống bản đồ địa hình , địa chính tỷ lệ lớn ( 1/500, 1/100,1/2000 ) theo công nghệ bản đồ số đảm bảo cung cấp bản đồ nền thống nhất cho việc lập quy hoạch cho việc lập quy hoạch đô thị trong việc hệ thống ngăn triều cường . Chú trọng việc nâng cấp ,xây dựng cầu cống , hệ thống cấp thoát nước, chính sách và chủ trương phát triển đô thị . 4. Hạn chế việc xả các loại rác thải công nghiệp , y tế …gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tình hình ngập lụt môi trường đô thị tphồ chí minh và giải pháp.doc