Đánh giá tình hình phát phát triển kinh tế nông hộ tại xã Mỹ Thắng - Huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định

Địa hình thấp và là vùng trũng nên thường bị mất giống vào đầu vụ đông xuân và bị ngập lụt vào cuối vụ mùa. - Chăn nuôi của xã chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đàn trâu bò, lợn ít nên thiếu nguồn phân chuồng để bón cho lúa, nhiều hộ trong xã không sử dụng phân chuồng bón cho lúa. - Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể (năm 2000) nên từ khâu dịch vụ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật . nông dân tự mua ngoài thị trường, chất lượng không đảm bảo. - Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuât lúa gặp khó khăn do tập quán canh tác người dân. Triển khai các chương trình, dự án hiệu quả chưa cao do đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. - Ngành nghề phụ ở xã chưa phát triển nên chưa giải quyết được việc làm lao động trong lúc nông nhàn. - Giá xăng dầu, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật . tăng cao, nhất là trong nhất là trong 1 - 2 năm gần đây đã ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân.

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình phát phát triển kinh tế nông hộ tại xã Mỹ Thắng - Huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Đề ra các giải pháp * Hoạch toán hiệu quả kinh tế 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu * Thu thập các thông tin thứ cấp từ các cơ quan liên quan cấp xã, huyện. * Điều tra ngẫu nhiên theo phương pháp có sự tham gia của người dân (PRA), với số lượng mẫu điều tra 90 hộ thuộc các nhóm hộ khác nhau: nhóm hộ khá; nhóm hộ trung bình; nhóm hộ nghèo (mỗi nhóm điều tra 30 hộ). * Quan sát thực tế ngoài đồng: theo dõi một số giống lúa và tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng. PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên xã Mỹ Thắng 4.1.1. Vị trí địa lý: Xã Mỹ Thắng nằm ở khu vực phái bắc huyện Phù Mỹ, có toạ độ địa lý từ 14o39’23’’ - 14o41’53’’ vĩ độ Bắc; từ 108o37’47’’ - 108o41’23’’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp xã Mỹ Đức, phía nam giáp xã Mỹ An, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp xã Mỹ Lợi và xã Mỹ Châu. Cách trung tâm huyện lỵ về phía bắc, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 80 Km. Tuyến đường tỉnh lộ (ĐT 639) chạy qua xã có chiều dài 7,3 km, nối với xã Mỹ Đức và xã Mỹ An. Ngoài ra, 4 thôn của xã giáp đầm nước ngọt Trà Ổ (là một trong 3 đầm lớn nhất tỉnh Bình Định, với diện tích 1.600 ha). Với vị trí địa lý như vậy xã Mỹ Thắng có điều kiện liên kết, giao lưu hàng hoá với các địa phương trong và ngoài huyện. Có tiềm năng để phát triển ngành trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt và khai thác thủy sản nước ngọt, nước mặn. 4.1.2. Thời tiết khí hậu Xã Mỹ Thắng mang đặc điểm chung của vùng chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới mưa mùa, khí hậu được chi thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Các yếu tố khí hậu thể hiện bảng 10. Bảng 10: Các yếu tố khí hậu của xã Mỹ Thắng Các yếu tố đơn vị tính Giá trị Nhiệt độ bình quân năm oC 26,9 Nhiệt độ trung bình cao nhất oC 34,6 Nhiệt độ trung bình thấp nhất oC 26,6 Số giờ nắng giờ/năm 2.600-2.700 Tổng tích ôn oC 9.000 Tổng lượng bức xạ Kcal/cm2 140-150 Biên độ nhiệt độ ngày đêm oC 5-8 Lượng mưa bình quâm mm/năm 1.600 – 2.000 Đôk ẩm trung bình năm % 80 Độ ẩm trung bình mùa mưa % 85 Độ ẩm trung bình mùa khô % 76 (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Bình Định) Qua bảng 10 ta thấy: Nhìn chung các yếu tố khí hậu của xã Mỹ Thắng thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa. Tuy nhiên vẫn chưa đựng những yếu tố bất lợi cho cây lúa như: Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 8 (34,6oC), kèm theo năng nóng gây hạn hán nghiêm trọng, một số diện tích canh tác lúa của xã sẽ bị mặn vào thời điểm này; Lượng mưa tương đối cao, tuy nhiên phân bố không đều, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 75% tổng lượng mưa năm, đây cũng là mùa thường xảy ra lũ lụt nhất là tháng 10, 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa này chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa năm, thời kỳ này thường xảy ra hạn hán; vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm thường có gió mùa Đông Bắc thịnh hành. Vào mùa mưa bão thường có 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, từ tháng 3 đến tháng 8 có gió mùa Đông Nam và Tây Nam thịnh hành, trùng với thời điểm lúa hè thu trỗ nên ảnh hưởng lớn đến năng suất . 4.1.3. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai Đất của xã Mỹ Thắng được hình thành do lắng đọng phù sa sông không được bồi hàng năm. Đất được hình thành trên nền biển Đông, nguồn nước ngầm nhiễm mặn vào những tháng mùa khô. Đất diễn ra quá trình glây, loang lổ đỏ vàng, tích luỹ hóa chua, nhiễm mặn. Đất sản xuất nông nghiệp của xã Mỹ Thắng gồm các loại đất: - Đất nhiễm mặn (M): thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, hàm lượng chất hữu cơ cao, lân tổng số trung bình hoặc nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo, kali tổng số và kali trao đổi ở mức giàu. Tầng mặt có phản ứng trung tính hoặc ít chua, nhưng chứa nhiều muối tan và trong đất chứa một số độc tố sinh ra trong điều kiện khử Fe2+ ở những nơi bị glây. Tập trung ở vùng địa hình cao, được sử dụng sản xuất 1 vụ lúa và 1 vụ màu. - Đất phèn ít, nhiễm mặn ít (SiMi): loại đất đang sử dụng sản xuất 1 vụ lúa hoặc nuôi trồng thuỷ sản. - Đất phù sa nâu vàng nhạt không được bồi hàng năm: Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, có phản ứng chua, hàm lượng đạm trung bình (0,1 – 0,15%), lân dể tiêu nghèo, kali dể tiêu nghèo. Diện tích này sử dụng trồng lúa 2 vụ/năm. Bảng 11: Tình hình sử dụng của đất xã Mỹ Thắng qua các năm Loại đất ĐVT năm 2005 năm 2006 năm 2007 * Tổng diện tích đất tự nhiên ha 2.780 2.780 2.780 1.Tổng diện tích đất nông nghiệp ha 1.019,61 1.019,53 1.019,51 so với đất tự nhiên % 36,68 36,67 36,67 a. Đất trồng lúa ha 303,48 303,48 303,48 so với đất nông nghiệp % 29,76 29,77 29,77 b. Đất chuyên màu ha 80,49 80,41 80,39 so với đất nông nghiệp % 7,90 7,89 7,88 c. Đất lâm nghiệp ha 460,34 460,34 460,34 so với đất nông nghiệp % 45,15 45,15 45,15 d. Đất trồng cây lâu năm ha 103,46 103,46 103,46 so với đất nông nghiệp % 10,15 10,15 10,15 e. Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 71,84 71,84 71,84 so với đất nông nghiệp % 7,05 7,04 7,04 2. Đất phi nông nghiệp ha 826,77 827,19 827,33 so với đất tự nhiên % 29,74 29,76 29,76 3. Đất chưa sử dụng ha 933,62 933,28 933,16 so với đất tự nhiên % 33,58 33,57 33,57 4. Đất khác ha 0 0 0 (Nguồn: Văn phòng tổng hợp của UBND xã Mỹ Thắng) Qua số liệu bảng 11 cho chúng ta thấy: tình hình sử dụng đất của xã Mỹ Thắng qua 3 năm (từ 2005-2007) tương đối ổn định, nhìn chung các loại đất không có sự biến động lớn. Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 36,67% so với đất tự nhiên, đây là điều khó khăn để phát triển nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất lúa chỉ chiếm 29,77% và trước áp lực về dân số, sản xuất lúa của xã chỉ đảm bảo lương thực cho một bộ phận dân cư, phần lớn người dân phải mua lúa gạo từ các xã khác, đặc biệt là các thôn vùng ven biển. 4.1.4. Nguồn nước Xã Mỹ Thắng không có hồ thủy lợi, tuy nhiên có đầm Trà Ổ, với diện tích khoảng 1.600 ha và Bầu Thanh Thủy, với diện tích khoảng 500 ha. Nên vào mùa mưa bão nước lũ ở các sông suối đều đổ vào đầm và bàu rồi thoát ra biển đông thông qua cửa Hà Ra. Trong 5 năm qua, xã tập trung đầu tư đào đắp, nạo vét kênh mương, tôn tạo đê chống lũ và cứng hoá mương, các thôn xây dựng các trạm bơm cục bộ phục vụ tưới tiêu. Tuy nhiên do địa bàn thấp, hệ thống mương tiêu không đáp ứng được nhu cầu thoát nước vào mùa mưa bão hoặc lúc thủy triều lên cao. Vì vậy, diện tích canh tác lúa của xã thường xảy ra tình trạng úng, ngập cục bộ ở một số vùng trũng. Mực nước ở đầm Trà Ổ và bầu đều thấp hơn diện tích canh tác nên không thể tưới tự chảy, chủ yếu phải bơm tát. Xã có Trạm bơm Phú Lộc phục vụ tưới và tiêu cho diện tích canh tác lúa. Tuy nhiên, công suất Trạm bơm thấp không đáp ứng được nhu cầu tưới và tiêu. 4.2. Điều kiện xã hội xã Mỹ Thắng Tình hình dân số xã Mỹ Thắng tính đến nay được thể hiện qua bảng 12: Bảng 12: Các chỉ tiêu xã hội của xã Mỹ Thắng Chỉ tiêu ĐVT năm 2005 năm 2006 năm 2007 Số thôn thôn 8 8 8 Dân số trung bình người 11.688 11.726 11.783 Giới tính nam người 5.676 5.694 5.722 Giới tính nữ người 6.012 6.032 6.061 Mật độ dân số người/km2 419 420 423 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phù Mỹ năm 2007). Dân số của xã tương đối đông, mật độ dân số cao 420 người/km2 (mật độ dân số bình quân của huyện 350 người/km2). Lực lượng lao động của xã tương đối dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhưng cũng gây khó khăn trong sản xuất do diện tích đất canh tác theo đầu người ít. 4.3. Tình hình sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng Do địa hình, địa mạo tương đối phức tạp, đất đai manh mún, chưa cải tạo được, nguồn nước tưới không chủ động. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt dẫn đến năng suất thấp từ đó đời sống của bà con nhân dân gặp nhiều khó khăn. Từ khi giao đất (Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chỉ thị 64/CP) đến nay các hộ nông dân đã dần cải tạo ruộng đất và đến nay đã mở rộng các tuyến đường nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây chính quyền địa phương các cấp đã chú trọng đến việc đưa các giống mới vào để thay thế các giống cũ thoái hoá năng suất thấp. Những năm gần đây, việc giao đất cho từng hộ quản lý, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa đã tăng lên đáng kể. Trước đây nông dân của xã thường thiếu lương thực từ 1 đến 2 tháng giáp hạt nhưng hiện nay bà con nông dân đã không những đủ ăn mà còn bán ra thị trường. Năng suất lúa năm 2005 là 49,5 tạ/ha đến năm 2007 năng suất đã đạt mức bình quân 54,9 tạ/ha. Bảng 13: Diện tích gieo trồng một số cây chủ yếu của xã Mỹ Thắng. (Đơn vị tính: ha) Năm Chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 năm 2007 Lúa cả năm 215 295 238 Sắn 16 16 16 Rau dưa các loại 21 22 28,5 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Phù Mỹ năm 2007) Qua bảng 13 ta thấy, cơ cấu cây trồng của xã đơn giản chỉ có 3 loại cây trồng chính. Diện tích lúa qua các năm có sự biến động, năm 2005 có 215 ha so với năm 2006 có 295 ha tăng 80 ha nhưng năm 2006 so với năm 2007 có 238 ha giảm 57 ha. Nguyên nhân vì diện tích trồng lúa chủ yếu vùng ven đầm bàu, vào những năm có mưa nhiều, lượng nước trong các đầm bàu ở mức cao, không thể sản xuất được và ngược lại nhưng năm ít mưa diện tích lúa được mở rộng. Diện tích các loại cây trồng khác có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Đây là điều khó khăn trong việc đa dạng hóa cây trồng, chủ yếu là sản xuất độc canh. Bảng 14: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Mỹ Thắng từ năm 2005 – 2007 Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Diện tích (ha) 215 295 238 - vụ Đông xuân 82 120 120 - vụ Hè thu 90 145 110 - vụ mùa 43 30 8 2. Năng suất (tạ/ha) 49,4 53,6 54,9 - vụ Đông xuân 50 56 54 - vụ Hè thu 52 54 56 - vụ mùa 43 42 55 3. Sản lượng (tấn) 1.063 1.581 1.308 - vụ Đông xuân 410 672 648 - vụ Hè thu 468 783 616 - vụ mùa 185 126 44 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Phù Mỹ năm 2007) Qua bảng 14 cho ta thấy diện tích trồng lúa của xã Mỹ Thắng năm 2007 có 238 ha so với năm 2006 có 295 ha giảm 57 ha (giảm 19,3%). Diện tích canh tác lúa có xu hướng giảm, nhất là trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là UBND xã thực hiện chủ trương chuyển đổi một số diện tích đất lúa kém hiệu quả, nhiễm mặn sang nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã chuyển một số diện tích chân cao thiếu nước sang trồng các cây trồng cạn nên diện tích canh tác lúa đã giảm. Chủ trương của xã là giảm diện tích trồng lúa nhưng đặc biệt chú trọng đầu tư thâm canh, đưa các giống lúa mới vào sản xuất để đảm bảo sản lượng lương thực. Kết quả năng suất lúa bình quân tăng dần, năm 2007 là 54,9 tạ/ha/vụ, năm 2005 là 49,4 tạ/ha/vụ tăng 5,5 tạ/ha/vụ. Như vậy tuy diện tích có giảm nhưng năng suất tăng đáng kể, sản lượng năm 2007 có 1.308 tấn năm 2006 có 1.581 tấn giảm 273 tấn. 4.4. Tình hình áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng 4.4.1. Mùa vụ gieo sạ: Diện tích canh tác lúa của xã chủ yếu là vùng trũng, thường hay bị ngập úng vào đầu vụ đông xuân, nên chủ yếu chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm (chỉ cơ một số diện tích chân cao sản xuất được 3 vụ lúa/năm), trong khi cơ cấu mùa vụ của huyện là 3 vụ lúa/năm. Vì vậy, vụ đông xuân thường xuống giống muộn so với thời vụ gieo sạ của huyện từ 20 - 30 ngày và thời điểm xuống giống không tập trung (nước rút đến đâu sạ đến đó), trêm đồng ruộng xuất hiện nhiều trà lúa và thu hoạch muộn so với các xã khác nên sâu bệnh thường xuyên gây hại, nhất là sâu keo, muỗi năn... Vụ đông xuân gieo sạ muộn nên vụ hè thu cũng muộn so với lịch thời vụ cả huyện từ 20 – 30 ngày, vì vậy thời điểm lúa trỗ vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao do ảnh hưởng gió Tây Nam thịnh hành, bên cạnh đó, một số diện tích ven đầm bị nước mặn xâm nhiễm ảnh hưởnh rất lớn đến tình hình sinh trưởng cũng như năng suất lúa. Vụ mùa chỉ sản xuất trên chân ruộng cao, chủ yếu là gieo khô, thời vụ gieo phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thường bắt đầu vào đầu tháng 8, những vùng gieo muộn thường bị ngập lụt vào cuối vụ, lúa gieo khô thường năng suất đạt thấp. Với những đặc trưng về thời vụ như trên, công tác chỉ đạo lịch thời vụ thường gặp khó khăn, lúa chia thành nhiều trà, là cầu nối của nhiều đối tương sâu bệnh gây hại. Thời vụ gieo sạ lúa của xã có những khác biệt với tình hình chung của huyện, thể hiện dưới bản sau: Bảng 15 : So sánh lịch thời vụ gieo sạ lúa của xã và huyện. Tháng 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thời vụ của xã Thời vụ của huyện *Ghi chú: Vụ đông xuân: Vụ hè thu: Vụ mùa: Với những bất lợi trong việc bố trí mùa vụ của xã, nên hàng năm Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông phối hợp với UBND xã tổ chức các lớp tập huấn về lịch thời vụ, tuyên truyền vận động nông dân chuyển đổi từ 3 vụ lúa bấp bênh như đã trình bày ở trên sang sản xuất 2 vụ lúa/năm, nhằm tránh được bị ngập úng đầu vụ đông xuân, lúa trỗ lúc thời tiết nắng nóng vụ hè thu và ngập úng cuối vụ vụ mùa. Đồng thời sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 105 ngày để tránh áp lực về thời vụ gieo trồng. Với những khó khăn trong việc bố trí lịch thời vụ như trên, xã đã chỉ đạo và hướng dẫn nông tùy theo chân ruộng và theo giống lúa mà bố trí thời vụ cho phù hợp. Kết quả điều tra về thời vụ gieo sạ thể hiện ở bảng 16. Bảng 16: Thời điểm gieo sạ đối với một số giống lúa ở xã Vụ Giống lúa vụ đông xuân vụ hè thu vụ mùa Ngày sạ Thu hoạch Ngày sạ Thu hoạch Ngày sạ Thu hoạch OMCS 96 05-10/01 05-10/04 10-15/04 05-10/7 20-30/8 10-20/11 ĐV 108 25-30/12 05-10/4 10-15/04 15-20/7 - - ĐB 5 20-25/12 20-25/04 - - - - ĐB 6 20-25/12 20-25/04 - - - - ML 48 - - 10-15/04 15-20/7 - - Qua bảng 16 ta thấy, đối với những giống lúa có thời gian sinh trưởng dài chỉ dùng gieo sạ trong vụ đông xuân và sử dụng trên những chân ruộng sạ sớm để tận dụng được năng suất cao của các giống lúa này, thời điểm gieo sạ vụ đông xuân đối với những giống lúa có thời gian sinh trường dài tập trung vào nửa cuối tháng 12, đối với các giống có thời gian sinh trường ngắn hơn gieo sạ cuối tháng 12 và đầu tháng 1 năm sau, giống lúa cực ngắn như OMCS 96 thường gieo sạ trên chân ruộng sâu, nước rút chậm để tranh thủ thời vụ. Trong vụ đông xuân, nông dân sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau để sạ theo từng chân ruộng, nên thời điểm xuống giống vụ hè thu tương đối đồng loạt, các giống có thời gian sinh trưởng trên 105 ngày không sử dụng, chủ yếu sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày và thu hoạch vào cuối tháng 7. Sau khi thu hoạch vụ hè thu, đa số diện tích bỏ hoang, chỉ một số chân cao sử dụng gióng cực ngắn để gieo khô và thu hoạch vào giữa tháng 11, tuy nhiên diện tích này thường bị ngập vào cuối vụ. Trong các bộ giống lúa hiện có của xã Mỹ Thắng, chỉ có giống OMCS 96 bố trí gieo sạ trên chân ruộng 3 vụ, vì giống lúa này có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ đông xuân 85 – 90 ngày và vụ hè thu, vụ mùa có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày). 4.4.2. Cơ cấu giống lúa của xã Mỹ Thắng Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, thì hiện nay bộ giống lúa của huyện gồm có nhóm giống lúa dài ngày (thời gian sinh trưởng 115 - 125 ngày) như lúa lai Nhị ưu 838, TBR - 1, Q5 ...bộ giống lúa trung ngày (thời gian sinh trưởng 105 - 115 ngày) như ĐB5, ĐB 6, ĐV 108, KD 18...; giống lúa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng 100 - 105 ngày) như ML 48, ĐV 108 ... và bộ giống cực ngắn (thời gian sinh trưởng 85- 90 ngày) như OMCS 96, OM 1490 .... Trong điều kiện đất đai, trình độ thâm canh, bố trí thời vụ của xã, thì cơ cấu giống chủ yếu sử dụng các giống như ĐB5, ĐB6, ĐV108, ML48, OMCS96. Theo báo cáo của UBND xã Mỹ Thắng, cơ cấu giống lúa của xã như sau: Bảng 17: Cơ cấu giống lúa ở xã Mỹ Thắng năm 2007 Vụ Giống lúa Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ mùa Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) OMCS 96 50 44,67 40 36,36 8 100 ĐV 108 30 25,00 30 27,27 0 0 ML 48 0 0 40 36,36 0 0 ĐB 5 20 16,67 0 0 0 0 ĐB 6 20 16,67 0 0 0 0 Tổng cộng 120 100 110 100 8 100 Nguồn: Báo cáo năm 2007 của UBND xã Mỹ Thắng Qua bảng 17 ta thấy: Bộ giống lúa của xã tương đối ít, chỉ sử dụng các giống trung và ngắn ngày. Trong đó giống OMCS 96 được dùng để gieo sạ 3 vụ, giống ĐV 108 gieo sạ được 2 vụ (vụ đông xuân và hè thu) các giống còn lại chỉ gieo sạ 1 vụ. Vụ đông xuân, giống OMCS 96 có tỷ lệ cao nhất (chiếm 44,67%), tiếp đến giống ĐV 108, riêng giống lúa ML 48 không đưa vào cơ cấu vụ đông xuân do khả năng chịu lạnh của giống này kém. Vụ hè thu giống OMCS 96 và ĐV 108 chiếm tỷ lệ ngang nhau (36,36%) và vụ mùa chỉ sử dụng giống OMCS 96. Kết quả điều tra về cơ cấu giống của các hộ dân thể hiện bảng sau: Bảng 18: Tỷ lệ sử dụng các giống lúa của các hộ dân xã Mỹ Thắng ĐVT: % Vụ Giống lúa Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ mùa OMCS 96 45,6 37,8 95,6 ĐV 108 24,5 14,4 2,2 ML 48 1,1 44,5 1,1 ĐB 5 12,2 1,1 0 ĐB 6 13,3 1,1 0 Giống khác 3,3 1,1 1,1 Tổng cộng 100 100 100 Theo kết quả điều tra tha thấy, tỷ lệ sử dụng các giống lúa gần giống với báo cáo của UBND xã, chỉ có sự khác biệt là trong vụ hè thu theo kết quả điều tra thì tỷ lệ sử dụng giống ML 48 (44,5%) cao hơn giống OMCS 96 (37,8%). Ngoài những giống trong cơ cấu của xã, người dân thông qua trao đổi đã đưa các giống lúa khác về sản xuất, nhưng tỷ lệ rất thấp, chiếm 0,4 – 3,1%. Các giống lúa khác chủ yếu gồm các giống như CS 1 (đây là giống cực ngắn, thời gian sinh trưởng khoảng 70 ngày), KD 18, U ải 32... Do điều kiện đất đai, đặc điểm mùa vụ của xã, giống OMCS 96 là giống chủ lực cho cả 3 vụ, tuy nhiên giống lúa này năng suất không cao; đối với các giống trung và dài ngày chỉ đưa sản xuất với diện tích ít vào vụ đông xuân. Đây là điều khó khăn để nâng cao năng suất lúa của xã. 4.4.3. Đầu tư phân bón Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lúa nói riêng mà đặc biệt là sản xuất lúa vùng thâm canh không thể thiếu nguồn phân bón được. Phân bón đóng vai trò trong sản xuất nông nghiệp làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn, tăng năng suất cao hơn, phẩm chất gạop tốt hơn. Trong quá trình canh tác cây lúa, ông cha ta từ xưa đã đúc kết kinh nghiệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, đã thể hiện vai trò của phân bón trong canh tác lúa, nhất là đối với vùng trồng lúa thâm canh. Trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của huyện và xã, vấn đề phân bón luôn được chú trọng và xem đây là vấn đề mấu chốt để năng cao năng suất lúa. Chính vì vậy, xã đã chú trọng đến vấn đề bón đầy đủ và cân đối, công tác tập huấn của khuyến nông đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón một cách hợp lý và hiệu quả. Trong sản xuất lúa, phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng để đạt năng suất cao, chất lượng tốt hơn, trả lại độ phì cho đất đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ mùa sau. Bón phân cân đối làm tăng tính chống chịu sâu bệnh và các yếu tố bất lợi khác như thời tiết, khí hậu góp phần xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững. Bảng 19: Lượng phân bón đầu tư cho cây lúa (tính cho 1 sào/vụ) Nhóm hộ Loại phân Khá Trung bình Nghèo Bình quân Theo quy trình 1. Phân chuồng 500 400 400 433 500 2. Vôi 10 8 5 7,7 15 3. Phân đạm 10 10 8 9,3 12 3. Phân lân 20 15 10 15 25 4. Kali 6 6 5 5,7 9 Theo Hiệp hội phân bón Quốc tế IFD thì đối với cây lúa muốn có năng suất trên 5 tấn/ha thì có thể lấy đi từ đất 110 N/ha tương đương 240 kg Urê/ha và 32 kg P2O5 tương đương 190 kg lân, 150 kg K20 tương đương 250 kg KCl/ha, 32 kg MgO tương đương 220 kg MgSO4 và 20 kg CaO. Như vậy so với lượng dinh dưỡng mà cây lúa lấy đi thì khả năng bù đắp do số lượng phân bón chưa đảm bảo. Theo kết quả điều tra về mức đầu tư phân bón của các hộ dân xã Mỹ Thắng thể hiện ở bảng 19 ta thấy: Mức đầu tư của các hộ dân ở xã Mỹ Thắng thấp hơn so với quy trình hướng dẫn của Phòng nông nghiệp & PTNT huyện, cụ thể như sau: phân chuồng giảm 67 kg; vôi giảm 7,3 kg; phân urê giảm 2,7 kg; phân lân 10 kg; phân ka ly giảm 3,3 kg. Đối với nhóm hộ khá, mức đầu tư thuộc diện cao nhưng cũng thấp hơn so với quy trình. Khả năng đầu tư phân bón của các nhóm hộ có sự khác nhau, nhóm hộ khá đầu tư cao hơn nhóm hộ trung bình và nghèo. Đối với một số hộ nghèo người dân chú trọng đến bón phân đạm, ít đầu tư lân và kaki. Diện tích canh tác lúa ở các thôn điều tra hầu như đều nhiễm phèn nhưng người dân, nhất là các hộ ngheo không bón vôi trước khi gieo sạ, nên lúa thường bị bệnh nghẹt rễ vào giai đoạn cây con ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Theo kết quả điều tra, một số hộ không chăn nuôi thì hầu như không sử dụng phân chuồng để bón cho lúa đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của lúa. Tình hình sử dụng các loại phân bón cơ sự khác nhau: Phân đạm: Hầu hết nông dân đều bón phân đạm, lượng phân bón cả 3 nhóm hộ có sự chênh lệch nhau, với lượng phân bón từ 8 – 20 kg, đối với nhóm hộ nghèo mức đầu tư phân đạm còn thấp (8 kg/sào/vụ), lượng phân đạm được bón từ 2 – 4 đợt. Lượng phân lân: Đây là vùng đất bị chua phèn nên nông dân đều sử dụng phân lân Lâm Thao hoặc lân Văn Điển và dùng bón lót 100% trước khi gieo sạ. Lượng phân lân bón của các nhóm hộ khá nhiều so với nhóm hộ trung bình chênh lệch 5 kg/sào và so với nhóm hộ nghèo 10 kg/sào, đặc biệt có hộ không bón phân lân. Lượng phân Kali: Lượng phân kaki được nông dân bón vào giai đoạn sau của lúa, được thành thành 1 – 2 đợt. Lượng phân kaky bón giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Tuy nhiên so với quy trình tình thì lượng phân kaki còn ít. Qua mức đầu tư phân bón của các nhóm hộ chúng ta thấy lượng phân bón đại diện các nhóm hộ của xã Mỹ Thắng đầu tư cho cây lúa chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng, năng suất của các giống lúa, lượng phân bón đầu tư ở mức trung bình. Từ kết quả điều tra của các nhóm hộ và tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Mỹ Thắng. Chúng tôi nhận thấy các hộ đầu tư phân bón còn thấp, đầu tư phân bón cho lúa đông xuân thường thấp hơn cho vụ hè thu và vụ mùa. Bởi vì vụ đông xuân đất đai trước khi gieo cấy lúa có thời gian nghỉ ngơi dài 2 – 3 tháng và mùa mưa lũ có lượng phù sa bồi đấp làm tăng thêm màu mỡ cho đất. Vụ sản xuất hè thu, vụ mùa “với phương châm thu hoạch đến đâu gieo sạ đến đó” để kịp thời vụ tránh thời gian thu hoạch gặp mùa mưa bảo, cho nên đất đai không có thời gian được nghỉ do vậy phải đầu tư phân bón nhiều hơn cả phân hữu cơ và phân vô cơ. Những hộ gia đình kinh tế có khá hơn điều kiện đầu tư phân bón cho lúa, bón đúng lúc và kịp thời hơn cho năng suất cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo. Bón phân cho lúa cần phải thực hiện 3 đúng “đúng lượng, đúng cách, đúng lúc…” do đó cần hướng dẫn bà con nông dân bón đúng lượng, đúng tỷ lệ NPK đúng với từng loại chân đất và đúng với thời gian sinh trưởng của cây trồng mới cho năng suất cao được. Ngoài lượng phân vô cơ các nhóm hộ cần phải có kế hoạch đầu tư thêm phân hữu cơ để cải tạo bồi dưỡng nhằm tăng độ phì cho đất đặc biệt là nhóm hộ nghèo của xã cần chú ý bón vôi để cải tạo cho đất. Số đợt bón phân của nông dân theo kết quả điều tra cũng có sự khác nhau, thể hiện ở bảng 20. Bảng 20. Số đợt bón phân cho lúa năm 2007 ĐVT: % Vụ Số đợt bón Vụ đông xuân vụ hè thu vụ mùa 2 lần 1,1 0 10 3 lần 35,6 24,4 90 4 lần 61,1 74,5 0 5 lần 2,2 1,1 0 Theo quy trình hướng dẫn, số lần bón phân cho lúa từ 4 – 5 đợt vào các thời kỳ như bón lót; bón thúc lần 1 (sau sạ 10-12 ngày); bón thúc lần 2 (sau sạ 18-20 ngày); bón thúc lần 3 (trước khi lúa trỗ 18-20 ngày); bón thúc lần 4 (lúa trỗ khoảng 10%). Theo kết quả điều tra thể hiện ở bảng 20 ta thấy: Đối với vụ đông xuân và vụ hè thu, người dân bón 3- 4 đợt chiếm tỷ lệ lớn. Những hộ bón 3 đợt chủ yếu là bón lót, bón thúc lần 2 và lần 3, không bón thúc đợt 4. Đối với những hộ bón 4 đợt chủ yếu là bón lót và bón thúc lần 1, lần 2 và lần 3. Số hộ bón phân 5 đợt rất ít (từ 1,1 – 2,2%). Riêng vụ mùa chỉ bón 2-3 đợt, nguyên nhân là vụ mùa chủ yếu là lúa gieo khô, đối với những năm nắng hạn, lúa đã làm đòng nhưng chưa có mưa không thể bón phân, khi có mưa nông dân tập trung bón 1 -2 lần đến khi thu hoạch. 4.4.4. Áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa Diện tích canh tác lúa của xã Mỹ Thắng ít, manh mún và vùng trũng, với nguồn lao động đồi dào và sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng là ngành sản xuất phụ nên việc áp dụng các loại máy móc trong khâu làm đất và thu hoạch gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động trong nông nghiệp. Việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa ở xã thể hiện ở bảng 21 sau: Bảng 21: Sử dụng các loại máy móc trong sản xuất lúa năm 2007. ĐVT: % Nhóm hộ Các loại máy Nhóm hộ khá Nhóm hộ Trung bình Nhóm hộ nghèo Máy làm đất 60 53,3 46,7 Máy bơm nước 90 83,3 60 Máy gặt 76,7 70 50 Máy tuốt 100 100 100 Máy gặt đập liên hợp 0 0 0 Máy phun thuốc BVTV 0 0 0 Qua bảng 21 ta thấy: Việc sử dụng các loại máy móc trong canh tác lúa của các nhóm hộ có khác nhau, các hộ khá sử dụng các loại máy vào các khâu như làm đất, thu hoạch nhiều hơn. Đối với các hộ nghèo do khả năng đầu tư ít nên tận dụng sức lao động của hộ gia đình nên ít thuê các máy móc vào các khâu của quá trình sản xuất lúa. Theo báo cáo của UBND xã thì hiện trên địa bàn xã không có máy gặt đập liên hợp và máy phun thuốc BVTV nên không có hộ dân nào sử dụng các dịch vụ này. Nông dân sử dụng máy làm đất dao động từ 46,7– 60%, số lượng đàn trâu bò của xã ít (khoảng 869 con) nên nông dân sử dụng máy, tuy nhiên ở những vùng trũng việc sử dụng máy làm đất khó khăn, người nông dân phải thuê hoặc mượn trâu bò để làm đất. Đối với máy gặt, chủ yếu sử dụng máy cắt lúa loại nhỏ (cải tiến từ máy cắt cỏ), các hộ khá sử dụng máy cắt chiếm 76,7%, trong khi các hộ nghèo tỷ lệ này là 50%. Qua điều tra cho thấy 100% số hộ sản xuất lúa đều sử dụng máy tuốt lúa. Việc sử dụng máy bơm chủ yếu là máy bơm điện, với tỷ lệ dao động từ 60 – 90 % tuỳ theo nhóm hộ, các hộ khá sử dụng máy bơm đạt 90%, các hộ nghèo vẫn còn bơm tát theo kiểu truyền thống. Đối với những chân ruộng ở xa, đường điện không đến được nông dân phải bơm tát. 4.4.5. Năng suất lúa của xã Mỹ Thắng Theo bảng 14, năng suất lúa của xã dao động từ 49,4 - 54,9 tạ/ha và năng suất cao nhất là 56 tạ/ha (vụ hè thu). Để đánh giá năng suất lúa của xã Mỹ Thắng, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra 3 nhóm hộ nông dân, tập trung ở 3 thôn có diện tích sản xuất lúa lớn (Thôn 4, Thôn 8 Tây, Thôn 7 Bắc), điều kiện sản xuất lúa của xã (đất đai, thời vụ, thâm canh ...) của nông dân ở 3 thôn này gần như giống nhau. Qua điều tra 3 nhóm hộ trong xã chúng tôi thấy rằng trong sản xuất nông nghiệp cơ cấu các loại cây trồng nói chung, cơ cấu giống lúa nói riêng có tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng. Bố trí giống lúa phù hợp với từng chân đất và điều kiện môi trường canh tác thuận lợi đầu tư thâm canh hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản xuất có lãi, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân, kinh tế phát triển có điều kiện để tái sản xuất mở rộng. nhưng muốn có năng suất cao người dân phải có nhận thức sâu sắc, ngoài việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, việc chọn giống cây trồng phù hợp là hết sức quan trọng cho năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy trong những năm qua đã cơ cấu giống cây trồng một cách hợp lý và sự đầu tư thâm canh của bà con nông dân khá hợp lý nên năng suất lúa hàng năm tăng lên đáng kể. Qua điều tra năng suất lúa bình quân của các nhóm hộ cho thấy sự chênh lệch nhất định về năng suất giữa các giống lúa và các nhóm hộ do sự chênh lệch đầu tư và chi phí sản xuất. Năng suất các giống lúa của từng nhóm hộ trong 3 thôn của xã Mỹ Thắng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 22: Năng suất các giống lúa của từng nhóm hộ qua các vụ. (Đơn vị tính: tạ/ha) Vụ Giống Nhóm hộ Đông xuân Hè thu vụ mùa OMCS 96 ĐV 108 ĐB 5 ĐB 6 ML 48 DV 108 OMCS 96 OMCS 96 Nhóm hộ khá Thôn 4 53 54 55 55 55 52 50 Thôn 7 Bắc 52 53 55 53 51 50 50 Thôn 8 Tây 52 57 55 56 54 51 Trung bình 52,3 53,5 55 56 54,3 54 53 50,3 Nhóm hộ trung bình Thôn 4 51 53 54 54 53 51 49 Thôn 7 Bắc 50 50 53 53 52 50 49 Thôn 8 Tây 50 54 53 54 51 50 Trung bình 50,3 51,5 54 54 53,3 53 50,7 49,3 Nhóm hộ nghèo Th ôn 4 50 51 52 53 52 50 48 Thôn 7 Bắc 48 50 52 50 51 49 47 Thôn 8 Tây 49 53 50 51 49 47 Trung bình 49 50,5 52 53 51 51,3 49,3 47,3 Bình quân 50,5 51,8 53,6 54,3 52,9 52,8 51,0 49,0 ( Nguồn: qua điều tra 3 nhóm hộ xã Mỹ Thắng) Qua kết quả điều tra năng suất lúa của 3 nhóm hộ ở 3 thôn thể hiện ở bảng 22 ta thấy: Năng suất các giống lúa có sự khác nhau trên cùng một vụ Hè thu, năng suất giống lúa thấp nhất là OMCS 96 (51 tạ/ha) và giống lúa có năng suất cao nhất là giống ML 48 (52,9 tạ/ha). Giống lúa OMCS 96 được sử dụng trong cả 3 vụ và năng suất các vụ có khác nhau, năng suất cao nhất là vụ hè thu (51 tạ/ha) và thấp nhất là vụ mùa (49 tạ/ha). Như trên đã trình bày, diện tích lúa vụ mùa của xã ít, chủ yếu là gieo khô và năng suất thường bấp bênh do bị ngập úng vào cuối vụ. Năng suất lúa của các nhóm hộ khác nhau sản xuất cùng 1 giống lúa trong 1 vụ cũng có sự khác nhau, năng suất các nhóm hộ khá đều cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo, điều này thể hiện khả năng đầu tư và chăm sóc của các nhóm hộ có khác nhau. Ví dụ như cùng 1 giống lúa ML 48 nhưng năng suất bình quân của nhóm hộ khá đạt 54,3 tạ/ha, trong khi nhóm hộ nghèo năng suất chỉ đạt 51 tạ/ha, giảm 3,3 tạ/ha. Về nguyên nhân năng suất giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch lớn là vì: nhóm hộ khá họ có vốn đầu tư kịp thời, có điều kiện thời gian tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình sử dụng phân bón cân đối và hợp lý hơn, bón đầy đủ các loại phân vô cơ, hưu cơ và có bón vôi khả chưa trước khi gieo sạ. Điều này thể hiện khá rõ khả năng đầu tư phân bón của nông dân. 4.4.6. Tình hình sâu hại lúa ở xã Mỹ Thắng trong năm 2007 * Tình hình sâu bệnh Như chúng ta đã biết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay việc cơ cấu cây trồng rất đa dạng, mùa vụ xen canh, quản canh trồng nhièu chủng loại khác nhau, hệ thống canh tác cũng khác nhau dẫn đến sâu bệnh gây hại hoa màu nói chung và gây hại cây lúa nói riêng ngày càng tăng. Bên cạnh đó sử dụng thuốc trừ sâu bệnh bừa bãi làm ảnh hưởng đến chủng quần sinh học đồng ruộng, tiêu diệt các loại thiên địch, làm cho sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại mạnh mẽ cả số lượng và chủng loại. Chính vì vậy trong thời gian qua ở xa Mỹ Thắng được sự quan tâm của Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật hướng dẫn bố trí mật độ cây trồng hợp lý, tập huấn cho nông dân biết cách phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) để cân bằng sinh thái trên đồng ruộng. Vì vậy bà con nông dân đã biết cách phòng trừ sâu bệnh tốt hơn, giảm được chi phí cho việc phòng trừ sâu bệnh hại, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng chất lượng sản phẩm. Quá trình sâu bệnh hại qua điều tra phỏng vấn 90 hộ nông dân của 3 thôn trong xã đánh giá mức độ thiệt hại như sau: Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện, các đối tượng sâu bệnh hại chính trên lúa chủ yếu là: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh thối thân thối bẹ, bệnh lem lép hạt…. Tuy nhiên, các đối tượng sâu bệnh trên gây hại cục bộ phụ thuộc vào thời vụ, cơ cấu giống, mùa mùa… để đánh giá tình hình sâu bệnh hại lúa, chúng tôi tiến hành điều tra các loại sâu bệnh gây hại trên lúa kết quả thể hiện bảng 23. Bảng 23: Diễn biến mức độ những sâu bệnh hại của các giống lúa trong vụ hè thu 2008. Giống lúa Sâu hại chính Bệnh hại chính Đục thân Cuốn lá Rầy nâu Đạo ôn Khô vằn Thối thân, thối bẹ Lem lép hạt OMCS 96 + + - + + + ++ - ĐV 108 + + + + ++ + + + + ML 48 + + + ++ + + + + (Nguồn: Điều tra trên 90 hộ nông dân xã Mỹ Thắng) Chú ý: - Không nhiễm bệnh + Nhiễm nhẹ + + Nhiễm trung bình Qua số liệu bảng 23 cho chúng ta thấy tình hình mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lua, các thời kỳ như sau: Các giống lúa trong cơ cấu đều nhiễm các loại sâu bệnh với mức độ khác nhau, riêng giống OMCS 96 không nhiễm rầy nâu và bệnh lem lép hạt. Sâu đục thân các giống lúa đều nhiễm nhưng nhiễm nhẹ, đối với giống ĐV 108 nhiễm rầy nâu ở mức trung bình. Các giống lúa đều nhiễm bệnh khô thối thân thối bẹ ở mức trung bình, các giống ĐV 108, ML 48 nhiễm bệnh khô vằn và lem lép hạt ở mức nhẹ, riêng giống OMCS 96 nhiễm bệnh khô vằn ở mức trung bình. * Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chính Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, ngay từ đầu vụ Trạm đã gửi các dự báo tình hình sâu bệnh đến các địa phương để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, từng đợt sâu bệnh, UBND xã hướng dẫn các thôn, xóm biện pháp phòng trừ nên đã hạn chế được thiệt hại do sâu bệnh, cụ thể như sau: - Sâu đục thân: Hướng dẫn nông dân tiến hành cày bừa kỹ, làm dầm đất, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ, gieo sạ tập trung theo trà, theo vùng. Bón phân cân đối, hợp lý theo quy trình kỹ thuật phù hợp với từng chân đất, từng giống. Hạn chế thừa đạm tránh trình trạng lúa lốp hoặc đẻ kéo dài. Ngoài biện pháp canh tác, cần sử dụng biện pháp hoá học kết hợp với biện pháp bảo vệ ong ký sinh, ngắt ở ổ trứng và dùng thuốc hoá học như: Padan 95SP, Basudin 10H. - Sâu cuốn lá: Xuất hiện ở các giai đoạn thường ở ruộng xanh tốt, nhất là ruộng gieo khô, sử dụng các loại thuốc hoá học như karate, regent... - Bọ trĩ: Thường gây hại khi thời tiết nắng nóng vào giai đoạn cây con, xử lý thuốc Basudin, Padan, Fatac… . - Bệnh đạo ôn: Phát triển mạnh trên chân ruộng bón thừa đạm kết hợp với mưa và thời tiết âm u kéo dài, đêm và sáng sớm có sương mù. Khi lúa bị nhiễm phải ngừng ngay việc bón đạm Urê và xử lý bằng phun thuốc hoá học Fujione. - Bệnh khô vằn: Phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 240C – 320C, ẩm độ bảo hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh, phát triển mạnh, tốc độ lây lan mạnh. Cần gieo đúng thời vụ, đảm bảo mật độ hợp lý, tránh bón đạm tập trung trong giai đoạn lúa làm đòng. Khi cây lúa bị bệnh phải dùng thuốc hoá học phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây kết hợp phải rút cạn nước trên ruộng (thuốcTiltsuper 300EC, Vilidacin…). - Bệnh lem lép hạt: Xuất hiện và phát triển mạnh nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, lúc lúa trổ 50% bệnh dể xuất hiện và gây hại, khi lúa bị bệnh thường xử lý bằng thuốc Tiltsuper 300EC, Vilidacin… . Bệnh thối thân, thối bẹ: Thường gây hại ở một số giống nhiễm ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến trỗ, phát triển mạnh khi thời tiết mưa nắng xen kẽ, gió mạnh. Khi bị bệnh xử lý bằng thuốc hoá học Topsin, Top. 4.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong sản xuất lúa Là một xã đồng bằng ven biển, với địa hình thấp, lồi lõm, khu vực ven biển có đất gò bãi, khu vực trong đồng bằng có đất vàng cao, đất vàng, đất vàng trũng, độ cao trung bình từ 8 m - 21,5 m. Bề mặt tương đối phức tạp, bị chia cắt thành nhiều vùng, gò bãi xen kẻ với ao đầm, đất nông nghiệp manh mún, nhiễm mặn vào mùa khô. Bên cạnh điều kiện tự nhiên không ưu đãi, về mặt xã hội có nhưng khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, cụ thể là: là một xã ven biển, ngành thủy sản chiếm trên 70% cơ cấu kinh tế của xã, có 5 thôn sống dựa vào ngành trồng trọt, tuy nhiên lực lượng lao động trẻ ở các thôn này cũng chuyển dịch sang ngành thủy sản, vì vậy sản xuất trồng trọt chủ yếu là những người lớn tuổi, trình độ còn hạn chế và xem sản xuất lúa là ngành sản xuất phụ. Trình độ thâm canh cây trồng của xã còn thấp, năng suất lúa là 1 trong những xã thấp huyện. Nhằm đánh giá những thuận lợi và khó khăn của sản xuất lúa của xã, ngoài điều tra các hộ dân, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo xã, các trưởng thôn và các đại lý dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã. Nhìn chung tình hình sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng có những thuận lợi và khó khăn như sau: 4.5.1. Thuận lợi - Những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt các chính sách như giao đất nông nghiệp lâu dài cho các hộ gia đình, miễn thuế, thuỷ lợi phí ... đã tạo sự động lực cho người dân đầu tư thâm canh, cải tạo đất đai. - Hàng năm, UBND tỉnh và huyện đều đầu tư kinh phí hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn (Mỹ Thắng là xã bãi ngang), ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ giống lúa cho nông dân nghèo. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông hàng năm đều tổ chức 5 – 6 lớp tập huấn cho nông dân, giúp người dân tiếp cận được những giống lúa, kỹ thuật canh tác mới. - Giá cả các mặt hàng nông sản luôn ổn định và ở mức cao đã làm người dân bắt đầu quan tâm và ngày càng gắn bó với đồng ruộng, gắn bó với cây lúa. - Hạ tầng nông thôn, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi được đầu tư xây mới và nâng cấp. Bằng các nguồn vốn của tỉnh, huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã nâng cao năng lực tưới của các công trình thuỷ lợi. - Nguồn lao động nông thôn dồi dào, với bản chất cần cù, chịu khó cùng với kinh nghiệm trong sản xuất cây lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa các giống mới, các giải pháp canh tác vào đồng ruộng. - Thực hiện có hiệu quả công tác “dồn điền đổi thửa”, quy hoạch lại vùng sản xuất. Bước đầu đã áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp như khâu làm đất, thu hoạch. - Các chương trình tín dụng nông thôn thực hiện có hiệu quả, người dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, mua sắm được các máy móc phục vụ sản xuất. 4.5.2. Khó khăn - Địa hình tương đối phức tạp, diện tích đất còn manh mún gây khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, áp dụng cơ giới vào đồng ruộng. - Diện tích sản xuất nông nghiệp nói chung và diện tích sản xuất lúa nói riêng ít (đất nông nghiệp chiếm 36,67% diện tích tự nhiên). Một số diện tích nhiễm phèn, nhiễm mặn gây khó khăn trong canh tác. - Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, tưới tự chảy ít chủ yếu phải bơm tát. - Địa hình thấp và là vùng trũng nên thường bị mất giống vào đầu vụ đông xuân và bị ngập lụt vào cuối vụ mùa. - Chăn nuôi của xã chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đàn trâu bò, lợn ít nên thiếu nguồn phân chuồng để bón cho lúa, nhiều hộ trong xã không sử dụng phân chuồng bón cho lúa. - Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể (năm 2000) nên từ khâu dịch vụ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ... nông dân tự mua ngoài thị trường, chất lượng không đảm bảo. - Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuât lúa gặp khó khăn do tập quán canh tác người dân. Triển khai các chương trình, dự án hiệu quả chưa cao do đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. - Ngành nghề phụ ở xã chưa phát triển nên chưa giải quyết được việc làm lao động trong lúc nông nhàn. - Giá xăng dầu, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật ... tăng cao, nhất là trong nhất là trong 1 - 2 năm gần đây đã ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân. 4.5.3. Giải pháp Từ những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng, để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cần thực hiện các giải pháp sau: - Quy hoạch cụ thể từng vùng sản xuất lúa, chú trọng đưa các giống lúa mới, năng suất cao vào sản xuất. - Đầu tư xây dựng, nâng cấp Trạm bơm Phú Lộc, kiên cố hoá một số tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo tưới, tiêu thuận lợi. - Hướng dẫn nông dân đầu tư cải tạo một số diện tích canh tác lúa bị nhiễm phèn nhiễm mặn và chuyển một số diện tích ven đầm, bàu sang nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. - Thành lập Tổ dịch vụ nông nghiệp để cung ứng kịp thời giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân và đây cũng là điểm tư vấn miễn phí cho nông dân. - UBND xã có kế hoạch phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện và các hội đoàn thể của xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các hội viên, nông dân. - Chú trọng phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu bò để cung cấp sức kéo và phân chuồng trong canh tác lúa. - Đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. - Khôi phục và phát triển các ngành nghề phụ ở nông thôn như dệt chiếu, đan lưới, làm bánh tráng ... nhằm giải quyết lao động lúc nông nhàn. 4.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế Sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng là sản xuất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu lương thực của gia đình do số sào ruộng/người thấp (350 m2/người) nên khó phát triển lúa theo hướng hàng hoá. Để giúp nông dân thấy hiệu quả việc đầu tư và sản phẩm nông nghiệp thu được trên đơn vị diện tích, trong phạm vi của đề tài chúng tôi tính toán hiệu quả kinh tế theo kết quả bình quân điều tra về năng suất và mức đầu tư của các nhóm hộ, trên cơ sở đó khuyến cáo người dân đầu tư một hợp lý. Kết quả thể hiện ở bảng 24. Bảng 24: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nhóm hộ ở xã Mỹ Thắng (tính cho 1 sào) Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1. Tổng chi phí 1.003.930 1.1 Ngày công Công 10 40.000 400.000 1.2 Giống Kg 5 8.000 40.000 1.3 Phân bón 509.550 - Phân urê Kg 9,3 9.500 88.350 - Phân lân Kg 15 4.300 64.500 - Phân kali Kg 5,7 17.000 96.900 - Phân chuồng Kg 433 600 259.800 1.4 Vôi Kg 5,3 600 4.380 1.5 Thuốc BVTV 50.000 1.6 Các khoản phải nộp 0 2. Thu nhập Kg 260 5.000 1.300.000 3. Lãi ròng 296.070 (Ghi chú: giá các loại vật tư phân bón theo bản tin sản xuất và thị trường nông lâm sản Bình Định của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Định, tháng 8/2008) Qua bảng 24 ta thấy: Chi phí đầu tư cho 1 sào lúa hiện nay ở mức cao (1.003.930 đồng/sào), trong đó đầu tư cho phân bón chiếm 50,76% do hiện nay giá phân bón đang ở mức cao, nên một số hộ dân đầu tư phân bón còn thấp. Công lao động cho 1 sào là 400.000 đồng/sào, chiếm 39,84% tổng chi phí. Với mức thu nhập bình quân 1 sào lúa của xã theo kết quả điều tra là 1.300.000 đồng, so với mức bình quân của huyện còn thấp (thu nhập 1 sào lúa trung bình của huyện 1.400.000). Lãi ròng từ 1 sào lúa còn thấp (296.070 đồng/sào), nếu tính theo công lao động thì 1 công lao động thu lãi được khoảng 29.607 đồng. Nhìn chung năng suất lao động sản xuất lúa rất thấp. Tuy nhiên đa số người dân sản xuất lúa của xã sử dụng lao động gia đình theo kiểu “lấy công làm lãi”. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách giảm các khoảng đóng góp của người dân như Thuế nông nghiệp, thuỷ lợi phí… phần nào giảm bớt gánh nặng của người dân, góp phần tăng thu nhập của người sản xuất lúa. PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua điều tra tình hình sản xuất lúa xã Mỹ Thắng, bước đầu chúng tôi có một số kết luận như sau: 5.1.1. Mỹ Thắng là một xã đồng bằng ven biển, với địa hình thấp, đất bị nhiễm phèn. Diện tích đất nông nghiệp thấp chỉ chiếm 36,67% so với đất tự nhiên, trong đo diện tích đất lúa chỉ chiếm 29,77% đây là điều khó khăn để phát triển nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. 5.1.2. Cây trồng hàng năm của xã chỉ có 3 loại cây (lúa, sắn, rau dưa các loại), gây khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá các loại cây trồng. 5.1.3. Diện tích canh tác lúa của xã chủ yếu là vùng trũng, thường hay bị ngập úng vào đầu vụ đông xuân, nên chủ yếu chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm; vụ đông xuân thường xuống giống muộn so với thời vụ gieo sạ của huyện từ 20 - 30 ngày và thời điểm xuống giống không tập trung (nước rút đến đâu sạ đến đó), trên đồng ruộng xuất hiện nhiều trà lúa. 5.1.4. Bộ giống lúa của xã tương đối ít, chỉ sử dụng các giống trung và ngắn ngày, không có giống dài ngày và giống lúa OMCS 96 là giống chủ lực cho cả 3 vụ. 5.1.5. Mức đầu tư phân của các hộ dân ở xã Mỹ Thắng thấp hơn so với quy trình hướng dẫn của Phòng nông nghiệp & PTNT huyện, cụ thể như sau: phân chuồng giảm 67 kg; vôi giảm 7,3 kg; phân urê giảm 2,7 kg; phân lân 10 kg; phân ka ly giảm 3,3 kg. 5.1.6. Việc áp dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng còn thấp, cụ thể là nông dân sử dụng máy làm đất dao động từ 45,7 – 60,1%; sử dụng máy gặt chiếm 50,2 -80,4%; sử dụng máy bơm nước từ 90,1- 100%. 5.1.7. Năng suất các giống lúa có sự khác nhau, năng suất giống lúa thấp nhất là OMCS 96 (49 tạ/ha) và giống lúa có năng suất cao nhất là giống BĐ 6 (54,3 tạ/ha) và năng suất lúa thuộc nhóm hộ khá cao hơn nhóm trung bình và nhóm nghèo. 5.1.8. Lãi ròng từ 1 sào lúa còn thấp (296.070 đồng/sào), nếu tính theo công lao động thì 1 công lao động thu lãi được khoảng 29.607 đồng. Nhìn chung năng suất lao động sản xuất lúa rất thấp. 5.1.9. Sản xuất lúa của xã thuận lợi ít nhưng gặp nhiều khó khăn về điều kiện đất đai manh mún, nhiễm phèn, nhiễm mặn, vùng trũng thường bị ngập úng. 5.2. Đề nghị Qua thực hiện đề tài “Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Mỹ Thắng – huyện Phù Mỹ – tỉnh Bình Định” và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương chúng đưa ra một số đề xuất như sau: 5.2.1. Cần tuyển chọn một số giống lúa ngắn và trung ngày năng suất cao để đa dạng cơ cấu giống lúa, giảm bớt áp lực về sâu bệnh trên đồng ruộng. 5.2.2. Quy hoạch các vùng sản xuất lúa, chuyển diện tích chân ruộng 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc để tránh áp lực về thời vụ. Đồng thời dưa các giống trung và dài ngày năng suất cao vào chân ruộng 2 vụ. 5.2.3. Những diện tích vùng trũng, nhiễm mặn chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả cao hơn. 5.2.4. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, cấp phát tờ dơi, tờ bướm, quy trình kỹ thuật để nâng cao nhận thức người dân trong sản xuất lúa, đảm bảo mức đầu tư theo đúng quy trình kỹ thuật. 5.2.5. Đẩy mạnh việc cơ giới hoá vào sản xuất lúa để giải phóng sức lao động và chuyển sang các ngành nghề khác. 5.2.6. Phát triển tín dụng nông thôn để người dân có vốn đầu tư sản xuất và chuyển đổi ngành nghề. 5.2.7. Tranh thủ mọi nguồn vốn xây dựng, nâng cấp Trạm bơm Phú Lộc, kiên cố hoá một số tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo tưới, tiêu thuận lợi. 5.2.8. Thành lập Tổ dịch vụ nông nghiệp để cung ứng kịp thời giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân; phát triển các nghề phụ ở nông thôn như dệt chiếu, đan lưới, làm bánh tráng ... PHẦN THỨ SÁU TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình cây lúa ĐHNN I – NXB NN 1997 Giáo trình cây lương thực Trường ĐHNL Huế. NXB Hà Nội 2003 FAO. Org/giew/english/fo/index.htm. Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê năm 2007. Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2007. Niên giám thống kê của huyện Phù Mỹ năm 2007 7. Văn phòng tổng hợp của UBND xã Mỹ Thắng MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU ……. ……………………………… 1 1.1.Đặt vấn đề …………………………………………………………………..1 1.2.Mục đích và yêu cầu ………………………………………………………2 1.2.1. Mục đích ………………………………………………………………….2 1.2.2. Yêu cầu …………………………………………………………………..2 PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………...3 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ……………………………………………………3. 2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa …………………………………….3 2.1.2. Gia trị ding dưỡng của lúa ………………………………………………3 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài …………………………………………………..4 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa, gạo trên thế giới ……………………………….4 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa trong nước ………………………………………8 2.2.3. Tình hình thị trường xuất khẩu gạo trong nước …………………………11. 2.2.4. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Bình Định ……………………………..11 2.2.5. Tình hình sản xuất lúa của huyện Phù Mỹ ………………………………13 PHẦN THỨ BA: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………15 3.1.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………15 3.2. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………...15 3.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………15 PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………..17 4.1. Điều kiện tự nhiên xã Mỹ Thắng …………………………………………17 4.1.1. Vị trí địa lý ……………………………………………………………..17 4.1.2. Thời tiết, khí hậu ………………………………………………………...17 4.1.3. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai ……………………………………18 4.1.4. Nguồn nước …………………………………………………………….21 4.2. Điều kiện xã hội xã Mỹ Thắng ……………………………………………21 4.3. Tình hình sản xuất lúa xã Mỹ Thắng ……………………………………...22 4.4. Tình hình áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng ………………………………………………………………24 4.4.1. Mùa vụ gieo sạ ………………………………………………………….24 4.4.2. Cơ cấu giống lúa của xã Mỹ Thắng …………………………………….26 4.4.3. Đầu tư phân bón ……………………………………………………….28 4.4.4. Áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất …………………………………......31 4.4.5. Năng xuất lúa của xã Mỹ Thắng ………………………………………..33 4.4.6. Tình hình sâu hại lúa ở xã Mỹ Thắng trong năm 2007 …………………35 4.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong sản xuất lúa ………….…..37 4.5.1. Thuận lợi ………………………………………………………………...38 4.5.2. Khó khăn ………………………………………………………………..39 4.5.3. Giải pháp…………………………………………………………………40 4.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế …………………………………………………...40 PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ……………………………43 5.1. Kết luận …………………………………………………………………...43 5.2. Đề nghị ……………………………………………………………………44 PHẦN THỨ SÁU: TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………45 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian 5 năm học tập tại trường Đại học Nông lâm Huế, tôi đã được các thầy cô giáo trang bị những chuyên môn về xã hội. Đây là thời gian mà tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức từ các thầy cô giáo, để hôm nay trong thời gian thực tập, tôi đã vận dụng nó hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S. Vũ Tuấn Minh cùng với các thầy cô giáo trong Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Phù Mỹ, Đảng ủy, UBND xã Mỹ Thắng. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và ghi nhận sự giúp đỡ quý báu đó. Do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Mỹ Thắng, ngày 15 tháng 9 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Quốc Đạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tình hình phát phát triển kinh tế nông hộ tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định.doc
Luận văn liên quan