Đánh giá tình hình sử dụng đất xã Thanh Giang - Huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương

LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết thì đất đai là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất được hình thành từ năm yếu tố: đá mẹ, vi sinh vật, thời gian, địa hình, khí hậu và con người. Như vậy ta có thể thấy đất đai có nguồn gốc tự nhiên và phân bố rộng khắp trên bề mặt trái đất. Chính vì vậy đất đai có vai trò vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống của con người cũng như các loài sinh vật cư trú trong ngôi nhà trái đất. Hiện nay khi mà dân số thế giới đang tăng nhanh một cách chóng mặt thì nhu cầu về sử dụng đất ở là rất cao. Thêm vào đó xã hội ngày càng phát triển đã xuất hiên xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá .Chính những hiện tượng xã hội này đã dẫn tới nhu cầu cao về sử dụng đất. Trong tương lai tới thì nhu cầu về đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên và đất nông nghiệp sẽ giảm xuống. Nhưng dưới giác độ của khoa học đất đã chỉ rõ rằng đất đai được hình thành từ 5 yếu tố và phải trải qua quá trình phong hoá hàng trăm năm dưới tác động của các tác nhân: lý - hoá - sinh học thì đất đai chỉ tăng thêm vài mm. Như vậy có thể coi đất đai bị giới hạn về diện tích và không có khả năng tăng thêm theo thời gian. Vậy mà hiện nay khi nhìn nhận vào tình hình sử dụng đất một cách kỹ lưỡng bản thân chúng ta thấy vẫn còn có quá nhiều điều bất cập trong tình hình sử dụng đất như hiện tượng: Sử dụng đất không đúng mục đích, hoang hoá đất đai vv.Chính vì vậy mà các nhà quản lý về đất đai cần phải có những định hướng rõ ràng. Và phải có những công cụ thích hợp để thuận tiện trong công tác quản lý. Để sao cho tình hình sử dụng đất trong tương lai sẽ đạt được hiệu quả cao về kinh tế cũng như về mặt môi trường – xã hội. Nhưng để quản lý tốt thì trước tiên nhà quản lý phải hiểu và nắm rõ về tình hình sử dụng đất của địa phương mình. Với nhận thức đó nên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương”. Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã đươc sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ. Nguyễn Thị Hải Ninh.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất xã Thanh Giang - Huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết thì đất đai là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất được hình thành từ năm yếu tố: đá mẹ, vi sinh vật, thời gian, địa hình, khí hậu và con người. Như vậy ta có thể thấy đất đai có nguồn gốc tự nhiên và phân bố rộng khắp trên bề mặt trái đất. Chính vì vậy đất đai có vai trò vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống của con người cũng như các loài sinh vật cư trú trong ngôi nhà trái đất. Hiện nay khi mà dân số thế giới đang tăng nhanh một cách chóng mặt thì nhu cầu về sử dụng đất ở là rất cao. Thêm vào đó xã hội ngày càng phát triển đã xuất hiên xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá...Chính những hiện tượng xã hội này đã dẫn tới nhu cầu cao về sử dụng đất. Trong tương lai tới thì nhu cầu về đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên và đất nông nghiệp sẽ giảm xuống. Nhưng dưới giác độ của khoa học đất đã chỉ rõ rằng đất đai được hình thành từ 5 yếu tố và phải trải qua quá trình phong hoá hàng trăm năm dưới tác động của các tác nhân: lý - hoá - sinh học thì đất đai chỉ tăng thêm vài mm. Như vậy có thể coi đất đai bị giới hạn về diện tích và không có khả năng tăng thêm theo thời gian. Vậy mà hiện nay khi nhìn nhận vào tình hình sử dụng đất một cách kỹ lưỡng bản thân chúng ta thấy vẫn còn có quá nhiều điều bất cập trong tình hình sử dụng đất như hiện tượng: Sử dụng đất không đúng mục đích, hoang hoá đất đai…vv.Chính vì vậy mà các nhà quản lý về đất đai cần phải có những định hướng rõ ràng. Và phải có những công cụ thích hợp để thuận tiện trong công tác quản lý. Để sao cho tình hình sử dụng đất trong tương lai sẽ đạt được hiệu quả cao về kinh tế cũng như về mặt môi trường – xã hội. Nhưng để quản lý tốt thì trước tiên nhà quản lý phải hiểu và nắm rõ về tình hình sử dụng đất của địa phương mình. Với nhận thức đó nên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương”. Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã đươc sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ. Nguyễn Thị Hải Ninh. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoài Nam NỘI DUNG Điều kiện cơ bản. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý: Xã Thanh Giang nằm ở phía nam huyện Thanh Miện có vị trí như sau: - Phía bắc giáp xã Chi Lăng Nam và xã Ngũ Hùng - Phía nam giáp xã Tiền Phong - Phía tây giáp xã Diên Hồng và một phần xã Chi Lăng Nam - Phía đông giáp huyện Ninh Giang Mô hình vị trí địa lý Thanh Giang Tiền Phong Ninh Giang Diên Hồng & Chi Lăng Nam Chi Lăng Nam & Ngũ Hùng Bắc Nam Đông Tây 1.1.2. Địa hình, địa mạo: Nằm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đất đai được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình theo hình thức pha trộn. Địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. Tính chất đất đai mang đặc điểm điển hình của phù sa sông Thái Bình, nghèo dinh dưỡng và chua. 1.1.3. Quy mô xã: Là một xã trung bình của huyện Thanh Miện, tổng diện tích hành chính là 650,49 ha bằng 5,32% diện tích của huyện. Dân cư được chia làm 4 thôn: Thôn Đông ích, thôn Tiên Sơn, thôn Phù Tải, và thôn Đan Giáp. Dân cư sống tương đối tập trung tại khu vực trung tâm xã tạo nên một thị tứ sầm uất và sôi động. Trên địa bàn xã có tuyến tỉnh lộ 20B và huyện lộ 192 chạy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu hàng hoá với các vùng trong và ngoài huyện. 1.1.4. Khí hậu thời tiết: Xã Thanh Giang mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và có gió bão. Mùa đông lạnh khô hanh nhưng cuối mùa có mưa phùn, độ ẩm không khí cao. 1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ. Thanh Giang là xã trung bình của huyện Thanh Miện với 8217 nhân khẩu, mật độ dân số 1260 người/km2. Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 20B chạy qua trung tâm xã cùng với sự cần cù chịu khó và nhanh nhạy trong phát triển kinh tế nên từ lâu ở đây đã hình thành 1 thị tứ sầm uất với lưu lượng hàng hoá trung chuyển qua đây rất lớn, là đầu mối thu mua và vận chuyển các loại hàng hoá nông sản phẩm cho các xã khu vực phía Nam huyện Thanh Miện. Nền kinh tế phát triển đa dạng, ngoài nông nghiệp là mũi nhọn chủ yếu thì tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối khá. Tổng thu nhập năm 2000 đạt 19,17 tỷ đồng với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 56% - 19% - 25% bimh quân thu nhập theo đầu ngươi là 2.4 triệu/ngươi/năm Biểu đồ cơ cấu kinh tế 1.2.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp: Tổng thu nhập năm 2000 là 10,67 tỷ đồng chiếm 56% tổng thu nhập toàn xã Trồng trọt. Năm 2000 tổng sản lượng luơng thực đạt 4408 tấn trong đó thóc đạt 4108 tấn, màu quy đạt 300 tấn. Năng suất lúa bình quân đạt 100tạ/ha, bình quân lương thực là 549 kg/người/năm. Thu nhập của ngành trồng trọt chủ yếu từ cây lúa và một số cây vụ đông khác còn thu từ cây lâu năm rất ít do diện tích trồng cây lâu năm thấp có 2,13 ha là diện tích mới được chuyển đổi. Trong những năm tới cần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhìn chung thu nhập từ ngành trồng trọt trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng trong vòng 5 năm năng suất tăng từ 20 - 22%. Giá trị ngành trồng trọt năm 2000 ước đạt 7,93 tỷ đồng chiếm 74,32% thu nhập ngành nông nghiệp và chiếm tới 41,36% GDP. Chăn nuôi. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh ở khu vực gia đình, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm, bò và thả cá. Năm 2000 tổng đàn trâu của xã có 20 con, đàn bò có 190 con, đàn gia cầm có 40000 con, trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 18 con. Đàn lợn năm 2000 có khoảng 3500 con. Thu nhập ngành chăn nuôi năm 2000 đạt 2,74 tỷ đồng chiếm 25,68% thu nhập ngành nông nghiệp và bằng 14,29% GDP. 1.2.1.2. Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Giá trị thu nhập năm 2000 thu 3,5 tỷ đồng bằng 19% tổng thu nhập toàn xã. Nhìn chung sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở đây khá phát triển nhất là ở khu vực trung tâm xã, ven đường 20B và trung tâm các thôn. Ngành nghề chính là xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, mộc, nề, cơ khí nhỏ, vật liệu xây dựng...; tiểu thủ công nghiệp thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong các thôn khoảng 310 người hình thành nên một cụm tiểu thủ công nghiệp nhỏ, vừa giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, vừa mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho xã. 1.2.1.3. Dịch vụ thương nghiệp: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, dịch vụ thương nghiệp cũng bắt đầu phát triển mạnh. Hiện tại xã có chợ cùng với các hộ kinh doanh, buôn bán ven đường 20B tạo thành trung tâm dịch vụ khá sầm uất nhất là dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ vật tư nông nghiệp, nhu yếu phẩm cho đời sống hàng ngày của bà con nông dân. Một số hộ dịch vụ đã liên kết kinh doanh trong và ngoài vùng nhằm tăng thu nhập và tạo sự phát triển chung. Năm 2000 tổng thu từ dịch vụ đạt 5,0 tỷ đồng chiếm 25% tổng thu GDP. Tổng số lao động làm dịch vụ thương nghiệp hiện nay của xã là 160 người chiếm 4% tổng số lao động. 1.2.2. VĂN HOÁ - XÃ HỘI: 1.2.2.1. Dân số: Năm 2000 dân trong xã là 8217 người trong đó khẩu nông nghiệp là 7860 người, khẩu phi nông nghiệp là 357 người, hình thành nên 2169 hộ gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 1% với tổng số lao động trong độ tuổi là 3760 người. Trong đó lao động nông nghiệp là 3300 người, lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp là 470 người. 1.2.2.2. Văn hoá - xã hội: Cùng với việc phát triển sản xuất; Đảng uỷ, Uỷ ban Nhân dân xã luôn luôn quan tâm chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Hoạt động của các đoàn thể được đầu tư ngân sách và duy trì sinh hoạt thường xuyên như đoàn thanh niên, thiếu niên nhi đồng, phụ nữ, hội cựu chiến binh. 1.2.2.3. Cơ Sở Hạ Tầng. Trong mấy năm gần đây công tác xây dựng cơ bản phát triển khá mạnh mẽ, nhà ở của nhân dân được nâng cấp mái ngói và mái bằng hơn 80%. Các công trình công cộng của xã như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã, đường điện, đường giao thông ... được đầu tư cải tạo làm mới. Một số công trình đã được đưa vào sử dụng như trụ sở UBND xã, đường giao thông, trường học... Tình Hình Sử Dụng Đất. Tổng quan chung. Trong thời gian vừa qua dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đặc biệt là quy hoạch định hướng tỉnh Hải Dương sẽ trở thành thành phố vệ tinh của khu vực phía bắc. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Miện có nhiều biến động như: mở rộng quốc lộ nối liền với Hải Phòng, xây dựng sân bay... và Thanh Giang là một xã nằm trong đó nên cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Trong thời gian qua tình hình đất đai của xã cũng có nhiều biến đổi. Với tổng quỹ đất là 650,49ha chiếm 5,32% của huyện. Trong đó quỹ đất được phân bổ như biểu đồ sau: Biểu đồ phân bổ quỹ đất Tình hình đất nông nghiệp. Để có thể đánh giá được tình hình sử dụng đất của xã Thanh Giang một cách đầy đủ và chính xác thì ta có thể đi vào đánh giá tình hình sử dụng của từng loại đất. Diện tích đất nông nghiệp có 430,65 ha bằng 66,52% diện tích hành chính, bình quân có 548m2/khẩu nông nghiệp trong khi đó bình quân chung của tỉnh là 590m2/người. Chứng tỏ đây là một xã đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp ít và trong các năm tới sẽ còn giảm do đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng... Bảng hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp STT Mục đích sử dụng Diện tích(ha) tỷ lệ(%) 1 Đất trồng cây hàng năm 403,36 93,66 2 Đất trồng cây lâu năm 2,13 0,49 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 25,16 5,84 Đất trồng cây hàng năm. Hiện nay diện tích đất trồng cây hàng năm có 403,36 ha chiếm 93,66% diện tích đất nông nghiệp và 62,01% diện tích đất hành chính. Do vị trí nằm trong khu vực đồng bằng sông thái bình nên có thể nói đất đai ở đây khá màu mỡ cụ thể như: Trong đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng 2 vụ lúa 327,74 ha chiếm 81,25% đất trồng cây hàng năm còn lại 70,16 ha đất 3 vụ và 5,46 ha đất 1 vụ. Nhìn chung nhân dân ở đây đã chú ý thâm canh tăng vụ song diện tích trồng vụ đông còn thấp chiếm 17,39% diện tích trồng cây hàng năm. Đất trồng cây lâu năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã rất thấp có 2,13 ha chiếm 0,49% diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích mới được nhân dân trồng khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quyết định của UBND tỉnh. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích 25,16 ha chiếm 5,84% diện tích đất nông nghiệp và 3,87% diện tích đất hành chính. Một phần diện tích mặt nước do các hộ gia đình sử dụng và chủ yếu nằm trong khu dân cư. Một phần (12,03 ha) do UBND xã quản lý, đây là diện tích ao mà Uỷ ban xã cho dân đấu thầu thả cá, nuôi trồng thuỷ sản khác. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thường xuyên bị biến động do chuyển mục đích sử dụng. 2.3.Tình hình đất chuyên dùng. Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã năm 2000 là 139,08 ha chiếm 21,38% diện tích hành chính và đang được sử dụng như bảng sau. Biểu diện tích đất chuyên dùng Trong đó LOẠI ĐẤT Diện tích Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN DÙNG 139,08 0,08 139,00 I- Đất xây dựng 3,83 0,08 3,75 1. Đất công nghiệp 0,08 0,08 2. Đất dịch vụ 0,26 0,26 3. Đất trụ sở cơ quan 0,34 0,34 4. Đất y tế 0,15 0,15 5. Đất trường học 1,07 1,07 6. Đất thể dục - thể thao 0,77 0,77 7. Đất công trình xây dựng khác 1,16 1,16 II- Đất giao thông 28,74 28,74 III- Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 90,08 90,08 1. Kênh mương 15,5 15,5 2. Mặt nước chuyên dùng 74,58 74,58 IV- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,44 10,44 V- Đất chuyên dùng khác 5,99 5,99 Đất xây dựng. Diện tích đất xây dựng có 3,83 ha chiếm 2,75% diện tích đất chuyên dùng và 0,59% diện tích hành chính. Bao gồm các công trình xây dựng công cộng của xã và huyện như trụ sở UBND xã, trường học, trạm xá, nhà trẻ, mẫu giáo, đình chùa, trạm bơm, chợ. Các công trình trên đã cơ bản ổn định về mặt vị trí và diện tích. Trong các năm tới chỉ quy hoạch bổ sung thêm nhà văn hoá thôn. Biểu diện tích đất xây dựng HẠNG MỤC Diện tích hiện trạng 2000 1. Trụ sở UBND , HTX xã 0,34 2. Chợ 0,26 3. Trạm xá 0,15 4. Trường học 1,07 5. Sân vận động 0,77 6. Hội trường thôn 0,35 7. Đình chùa 0,27 8. Trạm bơm, biến thế 0,08 9. Công trình xây dựng khác 0,34 10. Nhà trẻ, mẫu giáo 0,20 Cộng 3,83 Đất giao thông Diện tích 28,74 ha bằng 20,66% diện tích đất chuyên dùng và bằng 4,42% diện tích đất hành chính. Bao gồm các tuyến đường sau: - Tuyến đường số 20B dài 2000m, rộng 8m, diện tích là 1,6 ha. Hiện nay đã để hành lang bảo vệ đường được 10m (mỗi bên 5m) diện tích hành lang bảo vệ đường 20 là: 2,0 ha trong đó có 0,9 ha vẫn thống kê vào đất thuỷ lợi và canh tác, còn 1,1 ha thống kê vào đất chuyên dùng khác. - Tuyến đường 192 dài 2500 m, bề rộng không đồng đều có 800m hiện nay rộng 6m, còn lại 1700m chỉ rộng 3m. Tuyến đường này vẫn chưa được tu sửa, nâng cấp lần nào nên rất nhỏ và chất lượng bề mặt kém. Diện tích chiếm đất của đường 192 hiện nay là 0,99 ha. - Đường trục thôn của 4 thôn dài tổng cộng 7000m, rộng 4m, diện tích là 2,8 ha. Hiện nay đường trục thôn đã để được 2m hành lang bảo vệ đường với diện tích 1,4 ha, trong đó thống kê vào đất chuyên dùng khác là 1,24 ha, còn 0,16 ha thống kê vào mặt nước nuôi trồng thủy sản. - Đường xóm có tổng chiều dài là 11000m, rộng 2,5m, diện tích 2,75 ha - Các tuyến đường trục đồng của xã dài 14000m, rộng 4m, có diện tích 5,6 ha. - Diện tích các tuyến đường nội đồng của toàn xã là 15,0 ha. Những năm gần đây đường giao thông từng bước được nâng cấp, cải tạo làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Biểu diện tích đất giao thông TÊN ĐƯỜNG Dài (m) Rộng (m) Diện tích (ha) Tỉnh lộ 20B 2000 8 1,6 Hành lang bảo vệ 10 Huyện lộ 192 2500 3-6 0,99 Hành lang bảo vệ Đường trục thôn 7000 4 2,80 Hành lang bảo vệ Đường xóm 11000 2,5 2,75 Trục đồng 14000 4 5,6 Nội đồng 15,00 Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng Diện tích 90,08 ha chiếm 64,77% diện tích đất duyên dùng và 13,85% diện tích đất hành chính. Bao gồm toàn bộ hệ thống kênh mương tưới tiêu cấp 1,2,3, hệ thống sông trung thuỷ nông và diện tích mặt nước chuyên dùng. Trong đó diện tích kênh mương là 15,50 ha; diện tích mặt nước chuyên dùng là 74,58 ha. Với hệ thống kênh mương tưới tiêu dày đặc như hiện nay đã đảm bảo tưới tiêu chủ động cho hầu hết đất canh tác của xã do vậy trong những năm tới không phải quy hoạch thêm mà chỉ cần nạo vét, tu sửa hàng năm. Đất nghĩa trang, nghĩa địa. Diện tích 10,44 ha chiếm 7,51% đất chuyên dùng và 1,6% diện tích hành chính bao gồm cả gò đống cũ và nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ. Bình quân cứ 1000 dân có 1,27 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa, so với tỷ lệ chung toàn tỉnh thì đây là tỷ lệ lớn nên trong những năm tới không quy hoạch thêm đất nghĩa trang, nghĩa địa nữa mà xã cần phải tuyên truyền để nhân dân sử dụng quỹ đất này cho hợp lý, gọn gàng, tiết kiệm hơn. Đất chuyên dùng khác. Diện tích 5,99 ha bằng 4,31% đất chuyên dùng và 0,92% diện tích hành chính. Đây chủ yếu là diện tích trại chăn nuôi cũ hiện nay không sử dụng nữa, nhân dân đang cải tạo dần để đưa vào trồng cây lâu năm (3,65 ha). Còn lại 2,34 ha là diện tích hành lang bảo vệ đường giao thông (đường 20B và trục thôn). 2.4. Tình hình đất ở nông thôn: Toàn xã có 4 thôn bao gồm 8217 nhân khẩu, 2169 hộ gia đình. Tổng diện tích toàn khu dân cư là 120,62 ha trong đó đất nông nghiệp có 21,61 ha chiếm 17,90% diện tích khuôn viên, đất chuyên dùng có 39,15 ha chiếm 32,42%, diện tích khuôn viên, đất ở nông thôn có 59,86 ha chiếm 49,58% diện tích toàn khuôn viên và 9,2% diện tích hành chính. Bình quân 1 hộ có diện tích là 275m2/hộ. Một số tụ điểm dân cư thôn Phù Tải, Tiêu Sơn và Đan Giáp ven đường 20B đã mang dáng dấp đô thị, hình thành nên trung tâm kinh tế xã hội của xã. Trong toàn khuôn viên 120,62 ha thì hộ gia đình quản lý 71,81 ha chiếm 59,53%, các tổ chức kinh tế quản lý 0,08 ha chiếm 0,07% và UBND xã quản lý 48,73 ha chiếm 40,4% diện tích toàn khuôn viên. 2.5. Tình hình đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng là 20,90 ha chiếm 3,22% diện tích đất hành chính gồm: - Đất có mặt nước chưa sử dụng 11,21 ha là các mặt nước nhỏ như ao thùng nằm rải rác ngoài đồng, ven đường giao thông... - Sông ngòi tự nhiên có 9,69 ha. 2.6. Hiện trạng đất công điền, công thổ: Toàn xã có 43,31 ha đất công điền và 159,9 ha đất công thổ. Trong đó: * Đất công điền: - 43,31 ha chiếm 6,66% diện tích hành chính - Đất cây hàng năm có 29,78 ha chiếm 7,38% diện tích đất cây hàng năm của xã và 6,9% diện tích đất nông nghiệp - Đất cây lâu năm có 1,5 ha - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có 12,03 ha chiếm 47,81% diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của xã và 2,79% diện tích đất nông nghiệp. * Đất công thổ: - Đất chuyên dùng có 139 ha chiếm 86,93% diện tích đất công thổ - Đất khác có 20,9 ha chiếm 13,07% diện tích đất công thổ. Biểu diện tích đất công thổ và đất điền thổ 2.7. Công tác quản lý của nhà nước về đất đai. Chúng ta biết rằng luật đất đai đầu tiên ra đời vào năm 1986. Nhưng do vấn đề về đất đai là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn nên luật đất đai liên tục có những chỉnh sửa bổ sung. Hiện nay việt nam áp dụng luật đất đai năm 2003 để giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đất đai. Từ đó dến nay thì công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Thanh Giang đã đạt được nhữnh thành tích đáng kể: Xã Thanh Giang đã xác lập được địa giới hành chính. Đồng thời cũng tính được có bao nhiêu quỹ đất trong tay và phân bổ quỹ đất đó cho các ngàng nghề, lĩnh vực để sao cho là hợp lý nhất với địa phương của mình. Xã cũng đã tiến hành hoàn thành vai trò tham mưu cho huyện trong vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình… Xã đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho các hoạt động giao dịch về đất đai diễn ra thuận lợi nhất. nhưng cũng phải có sự xem xét kỹ lưỡng của cán bộ địa chính. Xã đã tiến hành cử cán bộ đi tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, Đồng thời cũng phải luôn nắm rõ pháp luật để còn phổ biến cho bà con nông dân. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều vấn đề như: xã còn thiếu cán bộ có năng lực quản lý tốt. Thêm vào đó thì xã còn chưa thực sự hoàn chỉnh về bộ hồ sơ. Ngoài ra còn phải nói đến một số hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm… 2.8. nhận xét chung và các giải pháp khắc phục. Qua các bảng biểu và số liêu như đã trình bày ở trên thì ta có thể thấy rất rõ rằng: Thanh giang là một xã có diện tích vào loại trung bình. Và tình hình biến động về đất đai ở đây đang diễn ra theo chiều hướng tăng dần đó cũng là xu hướng tất yếu. Ta có thể thấy rõ diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp đang giảm dần thay vào đó là sự tăng lên của diện tích đất chuyên dùng. Đó cũng là điều mà người dân nơi đây mong muốn. bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề còn phải bàn cãi trong vấn đề sử dụng đất như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất chua đúng… Chính vì vậy mà em xin phép được đư ra một số giẩi pháp sau Giải pháp về nguồn nhân lực: tức là cần có đôi ngũ cán bộ trẻ có tài năng thực sự. Đồng thời cũng phải thường xuyên cử cán bộ đi tập huấn… Giải pháp về chính sách: tức là cán bộ địa phương phải thường xuyên tuyên truyên kiến thức pháp luật cho bà con nông dân và những chính sách của đảng và nhà nước Giải pháp về kinh tế: tức là phải có sự đầu tư về trang máy móc, thiết bị ,… KẾT LUẬN Trải qua một quá trình tìm hiểu các vấn đề phát sinh trong sử dụng đất ở xã Thanh giang - huyện ThanhMiện - Tỉnh Hải Dương thì nó đã chỉ ra một điều là đất đai là một vấn đề nóng bỏng và quá nhiều phát sinh trong bản thân nó. Và bằng bài tiểu luận này thì không thể nào nói hết được các vấn đề phát sinh trong đó. Nhưng bằng những kiến thức đã được trang bị em xin được đưa ra một số những nhận định sau: Tình hình đất đai trong tương lai sẽ còn biến động rất mạnh. Trong đó chủ yếu là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang diện tích đất chuyên dùng chủ yếu là đất khu đô thị, khu công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi. Công tác quản lý của ta con kém. Thêm vào đó trình độ tiếp dân còn hạn chế chưa có sự phổ biến pháp luật rộng rãi. Các cán bộ còn bị động trong xử lý các tình huống về nhưng phát sinh mâu thuẫn trong dân… Chúng ta còn chưa đủ sức để ra ứng phó, đối đầu với những thử thách, những biến động phát sinh trong đất đai. kế đó luật của ta con chưa có sự động bộ vẫn còn hiện tượng chồng chéo nhau như luật dân sự và luật đất đai. Ngoài ra trình độ của dân ta con hạn chế do vậy mà dễ vì lợi trước mắt mà thiệt thòi về lâu dài… Đó là những hiểu biết của em về vấn đề này. Do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Đồng thời điều kiện thời gian cũng không cho phép để có thể đi sâu vào vấn đề hơn. Vì vậy vướng phải những sai xót là điều khó tránh khỏi. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến chỉnh sửa, bổ sung của quý thầy (cô) và các bạn đồng học để sao cho bài tiểu luận của em hoàn chỉnh hơn. Và điều quan trọng hơn là em nhìn nhận được đúng vấn đề. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tình hình sử dụng đất xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương.doc