Trong những năm qua, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của cả nước bởi khả năng cạnh tranh cao do có lợi thế về tự nhiên và được thiên nhiên ưu đãi. Trải qua những bước thăng trầm, ngành thuỷ sản, từ một lĩnh vực kinh tế nhỏ bé thuộc khối nông nghiệp, đã vươn lên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, là mũi nhọn của đất nước. Với việc đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, tận dụng được điều kiện tự nhiên xã hội đất nước, ngành thuỷ sản đã có sự phát triển vượt bậc, mỗi năm đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu, ngành thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Thị trường thủy sản thế giới đang phát triển mạnh và ngày càng mở rộng, nhu cầu nhập khẩu tôm, cá đông lạnh của thế giới hiện đang rất lớn nên cơ hội phát triển của thủy sản Việt Nam là rất nhiều. Cùng với các cơ hội, Việt Nam cũng sẽ gặp không ít các thách thức, khi phải cạnh tranh với thủy sản được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới với mẫu mã phong phú, đa dạng, chất lượng tốt, giá rẻ. Do đó đòi hỏi Đảng, nhà nước, ngành và các doanh nghiệp cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện nuôi trồng và khai thác có hiệu quả, nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, tận dụng được những lợi thế so sánh của điều kiện tự nhiên để mở rộng thị trường thế giới. Việt Nam cần chủ động mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp cận, cập nhật thông tin một cách đầy đủ và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa các lợi thế vẫn được coi là thế mạnh của Việt Nam như: điều kiện tự nhiên, chi phí lao động rẻ,. hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra thì chắc chắn Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình, tạo vị thế ngày càng vững chắc của hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới.
45 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 10913 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ndonesia tăng lần lượt 5,5 USD/kg, 4,5 USD/kg và 3 USD/kg trong 10 tháng đầu năm. Tại Mỹ, cả giá tôm sú và tôm chân trắng cũng tăng từ 3-4 USD/kg. Nhờ cơ hội này, các DN tôm Việt Nam đã gia tăng được kim ngạch.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm 2014, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 7,84 tỷ USD là nhờ sự đóng góp nhiều nhất của mặt hàng tôm với kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Các doanh nghiệp thủy sản vùng ĐBSCL cho biết, đạt được con số kỷ lục nói trên, một phần là nhờ vào nguồn cung nguyên liệu của nước ta trong năm 2014 được đảm bảo. Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD, 2014 là năm ngành thủy sản nước ta có tốc độ tăng trưởng cao nhất và liên tiếp trong vòng 3 năm trở lại đây. Không chỉ đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, mà 2014 còn là năm thắng lợi về mở rộng thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là tín hiệu lạc quan cho lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản năm 2015. Điểm sáng dễ thấy nhất về việc mở rộng thị trường xuất khẩu là vào tháng 8/2014, Nga - một trong những thị trường lớn đã dỡ bỏ lệnh cấm và cho phép nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Tận dụng được cơ hội này, đã giúp nhiều doanh nghiệp thủy sản gia tăng được kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014. Thống kê từ Tổng cục Hải quản cho thấy, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
Biểu đồ2: So sánh giá trị xuất khẩu thủy sản theo mặt hàng của 15/11/2013 so với 15/11/2014
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Xét trong giai đoạn 5 năm từ 2010-2014 nhìn chung thì giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là 2 mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam từ trước đến nay đó là tôm và cá tra. Ngoài ra thì cũng đánh dấu sự phát triển của nghề khai thác cá ngừ đại dương của nước ta dẫn đến giá trị xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng đáng kể.
Bảng 6: Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản đơn vị: tỷ USD
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
tôm
2.44
2.39
2,24
2,8
3.95
Cá tra
1.4
1.80
1,74
1.66
1.77
Cá ngừ đại dương
0.293
0.379
0.569
0.531
0.484
Nhuyễn thể chân đầu
0.400
0.520
0.502
0.448
0.483
khác
0.497
1.021
1.061
1.261
1.153
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
2.3.2.1. Cá đông lạnh
a) Cá tra, cá basa:
Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và cũng là sản phẩm thủy sản được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. Hiện nay cá tra đang được xuất khẩu sang 163 nước và chiếm khoảng 95% thị phần cá da trơn phile trên thế giới với sản lượng 1,5 triệu tấn mỗi năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của cá tra là cá da trơn phile đông lạnh, cá đông lạnh, cá hộp và hàng giá trị gia tăng khác.
Nhìn chung giá trị xuất khẩu cá tra trong 5 năm trở lại đây tương đối ổn định.
Năm 2010, sản phẩm cá tra xuất khẩu đã đạt 621.955 tấn tương đương khoảng 1,4 tỷ đô la Mỹ. Xuất khẩu cá tra chiếm 49% về khối lượng và 28% về giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2011, tỷ trọng cá tra xuất khẩu đạt 29,5% trong tổng kim nghạch xuất khẩu thủy sản, giá trị xuất khẩu đạt 1.8 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2010. Năm 2012 những khó khăn trong sản xuất cá tra nguyên liệu đã ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu cá tra tuy nhiên cá tra vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu 1,74 tỷ USD năm 2012, giảm nhẹ 3,4% so với năm 2011. Năm 2013 với những khó khăn trong gía nguyên liệu cũng như những yêu cầu cao hơn về an toàn thực phẩm ở những thị trường lớn nên gía trị xuất khẩu cá tra giảm mạnh xuống còn 1.66 tỷ USD. Năm 2014 xuất khẩu cá tra tăng nhẹ (+ 0.4%) so với năm 2013, đạt 1.77 tỷUSD.
Ba thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất trong 5 năm qua phải kể đến đó là EU, Mỹ và Asean. Ngoài ra thì có các thị trường khác như Mexico, Brazin, Hồng Kông, Trung Quốc.
Bảng 7: Giá trị xuất khẩu cá tra đến 3 thị trường lớn giai đoạn năm 2010- 2014
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
EU
567.4
526
426
385,5
344.3
MỸ
179.6
336.9
359
380.6
336.8
ASEAN
90.8
111
110
124.9
136.6
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy thị trường nhập khẩu cá tra của Việt nam đang có xu hướng thu hẹp lại ở các thị trường khó tính như Mỹ và EU, đang có xu hướng mở rộng thị trường ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
b) Cá ngừ đại dương
Cá ngừ đại dương là một trong những mặt hàng mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật đánh bắt hiện đại để có thể tiếp cận được với những thị trường cao cấp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của cá ngừ đại dương là cá ngừ tươi, đông lạnh, các mặt hàng cá chế biến như cá ngừ hộp.
Trong giai đoạn 5 năm từ 2010- 2014 nhìn chung thì giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng cho thấy nước ta ngày càng chú trọng đến việc đánh bắt những sản phẩm chất lượng cao. Giai đoạn từ 2010- 2012 xuất khẩu cá ngừ đại dương tăng mạnh qua các năm, cụ thể: năm 2010 giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dương đạt 293.7 triệu usd, năm 2011 tăng nhẹ lên 379 triệu usd tăng 29%. Xuất khẩu cá ngừ đạt kết quả khả quan nhất trong năm 2012 với kim ngạch đạt 569 triệu USD, tăng 50,1% so với 2011. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dương lại giảm xuống còn 484.2 triệu USD vào năm 2014 giảm 8.1% so với năm 2013, nguyên nhân được xác định là do việc khai thác cá ngừ tại các tỉnh trọng điểm đang có xu hướng chạy theo sản lượng, mặt khác cơ quan chưa có giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng nên đa phần cá ngừ sau khi khai thác không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu giá trị cao dưới dạng tươi nguyên con mà chỉ có thể xuất khẩu các sản phẩm thông qua khâu chế biến đóng hộp.
Tính đến cuối năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương qua hơn 100 quốc gia trên thế giới trong đó 4 thị trường nhập khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam lớn nhất trong 5 năm qua vẫn là những thị trường quen thuộc dó là Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN. Ngoài ra còn có các thị trường khác như Canada, Hàn Quốc, Iran, Mexico,...
Bảng 8: Giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dương qua 3 thị trường lớn
Đơn vị: Triệu usd
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
MỸ
120
171.7
244.9
168.1
157.2
EU
57
80.3
114.2
140.7
135.2
NHẬT BẢN
20.8
43.7
53.8
42.1
22.6
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Giá trị xuất khẩu cá ngừ từ năm 2010- 2014 ở 3 thị trường lớn đang có xu hướng giảm Năm 2014 giá trị xuất khẩu cá ngừ giảm ở cả 3 thị trường, tuy nhiên Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam, chiếm 36,18% tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá ngừ, đạt 175,2 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường EU chiếm 27,92% tỷ trọng với giá trị xuất khẩu đạt 135,2 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2013. Tiếp theo là ASEAN và Nhật Bản chiếm 7,22% và 4,66% tỷ trọng, giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này lần lượt là 35 triệu USD (giảm 1,5%) và 22,6 triệu USD (giảm mạnh 46,3%).
2.3.2.2. Tôm đông lạnh
Tôm là sản phẩn thủy sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất với ba dạng sản phẩm chính bao gồm tôm đông lạnh, tôm đóng hộp và tôm tươi sống.
Giai đoạn 5 năm từ năm 2010- 2014 do các yếu tố khách quan từ các chính sách thương mại đến môi trường nuôi trồng khai thác tôm cùng với những biến động của thị trường thủy sản thế giới theo hướng trái chiều mà giá trị xuất khẩu của mặt hàng tôm giảm từ 2,4 tỷ USD ( năm 2010) còn 2,24 tỷ ( năm 2012) giảm 8,2%. Xuất khẩu tôm năm 2012 đạt 2,24 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013 cùng với những khắc phục về chính sách xuất khẩu của chính phủ và những biến động lớn của thị trường thế giới như hội chứng tôm chết sớm (EMS) tiếp tục ảnh hưởng đến Thái Lan nguồn cung tôm chiếm đến 12,5% tổng sản lượng tôm thế giới đẩy giá mặt hàng tôm thế giới liên tục lên cao dẫn đến giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm cũng tăng lên, giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,8 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2012. Năm 2014 tận dụng thị trường tôm các nước như Thái Lan, Trung Quốc chưa hồi phục nước ta chú trọng vào phát triển nuôi tôm đảm bảo nuôi trồng theo tiêu chuẩn nên lượng hàng tôm xuất khẩu tăng lên, giá trị xuất khẩu tôm có mức tăng trưởng mạnh (47%)so với năm 2013, đạt 3.95 tỷ usd, chiếm 50,38% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Về thị trường xuất khẩu tôm của nước ta hiện nay thì Mỹ vẫn là thị trường hàng đầu tiếp đến là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Từ năm 2010 -2014 Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng giá trị xuất khẩu năm 2014 là 26,92%, tiếp sau đó là Nhật Bản với 18.8%, EU với 17,27%. Đây là 3 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam lớn nhất hiên nay hàng năm tỷ trọng tôm nhập khẩu vào 3 thị trường này từ 50%- 70%.
Bảng 9: Giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường nước ngoài
đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
Mỹ
459,5
570.39
454.6
828.12
1060
EU
275,6
412,85
311,7
409.54
682.7
Nhật bản
504
607,37
617,7
708.67
743.4
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
2.3.2.3. Mực và bạch tuộc
Hàn Quốc, Nhật Bản và EU là các thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc quan trọng nhất của Việt Nam. Xuất khẩu mực và bạch tuộc duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm.
Năm 2011 giá trị xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu tăng 30% so với năm 2010 đạt 520 triệu USD. Năm 2012 giá trị xuất khẩu mặt hàng này giảm 3,5% so với năm 2011 đạt gần 502 triệu USD. Năm 2014, xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu (mực và bạch tuộc) tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013 (447.5 triệu USD), đạt 483,3triệu USD.
Năm 2014 3 thị trường này chiếm tỷ trọng lần lượt là 36,2%; 23,2% và 16,7% với giá trị tương ứng là 174,7 triệu USD, 112 triệu USD và 80,6 triệu USD
2.3.2.4. Mặt hàng khác
Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản khác là nhuyễn thể hai mãnh, cua, ghẹ và giáp xác khác. Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này cũng tăng dần trong giai đoạn từ 2010-2013 và giảm xuống vào năm 2014.tuy nhiên xét trong cả giai đoạn 5 năm thì giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này đều tăng.
2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
2.4.1. Thị trường Mỹ
Năm 2010: Tình đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính chiếm 23,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ được giá cao nhất trong các thị trường xuất khẩu. Theo thống kê, giá tôm xuất khẩu trung bình vào Mỹ có thời điểm đạt gần 12 USD/kg cao hơn 20 đến 30% so với cùng kỳ năm 2009.
Năm 2011: Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị, điển hình là Mỹ - thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5%. Đặc biệt, xuất khẩu cá tra sang Mỹ hiện đang ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Tại thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/11/2011 cũng đạt trên 274 triệu USD, tăng gần 100% so với cùng kỳ và sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm. Thị trường ASEAN cũng đạt hơn 96,886 triệu USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ.
Năm 2012: Trong nhiều năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong năm 2012, xuất khẩu ngành hàng này chiếm tỷ trọng 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước.
Bảng 10: Kim ngạch và tỷ trọng của 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2012
Tên hàng
Thứ hạng
Kim ngạch (Tỷ USD)
Tỷ trọng* (%)
Hàng dệt may
1
15,09
13,2
Điện thoại các loại & linh kiện
2
12,72
11,1
Dầu thô
3
8,21
7,2
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện
4
7,84
6,8
Giày dép
5
7,26
6,3
Hàng thủy sản
6
6,09
5,3
Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng
7
5,54
4,8
Gỗ & sản phẩm gỗ
8
4,67
4,1
Phương tiện vận tải & phụ tùng
9
4,58
4,0
Gạo
10
3,67
3,2
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang EU và Hoa Kỳ năm 2006-2012
Nguồn Tổng cục Hải quan
Năm 2012, trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì hàng thủy sản đứng thứ 4 với tỷ trọng chiếm 5,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường Hoa Kỳ (sau hàng dệt may, giày dép và sản phẩm từ gỗ với tỷ trọng lần lượt là 37,9%, 11,4% và 9%).
Bảng 11: Số liệu xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ năm 2011-2012
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang Hoa Kỳ (tỷ USD)
(A)
1,16
1,17
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản cả nước (tỷ USD)
(B)
6,11
6,09
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước (%)
(C)=(A/B)*100
19,0
19,2
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (tỷ USD)
(D)
16,93
19,67
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang Hoa Kỳ (%)
(E)=(A/D)*100
6,9
5,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng cá đông lạnh (mã HS 03.03); phi lê cá & các loại thịt cá khác (HS 03.04); tôm đã và chưa chế biến (HS 16.05 và HS 03.06); mực, bạch tuộc... (HS 06.07); và cá ngừ đã được chế biến (HS 16.04).
Bảng 12: Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam năm 2012 theo mã HS trong danh mục biểu thuế
Stt
Mã HS
Trị giá (Triệu USD)
Tỷ trọng (%)
1
03.03
201
3,3
2
03.04
2.416
39,7
3
03.06
1.593
26,2
4
03.07
462
7,6
5
16.04
373
6,1
6
16.05
847
13,9
7
HS khác
196
3,2
Tổng cộng
6.088
100,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2013: Với giá trị nhập khẩu thủy sản 11 tháng năm 2013 đạt 1.382,865 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2012, Mỹ chiếm 22,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Là thị trường đứng đầu về tôm (đạt 748,571 triệu USD, tăng 75,7%), cá tra (đạt 351,313 triệu USD, tăng 4,6%), cá ngừ (đạt 177,623 triệu USD, giảm 23,5%) của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2013, XK thủy sản biến động tăng giảm tại Mỹ là theo xu hướng mặt hàng tôm. Tính đến hết năm 2013, giá trị XK tôm sang thị trường này chiếm đến gần 27% tổng giá trị XK tôm, đạt 831 triệu USD, tăng 83% so với năm trước. Nhờ giá tôm tăng mạnh vụ kiện chống trợ cấp tôm chấm dứt, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã nắm lấy cơ hội, đẩy mạnh XK tôm sang thị trường này.
Tôm: Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh trong năm 2013 và lần đầu tiên Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam.
Cá Tra: Thị trường Hoa Kỳ là một trong 2 thị trường lớn nhất của cá tra, chiếm khoảng 21 - 22% thị phần. Kim ngạch cá tra năm 2013 đạt 380,757 triệu USD, tăng 6,1% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 38,561 triệu USD, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Cá ngừ: Thị trường Hoa Kỳ là thị trường cá ngừ lớn nhất của Việt Nam và chiếm khoảng 35-36% % thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 187,416 triệu USD, giảm 23,4% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 17,588 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Năm 2014: Trong 3 thị trường chính của thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thì thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2013 và đầu năm 2014 (tăng 27,4% trong năm 2013 và 87,8% trong tháng 1 năm 2014) và góp phần quan trọng trong thành tích của xuất khẩu thủy sản Việt Nam (năm 2013 tăng 9,6% và trong tháng 1 năm 2014 tăng 19,9%). Động lực chính của sự tăng trưởng này chủ yếu là do mức tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm và sự hồi phục của nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 và năm 2014.
Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Viêt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên đây cũng là thị trường phức tạp nhất và khó khăn nhất về các tranh chấp đối với hai mặt hàng chủ lực của thủy sản xuất khẩu Việt Nam là tôm và cá tra.
2.4.2. Thị trường Nhật Bản
Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng tôm sang Nhật Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan).
Với mức tăng 35,43% so với cùng kỳ 2011, Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thủy sản tăng trưởng cao nhất trong năm 5 tháng đầu 2012; tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản cũng tăng từ mức 14,4% lên 17,5%.
Năm 2013, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam sau Hoa kỳ và EU, chiếm 16,5% thị phần, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,11 tỷ USD, tăng 2,53% so với năm 2012. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao sang thị trường Nhật Bản là tôm, cá ngừ và cá hồi các loại.
Trong đó, đối với mặt hàng tôm Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ 2 tại Nhật Bản sau Hoa Kỳ, chiếm 22,8% thị phần; năm 2013 mặc dù hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản giảm nhưng mặt hàng tôm lại tăng nên tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng trưởng dương.
Bên cạnh đó, đối với mặt hàng mực và bạch tuộc Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hàn Quốc) kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản
Đối với mặt hàng cá ngừ xuất khẩu, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, EU) và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật gồm 2 sản phẩm chính là cá ngừ tươi và cá ngừ chế biến.
Ngoài ra, một số mặt hàng thủy sản khác có kim ngạch xuất khẩu tương đối cao sang Nhật Bản như cua, ghẹ, chả cá và surimi
Bảng 13: Một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2013
ĐVT: Triệu USD
Mã HS
Tên sản phẩm XK
Năm 2013
So năm 2013 với 2012 (% +/- KN)
030617
Tôm chân trắng
434,20
9,3%
030749
Mực nang và mực ống, đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối
39,27
-20,6%
030499
Philê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
32,82
-34,5%
030759
Bạch tuộc đông lạnh sấy khô hoặc ngâm nước muối
23,97
1,1%
030799
Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối
20,07
-44,3%
030489
Philê đông lạnh của các loại cá khác
15,10
-15,4%
030487
Philê đông lạnh, cá ngừ, cá ngừ vằn hoặc bụng có sọc
7,07
42,1%
030232
Cá ngừ vàng tươi hoặc ướp lạnh và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.
4,75
-59,3%
030462
Philê đông lạnh, cá da trơn
3,61
52,3%
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản có những tín hiệu khả quan khi Nhật Bản đã nâng giới hạn dư lượng tối đa của ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 0.2ppm (tăng 20 lần so với mức 0,01ppm trước đó) và dỡ bỏ quy định kiểm tra ethoxyquin đối với 100% lô tôm nhập từ Việt nam, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản phục hồi. Để tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản thời gian tới, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ sản xuất thức ăn, con giống đến nuôi và chế biến xuất khẩu.
Năm 2014: Nhật Bản xếp thứ hai thị trường xuất khẩu thủy sản, trị giá đạt 1,19 triệu USD, tăng 7,1% so với năm 2013, chiếm 15,3% tổng kim ngạch; tính riêng trong tháng 12/2014, xuất khẩu sang thị trường này lại giảm 19,7% so với tháng trước, với trị giá đạt 96,36 triệu USD.
2.4.3. Thị trường EU
Năm 2010: Việt Nam đã xuất khẩu sang EU 364.000 tấn thủy sản, trị giá 1,18 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009
Biểu đồ 4: Xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường chính năm 2011 và năm 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2011, EU tiếp tục thu hút khá mạnh đối với mặt hàng tôm của Việt Nam, đồng thời mức tăng về giá trị cao gần gấp rưỡi so với tốc độ tăng về khối lượng (93,5% về giá trị và 67,8% về khối lượng). Các thị trường Đức, Anh và Pháp phản ánh rõ nhất xu hướng trên, vì vậy có thể thấy mặc dù giá cả thủy sản nói chung và giá tôm nói riêng đã nhích lên nhưng hầu như không gây tác động tiêu cực cho việc NK mặt hàng này.
Năm 2012: EU chiếm 18,5% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam liên tục giảm qua các tháng, cả năm đạt khoảng 1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011. Trong đó, tôm giảm mạnh nhất (-24,5%) đạt 311 triệu USD, cá tra giảm 19% đạt 426 triệu USD, mực, bạch tuộc giảm 19% đạt 100 triệu USD. Riêng cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU vẫn tăng trưởng tốt (+43%) với khoảng 114 triệu USD.
Bảng 14: Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2012
Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2012
Sản phẩm
GT (USD)
Tỷ lệ GT (%)
Cá tra
425.836.279
37,5
Tôm
311.737.002
27,5
Cá ngừ
113.831.307
10,0
Cá các loại khác
108.726.837
9,6
Mực và bạch tuộc
99.607.140
8,8
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ
52.552.670
4,6
Cua ghẹ và giáp xác khác
23.023.906
2,0
Tổng cộng
1.135.315.141
100,0
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Trong 4 thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam, EU là thị trường duy nhất có mức suy giảm trong năm 2012, đạt 1,13 tỷ USD, giảm mạnh tới 16,7% so với năm 2011. Xuất khẩu thủy sản sang ba thị trường chính Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mức tăng trưởng dương, lần lượt là 0,6%, 6,7% và 3,9%.
Biểu đồ 5: Sản phẩm chính xuất khẩu sang EU, quí II/2013
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Biểu đồ 6: Xuất khẩu tôm sang EU, quí II năm 2012 - 2013
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Biểu đồ 7: Xuất khẩu cá tra sang EU quý II năm 2012 - 2013
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Biểu đồ 8: Xuất khẩu cá ngừ sang EU quý II 2012 -2013
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
EU là thị trường lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam sau Hoa Kỳ, chiếm 17,1% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt 1,182 tỷ USD, tăng 4,12% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 96,183 triệu USD, tăng 9,41% so với cùng kỳ năm 2013.
Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang EU là:
Tôm: Thị trường EU là thị trường lớn thứ 3 của tôm sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và chiếm khoảng 13% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 409,475 triệu USD, tăng 31,3% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 33,356 triệu USD, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Cá tra: Cùng với Hoa Kỳ, thị trường EU là một trong 2 thị trường lớn nhất của cá tra, chiếm khoảng 21 - 22% thị phần. Kim ngạch cá tra năm 2013 đạt 385,418 triệu USD, giảm 9,4% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 32,131 triệu USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Cá ngừ: Thị trường EU là thị trường lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ và chiếm khoảng 27% thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 140,733 triệu USD, tăng 24,1% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 10,855 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013.
Mực và bạch tuộc: Đối với mặt hàng này, thị trường EU là thị trường lớn thứ 3 sau Hàn Quốc, Nhật Bản và chiếm khoảng 16% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 74,121 triệu USD, giảm 25,6% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 5,338 triệu USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: Thị trường EU là thị trường lớn nhất đối với mặt hàng này, chiếm khoảng 70% thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 50,059, giảm 2% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 3,346 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2013.
Chả cá và surimi: Thị trường EU là thị trường lớn thứ 5 và chiếm khoảng 7% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 17,169 triệu USD, giảm 39,8% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 1,893 triệu USD, tăng 201,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Cua, ghẹ: Thị trường EU là thị trường lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ và chiếm 18% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 20,074 triệu USD, giảm 14,2% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 1,635 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Xét về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU tôm và cá tra là hai mặt hàng chính, chiếm lần lượt là 34,6% và 32,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Đối với, cá ngừ, mực và bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thì thị trường EU cũng là thị trường rất quan trọng vì là thị trường thuộc tốp 3 và và chiếm thị phần cao đối với các mặt hàng này.
Năm 2014:
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 12/2014 đạt 628,8 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2014đạt 7,84 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức xuất khẩu kỷ lục của ngành thủy sản.
Theo số liệu Hải quan và tổng hợp của VASEP, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12/2014 giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính cả năm 2014, xuất khẩu các mặt hàng đều tăng trưởng, trong đó xuất khẩu tôm đạt tăng trưởng cao nhất 26,9%, xuất khẩu cá tra đã hồi phục với mức tăng nhẹ 0,4%. Xuất khẩu cá ngừ chưa có dấu hiệu phục hồi, giảm 9,4%. Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là ba thị trường tiêu thụ lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam. Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu sang ba thị trường này đạt hơn 4,38 tỷ USD, chiếm 55,95% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu tôm có mức tăng trưởng mạnh (26,9%) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,95 tỷ USD, chiếm 50,38% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. thị trường EU chiếm tỷ trọng 17,27% với giá trị xuất khẩu tăng 66,7%(đạt 682,7 triệu USD).
So với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt gần 1,77 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giảm mạnh, nhưng EU vẫn là thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 344,3 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,47% tỷ trọng. Mặc dù xuất khẩu cá ngừ những tháng cuối năm 2014 có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013, nhưng tínhcả năm 2014, xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 8,1%, đạt 484,2 triệu USD. Hiện Mỹ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam, chiếm 36,18% tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá ngừ, đạt 175,2 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường EU chiếm 27,92% tỷ trọng với giá trị xuất khẩu đạt 135,2 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2013. Tiếp theo là ASEAN và Nhật Bản chiếm 7,22% và 4,66% tỷ trọng, giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này lần lượt là 35 triệu USD (giảm 1,5%) và 22,6 triệu USD (giảm mạnh 46,3%).
Năm 2014, xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu (mực và bạch tuộc) tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 483,3triệu USD. Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NTHMV) tăng 10,7% (đạt xấp xỉ 80 triệu USD). EU 1 trong là các thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lần là 16,7% với giá trị tương ứng là 174,7 triệu USD, 112 triệu USD và 80,6 triệu USD. Đối với NTHMV, EU là thị trường quan trọng nhất chiếm 68,1% tỷ trọng,
2.4.4. Thị trường khác
Biểu đồ 9: Thị phần của thị trường thủy sản chính năm 2010
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Năm 2012
Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường Trung Quốc (đạt 275 triệu USD), Ôxtrâylia (182 triệu USD) và Ai Cập (80 triệu USD), tuy không nhiều về quy mô nhưng lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt lần lượt là 23,1%, 11,7% và 26,6%. Bên cạnh đó một số thị trường khác cũng đạt được tốc độ tăng trưởng dương như: Đài Loan đạt 135 triệu USD, tăng 4%; Hồng Kông đạt 131 triệu USD, tăng 8,9%;...
Ngược lại, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 sang một số thị trường khác lại suy giảm với các mức độ khác nhau như: Canađa đạt 130 triệu USD, giảm 9,6%; Mêxicô đạt 110 triệu USD, giảm 2,5%; Nga đạt 100 triệu USD, giảm 5,9%; Braxin đạt 79 triệu USD, giảm 8,3%;...
Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường là thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, đạt kim ngạch 344 triệu USD, tăng 8,7% so với năm trước. Hiện nay, trong số các thành viên ASEAN thì Thái Lan, Singapore và Malaixia là ba thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với tỷ trọng gần 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả Hiệp hội
Hàn Quốc :
Sau khi tăng trưởng chậm lại vào năm 2013 (tăng 2,4%), XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc quý I/2014 đã hồi phục mạnh với giá trị đạt 129 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàn Quốc đã lấy lại vị trí nước NK thủy sản thứ 4 của Việt Nam sau khi bị tụt hạng năm 2013. Nhu cầu NK của thị trường này cũng tăng mạnh trở lại sau khi giảm 4,7% về khối lượng và gần 2% về giá trị trong năm 2013.
XK tôm và cá ngừ sang Hàn Quốc tăng mạnh, trong khi XK mực bạch tuộc hồi phục nhẹ và XK các sản phẩm khác giảm. Trong đó, XK cá ngừ chế biến sang Hàn Quốc tăng mạnh nhất (+525%). Ngoài ra, năm nay, sản phẩm cá tra GTGT của Việt Nam bắt đầu thâm nhập vào thị trường này
Việt Nam là nguồn cung cấp tôm lớn nhất tại Hàn Quốc
NK thủy sản của Hàn Quốc quý I/2014 đạt 268 nghìn tấn, trị giá 956 triệu USD, tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. NK các sản phẩm chính đều tăng, trừ cá phile và cá chế biến.
Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3, chiếm 13,2% thị phần sau Trung Quốc (28%) và Nga (14%). NK từ các nước cung cấp chính đều tăng. NK từ Trung Quốc tăng mạnh nhất 365%.
Việt Nam đứng đầu về cung cấp tôm cho Hàn Quốc, chiếm 47% thị phần. Giá trung bình NK tôm từ Việt Nam là 11 USD/kg. Giá NK từ Philipin cao nhất 15 USD/kg, từ Thái Lan 12 USD/kg, Ấn Độ: 8,7 USD/kg, Trung Quốc: 8 USD/kg.
Việt Nam đứng thứ 2 cung cấp mực, bạch tuộc cho Hàn Quốc với 24% thị phần, sau Trung Quốc (48%). Giá trung bình mực bạch tuộc của Việt Nam là 5,4 USD/kg, cao hơn so với Trung Quốc (4,5 USD/kg) nhưng thấp hơn Thái Lan (5,8 USD).
2.5. Giá cả và chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu
2.5.1. Giá cả hàng thủy sản xuất khẩu
Trong một chừng mực nào đó thì chất lượng quyết định giá cả. Những mặt hàng chế biến tốt luôn có giá cao hơn những mặt hàng chỉ sơ chế thông thường, như hàng khô và đông lạnh. Tuy nhiên, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, xuất qua nhiều trung gian và chưa chiếm thị phần lớn trên thế giới. Giá thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung con thấp hơn giá trên thị trường quốc tế.
Thời gian gần đây, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu đã được nâng lên nhiều, tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng hơn trước, đạt khoảng 35% kim ngạch xuât khẩu thủy sản. Do vậy, giá thủy sản xuất khẩu đã cao hơn trước, mặc dù mức biến động giá không lớn. Trong những giai đoạn gần đây hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá cả biến động, đặc biệt là hải sản khô. Riêng các sản phẩm cá biển xuất khẩu với giá tương đối ổn định, cá tra, cá basa đang có xu hướng tăng giá.
Nhìn chung, trong những năm vừa qua, giá các mặt hàng thủy sản Việt Nam được cải thiện nhiều, tuy nhiên vẫn chưa phải là cao so với mức giá trên thị trường quốc tế. Đây vừa là một lợi thế vừa là một bất lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam khá nhiều nhưng do giá chưa cao, lại tăng chậm nên kim ngạch xuất khẩu còn thấp so với các nước cạnh tranh khác trong khu vực. Các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần quan tâm tìm ra giải pháp mới nhằm tăng giá thủy xuất khẩu, đặc biệt là tại các thị trường chính.
Biểu đồ 10: Giá các mặt hàng thủy sản (tháng/mặt hàng )
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
2.5.2. Chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để sản phẩm thuỷ sản nước ta thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Trong xu hướng hội nhập nền kinh tế, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO với nhiều cơ hội và thách thức, các quốc gia dựng nên những hàng rào bảo hộ tinh vi hơn. Đặc biệt, trong thời gian gần đây là các quy định gắt gao của thị trường Nhật về việc tăng cường kiểm tra đối với thuỷ sản nhập khẩu, Nhật Bản đã chuyển hướng tiếp cận về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản nhập khẩu. Với những yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, về quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản từ khâu sản xuất nguyên liệu đến tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn, điều này làm cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn để vượt qua các rào cản của các thị trường xuất khẩu.
Những năm gần đây, chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh trong tổng lượng hàng thủy sản xuất khẩu giảm nhiều.
Trong 3 tháng đầu năm 2011, thủy sản xuất khẩu qua kiểm tra chất lượng đạt 84.800 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khối lượng hàng kiểm tra chứng nhận chất lượng các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh, hóa chất là 54.400 tấn, chiếm 62,27%. Hàng xuất khẩu qua kiểm tra chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là thị trường EU (30%), Nhật Bản (17%), Mỹ (12%). Các trung tâm vùng cũng đã cấp 25 giấy chứng nhận xuất khẩu cho 337,35 tấn tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 17 giấy chứng nhận tôm không thu hoạch cho xuất khẩu tôm vào thị trường Oxtraylia.
Nhờ các biện pháp tăng cường kiểm soát của Bộ thủy sản, tình trạng nhiễm dư lượng kháng sinh cấm đã giảm mạnh (từ 42 lô háng trong 9 tháng đầu nắm 2010 xuống còn 3 lô trong 3 tháng cuối năm 2010 và 6 lô trong tháng đầu năm 2011). Đến tháng 6 năm 2011, Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản Việt Nam – NAVIQAVED – thông báo, Mỹ và Canada vừa dành cho Việt Nam một ngoại lệ là công nhận vô điều kiện chứng thư kiểm tra chất lượng sản phẩm do Naviqaved cấp cho thủy sản xuất khẩu. Với ưu tiên này, hàng thủy sản xuất Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Canada sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian do chỉ cần kiểm tra một lần.
2.6. Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam
2.6.1. Những điểm mạnh của hàng thủy sản Việt Nam
Diện tích và sản lượng tôm nuôi tăng mạnh trong những tháng đầu năm, diện tích tôm bị dịch bệnh giảm so với năm 2013, trong khi sản lượng của các nước cạnh tranh như Thái Lan tiếp tục giảm 50% và Trung Quốc chưa hồi phục. Mô hình nuôi tôm cùng cá rô phi để phòng ngừa dịch bệnh EMS đang được đánh giá cao, hy vọng sẽ được nhân rộng cho ngành nuôi tôm.
- Ngành tôm Thái Lan gặp nhiều khó khăn như sản lượng giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS (Hội chứng tôm chết sớm), EU cắt giảm ưu đãi thuế quan cho mặt hàng tôm chín của nước này trong năm nay và năm tới là tôm nguyên liệu, và gần đây nhất là thông tin về việc sử dụng lao động bất hợp pháp trong ngành thủy sản của nước này. Đây là cơ hội tốt Việt Nam đã và sẽ tận dụng để đẩy mạnh XK sang thị trường EU và Mỹ.
- Giá trung bình tôm Việt Nam luôn cao hơn Ấn Độ do sản phẩm chế biến sâu hơn và tốt hơn, trong khi Ấn Độ thường sản xuất sản phẩm tôm đông lạnh dạng block.
- Hoạt động khai thác thuận lợi nhờ thời tiết và nhờ việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thủy sản và hỗ trợ ngư dân sản xuất tại các vùng biển xa. Do vậy, XK mực, bạch tuộc, cua ghẹ và các loại cá biển khác đều tăng trong 9 tháng đầu năm nay.
- Lệnh cấm NK của Nga đối với thủy sản EU, Mỹ, Na Uy, Australia và Nhật Bản là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam thâm nhập trở lại thị trường này, nhất là mặt hàng cá tra. Từ đầu tháng 8/2014 đến tháng 9/2014, đã có 26 DN Việt Nam được phép XK vào thị trường Nga, sau khi bị tạm ngừng XK từ 31/1/2014. Nga là thị trường đứng thứ 7 trên thế giới về khối lượng thủy sản NK với trên 1 triệu tấn năm 2013 trị giá trên 3 tỷ USD. 9 tháng đầu năm nay, Nga NK 440 nghìn tấn thủy sản, trị giá 1,4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tương đương về khối lượng nhưng tăng 2,5% về giá trị, do NK 2 mặt hàng có giá cao là tôm và mực bạch tuộc tăng mạnh
2.6.2. Những điểm còn hạn chế của hàng thủy sản Việt Nam
+ Thiếu nguyên liệu
Mặc dù số lượng thống kê của Tổng cục Thủy sản về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của cả nước trong 5 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng tăng như mấy năm trước. Nguyên nhân do sản lượng 2 loài thủy sản nuôi chính không ổn định, dịch bệnh trên tôm làm giảm sản lượng, nhất là với tôm sú, diện tích nuôi cá tra cũng giảm do nông dân thiếu vốn đầu tư nuôi và do giá cá bất ổn làm ảnh hưởng tâm lý người nuôi.
Sản lượng các loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực, bạch tuộc vẫn thấp, trong khi sản lượng tăng lại tập trung chủ yếu vào các loài cá có giá trị thấp, cá tạp Người nuôi và ngư dân thiếu vốn để sản xuất, đầu tư trở lại khi tôm hoặc cá tra bị rớt giá, dịch bệnh. Các doanh nghiệp khó thu mua nguyên liệu vì nông dân không bán chịu, trong khi vòng quay vốn chậm do thị trường tiêu thụ khó khăn về tài chính.
+ Thiếu vốn
Với mức lãi suất quá cao 19-20% trong 3 tháng đầu năm, cả nông, ngư dân và doanh nghiệp đều thực sự khó khăn để duy trì sản xuất và chế biến khi mà các chi phí đầu vào khác đang tăng mạnh (5-10%). Đặc biệt đối với ngành sản xuất cá tra, thiếu vốn trở nên nghiêm trọng. Đối với ngư dân, vấn đề tiếp cận vốn cũng rất khó khăn vì họ cần vốn cho cả việc mua sắm tàu cá và thiết bị để bảo quản cá sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, các chi phí sản xuất đểu tăng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh cho thủy sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn phải đối phó với áp lực tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, như giá nhiên liệu, điện, nước, nhân công, bao bì, cước phí vận chuyển việc tăng các loại phí, thuế, như thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE để bao gói hàng, trích 2% kinh phí cho công đoàn lấy từ quỹ lương, phí kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu, phí kiểm dịch thú y tăng 300%... cũng góp phần làm gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều suy giảm, cạnh tranh thị phần khá khốc liệt.
+Khủng hoảng thị trường
Thị trường châu Âu bị suy giảm do khủng hoảng nợ công cũng là một khó khăn lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Là thị trường lớn nhất trong số 129 thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam, nhưng trong quý I năm nay, xuất khẩu sang EU đã sụt giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do khủng hoảng nợ công ở khu vực này khiến tình hình kinh tế tài chính khó khăn, nhu cầu nhập khẩu không ổn định và khả năng thanh toán chậm.
Tỷ trọng của thị trường EU cũng bị giảm dần gần 5% (từ 24,2% xuống còn 19,7%). Xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra đều giảm mạnh (giảm từ 21,8% và 12,4%). Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn khả quan (cá ngừ tăng 29%, mực, bạch tuộc tăng trên 10,7%).
Xuất khẩu tôm sú giảm, khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam cũng giảm. Đối với Việt Nam, với diện tích nuôi trên 600.000 ha, sản lượng tôm sú mỗi năm đạt trên 300.000 tấn tạo cho Việt Nam thế mạnh hơn so với nhiều nước khác. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát trên tôm sú thâm canh đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và giá trị mặt hàng này.
+Sụt giảm mặt hàng chủ lực
Năm 2011, trong hơn 97.000 ha tôm bị thiệt hại, có tới trên 82.000 ha là tôm sú nuôi thâm canh bị chết, đã ảnh hưởng lớn tới mặt hàng chủ lực này của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng năm 2011 của Việt Nam đạt 704 triệu USD, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu tôm, tăng 70% so với năm 2010. Trong khi đó, giá trị tôm sú lại giảm 0,6% xuống còn 1,43 tỷ USD, chiếm 59% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Quý I /2012, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm 4,7% chỉ còn 235 triệu USD. Giá tôm trên thị trường thế giới giảm tác động không nhỏ tới giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong quý I/2012. Mức tăng chỉ đạt 9%(so với trên 35% trong 3 tháng đầu năm 2011). Ngoài ra giá tôm giảm tạo thêm áp lực cho các doanh nghiệp tôm đang phải đối mặt với chi phí đầu vào như xăng, dầu, điện, lương nhân công đều tăng. Đây là vấn đề báo động đối với tôm Việt Nam, vì khả năng cạnh tranh đang bị sụt giảm do giá thành sản xuất cao, dẫn đến giá chào bán cao hơn các nước.
+Nhập khẩu nguyên liệu tăng
Năm 2011, Việt Nam nhập 541 triệu USD thủy sản từ 74 nước (trong đó khoảng hơn 30 triệu USD là hàng trả về). Ba tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập 157 triệu USD thủy sản từ 72 thị trường, trong đó, hàng nhuyễn thể để chế biến và tái xuất chiếm khoảng 80%, còn lại là con giống và nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định, giá nguyên liệu cao, nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để gia công chế biến xuất khẩu là giải pháo hữu hiệu cho doanh nghiệp duy trì sản xuất và tạo công ăn việc làm cho công nhân, tăng doanh số. Tuy nhiêm khi mà khó khăn về vốn đang là vấn đề nổi cộm của doanh nghiệp thì chính sách ân hạn thuế nhập khẩu 275 ngày càng có nguy cơ bị xóa bỏ sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến doanh nghiệp.
Qua diễn biến tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước hết sức khó khăn, có thể nhận diện 3 thách thức lớn của thủy sản Việt Nam là : tính bền vững của từng ngành hàng trong hoạt động sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu thủy sản chưa cao, đặc biệt là liên kết chuỗi, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Rào cản thương mại gia tăng trong điều kiện kinh tế thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu tăng cường bảo hộ công nghiệp nội địa. Quảng bá và tiếp thị sâu hình ảnh thủy sản Việt Nam ra thế giới theo cách chuyên nghiệp và hiệu quả trong điều kiện tài chính eo hẹp hiện nay là hết sức khó khăn.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Phương hướng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới
Trong khai thác thủy sản: Tiến hành quy hoạch và quản lý phát triển nghề khai thác hải sản theo ngư trường và địa phương một cách hợp lý trên cơ sở bền vững của nguồn lợi và hiệu quả kinh tế; sắp xếp lại nghề cá ven bờ, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản biển, phát triển nghề cá xa bờ một cách thận trọng, hợp lý trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề khai thác hải sản, Tăng cường sự hỗ trợ Nhà nước cho nghề các thương mại.
Trong nuôi trồng thủy sản: lấy phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, trong đó đặc biệt là nuôi biển, nước lợ phục vụ xuất khẩu; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho nuôi nước ngọt, ưu tiên các chọn lựa nuôi năng suất cao, dễ vận chuyển và có khả năng đa dạng chế biến; phát triển công nghệ sinh học nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt trong công nghệ sản xuất giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh.
Đa dạng hóa các mặt hàng chế biến cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, lấy đa dạng mặt hàng chế biến, kích thích lại tính đa dạng của sản xuất nguyên liệu và tận dụng sản phẩm của khai thác, lấy chế biến làm cơ sở cho việc nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản. Tăng cường năng lực nghiên cứu công nghệ, tiếp thu và chuyển giao công nghệ chế biến tiên tiến.
Mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giữ vững các thị trường truyền thống, tăng nhanh tỷ trọng thị trường các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và các thị trường có thu nhập cao khác, tạo thế cân bằng với thị trường truyền thống, coi trọng xuất khẩu tại chỗ và thị trường trong nước, từng bước vươn ra làm chủ một số thị trường thế giới về một số mặt hàng.
Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm, không ngừng cải tiến và nâng cao các mặt hàng truyền thống, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm mới có giá trị và chất lượng cao, chuyển dần từ xuất khẩu nguyên liệu khô sang xuất khẩu các sản phẩm tươi sống, sản phẩm ăn liền và sản phẩm bán lẻ ở siêu thị.
Đổi mới công nghệ kỹ thuật trong một hệ thống dồng bộ thống nhất các khâu của sản xuất thủy sản xuất khẩu, tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Nhanh chóng quy hoạch lại và đầu tư chiều sâu nhằm nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở chế biến thủy sản hiện có. Xây dựng các trung tâm chế biến với công nghệ hiện đại, có điều kiện sản xuất tiên tiến, gắn liền với đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu tập trung.
Tăng cường đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản theo hướng đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, nối liền và xuyên suốt các khâu bảo quản sau thu hoạch, trong quá trình tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Cần tập trung đầu tư hiện đại hóa công nghệ bảo quản sau thu hoạch; thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất thủy sản theo cách tiếp cận HACCP; áp dụng đồng bộ phương pháp GMP và xây dựng hệ thống tự kiểm tra chất lượng cho các cơ sở chế biến thủy sản, tăng cường khả năng của các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng thủy sản
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới
Thứ nhất: nâng cao chất lượng của nguồn nguyên liệu thủy sản. Có thể nói chất lượng nguyên liệu thủy sản cần đảm bảo ngay từ khi nuôi trồng. Trước hết đòi hỏi phải có giống tốt, có khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Kế tiếp, khâu nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ theo quy định, tránh dịch bệnh, tránh sử dụng những loại thuốc không được phép sử dụng, không thu hoạch thuỷ sản đã được sử dụng kháng sinh trước thời hạn cho phép.
Thứ hai: tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm. Bộ Thuỷ sản và các cơ quan chức năng có liên quan như Tổng cụ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng và biện pháp kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản dựa trên tiêu chuẩn HACCCP. Đồng thời hoàn thiện năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận về vệ sinh thủy sản (hiện nay là Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam).
Thứ ba: Bộ Thuỷ sản cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu hàng hóa trước khi xuấ khẩu thủy sản sang thị trường EU và Mỹ. Đa dạng hóa sản phẩm, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Thứ tư: có chiến lược phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, quy hoạch cụ thể các vùng nuôi trồng và khai thác. Phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng và khai thác đặc biệt là phải phát triển thủy lợi thích hợp cho nuôi trồng đồng thời giữ gìn môi trường sinh thái.
Thứ năm: đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và công tác xúc tiến thương mại. Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu, thị trường của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của từng nước để có sự am hiểu tường tận về thị trường thông qua việc nghiên cứu bằng các tư liệu và trên thực địa, mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc tham gia các hội chợ triển lãm. Mặt khác, các doanh nghiệp cần tích cực quảng cáo về hàng xuất khẩu thủy sản của mình trên các trang web.
Thứ sáu: đầu tư thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại đồng bộ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
Thứ bảy: làm tốt công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản: hiện nay trình độ nghiệp vụ kinh doanh và phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn ở trình độ thấp, có khoảng cách khá xa so với trình độ thế giới. Vì vậy, cần phải đào tạo và đà tạo lại nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của việc kinh doanh quốc tế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật trong nước và quốc tế.
Thứ tám: nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức liên kết của các doanh nghiệp (như Hiệp hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp...) để giải quyết các tranh chấp thương mại và đàm phán để khắc phục các hàng rào phi thuế quan cản trở các hoạt động thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nghiên cứu khảo sát thị trường tìm kiếm bạn hàng, tham gia hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước, quảng cáo.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trong những năm qua, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của cả nước bởi khả năng cạnh tranh cao do có lợi thế về tự nhiên và được thiên nhiên ưu đãi. Trải qua những bước thăng trầm, ngành thuỷ sản, từ một lĩnh vực kinh tế nhỏ bé thuộc khối nông nghiệp, đã vươn lên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, là mũi nhọn của đất nước. Với việc đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, tận dụng được điều kiện tự nhiên xã hội đất nước, ngành thuỷ sản đã có sự phát triển vượt bậc, mỗi năm đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu, ngành thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Thị trường thủy sản thế giới đang phát triển mạnh và ngày càng mở rộng, nhu cầu nhập khẩu tôm, cá đông lạnh của thế giới hiện đang rất lớn nên cơ hội phát triển của thủy sản Việt Nam là rất nhiều. Cùng với các cơ hội, Việt Nam cũng sẽ gặp không ít các thách thức, khi phải cạnh tranh với thủy sản được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới với mẫu mã phong phú, đa dạng, chất lượng tốt, giá rẻ. Do đó đòi hỏi Đảng, nhà nước, ngành và các doanh nghiệp cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện nuôi trồng và khai thác có hiệu quả, nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, tận dụng được những lợi thế so sánh của điều kiện tự nhiên để mở rộng thị trường thế giới. Việt Nam cần chủ động mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp cận, cập nhật thông tin một cách đầy đủ và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa các lợi thế vẫn được coi là thế mạnh của Việt Nam như: điều kiện tự nhiên, chi phí lao động rẻ,.. hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra thì chắc chắn Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình, tạo vị thế ngày càng vững chắc của hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xuat_khau_thuy_san_viet_nam_giai_doan_2011_2014_1383.doc