Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng

PHẦN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VẬT TƯ -VẬN TẢI - XI MĂNG. I. SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VẬT TƯ -VẬN TẢI -XI MĂNG. 1.1. Sự ra đời và hoạt động của Xí Nghiệp Cung ứng Vật Tư Vận Tải Thiết Bị Xi Măng ( là đơn vị tiền thân của công ty vật tư vận tải vi măng ). Ngày 1-4 -1980, Liên Hiệp Xí các Nghiệp Xi Măng thuộc Bộ Xây dựng ra đời nhằm quản lý, điều hành và phát triển ngành xi măng, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Liên hiệp các Xí Nghiệp Xi Măng lúc đó gồm có nhà máy xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên, đòi hỏi trong Liên hiệp xi măng phải có một đơn vị chuyên ngành làm nhiệm vụ cung ứng vận tải, vật tư, thiết bị cho các nhà máy để sản xuất xi măng. Theo đề nghị của Liên hiệp các xí nghiệp xi măng, Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 195/BXD-TCCB ngày 16-2-1981 về việc thành lập Xí Nghiệp Cung ứng Vận Tải Vật Tư Thiết Bị Xi Măng, Xí nghiệp bắt đầu hoạt động từ ngày 1-7-1981. - Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là đảm bảo cung ứng các loại nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy xi măng lò quay thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng và một số các nhà máy lo đứng của các địa phương. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là cung ứng các loại vật tư, thiết bị sau:

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VẬT TƯ -VẬN TẢI - XI MĂNG. SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VẬT TƯ -VẬN TẢI -XI MĂNG. Sự ra đời và hoạt động của Xí Nghiệp Cung ứng Vật Tư Vận Tải Thiết Bị Xi Măng ( là đơn vị tiền thân của công ty vật tư vận tải vi măng ). Ngày 1-4 -1980, Liên Hiệp Xí các Nghiệp Xi Măng thuộc Bộ Xây dựng ra đời nhằm quản lý, điều hành và phát triển ngành xi măng, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Liên hiệp các Xí Nghiệp Xi Măng lúc đó gồm có nhà máy xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên, đòi hỏi trong Liên hiệp xi măng phải có một đơn vị chuyên ngành làm nhiệm vụ cung ứng vận tải, vật tư, thiết bị cho các nhà máy để sản xuất xi măng. Theo đề nghị của Liên hiệp các xí nghiệp xi măng, Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 195/BXD-TCCB ngày 16-2-1981 về việc thành lập Xí Nghiệp Cung ứng Vận Tải Vật Tư Thiết Bị Xi Măng, Xí nghiệp bắt đầu hoạt động từ ngày 1-7-1981. - Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là đảm bảo cung ứng các loại nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy xi măng lò quay thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng và một số các nhà máy lo đứng của các địa phương. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là cung ứng các loại vật tư, thiết bị sau: + Than Hòn Gai. + Than Na Dương. + Phụ gia Puzơlan, thạch cao. + Xỉ Pyzit. +Vỏ bao xi măng. +thuốc nổ . + phụ tùng cơ khí . . . Xí nghiệp đã hoạt động có hiệu quả phục vụ xuất cho các nhà máy xi măng từ năm 1981 đến đầu những năm 1990, khi đất nước có nhiều đổi mới theo cơ chế thị trường, khi đó Liên hiệp các xí nghiệp xi măng đổi tên là Tổng Công Ty Xi Măng Việt nam. 1.2.Sự ra đời và phát triển của Công Ty Vận Tư - Vận Tải -Xi Măng. a.Quyết định thành lập. Theo quyết định số 824/ BXD-TCLĐ ngày 3-12-1990 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc thành lập Công ty Vận Tư Vận Tải Xi Măng, trên cơ sở sáp nhập Xí Nghiệp Cung ứng Thiết Bị Vận TảiVật Tư Xi Măng và Công Ty Vận Tải. Công ty có trụ sở tại 21B Cát Linh- Hà Nội, bắt đầu hoạt động từ ngày 5-1-1991. Tên giao dịch quốc tế: Meterial transport cement Company. Viết tắt: COMATCE. b.Các gia đoạn phát triển của Công Ty Vận Tư Vận Tải Xi Măng từ năm 1991 đến nay. * Giai đoạn 1: Từ năm 1991 đến năm 1993. Đặc trưng của giai đoạn này là thời kì mới thành lập Công ty trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị, Công ty có nhiệm vụ vừa tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng, vừa tổ chức kinh doanh vận tải, lưu thông tiêu thụ xi măng. Sau khi thành lập, Công ty đã nhanh chóng bắt tay vào kiện toàn bộ máy quản lý, xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh mới, đề ra các phương án, biện pháp kinh doanh có hiệu quả nhất, nhằm đảm bao cung ứng vật tư đầy đủ cho các nhà máy măng trong Tổng Công Ty hoạt động liên tục, giữ bình ổn thị trường xi măng trên địa bàn được phân công. *Giai đoạn 2: Từ năm 1994 đến giữa năm1998. Đặc trưng của giai đạn này là: Theo sự chỉ đạo của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam, kể từ tháng1/ 1994 nhiệm vụ tiêu thụ xi măng được chuyển từ các công ty kinh doanh giao cho các công ty khác trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Vì vậy, Công ty Vận Tư Vận Tải trong giai đoạn 1994 đến giữa năm 1997 không làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra mà chỉ tập trung vào làm nhiệm vụ kinh doanh vật tư đầu vào, kinh doanh dịch vụ vận tải gồm một số loại vật tư chủ yếu là: + Than Quảng Ninh. +Các loại phụ gia cho sản xuất xi măng ( xỉ Pyzit, xỉ Phả lại, quặng sắt, Bôxit, Thạch cao. . .). +Cung ứng và vận tải Cliker Bắc - Nam +Cung ứng vỏ bao xi măng +Kinh doanh vận tải. * Giai đoạn3: Từ tháng 6/1998 đến1/ 4/ 2000. Đặc trưng của giai đoạn này: Thời kỳ này nền kinh tế của nước ta có nhiều thay đổi, tốc độ phát triển khá cao, đời sống xã hội có nhiều cải thiện. Hiện nay có 3 lực lượng sản xuất xi măng trong cả nướclà: -Các nhà máy xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam ( gồm xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên 1, Hà Tiên 2). -Các nhà máy xi măng liên doanh với nước ngoài ( gồm xi măng ChinFon, xi măng Sao Mai, xi măng Nghi Sơn ). -Các nhà máy xi măng lò đứng địa phương. Ba lực lượng sản xuất xi măng nói trên trong cả nước đã sản xuất ra một lượng xi măng nhiều hơn nhu cầu sử dụng, tức cung vượt cầu. Chính phủ đã có chỉ thị cấm nhập khẩu xi măng từ cuối năm 1998 đến nay để đảm bảo sản xuất xi măng trong nước có thị trường tiêu thụ. Để giữ vững thị phần và thực hiện nhiệm vụ của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam trong việc sản xuất tiêu thụ và bình ổn giá xi măng trong cả nước theo chức năng và nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Vì vậy, Tổng Công ty xi măng ra quyết định số 605/XMVN – HĐQT ngày 23-5-1998 để tổ chức lại khâu kinh doanh tiêu thụ xi măng, trong đó kể từ ngày 1-6-1998 đến nay, Tổng Công ty xi măng giao cho Công TyVận Tải Xi Măng có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn 3 huyện ngoại thành Hà Nội và 9 tỉnh phía Bắc Sông Hồng ( gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng ). Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra tại các địa bàn trên, Công ty vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ kinh doanh cung ứng vật tư đầu vào, vận chuyển Cliker, kinh doanh dịch vụ vận tải. * Giai đoạn 4 ( từ 1/4/2000 đến nay ). Đến tháng 4/ 2000 theo sự chỉ đạo phân công của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, việc kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra được chuyển sang cho đơn vị khác trong Tổng Công ty. Từ đó đến nay Công ty không tham gia vào kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra mà chỉ tập chung vào kinh doanh vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng và kinh doanh vận tải. Chức năng- nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước Trực thuộc tổng Công ty xi măng Việt Nam có chức năng- nhiệm vụ chủ yếu sau đây: -Tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng lò quay thuộc Tổng Công ty xi măng và một số nhà máy xi măng lò đứng địa phương, bao gồm cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư phụ tùng thiết bị đảm bảo đúng số lượng chất lượng, kịp tiến độ sản xuất, giá cả theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. -Tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng, tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy theo kế hoạch và địa bàn của Tổng Công ty xi măng giao cho để đáp ứng nhu cầu xi măng cho toàn xã hội. -Tổ chức kinh doanh và dịch vụ vận tải phục sản xuất của các nhà máy xi măng và lưu thông tiêu thụ xi măng một cách có hiệu quả. - Công tyVật Tư Vận Tải Xi măng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập tự chủ, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành chế độ quản lý kinh tế theo đúng qui định của nhà nước. * Cụ thể chức năng nhiệm vụ của Công ty Như sau: - Mua, bán, chuyển tải than theo hợp đồng ký kết với các Nhà máy xi măng. - Vận chuyển Clinker cho các nhà máy xi măng phía Nam. - Vận cung ứng, vận chuyển quặng sắt, đá Bôxit,đá Bazan, xỷ Pyrit cho các nhà máy xi măng. Kinh doanh phụ gia. Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Vật Tư -Vận Tải -Xi Măng 3.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng. Với chức năng nhiệm vụ là kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất xi măng của các nhà máy xi măng thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam và các nhà máy xi măng khác trong cả nước. Do vậy mà cơ cấu tổ chức trong Công ty cũng có những đặc điểm riêng. Hiện nay, cơ cấu tổ chức trong Công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng, với chế độ một thủ trưởng. Nó phù hợp với chức năng kinh doanh hiện nay của Công ty và nhiệm vụ mà Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam giao cho, phù hợp với đường lối chủ chương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. 3.1.Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty. Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Các chi nhánh đầu nguồn tại: Quảng Ninh,Phú Thọ, Phả Lại Trung Tâm KD Vật Liệu XD Đoàn Vận Tải Đại diện tại TP. HCM Các chi nhánh cuối nguồn tai hoàng thạch , Hải Phòng, Bỉm Sơn,Bút Sơn, Hoàng Mai Phòng Kinh doanh Phụ gia Ban thanh tra Văn phòng công ty Phòng vận tải Phòng kinh doanh xi măng Phòng điều độ Phòng tổ chức lao động- tiền lương Phòng TCKT thống kê Phòng kỹ Thuật Phòng kế hoạch Giám Đốc 3.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban , đơn vị trong Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn diện, trực tiếp chỉ đạo và điều hành kế hoạch kinh doanh trực tiếp về các lĩnh vực, phương án, công tác tài chính kế toán, công tác tổ chức lao động và công tác thanh tra.Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trong công ty. Phó Giám đốc Kỹ thuật Là người giúp việc cho giám đốc và được phân công trực tiếp phụ trách các lĩnh vực kỹ thuật, đầu tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn. Phó Giám Đốc Kinh Doanh. Phụ trách điều hành sản xuất kinh doanh Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tháng, quý, năm. Các phương án kinh doanh, phương án giá cả để trình giám đốc ký giao cho các đơn vị thực hiện, theo dõi thực hiện và tổ chức quyết toán vật tư hàng hoá, quản lý công tác hợp đồng kinh tế. Phòng tài chính kế toán thống kê: Chịu trách nhiệm quản lý vốn, công tác hạch toán kinh tế, công tác thanh quyết toán, quản lý sử dụng chứng từ, hoá đơn theo qui định của pháp luật, công tác thống kê. Phòng tổ chức lao động: Chịu trách nhiệm về công tác qui hoạch và tổ chức bộ máy nhân sự công tác lao động tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng , kỷ luật,an toàn , quân sự . . Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng sản phẩm KCS, quản lý hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, công tác quản lý thiết bị, phương tiện vận tải, công tác cải tiến kỹ thuật. Phòng điều độ: Chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện kế hoạch, đôn đóc và điều độ phươpng tiện vận tải, các điều kiện kỹ thuật vật chất khác để đảm bảo tiến độ cho sản xuất kinh doanh, tổng hợp số liệu hàng ngày để báo cáo giao ban các buổi sáng. Phòng kinh doanh xi măng: Chịu trách nhiệm lập phương án kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo các chi nhánh vận tải Clinker vãi măng Bắc -Trung -Nam theo kế hoạch được giao, quản lý hợp đồng kinh tế và quyết toán mặt hàng kinh doanh xi măng. Phòng kinh doanh phụ gia: Lập phương án và triển khai thực hiện kinh doanh các loại phụ gia, hợp đồng kinh tế và quyết toán mặt hàng phụ gia. Phòng vận tải: Lập phương án kinh doanh vận tải và tổ chức khai thác phương tiện vận tải xã hội để thực hiện vận chuyển các loại vật tư, Than, các loại phụ gia theo kế hoạch được giao, hợp đồng kinh tế và quyết toán các hợp đồng vận tải. Văn phòng: Phục vụ, đảm bảo cơ sở vật chất như nơi làm việc, phương tiện đi lại, thông tin cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , lập lịch công tác cho lãnh đạo Công ty, công tác văn phòng tiếp khách, y tế,. . .Quản lý tài sản nhà đất của công ty. Ban thanh tra: Thực hiện thanh tra kiểm tra theo qui định của nhà nước và kế hoạch của giám đốc công ty nhằm đamr bảo đungs chế độ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, thực hiện chính sách thoả ước lao động trong công ty. Các chi nhánh kinh doanh vật tư đầu vào; các chi nhánh kinh doanh xi măng; chi nhánh Phả Lại và đoàn vận tải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của giám đốc Công ty giao cho, đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ định mức theo qui định hiện hành, lập các chứng từ hoá đơn theo qui định, được ký hợp đồng theo sự phân công của Công ty. Nhận xét chung về bộ máy quản lý của Công tyVận Tư- Vận Tải Xi măng: Đây được coi là một cơ cấu tổ chức hợp lý có hiệu quả, có thể đủ sức để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty trong hiện tại và từng bước kiện toàn bộ máy quản lý để đáp ứng yêu cầu trong hoạt động SXKD trong tương lai. 4. Một số kết quả đã đạt được trong sản xuất kinh doanh của Công ty Vật Tư -Vận Tải Xi Măng trong thời gian 10 năm qua ( 1991 - 2001) 4.1. Biểu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian ( 1991 -1993 ) Năm Chỉ tiêu Doanh thu Sản lượng Nộp ngân sách lợi nhuận thu nhập bình quân 1000đ tấn 1000đ 1000đ 1991 172.521.000 570.180 3.843.000 5.725.000 1992 192.346.000 492.760 5.197.000 3.599.000 1993 320.504.000 717.346 3.766.000 3.766.000 1994 116.315.000 472.994 3.497.700 6.020.000 684.432 1995 189.062.000 805.105 6.724.000 910.055 910.055 1996 178.065.000 712.307 7.821.000 765.274 765.274 1997 183.623.000 675.274 6.660.000 901.526 901.526 1998 360.289.000 805.1.05 5.015.000 -211.000 981.000 1999 477.000.000 1.143.259 3.102.000 2.560.000 1.102.884 2000 330.000.000 1.100.000 3.300.000 2.600.000 1.230.000 2001 242.000.000 1.010.050 2.473.566 2.800.000 1.500.000 ¨Sau 3 năm đầu đi vào hoạt động, tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã không ngừng phấn đấu, chủ động tìm mọi biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đã đạt được những thành tích đáng kể. Điều đó được thể hiện thông qua các chỉ tiêu, cho thấy hiệu quả trong quá trình SXKD của Công ty trong giai đoạn đầu mới hình thành nhưng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao, dần đi vào ổn định, chỉ tiêu nộp ngân sách cho nhà nước năm sau cao hơn năm trước. ¨ Sang đến giai đoạn từ 1/1994 đến năm 1997, do có sự thay đổi về SXKD theo quyết định của cấp trên, Công ty Vận Tư Vận Tải Xi Măng đã bàn giao nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng sang các Công ty khác trong Tổng công ty xi măng Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Công ty lúc này là cung ứng các loại vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng, sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia, vỏ bao cho sản xuất xi măng; kinh doanh dịch vụ vận tải xi măng, Clinker đi các tỉnh miền Trung và miền Nam. Với kết quả sản xuất kinh doanh đạt được nói trên cho ta thấy trong thời kỳ này do có sự thay đổi nhiệm vụ ( không kinh doanh tiêu thụ xi măng ), đã dẫn đến giảm cơ cấu mặt hàng kinh doanh, giảm khối lượng sản xuất kinh doanh và đồng nghĩa với sự giảm sút về doanh thu. Nhưng trước tình hình đầy khó khăn đó, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên đã không ngững nỗ lực phấn đấu, tìm ra những giải pháp mới trong hoạt động SXKD và đã mang lại những kết quả khả quan trong những năm sau. Đặc biệt là tính hiệu quả được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận luôn tăng năm sau cao hơn năm trước. Công ty vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, đã tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập và đời sống cho người lao động. ¨Đến tháng 6/1998, Công ty Vật Tư -Vận Tải – Xi Măng được tổng công ty giao thêm nhiệm vụ nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn 3 huyện ngoại thành và 9 tỉnh phía Bắc Sông Hồng. Đây là thời kì rất khó khăn đối với Công ty, lao động thì dôi dư, phương tiện vận tải tiếp nhận cũ nát, hoạt động không có hiệu quả, đặc biệt là kinh doanh các loại vật tư, xi măng, phụ gia và các dịch vụ vận tải do phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường với các thành phần kinh tế. Để đảm bảo giữ vững thị phần cung ứng vật tư cho khách hàng truyền thống là các nhà máy xi măng, Công ty đã phải giảm giá vật tư nguyên liệu đầu vào và đặc biệt là mặt hàng than cám. Trong khi đó chi phí sản xuất lưu thông để giảm giá thành sản phẩm giảm được không đáng kể so với sự giảm giá. Điều này khiến cho doanh thu vàlợi nhuận của Công ty có xu hướng hướng giảm. Đặc biệt là năm 1998, đây là thời kỳ Công ty gặp khó khăn nhất, do nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng phải đảm nhiệm những vùng thị trường hết sức phức tạp, địa hình khó khăn trong vận chuyển lưu thông đẫn đến chi phí tăng cao và kinh doanh không có lãi. Với nhiệm vụ khó khăn đó, tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nỗ lực từng bước tháo gỡ khó khăn và dần đi vào ổn định sản xuất kinh doanh đảm bảo công ăn việc làm từng bước nâng cao thu nhập cho CBCN trong Công ty và đóng góp nghĩa vụ cho nhà nước. BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG HƠN 10 NĂM QUA PHẦN II. KHẢO SÁT CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VẬT TƯ - VẬN TẢI - XI MĂNG I. TỔ CHỨC KINH DOANH VẬT TƯ VÀ TIÊU THỤ XI MĂNG CỦA CÔNG TY VẬT TƯ - VẬN TẢI - XI MĂNG . 1.Tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng. Những loại vật tư chủ yếu do Công ty cung ứng cho các nhà máy xi măng. Khác với những công ty cung ứng đơn thuần, nhiệm vụ bán hàng của các công ty thương mại thì Công ty vật tư vận tải xi măng là một đơn vị chuyên nghành vừa mang tính chất kinh doanh vừa mang tính chất phục vụ. Công việc của công ty gắn liền với dây chuyền của ngành xi măng, là một bộ phận của quá trình sản xuất trực tiếp để tạo ra sản phẩm xi măng. Nguồn vật tư do Công ty cung cấp là nguồn nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu cho các nhà máy xi măng. kCác loại vật tư nguyên vật liệu cung ứng cho các nhà máy xi măng. Công ty Vật tư vận tải xi măng được giao nhiệm vụ cung ứng các loại nguyên vật liệulàm vật tư đaàu vào phục vụ cho quá trình sản xuất của các nhà máy sản xuất xi măng như sau: Than Hòn Gai ( than cám số 3) ở Quảng Ninh. Xỉ pyrit ở Lâm Thao -Phú Thọ. Xỉ Phả Lại ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại - Hải Dương. Thạch cao. Quặng sắt ở mỏ Cái Bầu - Quảng Ninh. Đá Bôxit ở Lạng Sơn. Clinker vận chuyển từ nhà máy xi măng Bút Sơn- Bỉm Sơn vào cảng Sài Gòn để giao cho nhà máy xi măng Hà Tiên 1. Những mặt hàng trên là những mặt hàng mang tính truyền thống của Công ty vì nó đã được thực hiện từ hơn 20 năm nay( từ khi thành lập Xí Nghiệp Cung ứng Vật Tư Vận Tải Thiết Bị Xi Măng năm 1981). Với đặc điểm nguồn nguyên liệu của Công ty rộng khắp, nguồn vật tư phải lấy từ nhiều tỉnh khác nhau, tổ chức vận tải bốc xếp, giao nhận trong một không gian thời gian rộng lớn, chi phí lưu thông và giá cả biến đổi theo từng thời kỳ, việc kinh doanh cung ứng diễn ra liên tục trong cả năm để kịp tiến độ sản xuất cho các nhà máy, có lúc chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết và khí hậu đặc biệt là mùa mưa bão làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng vật tư. Vì vậy, việc thu mua, vận tải cung ứng và bán vật tư cho các nhà máy xi măng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số nhà máy xi măng muốn tự chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng vật tư đầu vào cho quá trình sản xuất, do đó đòi hỏi việc kinh doanh vật tư đầu vào phải hạ thấp được giá thành. Biểu Thống Kê Kết quả Kinh Doanh Vật Tư Đầu Vào Cho Các Nhà Máy Xi Măng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Kh Th Tỷ lệ Kh Th Tỷ lệ Kh Th Tỷ lệ Kh Th Tỷ lệ Tấn Tấn % Tấn Tấn % Tấn Tấn % Tấn Tấn % Than cám Mua 427000 355396 83 Bán 470000 418060 89 391000 393641 100.7 450000 496000 110 508000 447.500 88,1 Xỷ pyrit Mua 75500 40981 54 17700 17600 99 Bán 72500 42442 56 18340 18500 101 19500 179000 92 17300 21100 112 Xỷ Phả lại Mua 15000 12750 85 Bán 13800 13190 96 96000 12200 127 13800 12700 92 12000 11700 97,5 Đá Bô xit Mua 10750 Bán 7800 4000 5500 135 8500 10200 15000 95800 63,9 Thạch cao Mua 11000 10270 93 Bán 11000 10270 93 15000 11200 75 Quặng sắt QN Mua Bán 6000 5700 92 15000 2550 17 Đá đen Mạo Khê Mua Bán 1000 1600 160 Tổng khối lượng Mua 430147 Bán 491762 441041 705200 578650 Qua biểu thống kê cho ta thấy, việc kinh doanh vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng những vật tư chủ yếu là: than cám; Xỷ pirit; xỷ Phả Lại; đá bôxit;..và một số loại phụ gia khác. Trong từng thời kỳ khác nhau thì khối lượng kinh doanh các loại vật tư khác nhau và có sự biến động nhất định, điều đó cho thấy việc kinh doanh vật tư đầu vào chocác nhà máy xi măng của Công ty trong thời gian gần đây cũng gặp không ít khó khăn. Qua biểu thống kê cho ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều không hoàn thành so với kế hoạch đề ra. Nếu so sánh giữa các chỉ tiêu thực hiện của năm sau so với năm trước cũng cho thấy khối lượng hàng hoá vật tư kinh doanh cũng thay đổi lên xuống giữa các năm, cụ thể: khối lượng vật tư thực hiện bán ra của: năm 1999/1998 giảm 50721 tấn, năm 2000/ 1999 tăng 264159 tấn năm 2001/ 2000 giảm 126550 tấn Điều này cho thấy việc kinh doanh vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng của Công ty ngày càng trở lên khó khăn. Trước tình hình đó, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là bộ phận kinh doanh phụ gia đầu vào cho các nhà máy phải nắm bắt được nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào của các nhà máy để có kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả hơn. 2. T ổ chức tiêu thụ xi măng của Công ty. Như phần trên đã trình bày, Căn cứ vào quyết định số 605/ XMVN- HĐQT ngày 23-5-1998 của Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã giao cho Công ty Vật tư Vận tải xi măng nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn 10 tỉnh phía Bắc sông Hồng kể từ ngày 1-6-1998. Địa bàn của Công ty gồm có 3 huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lao Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng. Nhưng đến tháng 4/2000 theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty đã bàn giao lại chức năng tiêu thụ cho các đơn vị khác. Như vậy cho đến nay chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là cung cấp các vật tư thiết bị đâù vào cho các nhà máy xi măng chứ không thực hiện chức năng tiêu thụ xi măng. Như vậy việc xác định kết quả tiêu thụ xi măng của công ty là rất khó khăn, phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên cũng như sự thay đổi của chức năng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. 2.1.Thị trường tiêu thụ xi măng hiện nay Những năm gần đây, lực lượng sản xuất xi măng trong nước đã phát triển mạnh mẽ, gồm các lực lượng của tổng Công ty xi măng Vệt Nam, các nhà máy xi măng liên doanh với nước ngoài và các nhà máy xi măng lò đứng địa phương. Cả 3 lực lượng sản xuất xi măng nói trênđã sản xuất ra một lượng xi măng dư thừa so với nhu cầu, tức là cung vượt cầu (VD: năm 1999, khả năng sản xuất xi măng trong nước là gần 13 triệu tấn, nhưng tổng nhu cầu sử dụng trong nước chỉ khoảng 10,5 triệu tấn xi măng ). Vì vậy, từ năm 1998 đến nay, nhà nước ta đã có chủ chương không cho nhập khẩu xi măng để đảm bảo xi măng trong nước có thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong tiêu thụ thụ xi măng giữa các lực lượng sản xuất, tiêu thụ xi măng giữa các đơn vị kinh doanh xi măng trong thời gian vừa qua diễn ra rất gay gắt. Vì vậy việc kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, thị phần ngày càng bị thu hẹp Địa bàn tiêu thụ xi măng của công ty hầu hết là các tỉnh miền núi biên giới, vùng đồng bào dân tộc tiểu số, các hạng mục công trình xây dựng chưa có nhiều, sức mua thấp, chi phí lưu thông lại cao do phải điều chuyển hàng hoá từ các nhà máy xi măng đến các tỉnh miền núi, các huyện vùng sâu vùng xa có cự ly vận chuyển dài, hàng bán ra chậm nên chi phí lưu kho lớn, bên cạnh đó nhà nước còn có chính sách bảo hộ xi măng cho các vùng sâu , vùng xa nên dễ vưỡng mắc công nợ. Giá cả xi măng trên thị trường có xu hướng giảm, trong khi chi phí lưu thông lại cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh xi măng bị hạn chế. 2.2. kết quả kinh doanh xi măng của Công ty Trong gian qua 1999 – 2000 Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 KH ( tấn) TH ( tấn) Tỷ lệ ( %) KH ( tấn) TH (tấn) Tỷ lệ ( %) KH ( tấn) TH ( tấn) Tỷ lệ ( %) Mua 198000 206080 104 330000 347400 105 Bán 175000 203800 116 330000 346000 103 82000 83384 101.7 Tổng -Sự cạnh tranh trong lĩnh vực tiêu thụ xi măng trên thị trường ngày càng trở lên gay gắt, ngoài các đại lý tiêu thụ của các nhà máy xi măng thì các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vaò hoạt động này cũng rất đông, do đó đặt Công ty vào tình trạng kinh doanh xi măng rất khó khăn. Bởi phải chịu sự chỉ đạo của cấp trên, đồng thời cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả bán ra với các đại lý và các thành phần kinh doanh trên thị trường. Đứng trước tình hình đó, đến tháng 4/2000 theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty Xi Măng Việt Nam Công ty đã bàn giao việc kinh doanh tiêu thụ xi măng cho đơn vị khác trong Tổng Công ty Xi Măng Việt Nam. 3. kinh doanh vận tải . 3.1. đặc điểm kinh doanh vận tải của Công ty. Với chức năng là cung ứng vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng trong Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và một số các nhà máy xi măng khác trong nước thì lĩnh vực kinh doanh vận tải là hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty, phải đảm bảo giao hàng đúng thời điểm kịp tiến độ sản xuất của các nhà máy xi măng cũng như đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hoá trước và sau khi giao hàng, bên cạnh đó còn phải giữ an toàn trong quá trình vận chuyển và chấp hành đúng theo qui định của Nhà nước trong qua trình tham gia giao thông thuỷ – bộ. Đây vừa là mục tiêu và cũng là những yếu tố hết sức khó khăn ảnh hưởng đến hoạt kinh doanh vận tải của Công ty. -Với nhiệm vụ được giao, Đoàn vận tải trong Công ty hiện có 2 đoàn xà lan, phương tiện vận tải hiện có chủ yếu là thuê ngoài. Với phương tiện vận chuyển hiện có đó hàng năm Công ty đã vận chuyển hàng trăm ngìn tấn hàng hoá các loại theo hai con đường chính là đường thuỷ và đường bộ, trong đó nguồn hàng vận chuyển chủ yếu là: Vận chuyển Clinker đi miền Nam phục vụ quá trình sản xuất xi măng của nhà máy xi măng Hà Tiên 1, vận chuyển phụ gia tới các nhà máy xi măng, dịch vụ chuyển tải than xuất khẩu (Từ các mỏ ra tàu biển neo đậu ngoài Vịnh) 3.2. những thuận lợi khó khăn. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc cũng như trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên- đặc biệt là Đoàn vận tải nên trong thời gian qua việc kinh doanh vận tải đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Có đối tác cung ứng và tiêu thụ hàng hoá ổn định. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi đó, trong thời kỳ hiện nay và trong tương lai đứng trước sự cạnh tranh gắt gao của cơ chế thị trường thì lĩnh vực kinh doanh vận tải của Công ty gặp không ít những khó khăn thách thức. Đó là sự cạnh tranh về giá cả vận chuyển với các thành phần kinh tế khác. Địa bàn hoạt động rộng khắp trong cả nước, địa hình phức tạp làm cho chi phí vận chuyển tăng cao dẫn đến đẩy giá thành lên cao. Trong quá trình vận chuyển chịu nhiều yếu tố tác động của thời tiết làm ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận và chất lượng hàng hoá Đó là những vấn đề hết sức khó khăn đối với Công ty trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đòi hỏi trong thời gian tới phải có những phương án kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao. kết quả kinh doanh vận tải trong thời gian qua. Chỉ tiêu đơn vị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Vận chuyển than Tấn 72.100 61.500 80.000 158.900 Vận chuyển Clinhker Tấn 35.400 300.000 460.000 220.240 Vận chuyển xi măng Tấn 80.000 8.000 90.800 Tổng Tấn 107.500 441.500 548.000 469.940 Nhận xét: Qua biểu thống kê cho ta thấy đây là những mặt hàng vận chuyển truyền thống của Công ty, nó thể hiện sự ổn định trong cơ cấu mặt hàng vận chuyển. Trong đó vận chuyển Clinhker chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng vận chuyển. Trong thời gian qua thì năm 2000 đạt khối lượng vận chuyển lớn nhất ( 548.000 tấn), trong khi đó năm 1998 chỉ đạt được 107.500 tấn là do trong cơ cấu mặt hàng vận chuyển không có mặt hàng xi măng. Điều này cho thấy sự năng động trong hoạt động vận tải của Công ty và mối quan hệ qua lại giữa các đối tác rất ổn định 4. Kết quả Kinh doanh trong thời gian 1999-2001 TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Doanh thu 1000 (đ) 360.289.000 477.000.000 330.000.000 242.000.000 2 Sản lượng Tấn 805.105 1.143.259 1.100.000 1.010.050 3 Tổng chi phí 1000 (đ) 571.289.000 474.400.000 327.400.000 239.200 4 Nộp ngân sách 1000 (đ) 5.015.000 3.102.000 3.300.000 2.473.566 5 Lợi nhuận 1000 (đ) -211.000 2.560.000 2.600.000 2.800.000 6 Tiền lương bình quân/tháng/người Đồng 981.000 1.102.884 1.230.000 1.500.000 Qua biểu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian 4 năm trở lại đây cho ta thấy năm 1998 là năm làm ăn không có hiệu quả dẫn đến thua lỗ (- 211.000 nghìn đồng). Đây là một khó khăn rất lớn đối với Công ty. Tuy nhiên sau 3 năm trở lại đây mọi chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng được nâng lên, cụ thể: lợi nhuận Năm 2000/1999 tăng 40.000.000.(đ) Năm 2001/2000 tăng 200.000.000 (đ) Trong khi đó doanh thu và sản lượng khai thác bán ra đều có xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được nâng cao. Từ đó dần nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. II- Nhân Sự - Lao Động Tiền Lương Trong Công Ty Vật Tư-Vận Tải -Xi Măng 1.1 Đặc điểm về nhân sự . Với chức năng là một công ty lưu thông phân phối, vậy khả năng trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty đòi hỏi phải từng bước được nâng cao. Công ty đã sử dụng nguồn lao động trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, dịch vụ, tăng thêm mặt hàng king doanh không riêng gì các nhà máy xi măng lò quay của Trung Ương mà còn cung ứng cho cả các nhà máy xi măng địa phương. Trong Công ty khái niệm về lao động gián tiếp và lao động trực tiếp chưa rõ ràng cụ thể. Ngoài nhiệm vụ chính là điều hành chỉ huy các cán bộ quản lý phải trực tiếp liên hệ tìm nguồn hàng, phương tiện vận tải, bốc dỡ hàng hoá, lưu kho, giao nhận kiểm tra vật tư về chất lượng. Những công việc tưởng chừng như đơn gian ấy nhưng lại đòi hỏi những tính toán, phải tổ chức phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các khâu trong cả quá trình dây truyền cung ứng lưu thông hàng hoá từ khâu thu mua tới khâu giao nhận hàng cho các nhà máy. Lực lượng lao động của Công ty được bố trí ở các phòng ban, các chi nhánh đến các cán bộ có trình độ đại học và trung học, đủ trình độ thực hiện quản lý doanh nghiệp, công tác kế hoạch hoá, phương án kinh doanh thị trường Marketing, công tác tài chính kế toán, phương án kinh doanh, chất lượng sản phẩm, công tác tổ chức lao đông tiền lương và đặc biệt đảm bảo được công tác hợp đồng kinh tế, tổ chức mua bán vận tải giao nhận, thực hiện kế hoạch kinh doanh tiêu thụ theo nhiệm vụ của Tổng Công ty giao cho. Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ khác nhau, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cũng như sự chỉ đạo của Tổng Công ty Xi Măng mà số lượng nhân sự trong Công ty có sự biến đổi khác nhau để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chức năng được giao. Cơ cấu nhân sự trong Công ty Vật Tư -Vận Tải- Xi Măng hiện nay. TT Phòng- Ban Tổng số Nữ Cán bộ lãnh đạo Cán bộ nghiệp vụ Công nhân lao độngthuật và trung cấp Cao đẳng phổ thông I Khối văn phòng 119 54 28 48 41 2 1 Ban GĐ 3 1 3 0 0 0 2 Công đoàn 2 2 1 1 0 0 3 Phòng tổ chức LĐ 8 4 3 4 1 0 4 Phòng KT-TC-TK 12 8 2 9 1 0 5 Văn phòng 35 13 2 2 29 2 6 Phòng KTKH 10 8 3 7 0 0 7 Phòng kỹ thuật 7 3 3 3 1 0 8 Phòng kinh doanh vận tải 11 3 3 6 2 0 9 Phòng kinh doanh phụ gia 9 4 2 6 1 0 10 Ban thanh tra 3 1 1 2 0 0 11 Phòng điều độ 6 2 1 0 5 0 12 Phòng kinh doanh xi măng 11 4 3 7 1 0 13 Văn phòng đại diện 2 1 1 1 0 0 II Khối chi nhánh 192 53 18 22 150 2 14 đoàn vận tải 27 3 1 5 21 0 15 Trung tâm KDVLXD 20 8 2 1 16 0 16 Chi nhánh Quảng Ninh 25 7 2 1 16 0 17 Chi nhánh Phú Thọ 12 3 2 1 22 0 18 Chi nhánh Hoàng Thạch 16 4 3 2 11 0 19 Chi nhánh Bỉm Sơn 38 11 2 5 30 1 20 Chi nhánh Hải Phòng 9 2 1 1 7 0 21 Chi nhánh Phả Lại 25 9 2 3 20 0 22 Chi nhánh Hà Nam 16 6 2 2 11 1 23 Chi nhánh Hoàng Mai 5 0 1 1 3 0 III Tổng số 312 107 46 70 119 4 Trên đây là bảng cơ cấu nhân sự được thống kê tại thời điểm quí IV năm 2001, nếu so với thời kỳ trước đây thì số lượng nhân sự trong cơ quan đã giảm đi rất nhiều (gần 300 người), do trong hoạt động sản xuất của Công ty trong thời gian gần đây có sự thay đổi ( không kinh doanh tiêu thụ xi măng), số lượng nhân sự giảm đi đó được điều chuyển đến đơn vị mới thuộc Tổng Công ty Xi MăngViệt Nam. 2. Công Tác Tổ Chức Tiền Lương Trong Công ty. III.Một số vấn đề tài chính Trong Công ty Vật Tư Vận Tải Xi măng. ( trong điều kiện cho phép nên em chỉ phân tích một số chỉ tiêu tài chính trong năm 2000) Cơ Cấu tài sảnvà nguồn vốn trong Công ty. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Năm 2000 là năm chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ cho nên tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty gặp không ít những khó khăn, tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nền kinh tế đất nước ta có nhiều biến đổi tích cực xong yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như các phương thức thanh toán cũng đòi hỏi khắt khe hơn. Điều đó đòi hỏi phải có sự quản lý về nguồn vốn và tài sản trong Công ty có hiệu quả hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. Trong năm này cũng có nhiều sự biến động về lĩnh vực kinh doanh ( không kinh doanh tiêu thụ xi măng) nên cơ cấu tài sản trong Công ty có sự thay đổi. Bảng phân tích cơ cấu tài sản. chỉ tiêu Số đầu năm cuối kỳ cuối kỳ so với đầu năm số tiền ( đồng) tỉ trọng (%) số tiền ( đồng) tỉ trọng (%) số tiền ( đồng) tỉ trọng (%) A. TSLĐ và ĐTNH 70014978867 82.46 44170325334 80.4 -25844653533 63.1 I. Tiền 20860951545 24.57 32528076014 59.2 11667124469 155.9 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0.00 0 0.0 0 III. Các khoản phải thu 34941575217 41.15 26836524606 48.9 -8105050611 76.8 IV. Hàng tồn kho 13708714764 16.15 13341416510 24.3 -367298254 97.3 B. TSCĐ và ĐTDH 14894506047 17.54 10765697766 19.6 -4128808281 72.3 VI. Chi sự nghiệp 0 0.00 10765697766 19.6 10765697766 I. TSCĐ 14833211905 17.47 0 0.0 -14833211905 0.0 II. Đầu tư tài chính dài hạn 0 0.00 0 0.0 0 III.Chi phí XDCB dở dang 61294142 0.07 0 0.0 -61294142 0.0 IV. Ký cược Ký quỹ dài hạn 0 0.00 0 0.0 0 Tổng tài sản 84909484914 100.00 54936023100 100.0 -29973461814 64.7 Bảng phân tích nguồn vốn chỉ tiêu đầu năm cuối kỳ cuối kỳ so với đầu năm số tiền (đ) tỷ trọng (%) số tiền (đ) tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 58430818786 68.8 33772295801 44.4 -24658522985 57.8 I. Nợ ngắn hạn 57067433658 67.2 30846963537 40.5 -26220470121 54.1 II. Nợ dài hạn 0 0.0 0 0.0 0 III.Nợ khác 1354375128 1.6 2925632264 3.8 1571257136 216.0 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 26478666128 31.2 21163427299 27.8 -5315238829 79.9 I. Nguồn vốn-quỹ 26428666128 31.1 21163427299 27.8 -5265238829 80.1 II. Nguồn kinh phí 0 0.0 0 0.0 0 Tổng cộng nguồn vốn 84909484914 100.0 76099150399 100.0 -8810334515 89.62385 Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy, TSCĐ và ĐTDH cuối kỳ giảm đi so với đầu kỳ về số tuyệt đối nhưng số tương đối lại tăng lên, trong đó chủ yếu là TSCĐ, nguyên nhân là do sự thay đổi chớc năng nhiệm vụ của Công tytheo sự chỉ đạo của Tổng Công ty, đó là đến tháng 4/ 2000 Công ty không kinh doanh tiêu thụ xi măng nên một số bộ tài sản của bộ phận kinh doanh xi măng đã được chuyển sang cho đơn vị khác. Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Từ khoản mục TSLĐ và ĐTNH cho ta thấy, cuối kỳ giảm đi so với đầu kỳ nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho giảm, điều đó cho ta thấy việc sử dụng TSLĐ là tương đối có hiệu quả, cụ thể: * tỷ suất thanh toán của vốn LĐ = Tổng số vốn bằng tiền / tổng tài TSLĐ Đầu kỳ Cuối kỳ 0.30 0.24 *tỷ suất thanh toán tức thời =Tổng vốn bằng tiền/ Tổng nợ ngắn hạn Đầu kỳ Cuối kỳ 0.4 1.0 Qua hai chỉ tiêu trên ta thấy, nếu căn cứ vào chỉ tiêu thanh toán của vốn lưu động thì khả quan, tuy nhiên nếu nhìn vào tỷ suất thanh toán tức thời nhất là thời điểm đầu kỳ cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, nhưng cuối kỳ khả quan hơn. Như vậy Công ty phải tìm mọi cách bán gấp hàng hoá vật tư thu hồi vốn. Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu kỳ giảm (5215238829 đồng), số tương đối (đạt 79,9 %), tỷ trọng trong tổng số vốn cũng giảm đi ( từ 31,2% đầu năm giảm xuống còn 27,8% cuối năm). Nhưng các khoản phải trả giảm còn 2465852985 ( hay 57,8%) so với đầu năm. Điều đó chứng tỏ Công tyluôn phải dùng nguồn vốn kinh doanh của mình chứ không chiếm dụng vốn. Đây cũng là điều khó khăn của Công ty cần phải thương lượng về phương thức thanh toán để có thể sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Các chiến lược kế hoạch trong thời gian tới của Công Ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng Đặc điểm tình hình. Các Công ty xi măng sẽ từng bước thực hiện “ qui chế quản lý, mua sắm vật tư, phụ tùng thiết bị lẻ ” của Tổng Công ty xi măng mà theo đóviệc mua bán ( vận tải ) hàng hoá được thực hiệntheo cơ chế thị trường trên cơ sở định hướng của Tổng Công ty. Vấn đề này đòi hỏi Công ty phải có những định hướng, biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường. Dự kiến nhu cầu vận chuyển Clinhker đi Nam trong thời gian tới giảm mạnh do nhà máy xi măng bỉm sơn cải tạo lò, Tổng Công ty chủ trương điều tiết Clinhker của nhà máy xi măng Bút Sơn cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Mai, lượng Clinker của Bút Sơn xuất ra giảm vì khả nămg tiêu thụ xi măng của Bút Sơn tăng dần. Dự báo Công ty Xi Măng Hoàng Mai sau khi chạy lò phải xuất Clinker đi Hà Tiên 1, đồng thời Hà Tiên phải nhập clinker ngoại để đảm bảo sản xuất. Nước ta đang chuẩn bị để hội nhập khối AFTA, thị trường xi măng năm 2002 và các năm sau dự kiến cung vẫn lớn hơn cầu, các công ty xi măng liên doanh cạnh tranh các Công ty xi măng thành viên trong Tổng Công ty ( đặc biệt là các Công ty mới đi vào sản xuất như: Hoàng Mai, Bút Sơn). Không còn cáh nào khác là hạ giá thành sản xuất để giữ vững thị phần đòi hỏi Công ty cũng phải hạ giá bán vật tư, cước vận chuyển xi măng, Clinker đi miền Trung- Nam. Những khó khăn trên đòi hỏi CBCNV trong Công ty phải phát huy hết nội lực hơn nữa, tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng Công ty, của các Công ty xi măng thành viên để đề ra các mục tiêu, biện pháp thực hiện vượt qua mọi thách thức hoàn thành tốt kế hoạchTổng Công ty giao cho. Những định hướng kế hoạch trong thời gian tới. 1.Nâng cao khả năng cạnh tranh để giữ vững các mặt hàng truyền thống . 2.Tập trung đầu tư một đội xà lan đủ mạnh để chủ độngtrong khâu vận tải và đấu thầu vận tải, chuyển mạnh sang lĩnh vực dịch vụ vận tải Tìm đối tác liên doanh, liên kết trong lĩnh vực vận tải sông biển để vận chuyển xi măng, Clinhkrr và hàng hoá vào Miền Trung- Nam. Tìm kiếm, xin khai thác các vật tư phụ gia mới hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị có mỏ để từng bước chiếm lĩnh thị trường cung cấp phụ gia cho sản xuất xi măng . Tìm kiếm các mặt hàng phù hợp, tững bước chuyển dần sang xuất công nghiệp, tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và năng lực của đội ngũ CBCNV. Ngiên cứu triển khai các dự án đầu tư sử dụng hợp lý, có hiệu quả các cơ sở hạ tầng hiện có. 3. Chiến lược của Công ty Ttrong thời gian tới a-Chiến lược thị trường. - Giữ vững thị trường hiện có, thị trường truyền thống của Công ty. -Từng bước mở rộng thị trường cung ứng, vận chuyển vật tư, phụ gia cho các nhà máy xi măng. Xây dựng các phương án mua - bán vật tư, phụ gia.. xúc tiến ký kết hợp đồng với các nhà máy xi măng đang là đối tác của Công ty và các nhà máy xi măng đang chuẩn bị đi vào hoạt động. b- Chiến lược chi phí- tăng sức cạnh tranh. - Đứng trước những khó khăn hiện tại và tương lai, để đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh doanh vận tải trong xã hội đòi hỏi Công ty phải có biện pháp hạ thấp chi phí vận chuyển để từ đó hạ giá thành sản phẩm. - Để làm được điều đó ngay từ khâu ký kết hợp đồng vận chuyển với các đối tác có phương tiện vận chuyển phải xác định được mức giá thuê phương tiện hợp lý nhất căn cứ vào cung đường vận chuyển; kiểm soát được các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển. Đây là hai chiến lược quan trọng có tính lâu dài và phát triển của Công ty trong thời gian tới khi mà nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thành phần kinh tế trong xã hội. Kết luận Trên đây là khai quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng trong một số năm gần đây. Trong khuôn khổ và điều kiện cho phép em chưa thể trình bày một cách cụ thể từng vấn đề trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được. Xong với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Bác, cô, chú, anh, chị trong Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng nơi em thực tập trong suốt thời gian qua. Đến nay em đã hoàn thành xong báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Trong quá trình viết bài không tránh khỏi sơ xuất do phạm vi và điều kiện không phép nên rất mong sự giúp đỡ của thầy giáo và Quí cơ quan nơi em thực tập để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng.doc
Luận văn liên quan